Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 68

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ

---------------------------------------------

GIÁO TRÌNH

VẬN HÀNH HỆ THỐNG DCS


(TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ)

Vũng Tàu, 2019


CENTUM CS 3000

MỤC LỤC

1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DCS- CENTUM CS 3000 ...................................... 2


1.1. CẤU HÌNH PHẦN CỨNG HỆ THỐNG DCS .............................................................. 2
1.1.1. Trạm Giao diện - Human Interface Station (HIS) ................................................... 3
1.1.2. Trạm Điều khiển hiện trường – Field Control Station (FCS) ..................................6
1.2. NETWORK ................................................................................................................ 17
1.2.1. Vnet ..................................................................................................................... 18
1.2.2. MỞ RỘNG VNET ................................................................................................ 18
1.2.3. Ethernet ............................................................................................................... 18
1.3. HỆ THỐNG FIELDBUS ............................................................................................ 18
2. CÁC CHỨC NĂNG VẬN HÀNH VÀ ĐIỀU KHIỂN ............................................ 23
2.1. HỆ THỐNG CỬA SỔ VẬN HÀNH ........................................................................... 23
2.2. LÀM VIỆC VỚI CÁC CHỨC NĂNG VẬN HÀNH ................................................... 23
2.2.1. Khởi động HIS ..................................................................................................... 23
2.2.2. Gọi các cửa sổ đồ họa ......................................................................................... 24
2.2.3. Các đặc điểm hữu ích của HIS ............................................................................. 28
2.2.4. Vận hành faceplate thiết bị................................................................................... 30
2.2.5. Hệ thống thông báo ............................................................................................. 33
2.2.6. Cửa sổ đồ thị biến - Trend ................................................................................... 40
2.2.7. Xuất các hình ảnh màn hình ................................................................................. 44
2.2.8. CỬA SỔ TUNING - TUNING WINDOW.............................................................. 49
2.2.9. HỆ THỐNG BÁO ĐỘNG..................................................................................... 58
2.3. CÁC CHỨC NĂNG ĐIỀU KHIỂN ............................................................................ 60
3. CHỨC NĂNG BẢO MẬT ..................................................................................... 61
3.1. KHÁI QUÁT VỀ CHỨC NĂNG BẢO MẬT ............................................................. 61
3.2. THIẾT LẬP VÀ TRUY NHẬP MỨC BẢO MẬT ...................................................... 64

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 1


CENTUM CS 3000

VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN PHÂN TÁN


DISTRIBUTED CONTROL SYSTEM (DCS)

1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DCS- CENTUM CS 3000

CENTUM CS 3000 là một hệ thống điều khiển sản xuất tích hợp cho các ứng dụng
điều khiển quá trình được thiết kế phù hợp với các nhà máy có quy mô từ nhỏ đến rất lớn.
Mỗi bộ phận như xí nghiệp, đơn vị kinh doanh, khu vận hành, buồng điều khiển hay hiện
trường đều có thể được kết nối với nhau sử dụng công nghệ truyền thông tiên tiến nhất.
Mạng truyền thông được sử dụng để tối ưu toàn bộ hệ thống, giảm nhân lực vận hành tại
hiện trường, tăng mức độ tự động hoá, tăng năng suất và dĩ nhiên tăng lợi nhuận sản xuất
Hệ thống này là một sự tổ hợp của các công nghệ mới nhất hiện nay với các tính năng ưu
việt như:
 Môi trường mở, độ linh hoạt, độ bền của hệ thống cho tối ưu hoá toàn bộ doanh
nghiệp,
 Môi trường vận hành tối ưu, phần cứng có thể cập nhật tới những công nghệ mới
nhất,
 Giá thành sở hữu thấp nhất, lợi nhuận tăng cao
 Các chức năng thiết kế kỹ thuật tối ưu.

1.1. CẤU HÌNH PHẦN CỨNG HỆ THỐNG DCS

Hình dưới đây là sơ đồ khối cơ bản của hệ thống CENTUM CS 3000.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 2


CENTUM CS 3000

1.1.1. Trạm Giao diện - Human Interface Station (HIS)

HIS được sử dụng chủ yếu cho việc vận hành và giám sát - nó hiển thị các biến qui
trình, các tham số điều khiển, các báo hiệu cần thiết để người vận hành có thể nhanh
chóng nắm bắt được các trạng thái vận hành của nhà máy. Nó cũng kết hợp giao diện mở
do đó các máy tính giám sát có thể truy nhập vào đồ thị dữ liệu (Trend data), các thông
điệp (Messages), và dữ liệu xử lý (process data). Yokogawa cung cấp 3 kiểu trạm giao
diện (HIS), đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng chạy trong hệ điều hành
Microsoft Windows.

 HIS loại Enclose- Enclose Display Style Console HIS


Loại Enclose được thiết kế dựa theo kiểu dáng của trạm vân hành phiên bản cũ
CENTUM, cho phép đặt các trạm sát nhau, màn hình cảm ứng, bàn phím vận hành có 8
nhóm điều khiển, có tiếp điểm vào/ra phụ và các phím chức năng khác.

Enclose Display Style Console HIS

 HIS loại Open Display- Open Display Style Consol HIS


HIS loại Open Display là loại kiểu dáng mới của HIS với màn hình tinh thể lỏng
(LCD): có thể lựa chọn kích thước hiển thị và kiểu bàn phím, màn hình cảm ứng, bàn
phím vận hành có 8 nhóm điều khiển, có tiếp điểm vào/ ra phụ

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 3


CENTUM CS 3000

 HIS loại Desktop -Desktop HIS


His loại desktop thực hiện các chức năng của HIS trên một màn hình cá nhân PC, và
có thể sử dụng cùng với bàn phím chuyên dùng loại phím phẳng chống bụi, nước.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 4


CENTUM CS 3000

 Bàn phím vận hành


Bàn phím vận hành có hai loại: một loại được thiết kế với bàn phím vận hành có 8
nhóm điều khiển để sử dụng với HIS loại Console, loại khác được thiết kế bàn phím chỉ
có một nhóm điều khiển để sử dụng với cả hai loại HIS là consol và Destop

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 5


CENTUM CS 3000

1.1.2. Trạm Điều khiển hiện trường – Field Control Station (FCS)

FCS Cung cấp chức năng điều khiển quá trình, chẳng hạn như điều khiển điều tiết,
điều khiển tuần tự và tính toán.
Có 4 loại trạm FCS đựơc lựa chọn để đáp ứng theo loại và kích thước của từng ứng dụng,
vì thế việc mở rộng hay nâng cấp hệ thống có thể được thực hiện dễ dàng.
Chuẩn FCS có hai loại gồm: KFCS và LFCS
KFCS-Standard Type Filed Control Station for FIO: FCU và Node được kết nối sử dụng
loại Bus mở rộng nối tiếp ESB (Extended Serial Backboard) hoặc Bus tăng cường ER
(Enhanced Remode)
LFCS- Standard Type Field Control Station for RIO: FCU và Node được kết nối sử dụng
bus vào/ra từ xa (RIO-Remode Input Output)
Loại trọn bộ (Compact FCS): FCU và Node được kết nối cùng một tủ. loại trọn bộ mới
nhất hiện nay có cấu trúc rất gọn để có thể lắp đặt ở những khu vực giới hạn về không
gian. Khi lắp đặt trong tủ, các bộ vào ra nhỏ hơn sẽ có kích thước chân cắm nhỏ hơn.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 6


CENTUM CS 3000

Cấu hình của FCS

 KFCS-Standard Type Field Control Station for FIO


KFCS được kết hợp bởi một FCU, ESB bus, EB bus và Node unit. Kiến trúc CPU
và sự kết hợp với kiểu lắp đặt là sẵn có cho lựa chọn tối ưu:
o Kiến trúc CPU: Đơn hoặc kép
o Kiểu lắp đặt: loại tủ (cabinet) hay giá cắm (Rack)
o ESB bus: Đơn hay dự phòng kép
o EB bus: Đơn hay dự phòng kép

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 7


CENTUM CS 3000

 Field Control Unit (FCU)


FCU bao gồm các card xử lý và một số các bộ phận khác để thực hiện chức năng
tính toán điều khiển cho FCS, đối với CPU dự phòng kép, card xử lý, các bộ nguồn, các
bộ pin và các card bus giao tiếp ESB được dự phòng kép

 ESB Bus và ER Bus


ESB bus (Extended Serial Backboard) là một bus truyền thông được sử dụng để kết
nối các Node cục bộ được lắp đặt trong cùng một tủ với FCU. Bus này có thể được dự
phòng kép. Khoảng cách truyền tối đa là 10m
EB bus (Enhanced Remode bus) là một bus truyền thông được sử dụng để kết nối giữa
các node từ xa với CPU bởi mô đun bus tăng cường (EB) được lắp đặt ở node cục bộ.
Bus này cũng có thể được dự phòng kép, việc sử dụng bus này, các node có thể được lắp
đặt ở trong cùng một tủ vời FCU hoặc ở vị trí cách xa tủ. Khoảng cách truyền tối đa của
nó là 185m sử dụng cáp đồng trục 10 base 2 Ethernet tương thích hoặc 500m xử dụng
cáp đồng trục 10 Base 5, hoặc tới 2 km sử dụng bộ lặp bus quang

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 8


CENTUM CS 3000

ESB Bus

FCU

Local node
(ESB bus node unit)

Central instrument room

Remote node
(ER bus node unit)
Optical bus repeater

Remote node
(ER bus node unit)

Các Node phân tán

 Node Units (NU) for FIO


NU for FCU là các bộ xử lý tín hiệu mà biển đổi và truyền tín hiệu xử lý vào /ra
tương tự hay số nhận được từ các thiết bị trường đến FCU
NU for FCU có bus ESB lắp đặt ở trạm FCS (cục bộ) và bus ER lắp đặt ở trong tủ và
các tủ khác từ phía nhà máy (Từ xa)

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 9


CENTUM CS 3000

Node unit được kết hợp của một mô đun bus giao tiếp ESB tớ hoặc mô đun bus giao tiếp
tăng cường ER tớ và modun vào/ra

 Mô đun bus giao tiếp tớ ESB –ESB Bus Slave Interface Module
Mô đun này được lắp đặt trong các bộ node cục bộ để cho phép truyền thông với
FCU. Mô đun có thể được dự phòng kép

 Mô đun giao tiếp bus tăng cường từ xa-ER Bus Interface Mudule
Mô đun này có một mô đun giao tiếp chủ được lắp đặt ở node cục bộ, và một mô
đun giao tiếp tớ được lắp đặt ở node từ xa. Cả hai module có thể được dự phòng kép
 Mô đun vào/ra- I/O Module
Những mô đun này biến đổi các tín hiệu vào /ra hiện trường tương tự và số.

 KFCS loại giá gắn – Mounting of Standard FCS for FIO (KFCS)
FCU và NU đối với FIO được gắn trong một tủ chuyên dụng, giá gắn mục đích
chung hoặc các tủ mục đích chung
Người sử dụng có thể định nghĩa được kiểu lắp đặt và sự kết hợp của FCU và node, ví dụ,
FCU và một số Node được gắn trong một tủ chuyên dụng và các node còn lại được gắn
trong các giá gắn mục đích chung ở phía nhà máy. Đối với KFCS có thể lắp đặt tới 10
node cho mỗi một FCU, và 8 Môđun vào/ra có thể được lắp đặt cho mỗi một node
o Đối với tủ chuyên dùng loại KFCS:

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 10


CENTUM CS 3000

Phía trước: 1FCU, 5 node


Phía sau: 5node
o Tủ vào/ra mở rộng
Phía trước: 5 node
Phía sau: 5node

 Trạm điều khiển hiện trường chuẩn đối với vào/ra từ xa –


Standard FCS for RIO (LFCS, LFCS2)
Trạm điều khiển chuẩn đối với vào/ra từ xa, FCU được kết nối bởi bus vào ra từ xa
tới các node, có sự tuỳ chọn FCU CPU dự phòng và bus vào ra từ xa dự phòng, và tuỳ
chọn tủ hoặc giá gắn.
o CPU dự phòng: Đơn hoặc kép
o Gắn: gắn trong tủ hoặc trên giá
o Bus vào ra từ xa: Đơn hoặc dự phòng kép
 Bộ điều khiển hiện trường đối với vào/ra từ xa-

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 11


CENTUM CS 3000

Field Control Unit (FCU) for RIO

Bộ điều khiển hiện trường đối với vào/ra từ xa bao gồm các card xử lý, các bộ
nguồn và các card bus giao tiếp . Đối với bộ điều khiển hiện trường dự phòng kép tất cả
các card xử lý, bộ nguồn, Pin và card bus giao tiếp được dự phòng kép.

Bus vào ra từ xa- RIO Bus


Bus vào ra từ xa kết nối giữa FCU và vào/ra của các node, và có thể được dự phòng
kép, vào ra của các node không đòi hỏi phải gắn ở trong tủ FCU, chúng có thể được gắn
từ xa. Loại cáp bọc xắn đôi được sử dụng cho khoảng cách lên tới 750m, và bộ lặp bus
hoặc đường truyền bằng cáp quang được sử dụng cho khoảng cách xa hơn-tới 20Km

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 12


CENTUM CS 3000

 Node
Node bao gồm các bộ vào/ra để giao tiếp với các tín hiệu hiện trường tương tự hoặc
số, và các bộ giao tiếp node để truyền thông qua bus vào/ra từ xa với các bộ điều khiển
hiện trường (FCU)
 Các bộ giao tiếp Node-Node Interface Units (NIU)
Các bộ giao tiếp bus bao gồm các card bus truyền thông vào/ra từ xa và các card
nguồn, cả hai có thể được dự phòng kép
 Các bộ vào/ra-I/O Units (IOU)
Các bộ vào ra bao gồm I/O Module Nests chứa I/O module để kết nối tới quá trình
(Process)

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 13


CENTUM CS 3000

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 14


CENTUM CS 3000

 Giá gắn của LFCS FCUS và Node- Mounting of LFCS FCUS and Node

FCU và Nodes có thể được gắn trong các tủ chuyên dụng hoặc trong các giá 19-inch
mục đích chung.

FCUS và Node có thể được gắn cùng với nhau hoặc gắn riêng, chúng ta có thể gắn một số
node trong cùng một tủ (hoặc trong cùng một giá gắn) với FCU, và một số node trong các
giá lắp tại hiện trường nếu chúng ta muốn. Mỗi một FCU có thể kết nối tới 8 node, và
mỗi một bộ giao tiếp node (NIU) có thể kết nối tới 5 bộ vào /ra

Các tủ chuyên dụng-Dedicated Cabinets

o Tủ chứa bộ FCU

Phía trước: 1 FCU, 3 node (Với 4 bộ vào/ra trên mỗi một node)

Phía sau: có thể tới 3 node (Với 5 bộ vào/ra trên mỗi một node)

o Các tủ vào/ra mở rộng

Phía trước: 1 FCU, 3 node (Với 5 bộ vào/ra trên mỗi một node)

Phía sau: có thể tới 3 node(Với 5 bộ vào/ra trên mỗi một node)

Rack Mountable Node

Một node có thể được kết nối tới 5 bộ Vào/ra; chúng có thể được gắn trong cùng
một giá gắn 19-inch mục đích chung

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 15


CENTUM CS 3000

 Trạm điều khiển hiện trường loại trọn bộ-Compact FCS

 Cấu hình của Compact FCS

 Giá gắn các

bộ vào ra

Compact FCS gắn trong các giá gắn 19-inch mục đích chung . một FCS có thể được
kết nối tới 5 bộ vào/ra
 Hệ thống vào/ ra phụ
Có hai dạng cấu hình cơ bản của hệ thống vào/ ra phụ:
o Loại vào/ra hiện trường (FIO): là một thiết bị vào ra trọn bộ, tin cậy, tiết kiệm
chi phí, và trở thành bộ vào/ra công nhhiệp tiêu chuẩn cho thế hệ kế tiếp.
o Loại vào/ra từ xa (RIO): RIO mang toàn bộ đặc tính của một vòng điều khiển
 FIO(Field Input/Output)
Được tổ hợp bởi nhiều loại mô đun Vào/ra để đáp ứng không những các loại tín hiệu
khác nhau cũng như có các lựa chon khác nhau về kiểu cách ly, kiểu lắp đặt, và với mức
độ chi phí. Các modun có thể được lựa chọn để phù hợp với các yêu cầu sử dụng và tất
cả các modun FIO đều có thể lựa chọn với cấu hình dự phòng kép để đảm bảo hiệu quả
cao. Các lựa chọn bao gồm:
o Kiểu cách ly: Không cách ly, cách ly giữa hiện trường và hệ thống và cách
ly giữa các kênh trong hệ thống FIO
o Kiểu kết nối: Kẹp áp lực (Weidmuller), bảng nối dây hoặc cáp MIL với
đầu nối connector
o Kiểu lắp đặt: Lắp trong tủ hoặc lắp từ xa. RIO sử dụng phương pháp cách
ly hiện trường
 RIO
RIO là các mô đun vào ra có độ tin cậy cao đã được thực tế chứng minh. RIO sử
dụng phương pháp cách ly hiện trường - kênh và kênh- kênh cùng với nối ren kiểu M4.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 16


CENTUM CS 3000

Khối ren M4 có thể lắp trực tiếp vào từng modun riêng rẽ cho phép nối dây dễ dàng mà
không cần sử dụng bảng nối dây bên ngoài
Trạm thiết kế kỹ thuật - Engineering PC (ENG)
Trạm ENGlà một máy tính PC thông thường có chạy phần mềm thiết kế,ví dụ như phần
mềm lập cấu hình hệ thống hay bảo dưỡng trực tuyến. Thông thường ENG và HIS được
tổ hợp trên một trạm để thực hiện 2 chức năng.
Bộ chuyển đổi BUS – Bus Converter (BCV)
Bộ chuyển đổi BCV để kếtt nối một số hệ thống CENTUM CS 3000 trong các nhà máy
và cũng có thể kết nối hệ thống CENTUM phiên bản cũ với hệ thống CENTUM CS 3000
Cổng nối truyền thông – Communication Gateway Unit(ACG)
Cổng ACG để kết nối hệ CENTUM CS 3000 tới máy tính giám sát hoặc máy tính quản lý
thương mại mà không cần chức năng OPC (nhúng và liên kết đối tượng cho điều khiển
quá trình). Điều này cho phép kết nối với hệ thống thế hệ trước

1.1.3. Các đặc điểm kỹ thuật của hệ thống centum CS 3000

Qui mô của hệ thống


 Số lượng tag có thể được theo dõi: 100 000 (có thể mở rộng tới 1 000 000)
 Số trạm có thể được kết nối: 256 trạm (tối đa 16 domain, 64 trạm/domain). Tuy
nhiên, số lượng HIS bị hạn chế ở tối đa 16 trạm/domain.
Khi đạt tới 64 trạm trong một domain, ta có thể xây dựng tiếp một domain mới và liên
kết hai domain bằng một bus converter.
Domain
Một domain là một phân đọan bus Vnet. Ta có thể sử dụng bus converter để liên
kết các domain.

1.2. NETWORK
Ethernet
Bao gồm mạng Vnet và Ethernet.

HIS HIS

HIS

Vnet

FCS FCS FCS

Hai mạng Vnet và Ethernet.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 17


CENTUM CS 3000

1.2.1. Vnet

Vnet là bus điều khiển thời gian thực 10 Mbps liên kết các trạm FCS, HIS, BCV
và CGW. Nó thường là dự phòng kép. Có hai kiểu cáp:
 Cáp YCB111: để nối các trạm khác HIS. Chiều dài lên tới 500m.
 Cáp YCB141: để nối các HIS với nhau. Chiều dài lên tới 185m.
Cáp YCB111 và YCB141 được nối với nhau qua một converter hoặc bus repeater.
Khi kết hợp các kiểu cáp này, chiều dài tối đa được tính tóan như sau:
Chiều dài cáp YCB141 + (chiều dài cáp YCB111) x 0,4  185

1.2.2. MỞ RỘNG VNET

Khi Vnet được mở rộng, các FCS phân bố quanh nhà máy lớn có thể được theo
dõi từ HIS trong phòng điều khiển trung tâm. Bus repeater và các cặp repeater quang học
có thể được hòa trộn, tổng số có thể tới 4 bộ, để mở rộng Vnet tới 20km.

HIS

Optical fiber Bus repeater Vnet

Optical bus Optical bus Cable


repeater repeater converter unit

Optical fiber link

FCS FCS FCS

Mở rộng Vnet.
Được tính như đã mô tả ở
trên
Tối đa 0,5km Tối đa 15km (cho các kiểu cáp hỗn hợp) Tối đa 0,5km

1.2.3. Ethernet

HIS, ENG và các hệ thống giám sát được kết nối bởi Ethernet LAN; các máy tính
giám sát và các máy tính cá nhân trên Ethernet LAN có thể truy nhập các thông điệp và
dữ liệu trend trong hệ thống DCS. Ethernet cũng có thể được sử dụng để truyền các file
dữ liệu trend từ HIS tới các máy tính giám sát, để cân bằng hóa cơ sở dữ liệu của HIS và
để lấy ngày trend cho các trạm khác, loại bỏ tải trên Vnet. Một hệ thống chỉ với một HIS
đơn, với các chức năng thiết kế kỹ thuật đã cài đặt, không cần mạng Ethernet – nhưng
mạng ethernet nói chung là cần thiết.

1.3. HỆ THỐNG FIELDBUS

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 18


CENTUM CS 3000

Fieldbus là một giao thức truyền thông số hai chiều cho các thiết bị trường. Nó có
xu hướng thay thế giao thức truyền thông chuẩn 4-20mA mà hiện tại đang được sử dụng
nhiều nhất trong các thiết bị trường
Hệ thống Fieldbus là một hệ thống có sử dụng Fieldbus. Với DCS CS3000 của hãng
Yokogawa, có thể xây dựng hệ thống Fieldbus theo tiêu chuẩn kỹ thuật CS3000 và có thể
vận hành và theo dõi các khối Fieldbus của các thiết bị Fieldbus giống với các khối chức
năng của FCS.
Hệ thống CS3000 và Fieldbus

Cấu hình hệ thống Fieldbus.

Bằng cách gắn môđun ALF111 với trạm điều khiển hiện trường KFCS, KFCS2,
RFCS2 hoặc RFCS5, ta có thể tích hợp một hệ thống Fieldbus với CS3000 theo cách sau:
Tích hợp chức năng điều khiển
Một khối FF faceplate là một trong các khối chức năng FCS đại điện cho một khối
Fieldbus của một thiết bị Fieldbus. Khối Fieldbus có thể được quản lý bằng cách thiết kế
điều khiển giống cách với khối chức năng của FCS. Một vòng điều khiển có thể được cấu
hình với các khối FF faceplate và các khối chức năng của FCS để sử dụng các đặc điểm
tính toán và điều khiển của FCS.
Sự tích hợp về vận hành và theo dõi
Các báo động đã được gửi từ các khối Fieldbus của các thiết bị Fieldbus được quản
lý giống như các báo động của các khối chức năng của FCS (chẳng hạn như các báo động
công nghệ và các báo động hệ thống) thông qua các khối FF faceplate.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 19


CENTUM CS 3000

Sự tích hợp về xây dựng kỹ thuật


Chức năng xây dựng kỹ thuật của DCS được sử dụng cho xây dựng kỹ thuật. Tạo
các khối FF faceplate sử dụng bộ xây dựng khối chức năng (function block builder), và
xây dựng các khái niệm độc nhất cho fieldbus dùng fieldbus builder. Các builder có thể
gọi được từ system view để thực hiện xây dựng kỹ thuật giống như các khối chức năng
của FCS.
Cấu hình của các hệ thống Fieldbus
Một hệ thống fieldbus bao gồm hệ thống CS3000, một fieldbus kết nối thông qua
môđun ALF111 được gắn trên trạm KFCS, KFCS2, RFCS2 hoặc RFCS5 trong hệ thống,
và các thiết bị fieldbus.
Cấu trúc tổng thể của hệ thống Field bus
Cấu trúc tổng thể của hệ thống fieldbus được trình bày trong hình vẽ dưới. Đây là
một ví dụ về hệ thống trong đó chức năng xây dựng kỹ thuật và truyền thông fieldbus

được cài đặt trong một HIS.

HIS: Trạm giao diện vận hành.


KFCS: Trạm điều khiển.
ESB BUS: Bus SB mở rộng.
SB401: Card giao diện ESB bus
ALF111: Card truyền thông của foudation fieldbus.
DEVICE MANAGEMENT TOOL: Công cụ quản lý thiết bị được dùng cho mục
đích thiết lập việc theo dõi và vận hành.
FIELDBUS SUPPORT TOOL: Công cụ trợ giúp cho các thiết bị fieldbus đang làm
việc trên fieldbus, nhưng được dùng cả cho mục đích
thực hiện xây dựng kỹ thuật thiết bị fieldbus trước khi
lắp đặt.

Cấu hình hệ thống Fieldbus và dòng dữ liệu


Hình vẽ sau trình bày cấu hình hệ thống fieldbus và dòng dữ liệu:

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 20


CENTUM CS 3000

Cấu hình hệ thống fieldbus và dòng dữ liệu:

Phần cứng của hệ thống Field bus


Fieldbus được nối với mô đun truyền thông fieldbus (ALF111). Các môđun truyền
thông thuộc kiểu này được gắn trên các đơn vị ESB bus node (ANB10S, ANB10D) và
các đơn vị ER bus node (ANR10S, ANR10D). Hơn nữa, các kiểu phần cứng khác cũng
có thể được nối với fieldbus. Cấu hình phần cứng được giải thích như sau:
HIS: Trạm giao diện vận hành.
FCS: Trạm điều khiển hiện trường.
FCU: Đơn vị điều khiển hiện trường.
SB401: Giao diện ESB bus (phía I/O nest).
EB401: Giao diện ER bus (phía FCS).
EB501: Giao diện ER bus (phía remote node).
ALF111: Mô đun truyền thông foudation fieldbus.
ACB41: Tủ mở rộng Input/Output.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 21


CENTUM CS 3000

Cấu hình phần cứng.

Môđun truyền thông fieldbus (ALF111)


ALF111 làm việc như một link active scheduler (LAS – bộ lập biểu liên kết tích
cực) và quản lý biểu truyền thông của fieldbus. Ngòai ra, nó còn trao đổi dữ liệu giữa
FCS và các thiết bị fieldbus.

Cáp
Chọn cáp từ các kiểu dây sau theo môi trường lắp đặt cáp:
 Kiểu A (dây xoắn cặp có bọc bảo vệ riêng từng sợi).
 Kiểu B (dây xoắn cặp có bọc vệ chung).
 Kiểu D (Dây xoắn không cặp có bọc bảo vệ chung).
Barrier
Barrier là thiết bị ngắt nguồn điện để cho nguồn điện quá mạnh không được cấp tới
fieldbus. Nó được lắp đặt khi có yêu cầu chống nổ an toàn bên trong. Sử dụng barrier như
một sự bao bọc, phía nguồn điện của bus của fieldbus được gọi là phía an toàn, và phía
kia được gọi là phía nguy hiểm.

Số lượng các thiết bị fieldbus được nối khi barrier được lắp đặt lên tới 4 cái tại phía nguy
hiểm và tới 2 cái phía an toàn. Tuy nhiên, số lượng các thiết bị fieldbus có thể kết nối có
thể thay đổi một chút tùy thuộc vào dòng điện tiêu thụ của các thiết bị fieldbus được nối
với phía nguy hiểm và các tiêu chuẩn kỹ thuật của barrier được lắp đặt.
ARRESTER
Arrester là một thiết bị xả các sóng sốc điện áp cao xuống đất gây bởi sét đánh, v.v…

Nguồn điện của hệ thống Fieldbus


Đây là nguồn điện chuyên dụng cho fieldbus để cấp điện tới các thiết bị fieldbus

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 22


CENTUM CS 3000

2. CÁC CHỨC NĂNG VẬN HÀNH VÀ ĐIỀU KHIỂN

2.1. HỆ THỐNG CỬA SỔ VẬN HÀNH

Các cửa sổ vận hành cơ bản bao gồm:


- Control Window
- Graphic Window
- Overview Window
- Trend Window
 Cửa sổ phân cấp(cây thư mục)
Một dự án có thể sử dụng hàng trăm hoặc thậm trí hàng nghìn màn hình vận hành và
giám sát. Nhóm tất cả các màn hình này một cách có hệ thống và theo thứ tự, như tạo thư
mục để chứa nhiều các File trong máy tính văn phòng, sẽ làm đơn giản bớt việc di
chuyển giữa các cửa sổ vận hành. Đúng như việc sử dụng máy tính trong văn phòng, nơi
các File được truy nhập thông qua Windows Explorer thì trong HIS các File được truy
nhập thông qua cửa sổ điều hướng “Navigator Windows” ở đó các cửa sổ vận hành và
giám sát được bố trí theo dạng phân cấp như Explorer. Do đó các cửa sổ được nhận ra
theo thiết bị hay theo cùng công đoạn mà không cần phải nhớ tất tên các cửa sổ đó.
 Lựa chọn chế độ hiển thị
Người vận hành có thể lựa chọn chế độ đa màn hình hiển thị như sử dụng với một
PC văn phòng hoặc chế độ toàn màn hình như các trạm vận hành thế hệ trước. Môi
trường hiển thị được đặt theo chức năng vận hành của từng HIS.
Lưu giữ các cửa sổ đã mở (chức năng đặt cửa sổ động)
Các cửa sổ đã mở có thể được định nghĩa và lưu ở dạng một nhóm, do đó người vận
hành không cần phải mở từng cửa sổ khi cần thiết, mà chỉ cần mở nhóm đã được định
nghĩa
 Hiển thị đồ thị quá trình
Có hai dạng đồ thị quá trình: đồ thị liên tục và đồ thị theo mẻ. Bạn cũng có thể hiện
thị đồ thị theo mẻ ở dạng tham khảo. Khoảng thời gian thu thập số liệu có thể được lựa
chọn trong thời gian thực từ 1 giây đến 10 phút hoặc quá khứ theo nhu cầu sử dụng.
Chức năng lưu trữ số liệu thời gian dài
Số liệu của đồ thị trong thời gian dài và số lượng rất lớn các thông báo được lưu trữ trong
ổ cứng (HDD) của HIS mà không cần phaỉ xoá bớt các thông số cũ cuả hệ thống. Khả
năng lưu trữ chỉ phụ thuộc duy nhất vào dung lượng của HDD. Ngoài ra, số liệu còn có
thể được lưu ở thiết bị khác và khi cần thiết có thể xem lại bằng cách nạp lại vào HDD
 Chức năng đa hiển thị
Bạn có thể sử dụng hai màn hình hiển thi cho một HIS áp dụng không những cho
HIS loại tủ Console mà còn cho HIS loại Desktop. Càng nhiều cửa sổ hiển thị cùng một
lúc sẽ giúp cho môi trường vận hành càng tin cậy và việc bố trí các màn hình càng linh
hoạt. Ví dụ, ta có thể sử dụng 2 màn hình sát cạnh nhau hoặc kết hợp với một màn hình
rộng

2.2. LÀM VIỆC VỚI CÁC CHỨC NĂNG VẬN HÀNH

2.2.1. Khởi động HIS

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 23


CENTUM CS 3000

Khi [startup] được chọn trong HIS utility dialog box, HIS được khởi động như
sau:
1. Bật điện của máy chạy Windows.
2. Log on bằng cách nhấn [ctrl]+[alt]+[del].
3. Nạp tên user và password.
4. HIS sẽ khởi động.

2.2.2. Gọi các cửa sổ đồ họa

Phần này sẽ giải thích cách gọi các cửa sổ đồ họa mà cung cấp các chức năng cơ
bản của việc theo dõi và vận hành nhà máy. Các cửa sổ đồ họa có thể được gọi trực tiếp
hoặc bằng sử dụng tuần tự cửa sổ.

Các cửa sổ đồ họa được chia thành 3 thuộc tính.


- Các cửa sổ đồ họa với thuộc tính đồ họa. Là đích của hoạt động gọi thông qua
nút đồ họa.
- Các cửa sổ đồ họa với thuộc tính tổng quan. Là đích của họat động gọi thông qua
nút tổng quan và nút đồ họa.
- Các cửa sổ đồ họa với thuộc tính điều khiển.

GỌI CÁC CỬA SỔ ĐỒ HỌA TRỰC TIẾP


Các cửa sổ đồ họa có thể được gọi trực tiêp bằng cách nhắp lên nút đồ họa trong cửa
sổ thông điệp hệ thống, chọn cửa sổ đồ họa tương ứng trong cửa sổ navigator, họăc đưa
tên cửa sổ đồ họa tương ứng trong hộp hội thọa nạp tên.
 Gọi từ cửa sổ thông điệp hệ thống.
Các cửa sổ đồ họa có thể được gọi từ cửa sổ thông điệp hệ thống thông quan thực
đơn gọi cửa sổ hoặc hộp công cụ.
 Gọi từ thực đơn gọi cửa sổ.
1. Nhắp vào nút thực đơn gọi cửa sổ trong cửa sổ thông điệp hệ thống.
2. Thực đơn gọi cửa sổ xuất hiện.
3. Nhắp vào nút đồ họa trên thực đơn này.
4. Cửa sổ đồ họa với thuộc tính đồ họa sẽ mở.

 Gọi từ hộp công cụ


1. Nhắp vào nút hộp công cụ trong cửa sổ thông điệp hệ thống.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 24


CENTUM CS 3000

2. Hộp công cụ sẽ xuất hiện.


3. Nhắp vào nút đồ họa trong hộp công cụ.
4. Cửa sổ đồ họa với thuộc tính đồ họa sẽ mở.

 Gọi từ cửa sổ navigator.


1. Nhắp vào nút navigator trong cửa sổ thông điệp hệ thống.
2. Cửa sổ navigator sẽ xuất hiện.
3. Nhắp đúp chuột vào cửa sổ đồ họa tương ứng trong cửa sổ navigator.
4. Trong ví dụ trên, cửa sổ đồ họa với thuộc tính tổng quan có tên là
PLANTOVERVIEW sẽ mở.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 25


CENTUM CS 3000

 Gọi từ hộp hội thoại nạp tên.


1. Nhắp chuột vào nút nạp tên trong cửa sổ thông điệp hệ thống.

2. Hộp hội thọai nạp tên sẽ xuất hiện.


3. Nạp tên của của cửa sổ đồ họa tương ứng trong hộp đối thọai nạp tên.

4. Trong ví dụ trên, cửa sổ đồ họa có tên là GRAPHIC1 sẽ mở.

GỌI CÁC CỬA SỔ ĐỒ HỌA SỬ DỤNG WINDOW HIERARCHY


Khi sử dụng window hierarchy, một cửa sổ đồ họa có thể được gọi như một cửa sổ
do người dùng định nghĩa, cửa sổ trên hoặc cửa sổ hierarchy.
 Gọi một cửa sổ do người dùng định nghĩa.

1. Chọn graphic window 2 với thuộc tính đồ họa để kích họat nó.
2. Nhắp chuột vào nút đồ họa trong thực đơn gọi cửa sổ hoặc hộp công cụ.
3. Graphic window 3 với thuộc tính đồ họa sẽ mở.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 26


CENTUM CS 3000

 Gọi một cửa sổ trên (upper window)

1. Chọn graphic window 4 với thuộc tính điều khiển để kích họat nó.
2. Nhắp chuột vào nút thực đơn vận hành trên cửa sổ thông điệp hệ thống.
3. Thực đơn vận hành sẽ xuất hiện.
4. Nhắp chuột vào nút upper trong thực đơn vận hành.
5. Trend window 2 sẽ mở.

 Gọi một cửa sổ tuần tự


Nếu cửa sổ đang được hiển thị có cửa sổ tuần tự, cửa sổ tuần tự đó có thể được
gọi bằng cách nhắp chuột lên nút next hoặc previous trong cửa sổ thông điệp hệ
thống.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 27


CENTUM CS 3000

1. Chọn graphic window 4 với thuộc tính đồ họa để khiến nó được kích họat.
2. Nhắp chuột lên nút thực đơn vận hành trong cửa sổ thông điệp hệ thống.
3. Thực đơn vận hành sẽ xuất hiện.
4. Nhắp chuột lên nút previous trong thực đơn vận hành.
5. Graphic window 3 với thuộc tính đồ họa sẽ mở.
6. Nhắp chuột lên nút previous lần nữa.
7. Graphic window 2 với thuộc tính đồ họa sẽ mở.

2.2.3. Các đặc điểm hữu ích của HIS

GỌI ỨNG DỤNG CỬA SỔ MỤC ĐÍCH CHUNG TRONG KHI ĐANG THEO DÕI
NHÀ MÁY.
 Chọn một cửa sổ của ứng dụng cửa sổ mục đích chung.
1. Trong khi cửa sổ theo dõi và vận hành đang họat động, chọn một cửa sổ của
ứng dụng mục đích chung đang được hiển thị.
2. Cửa sổ của ứng dụng mục đích chung sẽ dời lên mặt trước.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 28


CENTUM CS 3000

 Khởi động ứng dụng windows mục đích chung.


1. Trong khi cửa sổ theo dõi và vận hành họat động, khởi động ứng dụng
windows mục đích chung.
2. Một cửa sổ ứng dụng windows mục đích chung đã khởi động sẽ mở.

TRỞ VỀ CỬA SỔ ĐỒ HỌA


Để dời cửa sổ đồ họa đã hiển thị hiện hành tới vị trí mặt trước trong khi đang sử
dụng ứng dụng window mục đích chung, sử dụng chức năng tuần hoàn. Chức năng tuần
hoàn dời các cửa sổ theo dõi và vận hành tới trước hoặc sau tất cả đồng thời một lúc.
 Hoạt động tuần hoàn.
1. Trong khi ứng dụng windows mục đích chung, nhắp chuột vào nút circulate
trong cửa sổ thông điệp hệ thống.

2. Cửa sổ đồ họa đã hiển thị ở phía sau sẽ dời lên mặt trước.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 29


CENTUM CS 3000

HIỂN THỊ NHIỀU CỬA SỔ LUÔN Ở CÓ CÙNG MỘT ĐỊNH DẠNG – BỘ CỬA
SỔ SỐNG ĐỘNG
Một nhóm các cửa sổ theo dõi và vận hành đang được hiển thị có thể được lưu hoặc gọi
tất cả đồng thời một lúc. Chức năng này được gọi là bộ cửa sổ động học. Bằng cách sử
dụng chức năng bộ cửa sổ sống động, vị trí/chức năng của các cửa sổ theo dõi vận hành
đang hiển thị có thể được lưu hoặc được gọi sau ở dạng sống động.
 Lưu các cửa sổ.
1. Nhắp chuột lên nút toolbox trong cửa sổ thông điệp hệ thống.

2. Hộp công cụ sẽ xuất hiện.


3. Nhắp chuột vào nút lưu bộ cửa sổ trong hộp công cụ.

4. Vị trí và trạng thái của các cửa sổ sẽ được lưu. Họat động này lưu tất cả các
cửa sổ theo dõi và vận hành đã được hiển thị khi nút lưu bộ cửa sổ được nhắp.

 Gọi các cửa sổ đã lưu.


1. Nếu panel vận hành là ở chế độ cửa sổ khi nút lưu bộ cửa sổ được nhắp, gọi
cửa sổ theo dõi và vận hành đang họat động khi nút đó được nhắp.
Nếu panel vận hành là ở chế độ màn hình đầy đủ khi nút lưu bộ cửa sổ được
nhắp, gọi cửa sổ đã hiển thị như cửa sổ chính khi nút đó được nhắp.
2. Các cửa sổ đã lưu ở dạng bộ cửa sổ sống động sẽ mở tất cả đồng thời một lúc.

2.2.4. Vận hành faceplate thiết bị

Faceplate thiết bị là một chức năng hiển thị trạng thái và dữ liệu của khối chức
năng. Ngòai việc hiển thị trạng thái và dữ liệu, faceplate thiết bị cũng được sử
dụng để nạp dữ liệu và thay đổi các chế độ làm việc.

Nạp dữ liệu
Dữ liệu có thể được nạp thông qua hộp đối thoại nạp dữ liệu hoặc từ hộp đối
thoại INC/DEC.

 Nạp dữ liệu từ hộp đối thoại nạp dữ liệu

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 30


CENTUM CS 3000

1. Nhắp chuột vào nút để gọi hộp đối thoại nạp dữ liệu trong faceplate thiết bị.

2. Hộp đối thoại nạp dữ liệu sẽ xuất hiện.

3. Nạp dữ liệu trong vùng nạp dữ liệu, và nhấn phím RETURN.


4. Nếu giá trị nạp vượt quá giới hạn, cửa sổ tái xác nhận sẽ xuất hiện.
5. Xác nhận giá trị dữ liệu.

 Thay đổi tiêu đề dữ liệu.


1. Trong hộp đối thoại nạp dữ liệu đã hiển thị, nhấp chuột vào nút tiêu đề.

2. Hộp đối thoại thay đổi tiêu đề dữ liệu sẽ xuất hiện.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 31


CENTUM CS 3000

3. Trong hộp đối thoại này, nhắp vào tiêu đề dữ liệu mới và nhắp OK.

4. Tên tiêu đề đã hiển thị trong hộp đối thoại nạp dữ liệu sẽ xuất hiện.

Trong ví dụ trên, tiêu đề thay đổi từ MV sang PH, và việc thay đổi giá trị của tiêu
đề dữ liệu PH sẽ có thể thực hiện được.
 Nạp dữ liệu từ hộp đối thoại INC/DEC.
1. Sử dụng chuột để nhấp vào con chỏ giá trị setpoint (SV) hoặc con chỏ giá trị
đầu ra (MV) của faceplate thiết bị bằng con chỏ vận hành.
Giá trị MV thay đổi được ở chế độ MAN, còn giá trị SV có thể thay đổi được
ở chế độ AUT.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 32


CENTUM CS 3000

2. Hộp đối thoại INC/DEC sẽ xuất hiện.

3. Nhắp chuột vào nút INC hoặc DEC để thay đổi giá trị dữ liệu.
4. Nếu giá trị vượt quá giới hạn, cửa sổ tái xác nhận sẽ xuất hiện.
5. Xác nhận giá trị dữ liệu.

Thay đổi chế độ khối


 Thay đổi từ hộp đối thoại thay đổi chế độ khối.
1. Nhắp chuột vào vùng hiển thị chế độ khối (thường có chữ MAN hoặc AUT).

2. Hộp đối thoại thay đổi chế độ khối sẽ xuất hiện.

3. Trong hộp đối thoại này, nhấp chuột vào nút chế độ phải thay đổi.
4. Việc nhắp chuột lên bất kỳ nút nào sẽ gọi hộp đối thoại để xác nhận hoạt động.
5. Xác nhận họat động.

2.2.5. Hệ thống thông báo

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 33


CENTUM CS 3000

Khi một thông điệp phát ra trong khi vận hành bao gồm các thông điệp đã định
nghĩa trước và các thông điệp do người dùng định nghĩa, cả hai loại được dùng để lưu ý
người vận hành những thay đổi về trạng thái hệ thống, trạng thái vận hành của quá trình
công nghệ và các sự kiện khác nhau đang xảy ra trong quá trình công nghệ.

Xác nhận kiểu và nội dung các thông điệp đã phát ra.
Các kiểu thông điệp khác nhau được phát ra khi theo dõi. Khi thông điệp phát ra,
nút thông điệp tương úng sẽ chớp sáng trong cửa sổ thông điệp hệ thống hoặc cửa sổ
navigator để lưu ý người vận hành rằng thông điệp đã được phát ra.

 Xác nhận từ cửa sổ thông điệp hệ thống


Khi thông điệp báo động công nghệ, thông điệp đèn hiệu, thông điệp báo động hệ
thống hoặc thông điệp hướng dẫn người vận hành phát ra, tín hiệu âm thanh của
thông điệp sẽ phát ra và nút tương ứng trên cửa sổ tin nhấn hệ thống sẽ chớp sáng.

1. Khi nghe thấy tín hiệu thông điệp, xác nhận kiểu của thông điệp đã phát ra
bằng cách kiểm tra nút chớp sáng trong cửa sổ thông điệp hệ thống.
2. Nhắp chuột vào miền hiển thị thông điệp hoặc nút chớp sáng trong cửa sổ
thông điệp hệ thống.
3. Để công nhận tất cả các thông điệp cùng một lúc, nhắp chuột vào nút công
nhận. Để công nhận từng thông điệp một, chọn các thông điệp phải công nhận,
rồi nhắp chuột vào nút công nhận.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 34


CENTUM CS 3000

4. Với việc công nhận một nhóm, tất cả các thông điệp chưa được công nhận
được công nhận; với việc công nhận đơn lẻ, các thông điệp được chọn được
công nhận.

 Công nhận thông điệp tương tác.


Thông điệp hướng dẫn người vận hành tương tác chỉ có thể được công nhận
đơn lẻ. Chọn thông điệp hướng dẫn người vận hành phải công nhận trong cửa sổ
hướng dẫn người vận hành, rồi nhắp chuột vào nút công nhận. cửa sổ công nhận
đơn lẻ hướng dẫn người vận hành đang hiển thị thông điệp tương tác đã chọn sẽ
xuất hiện.

 Xác nhận từ cửa sổ navigator


Khi thông điệp báo động công nghệ, thông điệp đèn hiệu, tin nhấn báo động
hệ thống hoặc thông điệp hướng dẫn người vận hành phát ra, tín hiệu âm thanh của
thông điệp sẽ phát ra và nút tương ứng trên cửa sổ navigator sẽ chớp sáng.

Màu sắc thay đổi khi thông điệp báo động công nghệ hoặc thông điệp đèn
hiệu xảy ra.
Màu sắc thay đổi khi thông điệp hướng dẫn người vận hành xảy ra.
Màu sắc thay đổi khi thông điệp báo động hệ thống xảy ra.

1. Khi nghe thấy tín hiệu thông điệp, xác nhận kiểu thông điệp đã phát ra bằng
cách kiểm tra màu sắc biểu tượng trong cửa sổ navigator.
2. Nhắp chuột vào nút navigator trong cửa sổ thông điệp hệ thống.

3. Cửa sổ navigator sẽ xuất hiện.


4. Nhắp đúp chuột vào biểu tượng thông điệp đã thay đổi màu sắc trong cửa sổ
navigator.
5. Cửa sổ thông điệp tương ứng sẽ xuất hiện.
6. Xác nhận các nội dung của thông điệp trong cửa sổ thông điệp.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 35


CENTUM CS 3000

Để công nhận thông điệp, tuân thủ các bước thường công nhận từ cửa sổ thông
điệp hệ thống.

 Xác nhận từ cửa sổ theo dõi thông điệp


Các thông điệp đã xảy ra có thể được xác nhận tại thời gian thực. Trong cửa sổ
theo dõi thông điệp, các thông điệp đã đăng ký có thể được hiển thị khi chúng
xảy ra.
1. Nhắp chuột vào nút theo dõi thông điệp trong cửa sổ thông điệp hệ thống.

2. Kiểm tra các tin nhấn đã hiển thị trong cửa sổ theo dõi thông điệp. Các dấu
nhắc được hiển thị để báo các thông điệp vừa đến.

3. Nhắp chuột vào nút công nhận có thể loại bỏ các dấu nhắc.

TÌM KIẾM TIN NHẮN


Khi một thông điệp đã phát ra trong quá khứ có thể được tái hiển thị để xác
nhận. Để tìm kiếm thông điệp, sử dụng hộp đối thoại lọc, một khối chức năng hoặc
cửa sổ báo cáo thông điệp quá khứ.

 Tìm kiếm một thông điệp sử dụng hộp đối thoại lọc.
Sử dụng hộp đối thoại lọc để tìm kiếm thông điệp báo động công nghệ, thông
điệp đèn hiệu, thông điệp hướng dẫn người vận hành hoặc thông điệp báo động
hệ thống đã phát ra trong quá khứ.
Dưới đây là một ví dụ giải thích cách tìm một thông điệp báo động công nghệ.
1. Nhắp chuột vào nút bộ lọc trong cửa sổ báo động công nghệ.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 36


CENTUM CS 3000

2. Hộp đối thoại bộ lọc sẽ xuất hiện.

3. Trong hộp đối thoại bộ lọc, qui định phạm vi và kiểu báo động phải tìm kiếm,
rồi nhắp chuột vào nút OK.
4. Báo động công nghệ được tìm thấy sẽ được hiển thị trong cửa sổ báo động
công nghệ.

 Tìm kiếm một thông điệp sử dụng khối chức năng.


1. Chọn trend pen (bút ghi đồ thị tiến trình) trong cửa sổ trend.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 37


CENTUM CS 3000

2. Trong cửa sổ thông điệp hệ thống, nhắp chuột vào nút báo động công nghệ
trong menu gọi cửa sổ hoặc nút báo động công nghệ trong hộp công cụ.

3. Cửa sổ báo động công nghệ sẽ mở, hiển thị các thông điệp báo động công
nghệ liên quan tới trend pen (FIC001) đã chọn trong cửa sổ trend.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 38


CENTUM CS 3000

 Xác nhận từ cửa sổ báo cáo thông điệp quá khứ.


Nếu trong cửa sổ báo cáo thông điệp quá khứ, tất cả các thông điệp đã xảy ra
trong quá khứ, bất kể chúng là thông điệp báo động, các thông điệp vận hành
hoặc các kiểu thông điệp nào khác, đều được lưu và có thể được xác nhận.
1. Nhắp chuột vào nút báo cáo quá khứ trong menu gọi cửa sổ hoặc hộp công cụ.

2. Sau khi gọi cửa sổ báo cáo thông điệp quá khứ, các thông điệp trong cửa sổ có
thể được xác nhận.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 39


CENTUM CS 3000

2.2.6. Cửa sổ đồ thị biến - Trend

Sử dụng việc ghi trend để đọc trend của dữ liệu quá khứ. Với việc ghi trend, dữ liệu công
nghệ đã thu thập từ nhà máy có thể được lưu và dữ liệu đã lưu có thể được hiển thị.

Xác nhận dữ liệu trong cửa sổ trend.


Dữ liệu đã thu thập có thể được hiển thị trong cửa sổ trend. Trong cửa sổ trend, dữ liệu có
thể được hiển thị như khi nó được thu thập, hoặc dữ liệu đã thu thập trước đây có thể
được hiển thị lại.
 Hiển thị dữ liệu đã thu thập trong cửa sổ trend.
1. Gọi cửa sổ trend.
2. Cửa sổ trend hiển thị dữ liệu đã thu thập ở dạng đồ thị hoặc các giá trị hiện
hành ở dạng các giá trị số.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 40


CENTUM CS 3000

Thay đổi việc ấn định của dữ liệu trend đang được hiển thị.
Việc ấn định các trend pen đang được hiển thị trong cửa sổ trend có thể thay đổi
được. Ấn định dữ liệu trend thay đổi được thông qua hộp ấn đối thoại ấn định bút
ghi hoặc bằng cách chọn tập tin trong đó dữ liệu trend được lưu.

 Thay đổi từ hộp đối thoại ấn định bút ghi.


1. Trong cửa sổ trend, nhắp chuột vào nút sau trên thanh công cụ.

2. Hộp đối thoại ấn định bút ghi sẽ xuất hiện.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 41


CENTUM CS 3000

3. Đặt dữ liệu phải thu thập và các giới hạn cao/thấp trong hộp đối thoại ấn định
bút ghi. Nếu các giới hạn cao/thấp không được ấn định, đồ thị trend phải hiển
thị sẽ sử dụng các giá trị đã định nghĩa thông qua trình xây dựng ấn định bút
ghi thu thập trend.
4. Để hiển thị dữ liệu mong muốn trong cửa sổ trend, chọn hộp chọn tương ứng
dưới [display].
5. Nhắp chuột vào nút OK.
6. Các trend đã chọn trong hộp đối thoại ấn định bút ghi sẽ được hiển thị.

 Thay đổi ấn định bút ghi thông qua chọn tập tin.
1. Trong cửa sổ trend, nhắp chuột vào nút sau trên thanh công cụ.

2. Hộp đối thoại sẽ xuất hiện, chọn một tập tin trong đó dữ liệu trend được lưu.

3. Chọn một tập tin mong muốn.


4. Nhắp chuột vào nút Open.
5. Dữ liệu đã lưu trong tập tin mong muốn sẽ được hiển thị trong cửa sổ trend
hiện hành.

Tạo/hiển thị các mẫu tham khảo trend.


Trong cửa sổ trend, các mẫu tham khảo trend mà được sử dụng dưới dạng template cho
các đồ thị trend có thể được hiển thị.

 Tạo một mẫu tham khảo trend.


1. Trong cửa sổ trend, nhắp chuột vào nút sau trên thanh công cụ.

2. Hộp đối thoại để lưu dữ liệu trend sẽ xuất hiện.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 42


CENTUM CS 3000

3. Qui định tập tin trong đó lưu dữ liệu trend, cũng như vị trí của tập tin được lưu.
4. Nhắp chuột vào nút Save.
5. Hộp đối thoại chú giải nạp xuất hiện.
Để thay đổi chú giải bút ghi được hiển thị trong cửa sổ trend, đưa chú giải mới
vào.

6. Nhắp chuột vào nút OK.

 Hiển thị một mẫu tham khảo trend.


1. Trong cửa sổ trend, nhắp chuột vào nút sau trên thanh công cụ.

2. Hộp đối thoại ấn định bút ghi xuất hiện.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 43


CENTUM CS 3000

3. Nhắp chuột vào nút Specify file trong hộp đối thoại ấn định bút ghi.
4. Hộp đối thoại xuất hiện, chọn một tập tin trong đó đã lưu mẫu tham khảo trend.

5. Chọn tập tin có chứa mẫu tham khảo phải hiển thị, và nhắp chuột vào nút
Open.
6. Trong hộp đối thoại ấn định bút ghi, nhắp chuột vào các hộp check đặt tại phía
trái của các con số bút ghi. Điều này giúp cho việc chọn lựa dữ liệu mẫu tham
khảo trend tương ứng theo các bút ghi với dấu chọn.
7. Từ hộp kết hợp, chọn dữ liệu phải hiển thị như mẫu tham khảo trend.
8. Nhắp chuột lên nút OK.
9. Trong cửa sổ trend, nhắp chuột lên nút sau trên thanh công cụ.

Mẫu tham khảo trend sẽ được hiển thị trong cửa sổ trend.
Để xóa mẫu tham khảo trend và trở về hiển thị trước đây của dữ liệu đã thu thập,
nhắp chuột lên nút đó một lần nữa.

2.2.7. Xuất các hình ảnh màn hình

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 44


CENTUM CS 3000

Sử dụng chức năng in màn hình để xuất hình ảnh màn hình. Ngòai các hình ảnh màn hình
đã hiển thị hiện hành, các hình ảnh đã được xuất một lần có thể được xuất lại sử dụng
chức năng in màn hình.

Xuất hình ảnh màn hình của các cửa sổ hiển thị hiện hành
Khi xuất hình ảnh màn hình của các cửa sổ được hiển thị hiện hành, họăc chỉ hình ảnh
của cửa sổ cụ thể hoặc tất cả các hình ảnh đang được hiển thị trên màn hình có thể được
xuất.
Ngoài ra, hình ảnh màn hình có thể được xuất tới tập tin cũng như tới máy in.

 Xuất chỉ một hình ảnh của cửa sổ riêng biệt.


1. Trong cửa sổ được hiển thị hiện hành, nhắp chuột vào nút sau trên thanh công
cụ.

2. Hình ảnh của cửa sổ trong đó nút đã được nhấn sẽ được xuất tới máy in.
Trong ví dụ được trình bày dưới đây, việc nhắp chuột vào nút đó trong cửa sổ
đồ họa xuất ra hình ảnh của chỉ riêng cửa sổ đồ họa thôi. Các hình ảnh của các
cửa sổ khác sẽ không được xuất.

 Xuất tất cả các hình ảnh đã hiển thị trên màn hình.
1. Nhắp chuột vào nút sau trong cửa sổ thông điệp hệ thống.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 45


CENTUM CS 3000

2. Tất cả các hình ảnh đã hiển thị trên màn hình sẽ được xuất ra máy in.
Trong ví dụ dưới đây, tất cả các hình ảnh bao gồm cửa sổ ứng dụng windows
thông thường sẽ được xuất ra máy in.

 Xuất hình ảnh màn hình tới tập tin.


1. Nhắp chuột lên nút hiển thị trạng thái hệ thống trong menu gọi cửa sổ hoặc
hộp công cụ.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 46


CENTUM CS 3000

2. Cửa sổ tổng quan trạng thái hệ thống sẽ xuất hiện.


3. Nhắp chuột lên nút HIS setup trên thanh công cụ của cửa sổ tổng quan trạng
thái hệ thống.

4. Cửa sổ HIS setup sẽ mở.

5. Đánh dấu vào hộp chọn kế bên Output to file trong menu printer.
6. Nhắp chuột lên nút đó để xuất các hình ảnh màn hình tới máy in. Các hình ảnh
màn hình sẽ được xuất tới tập tin cũng như tới máy in.
Tập tin sẽ được xuất ra ở dạng bitmap (.bmp). Khi gọi lại hình ảnh màn hình,
cửa sổ sau có thể được dùng để mở tập tin.

Xuất lại các hình ảnh màn hình đã xuất trước đây
Một màn ảnh màn hình có thể được lưu vào một tập tin để cho nó có thể được xuất lại tới
máy in hoặc hiển thị lại trên màn hình.

 Hiển thị một hình ảnh màn hình.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 47


CENTUM CS 3000

1. Các hình ảnh màn hình đã lưu vào một tập tin có thể được hiển thị trong cửa
sổ hình ảnh.
2. Menu gọi cửa sổ sẽ xuất hiện.
3. Nhắp chuột lên nút hình ảnh trong menu gọi cửa sổ.

4. Cửa sổ hình ảnh sẽ mở.


Cửa sổ hình ảnh đã hiển thị trình bày hình ảnh màn hình đã xuất trước đây.

5. Nhắp chuột lên nút sau trong cửa sổ hình ảnh.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 48


CENTUM CS 3000

6. Hộp đối thoại xuất hiện, chọn hình ảnh màn hình đã lưu trong tập tin.

7. Chọn tập tin có chứa hình ảnh màn hình phải hiển thị.
8. Nhắp chuột lên nút Open.
9. Hình ảnh màn hình đã lưu trong tập tin đã chọn sẽ được hiển thị trong cửa sổ
hình ảnh.

 Xuất một hình ảnh màn hình tới máy in.


Hình ảnh màn hình đã hiển thị trong cửa sổ hình ảnh có thể được xuất tới máy
in.
1. Trong cửa sổ hình ảnh, nhắp chuột lên nút sau trên thanh công cụ.

2. Một hộp đối thoại để thực hiện cài đặt in sẽ xuất hiện.

3. Cài đặt chế độ xuất và máy in nơi xuất.

2.2.8. CỬA SỔ TUNING - TUNING WINDOW

Cửa sổ tuning hiển thị chi tiết trạng thái điều khiển cho các khối chức năng riêng rẽ. Cửa
sổ này có thể được dùng để theo dõi và được sử dụng để thay đổi các thông số tuning.

Tóm tắt cửa sổ tuning


Cửa sổ tuning hiển thị trạng thái điều khiển của khối chức năng. Nó cũng được dùng để
điều chỉnh các cài đặt cho các thông số điều khiển và các giá trị setpoint khác nhau, cũng
như gán và loại bỏ các dấu vận hành. Cửa sổ tuning được tạo ra tự động khi một khối
chức năng được tạo ra trong trình xây dựng tổng quan khối chức năng.
Hình dưới là một ví dụ về cửa sổ tuning.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 49


CENTUM CS 3000

Các thành phần của của sổ tuning


Cửa sổ tuning bao gồm một thanh công cụ, vùng hiển thị thông số, vùng hiển thị đồ thị
tiến trình tuning, faceplate thiết bị và thanh trạng thái.

 Thanh công cụ của cửa sổ tuning.


Bằng cách sử dụng thanh công cụ của cửa sổ tuning, các dấu vận hành có thể được
thêm vào họăc xóa đi, và chế độ của khối chức năng có thể được thay đổi.

Các nút trên thanh công cụ của cửa sổ tuning được giải thích như sau.

Nút này xuất hình ảnh của cửa sổ tuning đã hiển thị hiện hành.

Nút này công nhận báo động đã phát ra trong khối chức năng được hiển thị.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 50


CENTUM CS 3000

Khi nút này được nhắp chuột, dữ liệu đồ thị tiến trình tuning được thu thập ngay
cả khi cửa sổ tuning bị đóng; và trend tuning được hiển thị khi cửa sổ tuning được
goi lại trong thời gian kế tiếp.
Nút này có thể được sử dụng khi trend tuning được hiển thị.

Khi núp này được nhắp chuột lên, việc hiển thị trend tuning bị dừng. Để bắt đầu
lại việc cập nhật hiển thị, trả nút đó trở lại trạng thái ban đầu.
Khi nút này được trả lại trạng thái ban đầu, việc hiển thị tuning trend bắt đầu lại từ
thời gian hiện tại. Lưu ý rằng sự thu thập dữ liệu liên tục ngay cả khi sự hiển thị bị
dừng.
Nút này có thể được dùng khi tuning trend được hiển thị.

Khi nút này được nhấp chuột lên, đồ thị tuning trend sẽ tăng hoặc giảm theo
hướng trục thời gian (trục hoành).
Nút này có thể được dùng khi tuning trend được hiển thị.

Khi nút này được nhắp chuột lên trong khi đồ thị tuning trend được hiển thị ở
khuôn dạng analog (tương tự) thì phạm vi hiển thị theo trục dữ liệu (trục tung) có
thể được tăng hoặc giảm so với đồ thị trend được hiển thị.
Nút này có thể được dùng khi tuning trend được hiển thị.

Nhắp chuột lên nút này có thể thay đổi khối chức năng tới chế độ khối trực tiếp sơ
cấp.
Khi nút này được nhắp chuột lên, một hộp đối thoại xuất hiện để nhắc sự xác nhận
của người vận hành. Để trả lại chế độ ban đầu, nhắp đúp chuột lên chuỗi hiển thị
chế độ trong vùng hiển thị thông số để gọi hộp đối thoại nạp dữ liệu, rồi đưa tên
chế độ làm việc vào.
Nút này được hiển thị khi cửa sổ tuning là cho khối chức năng mà trợ giúp chế độ
trực tiếp sơ cấp.

Nhắp chuột vào nút này có thể thay đổi chế độ khối chức năng sang chế độ AOF
(tắt báo động chớp nháy) để làm tắt báo động.
Khi nhắp chuột lên nút này, một hộp đối thoại sẽ nhắc người vận hành xác nhận.
Để trả về trạng thái ban đầu, lại nhắp chuột lên nút này.
Nút này được hiển thị khi cửa sổ tuning dành cho khối chức năng mà trợ giúp chế
độ AOF.

Nhắp chuột lên nút này có thể chuyển trạng thái dữ liệu sang trạng thái căn chỉnh.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 51


CENTUM CS 3000

Khi nút này được nhắp chuột, một hộp đối thoại xuất hiện để nhắc người vận hành
xác nhận. Để trả về trạng thái ban đầu, lại nhắp chuột lên nút này.
Nút này được hiển thị khi cửa sổ tuning dành cho khối chức năng mà trợ giúp chế
độ căn chỉnh.

Nút này gọi hộp đối thoại ấn định dấu vận hành.
Trong hộp này, các dấu vận hành cho faceplate thiết bị đã hiển thị trong cửa sổ
tuning có thể được xác định.
Hình vẽ dưới trình bày một ví dụ về hộp đối thoại ấn định dấu vận hành.

Dấu vận hành dành để lưu ý người dùng về các trạng thái khối chức năng chẳng
hạn như “bảo dưỡng thiết bị”, “có trục trặc” và “cấm vận hành”.
- Sử dụng hộp đối thoại ấn định dấu vận hành
Khi ấn định dấu vận hành, chọn dấu vận hành phải ấn định cho faceplate thiết
bị và nhắp chuột vào nút OK. Tương tự, để loại bỏ dấu vận hành đã được ấn
định, chọn None.
- An ninh trong hộp đối thoại ấn định dấu vận hành.
Trong đối thoại ấn định dấu vận hành, an ninh được đặt cho mỗi một dấu vận
hành. An ninh cho dấu vận hành được xác định bởi mức độ an ninh chức năng
mà đã được xác định bởi các trình xây dựng. Các dấu vận hành mà người vận
hành không được quyền vận hành sẽ không được hiển thị trong đối thoại ấn
định dấu vận hành.

Nhắp chuột lên nút này gọi cửa sổ bản vẽ điều khiển.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 52


CENTUM CS 3000

Nhắp chuột lên nút này gọi cửa sổ bảng tuần tự.
Nút này được hiển thị tùy thuộc vào kiểu của khối chức năng.

Nhắp chuột lên nút này gọi cửa sổ sơ đồ lôgic.


Nút này được hiển thị tùy thuộc vào kiểu của khối chức năng.

Nhắp chuột lên nút này gọi cửa sổ SEBOL.


Nút này được hiển thị tùy thuộc vào kiểu của khối chức năng.

Nhắp chuột lên nút này gọi cửa sổ SFC.


Nút này được hiển thị tùy thuộc vào kiểu của khối chức năng.

Nút này công nhận một lệnh bắt đầu cho khối chức năng.
Nút này được hiển thị cho khối rơ le thời gian.

Nút này công nhận lệnh dừng cho khối chức năng.
Nút này được hiển thị cho khối rơ le thời gian.

Nút này công nhận lệnh tạm dừng cho khối chức năng.
Nút này được hiển thị cho khối rơ le thời gian.

Nút này công nhận lệnh khởi động lại cho khối chức năng.
Nút này được hiển thị cho khối rơ le thời gian.

Nút này gọi hộp đối thoại để hiển thị dữ liệu thô.
Nút này được hiển thị cho khối chức năng với tiêu đề dữ liệu “RAW”. Lưu ý rằng
“★” (lỗi truyền thông) được hiển thị nếu một đầu vào khối chức năng không phải
là một đầu vào công nghệ.

 Vùng hiển thị thông số của cửa sổ tuning.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 53


CENTUM CS 3000

Các giá trị hiện tại của các thông số khối chức năng được hiển thị trong vùng hiển
thị thông số của cửa sổ tuning. Các kiểu thông số được hiển thị thay đổi theo kiểu
của các khối chức năng.

Trong vùng hiển thị thông số của cửa sổ tuning, tối đa 10 kí số cho dữ liệu số, 16 kí
số cho dữ liệu chữ và 6 kí số cho các kí hiệu đơn vị kỹ thuật có thể được hiển thị.

 Hiển thị giá trị xuất ra (MV) trên faceplate thiết bị.
Giá trị MV được hiển thị theo hai kiểu, kiểu số thực hoặc kiểu %.
Hiển thị kiểu số thực sử dụng giá trị kỹ thuật giống như giá trị đo công nghệ (PV)
hoặc giá trị setpoint (SV). Khi hiển thị ở dạng %, số thực được biến đổi sang giá trị
có phạm vi từ 0 tới 100%. Đặc điểm kỹ thuật đó có thể xác định được trên trình xây
dựng chi tiết khối chức năng.
Khi qui định hiển thị ở dạng %, các thông số sau được hiển thị theo %: MV, OPHI,
OPLO, MH, ML, PMV.

 Vùng hiển thị đồ thị trend tuning của cửa sổ tuning.


Dữ liệu công nghệ của khối chức năng được vẽ như đồ thị tuning trong cửa sổ
tuning.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 54


CENTUM CS 3000

 Thu thập trend tuning


Trend tuning thu thập dữ liệu công nghệ từ khối chức năng được hiển thị trong cửa
sổ tuning và hiển thị nó dưới dạng đồ thị. Chu kì lấy mẫu là một giây và tối đa 2880
dữ liệu có thể được hiển thị.
Các tiêu đề dữ liệu công nghệ có thể được thu thập từ khối chức năng và các màu
sắc hiển thị tương ứng được liệt kê như sau:
- Biến công nghệ (PV), giá trị xuất ra đã tính toán (CPV), dữ liệu đầu vào hồi
tiếp (FV) được hiển thị bằng màu lục lam.
- Giá trị setpoint (SV), vị trí công tắc (SW) được hiển thị bằng màu trắng.
- Giá trị MV được hiển thị bằng màu đỏ tươi.

Sự thu thập đồ thị trend tuning bắt đầu khi cửa sổ tuning được gọi và dừng khi cửa
sổ tuning bị đóng. Khi đóng cửa sổ, dữ liệu trend tuning đã hiển thị sẽ bị mất. Để
giữ cho sự thu thập dữ liệu trend tuning tiếp tục sau khi đóng cửa sổ tuning, phải sử
dụng chức năng reserve (dự trữ).

 Dự trữ trend tuning


Chức năng dự trữ trend tuning giữ cho sự thu thập dữ liệu trend liên tục sau khi
đóng cửa sổ tuning. Khi sử dụng chức năng này, sử dụng nút thanh công cụ dưới
đây.

Khi nhắp chuột vào nút này, trend tuning liên tục được hiển thị trong lần gọi tới của
cửa sổ tuning.
Tương tự, khi gọi một trend tuning mà chức năng dự trữ đang chạy, trend dữ liệu đã
lưu có thể được hiển thị và cuộn ngược lại. Khi gọi một tuning trend mà chức năng
dự trữ không chạy, sự thu thập dữ liệu bắt đầu tại thời điểm nó được gọi. Chức năng
dự trữ có thể được áp dụng với tối đa 16 trend dữ liệu trong một HIS. Khi số lượng
trend dữ liệu được dự trữ vượt quá 16, các chức năng dự trữ bị mất theo dạng FIFO
(first in first out).

 Tạm dừng cập nhật dữ liệu tuning trend.


Khi cuộn đồ thị trend tuning ngược lại, sự cập nhật dữ liệu trend tự động tạm dừng.
Khi thôi tạm dừng, đồ thị trend tuning được tự động hiển thị sử dụng thời gian hiện
tại như điểm chuẩn.
 Faceplate thiết bị của cửa sổ tuning.
Các faceplate thiết bị trong cửa sổ tuning báo về mặt đồ họa giá trị hiện tại của dữ
liệu công nghệ và dữ liệu khác trong khối chức năng. Bằng cách vận hành faceplate
thiết bị, việc thay đổi và cài đặt thông số, cũng như thay đổi chế độ làm việc có thể
được thực hiện.

 Thanh trạng thái của cửa sổ tuning.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 55


CENTUM CS 3000

Phạm vi hiển thị theo trục thời gian của đồ thị trend và tốc độ tăng/giảm về phạm vị
trục dữ liệu của đồ thị trend tuning được hiển thị trong thanh trạng thái của cửa sổ
tuning.

Thay đổi thông số


Các thông số của khối chức năng có thể thay đổi được trong cửa sổ tuning.
- Được phép/bị cấm thay đổi thông số.
Các giá trị hiện hành của các thông số khối chức năng được hiển thị trong vùng
hiển thị thông số trong cửa sổ tuning. Kiểu của thông số được hiển thị thay đổi
theo kiểu khối chức năng. Người dùng có thể thay đổi các giá trị cho một số các
thông số. Khối chức năng và mức độ an ninh dữ liệu quyết định liệu các thay
đổi thông số có được phép hay là không. Khi tiêu đề dữ liệu được hiển thị với
dấu “=”, thông số đó có thể thay đổi được. Các giá trị tiêu để dữ liệu hiển thị
với dấu “:”, và PV không thể thay đổi được.
- Cách thay đổi các thông số.
Sử dụng hoặc đối thoại menu hoặc đối thoại dữ liệu chuỗi để thay đổi các thông
số.
- Đối thoại menu.
Các thông số do người dùng định nghĩa cho thiết bị đơn vị, tuần tự đơn vị và
khối SFC được cài đặt bằng đối thoại menu. Trong đối thoại menu, setpoint có
thể được nạp nhờ định dạng menu. Thực hiện các chọn lựa từ menu đặt trước,
giúp chống sai sót vận hành.
Đối thoại menu có thể được gọi bằng cách nhắp chuột lên tên tiêu đề dữ liệu.

Cửa sổ tuning với dữ liệu chuỗi được hiển thị


Nếu khối chức năng là một khối SFC hoặc khối thiết bị đơn vị, dữ liệu
chuỗi có thể được hiển thị trong cửa sổ tuning.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 56


CENTUM CS 3000

- Hiển thị dữ liệu chuỗi trong cửa sổ tuning.


Hình dưới trình bày một ví dụ minh họa.

- Hộp đối thoại dữ liệu chuỗi.


Mỗi một phần tử của dữ liệu chuỗi được hiển thị trong hộp đối thoại chuỗi.
Hộp đối thoại này có thể được gọi bằng cách nhắp chuột lên tên tiêu đề dữ
liệu trong cửa sổ tuning.

Trong hộp đối thoại dữ liệu chuỗi, các tiêu đề đa dữ liệu không thể được
hiển thị đồng thời.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 57


CENTUM CS 3000

Các con số nằm ngang là cho phần tử chuỗi 1, các con số theo chiều đứng
là cho phần tử chuỗi 2.
Hiển thị cho phần tử chuỗi 1: [phần tử 1,*]
Ví dụ: nếu phần tử 1 là 3: thì [3,*].

Hiển thị cho phần tử chuỗi 2: [*, phần tử 2].


Ví dụ: Nếu phần tử 2 là 3; thì [*,3].

2.2.9. HỆ THỐNG BÁO ĐỘNG

Khi một lỗi hệ thống xảy ra, âm thanh báo động sẽ phát ra và thông điệp báo động
hệ thống sẽ phát ra để lưu ý người vận hành.

- Xác nhận từ cửa sổ thông điệp hệ thống.


Khi thông điệp báo động hệ thống phát ra, nút tương ứng trong cửa sổ thông
điệp hệ thống sẽ chớp sáng.

1. Khi báo động hệ thống phát ra, nút tương ứng trong cửa sổ thông điệp hệ
thống sẽ phát sáng và thông điệp báo động hệ thống sẽ xuất hiện trong vùng
hiển thị thông điệp.
2. Nhắp chuột vào vùng hiển thị thông điệp hoặc nút chớp sáng trong cửa sổ
thông điệp hệ thống.
3. Cửa sổ báo động hệ thống sẽ mở.
4. Để công nhận tất cả các thông điệp đồng thời, nhắp chuột vào nút công nhận.
Để công nhận các thông điệp riêng rẽ, chọn các thông điệp phải công nhận và
nhắp chuột lên nút công nhận.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 58


CENTUM CS 3000

5. Với sự công nhận theo nhóm, tất cả các thông điệp chưa công nhận được công
nhận; với sự công nhận riêng rẽ, các thông điệp đã chọn được công nhận.
6. Nhắp vào nút delete (xóa).
7. Tất cả các thông điệp đã công nhận sẽ bị xóa.

- Xác nhận từ cửa sổ navigator.


Khi thông điệp báo động hệ thống phát ra, biểu tượng sau sẽ chuyển sang màu
báo động trong cửa sổ navigator.

1. Khi báo động hệ thống phát ra, biểu tượng thông điệp trong cửa sổ navigator
sẽ chuyển sang màu báo động.
2. Nhắp đúp chuột lên biểu tượng thông điệp đã chuyển màu.
3. Cửa sổ báo động hệ thống sẽ mở.
4. Xác nhận các nội dung thông điệp trong cửa sổ báo động hệ thống.
Để công nhận thông điệp, tuân thủ các bước giống như đã dùng để công nhận
các thông điệp từ cửa sổ báo động hệ thống.

- Xác nhận trong cửa sổ tổng quan trạng thái hệ thống.


1. Gọi cửa sổ tổng quan trạng thái hệ thống.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 59


CENTUM CS 3000

2. Gọi các cửa sổ hiển thị trạng thái riêng rẽ từ cửa sổ tổng quan trạng thái hệ
thống.
Nhắp đúp chuột lên biểu tượng FCS để gọi cửa sổ hiển thị trạng thái FCS;
nhắp đúp chuột lên biểu tượng BCV để gọi cửa sổ hiển thị trạng thái BCV.

2.3. CÁC CHỨC NĂNG ĐIỀU KHIỂN

Trong hệ thống DCS, trạm điều khiển hiện trường (FCS) đảm nhiệm các chức năng
điều khiển quá trình, các chức năng điều khiển thể hiện qua các khối chức năng mạnh mẽ
có tính năng điều khiển cấp cao. Thêm vào các khối điều khiển cơ bản là điều khiển điều
tiết và điều khiển tuần tự, là các khối điều khiển tuần tự cao cấp như khối đơn vị đo và
khối biểu đồ chức năng tuần tự (SFC). Hệ thống cung cấp tổng cộng 165 loại khối chức
năng để thực hiện việc điều khiển phù hợp với bất kỳ hình thức sản xuất nào
Khối điều khiển điều tiết (Regulatory Control Block)

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 60


CENTUM CS 3000

Khối điều khiển điều tiết thực hiện việc tính toán dựa trên các giá trị công nghệ để
hiển thị hay điều khiển, bao gồm cả các bộ điều khiển PID, các bộ chỉ thị đầu vào, bộ nạp
thông số bằng tay, bộ lựa chọn tín hiệu, bộ đặt tín hiệu và bộ điều khiển tự chỉnh.
Khối tính toán (Calculation Block)
Khối tính toán có nhiệm vụ trợ giúp các chức năng điều khiển điều tiết và điều
khiển tuần tự, và thực hiện việc tính toán tổng thể các tín hiệu tương tự và các tín hiệu
tiếp điểm (logic)
Khối điều khiển tuần tự (Sequence Control Block)
Khối điều khiển tuần tự để thực hiện các yêu cầu tuần tự tổng thể như các yêu cầu
tuần tự liên động an toàn và tuần tự giám sát hiển thị các thông số công nghệ. Khối tuần
tự được xây dựng ở dạng bảng và dạng lưu đồ logic sử dụng các toán tử logic. Thiết bị
ngắt, bộ thời gian bộ đếm, mã vào/ ra, và nhiều loại khối khác được lập như các khối phụ
để thực hiện điều khiển tuần tự
Khối SFC (Sequence Function Control Block)
Khối SFC được viết dựa trên ngôn ngữ mô tả SFC. Khối FSC tuân theo tiêu chuẩn
IEC và sử dụng ngôn ngữ mở cho điều khiển tuần tự ví dụ như ngôn ngữ dạng lưu đồ.
Từng giai đoạn vận hành có thể được hiển thị trực quan, đó là một giải pháp lý tưởng cho
việc quản lý vận hành. Để mô tả chi tiết về điều khiển tuần tự, ngôn ngữ hướng điều
khiển tuần tự (SEBOL) của Yokogawa, một ngôn ngữ có cấu trúc tương tự như BASIC
và được sử dụng như ngôn ngữ tuần tự
Khối cửa sổ điều khiển (Faceplate Block)
Khối cửa sổ điều khiển được sử dụng để miêu tả hai hay nhiều khối chức năng tới
người vận hành thông qua một cửa sổ điều khiển của từng thiết bị(thông số công nghệ).
Có các loại cửa sổ điều khiển khác nhau đó là cửa sổ tương tự, cửa sổ tuần tự (rời rạc) và
cửa sổ Hybrid
Khối đơn vị đo lường (Unit Istrument Block)
Một đơn vị trong điều khiển mẻ biểu thị cho một nhóm các thiết bị công nghệ và
thiết bị điều khiển trong dây chuyền. Vận hành và điều khiển đơn vị đó thông qua “khối
đơn vị đơn”. Ví dụ, mỗi đơn vị công nghệ được gán cho một “khối đơn vị”, việc vận
hành và điều khiển trên mỗi đơn vị sẽ được thực hiện thông qua khối đó bởi vì một khối
sẽ đại diện cho một nhóm các đơn vị công nghệ. Việc lập khối đơn vị cho phép điều
khiển một đơn vị một cách tổng quát rồi áp dụng cho tất cả các đơn vị khác cùng loại,
chức năng này giúp chúng ta đơn giản hóa việc lập trình, vận hành và giám sát của các
thiết bị mà chỉ khác nhau ở tên nhãn.
Điều khiển theo mẻ (Batch Control)

3. CHỨC NĂNG BẢO MẬT

3.1. KHÁI QUÁT VỀ CHỨC NĂNG BẢO MẬT

Chức năng bảo mật giúp ngăn chặn các lỗi của người vận hành và đảm bảo an toàn
cho hệ thống, chế độ bao mật nhiều mức có thể được đặt, ví dụ như cấm vận hành đối với
người không có thẩm quyền hay giới hạn ở chế độ chỉ vận hành và giám sát, hạn chế
người vận hành tác động đến hệ thống. các chế độ bảo mật bao gồm:

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 61


CENTUM CS 3000

 Bảo mật người sử dụng


 Bảo mật HIS
 Bảo mật FCS
 Bảo mật nhãn
 Bảo mật cửa sổ
 Bảo mật mức độ quan trọng của báo động
 Bảo mật màu báo động
 Bảo mật tên báo động
 Xác nhận dấu vân tay

Người vận hành có thể định nghĩa các thuộc tính của chức năng vận hành và giám sát
dưới đây:
 User name - (Sẽ miêu tả chi tiết dưới đây)
Một quá khứ vận hành được ghi lại cho mỗi một người sử dụng.
 User group - (Sẽ miêu tả chi tiết dưới đây)
Những phạm vi hạn chế này của dữ liệu FCS có thể được giám sát và thay đổi bởi một
nhóm các thành viên.
 User permissions - (Sẽ miêu tả chi tiết dưới đây)
Khi người sử dụng truy nhập, nhóm người sử dụng và sự cho phép người sử dụng tương
ứng được kiểm tra để xác định phạm vi của chức năng vận hành và giám sát.
Lưu đồ của chức năng bảo mật được minh hoạ dưới đây

Tên người sử dụng- User Name


Đây là một tên người sử dụng cụ thể mà xác định ai là người vận hành duy nhất. Một mật
khẩu sẽ được thiết lập ứng với mỗi tên người sử dụng, các mật khẩu được định nghĩa trên
một HIS cơ sở. Chức năng vận hành và giám sát quản lý mật khẩu riêng từ chức năng bảo
mật Windows. Bởi vậy tên người sử dụng của HIS không chấp nhận với tên người sử
dụng truy nhập của Windows

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 62


CENTUM CS 3000

Các nhóm người sử dụng- User groups


Nhóm người sử dụng mà trong đó người sử dụng thuộc về sự quyết định phạm vi của
chức năng vận hành và giám sát mà có thể được thực hiện. Nhóm người sử dụng xác định
FCS nào có thể được giám sát, FCS nào có thể được vận hành, và cửa sổ nào có thể được
hiển thị. Ta có thể hạn chế các mục nào được theo dõi và vận hành bởi việc chỉ rõ tên
trạm và tên bản vẽ
User permissions
Ta có thể chia nhóm người sử dụng thành vài mức độ đặc quyền truy nhập. Mặc định là 3
mức S1, S2, và S3 trên một nhóm như bảng sau:

Bảo mật trên một


khối chức năng cơ bản
Bạn có thể yêu cầu xác nhận khi đặt dữ liệu ở các khối chức năng quan trọng, để ngăn
ngừa việc nhập dữ liệu không mong muốn.
Cho mỗi một khối chức năng riêng bạn có thể chỉ rõ:

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 63


CENTUM CS 3000

o Sự hạn chế người sử dụng


o Xác nhận các thiết lập
o Xử lý các báo hiêụ
Các nhãn tương ứng đối với mỗi một chức năng riêng cũng có thể được quy định bởi
người sử dụng, để biểu thị các nhãn quan trọng (ưu tiên)

Bảo mật cửa sổ


Đối với mỗi cửa sổ, bạn có thể đặt 3 loại thẩm quyền cho vận hành và giám sát
Các cửa sổ thông thường
Các cửa sổ quan trọng
Các cửa sổ vận hành hệ thống

3.2. THIẾT LẬP VÀ TRUY NHẬP MỨC BẢO MẬT

User
Việc thực hiện các chức năng vận hành và giám sát của người sử dụng được phân loại
dựa trên các mức đặc quyền.
Các thuộc tính sau đây được gán cho mỗi một người sử dụng:

 Vị trí của người sử dụng trong bảo mật người sử dụng


Chức năng bảo mật người sử dụng xác định mức thẩm quyền của người sử dụng
thông qua việc kiểm tra User Name.
User Name mặc định
HIS đưa ra các User Name mặc định dưới đây.
Mức thẩm quyền của người sử dụng truy nhập từ hộp thoại User-in trở nên có hiệu lực
khi khoá chuyển chế độ ở bàn phím vận hành ở vị trí OFF

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 64


CENTUM CS 3000

Password không đòi hỏi đối vơí OFFUSER nhưng đòi hỏi đối với ONUSER và
ENGUSER , password được định nghĩa bởi người sử dụng.
Khoá chuyển chế độ người sử dụng
Khi khởi động HIS, OFFUSER được gán tới người sử dụng đầu tiên một cách tự
động, ở HIS, các mức thẩm quyền như phạm vi vận hành và giám sát của người vận có
thể được thay đổi bởi khoá chuyển chế độ người sử dụng (User switching).
Ở HIS, chuyển OFFUSER tới người sử dụng khác được gọi là USER-IN, khi người sử
dụng chuyển trở lại OFFUSER được gọi là USE-OUT. Để thực hiện USER-IN hay
USER-OUT, gọi ra hộp thoại USER-IN từ System Message Window và nhập vào User
name và Password

PASSWORD

HIS công nhận thẩm quyền cụ thể đối với mỗi người sử dụng. Chỉ những người sử
dụng có thẩm quyền được nhận dạng bởi Password có thể chuyển chế độ người sử dụng.
Mỗi một Password của người sử dụng được quản lý bởi HIS.
Thiết lập Password có thể được thực hiện trong hộp thoại User-In được gọi ra từ Sytem
Message Window
Thay đổi Password
Password của CENTUM, một account logon cho HIS, có thể được thay đổi như sau:
Sử dụng hộp thoại dưới đây để thay đổi password

1. Click vào nút bấm Change Password trong hộp thoại HIS Utility
2. Hộp thoại Change Password được gọi ra.

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 65


CENTUM CS 3000

3. Nhập vào tên Password mới


4. Nhâp lại để xác nhận Password
5. Click OK

Thay đổi mức quyền truy nhập trên bàn phím vận hành
Mức quyền truy nhập của người sử dụng có thể thay đổi tạm thời sử dụng khoá
chuyển chế độ trên bàn phím. Mức thay đổi quyền truy nhập trên bàn phím có ưu tiên
cao hơn mức thiết lập ở hộp thoại User-in.
Hai chế độ khoá chuyển chế độ dưới đây được sử dụng để chuyển mức quyền truy nhập:
Khoá chuyển chế độ chức năng vận hành
Khoá có thể được chuyển chỉ với hai vị trí ON và OFF
Khoá chuyển chế độ chức năng thiết kế
Khoá có thể được chuyển tới bất kỳ vị trí nào

Nếu mức quyền truy nhập được thay đổi với khoá chuyển chế độ trong khi thông tin đã
được hiển thị trong cửa sổ vận hành và giám sát, hoạt động sẽ liên tục căn cứ vào mức
quyền truy nhập mà không đòi hỏi hiển thị lại cửa sổ vận hành

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 66


CENTUM CS 3000

Hệ thống điều khiển phân tán-DCS Trang 67

You might also like