Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 144

Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

BÁO CÁO PHÚC TRÌNH THỰC TẬP


TRƯỞNG CA VẬN HÀNH
NHÀ MÁY ĐA DÂNG 2

Người hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Anh - Tổ trưởng vận hành nhà máy Đa Dâng 2
Nhóm hỗ trợ: Trần Đình Thảo – Quản đốc PXSX
Nhân viên tập sự: Trần Hoàng Sanh
Đơn vị công tác: Tổ vận hành nhà máy Đa Dâng 2
Thời gian thực tập: Từ ngày 04/01/2016 đến 30/6/2017

Trậầ n Hoậì ng Sanh Page 1


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
Nhận xét của người hướng dẫn
.....................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
......................................................................................................................

Người hướng dẫn

Nhận xét của Quản đốc PXSX


......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
..........................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................

Quản đốc PXSX

Xét duyệt của Giám Đốc Chi Nhánh


......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................

Giám đốc

Trậầ n Hoậì ng Sanh Page 2


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
PHẦN I. TỔNG QUAN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA DÂNG 2
VÀ CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHÍNH
CÔNG TRÌNH HỒ ĐẬP TUYẾN NĂNG LƯỢNG

Công trình Thủy điện Đa Dâng 2 được xây dựng trên sông Đa Dâng có đập dâng
đặt tại vị trí cách cửa sông khoảng 4 km theo đường sông. Kênh dẫn nước đến nhà
máy thủy điện đặt ở bờ trái sông Đa Dâng tại khu vực ngã ba cửa sông Đa Dâng đổ
vào sông Đồng Nai.
Đầu mối công trình thuộc xã Tân Văn huyện Lâm Hà và xã Tân Thành huyện Đức
Trọng, cách thị trấn Liên Nghĩa huyện Đức Trọng khoảng 21 km theo đường quốc lộ,
cách thành phố Đà Lạt khoảng 50km về phía Đông Bắc. toạ độ tuyến đập là:
11043’37” vĩ độ Bắc, 108015’00” kinh độ Đông. Vùng hồ thuộc hai xã Tân Văn huyện
Lâm Hà và xã Tân Thành huyện Đức Trọng, vùng tuyến công trình thuộc địa phận xã
Tân Thành. Theo TCXDVN 285: 2002 thuỷ điện Đa Dâng 2 là công trình cấp III.
Thủy điện Đa Dâng 2 được khởi công xây dựng từ đầu năm 2008, có công suất lắp
máy 34 MW với 2 tổ máy (2x17MW), đấu nối bán điện qua đường dây 110kV mạch
kép dài 7,7km, xuất tuyến 171: Đa Dâng 2 – Đức Trọng và xuất tuyến 172: Đa Dâng 2
– Di Linh. Sản lượng điện thiết kế 152,11 triệu Kwh/năm.
I. Tổng quan.
1. Hồ chứa
Hồ chứa để tích nước, chứa nước ổn định lưu lượng và tạo cột áp tạm thời cho tổ
máy.
 Các thông số hồ chứa:
- Diện tích lưu vực : 1170km2.
- Dòng chảy năm: Lưu lượng trung bình : 33.5m3 /s.
- Tổng lượng dòng chảy năm : 1057.106 m3.
- Lượng mưa trung bình nhiều năm : 1900mm.
- Mực nước dâng bình thường : 810m.
- Mực nước chết : 809m.
- Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT : 39.8ha.
- Dung tích toàn bộ : 0.912.106 m3.
- Dung tích hữu ích : 0.345.106 m3.
- Dung tích chết : 0.567. 106 m3.
- Cột nước phát điện lớn nhất : 88,6 m.
- Cột nước phát điện tính toán : 86,2 m.
- Cột nước phát điện bé nhất : 86,2 m.
2. Đâp tràn:
- Loại : Tràn tự do, bê tông cốt thép.
- Cao trình đỉnh đập : 815m.
- Cao trình ngưỡng tràn : 810m.
- Số khoang tràn : 1.
- Bề rộng 1 khoang tràn : 200m.
3. Cửa xả cát hồ chứa:
Trậầ n Hoậì ng Sanh Page 3
Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
- Dùng để xả cát, bùn lắng đọng trong hồ và xả nước về hạ lưu vào mùa khô;
- Cao trình đáy cửa xả : 805 m.
- Kích thước cửa van (bxh) : 2x3 m.
- Nâng hạ bằng động cơ nâng trục vít.
4. Cửa chắn rác:
- Có ba cửa chắn rác, dùng để chắn rác, đất đá và cây cối vào kênh dẫn.
- Kích thước mỗi cửa (bxh) : 5,5x3,5 m.
- Nâng hạ bằng cẩu trục chân dê 10T.
5. Cửa sửa chữa:
- Có một cửa sửa chữa và hai khe van nằm trước của vận hành, mục đích để phục
vụ kiểm tra và sửa chữa cửa van vận hành của cửa nhận nước và khe van. Cửa van sửa
chữa được thiết kế vận hành trong trạng thái áp lực cân bằng, trước khi vận hành van
sửa chữa, đường kênh dẫn nước phải được đóng lại bằng cửa van vận hành.
- Kích thước mỗi cửa (bxh) : 5,5x2,5 m.
- Là loại cửa phẳng trượt có van bypass làm việc trong trạng thái nước tĩnh, được
nâng hạ bằng cẩu trục chân dê 15T.
6. Cửa vận hành:
- Có hai cửa vận hành, mục đích mở để dẫn nước từ hồ chứa vào kênh dẫn đến bể
áp lực và vào đường ống để chạy máy hoặc đóng lại khi dừng máy hoặc cần kiểm tra,
bảo dưỡng và sửa chữa, vớt rác kênh dẫn, bể áp lực, đường ống áp lực.
- Kích thước mỗi cửa (bxh) : 5,5x2,5 m.
- Được nâng hạ bằng xylanh thủy lực.
7. Kênh dẫn nước:
- Loại : hở, mặt cắt hình thang.
- Kích thước (bề rộng x chiều cao) : 8x3.2m.
- Chiều dài tuyến kênh : 2698.5m.
- Độ dốc đáy kênh : 0.03%.
8. Bể áp lực:
- Ổn định dòng chảy, tạo cột áp, giải tỏa áp lực khi đóng van đĩa khẩn cấp, cung
cấp kịp thời lưu lượng nước khi tăng công suất.
- Kết cấu : BTCT.
- Cao trình đáy bể : 799.5m.
- Cao trình đỉnh bể : 809.15m.
- Cao trình ngưỡng cửa nhận nước : 802.25m.
- Chiều dài bể : 100m.
- Chiều rộng bể : 24m.
- Cao trình ngưỡng tràn xả thừa : 808.1m.
- Chiều rộng tràn xả thừa : 60m.
- Chiều rộng máng tràn : 5.5-8m.
- Độ dốc đáy máng : 2%.
- Chiều rộng dốc nước : 10m.
- Độ dốc : 30%.
- Cao trình mũi phun : 795.23m.
* Bể áp lực có các thiết bị sau:
+ Cửa chắn rác:
- Có hai cửa chắn rác gồm hai khung chắn rác xếp chồng lên nhau, ngăn không
cho rác hay đá vào tuabine thông qua đường ống áp lực.

Trậầ n Hoậì ng Sanh Page 4


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
- Được làm bằng thép có sơn chống rỉ.
- Kích thước mỗi cửa (bxh) : 5x5,9 m.
- Được nâng, hạ bằng balăng điện 10T.
+ Cửa nhận nước:
- Có một cửa nhận nước tại bể áp lực, cửa mở để đưa nước từ bể áp lực vào đường
ống áp lực.
- Đóng vai trò như cửa van sự cố để đóng cửa lấy nước trong các trường hợp sự
cố, sửa chữa và bảo dưỡng đường hầm, van đĩa trước tuabine.
- Cửa nhận nước có van bypass để nạp nước vào đường ống, nhiệm vụ đưa nước
vào tuabine thông qua đường ống áp lực.
- Kết cấu bằng thép không rỉ, làm kín bằng gioăng cao su.
- Kích thước mỗi cửa (bxh) : 3,7x3,7 m.
- Được nâng hạ bằng máy nâng trục vít.
+ Cửa xả cát bể áp lực:
- Dùng để xả cát, bùn lắng đọng bể áp lực.
- Cao trình đáy cửa xả : 799,5 m.
- Kích thước cửa van (bxh) : 1x1,5 m.
- Nâng hạ bằng máy nâng trục vít.
9. Đường ống áp lực:
- Đường ống áp lực cung cấp cho 2 tổ máy có đường kính D = 3,7m. Chiều dài của
đoạn ống chính là: 342,6m và đoạn nhánh rẽ là: 18m, có D = 2,25m. Đường ống có kết
cấu bằng thép, với chiều dày biến đổi từ 18 đến 22mm.
- Toàn bộ chiều dài đường ống chia làm 3 đoạn, tuyến đường ống có 4 mố néo và
16 mố đỡ trung gian. Phía sau mỗi mố néo bố trí một khớp co giãn nhiệt, phía trước
mố néo bố trí một cửa kiểm tra. Các mố đỡ được bố trí cách nhau 15m.
- Từ mố néo N1 đến mố néo N2, giữa 2 mố đỡ trung gian bố trí một gân tăng
cứng. Sau mố néo N4 đường ống được tách thành 2 đường ống nhánh với đường kính
được thu nhỏ dần và được lắp với van đĩa trước tuabin đường kính trong D = 2,25m.
Toàn bộ chiều dài đường ống được hàn nối từ các đoạn ống dài 3,0m.
9.1. Khớp nhiệt ( Khớp co giãn nhiệt )
- Khớp nhiệt được bố trí giữa hai mố néo (đặt phía sau mố néo) nhằm loại trừ việc
xuất hiện trọng lượng kết cấu các ứng suất bổ sung do tác động của nhiệt trên đường
ống. Khớp nhiệt có kết cấu gồm 3 phần chính: ống nối, miệng loa, vành nén.
9.2. Mố đỡ trung gian.
- Có kết cấu dạng con lăn được cấu tạo bởi 3 cụm.
- Vành mố được gắn cố định vào mặt ngoài của ống và được giới hạn bởi 2 tấm
đỡ đặt đối xứng. Vành mố được hàn từ 2 vách song song liên kết với nhau bằng các
khung ngang đặt đều đặn theo vòng tròn ống.
- Bộ phận gối đỡ con lăn hình trụ với các gối đỡ trục cũng như các tấm đỡ trên,
dưới và gối néo, các gối đỡ này được hàn với các tấm đỡ để lắp ghép với tấm đỡ của
bộ phận vành đỡ ống.
- Gối néo được bịt kín trong móng bê tông.
9.3. Cửa kiểm tra.
- Cửa kiểm tra dùng để cho người có thể chui vào đường ống để kiểm tra, làm sạch
sửa chữa mặt bên trong của nó. Các cửa kiểm tra được đặt gần mố néo ở phía trên.
- Cửa kiểm tra được chế tạo theo dạng kết cấu có nắp nén bởi áp lực từ phía trong
của nước.

Trậầ n Hoậì ng Sanh Page 5


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Hình 1. Đường ống áp lực dẫn nước từ bể áp lực vào tuabine

II. Vận hành cửa nhận nước vào kênh dẫn.


1. Sơ đồ dầu cửa nhận nước:

Trậầ n Hoậì ng Sanh Page 6


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Hình 1: Sơ đồ dầu cửa nhận nước


Hệ thống dầu nâng hạ cửa nhận nước gồm có 1 thùng chứa dầu dung tích 180(l), 2
bơm dầu có công suất 11kw, tốc độ 1455 vòng/phút, lưu lượng bơm 28 l/phút, áp lực
tối đa 210 bar, cửa được nâng hạ qua hệ thống xilanh thủy lực.
2. Vận hành nâng cửa:
2.1. Bật khóa nguồn tại tủ điều khiển cửa nhận nước, như hình 2.

Trậầ n Hoậì ng Sanh Page 7


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Hình 2: Khóa nguồn điều khiển trên tủ điều khiển


2.2. Chọn chế độ vận hành của động cơ bơm (bằng tay/ tự động) như hình 2:
- Chế độ tự động: Động cơ bơm dầu sẽ hoạt động tự động.
- Chế độ bằng tay: người vận hành phải thao tác chọn bơm 1 hoặc 2 (khóa
chọn bơm như hình 2), sau đó nhấn nút “chạy bơm” để bơm được chọn hoạt động (như
hình 3). Lúc này dầu sẽ được bơm qua van một chiều “VMC1”[“VMC2”]qua van điện
từ “VĐT NC” qua bộ lọc “BL1” và về lại bồn dầu, dầu chạy không tải tuần hoàn.
- Sau 15 giây thực hiện bước 2.3.
2.3. Nhấn nút “nâng cửa” để nâng cửa lên, như hình 3.

Hình 3: Nút nhấn chạy bơm và nâng cửa

Lúc này van điện từ “VĐT NC” có điện tác động khóa lại, dầu được đẩy qua van
một chiều “VMC3” qua van tay “VT1” đi vào xilanh đẩy pitong đi lên đồng thời kéo
cửa nhận nước lên, lượng dầu phía trên được hồi về bồn dầu thông qua van tay
“VT2”qua bộ lọc “BL1”.
2.4. Khi cửa đang nâng, muốn dừng tạm thời thì nhấn nút “tạm dừng” (như hình
4). Sau thời gian tạm dừng, muốn cửa tiếp tục nâng thì nhấn tiếp nút “tạm dừng” và
sau đó nhấn nút “nâng cửa”.
2.5. Khi cửa đang nâng muốn dừng hẳn thì nhấn nút “dừng bơm”, như hình 4.

Trậầ n Hoậì ng Sanh Page 8


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Hình 4: Nút nhấn dừng và tạm dừng

2.6. Khi cửa mở hoàn toàn sẽ tác động công tắc hành trình thì tự động dừng lại.
2.7. Khóa van tay đặt tại xi lanh thủy lực để tránh trường hợp cửa bị trôi do hệ
thống dầu bị rò rỉ, vị trí van nằm ngang như hình 5.

Hình 5: Van tay khóa đường dầu tránh cửa bị trôi

2.8. Sau khi mở xong: Tắt khóa nguồn, CB tổng và CB nguồn điều khiển.
3. Vận hành hạ cửa bình thường:
3.1. Bật khóa nguồn tại tủ điều khiển cửa nhận nước, như hình 2.
3.2. Chọn chế độ vận hành của động cơ bơm (bằng tay/ tự động) như hình 2:
- Chế độ tự động: Động cơ bơm dầu sẽ hoạt động tự động.
- Chế độ bằng tay: người vận hành phải thao tác chọn bơm 1 hoặc 2 (khóa
chọn bơm như hình 2), sau đó nhấn nút “chạy bơm” để bơm được chọn hoạt động (như
hình 6). Sau 15 giây thực hiện bước 3.3.
3.3. Nhấn nút “hạ cửa” để hạ cửa xuống, như hình 6.

Trậầ n Hoậì ng Sanh Page 9


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Hình 6: Nút nhấn chạy bơm và hạ cửa


Lúc này van điện từ “VĐT HCBT” có điện tác động mở ra, trọng lượng của cửa
nhận nước sẽ đẩy lượng dầu phỉa dưới xylanh qua van điện từ “VĐT HCBT” qua van
tiết lưu “SZ12” qua van tay “VT3” qua bộ lọc “BL1” và hồi về bồn dầu, đồng thời lực
hút trong xylanh sẽ hút dầu từ bồn dầu qua van một chiều “VMC4” qua van tay”VT2”
vào phía trên xylanh.
3.4. Khi cửa đang hạ, muốn dừng tạm thời thì nhấn nút “tạm dừng” (như hình 7).
Sau thời gian tạm dừng, muốn cửa tiếp tục hạ thì nhấn tiếp nút “tạm dừng” và sau đó
nhấn nút “hạ cửa”.
3.5. Khi cửa đang hạ muốn dừng hẳn thì nhấn nút “tạm dừng”, và off nguồn điều
khiển như hình 7.

Hình 7: Nút nhấn dừng và tạm dừng


3.6. Khóa van tay đặt tại xi lanh thủy lực để tránh trường hợp cửa bị trôi do hệ
thống dầu bị rò rỉ, vị trí van nằm ngang như hình 5.
3.7. Khi cửa hạ hoàn toàn sẽ tác động công tắc hành trình thì tự động dừng lại.
3.8. Sau khi hạ xong: Tắt khóa nguồn, CB tổng và CB nguồn điều khiển.
4. Vận hành hạ cửa nhanh:
4.1. Bật khóa nguồn tại tủ điều khiển cửa nhận nước, như hình 2.
4.2. Chọn chế độ vận hành của động cơ bơm (bằng tay/ tự động) như hình 2:
- Chế độ tự động: Động cơ bơm dầu sẽ hoạt động tự động.
- Chế độ bằng tay: người vận hành phải thao tác chọn bơm 1 hoặc 2 (khóa
chọn bơm như hình 2), sau đó nhấn nút “chạy bơm” để bơm được chọn hoạt động (như
hình 8). Sau 15 giây thực hiện bước 4.3.
4.3. Nhấn nút “hạ cửa nhanh” để hạ cửa xuống, như hình 8.
Trậầ n Hoậì ng Sanh Page 10
Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Hình 8: Nút nhấn chạy bơm và hạ cửa nhanh


Lúc này van điện từ “VĐT HCN” có điện tác động mở ra, trọng lượng của cửa
nhận nước sẽ đẩy lượng dầu phỉa dưới xylanh qua van điện từ “VĐT HCN” và vào lại
phía trên xylanh.
4.4. Khi cửa đang hạ, muốn dừng tạm thời thì nhấn nút “tạm dừng” (như hình 9).
Sau thời gian tạm dừng, muốn cửa tiếp tục hạ thì nhấn tiếp nút “tạm dừng” và sau đó
nhấn nút “hạ cửa nhanh”.
4.5. Khi cửa đang hạ muốn dừng hẳn thì nhấn nút “tạm dừng” và off nguồn.
4.6. Khóa van tay đặt tại xi lanh thủy lực để tránh trường hợp cửa bị trôi do hệ
thống dầu bị rò rỉ, vị trí van nằm ngang như hình 5.
4.7. Khi cửa hạ hoàn toàn sẽ tác động công tắc hành trình thì tự động dừng lại.
4.8. Sau khi hạ xong: Tắt khóa nguồn, CB tổng và CB nguồn điều khiển.

PHẦN II: TỔ MÁY CHÍNH

I. Máy phát.
1. Cấu tạo máy phát.
Gồm stator, rotor, khung trên, khung dưới, bộ làm mát và giá đỡ … . Trục rotor
của máy phát điện và bánh xe công tác được nối trực tiếp qua mặt bích.
Stator: Lõi thép Stator sẽ được nhận từ trường cao, để giảm tổn thất, có dạng hình
trụ, Stator được ghép bởi các tấm silic có độ dày 0.5mm, và được bắt chặt bởi bulong
cố định với sàn máy phát thành một khối. dây quấn được làm bằng các thanh đồng có
trang bị lớp mica có cấp cách điện F và đặt trong các rãnh của lõi thép, có cách điện tốt
với lõi thép.
Rotor: Roto kiểu cực lồi, trục rotor là trục rỗng được cấu tạo bằng thép chịu lực,
giá đỡ thép rotor (gông từ) và cực từ có nhiều lớp thép tấm độ dày 1.5mm ghép lại.
Giá đỡ rotor được hàn bởi nhiều giá thép chịu lực.
Dây quấn kích từ được chế tạo từ dây đồng, cách điện giữa các vòng dây bằng
mica. Các cuộn dây sau khi đã gia công được lồng vào thân cực từ. Việc cố định cực từ
trên lõi thép roto được thực hiện bằng đuôi hình T và đươc bắt chặt vào lõi thép roto.
Dạng mặt cực roto để khe hở không khí không đều, mục đích là làm cho từ cảm
trong khe hở không khí hình sin để sđđ cảm ứng ở dây quấn stator hình sin.
Khung trên: Khung trên là một phần quan trọng của máy phát. Trong khung trên
có các bạc đỡ, bạc tựa trên, dầu bôi trơn và bộ làm mát, khung trên sẽ chịu tải của
toàn bộ tuabin (lực đẩy nước, trọng lượng của khung và tải trọng khác trên khung).

Trậầ n Hoậì ng Sanh Page 11


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
Khung dưới: Khung dưới có bạc tựa dưới và bộ làm mát dầu. Nó chủ yếu chịu
lực xuyên tâm không cân bằng cơ khí của rotor và cạnh đơn của lực hút từ trường do
khoảng cách bất thường của stator và rotor.
2. Các thông số của máy phát:
- Loại: SF17-12/3215, đồng bộ 3 pha, trục đứng, cực từ lồi
- Công suất biểu kiến : 21.25MVA
- Công suất định mức : 17MW
- Tần số định mức : 50Hz
- Dòng điện Stator định mức : 1115.3 A
- Điện áp đầu cực máy phát định mức : 11kv
- Hệ số công suất định mức : 0.8
- Hiệu suất máy phát : 96.8%
- Tốc độ định mức của rotor : 500v/p
- Số vòng quay lồng tốc : 875.4v/p
- Sơ đồ đấu dây stator: đấu sao, trung tính nối đất qua MBT
- Dòng kích từ không tải : 211A
- Dòng kích từ định mức : 470A
- Điện áp kích từ định mức : 190V
- Đường kính ngoài stator : 3.9m
- Chiều cao stator : 2.5m
- Đường kính rotor (tính cả cực từ) : 2.610m
- Chiều cao roto : 5.8 m
- Trọng lượng stator : 30 tấn
- Trọng lượng rotor : 60 tấn
- Số cực từ : 12 cực
- Cấp cách điện stator/ rotor : F/F
- Phương pháp làm mát: dùng nước làm mát gió tuần hoàn
3. Hệ thống làm mát gió máy phát.
Máy phát được làm mát bằng không khí, không khí nóng sẽ được làm mát bằng
nước từ bộ làm mát. Có 4 bộ làm mát máy phát lắp ráp xung quanh vỏ stator. Không
khí được làm mát bằng nước từ bộ làm mát, hai quạt gió ở hai đầu rôto sẽ dồn gió vào
bên trong máy phát, gió thoát ra 2 bên stator và vào lại bộ làm mát gió, sau đó lại
được quạt gió hút vào làm mát máy phát.
II. Tuabine thủy lực
1. Thông số Tuabine:
Bánh xe công tác có 14 cánh được đúc liền vào trục có nhiệm vụ biến động năng
dòng chảy thành năng lượng làm quay bánh xe công tác. Trục bánh xe công tác nối với
trục roto bằng mặt bích và cố định bằng bulong. Khi bánh xe công tác quay sẽ làm
quay roto.
Bắt đầu từ tháng 2 năm 2017 Nhà máy Thủy điện Đa Đâng 2 đã thay mới 02 bánh
xe công tác với các thông số cơ bản như sau:

Trậầ n Hoậì ng Sanh Page 12


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Bản vẽ bánh xe công tác


- Hãng sản xuất : Andritz Hydro – Austria.
- Năm sản xuất
+ H1 : 2015;
+ H2 : 2016.
- Loại : Turbine – Francis trục đứng.
- Cột nước thật của turbin:
+ Cột nước hữu ích lớn nhất : 88.6m.
+ Cột nước tính toán : 86.2m.
+ Cột nước hước hữu ích nhỏ nhất : 86.2m.
- Hiệu suất tại cột nước Htt, Nđm : 94,9%.
- Lưu lượng nước qua turbin ở công suất định mức và cột nước tính toán H tt, Nđm
: 22.57m3/s.
- Cao trình tâm turbin : 715.5m.
- Tốc độ định mức : 500v/p.
- Tốc độ lồng tốc : 875.4v/p.
- Chiều cao hút cho phép : -2m.
- Số cánh bánh xe công tác : 14 cánh.
- Đường kính bánh xe công tác : 1556.53mm.
- Đường kính trục turbin : 0.5m.
- Khối lượng turbin : 3100kG.
 Quy định vận hành với giới hạn công suất như sau:
Quy định công suất phát tại đầu Tuabine của 01 hoặc 02 tổ máy ở cột nước tính
toán (86,2 m), tương ứng với cao trình mực nước hạ lưu được xác định như bản sau:
Công Hiệu suất Công suất Mực
Hiệu suất tại MBA chính tại điểm nước hạ
Công suất phát tại
suất máy đầu cực và tự dùng giao nhận lưu (m)
đầu tuabine (MW)
phát (%) MF (%) (MW)
(MW)

Trậầ n Hoậì ng Sanh Page 13


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
18,50 (2 máy phát) 96 17,76 99 17,58 721,00
18,41 (2 máy phát) 96 17,67 99 17,50 720,80
18,32 (2 máy phát) 96 17,59 99 17,41 720,60
18,23 (2 máy phát) 96 17,50 99 17,33 720,40
18,14 (2 máy phát) 96 17,41 99 17,24 720,20
18,08 (1 máy phát) 96 17,36 99 17,18 720,00
 Quy định về phát tối đa và phát tối thiểu công suất các tổ máy:
- Khi mực nước hồ dưới MNDBT (MNH ≤ 810m): giới hạn phát tối đa 01 tổ máy
với công suất tại đầu cực máy phát là 17MW; và tối thiểu của 01 tổ máy tại đầu cực
máy phát là 14,7MW.
- Khi mực nước hồ trên MNDBT (MNH ≥ 810m) và 02 tổ máy vận hành song
song: giới hạn phát tối đa mỗi tổ máy với công suất tại đầu cực tuabine là 18,32MW
tương ứng với điểm giao nhận 110kV là 17,41 MW; và tối thiểu của 01 tổ máy tại đầu
cực máy phát là 14,7MW.
III. Hệ thống van đĩa.
1. Tổng quan hệ thống van đĩa nhà máy Đa Dâng 2.
- Tại trước mỗi tuabin nhà máy Đa Dâng 2 được bố trí một van đĩa, van này có
chức năng cấp hoặc ngắt dòng nước đi vào buồng xoắn tuabine, được thiết kế với độ
tin cậy cao vận hành ổn định trong mọi trường hợp đóng mở trong quá trình vận hành,
bao gồm cả khi phải làm việc với áp lực và lưu lượng lớn nhất qua tubine.
- Van được làm bằng thép, có bích nối với đường ống áp lực và buồng xoắn, cánh
van dạng đĩa, có đường kính 2.25 m, có gioăng làm kín bằng cao su, trục van xoay
trong ổ trượt lắp trên thân van, đầu trục được nối với tay đòn mang tạ và cơ cấu truyền
động từ servo cho phép vận hành mở van đĩa bằng dầu áp lực và đóng nhờ trọng lượng
rơi của tạ.
- Van được trang bị các thiết bị điều khiển tự động cần thiết bảo đảm sự làm việc
tin cậy của tổ máy trong mọi chế độ vận hành.
- Tự động báo trạng thái của van (đóng hay mở), góc quay của van…
- Khi áp lực dầu giảm quá giới hạn cho phép sẽ có tín hiệu báo và ra lệnh cho cơ
cấu điều khiển cho chạy bơm dầu. Khi dầu đã đủ áp suất làm việc bơm dầu tự động
dừng.
- Tự động đóng khi có sự cố.
- Dùng để cô lập tổ máy và sửa chữa các thiết bị sau van đĩa như cánh hướng,
tuabine, côn hút…
- Van baypass: Tại van đĩa có 1 van bypass để trước khi thao tác van đĩa thì van
bypass được mở để cân bằng áp lực, có1 van tay và 1 van điện. Van điện đóng mở
bằng xylanh. Van tay thường mở, chỉ đóng khi sửa chữa bảo dưỡng, cô lập mặt nước.
2. Các thông số kỹ thuật hệ thống van đĩa.
- Hãng sản xuất : Wuhan.
- Loại van : Van đĩa.
- Đường kính : Ø = 2250 mm.
- Servomotor : 01 bộ.
- Hành trình servo : 696 mm.

Trậầ n Hoậì ng Sanh Page 14


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
- Đường kính servo : 220 mm.
- Thời gian mở : 91 giây.
- Thời gian đóng : 72 giây.
- Áp lực dầu duy trì :11-15 Mpa.
- Áp lực thấp Alarm : 10Mpa.
- Áp lực cao Alarm : 16 Mpa.
- Động cơ bơm dầu:
+ Công suất động cơ : 4kW.
+ Điện áp : 380 VAC.
+ Dòng điện định mức : 14,2A.
+ Tốc độ động cơ : 1435 v/p.
Van baypass:
- Loại : Van đĩa điều khiển bằng dầu áp lực.
- Đường kính : 250 mm.
- Hành trình : 250 mm.
- Thời gian mở : 20 giây.
- Thời gian đóng : 20 giây.

Hình 1: Hình ảnh van đĩa

Sơ đồ nguyên lý mạch dầu hệ thống van đĩa Đa Dâng2:

Trậầ n Hoậì ng Sanh Page 15


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

3. Nguyên lý mạch dầu đóng mở van đĩa.


- Chương trình điều khiển được lập trình bằng PLC, cho phép đóng mở theo
chương trình chạy máy. Đóng mở tại chỗ bằng các khóa chọn và nút nhấn tại tủ điều
khiển.
- Bình thường dầu được hai động cơ bơm dầu 3.1, 3.2 luân phiên nén áp lực dầu
tích trong 3 bình dầu áp lực 12.1, 12.2, 12.3 với áp lực vận hành 11-15Mpa, khi áp lực
giảm xuống 10Mpa thì bơm chạy, áp lực tăng lên 15Mpa thì bơm dừng. Khi có lệnh
đóng hoặc mở van đĩa thì van điện từ 11 có điện làm dầu thông qua và đến van điện từ
13.1, 13.2.
3.1. Khi có lệnh mở van đĩa để ở chế độ “Luân phiên”:
+ Mở van Bypass: PLC sẽ đưa tín hiệu đến cuộn dây YA O.BP(Open Bypass) của
van 13.2 có điện, dầu sẽ thông theo đường chéo đến van một chiều 16.4, đồng thời
trích một lượng dầu đi điều khiển mở van một chiều 16.3, dầu áp lực qua van tiết lưu
15.4 đến khoang mở của xylanh van bypass để mở van bypass, dầu ở khoang đóng sẽ
được hồi về bồn dầu thông qua van tiết lưu 15.3, qua van 16.3, thông theo đường chéo
của van điện từ 13.2 hồi về bồn dầu. Khi van Bypass mở hoàn toàn sẽ tác động tiếp
điểm 19.3 báo đèn van Bypass mở hoàn toàn, cuộn dây YA O.BP của van điện từ 13.2

Trậầ n Hoậì ng Sanh Page 16


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
mất điện và khóa đường dầu. Khi áp lực hai bên van đĩa cân bằng thì sáng đèn cân
bằng áp lực.
+ Mở van đĩa: Khi van Bypass mở hoàn toàn, áp lực hai bên van đĩa cân bằng,
PLC sẽ đưa tín hiệu đến cuộn dây YA O.M (Open Main) của van selenoid 13.1 có điện
dầu sẽ thông theo đường chéo đến van một chiều 16.2, đồng thời trích một lượng dầu
đi điều khiển mở van một chiều 16.1, dầu áp lực qua van tiết lưu 15.2 đến khoang mở
của van đĩa, dầu áp lực sẽ đẩy pitton đi mở van đĩa, dầu ở khoang đóng sẽ qua van tiết
lưu 4 và 15.1, qua van một chiều 16.1 thông theo đường chéo của van điện từ 13.1 để
hồi về bồn dầu. Khi van đĩa mở hoàn toàn sẽ tác động tiếp điểm 19.1 báo đèn van đĩa
mở hoàn toàn.
+ Đóng van Bypass: Khi van đĩa mở hoàn toàn, PLC sẽ đưa tín hiệu đến cuộn dây
YA C.BP(Close Bypass) của van điện từ 13.2 có điện và tác động cho dầu đi theo
đường thẳng qua van một chiều 16.3, đồng thời trích một lượng dầu đi mở van một
chiều 16.4, dầu sẽ qua van tiết lưu 15.3 đến khoang đóng của van Bypass, dầu áp lực
sẽ đẩy pitton đóng van Bypass lại, khi van Bypass đóng hoàn toàn sẽ tác động tiếp
điểm 19.4 báo đèn van Bypass đã đóng hoàn toàn, selenoid 13.2 ngừng tác động và
khóa đường dầu lại. Thực hiện xong quá trình mở van đĩa.
3.2. Khi có lệnh đóng van đĩa để ở chế độ “Luân phiên”:
+ Mở van Bypass: Đường dầu mở van bypass giống như quá trình đi mở van
Bypass khi có lệnh đi mở van đĩa.
+ Đóng van đĩa: Khi van Bypass mở hoàn toàn, PLC sẽ đưa tín hiệu đến cuộn dây
YA C.M (Close Main) của van selenoid 13.1 có điện, selenoid tác động cho dầu sẽ
thông theo đường thẳng đến van một chiều 16.1, đồng thời trích một lượng dầu đi điều
khiển mở van một chiều 16.2, dầu áp lực qua van tiết lưu 15.1 qua van một chiều 4 đến
khoang đóng của van đĩa, dầu áp lực sẽ đẩy pitton đi đóng van đĩa, dầu ở khoang mở
sẽ qua van tiết lưu 15.2 qua van một chiều 16.2, thông theo đường thẳng của van
selenoid 13.2 để hồi về bồn dầu. Khi van đĩa đóng hoàn toàn sẽ tác động tiếp điểm
19.2 báo đèn van đĩa đóng hoàn toàn.
+ Đóng van Bypass: Quá trình đóng van Bypass lại giống như khi có lệnh mở van
đĩa. Sau khi van Bypass đóng hoàn toàn thì quá trình đóng van đĩa đã thực hiện xong.

 Sơ đồ thuật toán hệ thống điều khiển van đĩa.

Trậầ n Hoậì ng Sanh Page 17


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Trậầ n Hoậì ng Sanh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

5. Quy định kiểm tra các điều kiện trước khi mở van đĩa.
Trước khi thực hiện mở van đĩa cần kiểm tra các điều kiện sau:
1. Van đĩa ở trạng thái đóng hoàn toàn.
2. Van “Bypass tay” phải ở vị trí mở.
3. Van “Bypass dầu” ở trạng thái đóng hoàn toàn.
4. Chốt “lock cơ khí” tại trục van đĩa được mở.
5. Nút “Urgent close” trên tủ điều khiển van đĩa phải được nhả ra.
6. Không có tín hiệu Emergency từ tổ máy.
7. Các van và áp lực của hệ thống dầu van đĩa ở trạng thái vận hành bình
thường.
8. Các nguồn điện cấp cho tủ điều khiển van đĩa sẵn sàng.
6. Thao tác mở van đĩa ở chế độ từ xa.
1. Khóa chuyển mạch “Local/Remote/Unchain” đặt ở vịtrí “Remote”.
2. Chuyển khóa “Bypass/linkage/main” sang vị trí “linkage”.
3. Van đĩa sẽ tự động mở theo chương trình chạy máy ở chế độ tự động tại
phòng điều khiển trung tâm hoặc tại tủ LCU của tổ máy.
4. Trong chương trình chạy máy tự động tại máy tính trung tâm nếu van đĩa
không tự động mở, thì phải mở van đĩa tại chỗ ở chế độ điện bằng tay.
7. Thao tác đóng/ mở van đĩa ở chế độ bằng điện tại chỗ.
1. Kiểm tra đủ các điều kiện trước khi mở van đĩa.
2. Đóng/ mở hệ thống van đĩa theo trình tự:
- Khóa chuyển mạch “Local/Remote/Unchain” đặt ở vịtrí “Local”.
- Chuyển khóa “Bypass/linkage/main” sang vị trí “linkage”.
- Nhấn “close”hoặc “open” để đóng/ mở hệ thống van theo trình tự:
+ Trình tự đóng hệ thống van: mở bypass → đóng van chính → đóng bypass.
+ Trình tự mở hệ thống van: mở bypass → mở van chính → đóng bypass.
3. Để đóng/ mở chỉ van bypass:
- Chuyển khóa “Bypass/ linkage/ main” sang vị trí Bypass.
- Nhấn “close” hoặc “open” để đóng hoặc mở van Bypass.
- Khi áp lực hai bên van đĩa cân bằng đèn “Balance indication” sáng.
4. Để đóng/ mở chỉ van đĩa: (trường hợp này chỉ dành cho thử nghiệm).
- Chuyển khóa “Bypass/linkage/main” sang vị trí “Main”.
- Nhấn “close” hoặc “open” để đóng hoặc mở van đĩa.
5. Trong quá trình đóng mở tại chỗ bằng tay các van. Nhấn nút “Urgent close”
để đóng khẩn cấp van bypass và van đĩa khi xảy ra sự cố bất thường.
8. Quy định kiểm tra hệ thống van đĩa.
Công việc kiểm tra van đĩa trong vận hành bình thường.
- Kiểm tra theo dõi áp lực dầu của bồn dầu áp lực.
- Kiểm tra theo dõi mức dầu của bồn dầu áp lực và bồn dầu dưới.

Trậầ n Hoậì ng Sanh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Kiểm tra dầu có rò rỉ ở các van tay, khớp nối.


- Kiểm tra chỉ thị các đèn tín hiệu có đúng với trạng thái thực tế của thiết bị
hay không (đặc biệt đèn tín hiệu mở hoàn toàn van đĩa để tránh trường hợp van
đĩa bị trôi).
- Kiểm tra theo dõi tiếng động của bơm, thời gian bơm dầu làm việc.
IV. Hệ thống điều tốc.
1. Chức năng nhiệm vụ của hệ thống điều tốc.
- Tự động khởi động và dừng tổ máy ở chế độ bình thường:
+ Khi khởi động tổ máy, hệ thống điều tốc sẽ cho phép gia tốc tổ máy lên từ
từ để tránh được sự vượt tốc, khi tổ máy đạt được tốc độ định mức thì nó giữ ổn
định ở tốc độ đó.
+ Khi các cánh hướng được đóng từ độ mở 10% đến vị trí đóng hoàn toàn, nó
cho phép đóng chậm để tránh áp lực nước va tác động lên đường ống áp lực.
- Đảm bảo điều chỉnh công suất tổ máy khi vận hành độc lập cũng như vận hành
song song trong lưới điện.
+ Khi vận hành trong lưới điện, nó cho phép tổ máy đáp ứng nhanh theo sự
thay đổi của phụ tải để ổn định tốc độ tổ máy ở trị số định mức.
+ Khi phụ tải bị sa thải đột ngột, nó bảo vệ turbine khỏi bị lồng tốc.
- Tự động dừng máy sự cố theo tín hiệu bảo vệ tổ máy hoặc theo nút ấn điều khiển
bằng tay.
- Phối hợp với thiết bị hoà đồng bộ đảm bảo chế độ tự động hoà điện.
3. Các thông số kỹ thuật hệ thống điều tốc.
- Hãng chế tạo : Sanlian - Wuhan.
- Loại : YWT-7500-6.3-XT
- Dải thời gian điều chỉnh đóng /mở hoàn toàn servo cánh hướng : 2s~25s.
- Dãi cài đặt của tần số : 50Hz ± 10%.
- Dải độ dốc tốc độ vĩnh cửu Bp (độ phân dãi 1%). : 0 ~ 10% .
- Dãy giới hạn tải : 0 ÷ 100%.
- Dãy công suất đặt : 0 ÷ 120%Pn.
- Vùng chết điều chỉnh công suất : 0 ÷ 5%Pn.
- Dải độ dốc tốc độ tạm thời Bt (độ phân dãi 1%) : 0 ~ 200%.
- Khoảng điều chỉnh thời gian giảm chấn Td : 1s ~ 20s.
- Khoảng điều chỉnh thời gian gia tốc Tn : 0s ~ 5s.
- Dải điều chỉnh hệ số tỷ lệ Kp : 0.5 ~ 20.
- Dải hệ số tích phân Ki : 0.5 ~ 10.
- Dải hệ số vi phân Ko : 0 ~ 5.
* PLC
- Hãng chế tạo : MODICON.
- Nguồn cung cấp hoạt động điều tốc: DC 220V ±15%; AC 220V ± 15%~50Hz.
 Nguyên lý cơ bản hệ thống điều tốc.

- Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều tốc Đa Dâng 2:

Trậầ n Hoậì ng Sanh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Trậầ n Hoậì ng Sanh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

3. Hệ thống điều khiển


- Khối đo lường tần số: bộ điều tốc lấy tín hiệu tần số lưới từ TU9T1 và tần số của
tổ máy từ TU9H1A đưa vào module đo lường tần số sau đó đưa vào module
chuyển đổi tín hiệu đầu vào, đưa vào CPU (chính là bộ PLC) để so sánh và tăng
giảm tần số của tổ máy theo tần số lưới.
- Khối chuyển đổi tín hiệu đầu vào: các tín hiệu điều khiển như: khởi động, dừng,
tăng, giảm công suất từ các switch điều khiển tại tủ điều tốc, các ngõ ra từ tủ LCU
gửi đến được đưa vào module chuyển đổi tín hiệu đầu vào, rồi đưa vào CPU xử
lý, đáp ứng theo yêu cầu khởi động, dừng, tăng hay giảm công suất.
- Khối xử lý CPU: chính là bộ PLC, tất cả các tín hiệu được đưa vào khối xử lý
này để phân tích, tính toán tín hiệu điều khiển cánh hướng rồi gửi tới khối chuyển
mạch đầu ra.
- Tín hiệu đầu ra: CPU phân tích tín hiệu đầu vào, và xuất lệnh thực thi theo đáp
ứng yêu cầu của tín hiệu đầu vào qua module chuyển đổi tín hiệu đầu ra, bằng tín
hiệu số, và tín hiệu này được chuyển đổi thành tín hiệu điện để điều khiển các
selenoid, servo đóng mở cánh hướng theo yêu cầu.
- Tín hiệu phản hồi: Sau khi CPU đưa các lệnh đi điều khiển do tín hiệu đầu vào
đưa đến, sẽ có tín hiệu phản hồi từ module chuyển đổi tín hiệu đầu vào tương tự
về CPU để so sánh đã đạt được yêu cầu tín hiệu vào hay chưa. Tín hiệu phản hồi
gồm có: Độ mở cánh hướng, công suất…
- Khối truyền thông: Có nhiệm vụ truyền thông với máy tính điều khiển giám sát
và gửi hoặc nhận lệnh từ máy tính điều khiển trung tâm hay từ tủ LCU.
- Giao diện điều khiển: Người vận hành có thể thao tác và giám sát thông qua màn
hình giao diện và các thiết bị tại tủ điều khiển tại chỗ.
- Nguồn cung cấp: nguồn cấp cho hệ thống điều tốc được lấy từ nguồn tự dùng
AC từ tủ DB-2, và nguồn tự dùng DC 220V từ tủ DC Feed Cubicle, tại tủ điều tốc
có hai bộ nguồn chuyển đổi thành điện áp 12V DC và 24V DC để cấp cho mạch
điều khiển, PLC, màn hình giao diện...

Hình 1: Giao diện điều khiển tại tủ điều tốc

Trậầ n Hoậì ng Sanh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Hình 2: Bộ PLC điều khiển điều tốc

Hình 3: Tín hiệu phản hồi trơn độ mở cánh hướng

Hình 4: Tín hiệu phản hồi từng bước độ mở cánh hướng

- Sơ đồ nguyên lý mạch dầu điều tốc:

Trậầ n Hoậì ng Sanh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Trậầ n Hoậì ng Sanh Page 24


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
3. Hệ thống dầu áp lực.

Hình 5: Khối điều tốc tổ máy


- Bồn dầu áp lực cao dùng để tích áp lực dầu và khí để đi điều khiển các thiết
bị thủy lực của hệ thống điều tốc, trong bồn dầu áp lực có tỉ lệ dầu và khí là 1/3-
2/3, được thiết kế hai bơm dầu vào bồn dầu áp lực và van cấp khí cao áp vào bồn,
ngoài ra có gắn các thiết bị đo áp lực, thước báo mức dầu, van an toàn.
- Dung tích bồn chứa dầu điều tốc : 600l
- Dung tích bình dầu áp lực : 0,6 m3.
- Áp suất dầu thực tế hoạt động từ : 5,6- 6,2 Mpa
- Áp suất dầu xuống thấp báo Alarm : 4,7 Mpa
- Áp suất dầu xuống thấp báo Trip : 4,4 Mpa
- Bơm dầu áp lực:
+ Số lượng : 02 động cơ.
+ Công suất động cơ : 22 kW.
+ Dòng điện định mức : 42,5 A.
+ Điện áp : 3 pha, 380 VAC.
+ Tốc độ định mức : 1470 vòng/phút.
+ Lưu lượng bơm : 1,6 lít/giây.
- Có 2 bơm dầu điều tốc hoạt động luân phiên để bơm dầu vào bồn dầu điều
tốc, khi áp lực bồn dầu điều tốc có áp lực 5,6 Mpa thì 1 trong 2 bơm dầu diều tốc
sẽ chạy đến khi áp lực bồn đạt 6,2 Mpa thì dừng.
- Bồn dầu điều tốc gồm: Các đồng hồ hiển thị áp lực bồn dầu và các giới hạn
áp lực để chạy và dừng bơm dầu áp lực. Thước đo hển thị mức dầu (bình thường
mức dầu ở khoảng 5÷25 cm). Trên bồn dầu còn có van an toàn (van an toàn hoạt
động khi áp lực đạt 7 Mpa).
4. Nguyên lý mạch dầu đóng mở cánh hướng.
- Hệ thống thủy lực gồm servo chính và các selenoid đi điều khiển servo để
đóng mở cánh hướng theo yêu cầu.
- Dầu áp lực được chia làm 2 nhánh: 1 nhánh đến servo chính (9) để điều
khiển cánh hướng. 1 nhánh đến các selenoid (8) để đi điều khiển servo chính.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
- Quá trình mở cánh hướng: Khi có tín hiệu mở cánh hướng, van điện từ YA3
có điện cho dầu thông qua, dầu áp lực đi qua selenoid (6) và (8) đến điều khiển
selenoid (9), mạch dầu thông theo đường chéo đến van một chiều (10), đồng thời
trích một đường dầu đi điều khiển mở van một chiều còn lại, dầu đi qua selenoid
(12) qua van một chiều (13) vào khoang mở servo để mở cánh hướng. Lúc này,
dầu trong khoang đóng sẽ qua van 1 chiều có điều khiển (10) qua selenoid 9 thông
theo đường chéo để hồi về bồn dầu.
- Quá trình đóng cánh hướng bình thường : Khi có tín hiệu đóng cánh hướng,
van điện từ YA4 có điện cho dầu thông qua, dầu áp lực đi qua điều khiển selenoid
(9) cho dầu thông theo đường thẳng đến van một chiều (10), đồng thời trích một
đường dầu đi điều khiển mở van một chiều còn lại, dầu được đưa đến điều khiển
servo để đóng cánh hướng. Lúc này, dầu trong khoang đóng sẽ qua selenoid (12),
van 1 chiều có điều khiển hồi về bồn dầu. Cánh hướng đóng từ độ mở cánh hướng
100%÷10% trong vòng 5s, và từ 10%÷0% là 10s, từ độ mở 10% về 0% lúc này
van điện từ YA5 sẽ có điện, chuyển hướng dầu qua van tiết lưu (11) qua van 1
chiều có điều khiển (10) để hồi về bồn dầu, mục đích này là để giảm bớt va chạm
giữa các cơ cấu cơ khí của cánh hướng và giảm áp lực nước tác động ngược lại
đường ống áp lực.
- Quá trính đóng cánh hướng khẩn cấp: khi có tín hiệu đi đóng cánh hướng
khẩn cấp từ mạch ra tủ LCU hoặc tại tủ điều tốc thì van điện từ YA2 có điện, dầu
điều khiển sẽ đi trực tiếp qua YA4 đến solenoid (9) đưa đến điều khiển servo để
đóng cánh hướng về hoàn toàn.

Hình 6: Các van selenoid điều khiển servo điều tốc

Hình 7: Các van selenoid điều khiển servo điều tốc


Trậầ n Hoậì ng Sậnh
Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
5. Chức năng chuẩn đoán lỗi và khả năng xử lý các lỗi.
* Bộ điều tốc sỡ hữu chức năng tự phát hiện các lỗi khi đang vận hành sau:
- Lỗi bộ chuyển đổi tương tự/kỹ thuật số và đường truyền đầu vào.
- Lỗi bộ chuyển đổi kỹ thuật số/tương tự và đường truyền đầu ra.
- Lỗi đường truyền phản hồi thông tin.
- Lỗi điều khiển hệ thống thủy lực.
- Lỗi thiết bị điều khiển.
- Lỗi mạch dừng khẩn cấp.
- Lỗi hệ thống cảm biến tốc độ.
- Lỗi giới hạn van.
* Xử lý lỗi:
Trong trường hợp xảy ra một lỗi trong bộ điều tốc, bao gồm mất nguồn điện
cung cấp, điều tốc sẽ duy trì vị trí các van, độ mở cánh hướng như trước và hiển
thị đèn báo lỗi.
V. Hệ thống kích từ.

Hình 1: Nguyên lý cơ bản hệ thống kích từ tĩnh


1. Chức năng, nhiệm vụ hệ thống kích từ.
- Hệ thống kích từ máy phát điện nhà máy thủy điện Đa Dâng 2 là hệ thống
kích từ tĩnh bằng cầu Thyristor, nguồn điện cấp cho hệ thống này là từ máy biến
áp kích từ, được lấy từ đầu cực máy phát. Kích từ ban đầu được cung cấp từ hệ
thống nguồn ắc quy 220VDC của nhà máy.
* Nhiệm vụ của hệ thống kích từ
- Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống kích từ là cung cấp dòng một chiều cho cuộn
dây kích từ tạo từ trường của máy phát điện. Hệ thống kích từ được điều khiển và
bảo vệ nhằm đáp ứng công suất phản kháng cho hệ thống thông qua sự điều khiển
điện áp bằng cách điều khiển dòng điện kích từ.
* Chức năng của hệ thống kích từ:
- Khi chưa hòa lưới: Thành lập điện áp và điều chỉnh điện áp của tổ máy so
với điện áp lưới để đủ điều kiện hòa lưới.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
- Khi hòa lưới: Ổn định điện áp của tổ máy với giá trị cho phép. Tự động điều
chỉnh dòng điện kích thích theo độ biến thiên của điện áp và tần số.
- Khi dừng máy bình thường: Giảm điện áp tổ máy xuống từ từ cho tới 0.
- Khi dừng sự cố: Lập tức mở MC kích từ, đưa điện áp tổ máy về 0 và thực
hiện quá trình diệt từ dư trên cuộn roto.
2. Tổng quan hệ thống kích từ Nhà máy Đa Dâng 2.
2.1. Các thông số kỹ thuật hệ thống kích từ.
- Hãng sản xuất : LuShui-Wuhan.
- Loại : SWL-II.
- Số bộ cầu chỉnh lưu : 2 bộ.
- Số bộ AVR : 2 bộ.
Nguồn cấp cho cầu chỉnh lưu được lấy từ MBT kích từ.
- Điện thế định mức : 190VDC.
- Dòng kích từ không tải : 211 A.
- Dòng kích từ định mức : 470 A.
- Tốc độ tính toán điều khiển : 20 ms.
- Dải điều chỉnh điện áp : 10 ÷ 130%.
- Cấp chính xác điều chỉnh điện áp : < 0,5%.
- Độ mở góc pha cầu chỉnh lưu : 35o ÷ 75o.
- Thời gian đáp ứng : 0,05s.
- Nguyên lý điều khiển : Điều khiển PID .
- Nguồn cung cấp : 220VAC ± 15%, 220VDC ±10%.
- Chế độ hoạt động:
+ Điều chỉnh điện áp : AVR.
+ Điều chỉnh dòng kích từ : AER .
+ Điều chỉnh hệ số công suất : AFR .
Hiện tại đang sử dụng hoạt động ở chế độ AVR.
* Máy biến thế kích từ
- Loại : ZSCB9-315/11.
- Kiểu : MBA khô 3 pha.
- Làm mát : Khí đối lưu tự nhiên (AN).
- Công suất : 315 kVA.
- Cấp điện áp : 11/0,320 kV.
- Dòng điện định mức : 16,5/568,3 A.
- Tổ đấu dây : Yd-1.
- Tần số định mức : 50 HZ.
- Nhiệm vụ : Cung cấp nguồn điện cho hệ thống kích từ, phía cao áp được nối
vào đầu cực máy phát.

2.2. Sơ đồ nguyên lý hệ thống kích từ.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

a. Tín hiệu đầu vào hệ thống kích từ.


- Tín hiệu lấy từ CT (TI9T1) đầu cực máy phát, dùng để hiển thị dòng điện
đầu cực MF, và tính toán P, Q, cosφ.
- Tín hiệu điện áp UF đầu cực: lấy từ 2 PT đầu cực máy phát (TU9H1A,
TU9H1B) đưa vào khối điều chỉnh để lấy tín hiệu điện áp đầu cực và tính toán P,
Q, cosφ.
- Tín hiệu dòng điện I L được lấy từ điện trở Shunt, hiển thị dòng điện kích từ
và so sánh với dòng kích từ đặt trước dùng trong chế độ AER.
b. Khối bảo vệ đứt dây PT Z1: Có nhiệm vụ khi một trong 2 PT đầu cực bị đứt,
mất tín hiệu vào, nó sẽ tự động chuyển qua chọn tín hiệu của PT còn lại.
c. Bộ điều chỉnh A1 & A2: Bộ điều chỉnh này có nhiệm vụ tổng hợp các tín hiệu
đầu vào, các lệnh như khởi động, dừng tổ máy, tăng/giảm kích từ, các tín hiệu từ
bảo vệ và tín hiệu phản hồi để so sánh với giá trị đã được đặt trước sau đó xuất
các tín hiệu đóng/mở máy cắt kích từ, báo hiệu các sự cố, tín hiệu vào bộ tạo xung
để tăng/giảm dòng kích từ.
- Bộ điều chỉnh A1: Là bộ chính.
- Bộ điều chỉnh A2: Là bộ dự phòng nóng cho A1.
d. Hai bộ chỉnh lưu cầu: Hoạt động song song, có chức năng biến đổi dòng điện
AC thành dòng điện DC có thể điều chỉnh được độ lớn để cấp vào rotor.
e. Khối tạo xung kích: Nhận tín hiệu từ bộ điều chỉnh và tạo xung kích dẫn cho
Thiristor để điều chỉnh độ lớn của dòng DC vào rotor.
2.3. Nguyên lý hoạt động:

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Khi tốc độ tổ máy đạt 80% tốc


độ định mức, bộ điều chỉnh đưa
tín hiệu đến relay KA13 điều
khiển đóng MC kích từ (MK),
KA15 cấp nguồn quạt chạy làm
mát bộ chỉnh lưu.
- Khi tốc độ tổ máy đạt 95% tốc
độ định mức, bộ điều chỉnh đưa
tín hiệu đến relay KA17 điều
khiển kích mồi, dẫn đến relay
KM2 có điện, đóng tiếp điểm
phụ KM2, cấp nguồn điện 1
chiều vào rotor, bắt đầu kích từ
mồi.

- Khi điện áp đầu cực đạt được


13% điện áp định mức, khối điều
chỉnh đưa tín hiệu đến relay
KA11, tiếp điểm thường đóng
KA11 mở ra, làm cho relay KM2 mất điện, tách nguồn kích mồi ra khỏi rotor, cho
hệ thống kích từ hoạt động độc lập. Bộ điều chỉnh tiếp tục đưa tín hiệu đến khối
xung kích, kích mở thiristor tăng dòng vào rotor đến khi điện áp đầu cực MF đạt
định mức.
- Hệ thống kích từ có thể hoạt động với các chế độ sau:
+ Chế độ AVR (Automatic Voltage Regulation) : Bộ điều chỉnh sẽ lấy tín hiệu
điện áp đầu cực (UF) để so sánh với điện áp đã đặt trước (UG), nếu có sự chênh
lệch giữa UF và UG thì bộ điều chỉnh sẽ xuất tín hiệu đến khối tạo xung để tăng
hay giảm góc mở cho thiristor, qua đó tăng giảm dòng kích từ, cho đến khi UF =
UG.
+ Chế độ AER (Automatic Excitation Regulation) hay FCR (Field Current
Regulation) : Bộ điều chỉnh sẽ lấy tín hiệu dòng kích từ (IL) được lấy từ điện trở
Shunt RS1 để so sánh với tín hiệu dòng điện đặt trước (I G), nếu có sự chênh lệch
giữa IL và IG , thì bộ điều chỉnh sẽ xuất tín hiệu đến khối tạo xung để tăng hay
giảm góc mở cho thiristor qua đó tăng giảm dòng kích từ, cho đến khi IL = IG.
+ Chế độ AFR hay APFR (Automatic Power Factor Regulation) : Các giá trị
UF hoặc IL sẽ được điều chỉnh để giữ cho cosφ không đổi.
- Trong vận hành bình thường, bộ kích từ đặt ở chế đố AVR.
- Khi cắt MC kích từ, dòng kích từ bị cắt đột ngột, theo định luật Lenz thì
cuộn dây rotor sẽ bị đảo cực tính, trở thành 1 nguồn, để tránh rotor bị quá nhiệt do
dòng điện này người ta thiết kế trong mạch kích từ một điện trở phi tuyến RM để
tiêu tán dòng điện này. Nguyên lý như sau: khi có hiện tượng đảo cực tính, dòng
điện sẽ đi qua CT L21 qua Diot ZP7 và đến điện trở phi tuyến RM để diệt từ dư.
- Rotor bị quá áp khi đang hoạt động bình thường hoặc ngừng máy, dòng điện
sẽ qua điện trở R81 (R81 có nhiệm vụ phân áp cho trigger, bình thường đã có
dòng qua R81, nhưng do điện áp trên trigger quá nhỏ nên không đủ điện áp để
kích thiristor) đến Trigger kích dẫn cho thiristor, cho phép dòng điện qua điện trở

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

phi tuyến RM , lúc này điện áp trong rotor sẽ giảm xuống. Đồng thời khi RM dẫn,
dòng điện qua CT L21, đến bộ tự giữ tín hiệu quá áp rotor, từ đây xuất tín hiệu
báo rotor bị quá áp và bộ đếm ( số lần quá áp ).
Chú ý: Khi hệ thống kích từ đang hoạt động, không được nhấn nút mở MC
kích từ và Stop.
- Ngoài ra bộ chỉnh lưu còn các chức năng như: triệt từ, bảo vệ quá áp rotor,
bảo vệ quá áp thyristor, bảo vệ quá tải thyristor, ….
* Tủ điều khiển kích từ:

- G1: Bộ nguồn loại: T-60B (DC 220V-60W/5V-7A; 12V-1A; -12V-1A).


- G2: Bộ nguồn loại: T-60B (AC 220V-60W/5V-7A; 12V-1A; -12V-1A).
- G3: Bộ nguồn loại: FDPS100A (DC 220V/24V).
- G4: Bộ nguồn loại: FDPS100A (AC 220V/24V).
- Z1: Khối bảo vệ đứt dây PT đầu cực máy phát.
- LB1: Bộ lọc dòng điện DC, loại DL-6F1 (250VDC-6A).
- LB2: Bộ lọc điện áp, loại DL-6D1 (250V-6A-50Hz).
- X1: Hàng kẹp đấu nối.

Nhóm relay có nguồn cấp 220V AC:


+ KA1: relay giám sát nguồn cấp AC.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

+ KA3: relay cấp nguồn cho quạt làm mát.


+ KA31: relay giám sát và chuyển nguồn cấp dự phòng AC.
- Nhóm relay có nguồn cấp 220V DC:
+ KA4: relay giám sát nguồn cấp DC.
+ KA5: relay khởi động kích từ.
+ KA6: relay dừng kích từ.
+ KA7: relay tăng dòng kích từ.
+ KA8: relay giảm dòng kích từ.
+ KA9: relay giám sát vị trí mạch cắt MC kích từ (MK).
+ KA10: relay báo lỗi đứt chì mạch cầu chỉnh lưu.
- Nhóm relay có nguồn cấp 24V DC:
+ KA11: relay điều khiển cắt kích từ mồi khi U đầu cực đạt 13% Un
+ KA12: relay tác động báo hiệu khi PT đầu cực đứt.
+ KA13; relay cấp nguồn 220V DC đóng MC kích từ.
+ KA14: relay cấp nguồn 220V DC mở MC kích từ.
+ KA15: relay cấp nguồn 220V AC cho quạt ở chế độ tự động.
+ KA16: relay quá kích từ tác động.
+ KA17: relay cấp nguồn cho KM2 khởi động kích từ mồi.
+ KA18: relay phase advance limit action.
+ KA19: relay bảo vệ kém kích từ tác động.

* Tủ chỉnh lưu 1:

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Mỗi tủ chỉnh lưu được lắp đặt 2 quạt làm mát cho bộ chỉnh lưu vì trong quá
trình làm việc thiết bị điện tử công suất này sinh ra một nguồn nhiệt lớn.
- Q2: là cầu dao cấp nguồn từ MBA kích từ vào bộ chỉnh lưu.
- Q3: là cầu dao cấp nguồn từ đầu ra của bộ chỉnh lưu vào MC kích từ MK.
* Tủ diệt từ và MC kích từ:
- MC kích từ Q1: cấp nguồn
DCvào rotor.
- KM2: contactor cấp nguồn
DC kích từ mồi.
- ZP7: Diot chỉ cho dòng DC
qua đến điện trở RM để diệt từ.
- RM: điện trở để diệt từ dư.
- R81: cho dòng qua khi rotor
bị quá áp, đi vào trigger kích xung
cho thyristor KP8.
- KP8: Thyristor cho qua khi
trigger kích xung, dòng điện sẽ đi
qua điện trở RM và tiêu tán.
- CT L21: khi bị quá áp rotor
dòng do quá áp sẽ đi qua CT, thứ
cấp CT có điện, cấp cho trigger 2
kích xung vào con SCR cho dòng
thứ cấp CT đi qua đến K1, tiếp
điểm thường mở của K1 đóng lại
báo hiệu quá áp, và đếm số lần quá
áp ở RV4.
- SB: nút nhấn ngắt dòng đến
K1 để reset tín hiệu báo quá áp.
- RQ1: để giảm điện áp và dòng
từ nguồn 220V DC kích từ mồi
xuống điện áp ≤190V DC, 10A. Vì
áp định mức của rotor chỉ 190V

2.4. Các bảo vệ cho bộ chỉnh lưu:


1. Bộ R4C4, R5C5, R6C6: Quá áp của một hệ thống Thyristor có thể xảy ra
do nhiều nguyên nhân từ bên ngoài (đóng ngắt mạch có phần cảm, khi cắt tải, ngắt
Thyristor,…) hoặc do nội bộ (bởi sự tích tụ điện tích các lớp bán dẫn khi Thyristor
được khoá bằng phân áp ngược). Mạch R-C thường được dùng để bảo vệ quá áp
nhờ quá trình nạp tụ điện C. Mạch R-C mắc song song với Thyristor để chống quá
áp khi chuyển mạch. Mạch R-C mắc ở thứ cấp máy biến áp kích từ để chống quá
áp khi ngắt mạch máy biến áp không tải, cân bằng pha và còn có tác dụng lọc các
sóng hài bậc cao trước khi đưa vào bộ chỉnh lưu.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

2. Bộ FU27, RV5; FU28, RV6; FU29, RV7: Khi xuất hiện những xung điện
áp có biên độ lớn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho mạch kích từ. Các tụ điện
được đặt song song để bảo vệ nhưng cũng không thể ngăn cản được những xung
điện áp này. Do vậy cần thiết phải có mạch bảo vệ quá điện áp xung. Khi điện áp
vượt quá một giá trị nào đó trở kháng của RV5, RV6, RV7 sẽ giảm xuống cho
dòng đi qua ngăn cản quá áp để bảo vệ cho mạch, nếu dòng đi qua lớn hơn dòng
điện lệch pha cho phép thì các FU27, FU28, FU29 sẽ đứt ra và đi báo tín hiệu.
3. Các dây chì bảo vệ cho các thyristor FU1, FU2, FU3, FU4, FU5, FU6: Để
phát hiện và giám sát hoạt động của các cầu chì động lực này thì người ta sử dụng
cầu chì tín hiệu nối song song đi kèm. Khi cầu chì động lực bị chảy thì toàn bộ
dòng điện sẽ dẫn qua chì tín hiệu, cầu chì tín hiệu có khả năng chịu đựng dòng
điện thấp nên sẽ bị chảy theo. Khi chì tín hiệu bị chảy thì sẽ làm đóng tiếp điểm đi
báo tín hiệu cầu chì đã bị chảy.
4. Mạch RC bảo vệ cho từng thysistor: Khi chuyển mạch, các điện tích tích tụ
trong các lớp bán dẫn phóng ra ngoài tạo thành dòng điện ngược trong khoảng
thời gian rất ngắn, sự biến thiên nhanh chóng của các dòng điện ngược gây ra sức
điện động cảm ứng rất lớn gây nên hiện tượng quá điện áp giữa anod và catod của
thyristor. Khi có mạch R-C mắc song song với thyristor sẽ tạo mạch vòng phóng
điện tích trong quá trình chuyển mạch nên thyristor không bị quá điện áp.
2.5. Các bảo vệ hệ thống kích từ.
2.5.1. Bảo vệ quá dòng MBA kích từ (50/51E).
a. Giá trị cài đặt:

b. Hiện tượng tác động của rơ le.


1. Dòng điện qua cuộn dây MBA kích từ tăng cao.
2. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led “50/51E” báo chức năng bảo vệ quá dòng
máy biến áp kích từ tác động trên rơle FZ DGT 801D (Device 1) tại phòng điều
khiển trung tâm.
3. Báo sự cố “Quá dòng máy biến áp kích từ” tại giao diện máy tính điều
khiển trung tâm. Báo còi.
4. Đồng thời bật MC đầu cực 901 (902.
5. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.
2.5.2. Bảo vệ quá tải MBA kích từ (49E).
a. Giá trị cài đặt:

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

b. Hiện tượng tác động của rơ le.


1. Dòng điện qua cuộn dây MBA kích từ tăng cao.
2. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led “49E” báo chức năng bảo vệ quá tải máy
biến áp kích từ tác động trên rơle FZ DGT 801D (Device 1) tại phòng điều khiển
trung tâm.
3. Báo sự cố “Quá tải máy biến áp kích từ” tại giao diện máy tính điều khiển
trung tâm. Báo còi.
4. Đồng thời bật MC đầu cực 901 (902), MC kích từ MK1 (MK2).
5. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.
2.5.3. Các bảo vệ đưa tín hiệu báo Alarm.
1. Bảo vệ sóng điều hòa bậc cao vào bộ chỉnh lưu cầu.
2. Bảo vệ khi quá điện áp rotor.
3. Bảo vệ khi đứt dây PT.
4. Quạt làm mát dừng.
5. Đứt cầu chì mạch chỉnh lưu.
6. Dòng kích từ giảm thấp giới hạn dưới.
7. Dòng kích từ tăng cao giới hạn trên.
VI. Hệ thống thắng, hệ thống kích nâng roto.
1. Hệ thống thắng.
1.1 Sơ đồ khí thắng.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

1.2. Vận hành hệ thống thắng:


1.2.1. Chế độ tự động:

Hình 12: Các van cấp khí thắng tổ máy H1

Hình 13: Khóa lựa chọn điều khiển thắng


Trong chế độ vận hành bình thường, hệ thống thắng phải vận hành ở chế độ tự
động. Chế độ tự động thực hiện như sau
+ Khóa chuyển mạch SWITCH 1 chuyển sang vị trí “Tự động”.
+ Khóa chuyển mạch SWITCH 2 chuyển sang vị trí “Dừng”.
+ Van 1K08-05; 1K08 - 08; 1K08 - 09: Mở (đối với tổ máy H1).
+ Van 1K08- 06; 1K08 - 07: Đóng (đối với tổ máy H1).
- Trong quá trình dừng tổ máy:
+ Khi tốc độ còn 175v/p thì cuộn dây van điện từ TD2 có điện sẽ làm cho
khí thông theo đường chéo cấp khí nâng thắng qua van 1K08-09.
+ Khi tốc độ giảm về 0v/p (thực tế sau 120s) thì cuộn dây van điện từ
TD1 có điện sẽ làm cho khí thông theo đường chéo cấp khí hạ thắng qua van
1K08-08, reset thắng.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

1.2.2. Chế độ bằng điện tại chỗ:


Chế độ vận hành bằng tay hệ thống thắng áp dụng trong trường hợp:
- Khi xử lý sự cố, kiểm tra hoặc thử nghiệm.
- Chế độ vận hành tự động bị lỗi không thực hiện được.
- Khi thực hiện thắng ở chế độ bằng tay, tốc độ tổ máy ≤ 175 vòng/phút mới
được đưa thắng vào làm việc.
- Chế độ bằng điện tại chộ thực hiện như sau:
+ Khóa chuyển mạch SWITCH 1 chuyển sang vị trí “bằng tay”.
+ Khóa chuyển mạch SWITCH 2 chuyển sang vị trí “Dừng”.
+ Van 1K08-05; 1K08 - 08; 1K08 - 09: Mở (đối với tổ máy H1).
+ Van 1K08- 06; 1K08 - 07: Đóng (đối với tổ máy H1).
+ Nâng thắng: Khi tốc độ tổ máy giảm đến 175 vòng/phút chuyển khóa
chuyển mạch SWITCH 2 “Nâng thắng/Dừng/Hạ thắng” sang vị trí “Nâng thắng”
để nâng thắng.
+ Hạ thắng: Khi tốc độ tổ máy giảm về 0 vòng/phút chuyển khóa chuyển
mạch SWITCH 2 “Nâng thắng/Dừng/Hạ thắng” sang vị trí “Hạ thắng” để hạ
thắng.
 Tổ máy H2 thực hiện tương tự.
1.2.3. Chế độ bằng tay Cơ khí tại chỗ.
- Khóa chuyển mạch SWITCH 1 chuyển sang vị trí “Dừng”.
- Khóa chuyển mạch SWITCH 2 chuyển sang vị trí “Dừng”.
- Nâng thắng:
+ Đóng van 1K08-05
+ Đóng van 1K08-09; 1K08-06.
+ Mở van 1K08-07; 1K08-08, sau đó mở van cấp khí 1K08-05.
- Hạ thắng:
+ Đóng van 1K08-05
+ Đóng van 1K08-07; 1K08-08.
+ Mở van 1K08-06; 1K08-09, sau đó mở van cấp khí 1K08-05.
- Reset thắng:
+ Sau khi hạ thắng xong, đóng van 1K08-06, Mở van 1K08-08.
+ Khóa chuyển mạch SWITCH 1 chuyển sang vị trí “Tự động”.
+ Khóa chuyển mạch SWITCH 2 chuyển sang vị trí “Dừng”.
 Tổ máy H2 thực hiện tương tự.
2. Hệ thống bơm dầu nâng trục.
2.1 Các thông số kỹ thuật.
- Áp lực vận hành : 8.8 MPa.
- Động cơ bơm dầu:
+ Công suất động cơ : 2,2 kW.
+ Điện áp : 3 pha, 380 VAC.
+ Dòng điện định mức : 5,02 A.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

+ Tốc độ định mức : 1400 vòng/phút.


- Bơm dầu:
+ Áp lực bơm : 16 Mpa
+ Lưu lượng bơm : 6 lít/phút.
2. Quy định vận hành hệ thống bơm dầu nâng trục
Bơm dầu nâng trục chỉ vận hành bằng tay và trong các trường hợp sau:
- Khi tổ máy dừng liên tục quá thời gian 72 giờ, chạy bơm dầu kích nâng để
tạo lớp màng dầu tại ổ đỡ và mặt gương để khởi động tổ máy.
- Chạy định kỳ kiểm tra thiết bị.
- Chạy bơm dầu để kích nâng rotor.
3. Vận hành bơm dầu nâng trục.
Trình tự vận hành bằng tay của bơm dầu nâng trục được thực hiện như sau:
- Một người dùng so kế để đo độ cao khi nâng trục tại OHT hoặc OHD, một
người mở van tay tại bơm nâng trục và đóng CB cho chạy bơm dầu nâng trục
chạy tuần hoàn.
+ Vị trí van Nâng trục: Chuyển van 3 ngã theo chiều đưa dầu đi thắng, sau đó
khóa van tại bơm nâng trục đến khi ro to được nâng từ 3-10mm thì cắt CB, sau 60
giây thì mở van tay tại bơm nâng trục và cho hạ thắng ở chế độ bằng tay.
+ Thổi dầu nâng trục: Chuyển van 3 ngã theo chiều đưa khí đi thắng → nâng
thắng bằng tay → Chuyển van 3 ngã theo chiều đưa dầu đi thắng → hạ thắng ở
chế độ bằng tay → Chuyển van 3 ngã theo chiều đưa khí đi thắng. Kết thúc quá
trình nâng trục.

PHẦN IV: CÁC HỆ THỐNG NƯỚC, DẦU, KHÍ


VÀ PHỤ DỊCH NHÀ MÁY
I. Hệ thống nước kỹ thuật.

 Sơ đồ hệ thống nước kỹ thuật nhà máy Đa Dâng 2.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
1. Tổng quan hệ thống nước kỹ thuật nhà máy Thủy điện Đa Dâng 2.
Hệ thống nước kỹ thuật nhà máy được lấy từ 2 đường ống chính trước van
đĩa, và được điều chỉnh áp lực qua van cấp nước WN1 hoặc WN2 (1 van mở và 1
van dự phòng) đưa vào đường ống chung đường kính 250mm.
Từ đường ống chung 250mm qua 3 van tay (N 86-01, N86-02, N86-03) đến 3 bộ
van giảm áp, sau đó qua 3 bộ lọc chính, tiếp đến nước kỹ thuật qua 3 van tay (N 03-
01, N03-02, N03-03) và được đưa chung vào đường ống 250mm sau 3 bộ lọc. Sau
đó được đưa vào bộ lọc cát (bộ lọc số 4), đi cung cấp nước cho 2 tổ máy H1 qua
van 1N03-03 và tổ máy H2 qua van 2N03-03.

Hình 1: Ống trích nước từ đường ống áp lực H1

Hình 2: 3 van tay N8.6-01, N8.6-02, N8.6-03 vào 3 bộ lọc 1, 2, 3

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Hình 3: Bộ lọc số 4
Khi vận hành 1 tổ máy, phải cắt nước kỹ thuật của tổ máy còn lại, điều chỉnh
van WN1 hoặc WN2 sao cho áp lực nước cấp cho 1 tổ máy trong khoảng làm việc
cho phép theo quy định như sau:
- Áp lực làm việc trong chế độ vận hành bình thường 2 tổ máy ở đường ống
chung 250mm sau van WN1, WN2: từ 0.46 đến 0.5Mpa.
- Áp lực làm việc trong chế độ vận hành bình thường 2 tổ máy ở đường ống
chung 250mm sau 3 bộ lọc: từ 0.4 đến 0.44Mpa.
- Áp lực làm việc trong chế độ vận hành bình thường 2 tổ máy tại vị trí sau
van 1N03-03, 2N03-03 đi vào 2 tổ máy: từ 0.28 đến 0.32Mpa.

Hình 4: Van cấp nước kỹ thuật cho tổ máy H2


Sau khi qua van cấp nước chính cho tổ máy (1N 03-03 đối với H1 và 2N03-03
đối với H2), nước kỹ thuật được chia làm 2 nhánh chính để cấp nước cho tổ máy:
- Nhánh 1: Nước kỹ thuật được chia làm 4 ngã.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
+ Ngã 1 qua van 1N03-04 để đi làm mát dầu gối trên, sau khi làm mát dầu gối
trên nước kỹ thuật đi qua đồng hồ lưu lượng gối trên rồi qua van 1Nx-04 xả ra hạ
lưu qua hệ thống ống xả chung.
+ Ngã 2 qua van 1N03-05 để đi làm mát gió máy phát (điều chỉnh van 1N03-
05 để áp lực nước tại đây từ 0.11 - 0.13Mpa), cấp nước vào 04 két nước làm mát
được gắn trên stato, trên trục roto có các cánh quạt được lắp ở hai đầu roto sao
cho khi roto quay gió mát ở buồng máy phát được hút vào trong khe hở giữa roto
và stato để làm mát stato, gió sau khi làm mát stato là gió nóng được thổi qua két
nước làm mát, sau khi qua két nước làm mát gió được hút vào làm mát stato, chu
trình làm mát cứ thế tuần hoàn, nước sau khi làm mát gió máy phát qua một rơ le
lưu lượng và qua van tay 2Nx-05 để xả ra hạ lưu.
- Riêng gối dưới tổ máy H2 có cải tạo thêm đường ống để súc ngược nhằm
khắc phục gối dưới H2 bị kẹt rác, khi súc ngược thì khóa van 2N ĐC-01, 2NĐC-04
và mở van 2NĐC-02, 2NĐC-03.
+ Ngã 3 qua van 1N03-06 để đi làm mát dầu gối dưới, sau khi làm mát dầu gối
dưới nước kỹ thuật đi qua đồng hồ lưu lượng gối dưới rồi qua van 1Nx-06 xả ra
hạ lưu qua hệ thống ống xả chung.
+ Ngã 4 qua van 1N03-07 để đi làm mát bạc ổ hướng tubine, sau khi làm mát
bạc ổ hướng tubine nước kỹ thuật đi qua đồng hồ lưu lượng ổ hướng tubine rồi
qua van 1Nx-07 xả ra hạ lưu qua hệ thống ống xả chung.
- Nhánh 2: Nước kỹ thuật được chia làm 2 ngã.
+ Ngã 1 qua van 1N03-08 đến bộ lọc nước đệm kín trục, tiếp theo qua van
1N03-09 để cung cấp nước đệm kín trục. Áp lực nước tại đây từ 0.023 - 0.025Mpa.
+ Ngã 2 qua van 1N03-10 để cung cấp nước đệm kín trục (trường hợp này chỉ
thực hiện khi bộ lọc nước đệm kín trục bị hư phải bảo dưỡng, sữa chữa). Áp lực
nước tại đây từ 0.023 - 0.025Mpa.

Hình 5: Sơ đồ hệ thống dầu bôi trơn và nước làm mát Máy phát
- Trên đường ống nước có các đồng hồ áp lực để đo và theo dõi áp lực nước
trước đi đưa vào làm mát và nước sau khi làm mát đi qua các rơle lưu lượng để

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
biết được bộ làm mát đã được làm mát, lấy các tín hiệu on/off từ rơle lưu lượng để
đưa vào điều kiện chạy máy.

Hình 5: Các đồng hồ đo áp lực nước làm mát

Hình 6: Rơ le lưu lượng đặt phía xả ra hạ lưu


2. Vận hành hệ thống nước kỹ thuật.
Trong vận hành bình thường bộ lọc số 04 sử dụng thường trực, còn 3 bộ lọc
còn lại chỉ sử dụng 2 bộ, 1 bộ dự phòng và được chuyển đổi luân phiên vào thứ 2
hàng tuần. Khi chạy máy, chỉ mở 1 trong 2 van WN1 hoặc WN2 và được thay đổi
luân phiên vào thứ 2 hàng tuần.
Hiện tại hai van điện từ 1WN và 2WN không đưa vào vận hành nữa mà
chuyển qua vận hành 2 van tay 1N 03-03 và 2N03-03 nhằm khắc phục tình trạng khi
đang chạy 02 tổ máy, có lệnh dừng 01 tổ máy, trong chương trình chạy máy sẽ
đưa lệnh đi đóng van điện từ 1WN[2WN], như vậy áp lực dồn qua tổ máy còn lại
tăng gấp đôi (≈ 0.6Mpa) sẽ phá hủy các đường ống và hệ thống nước làm mát. Vì
vậy khi chạy 02 tổ máy mà có lệnh dừng 01 tổ thì sau khi dừng máy hoàn toàn 1
ĐHV xuống sàn 715 để giảm áp lực tại van WN1(WN2) và 1 ĐHV khóa van tay
1N03-03[2N03-03] lại.
Vào thứ 2 hàng tuần ca đương phiên phải:
+ Súc ngược bộ lọc số 04 (mở van 2N 03-05, 2N03-06, 2N03-07; đóng van
2N03-04)
+ Thay đổi luân phiên 3 bộ lọc

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
Mỗi giờ ca trực đương phiên phải:
+ Theo dõi và ghi chép đầy đủ các thông số áp lực hệ thống nước kỹ thuật
qua các đồng hồ đo áp lực;
+ Khi chạy máy phải xả đáy các bộ lọc nước.
* Chú ý: Khi thay các van nước kỹ thuật tại sàn 715 phải khóa các van tay xả
nước ra hạ lưu, nhằm tránh hiện tượng nước từ phía hạ lưu đi ngược vào.
3. Thông số nước kỹ thuật
- Áp lực nước ban đầu được trích từ đường ống áp lực : 0.86 Mpa
- Áp lực qua van giảm áp : 0.46 - 0.5 Mpa
- Áp lực đi làm mát trực tiếp : 0.28 - 0.32 Mpa
- Nhiệt độ nước làm mát : < 300 C
Thiết bị Áp lực làm việc (Mpa) Lưu lượng (m3/h)
Ổ hướng trên 0.28 - 0.32 87
Gió máy phát 0.11- 0.13 117
Ổ hướng dưới 0.28 - 0.32 18,2
Gối tuabine 0.28 - 0.32 47
4. Các tín hiệu bảo vệ hệ thống nước kỹ thuật
- Các rơle lưu lượng: Khi lưu lượng qua các rơle này thiếu, rơle lưu lượng
không tác động On thì không đủ điều kiện để chạy máy.
- Tại van 1WN và 2WN nếu áp lực qua < 0.2Mpa thì báo Alarm mức thấp cấp
1; < 0.1Mpa thì báo Alarm mức thấp cấp 2.
II. Tổng quan các ổ hướng và hệ thống dầu bôi trơn.
1. Ổ hướng turbin.
1.1. Các thông số ổ hướng turbine.
- Ổ hướng turbine gồm 1 bộ bạc gồm hai nữa ghép lại, bề mặt tiếp xúc tráng
babit bao quanh trục tuabin.
- Bạc được làm mát bằng nước trực tiếp đi trong bạc ổ hướng tuabin.
- Có 2 đầu dò nhiệt độ: Z39, Z40, Arlam – Trip: 68 - 73 oC.
- Lượng dầu bôi trơn trong ổ hướng : 0,26m3.
- Loại dầu : ISOVG46.
- Lưu lượng nước làm mát ổ hướng : 47m3/h.
- Quy định mức dầu ổ hướng tuabin :
+ Mức dầu tổ máy H1giảm thấp : < 190 mm.
+ Mức dầu tổ máy H1tăng cao : >210 mm.
+ Mức dầu tổ máy H2 giảm thấp : < 140mm
+ Mức dầu tổ máy H2 tăng cao : >160 mm
1.2. Quy định kiểm tra, giám sát mực dầu gối turbine.
Ca trực phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi để xác định được mực dầu gối
turbine đủ hay thiếu trước khi chạy máy và trong quá trình tổ máy vận hành để
đảm bảo an toàn cho hệ thống bạc turbine.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
Giám sát mức dầu bằng thước đo 1000mm.
 Kiểm tra mực dầu trước khi chạy máy:
Ca trực vận hành đương phiên phải thực hiện kiểm tra, giám sát mức dầu ổ
hướng tuabine, đảm bảo đủ điều kiện trước khi chạy máy. Nếu phát hiện thiếu
dầu, phải thực hiện châm dầu sạch và ghi vào nhật ký vận hành, nhật ký châm
dầu.
 Điều kiện:
- Mức dầu gối tuabine H1 từ 190mm đến 210mm.
- Mức dầu gối tuabine H2 từ 140mm đến 160mm.
 Kiểm tra mực dầu khi tổ máy đang vận hành:
Trong quá trình tổ máy đang vận hành thì định kỳ hàng giờ ca trực phải kiểm
tra giám sát mức dầu bằng cách quan sát qua lỗ thăm dầu.
+ Nếu quan sát thấy dầu đánh lên nhiều thì dầu đủ.
+ Nếu qua sát thấy dầu đánh lên ít thì dầu thiếu.
Nếu phát hiện thiếu dầu thì phải thực hiện châm thêm dầu sạch và ghi vào
nhật ký vận hành, nhật ký châm dầu.
 Chú ý: Khi tổ máy vận hành liên tục không thể kiểm tra mực dầu gối turbine
thì sáng thứ 2 hàng tuần phải châm thêm từ 2 đến 3 lít.
2. Ổ hướng dưới của máy phát.
2.1. Các thông số ổ hướng dưới máy phát.
- Trong ổ hướng dưới có 8 segment hướng trục, bề mặt tiếp xúc tráng babit.
- Có 4 đầu dò nhiệt độ ổ hướng dưới: từ Z14-Z17, arlam - trip: 68-73oC.
- Có 1 đầu dò nhiệt độ dầu: Z18, arlam - trip: 55 – 65 oC.
- Có 1 két nước làm mát dầu đặt trong bồn dầu ổ hướng dưới.
- Lượng dầu bôi trơn ổ hướng dưới : 0,5 m3.
- Lưu lượng nước làm mát ổ hướng dưới : 18,2 m3/h.
2.2. Quy định kiểm tra, giám sát mực dầu ổ hướng dưới máy phát.
Ca trực phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra để xác định được mực dầu ổ
hướng dưới đủ hay thiếu trước khi chạy máy và trong quá trình tổ máy đang vận
hành, để đảm bảo an toàn cho hệ thống bạc tựa ổ hướng dưới.
Kiểm tra mức dầu bằng thước đo 30mm gắn ngoài ổ dầu gối dưới.
 Kiểm tra mực dầu trước khi chạy máy:
Ca trực vận hành đương phiên phải thực hiện kiểm tra, giảm sát mức dầu gối
dưới đảm bảo đủ điều kiện trước khi chạy máy. Nếu phát hiện thiếu dầu phải thực
hiện châm thêm dầu sạch và ghi vào nhật ký vận hành và nhật ký châm dầu.
 Điều kiện: Mức dầu ổ hướng dưới khi dừng máy ≥ 130mm.
 Kiểm tra mực dầu khi tổ máy đang vận hành:
Trong quá trình tổ máy đang vận hành thì định kỳ hàng giờ ca trực phải kiểm
tra, giám sát mức dầu gối dưới. Nếu phát hiện thiếu dầu, phải thực hiện châm dầu
sạch vào cho đủ.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
 Điều kiện: Mức dầu ổ hướng dưới khi chạy máy ≥ 110mm.
3. Ổ hướng trên và ổ đỡ:
- Có 8 bạc đỡ, bề mặt tráng nhựa kỹ thuật tổng hợp plastic và 8 segment ổ
hướng, bề mặt tiếp xúc tráng babit.
- Có 8 đầu dò nhiệt độ ổ đỡ:
+ Từ Z1- Z8; Arlam - Trip: 55-60 oC.
- Có 4 đầu dò nhiệt độ ổ hướng trên:
+ Từ Z10 - Z13; Arlam – Trip: 68- 73 oC.
- Có 1 đầu dò nhiệt độ dầu:
+ Z9; Arlam – Trip: 55 – 65 oC.
- Có 1 két làm mát bằng nước đặt trong bồn dầu, nước làm mát dầu, dầu sẽ
làm mát bạc.
- Lưu lượng làm mát : 87m3/h.
- Lượng dầu bôi trơn ổ hướng trên và ổ đỡ : 1,8 m3.
- Loại dầu : ISO VG46.
3.2. Quy định kiểm tra, giám sát mực dầu gối trên máy phát.
Ca trực phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra để xác định được mực dầu gối
trên đủ hay thiếu trước khi chạy máy và trong quá trình tổ máy đang vận hành, để
đảm bảo an toàn cho hệ thống bạc tựa gối trên.
Kiểm tra mức dầu bằng thước đo 30mm gắn ngoài ổ dầu gối trên.
 Kiểm tra mực dầu trước khi chạy máy:
Ca trực vận hành đương phiên phải thực hiện kiểm tra, giảm sát mức dầu ổ
trên đảm bảo đủ điều kiện trước khi chạy máy. Nếu phát hiện thiếu dầu phải thực
hiện châm thêm dầu sạch và ghi vào nhật ký vận hành và nhật ký châm dầu.
 Điều kiện: Mức dầu gối trên khi dừng máy ≥ 30mm.
 Kiểm tra mực dầu khi tổ máy đang vận hành:
Trong quá trình tổ máy đang vận hành thì định kỳ hàng giờ ca trực phải kiểm
tra, giám sát mức dầu ổ hướng trên. Nếu phát hiện thiếu dầu, phải thực hiện châm
dầu sạch vào cho đủ.
 Điều kiện: Mức dầu gối trên khi chạy máy ≥ 150mm.

III. Hệ thống khí nén cao áp.


 Sơ đồ hệ thống khí cao áp:

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Trậầ n Hoậì ng Sậnh Pậge 49


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

1. Tổng quan hệ thống khí cao áp:


Hệ thống khí nén cao áp có chức năng chính là cấp khí cao áp vào bồn dầu
điều tốc, gồm có 2 máy nén khí, một máy vận hành chính và một máy dự phòng.
Khí sau khi được nén lên áp lực 6.4 Mpa theo đường ống dẫn khí đến bộ lọc hơi
nước BL-01(BL-02), nước sau khi lọc được xả ra ngoài qua van tay Kx 64-01(Kx64-
02) và van điện từ VĐT-01(VĐT-02), sau khi lọc hơi nước, khí cao áp qua van
một chiều, qua van tay thường mở K 64-01(K64-02), từ đây hai máy nén khí cùng
cấp khí qua van tay K64-03 đến bình chứa khí cao áp có dung tích 2m 3. Khí được
trích lấy từ bình chứa khí qua van tay thường mở K 64-04, sau đó tách ra hai nhánh,
nhánh thứ nhất qua bộ lọc BL-03, nhánh thứ hai qua bộ lọc BL-04, có một nhánh
bypass qua van tay thường đóng K 64-05 được sử dụng khi sửa chữa thay thế BL-
03 và BL-04. Khí sau khi qua hai bộ lọc được tách làm hai nhánh, nhánh thứ nhất
qua van tay 1K64-01qua van một chiều rồi qua van tay 1K 64-02 cấp khí cao áp vào
bồn dầu điều tốc tổ máy H1, van 1Kx 64-01 dùng để xả khí trong bồn dầu điều tốc
khi áp lực lên cao, nhánh thứ hai qua van tay 2K 64-01qua van một chiều rồi qua
van tay 2K64-02 cấp khí cao áp vào bồn dầu điều tốc tổ máy H2.

Hình 1: Máy nén khí cao áp

Hình 2: Bộ lọc hơi nước và các van trên đường ống khí

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Hình 3: Bình chứa khí cao áp


Bình chứa khí có các đồng hồ đo theo dõi áp lực, đồng hồ áp lực điều khiển
chạy máy nén khí, và báo Alarm mức thấp, mức cao, van an toàn để giải tỏa áp
lực khi áp lực quá cao.

Hình 4: Bộ lọc BL-03 và BL-04

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Hình 5: Các van cấp vào bồn dầu điều tốc H1


2. Các thông số kỹ thuật:
- Máy nén khí cao áp
+ Kiểu : MNK SF - 1/64.
+ Số lượng : 2 máy.
+ Lưu lượng hút của máy nén : 1m3/phút.
+ Số tầng nén : 3 cấp.
+ Số xilanh : 3.
+ Áp lực khí vào : 0.1 Mpa ± 10% .
+ Áp lực khí nén : 6.4 Mpa.
+ Kiểu làm mát : làm mát bằng khí.
+ Trọng lượng : ≈ 700Kg.
Đường kính Chu trình Áp suất Van an toàn
Tầng Số
xilanh xilanh vận hành
nén xilanh Tác động Phục hồi
(mm) (mm) (Mpa)
0.37 ±
1 2 120 50 0.55 Mpa 0.4 Mpa
10%
2 1 80 50 1.4 ± 10% 2.1 Mpa 1.6 Mpa

3 1 42 50 6.4 7.2 Mpa 6.4 Mpa


- Động cơ máy nén khí cao áp:
+ Loại : Đồng bộ 3 pha.
+ Điện áp định mức : 380V AC.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

+ Công suất : 22 kW.


+ Tần số : 50 Hz.
+ Tốc độ : 1470 v/p.
- Đường ống dẫn khí : bằng ống thép, không gỉ.
- Bình chứa khí cao áp
+ Số lượng : 1 bình cấp cho hai tổ máy.
+ Dung tích : 2m3.
+ Áp lực thiết kế : 7 Mpa.
+ Áp lực vận hành lớn nhất : 6.4 Mpa.
+ Áp lực thử nghiệm : 8.75 Mpa.
+ Áp lực tác động van an toàn : 7 Mpa.
+ Áp lực phục hồi van an toàn : 6.4 Mpa.
3. Vận hành
Trong vận hành bình thường máy nén khí vận hành tự động với các khoá chọn
lựa như sau:
- Khóa chuyển mạch để ở vị trí “Auto”.
- Áp lực bình khí chính giảm xuống 5.6 Mpa: 01 máy nén khí chạy
- Áp lực bình khí chính tăng đến 6.2 Mpa: 01 máy nén khí dừng.
- Áp lực bình khí chính giảm xuống 5,3 Mpa: 02 máy nén khí chạy.
- Áp lực bình khí chính tăng đến 6.2 Mpa: 02 máy nén khí dừng.
Chế độ vận hành bằng tay của máy nén khí chỉ vận hành khi kiểm tra và xử lý
sự cố, với các khóa chọn lựa như sau:
- Khóa chuyển mạch để ở vị trí “Manual”.
- Nhấn “Manual star” thì máy nén khí chạy.
- Nhấn “Manual stop” thì máy nén khí dừng.

Hình 6: Tủ điều khiển máy nén khí cao áp

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Định kỳ vào sáng thứ hai hàng tuần ca vận hành đương phiên phải xả nước
bộ lọc bồn khí nén cao áp theo hướng dẫn “Thao tác xả nước máy nén khí Nhà
máy Đa Dâng 2”.
- Mỗi giờ ca trực đương phiên phải theo dõi và ghi chép đầy đủ các thông số
áp lực hệ thống khí nén cao áp vào logsheet vận hành.
4. Các tín hiệu bảo vệ hệ thống khí cao áp.
Máy nén khí và bình chứa khí cao áp được bảo vệ bởi các đồng hồ áp lực báo
tín hiệu, và van an toàn, khi:
- Áp lực tăng đến 6,8 Mpa: báo alarm mức cao.
- Áp lực giảm đến 5,3 Mpa: báo alarm mức thấp.
- Áp lực tăng lên 7 Mpa: van an toàn tác động.
Tín hiệu được gửi đến LCU và máy tính phòng điều khiển trung tâm, khi đó
nếu chế độ tự động không hoạt động, nhân viên vận hành phải xử lý mở van Kx 64-
04 để giảm áp lực xuống giá trị cho phép nếu báo Alarm mức cao hoặc chạy tại
chỗ máy nén khí cao áp đến giá trị áp lực cho phép nếu báo Alarm mức thấp.

IV. Hệ thống khí nén hạ áp.


 Sơ đồ hệ thống khí hạ áp:

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Trậầ n Hoậì ng Sậnh Pậge 55


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Trậầ n Hoậì ng Sậnh Pậge 56


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

1. Tổng quan hệ thống khí hạ áp:


Hệ thống khí nén hạ áp gồm hai máy nén khí hạ áp, khí sau khi được nén lên
áp lực 0.8 Mpa sẽ qua bộ lọc tách hơi nước BL-01(BL-02), khí sau khi qua bộ lọc
sẽ qua van một chiều VMC-01(VMC-02) qua van tay K 08-01(K08-02), từ đây hai
máy nén khí cùng cấp khí qua van tay thường mở K 08-03 vào bình chứa khí hạ áp
có dung tích 4m3. Khí được trích lấy từ bình chứa khí qua van tay thường mở K 08-
04, sau đó tách ra hai nhánh, nhánh thứ nhất qua bộ lọc BL-03, nhánh thứ hai qua
bộ lọc BL-04, nước sau khi tách, được xả ra ngoài qua van tay Kx-04 và van điện
từ VĐT-03(Kx-05 và van điện từ VĐT-04) có một nhánh bypass qua van tay
thường đóng K08-05 được sử dụng khi sửa chữa thay thế hai bộ lọc BL-03 và BL-
04. Từ đây khí được tách làm bốn nhánh, nhánh chính cấp cho tổ máy H2, một
nhánh cấp khí đến các sàn phục vụ công tác sữa chữa, vệ sinh, một nhánh cấp khí
cho hệ thống thắng và một nhánh cấp khí đệm kín trục.

Hình 7: hai máy nén khí hạ áp

Hình 8: Bộ lọc BL-01, BL-02 và các van

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Hình 9: Bình chứa khí hạ áp

Hình 10: Bộ lọc BL-03, BL-04 và các van

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

2. Các thông số kỹ thuật:


- Máy nén khí hạ áp:
+ Kiểu : MNK 1GFD – 1.2/8.
+ Số lượng : 2 máy.
+ Lưu lượng hút của máy nén : 1.2m3/phút.
+ Kiểu làm mát : làm mát bằng khí.
- Động cơ máy nén khí hạ áp:
+ Loại : Đồng bộ 3 pha.
+ Điện áp định mức : 380V AC.
+ Công suất : 7.5 kW.
+ Tần số : 50 Hz.
+ Tốc độ : 1460 v/p.
- Đường ống dẫn khí : bằng ống thép, không gỉ.
- Bình chứa khí cao áp :
+ Số lượng : 1 bình cấp cho hai tổ máy.
+ Dung tích : 4m3.
+ Áp lực vận hành : 0.8Mpa.
+ Áp lực thiết kế : 0.9 Mpa.
+ Áp lực thử nghiệm : 1.13 Mpa.
3. Vận hành
3.1. Vận hành máy nén khí:
Trong vận hành bình thường máy nén khí hạ áp vận hành chế độ tự động:
- Nhấn nút “on” thì máy nén khí sẽ chạy với chế độ tự động:
+ Áp lực bình khí giảm xuống 0,6 Mpa: 01 máy nén khí chạy.
+ Áp lực tăng đến 0,73 Mpa: 01 máy nén khí dừng.
+ Áp lực bình khí giảm xuống 0,54 Mpa: 02 máy nén khí chạy.
+ Áp lực tăng đến 0,73 Mpa: 02 máy nén khí dừng.
Chế độ vận hành bằng tay của máy nén khí chỉ vận hành khi kiểm tra, sữa
chữa, chế độ tự động bị hỏng, thực hiện như sau:
- Nhấn nút “on” thì máy nén khí chạy, áp lực tăng đến 0,73 Mpa thì nhấn nút
“off” máy nén khí dừng.
- Nút nhấn “Emergency Stop” chỉ sử dụng khi có sự cố muốn dừng khẩn cấp
máy nén khí.

Hình 11: Màn hình điều khiển máy nén khí hạ áp


Trậầ n Hoậì ng Sậnh
Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Định kỳ vào sáng thứ hai hàng tuần ca vận hành đương phiên phải xả nước
bộ lọc khí nén hạ áp theo hướng dẫn “Thao tác xả nước máy nén khí Nhà máy Đa
Dâng 2”.
- Mỗi giờ ca trực đương phiên phải theo dõi và ghi chép đầy đủ các thông số
áp lực hệ thống khí nén hạ áp vào logsheet vận hành.

3.2. Vận hành hệ thống khí đệm kín trục:

Hình 14: Các van cấp khí đệm kín trục tổ máy H1
- Bình thường hệ thống khí đệm kín trục để ở chế độ tự động, chế độ tự động
thực hiện như sau:
+ Van 1K08-01, 1K08-04: mở
+ Van 1K08-02, 1K08-03: đóng
- Chế độ tự động sẽ thực hiện theo chương trình chạy máy:
+ Theo chương trình chạy máy, trước khi chạy máy, chương trình sẽ gửi
tín hiệu đến van điện từ tự động ngắt và xả khí đệm kín trục.
+ Theo chương trình dừng máy sau khi tổ máy dừng hoàn toàn chương
trình sẽ gửi tín hiệu đến van điện từ tự động nạp khí vào để chèn kín trục.
- Chế độ bằng tay thực hiện như sau:
+ Van 1K08-01, 1K08-04: đóng
+ Trước khi chạy máy ĐHV phải xuống đóng van tay 1K08-03 và mở van
1K08-02 để ngắt và xả khí đệm kín trục.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

+ Sau khi tổ máy dừng hoàn toàn ĐHV phải xuống đóng van tay 1K08-
02 và mở van 1K08-03 để cấp khí đệm kín trục.
4. Các tín hiệu bảo vệ hệ thống khí hạ áp.
Máy nén khí và bình chứa khí hạ áp được bảo vệ bởi các đồng hồ áp lực báo
tín hiệu, và van an toàn, khi:
- Áp lực báo alarm mức cao : 0.8 Mpa
- Áp lực báo alarm mức thấp : 0.55 Mpa
- Áp lực tác động van an toàn : 0.824 Mpa
- Áp lực phục hồi van an toàn : 0.72 Mpa
Tín hiệu được gửi đến LCU và máy tính phòng điều khiển trung tâm, khi đó
nếu chế độ tự động không hoạt động, nhân viên vận hành phải xử lý mở van Kx-
03 để giảm áp lực xuống giá trị cho phép nếu báo Alarm mức cao hoặc chạy tại
chỗ máy nén khí hạ áp đến giá trị áp lực cho phép nếu báo Alarm mức thấp.
V. Hệ thống bơm nước hố thu.
1. Tổng quan.
Nhà máy thủy điện Đa Dâng 2 được trang bị hệ thống xử lý và tiêu nước của
nhà máy, bao gồm: một hố thu gom nước xả, nước rò rỉ của nhà máy và hệ thống
bơm tiêu gồm: hai bơm nước rỉ và một bơm tháo cạn.
Để tháo nước rò rỉ toàn nhà máy, toàn bộ lượng nước rò rỉ được dẫn xuống
cao trình đặt van đĩa 715,00m , từ cao trình này nước được tháo xuống bể thu
nước rò rỉ cao trình 712,70m, từ bể này nước được tách dầu, phần nước sạch được
xả ra hạ lưu bằng hệ thống bơm với đường ống DN150.
Trong trường hợp nhà máy bị ngập, để đảm bảo tiêu cạn được toàn bộ lượng
nước trong nhà máy, tại cao trình 716,10m có bố trí 01 máy bơm tháo cạn. Nước
được bơm ra hạ lưu tại cao trình lớn hơn cao trình mực nước hạ lưu lớn nhất
730,02m qua đường ống DN250m.
2. Nhiệm vụ của hố thu và các bơm hố thu.
- Thu gom nước rò rỉ từ sàn van đĩa tại cao trình 715,00m.
- Thu gom nước xả đáy của các bộ lọc nước kỹ thuật tại cao trình 715,00m;
- Thu gom nước rò rỉ từ van đĩa tại cao trình 715,00m.
- Thu gom nước rò rỉ trong hầm turbine khi vận hành.
- Thu gom nước rò rỉ của hệ thống nước kỹ thuật cao trình 715,00m.
- Thu gom nước xả của các bộ lọc tại phòng khí nén.
- Thu gom nước xả tháo cạn buồng xoắn, nước từ 2 côn xả của 2 tổ máy qua
van 1NX-03 cho tổ máy H1 và 2N X-03 cho tổ máy H2. Khi đó tổ máy phải dừng,
cửa hạ lưu đóng hoàn toàn để làm công tác tại côn xả.
- Trong công tác bơm tháo cạn bể hạ lưu để kiểm tra, sửa chữa thì hố thu có
nhiệm vụ thu gom nước về đây qua cửa van hạ lưu rồi qua van 1N X-03 và 2NX-03,
tại hố thu sẽ có hai bơm nước rỉ đặt tại cao trình 711.5m và bơm tháo cạn tại cao
trình 712,7m để bơm và hướng dòng ra sông hạ lưu.
- Hệ thống bơm nước rỉ làm nhiệm vụ: bơm nước từ hố thu ra hạ lưu để tránh
nước hố thu dâng cao và phục vụ công tác kiểm tra, sửa chữa.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Bơm tháo cạn dùng để dự phòng cho hai bơm nước rỉ khi bị hỏng và bơm
chống ngập cho nhà máy khi lượng nước rò rỉ quá lớn.
3. Các thông số kỹ thuật chính của hệ thống bơm nước hố thu.
Sơ đồ hệ thống bơm nước rỉ.

a. Động cơ bơm nước rỉ.


- Loại bơm: WQ100-30-18.5.
- Đường kính ngõ vào: DN150; Đường kính ngõ ra: DN150.
- Số lượng: 2 bơm.
- P: 11 kW, 3P-380V/21,5A.
- Lưu lượng: 40l/s.
- Cột nước làm việc: 25m.
- Tốc độ quay: 1225v/p.
b. Động cơ bơm tháo cạn.
- Loại bơm:
- Đường kính ngõ vào: DN 250; Đường kính ngõ ra: DN250.
- Số lượng: 1 bơm.
- P: 46 kW, 3P-380V/84A.
- Lưu lượng: 82lít/s.
- Cột nước làm việc: 36,35m.
- Tốc độ quay: 1464v/p.
4. Vận hành hệ thống bơm nước hố thu.
- Trong chế độ vận hành bình thường, các bơm nước rỉ phải chọn lựa làm việc
ở chế độ tự động theo từng mức nước hố thu đã đặt.
Trậầ n Hoậì ng Sậnh
Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Chế độ vận hành bơm bằng tay chỉ áp dụng trong trường hợp mạch điều
khiển tự động bơm bị sự cố, để tháo nước côn hút hoặc để kiểm tra, sửa chữa,
định kỳ thiết bị.
4.1. Vận hành hệ thống bơm rỉ ở chế độ tự động.
a. Khóa chuyển mạch “TỰ ĐỘNG/DỪNG/BẰNG TAY” của bơm số 01 và
02 ở vị trí “TỰ ĐỘNG”.
b. Các bơm sẽ chạy và dừng theo các giá trị cài đặt mực nước hố thu như sau:
- Khi mực nước 1,568m: Hai bơm chạy.
- Khi mực nước 0,45m: Hai bơm dừng.
4.2. Vận hành hệ thống bơm nước rỉ ở chế độ bằng tay.
a. Khóa lựa chọn “TỰ ĐỘNG/DỪNG/BẰNG TAY” của bơm số 01 và 02 ở vị
trí “DỪNG”.
b. Nhân viên vận hành theo dõi, kiểm tra mức nước hố thu để chạy/dừng bơm
(chuyển khóa sang “BẰNG TAY” để chạy bơm, chuyển khóa sang “DỪNG” để
dừng bơm) tương ứng với các mức nước hố thu như trong chế độ tự động.
4.3 Vận hành khi 2 bơm nước rỉ bị sự cố.
Khi hệ thống nước hố thu bình thường, cho phép chạy máy khi 2 bơm nước rỉ
bị đang sự cố, nhưng phải nhanh chóng khắc phục (ít nhất 1 bơm) trong thời gian
ngắn nhất có thể.
4.4. Vận hành hệ thống bơm chống ngập ở chế độ tự động.
Khóa lựa chọn “TỰ ĐỘNG/DỪNG/BẰNG TAY” ở vị trí “TỰ ĐỘNG”:
- Khi mực nước 2,m: Chạy bơm.
- Khi mực nước 1,2 m: Dừng bơm.
- Khi mực nước 2,04m: Báo tín hiệu “Mức nước hố thu tăng cao”.
4.5. Vận hành hệ thống bơm chống ngập ở chế độ bằng tay.
Khóa lựa chọn “TỰ ĐỘNG/DỪNG/BẰNG TAY” ở vị trí “DỪNG”:
- Nhấn “ON” để chạy bơm chống ngập.
- Nhấn “OFF” để dừng bơm chống ngập.
5. Quy định kiểm tra, theo dõi hệ thống nước rỉ và bơm chống ngập.
- Hàng giờ ca trực vận hành phải theo dõi mực nước hố thu để nhanh chóng
phát hiện các hiện tượng bất thường.
- Định kỳ Thứ Hai hàng tuần chạy kiểm tra các bơm nước rì và chống ngập ở
chế độ bằng tay. Theo dõi và ghi vào nhật ký vận hành bơm và báo cáo ngày các
thông số sau:
- Thời gian chạy bơm: từ lúc bơm chạy (mức nước hố thu 1,568m) đến khi
bơm dừng (mực nước hố thu xuống 0,45m).
- Thời gian từ lúc bơm dừng cho tới lúc bơm chạy lại (lúc chạy máy cũng như
lúc dừng máy) để kiểm tra hệ thống nước hố thu có gì bất thường không.
VI. Hệ thống tự dùng AC tại nhà máy, trạm 110kV và cụm đầu mối.
 Sơ đồ nguyên lý hệ thống tự dùng AC

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Trậầ n Hoậì ng Sậnh Pậge 64


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
1. Hệ thống tự dùng AC 0,4KV.
Hệ thống tự dùng AC 0,4kV cung cấp nguồn tự dùng phục vụ cho các phụ tải
trong nhà máy được lấy từ thanh cái 11kV, qua máy biến áp tự dùng TD91, TD92
với công suất mỗi máy 400kVA và được đóng cắt bằng máy cắt hợp bộ MC941 và
MC942. Ngoài ra còn có nguồn dự phòng là máy phát Diesel công suất 185kVA
để cấp nguồn AC khi các nguồn trên bị mất. Hệ thống được thiết kế có 2 thanh cái
TC1 và TC2 qua các máy cắt QF1, QF2, QF3 và QF5.
2. Các thông số kỹ thuật.
a. Máy cắt tự dùng MC941, MC942.
- Hãng chế tạo : Guangdong.
- Loại : hợp bộ, ba cực chân không.
- Điện áp định mức : 12 kV.
- Điện áp thử nghiệm (1 phút) : 79 kV.
- Điện áp thử nghiệm xung : 145 kV.
- Tần số định mức : 50 Hz.
- Dòng điện định mức : 1200 A.
- Chu kỳ vận hành : O 0,3s – CO 180s – CO.
- Dòng cắt ngắn mạch có thời gian : 31,5 kA (4s).
- Dòng chịu đựng cao nhất : 80 kA.
- Thời gian cắt lớn nhất : 55 ms.
- Thời gian đóng lớn nhất : 100 ms.
- Cơ cấu vận hành : động cơ nạp lò xo.
- Nguồn cấp cho cuộn đóng và cuộn trip: 220V DC.
b. Máy biến áp tự dùng TD91, TD92.
- Hãng chế tạo : Đông Anh/ Việt Nam.
- Loại : Khô, 3 pha, đặt trong nhà.
- Làm mát : AN (không khí đối lưu tự nhiên).
- Công suất định mức : 400 kVA.
- Điện áp định mức:
+ Phía cao áp : 11 000V.
+ Phía hạ áp : 400 V.
- Dòng điện định mức : 20,99 / 557,3 A.
- Tần số : 50 Hz.
- Điều chỉnh điện áp:
+ Loại đổi đầu phân áp : Không điện (loại cố định).
+ Vị trí đầu phân áp : Phía cao áp.
+ Số đầu phân áp : 5.
+ Bước phân áp : 2,5 %.
+ Dãy điều chỉnh điện áp : ± 5 %.
- Tổ đấu dây : Δ/Y0-11.
c. Máy phát Diesel.
- Kiểu : máy phát nhiên liệu dầu Diesel.
- Số Serial : S800073.
- Công suất : 185 kVA - 148 kW.
- Tốc độ quay định mức : 1500v/ phút.
Trậầ n Hoậì ng Sậnh
Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
- Tần số : 50Hz.
- Số pha : 3 pha.
- Điện áp định mức : 220/380 V.
- Dòng điện định mức : 281 A.
- Điện áp kích từ định mức : 12 V.
- Kiểu bộ kích từ : Kích từ tĩnh.
- Dung tích bồn dầu : 310 lít.
- Suất hao dầu định mức : 29 l/ giờ.
- Hệ thống làm mát : nước tuần hoàn khép kín.
- Nhiệt độ nước làm mát cho phép: ≤ 95 0C.
- Chế độ làm việc : liên tục.
- Năm sản xuất : 2008.
- Nước sản xuất : Singapore.
3. Nguyên lý làm việc hệ thống tự dùng AC.
- Tủ DB-1 gồm có DB-1(1), DB-1(2) và DB-1(3):
+ DB-1(1): Gồm có máy cắt 1QF (800A) được lấy từ MBA TD91 và 2QF
(800A) được lấy từ máy phát diezen (tủ DB7, sàn 730) tới thanh cái tự dùng TC1,
từ thanh cái này đi tới các tủ DB-2, DB-3, DB-4, DB-5, DB-6 qua 5 MCCB
(200A).
+ DB-1(3): Gồm có máy cắt 3QF (800A) được lấy từ MBA TD92, tới
thanh cái tự dùng TC2, từ thanh cái này đi tới các tủ DB-2, DB-3, DB-4, DB-5,
DB-6 qua 5 MCCB (200A).
+ DB-1(2): Gồm có máy cắt 5QF (800A) để kết nối thanh cái TC1 và
TC2 khi một trong hai MC 1QF hoặc 3QF cắt.
- Tủ DB-2: Được lấy nguồn từ 1QF hoặc 3QF qua 2 máy cắt nhỏ ACB-1 và
ACB-2 (200A) đi cung cấp các tải phụ sau:
+ Điều tốc H1.
+ Van đĩa H1.
+ Inverter DC/AC.
+ Bơm dầu.
- Tủ DB-3: Được lấy nguồn từ 1QF hoặc 3QF qua 2 máy cắt nhỏ ACB-1 và
ACB-2(200A) đi cung cấp các phụ tải sau:
+ Điều tốc H2.
+ Van đĩa H2.
+ Bộ nạp 1.
+ Bơm nước rỉ.
- Tủ DB-4: Được lấy nguồn từ 1QF hoặc 3QF qua 2 máy cắt nhỏ ACB-1 và
ACB-2(200A) đi cung cấp các phụ tải sau:
+ Tủ phân phối 1.
+ Tủ phân phối 2.
+ Bộ nạp 2.
+ Máy nén khí cao áp 1.
Trậầ n Hoậì ng Sậnh
Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
+ Tủ điều khiển MBA T1.
+ Tủ điều khiển MBA T2.
- Tủ DB-5: Được lấy nguồn từ 1QF hoặc 3QF qua 2 máy cắt nhỏ ACB-1 và
ACB-2 (200A) đi cung cấp các phụ tải sau:
+ Bộ sấy MF1.
+ Bộ sấy MF2.
+ Máy nén khí cao áp 2.
+ Kích từ tổ máy 1.
+ Kích từ tổ máy 2.
- Tủ DB-6: Được lấy nguồn từ 1QF hoặc 3QF qua 2 máy cắt nhỏ ACB-1 và
ACB-2 (200A) đi cung cấp các phụ tải sau:
+ Tủ LCU H1.
+ Tủ LCU H2.
+ Tủ Common LCU.
+ Dự phòng.
- Tủ DB-1(3): Qua 1MCB (300A) cấp cho bơm tháo cạn và 1MCB (400A)
xuống tủ chiếu sáng nhà máy sàn 720, đi cấp các phụ tải sau
+ Trạm phân phối 110kV.
+ Chiếu sáng nhà máy.
+ Ổ cắm nhà máy.
+ Quạt hút.
+ Cẩu trục.
+ Máy nén khí hạ áp.
- Nguồn AC cấp cho cụm đầu mối được lấy từ tủ DB-5 qua MCB (250A) đưa
lên trạm qua MBA tăng áp 100KVA (0.4/22±2×2.5%kV) tới cụm đầu mối hạ áp
xuống qua MBA 100KVA (22±2×2.5%/0.4kv). Điện áp định mức Uđm = 22/0.4
kV, Iđm = 2.62/114.5A, tổ đấu dây D/Y0-11.
- Nguồn dự phòng là máy phát Diezel, thông qua MC 2QF để cấp nguồn cho
thanh cái TC1. Khi toàn bộ nhà máy mất điện do sự cố HTĐ, mở hai MC 1QF,
3QF (nếu MC chưa mở), chạy máy phát Diezel đến khi tần số và điện áp ổn định,
đóng MCCB-7 tại tủ DB-7 để đưa nguồn đến đầu MC 2QF, kiểm tra lại thông số
điện áp và đóng MC 2QF để cấp cho tự dùng toàn nhà máy.
* Lưu ý: Khi sử dụng nguồn Diesel không nên sử dụng các phụ tải lớn trong
nhà máy như: cẩu trục gian máy, hạn chế các máy lạnh, chiếu sáng cao áp.
- Chế độ khóa liên động an toàn trong vận hành:
+ 2QF khóa liên động với 1QF và 3QF; khi 5QF đóng thì 1QF khóa liên
động với 3QF.
+ Các tủ DB-2, DB-3, DB-4, DB-5, DB-6 được lấy từ một trong hai
nguồn của 2 thanh cái TC1 và TC2, sau đó qua mỗi tủ có 2 MCB liên động điện
với nhau, từ đó lấy nguồn đến các phụ tải.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
- Vận hành khi có sự cố: một trong hai thanh cái TC1 và TC2 mất nguồn hoặc
điện áp giảm thấp, thì MC 1QF [3QF] bị bật ra, đồng thời MC 5QF kết giàn sẽ tự
động đóng lại để kết nối hai thanh cái TC1 và TC2.
4. Các chế độ vận hành hệ thống tự dùng AC.
4.1. Chế độ tự động:
- Khóa chọn lựa “Remote/Local” các máy cắt 941 và 942 ở vị trí “Remote”.
Đóng /cắt MC tại phòng điều khiển trung tâm.
- Khóa lựa chọn “Remote/Local/Mechanical” các máy cắt 1QF, 3QF, 5QF ở
vị trí “Remote”. Đóng /cắt MC tại phòng điều khiển trung tâm.
- Chọn nguồn sử dụng từ TC1 hoặc TC2 từ 2 MCB liên động của các tủ DB-2
đến DB-6 bằng cách nhấn nút ON/OFF bên ngoài tủ (nếu nhấn nút ON/OFF
không được sử dụng tay khóa để thao tác đóng mở MCB).
3.2. Chế độ bằng tay:
- Khóa chọn lựa “Remote/Local” các máy cắt 941 và 942 ở vị trí “Local”.
Đóng /cắt MC bằng nút nhất tại chỗ.
- Khóa lựa chọn “Remote/Local/Mechanical” các máy cắt 1QF, 3QF, 5QF ở
vị trí “Local”. Lúc này người vận hành chủ động thao tác chọn nguồn sử dụng từ
TD91 và TD92 bằng cách nhấn nút ON/OFF trên tủ DB-1. Nếu sử dụng chế độ
Local các máy cắt 1QF, 3QF, 5QF không được, chuyển các khóa lựa chọn
“Remote/Local/Mechanical” sang vị trí “Mechanical”, sau đó thao tác nạp lò xo
bằng tay quay cho máy cắt và đóng, cắt bằng nút nhấn trên máy cắt.
- Chọn nguồn sử dụng từ TC1 hoặc TC2 từ 2 MCB liên động của các tủ DB-2
đến DB-6 bằng cách nhấn nút ON/OFF bên ngoài tủ (nếu nhấn nút ON/OFF
không được sử dụng tay khóa để thao tác đóng cắt MCB).
5. Các bảo vệ cho hệ thống tự dùng.
5.1. Bảo vệ máy biến áp tự dùng TD91&TD92
Mỗi ngăn lộ MBA tự dùng được trang bị rơle bảo vệ quá dòng (50/51) và rơ
le quá dòng thứ tự không (50N/51N), nhằm bảo vệ cho MBA TD91, TD92 và hệ
thống tự dùng AC khi xảy ra ngắn mạch giữa các pha và ngắn mạch chạm đất bên
trong MBA hay về phía phụ tải AC khi các CB, MCB của các nhánh không tác
động.
5.2. Tác động của rơle DMP-300B.
Khi giá trị dòng vào rơ le lớn hơn giá trị cài đặt thì rơ le sẽ tác động;
1. Sáng đèn led trip và báo chức năng 50/51 hay 50/51N tác động tại màn hình
rơle.
2. Tại màn hình máy tính điều khiển báo chức năng quá dòng MBA tự dùng
50/51 hay 50/51N tác động, báo còi.
3. Tác động trip MC 941(942).
5.3. Giá trị cài đặt.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

VII. Hệ thống tự dùng DC 220V.


1. Tự dùng DC nhà máy.
- Từ tủ DB-3 cấp nguồn cho bộ nạp 1, DB-4 cấp nguồn cho bộ nạp 2 qua 2
CB 3 pha 1QA và 2QA tới tủ “DC CHARGING CUBICLE” (sàn730), qua 4 CB:
3QA, 4QA, 5QA, 6QA cung cấp cho 4 bộ charging M1, M2, M3, M4, chỉnh lưu
ra nguồn điện một chiều qua tủ “DC FEED CUBICLE” qua CB 7QA đưa lên
thanh cái DC 220V: +WCL,+WC,-WC.
- Hệ thống DC nhà máy gồm có:
+ 04 bộ nạp M1, M2, M3, M4.
+ 01 bộ kiểm tra thông số các bộ nạp: G2DW-220V/20A.
+ 01 bộ kiểm tra chạm đất DC: WDK-5A.
+ 01 giàn bình acquy nhà máy 480Ah/10h gồm 108 bình 2V.
- Nguồn dàn acquy cùng cung cấp lên thanh cái DC 220VDC và nạp lại giàn
bình khi giàn bình thiếu điện áp, CB 8QA là bộ xả giàn bình (discharge test). Từ
thanh cái DC đi cung cấp các phụ tải từ 9QA tới 20QA sau:
+ DC inverter
+ Chiếu sáng sự cố
+ 2# excitation
+ 2# unit LCU cubicle
+ Common LCU
+ Chỉ thị 11kv
+ 1# governor
+ 1# excitation
+ 1# unit LCU cubicle
+ 2# governor
+ 1# main valve
+ 2# main valve

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2
Sơ đồ nguyên lý hệ thống tự dùng DC nhà máy Đa Dâng 2

Trậầ n Hoậì ng Sậnh Pậge 70


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

2. Tự dùng DC trạm phân phối:


- Nguồn AC 3 pha được lấy từ tủ chiếu sáng nhà máy (sàn 720) đưa lên trạm
vào tủ “DC CHARGING AND FEED CUBICLE” được cấp qua CB QA0 qua 3
bộ charging M1, M2, M3 thông qua 3CB QA1, QA2, QA3. sau khi qua cầu chỉnh
lưu thành nguồn điện một chiều được cấp qua CB QA4 lên thanh cái DC: +WCL,
+WC, -WC.
- Tủ “DC BATTERY CUBICLE” có 18 bình acquy 100Ah, 12V cung cấp lên
thanh cái DC 220VDC và nạp lại giàn bình khi giàn bình thiếu điện áp, CB QA6
là bộ xả giàn bình. Từ thanh cái DC220V đi cung cấp cho các phụ tải sau:
+ Tủ Switch station LCU cubicle.
+ Tủ 110kv line protection cubicle.
+ Tủ MK1.
+ Tủ MK2.
+ Tủ MK3.
+ Tủ MK4.
+ Tủ MK5.
3. Nguyên lý làm việc của hệ thống.
- Trong vận hành bình thường, nguồn cung cấp AC được lấy từ tủ tự dùng
DB-3 hoặc DB-4 qua 04 bộ nạp chỉnh lưu ra điện áp 220V DC, sau đó qua 01 bộ
ổn định điện áp để cung cấp nguồn cho thanh cái DC, từ thanh cái sẽ cấp nguồn
cho các phụ tải DC trong nhà máy.
- Bình thường bộ sạc cung cấp cho phụ tải 220VDC và đồng thời cung cấp
cho hệ thống giàn bình acquy.
- Khi có sự cố mất điện tự dùng, giàn bình acquy sẽ là nguồn cung cấp điện
cho các phụ tải sử dụng nguồn một chiều 220VDC và cho hệ thống UPS để cấp
nguồn cho các phụ tải dùng nguồn 220VAC.
- Trong vận hành bình thường và sự cố: đóng CB cho bộ nạp từ tủ DB-3 và
DB-4; đóng CB 1QA, 2QA, 7QA, 8QA tại tủ tự dùng DC; đóng CB1, CB2, CB3,
CB4 cho 4 bộ nạp tại tủ tự dùng DC; đóng các CB cấp nguồn cho các phụ tải nhà
máy theo điều kiện chạy máy.
VIII. Hệ thống UPS AC 220V.
Hệ thống AC – UPS (Un_Interruptible Power Supplier) là hệ thống cung cấp
điện AC không gián đoạn cho phụ tải: LCU H1; LCU H2; hệ thống máy tính,
SCADA; PLC hệ thống điều tốc, kích từ, ….
1. Thông số kỹ thuật bộ Inveter.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Thông số kỹ thuật Hiệu: SN22010KC

Công suất định mức (KVA) 10


Điện áp vào định mức (VDC) 220
DC input Dòng điện vào định mức (A) 49
Dải điện áp vào cho phép (VDC) 180~300
Dòng điện không tải (A) 0.9
Dải điện áp AC vào cho phép (VAC) 220±15%
AC bypass
Dòng AC vào định mức (A) 34.1
input
Tần số cho phép (HZ) 45~60
Công suất biểu kiến định mức (KVA) 10
Công suất hữu công định mức (KW) 8
Điện áp và tần số ra định mức 220VAC, 50HZ
Dòng ra định mức (A) 45
AC output Dải điện áp ra cho phép (VAC) 220V±5%
Dải tần số ra cho phép (HZ) 50±0.05
Hệ số công suất (PF) 0.8
Khả năng quá tải 120%,10sec.
Transition time (msec) ≤4ms
2 Nguyên lý làm việc của hệ thống.
- Hệ thống UPS gồm 02 bộ nghịch lưu. Mỗi bộ nghịch lưu có 2 nguồn đầu
vào, 1 nguồn đầu vào 220VDC, 1 nguồn đầu vào 220VAC và 1 đầu ra là nguồn
220VAC.

Hình 1 Sơ đồ nguyên lý hệ thống UPS

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Chế độ làm việc bình thường: trong chế độ làm việc bình thường bộ nghịch
lưu làm việc với đầu vào là nguồn 220VAC, thông qua công tắc tĩnh ở khối
Standby và qua công tắc tĩnh ở khối chính rồi đưa đến tải.

Hình 2: Sơ đồ nguyên lý chế độ làm việc với nguồn vào AC


- Khi có sự cố nguồn AC ở khối Standby hoặc hư hỏng bộ nghịch lưu thì công
tắc tĩnh SS (Static Switch) sẽ tự động chuyển bộ nghịch lưu làm việc với nguồn
đầu vào 220VDC ở khối Standby.

Hình 3: Sơ đồ nguyên lý chế độ làm việc với nguồn vào DC ở khối Standby
- Khi khối Standby bị lỗi, công tắc tĩnh sẽ tác động đưa nguồn vào DC từ khối
chính sẽ làm việc thông qua bộ nghịch lưu và cấp cho phụ tải.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Hình 4: Sơ đồ nguyên lý chế độ làm viêc với nguồn vào DC ở khối chính
- Trường hợp khi khối chính và công tắc tĩnh ở khối chính bị hỏng thì tải AC được
cấp với đầu vào DC ở khối Standby và qua CB liên kết.

Hình 5: Sơ đồ nguyên lý chế độ làm viêc với nguồn vào DC ở khối Standby và
qua CB liên kết
- Trường hợp khi bảo dưỡng sửa chữa cả hai khối Standby và khối chính,
hoặc cả hai khối trên bị hỏng thì tải được cấp trực tiếp từ nguồn AC qua đường
Bypass qua CB “Maintenance Bypass Switch”.

Hình 6: Sơ đồ nguyên lý chế độ làm viêc Bypass


Trậầ n Hoậì ng Sậnh
Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Trong vận hành bình thường: đóng CB cấp nguồn 220VDC cho UPS tại tủ
tự dùng DC (CB Inverter); đóng CB 220AC tại tủ DB-2; đóng các CB AC và DC
tại tủ UPS.
- Từ tủ DB-2 đưa nguồn 220VAC cung cấp cho tủ inverter và từ tủ “DC
FEED CUBICLE” đưa tới inverter 220VDC: Nghịch lưu ra điện áp 220VAC đưa
tới tủ “DC/AC INVERTER CUBICLE” gồm 4 CB:
+ QA1 nguồn AC dự phòng.
+ QA2 nguồn AC chính.
+ QA3 nguồn DC dự phòng.
+ QA4 nguồn DC chính.
+ Đi cung cấp các phụ tải sau: Ổ cắm UPS, LCU1, LCU2, common LCU,
common synchronisim, strobe LCU, MBA kích từ TE1, MBA kích từ TE2.
3. Các chức năng bảo vệ hệ thống UPS
Chức năng
Mô tả Ghi chú
bảo vệ
Khi công suất tải lớn hơn 120%, công tắc sẽ tự Bộ Inverter
Bảo vệ quá tải
động OFF trong thời gian 10s. không tự
động reset
Bảo vệ ngắn Khi xảy ra ngắn mạch, bộ Inverter sẽ tự động mà phải tác
mạch OFF. động nhấn
nút reset.
Bảo vệ khi Bộ inverter
nguồn đầu Trong trường hợp nguồn vào DC bị đảo cực tự động
vào bị đảo tính, bộ inverter sẽ tự động được bảo vệ. reset, sau
cực tính khi lỗi được
Bảo vệ nguồn Khi điện áp vào DC < 180V, bộ inverter sẽ tự
giải trừ, bộ
vào bị kém áp động OFF.
inverter sẽ
Bảo vệ nguồn Khi điện áp vào DC > 300V, bô inverter sẽ tự
tự động
vào bị quá áp động được OFF.
Trong trường hợp nhiệt độ bên trong tủ hoạt động
Bảo vệ quá lại bình
inverter lớn hơn 75oC, bộ inverter sẽ tự động
nhiệt thường.
OFF.

Phần V: MÁY BIẾN ÁP CHÍNH

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Hình 1: Hình ảnh MBA chính

I. Các thông số kỹ thuật máy biến áp.


- Hãng chế tạo : Đông Anh/ Việt Nam
- Loại : 3 pha, 3 trụ.
- Công suất định mức : 23 MVA.
- Công suất định mức ứng với các chế độ làm mát :
+ ONAN (Oil Nature – Air Nature) : 17 MVA.
+ ONAF (Oil Nature – Air Forced) : 23MVA.
- Kiểu làm mát : ONAN/ONAF
- Số bộ tản nhiệt : 12.
- Số quạt làm mát : 04 cái (0,4 kW-380V).
- Nhiệt độ dầu đưa tín hiệu chạy và dừng quạt nhóm 1 : 500C – 600C.
- Nhiệt độ cuộn dây đưa tín hiệu chạy và dừng quạt nhóm 2 :600C-700C.
- Nhiệt độ dầu cho phép : 550C.
- Nhiệt độ cuộn dây cho phép : 600C.
- Rơle áp suất đột biến : 01 cái (Danfoss).
- Rơle hơi : 01cái (Italia).
- Van phòng nổ : 01cái.
- Điện áp định mức:
+ Phía hạ áp : 11kV.
+ Phía cao áp : 115 kV.
- Dòng điện định mức:
+ Phía hạ áp : 1207,18 A.
+ Phía cao áp : 115,47 A.
- Khả năng chịu ngắn mạch hệ thống:
+ Phía 115 kV : 25 kA/2s.
+ Phía 11 kV : 20 kA/2s.
+ Tổ đấu dây : Ynd11.
- Điều chỉnh điện áp không tải : 115 kV ± 2 x 2,5%.
Trậầ n Hoậì ng Sậnh
Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Tổn hao không tải:


+ Po : 18,8 kW.
+ Io : 0,2%.
- Tổn hao có tải Pk (750C, 23 MVA) : 110,478 kW.
- Điều chỉnh điện áp:
+ Bộ điều chỉnh loại : Điều chỉnh bằng tay, không điện.
+ Số nấc điều chỉnh : 5.
+ Bước phân áp : 2,5%.
+ Dãy điều chỉnh điện áp : ± 5 %.
+ Vị trí đầu phân áp : Phía cao áp (vị trí số 3 /115 kV ).

Dây quấn Điện áp (kV) Dòng điện (A)


Vị trí 1 120.750 109,97
Vị trí 2 117.880 112,65
Cao áp 115 kV Vị trí 3 115.000 115,47
Vị trí 4 112.130 118,43
Vị trí 5 109.250 121,54
Hạ áp 11kV 11,000 1207,18

II. Bảo vệ Máy biến áp chính 23MVA.


1. Bảo vệ so lệch dọc.
1.1. Nhiệm vụ.

- Đóng vai trò là bảo vệ chính cho máy biến áp khi xảy ra sự cố ngắn mạch một
pha, hai pha, ba pha chạm đất hoặc ba pha trong vùng bảo vệ.
1.2. Nguyên lý bảo vệ.
- Bảo vệ hoạt động theo nguyên tắc so sánh trực tiếp dòng điện ở hai đầu phần
tử được bảo vệ

- Bình thường hoặc khi ngắn mạch ngoài (N2)

- Khi ngắn mạch trong (N1)

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Nếu dòng IR vào rơle lớn hơn dòng khởi động Ikđ của rơle , thì rơle khởi
động và cắt phần tử bị hư hỏng.
- Tuy nhiên trong thực tế do sai số giữa các BI do dòng từ hóa không giống
nhau. Vì vậy sinh ra dòng không cân bằng với một giá trị nào đó.
- Để nâng cao độ nhạy của bảo vệ và ngăn chặn tác động nhầm do ảnh hưởng
của dòng không cân bằng (do sai số của BI) khi có ngắn mạch ngoài, người ta sử
dụng nguyên lý hãm bảo vệ.

- Dòng hãm ( IH ) có tác dụng đảm bảo sự làm việc tin cậy của rơ le chống lại các
tác động không mong muốn.

- Điều kiện để rơ le tác động là ILV > k.IH . Trong đó: k là hệ số hãm, thường
chọn kH = 0.2 , hệ số hãm này tương ứng với độ dốc của đặc tính tác động
của rơ le. Chế độ vận hành bình thường hoặc khi sự cố ngoài.
- Dòng điện IIT = IIIT và có chiều ngược nhau. Do đó:
= và

.
và bảo vệ sẽ không tác động.
- Chế độ sự cố trong vùng, giả thiết dòng sự cố từ 2 phía cấp tới bằng nhau:
- Hai dòng điện sự cố IIT và IIIT bằng nhau và cùng hướng vào đối tượng bảo
vệ, do đó:

bảo vệ sẽ đi tác động.


- Chế độ sự cố trong vùng, nguồn cấp từ 1 phía. Khi đó IIIT = 0.
= và

.
bảo vệ sẽ đi tác động.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

* Đường đặc tuyến của bảo vệ so lệch.


1.3. Giá trị cài đặt cho MBA T1 (MBA T2 tương tự).
- Bảo vệ lấy tín hiệu dòng điện từ:
+ Phía hạ áp: từ thứ cấp TI9H1 có tỉ số biến và cấp chính xác: 1200/5 - 5P10;
+ Cuộn dây thứ cấp TITD91 có tỉ số biến và cấp chính xác: 30/5 - 5P10;
+ Phía cao áp: từ thứ cấp TI1T1có tỉ số biến và cấp chính xác: 150/1 - 5P20;
+ Cuộn dây thứ cấp TI112 có tỉ số biến và cấp chính xác: 800/1 – 5P20.
+ In : 5 A.
+ Un : 110 V.
+ Fn : 50 Hz.

1.4. Tác động của rơle.


1. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led “87T” báo chức năng bảo vệ so lệch MBA
chính tác động trên rơle DGT 801C tại phòng điều khiển trung tâm.
2. Báo sự cố so lệch máy biến thế tác động tại giao diện điều khiển báo dòng
sự cố: “Gen and trans protection device3 accident signal”, báo còi.
3. Đồng thời bật các máy cắt 171(172), 112, 901(902), 941(942), MC kích từ
MK1(MK2).
4. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.

2. Bảo vệ quá dòng 50/51.


2.1. Nhiệm vụ.
- Bảo vệ chống ngắn mạch giữa các pha và ngắn mạch chạm đất bên trong
MBA hay các sự cố về phía cao áp và hạ áp MBA.
2.2. Giá trị cài đặt.
* 50/51 Cài đặt trong rơle BZ DGT-801C.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Lấy tín hiệu dòng điện từ TI9H-1200/5 – 5P10.

2.3. Tác động của rơle DGT-801C.


1. Dòng điện phía hạ áp qua MBT chính đột ngột tăng cao.
2. Chức năng 50/51 của Relay DGT 801C tác động, sáng đèn “led 3”.
3. Báo sự cố quá dòng máy biến áp tác động tại giao diện điều khiển báo dòng
sự cố: “Gen and trans protection device3 accident signal”, báo còi.
4. Đồng thời bật các máy cắt 171(172), 112, 901(902), MC kích từ
MK1(MK2), tổ máy tự động dừng khẩn cấp.
* 50/51N Cài đặt trong rơle FBZ DGT-801D.
- Lấy tín hiệu dòng điện từ TI trung tính MBA: TI0T1 có tỉ số biến và cấp
chính xác: 150/1 – 5P20.

2.4. Tác động của rơle FBZ DGT-801D.


1. Dòng điện phía cao áp qua MBT chính đột ngột tăng cao.
2. Chức năng 50/51N của Relay DGT 801D tác động, sáng đèn “led 3” nếu
quá dòng cấp 1, sáng đèn “led 4” nếu quá dòng cấp 2.
3. Báo sự cố quá dòng máy biến áp tác động tại giao diện điều khiển báo dòng
sự cố: “Gen and trans protection device2 accident signal”, báo còi.
4. Đồng thời bật các máy cắt 171(172), 112, 901(902), MC kích từ
MK1(MK2), tổ máy tự động dừng khẩn cấp.
3. Bảo vệ quá áp khi xảy ra chạm đất phía hạ áp MBA chính(59N).
3.1. Nhiệm vụ.
Phía hạ áp MBA chính đấu tam giác. Vì vậy khi xảy ra chạm đất thì các pha
còn lại điện áp sẽ tăng cao, để bảo vệ an toàn cho máy biến áp khi xảy ra quá điện
áp, ngăn ngừa phóng điện giữa các pha gây hỏng cách điện dẫn đến ngắn mạch,
người ta dùng bảo vệ 59N.
3.2. Nguyên lý làm việc.
Bảo vệ lấy tín hiệu điện áp từ biến điện áp TU9H1B, TU9T1 có cuộn dây tam
giác hở mắc ở đầu cực máy phát, qua bộ lọc số để lọc các thành phần hoạ tần bậc
cao sau đó được đưa qua các bộ lọc thành phần thứ tự không (3U o). Tín hiệu đầu
Trậầ n Hoậì ng Sậnh
Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

ra của các bộ lọc được đưa vào bộ tính toán biên độ điện áp. Sau khi so sánh với
giá trị đặt trước, bảo vệ sẽ tác động cảnh báo hoặc ngừng máy.
3.3. Giá trị cài đặt.

3.4. Tác động của rơle.


1. Chức năng 59N của Relay DGT 801C tác động, sáng đèn led 30.
2. Báo sự cố quá dòng máy biến áp tác động tại giao diện điều khiển báo dòng
sự cố: “Gen and trans protection device3 accident signal”, báo còi.
3. Đồng thời bật các máy cắt 171(172), 112, 901(902), MC kích từ
MK1(MK2), tổ máy tự động dừng khẩn cấp.
4. Bảo vệ quá tải máy biến áp chính (49T).
4.1. Nhiệm vụ.
Khi MBA bị quá tải, dòng tăng cao và làm cho nhiệt độ các cuộn dây MBA
cũng tăng lên có thể phá vở cách điện gây ra chạm chập ngắn mạch bên trong
MBA gây ra sự cố nặng, để chống lại sự cố này người ta dùng bảo vệ quá tải
MBA.
4.2. Nguyên lý làm việc: tương tự nguyên lý bảo vệ quá tải máy phát.
4.3. Giá trị cài đặt.
- Lấy tín hiệu dòng điện từ TI1T1-150/1 – 5P20.

4.4. Tác động của rơle.


1. Nếu dòng tăng cấp 1 (I S > I > Ig1) thì sau thời gian delay 1s bảo vệ sẽ đưa
tín hiệu đi báo Alarm.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

2. Nếu dòng tăng cấp 2 (I > IS), chức năng 49MT của rơle DGT-801C tác
động sáng led 5, thì sau thời gian delay theo đường đặc tuyến bảo vệ sẽ đưa tín
hiệu đi cắt máy cắt 171(172), 112, 901(902), MC kích từ MK1(MK2), tổ máy tự
động dừng khẩn cấp.
5. Bảo vệ Rơle hơi Buchholz (96).
5.1.Nhiệm vụ.
- Bảo vệ máy biến áp khi bị sự cố trong nội bộ MBA hoặc sự cố bên ngoài
làm nhiệt độ dầu tăng cao, sinh khí vượt ngưỡng tác động.
5.2. Nguyên lý làm việc.
- Dựa trên tốc độ hình thành khí khi xuất hiện sự cố bên trong thùng dầu.

Cấu tạo của rơle: gồm có 2 phao.


- Một phao trên (phao 1) có hình cầu rỗng, nhẹ có thể tự nâng hạ theo mức
dầu, trong phao có chứa một tiếp điểm thủy ngân được nối ra hộp nối dây tại mặt
trên rơle. Khi có sự cố nhẹ hoặc quá tải, lượng khí sinh ra tích tụ ở phía trên đẩy
phao 1 chìm xuống làm đóng tiếp điểm thủy ngân.Tiếp điểm này được nối vào
mạch điện báo tín hiệu sự cố 96-1của máy biến áp.

- Một phao dưới (phao 2) có cấu tạo tương tự như phao 1, và được liên kết
với một cánh chặn, cánh chặn tác động theo lưu lượng dòng chảy của dầu, được
đặt thẳng góc với hướng dòng chảy của dầu. Khi MBA vận hành bình thường dầu
chuyển động do giãn nở theo nhiệt độ không đủ để tác động cánh chặn, khi có sự
cố nặng bên trong MBA, lượng dầu và hơi sinh ra phụt mạnh từ thùng dầu chính
đi qua rơle hơi đến bình dầu phụ. Lưu lượng dầu lớn hơn trị số đã điều chỉnh sẵn
Trậầ n Hoậì ng Sậnh
Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

sẽ đẩy cho cánh chặn quay, làm phao 2 chìm xuống đóng tiếp điểm thủy ngân,
truyền tín hiệu đi cắt máy cắt.
- Khi dầu MBA bị rò rỉ, làm mức dầu cách điện tụt xuống kéo phao trên nằm
ngang 96-1 báo động. Dầu tiếp tục giảm thấp làm rơle hơi bị cạn dầu, kéo phao
dưới nằm ngang 96-2 đưa tín hiệu đi cắt máy cắt.
5.3. Giá trị cài đặt.
- Cấp 1( 96-1): khi tiếp điểm giảm tới vạch 300m 3, tiếp điểm tín hiệu tác động
báo Alarm.
- Cấp 2 (96-2): khi tốc độ dòng dầu đạt 0.8 m/s, tiếp điểm tác động đưa tín
hiệu đi cô lập MBA.
5.4. Tác động của rơ le.
1. Tác động Rơle hơi tại máy biến áp (tốc độ dòng dầu qua rơle 0.8 m/s).
2. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led báo chức năng “96- 2” của MBA chính tác
động trên rơle DMP-305B tại phòng điều khiển trung tâm.
3. Báo sự cố “Bảo vệ rơle hơi cấp 2 tác động” tại giao diện máy tính phòng
điều khiển trung tâm. Báo còi.
4. Đồng thời bật MC 171(172) và MC 112, MC đầu cực 901(902), MC kích
từ MK1(MK2).
5. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.
6. Rơle bảo vệ nhiệt độ cuộn dây (26W).
6.1. Nguyên lý làm việc.
- Khi máy biến áp hoạt động, nhiệt độ dầu và nhiệt độ cuộn dây của máy biến
áp tăng lên.
- Khi máy biến áp bị sự cố hay quá tải, nhiệt độ này sẽ tăng cao quá mức gây
nguy hiểm cho cách điện bên trong máy biến áp.
- Khi mức nhiệt độ này tăng quá mức cài đặt, các tiếp điểm bên trong đồng hồ
đo nhiệt độ dầu và nhiệt độ cuộn dây sẽ tác động.

* Cấu tạo đồng hồ nhiệt độ.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Đồng hồ đo nhiệt độ gồm các tiếp điểm thường đóng, thường mở lắp bên
trong đồng hồ đo nhiệt độ có kim chỉ thị nhiệt độ.
- Đồng hồ đo nhiệt độ gồm có cơ cấu chỉ thị quay để ghi số đo, một bộ phận
cảm biến nhiệt.
- Sự giản nở của chất lỏng trong ống mao dẫn sẽ tác động đến cơ cấu chỉ thị
và các tiếp điểm bên trong đồng hồ nhiệt độ.
- Cảm biến nhiệt: Gồm ống chứa chất lỏng giản nở theo nhiệt độ, ống được
nối đến đồng hồ bằng một ống mao dẫn. Bên trong ống mao dẫn là chất lỏng
(dung dịch hữu cơ) được nén lại. Sự co giản của chất lỏng (trong ống mao dẫn)
thay đổi theo nhiệt độ mà bộ phận cảm biến nhận được, sẽ tác động cơ cấu chỉ thị
kim và các tiếp điểm.
* Cảm biến nhiệt độ cuộn dây.
- Cảm biến nhiệt độ cuộn dây gồm hai phần: phần ống chứa chất lỏng cắm
trong dầu nối với đồng hồ bằng ống mao dẫn, phần điện trở nung bên trong đồng
hồ được nối đến biến dòng chân sứ lắp trên cuộn cao thế.
- Như vậy nhiệt độ chỉ thị trên đồng hồ sẽ là tổng của hai giá trị: nhiệt độ dầu
máy biến áp và nhiệt độ tăng lên trong cuộn dây (phụ thuộc vào dòng điện bên
trong cuộn dây).

6.2. Giá trị cài đặt.


- Nhiệt độ cuộn dây tăng cao cấp 1 báo Alarm : Tw ≥ 100oC.
- Nhiệt độ cuộn dây tăng cao cấp 2, cô lập MBA : Tw ≥ 105oC.
6.3. Tác động của rơ le bảo vệ không điện DMP-305B.
1. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led báo chức năng bảo vệ nhiệt độ cuộn dây
MBA chính tăng cao cấp 2 “26-W- 2” tác động trên rơle DMP-305B tại phòng
điều khiển trung tâm.
2. Báo sự cố “Nhiệt độ cuộn dây máy biến áp chính tăng cao cấp 2 tác động”
tại giao diện phòng điều khiển trung tâm. Báo còi.
3. Đồng thời bật MC 171(172) và MC 112, MC đầu cực 901(902), MC kích
từ MK1(MK2).

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

7. Rơle bảo vệ nhiệt độ dầu (26O).


7.1. Cảm biến nhiệt độ dầu.

- Cảm biến nhiệt độ dầu được đo bằng cảm biến nhiệt điện trở lắp trong một
ống trụ bọc kín ở phía trên nắp máy biến áp để đo nhiệt độ lớp dầu trên cùng máy
biến áp.
7.2. Giá trị cài đặt.
- Nhiệt độ dầu tăng cao cấp 1 báo Alarm: TO ≥ 90oC.
- Nhiệt độ dầu tăng cao cấp 2, cô lập MBA: TO ≥ 95oC.
7.3. Tác động của rơle.
1. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led báo chức năng bảo vệ nhiệt độ dầu MBA
chính tăng cao cấp 2 “26O- 2” tác động trên rơle DMP-305B tại phòng điều khiển
trung tâm.
2. Báo sự cố “Nhiệt độ dầu máy biến áp chính tăng cao cấp 2 tác động” tại
giao diện máy tính phòng điều khiển trung tâm. Báo còi.
3. Đồng thời bật MC 171(172) và MC 112, MC đầu cực 901(902), MC kích
từ MK1(MK2).
8. Rơle bảo vệ áp suất dầu đột biến(63T).
8.1. Nguyên lý làm việc.
- Khi có sự cố ngắn mạch bên trong MBA sẽ làm cho áp lực dầu trong MBA
tăng cao đột ngột, khi áp lực tăng lên quá giá trị cài đặt sẽ thắng lực lò xo làm tấm
chắn bị đẩy lên, dầu chảy ra ngoài làm giảm áp lực trong MBA, đồng thời tác
động tiếp điểm đưa tín hiệu đi cô lập MBA.
8.2. Giá trị cài đặt.
- Áp lực dầu P = 0.5 atm.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

8.3. Tác động của rơle.


1. Tác động Rơle quá áp lực 63T tại máy biến áp.
2. Sáng đèn led báo chức năng bảo vệ quá áp lực dầu MBA chính “63T” tác
động trên rơle DMP-305B tại phòng điều khiển trung tâm.
3. Báo sự cố “Quá áp lực thùng dầu máy biến áp chính tác động” tại giao diện
máy tính điều khiển trung tâm. Báo còi.
4. Đồng thời bật MC171(172), MC đầu cực 901(902), MC kích từ
MK1(MK2).
5. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.
9. Giám sát mức dầu thùng dầu phụ (71).
9.1. Nhiệm vụ.
- Mức dầu trong thùng giản nở dầu không được giảm xuống dưới mức nguy
hiểm để tránh cho mức dầu trong thùng dầu chính bị hụt cũng như không được
tăng quá cao phá vở thùng dầu. Vì vậy cần có thiết bị giám sát mức dầu.
9.2. Nguyên lý làm việc.
* Cấu tạo đồng hồ chỉ thị mức dầu.

Thiết bị chỉ thị mức dầu gồm hai phần:


Trậầ n Hoậì ng Sậnh
Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Bộ phân điều khiển.


- Bộ phận chỉ thị.
- Khi mức dầu nâng hạ thì phao cũng nâng hạ theo, chuyển động nâng hạ của
phao được biến thành chuyển động quay của trục nhờ thanh quay, khi quay, từ
trường của nam châm sẽ điều khiển làm quay nam châm trong bộ phận chỉ thị,
làm kim quay theo.
- Bộ phận chỉ thị cũng tác động đóng mở tiếp điểm để đưa tín hiệu đến hệ
thống điều khiển báo tín hiệu.
- Mặt đĩa đồng hồ được phủ một lớp men, một nữa màu trắng, một nữa màu
đỏ.
- Khi mức dầu ở vị trí MIN trên mặt đồng hồ quan sát thấy màu đỏ, ở vị trí
MAX quan sát thấy màu trắng. Vị trí phân cách giữa màu đỏ và màu trắng chỉ thị
mức dầu trên thùng dầu.
- Bên trong đồng hồ được lắp hai cặp tiếp điểm để nối với mạch báo tín hiệu
khi mức dầu MIN/MAX.
9.3. Tác động-hiện tượng.
1. Trên đồng hồ tại MBA chỉ thị mức dầu thùng dầu phụ tăng cao hoặc giảm
thấp.
2. Sáng đèn led “oil level high” nếu mức dầu tăng cao, hoặc “oil level low”
nếu mức dầu xuống thấp trên relay DMP-305B tại phòng điều khiển trung tâm.
3. Báo sự cố tại giao diện máy tính điều khiển trung tâm. Báo còi.
10. Van an toàn bảo vệ áp lực thùng dầu tăng cao.
10.1. Nguyên lý làm việc.
- Thùng MBA chứa đầy dầu, trong các trường hợp đặc biệt sẽ tạo ra áp suất
bên trong. Do đó cần bố trí van an toàn phù hợp với áp suất cho phép lớn nhất.
Khi có sự cố bên trong làm tăng áp lực của dầu, áp lực này sẽ được xả nhờ van an
toàn. Nhờ đó sẽ ngăn ngừa được các hư hỏng, như làm biến dạng vỏ máy hoặc có
thể gây ra cháy nổ.
- Van an toàn tác động khi áp lực dầu trong MBA tăng lên quá giá trị cài đặt,
khi đó áp lực dầu sẽ thắng lực lò xo và đẩy nắp chặn giải tỏa áp lực ra ngoài.
10.2. Giá trị cài đặt.
- Giá trị cài đặt cho van an toàn tác động khi áp lực dầu đạt : P ≥ 0.5 bar.
10.3. Tác động-hiện tượng.
1. Áp lực thùng dầu MBA tăng cao (> 0,5kg/cm 2) tác động van giải tỏa áp lực
làm phụt dầu ra ngoài.
2. Sáng đèn Led báo “VR Heavy Gas” tại rơ le không điện DMP-305B
3. Báo sự cố “VR Heavy Gas” tại giao diện phòng điều khiển trung tâm. Báo
còi.
4. Đồng thời bật MC 171(172) và MC 112, MC đầu cực 901(902), MC kích
từ MK1(MK2).
5. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.
IV. Vận hành và kiểm tra máy biến áp.
1. Vận hành máy biến áp.
a. Máy biến áp được đóng điện đưa vào vận hành, khi đã lắp ráp xong và hoàn
chỉnh hệ thống điều khiển đo lường, bảo vệ và có biên bản kiểm tra toàn bộ hệ
thống đạt chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành; Trường hợp đóng điện có vấn đề

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

phải kiểm tra lại toàn bộ hệ thống, sau khi khắc phục xử lý xong các nguyên nhân
mới quyết định đóng điện trở lại.
b. Máy biến áp khi làm việc bình thường phải đảm bảo:
+ Toàn bộ hệ thống bảo vệ phải ở vị trí sẵn sàng làm việc;
+ Tình trạng các sứ không bị vỡ, không có vết phóng điện, không bị bẩn;
+ Dầu trong thùng, các van nối, hệ thống làm mát không bị rò rỉ;
+ Không có tiếng kêu lạ khác thường với tiếng kêu đặc trưng của máy biến áp
đang làm việc;
+ Hệ thống làm mát dầu phù hợp với chế độ làm việc bình thường;
+ Hệ thống làm mát không rung mạnh, không bị nóng và không có tiếng kêu
khác thường;
+ Màu sắc hạt silicagen (không biến đổi màu) và bộ lọc không khí bình
thường.
c. Cho phép MBA được vận hành với điện áp cao hơn định mức:
+ Máy biến áp được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 5% điện
áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện MBA không bị quá tải;
không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện tải
qua MBA không quá 25% công suất định mức của MBA.
+ Máy biến áp được vận hành ngắn hạn (dưới 6 giờ trong 24 giờ) với điện áp
cao hơn không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều
kiện MBA không bị quá tải.
d. Máy biến áp được quá tải cao hơn dòng điện định mức theo các giới hạn
sau đây:
Đối với máy biến áp dầu
Quá tải so với dòng điện 30 45 60 70 100
định mức (%)
Thời gian quá tải (phút) 120 80 45 20 10
Máy biến áp được quá tải lâu dài tới 5% nếu điện áp ở nấc tương ưng không
cao hơn điện áp định mức.
2. Kiểm tra máy biến áp.
a. Trước khi đưa máy biến áp vào vận hành hoặc đóng điện xung kích sau khi
sửa chữa máy biến áp, các mạch nhị thứ, các quạt làm mát hoặc thay dầu máy
biến áp phải:
- Kiểm tra tất cả các công việc sửa chữa đã kết thúc, các đội công tác đã rút
khỏi khu vực máy biến áp, đã khoá phiếu và lệnh công tác;
- Có biên bản nghiệm thu chứng minh máy biến áp đã sửa chữa, thí nghiệm
đạt yêu cầu và cho phép đưa vào vận hành;
- Kiểm tra tất cả các đồng hồ đo nhiệt độ, áp lực dầu, nhiệt độ cuộn dây chỉ thị
ở mức bình thường;
- Kiểm tra khu vực máy biến áp, các đầu nối phải sạch, chắc chắn không có
vật lạ;
- Kiểm tra không còn tiếp địa trên các phần dẫn điện;
- Kiểm tra vỏ máy biến áp đã được nối đất;
- Kiểm tra tất cả các van trên máy biến áp, hệ thống làm mát đúng vị trí vận
hành. Xả khí ở các chỗ cần thiết: rơle hơi, bộ làm mát;

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Kiểm tra mức dầu ở bình giãn nở thông qua đồng hồ chỉ thị mức dầu;
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài các chống sét van của máy biến áp bình
thường;
- Thu hồi đầy đủ biển báo, rào chắn tạm thời;
- Kiểm tra màu sắc silicagen trong các bộ hút ẩm.
b. Khi máy biến áp làm việc ở chế độ định mức lâu dài, nhiệt độ cuộn dây và
nhiệt độ dầu 105/950C báo tín hiệu, nhân viên vận hành phải:
- Luôn theo dõi độ tăng nhiệt độ dầu, cuộn dây;
- Có biện pháp xử lý ngăn chặn tăng thêm nhiệt độ;
- Báo cáo Trưởng Ca thông báo A0 để giảm bớt tải MBA.
c. Một giờ một lần, nhân viên vận hành phải kiểm tra máy biến áp và ghi các
thông số sau:
- Kiểm tra bề mặt các sứ cách điện, sứ đầu vào (có rạn nức, bẩn, chảy dầu)
hay không;
- Kiểm tra vỏ máy biến áp có nguyên vẹn và có bị rò rỉ dầu không;
- Kiểm tra và ghi trị số của nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây, nhóm quạt làm
mát bình thường;
- Kiểm tra và ghi mức dầu chân sứ máy biến áp có đủ không: mực dầu ở chân
sứ phải nhìn thấy được thông qua mặt kính kiểm tra dầu;
- Kiểm tra mức dầu bình dầu phụ máy biến áp: mực dầu xuống vị trí Min
đồng hồ chỉ thị màu đỏ, mực dầu lên vị trí Max đồng hồ chỉ thị màu trắng, vạch
ngăn cách giữa màu đỏ và màu trắng chỉ thị mức dầu trong bình dầu phụ. Khi
mức dầu quá cao hoặc quá thấp sẽ có tín hiệu báo;
- Kiểm tra tiếng kêu của máy biến áp có bình thường không.

Phần VI: BẢO VỆ MÁY PHÁT

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

 Sơ đồ nguyên lý bảo vệ máy phát

I. Bảo vệ so lệch dọc khối tổ máy- MBA (87GT).


1. Nhiệm vụ:
- Đóng vai trò là bảo vệ chính cho khối máy phát - MBA khi xảy ra sự cố
ngắn mạch một pha, hai pha, ba pha chạm đất hoặc ngắn mạch ba pha trong vùng
bảo vệ.
2. Nguyên lý bảo vệ.
- Tương tự như nguyên lý bảo vệ so lệch dọc MBA đã trình bày.
3. Giá trị cài đặt:

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

4. Tác động của rơle:


1. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led “87GT” báo chức năng bảo vệ so lệch máy
phát – MBA tác động trên rơle FBZ DGT 801D (Device 2) tại phòng điều khiển
trung tâm.
2. Báo sự cố “Gen and tran protection device 2 accident signal”, “Diff Gen
and Trans accident” tại giao diện máy tính phòng điều khiển trung tâm. Báo còi.
3. Đồng thời bật MC đầu cực 901(902), MC 941(942), MC 171(172), MC
112, MC MK1(MK2).
4. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.

II. Bảo vệ so lệch dọc máy phát 87G.


1. Nhiệm vụ:
- Đóng vai trò là bảo vệ chính cho máy phát khi xảy ra sự cố ngắn mạch một
pha, hai pha, ba pha chạm đất hoặc ngắn mạch ba pha trong vùng bảo vệ.
2. Nguyên lý bảo vệ.
- Tương tự như nguyên lý bảo vệ so lệch dọc MBA đã trình bày.
3. Giá trị cài đặt:

4. Tác động của rơle:


1. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led “87G” báo chức năng bảo vệ so lệch máy
phát tác động trên rơle FZ DGT 801D (Device 1) tại phòng điều khiển trung tâm.
2. Báo sự cố “So lệch máy phát tác động” tại giao diện máy tính phòng điều
khiển trung tâm. Báo còi.
3. Đồng thời bật MC đầu cực 901(902), MC 941(942), MC MK1(MK2).
4. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.
III. Bảo vệ quá dòng thứ tự không 50/51N.
1. Nhiệm vụ:
- Bảo vệ máy phát khi xảy ra ngắn mạch chạm đất trên cuộn stator máy phát,
các phần tử 11kV, trên hệ thống làm dòng máy phát tăng cao, gây nguy hiểm cho

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

các kết cấu cơ khí trong máy phát.


2. Nguyên lý làm việc:
- Bảo vệ lấy tín hiệu dòng từ biến dòng điện TI0H1. Các tín hiệu dòng điện
được đưa vào bộ lọc để loại bỏ hoạ tần bậc cao, tính toán biên độ dòng thứ tự
không. Tín hiệu dòng sau khi ra khỏi bộ lọc được đưa đến khâu so sánh để so sánh
với giá trị dòng cài đặt.
- Đầu ra của khâu so sánh sẽ có tín hiệu điện nếu biên độ dòng điện đo được
từ đầu cực máy phát lớn hơn giá trị cài đặt. Bảo vệ sẽ tác động sau một khoảng
thời gian trễ cài đặt.
3. Giá trị cài đặt:

4. Tác động của rơle:


1. Sáng đèn led “TRIP” báo chức năng bảo vệ quá dòng thứ tự không tác
động trên rơle FBZ DGT 801D (Device 2) tại phòng điều khiển trung tâm.
2. Báo sự cố “Gen and tran protection device 2 accident signal”, quá dòng thứ
tự không , tại giao diện máy tính phòng điều khiển trung tâm. Báo còi.
3. Đồng thời bật MC đầu cực 901(902), MC 941(942), MC 171(172), MC
112, MC MK1(MK2).
4. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.
IV. Bảo vệ chống chạm đất Stator máy phát.
1. Nhiệm vụ:
- Khi xảy ra ngắn mạch chạm đất Stator máy phát, dòng ngắn mạch có trị số
lớn có thể đốt cháy cách điện tại chỗ chạm đất. Việc dòng điện tăng cao cũng làm
đốt nóng cuộn dây, lực điện từ lớn ảnh hưởng đến các kết cấu cơ khí của máy
phát. Để loại trừ các hậu quả trên người ta trang bị bảo vệ chống chạm đất 100%
cuộn dây Stator máy phát.
2. Nguyên lý làm việc:
- Bảo vệ có phần tử lấy tín hiệu điện áp thứ tự không khi xảy ra chạm đất từ
cuộn thứ cấp của máy biến thế trung tính và từ cuộn dây tam giác hở của TV đầu
cực máy phát, nó hoạt động như một phần tử quá điện áp. Với nguyên tắc lấy tín
hiệu điện áp thứ tự không bảo vệ chỉ phát hiện chạm đất cho 90% cuộn dây stator
tính từ phần trên cùng, bảo vệ cũng tránh tác động nhầm khi xảy ra đứt dây TV.
Sơ đồ logic cho bảo vệ:

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Để bảo vệ cho 10% cuộn dây stator còn lại người ta dùng bộ lọc sóng hài
bậc 3 từ trung tính và đầu cực máy phát đưa vào bộ so sánh độ lớn và vecto. nếu
biên độ điện áp so lệch đo được lớn hơn giá trị cài đặt của phần tử 64S. Bảo vệ tác
động sau một khoảng thời gian trễ cài đặt trước. Vậy dùng nguyên lý xác định
thành phần sóng hài bậc 3 kết hợp với xác định độ lớn của điện áp thứ tự không
để bảo vệ cho toàn bộ cuộn dây stator.

Sơ đồ nguyên lý bảo vệ chạm đất stator


- Khi Thì bảo vệ sẽ tác động
+ Trong đó: K1 : Hệ số độ lớn; K2: Hệ số góc pha; K3 : Hệ số bù
- Sơ đồ logic cho bảo vệ:

3. Giá trị cài đặt:


- Điện áp thứ tự không trung tính được lấy từ TU0H1
- Điện áp thứ tự không đầu cực máy phát lấy từ TU9H1B

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

4. Tác động của rơle:


1. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led “64S” báo chức năng bảo vệ chạm đất
cuộn dây Stator máy phát tác động trên rơle FZ DGT 801D (Device 1) tại phòng
điều khiển trung tâm.
2. Báo sự cố “Chạm đất cuộn dây Stator máy phát” tại giao diện máy tính
phòng điều khiển trung tâm. Báo còi.
3. Đồng thời bật MC đầu cực 901(902).
4. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.
V. Bảo vệ sự cố chạm đất một điểm rotor (64R):
1. Nhiệm vụ:
- Dùng chống chạm đất một điểm trong cuộn dây Rotor làm từ trường mất đối
xứng, ngăn ngừa rung động và khắc phục chất lượng điện năng kém ở đầu cực
máy phát.
2. Nguyên lý làm việc :
- Vì nguồn kích từ là nguồn một chiều không nối đất nên khi chạm đất một
điểm mạch kích từ các thông số làm việc của máy phát hầu như thay đổi không
đáng kể. Khi chạm đất điểm thứ hai, dẫn đến một phần cuộn dây kích từ sẽ bị nối
tắt, nên phần dây còn lại dòng điện sẽ tăng cao, làm cho từ thông không cân bằng
có thể làm hỏng cuộn dây và phần thân rotor.
- Với những máy phát điện công suất bé thì chạm đất một điểm chỉ đi báo tín
hiệu, và tác động cắt khi chạm đất điểm thứ hai.
- Với những máy phát điện có công suất lớn thì chạm đất hai điểm là rất
nghiêm trọng nên bảo vệ phải tác động cắt khi mới có chạm đất 1 điểm.
- Khi xảy ra chạm đất, điện trở cách điện của cuộn dây rotor giảm thấp, nếu
giảm qua giá trị cài đặt thì rơle sẽ tác động. Có 2 cấp bảo vệ, cấp 1 có điện trở cài
đặt lớn hơn sẽ tác động đi báo arlam chạm đất, cấp 2 có điện trở cài đặt nhỏ hơn
sẽ đưa tín hiệu đi trip máy.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

3. Giá trị cài đặt:

4. Tác động của rơle:


* Tác động cấp 1:
1. Sáng đèn led “Arlam” và led “64R” báo alarm chạm đất rotor cấp 1 tại rơle
FZ DGT 801D (Device 1).
2. Báo Arlam chạm đất rotor cấp 1 tại máy tính điều khiển, báo còi.
* Tác động cấp 2:
1. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led “64R” báo chức năng bảo vệ chạm đất
cuộn dây Rotor máy phát tác động trên rơle FZ DGT 801D (Device 1) tại phòng
điều khiển trung tâm.
2. Báo sự cố “Chạm đất cuộn dây Rotor máy phát” tại giao diện phòng điều
khiển trung tâm. Báo còi.
3. Đồng thời bật MC đầu cực 901(902), MC kích từ MK1(MK2).
4. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.
VI. Bảo vệ mất kích từ máy phát (40).
1. Nhiệm vụ:
Khi máy phát mất kích từ dẫn đến cuộn rotor xuất hiện một điện áp cảm ứng
có giá trị lớn do từ trường cuộn stator sinh ra, nó có thể phá hủy cách điện của các
cuộn dây rotor nếu không được can thiệp kịp thời. Hơn nữa khi mất khích thích,
dòng điện chạy qua stator có thể tăng cao gấp 2 lần dòng định mức gây quá nhiệt
cuộn dây máy phát. Bảo vệ mất kích từ dùng để khắc phục các nguy cơ trên.
2. Nguyên lý làm việc:
Ở chế độ vận hành bình thường, máy phát làm việc với suất điện động E cao
hơn điện áp đầu cực máy phát UF (chế độ quá kích thích đưa công suất phản
kháng vào lưới). Khi máy phát làm việc ở chế độ thiếu kích thích hoặc mất kích
thích, suất điện động E thấp hơn điện áp UF máy phát nhận công suất phản kháng
từ hệ thống. Như vậy khi kém kích thích tổng trở đầu cực máy phát sẽ thay đổi từ
Zpt ( tổng trở phụ tải nằm trong góc phần tư thứ nhất) sang ZF tổng trở máy phát
nằm trong góc phần tư thứ tư trên mặt phẳng phức (Hình vẽ). Nắm bắt quy luật
thay đổi của vectơ tổng trở Z người ta sử dụng một rơle điện kháng cực tiểu để
bảo vệ mất kích thích cho máy phát điện đồng bộ.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Tổng trở máy phát trên mặt phẳng phức


- Biến đầu vào của bảo vệ gồm:
+ Điện áp 3 pha đầu cực máy phát (Ug) được lấy từ TU9H1B
+ Dòng điện 3 pha đầu cực máy phát được lấy từ TI9H1
+ Công suất đầu cực máy phát
+ Điện áp phía cao áp từ hệ thống Uh

* Sơ đồ logic cho bảo vệ

3. Giá trị cài đặt:

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

4. Tác động của rơle


1. Điện áp và dòng điện kích từ tổ máy giảm đột ngột hoặc mất hẳn. Máy phát
nhận công suất vô công lớn.
2. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led “40/78” báo chức năng bảo vệ mất kích
thích máy phát tác động trên rơle DGT 801C (Device 3) tại phòng điều khiển
trung tâm.
3. Báo sự cố “Mất kích thích máy phát – loss excitation” tại giao diện máy
tính điều khiển trung tâm. Báo còi.
4. Đồng thời bật MC đầu cực 901[902], MC tự dùng 941[942].
5. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.
VII. Bảo vệ mất đồng bộ (78) :
1. Nhiệm vụ:
Hệ thống điện là hệ thống vận hành trong thời gian thực, hệ thống ổn định khi
đảm bảo cân bằng giữa tổng công suất phát và tiêu thụ. Bất cứ thay đổi nào về
nguồn phát hoặc tải đều dẫn tới thay đổi của tần số, các thay đổi này xảy ra liên
tục trong hệ thống, tuy nhiên do có các hệ thống tự động điều chỉnh nên tần số
được duy trì trong phạm vi cho phép. Trong trường hợp xảy ra các biến động lớn:
Sự cố gần nhà máy, mất các đường truyền tải quan trọng, đóng cắt các phụ tải lớn
sẽ gây ra sự mất cân bằng đột ngột giữa công suất điện và công suất cơ của tubin
� hiện tượng dao động điện. Hiện tượng dao động điện được coi là ổn định nếu
sau một khoảng thời gian hệ thống tự điều chỉnh để vận hành tại một trạng thái
xác lập mới. Hệ thống bị coi là mất ổn định nếu sự dao động về điện áp, dòng điện
và tần số ảnh hưởng đến hệ thống và không đạt được trạng thái cân bằng mới. Hậu
quả của việc mất đồng bộ là dòng điện trong máy phát tăng cao, ứng suất mà cuộn
dây máy phát phải chịu lớn, mô men trên trục máy phát lớn điều này gây nguy
hiểm cho các kết cấu cơ khí của máy phát và cách điện của dây quấn. Để khắc
phục hậu quả đó người ta trang bị bảo vệ mất đồng độ để bảo vệ an toàn cho tổ
máy phát.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

2. Nguyên lý làm việc:


Nguyên lý làm việc của bảo vệ là dựa trên việc đo tổng trở và tốc độ biến
thiên của tổng trở đo được (dZ/dt). Khi xảy ra dao động điện thì tốc độ biến thiên
của tổng trở xảy ra chậm ( tốc độ biến thiên là hữu hạn) do roto các máy phát có
quán tính lớn. Khi xảy ra sự cố thì tốc độ biến thiên là tức thời. Để phân biệt được
dao động điện ổn định và mất ổn định (gây ra trượt cực từ) thì phải xét tới quỹ đạo
biến thiên của tổng trở đo được. Giá trị tổng trở đo được và quỹ đạo biến thiên khi
xảy ra dao động điện được thể hiện trên hình vẽ.

+ Xt - điện kháng cài đặt


+ R1,R2, R3, R4 - điện trở cài đặt
+ XB = Xs + XT (Xs - điện kháng hệ thống; XT-điện kháng MBA chính)
+ XA= - X’d ( X’d - Điện kháng quá độ máy phát)

3. Giá trị cài đặt:

4. Tác động của rơle:


1. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led “40/78” báo chức năng bảo vệ mất cân
bằng máy phát tác động trên rơle DGT 801C (Device 3) tại phòng điều khiển
trung tâm.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

2. Báo sự cố “Out-of excitation” tại giao diện máy tính điều khiển trung tâm.
Báo còi.
3. Đồng thời bật MC đầu cực 901(902), MC tự dùng 941(942).
4. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.
VIII. Bảo vệ công suất ngược (32).
1. Nhiệm vụ:
- Chống hư hỏng về mặt cơ khí khi máy phát chuyển sang chế độ động cơ. Bảo
vệ cho tổ máy khi hư hỏng điều tốc, cũng như trong trường hợp cánh hướng tự
động đóng về khi máy phát đang nối với lưới. Như vậy máy phát sẽ nhận công
suất từ lưới lớn với thời gian dài, việc này sẽ gây nguy hiểm cho Tuabin.
2. Nguyên lý làm việc:
- Bảo vệ lấy tín hiệu dòng điện từ biến dòng điện TI0H1 và tín hiệu điện áp từ
biến điện áp TU9H1A, TU9H1B được lắp ở đầu cực máy phát. Đưa qua các bộ
lọc số để loại bỏ các sóng hài bậc cao. Tín hiệu sau khi qua khỏi bộ lọc được đưa
vào bộ xử lý để tính toán công suất nhận về máy.
- Bảo vệ so sánh công suất đo được so với công suất đặt, nếu công suất đo
được lớn hơn công suất đặt, ngõ ra của khâu so sánh sẽ có tín hiệu đưa đến rơle
tác động đi trip máy.
- Sơ đồ logic cho bảo vệ:

3. Giá trị cài đặt:


- Lấy tín hiệu dòng và áp từ TI và TU đầu cực máy phát.

4. Tác động của rơle:


1. Công suất hữu công của máy phát đột ngột giảm và nhận về vượt quá giá
trị cài đặt.
2. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led “32” báo chức năng bảo vệ công suất
ngược máy phát tác động trên rơle DGT 801C (Device 3) tại phòng điều khiển
trung tâm.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

3. Báo sự cố “Công suất ngược” tại giao diện phòng điều khiển trung tâm.
Báo còi.
4. Đồng thời bật MC đầu cực 901(902), MC tự dùng 941(942).
5. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.
IX. Bảo vệ dao động tần số lưới (81).
1. Nhiệm vụ:
- Vượt tần số cao sẽ gây hư hại cho máy phát do lực ly tâm lớn, xuất hiện do
sự cố bộ điều tốc, sa thải phụ tải đột ngột. 81 có tác dụng bảo vệ dự phòng khi bộ
điều tốc làm việc sai. Bảo vệ quá tần số giúp máy phát tránh bị những tình trạng
trên.
2. Nguyên lý làm việc:
- Phần tử 81 xác định tần số hệ thống bằng cách sử dụng tín hiệu điện áp pha
lấy từ biến điện áp TU9H1A, đấu ở đầu cực máy phát. Phương trình điện áp có
dạng u = U.cos (t   ) . Bảo vệ lấy tín hiệu biên độ điện áp U và tần số máy phát
 . Bảo vệ sẽ tác động nếu tần số tại đầu cực máy phát đo được nằm trong giới
hạn tần số cài đặt trong bảo vệ.
- Sơ đồ logic cho bảo vệ:

+ K : tiếp điểm phụ của máy cắt.


3. Giá trị cài đặt ( rơle BZ DGT-801C)

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

4. Tác động của rơle:


* Tần số tăng cao:
1. Tần số tổ máy tăng cao làm tổ máy rung động mạnh.
2. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led “81H” báo chức năng bảo vệ tần số máy
phát tăng cao tác động trên rơle DGT 801C (Device 3) tại phòng điều khiển trung
tâm.
3. Báo sự cố “Tần số máy phát tăng cao – high frequency generator” tại giao
diện phòng điều khiển trung tâm. Báo còi.
4. Đồng thời bật MC đầu cực 901(902) MC tự dùng 941(942).
5. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.
* Tần số giảm thấp:
1. Tần số tổ máy giảm thấp; tốc độ tổ máy giảm.
2. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led “81L” báo chức năng bảo vệ tần số máy
phát giảm thấp tác động trên rơle DGT 801C (Device 3) tại phòng điều khiển
trung tâm.
3. Báo sự cố “Tần số máy phát giảm thấp – low frequency generator” tại giao
diện phòng điều khiển trung tâm. Báo còi.
4. Đồng thời bật MC đầu cực 901(902) MC tự dùng 941(942).
5. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.
X. Bảo vệ quá từ thông (24).
1. Nhiệm vụ:
Quá từ thông là một tình trạng nguy hiểm ở đó mật độ từ thông tăng lên đến
một mức cực kỳ cao. Mật độ từ thông cao có thể gây ra các dòng điện xoáy (dòng
điện Fuco) quá mức trong các cuộn dây và trong các bộ phận dẫn điện khác bên
trong các máy phát. Nhiệt lượng sinh ra bởi các dòng điện xoáy này có thể gây hư

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

hỏng các cuộn dây và cách điện. Mật độ từ thông cao cũng gây ra sự từ giảo bên
trong lõi thép của máy phát và tạo ra nhiễu. Các lực từ giảo mạnh cũng có thể gây
hư hỏng máy phát. Các nhiệt độ cuộn dây cũng có thể tăng lên do nhiệt lượng sinh
ra. Để bảo vệ máy phát tránh những hiện tượng này cần có một rơle giám sát từ
thông V/F, bảo vệ sẽ tác động khi giá trị này vượt quá giới hạn cho phép cài đặt
trong rơle.
2. Nguyên lý làm việc:
- Mật độ từ thông phụ thuộc vào dòng điện chạy qua các cuộn stator máy
phát. Dòng điện này lại phụ thuộc vào điện áp đặt trên các cuộn dây và tổng trở
của cuộn dây. Tổng trở lại phụ thuộc vào tần số của điện áp đặt vào. Nếu điện áp
được đặt vào khi tần số giảm, trở kháng thấp sẽ gây ra dòng điện lớn chạy qua các
cuộn dây.
- Bảo vệ lấy tín hiệu từ biến điện áp TU9H1A, phương trình tín hiệu điện áp
có dạng u =U0cos(ωt +  ). Phần tử bảo vệ quá từ thông lấy tín hiệu biên độ điện
áp, tần số đầu cực máy phát điện thông qua tần số góc dao động ω. Các tín hiệu
này được biến đổi thành tín hiệu phù hợp để đưa vào bộ xử lý. Bảo vệ sẽ so sánh
giá trị V/Hz đo được so với giá trị cài đặt nếu giá trị đo được vượt mức cài đặt bảo
vệ sẽ tác động sau một khoảng thời gian tạo trễ.
- Đặc tính làm việc:

- Sơ đồ logic của bảo vệ:

- Từ đường đặc tính và sơ đồ logic ta thấy bảo vệ có 2 cấp tác động, cấp 1(khi
giá trị U/f>Us) được sử dụng để cảnh báo và đưa tín hiệu giảm dòng kích từ
xuống sau khoảng thời gian cài đặt. Cấp 2 (U/f>Uf1) của bảo vệ dùng để trip máy,
cảnh báo, việc trip được thực hiện sau một khoảng thời gian trễ. Việc tạo thời gian
trễ để ngăn ngừa bảo vệ tác động nhầm khi có các sự cố thoáng qua.
3. Giá trị cài đặt (rơle BZ DGT-801C).

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

4. Tác động của rơle:


1. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led “24” báo chức năng bảo vệ quá từ thông
máy phát tác động trên rơle DGT 801C (Device 3) tại phòng điều khiển trung tâm.
2. Báo sự cố “Chức năng bảo vệ quá từ thông máy phát” tại giao diện máy
tính trung tâm. Báo còi.
3. Đồng thời bật MC đầu cực 901(902), MC tự dùng 941(942).
4. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.
XI. Bảo vệ quá áp 59G.
1. Nhiệm vụ:

Bảo vệ an toàn cho tổ máy khi xảy ra quá điện áp máy phát, ngăn ngừa phóng
điện giữa các pha gây hỏng cách điện dẫn đến ngắn mạch.
2. Nguyên lý làm việc:
Bảo vệ lấy tín hiệu điện áp từ biến điện áp TU9H1B mắc ở đầu cực máy phát,
qua bộ lọc số để lọc các thành phần hoạ tần bậc cao. Tín hiệu đầu ra của các bộ
lọc được đưa vào bộ tính toán biên độ điện áp. Sau khi so sánh với giá trị đặt
trước, bảo vệ sẽ tác động cảnh báo hoặc ngừng máy.
3. Giá trị cài đặt (rơle BZ DGT-801C).

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

4. Tác động của rơle:


1. Điện áp máy phát tăng cao.
2. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led “59G” báo chức năng bảo vệ quá điện áp
máy phát tăng cao tác động trên rơle DGT 801C (Device 3) tại phòng điều khiển
trung tâm.
3. Báo sự cố “Quá điện áp máy phát” tại giao diện máy tính phòng điều
khiển trung tâm. Báo còi.
4. Đồng thời bật MC đầu cực 901(902), MC tự dùng 941(942).
5. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.
XII. Bảo vệ kém áp 27.
1. Nhiệm vụ:
Có tác dụng bảo vệ hỗ trợ máy phát khi sự cố bộ AVR, tổ máy không được
hoà vào lưới, tổ máy cung cấp tải độc lập cách ly với lưới.
2. Nguyên lý làm việc:
Bảo vệ lấy tín hiệu điện áp từ biến điện ápTU9H1B ở đầu cực máy phát, qua
bộ lọc số để lọc các thành phần hoạ tần bậc cao. Tín hiệu đầu ra của các bộ lọc
được đưa vào bộ tính toán biên độ điện áp. Sau khi so sánh với giá trị đặt trước,
bảo vệ sẽ tác động cảnh báo hoặc ngừng máy.
3. Giá trị cài đặt (rơle BZ DGT-801C).

+ U2, I2 là điện áp và dòng điện thứ tự nghịch.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

4. Tác động của rơle:


- Hiện tại rơ le đang cô lập chức năng 27G.

XIII. Bảo vệ quá tải máy phát (49G).


1. Nhiệm vụ:
- Khi máy phát bị quá tải, dòng tăng cao và làm cho nhiệt độ các cuộn dây
stator cũng tăng lên có thể phá vở cách điện gây ra chạm chập, ngắn mạch bên
trong máy phát gây ra sự cố nặng, để chống lại sự cố này người ta dùng bảo vệ
quá tải máy phát.
2. Nguyên lý làm việc:
- Bảo vệ lấy tín hiệu dòng điện từ thứ cấp TI đầu cực máy phát, nếu có quá tải
Stator máy phát, dòng thứ cấp vào rơle lớn hơn giá trị cài đặt cấp 1 (I > Ig) cho
phần thời gian xác định (t1), bảo vệ sẽ báo tín hiệu có quá tải stator máy phát cấp
1 sau thời gian t1.
- Nếu dòng thứ cấp vào rơle lớn hơn giá trị dòng khởi động (I > Is) cho phần
thời gian phụ thuộc, thời gian tác động của bảo vệ tỉ lệ nghịch với độ lớn dòng
điện vào từ thứ cấp TI, và bảo vệ sẽ đưa tín hiệu đi cắt máy cắt và trip máy.

Đặt tính làm viêc


- Từ đường đặt tính làm việc ta thấy bảo vệ với thời gian phụ thuộc gồm 3
phần:
+ Phần giới hạn trên (Iup) tương ứng với thời gian tác động nhanh (tup)
+ Phần đường cong, thời gian tác động sẽ phụ thuộc vào độ lớn của dòng
điện.
+ Phần giới hạn dưới (Is) tương ứng với thời gian tác động chậm (t s) với thời
gian xác định.
* Sơ đồ logic:

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

3. Giá trị cài đặt (rơle BZ DGT-801C).


- Lấy tín hiệu dòng điện từ TI9H1-1200/5 – 5P20.

4. Tác động của rơle:


1. Nếu dòng tăng cấp 1 (I S > I > Ig1) thì sau thời gian trể 1s bảo vệ sẽ đưa tín
hiệu đi báo Alarm.
2. Nếu dòng tăng cấp 2 (I > I S), chức năng “26/49G” của rơle DGT-801C tác
động sáng led 27, thì sau thời gian trể theo đường đặc tuyến bảo vệ sẽ đưa tín hiệu
đi cắt máy cắt 901(902), MC kích từ MK1(MK2), tổ máy tự động dừng khẩn cấp.
XIV. Bảo vệ quá dòng có xét đến điện áp thấp 51V.
1. Nhiệm vụ:
Khi xảy ra ngắn mạch thì dòng điện tăng cao, điện áp sẽ giảm thấp nhanh
chóng. Trong khi nếu bị quá tải dòng tăng nhưng điện áp sẽ giảm không đáng kể.
Để tránh cắt máy phát ra khỏi lưới khi bị quá tải trong giởi hạn cho phép cần có
bộ phận khóa điện áp nhằm đảm bảo tính chọn lọc của bảo vệ, hơn nữa khi có bộ
phận khóa điện áp, dòng khởi động của rơle cũng giảm sẽ tăng được độ nhạy của
bảo vệ.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

2. Nguyên lý làm việc:


- Nguyên lý giống như bảo vệ quá tải nhưng có thêm phần tử kiểm tra điện áp
vào.
- Tín hiệu điện áp và dòng điện được lấy từ TU9H1B và TI9T1 ở đầu cực máy
phát. Các tín hiệu dòng điện và điện áp được đưa vào bộ lọc để loại bỏ hoạ tần bậc
cao, điện áp qua bộ lọc điện áp thứ tự nghịch để phân biệt khi ngắn mạch không
đối xứng. Tín hiệu dòng sau khi ra khỏi bộ lọc được đưa đến khâu so sánh để so
sánh với giá trị cài đặt.
- Sơ đồ logic cho bảo vệ:

- Bảo vệ chỉ tác động khi dòng vào lớn hơn giá trị cài đặt và điện áp vào nhỏ
hơn giá trị cài đặt, sau khoảng thời gian trễ sẽ tác động báo hiệu và trip máy.
3. Giá trị cài đặt (rơle BZ DGT-801C).

4. Tác động của rơle:


1. Dòng điện cuộn dây stator tăng cao, điện áp giảm thấp.
2. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led “51V” báo chức năng bảo vệ quá dòng
điện áp thấp máy phát động trên rơle DGT 801C (Device 3) tại phòng điều khiển
trung tâm.
3. Báo sự cố “Quá dòng điện áp thấp máy phát” tại giao diện máy tính phòng
điều khiển trung tâm. Báo còi.
4. Đồng thời bật MC đầu cực 901(902), MC kích từ MK1(MK2).

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

5. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.

XV. Bảo vệ trở kháng thấp máy phát.


1. Nhiệm vụ:
- Bảo vệ an toàn cho tổ máy với vai trò là bảo vệ dự phòng khi xảy ra sự cố
ngắn mạch hai pha hoặc ba pha trên hệ thống điện.
2. Nguyên lý làm việc:
- Bảo vệ trở kháng thấp làm việc dựa trên nguyên tắt so sánh tổng trở đo được
từ đầu cực máy phát (tính từ vị trí đặt biến dòng lấy tín hiệu cho bảo vệ nhìn về
phía hệ thống) và tổng trở cài đặt cho bảo vệ.
- Ở trạng thái làm việc bình thường của hệ thống tổng trở rơle đo được có giá
trị lớn (lớn hơn giá trị cài đặt cho bảo vệ) nên bảo vệ không tác động. Khi xảy ra
sự cố ngắn mạch nhiều pha trên các thiết bị điện thuộc vùng bảo vệ, tổng trở mà
bảo vệ đo được giảm. Khi giá trị tổng trở mà rơle đo được nhỏ hơn giá trị cài đặt
bảo vệ sẽ tác động đưa tín hiệu đi trip máy.
- Sơ đồ logic cho bảo vệ:

- Bảo vệ lấy tín hiệu điện áp và dòng điện từ TU9H1B và TI9T1 ở đầu cực
máy phát đưa vào bộ tính toán góc pha và độ lớn tổng trở.
- Để đảm bảo độ tin cậy, bảo vệ sẽ không tác động khi đứt dây TU.
- Độ lớn của dòng điện 3 pha và dòng thứ tự nghịch (I 2) được đưa vào khối so
sánh với dòng điện đặt trước để đảm bào độ nhạy của bảo vệ và tính chọn lọc,
tránh tác động khi điện áp giảm thấp.
3. Giá trị cài đặt (rơle BZ DGT-801C).

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

4. Tác động của rơle:


1. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led “21G” báo chức năng bảo vệ trở kháng
máy phát giảm thấp tác động trên rơle DGT 801C (Device 3) tại phòng điều khiển
trung tâm.
2. Báo sự cố “Trở kháng máy phát thấp” tại giao diện máy tính điều khiển
trung tâm. Báo còi.
3. Đồng thời bật MC đầu cực 901(902), MC 941(942), MC 171(172), MC112,
MC kích từ MK1(MK2).
4. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.
XVI. Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch (46).
1. Nhiệm vụ:
- Khi xảy ra ngắn mạch không đối xứng, dòng thứ tự nghịch sinh ra lớn làm
mất cân bằng dòng giữa các pha, dòng điện này làm mất đồng bộ máy phát. Có
hai cấp tác động:
+ Cấp 1: Chống quá tải không đối xứng cho MF.
+ Cấp 2: Làm bảo vệ dự phòng chống quá tải KĐX và ngắn mạch ngoài
KĐX.
2. Nguyên lý làm việc:
- Tương tự như bảo vệ quá dòng nhưng ở đây dòng điện đi qua bộ lọc dòng
điện thứ tự nghịch và đưa vào so sánh với các giá trị cài đặt.
- Bảo vệ lấy tín hiệu dòng từ biến dòng điện TI9H1, tín hiệu dòng 3 pha được
đưa vào bộ lọc dòng thứ tự nghịch, tín hiệu dòng ra khỏi bộ lọc được lấy giá trị
biên độ và được tính toán theo phần trăm của dòng định mức cài đặt trong bảo vệ.
- Bảo vệ 46 có hai mức tác động:
+ Cấp 1 dùng để cảnh báo quá dòng mất cân bằng.
+ Cấp 2 của bảo vệ dùng để trip máy, bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch làm
việc theo đặt tuyến I2 2t.
- Bảo vệ 46 làm việc dựa trên nguyên tắc so sánh giá trị dòng thứ tự nghịch
tính toán được với giá trị cài đặt, nếu dòng thứ tự nghịch đo được lớn hơn giá trị
cài đặt bảo vệ tác động đưa tín hiệu cảnh báo.
3. Giá trị cài đặt (rơle BZ DGT-801C).

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

4. Tác động của rơle:


- Cấp 1: khi dòng thứ tự nghịch vào rơle I2>0.5A thì sau thời gian 1s bảo vệ
sẽ đưa tín hiệu đi báo Arlam.
- Cấp 2: khi dòng I2>1A thì sau thời gian 30s bảo vệ đưa tín hiệu đi Trip máy
- Cấp 3: khi dòng I2>3A thì sau thời gian 0.5s bảo vệ đưa tín hiệu đi Trip
máy.
1. Tổ máy rung động mạnh. Dòng điện các pha Stator máy phát lệch nhau lớn.
2. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led “46” báo chức năng bảo vệ dòng thứ tự
nghịch máy phát tác động trên rơle DGT 801C (Device 3) tại phòng điều khiển
trung tâm.
3. Báo sự cố “Dòng điện thứ tự nghịch máy phát tăng cao” tại giao diện máy
tính phòng điều khiển trung tâm. Báo còi.
4. Đồng thời bật MC đầu cực 901(902), MC tự dùng 941(942).
5. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.

XVII. Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt đầu cực (50BF).


1. Nhiệm vụ:
- Trong các trường hợp sự cố đưa tín hiệu đi trip máy nhưng MC không cắt
được do các nguyên nhân như: máy cắt bị kẹt cơ khí không cắt được, mất nguồn
hay đứt cuộn dây mạch trip của MC, đứt cáp tín hiệu từ rơle đến cuộn trip MC.
Khi đó cần đưa tín hiệu để cắt các MC liên quan đến vùng sự cố nhằm loại điểm
sự cố ra khỏi lưới điện.
2. Nguyên lý làm việc:
- Khi có sự cố thì relay bảo vệ sẽ tác động gửi tín hiệu đi cắt máy cắt, đồng
thời khởi động chức năng 50BF (với giá trị đặt là dòng điện và thời gian), do đó
sau khi đã gửi tín hiệu đi cắt máy cắt sau khoảng thời gian trể mà vẫn còn dòng
điện vượt giá tri đặt của 50BF thì relay sẽ hiểu là máy cắt bị hỏng không cắt ra

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

được và sau thời gian đặt của 50BF thì relay đó sẽ gửi tín hiệu cắt 50BF qua các
tiếp điểm phụ để đi cắt các máy cắt khác liên quan đến khu vực bị sự cố đó.
- Tín hiệu dòng điện được lấy từ TI9H1 đưa vào bộ lọc sẽ phân tích ra các
dòng thứ nghịch, dòng thứ tự không, đây là các giá trị dòng khởi động chức năng
50BF, nếu dòng vào lớn hơn giá trị cài đặt thì chức năng 50BF sẽ khởi động. Sau
thời gian trể, nếu dòng điện vào vẫn còn tồn tại (chưa cắt sự cố ra được) và tiếp
điểm phụ của MC cho thấyy MC vẫn còn đóng thì chức năng 50BF đưa tín hiệu đi
cắt MC lại một lần nữa và các MC liên quan.
- Để 50BF làm việc cần 3 điều kiện:
+ Có tín hiệu trip tới, từ nội bộ relay có tính năng BF(Internal) hoặc từ
ngoài gửi tới(External).
+ Dòng sự cố vẫn còn.
+ MC vẫn còn đóng (lấy trạng thái tiếp điểm phụ của MC).
3. Giá trị cài đặt (rơle BZ DGT-801C).

4. Tác động của rơle:


1. Sáng đèn led “TRIP” và đèn led “50BF” báo chức năng hư hỏng MC trên
rơle DGT 801C (Device 3) tác động đi cắt MC 901(902) nhưng MC 901(902)
không cắt được.
2. Báo sự cố “Hư hỏng MC 901(902) tác động” tại giao diện phòng điều
khiển trung tâm. Báo còi.
3. Đồng thời cắt MC 901 (902) lần thứ 2, cắt MC 171 (172) và MC 112 ở
trạm 110 kV, MC tự dùng 941 (942).
4. Tổ máy tự động dừng sự cố khẩn cấp.

XVIII. Báo hiệu đứt dây TU (TV break).


1. Nhiệm vụ:
- Để bảo vệ tránh tác động nhầm khi tín hiệu đầu vào rơle từ TU bị đứt.
- Cảnh báo tín hiệu cho nhân viên vận hành biết là có mạch TU bị đứt.
2. Nguyên lý làm việc:
- Bảo vệ lấy giá trị là hiệu của điện áp dây của các TU đầu cực máy phát,
TU9H1A và TU9H1B, TU9T1. Khi có sự cố đứt dây TU hay đứt cầu chì của 1

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

trong các TU này thì độ lệch điện áp dây của TU sẽ lớn, giá trị lớn hơn giá trị cài
đặt trong rơle bảo vệ thì nó đưa tín hiệu đi khóa các bảo vệ đi trip máy mà tín
hiệu đầu vào là điện áp.
- Sơ đồ logic cho bảo vệ:

3. Giá trị cài đặt (rơle BZ DGT-801C).

4. Tác động của rơle:


- Sáng đèn led báo tín hiệu “TV wire Break” trên rơ le.
- Báo chức năng “TV wire Break” trên màn hính máy tính điều khiển trung
tâm.

XIX. Nhóm sự cố phần cơ.


Các sự cố thuộc nhóm Urgency Stop:
- Sự cố vượt tốc điện 140% tốc độ định mức
- Sự cố gãy chốt cánh hướng và phần điện
- Dừng khẩn cấp tổ máy 5E
Các nhóm sự cố thuộc nhóm “Failure Stop”
- Áp lực dầu hệ thống dầu áp lực giảm thấp cấp 2 : 4,4 Mpa Trip
- Nhiệt độ ổ đỡ máy phát tăng cao cấp 2 : 60o C Trip
- Nhiệt độ ổ hướng trên máy phát tăng cao cấp 2 : 73o C Trip
- Nhiệt độ ổ hướng dưới máy phát tăng cao cấp 2 : 73o C Trip
- Nhiệt độ ổ hướng turbin máy phát tăng cao cấp 2 : 73o C Trip
- Nhiệt độ dầu ổ hướng trên máy phát tăng cao cấp 2 : 65oC Trip
- Nhiệt độ dầu ổ hướng dưới máy phát tăng cao cấp 2 : 65oC Trip
- Nhiệt độ gió ra làm mát gió máy phát tăng cao cấp 2 : 70oC Trip
Trậầ n Hoậì ng Sậnh
Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Nhiệt độ gió vào làm mát gió máy phát tăng cao cấp 2 :100oC Trip
Các sự cố phần cơ báo tín hiệu
- Nhóm sự cố gãy chốt cánh hướng
- Nhiệt độ ổ đỡ tăng cao cấp 1 : 55 Alarm
- Nhiệt độ ổ hướng trên tăng cao cấp 1 : 68 Alarm
- Nhiệt độ ổ hướng dưới tăng cao cấp 1 : 68 Alarm
- Nhiệt độ dầu ổ hướng trên tăng cao cấp 1 : 55 Alarm
- Nhiệt độ dầu ổ hướng dưới tăng cao cấp 1 : 55 Alarm
- Nhiệt độ ổ hướng tuabin tăng cao cấp 1 : 68 Alarm
- Nhiệt độ gió ra bộ làm mát máy phát tăng cao cấp 1 : 60 Alarm
- Nhiệt độ gió vào bộ làm mát máy phát tăng cao cấp 1 : 90 Alarm
- Áp lực dầu hệ thống dầu áp lực giảm thấp cấp 1 : 4,7 Mpa Alarm
- Mức dầu thùng dầu điều tốc giảm thấp : 5 vạch

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

PHẦN VII. TỔNG QUAN SƠ ĐỒ ĐIỆN CHÍNH VÀ PHƯƠNG THỨC VẬN


HÀNH
I. Sơ đồ điện chính nhà máy thủy điện Đa Dâng 2.

- Sơ đồ điện chính nhà máy thủy điện Đa Dâng 2 gồm 2 tổ máy H1 và H2,
mỗi tổ máy có công suất lắp máy 17MW, Cosφ = 0.8, U = 11KV, F = 50 Hz, tổ
máy H1 nối với MBA T1 qua MC hợp bộ 901và qua DCL 901-3, tổ máy H2 nối
với MBA T2 qua MC 902 và qua DCL 902-3.
- MBA T1, T2 có công suất mỗi máy S = 23 MVA, 115 ± 2×2.5%/11 KV từ
cấp điện áp 11kV qua MBA lên 115kV hòa vào lưới điện Quốc qia qua đường
dây110kV mạch kép.
- Sơ đồ trạm là sơ đồ cầu trong, có 2 thanh cái C11 và C12 được phân đoạn
bằng MC 112 và DCL hai đầu MC 112-1 và 112-2, MBA T1 nối với TC C11 qua
DCL 131-1, MBA T2 nối với TC C12 qua DCL 132-2, từ C11 đưa lên đường dây
xuất tuyến 171 thông qua MC 171 và DCL hai đầu 171-1 và 171-7, đến TBA

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

110kV Đước Trọng. Từ thanh cái C12 đưa lên đường dây xuất tuyến 172 thông
qua MC 172 và hai DCL 172-1, 172-7, đến TBA 110kV Di Linh.
- XT 171 và 172 được nối với nhau qua DCL vòng 112-9. Có các dao nối đất
901-05, 941-38, 901-38, 131-18, 131-14, 171-14, 171-15, 171-75, 171-76, 112-15,
112-25, 902-05, 942-38, 902-38, 132-28, 132-24, 172-25, 172, 172-75, 172-76,
ngoài ra còn có TU, TI dùng cho đo lường và bảo vệ, chống sét van.
II. Phương thức vận hành.
1. Phương thức phát hai tổ máy lên hai xuất tuyến qua MC 112.
- MC 112 đóng, DCL 112-9 mở;
- MC 901, 902, 171, 172 ở vị trí đóng;
- DCL 901-3, 131-1, 171-1,171-7, 902-3, 132-2, 172-2, 172-7 ở vị trí đóng;
- Tất cả các DNĐ ở vị trí mở;
- Hai tổ máy phát công suất lên lưới qua 2 XT171 và XT 172 qua MC 112.
2. Phương thức phát hai tổ máy lên hai xuất tuyến qua DCL 112-9.
- MC 112 mở, DCL 112-9 đóng;
- MC 901, 902, 171, 172 ở vị trí đóng;
- DCL 901-3, 131-1, 171-1,171-7, 902-3, 132-2, 172-2, 172-7 ở vị trí đóng;
- Tất cả các DNĐ ở vị trí mở;
- Hai tổ máy phát công suất lên lưới qua 2 XT171 và XT 172 qua DCL 112-9.
3. Phương thức tổ máy H1 phát công suất lên hai xuất tuyến.
- MC 901, 171 ở vị trí đóng;
- DCL 901-3, 131-1, 171-1,171-7 ở vị trí đóng;
- MC 902 ở vị trí mở;
- Một trong hai: MC 112 hoặc DCL 112-9 ở vị trí đóng;
- Tất cả các DNĐ ở vị trí mở;
- Tổ máy H1 phát công suất lên lưới qua 2 XT171 và XT 172.
4. Phương thức tổ máy H2 phát công suất lên hai xuất tuyến
- MC 902, 172 ở vị trí đóng;
- DCL 902-3, 132-2, 172-2, 172-7 ở vị trí đóng;
- MC 901 ở vị trí mở;
- Một trong hai: MC 112 hoặc DCL 112-9 ở vị trí đóng;
- Tất cả các DNĐ ở vị trí mở;
- Tổ máy H2 phát công suất lên lưới qua 2 XT171 và XT 172.
5. Phương thức hai tổ máy phát độc lập lên mỗi xuất tuyến.
- MC 901, 902, 171, 172 ở vị trí đóng;
- DCL 901-3, 131-1, 171-1,171-7, 902-3, 132-2, 172-2, 172-7 ở vị trí đóng;
- MC 112 ở vị trí mở;
- DCL 112-9 ở vị trí mở;
- Tất cả các DNĐ ở vị trí mở;

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Tổ máy H1 phát công suất lên XT171, tổ máy H2 phát công suất lên XT
172.
6. Phương thức tổ máy H1 phát công suất lên xuất tuyến 171.
- MC 901, 171 ở vị trí đóng;
- DCL 901-3, 131-1, 171-1,171-7 ở vị trí đóng;
- DCL 112-9 ở vị trí mở;
- MC 902, 112 ở vị trí mở;
- Tất cả các DNĐ ở vị trí mở;
- Tổ máy H1 phát công suất lên XT171.
7. Phương thức tổ máy H2 phát công suất lên xuất tuyến 172.
- MC 902, 172 ở vị trí đóng;
- DCL 902-3, 132-2, 172-2, 172-7 ở vị trí đóng;
- DCL 112-9 ở vị trí mở;
- MC 901, 112 ở vị trí mở;
- Tất cả các DNĐ ở vị trí mở;
- Tổ máy H2 phát công suất lên XT 172.
III. Thông số và vận hành các thiết bị chính sơ đồ nhất thứ.
1. Máy cắt đầu cực máy phát:

Hình 1: Hình ảnh MC hợ bộ đầu cực MF


- Hãng chế tạo : Guangdong.
- Loại : hợp bộ, ba cực chân không.
- Điện áp định mức : 12 kV.
- Điện áp chịu xung sét : 75kV.
- Tần số định mức : 50 Hz.
- Dòng điện định mức : 1600 A.
- Chu kỳ vận hành : 0,3s – CO 3min – CO.
- Dòng cắt ngắn mạch có thời gian : 31,5 kA (4s).
- Dòng chịu đựng cao nhất : 80 kA.
- Thời gian cắt : 55 ms.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Thời gian đóng : 100 ms.


- Cơ cấu vận hành : động cơ nạp lò xo .
- Nguồn cho cuộn đóng và cuộn trip:220V DC.

2. Máy cắt 110kV.

Hình 2: MC 110kV ngoài trời


2.1 Các thông số máy cắt.
- Hãng sản xuất : Siemens
- Mã số hàng hóa : 3AP1FG
- Tiêu chuẩn áp dụng : IEC62271-100
- Loại : 3 pha đặt ngoài trời
- Cách điện : Khí SF6
- Điện áp định mức : 145 kV
- Dòng điện định mức : 3150 A
- Tần số : 50 Hz
- Dòng điện cắt ngắn mạch định mức : 40 kA/3s
- Dòng điện chịu nhiệt đỉnh : 80 kA peak
- Thời gian dòng ngắn mạch : 3s
- Chu trình vận hành mạch truyền động : O-0,3-CO-3min-CO
- Điện áp chịu đựng xung sét : 650 kV
- Điện áp chịu đựng ở tần số công nghiệp: 275 kV
- Hệ số pha đầu tiên cắt hoàn toàn : 1,5
- Cơ cấu vận hành : Động cơ nạp lò xo
- Cơ chế hoạt động : 3 pha
- Tuổi thọ vận hành cơ khí : 10.000 lần thao tác
- Dòng cắt lệch pha định mức : 10 kV
- Số lượng tiếp điểm phụ : 12NO, 12NC
Trậầ n Hoậì ng Sậnh
Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Nguồn điện
+ Điện áp bộ phận sấy : 230 VAC
+ Điều khiển, mạch đóng, mạch cắt : 220 VDC
+ Điện áp vận hành động cơ : 230 V DC/AC
- Số cuộn đóng :1
- Số cuộn cắt :2
- Khí SF6
+ Khối lượng khí SF6 cho MC 3 pha : 8,1 kg
+ Áp lực định mức khí SF6 : 6 bar
+ Giới hạn áp lực lần nạp khí đầu tiên : 5,2 bar
+ Giới hạn áp lực lần nạp khí tiếp theo : 5,2 bar
- Chiều dài đường rò điện : 25 mm/kV

2.2. Vận hành máy cắt khí SF6:


1. Trong vận hành bình thuờng máy cắt đuợc hoạt động nhờ hệ truyền động bằng
động cơ – lò xo và phải đủ các điều kiện kỹ thuật sau:
- Nguồn điện DC cung cấp cho máy cắt sẵn sàng.
- Áp suất khí SF6 các máy cắt lớn hơn 0,52 Mpa và nhỏ hơn hoặc bằng 0,60
MPa.
- Ðộng cơ nạp tải lò xo và lò xo đóng tích năng đủ và sẵn sàng.
- Ðiều kiện liên động cho các dao cách ly và dao tiếp địa đuợc đảm bảo.
2. Trong vận hành bình thuờng không cho phép máy cắt vận hành:
- Khi mất nguồn điện cung cấp cho rơle bảo vệ hay hư hỏng đồng thời cả 2
rơle bảo vệ chính và dự phòng;
- Áp suất khí SF6 giảm thấp khoảng < 0,52 MPa;
- Cả hai mạch giám sát cuộn trip 1 và 2 báo động;
- Sự cố trip máy cắt không thành công;
- Lò xo đóng của máy cắt chưa tích năng đủ.
3. Bình thuờng máy cắt đuợc điều khiển đóng/ cắt từ xa tại phòng điều khiển
trung tâm.
4. Việc cắt máy cắt bằng tay tại chỗ chỉ thực hiện trong truờng hợp khẩn cấp
(cắt máy cắt ngay để ngăn ngừa sự cố có thể ảnh huởng đến con nguời và thiết bị),
hệ thống điều khiển từ xa hỏng, cho mục đích thí nghiệm hoặc trong công tác sửa
chữa. Trong truờng hợp này chỉ thực hiện tại tủ điều khiển chung của máy cắt.
3. Dao cách ly 110 kV.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Hình 03: DCL 110kV ngoài trời


3.1. Các thông số dao cách ly.
- Hãng chế tạo: : CHINT ELECTRIC
- Điện áp định mức : 145 kV
- Dòng điện định mức : 2000 A
- Tần số định mức : 50 Hz
- Dòng điện ngắn mạch định mức : 31,5 kV/3s
- Dòng điện chịu nhiệt đỉnh : 80kA peak
- Điện áp chịu đựng xung sét : 550 kV peak
- Điện áp chịu đựng ở tần số công nghiệp : 230 kV rms
- Chiều dài đường rò điện : 25mm/kV
- Cơ cấu vận hành cơ khí
+ Dao cách ly chính : Động cơ và bằng tay
+ Dao tiếp địa : Bằng tay
- Số lượng tiếp điểm phụ cho DCL
+ Thường đóng :8
+ Thường mở :8
- Số lượng tiếp điểm phụ cho DTĐ
+ Thường đóng :6
+ Thường mở :6
- Khoảng cách Min
+ Giữa pha-đất : ≥ 1100mm
+ Giữa 2 pha : ≥ 2200mm
+ Mặt cắt ngang lúc dao mở : < 1500mm
- Nguồn điện cung cấp
+ Điện áp bộ phận sấy : 230VAC
+ Điều khiển, mạch đóng, mạch cắt : 220VDC
+ Thao tác động cơ của DCL : 230V AC/DC

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

3.2. Vận hành Dao cách ly:


- Trong vận hành bình thuờng dao cách ly phải đuợc vận hành đóng cắt từ xa
tại Phòng điều khiển trung tâm.
- Việc vận hành đóng, cắt dao cách ly bằng điện tại chỗ chỉ thực hiện khi hệ
điều khiển động cơ từ xa bị hỏng, bị mất nguồn hay cho mục đích thí nghiệm, sửa
chữa.
- Truờng hợp động cơ điều khiển Dao cách ly bị hỏng, thì cho phép thao tác
vận hành Dao cách ly tại chỗ bằng cần quay tay và phải thỏa điều kiện Interlock.
- Xử lý trong quá trình thực hiện các thao tác vận hành.
- Mạch khoá liên động (mạch Interlock) đuợc trang bị để phòng tránh những
thao tác nhầm của nhân viên vận hành. Trong truờng hợp không thực hiện đuợc
một thao tác đóng/cắt máy cắt, dao cách ly hoặc dao tiếp đất, nhân viên vận hành
phải dừng thao tác để kiểm tra:
+ Thao tác đúng hay sai;
+ Vị trí đóng hay cắt của thiết bị có liên quan đến các thao tác đang tiến hành
có đúng với mạch khoá liên động không, kiểm tra các nút lựa chọn và bộ hòa có
đúng không (đối với máy cắt);
+ Mạch khoá liên động có thỏa mãn không. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy có
sai sót ở mạch khoá liên động thì phải thông báo ngay cho nguời ra lệnh thao tác;
+ Nhân viên vận hành không đuợc tự ý tách hoặc cô lập các mạch khoá liên
động.
- Truờng hợp đặc biệt cần thao tác thiết bị liên quan đến mạch liên động, phải
báo cho Truởng ca để xử lý.

4. Biến dòng điện (TI) 110kV.

Hình 04: Máy biến dòng điện TI 110kV

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Máy biến dòng là một máy biến áp đo lường dùng để biến đổi một dòng điện
lớn thành một dòng điện bé thích hợp 5A hoặc 1A để cung cấp cho các thiết bị đo
lường, rơle và tự động hóa.
Nhờ có BI mà mạch cao áp và các dụng cụ đo mắc vào mạch thứ cấp được
tách biệt đảm bảo an toàn cho nhân viên vận hành.
 Các thông số của BI:
Cho mạch đường dây:
Tiêu chuẩn IEC – 185
Điện áp danh định 110 kV
Điện áp lớn nhất 123 kV
Loại 1 pha ngâm dầu, đặt ngoài trời
Số cuộn thứ cấp 5
Dòng điện sơ cấp 400-800-1200A
Dòng điện thứ cấp 1A 1A 1A 1A 1A
Công suất 30VA 30VA 30VA 30VA 30VA
Cấp chính xác 0.2 5P20 5P20 5P20 5P20
Cho mạch đầu ra máy biến áp:
Tiêu chuẩn IEC – 185
Điện áp danh định 110 kV
Điện áp lớn nhất 123 kV
Loại 1 pha ngâm dầu, đặt ngoài trời
Số cuộn thứ cấp 4
Dòng điện sơ cấp 50-100-150A
Dòng điện thứ cấp 1A 1A 1A 1A
Công suất 30VA 30VA 30VA 30VA
Cấp chính xác 0.2 0.2 0.2 5P20

5. Biến điện áp kiểu tụ (TU).

Hình 05: Máy biến điện áp TU kiểu tụ 110kV

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Máy biến điện áp là một máy biến áp đo lường dùng để biến đổi điện áp từ
trị số bất kỳ thành một trị số thích hợp (UđmT = 100V hay UđmT = 100/ ) để
cung cấp cho dụng cu đo lường, rơle và tự động hóa.
- Nguyên tắc làm việc của TU giống MBA lực nhưng công suất định mức
thường rất nhỏ, tổng trở mạch ngoài thứ cấp của TU rất lớn do đó có thể xem tình
trạng làm việc bình thường của BU là không tải.
Các thông số BU:
- Hãng sản xuất: ABB.
- Tiêu chuẩn IEC-186, IEC 358.
- Loại 1 pha - ngâm dầu, đặt ngoài trời.
- Điện áp định mức 115 kV.
- Điện áp lớn nhất 123 kV.
- Tỉ số biến 115 0,11 0,11 0,11
/ / / kV .
3 3 3 3
- Điện dung : 6400 pF.
- Số cuộn thứ cấp :3
- Công suất và cấp chính xác
+ Cuộn dùng cho đo lường : 100VA; 0,2.
+ Cuộn dùng cho bảo vệ : 200 VA ; 3P.
6. Chống sét van 110kV.

Hình 06: Chống sét van kèm bộ đếm sét phía 110kV

Chống sét van là thiết bị cho phép tiêu tán một dòng điện lớn khi xảy ra quá
áp do sét đánh để bảo vệ các thiết bị nhất thứ. Khi có quá điện áp do xung sét,
điện trở phi tuyến trong CSV giảm xuống nhanh sẽ cho dòng điện sét đi qua và
tiêu tán vào hệ thống nối đất.
Thông số chống sét van:

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Tiêu chuẩn IEC- 99-4


- Kiểu Ngoài trời, ôxit kẽm (ZnO)
- Hãng sản xuất Cooper – Mỹ
- Chống sét van dùng trong hệ thống theo các điều kiện sau:
+ Điện áp danh định 110 kV
+ Điện áp lớn nhất 123 kV
+ Điện áp định mức 96kV
+ Điện áp duy trì cho phép lớn nhất 77kV
+ Chế độ làm việc Nối đất trực tiếp
+ Điện áp dư ứng với sóng sét (8/20 10kA) 249kV
+ Khả năng hấp thụ năng lượng 5kJ/kV
+ Chế độ làm việc của hệ thống Nối đất trực tiếp
+ Khoảng cách rò điện 25mm/kV
- Kèm bộ ghi sét, thiết bị chỉ thị dòng rò, đế cách điện.

IV. Mạch interlock các thiết bị trạm.


a. Mạch interlock máy cắt:
- Máy cắt 171:
+ Cắt được khi: lò xo đã được tích năng, áp lực khí SF6 đủ;
+ Đóng được khi: DCL 171-7, 171-1 cùng đóng hoặc cùng mở hoàn toàn.
- Máy cắt 172:
+ Cắt được khi: lò xo đã được tích năng, áp lực khí SF6 đủ;
+ Đóng được khi: DCL 172-7, 172-2 cùng đóng hoặc cùng mở hoàn toàn.
- Máy cắt 112:
+ Cắt được khi: lò xo đã được tích năng, áp lực khí SF6 đủ;
+ Đóng được khi: DCL 112-1, 112-2 cùng đóng hoặc cùng mở hoàn toàn.
b. Mạch interlock dao cách ly.
- Dao cách ly 171-7:
+ Mở được khi: MC 171 đã cắt.
+ Đóng được khi: MC 171 đã cắt, DTĐ 171-76, 171-75 mở.
- Dao cách ly 171-1:
+ Mở được khi: MC 171 đã cắt.
+ Đóng được khi: MC 171 đã cắt, DTĐ 171-15, 171-14 mở.
- Dao cách ly 131-1:
+ Mở được khi: MC 171, 112 đã cắt.
+ Đóng được khi: MC 171, 112 đã cắt, DTĐ 131-14, 131-18 mở.
- Dao cách ly 172-7:
+ Mở được khi: MC 172 đã mở.
+ Đóng được khi: MC 172 đã mở, DTĐ 172-76, 172-75 mở.
- Dao cách ly 172-2:
+ Mở được khi: MC 172 đã mở.
+ Đóng được khi: MC 172 đã mở, DTĐ 172-2, 172-24 mở.
- Dao cách ly 132-2:
+ Mở được khi: MC 172, 112 đã mở.
+ Đóng được khi: : MC 172, 112 đã mở, DTĐ 132-24, 132-28 mở.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Dao cách ly 112-1:


+ Mở được khi: MC 112 đã mở.
+ Đóng được khi: MC 112, 171 đã mở, DTĐ 112-15 mở.
- Dao cách ly 112-2:
+ Mở được khi: MC 112 mở.
+ Đóng được khi: MC 112, 172 mở , DTĐ 112-15, 112-25 mở.
- Dao cách ly 112-9 thao tác được khi:
+ MC: 171, 172, 112 đóng.
+ DCL: 171-7, 171-1, 112-1, 112-2, 172-2,172-7 đóng.
→ Thao tác đẵng áp.
+ MC: 171, 172 cắt.
+ Đường dây 171, 172 không có điện.
→ Thao tác không điện.
c. Mạch interlock dao tiếp địa.
- Dao tiếp địa 171-76 thao tác được khi:
+ DCL 171-7 mở.
+ Phía đường dây không mang điện.
- Dao tiếp địa 171-75 thao tác được khi:
+ DCL 171-7, 171-1 mở.
- Dao tiếp địa 171-15 thao tác được khi:
+ DCL 171-7, 171-1 mở.
- Dao tiếp địa 171-14 thao tác được khi:
+ DCL 171-1, 131-1, 112-1 mở.
- Dao tiếp địa 131-14 thao tác được khi:
+ DCL 171-7, 112-1 mở.
- Dao tiếp địa 131-18 thao tác được khi:
+ DCL 131-1, 901-3 mở.
- Dao tiếp địa 172-76 thao tác được khi:
+ DCL 172-7 mở
+ Phía đường dây không mang điện.
- Dao tiếp địa 172-75 thao tác được khi:
+ DCL 172-7, 172-2 mở.
- Dao tiếp địa 172-25 thao tác được khi:
+ DCL 172-7, 172-2 mở.
- Dao tiếp địa 172-24 thao tác được khi:
+ DCL 172-2, 132-2, 112-2 mở.
- Dao tiếp địa 132-24 thao tác được khi:
+ DCL 172-7, 112-2 mở.
- Dao tiếp địa 132-28 thao tác được khi:
+ DCL 132-2, 902-3 mở.
- Dao tiếp địa 112-15 thao tác được khi:
+ DCL 112-1, 112-2 mở.
- Dao tiếp địa 112-25 thao tác được khi:
+ DCL 112-1, 112-2 mở.
V. Bảo vệ rơ le trạm 110kV.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

A. Bảo vệ xuất tuyến 110kV (phương thức vận hành DCL 112-9 mở, MC 112
đóng)
- Xuất tuyến Đa Dâng 2 – Đức Trọng (XT 171) và xuất tuyến Đa Dâng 2 – Di
Linh (XT 172) mỗi xuất tuyến được trang bị 2 relay bảo vệ PSL 621C và PSL
621D có các chức năng bảo vệ giống nhau, làm việc song song và độc lập với
nhau.
- Thông số kỹ thuật:
+ Biến dòng :800/1; Cấp chính xác vào cho bảo vệ: 5P20
+ Biến áp :110/0.11 Cấp chính xác vào cho bảo vệ: 3P
+ In : 1A
+ Un :110 V
+ Fn :50 Hz
I. Bảo vệ khoảng cách: F21/21N

1. Nhiệm vụ
Chống các dạng ngắn mạch chạm đất và ngắn mạch giữa các pha nằm trong
vùng bảo vệ.
2. Nguyên lý bảo vệ khoảng cách:
- Bảo vệ phản ứng theo tổng trở Zr đo được tại chỗ đặt bảo vệ so với tổng trở
được tính toán chỉnh định trong rơle.
- Bảo vệ tác động khi tổng trở đo được giảm dưới giá trị cài đặt trong rơle
(Zr<Zkđ)
- Điện áp tại điểm ngắn mạch ≈ 0 và tăng dần khi càng xa điểm ngắn mạch. Điện
áp của bảo vệ đặt ở một khoảng cách l k so với điểm ngắn mạch có giá trị là: U n
=InZolk với In là dòng điện ngắn mạch pha, Zo là điện trở suất của một đơn vị
chiều dài đường dây.

- Điện áp đưa đến Rơle:


+ nu là tỉ số của biến điện áp

- Dòng điện đưa đến Rơle:


+ nI là tỉ số của biến dòng điện

- Điện trở ảo của Rơle là:

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

+ k là tỉ số
- Hướng tác động được xác định: từ thanh cái ra đường dây.
- Vùng tác động được xác định như sau:
+ Vùng 1: từ vị trí đặt bảo vệ đến 80% chiều dài của đường dây
+ t1 ≈ 0
+ Vùng 2: từ vị trí đặt bảo vệ đến 120% chiều dài đường dây
+ t2 = t1 + Δt
+ Vùng 3: từ vị trí đặt bảo vệ đến 150% chiều dài đường dây
- Để đảm bảo tin cậy cần cài đặt bảo vệ với nhiều cấp tác động.
- Độ trễ của bảo vệ tăng dần theo l k, bảo vệ nào đặt gần điểm ngắn mạch sẽ
tác động trước.
- Sơ đồ bảo vệ:

- Bộ phận khởi động: I


+ Khởi động bảo vệ vào thời điểm xảy ra sự cố
- Bộ phận định hướng công suất: W
+ Xác định hướng công suất qua bảo vệ, tác động khi hướng công suất
vào bảo vệ từ thanh góp ra đường dây
- Bộ phận khoảng cách: ZI, ZII
+ Đo khoảng cách từ chỗ đặt bảo vệ đến điểm hư hỏng
- Bộ phận thời gian: tI, tII, tIII
+ Tạo thời gian làm việc tương ứng với khoảng cách đến điểm sự cố.
3. Giá trị cài đặt:
* Xuất tuyến: Đa Dâng 2 – Đức Trọng (171)
- Bảo vệ lấy tín hiệu dòng điện từ TI171 và tín hiệu điện áp từ TU171.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Vùng Z3 được tính 150% tổng trở đường dây từ trạm Đa Dâng 2- Di Linh – Bảo
Lộc (172).
* Xuất tuyến: Đa Dâng 2 – Di Linh (172)
- Bảo vệ lấy tín hiệu dòng điện từ TI172 và tín hiệu điện áp từ TU172.

- Vùng Z3 được tính 150% tổng trở đường dây từ trạm Đa Dâng 2- Di Linh –
Bảo Lộc (172)
4. Tác động của rơle
1. Sáng đèn LED tại rơle PSL621D nếu rơle này tác động (hoặc sáng đèn
LED tại rơle PSL621C nếu rơle này tác động).
2. Trên màn hình hiển thị của rơle PSL621D hoặc PSL621C sẽ báo chức năng
“21”, “21N” tác động, pha bị ngắn mạch và chiều dài đường dây bị sự cố nếu rơle
đó tác động.
3. Cắt MC 171 nếu sự cố xuất tuyến 171, cắt MC 172 nếu sự cố xuất tuyến
172. Nếu việc đóng lặp lại MC 171[172] không thành công thì MC 171[172] sẽ
cắt trở lại.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

II. Bảo vệ quá dòng ngắn mạch chạm đất có hướng: 67N.
1. Nhiệm vụ:
- Bảo vệ khi có ngắn mạch chạm đất trên xuất tuyến.
2. Nguyên lý bảo vệ:
- Phản ứng theo giá trị dòng điện qua phần tử được bảo vệ và góc pha giữa
dòng điện đó với điện áp trên thanh góp của trạm có đặt bảo vệ.
- Rơle tác động khi có dòng điện đi vào rơle vượt quá giá trị cài đặt (I kđ) và
góc pha phù hợp với trường hợp ngắn mạch trên đường dây được bảo vệ.
- Sơ đồ bảo vệ:
+ Bộ phận khởi động (I): phản ứng theo dòng qua bảo vệ.
+ Bộ phận định hướng công suất (W) phản ứng theo hướng công suất qua chỗ
đặt bảo vệ (thường hướng tác động từ thanh góp đến đường dây)
+ Bộ phận tạo thời gian (t): tạo thời gian trễ, đảm bảo cho bảo vệ tác động có
chọn lọc.
- Thời gian tác động của bảo vệ:
+ Phối hợp theo nguyên tắc bậc thang: tn-1 = max(tn) + Δt.
3. Giá trị cài đặt:
* Xuất tuyến: Đa Dâng 2 – Đức Trọng (171).
- Bảo vệ lấy tín hiệu dòng điện từ TI171 và tín hiệu điện áp từ TU171.

- Thông số cài đặt:


+ Io > : 2A to> : 0 s
+ Io >> : 1 A to>> : 0.5 s
+ Io >>> : 0.35 A to>>> : 1 s
- Tác động cắt MC: 171.
* Xuất tuyến: Đa Dâng 2 – Di Linh (172).
- Bảo vệ lấy tín hiệu dòng điện từ TI172 và tín hiệu điện áp từ TU172.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Thông số cài đặt


+ Io > : 2.2 A to> : 0 s
+ Io >> : 1A to>> : 0.5 s
+ Io >>> : 0.3 A to>>> : 1 s
- Tác động cắt MC: 172.
4. Tác động của rơle:
1. Sáng đèn LED tại rơle PSL621D nếu rơle này tác động (hoặc sáng đèn
LED tại rơle PSL621C nếu rơle này tác động).
2. Trên màn hình hiển thị của rơle PSL621D hoặc PSL621C sẽ hiển thị chức
năng “67N” tác động, pha bị chạm đất và dòng điện chạm đất nếu rơle đó tác
động. Trước đó chức năng “21N” không tác động.

3. Cắt MC 171 nếu sự cố xuất tuyến 171, cắt MC 172 nếu sự cố xuất tuyến 172.
Nếu việc đóng lặp lại MC 171[172] không thành công thì MC 171[172] sẽ cắt trở
lại.
III. Bảo vệ quá dòng và quá dòng cắt nhanh 50/51.
1. Nguyên lý bảo vệ:

- Bảo vệ quá dòng phản ứng theo dòng qua phần tử được bảo vệ.
- Bảo vệ sẽ tác động khi dòng qua phần tử được bảo vệ tăng quá giá trị cài đặt
trong rơle (Ibv > Ikđ).
- Sơ đồ nguyên lý:
+ Bộ phận khởi động (I): làm nhiệm vụ khởi động bảo vệ khi có sự cố trong
vùng bảo vệ và tác động đến bộ phận thời gian.
+ Bộ phận thời gian: Tạo thời gian làm việc đảm bảo cho bảo vệ tác động một
cách chọn lọc.
2. Giá trị cài đặt:
* Xuất tuyến: Đa Dâng 2 – Đức Trọng (171)
- Bảo vệ lấy tín hiệu dòng điện từ TI171 và tín hiệu điện áp từ TU171.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Thông số cài đặt:


+ I> : 3A t> :0s
+ Io>> : 0.8 A to>> :1s
+ Đặt tuyến: DT (Difinte Time)
- Tác động cắt MC: 171.
* Xuất tuyến: Đa Dâng 2 – Di Linh (172)
- Bảo vệ lấy tín hiệu dòng điện từ TI172 và tín hiệu điện áp từ TU172.

- Thông số cài đặt:


+ I> : 3A t> :0s
+ Io>> : 1.7 A to>> : 0.5 s
+ Đặt tuyến: DT (Difinte Time)
- Tác động cắt MC: 172.
3. Tác động của rơle:
1. Sáng đèn LED tại rơle PSL621D nếu rơle này tác động (hoặc sáng đèn
LED tại rơle PSL621C nếu rơle này tác động).
2. Trên màn hình hiển thị của rơle PSL621D hoặc PSL621C sẽ hiển thị chức
năng “50/51” tác động, pha bị sự cố và dòng điện qua bảo vệ nếu rơle đó tác
động. Trước đó chức năng “21/21N” và “67N” không tác động.
3. Cắt MC 171 nếu sự cố xuất tuyến 171, cắt MC 172 nếu sự cố xuất tuyến
172. Nếu việc đóng lặp lại MC 171[172] không thành công thì MC 171[172] sẽ
cắt trở lại.

PHẦN VIII. TỔ MÁY DỰ PHÒNG - KHỞI ĐỘNG VÀ DỪNG


TRONG CÁC CHẾ ĐỘ

I. Tổ máy dự phòng.
- Tổ máy dự phòng là tổ máy ở trạng thái dừng và đủ các điều kiện để tổ máy
sẵn sàng khởi động theo yêu cầu của Điều độ A0.
- Tổ máy sau khi dừng hoàn toàn, nếu không có yêu cầu đưa ra sửa chữa phải
đặt tổ máy ở trạng thái dự phòng.
- Chỉ cho phép tách tổ máy từ trạng thái dự phòng ra sửa chữa khi được điều
độ A0 đồng ý.
1. Các điều kiện để tổ máy sẵn sàng khởi động.
1. Các nhóm sự cố tổ máy phải được giải trừ.
2. Chốt lock cơ khí van bướm, chốt lock servo cánh hướng: MỞ.
3. Điện tự dùng cho tổ máy sẵn sàng.
Trậầ n Hoậì ng Sậnh
Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

4. Nguồn điện tự dùng cung cấp cho mạch điều khiển, bảo vệ, tín hiệu của tổ
máy phải liên tục.
5. Tất cả các tín hiệu truyền lên phòng điều khiển trung tâm phải sẵn sàng.
6. DNĐ đầu cực máy phát mở, DCL đầu cực máy phát đóng.
7. Máy cắt đầu cực máy phát ở trạng thái cắt và ở vị trí vận hành. Cuộn đóng
và cuộn cắt của MC đầu cực phải sẵn sàng.
8. Một hoặc hai máy cắt phía 110kV liên quan tổ máy phải đóng.
9. Máy biến áp chính phải được mang điện.
10. Hệ thống làm mát máy biến áp chính phải làm việc.
11. Các van tay của hệ thống phụ dịch (khí, dầu, nước) ở đúng trạng thái vận
hành.
12. Hệ thống gối trục sẵn sàng: Mức dầu bôi trơn trong các gối trục nằm
trong phạm vi vận hành, nhiệt độ bạc, dầu của các gối trục bình thường, dầu
không bị lẫn nước.
- Mức dầu OHT: ≥30mm;
- Mức dầu OHD: ≥130mm;
- Mức dầu OHTB:H1 ≥190mm; H2 ≥ 140mm;
13. Hệ thống kích từ sẵn sàng.
14. Hệ thống điều tốc sẵn sàng.
15. Các hệ thống sau ở trạng thái sẵn sàng:
- Hệ thống turbine (không báo sự cố gãy chốt cắt cánh hướng)
- Hệ thống thắng: Áp lực khí thắng đủ, các con đội thắng ở vị trí hạ thắng.
- Áp lực nước làm mát tổ máy phát đủ.
- Hệ thống báo cháy cho tổ máy sẵn sàng.
16. Hệ thống phụ dịch sẵn sàng:
- Mức dầu bồn dầu điều tốc bình thường (trong khoảng 5-25 vạch).
- Áp lực bồn dầu điều tốc bình thường (trong khoảng 5,6-6,2Mpa).
- Áp suất các bình khí nén bình thường.
- Bộ lọc nước làm mát bình thường.
17. Mực nước hồ thượng lưu ≥809m.
18. Tất cả các nút chọn lựa phải để “Auto” và “Remote”.
19. Nhiệt độ gió ra, gió vào bộ làm mát gió máy phát, nhiệt độ các cuộn dây
stator bình thường.
20. Bộ đo tốc độ tổ máy phải sẵn sàng làm việc.
21. Nhiệt độ bạc, nhiệt độ dầu OHT, OHD, OHTB bình thường.
22. Tất cả các bảo vệ phải sẵn sàng.
23. Áp lực nước làm kín trục đủ.
24. Cánh hướng ở vị trí đóng hoàn toàn.
25. Bộ hòa đồng bộ sẵn sàng.
26. Cửa hạ lưu phải được mở hoàn toàn.
II. Khởi động tổ máy.
1. Quy định những công việc kiểm tra trước khi khởi động tổ máy.
1. Trước khi khởi động tổ máy, tổ máy phải ở trạng thái dự phòng.
2. Khi tổ máy dừng sữa chữa hoặc khi tổ máy dừng trên 72 giờ thì trước khi
khởi động lại phải chạy bơm dầu kích nâng tổ máy.
3. Trước khi khởi động, phải kiểm tra trạng thái của thiết bị tổ máy như sau:

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Hệ thống cơ thuỷ lực:


+ Mực nước thượng lưu nằm trong phạm vi cho phép để turbine làm việc.
+ Cửa nhận nước đập tràn mở sao cho cao trình mực nước tại BAL là 808m.
+ Cửa nhận nước BAL mở hoàn toàn.
+ Áp lực đường ống 0,86Mpa.
- Hệ thống điều tốc:
+ Mở chốt servo cánh hướng.
+ Hệ thống dầu điều tốc sẵn sàng. (mức dầu trong bồn dầu áp lực nằm trong
khoảng 5-25 vạch, áp lực dầu trong khoảng từ 5,6-6,2Mpa).
+ Chuyển khóa Remote/Local qua Remote, trên màn hình điều tốc chọn chế
độ Remote.
+ Khoá chọn lựa chế độ vận hành “Auto/Off/Manual” của hai bơm dầu điều
tốc đặt ở vị trí “Auto”.
+ Chuyển khóa Mech/Manu/Elec qua Elec.
+ Cánh hướng đóng hoàn toàn.
+ Hệ thống điều tốc không sự cố.
+ Nguồn cung cấp cho hệ thống điều tốc sẵn sàng.
- Hệ thống van bướm:
+ Kiểm tra chốt cơ khí và van bypass bằng tay đã mở.
+ Hệ thống dầu van bướm sẵn sàng.
+ Áp lực dầu van bướm đủ (11-15 Mpa)
+ Một trong hai bơm dầu van bướm không bị sự cố.
+ Khoá chọn lựa chế độ vận hành “Tại chỗ/Từ xa/Cô lập” tại tủ điều khiển
của Van bướm đặt ở vị trí “Từ xa”.
+ Chọn khóa “Bypass/ Liên kết/Van bướm” qua “Liên kết”
+ Khoá chọn lựa bơm vận hành “Bơm 1/Luân phiên/Bơm 2” của van bướm
chọn ở vị trí “Luân phiên”.
- Hệ thống nước làm mát:
+ Các van ở vị trí vận hành, áp lực nước cấp cho tổ máy nằm trong khoảng
làm việc cho phép (theo quy định trong phần vận hành hệ thống nước kỹ thuật)
- Hệ thống đệm kín trục:
+ Sau khi cấp nước kỹ thuật phải khóa van tay 1K 08-03(2K08-03) để ngừng
cấp khí và mở van 1K08-02(2K08-02) để xả khí đệm kín trục cho tổ máy H1 [H2]
tại sàn 720.
- Hệ thống thắng: Thắng ở vị trí hạ.
- Máy phát-Tuabin: sẵn sàng làm việc.
+ Kiểm tra buồng máy phát, turbine không có người, không có dụng cụ và
người trong buồng máy phát.
- Hệ thống kích từ:
+ Khóa chọn lựa quạt làm mát “Auto/Manual” để ở vị trí “Auto”
+ Các sự cố được giải trừ.
+ Hệ thống kích từ sẵn sàng hoạt động.
- Hệ thống bảo vệ:
+ Các sự cố được giải trừ.
+ Không có lệnh dừng khẩn cấp.
+ Hệ thống bảo vệ sẵn sàng.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Hệ thống 11 kV:
+ DNĐ đầu cực máy phát mở.
+ DCL phía MBA chính phải đóng.
+ MC đầu cực và các máy biến điện áp đã đưa vào vị trí vận hành.
+ Các DNĐ đã mở.
- Nguồn cung cấp:
+ Nguồn cung cấp cho rơle và hệ thống bảo vệ sẵn sàng.
+ Nguồn cung cấp cho hệ thống điều khiển sẵn sàng.
+ Nguồn cung cấp cho hệ thống phụ dịch sẵn sàng.
- Các điều kiện và trình tự chạy máy:

2. Chạy máy ở chế độ phát hòa lưới (Parallel) với phương thức tự động từ xa
(Tại phòng điều khiển trung tâm).
1. Khoá chọn lựa “Local /Remote” ở tủ điều khiển tại chỗ “1 # Unit LCU”
của tổ máy đặt ở vị trí “Remote”.
2. Khoá chọn lựa “Manual/Auto” của bộ hòa tại tủ “Hòa đồng bộ chung”
chọn ở vị trí “Auto”.
3. Tại giao diện “DADANG 2 HYDROPOWER PROJET”, nhấn chọn menu
“1G Status diagram”, khi đó sẽ xuất hiện giao diện “1G Status diagram”.
4. Tại giao diện “1G Status diagram”, nhấn chọn biểu tượng “Start Process”
sẽ xuất hiện giao diện “1G Diagram of start Process”.
5. Tại giao diện “1G Diagram of start Process” chọn vào biểu tượng “Start”,
nhập Password, nhấn OK trình tự khởi động tổ máy như sau:
- Đưa tín hiệu cho động cơ mở van hệ thống nước kỹ thuật, hệ thống nước
kỹ thuật đưa vào hoạt động (Hiện tại đang cô lập, và đã thao tác bằng tay mở
nước trước khi chạy máy).
- Đưa tín hiệu đi ngắt và xả khí đệm kín trục.
- Đưa tín hiệu đi mở van bypass dầu, áp lực 2 bên van bướm cân bằng
- Đưa tín hiệu đi mở van bướm.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Khi van bướm mở hoàn toàn đưa tín hiệu đi đóng van bypass dầu.
- Đưa tín hiệu khởi động hệ thống điều tốc, mở cánh hướng nước.
- Khi tốc độ tổ máy tăng đến 80% tốc độ định mức (400 vòng/phút) đưa tín
hiệu đóng máy cắt kích từ.
- Khi tốc độ tăng đến 95% tốc độ định mức (475 vòng/phút), đưa tín hiệu đi
khởi động hệ thống kích từ, đèn “Start excitation” sáng màu đỏ.
- Khi điện áp đầu cực đạt 13% định mức (1.43 kV), cắt kích từ mồi và tự
hình thành điện áp đến định mức 11kV.
- Khi tốc độ tổ máy đạt định mức và điện áp đạt định mức, đưa tín hiệu khởi
động bộ hòa, bộ hòa được đưa vào làm việc, khi thỏa các điều kiện:
+ Độ lệch điện áp : ΔU ≤ ±10%
+ Độ lệch tần số : Δf ≤ ±0.25Hz
+ Góc lệch pha : Δφ < 30o
- Bộ hóa đưa tín hiệu đóng máy cắt đầu cực, đèn “Close circuit breaker”
sáng màu đỏ.
- Kết thúc quá trình chạy máy ở chế độ phát, chế độ phát được xác lập.
- Điều chỉnh công suất P và Q theo yêu cầu Điều độ.
III. Dừng tổ máy bình thường.
1. Quy định kiểm tra khi dừng tổ máy hoàn toàn.
Khi tổ máy đã dừng hoàn toàn, nhân viên vận hành cần kiểm tra các vấn đề
sau:
1. MC đầu cực máy phát mở hoàn toàn.
2. Tốc độ tổ máy bằng 0 rpm.
3. Cánh hướng đã đóng hoàn toàn và đã lock servo điều tốc.
4. Thắng đã được hạ (Đèn xanh sáng).
5. Khóa nước làm mát.
6. Cấp khí đệm kín trục.
- Các điều kiện và trình tự dừng máy bình thường

2. Dừng bình thường tổ máy đến hoàn toàn ở phương thức tự động từ xa (Tại
phòng điều khiển trung tâm).

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

1. Khoá chuyển mạch “REMOTE/LOCAL” ở tủ điều khiển tại chỗ LCU của
tổ máy đặt ở vị trí “REMOTE”.
2. Nhấn nút menu “1G Status diagram” để chọn tổ máy H1.
3. Nhấn nút biểu tượng “Stop Diagram” sẽ xuất hiện một hộp thoại
“Diagram stop process”.
4. Nhấn nút “Stop” và nhấn nút “OK” trình tự dừng máy như sau:
- Tổ máy tự động giảm tải, đưa công suất hữu công P và công suất vô công
Q về 0.
- Đưa tín hiệu mở máy cắt đầu cực, đèn “Breaker tripping” tại giao diện
sáng.
- Đưa lệnh đi dừng hệ thống kích từ và điều tốc.
- Khi tốc độ tổ máy giảm đến ≤ 175 vòng/phút, thắng cơ nâng.
- Khi tốc độ tổ máy giảm đến 0 vòng/phút thì:
+ Đưa tín hiệu đi hạ thắng, đèn “Reset brake solenoid valve” tại giao diện
sáng.
+ Đưa tín hiệu đi cấp khí đệm kín trục.
+ Đưa tín hiệu dừng hệ thống nước kỹ thuật, đèn “Close cooling water” tại
giao diện sáng xanh (Hiện tại đang cô lập, đang chuyển chế độ bằng tay).
5. Tổ máy dừng hoàn toàn, kết thúc quá trình dừng máy.

IV. Dừng khẩn cấp tổ máy.


- trình tự dừng máy khẩn cấp:

1. Dừng khẩn cấp tại phòng điều khiển trung tâm.


1. Các nguyên nhân dẫn đến dừng khẩn cấp: Có hiện tượng bất thường của
tổ máy, ảnh hưởng đến an toàn thiết bị và con người.
2. Khoá chọn lựa “REMOTE/LOCAL” ở tủ điều khiển tại chỗ LCU của tổ
máy đặt ở vị trí “REMOTE”.
3. Nhấn nút “Emergency shutdown” và nhấn nút “OK”, tại màn hình máy
tính trung tâm, trình tự dừng máy như sau:
- Mở máy cắt đầu cực, mở máy cắt kích từ.
- Đưa lệnh đi đóng van bướm.
- Đóng cánh hướng về hoàn toàn.
- Đưa lệnh đi dừng hệ thống kích từ.
- Khi tốc độ tổ máy giảm đến ≤ 175 vòng/phút, thắng cơ nâng.
- Khi tốc độ tổ máy giảm đến 0 vòng/phút thì:

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

+ Đưa tín hiệu đi hạ thắng, đèn “Reset brake solenoid valve” tại giao diện
sáng.
+ Đưa tín hiệu đi cấp khí đệm kín trục.
+ Đưa tín hiệu dừng hệ thống nước kỹ thuật, đèn “Close cooling water” tại
giao diện sáng. (Hiện tại đang cô lập, đang chuyển chế độ bằng tay).
4. Tổ máy dừng hoàn toàn, kết thúc quá trình dừng máy.
2. Quy định kiểm tra khi dừng khẩn cấp tổ máy.
Khi tổ máy đã dừng hoàn toàn, nhân viên vận hành cần kiểm tra các vấn đề
sau:
1. Kiểm tra các thiết bị liên quan đến tổ máy xem có hiện tượng bất thường
không.
2. MC đầu cực máy phát mở hoàn toàn.
3. Cánh hướng đã đóng hoàn toàn và lock servo điều tốc.
4. Van đĩa đóng hoàn toàn.
5. Tốc độ tổ máy bằng 0 rpm.
6. Thắng đã được hạ (Đèn xanh sáng)
7. Khóa nước làm mát.
8. Cấp khí đệm kín trục.

PHẦN IX. PHỐI HỢP ĐIỀU ĐỘ VẬN HÀNH NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
ĐA DÂNG 2
I. Quy định về quyền điều khiển và quyền kiểm tra thiết bị tại nhà máy Thủy
điện Đa Dâng 2.
1. Các thiết bị tại NMĐ Đa Dâng 2 thuộc quyền điều khiển của điều độ quốc
gia (ĐĐQG) bao gồm.
- Quyền huy động công suất các tổ máy phát điện. Khởi động, hòa điện,
ngừng tổ máy H1, H2.
- Công suất hữu công H1, H2.
- Mọi thao tác trên các thiết bị thuộc nhà máy gây ảnh hưởng đến việc huy
động công suất tổ máy, ĐDP2 phải đăng ký và thực hiện theo lệnh của KSĐH
HTĐ Quốc gia.
- Trong mọi trường hợp, tổ máy phát điện của NMĐ Đa Dâng 2 chỉ được khởi
động, hoà lưới điện quốc gia khi có lệnh của KSĐH HTĐ Quốc gia (hoặc KSĐH
HTĐ miền Nam nếu được ủy quyền).
2. Các thiết bị tại NMĐ Đa Dâng 2 thuộc quyền điều khiển của ĐĐM Nam
bao gồm.
- Điện áp phía 110kV.
- Toàn bộ các thiết bị có cấp điện áp 110kV.
- Mọi thao tác trên các thiết bị này, nhà máy Thủy điện Đa Dâng 2 phải đăng
ký và thực hiện theo lệnh của KSĐH HTĐ miền Nam.
3. Thiết bị thuộc quyền điều khiển của Trưởng ca NMĐ Đa Dâng 2.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Bao gồm toàn bộ các thiết bị, hệ thống tự dùng của nhà máy và các thiết bị
nhị thứ liên quan trừ các thiết bị thuộc quyền điều khiển của ĐĐQG và ĐĐM
Nam.
- Trưởng ca, Trưởng kíp của nhà máy có quyền độc lập thao tác trên các thiết
bị này, nhưng nếu việc thao tác có ảnh hưởng đến biểu đồ phát công suất của nhà
máy vào hệ thống và/hoặc có ảnh hưởng đến vận hành ổn định của nhà máy
và/hoặc hệ thống thì phải báo cáo và chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của
KSĐH HTĐ Quốc gia hoặc KSĐH HTĐ miền Nam (theo phân cấp quyền điều
khiển) trừ những trường hợp sự cố.

4. Các thiết bị tại NMĐ Đa Dâng 2 thuộc quyền kiểm tra của ĐĐQG bao
gồm.
- Toàn bộ các thiết bị có cấp điện áp 110kV
5. Các thiết bị thuộc trách nhiệm quản lý vận hành của ĐDP2, bao gồm.
- Toàn bộ các thiết bị của NMĐ Đa Dâng 2;
- Các thiết bị thuộc trách nhiệm quản lý vận hành của NMĐ Đa Dâng 2.
II. Quy định về điều khiển hệ thống điện.
1. Quy định về điều khiển tần số.
 Trách nhiệm điều chỉnh tần số:
- KSĐH HTĐ Quốc gia là người chỉ huy điều chỉnh tần số trong toàn HTĐ
Quốc gia; Trưởng ca NMĐ Đa Dâng 2 phải thường xuyên theo dõi tần số, nghiêm
chỉnh chấp hành lệnh thay đổi công suất các tổ máy của KSĐH HTĐ Quốc gia để
điều chỉnh tần số.
- NMĐ Đa Dâng 2 ở chế độ bình thường được quy định là nhà máy làm
nhiệm vụ điều tần cấp II:
 Khi tần số của HTĐ Quốc gia thay đổi trong phạm vi 49.5 đến 50.5 Hz, NMĐ
Đa Dâng 2 phát công suất hữu công theo biểu đồ đã quy định.
 Khi tần số của HTĐ Quốc gia lớn hơn 50.5 Hz, NMĐ Đa Dâng 2 có trách
nhiệm tham gia điều chỉnh tần số bằng cách giảm công suất các tổ MFĐ (tự động
hoặc bằng tay) để đưa tần số hệ thống về ngưỡng 50.5 Hz, sau đó Trưởng ca
NMĐ Đa Dâng 2 phải thông báo ngay công suất hiện đang phát cho KSĐH HTĐ
Quốc gia biết để xử lý theo nhiệm vụ của mình.
 Khi tần số của HTĐ Quốc gia giảm nhỏ hơn 49.5 Hz, NMĐ Đa Dâng 2 có
trách nhiệm tham gia điều chỉnh tần số bằng cách tăng công suất (tự động hoặc
bằng tay) các tổ MFĐ (nếu còn dự phòng) để đưa tần số hệ thống về ngưỡng
49.50 Hz, sau đó Trưởng ca NMĐ Đa Dâng 2 phải thông báo ngay công suất hiện
đang phát cho KSĐH HTĐ Quốc gia biết để xử lý theo nhiệm vụ của mình.
2. Quy định về điều khiển điện áp
 Phối hợp điều chỉnh điện áp:
- KSĐH HTĐ Quốc gia, KSĐH HTĐ miền có nhiệm vụ duy trì điện áp HTĐ
ở giới hạn quy định nhằm đảm bảo vận hành ổn định HTĐ, NMĐ. Điện áp tại
thanh cái NMĐ Đa Dâng 2 cần được điều chỉnh để tránh gây nguy hiểm do kém
điện áp hay quá điện áp cho các thiết bị của NMĐ Đa Dâng 2 và của HTĐ.
Trậầ n Hoậì ng Sậnh
Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Trưởng ca NMĐ Đa Dâng 2 có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi điện áp ở


đầu cực MFĐ, điện áp thanh cái phía cao áp của nhà máy và nghiêm chỉnh chấp
hành lệnh điều chỉnh điện áp của KSĐH HTĐ miền Nam theo phân cấp quyền
điều khiển (thay đổi công suất phản kháng của các tổ máy, điều chỉnh nấc phân áp
các MBA nếu có thể).
- Trong trường hợp điện áp ở NMĐ Đa Dâng 2 dao động quá giới hạn quy
định, KSĐH HTĐ Quốc gia, KSĐH HTĐ miền Nam và Trưởng ca NMĐ Đa
Dâng 2 phối hợp điều chỉnh để khôi phục điện áp về giá trị cho phép.

III. Đăng ký và lập phương thức huy động.


1. Công suất công bố năm:
Trước ngày 01 tháng 10 hàng năm (năm Y), ĐDP2 phải đăng ký với ĐĐQG
công suất công bố năm Y+1, bao gồm:
+ Công suất khả dụng từng tổ máy (MW) theo từng giai đoạn;
+ Tổng sản lượng khả dụng của nhà máy (GWh) và tổng sản lượng khả dụng
có thể cung cấp cho EVN (GWh) tại Điểm Giao Nhận (GWh) theo từng tháng.

2. Công suất công bố tháng:


Trước ngày 20 hàng tháng (tháng M), ĐDP2 phải đăng ký với ĐĐQG công
suất công bố tháng M+1, bao gồm:
+ Công suất khả dụng từng tổ máy (MW) theo từng giai đoạn;
+ Tổng sản lượng khả dụng của nhà máy (GWh) và tổng sản lượng khả dụng
có thể cung cấp cho EVN (GWh) tại Điểm Giao Nhận.

3. Công suất công bố tuần:


Trước 10 giờ thứ ba hàng tuần (tuần W), ĐDP2 phải đăng ký với ĐĐQG công
suất công bố tuần W+1, bao gồm:
+ Công suất khả dụng từng tổ máy (MW) chi tiết đến từng giờ;
+ Tổng sản lượng khả dụng của nhà máy (GWh) và tổng sản lượng khả dụng
có thể cung cấp cho EVN (GWh) tại Điểm Giao Nhận.
Đối với các tuần W có ngày nghỉ lễ mà ĐDP2 không thể đăng ký công suất
công bố tuần W+1 theo thời gian quy định như trên, ĐDP2 phải đăng ký với
ĐĐQG công suất công bố tuần W+1 từ 10 giờ thứ ba tuần W-1.

4. Công suất công bố ngày:


Trước 10 giờ hàng ngày (ngày D), ĐDP2 phải đăng ký với ĐĐQG công suất
công bố ngày D+1, bao gồm:
+ Công suất khả dụng từng tổ máy (MW) chi tiết đến từng giờ;
+ Tổng sản lượng khả dụng của nhà máy (GWh) và tổng sản lượng khả dụng
có thể cung cấp cho EVN (GWh) tại Điểm Giao Nhận.
+ Đối với các ngày thứ sáu hoặc ngày làm việc trước các ngày nghỉ lễ, tết …
ĐDP2 phải đăng ký với ĐĐQG Công suất công bố ngày cho các ngày nghỉ, lễ, tết
và ngày làm việc đầu tiên sau ngày nghỉ.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

5. Thay đổi công suất công bố:


Khi cần thay đổi công suất công bố, ĐDP2 cần thông báo lại cho ĐĐQG càng
sớm càng tốt. Nếu trường hợp thay đổi công suất công bố vi phạm các thời hạn
quy định ở trên, ĐĐQG sẽ thông báo lại các phương thức dự kiến theo nỗ lực hợp
lý.
IV. Kế hoạch sửa chữa và đăng ký sửa chữa.
1. Đăng ký kế hoạch sửa chữa năm:
Trước ngày 01 tháng 10 hàng năm (năm Y), ĐDP2 đăng ký với ĐĐQG kế
hoạch sửa chữa đối với các thiết bị thuộc quyền điều khiển của ĐĐQG, ĐĐM
Nam cho năm Y+1, bao gồm dạng sửa chữa, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc
và các lưu ý cần thiết. Riêng đối với các tổ MFĐ cần có thêm kế hoạch sửa chữa
định hướng cho 3 năm tiếp theo năm Y+1 (tức là các năm Y+2, Y+3, Y+4)
Nếu không chấp nhận đối với bất kỳ giai đoạn sửa chữa thiết bị nào theo đăng
ký, trong vòng 30 ngày sau khi nhận được bản đăng ký; ĐĐQG, ĐĐM Nam có
trách nhiệm thông báo cho ĐDP2 biết về kế hoạch không được chấp nhận cùng
các đề xuất hợp lý để ĐDP2 có thể đăng ký lại.
2. Đăng ký kế hoạch sửa chữa tháng:
Trước ngày 20 hàng tháng (tháng M), ĐDP2 đăng ký với ĐĐQG kế hoạch
sửa chữa các thiết bị thuộc quyền điều khiển của ĐĐQG, ĐĐM cho tháng M+1 và
dự kiến điều chỉnh kế hoạch sửa chữa (nếu có) cho các tháng còn lại trong năm
trên cơ sở kế hoạch sửa chữa năm đã được phê duyệt, bao gồm dạng sửa chữa,
thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, các yêu cầu điều chỉnh kế hoạch sửa chữa
năm, các công tác sửa chữa phát sinh và các lưu ý cần. Trong phạm vi có thể,
ĐDP2 sẽ nỗ lực để mỗi lần ngừng hoạt động không kéo dài quá 2 ngày đối với bất
kỳ tổ máy nào trong Mùa khô.
Nếu không chấp nhận đối với bất kỳ giai đoạn sửa chữa thiết bị nào theo đăng
ký, trong vòng 5 ngày sau khi nhận được bản đăng ký; ĐĐQG, ĐĐM Nam có
trách nhiệm thông báo cho ĐDP2 biết về kế hoạch không được chấp nhận cùng
các đề xuất hợp lý để ĐDP2 có thể đăng ký lại.
3. Đăng ký sửa chữa theo kế hoạch:
Mặc dù đã có các đăng ký kế hoạch sửa chữa (năm, tháng) nhưng khi có kế
hoạch cụ thể về tách thiết bị ra sửa chữa, ĐDP2 phải đăng ký theo mẫu đăng ký kế
hoạch sửa chữa theo kế hoạch. Đăng ký này phải gửi đến ĐĐQG, ĐĐM Nam tối
thiểu trước 14 ngày làm việc so với ngày dự kiến tách thiết bị.
ĐĐQG, ĐĐM Nam có trách nhiệm cố gắng trả lời bằng văn bản càng sớm
càng tốt và không muộn hơn 10 ngày làm việc sau khi nhận được đăng ký.

4. Đăng ký sửa chữa ngoài kế hoạch:

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

Khi có phát sinh sửa chữa ngoài kế hoạch, ĐDP2 cần đăng ký kế hoạch sửa
chữa các thiết bị ngoài kế hoạch và gửi cho ĐĐQG hoặc ĐĐM Nam (theo phân
cấp quyền điều khiển).
Tối thiểu trước 5 ngày làm việc so với ngày dự kiến tách thiết bị ĐDP2 phải
gửi đăng ký cho ĐĐQG, ĐĐM Nam (theo phân cấp quyền điều khiển). ĐĐQG,
ĐĐM Nam có trách nhiệm cố gắng trả lời bằng văn bản càng sớm càng tốt và
không muộn hơn 3 ngày làm việc trước ngày dự kiến tách thiết bị theo giải quyết
đăng ký.
5. Đăng ký sửa chữa đột xuất:
Đối với các sửa chữa không đăng ký kịp theo thời gian trên, ĐDP2 cần tham
khảo ý kiến của ĐĐQG hoặc ĐĐM Nam càng sớm càng tốt và không muộn hơn
14h00 ngày D đối với các công tác sửa chữa của ngày D +1. ĐDP2 cố gắng bố trí
thời gian sửa chữa vào thời điểm phụ tải thấp, từ 23 giờ đến 05 giờ (hôm sau).
6. Trong quá trình sửa chữa nếu có các thay đổi về thời gian kết thúc công tác
so với đăng ký:
 Kết thúc sớm so với đăng ký:
- ĐDP2 phải thông báo cho ĐĐQG, ĐĐM Nam ngay khi có dự kiến thời gian
kết thúc công tác.
- ĐDP2 phải thông báo cho ĐĐQG, ĐĐM Nam khi công tác đã hoàn tất và
các thiết bị đã sẵn sàng đưa vào vận hành.
 Kết thúc muộn hơn so với đăng ký:
Khi phát hiện thêm những hư hỏng ngoài dự kiến dẫn đến kéo dài thời gian
sửa chữa, ĐDP2 phải đăng ký gia hạn và báo cáo nguyên nhân với ĐĐQG, ĐĐM
thời gian cụ thể như sau:
- Ít nhất 48 giờ trước khi kết thúc thời gian sửa chữa theo đăng ký đối với các
công tác kéo dài quá 06 ngày;
- Ít nhất 24 giờ trước khi kết thúc thời gian sửa chữa theo đăng ký đối với các
công tác kéo dài từ 04 đến 06 ngày;
- Ít nhất 10 giờ trước khi kết thúc thời gian sửa chữa theo đăng ký đối với các
công tác kéo dài từ 02 đến 03 ngày;
-Ngay khi có trục trặc dẫn đến kéo dài thời gian sửa chữa đối với các công tác
làm trong ngày.
V. Quy định về chế độ báo cáo số liệu.
 Hàng ngày, Trưởng ca NMĐ Đa Dâng 2 phải báo cáo cho KSĐH
HTĐ Quốc gia, KSĐH HTĐ miền Nam các thông số sau:
- Tổng công suất tác dụng tại đầu cực MFĐ của các tổ máy theo từng giờ;
- Tổng công suất phản kháng tại đầu cực MFĐ của các tổ máy theo từng giờ;
- Tổng công suất tác dụng tại Điểm Giao Nhận theo từng giờ;
- Điện áp thanh cái 110kV theo từng giờ;
- Tổng sản lượng phát trong ngày (tại các đầu cực MFĐ và ở các Điểm Giao
Nhận), sản lượng tự dùng của nhà máy;

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Tình hình thủy văn (mức nước đầu ngày, mức nước cuối ngày, lưu lượng nước
về trung bình ngày, lưu lượng nước chạy máy trung bình ngày…);
- Các sự kiện thay đổi liên quan đến công tác vận hành của tổ máy (các bất
thường, sửa chữa, sự cố…);
Các thông số trên được báo cáo cho ĐĐQG và ĐĐM Nam mang tính chất thông
số vận hành điều độ, không mang tính chất thương mại.
 Một số nhiệm vụ cụ thể đối với Trưởng ca NMĐ Đa Dâng 2
trong công tác điều độ HTĐ như sau:
- Thi hành chính xác, không chậm trễ lệnh chỉ huy điều độ của KSĐH HTĐ Quốc
gia, KSĐH HTĐ miền Nam theo phân cấp quyền điều khiển thiết bị trừ những
trường hợp nguy hại đến tính mạng con người và/hoặc thiết bị;
- Duy trì vận hành các tổ máy trong nhà máy theo đúng biểu đồ công suất và lệnh
huy động của KSĐH HTĐ Quốc gia;
- Kịp thời báo cáo KSĐH HTĐ Quốc gia, KSĐH HTĐ miền Nam những bất
thường không phù hợp với phương thức vận hành và/hoặc không phù hợp với
Hợp Đồng Mua Bán Điện;
- Khi có sự cố trên HTĐ, Trưởng ca NMĐ Đa Dâng 2 có nhiệm vụ duy trì các tổ
MFĐ không được tự động tách tổ máy ra khỏi lưới trừ những trường hợp nguy
hại đến tính mạng con người và/hoặc thiết bị;
- Cung cấp các số liệu, kế hoạch vận hành chính xác và kịp thời cho KSĐH HTĐ
Quốc gia, KSĐH HTĐ miền Nam khi có yêu cầu.

PHẦN X: CÁC QUY ĐỊNH VẬN HÀNH THEO CƠ CHẾ PHÁT ĐIỆN
CẠNH TRANH NHÀ MÁY ĐA DÂNG 2
Nhà máy thủy điện Đa Dâng 2 có công suất 34MW được hoàn thành và
phát điện thương mại vào tháng 10 năm 2010, sau 14 tháng, đến tháng 12 năm
2011 Đa Dâng 2 đã tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh theo chủ trương
chính sách phát triển thị trường Điện lực tại Việt Nam.
Căn cứ theo:
+ Thông tư số 30/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 2/10/2014 về
việc "Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh".
+ Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh tại thông tư số
18/2010/TT-BCT ngày 10/5/2010 của Bộ Công Thương;
+ Thông tư số 45/2011/TT-BCT ngày 30/12/2011 của Bộ Công Thương sửa
đổi bổ sung một số điều của thông tư 18/2010/TT-BCT;
+ Các Quy trình hướng dẫn Thông tư 18/2010/TT-BCT và 45/2011/TT-BCT
gồm các Quy trình ban hành theo các Quyết định 17/QĐ-ĐTĐL, 18/QĐ-
ĐTĐL,19/QĐ-ĐTĐL,20/QĐ-ĐTĐL,21/QĐ-ĐTĐL,22/QĐ-ĐTĐL,23/QĐ-ĐTĐL
ngày 30/3/2012 của Cục Điều tiết Điện lực;
 Có các quy định về tham gia thị trường phát điện cạnh tranh sau:
1. Các đơn vị tham gia thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM: Việt
Nam Competitive Generation Maket) gồm.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

- Các nhà máy có công suất đặt từ 30MW trở lên đấu nối vào lưới điện quốc
qia (trừ các nhà máy điện gió, điện địa nhiệt)
- Đơn vị mua buôn duy nhất (SB).
- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện (SMO).
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ:
+ Đơn vị cung cáp dich vụ thu thập và quản lý số liệu đo đếm điện năng
(MDMSP).
+ Đơn vị cung cấp dich vụ truyền tải (TNO).
2. Cơ chế hợp đồng mua bán điện.
Đối với các đơn vị phát điện trực tiếp tham gia cạnh tranh trên thị trường:
+ Ký hợp đồng mua bán điện dạng sai khác (CfD) do Bộ công thương ban
hành đối với Đơn vị Mua buôn duy nhất.
+ Giá hợp đồng (gồm cả giá công suất & giá điện năng) do Đơn vị phát điện,
Đơn vị mua buôn thỏa thuận và nằm trong khung giá do Bộ công thương quy
định.
+ Sản lượng hợp đồng hàng năm được tính trước hàng năm theo kết quả tính
toán tối ưu hệ thống điện của năm tới.
+ Tỷ lệ sản lượng do Cục điều tiết điện lực quy định hàng năm.
+ Sản lượng thanh toán theo giá hợp đồng của từng chu kỳ giao dịch được
phân bố từ sản lượng hợp đồng năm.
3. Cơ chế vận hành của thị trường giao ngay.
- Chu kì giao dịch: 1 giờ.
- Mô hình thị trường: chào giá ngày tới:
+ Trong ngày D, các đơn vị phát điện nộp bản chào cho từng chu kì giao
dịch của ngày D+1.
- Đơn vị phát điện công bố công suất sẵn sàng và chào giá của từng tổ máy
theo quy định giới hạn mức giá chào.
+ Nhà máy thủy điện: chào giá trong dải từ 0 đến 110% giá trị nước do
đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện (SMO) tính toán và công bố cho
từng nhà máy.
1. Quy định về bản chào.
+ Chương trình lập và gửi bản chào, chương trình hỗ trợ tính toán thanh toán
thị trường điện.
4. Xác định giá chào của nhà máy thủy điện có hồ chứa điều tiết dưới 2 ngày.
- Hồ chứa Thủy điện Đa Dâng 2 thuộc hồ chứa điều tiết dưới 2 ngày, vì vậy
khi tham gia thị trường điện có các quy định sau.
+ Giá chào bằng 0 đ/kWh cho tất cả các dải chào.
+ Công suất chào bằng công suất dự kiến phát của tổ máy trong chu kỳ
giao dịch.
- Hàng tuần, SMO có trách nhiệm tính toán và công bố sản lượng dự kiến
hàng giờ của các nhà máy thủy điện này.
5. Quy định về chào giá.
* Thời hạn nộp bản chào giá:
- Trước 11h30 ngày D-1, đơn vị chào giá có trách nhiệm nộp bản chào giá
ngày D.

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

* Quy định chung về bản chào giá:


- Các nhà máy thủy điện có thể chào các dải công suất đầu tiên trong từng giờ
bằng 0 MW nhưng dải công suất chào cuối cùng phải bằng công suất công bố.
* Vấn đề chào giá của tổ máy thủy điện vào mùa lũ:
- Với các nhà máy đang xả hoặc có nguy cơ xả, chào tất cả các block bằng 0đ
để được phát tối đa, đảm bảo tận dùng nguồn nước.
- Các tổ máy có giá chào cao hơn giá sàn sẽ có nguy cơ bị xar nước mà không
được huy động phát điện.
- Trong trường hợp tổng sản lượng công suất chào 0đ quá lớn (dẫn đến thừa
nguồn), A0 sẽ can thiệp theo nguyên tắc thị trường.
* Vấn đề chào giá của tổ máy thủy điện vào mùa khô:
- Các tổ máy chào giá theo giá trị nước để đảm bảo không vi phạm mực nước
giới hạn tuần.
* Vấn đề nhà máy không gửi bản chào ngày tới:
- Nhà máy phải gửi bản chào cho A0 trước 10h ngày D-1.
- Trong trường hợp trang web bị lỗi, nhà máy có thể gửi qua Email, fax hoặc
điện thoại.
- Nếu nhà máy không gửi bản chào, A0 sử dụng bản chào mặc định theo quy
định thị trường. Việc này có thể dẫn đến việc huy động không như mong muốn.
* Vấn đề chào giờ tổ máy:
- Trong trường hợp sự cố, nhà máy phải gửi bản chào giờ 60 phút trước giờ
vận hành.
- Việc không chào giờ của tổ máy có thể ảnh hưởng đến tính toán thanh toán
cho nhà máy (phát sinh Qdu…) gây thiệt hại về kinh tế cho nhà máy.
6. Phương thức báo cáo sự cố bất thường.
- Khi sự cố, nhà máy cố trách nhiệm phải báo cáo ngay bằng điện thoại cho
đơn vị vận hành hệ thống điện theo đúng quy trình.
- Nhà máy có trách nhiệm báo cáo sự cố qua DIM hoặc gọi điện báo cho đơn
vị vận hành thị trường điện (MO) để MO có cơ sở tính toán lập lịch huy động giờ
tới.
- Với những sự cố kéo dài hơn 1 chu kỳ (1 tiếng), nhà máy có trách nhiệm cập
nhật bản chào giờ.
7. Quy định về thời gian và các công việc cần thực hiện.
- Trước ngày 11 tháng 9 năm N-1, nhận kết quả tính toán sản lượng hợp đồng
năm, tháng trên trang Web TTĐ do SMO công bố.
- Trước ngày 11 tháng 9 năm N-1,kiểm tra, xử lý các sai lệch trong kết quả
tính toán sản lượng hợp đồng năm, tháng. Phối hợp với SMO xử lý các sai lệch
trong kết quả tính toán (nếu có).
- Ngày 05 tháng 11 năm N-1, nhận các nội dung của kế hoạch vận hành cho
năm N đã được ERAV phê duyệt trên trang Web TTĐ do SMO công bố:
+ Giá trị nước hàng tuần;
+ Mức nước giới hạn tháng;
+ Kết quả phân loại tổ máy và giá trần bản chào các tổ máy nhiệt điện;
+ Kết quả lựa chọn nhà máy BNE;
+ Sản lượng hợp đồng năm của từng nhà máy điện;
+ Sản lượng hợp đồng hàng tháng trong năm;

Trậầ n Hoậì ng Sậnh


Phúú c trìình tậậậ p sựậ trựởởng cậ Đậ Dậậ ng 2

+ Giá công suất thị trường (CAN) hàng giờ;


+ Các phương án giá trần thị trường.
- Trước ngày 22 tháng M-1 năm N, nhận kết quả tính toán sản lượng hợp
đồng giờ, tháng M từ trang Web thị trường điện và từ SB. Kiểm tra, xử lý các sai
lệch trong kết quả tính toán sản lượng hợp đồng giờ trong tháng.Phối hợp với
SMO xử lý các sai lệch trong kết quả tính toán (nếu có).
- Trước ngày 25 tháng M-1 năm N: nhận các nội dung của kế hoạch vận hành
cho tháng M đã được EVN phê duyệt trên trang Web TTĐ do SMO công bố:
+ Giá trị nước hàng tuần trong tháng M;
+ Mức nước giới hạn các tuần trong tháng M;
+ Giá trần bản chào nhiệt điện trong tháng M;
+ Sản lượng dự kiến phát từng giờ trong tháng của các nhà máy điện
tháng M;
+ Sản lượng thanh toán theo giá hợp đồng hàng giờ trong tháng M.
- Trước ngày cuối cùng tháng M-1 năm N, Ký xác nhận sản lượng hợp đồng
giờ tại điểm giao nhận với SB.
- 10h00 thứ sáu, tuần T-1 tháng M năm N, nhận các thông tin trên trang Web
TTĐ do SMO công bố:
+ Giá trị nước cho tuần T;
+ Mức nước giới hạn tuần;
+ Sản lượng hàng giờ của các nhà máy SMHP dự kiến cho tuần T.
- 15h00 ngày D-1, nhận các thông tin trong lịch huy động cho từng giờ của
ngày D trên trang Web TTĐ do SMO công bố.
- 15 phút trước giờ vận hành, nhận các thông tin trong lịch huy động cho giờ
vận hành tới trên trang Web TTĐ do SMO công bố.
- 00h15-03h00 ngày D+1, thu thập số liệu đo đếm của ngày D.
- 03h00-07h00 ngày D+1, gởi số liệu đo đếm của ngày D về Đơn vị QL
SLĐĐ. Cập nhật thông tin trạng thái hoạt động của công tơ về Đơn vị QL SLĐĐ.
- 10h00 nhận số liệu đo đếm của ngày D trên trang Web TTĐ (chính và dự
phòng) do Đơn vị QL SLĐĐ công bố.
- 10h00-13h00 kiểm tra, xác thực số liệu đo đếm của ngày D và thông báo cho
Đơn vị QL SLĐĐ những sai sót (nếu có).
- 13h00-14h30 xử lý sai sót, khiếu nại và cập nhật số liệu đo đếm của ngày D
- 15h00 nhận số liệu đo đếm chính thức của ngày D phục vụ vận hành TTĐ
trên trang Web TTĐ do SMO công bố.
- 09h00 ngày D+2, tuần T tháng M năm N, nhận các thông tin của ngày D trên
trang Web TTĐ do SMO công bố:
+ Giá thị trường điện năng;
+ Giá thị trường toàn phần;
+ Lượng công suất thanh toán;
+ Các kết quả tính toán khác cho từng giờ.
+ Nhận các số liệu tổng hợp và phục vụ tính toán thanh toán cho ngày D
trên trang Web TTĐ do SMO công bố.
- Ngày D+3, nhận bảng kê thanh toán sơ bộ cho ngày D trên trang Web TTĐ
do SMO công bố, kiểm tra bảng kê thanh toán sơ bộ của ngày D.


Trậầ n Hoậì ng Sậnh

You might also like