TTap 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 39

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA VIỄN THÔNG II

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG
HỆ CHÍNH QUY
NIÊN KHÓA: 2014-2019

Đề tài:
TÌM HIỂU MẠNG FTTH SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ
GPON TẠI CÔNG TY CMC TELECOM

Sinh viên thực hiện: HUỲNH TẤN LỰC


MSSV: N14DCVT033
Lớp: D14CQVT01-N
Giáo viên hướng dẫn: ThS. HUỲNH VĂN
HÓA

TP.HCM – 7/2018
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VIỄN THÔNG II

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG
HỆ CHÍNH QUY
NIÊN KHÓA: 2014-2019

Đề tài:
TÌM HIỂU MẠNG FTTH SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ GPON
TẠI CÔNG TY CMC TELECOM

Sinh viên thực hiện: HUỲNH TẤN LỰC


MSSV: N14DCVT033
Lớp: D14CQVT01-N
Giáo viên hướng dẫn: ThS. HUỲNH VĂN HÓA

TP.HCM – 7/2018
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔ NG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP QUANG GPON......2
1.1. Tổng quan về mạng truy nhập quang FTTH.......................................................2
1.1.1. Khái niệm về FTTH........................................................................................2
1.1.2. Cấu trúc cơ bản của mạng FTTH..................................................................3
1.1.3. Mạng quang tích cực AON.............................................................................4
1.1.4. Mạng quang thụ động PON............................................................................5
1.1.5. So sánh giữa AON và PON.............................................................................8
1.2. Công nghệ truy nhập quang GPON...............................................................9
1.2.1. Kiến trúc của GPON.........................................................................................10
1.2.2. Các đặc tính cơ bản của GPON.......................................................................10
1.2.4. Quỹ suy hao công suất quang trong GPON....................................................12
1.2.5. Thiết bị đầu cuối đường quang OLT...............................................................13
1.2.6. Thiết bị đầu cuối ONU/ONT............................................................................14
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG MẠNG FTTH........15
2.1. Thiết bị đầu cuối đường quang OLT......................................................................15
2.1.1. Chức năng chính của OLT bao gồm................................................................15
2.1.2. Đặc điểm kỹ thuật OLT Alcatel Lucent 7342 OLTS-M..................................16
2.2. Thiết bị đầu cuối ONU/ONT..................................................................................17
2.3. Các thành phần cơ bản...........................................................................................19
2.3.1. Sợi quang và cáp quang....................................................................................19
2.3.2. Bộ tách ghép quang...........................................................................................21
2.3.3. Dây Pigtail.........................................................................................................21
2.3.4. Dây nhảy quang (patchcord)............................................................................22
2.3.5. Adapter quang...................................................................................................24
2.3.6. Tủ phối quang ODF..........................................................................................24
2.3.7. Măng xông cáp quang.......................................................................................25
CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MẠNG
FTTH............................................................................................................................... 27
3.1. Quá trình lắp đặt, vận hành...................................................................................27
3.1.1. Chuẩn bị trước khi triển khai..........................................................................27
3.1.2. Quy trình bắt đầu thi công...............................................................................27
3.2. Quá trình bảo dưỡng, xử lý sự cố...........................................................................28
DANH LỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tốc độ các chuẩn TDM PON..........................................................................7


Bảng 1.2: Các thành phần suy hao................................................................................12
Bảng 1.3: Suy hao tại Splitter........................................................................................12
Bảng 1.4: Quỹ suy hao ứng với từng bước sóng...........................................................13
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Phân loại mạng FTTx......................................................................................2


Hình 1.2: Cấu trúc cơ bản mạng FTTH.........................................................................3
Hình 1.3: Kiến trúc mạng quang tích cực......................................................................5
Hình 1.4: Các kiểu cấu trúc trong PON.........................................................................5
Hình 1.5: Kiến trúc mạng quang thụ động....................................................................7
Hình 1.6: Kiến trúc mạng GPON sử dụng Alcatel Lucent 7342 ISAM OLT.............10
Hình 1.7: Kỹ thuật đa truy nhập TDMA trong GPON................................................11
Hình 1.8: Sơ đồ 2 cấp chia trong mạng FTTH GPON tại CMC Telecom..................13
Hình 1.9: Các khối chức năng OLT..............................................................................13
Hình 1.10: Sơ đồ khối chức năng ONU........................................................................14
Hình 2.1: Các thành phần chính trong mạng FTTH GPON.......................................15
Hình 2.2: Thiết bị OLT được sử dụng tại CMC Telecom............................................16
Hình 2.3: Card GLT4-A trong OLT Alcatel Lucent 7342 OLTS-M...........................17
Hình 2.4: ONT Askey RTF3405....................................................................................18
Hình 2.5: ONT Alcatel Lucent I-020G-P......................................................................18
Hình 2.6: Broadband Router TP-Link TL-WR740N..................................................19
Hình 2.7: Cấu tạo của sợi cáp quang............................................................................20
Hình 2.8: Bộ chia quang 1:16........................................................................................21
Hình 2.9: Bộ dây Pigtail SC/APC 12 màu....................................................................22
Hình 2.10: Dây nhảy quang SC/APC–SC/APC............................................................23
Hình 2.11: Dây nhảy quang SC/APC-SC/UPC............................................................23
Hình 2.12: Adapter quang SC/UPC..............................................................................24
Hình 2.13: ODF 24FO ngoài trời..................................................................................25
Hình 2.14: Măng xông cáp quang.................................................................................26
Hình 3.1: Hệ thống tủ ODF tại tòa nhà Chíp Sáng......................................................28
Hình 3.2: Cách nối dây trong Fiber Optic Terminal Box............................................28
Hình 3.3: Lỗi do suy hao cao.........................................................................................29
Hình 3.4: Máy hàn sử dụng tại CMC Telecom.............................................................29
Hình 3.5: Máy đo SmartOTDR tại CMC Telecom......................................................30
Hình 3.6: Công suất đã đạt yêu cầu sau khi xử lý xong sự cố.....................................30
LỜI MỞ ĐẦU

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, Internet giữ một vai trò rất lớn trong việc liên lạc,
kết nối giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới. Do sự gia tăng về nhu cầu
truy nhập internet tốc độ cao đã tạo tiền đề cho sự nghiên cứu và phát triển một công
nghệ truy nhập mạng băng rộng mới. Vì vậy sự ra đời công nghệ truyền dẫn quang là
điều tất yếu để đáp ứng nhu cầu này. Là một công ty còn trẻ tuy nhiên CMC Telecom
luôn được biết đến với việc đi đầu trong cả nước về truyền dẫn quang.
Để hoàn thành bài báo cáo này, trước hết em xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô
Khoa Điện Tử Viễn Thông của trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ
sở tại Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho chúng em vốn kiến thức quý báu
trong suốt quá trình học tập tại Học viện cơ sở. Đặc biệt là việc đã tạo điều kiện cho
em được thực tập bên ngoài, có cơ hội tiếp xúc với thực tế để hoàn thiện kiến thức đã
học và chuẩn bị hành trang cho tương lai.
Em cũng xin chân thành cám ơn sâu sắc đến:
 Ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC đã chấp nhận cho em
thực tập tại công ty và đã tạo điều kiện cho em tham gia học hỏi và áp dụng kiến thức đã
học vào thực tế.
 Anh Nguyễn Đức Nam – Trưởng phòng Quản Lý Hạ Tầng cùng anh Hà Minh Hiếu
và tất cả các anh hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn quý thầy cô trường Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, thầy Huỳnh Văn Hóa đã
hướng dẫn em, cùng toàn bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông
CMC đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập và bài báo cáo này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 7 năm 2018


Sinh viên thực tập
Huỳnh Tấn Lực
CHƯƠNG 1: TỔ NG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP QUANG GPON
1.1. Tổng quan về mạng truy nhập quang FTTH
1.1.1 Khái niệm về FTTH
FTTH được viết tắt từ tiếng Anh là Fiber To The Home, là mạng viễn thông băng
rộng bằng cáp quang được nối đến tận nhà để cung cấp các dịch vụ tốc độ cao đang
được triển khai khá mạnh mẽ trên thế giới. Đặc tính nổi bật của FTTH là tốc độ tải lên

SVTH: HUỲNH TẤN LỰC LỚP: D14CQVT01-N Trang 1


CHƯƠNG 1: TỔ NG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP QUANG GPON

và tốc độ tải xuống gần như ngang bằng nhau. FTTH là một trong các loại của hệ
thống mạng FTTx. Ta có một số biến thể khác của FTTx như FTTB, FTTU, FTTE…
Điểm khác nhau giữa các loại này là chiều dài cáp quang từ thiết bị đầu cuối của ISP
(OLT) đến các user. Nếu từ OLT đến ONT/ONU hoàn toàn là cáp quang thì người ta
gọi là FTTH/FTTB.
FTTH (Fiber To The Home): cáp quang chạy đến tận nhà thuê bao
FTTB (Fiber To The Building): giống như FTTH nhưng ở đây là dây cáp quang
kéo đến các tòa nhà cao tầng.
FTTC (Fiber To The Curb): Cáp quang đến một khu vực dân cư, lúc này từ
ONT/ONU đến nhà thuê bao có thể sử dụng cáp đồng. FTTC cho phép chia sẻ giá
thành lắp đặt ban đầu của ONU cho một số thuê bao.
Ngoài ra còn một số loại khác như FTTE (Fiber To The Exchange), FTTN (Fiber To
The Node)…

Hình 1.1: Phân loại mạng FTTx


Có hai phương án triển khai FTTH là PON và AON. Mỗi phương án đều có ưu,
nhược điểm riêng. Trong FTTH có hai loại cấu hình:
 Cấu hình Point to Point: là kết nối điểm - điểm, có một kết nối thằng từ nhà cung
cấp dịch vụ đến khách hàng, mỗi sợi quang kết nối thẳng đến chỉ một khách hàng.
Cấu hình tương đối đơn giản do băng thông không bị chia sẻ, tốc độ đường truyền
rất cao.
Cấu hình Point to Multipoint: Một kết nối điểm – đa điểm, một kết nối từ nhà cung
cấp dịch vụ qua bộ chia splitter đến nhiều khách hàng. Trong hệ thống này mỗi đường
quang từ nhà cung cấp dịch vụ được chia sẻ cho một nhóm khách hàng ở gần nhau về
mặt địa lý.
FTTH đặc biệt hiệu quả với các dịch vụ: Hosting Server riêng, VPN (mạng riêng ảo),
truyền dữ liệu, Game Online, IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim theo yêu
cầu), Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP Camera với ưu thế băng thông

SVTH: HUỲNH TẤN LỰC LỚP: D14CQVT01-N Trang 2


CHƯƠNG 1: TỔ NG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP QUANG GPON

truyền tải dữ liệu cao. Dưới góc độ của nhà cung cấp, FTTH đã tạo tiền đề mở ra một
cơ hội mới để triển khai các dịch vụ viễn thông. Sử dụng công nghệ FTTH, nhà cung
cấp dịch vụ có thể cung cấp một đường truyền có tốc độ download lên đến 10 Gbps,
nhanh gấp 200 lần so với ADSL 2+. Trong khi ADSL là mạng truyền dẫn không cân
bằng, tốc độ tải lên luôn nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tải xuống thì FTTH lại cho phép
truyền cân bằng. Các hệ thống sợi quang được thiết kế thích hợp có thể dễ dàng được
mở rộng khi cần thiết. Chi phí vận hành, bảo dưỡng cho mạng FTTH cũng rẻ hơn so
với mạng cáp đồng. Ngoài ra, FTTH còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong quá trình ngầm
hóa mạng thông tin, một xu thế tất yếu đang diễn ra ở nước ta.
1.1.2 Cấu trúc cơ bản của mạng FTTH

Hình 1.2: Cấu trúc cơ bản mạng FTTH


Mạng phối quang (ODN) là đoạn bắt đầu được tính từ phía thiết bị OLT của nhà
cung cấp dịch vụ đến thiết bị đầu cuối tại nhà khách hàng (ONU/ONT). Mạng phối
quang bao gồm các thành phần chính như: Cáp quang gốc (Feeder Cable), điểm phân
phối sợi quang (Distribution Point), cáp phối quang (Distribution Optical Cable), điểm
truy nhập quang (Access Point), cáp quang thuê bao (Drop cable).
CO (Central Office): Nhà cung cấp dịch vụ.
DP (Distribution Point): Điểm phân phối sợi là điểm kết thúc của đoạn cáp gốc.
Trên thực tế triển khai, điểm phân phối sợi quang thường là măng xông quang, hoặc
các tủ cáp quang phối, ưu tiên dùng măng xông quang.
AP (Access Point): Điểm truy nhập mạng, là điểm kết cuối của các đoạn cáp quang
phối. Trên thực tế triển khai, điểm truy cập mạng thường là các tập điểm quang.
NT (Network Terminal): Thiết bị đầu cuối tại phía người dùng.
Cáp quang gốc (Feeder Cable): xuất phát từ phía nhà cung cấp dịch vụ (hay còn
gọi là Central Office) tới điểm phân phối được gọi là DP (Distribution Point).
Cáp phối quang (Distribution Optical Cable): xuất phát từ điểm phối quang (DP)
tới các điểm truy nhập mạng (AP - Access Point) hoặc từ các tủ quang phối tới các tập
điểm quang.
Cáp quang thuê bao (Drop Cable): xuất phát từ các điểm truy nhập mạng (AP) hay

SVTH: HUỲỲ NH TẤẤ N LỰỰC LỚỚP: D14CQVT01-N Trang 3


CHƯƠNG 1: TỔ NG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP QUANG GPON

là từ các tập điểm quang đến thuê bao.


1.1.3 Mạng quang tích cực AON
AON có cấu trúc “point to point” (điểm - điểm), trong đó kết nối giữa khách hàng
và CO thông qua thiết bị đầu cuối ONT/ONU là kết nối trực tiếp trên một sơi quang. Để
phân phối tín hiệu, mạng quang tích cực sử dụng các thiết bị điện để phân tích dữ liệu.
AON sử dụng bước sóng 1550nm để truyền tín hiệu hướng xuống (từ CO đến phía
khách hàng) và 1310nm để truyền tín hiệu hướng lên (từ phía khách hàng đến CO). Dữ
liệu sẽ được đưa đến thuê bao chính xác mà không có sự xung đột trên đường truyền.
AON có nhiều ưu điểm như: tầm kéo dây xa (lên đến 70km mà không cần bộ lặp
repeater), tính bảo mật cao, dễ dàng nâng cấp băng thông khi cần thiết, dễ xác định lỗi.
AON cũng có khuyết điểm: chi phí cao do việc vận hành thiết bị trên đường truyền đều
cần nguồn cấp và cần nhiều không gian chứa cáp do mỗi thuê bao chiếm dụng một
đường truyền riêng, nhược điểm lớn nhất của AON là ở thiết bị chuyển mạch quang.
Với công nghệ hiện tại, thiết bị chuyển mạch bắt buộc phải chuyển tín hiệu quang
thành tín hiệu điện để phân tích thông tin rồi tiếp tục chuyển ngược lại để truyền đi,
điều này sẽ làm giảm tốc độ truyền dẫn tối đa vốn là thế mạnh trong hệ thống FTTH.
Đồng thời, do đây là các thiết bị chuyển mạch tốc độ cao không phù hợp với việc triển
khai đại trà cho mạng truy cập. Với mô hình cáp quang chạy đến từng hộ gia đình, một
thuê bao của mạng quang tích cực cách trung tâm điều khiển xa đến 20km sẽ được cấp
một đường dây quang riêng đủ để đáp ứng cho băng thông hai chiều. Mạng quang tích
cực được hỗ trợ các chuẩn Ethernet quang và các cấu trúc mạng đơn giản và quan
trọng nhất nó rất linh hoạt cho sự tăng trưởng của hệ thống viễn thông trong tương lai.

Hình 1.3: Kiến trúc mạng quang tích cực

SVTH: HUỲNH TẤN LỰC LỚP: D14CQVT01-N Trang 4


CHƯƠNG 1: TỔ NG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP QUANG GPON

1.1.4 Mạng quang thụ động PON


PON (Passive Optical Network) hay còn được gọi là mạng quang thụ động, một
trong những công nghệ được sử dụng trong FTTH. Mạng truy nhập quang thụ động
PON là kiểu mạng điểm-đa điểm. Có một số cấu hình kết nối điểm-đa điểm phù hợp
cho mạng truy nhập như cấu hình cây, cây và nhánh, vòng ring hoặc bus như trong
hình.

Hình 1.4: Các kiểu cấu trúc trong PON


Kiến trúc hình cây: sử dụng 1 đường cáp quang nối trực tiếp từ OLT đến bộ chia.
Từ bộ chia sẽ có một đường cáp quang đến mỗi ONU để kết nối với mạng. Ưu điểm
của kiến trúc này là bộ chia tập trung tại một điểm nên dễ quản lý và xác định lỗi và
chất lượng tín hiệu trên các ONU là tương tự nhau. Có khả năng làm giảm trạng thái
tắt nghẽn tại OLT so với kết nối điểm – điểm thông thường. Tuy nhiên, số lượng ONU
cũng bị giới hạn do nhu cầu băng thông của người sử dụng và suy hao từ bộ chia. Một
yếu điểm của kiến trúc này đó là độ tin cậy không cao.
Kiến trúc bus: cũng sử dụng 1 đường cáp quang từ OLT tới khách hàng nên cũng
gặp phải các vấn đề tương tự như kiến trúc hình cây. Mỗi người sử dụng kết nối với
mạng bằng một bộ ghép cây nhánh-tap coupler, bộ ghép này sẽ trích một phần công
suất tín hiệu từ OLT đến các ONT/ONU. Ưu điểm kiến trúc loại này là tối thiểu hóa
được số lượng cáp quang sử dụng cũng như dễ dàng mở rộng kiến trúc mạng khi cần
thiết. Khuyết điểm của kiến trúc kiểu này đó là suy hao dần tích lũy qua mỗi bộ ghép
nên các ONT/ONU cách xa OLT sẽ nhận được tín hiệu rất kém.
Kiến trúc vòng ring: Có 2 đường kết nối từ OLT đến các ONT/ONU nên dễ dàng
cho việc bảo trì và thiết lập cũng như mang tính dự phòng cao cho hệ thống mạng. Tuy
nhiên, nó cần phải có các thiết bị có khả năng chuyển mạch và truyền nhận tín hiệu
theo 2 hướng. Do đó, nhược điểm của nó vẫn là dự trữ công suất trên đường truyền dẫn
đến giới hạn số lượng ONT/ONU trên đường truyền. Dung lượng của mạng được chia

SVTH: HUỲỲ NH TẤẤ N LỰỰC LỚỚP: D14CQVT01-N Trang 5


CHƯƠNG 1: TỔ NG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP QUANG GPON

sẻ một cách mềm dẻo nên việc sử dụng 2 cáp quang trong mạng cũng không cải thiện
được dung lượng, số lượng ONT/ONU không lớn hơn kiến trúc dạng bus và hình cây.
Kiến trúc hình cây với dạng vòng hoặc đường trung kế thừa: được sử dụng
như 1 dạng chuẩn đối với kiến trúc dạng cây, sử dụng 2 đường cáp quang nằm giữa
OLT và bộ chia nhằm mục đích gia tăng sự linh hoạt trong quá trình khai thác. Hai
đường cáp quang dành cho 2 đường tải khác nhau nhằm mục đích dự phòng. Dung
lượng cực đại trên mỗi đường tải sẽ giảm một nửa do đó tăng được số lượng ONU
tham gia vào mạng. Trong PON, tất cả các thành phần quang chủ động giữa CO và
người sử dụng sẽ không còn tồn tại mà thay vào đó là các thiết bị quang thụ động.
Trong PON người ta
sử dụng công nghệ truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA), người dùng sẽ được
phân biệt bằng các khe thời gian.
Cấu trúc cơ bản của mạng PON bao gồm một thiết bị đầu cuối đường dây (OLT -
Optical Line Terminal) đặt tại trạm trung tâm của nhà khai thác dịch vụ và các bộ kết
nối đầu cuối ONU/ONT (Optical Network Unit/Optical Network Terminal) được đặt
gần hoặc tại nhà thuê bao. Giữa chúng là hệ thống phân phối tín hiệu bao gồm hệ
thống cáp quang và các thiết bị tách ghép thụ động. Tín hiệu từ OLT sẽ đến các splitter
quang. Splitter quang được sử dụng để phân chia băng thông từ một sợi duy nhất đến
64 người sư dụng (có thể 32 hoặc 128, phụ thuộc vào hệ số chia của splitter) trên một
khoảng cách tối đa 20km. Để thu được tín hiệu từ OLT cần có các ONU/ONT để biến
đổi tín hiệu giữa quang và điện.
Tín hiệu theo chiều xuống (download) sẽ được OLT truyền broadcast tới các
ONU/ONT bao gồm dữ liệu và các tín hiệu đồng bộ cho từng ONU/ONT. Dựa vào tín
hiệu nhận được, chúng sẽ tách tín hiệu tương ứng với thuê bao. Tín hiệu theo chiều lên
(upload) sẽ được kết hợp lại bằng phương thức đa truy nhập phân chia theo thời gian
(TDMA). Trong trường hợp này OLT sẽ quyết định khe thời gian mà từng ONU/ONT
được phép sử dụng. Thông thường, trong hệ thống PON bước sóng sử dụng cho hướng
xuống là 1490nm hoặc 1550nm, bước sóng sử dụng cho hướng lên là 1310nm.

SVTH: HUỲNH TẤN LỰC LỚP: D14CQVT01-N Trang 6


CHƯƠNG 1: TỔ NG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP QUANG GPON

Hình 1.5: Kiến trúc mạng quang thụ động


Các chuẩn trong mạng PON có thể đươc chia làm 2 nhóm chính gồm: nhóm bao
gồm các chuẩn theo phương thức ghép kênh TDM PON như APON và BPON
(Broadband PON), EPON (Ethernet PON), GPON (Gigabit PON); nhóm bao gồm
chuẩn theo phương thức truy nhập khác như WDM-PON (Wavelength Division
Multiplexing PON) và CDMA-PON (Code Division Multiple Access PON).
Parameter BPON EPON GPON XGPON 10G-EPON
Các chuẩn ITU- IEEE ITU- ITU-T IEEE
T 802.3ah T G.987 802.3av
G.98 G.98
3 4
Tốc độ 622 Mbps 1.25 2.5 Gbps 10 Gbps 10 Gbps
Downstrea Gbps
m
10
Tốc độ Gbps/Đối
Upstrea 155 Mbps 1.25 1.25 Gbps 2.5 Gbps xứng
m Gbps 1 Gbps/Bất
đối xứng

Bảng 1.1: Tốc độ các chuẩn TDM PON


Khuyết điểm quang trọng nhất của TDM PON đó là không có khả năng cho phép
các nhà khai thác khác nhau chia sẻ cùng một sợi quang về mặt vật lý. Việc triển khai
nhiều sợi quang là thật sự cần thiết cho việc chia sẻ hệ thống mạng truy nhập.
WDM PON là thế hệ tiếp theo trong quá trình phát triển hệ thống mạng truy nhập
quang. Có hai tiêu chuẩn của WDM-PON được nghiên cứu. Đầu tiên là mạng thụ động
sử dụng phương thức ghép kênh phân chia theo thời gian và bước sóng (TWDM

SVTH: HUỲỲ NH TẤẤ N LỰỰC LỚỚP: D14CQVT01-N Trang 7


CHƯƠNG 1: TỔ NG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP QUANG GPON

PON), việc này có thể truyền tải 4-16 bước sóng trên cùng một sợi quang để hỗ trợ
nhiều user hơn trên mỗi sợi với tốc độ truyền tải cao hơn, hoặc quan trọng hơn nữa cho
phép nhiều nhà khai thác chia sẻ cùng một sợi quang. Thứ hai là lọc mảng quang ống
dẫn sóng (AWG) WDM-PON việc này nhằm mục đích cung cấp mỗi user với một
bước sóng riêng biệt, gần giống với P2P, hỗ trợ khả năng truyền tải lên đến 1.25Gbps
downstream và upstream.
1.1.5 So sánh giữa AON và PON
Có rất nhiều yếu tố để so sánh giữa AON và PON. Tuy nhiên, ở đây chúng ta sẽ
xét một số thông số quang trọng như băng thông, khoảng cách, tốc độ, khả năng điều
khiển luồng,…
Khoảng cách truyền dẫn
AON có thể hỗ trợ chiều dài lên đến 70km và PON hỗ trợ tối đa 20km từ OLT đến
ONT. Tuy nhiên nếu xét trên phạm vi phục vụ cho một vùng dân cư như thành phố,
một nhà cung cấp dịch vụ có nhiều CO phủ rộng khắp vùng phục vụ nhằm mục đích
dự phòng cho nên khoảng cách mà PON hỗ trợ có thể triển khai trong thực tế.
Về tốc độ tối đa
Hiện hay, AON hỗ trợ tối đa từ 100Mbps–1Gbps cho mỗi thuê bao, trong khi PON
với chuẩn GPON có thể hỗ trợ tốc độ lên đến 2.5Gbps cho hướng lên, 1.25Gbps
xuống.
Về số lượng sợi quang sử dụng với số thuê bao phục vụ
Có thể thấy rõ rằng số lượng sợi quang sử dụng trong AON nhiều hơn so với trong
PON nếu xét về chiều dài với cùng số thuê bao.
Về vấn đề bảo dưỡng
Các thiết bị trong AON cần nguồn và số lượng sợi quang nhiều nên AON cần
không gian chứa cáp lớn để triển khai và chi phí bảo dưỡng thiết bị cao. Trong khi đó
với PON một sợi quang từ CO sẽ được chia sẻ với các thuê bao qua một thiết bị thụ
động là splitter, do đó chi phí lắp đặt bảo dưỡng thiết bị thấp hơn so với AON.
Về băng thông
Đối với AON, băng thông tối đa cho một thuê bao có thể nằm trong khoảng
100Mbps-1Gbps. Còn đối với các chuẩn của PON cho phép băng thông cấp phát đến
các port tại OLT là giống nhau. Đối với việc điều chỉnh băng thông, trong AON khi
nâng cấp băng thông một thuê bao người ta sẽ can thiệp vào phần chứng. Đối với
PON, điều chỉnh băng thông một thuê bao thì rất khó vì nó phụ thuộc vào cấu trúc của
mạng PON. Xét cho cùng thì công nghệ mạng AON tốt hơn vì nó dễ dàng nâng cấp
hơn.

SVTH: HUỲNH TẤN LỰC LỚP: D14CQVT01-N Trang 8


CHƯƠNG 1: TỔ NG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP QUANG GPON

Về điều khiển lưu lượng


Trong AON sự phát triển băng thông hiện thời đơn giản do có thể điều tiết lưu
lượng tại các node trông qua các switch dưới sự quản lý của hệ thống. Trong khi đó, vì
mạng PON sử dụng công nghệ ghép kênh và trong quá trình truyền sử dụng các splitter
nên điều khiển khó khăn. Sự xung đột dữ liệu tại các node truy cập trong AON thấp
còn trong PON cao. Số lượng thuê bao sử dụng mạng AON chịu ảnh hưởng của sự cố
đường truyền ít hơn so với mạng PON.
1.2. Công nghệ truy nhập quang GPON
GPON là từ viết tắt của Gigabit Passive Optical Network, là một trong số những
công nghệ được sử dụng trong FTTH. GPON là sự nâng cấp từ chuẩn BPON, GPON
được mở rộng từ chuẩn BPON G.983 bằng cách tăng băng thông, nâng hiệu suất băng
thông nhờ sử dụng kích thước gói tin lớn, có độ dài thay đổi và tiêu chuẩn hóa. GPON
hỗ tợ tốc độ cao hơn, tăng cường bảo mật hơn và đa dạng hơn trong việc lựa chọn giao
thức lớp 2 (ATM, GEM, Ethernet tuy nhiên trên thực tế ATM chưa được sử dụng).
Điều này giúp cho GPON phân phối tới nhiều thuê bao hơn và tương thích hơn với các
nhà cung cấp thiết bị.
Trong GPON, tín hiệu hướng xuống được phát quảng bá tới các thuê bao, tín hiệu
này được mã hóa để tránh việc xem trộm. Tín hiệu hướng lên được kết hợp bằng việc
sử dụng giao thức đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA), OLT sẽ điều khiển
các ONU sử dụng các khe thời gian cho việc truyền dữ liệu đường lên.
Bộ khuyến nghị G.984 của ITU đưa ra tiêu chuẩn cho mạng PON tốc độ gigabit
(GPON). Mạng GPON có dung lượng ở mức gigabit cho phép cung cấp các ứng dụng
video, truy nhập internet tốc độ cao, multimedia, và các dịch vụ băng thông rộng. Cùng
với dung lượng mạng gia tăng, tiêu chuẩn mới này đưa ra khả năng xử lý IP và
Ethernet hiệu quả hơn.
Với các ưu điểm trên, GPON là hệ thống mạng truy nhập quang thụ động tiên tiến
nhất hiện nay, có khả năng hỗ trợ truyền nhiều dịch vụ, với khả năng thiết lập các chế
độ vận hành quản lý và bảo dưỡng tốt nhất.

SVTH: HUỲỲ NH TẤẤ N LỰỰC LỚỚP: D14CQVT01-N Trang 9


CHƯƠNG 1: TỔ NG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP QUANG GPON

1.2.1. Kiến trúc của GPON

Hình 1.6: Kiến trúc mạng GPON sử dụng Alcatel Lucent 7342 ISAM OLT
Cũng như PON hệ thống GPON gồm 3 thành phần chính: OLT, ONT/ONU, ODN,
splitter… Trong mạng GPON chỉ có 2 loại phần tử là thiết bị tích cực (yêu cầu phải có
nguồn điện) là OLT, ONT/ONU. Các thành phần khác trong mạng (splitter, phụ kiện
quang…) đều là thiết bị thụ động (không yêu cầu phải cấp nguồn) do đó giảm thiểu
được rất nhiều sự cố có thể có đối với một phần tử tích cực.

1.2.2. Các đặc tính cơ bản của GPON


Bước sóng hoạt động
Dải bước sóng hoạt động cho đường xuống sử dụng một sợi quang là 1480-
1500nm (thường được gọi là bước sóng 1490 nm). Ngoài ra, khi tín hiệu analog CATV
được ghép trên cùng 1 sợi quang, CATV sẽ đường truyền theo hướng từ xuống ONT
bằng dải bước sóng 1550 nm (1535-1600 nm). Dải bước sóng hoạt động cho đường lên
là 1260- 1360 nm (thường gọi chung là bước sóng 1310 nm).
Tốc độ bit
Phổ biến nhất hiện này là đường lên 1.25 Gbit/s up, đường xuống 2.5 Gbit/s. Khi ở
trạng thái hoạt động và được cấp quyền, ONU sẽ phát tín hiệu với độ chính xác bằng
độ chính xác của tín hiệu thu được ở đường xuống. ONU sẽ không phát tín hiệu khi
không ở trạng thái hoạt động hoặc không được cấp quyền.
Khoảng cách

SVTH: HUỲNH TẤN LỰC LỚP: D14CQVT01-N Trang 10


CHƯƠNG 1: TỔ NG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP QUANG GPON

Khoảng cách logic là khoảng cách lớn nhất giữa ONU/ONT và OLT mà chưa tính
đến các yếu tố gây suy hao công suất quang trên tuyến. Trong mạng GPON, khoảng
cách logic lớn nhất là 60 km. Khoảng cách vật lý là khoảng cách vật lý lớn nhất giữa
ONU/ONT và OLT. Trong GPON, có hai tùy chọn cho khoảng cách vật lý và 10 km và
20 km. Đối với vận tốc truyền lớn nhất là 1.25 Gbit/s thì khoảng cách vật lý là 10 km
nếu dùng nguồn phát là Laser Fabry-Perot cho hướng lên. Trong mạng GPON khoảng
cách vật lý tối đa là 20 km nếu dùng nguồn phát DFB (Distributed Feedback Laser).
Tỉ lệ chia splitter
Đối với nhà khai thác mạng thì tỉ lệ chia càng lớn càng tốt. Tuy nhiên tỉ lệ chia lớn
thì đòi hỏi công suất quang phát cao hơn để hỗ trợ khoảng cách vật lý lớn hơn. Tỉ lệ
chia 1:64 là tỉ lệ lý tưởng, ở các nước phát triển thì tỉ lệ 1:128 có thể được sử dụng.
1.2.3. Kỹ thuật truy nhập TDMA
Kỹ thuật truy nhập được sử dụng phổ biến trong các hệ thống GPON hiện nay là
đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA).
TDMA là kỹ thuật phân chia băng tần truyền dẫn thành các khe thời gian nằm kế
tiếp nhau. Những khe thời gian có thể được ấn định trước cho mỗi khách hàng hoặc
phân theo yêu cầu tùy thuộc phương thức chuyển giao đang dùng. Mỗi thuê bao được
phép gửi dữ liệu đường lên trên khe thời gian riêng biệt. Bộ tách kênh sắp xếp dữ liệu
đến theo vị trí khe thời gian của nó hoặc thông tin gửi trong bản thân khe thời gian. Số
liệu đường xuống cũng được gửi trong những khe thời gian xác định.

Hình 1.7: Kỹ thuật đa truy nhập TDMA trong GPON


GPON sử dụng kỹ thuật TDMA có ưu điểm rất lớn do các ONU có thể cùng hoạt
động trên cùng một bước sóng và OLT vẫn có thể phân biệt dữ liệu của từng ONU.
OLT chỉ cần một bộ thu điều này sẽ dễ dàng cho việc triển khai thiết bị, giảm được chi
phí cho các quá trình thiết kế, sản xuất, hoạt động và bảo dưỡng cũng như nhu cầu

SVTH: HUỲỲ NH TẤẤ N LỰỰC LỚỚP: D14CQVT01-N Trang 11


CHƯƠNG 1: TỔ NG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP QUANG GPON

nâng cấp mạng sau này.

1.2.4. Quỹ suy hao công suất quang trong GPON


Trong quá trình triển khai hệ thống, không thể tránh khỏi việc xảy ra suy hao đấu nối
giữa các thiết bị và ngay cả suy hao bên trong vốn có của các thiết bị này. Tổng suy
hao trên toàn tuyến quang được hình thành từ các yếu tố sau:
 Suy hao trên sợi quang (phụ thuộc chiều dài cáp)
 Suy hao khi đi qua Splitter
 Suy hao mối hàn (Splice Attenuation) (phụ thuộc số mối hàn)
 Suy hao mối nối vật lý (Adapter Connectors Attenuation) (phụ thuộc số connectors)
 Quỹ công suất dự phòng

Các loại suy hao Suy hao


Suy hao sợi quang 0.3 dB/Km
Suy hao mối hàn 0.1 dB/điểm
Suy hao mối nối 0.3 dB/điểm
Dự phòng 1-3 dB

Bảng 1.2: Các thành phần suy hao

Tỷ lệ chia Suy hao (dB)


Splitter
1:2 3.5
1:4 7.2
1:8 10.5
1:16 13.5
1:32 17.0
1:64 19.7

Bảng 1.3: Suy hao tại Splitter

Hình 1.8: Sơ đồ 2 cấp chia trong mạng FTTH GPON tại CMC Telecom

SVTH: HUỲNH TẤN LỰC LỚP: D14CQVT01-N Trang 12


CHƯƠNG 1: TỔ NG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP QUANG GPON

Theo chuẩn G.984.2 – Quỹ suy hao công suất trong G-PON được mô tả như sau:
Trường hợp suy hao Đơn vị Thông số suy hao
Suy hao nhỏ nhất tại 1490 nm dB 13
Suy hao nhỏ nhất tại 1310 nm dB 13
Suy hao lớn nhất tại 1490 nm dB 28
Suy hao lớn nhất tại 1310 nm dB 28

Bảng 1.4: Quỹ suy hao ứng với từng bước sóng

1.2.5. Thiết bị đầu cuối đường quang OLT


Thiết bị cuối đường quang OLT cung cấp giao diện quang về phía mạng phối quang
ODN. OLT có thể được đặt ở tại CO hoặc tại khu vực có nhu cầu sử dụng lớn.

Hình 1.9: Các khối chức năng OLT


Phần lõi (PON core shell): Khối này gồm hai phần, chức năng cổng giao diện
ODN cung cấp môi trường truyền dẫn quang kết nối OLT với một hoặc nhiều
ONU/ONT bằng việc sử dụng thiết bị thụ động. Chức năng nội tụ truyền dẫn (PON
TC - Transmission Convergence) bao gồm khung tín hiệu, điều khiển truy nhập,
OAM, DBA và quản lý ONU. Mỗi PON TC lựa chọn một phương thức truyền dẫn
như ATM, GEM hoặc cả hai. Phần đấu nối chéo (cross-connect shell): Phần đấu nối
chéo cung cấp đường truyền giữa phần lõi và phần dịch vụ. Công nghệ để kết nối phụ
thuộc vào các dịch vụ, kiến trúc bên trong OLT và các yếu tố khác. OLT cung cấp
chức năng đấu nối chéo tùy thuộc
vào phương thức truyền dẫn đã lựa chọn (GEM, ATM hay cả hai).
Phần dịch vụ (Service shell): Phần thực hiện chuyển đổi giữa các giao diện dịch vụ

SVTH: HUỲỲ NH TẤẤ N LỰỰC LỚỚP: D14CQVT01-N Trang 13


CHƯƠNG 1: TỔ NG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP QUANG GPON

và giao diện khung TC của phần mạng PON. Phần này có chức năng như một cổng
dịch vụ và có thể cấu hình một số dịch vụ hoặc hỗ trợ đồng thời nhiều dịch vụ.

1.2.6. Thiết bị đầu cuối ONU/ONT


Các khối chức năng tương tự như các khối chức năng của OLT. ONU hoạt động
với một hoặc hai chức năng giao diện PON. Thay cho chức năng đấu nối chéo là tách
ghép dịch vụ để xử lý lưu lượng. Mỗi PON TC lựa chọn một chế độ truyền dẫn ATM,
GEM hoặc cả hai.

Hình 1.10: Sơ đồ khối chức năng ONU


Giao diện ODN: Giao diện ODN xử lý các quá trình chuyển đổi quang điện. Giao
diện ODN trích các khung ATM từ tải trọng PON đường xuống và chèn các tế bào
ATM vào tải trọng đường lên trên cơ sở đồng bộ từ sự định thời khung đường xuống.
Phần tách ghép dịch vụ: Chức năng ghép kênh truyền dẫn cung cấp các chức năng
phân phối tín hiệu giữa ODN và khách hàng. Nếu ở về phía khách hàng thì dữ liệu sẽ
được ghép trước khi truyền đến ODN. Còn nếu về phía ODN thì các dịch vụ sẽ được
tách trước khi truyền đến từng user tương ứng.
Phần dịch vụ: ONU cung cấp các chức năng của người dùng, nó cung cấp chức
năng chuyển đổi tín hiệu tùy thuộc vào giao diện vật lý, ví dụ như: báo hiệu, chuông,
chuyển đổi A/D và D/A…
Tóm lại chức năng chính của OLT gồm:
 Cung cấp các luồng dữ liệu với tốc độ từ 64 Kb/s đến 1 Gb/s.
 Giao diện đường lên có tốc độ và giao thức hoạt động tương thích với cổng xuống
của OLT.
 ONU có dung lượng vừa và nhỏ và có cung cấp đa dịch vụ như POST, ADSL,
 VDSL, LAN…

SVTH: HUỲNH TẤN LỰC LỚP: D14CQVT01-N Trang 14


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG MẠNG FTTH

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG MẠNG FTTH


Trong FTTH sử dụng công nghệ GPON gồm các thành phần chính như sau:

Hình 2.1: Các thành phần chính trong mạng FTTH GPON
Bên cạnh các thành phần chính trên thì trong FTTH vẫn còn một số thành phần cơ bản
khác cấu thành nên.
2.1. Thiết bị đầu cuối đường quang OLT

2.1.1. Chức năng chính của OLT bao gồm


 Là thiết bị kết nối đầu cuối quang
 Là thiết bị quang tích cực đặt tại các trạm CO hoặc ngay tại điểm có nhu cầu sử
dụng lớn
 Là thiết bị nằm ở lớp access của một mạng MAN-E. Giao diện đa dịch vụ kết nối
với mạng lõi
 Cung cấp các kiểu kết nối P2P và P2M
 Giao tiếp, quản lý các ONU/ONT của mạng PON
 Thực hiện truyền thông tin đi và nhận thông tin từ nhiều người sử dụng qua một
tuyến quang
 Thực hiện chức năng chuyển mạch để tạo các cổng dịch vụ cho đường lên hoặc
đường xuống
Tại CMC Telecom sử dụng hệ thống thiết bị Alcate-l Lucent 7342 OLTS-M.
Alcatel-Lucent 7342 OLTS-M được quản lý bởi hệ thống Alcatel-Lucent 5520 AMS
(Access Management System)-là nền tảng quản lý cho mọi thiết bị truy nhập của
Alcatel-Lucent.

SVTH: HUỲNH TẤN LỰC LỚP: D14CQVT01-N Trang 15


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG MẠNG FTTH

Hình 2.2: Thiết bị OLT được sử dụng tại CMC Telecom

2.1.2. Đặc điểm kỹ thuật OLT Alcatel Lucent 7342 OLTS-M


Kích thước OLT: 62.1 cm x 43.8 cm x 28.2 cm, cân nặng 14.9 kg.
Có 14 slot dành cho GPON card, 2 slot cho NT card, 1 slot dành cho card báo hiệu.
Một cổng GPON có thể truyền nhận cùng lúc 2 bước sóng trên cùng một sợi quang.
Có thể tùy chọn sử dụng bước sóng thứ 3 cho luồng tín hiệu RF video hướng xuống
trên cùng sợi quang. Bước sóng sử dụng cho tín hiệu RF video trong khoảng 1550-
1560 nm băng thông hoạt động 47-870 MHz.
Mỗi card GPON có 4 port, số lượng port tối đa trên một OLT là 56 port. Số lượng
thuê bao tối đa có thể phục vụ lên đến 3584 thuê bao trong trường hợp sử dụng sử
dụng cấp chia 1:64. Tốc độ hướng xuống là 2.5 Gbps, hướng lên là 1.2 Gbps.
OLT giao tiếp với lớp trên thông qua 2 NT card. Có 2 loại NT card với tốc chuyển
mạch khác nhau. Tốc độ chuyển mạch tương ứng với từng loại là 250 Gbps và 48
Gbps. Có thể đạt 500 Gbps hoặc 96 Gbps khi sử dụng ở chế độ load-share trên cả hai
card.
Quỹ suy hao công suất từng trường hợp: 32 dB cho 40 km, 28 dB cho 30 km.
Công suất phát hướng xuống 3 dBm. Băng thông hướng lên đạt đến 20 Gbps.
Cổng GigE sử dụng module quang SFP, khoảng cách truyền tương ứng bước sóng:
850 nm MMF 550 m, 1310 nm SMF 10 km, 40 km hoặc 80 km.
Cổng 10GigE sử dụng module quang XFP, khoảng cách truyền tương ứng bước

SVTH: HUỲNH TẤN LỰC LỚP: D14CQVT01-N Trang 16


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG MẠNG FTTH

sóng: 850 nm MMF 300 m, 1310 nm SMF 10 km hoặc 40 km.


Cổng serial TIA/EIA-232 và 10/100Base-T Ethernet dành cho việc bảo trì.
Hỗ trợ các dịch vụ xác thực IEEE 802.1x. Trung gian cho việc xác thưc PPPoE.
Hỗ trợ đa luồng IPTV lên đến 4096 và 1024 luồng chủ động trên mỗi OLT.
Nhiệt độ hoạt động: -400C đến 650C. Độ ẩm tưởng đối: 20% - 55%.

Hình 2.3: Card GLT4-A trong OLT Alcatel Lucent 7342 OLTS-M
2.2. Thiết bị đầu cuối ONU/ONT
Chức năng chính của ONU/ONT gồm:
 Là thiết bị đầu cuối đặt phía người sử dụng.
 Cung cấp các luồng dữ liệu với tốc độ lên đến 1 Gbps.
 Giao diện hướng lên có tốc độ, giao thức hoạt động tương thích với OLT.
 ONU có dung lượng vừa và nhỏ và có cung cấp đa dịch vụ như POST, ADSL…
ONU đặt tại phía khách hàng, ONU cung cấp các phương tiện cần thiết để phân
phối
các dịch vụ khác nhau và được điều khiển bởi OLT. Tại CMC Telecom tại phía nhà
khách hàng ngoài ONU/ONT còn sử dụng thêm thiết bị Broadband Router. ONT thông
dụng nhất tại CMC Telecom là Askey RTF3405.

SVTH: HUỲỲ NH TẤẤ N LỰỰC LỚỚP: D14CQVT01-N Trang 17


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG MẠNG FTTH

Hình 2.4: ONT Askey RTF3405

Hình 2.5: ONT Alcatel Lucent I-020G-P


Thông số cơ bản ONT Alcatel Lucent I-020G-P:
 Kích thước: 14 x 10 x 3.5 cm
 Công suất tiêu thụ: 3 W / 5 W
 Nguồn 12 V DC
 1 port quang SC/APC

SVTH: HUỲNH TẤN LỰC LỚP: D14CQVT01-N Trang 18


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG MẠNG FTTH

 2 port RJ45 (2x1GE)


CMC Telecom sử dụng một số loại router như: TP-Link TL-WR841N, Cisco
RV110W, Cisco RV130, Cisco RV130W, DrayTek Vigor 2912n,…

Hình 2.6: Broadband Router TP-Link TL-WR740N


Thông số kỹ thuật TP-Link TL-WR740N:
 Kích thước: 174 x 118 x 33 mm
 4 cổng LAN, 1 cổng WAN 10/100M RJ45
 Tốc độ truyền dẫn không lên đến 150 Mbps, băng thông 2.4-2.4835 MHz
 Tích hợp tính năng: NAT, DHCP, DoS Firewall,…
 Nhiệt độ hoạt động: 0-40 0C
 Độ ẩm hoạt động: 10-90%
2.3. Các thành phần cơ bản

2.3.1. Sợi quang và cáp quang


Hai thông số cơ bản cần xem xét là suy hao và tán sắc, tuy nhiên chỉ cần quan tâm
suy hao của sợi vì trong FTTH GPON khoảng cách truyền tối đa của một tuyến cáp là
20 km nên ảnh hưởng của tán sắc không đáng kể. Cáp quang sử dụng ánh sáng để
truyền đi do đó ít bị nhiễu hơn so với cáp đồng, tốc độ cao hơn và truyền xa hơn. Đến
giai đoạn hiện tại thì cáp quang đã dần thay thế mạng cáp đồng, nhất là trong lĩnh vực
kết nối giữa các quốc gia hoặc liên lục địa. Sợi cáp quang dài, mỏng với thành phần là
thủy tinh trong suốt và đường kính rất nhỏ.

SVTH: HUỲỲ NH TẤẤ N LỰỰC LỚỚP: D14CQVT01-N Trang 19


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG MẠNG FTTH

2.3.1.1. Cấu tạo


Các thành phần của một sợi cáp quang gồm:
 Core (lõi): Lõi là sợi thủy tinh, trung tâm phản chiếu ánh sáng của sợi quang.
Cladding (lớp bọc core): là lớp bao quanh core có chiết suất nhỏ hơn core, chức
năng phản xạ các tia sáng hướng trở về lại core. Ánh sáng truyền đi từ đầu này đến
đầu kia của sợi quang bằng cách phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa core và
lớp bọc và được định hướng trong core.
 Coating (lớp bảo vệ): thường được làm bằng nhựa PVC dùng bảo vệ sợi quang
tránh bị trầy xước trong suốt quá trình sản xuất cáp quang.
 Buffer (lớp ống đệm bảo vệ): thường được chia làm hai loại gồm ống đệm chặt
(tight buffer) và ống đệm không chặt (loose buffer).
 Strength members (lớp chịu lực): được làm bằng sợi gia cường aramid yarn
(Kevlar). Trong quá trình lắp đặt và thi công, lớp chịu lực sẽ bảo vệ cáp quang
không bị đứt trước các lực kéo cáp quá lớn.
 Jacket (lớp vỏ bảo vệ ngoài): là lớp vỏ bảo vệ ngoài cùng, có khả năng chịu va
đập, nhiệt và chịu mài mòn cao, bảo vệ thành phần bên trong khỏi sự ẩm ướt và tác
động môi trường. Lớp vỏ này cũng được phân loại theo mục đích sử dụng và các
tiêu chuẩn riêng.

Hình 2.7: Cấu tạo của sợi cáp quang


2.3.1.2. Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm: suy hao thấp, khoảng cách truyền tải xa, dải thông rất rộng lên đến hàng
THz, trọng lượng rất nhẹ và kích thước nhỏ hơn so với cáp đồng. Không chịu sự can
nhiễu của sóng điện từ, an toàn vì sợi quang không dẫn điện. Bảo mật rất cao không dễ
bị lấy trộm thông tin bằng các phương tiện thông thường.
Nhược điểm: Tín hiệu cần được biến đổi sang dạng ánh sáng trước khi đưa vào
sợi quang. Sợi quang được chế tạo từ thủy tinh nên dễ gãy và không chịu được uốn
cong. Cần phải có thiết bị chuyên dụng để tiến hành hàn nối và nhân viên kỹ thuật phải
có kỹ năng tốt. Tín hiệu ánh sáng sử dụng trong sợi quang là ánh sáng hồng ngoại nên
khi tiếp xúc trực tiếp với mắt sẽ gây hại cho mắt. Các thiết bị đi kèm rất đắt tiền so với
cáp đồng.

SVTH: HUỲNH TẤN LỰC LỚP: D14CQVT01-N Trang 20


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG MẠNG FTTH

2.3.2. Bộ tách ghép quang


Mạng quang thụ động sử dụng một thiết bị thụ động để tách tín hiệu quang từ một
sợi quang sang nhiều sợi quang từ nhà cung cấp dịch vụ đến khách hàng và ngược lại
với hiệu suất quang học cao, ổn định. Thiết bị này được gọi là Splitter (Coupler)
quang. Đây là thiết bị thụ động không cần nguồn điện được sử dụng rộng rãi trong các
mạng cáp quang, là thành phần không thể thiếu trong mạng GPON.
Từ OLT đến ONT có thể sử dụng nhiều loại bộ chia và nhiều cấp chia, tại CMC
Telecom sử dụng thông thường bộ chia cấp 1 là 1:4, bộ chia cấp 2 thông thường là
1:16, tỷ lệ chia phụ thuộc vào từng vùng.

Hình 2.8: Bộ chia quang 1:16


Thông số kỹ thuật:
 Bước sóng hoạt động: 1260-1650 nm
 Chiều dài sợi: 1.2 m
 Nhiệt độ hoạt động: -40~70 0C
 Chuẩn đầu nối: SC/APC
 Đường kính dây: 0.9 mm
 Suy hao xen trung bình: 13 dB
 Suy hao do phản xạ: ≥ 55 dB
 Độ định hướng: ≥ 55 dB

2.3.3. Dây Pigtail


Dây Pigtail còn được gọi là dây nối quang hay dây hàn quang, đây là một đoạn cáp
quang Single-mode hoặc Multi-mode gồm một lõi quang và một đầu được gắn sẵn đầu
kết nối quang connector gồm một số chuẩn SC, LC, FC, ST, MU,… Đầu còn lại được
để trống nhằm mục đích hàn nối với tuyến cáp quang.
Trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau, dưới đây là một số loại phổ biến:

SVTH: HUỲỲ NH TẤẤ N LỰỰC LỚỚP: D14CQVT01-N Trang 21


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG MẠNG FTTH

 Dây nối quang loại đầu SC/UPC với đường kính 1.5m, 0.9 mm
 Loại dây nối quang FC/UPC với thông số 1.5 m, 0.9 mm
 Dây nối quang SC/APC 1.5 m, 0.9 mm
 Dây nối quang FC/APC 1.5 m, 0.9 mm

Hình 2.9: Bộ dây Pigtail SC/APC 12 màu


Thông số kỹ thuật dây Pigtail SC/APC 0.9 mm SM dài 1.5 m:
 Kiểu sợi quang: đơn mode 9/125 µm
 Đường kính sợi: 0.9 mm
 Chiều dài 1.5 m có nhiều màu sắc (12 màu)
 Suy hao ≤ 0.2 dB
 Bước sóng hoạt động: 1310-1510 nm
 Độ uốn cong ≥ 3 cm

2.3.4. Dây nhảy quang (patchcord)


Dây nhảy quang là một đoạn dây có chiều dài từ vài chục cm đến vài chục mét và
hai đầu được gắn sẵn đầu kết nối để kết nối các thiết bị hoặc phụ kiện quang như:
 Giữa hộp phối quang ODF với các thiết bị converter quang-điện
 Giữa các thiết bị truyền dẫn quang
 Kết nối giữa các hộp phối quang ODF
 Dây nhảy quang được chia thành nhiều loại tùy theo cấu trúc và ứng dụng trong
các hệ thống khác nhau

SVTH: HUỲNH TẤN LỰC LỚP: D14CQVT01-N Trang 22


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG MẠNG FTTH

Hình 2.10: Dây nhảy quang SC/APC–SC/APC


Thông số dây nhảy quang SC/APC-SC/APC dài 5 m, đường kính dây 3 mm:
 Sợi quang đơn mode 9/125 µm, sợi đơn
 Suy hao chèn ≤ 0.25 dB
 Suy hao do phản xạ ≥ 55 dB

Hình 2.11: Dây nhảy quang SC/APC-SC/UPC

SVTH: HUỲỲ NH TẤẤ N LỰỰC LỚỚP: D14CQVT01-N Trang 23


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG MẠNG FTTH

Thông số dây nhảy quang SC/APC-SC/UPC:


 Hãng DYSFO
 Sợi quang đơn mode G.652/G.657A, 9/125 µm, sợi đơn
 Chiều dài 20 m, đường kính dây 2 mm
 Bước sóng hoạt động: 1310/1550 nm
 Suy hao xen: 0.12 dB (APC) và 0.1 dB (UPC)
 Suy hao do phản xạ: 61.7 dB (APC) và 53.3 dB (UPC)

2.3.5. Adapter quang


Adapter quang thường được dùng để lắp vào hộp ODF để nối tiếp giữa dây hàn
quang (dây pigtail) và dây nhảy quang còn có thể dùng để cố định sợi quang. Adapter
quang có các loại SC/PC, SC/APC, FC/PC,… Suy hao ≤ 0.2 dB.

Hình 2.12: Adapter quang SC/UPC

2.3.6. Tủ phối quang ODF


Tủ phối quang dùng để kết nối trực tiếp hoặc rẽ nhánh cáp quang ở ngoài trời, là
nơi bảo vệ mối nối cũng như dự trữ sợi dây nối quang. Có 2 loại tủ phối quang đó là:
Tủ phối quang ODF ngoài trời: Có khóa bảo vệ, các cổng cáp được thiết kế dưới
đáy hộp. Thiết bị được sử dụng để bảo vệ mối hàn quang và đảm bảo kết nối giữa các
mối hàn này với các thiết bị đi kèm như bộ chia quang, bộ chuyển đổi quang điện.
Tủ phối quang ODF trong nhà: Còn được gọi là hộp phối quang hay hộp ODF.
Mục đích chính là tập trung và bảo vệ mối hàn cáp quang.

SVTH: HUỲNH TẤN LỰC LỚP: D14CQVT01-N Trang 24


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG MẠNG FTTH

Hình 2.13: ODF 24FO ngoài trời

2.3.7. Măng xông cáp quang


Măng xông cáp quang là một loại thiết bị cần thiết được sử dụng để khắc phục một
sự cố như đứt cáp tại một điểm, rẽ nhánh cáp, nối cáp, đồng thời bảo vệ sợi quang và
các mối hàn trước những tác động trong quá trình thi công. Chúng được ứng dụng
trong chia và phân phối các sợi qang trên không, trong các đường ống dẫn hoặc chôn
dưới đất.

SVTH: HUỲỲ NH TẤẤ N LỰỰC LỚỚP: D14CQVT01-N Trang 25


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG MẠNG FTTH

Hình 2.14: Măng xông cáp quang

SVTH: HUỲNH TẤN LỰC LỚP: D14CQVT01-N Trang 26


CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MẠNG FTTH

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MẠNG FTTH
3.1. Quá trình lắp đặt, vận hành

3.1.1. Chuẩn bị trước khi triển khai


Chuẩn bị các dụng cụ kỹ thuật trước khi tiến hành triển khai, thi công cáp: Dao trổ
để tách dây, bút thử điện để kiểm tra điểm hở điện trên cột điện, băng dính giúp quấn
các điểm bị hở, kềm nhọn để uốn dây, kềm cắt dùng để cắt dây cáp…
Kiểm tra dụng cụ bảo hộ lao động: Quần áo, mũ bảo hộ, dây bảo hiểm. Kiểm tra
độ chắc chắn của cột, kiểm tra độ rò điện của cột, kiểm tra độ an toàn thang leo.

3.1.2. Quy trình bắt đầu thi công


Cảnh giác phương tiện xung quang khu vực thi công. Di chuyển các chướng ngại
vật trên hướng thi công. Nếu cần thiết thì phải đặt rào chắn, biển báo dừng giao thông.
Khi ra cáp từ cuộn có giá đỡ, một người tiến hành kéo cáp, người còn lại tiến hành ra
cáp. Còn một cách khác là ra cáp số hình 8 và mang đến nơi thi công, giúp tránh được
sự cồng kềnh. Chú ý không để cáp bị xoắn, uốn cong quá độ, không để các phương
tiện giao thông chạy qua cáp làm ảnh hướng chất lượng đường truyền.
Tại cột phía khách hàng dây cần phải tính toán đủ để triển khai bên trong nhà
khách hàng. Đi cáp theo hướng từ ngoài vào trong. Thực hiện chốt cáp tại cột gần nhà
khách hàng trước. Sau đó, treo cáp tuần tự theo hướng ngược về phía thuê bao. Mục
đích việc chốt cáp là đảm bảo độ căng của cáp và độ cao an toàn đối với mặt đất cũng
như tránh các tác động từ con người. Chốt cáp tại những điểm giao vuông góc và cứ
hai cột thì chốt cáp một lần. Đối với đi cáp giữa các cột phải luồng dây vào trong các
khuyên của điện lực. Thực hiện đánh dấu dây để phân biệt các nhà cung cấp dịch vụ
khác cũng như giúp dễ dàng cho quá trình xử lý sự cố.
Tại hộp cáp tập điểm, dây thuê bao đi từ điểm chốt cáp xuống đáy hộp cáp, dây
cần luồn theo ống dẫn hoặc bó gọn. Khi đi dây trong hộp cần gài cáp vào các điểm
chốt và tiến hành gắn đầu fast connector kết nối với tập điểm theo đúng quy định. Sau
đó tiến hành đậy nắp bảo vệ và khóa an toàn tập điểm.
Khi đi dây trong nhà cần có sự trao đổi ý kiến với khách hàng. Cần bảo vệ dây
khỏi môi trường bằng cách cho dây vào nẹp hoặc trong ống đảm bảo khô ráo sạch sẽ
và đúng mô hình quy hoạch của khách hàng. Dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng sau khi thi
công. Đối với trường hợp triển khai FTTH tại các building, cáp phối được kéo đến
hầm kỹ thuật, dây cáp sẽ qua ODF đặt tại đây đến hệ thống tủ cáp và bộ chia để đến
nhà khách hàng. Sau khi triển khai cáp đến nhà khách hàng, tiến hành chia line sử
dụng. Sử dụng máy hàn quang hàn dây pigtail vào sợi cáp, đoạn dây này sẽ được

SVTH: HUỲNH TẤN LỰC LỚP: D14CQVT01-N Trang 27


CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MẠNG FTTH

quấn nhiều vòng và được bảo vệ bên trong một linh kiện gọi là Fiber Optic Terminal
Box hoặc trong các
hộp FDF.
Tiến hành đo đạt tín hiệu, đảm bảo suy hao theo yêu cầu cho phép. Nếu suy hao đạt
chuẩn tiến hành bàn giao cho bộ phận CPE để thực hiện lắp đặt thiết bị đầu cuối tại khách
hàng.

Hình 3.1: Hệ thống tủ ODF tại tòa nhà Chíp Sáng

Hình 3.2: Cách nối dây trong Fiber Optic Terminal Box
3.2 Quá trình bảo dưỡng, xử lý sự cố
Xử lý sự cố tại nhà khách hàng
Kiểm tra tín hiệu đèn trên các thiết bị. Đo công suất quang nhận được tại nhà
khách hàng, nếu công suất lớn hơn -25 dBm thì cần kiểm tra lại dây cáp.

SVTH: HUỲNH TẤN LỰC LỚP: D14CQVT01-N Trang 28


CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MẠNG FTTH

Hình 3.3: Lỗi do suy hao cao


Xử lý sự cố tại tập điểm:
 Nguyên nhân nằm ở đường cáp từ tủ cáp đến tập điểm xảy ra sự cố.
 Kiểm tra liên kết port, sử dụng máy đo để đo công suất tại tập điểm.
 Kiểm tra dây cáp có đứt gãy, các thiết bị đầu nối, cần thay thế các thiết bị, linh
kiện bị hư hỏng nếu công suất tại tập điểm không đủ yêu cầu.

Hình 3.4: Máy hàn sử dụng tại CMC Telecom


Xử lý sự cố tại tủ cáp:
 Nguyên nhân là do kết nối từ OLT đến tử cáp gặp sự cố
 Kiểm tra module/port OLT, đầu nhảy trong POP
 Sử dụng máy đo OTDR xác định điểm xảy ra lỗi
 Tiến hành đo tại OLT hướng xuống ONU thông qua tuyến cáp gốc

SVTH: HUỲỲ NH TẤẤ N LỰỰC LỚỚP: D14CQVT01-N Trang 29


CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MẠNG FTTH

Hình 3.5: Máy đo SmartOTDR tại CMC Telecom


Xử lý sự cố tại một số tập điểm cùng một nhánh cáp:
 Nguyên nhân chủ yếu là do đoạn cáp chung của các tập điểm bị sự cố.
 Cần kiểm tra lại đoạn cáp chung của các tập điểm bị sự cố và tiến hành xử lý nếu
có lỗi.
Nếu công suất đạt yêu cầu NOC kiểm tra lại cấu hình xem port đã up hay chưa, nếu up
thì xử lý xong sự cố, ký kết biên bản hỗ trợ kỹ thuật và phiếu đánh giá, cập nhập thông
tin xử lý lên hệ thống, nếu chưa thì tiếp tục kiểm tra lại.

Hình 3.6: Công suất đã đạt yêu cầu sau khi xử lý xong sự cố

SVTH: HUỲNH TẤN LỰC LỚP: D14CQVT01-N Trang 30


KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

Qua 4 tuần thực tập tại Công Ty CP Hạ Tầng Viễn Thông CMC, em đã đúc kết và
tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua tiếp xúc thực tế trong đợt thực tập lần này, đó
cũng là hành trang và kỹ năng thực tế để giúp ích cho em trong tương lai. Đồng thời
giúp em có cái nhìn tổng quan về hệ thống mạng truy nhập quang, các thiết bị sử dụng,
quy trình lắp đặt và xử lý sự cố mạng FTTH sử dụng công nghệ GPON.
Em xin cám ơn phía công ty đã tạo điều kiện cho em có thể thực tập và những buổi
đi trải nghiệm thực tế. Em xin chân thành cám ơn anh Nam - anh Hà Minh Hiếu đã
tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập.
Em xin cám ơn thầy Huỳnh Văn Hóa đã chấp nhận hướng dẫn em trong quá trình
thực tập.
Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức cá nhân còn hạn chế nên bài báo cáo này
còn nhiều thiết sót. Em mong thầy cô giúp đỡ em hoàn thiện tốt đề tài báo cáo. Em xin
cám ơn và các giáo viên khoa Viễn Thông 2 đã giúp đỡ em trong đợt thực tập này.

SVTH: HUỲNH TẤN LỰC LỚP: D14CQVT01-N Trang 31


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Viết đầy đủ Ý nghĩa


Asymmetric Digital đường dây thuê bao số bất
ADSL
Subscriber Line đối xứng
AON Active Optical Network Mạng quang tích cực
GPON Encapsulation Phương thức đóng gói
GEM
Method trong GPON
Optical Distribution
ODN Mạng phối quang
Network
PON Passive Optical Network Mạng quang thụ động
S-VLAN Service VLAN VLAN phía phà khai thác
Time-division multiple Đa truy nhập phân chia
TDMA
access theo thời gian
VPN Virtual Private Network Mạng riêng ảo
Truyền hình video theo
VoD Video on demand
yêu cầu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Vi Quang Hiệu, Luận văn thạc sĩ - “Nghiên cứu công nghệ mạng đa truy nhập
quang và ứng dụng cho VNPT Lạng Sơn”, Hà Nội, 2011.
[2] Đặng Ngọc Khoa, “Mạng toàn quang - xu hướng của tương lai”, tạp chí khoa
học ứng dụng số 10 – 2009.
[3] Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC, HD030 – Tiêu chuẩn kĩ thuật mạng
ILL (Truy cập qua mạng GPON), 2015.
[4] Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC, HD032 – Tiêu chuẩn kĩ thuật mạng
FTTH, 2015.
[5] Alcatel-Lucent, Alcatel-Lucent 7342 IASM FTTU, 2010.
[6] Huỳnh Văn Trụ, Đồ án tốt nghiệp - “Phân tích thiết kế mạng FTTH theo công
nghệ GPON, TP.HCM, 2012.
[7] Mahmoud M. Al-Quzwini College of Engineering, Al-Nahrain University,
Baghdad, Iraq, “Design and Implementation of a Fiber to the Home FTTH
Access Network based on GPON”, International Journal of Computer
Applications, Volume 92 – No.6, April 2014.
[8] Biện pháp thi công tuyến cáp quang, http://tcitelecom.vn/bien-phap-thi-cong-
tuyen-cap-quang/a1152561.html
[9] Mạng quang thụ động GPON, www.thuthuatict.com.
[10] Passive Optical Network, https://en.wikipedia.org.

You might also like