Tuyenlua 2012 PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 33

Bài toán 1 Khí cầu tĩnh điện

Hạn cuối cùng: 31-3-2012


-------------------------------------------------------------------------------------
Trong bài toán này, ta sẽ nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của một dụng cụ bay khí tĩnh
giả tưởng mà ta gọi là khi cầu tĩnh điện. Ý tưởng là dùng một lá kim loại dẫn điện để tạo thành
một quả cầu có bán kính R (coi lá kim loại như không có khối lượng và có đủ độ bền). Ta hút
hoàn toàn không khí ở bên trong quả cầu, và để cân bằng với áp suất khí quyển, ta tích điện cho
quả cầu bằng điện tích thích hợp Q. Lực nâng được gây nên theo nguyên lí Ac si met giống như
với khí cầu dùng không khí nóng, và khí cầu có thể nâng một tải trọng có khối lượng M.
Bài toán
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để có được toàn bộ điểm, hãy đưa ra lí lẽ xúc tích cho đáp án của em.
1. Với một quả cầu có bán kính R và điện tích toàn phần Q , hãy tìm
(a) mật độ điện tích mặt  ,
(b) điện trường E(r) trong toàn không gian,
(c) điện thế V đối với vô cực.
(d) năng lượng W cần thiết để tích điện cho quả cầu.
Lấy hằng số điện môi của không khí bằng đơn vị.

2. Hãy tìm mật độ điện tích mặt vừa đủ để cân bằng với áp suất khí quyển P.
Em có thể tiến hành như sau:
(a) Xét một mẩu diện tích nhỏ trên một bề mặt dẫn điện đã được tích điện. Hãy chứng
minh rằng điện trường hiệu dụng tác dụng lên diện tích đó là
1
Eeffective   E  E 
2
trong đó E  và E là các điện trường lần lượt ngay sát bên trên và bên dưới mặt dẫn điện.
(Gợi ý: xét riêng biệt điện trường gây bởi mẩu diện tích và điện trường gây bởi tất cả các điện
tích còn lại).
(b) Xác định xem  phải như thế nào để lực tĩnh điện, có tác dụng làm giãn nở, cân
bằng với áp suất khí quyển, có tác dụng nén vào.

3. Bây giờ, ta để ý rằng không khí có điện dẫn suất thấp s , khác không (dẫn điện suất là
nghịch đảo của điện trở suất   1 / s ), khiến cho quả cầu bị mất dần điện tích.
(a) Quả cầu lúc đầu được tích điện đến điện tích Q0 và được để tự do. Hãy tìm xem
điện tích quả cầu biến đổi như thế nào theo thời gian Q  Q  t  .
(b) Giả thiết ta dùng một thiết bị tích điện để bù trừ sự phóng điện qua không khí và giữ
cho điện tích luôn bằng Q0 . Thiết bị này tiêu thụ công suất  bằng bao nhiêu? Hãy biểu thị
công suất này như là một hàm số chỉ của bán kính R của quả cầu.

4. Ta cần dùng khí cầu để mang một tải trọng có khối lượng M (trong bài toán này, ta bỏ qua
khối lượng của chính khí cầu). Hãy tìm xem các đại lượng sau đây phụ thuộc như thế nào vào
M:
(a) điện tích toàn phần Q ,
(b) năng lượng W [xem câu 1.(d)]

Bài toán 1 Khí cầu tĩnh điện Trang 1/2


Bài toán 1 Khí cầu tĩnh điện
Hạn cuối cùng: 31-3-2012
-------------------------------------------------------------------------------------
(c) công suất  [câu 3.(b)]

5. Ta xét một khí cầu không khí nóng thông thường. Ta giả thiết nó có hình cầu, một bếp ga đốt
nóng không khí, làm cho khối lượng riêng của nó bên trong khí cầu giảm đi và lực Ac si met
tạo nên lực nâng. Hãy dùng các lập luận vật lí và các quan niệm thực tế để ước lượng xem công
suất của bếp ga phụ thuộc như thế nào vào khối lượng M . Giả thiết thể tích của tải trọng M
không tham gia vào việc tạo thành lực nâng. Hãy bình luận xem công nghệ nào phù hợp hơn để
cho khí cầu bay được. Mọi đáp án hợp lí đều được tính điểm.

6. Trong thực tế, ta thấy rằng khí cầu tĩnh điện là không kín hoàn toàn. Do đó, khoảng chân
không bên trong khí cầu sẽ được dần dần lấp bởi không khí từ khí quyển. Ta có thể mô hình
hoá tình huống này bằng các tưởng tượng rằng trong khí cầu có một lỗ nhỏ với diện tích toàn
phần S  R . Ta vẫn giả thiết thể tích của tải trọng M không tham gia vào việc tạo thành
2
lực nâng.
(a) Gọi áp suất khí quyển là P1 và áp suất bên trong khí cầu là P2  P1 . Tìm vận tốc v2
của khí khi nó đi vào trong khí cầu qua lỗ nhỏ trên mặt khí cầu. Nhiệt độ của khí quyển là T1 ,
chỉ số đoạn nhiệt là  , khối lượng mol là  . [Gợi ý: Dùng phương trình Bernoulli (bảo toàn
năng lượng của một phần tử chất lưu). Giả thiết rằng dòng khí là đủ nhanh để khí không đủ thời
gian trao đổi nhỉệt với xung quanh.]
(b) Ta đặt một cái bơm để giữ cho áp suất trong khí cầu là P2  P1 . Hãy tìm công suất
tiêu thụ bởi bơm và biểu thị nó theo tải trọng M . Giả thiết lỗ của bơm có kích thước bằng S ,
và P2  0 .

Bài toán 1 Khí cầu tĩnh điện Trang 2/2


Bài toán 2 Vòng mang vật nặng trên băng chuyền
Hạn cuối cùng: 31 - 3 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Vòng mang vật nặng gồm một vật nặng là chất điểm có khối lượng m gắn vào một cái vòng
cứng có khối lượng M và bán kính R . Vòng ở trên một băng chuyền phẳng nằm ngang. Ở thời
điểm t , vật nặng tạo với phương thẳng đứng một góc  , còn toạ độ của tâm vòng C theo
phương nằm ngang là X , theo phương thẳng đứng là Y .
Trong bài toán này, ta giả thiết vòng không bị nghiêng và luôn nằm trong cùng một mặt
phẳng thẳng đứng. Gia tốc rơi tự do là g .
df
Hãy dùng các quy ước sau đây cho các đạo hàm của một hàm f bất kì : f  và
dt
df
f ' .
d

g = gia tốc rơi tự do

Băng chuyển, vận tốc = v  t 

Phần 1. Các phép tính sơ bộ


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong Phần 1, ta giả thiết rằng vòng luôn tiếp xúc với băng chuyền và X và  là độc lập với
nhau (tức là ta không giả thiết về một sự ràng buộc nào, chẳng hạn như điều kiện lăn không trượt
v.v...).
1.A. Gia tốc: Hảy biểu thị các thành phần nằm ngang và thẳng đứng, a x và a y , của gia tốc của

vật nặng trong hệ quy chiếu phòng thí nghiệm, theo R , X , , và  .


1.B. Năng lượng: Dùng quy ước rằng thế năng trọng trường của vòng mang vật nặng bằng không
khi vật nặng ở vị trí thấp nhất. Hãy biểu thị cơ năng toàn phần E của vòng mang vật nặng, theo
M , m, g , R , , , và X .

Phần 2. Dao động trên băng chuyền dừng


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong Phần 2, ta giả thiết băng chuyền đứng yên. Nếu vòng mang vật nặng được cấp một
dịch chuyển góc nhỏ khỏi phương thẳng đứng và thả ra từ trạng thái nghỉ, thì hệ sẽ dao động.

Bài toán 2 Vòng mang vật nặng trên băng chuyền Trang 1/3
Bài toán 2 Vòng mang vật nặng trên băng chuyền
Hạn cuối cùng: 31 - 3 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2.A. Chu kì khi ma sát không đáng kể: Giả thiết ma sát không đáng kể, hãy xác định chu kì dao
động nhỏ TA của vòng mang vật nặng.
2.B. Chu kì khi vòng không trượt: Giả thiết ma sát đủ mạnh để bảo đảm không xảy ra trượt, hãy
xác định chu kì dao động nhỏ TB của vòng mang vật nặng.

Phần 3. Góc lệch ổn định trên băng chuyền có gia tốc


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong phần 3, ta giả thiết những điều sau:
Vòng mang vật nặng được đặt trên băng chuyền ở thời điểm t  0 , và lúc đầu
  X  X  0.
Vận tốc ở một điểm bất kì của băng chuyền được cho bởi v  Kt với K là một hằng số tỉ
lệ.
Nếu vòng mang vật nặng được đặt trên băng chuyền ở t  0 với các giá trị ban đầu của  được
chọn một cách cẩn thận, thì nó sẽ giữ một góc lệch ổn định miễn là K / g ,  s , k , và m / M
thoả mãn các điều kiện thích hợp - giả thiết rằng các điều kiện này được thoả mãn ở Phần 3.
3.A. Hãy xác định góc lệch ổn định   1 theo m / M khi m / M  7 , k  3 / 3 ,
K  3g và  s  1.0 .
3.B. Hãy xác định góc lệch ổn định    2 theo m / M khi m / M  7 , k  3 / 3 ,
K  3g và  s  2.0 .

Phần 4. Dao động, quay, và trượt trên một băng chuyền có gia tốc
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong Phần 4, ta giả thiết các điều sau:
M m
Vòng mang vật nặng được đặt trên băng chuyền ở thời điểm t  0 , và lúc đầu
  X   X  0.
Vận tốc ở một điểm bất kì của băng chuyền được cho bởi v  Kt với K là một hằng số
dương.
d
 Đặt  .
dt
4.A. Khi hệ số ma sát tĩnh là cực kì lớn (như sẽ giả thiết ở đây), hai loại chuyển động có thể xảy
ra:
Loại A: Vòng mang vật nặng thực hiện dao động góc mãi mãi và không bao giờ trượt.
Loại B: Vòng mang vật nặng hoàn thành ít nhất một vòng quay mà không trượt.

(4.A.1) Chuyển động loại A. Trong Phần 4.A.1, giả sử vòng mang vật nặng được quan sát
thấy chuyển động theo loại A và độ lệch góc cực đại của vật nặng được quan sát thấy
là bằng maximum    30 . Hãy suy ra biểu thức đại số cho K / g theo  và
o

xác định giá trị bằng số của nó.

Bài toán 2 Vòng mang vật nặng trên băng chuyền Trang 2/3
Bài toán 2 Vòng mang vật nặng trên băng chuyền
Hạn cuối cùng: 31 - 3 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(4.A.2) Chuyển động loại B. Khi K / g vượt quá một giá trị ngưỡng  , thì vòng mang vật
nặng thực hiện chuyển động loại B. Hãy xác định giá trị bằng số của  với hai chữ số
có nghĩa.

4.B. Chuyển động trượt. Bây giờ, giả thiết rằng giá trị của K / g giống như giá trị mà bạn đã
tính được ở phần 4.A.1., nhưng lần này, không giả thiết rằng hệ số ma sát tĩnh là cực kì
lớn. Khi hệ số ma sát tĩnh nhỏ hơn một giá trị ngưỡng  s , 0 , thì vòng mang vật nặng sẽ
không thực hiện chuyển động loại A vì nó sẽ trượt. Hãy xác định giá trị bằng số của s,0
với hai chữ số có nghĩa.

Gợi ý:
d2 d
1.  
dt 2 d

Bài toán 2 Vòng mang vật nặng trên băng chuyền Trang 3/3
Bài toán 3 Phân tử Bohr
Hạn cuối cùng: 30 - 4 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Năm 1912 Niels Bohr công bố mô hình nguyên tử hiđro, lần đầu tiên giải thích công thức
Rydberg về phổ phát xạ của nguyên tử hiđro. Theo mô hình của Bohr, electron trong nguyên tử
hiđro quay tròn quanh hạt nhân mang điện tích dương theo các quỹ đạo dừng thỏa mãn điều kiện:

𝐿 = 𝑛 2𝜋 (1)
với L là momen quỹ đạo của electron, n = 1, 2,… là một số nguyên dương và h = 6,626.10-34 J.s
là hằng số Planck. Để đơn giản, ta sẽ sử dụng hằng số Planck “rút gọn” ћ=1,055.10-34 J.s. Do đó,
điều kiện lượng tử hóa (1) có thể viết dưới dạng:
L = nћ (2)

Hình 1. Các quỹ đạo dừng của các phân tử khác nhau do Bohr đề xuất năm 1913

Được truyền cảm hứng từ sự phù hợp giữa những dự đoán lí thuyết của mô hình và dữ liệu
thực nghiệm cho nguyên tử hiđro, Niels Bohr đã cố gắng áp dụng ý tưởng về quỹ đạo dừng cho
các hệ phức tạp, như những nguyên tử nhiều electron và các phân tử. Hình 1 biểu diễn phác họa
những quỹ đạo dừng có thể của electron trong một số phân tử được vẽ bởi Niels Bohr. Tuy
nhiên, đối với mô hình phân tử được đề xuất, Bohr đã không quan sát thấy sự phù hợp chính xác
với dữ liệu thực nghiệm có liên quan tới khoảng cách giữa các proton trong nguyên tử và năng
lượng liên kết phân tử.

Bài toán 3 Phân tử Bohr Trang 1 / 4


Bài toán 3 Phân tử Bohr
Hạn cuối cùng: 30 - 4 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuy nhiên, sự quan tâm tới mô hình phân tử Bohr đã được khơi lại sau khi một số công bố
gần đây cho thấy rằng có nhiều quỹ đạo dừng trong phân tử hiđro hơn Bohr đã đề xuất ban đầu.
Người ta đã chứng minh được rằng, bằng cách sử dụng các tập hợp quỹ đạo khác nhau, mô hình
Bohr cung cấp một phương pháp tính gần đúng cho các tính chất của phân tử, mà không có
những đòi hỏi khắt khe về mặt tính toán. Trong bài toán này, bạn sẽ nghiên cứu một số đặc trưng
vật lí của phân tử hiđro như được dự đoán bởi mô hình do Bohr đề xuất.

Mô tả mô hình Bohr cho phân tử H2


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hình vẽ 2 là phác họa chi tiết mô hình phân tử hiđro được đề xuất bởi Niels Bohr. Hai
proton (p+) cách nhau một khoảng R. Hai electron (e-) quay với cùng vận tốc góc trên cùng một
quỹ đạo tròn, có mặt phẳng vuông góc và chia đôi đoạn nối hai proton. Khoảng cách giữa
electron và proton được kí hiệu là r, và bán kính của quỹ đạo tròn được kí hiệu là ρ.

Hình 2: Sơ đồ mô tả mô hình Bohr cho phân tử hiđro. Các khoảng cách liên quan cũng được chỉ
rõ trên hình
Ta giả thiết rằng:
Chuyển động của electron tuân theo các định luật Newton.
 Điều kiện lượng tử hóa (2) được thỏa mãn đối với mỗi electron.
 Các electron nằm trên cùng một đường kính của quĩ đạo tròn.
 Điện tích nguyên tố: e = 1,602.10-19C
1
Hằng số Coulomb: 𝑘 = 4𝜋𝜖 =8,988.109 N.m2/C2
0

Hằng số điện môi của chân không: ε0 = 8,854.10-12 F/m



Hằng số Planck rút gọn: ℏ = 2𝜋=1,055.10-34 J.s
Khối lượng của electron: me =9,109.10-31kg

Bài toán 3 Phân tử Bohr Trang 2 / 4


Bài toán 3 Phân tử Bohr
Hạn cuối cùng: 30 - 4 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khối lượng của proton: mp = 1,673.10-27kg
Tốc độ ánh sáng: c = 2,998.108m/s

Phần 1. Phân tử H2 ở trạng thái cân bằng


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong phần này, chúng ta giả thiết rằng hai proton đứng yên tại vị trí cân bằng của chúng
1.A. Tính tỉ số r/R và ρ/R cho một phân tử với các proton ở trạng thái cân bằng.
1.B. Tìm biểu thức biểu diễn thế năng tĩnh điện Ep của phân tử theo khoảng cách R giữa hai hạt
nhân và các hằng số vật lí đã cho.
1.C. Tính tỉ số Ek/Ep giữa động năng toàn phần của các electron và thế năng của phân tử khi các
proton ở trạng thái cân bằng.
1.D. Tìm biểu thức của khoảng cách nhỏ nhất R0 giữa các proton ở trạng thái cân bằng theo các
hằng số đã cho. Tính giá trị bằng số của R0.

Năng lượng liên kết Eb của một phân tử được định nghĩa là năng lượng nhỏ nhất cần thiết để tách
phân tử thành các nguyên tử trung hòa cách nhau một khoảng lớn vô cùng.
1E. Hãy tính năng lượng liên kết Eb của phân tử hiđro theo mẫu Bohr. Bạn có thể sử dụng năng
lượng ion hóa của nguyên tử hiđro là EI =13,606 eV.

Phần 2: Phân tử H2 dao động


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong thực tế, các hạt nhân nguyên tử trong phân tử không đứng yên mà dao động xung
quanh vị trí cân bằng. Các dao động này tồn tại ngay cả khi nhiệt độ gần 0 K do bản chất lượng
tử của chuyển động nguyên tử. Vì vậy, khi nhiệt độ tiến đến 0 K, năng lượng và biên độ dao
động nguyên tử tiến đến các giá trị nhỏ nhất xác định.
Do proton nặng hơn rất nhiều so với electron, vận tốc của electron trong phân tử lớn hơn vận
tốc của hạt nhân cỡ vài bậc. Do đó, trong vật lí phân tử người ta giả thiết rằng ở mỗi thời điểm,
các electron chuyển động theo các quỹ đạo dừng ứng với vị trí tức thời của các proton, giống như
các proton đang đứng yên. Theo phép gần đúng này, thế năng hiệu dụng E của phân tử hiđro
(không bao gồm động năng của các proton) là một hàm của khoảng cách tức thời R giữa các
proton. Thế năng hiệu dụng của phân tử khi các nguyên tử ở khoảng cách xa vô cùng được lấy
bằng không. Ta không thể thiết lập được biểu thức chính xác cho hàm E(R) ngay cả trong khuôn
khổ mô hình Bohr. Thay vào đó, hàm này có thể được biểu diễn gần đúng qua một số biểu thức,

Bài toán 3 Phân tử Bohr Trang 3 / 4


Bài toán 3 Phân tử Bohr
Hạn cuối cùng: 30 - 4 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
mà tính ứng dụng của chúng được đánh giá trên cơ sở thực nghiệm. Trong phần này, ta sẽ áp
dụng hàm Morse:
𝑅 𝑅
2𝛼(1− ) 𝛼(1− )
𝐸(𝑅) = 𝐷(𝑒 𝑅0 − 2𝑒 𝑅0 ) (3)
với D và α là các hằng số dương.
Lưu ý: nếu bạn không tính R0 và Eb trong các câu (1D) và (1E), hãy sử dụng các giá trị sau:
R0=0,6 Å và Eb=3,0 eV.
2.A. Hãy vẽ phác định tính đồ thị của hàm Morse. Chỉ ra trên đồ thị khoảng cách cân bằng R0
giữa các proton và năng lượng liên kết Eb của phân tử.
2.B. Viết biểu thức liên hệ giữa hằng số D và năng lượng liên kết Eb.
Ta sẽ xét dao động của các proton trong phân tử H2 trong hệ qui chiếu mà khối tâm của phân tử
đứng yên. Giả thiết rằng độ dời của proton ra khỏi vị trí cân bằng nhỏ hơn rất nhiều so với
khoảng cách R0.
2.C. Tìm một biểu thức cho tần số dao động υvib của phân tử hiđro theo α, R0, Eb, và khối lượng
proton mp.
Một trong các kĩ thuật thực nghiệm dùng để đo tần số của dao động phân tử là phổ tán xạ
Raman. Theo cơ học lượng tử, mỗi hệ dao động với một tần số υvib chỉ có thể trao đổi năng lượng
theo những lượng tử rời rạc hυvib. Tán xạ Raman là quá trình trong đó một photon tới với bước
sóng xác định λi tương tác với một phân từ và truyền cho phân tử một lượng tử năng lượng dao
động. Kết quả là photon tán xạ ra có bước sóng λs lớn hơn bước sóng ban đầu λi. Trong quá trình
tán xạ Raman, năng lượng truyền cho chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay của phân tử
nhỏ hơn vài bậc so với năng lượng truyền cho dao động.

Trong một thí nghiệm cụ thể, một ống thủy tinh có chứa hiđro phân tử được chiếu bằng ánh sáng
đơn sắc có bước sóng λi = 514 nm. Người ta thấy rằng có một ánh sáng tán xạ yếu với bước sóng
λs= 664 nm phát ra từ ống.

2.D. Hãy tính giá trị bằng số của υvib và xác định giá trị của hằng số α trong hàm Morse.
2.E. Ước lượng bậc độ lớn của biên độ dao động nhỏ nhất Amin của proton trong phân tử hiđro.

Bài toán 3 Phân tử Bohr Trang 4 / 4


Bài toán 4 Nhiệt dung của chất rắn xốp ẩm
Hạn cuối cùng: 30 - 4 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khi được chế tạo hoặc sử dụng, vật rắn xốp có thể bị hơi ẩm thâm nhập vào những lỗ rỗng
bên trong nó; hơi ẩm này biến thành nước ở dạng khó có thể loại bỏ được. Trong bài này, bạn
được yêu cầu nghiên cứu ảnh hưởng của lượng hơi ẩm lên các tính chất nhiệt của chất rắn xốp.
Chất rắn xốp được xem xét trong bài toán này chỉ chứa các lỗ rỗng khép kín với một lượng
nhỏ nước ở trong (Hình 1). Thể tích của lượng nước có thể bỏ qua so với thể tích của lỗ rỗng.
Nước ở trạng thái cân bằng với pha hơi. Để đơn giản, các lỗ được coi như không chứa các khí
khác. Sự giãn nở vì nhiệt của lỗ rỗng cũng được bỏ qua.

Hình 1. Chất rắn xốp và một lỗ rỗng


Phần 1. Lỗ rỗng
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để bắt đầu, hãy xem xét các quá trình liên quan đến một chất lỏng và hơi trong một lỗ rỗng
riêng lẻ. Giả sử có một lượng nước lỏng với khối lượng mW0 bên trong lỗ rỗng có thể tích V. Áp
suất hơi bão hòa là p0, nhiệt độ là T0. Khối lượng mol của nước là M, nhiệt dung riêng là cW,
nhiệt hóa hơi riêng là L. Nhiệt dung mol đẳng tích của hơi 3R. Giả sử rằng nhiệt dung riêng,
nhiệt hóa hơi riêng và nhiệt dung mol của hơi không phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất.

1.A. Tìm khối lượng mS0 của hơi trong lỗ rỗng.


Khi đốt nóng, một phần nước bốc hơi và lượng hơi trong lỗ rỗng tăng lên. Áp suất của hơi bão
hòa phụ thuộc vào nhiệt độ như sau:
ML 1 1
(  )
p  p0 e R T0 T

với p0 là áp suất ở nhiệt độ T0.


Sự thay đổi áp suất hơi bão hòa gần một bề mặt cong của nước có thể được bỏ qua.

Bài toán 4 Nhiệt dung của chất rắn xốp ẩm Trang 1/3
Bài toán 4 Nhiệt dung của chất rắn xốp ẩm
Hạn cuối cùng: 30 - 4 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1.B. Khối lượng của hơi nước và của nước lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ ((mS(T) và (mwT)) như
thế nào?
Cho khối lượng hơi bằng mS ở một nhiệt độ T nào đó. Nhiệt độ của chất bên trong lỗ rỗng tăng từ
T đến T + ΔT.

1.C. Coi sự thay đổi nhiệt độ là nhỏ (ΔT/T<<1), hãy viết biểu thức của độ thay đổi khối lượng
của hơi (ΔmS(T)).
Gợi ý: sử dụng các phép gần đúng sau với x<< 1:
e x  1  x và (1  x)  1   x (2)

1.D. Nhiệt dung CP(T) của chất chứa trong lỗ rỗng phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào. Giả sử
rằng nước không bốc hơi hoàn toàn.

Ở nhiệt độ T0 = 3,0102 K, áp suất hơi bão hòa là P0 = 3,5 kPa và nước lỏng chiếm δ = 0,3% thể
tích của lỗ rỗng. Khối lượng mol của nước là M = 1810-3 kg/mol, khối lượng riêng
ρw = 9,5102 kg/m3, nhiệt dung riêng cw = 4200 J/(K.kg) và nhiệt hóa hơi riêng L=2,3106 J/kg.
Hằng số khí là R = 8,3 J/K.mol. Giả sử rằng khối lượng riêng không phụ thuộc vào nhiệt độ và
áp suất.

1.E. Nước sẽ bốc hơi hoàn toàn ở nhiệt độ T1 nào? Bạn có thể tính giá trị bằng số của nhiệt độ
đó.

1.F. Hãy ước tính giá trị của tất cả các số hạng trong biểu thức của nhiệt dung CP(T) của chất
trong lỗ rỗng. Hãy viết biểu thức của CP(T) chỉ giữ lại hai số hạng quan trọng nhất. Ý nghĩa vật lí
của những số hạng này là gì?

Chúng ta định nghĩa nhiệt dung riêng của chất trong lỗ rỗng là tỉ số của nhiệt dung của chất trong
lỗ rỗng và khối lượng của chất trong lỗ rỗng:
Cp
cp 
mW  mS (3)
1.G. Tính giá trị nhiệt dung riêng của chất trong lỗ rỗng ở nhiệt độ T = T0, T T1, và T> T1.

Phần 2: Chất rắn xốp


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong phần này, bạn cần giải quyết bài toán bằng cách để ý tới tính chất của vật xốp.
Cho độ xốp (tỉ số giữa thể tích của các lỗ rỗng và thể tích toàn phần của vật) là ξ = 2/3. Khối
lượng riêng của phần khung xương là ρS = 6,0102 kg/m3 và nhiệt dung riêng của nó là

Bài toán 4 Nhiệt dung của chất rắn xốp ẩm Trang 2/3
Bài toán 4 Nhiệt dung của chất rắn xốp ẩm
Hạn cuối cùng: 30 - 4 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CS = 4,0102 J/kg.K. Các điều kiện ban đầu của chất trong lỗ rỗng giống như trong phần 1:
δ = 0,3%, T0 = 3,0102 K và p0 = 3,5 kPa.

2.A. Hãy viết biểu thức cho nhiệt dung riêng c(T) của chất rắn xốp bị ẩm.

2.B. Hãy tìm các giá trị bằng số của nhiệt dung riêng của chất rắn xốp ở nhiệt độ T = T0, TT1
và T> T1.

2.C. Hãy vẽ đồ thị của nhiệt dung riêng theo nhiệt độ với T  (T0; T> T1).

Bài toán 4 Nhiệt dung của chất rắn xốp ẩm Trang 3/3
Bài toán 5 Cầu vồng
Hạn cuối : 30 - 5 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cầu vồng là hình ảnh kì thú xuất hiện do hiện tượng tán sắc. Xung quanh cầu vồng có nhiều
câu chuyện khác nhau, song ở đây ta sẽ nhìn cầu vồng từ quan điểm vật lí. Ngay sau cơn mưa,
trong không khí vẫn còn có nhiều giọt nước rất nhỏ. Nếu lúc đó, Mặt Trời ló ra từ phía sau các
đám mây, thì ánh sáng Mặt Trời bị khúc xạ và phản xạ bởi những giọt nước có thể tạo nên cầu
vồng. Các giọt nước trong không khí có thể có hình dạng khác nhau, nhưng chỉ những giọt hình
cầu mới tham gia vào việc tạo nên cầu vồng. Khi giọt nước rơi xuống, hình dạng của nó phụ
thuộc vào kích thước. Trong quá trình đó, lực căng bề mặt của nước có xu hướng làm cực tiểu
hóa bề mặt giọt nước, khiến cho giọt nước hình cầu, nhưng đồng thời, trọng lực và lực cản của
không khí lại làm biến dạng hình cầu này. Đối với những giọt nước nhỏ, lực căng mặt ngoài
chiếm ưu thế và vì vậy giọt nước nhỏ hình cầu. Đối với những giọt nước lớn, trọng lực và lực
cản không khí lớn hơn lực căng mặt ngoài, do vậy giọt nước không hình cầu.

Hình 1: Cầu vồng

Phần 1: Đường kính lớn nhất của giọt nước hình cầu

Xét giọt nước hình cầu rơi trong không khí với tốc độ không đổi. Lực cản không khí tại mỗi
điểm trên bề mặt giọt nước có phương tiếp tuyến với bề mặt tại điểm đó. Để cho đơn giản, ta giả
sử lực cản không khí phần bố đều trên toàn bộ bề mặt của giọt nước (Hình 2).

1.A. Hãy tính lực cản của không khí trên một đơn vị diện tích bề mặt giọt nước 𝑓. Biểu
thị kết quả qua khối lượng riêng của nước 𝜌, gia tốc trọng trường 𝑔 và đường kính của
giọt nước 𝐷.

1.B. Hãy tính thành phần nằm ngang 𝐹𝑎 của lực cản không khí tác dụng lên một phần tư
của hình cầu nằm ở phần phía dưới giọt nước, như chỉ ra ở Hình 3. Biểu thị kết quả qua
𝜌, 𝑔 và 𝐷.

1/4
Bài toán 5 Cầu vồng
Hạn cuối : 30 - 5 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 2: Lực cản không khí trên bề mặt Hình 3: Thành phần nằm ngang 𝐹𝑎 của lực
giọt nước. cản không khí và thành phần nằm ngang 𝐹𝑡
của lưc căng bề mặt tác dụng lên phần tư
hình cầu phía dưới của giọt nước.

1.C. Hãy tính thành phần nằm ngang 𝐹𝑡 của lực căng mặt ngoài tác dụng lên phần tư hình
cầu phía dưới giot nước như ở Hình 3. Biểu thị kết quả qua hệ số căng bề mặt của nước
𝜎, và 𝐷.

1.D. Khi 𝐹𝑡 ≫ 𝐹𝑎 , giọt nước hình cầu. Sử dụng 𝐹𝑡 ≥ 100𝐹𝑎 làm điều kiện cho giọt nước
là hình cầu, hãy tìm đường kính lớn nhất của giọt nước hình cầu DM.
(𝜎 = 7.5 × 10−2 N/m, 𝜌 = 1.0 × 103 kg/m3 , 𝑔 = 9.8 m/s 2 )

Phần 2: Sự khúc xạ và phản xạ của tia sáng trong giọt nước hình cầu

2.A. Xét tia sáng khúc xạ đi vào trong giọt nước, sau đó bị phản xạ trở lại một lần trong giọt
nước, và cuối cùng khúc xạ đi ra không khí như trên Hình 4. 𝛼 là góc ở tâm của điểm tới. Hãy
tìm góc 𝜃 giữa tia phản xạ và hướng ngược với tia tới. Biểu thị kết quả qua 𝛼 và chiết suất 𝑛 của
nước.

Hình 4: Sự khúc xạ và phản xạ của tia sáng bên trọng giọt nước hình cầu

2/4
Bài toán 5 Cầu vồng
Hạn cuối : 30 - 5 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2.B. Giả sử tia tới là chùm tia song song với cường độ sáng 𝐼0 (công suất quang trên một
đơn vị diện tích tiết diện). Hãy tìm phân bố công suất theo góc của ánh sáng phản xạ
∆𝑃
𝐽(𝜃) = lim , trong đó ∆𝑃 là công suất ánh sáng bên trong yếu tố góc ∆∅∆𝜃
∆𝜃→0, ∆∅→0 ∆𝜃∆∅
theo một phương cho trước (Hình 5). Biểu thị kết quả qua 𝛼, 𝑛, 𝐼0 , đường kính của giọt
nước 𝐷, độ truyền qua từ không khí sang nước 𝑇1 , độ truyền qua từ nước sang không khí
𝑇2 , độ phản xạ trong giọt nước 𝑅.

Hình 5: Phân bố công suất theo góc của ánh sáng phản xạ.

2.C. Với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 𝜆 = 550 𝑛𝑚, hãy tính góc 𝜃𝑀 mà ở đó 𝐽(𝜃) đạt
giá trị lớn nhất, và tìm giá trị lớn nhất 𝐽(𝜃𝑀 ) đó. Chiết suất của nước đối với bước sóng
𝜆 = 550 𝑛𝑚 là 𝑛𝑔 = 1.3342.

2.D. Giả sử tia tới là ánh sáng trắng bao gồm tất cả các bước sóng trong dải 390 nm đến
780 nm với cường độ sáng như nhau. Hãy vẽ phác đồ thị cường độ của ánh sáng theo
bước sóng ánh sáng bị phản xạ theo phương 𝜃 = 𝜃𝑀 , và chỉ ra các giá trị đặc biệt trên
đường cong.

Phần 3: Những đặc trưng cơ bản của cầu vồng

3.A. Sóng điện từ có bước sóng từ 390 nm đến 780 nm là ánh sáng trong vùng khả kiến.
Chiết suất của nước là 𝑛𝑣 = 1.3439 tại 𝜆 = 390 nm và 𝑛𝑟 = 1.3316 tại 𝜆 = 780 nm.
Góc trông đường kính của Mặt Trời là 𝛿 = 0.50 . Hãy tính góc trông bán kính 𝜃0 và độ
rộng góc Δ𝜃 của cầu vồng. Giả sử mặt trời nằm ngay phía sau người quan sát.

3.B. Tia sáng phản xạ còn bị giọt nước nhiễu xạ. Hình ảnh nhiễu xạ do giọt nước tạo ra
giống như hình ảnh nhiễu xạ qua một lỗ tròn có cùng đường kính với giọt nước. Nếu góc
trông bán kính của hình ảnh nhiễu xạ do giọt nước tạo ra lớn hơn độ rộng góc của cầu
vồng thì ánh sáng phản xạ từ giọt nước không đóng góp vào sự hình thành cầu vồng. Hãy

3/4
Bài toán 5 Cầu vồng
Hạn cuối : 30 - 5 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
tính đường kính 𝑑𝑚 nhỏ nhất của giọt nước để nó có thể đóng góp vào sự hình thành cầu
vồng.

3.C. Nếu trong quá trình mưa, độ cao của đáy đám mây so với mặt nước biển là 800 m,
hãy tính thời gian lâu nhất 𝑇𝑀 kể từ lúc ngừng mưa, mà những giọt nước có thể đóng góp
vào sự hình thành cầu vồng vẫn ở độ cao lớn hơn 200 m . (Độ nhớt của không khí là 𝜂 =
1.8 × 10−5 Pa. s).

3.D. Trong một buổi chiều, cầu vồng xuất hiện ở một nơi nào đó. Nếu độ dài thời gian
ban ngày của hôm đó là 14 giờ, hãy tính thời gian lớn nhất 𝑇𝑟 (theo giờ) mà cầu vồng có
thể được nhìn thấy trong buổi chiều đó.

Công thức hữu ích:

𝑑 1
arcsin(𝑥) =
𝑑𝑥 √1−𝑥 2

4/4
Bài toán 5 Sóng thần
Hạn cuối : 30 - 5 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Các hằng số:


Gia tốc trọng trường : 𝑔 = 9.8 m/s 2
Khối lượng riêng của nước : 𝜌 = 1000 kg/m3

Sóng thần là cơn sóng khổng lồ xuất hiện khi có hoạt động địa chấn (động đất) tại đáy đại
dương khiến cho nước bị dịch chuyển đột ngột. Sóng thần gây ra thảm họa rất lớn cho cư dân
vùng ven biển. Gần đây, sóng thần ở Ấn Độ Dương (2004) và Tohoku- Nhật Bản (2011) đã cướp
đi mạng sống lần lượt của 230,000 và 15,000 người.
Trong bài toán này, ta tìm hiểu cơ sở vật lí của sóng thần, điều này giúp ta đánh giá đúng một
số đặc trưng cơ bản của sóng thần, đồng thời giúp phổ biến những kiến thức quan trọng để phòng
than khi thiên tai này xảy ra. Trong bài toán, ta sử dụng một số dữ liệu ước tính trong đợt sóng
thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 do động đất ở ngoài khơi bờ biển Sumatra, Indonesia gây ra, như
thấy ở hình dưới đây.

Hình 1: (a-c) Chuỗi sự kiện sóng thần. d) Cấu trúc sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004. Sóng
màu đỏ truyền sang phía tây, sóng màu xanh truyền sang phía đông. Hộp nét chấm: Diện tích
hiệu dụng 𝐿 × 𝑊 của sóng thần ban đầu được tạo ra dọc theo đường đứt gãy. (Xem câu hỏi 1).

Phần 1: Năng lượng của sóng thần

Sự đứt gãy do động đất ở đáy đại dương làm dịch chuyển đột ngột một lượng nước lớn dọc
theo đường đứt gãy như thấy trong Hình 1. Lượng nước dư này sẽ bị phân tán dưới dạng sóng
thần lan truyền chủ yếu sang phía trái và sang phía phải. Ta hãy sử dụng mô hình đơn giản của
lượng nước dư có tiết diện tam giác như thấy trong Hình 2. Độ dịch chuyển ban đầu của nước là
ℎ = 5 m bao phủ một vùng rộng của đường đứt gãy có độ dài 𝐿 = 1400 km và độ rộng 𝑊 =
150 𝑘𝑚 . (Chú ý rằng ℎ tính theo đơn vị mét, nhỏ hơn nhiều so với 𝐿 và 𝑊).

1.A. Hãy tính năng lượng dư được phân tán thành sóng thần! Giả sử rằng lượng nước dư ở
trạng thái nghỉ ngay sau hoạt động địa chấn..

1
Bài toán 5 Sóng thần
Hạn cuối : 30 - 5 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1.B. Hãy so sánh năng lượng này với quả bom nguyên tử thả xuống Hirosima tương đương
với 12500 tấn thuốc nổ TNT. Một tấn TNT khi nổ toả ra năng lượng 4.2 × 109 J.

Hình 2: Mô hình độ dịch chuyển ban đầu của sóng thần

Phần 2: Tốc độ của sóng thần

Sóng thần, ở ngoài khơi đại dương, có biên độ nhỏ (𝑎~5 m), nhưng có bước sóng rất dài
(𝜆~100 km) và chuyển động ở rất sâu dưới biển (𝑑~5 km). Do đó, sóng thần có thể xem như
“sóng nước nông” trong đó 𝑎 ≪ 𝑑 ≪ 𝜆. Tốc độ sóng thần (vận tốc pha) được cho bằng:
𝑣 = √𝑔𝑑 (1)
Ta hãy tìm ra một biểu thức đơn giản cho tốc độ của sóng thần bằng cách sử dụng mô hình
đơn giản của nửa sóng thần và mô hình bình chứa nước như hình dưới đây. Nước nghiêng qua lại
từ sang phải và sang trái, nếu có một sự chênh lệch ban đầu về độ cao. Do đó, độ cao 𝑎 sẽ dao
động theo thời gian. Ta hãy giả sử rằng độ rộng của bình nước bằng một nửa bước sóng của sóng
thần . Chiều dài của bình nước là 𝐿. Chú ý rằng đối với sóng thần (nước nông), ta giả sử 𝑎 ≪
𝑑 ≪ 𝜆.

Hình 3: Mô hình bình nước của sóng thần để ước lượng vận tốc sóng

2
Bài toán 5 Sóng thần
Hạn cuối : 30 - 5 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.A. Hãy viết biểu thức vận tốc nằm ngang của một phần tử nước theo vị trí trên phương
ngang 𝑥, 𝑎 và/hoặc đạo hàm của nó. Hướng dẫn: vận tốc tại mép bình nước bằng không.

2.B. Hãy biểu thị động năng và thế năng toàn phần của hệ theo 𝑎 và/hoặc đạo hàm của nó!

2.B. Hãy chứng minh rằng hệ dao động điều hòa. Tính chu kì dao động 𝑇 của nước!

2.D. Sóng dịch chuyển một khoảng 𝜆 trong một chu kì 𝑇. Vận tốc sóng hoặc “vận tốc pha”
được cho bởi biểu thức 𝑣 = 𝜆/𝑇. Chứng minh rằng 𝑣 ∝ √𝑔𝑑 ( dấu  có nghĩa là tỉ lệ với)

Phần 3: Hệ thống cảnh báo sóng thần

Sử dụng phương trình tốc độ sóng như trong phương trình 1 trên đây.

3.A Hãy tính tốc độ và chu kì trung bình của sóng thần ở Ấn Độ Dương với độ sâu 𝑑 =
4000 m và bước sóng 𝜆 = 100 km. Vận tốc chuyển động của vật nào với gần với vận tốc đó?
(xe đạp, ô tô, máy bay dân dụng?).

SÓNG THẦN
PHAO CẢNH BÁO
SÓNG THẦN

Hình 4: Hệ thống cảnh báo sóng thần vùng ven biển

3.B. Một hệ thống cảnh báo sóng thần được đặt ở vùng ven biển với mặt cắt đáy biển được
mô hình hóa như trong Hình 4: một vùng có độ sâu không đổi, tiếp theo là một vùng có độ sâu
giảm tuyến tính. Ta có một chiếc phao cảnh báo sóng thần có thể phát hiện ra mặt đầu sóng của
song thần ở thời điểm 𝑡 = 0. Hãy tính thời gian Δ𝑡 khi sóng thần đập vào bờ!

Phần 4: Các đặc trưng sóng thần khi đập vào đất liền

Ngoài đại dương, nơi độ sâu của đáy biển là hằng số (vùng I), sóng thần có độ cao đặc trưng
ℎ và chuyển động vào đất liền với độ sâu đáy biển giảm tuyến tính (vùng II).

4.A. Hãy xét xem có gì xảy ra với sóng thần có độ cao ℎ khi nó tới đập vào đất liền. Biểu thị
mối liên hệ của ℎ vào độ sâu d . Hướng dẫn: Chu kì của sóng thần có giá trị không đổi tại mọi
nơi.

4.B. Hãy vẽ phác dạng sóng thần khi nó tiến lại gần bờ.

3
Bài toán 5 Sóng thần
Hạn cuối : 30 - 5 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4.C. Hãy ước lượng độ cao của sóng thần từ Ấn Độ Dương khi nó đập vào bờ biền Aceh
(Sumatra, Indonesia) với độ sâu cuối cùng là 2 m (trước khi sóng tan); độ cao sóng ban đầu là
5 m và độ sâu là 4000 m. Hãy bình luận đáp án của bạn để giải thích cho tác động phá huỷ của
sóng thần.

Hình 5: Đặc trưng của sóng thần khi đập vào đất liền

Phần 5: Hiệu ứng giật lùi của sóng thần

“Hiệu ứng giật lùi” là dấu hiệu cảnh báo sớm cho một cơn sóng thần sắp tới, khi nước biển ở
gần bờ biển bị đẩy lùi lại hàng trăm mét và và hiên tượng này kéo dài trong khoảng nửa chu kì
sóng thần (khoảng vài phút). Một người quan sát có thể bị hấp dẫn bởi bãi biển được phơi ra, mà
không biết đến điều nguy hiểm sắp tới. (Trong sự kiện sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004, một
cậu bé du khách nhỏ tuổi ở Thái lan đã cứu được nhiều mạng sống nhờ đã được học về hiệu ứng
này trong nhà trường.)
Ta sẽ tìm hiểu hiệu ứng giật lùi này bằng mô hình sau. Giả sử ta đặt một chiếc phao thử B
trên bề mặt nước để xem chuyển động của hạt nước. Chú ý rằng có hai chuyển động: đầu tiên là
chuyển động tuần hoàn lên và xuống với chu kì 𝑇 = 𝜆/𝑣0 , trong đó 𝑣0 là vận tốc pha của sóng,
và thứ hai là chuyển động theo phương ngang do chiếc phao chịu tác dụng kéo khi sóng lan
truyền, nhưng vận tốc này nhỏ hơn vận tốc pha 𝑣0 .
Do đó để tìm quĩ đạo của phao B, ta có thể sử dụng mô hình con quay Yo-Yo khi nó quay
với chu kì 𝑇 nhưng khối tâm chuyển động với tốc độ nhỏ hơn 𝑣0 .

Hình 6: (a) Mô hình chiếc phao thử và (b) Mô hình con quay Yo-Yo để khảo sát “hiệu ứng sóng
thần giật lùi”.

5.A. Hãy vẽ phác quĩ đạo của chiếc phao B theo khoảng cách, khi Yo-Yo cuộn.

4
Bài toán 5 Sóng thần
Hạn cuối : 30 - 5 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
5.B. Nêu bật quan sát của bạn nhằm giải thích hiệu ứng “giật lùi” của sóng thần !

5
Bài toán 7: Nam châm hình cầu đang rơi
Hạn cuối : 30 - 6 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Một nam châm vĩnh cửu hình cầu đặc (với từ độ đều M0), khối lượng m và bán
kính a được thả từ phía trên của một ống kim loại dẫn điện (có đường kính trong
lớn hơn a một chút và có độ dày Δ<< a). Gọi độ dẫn của kim loại là  và gia tốc
trọng trường là g. Khi nam châm được thả từ trạng thái nghỉ, nó sẽ bắt đầu rơi và
cuối cùng sẽ đạt tới một vận tốc giới hạn. Một số thông tin chi tiết có thế tìm thấy
ở hình vẽ phía dưới, với một số giả thiết đơn giản hóa như sau:

 Bỏ qua ma sát với không khí và ma sát giữa nam châm và ống.
 Để cho đơn giản, ta có thể giả thiết rằng sự từ hóa của nam châm là theo
chiều dọc, hướng xuống dưới và nam châm không xoay trong khi rơi xuống.

a) Hãy tính lực hãm từ tác dụng lên nam châm theo các đại lượng đã cho và các
hằng số vật lí có liên quan.

1
Bài toán 7: Nam châm hình cầu đang rơi
Hạn cuối : 30 - 6 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
b) Hãy tính vận tốc giới hạn của nam châm.
c) Hãy tính khoảng thời gian  để nam châm đạt tới vận tốc giới hạn theo các
đại lượng đã cho và các hằng số vật lí có liên quan.

2
Bài toán 8: Hình ảnh tương đối tính
Hạn cuối : 30 - 6 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thành ngữ có câu “trăm nghe không bằng một thấy”, thế nhưng những gì ta thấy lại phụ
thuộc vào bản chất của ánh sáng. Bài toán sau đây nhằm khảo sát một số điểm khác thường của
sự nhìn trong khuôn khổ của Lí thuyết Tương đối, đặc biệt là những hiện tượng xuất phát từ hiệu
ứng thời gian dịch chuyển khác không của ánh sáng.

Phần 1: Máy ảnh

1.A Một tấm gương phản xạ toàn phần chuyển động với vận tốc tương đối tính 𝑣 theo
phương vuông góc với bề mặt của gương. Tại thời điểm nhất định, một chùm sáng hẹp
đập vào gương với góc tới 𝛼. Hãy xác định góc phản xạ 𝛽 của chùm tia, đồng thời chứng
minh rằng trong giới hạn các góc nhỏ, tỉ số giữa 𝛼 và 𝛽 được cho bởi

𝛼 𝑐+𝑣
= (1)
𝛽 𝑐−𝑣

1.B. Xét sự tạo ảnh được đơn giản hóa trong máy ảnh, là thiết bị thu ánh sáng phát ra từ
một vật, sau đó chiếu ánh sáng đó trên màn của nó. Nếu vật ở xa, ánh sáng mà vật phát ra
sẽ hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính máy ảnh. Ta có thể dễ dàng chứng minh rằng, nếu
vật có kích thước 𝐻 đặt cách máy ảnh một khoảng 𝐿 thì kích thước của ảnh trên màn của
máy ảnh được tính bằng công thức ℎ = 𝐻𝑓/𝐿.

1/3
Bài toán 8: Hình ảnh tương đối tính
Hạn cuối : 30 - 6 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bây giờ, giả sử máy ảnh chuyển động lại gần vật với vận tốc tương đối tính 𝑣, đồng thời,
rất nhanh, chụp ảnh của vật; giả sử khoảng cách giữa camera và vật vẫn là 𝐿.
a) Ảnh trên màn của máy ảnh chuyển động sẽ như thế nào (lớn hơn hay nhỏ hơn) so
với trường hợp ban đầu khi máy ảnh đứng yên?
b) Tính tốc độ thay đổi chiều cao ảnh của vật trên màn của máy ảnh ở thời điểm này?

1.C. Một máy ảnh có khả năng ghi video, có độ rộng 𝐷, tiêu cự của thấu kính 𝑓, và có
một đồng hồ gắn trước máy ảnh; máy ảnh chuyển động với vận tốc tương đối tính 𝑣 về
phía một tấm gương phẳng phản xạ lí tưởng như trong hình dưới đây.

a) Tại một thời điểm, máy ảnh được đặt cách gương một khoảng 𝐿, trong hệ quy chiếu
mà gương đứng yên. Hãy xác định tốc độ biến thiên độ rộng của ảnh của camera do
chính camera ghi lại, giả sử 𝐿 ≫ 𝐷
b) Tại cùng thời điểm đó, một quan sát viên chuyển động cùng với máy ảnh nhận thấy
có sự sai lệch giữa đồng hồ trên máy ảnh và đồng hồ của ảnh là 𝐴 giây, ngoài ra nhịp
tích tắc của một đồng hồ nhanh hơn nhịp tích tắc của đồng hồ kia là 𝐵 lần. Sử dụng
thông tin này, hãy tìm khoảng cách giữa camera và gương trong hệ qui chiếu gương
đứng yên, cho biết 𝐴 > 0 và 𝐵 > 1.
c) Chứng minh rằng tại thời điểm khi máy ảnh chuyển động đến gương, thì đồng hồ của
máy ảnh và đồng hồ của ảnh của máy ảnh sẽ chỉ cùng một thời gian.

Phần 2: Sao dãn nở

Một ngôi sao dạng cầu hoàn hảo có bán kính ban đầu 𝑅0 , thuộc lớp phổ G. (Lớp phổ
(spectral class) là hệ thống phân loại các ngôi sao dựa trên sự phân tích độ sáng của chúng.
Những phân tích này cung cấp thông tin về nhiệt độ, thành phần cấu tạo của các ngôi sao. Các
lớp phổ được kí hiệu bằng dãy các chữ O, B, A, F, G, K và M; lớp O gồm các ngôi sao nóng
nhất, lớp M gồm các ngôi sao nguội nhất (chú thích của người dịch)). Đột nhiên, tại thời điểm
𝑡 = 0 , trong hệ qui chiếu ngôi sao đứng yên, một sự kiện biến đổi lớn xảy ra khiến cho ngôi sao
𝑑𝑅
dãn nở với tốc độ tương đối tính không đổi = 𝑣. Một quan sát viên trên Trái Đất cách ngôi
𝑑𝑡
sao một khoảng 𝐿, 𝐿 ≫ 𝑅, đang quan sát hiện tượng kì lạ này. Coi hệ qui chiếu gắn với Trái Đất
là hệ qui chiếu quán tính.

2/3
Bài toán 8: Hình ảnh tương đối tính
Hạn cuối : 30 - 6 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.A Hãy xác định góc trông của ngôi sao theo hàm của thời gian, 𝜃(𝑡), mà quan sát viên
nhìn thấy. Hướng dẫn: một cách tốt là vẽ đồ thị hàm này.
2.B Khi ngôi sao đạt tới bán kính xác định 𝑅𝑚 , ánh sáng của nó đột ngột tắt. Hãy mô tả
định tính và định lượng hình dạng của ngôi sao mà quan sát viên nhìn thấy, từ lúc bán kính
ngôi sao là 𝑅𝑚 , cho cho đến thời điểm vô tận sau này.

Giả thiết ngôi sao là vật đen tuyệt đối sao cho ánh sáng từ trong lòng ngôi sao không thể
tới được quan sát viên trên Trái Đất.

3/3
Bài toán 9 Đổ nước vào ống
Hạn cuối : 31 - 7 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phần 1.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Một dòng nước chảy ổn định từ vòi nước vào trong một ống hình trụ, thành mỏng, có
chiều cao 𝑙0 = 1 𝑚 và diện tích đáy 𝐴 = 1.26 × 10−3 m2. Trong khi ống được đổ nước
vào, người ta đặt một microphone để thu lại âm thanh được tạo ra. Phổ của tín hiệu âm
thanh ghi lại sự thay đổi theo thời gian của các tần số âm thanh nghe rõ nhất khi mực
nước trong ống dâng lên. Hình dưới mô tả chi tiết phổ này:

Dựa trên những thông tin đã cho ở trên, hãy xác định một cách hợp lí giá trị bằng số cho
những đại lượng sau:

1.A. tốc độ của âm thanh 𝑐𝑠 trong các điều kiện khí quyển cục bộ (đơn vị: m/s)
1.B. tốc độ dòng chảy của nước vào trong ống 𝑉0̇ (đơn vị: m3/s)

Để giúp cho việc phân tích và tính toán, ở dưới đề bài có các hình lớn hơn của các phổ.

Phần 2:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong phần này, một thí nghiệm tương tự được thực hiện trong những điều kiện
và cách bố trí thiết bị hơi khác một chút. Vẫn là dòng nước chảy ổn định từ vòi nước vào
trong một ống hình trụ thành mỏng có chiều cao 𝑙0 = 1 m và diện tích đáy 𝐴 = 1.26 ×
10−3 m2, nhưng lúc này, trên thành ống có một lỗ nhỏ. Một microphone ghi lại các âm
thanh phát ra khi ống được đổ nước vào. Gia tốc trọng trường bằng 9.8 m/s2. Thiết bị và
phổ được trình bày dưới đây.

1/3
Bài toán 9 Đổ nước vào ống
Hạn cuối : 31 - 7 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Dựa trên những thông tin về thiết bị và dữ liệu đã cho ở trên, hãy xác định một
cách hợp lí giá trị bằng số cho những đại lượng sau:
2.A. tốc độ của âm thanh 𝑐𝑠 trong các điều kiện khí quyển cục bộ (đơn vị: m/s)
2.B. tốc độ dòng chảy của nước vào trong ống (𝑉0̇ ) (đơn vị: m3/s)
2.C. độ cao của lỗ ℎ0 (đơn vị: m)
2.D. diện tích 𝛿𝐴 của lỗ (đơn vị: m2)

Để giúp cho việc phân tích và tính toán, ở cuối đề bài có các hình lớn hơn của các phổ
Ghi chú: Bỏ qua ảnh hưởng của hiệu ứng co đường kính dòng nước ở dòng nước chảy ra
từ lỗ, khi mực nước trong ống cao hơn vị trị của lỗ.

2/3
Bài toán 9 Đổ nước vào ống
Hạn cuối : 31 - 7 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3/3
Bài toán 9 Đổ nước vào ống
Hạn cuối : 31 - 7 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4/3
Bài toán 10: Thủy triều
Hạn cuối : 31 - 7 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lực hấp dẫn của Mặt Trăng được biết đến là một trong những nguyên nhân chính của sự thay
đổi tuần hoàn của mực nước biển, hay thủy triều. Trong bài toán này, bạn sẽ được yêu cầu xác
định hình dạng của bề mặt nước biển và chiều cao thủy triều. Để đánh giá ảnh hưởng của Mặt
Trăng, chỉ cần xem xét mô hình đơn giản nhất của hệ Trái Đất – Mặt Trăng (phần 1). Sự mô tả
chi tiết và chính xác dựa trên một mô hình phức tạp hơn (phần 2).
Các đối tượng được xem xét trong bài toán này chỉ có Trái Đất và Mặt Trăng. Ảnh hường
của Mặt Trời và các hành tinh còn lại trong hệ Mặt Trời được bỏ qua (ngoại trừ ở câu hỏi 2.G,
khi khảo sát hệ Trái Đất – Mặt Trời). Giả sử rằng bề mặt Trái Đất được bao phủ hoàn toàn bởi
nước, và đáy đại dương không cản trở sự di chuyển của nước. Bạn nên giải bài toán dựa trên thế
hấp dẫn.
Thế của trường hấp dẫn là tỉ số giữa thế năng của một chất điểm đặt trong trường thế và
khối lượng của chất điểm. Nó tương tự như điện thế.
Thế hấp dẫn gây ra bởi chất điểm m tại điểm cách nó một khoảng r là:
𝑚
𝜑 = −𝐺 + 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡.
𝑟
-11 2 2
với G = 6,67.10 Nm /s là hằng số hấp dẫn.
Hằng số tùy ý được xác định bởi điều kiện chuẩn hóa của thế. Giá trị của hằng số không
quan trọng, do đó, trong khi giải bài toán, ta có thể bỏ tất cả các hằng số trong các biểu thức
của thế hấp dẫn.

Các thông số của hệ Trái đất - Mặt trăng:


Khối lượng Trái Đất: ME = 6.01024 kg;
Khối lượng Mặt Trăng: MM = 7.41022 kg;
Bán kính Trái Đất: RE = 6.4106 m;
Khoảng cách Trái Đất - Mặt Trăng: REM = 3.8108 m;

1/3
Bài toán 10: Thủy triều
Hạn cuối : 31 - 7 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 1. Trái đất và Mặt trăng

Phần 1: Mô hình đơn giản nhất

Trong mô hình đơn giản nhất, sự quay của Trái Đất và Mặt Trăng quanh khối tâm và quanh
trục của chúng được bỏ qua. Giả sử rằng Mặt Trăng và Trái Đất là cố định và khoảng cách giữa
tâm của chúng là REM (hình 1).
1.A. Viết các biểu thức của thế hấp dẫn φE(r) và φM(r, θ) của trường gây nên bởi Trái Đất và Mặt
Trăng tại điểm A gần bề mặt Trái Đất, cách tâm Trái Đất một khoảng r và tạo một góc θ với
đường thằng nối Trái Đất và Mặt trăng (hình 1).
1.B. Sử dụng gần đúng (1 + 𝑥)𝛼 ≈ 1 + 𝛼𝑥, hãy viết biểu thức của thế tổng hợp: φ(r, θ) = φE(r) +
φM(r, θ). Loại bỏ tất cả các hằng số.
1.C. Bề mặt nước biển là đẳng thế. Những điểm nào trên bề mặt Trái Đất ứng với mực nước thấp
nhất và cao nhất? Hãy vẽ hình dạng của mặt nước, chỉ ra vị trí Mặt Trăng trên hình vẽ.
1.D. Độ cao của thủy triều bằng một nửa độ chênh lệch giữa mực nước cao nhất và mực nước
thấp nhất. Hãy tính chiều cao của thủy triều.

2/3
Bài toán 10: Thủy triều
Hạn cuối : 31 - 7 - 2012
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần 2: Mô hình phức tạp và chính xác hơn.
Trong phần này, bạn cần tính đến sự quay của Trái Đất và Mặt Trăng xung quanh khối tâm
của chúng. Như ở phần trước, chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó được bỏ qua.
2.A. Giả sử rằng Trái Đất và Mặt Trăng chuyển động trên những quỹ đạo hình tròn, hãy tìm
khoảng cách d giữa tâm Trái Đất và khối tâm của hệ Trái Đất – Mặt Trăng. Tìm vận tốc góc ω
của chuyển động quay của hệ. Hãy biểu diễn d và ω theo các thông số của hệ Trái Đất – Mặt
Trăng.
2.B. Có lực li tâm trong hệ qui chiếu quay. Lực này có thể được tính đến bằng cách đưa thêm
vào thế li tâm φC. Hãy biểu diễn thế li tâm qua khoảng cách x tới trục quay và vận tốc góc ω.
2.C. Hãy viết biểu thức của thế li tâm φC(r, θ) tại điểm A (hình 1) . Cũng như ở phần trước, loại
bỏ tất cả các hằng số.
2.D. Viết biểu thức của thế toàn phần, φ(r, θ) = φE(r) + φM(r, θ) + φC(r, θ). Khi viết biểu thức
𝛼(𝛼−1)
φM(r, θ), dùng phép gần đúng (1 + 𝑥)𝛼 ≈ 1 + 𝛼𝑥 + 𝑥 2 để giữ lại phần phụ thuộc vào góc
2
θ.
2.E. Những điểm nào trên bề mặt Trái Đất ứng với mực nước thấp nhất và cao nhất? Vẽ hình
dạng của mặt nước, chỉ ra vị trí của Mặt Trăng trên hình vẽ.
2.F. Hãy tính giá trị của độ cao thủy triều.
2.G. Khảo sát hệ hai vật Trái Đất – Mặt Trời. Tính giá trị độ cao của thủy triều gây ra bởi Mặt
Trời. Khối lượng Mặt Trời: MS = 2.01030kg. Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời:
RES=1.51011m.

3/3

You might also like