Đường Lối CM ĐCS

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Đề tài: ĐCS VN ra đời là kết quả của quá trình sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và

dân tộc Việt Nam

1/ Làm rõ tình hình thế giới đã ãnh hưởng đến XH VN ntn và những chuyển biến của

*chú ý từ TBCN sang CNĐQ sang mở rộng chiến tranh xâm lược thuộc địa.

Chuyển biến của xã hội.

2/ Khuynh hướng yêu nước tiêu biểu (2 khuynh hướng nào?) và làm rõ nguyên nhân
thất bại.
I/ Làm rõ tình hình thế giới đã ãnh hưởng đến XH VN ntn và những chuyển biến
của nó

*chú ý từ TBCN sang CNĐQ sang mở rộng chiến tranh xâm lược thuộc địa.

Chuyển biến của xã hội.

1) Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX


a) Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả:

Từ cuối thế kỷ XIX, với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, chủ nghĩa tư bản đã
chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc),
xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như:

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ
thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp
có quy mô lớn.
- Vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất
hiện như lò luyện kim mới Bessemer, Thomas... đã tạo ra sản lượng lớn gang
thép với chất lượng cao; phát hiện ra hoá chất mới như axít sulfuric (H2SO4),
thuốc nhuộm...; máy móc mới ra đời: động cơ diesel, máy phát điện, máy tiện,
máy phay...; phát triển những phương tiện vận tải mới: xe hơi, tàu thuỷ, xe
điện, máy bay... và đặc biệt là đường sắt. Những thành tựu khoa học kỹ thuật
này, một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải
có quy mô lớn; mặt khác, nó dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng
tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn.
- Trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, sự tác động của các quy luật
kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy ...
ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng
tập trung sản xuất quy mô lớn.
- Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng
quy mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh. Đồng thời, cạnh tranh gay gắt
làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài,
làm giàu với số tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn.
- - Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa
làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình
tích tụ và tập trung tư bản.
- Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh
mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo
tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
Chính vì sự phát triền của nền kinh tế hàng hóa mà các nước đế quốc cần có một
hướng đi mới đó là tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa nhằm tìm ra nguồn tài
nguyên mới, nhân công và thị trường tiêu thụ hàng hóa. Và những “con mồi” được
nhắm đến chính là các nước châu Á với nguồn tài nguyên dồi dào chưa được khai
thác, khoa học kỹ thuật lạc hậu,...

Các nước đế quốc sau khi xâm lược thành công đã áp đặt sự cai trị tàn bạo và bóc lột
nhân dân các nước thuộc địa, làm cho đời sống nhân dân lao động trở nên cùng cực,
dẫn đến mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay
gắt, các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở các nước thuộc địa.
Bên cạnh đó, vào những năm đầu thế kỷ XX, chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ,
gây hậu quả đau thương cho nhân dân các nước, đồng thời cũng làm cho chủ nghĩa tư
bản suy yếu và mâu thuẫn giữa các nước tư bản đế quốc tăng thêm. Tình hình đó đã
tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh ở các nước nói chung , các dân tộc thuộc địa
nói riêng phát triển một cách mạnh mẽ.

b) Ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx-Lenin

Vào giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh
mẽ, từ đó đặt ra yêu cầu cần thiết phải có một hệ thống lý luận khoa học như là vũ khí
tư tưởng của giai cấp công nhân đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Trong hoàn cảnh
đó, chủ nghĩa Marx ra đời và về sau được Lenin phát triển và trở thành chủ nghĩa
Marx-Lenin.

Chủ nghĩa Marx-Lenin chỉ rõ: muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực
hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra Đảng Cộng Sản. Sự ra
đời của đảng cộng sản là yêu cần khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân chống áp bức, bóc lột. Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản (1848) xác định:
“những người cộng sản luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào; là bộ
phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở các nước; học hiểu những điều kiện,
tiến trình và kết quả của phong trào vô sản. Những nhiệm vụ chủ yếu có tính quy luật
mà chính đảng của giai cấp công nhân cần thực hiện là: tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân để thực hiện mục đích giành lấy chính quyền và xây
dựng xã hội mới. Đảng phải luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, mọi
chiến lược, sách lược của Đảng đều luôn xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân.
Nhưng Đảng phải đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động. Bởi vì giai cấp công nhân
chỉ có thể giải phóng được mình nếu đồng thời giải phóng cho các tầng lớp nhân dân
lao động khác trong xã hội.” Từ đó có thể thấy rằng Đảng là đọi quân tiên phong của
giai cấp công nhân và liên minh công nông.

Kể từ khi chủ nghĩa Marx-Lenin được truyền bá vào Việ Nam, phong trào yêu nước
và phong trào công nhân phát triên mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản,
dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng
và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx- Lenin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, sáng
lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chủ nghĩa Marx-Lenin là nên tảng tư tưởng, là kim chỉ
nam cho hành động của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

c) Tác động của cách mạng tháng mười Nga và quốc tế Cộng Sản

Năm 1917, cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và giành được thắng lợi, đánh dấu sự ra
đời của nhà nước Nga soviet dựa trên nền tảng liên minh công-nông dưới sự lãnh đạo
của Đảng Bolshevik, mở ra một thời đại mới (quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội), “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Cuộc
cách mạng này đã cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các
nước và là một trong những động lực ra đời của nhiều đảng cộng sản sau này như
Đảng Cộng sản của nước Đức (1918), Đảng Cộng Sản Mỹ (1919), Đảng Cộng sản
Pháp (1920)…Ý nghĩa của cách mạng tháng mười theo Nguyễn Ái Quốc nhận định là
: “tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay”.

Tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng Sản (Quốc tế III) được thành lập, khi đó được xem
như là tổ chức duy nhất quan tâm, giúp đỡ và chỉ đạo phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa thúc
đẩu sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sơ thảo lần nhứ nhất
những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin được công bố tại
Đại hội II Quốc tế Cộng sản vào năm 1902 đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải
phóng các dân tộc thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức trên
lập trường cách mạng vô sản. Xác định rõ kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin
vào Việt Nam và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Nguyễn Ái Quốc đã
khẳng định vai trò của tổ chức này đối với nước ta là: “An Nam muốn cách mệnh
thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”.

Chuyển biến của xã hội Việt Nam

Ngày 1/9/1858 thực dân Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam, sau đó tiến hành chinh
phục từ năm 1858-1884 và bình định cơ bản từ năm 1885-1896. Sau khi dập tắt được
các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy
thống trị ở Việt Nam, cụ thể:

- Về chính trị: thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế, biến Việt Nam
thành một quốc gia nữa thuộc địa, nữa phong kiến (một phần cai trị trực tiếp và
một phần duy trì chế độ phong kiến làm tay sai). Thực dân Pháp cai trị trực tiếp
bằng chính sách chia để trị, chia Việt Nam thành ba xứ gồm Bắc Kỳ (xứ bảo
hộ) đứng đầu là thống đốc, Trung Kỳ (xứ tự trị) đứng đầu là thống sứ và Nam
Kỳ (thuộc địa) và đứng đầu là khống sứ. Mục đích lợi dụng sự khác biệt về văn
hóa, tư tưởng.. của các vùng miền nhằm gây chia rẽ, mắt đoàn kết dân tộc để dễ
dàng cai trị.
- Về kinh tế: thi hành chính sách độc quyền, cụ thể năm 1883, với Hòa ước
Harmand (1883), thực dân Pháp đã nắm trong tay thuế quan và mọi công việc
thuế vụ, giám sát thu chi của triều đình Huế. Tiến thêm một bước nữa, thực dân
Pháp ban hành đạo luật ngày 26/02/1887 quy định chế độ thuế quan ở Đông
Dương, chính thức nắm độc quyền lĩnh vực này: hàng hoá nước ngoài nhập
khẩu vào Nam Kỳ, Cao Miên, Trung Kỳ và Bắc Kỳ phải nộp thuế theo chế độ
thuế quan phổ cập ở Chính quốc kể từ ngày 01/6/1887. Hai năm sau, văn bản
này được sửa đổi tại sắc lệnh ngày 09/5/1889, nhằm cho phép một số sản phẩm
trong nước cạnh tranh với hàng ngoại. Từ đó cho đến năm 1940, thực dân Pháp
đã nhiều lần thay đổi luật thuế quan, sửa đổi biểu thuế nhằm mục đích độc
chiếm thị trường Đông Dương, thu lại nguồn lợi tối đa và kiểm soát chặt chẽ
thị trường này. Bên cạnh đó, thực dân Pháp cũng tiến hành cướp đoạt ruộng đất
để lập đồn điền, đầu tư khai thác tài nguyên, xây dựng một hệ thống cơ sở công
nghiệp, xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng, khai thác triệt để
nguồn tài nguyên của Việt Nam. Tuy có tạo ra sự biến chuyển đối với nền kinh
tế Việt Nam ( hình thành một số ngành kinh tế mới, giao thương mở rộng)…
tuy nhiên nền kinh tế của nước ta vẫn bị lệ thuộc và bị Pháp kìm hãm.
- Văn hóa: thực dân Pháp đã thi hành một chính sách đầu độc, ngu dân đồng thời
truyền bá văn hoá và giáo dục của Pháp để phục vụ cho chính sách thuộc địa
của mình. Mục đích của những chính sách đó là nhằm nô dịch tinh thần quần
chúng, biến quần chúng thành những đám đông tự ti, khiếp nhược trước sức
mạnh của văn minh đại Pháp, mất tin tưởng vào khả năng và tiền đồ của dân
tộc, cắt đứt với mọi truyền thống tốt đẹp, phục vụ trung thành cho quyền lợi
của đế quốc. Ban đầu, thực dân Pháp thực hiện chính sách giáo dục chỉ nhằm
mục đích đào tạo đội ngũ thông dịch viên và những người phục vụ trong bộ
máy chính quyền thuộc địa, đồng thời từng bước truyền bá chữ Pháp và chữ
Quốc ngữ, hạn chế ảnh hưởng của chữ Hán. Các trường học được tổ chức với
ba bậc: bậc ấu học ở xã, bậc tiểu học ở phủ, huyện và bậc trung học ở tỉnh. Học
sinh theo học trong hệ thống các bậc học này, ngoài việc được trang bị các kiến
thức khoa học phổ thông còn phải học tiếng Pháp. Các bậc học càng cao thì
môn tiếng Pháp và các kiến thức về văn hoá Pháp càng trở thành bắt buộc. Các
khoa thi Hương, Hội, Đình vẫn được tổ chức như cũ. Sang đầu thế kỷ XX, thực
dân Pháp vừa ra sức xây dựng một nền giáo dục mới, vừa tìm cách thủ tiêu vai
trò của nền giáo dục cũ. Hệ thống các trường tiểu học Pháp Việt được mở rộng
nhằm thay thế dần nền Hán học. Các khoa thi Hương, Hội, Đình bị bãi bỏ với
mục đích chấm dứt vai trò của các sỹ phu phong kiến. Hệ thống giáo dục mới
sau hai lần cải cách, đến năm 1917 đã thực sự trở thành “Pháp hoá” gồm có ba
cấp: tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học. Ở cấp tiểu học học sinh sẽ theo
học trong 5 năm. Nhưng với mục đích hạn chế việc đến trường của thanh thiếu
niên Việt Nam, học sinh sau khi học xong ba năm bậc sơ đẳng phải thi lấy bằng
“sơ học yếu lược” rồi mới được học tiếp hai năm còn lại của bậc tiểu học và thi
tốt nghiệp. Trong ba năm học đầu tiên đó, học sinh phải học bằng tiếng Pháp.
Hơn nữa, chính quyền thuộc địa lại quy định rất chặt chẽ về hạn tuổi vào học ở
các cấp học nên càng góp phần gạt bỏ số học sinh muốn theo học. Bên cạnh các
trường tiểu học và trung học, chính quyền thuộc địa cũng đã chú ý xây dựng
các trường chuyên nghiệp và dạy nghề: các trường sư phạm ở Hà Nội, Nam
Định, Huế, Gia Định; các trường chuyên nghiệp và xưởng học nghề; các
trường kỹ thuật thực hành, mỹ thuật thực hành... Cuối năm 1907, nhằm tranh
giành ảnh hưởng với Đông Kinh nghĩa thục và ngăn chặn thanh niên xuất
dương sang Nhật theo phong trào Đông Du, đồng thời để cổ động cho thế lực
của nước Pháp ở Á Đông, thực dân Pháp đã quyết định mở trường Đại học
Đông Dương. Các trường cao đẳng, đại học khác thuộc các ngành sư phạm,
công chính, thương mại, nông nghiệp, y dược... cũng được thành lập nhằm đáp
ứng nhu cầu cao hơn về nhân lực cho nền thống trị thực dân. Tuy nhiên, phần
lớn học sinh và sinh viên đại học, cao đẳng đều là con em các gia đình giàu có
hoặc có địa vị nhất định trong xã hội lúc bấy giờ. Các gia đình nông dân, nhân
dân lao động nghèo rất ít có khả năng cho con em theo học. Cho đến năm 1930,
“tổng cộng học sinh, sinh viên tất cả các trường từ tiểu học đến đại học chỉ
chiếm 1,8% dân số”(1). Số trẻ em thất học phổ biến trong xã hội. Hơn nữa,
trong nội dung chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục này, thực dân
Pháp đã loại trừ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thay vào đó
là chương trình truyền bá “văn minh đại Pháp” nhằm đào tạo một thế hệ người
Việt Nam “mất gốc”, không có tinh thần yêu nước và ý thức về số phận của
người dân mất nước, nô lệ để từ đó phục vụ đắc lực cho công cuộc thống trị
của thực dân.
- Đi cùng với chính sách ngu dân, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính
sách đầu độc, truỵ lạc hoá đối với người dân, đặc biệt là thanh niên với mọi thủ
đoạn. Những thói hư tật xấu được chính quyền các cấp ra sức dung dưỡng. Nạn
cờ bạc được khuyến khích bằng cách cho mở các sòng bạc để thu thuế. Ngoài
những sòng bạc công khai có tính chất thường xuyên, tổ chức quy mô ở Chợ
Lớn, Lạng Sơn, Móng Cái, Hà Giang, Lào Cai còn có nhiều sòng bạc kín được
tổ chức ở các dịp chợ phiên, ở những vòng đua ngựa ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài
Gòn... Tệ uống rượu không bị hạn chế mà thậm chí nhân dân còn bị bắt phải
uống một loại rượu nặng độ do hãng rượu độc quyền Phông ten sản xuất trên cả
nước. Loại rượu này có nồng độ từ 40-45 độ và được nấu từ những loại gạo rẻ
tiền rồi sau đó pha thêm chất hoá học. “Cứ 1.000 làng thì có đến 1.500 đại lý
bán lẻ rượu và thuốc phiện. Nhưng cũng trong số 1.000 làng đó lại chỉ vẻn vẹn
10 trường học... Hàng năm người ta cũng đã tặng từ 23 đến 24 triệu lít rượu
cho 12 triệu người bản xứ, kể cả đàn bà và trẻ con”(3). Thuốc phiện đã trở
thành một công cụ hữu hiệu để đầu độc người dân, đặc biệt là giới trẻ. Chúng
mở các cơ quan thu mua và các công ty bán thuốc phiện một cách công khai.
Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chí Minh trích đăng bức thư
của Toàn quyền Đông Dương Xarô gửi viên Công sứ dưới quyền: “Tôi trân
trọng yêu cầu ông vui lòng giúp đỡ những cố gắng của Nha Thương chính
trong việc đặt thêm đại lý bán lẻ thuốc phiện và rượu... Để tiến hành việc đó tôi
xin gửi ông một bản danh sách những đại lý cần đặt trong các xã đã kê
tên...”(4). Chính quyền các cấp đã tìm mọi cách để ép các viên chức từ công sứ
cho tới các nhân viên văn phòng tăng mức tiêu thụ rượu và thuốc phiện lên
mức cao nhất có thể. Nạn mại dâm cũng được thực dân Pháp dung túng và trở
nên phổ biến ở các thành phố lớn... Ở nông thôn và miền núi, các hủ tục về ma
chay cưới xin còn tồn tại, nạn bói toán, đồng bóng, mê tín dị đoan ngày càng
nặng nề. Bên cạnh đó, thực dân Pháp đã lợi dụng vũ khí báo chí để tuyên
truyền cho các chính sách “khai hoá”, thống trị của chúng tại Việt Nam. Chúng
đã cấp phép cho nhiều tờ báo được xuất bản. Hàng loạt các tờ báo được xuất
bản bằng chữ Hán, chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp. Nổi bật như: ở Nam kỳ có các tờ
Nam trung nhật báo (sau đổi thành Lục tỉnh tân văn), Đại Việt quan báo (sau
đổi thành Đại Việt tân báo và Đại Việt công báo), Nông cổ mín đàm. Ở Bắc kỳ
có tờĐăng cổ tùng báo xuất bản ở Hà Nội. Đến năm 1913, chính quyền thực
dân cho ra đời tờ Đông Dương tạp chí là chi nhánh đặc biệt của Lục tỉnh tân
văn xuất bản ở miền Trung và miền Bắc.

Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục kiểu
thực dân, xã hội Việt Nam đã diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc.
Giai cấp địa chủ: bao gồm đại địa chủ, địa chu vừa và nhỏ. Giai cấp này cấu kết
với thực dân Pháp tăng cướng bóc lột, áp bức nông dân. Tuy nhiên trong nội bộ
giai cấp địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa, một bộ phận địa chủ cól òng
yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh dưới các hình thức và
mức độ khác nhau.

Giai cấp nông dân: là lực lượng đông đảo nhất lúc bấy giờ trong xã hội Việt Nam,
bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề.

Cùng với giai cấp địa chủ thì đây là hai giai cấp cũ đã có sẵn trong xã hội Việt
Nam. Bấy giờ, xã hội Việt Nam cũng xuất hiện những giai cấp mới như:

Giai cấp công nhân Việt Nam: ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của
thực dân Pháp. Tập trung nhiều ở các thành phố và vùng mỏ như: Hà Nội, Sài
Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Quảng Ninh. Đa số công nhân Việt Nam trực
tiếp xuất thân từ giai cấp nông dân, hầu hết là nạn nhân của chính sách chiếm đoạn
ruộng đát mà thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam. Do đó, giai cấp công nhận có
quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân.

Giai cấp tư sản Việt Nam: gồm có tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Ngay từ khi ra
đời đã bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh, chèn ép. Do đó thế lực kinh
tế và địa vị chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ bé, yếu ớt, vì vậy giai cấp
này không đủ điều kiện để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ thành công.

2/ Khuynh hướng yêu nước tiêu biểu (2 khuynh hướng nào?) và làm rõ nguyên
nhân thất bại.

You might also like