Xay Dung Chien Luoc Nha Truong

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số /KHCL - ĐHĐT
Cao Lãnh ngày 5 tháng 12 năm 2009

ĐỀ CƯƠNG CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG


ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

A. PHẦN DỰ THẢO ĐỀ CƯƠNG


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC
Mục này nêu và phân tích những nét cơ bản về bối cảnh kinh tế xã hội của
quốc tế và khu vực Đông Nam Á. Những thay đổi diễn ra nhanh chóng về kinh tế
-xã hội và chính trị; sự phát triển của kiến thức; sự tiến bộ của công nghệ; toàn cầu
hóa; các xu hướng giáo dục cơ bản toàn cầu trong giáo dục đại học. So sánh một số
vấn đề giáo dục Việt Nam và các nước trong khu vực. Những tác động đó đến
trường đại học nói chung, Trường Đại học Đồng Tháp nói riêng.
III. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC
III.1. TRONG NƯỚC
Mục này nêu lên và phân tích những nét cơ bản về kinh tế xã hội Việt Nam
hiện nay và giai đoạn 2010 - 2015; về Giáo dục Đại học Việt Nam trước sự nghiệp
đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
III.2. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ TỈNH ĐỒNG THÁP
Mục này nêu lên và phân tích những nét cơ bản về kinh tế xã hội Đồng bằng
Sông Cửu Long nói chúng và tỉnh Đồng Tháp nói riêng hiện nay và giai đoạn 2010
- 2015; về Giáo dục Đại học ĐBSCL, trường Đại học Đồng Tháp trước sự nghiệp
đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
(Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), trong giới hạn 10°07’-10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’-105°56’ kinh độ
Đông, phía bắc giáp tỉnh Prây Veng (Cam pu chia) trên chiều dài biên giới 47,8 km
với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía nam giáp
Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An
2

và Tiền Giang. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành
phố Hồ Chí Minh 162 km. Đồng Tháp có hai đô thị loại III là thánh phố Cao Lãnh
và thị xã Sa Đéc. Theo quy hoạch, thị xã Sa Đéc sẽ được nâng cấp lên thành phố
vào năm 2010.
Tỉnh Đồng Tháp có diện tích là 3.283km2 với số dân 1.665.420 người, trong
đó có khoảng trên 500.000 lao động. Tỉnh có nhiều tiềm năng và nguồn lực phát
triển, nhất là nông nghiệp và thủy hải sản. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan
trọng của tỉnh, phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh. Công nghiệp phân bố chủ yếu ở Sa
Đéc, Lai Vung, Cao Lãnh. Nhưng phân bố nhiều nhất vẫn là ở thị xã Sa Đéc, với 3
khu công nghiệp A, C và C mở rộng. Thương mại - dịch vụ phân bố chủ yếu ở thị xã
Sa Đéc, Thành phố Cao Lãnh, và các trung tâm huyện. Hiện nay các trung tâm
thương mại và các siêu thị lớn đều tập trung ở Thành phố Cao Lãnh và Thị xã Sa
Đéc. Hơn 23 năm đổi mới Đồng Tháp đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh
vực. Tăng trưởng kinh tế của Đồng Tháp mấy năm qua có thể xếp vào nhóm khá. Tốc
độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 9,93% cao hơn 3,07% so với giai
đoạn 1996-2000, giá trị GDP năm 2005 đạt trên 7.418 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với
năm 2000. Bình quân trong các năm 2006-2010 tỷ lệ tăng GDP của tỉnh là 14,12%
(trong đó năm 2006 tăng 14,27 %, năm 2007 tăng 15,79 %, năm 2008 tỷ lệ tăng là
16,56%, năm 2009 tỷ lệ tăng là 11,02 %, ước tính năm 2010 tỷ lệ tăng là 13%).
Được sự lãnh đạo của Đảng bộ, cùng với sự quan tâm, tập trung chỉ đạo của
các ngành, các cấp và sự hỗ trợ có hiệu quả của toàn xã hội, sư nghiệp giáo dục- đào
tạo của tỉnh Đồng Tháp đã có sự chuyển biến và ngày càng đi vào chiều sâu, phản
ánh đúng thực chất, chất lượng giáo dục các bậc học phổ thông từng bước được nâng
lên. Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành được quán triệt và triển khai thực hiện
nghiêm túc, đầy đủ đúng quy chế. Công tác huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số
được thực hiện quyết liệt. Kết quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học trong độ
tuổi được củng cố và duy trì, hoàn thành phổ cập giáo dục THCS đúng kế hoạch đề
ra. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng đạt chuẩn quốc gia
được tăng cường. Tỉnh đã thực hiện hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường, lớp
học giai đoạn 1, đang tích cực triển khai đầu tư giai đoạn 2 với mục tiêu tiếp tục xoá
trường học tạm bợ, chống xuống cấp.
3

Tuy vậy, sự phát triển của Đồng Tháp chưa tương xứng với tiềm năng vốn có
của tỉnh. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của ĐBSCL và cả nước nói chung, tỉnh
Đồng Tháp nói riêng rất lớn. Trình độ học vấn của toàn tỉnh còn thấp, tỷ lệ bình
quân số sinh viên/01 vạn dân vẫn thấp, chỉ đạt 117 sinh viên/ 01 vạn dân. Nhị quyết
của Tỉnh Đảng bộ đề ra mục tiêu đến năm 2010 là tỷ lệ huy động học sinh THCS
trong độ tuổi là 90% và THPT là 50%, nhưng đến nay mới đạt tỷ lệ huy động học
sinh THCS trong độ tuổi là 83,1%, THPT là 42,8%. Lao động qua đào tạo 5 năm
qua có phát triển vượt bậc đạt 32,3%, tăng 11,3% so với năm 2006, tỷ lệ lao động
qua đào tạo nghề đạt 22,9%, tăng 5,3% so với năm 2006, góp phần thiết thực vào
mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu nền kinh tế của tỉnh. Nhưng kỹ năng
của người lao động vẫn còn nhiều hạn chế, chưa cập nhật với trang thiết bị hiện đại,
tiên tiến của thời kỳ hội nhập. Vì vậy, cần phải tập trung nâng chất lượng giáo dục
và đào tạo ở phổ thông, phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cấp
thiết hiện nay của tỉnh Đồng Tháp).

IV. TẦM NHÌN


Mục này đưa ra tuyên bố về tầm nhìn của Trường Đại học Đồng Tháp trong
giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn kế tiếp.
V. SỨ MẠNG
Tuyên bố về sứ mạng của nhà trường trong giai đoạn 2010 - 2015
VI. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
VII. CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
Mục này sẽ tuyên bố một số chính sách xây dựng và phát triển nhà trường như
về tự chủ, tuyển sinh, quy mô phát triển, hướng phát triển, đào tạo theo nhu cầu xã
hội; chính sách nghiên cứu và giảng dạy; về nguồn lực,…
VIII. CÁC CHIẾN LƯỢC CỤ THỂ
VIII.1. CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÀ TRƯỜNG
Mục này nêu thực trạng cơ cấu tổ chức của nhà trường hiện nay, phân tích
điểm mạnh, điểm yếu, quá trình hình thành và phát triển, các mối quan hệ,… Từ đó,
đưa ra được việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức nhà trường phù hợp với giai đoạn phát
triển mới 2010 - 2015.
Cơ cấu tổ chức nhà trường sẽ được xác định rõ trong giai đọan này sẽ mở
ngành đào tạo nào, thành lập hay sát nhập các tổ chức để tăng cơ chế phối hợp,
4

tranh chồng chéo, trùng lặp, hoặc đối lập nhau. Nói chung cơ cấu tổ chức gọn nhẹ,
phản ứng nhanh, thực hiện mối quan hệ hợp tác cao.
VIII.2. PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
Mục này nêu được tầm quan trọng của đội ngũ có năng lực và tận tụy với nhà
trường, khả năng đáp ứng sự thay đổi và thay đổi hiện tại và trong giai đoạn phát
triển mới của nhà trường
Nêu lên vai trò quan trọng của việc phát triển đội ngũ
Tại sao lại phải phát triển đội ngũ
Phân tích thực trạng của việc phát triển đội ngũ của nhà trường trong giai đoạn
vừa qua; các bài học kinh nghiệm
Đưa ra được chiến lược phát triển đội ngũ của nhà trường trong giai đoạn
2010 - 2015 và tiếp theo: Đội ngũ lãnh đạo nhà trường; lãnh đạo các khoa, phòng,
ban; đội ngũ giảng viên; đội ngũ nhân viên hành chính, thực hành thí nghiệm…Phát
triển đội ngũ gắn với chuyển đổi cơ cấu tổ chức,…
Chuẩn của từng đội ngũ.
Xây dựng được các chương trình phát triển đội ngũ: Bồi dưỡng thực hành thí
nghiệm, chương trình về hành chánh, chương trình công nghệ thông tin,…
VIII.3. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
Mục này nêu và phân tích thực trạng công tác đào tạo của trường Đại học
Đồng Tháp hiện nay, những mặt đã làm được, chưa làm được, những bài học kinh
nghiệm.
Từ đó, đưa ra những mục tiêu, định hướng của đổi mới phương pháp đào tạo,
những giải pháp về đổi mới phương pháp đào tạo của trường Đại học Đồng Tháp
giai đoạn 2010 - 2015 và các giai đoạn tiếp theo.
(Tổ chức đào tạo theo tín chỉ; đào tạo theo nhu cầu xã hội, theo nhu cầu người
học; phát triển chương trình đào tạo; sử dụng các nguồn lực; tận dụng sức mạnh của
công nghệ, nắm vững các giá trị,…)
VIII.4. PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỔ NGUỒN LỰC
Mục này phân tích các nguồn lực hiện tại của trường Đại học Đồng Tháp,
những khó khăn thách thức về tìm kiến các nguồn lực đầu tư vào nhà trường.
Tăng cường phân cấp và nâng cao tính tự chủ, trách nhiệm xã hội của các
trường theo Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009
hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
5

chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và
đào tạo.
Từ năm 2003 đến nay, trường ĐH Đồng Tháp đã được Bộ GD & ĐT ưu tiên
hơn về kinh phí đầu tư nên tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của nhà
trường, đặc biệt là các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Những chuyển
biến nổi bật của trường là: Các phòng thí nghiệm thiết bị được đầu tư nâng cấp vượt
bậc, hệ thống máy tính được trang bị gấp nhiều lần so với trước, các khoa đã có
phòng học bộ môn. Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển, kinh phí đầu tư nâng cấp cơ
sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo vẫn còn nhiều bất cập. Nếu được Chính
phủ, Bộ GD&ĐT tiếp tục quan tâm đầu tư mạnh hơn nữa thì trường ĐH Đồng Tháp
chắc chắn sẽ phát triển góp phần đắc lực cho sự phát triển giáo dục-đào tạo của
vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thực tế đầu tư mấy năm qua cho thấy, ngoài kinh phí hoạt động thường xuyên
(chủ yếu dùng để chi lương, học bổng và đào tạo), kinh phí từ nguồn vốn chương
trình mục tiêu là không đáng kể: 23,187 tỷ đồng. Trong đó:
- Đầu tư chống xuống cấp, sửa chữa thường xuyên: 4.608 tỷ đồng
- Đầu tư thiết bị: 18.579 tỷ đồng
Hiện nay (2009, hầu hết các nguồn lực tài chính của trường đều được nhận từ
nhà nước, cụ thể là từ phân bổ nguồn lực của Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Trường ĐH Đồng Tháp mới thành lập nên các nguồn thu khác còn ít ỏi.
Đây là một điều bất lợi cho nhà trường nếu chỉ dựa vào một nguồn tài chính duy nhất.
Để nhà trường phát triển, cần có một chiến lược về nguồn lực tài chính từ nay
cho đến năm 2020. Rõ ràng, nếu quy mô giáo dục đại học tiếp tục tăng, thì tỷ trọng
đầu tư của nhà nước trong tổng chi phí cho giáo dục sẽ giảm. Giáo dục đại học sẽ
không còn là dịch vụ công chỉ do nhà nước cung cấp. Bên cạnh việc nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý, nhà nước sẽ chuyển hướng sang “trợ cấp cho người tiêu
dùng” (tức là người học), giáo dục đại học sẽ nhận được ít hơn từ nguồn tài chính
công. Khi giáo dục đại học chuyển sang nền giáo dục cho số đông để có một “xã
hội học tập” “học suốt đời” thì tính chất hoạt động giáo dục trở nên đa dạng: định
hướng thị trường lao động, hướng tới người học, tự chủ tài chính, cạnh tranh giữa
các cơ sở giáo dục,...đòi hỏi nhà trường phải cung cấp cho xã hội dịch vụ giáo dục
tốt nhất nếu như không muốn thất bại.
6

Khi sự hỗ trợ của nhà nước giảm đi, thì nhà trường cũng ít cơ hội để tăng các loại
phí. Theo kinh nghiệm của các trường đại học lâu đời trong nước, cũng như của các
nước khác, thì các trường đại học ở những nước công nghiệp phát triển thường có
nguồn thu từ ngoài trường bao giờ cũng tốt hơn, bởi các hoạt động dịch vụ là tốt. Các
nước có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp hay có khu vực công nghiệp hiện đại nhỏ
bé thì có quy mô hạn chế các hợp đồng dịch vụ. Trường Đại học Đồng Tháp ở vùng
ĐBSCL, chủ yếu là nông nghiệp sẽ gặp khó khăn về các nguồn thu. Đây là khó khăn
thách thức mà nhà trường cần vượt qua.
Điều quan trọng là nhà trường phải xây dựng được mối quan hệ hặt chẽ với
cộng đồng địa phương, phải xây dựng và củng cố các đối tác quan trọng cho việc
hình thành và ổn định, phát triển các nguồn lực tài chính hợp pháp. Việc có các đại
diện giới doanh nghiệp, công nghiệp, tham gia vào hội đồng trường là rất cần thiết.
Các nguồn thu có thể là: (1) Lệ phí thi; (2) Lệ phí ở; (3) các dịch vụ giữ xe, dich vụ
nhà ăn; (4) học phí; (5) Học phí bằng 2, liên thông, tại chức, liên kết đào tạo; (6) Các
hợp đồng nghiên cứu, giảng dạy; (7) quyền sở hữu trí tuệ; (8) Các dịch vụ thương
mại (in, ấn, xuất bản, phần mềm), giáo trình; (9) Đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất;
(10) Những khoản tiều tài trợ (nếu có); (11) Các dự án.
Khi kế hoạch ngân sách đi vào triển khai hoạt động thì việc sử dụng nguồn lực
tài chính như thế nào là rất quan trọng. Nhiệm vụ cụ thể của những lãnh đạo nhà
trường, phòng Tài chính - Kế toán là thường xuyên theo dõi ngân sách trong cả năm
nhằm so sánh thu nhập thực tế với chi phí thực tế của từng đầu ngân sách khác nhau
với chi phí theo kế hoạch. Nếu có sự khác biệt giữa thu nhập thực tế và chi tiêu thực
tế (đây là trường hợp thường xuyên xẩy ra), nhiệm vụ quản lý là phải tìm cách sữa
chữa sự khác biệt đó. Điều đó có thể dẫn đến việc điều chỉnh các kế hoạch chi tiêu,
mua sắm nhất định hoặc thực thi kiểm soát tài chính tốt hơn đối với những người
năm ngân sách từng bộ phận, hoặc cắt giảm, hoặc khuyến khích chi tiêu. Vì thế, hệ
thống thông tin có hiệu quả trong đó các thông tin tài chính được cập nhật cho công
tác quản lý là cần thiết và vô cùng quan trọng.
Hiện nay, bộ phận phụ trách tài chính trong trường ĐH Đồng Tháp đang còn ít
hiểu biết về quản lý tài chính trong trường đại học, nhất là ở phần hoạch định chiến
lược chi tiêu và phát triển: (1) Thường chậm trễ trong việc đáp ứng về thời gian (các
chi tiêu thường dồn vào cuối năm); (2) Thiếu sót trong việc tính toán, trong điền
7

phiếu; (3) Khi sử dụng kinh phí chưa xác định thứ tự ưu tiên hợp lý; (4) Không biết
cách cập nhật thông tin và thông báo các thông tin về ngân sách thích hợp cho
những người liên quan.
Việc phân bổ các nguồn lực trong trường phản ánh sự ưu tiên trong số tất cả các
hoạt động của nhà trường. Việc phân bổ tùy vào nguồn lực mà trường có được, và được
phản ánh trong kế hoạch ngân sách năm tài chính mới. Cần dành cho việc giảng dạy và
nghiên cứu một khoản tiền đáng kể, đầu tư vào cải tiến hệ thống thông tin nhà trường.
Cần thực hiện triệt để kế hoạch tiết kiệm, chống lãng phí.
Đánh giá và kiểm toán tài chính của nhà trường là vấn đề cần quan tâm, đây là
vấn đề còn yếu trong nhà trường, mặc dù đã có quy định chế độ tư kiểm tra theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông qua đánh giá và kiểm toán mới nhìn
thấy thực trạng quản lý, việc phân bổ nguồn lực, những vấn đề ưu tiên giúp cho
quản lý tốt hơn.
Từ đó, đưa ra các giải pháp cụ thể để phát triển nguồn lực, sử dụng và phân bổ
nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính của trường Đại học Đồng Tháp giai đoạn
2010 – 2015, và làm cơ sở cho những giai đoạn kế tiếp.
VIII.5. ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRANG
THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ
Công tác quản lí cơ sở vật chất (CSVC) trong một trường đại học là một hoạt
động vô cùng quan trọng trong toàn bộ công tác quản lí của nhà trường. Được sự đầu
tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân
tỉnh Đồng Tháp, sự nỗ lực cao của cán bộ quản lý, giảng viên, cơ sở vật chất, trang
thiết bị (TTB) của Trường Đại học Đồng Tháp đã có những phát triển đáng kể.
Nhưng sự phát triển của cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay chưa đáp ứng
kịp với sự phát triển quy mô đào tạo của nhà trường. Trong hoàn cảnh khó khăn và
hạn chế của nguồn tài chính hiện nay, nhà trường có rất ít công trình xây dựng mới
và cũng có ít cơ sở vật chất trang thiết bị được mua mới. Điểm yếu của nhà trường
hiện nay là chưa có được một chiến lược cụ thể để quản lý có hiệu quả cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất và
hoạt động dịch vụ của nhà trường.
Vì vậy, quá trình đổi mới quản lí sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, công
nghệ hiện có bằng việc mô tả đặc trưng của cơ sở vật chất sẵn có và thực trạng sử
dụng hiện nay. Sau đó, những thông tin này sẽ được so sánh với tiêu chuẩn áp dụng
đối với Trường Đại học Đồng Tháp nhằm tìm ra những điểm khác biệt nhau. Từ đó,
8

đưa ra những giải pháp có hiệu quả để đảm bảo sử dụng một cách tối ưu cơ sở vật
chất hiện có, cũng như có chiến lược để phát triển nguồn lực này.
Việc đổi mới quản lí CSVC của nhà trường tập trung vào 3 lĩnh vực sau:
+ Diện tích sử dụng cho giảng dạy và học tập, làm việc; các trường trực
thuộc: Mầm non, Tiểu học, Trung học;
+ TTB phòng thí nghiệm dạy học, phòng thí nghiệm nghiên cứu, các phòng
bộ môn;
+ Trang thiết bị công nghệ dạy học và nghiên cứu
Để xây dựng chiến lược, mục này cần điều tra, khảo sát để đưa ra những đánh
giá chính xác về thực trạng cơ sở vật chất hiện có của Trường Đại học Đồng Tháp,
đánh giá và phân tích một cách chính xác việc phân bổ và sử dụng nguồn lực này đã
hợp lý chưa, đã sử dụng có hiệu quả chưa, có còn lãng phí không?
Từ đó đề ra những mục tiêu cần đạt được, những giải pháp để thực hiện.
Mục tiêu đạt được trong giai đoạn 2010-2015, tạo tiền đề cho giai đoạn kế tiếp
như thế nào?
VIII.6. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Mục này cần nêu và phân tích chính xác thực trạng công tác nghiên cứu khoa
học của Trường Đại học Đồng Tháp trong những năm qua và hiện nay (5 năm trở
lại đây), rút ra các bài học kinh nghiệm của những việc đã làm được, chưa làm
được. Từ đó đưa ra những định hướng và các giải pháp để thực hiện công tác nghiên
cứu khoa học của Trường Đại học Đồng Tháp trong giai đoạn 2010 – 2015. Một số
gợi ý theo hướng như sau:
Trong giai đoạn này, Trường ĐH Đồng Tháp có thể đề xuất với Bộ KH&CN
để tham gia tuyển chọn nhiệm vụ cấp Nhà nước, trong đó có thể đề tài KH&CN, đề
tài khoa học xã hội và nhân văn, dự án sản xuất thử nghiệm
- Xây dựng các quy định để gắn kết đào tạo thạc sĩ, nghiên cứu sinh với hoạt
động nghiên cứu khoa học.
- Triển khai xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học giáo dục “Nâng cao
chất lượng đào tạo giáo viên của các trường đại học sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu
giáo dục phổ thông thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế”.
- Triển khai xây dựng chương trình NCKH và chuyển giao công nghệ phục vụ
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Đồng
Tháp giai đoạn 2010-2020.
9

- Gắn kết giữa nghiên cứu với đào tạo theo nhu cầu xã hội
Mục tiêu đạt được khi thực hiện chiến lược.
VIII.7. QUAN HỆ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
Mục này trình bày và phân tích thực trạng công tác hợp tác quốc tế của
Trường Đại học Đồng Tháp thời gian qua và hiện tại. Từ đó đề ra chiến lược về
quan hệ và hợp tác quốc tế của nhà trường giai đoạn 2010 - 2015.
Mục tiêu đạt được khi thực hiện chiến lược.
VIII.8. KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG, ĐÁNH GIÁ VÀ KHEN THƯỞNG
Mục này sẽ có hai phần: Phần kiểm định chất lượng đào tạo và phần tuyên bố
của nhà trường về đánh giá và khen thưởng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên
của trường.
Trong mục này sẽ mô tả thực trạng về công tác kiểm định chất lượng của nhà
trường trong thời gian qua, đề ra giải pháp thực hiện kiểm định chất lượng trong
giai đoạn 2010 - 2015.
Đề ra được những chính sách đánh giá cán bộ, khuyến khích đội ngũ làm việc
chăm chỉ, tận tụy với nhà trường.
VIII.9. XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH
Mục này mô tả thực trạng các chi bộ thuộc đảng bộ, số liệu về đảng viên, quần
chúng, sự lãnh đạo của Đảng bộ trong công tác xây dựng và phát triển nhà trường,..
Từ đó đề ra các giải pháp chiến lược để xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh,
tăng cường năng lực, tính phát triển của Đảng bộ, lãnh đạo nhà trường phát triển
trong giai đoạn mới 2010 - 2015.
VIII.10. XÂY DỰNG TRIẾT LÍ ĐÀO TẠO, ĐỊNH HÌNH MỘT VĂN HÓA NHÀ
TRƯỜNG
Đào tạo được những công dân có trách nhiệm, tận tụy với nghề nghiệp, giữ
vững giá trị và phát triển giá trị.
Các giải pháp chiến lược thực hiện định hình văn hóa nhà trường
Các giải pháp chiến lược thực hiện triết lí đào tạo của nhà trường: “Học lực
bền vững, tự tin, giàu cá tính”
Mục tiêu đạt được
IX. KẾT LUẬN
Phần này sẽ nêu một cách tổng hợp các mục tiêu, chỉ tiêu của chiến lược phát
triển nhà trường giai đoạn 2010 - 2015.
10

B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HOÀN THIỆN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC


I. Thành lập Hội đồng biên soạn Chiến lược Xây dựng và Phát triển nhà trường giai
đoạn 2010 - 2015 do Hiệu trưởng làm Chủ tịch, các thành viên Chủ tịch Công đoàn,
đại diện Đảng ủy, các Hiệu phó và các trưởng đơn vị, các giảng viên là Tiến sĩ.
II. Thời gian
Tháng 11 và tháng 12: Biên soạn đề cương, thành lập Hội đồng biên soạn,
thành lập các tiểu ban
Từ 15/12/ 2009 đến 10/ 3/ 2010: Các tiểu ban biên soạn các nội dung được
phân công, thông qua từng tiểu ban, tổ chức hội thảo theo nội dung tiểu ban biên
soạn.
Từ 10/ 3 /2010 đến 10/4/2010: Hội đồng tổng hợp thành văn bản, đưa lên
website của trường. Tổ chức lấy ý kiến các giảng viên, nhân viên, sinh viên, cựu
sinh viên.
Tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, cơ ngành tỉnh
Đồng Tháp và một số tổ chức trong vùng ĐBSCL.
Xin ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp, UBND tỉnh Đồng Tháp.
Từ 10/4/2010: Báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
III. Phòng Hành chính - Tổng hợp có trách nhiệm tập hợp cung cấp các văn bản liên
quan để các Tiểu ban tham khảo, như: Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010;
Quyết định 20/QĐ-TTg ngày 20/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển
Giáo dục ĐBSCL; Chỉ thị triển khai nhiệm vụ Giáo dục Đại học năm học 2009-
2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; các văn bản, nghị quyết của tỉnh Đảng bộ Đồng
Tháp, …
IV. Phân công các Tiểu ban như sau:
1. Tiểu ban biên soạn những vấn đề chung: Trưởng tiểu ban: Thạc sĩ, GVC Võ
Thanh Tùng, các ủy viên: Nguyễn Văn Son, Vũ Văn Đức, Phan Đức Tồn,
Trần Quang Thái, Trương Tấn Đạt, Lê Mỹ Danh, Nguyễn Đăng Khánh, Lê
Thanh Bình,..
2. Tiểu ban biên soạn nội dung Chuyển đổi cơ cấu tổ chức: Trưởng tiểu ban:
Thạc sĩ Hà Văn Sinh, Trưởng phòng TCCB, các ủy viên: Phan Văn Tấn,
Nguyễn Dương Hoàng, Lương Thanh Tân, Dương Huy Cẩn, Hồ Ngọc Pha,
11

Hồ Minh Quang, Nguyễn Vân Tài, Trần Văn Phúc, Trần Đức Hùng, Kiều
Văn Tu, Lê Minh Hoàn, Huỳnh Mộng Tuyền, Phạm Xuân Vũ,
3. Tiểu ban biên soạn nội dung Phát triển đội ngũ: Trưởng tiểu ban Thạc sĩ
Nguyễn Văn Đệ, Phó Hiệu trưởng, các ủy viên: Hà Văn Sinh, nguyễn Văn
Bản, Lương Văn Tùng, Trần Mạnh Thúy Quỳnh, Ngô Văn Bé, Phạm Ngọc
Thạch, Vũ Thị Phương, Võ Thanh Tùng, Lương Thanh Tân, Nguyễn Trọng
Minh, Lê Hữu Bình, Lê Xuân Trường, Nguyễn văn Hậu,..
4. Tiểu ban biên soạn nội dung đổi mới phương pháp đào tạo: Trưởng Tiểu ban:
Thạc sĩ Võ Thanh Tùng, các ủy viên: Huỳnh Thị Hồng Vinh, Nguyễn Dương
Hoàng, Lương Thanh Tân, Lê Kim Oanh, Phạm Phúc Vĩnh, nguyễn Đắc
Nguyên, Hồ Xuân Hùng, Hồ Ngọc Lợi, Nguyễn Đắc Thanh, Nguyễn Văn
Huấn, Lê Hoàng Mai, Nguyễn Ngọc Hiền, Huỳnh Vĩnh Phúc, Đỗ Minh
Hùng, Trần Thụy Như Phượng, Nguyễn Thị Nhành, Phạm Văn Hiệp, Lê
Trọng Vũ,…
5. Tiểu ban biên soạn nội dung Đổi mới CSVC, TTB, công nghệ,..: Trưởng tiểu
ban: Thạc sĩ Nguyễn Văn Đệ, Các ủy viên: Vũ Trọng Tài, Nguyễn Minh
Phương, Nguyễn Thị Bích Phượng, Trần Quốc Trị, Huỳnh Vĩnh Phúc,
Nguyễn Hữu Duyệt, Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Thành, Lượng Minh
Trung, Phạm Thế Hùng, Nguyễn Thanh Tâm, Phạm Văn Tặc,...
6. Tiểu ban biên soạn nội dung phát triển và phân bổ nguồn lực: Trưởng tiểu
Ban: Lê Hiển Dương, các ủy viên: Nguyễn Minh Dục, Nguyễn Văn Bản,
Phan Văn Tấn, Lê Thị Tú Anh, Dương Thị Mỹ Trinh, Dương Thị Lan,
Nguyễn Thu Ba, Lê Hữu Bình, Nguyễn Văn Hậu, Hồ Ngọc Lợi, Lê Chánh
Trực, Phạm văn Tặc, Nguyễn Minh Phương, Trần Quốc Tri, Lê Kim Oanh,
Lê Hoàng Mai, Lê Thị Lẹ, Lê Mỹ Danh,…
7. Tiểu ban biên soạn nội dung Nghiên cứu khoa học: Trưởng tiểu ban: Thạc sĩ
Đỗ Văn Hùng, các ủy viên: Đỗ Hồng Hạnh, Lê Hương Giang, Nguyễn Thanh
Hà, Hà Lê vân, Lê Xuân Trường, Võ Ngọc Thanh, Ngô Văn Bé, Hồ Ngọc
Pha,…
8. Tiểu ban biên soạn nội dung Kiểm định chất lượng: Trưởng tiểu ban: Thạc sĩ
Huỳnh Thị Hồng Vinh, các ủy viên: Nguyễn Anh Thư, Phan Đức Tồn, Phan
Văn Hạp, Nguyễn Chí Gót, Phạm Phúc Vĩnh, Lê Minh Thiện,
12

9. Tiểu ban biên soạn nội dung Quan hệ và hợp tác quốc tế: Trưởng tiểu ban: Cô
Huỳnh Thị Nhĩ, ủy viên: Lê Ngọc Tiết, Nguyễn Hoàng Khôi, các cán bộ
phòng Quan hệ và Hợp tác quốc tế, Đỗ Minh Hùng
10. Tiểu ban biên soạn nội dung xây dựng Đảng bộ trong sạch vững manh:
Trưởng tiểu ban: Thầy Phạm Minh Diệu, các ủy viên các Bí thư chi bộ, đ/c
Võ Thị Lan
11. Tiểu ban biên soạn nội dung Xây dựng và thực hiện triết lý đào tạo, định hình
văn hóa của nhà trường
Trưởng tiểu ban: Thầy Lương Thanh Tân, các ủy viên: Phạm Minh Giản, Cao
Dao Thép, Nguyễn Đan Thanh, Trương Tấn Đạt, Lê Kim Oanh, Trần Kim
Ngọc, Huỳnh Mộng Tuyền, Nguyễn Đình Kỳ, Văn Thị Huyền,…
12. Ban Thư ký: Trưởng ban: Thạc sĩ Nguyễn Văn Son, Các ủy viên: Trần Mạnh
Thúy Quỳnh, Trương Ngọc Chà My, Nguyễn Yến Phi, Nguyễn Hồng Quân,
Trần Thiện Tân, Nguyễn văn Thuận,
YÊU CẦU CỦA CỦA BIÊN SOẠN
- Phải có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn
- Dựa vào các văn bản pháp luật, các chiến lược phát triển
- Cập nhật, hiện đại
- Số liệu, thông tin phải chính xác
Phòng Tài chính- Kế toán lập dự trù kinh phí cho xây dựng chiến lược.

HIỆU TRƯỞNG

You might also like