Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

CÁC LƯỢT NÓI

Đối với những người mới bắt đầu tranh biện, việc phải nói trong 7 phút khiến rất nhiều người sợ. Để mọi thứ dễ
dàng hơn, hãy làm theo khung mẫu từng lượt nói. Khung này sẽ cho chúng ta biết cần phải nói gì ở các thời
điểm khác nhau trong bài nói. Tuy nhiên, khung mẫu này không thể quyết định những gì chúng ta cần nói - điều
này phụ thuộc vào chủ đề tranh biện. Nó sẽ chỉ ra những điều bạn cần làm trong bài nói của mình và thứ tự làm
chúng. Hãy tham khảo khung lượt nói sau đây và bạn sẽ làm được!

Người nói Nhiệm vụ

A1/ Prime Định nghĩa kiến nghị - định nghĩa chủ đề của trận tranh biện rõ
Minister ràng, súc tích 0:00 – 0:30

Xây case – xác định bên mình cần gì và làm cách nào để đạt
được mục đích 0:30 – 1:30

Nếu bạn có 1 giải pháp (kiến nghị chính sách), đào sâu vào giới
hạn, cơ chế và các đối tượng chính trong giải pháp của bạn

Nếu cần phải cân luận điểm (kiến nghị giá trị), nêu rõ cơ sở của
luận điểm đó.

Vạch ra các nét chính trong case (team split) 1:30 – 2:00

Nêu và phát triển các luận điểm (nhiều nhất 3) 2:01 – 6:30

Tổng kết 6:30 -7:00

Leader of Nêu những điểm bất đồng chính của đội mình với case đội A và
Opposition/ ;

N1 Nêu các xung đột – quan điểm của đội mình 0:00 – 0:30

Phản biện các luận điểm chính trong case đội A

(nhiều nhất là 3, tốt hơn là 2) 0:30-2:30

Vạch ra các nét chính trong case (team split) 2:30 – 3:00

Nêu và phát triển các luận điểm (nhiều nhất là 2) 3:00 – 6:30

Tổng kết 6:30 – 7:00


Deputy PM/ Tổng quan trận debate đang ở đâu (các luận điểm/ phản bác như
thế nào?) – nêu các điểm 2 đội đã đồng ý và những xung đột sau
Deputy LO/ lượt nói thứ nhất 0:00 – 0:30
A2/N2
Phản biện các luận điểm chính của (những) lượt nói trước 0:30 –
2:30

Bảo vệ case của đội mình trước (những) lượt phản biện của đối
thủ 2:30 – 3:30

Nêu và phát triển các luận điểm (nhiều nhất là 2)


3:30 – 6:30

Tổng kết 6:30 – 7:00

Whip(A3/N3) Nêu các vấn đề quan trọng - các xung đột về luận điểm trong
trận debate. 0:00 – 1:00

Giải quyết từng vấn đề theo hướng có lợi cho đội mình 1:00 –
6:30

Nếu vấn đề bắt nguồn từ case của đối thủ – hạ bệ lập luận của
đối phương

Nếu vấn đề bắt nguồn từ case đội mình– hạ bệ những phản biện
của đối thủ

Tổng kết case đội mình 6:30 – 7:00

Lượt phản hồi Lí do tại sao đội mình lại thắng?


/Reply Nêu những xung đột chính của trận và trả lời đội mình đã thắng
xung đột đó như thế nào 0:00-3:00

Chỉ ra và làm nổi bật những thiếu sót, yếu kém trong case và bài
nói của đối thủ3:00-3:30

Tổng kết và nhấn mạnh các điểm mạnh trong case và bài nói của
bên mình 3:30-4:00

ĐỊNH NGHĨA KIẾN NGHỊ


1. THẾ NÀO LÀ MỘT KIẾN NGHỊ?
Kiến nghị là một mệnh đề thể hiện rõ chủ đề để hai bên cùng tranh luận. Đội ủng hộ sẽ phải ủng hộ mệnh đề
trong khi đội phản đối sẽ phải phản đối mệnh đề đó.

Ví dụ:

a) Nên hợp pháp hoá hôn nhâu đồng tính.


b) Nên hợp pháp hoá việc buôn bán nội tạng.
c) Nên lắp máy quay tại trường học.

2. MỤC ĐÍCH ĐỊNH NGHĨA KIẾN NGHỊ.


Cần phải tiếp cận kiến nghị bởi những mục đích sau:

 Hiểu rõ những yếu tố quan trọng của kiến nghị.


 Hiệu rõ hướng đi và tinh thần cần có của kiến nghị.
 Hiểu rõ những vấn đề nên được tranh luận.
Ví dụ:

a) Kiến nghị: Hôn nhân đã là một hình thức sinh sống lỗi thời.
-> Một hình thức đã lỗi thời tức là hình thức không đáp ứng đủ nhu cầu và sự cấp thiết như nó đã từng.
Trong trường hợp hôn nhân, chúng ta nói rằng hình thức này đã lỗi thời có nghĩa nó không cần thiết
trong cuộc sống hiện tại nữa, hay chúng ta có thể sinh sống tốt mà không cần hôn nhân. Hôn nhân gắn
liền với sự rằng buộc của đôi lứa nhưng lại hoàn toàn không giống với gia đình. Vậy vấn đề chính là liệu
hôn nhân còn cần thiết trong xã hội không khi con người có thể sống mà không cần hôn nhân.
b) Kiến nghị: Nên cho phép con người buôn bán nội tạng của chính họ.

- Kiến nghị có nghĩa là con người có thể bàn nội tạng của mình với giá cả nhất định. Cụ thể, chẳng hạn
như thận là bộ phận duy nhất có thể hoạt động bình thường nếu chỉ còn một trong hai, bởi vậy việc bán
thận nên được hợp pháp hoá. Vậy vấn đề chính là con người có thể bán thận dưới sự cho phép của chính
phủ.

3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỊNH NGHĨA MỘT KIẾN NGHỊ?


Để tiếp cận một kiến nghị, nên bắt đầu từ 3 câu hỏi sau:

- “Vì sao lại có kiến nghị? Giới hạn của cuộc tranh luận nằm ở đâu?”  Luôn luôn bắt đầu từ đây.
- “Những từ/ cụm từ nào còn mơ hồ và mở ra những câu hỏi cần được giải thích?”  Định nghĩa cụ thể
những từ/ cụm từ đó.
- “Những câu hỏi riêng rẽ nào nên được tranh luận ở đây?”  đưa ra và tìm hiểu những câu hỏi đó.
Ví dụ:
Kiến nghị: Những nước phương Tây nên chấp nhận thêm những người dân tị nạn. Những người dân tị là
những người rời đất nước của họ bởi những khủng hoảng như thiếu thức ăn, nước uống dẫn tới nạn chết
đói hay thiên tai động đất lũ lụt. Những đất nước phương tây như Mỹ, các nước châu Âu, châu Úc,… có
thể nhận thêm những người dân tị nạn này.  Kiến nghị có nghĩa rằng những nước này nên nới lỏng
giới hạn và hạn ngạch của họ để những người dân tị nạn có thể tìm kiếm những nơi chú ngụ sinh sống
trong một thời gian nhất định.

4. HIỂU ĐƯỢC THỂ LOẠI TRANH BIỆN CỦA TỪNG KIẾN NGHỊ
Các kiến nghị thường được trình bày theo một trong hai cách. Đầu tiên, nó có thể được thể hiện qua từ “Nên”
(VD: Nên bỏ bằng sáng chế thuốc ở những nước thuộc thế giới thứ 3, Nhà nước nên tài trợ hoàn toàn cho chiến
dịch tranh cử). Các kiến nghị thể loại này yêu cầu đội Ủng Hộ xây dựng khuôn mẫu. Điều này dẫn tới một trận
tranh biện kiến nghị. Khuôn mẫu là một danh sách cụ thể gồm các hành động thực tiễn đề ra bởi một đội tranh
biện. Nghĩa là đội Ủng Hộ đặt ra và ủng hộ một hệ thống cụ thể vì những lí do liên quan tới khuôn mẫu.

Thứ hai, một kiến nghị có thể diễn đạt bằng từ “là” (VD: Chúng tôi tin rằng hôn nhân là một thể chế lỗi thời,
Chúng tôi tin rằng viện trợ tài chính là vô ích, Chúng tôi tin rằng toàn cầu hóa đáng sợ hơn đáng mong đợi).
Loại kiến nghị này yêu cầu các đội ủng hộ hoặc phản đối một ý kiến cụ thể. Thể loại này thường được gọi là
tranh biện giá trị.

Ví dụ, kiến nghị “Chúng tôi tin rằng truyền thông quyền lực hơn chính phủ” không đề ra các hành động cụ thể.
Thay vào đó, nó yêu cầu các đội tranh biện một cách khái quát hơn về sức mạnh tương đối giữa hai thể chế.
Đây là ví dụ cho thể loại tranh biện giá trị. Ở những trận tranh biện như thế này, bạn phải hết sức cẩn thận khi
định nghĩa “quyền lực”, và cách bạn tiếp cận nó. Một ví dụ: “quyền lực” nghĩa là họ có sức ảnh hưởng lên lối
suy nghĩ của mọi người, thể hiện qua cách mọi người bầu cử, hoặc vấn đề nào được mọi người bàn luận và trinh
bày.

Chú ý: Hãy cẩn thận khi phân biện thể loại tranh biện của từng kiến nghị. Nhiều đội mù quáng đề xuất chính
sách bất kể việc kiến nghị được trình bày như thế nào. Vấn đề với việc định nghĩa kiến nghị có từ “là” là bạn dễ
dàng ngộ nhận sự thật của kiến nghị. Ví dụ, cho kiến nghị “Truyền thông quyền lực hơn chính phủ”, bạn sẽ ngộ
nhận sự thật nếu bạn cho rằng chính phủ hạn chế sức mạnh của truyền thông. Trong trường hợp này, bạn ngộ
nhận rằng thực tế truyền thông quyền lực hơn chính phủ, vì vậy sức mạnh của họ cần bị hạn chế. Nhiều trọng
tài không bằng lòng với điều này và coi nó là một định nghĩa thiếu logic và không liên quan tới kiến nghị.

5. NHỮNG LƯU Ý KHI ĐỊNH NGHĨA KIẾN NGHỊ.


a) Sự gắn kết và hợp lí giữa định nghĩa và chủ đề tranh luận.
Định nghĩa phải có mối liên quan trực tiếp tới chủ đề tranh luận. Định nghĩa cần được đánh giá từ góc nhìn
trung lập của một người bình thường. Những cụm từ được định nghĩa cần thể hiện một cách rõ ràng nhất liên
kết giữa chủ đề và vấn đề đưa ra tranh luận.

Nếu định nghĩa gây ra những bất ngờ không đáng mong đợi sẽ ngay lập tức xuất hiện những nghi ngờ và suy
nghĩ đối nghịch trong tâm trí của đội bạn cũng như ban giám khảo và khán giả.
b) Hãy tự mình giải thích và chứng minh định nghĩa một cách hợp lý.
Đội Ủng hộ không nên đưa ra định nghĩa mà ngăn chặn kịch liệt đội Phản đối ngày từ đầu cuộc tranh luận. Như
vậy là không công bằng!
Ví dụ:
- Kiến nghị: Ngày mai là một ngày mới.

Đội Ủng hộ định nghĩa từ “ngày mai” nghĩa là ngày tiếp theo sau ngày hôm nay, khi mà bản thân định nghĩa đã
chứng minh kiến nghị.

- Kiến nghị: Con người nên ăn uống và cảm thấy vui lòng.

Đội Ủng hộ định nghĩa vấn đề của trận tranh luận là con người cần ăn uống để sống và nên sống hạnh phúc hơn
là đau buồn.

Rõ ràng những cách tiếp cận như trên là sự ngăn chặn vô lý khiến đội Phản đối không thể phản biện.

c) Thiết lập thời gian cho cuộc tranh luận.


Tuyệt đối KHÔNG đưa ra thời gian nhất định cho cuộc tranh luận như trong quá khứ hay ở tương lai.

Ví dụ:
- Kiến nghị: Nên cấm con người đi làm.

Đội Ủng hộ không được giới hạn cuộc tranh luận trong những năm 1920 tại Mỹ bởi trong khoảng thời gian đó,
chính phủ Mỹ đang áp dụng luật cấm con người đi làm. Trường hợp riêng biệt như trên nên được sử dụng làm
lập luận hoặc dẫn chứng cho đội.

- Kiến nghị: Những kỹ thuật di truyền nên được hoan nghênh và ủng hộ.

Đội Ủng hộ không nên giới hạn cuộc tranh luận vào thế kỉ sau khi ngành kĩ thuật di truyền đã giải quyết nạn đói
và những loại bệnh khác. Cuộc tranh luận nên được diễn ra theo đúng tình trạng bình thường tại thời điểm hiện
tại.

d) Thiết lập địa điểm cho cuộc tranh luận.


Định nghĩa thiết lập địa điểm của cuộc tranh luận không bằng cũng bị cấm. Khi cuộc tranh luận bị giới hạn ở
một địa điểm cụ thể, một tình huống hoặc tổ chức cụ thể đều được coi là không công bằng. Việc thiết lập địa
điểm cho cuộc tranh luận nên phụ thuộc vào địa điểm của cuộc tranh luận, những người tham gia tranh luận,
ban giám khảo và khán giả.

Ví dụ:
- Kiến nghị: Nên hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính.
Đội Ủng hộ không thể giới hạn tại các nước đã hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính  hoàn toàn không công
bằng trong cuộc tranh luận.
LẬP LUẬN
Kĩ năng lập luận là “nghệ thuật” xây dựng các luận điểm và lập luận để chứng minh cho một luận đề cụ thể
Lập luận được coi là trái tim của tranh biện. Không ai có thể tranh biện tốt nếu không học lập luận.

Phần tài liệu này sẽ giúp các bạn thế nào là lập luận, làm thế nào để lập luận và quan trọng nhất là quá trình tư
duy đằng sau nó.

Thế nào là một lập luận?


Lập luận hiểu đơn giản là lí do để chứng minh và bảo vệ cho một luận đề. Ví dụ:

Luận đề: Prostitution should be legalized.


Lập luận:
1. Legalization enables government to regulate prostitution and thus, better prevent its attendant problems
such as abuse of minors and the spread of sexually transmitted diseases.
2. Legalization would take out prostitution from the hands of organized crime and at the same time,
eliminate bribery of government officials.

Luận đề: The pork barrel should be abolished.


Lập luận:
1. Pork barrel is money often spent on ill-advised and politically motivated pet projects of congressmen.
2. Pork barrel perpetuates an inappropriate function and role of congressmen – that of doling out local
projects which should be the job of LGUs – and distracts them from their primary function of passing
legislation.

Luận đề: The US should use force against rogue states like Iran which are trying to acquire nuclear capabilities.
Lập luận:
1. Nuclear-armed rogue states pose an unacceptable threat to the US.
2. Rogue states only respond to threat of the use of force and cannot be trusted to abide by negotiated
agreements.

Luận đề: We should boycott the Beijing Olympics.


Lập luận:
1. Participating in the Beijing Olympics while the Chinese government perpetrates human rights abuses in
Tibet is an affront to our sense of decency and our humanity.
2. A boycott of the Beijing Olympics would be one of the strongest and most poignant rebukes we as a
community of nations could make to China.

Luận đề: Globalization erodes local culture


Lập luận:
1. Globalization is the purveyor of pop culture which tends to challenge many aspects of local culture such
as people’s preferences, habits and values.
2. Globalization sets up the economic forces and pressures that alter how people make a living, what their
priorities are and eventually, how they live their lives.
Luận đề: Marriage is an unnecessary institution to perpetuate society
Lập luận:
1. Cohabitation can serve the need for companionship of people without the binding effect of marriage, and
in fact, allows for flexibility when relationships don’t work out.
2. It is perfectly possible to raise children and have a normal family without being married, except for the
legal issues such as inheritance. But these legalities can be remedied.

Luận đề: People should be allowed to sell their organs – in a government-regulated environment
Lập luận:
1. Incentivising people to give their organs will most likely provide a vastly larger supply of organs to
answer the huge demand and resulting lack of supply of organs.
2. People have a right to their bodily autonomy – as long as it doesn’t lead to death – and selling their
organs is a legitimate exercise of that autonomy.

Lập luận nên được xây dựng như thế nào?


Lập luận thường có 4 phần: C – R – E – T.

1. Luận điểm (Claim)

Luận điểm nên ngắn gọn súc tích và được đưa ra một cách dễ hiểu.

2. Lí lẽ (Reason)

Lí lẽ nên được đưa ra một cách logic.

3. Dẫn chứng (Evidence)

Dẫn chứng nhằm chứng minh và thuyết phục trọng tài luận điểm bạn đưa ra có thể đúng. Dẫn chứng có thể có
các dạng như: số liệu, thống kê, trích dẫn, hiện tượng tương đồng hay các sự kiện trong quá khứ. Tuy nhiên,
chúng không nên chỉ được đưa ra mà nên được giải thích đầy đủ và cụ thể để mang lại hiệu quả.

4. Chốt (Tie-back)

“Chốt” là phần lập luận để bạn chứng minh vì sao lập luận của bạn có thể chứng minh và bảo vệ luận đề. Sau
khi đưa ra luận điểm và giải thích rõ ràng, phần “Chốt” nên trả lời cho câu hỏi: “Thế thì sao?”

“Chốt” là một kết luận mang tính logic cao “kết nối” các ý tưởng, tiền đề bạn đã đưa ra.

------------------------------

Ví dụ luận đề là: Tử hình nên được thực thi.

Luận điểm (Claim): Capital punishment protects society by deterring heinous crimes.

Lí lẽ (Reason): The death penalty deters crime by threatening would-be criminals with the heaviest and most
dreaded punishment possible during their period of calculation. That is because heinous crimes are usually
deliberate and pre-meditated. This means that before people commit these crimes, they plan the act and
therefore, have the benefit of rational thought. The effect is that people think twice before committing heinous
crimes. Furthermore, it makes criminals deliberately avoid killing people while committing other crimes such as
burglary. Of course, this would have no effect on callous, cold-blooded serial killers. But this would seriously
have an effect on most rational citizens who are capable of these crimes. It would have an effect on grown up
men plotting to rape their neighbor’s 15 year-old daughter or on a fraternity member contemplating on killing a
person for revenge. When heinous crimes are deterred, society is safer.

Dẫn chứng (Evidence): Numerous studies in the US, for example, in Utah from 1976 to 1988 showed a
noticeable drop in murder rates in the months directly following any execution. One study by the University of
Emory concluded that each execution prevents, on average, eighteen further murders.

Chốt (Tie-back): In other words, the evidence shows that capital punishment does deter crimes. For this reason
alone the government should implement it. For any government, the priority has to be the protection of the
public even if it means taking away the life of a heinous criminal.

ĐIỀU GÌ TẠO NÊN MỘT LẬP LUẬN TỐT?


1. Sự liên quan – Một lập luận được coi là liên quan nếu nó trực tiếp chứng minh, bảo vệ hoặc ủng hộ
quan điểm. Nó có thể trả lời câu hỏi “Thì sao?” Nếu câu trả lời ủng hộ cho quan điểm của bạn tức là bạn
đã có một lập luận liên quan.

Ví dụ, trong trận tranh biện về thi hành án tử hình, lập luận “Các tội ác như giết người hay hiếp dâm là
những hành động đáng ghê tởm nhất” không hề liên quan (Lập luận lơ lửng). Tội ác vô nhân tính rất tồi
tệ, nhưng nó không trực tiếp chứng minh được hoàn toàn tại sao án tử hình nên là hình phạt cho những
tội phạm đó. Một lập luận liên quan sẽ là “Công lý yêu cầu những tội ác đáng ghê tởm như giết người
hay hiếp dâm cần được trừng trị với một hình phạt tương xứng – án tử hình”.

2. Sự thuyết phục về ý nghĩa hay gọi là “lập luận thông minh” – Một lập luận được coi là tốt khi bản
thân ý tưởng lôi cuốn và thuyết phục. Nói đơn giản, một lập luận thông minh làm người khác kinh ngạc.

3. Giải thích kĩ lưỡng về cơ chế thi hành – Quá trình LÀM THẾ NÀO để cái gì diễn ra hay TẠI SAO cái
gì NÊN NHƯ THẾ nên được giải thích triệt để và cụ thể. Ở ví dụ trên, lập luận sẽ bị yếu nếu thiếu giải
thích về quá trình án tử hình ngăn chặn tội ác.

4. Bằng chứng thuyết phục – Bằng chứng được coi là thuyết phục nếu nó chứng minh được lập luận khả
năng cao chính xác. “Khả năng cao” vì bằng chứng tuyệt đối gần như bất khả thi trong nhiều trận tranh
biện.
LƯU Ý

1. Để giải thích 1 luận điểm, liên tục tự hỏi “như thế nào” and “tại sao” cho đến khi bạn chạm đến
những lập luận thuyết phục nhất.

Tử hình bảo vệ xã hội bằng cách ngăn chặn tội phạm.

Như thế nào? Tử hình đe dọa những kẻ có ý định phạm tội với hình phạt nặng nhất trong .

Điều này nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là khi một kẻ lên kế hoạch phạm tội nặng, mối đe dọa tử hình sẽ ám
ảnh tâm trí hắn.

Làm thế nào để từ đây dẫn đến việc tội phạm được ngăn chặn? Tất cả những người tâm lí bình thường đều sợ bị
tử hình và họ sẽ tránh làm những việc dẫn đến hậu quả đó. Vì tất cả những người có khả năng phạm tội đều
bình thường về tâm lí, họ sẽ tránh phạm những tội bị kết án tử.

Tại sao việc tội phạm được ngăn chặn lại là lí do để chính phủ thi hành án tử? Tại sao điều này lại quan trọng?
Đây là 1 lập luận tốt bởi vì khi tội phạm bị ngăn chặn, xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Ngày nay, bảo vệ cộng đồng
chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của chính phủ đối với công dân của 1 nước. Vì vậy, thi hành án tử chính là 1
cách để chính phủ làm nhiệm vụ của họ.

2. Đừng bao giờ lập luận bằng câu hỏi. Always explain your argument with declarative sentences.
Câu hỏi không phải là lập luận.

Không nên: Chính phủ có nên hạ thấp bản thân đồng hạng với tội phạm? Chính phủ và những tên giết người có
gì khác biệt? Điều này ảnh hưởng thế nào tới các giá trị đạo đức mà chính phủ đang muốn khích lệ trong xã
hội?
Nên: Thi hành án tử đồng nghĩa với việc chính phủ ở cùng thứ bậc với những kẻ tội phạm. Tất cả những gì
chính phủ làm lúc ấy chỉ là tạo ra một xã hội đầy tính tàn bạo và ý định trả thù.
Không nên: Nếu chúng ta ngồi xuống và đàm phán với những tên khủng bố, liệu chúng có chịu thỏa hiệp?
Nên: Đàm phán với những tên khủng bố là vô ích vì chúng vốn dĩ đã không chịu thỏa hiệp.

3. Tất cả các luận điểm/lập luận, đặc biệt là các luận điểm cần có giải thích và dẫn chứng đầy đủ.
Không có chúng , lý lẽ của bạn chỉ là giả định.
PHẢN BIỆN và BÁC BỎ
I. Phản biện & Bác bỏ
Trong đời sống bình thường chúng ta thường dùng song song hai khái niệm là phản biện và bác bỏ. Tuy nhiên,
trong tranh luận chúng ta nên có sự phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm này.

Bác bỏ là gì?
Bác bỏ là phủ định các lập luận của đội đối phương.

Phản biện là gì?


Phản biện là thao tác kết hợp bác bỏ lập luận của đối phương và chứng minh lập luận của đội mình từ đó thể
hiện hệ thống lập luận của đội mình tốt và mạnh hơn hệ thống lập luận của đối phương.

 Như vậy, bác bỏ là một thao tác thuộc trong phản biện. Phản biện mang yếu tố SO SÁNH.

Vai trò của bác bỏ và phản biện trong tranh luận?


Hiểu một cách khái quát, việc đối đầu và qua lại trực tiếp giữa các lập luận trong một trận tranh luận chính là
“Bác bỏ”. Và phần tổng kết các xung đột diễn ra trong trận tranh luận chính là thao tác “Phản biện”.

II. Bác bỏ
Tầm quan trọng của bác bỏ?
Các luận điểm xung đột với nhau là một phần thiết yếu của tranh luận. Nếu như không có các xung đột, tranh
luận sẽ không khác gì một chuỗi các bài nói rời rạc (có thể có hoặc không liên quan đến nhau). Đây chính là sự
khác biệt lớn nhất giữa các bài hùng biện độc lập với một trận tranh luận.

Vì vậy, một trong các yếu tố quan trọng nhất của tranh luận là bác bỏ - quá trình “tấn công”, “phản hồi” và nói
chung là phủ định các lập luận của đối phương. Trong một trận tranh luận, một đội thi đấu không những cần xây
dựng một hệ thống luận điểm mạnh mà còn cần tấn công lập luận của đối phương và bảo vệ lập luận của đội
mình (thông qua thao tác bác bỏ). Khi người nói biết cách so sánh và đối chiếu hai hệ thống luận điểm của hai
đội, trọng tài và khan giả sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra những đánh giá công bằng.

4 bước cho thao tác bác bỏ:


1. Định vị
Tóm gọn và trình bày luận điểm hoặc phần lập luận mà bạn muốn bác bỏ
2. Phản hồi
Giải thích ngắn gọn vì sao lập luận đó không hợp lí (không logic, thiếu dẫn chứng, không thống nhất, có
nhiều vấn đề phát sinh nhưng chưa giải quyết, ...)
3. Chứng minh
Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh cho “phản hồi” của bạn. Có thể đưa ra các giải pháp thay thế
của đôi bạn mà bạn cho rằng tốt hơn giải pháp/ý kiến của đối phương đưa ra và chứng minh bằng lí lẽ và
dẫn chứng.
4. Ảnh hưởng
Đưa ra và chứng minh sự không hợp lí của lập luận của đội bạn (thông qua việc so sánh đối chiếu ý kiến
hai bên) đã ảnh hưởng tới trận tranh luận như thế nào. Và giải thích vì sao ý kiến đội bạn lại tốt hơn ý
kiến của đối phương.

Ví dụ, để bác bỏ luận điểm rằng “Liên Hợp Quốc có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người”, các
bạn nói như sau:

- Đội bạn nói rằng Liên Hợp Quốc bảo vệ quyền con người (định vị)
- Nhưng không đưa ra dẫn chứng đầy đủ để chứng minh luận điểm này (phản hồi)
- Các tổ chức Phi Chính Phủ làm việc này tốt hơn so với Liên Hợp Quốc <kèm dẫn chứng>, từ đó cho
thấy chúng ta có thể có những giải pháp/các cơ quan khác tốt hơn Liên Hợp Quốc (chứng minh)
- Việc này [so sánh giữa NGOs và UN] chứng minh rằng đội bạn đã thất bại trong việc chứng minh tính
thuyết phục của hệ thống luận điểm các bạn đã đưa ra (ảnh hưởng)

Các kĩ năng quan trọng nhất trong khi bác bỏ


 Kĩ năng lắng nghe: Cần phải lắng nghe chăm chú và đầy đủ phần trình bày của đội còn lại
 Kĩ năng tư duy: Hiểu kĩ lưỡng các lập luận (luận điểm, luận cứ, ví dụ) của đối phương.

Có cần phải bác bỏ tất cả các lập luận của đối phương không?
Bạn chỉ cần phản biện luận điểm của phe đối diện mà bạn cảm thấy không đồng tình.

Khi gặp phải một luận điểm mà bạn thấy có thể chấp nhận, hãy giải thích lí do và tập trung tấn công vào các lập
luận khác.

III. Phản biện


Tầm quan trọng của phản biện?
Phản biện đóng một vai trò quan trọng trong bất kì một trận tranh biện nào: nó không nhằm mục đích đưa ra các
luận điểm mới mà mang tính chất tổng kết, nhấn mạnh và củng cố các luận điểm quan trọng mà hai đội đã đưa
ra trong trận tranh biện.

Mặc dù các lập luận bác bỏ thường hay xuất hiện trong quá trình phản biện – đặc biệt là khi các luận điểm mới
hay các luận điểm được mở rộng được đội bạn đưa ra cần được “phản hồi” – nhưng những lập luận được đưa ra
khi phản biện không ở dạng các xung đột trực tiếp lẫn nhau như trong thao tác lập luận bác bỏ. Thay vào đó,
quá trình phản biện nên ở dưới dạng tổng kết các luận điểm của cả đội đã được đưa ra trước đó kết hợp với việc
so sánh – đối chiếu với các luận điểm của đội bạn theo từng chủ đề xung đột và được sắp xếp có hệ thống.
VD: Đối với kiến nghị “Nên cấm hút thuốc lá”. Một đội cho rằng hút thuốc gây ung thư. Đội khác cho rằng hút
thuốc giúp con người thoải mái và xả stress. “Chủ đề xung đột” dễ thấy ở đây có thể là vấn đề “ảnh hưởng của
hút thuốc lá tới sức khỏe con người”.

Bên cạnh đó, người phản biện cũng nên đưa ra và chứng mình “tầm ảnh hưởng” của các luận điểm tổng kết
mình đã đưa ra, và đặc biệt chú ý đặt chúng trong tương quan với hệ thống luận điểm của đối thủ. Cuối cùng,
người phản biện từ việc so sánh và “cân” luận điểm nên đưa ra lí do vì sao đội mình xứng đáng giành phần
thắng trong trận đấu đó.
Để làm được những điều trên, những người này cần có khả năng nhận diện các vấn đề quan trọng được “tìm
thấy” và đưa ra trong trận đấu. Có bốn thao tác quan trọng mà người phản biện cần làm:

1. Tổng kết
Bài phản biện tổng kết ngắn gọn những vấn đề quan trọng (xung đột, luận điểm/quan điểm quan trọng
...) xuất hiện trong trận tranh luận.
2. Xác định các vấn đề quan trọng
Bài phản biện nên đưa ra được các vấn đề nổi bật mang tính khái quát hơn là sa đà vào việc nói hay lặp
lại các thông tin đã được đưa ra trước đó.
3. Đưa ra các sự lựa chọn
Một cách lí tưởng nhất là người phản biện có thể giảm thiểu tối đa tầm quan trọng của các luận điểm của
đối phương đưa ra trong khi vẫn tập trung được thời gian để phát triển và chứng minh tầm quan trọng
của các luận điểm của đội mình.
4. “Cân” luận điểm
Người phản biện tốt là người có thể chứng minh rằng kể cả khi đối phương có thể thắng ở một số luận
điểm, những luận điểm đó không đủ để mang lại phần thắng cho họ nếu đặt trong tương quan với các lập
luận của đội bạn. Do vậy việc xác định tầm quan trọng của các luận điểm trong trận tranh luận cũng như
thực hiện thao tác “so sánh – đối chiếu” là rất quan trọng để chứng minh đội bạn xứng đáng giành phần
thắng trong trận đấu.

Và sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về bốn thao tác trên.

Tổng kết
Ở một khía cạnh nào đó, phần phản biện tương tự như việc “nhận xét” nội dung trận tranh luận vừa được diễn
ra. Người phản biện nên “tua lại” những gì đã diễn ra trong trận tranh luận và thu hút sự chú ý của trọng tài vào
việc các luận điểm được hai đội đưa ra đã kết thúc như thế nào.

Một số chú ý và tiêu chí có thể sử dụng:

- Im lặng là đồng ý: nếu như đối thủ không bác bỏ luận điểm hay phần lập luận nào thì điều đó có nghĩa
đội đó tán thành với luận điểm (phần lập luận) đó
- Bỏ qua là công nhận: Trong trường hợp này, ví dụ người phản biện có thể nói: “Đội chúng tôi đã bác
bỏ luận điểm A của đội bạn và đội bạn cũng không phản hồi lại ý kiến của đội chúng tôi. Vì vậy chúng
tôi xin giả định rằng đội bạn đồng tình rằng phần bác bỏ của chúng tôi là đúng và hợp lí.”

Tuy nhiên việc nói rằng đội bạn “đồng ý” với đội mình nên được sử dụng hạn chế. Không nên lặp lại câu nói
kiểu này quá nhiều có thể gây phản cảm với trọng tài. Nếu sử dụng đúng mực và đúng chỗ (đặc biệt là với các
luận điểm quan trọng) thì có thể mang lại một số ích lợi như “nhắc nhở” trọng tài về các điểm quan trọng có lợi
cho đội mình đã diễn ra trong trận tranh luận.

*Ngoài ra, người phản biện nên tìm ra các “vấn đề” hay các chủ đề gây tranh cãi có tính quan trọng trong trận
tranh luận. (xem kĩ thêm ở phần sau)

Lưu ý:

- Tập trung vào các luận điểm quan trọng của đội mình đã đưa ra cũng như đã bác bỏ được đối phương.
- Khi tổng kết không nên lặp lại toàn bộ các luận điểm đã được đưa ra mà cần có sự “nhóm” (đưa các luận
điểm vào cùng chủ đề chung) và phân loại mức độ quan trọng để sắp xếp thời gian nói hợp lí.

Xác định các vấn đề quan trọng


Bài nói cuối cùng (phản biện) cần tập trung vào các vấn đề quan trọng đã được đề cập trong trận tranh luận. Có
bốn bước để xác định các vấn đề quan trọng này:

1. Xác định các luận điểm có thể làm cho đội bạn “thua” trận tranh luận
Xác định các luận điểm hay lập luận lợi thế của đội đối phương và phản bác chúng. Nhưng hãy chú ý
không nên để tốn quá nhiều thời gian ở các lập luận không có ảnh hưởng đáng kể tới trận tranh luận.
2. Xác định các luận điểm có thể giúp đội bạn “thắng” trận tranh luận
Không nên cố gắng nâng cao tất cả mọi luận điểm của đội bạn. Hãy dành thời gian và tập trung vào các
luận điểm quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới “cục diện trận đấu”.
3. Quan sát mối quan hệ giữa các luận điểm quan trọng
Nếu các luận điểm quan trọng mà lại có quan hệ với nhau thì chính mối quan hệ đó có thể càng làm tăng
tầm quan trọng và ảnh hưởng của các luận điểm đó.
Ví dụ như: nếu một đội thắng trong luận điểm cho rằng “Liên Hợp Quốc vi phạm quyền con người ở
Kosovo” và cũng chứng minh được rằng “Liên Hợp Quốc được xây dựng dựa trên những động cơ khác
không phải bảo vệ quyền con người thì như vậy đội đó không những có thể chứng minh rằng không chỉ
có những dẫn chứng cho thấy LHQ vi phạm quyền con người mà còn có thể giải thích được vì sao việc
đó xảy ra.
Lý luận dạng “kết hợp” như vậy thường khá mạnh bởi nó được hỗ trợ bởi nhiều khía cạnh và từ đó đối
phương sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc phản biện.
4. Xác định tầm ảnh hưởng chung của các luận điểm tới cục diện trận đấu
Một người phản biện hiểu quả sẽ cần biết đánh giá được mỗi luận điểm được đưa ra thông qua việc đặt
câu hỏi “Thế thì sao?” và “Vì sao luận điểm đó lại quan trọng?”. Đây là cách dễ dàng nhất và có thể là
hiệu quả nhất để đánh giá tầm quan trọng và ảnh hưởng của mỗi luận điểm tới trận tranh luận.

Đưa ra các sự lựa chọn


*Khi người phản biện đã xác định được các vấn đề quan trọng trong trận tranh luận, người này cần quyết định
xem nên lựa chọn các luận điểm và lập luận nào để nâng cao. Để làm được điều này, người phản biện cần chú ý
tới:

1. Làm chủ thời gian


Vì thời gian có hạn, người phản biện nên ưu tiên thời gian cho các luận điểm quan trọng trước. Nếu còn
thời gian có thể đưa ra các luận điểm khác theo thứ tự vai trò và tầm quan trọng của từng luận điểm.
2. Giới hạn vấn đề
Kể cả khi thời gian cho phép người phản biện có thể đưa ra toàn bộ các luận điểm đã có trong trận tranh
luận, người nói đôi khi đưa ra các sự lựa chọn không hợp lí khi nhấn mạnh toàn bộ các vấn đề xuất hiện
trong trận tranh luận.
Một số vấn đề đôi khi hiển nhiên cần được chú ý hơn các vấn đế khác, phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể
của từng trận tranh luận. Bạn cần suy nghĩ xem việc nhấn mạnh một vấn đề có thể ảnh hưởng tới các vấn
đề khác trong trận tranh luận hay ảnh hưởng tới “cục diện” trận đấu hay không. Nếu có dấu hiệu cho
thấy bạn đang nhấn mạnh một vấn đề rời rạc và có tầm ảnh hưởng kém, bạn nên xem xét về việc lựa
chọn vấn đề mà bạn muốn nhấn mạnh và nâng cao trong phần phản biện.
3. Các ưu tiên của trọng tài
Khi chọn lựa các luận điểm và cách thức trình bày các luận diểm đó, bạn nên luôn ghi nhớ trong đầu
trọng tài của trận đấu có những sự ưu tiên như thế nào tới các vấn đề hay luận điểm.
Ví dụ: nếu trọng tài được biết đến là một người không thích các phản biện đối đầu và thách thức các “sự
thật hiển nhiên” (bản chất là những điều mà con người quy ước với nhau nhưng chưa chắc đã đúng) thì
người tranh luận nên cố gắng tránh các luận điểm liên quan đến các sự thật hiển nhiên này mặc dù đôi
lúc bạn có thể cảm thấy đối phương đang quy chụp sự việc dựa vào “sự thật hiển nhiên”.
4. Vị trí luận điểm
Hãy nhớ rằng việc sắp xếp bài nói của bạn cũng quan trọng như tất cả các yếu tố khác trong một trận
tranh luận. Hãy đặt những lập luận quan trọng nhất lên đầu phần phản biện và các lập luận “yếu” nhất
xuống cuối bài nói. Tuy nhiên phụ thuộc vào tình hình (trọng tài, bối cảnh trận tranh biện ...), người nói
cũng có thể đặt những lập luận “yếu” nhất lên đầu để có thể kết thúc bài nói với những lập luận chắc
chắn và mạnh nhất từ đó để lại ấn tượng tích cực tới trọng tại.

*Mặc dù việc xác định tầm quan trọng của các lập luận có thể khó khăn nhưng người tham gia tranh luận nên
luyện tập nhiều để rèn luyện tránh việc đưa ra các sự lựa chọn “tồi” khiến đối phương có thể tấn công và giành
chiến thắng.

“Cân” luận điểm


Ba thao tác trên (tổng kết, đưa ra sự lựa chọn hay tìm ra các vấn đề quan trọng) là rất cần thiết nhưng chưa có
thể đảm bảo được chiến thắng của đội bạn. Trong một trận tranh luận, bạn cần luôn ghi nhớ đặt câu hỏi “Thế thì
sao?”. Có thể một người có thể chứng minh luận điểm của anh ta đúng, nhưng điều đó không có nghĩa là chắc
chắn luận điểm đó liên quan tới kiến nghị hay trận tranh luận. Người phản biện cần giải thích được tầm quan
trọng và tầm ảnh hưởng của các luận điểm. Năm thao tác sau sẽ giúp để đánh giá được tầm ảnh hưởng của các
luận điểm trong quá trình phản biện:

1. Phản hồi, không lặp lại


Phản biện các luận điểm của đối phương một cách trực tiếp.
2. So sánh và đánh giá
So sánh và đối chiếu luận điểm của các hai bên (đặc biệt là trong cùng một vấn đề/xung đột) để thuyết
phục đội mình giành phần thắng.
3. Suy nghĩ chiến lược
Đưa các luận điểm quan trọng nhất lên đầu bài nói
4. Kế hoạch hiệu quả
Chú ý tới các luận điểm và lập luận ở các bài nói trước để có thể xây dựng bài nói hiệu quả khi trận
tranh luận liên tục phát triển và có các sự thay đổi.
5. Sử dụng hiệu quả các “sự lựa chọn” của đối phương
Nhấn mạnh các luận điểm quan trọng mà đối phương đã không hay không thành công trong việc đưa
ra/bác bỏ. Việc này có thể giúp bạn chứng minh ý kiến của đội mình “mạnh” hơn.

Lưu ý:

- Phần hướng dẫn khái quát sẽ giúp người tranh luận không chỉ giải thích tầm ảnh hưởng quan trọng của
các luận điểm hay quan điểm của đội mình trong quá trình phản biện mà còn giúp người nói chỉ ra được
mối quan hệ giữa các luận điểm (chúng tương tác với nhau như thế nào trong trận tranh luận?).
- Người phản biện cần kết hợp việc chứng minh hệ thống luận điểm của đội mình mạnh hơn đối phương -
“cân” các luận điểm này qua việc so sánh và đối chiếu.

Những lưu ý khác


1. Trước khi phản biện luận điểm đội đối phương, bạn nên đánh giá liệu nó đã được giải thích triệt để và đi
kèm dẫn chứng. Nếu chưa, thì luận điểm chỉ là giả định. Bạn nên chỉ ra điều này! Tuy nhiên nó không
có nghĩa là họ sai – nó chỉ làm giảm độ tin cậy của họ.
Lưu ý: Chỉ ra đội đối phương thiếu giải thích hay dẫn chứng không đủ để bác bỏ nó. Phản biện thật sự
thách thức tính đúng đắn của luận điểm thay vì mức độ hoàn chỉnh. Bạn có thể nói rằng: “Kể cả khi đội
phản đối không làm rõ luận điểm này, tôi vẫn sẽ giải quyết nó.”
2. Đừng diễn giải sai luận điểm của đối phương. Các tranh luận viên thường diễn giải sai luận điểm bằng
cách tối giản hóa nó và bỏ qua tất cả các giải thích đi kèm. Nhiều tranh luận viên làm thế vi nó giúp việc
phản biện đơn giản hơn. Điều này tương đương với việc ăn gian.
Ví dụ: Đội ủng hộ cho rằng Mỹ và Châu Âu nên công nhận tính hợp pháp của quân đội nổi dậy ở Burna
và nên mở cửa hàng hóa cũng như thắt chặt quan hệ ngoại giao với Burma là cách tốt nhất để hạn chế
quân đội nổi dậy xâm phạm quyền con người. Đội phản đối phản biện rằng ủng hộ việc hợp pháp hóa
xâm phạm quyền con người của quân đội nổi dậy Burna là không thể chấp nhận được về mặt nhân đạo.
Trong trường hợp này, đội phản đối đã diễn giải sai luận điểm của đội ủng hộ! Đội ủng hộ muốn cải
thiện mối quan hệ với quân đội nổi dậy Burna không có nghĩa là họ không quan tâm đến quyền con
người. Hơn nữa, mục tiêu của họ còn là cải thiện vấn đề nhân quyền. Vì vậy, kết luận đội ủng hộ muốn
hợp pháp bạo lực ở Burna là sai.
XÂY DỰNG HỆ THỐNG LẬP LUẬN
HỆ THỐNG LẬP LUẬN TỐT ĐÒI HỎI ĐIỀU GÌ?
Bộ khung tốt và hệ thống luận điểm chặt chẽ, có sức tấn công.

LÀM THẾ NÀO ĐÊ NGHĨ RA BỘ KHUNG TỐT?


Với dạng tranh biện chính sách, một bộ khung tốt phải:
1. Thiết lập rõ ràng bối cảnh của đề xuất.
2. Cụ thể hóa các hành động trong đề xuất (cách thực thi), người thực hiện, và mục đích của những
hành động đó.
3. Nêu rõ mục tiêu của bản đề xuất: mức độ thành công, giá trị/ ưu tiên chính.

Ví dụ: Chúng tôi cho phép buôn bán nội tạng.


Định nghĩa: Chính phủ sẽ cho phép người dân bán thận trong môi trường có kiểm soát.
Bộ khung:
1. Chúng tôi muốn tranh luận chính sách này trong giới hạn nước Mỹ.
2. Chúng tôi muốn chính phủ đặt ra một thị trường buôn bán nội tạng dưới sự kiểm soát của viện
sức khỏe quốc gia.
3. Thị trường sẽ bao gồm một phòng đăng ký cho người muốn bán nội tạng tự đăng ký và một
phòng đăng ký tại bệnh viện và phòng khám tư sẽ là cầu nối trung gian cho bệnh nhân muốn mua
nội tạng.

Với dạng tranh biện giá trị, một bộ khung tốt phải:

1. Thiết lập rõ ràng bối cảnh của kiến nghị để đánh giá. Liệu nó sẽ được đánh giá dựa trên nguyên
tắc chung hay một hoàn cảnh cụ thể?
2. Trình bày rõ ràng mục tiêu của đánh giá.
3. Trình bày rõ ràng các tiêu chí đánh giá.

Ví dụ: Chúng tôi tin rằng tôn giáo là thuốc phiện của con người.

Định nghĩa: Thuốc phiện – thứ gì đó gây phiện cho con người, khiến họ trở nên lệ thuộc vào nó, và
không đem lại tác dụng gì tốt cho họ nhưng họ không nhận thức được điều ấy. Tôn giáo – tôn giáo
có tổ chức như Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo,…Khi nói tôn giáo là thuốc phiện của con người nghĩa là
tôn giáo là thể chế mọi người sùng bái và lệ thuộc nhưng thật ra đem lại tác hại cho họ nhiều hơn lợi
ích.

Bộ khung:

1. Trận tranh biện này xoay quanh liệu tôn giáo có hại nhiều hơn có lợi không. Đương nhiên, không
cần tranh luận liệu mọi người có sùng bái và lệ thuộc tôn giáo không vì nó đã là sự thật hiển
nhiên.
2. Vậy câu hỏi trong trận tranh biện này là :” Liệu tôn giáo có hại nhiều hơn có lợi không?”
3. Chúng tôi muốn tranh luận về nó như một nguyên tắc chung và không đặt trong địa điểm cụ thể
nào.
4. Cuối cùng, chúng ta cần đánh giá và tranh luận rằng liệu tôn giáo có hại nhiều hơn có lợi đối với
cá nhân và xã hội.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGHĨ RA HỆ THỐNG LẬP LUẬN CHẮC CHẮN?


Ở dạng tranh biện chính sách:

1. Luận điểm đầu tiên nên trả lời câu hỏi: “để làm gì , cái gì bị đe dọa”. Ở dạng tranh biện chính sách , nó
thường là nơi bạn đánh giá mục đích và giá trị bao trùm của chính sách. Đây là nguyên tắc quan trọng
trong hệ thống lập luận của bạn.
2. Lập luận thứ hai nên chỉ ra tại sao chính sách của bạn đạt được mục đích. Bạn cần phân tích những điểm
đặc biệt trong chính sách của bạn và chứng minh rằng làm thế nào những điểm đặc biệt này có thể đạt
được mục đích điều gì trong chính sách của bạn làm cho chúng tôi tin nó có thể đạt được mục đích?
3. Luận điểm thứ ba thường chỉ ra còn điểm gì tốt hoặc đặc biêt ở chính sách mà ko nhất thiết liên quan
đến mục đích. Những luận điểm này thường là ý tưởng của bức tranh lớn hơn và toàn cảnh hơn.

Ở dạng tranh biện giá trị :

1. Luận điểm đầu tiên nên thể hiện lời giải thích trực quan và rõ ràng nhất. Nó nên là luận điểm mà nếu
bạn chỉ có 2 giây để trình bày, nó sẽ là thứ đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn.
2. Luận điểm thứ hai và thứ ba nên thể hiện lời giải thích ít rõ ràng hơn ma yêu cầu suy nghĩ sâu hơn là
diễn giải.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN THUẬT CHO HỆ THỒNG LẬP LUẬN ĐỂ NÓ MANG
TÍNH TẤN CÔNG CAO?
Cố gắng dự đoán hệ thống lập luận đội đối phương, sau đó xây dựng phòng thủ theo bộ khung và lập luận
của bạn. Luận điểm của bạn cũng nên cân nhắc về các phản biện tiềm năng của đội đối phương. Thêm giải
thích có tác dụng ngăn chặn phản biện tiềm năng từ đối thủ.

VỀ HỆ THỐNG LẬP LUẬN CỦA ĐỘI PHẢN ĐỐI


Trong quá trình xây dựng hệ thống lập luận cho đội phản đối, trả lời những câu hỏi sau:

1. Tại sao bạn phản đối đội ủng hổ? Tại sao bạn không đồng ý với họ?

Để trả lời câu hỏi này trong thời gian chuẩn bị, bạn cần dự đoán cách đội ủng hộ định nghĩa kiến nghị. Khi
bạn có ý tưởng về những gì họ sẽ làm, nghĩ xem tại sao bạn nên phản đối nó.

Lý do nên về mặt giá trị, không chỉ là những lời phàn nàn hoặc kêu ca với điểm nhin của đội ủng hộ.

Câu trả lời của bạn cho câu hỏi này nên nằm trong một hoặc hai luận điểm đầu tiên trong hệ thống lập luận.

2. Vậy bạn muốn gì?

Vì bạn không đồng tình với đội ủng hộ, bạn cần quyết định mình muốn gì khác.
Trong một trận tranh biện chính sách khi một đội ủng hộ đưa ra một đề xuất, bạn cần quyết định xem liệu
bạn sẽ đưa ra một đề xuất đối lập để đạt được mục tiêu hay bạn sẽ bảo vệ hiện trạng. Dù bạn làm cách này
hay cách khác, điều quan trọng là bạn bảo vệ được cái gì đó. Bạn cần phải đại diện cho điều gì đó.

3. Tại sao nó tốt hơn những gì đội ủng hộ mong muốn?

Sau khi trình bày quan điểm của bạn, bạn cần chứng minh tại sao nó tốt hơn những gì đội ủng hộ muốn.

Lời giải thích cho quan điểm của bạn sẽ là hệ thống lập luận thứ hai.

CHƯƠNG MỞ RỘNG:
CHỨNG MINH
Chứng minh một luận điểm nghĩa là củng cố nó với các lí luận. Lí luận chứng minh bao gồm cơ chế thực
hiện và dẫn chứng. Tuy nhiên hãy nhớ rằng những luận điểm khác nhau yêu cầu chứng minh khác nhau.

Nhìn chung có hai khuân mẫu mà hầu hết lập luận tuân theo:

1. A gây ra B (nguyên nhân, kết quả)

Ví dụ: Án tử hình ngăn chặn tội ác

Chứng minh hợp lí trong trường hợp này yêu cầu giải thích về quá trình diễn ra (cơ chế logic) và dẫn chứng
thực nghiệm mà trên thực tế đã xảy ra.

Tuy nhiên bạn không nên dừng lại ở đây. Để củng cố luận điểm bạn phải chứng minh tại sao kết quả của nó
quan trọng. Kể cả khi bạn đã thuyết phục trọng tài về một kết quả, bạn vẫn cần phải thuyết phục rằng kết
quả ấy đủ quan trọng để kiến nghị được thông qua. Ví dụ, sau khi bạn đã chỉ ra án tử hình ngăn chặn tội ác ,
bạn cần nói rõ tại sao ngăn chặn tội ác là một lí do tốt để đồng ý án tử hình.

2. A đúng vì nó tuân theo nguyên tắc B


A sai vì nó phản nguyên tắc B

Ví dụ: Lao động trẻ em là sai vì nó bóc lột trẻ em. Mại dâm là hình thức trao đổi thương mại hợp pháp. Đền
bù cho con cháu của những người nô lệ là hợp lí và công bằng…

Ở những ví dụ trên, những giá trị liên quan lần lượt là sự nhân đạo, sự bóc lột, trao đổi hợp pháp, công lí và
công bằng.

Để chứng minh những luận điểm này bạn cần:

Đầu tiên, giải thích giá trị, ví dụ như công lí.

Thứ hai đưa ra căn cứ cho giá trị và bảo vệ tính phổ quát của nó. Đưa ra ví dụ song song.
Thứ ba và quan trọng nhất chứng minh nó tuân theo hoặc hản lại giá trị như thế nào bằng cách chỉ ra mối liên
hệ của nó với ví dụ.

Ví dụ

Hãy giả định rằng bạn mới trình bày xong rằng nêu tên và chế giễu những kẻ ấu dâm giúp bảo vệ trẻ em bằng
cách cảnh bảo cha mẹ. Bây giờ bạn cần lập luận rằng hình phạt này hoàn toàn đáp ứng về mặt đạo đức

Nêu tên và chế giễu là một hình phạt phù hợp với những kẻ ấu dâm vì nó thích đáng với mức độ phạm tội.

Thích đáng là một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp lí. Sự thích đáng đòi hòi mức độ hình phát
tương ứng với mức độ thiệt hại tội phạm gây ra. Nguyên lí này được bảo vệ bởi…(Quốc hội? Tòa án hình sự?
Pháp luật?) Đây là lí do tại sao những tội ác đáng ghê tởm như giết người hay hiếp dâm bị phạt nặng nhất
(Bước 1 và 2)

Ấu dâm không phải tội bình thường nó nhắm tới đối tượng yếu ớt nhất trong xã hội: trẻ em. Ngoài ra thiệt hại
mà tội ác này gây ra không thể đong đếm được và thường để lại hậu quả vĩnh viễn. Nạn nhân ấu dâm bị chấn
thương tâm lý. Và kể cả khi nạn nhân vượt qua được, họ phải chịu những vấn đề về tình dục ở tuổi trường thành
với mức độ của tội ác ấu dâm thì nêu tên và chế giễu là hoàn toàn hợp lí, kể cả đến mức tẩy chay. Nếu điều này
khiến phụ huynh nhận diện được những kẻ mà con mình cần tránh xa, thì chúng tôi ủng hộ nó vì ngay từ đầu,
những thiệt hại mà họ gây ra cho nạn nhân đã tương ứng với sự khắc nghiệt của hính phạt. (Bước 3)

SỬ DỤNG VÍ DỤ HIỆU QUẢ


Bạn sẽ làm gì nếu bạn phải chứng minh rằng cho quân đội nghĩ vào Mindanao là nguy hiểm vì nó có thể dẫn tới
sự leo thang của quân nổi dậy? Bạn sẽ dùng ví dụ nào?

Đương nhiên, bạn sẽ cần ví dụ lịch sử. tuy nhiên đây là lần đầu tiên Philippines mời quân đội Mỹ vào Mindanao
để dẹp bỏ khủng bố, vì vậy không thể có ví dụ từ lịch sử Philippines. Trong trường hợp này bạn có thể sử dụng
ví dụ lịch sử từ các quốc gia khác. Ban có thể nói rằng chiến tranh Việt Nam bắt đầu chỉ với Mỹ cử vài trăm lực
lượng quân đội tinh nhuệ sang làm cố vấn cho chính phủ Nam Kỳ và Mỹ cứ tiếp tục cử thêm quân đội khi họ
phát hiện ra họ không thể tiêu diệt kẻ thù chỉ với số lượng lính nhỏ (Nghe quen không? ). Bạn có thể nói về
quan hệ hợp tác quân sự chặt chẽ giữa chính phủ Columbia và Mỹ đóng góp vào việc chính phủ từ chối hiệp
ước hòa bình với quân nổi dậy vì họ lo rằng điều đó có thể tiếp thêm sức mạnh cho quân nổi dậy.

Bây giờ, bạn có thể nghĩ rằng những ví dụ này đã đủ để chứng minh cho lập luận của bạn. Không phải. Để thật
sự chứng minh luận điểm, bạn phải trả lời câu hỏi: “Điều gì khiến bạn nghĩ nó sẽ xảy ra trong trường hợp này?”
Vì vậy bạn nên nói về những tính chất của vụ việc ở Mindanao mà tương ứng ví dụ ở Việt Nam. Bạn có thể chỉ
ra chính phủ không thể kháng cự lại lệnh tang cường sự xuất hiện của quân đội Mỹ của Bush nếu một lính Mỹ
bị giết bởi Abu Sayaff hoặc nếu Abu Sayaff không bị dẹp bỏ sau một năm. Bạn có thể nói về cách lính Mỹ
nhầm lẫn quân nổi dậy MILF, những người mà chính phủ đang đàm phàn lệnh đình chiến, với quân khủng bố
Abu Sayaff và châm ngòi cuộc chiến. Bạn cũng có thể nói về mối quan hệ chặt chẽ giữa Abu Sayaff và MILF
và cách Mỹ tham chiến vào vấn đề quân nổi dậy. Đây là những điều có thể lặp lại lịch sử Việt Nam. Đây là
phân tích thật sự!

Ví dụ song song
Có những trường hợp không thể tìm ví dụ trực tiếp ủng hộ hay chứng minh luận điểm của bạn. Ví dụ, làm gì có
ví dụ thực tế cho luận điểm Nhật Bản và Hàn Quốc cùng tổ chức World Cup sẽ cái thiện sợi dây chính trị giữa
hai quốc gia? Nó rất khó để đưa ra ví dụ về hai quốc gia với lịch sử thâm thù lại cùng nhau tổ chức sự kiện thể
thao cải thiện quan hệ chính trị. Trong trường hợp như thế này, bạn đưa ra một ví dụ song song. Ví dụ, bạn có
thể tìm những ví dụ song song về những quốc gia làm việc với nhau cho một sự kiện không liên quan đến chính
trị để thắt chặt quan hệ. Bạn có thế đưa ra ví dụ Mỹ và Nga hợp tác để xây dựng trạm không gian quốc tế và
công trình khoa học này ít nhất đã mở ra chương mới trong mối quan hệ ngoại giao Mỹ-Nga. Như những ví dụ
trên bạn cần chứng minh hai ví dụ này tương đồng với nhau.

Thematic Rebuttals:
Trong bài nói của người thứ ba từ cả hai phía cần phản biện lại những luận điểm chính của đối phương. Rất
nhiều người thực hiện việc này bằng cách phản biện lần lượt từng ý. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến trường
hợp bài nói gồm hơn 10 ý phản biện nhưng mỗi ý lại không được giải thích kĩ càng. Đây không phải là một
cách phản biện hiệu quả! Trong case thường có những ý trùng lặp nhau một phần, hoặc các lí lẽ có thể sử dụng
chung một phản biện.
Thematic rebuttal cho phép chúng ta nhóm các luận điểm của đối phương thành các themes, tổng kết hướng đi
chung của đội đối phương. Nhìn chung sẽ có 4 themes trong 1 trận tranh biện – nếu bạn nghĩ có nhiều hơn 4 thì
có lẽ bạn đang có quá nhiều theme.

Sau khi đã xác định các themes, bạn có thể thấy được hướng tiếp cận của đội đối phương và giải thích tại sao nó
lại sai. Cách này giúp bạn có nhiều thời gian hơn cho từng lập luận bởi vì bạn có ít ý để nói hơn, vì vậy bạn có
thể thêm lí lẽ và dẫn chứng cụ thể cho các themes. Bạn có thể so sánh hướng tiếp cận của đội đối phương và của
đội mình ở trong mỗi theme.

Thematic rebuttal không dễ! Cần rất nhiều thời gian luyện tập bạn mới có thể tóm gọn case của đối phương vào
trong 3 đến 4 luận điểm. Tuy nhiên vẫn nên thử dung thematic rebuttal bởi nó thực sự hữu ích! Điều tốt nhất
của thematic rebuttal đó chính là kiểu phản biện này cho chúng ta cái nhìn dễ hơn về các vấn đề chính trong trận
tranh biện– bởi rất có thể chúng ta sẽ bị xoáy vào những lập luận không quan trọng và bỏ qua những luận điểm
có khả năng đánh mạnh vào case đối phương.

Một vài gợi ý khi thematic rebuttal:


Chắc chắn rằng bạn đã ghi lại toàn bộ lập luận của bên đối phương! Các thành viên khác trong đội có thể lắng
nghe và giúp bạn việc này. Bạn có thể dùng giấy note ở bước này. Sau đó, nhìn vào tất cả các luận điểm và tìm
ra điểm chung của chúng, ví dụ như :

• Quyền của mỗi cá nhân


• Vấn đề tài chính
• Hệ quả lên toàn bộ xã hội
• Đề xuất của đối phương và tính khả thi của nó
• Hệ quả lên môi trường
• Vai trò của chính phủ

Bạn có thể nhận ra theme khi nhìn vào team split của đối phương. Một theme có thể đặt dưới dạng câu hỏi:
“Thực trạng là gì?” hoặc “Tại sao mọi người lại chọn cách làm như thế này?” Tuy nhiên cách tốt nhất để nhận
ra theme là suy nghĩ xem adjudicator cho rằng luận điểm nào quan trọng– tự trả lời câu hỏi “luận điểm nào của
đối phương ảnh hưởng nhiều nhất tới case của bạn?”. Bạn nên ưu tiên phản biện những ý quan trọng trước.
Dưới đây là 1 ví dụ về thematic rebuttal. Nhớ rằng đây chỉ là tóm tắt những ý chính và tất cả các ý đó đều cần
giải thích, dẫn chứng và tie-back .
Với kiến nghị “Australia nên chấp nhận rác thải phóng xạ” bên Ủng hộ có những lập luận sau:
Người 1:
1) Nêu ra mô hình lưu trữ và xử lí rác thải phóng xạ của Australia .
2) Công nghệ mới đồng nghĩa với việc rác thải phóng xạ có thể được lưu trữ và vận chuyển 1 cách an
toàn; vì vậy không có lí do gì phải sợ việc lưu trữ rác thải.
3) Australia là nơi thích hợp để lưu trữ rác thải xét trên khía cạnh nó là một khu vực biệt lập và có địa
chất bền vững.
4) Năng lượng hạt nhân tốt cho môi trường vì nó sẽ ngăn chặn sự lan tỏa của hiệu ứng nhà kính - và bằng
cách chấp nhận rác thải chúng ta đang khuyến khích các nước khác làm theo cách này.

Người 2:
1) Australia là nước xuất khẩu uranium cho các nhà máy hạt nhân; vì vậy họ buộc phải chấp nhận một
phần rác thải được thải ra từ các nhà máy đó.
2) Bãi phế thải sẽ tạo công ăn việc làm và thúc đẩy nền kinh tế của Australia khi nó thu hút nhà đầu tư
nước ngoài và tạo việc làm.
3) Chính phủ Australia sẽ có nguồn thu nhập từ bãi phế thải bằng tiền giấy phép và tiền thuê mỏ.
4) Rác thải nên được lưu trữ ở những vùng xa xôi hẻo lánh của Australia hơn là bất cứ nơi nào khác trên
thế giới
Người thứ 3 của đội phản đối có thể nói rằng có 3 theme trong trận tranh biện này:
“Đầu tiên, tôi muốn chỉ ra vấn đề liệu việc lưu trữ rác thải phóng xạ có thực sự có lợi cho người dân Australia
và môi trường ở đó hay không.
Thứ hai, dựa trên lập luận của bên Ủng hộ rằng Australia bắt buộc phải có trách nhiệm với năng lượng hạt nhân
và số uranium Australia đã xuất khẩu với các nước khác trên thế giới.
Cuối cùng, tôi sẽ chỉ ra lập luận của đội phản đối trong luận diểm chúng ta nên chấp nhận rác thải phóng xạ vì
điều đó tốt cho nền kinh tế”
Nhìn vào các lập luận của đội Phản đối có thể thấy rằng 3 theme đã bao gồm toàn bộ 8 ý của đội Ủng hộ.

MATTER, MANNER AND METHOD


Trích dẫn từ the Debate Association of Victoria Website
Adjudicators nhận xét cả đội dựa trên 3 khía cạnh: matter, manner và method.

VẤN ĐỀ
Đơn giản, Vấn đề nói đến những công cụ để bạn có thể xây dựng lập luận- thực tế hoặc dẫn chứng mà case
của đội bạn dựa trên. Vấn đề bao gồm những thứ như trích dẫn, số liệu, thực tế và dẫn chứng mà bạn có thể
đưa ra để chứng minh cho lập luận của bên minh.
Hai yếu tố rất quan trọng của vấn đề là logic và sự liên quan. Logic nói đến việc liệu 1 thực tế này có thể
dẫn đến thực tế kia không. Ví dụ, trong trận tranh biện với kiến nghị liệu án tử hình có nên được tái áp dụng
hay không, bạn có thể dùng số liệu tỉ lệ tội phạm của các bang có áp dụng án tử ở Mĩ, để chứng minh cho
luận điểm án tử hình sẽ giảm thiểu những tội phạm tiềm ẩn và ngược lại. Sự liên quan nói đến việc liệu
những dẫn chứng và lập luận của bạn có thể áp dụng vào kiến nghị và trận tranh biện không. Khi frame lập
luận của bạn, kiểm tra xem lập luận của bạn có logic và liên quan không bằng cách trả lời câu hỏi: "Liệu
luận điểm này có thể tăng khả năng thắng của đội bạn không?" Chỉ khi bạn có thể trả lời “có”, lúc đó lập
luận của bạn mới có đủ 2 yếu tố trên.
5 lưu ý cho phần Vấn đề:
1. Sự liên quan! Hãy chắc chắn rằng mọi lập luận của bạn đều được link về motion.
2. Hãy chắc chắn rằng mọi lập luận đều được củng cố bằng 1 dẫn chứng!
3. Đặt mình vào vị trí của đối phương và thử nghĩ xem họ sẽ có những luận điểm gì. Bạn sẽ phản biện
những luận điểm chính của họ như thế nào?
4. Luôn cập nhật những tin tức mới nhất bằng cách đọc những tờ báo như The Economist, The Guardian
Weekly, The Atlantic Monthly hoặc Newsweek cho những người mới bắt đầu.
5. Quan trọng nhất, đừng bao giờ hài lòng với những kiến thức thu được từ các tạp chí hay báo. Những
phương tiện ấy chỉ có thể cho bạn những thông tin cần thiết. Hãy nghiên cứu những gì bạn thu thập được
qua Internet hoặc thư viện . Đó là cách duy nhất để bạn có thể đánh bật đối thủ!

PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp nói đến cấu trúc bài nói của bạn, và nó liên kết với case của đội bạn như thế nào. Có 3 thành
phần chính trong phương pháp: phương pháp cá nhân, phương pháp đội, và bài nói của bạn qua diễn biến
của trận tranh biện.
Phương pháp cá nhân là bài nói của bạn được trình bày như thế nào. Mỗi bài nói cần có phần mở rõ ràng,
phần giữa và kết(kết luận), theo trình tự như vậy. (Điều này có vẻ hiển nhiên nhưng sẽ có một số người mở
bài sau khi đã nói được một nửa thời gian.) Để làm tốt ở khía cạnh này, ngay từ đầu, bạn phải hiểu được bài
nói của mình cần đạt được những gì. Nói phần mở thật rõ ràng và ngắn gọn, làm theo cấu trúc trên và trong
phần kết nhấn mạnh những gì bạn đã hoàn thành, trong cả case của đội bạn.
Phương pháp đội là cách bài nói của bạn ăn nhập với case của team bạn. Bài nói của ba người trong đội bạn
phải thống nhất với nhau, nhưng là theo hướng phát triển chứ không phải lặp lại. Một người thứ 2 chỉ nhắc
lại những ý của người thứ nhất có thể gây hại không khác gì một người 2 mâu thuẫn với người thứ nhất.
Đây là vấn đề rất phổ biến với những đội mới tranh biện, bởi đây là vấn đề của cả đội chứ không phải 1 cá
nhân. Hãy luôn chắc chắn rằng bài nói của từng cá nhân khớp với kế hoạch chung của các bạn.
Tiến trình trận tranh biện. Đây là khía cạnh mà tranh biện khác với một xâu chuỗi các bài nói. Quan trọng là
các debater cần phản hồi lại tiến trình của trận đấu trong bài nói của mình và điều chỉnh lại bài nói khi trận
tranh biện diễn ra. Ví dụ, nếu người nói trước bạn thừa nhận 1 ý quan trọng, bạn không cần phải dành nửa
thời gian chứng minh ý đó nữa vì nó đã được thừa nhận. Một người tranh biện tốt sẽ thấy,và điều chỉnh bài
nói của họ sao cho họ có đủ thời gian để nói những ý chính khác. Tương tự, quan trọng nhất là trước lượt
nói của mình, mọi người đều phải nhận ra vấn đề chính trong trận tranh biện lúc này là gì. Bài nói của
bạn(đặc biệt là phần mở của bạn) nên đề cập đến vấn đề chính đó - và sẽ không có cơ hội để đánh vào case
của đối phương tốt như trong 60 giây đầu của bài nói. Đây là vấn đề mà nhiều người mới tranh biện gặp
phải, bởi nó đòi hỏi chúng ta phải nhìn trận tranh biện như 1 trận chiến, và làm thế nào để bạn có thể đưa ra
hướng đi và chiến lược tốt nhất cho đội của mình.
5 lưu ý cho phần Phương pháp
1. Vạch ra những ý chính bạn cần nói
2. Tổng kết những ý chính của bạn vào cuối bài nói
3. Hãy chắc chắn rằng bạn đã nêu team split và tuân thủ nó.
4. Hãy chắc chắn rằng mọi người trong đội bạn đều hiểu rõ định nghĩa, và chuẩn bị bảo vệ định nghĩa nếu
cần thiết
5. Cẩn thận để không mâu thuẫn với người thứ nhất/ người nói trước bạn trong đội

THÁI ĐỘ
Thái độ là cách mà bạn truyền tải bài nói của mình. Nó bao gồm tất cả những gì liên quan tới cách trình bày
• Giọng nói. Đừng nói đều đều, hãy ngắt nghỉ đúng chỗ.
• Điệu bộ. Bạn nên dùng ngôn ngữ kí hiệu bằng tay, tuy nhiên tránh sử dụng quá nhiều.
• Sử dụng note. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng note bằng lòng bàn tay thay vì cả 1 tờ giấy to– lật đi
lật lại giấy có thể khiến người khác mất tập trung, nhưng note trong lòng bàn tay không như vậy
• Giao tiếp bằng mắt. Bạn càng nhìn khán giả nhiều càng tốt. Cách tốt nhất để nhìn khan giả đấy chính là
ngừng phụ thuộc vào giấy note. Trong một vài bài nói đầu có thể bạn muốn tăng thêm cảm giác tự tin bằng
cách viết toàn bộ bài nói ra giấy– tuy nhiên khi bạn tranh biện đủ nhiều thì bạn sẽ không còn phụ thuộc vào
giấy nữa và có thể giao tiếp bằng mắt với khán giả. Luôn hướng về phía khán giả - đừng bao giờ quay sang
đối thủ của bạn khi bạn phản biên.
• Hài hước. Khi cần thiết, khiếu hài hước có thể khiến khán giả thoải mái và chú tâm hơn vào bài nói của
bạn. Đừng cố tỏ ra hài hước nếu câu chuyện hài của bạn không liên quan gì tới tranh biện (không kể hài
nhảm). Sự hài hước có thể giảm giá trị bài nói của bạn, ví dụ như đùa cợt về vấn đề sống chết trong tranh
biện. Sử dụng đánh giá cá nhân của bạn, tuy nhiên nếu sự hài hước của bạn làm khán giả bối rối thay vì cười
sảng khoái thì đó chính là một sai lầm.
Thái độ là một khía cạnh chủ quan của debate, quy tắc duy nhất đấy chính là bạn phải thuyết phục. Là một
người diễn thuyết, bạn phải tìm cho mình một cách riêng để truyền tải ý tới khán giả, và để khán giả nhìn
bạn với tư cách là một người thuyết phục. Một số người nói nhanh, hay nói chậm; một số nói to, một số nói
nhỏ, một số người sôi nổi, số khác trầm và nói lý nhiều. Không có style nào tốt hơn style nào; nhưng có 1
thực tế là những người mới tranh biện thường nói rất nhanh, nói đều đều và không điều chỉnh tốc độ khi cần
thiết. Luôn nhớ rằng người bạn cần thuyết phục là khán giả chứ không phải đối phương, vì vậy hãy chú ý
đến biểu cảm của họ và điều chỉnh bài nói của mình cho hợp lí. Hãy cố thuyết phục họ và đừng cố thay đổi
suy nghĩ của đối phương.
Nên nhớ rằng đội đối phương không có quyền chọn lựa họ ở phe nào - vì vậy đừng tấn công cá nhân. Sỉ
nhục đối phương trước mặt khán giả chỉ khiến bạn trở nên tầm thường hơn thôi. Hành động đó cũng có thể
dẫn đến vi phạm về Quy tắc ứng xử. Công kích luận điểm của đối phương, nhưng đừng công kích cá nhân!
5 lưu ý cho phần Thái độ:
1. Cười với khán giả
2. Nói chậm lại! Hầu hết mọi người đều nói rất nhanh
3. Dừng lại giữa các ý để khán giả có thời gian ngấm
4. Thay đổi giọng khi bạn chuyển sang 1 ý mới
5. Dùng ngôn ngữ cơ thể và các kí hiệu để bài nói sinh động hơn.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHẦN MỞ


By Meg O’Sullivan
Winner, 1999 World Universities Debating Championships

Giữa định nghĩa, phản biện, dẫn chứng và tổng kết, tầm quan trọng của phần mở thường bị lãng quên.
Thông thường, chúng ta quá lo lắng làm thế nào để làm tròn vai trò của mình mà quên đi mất làm thế nào để
có 1 phần mở thú vị.
Điều bạn cần làm trong phần mở là thu hút sự chú ý của khán giả và giám khảo. Bạn muốn họ ngồi thẳng
lên và hỏi người kế bên“Debater này là ai vậy?”
Bên cạnh đó, bạn muốn kéo trận tranh biện về phía có lợi cho mình. Hãy nhớ rằng bạn chỉ có 7 phút để
thuyết phục khán giả rằng mình đúng. Một số khán giả đang phân vân về ý kiến của bạn, số khác đã bị
thuyết phục. Ngay từ phần mở của bạn, bạn phải cho khán giả thấy rằng không một người nào có ý kiến
đúng đắn lại đồng tính với quan điểm của đối thủ của bạn.
Nói chung, phần mở bài sẽ thiết lập sự tin cậy của khán giả dành cho bạn. Nếu họ có ấn tượng tốt với bạn
ngay từ đầu, điều này sẽ theo đến cùng. Nếu phần mở của bạn không tốt (cứng nhắc, chán) thì bạn sẽ mất
điểm với khán giả.
Một phần mở đầu tốt rất quan trọng vì adjudicator sẽ có ấn tượng với bạn ngay từ những phút đầu tiên. Phần
mở quyết định điểm số cho phần Thái độ của bạn, vì vậy hãy tự tin ngay từ đầu. Để có điểm tốt phần Thái
độ, don’t be afraid to speak slowly in your introduction. Bạn nói càng chậm, càng rõ ràng thì luận điểm của
bạn càng thuyết phục, và những luận điểm chính của bạn sẽ được nhấn mạnh cũng như được khán giả chú
tâm đến.
Một tác dụng nữa của việc nói chậm rãi, từ tốn đấy chính là nó trái ngược với phong cách hô hào từ người
nói trước của bạn. Nếu người nói trước có xu hướng hô hào thì không có gì gây ấn tượng và chứng minh sự
có lí của bạn hơn là nói chậm và từ tốn.
Dưới đây là một số lưu ý cho phần mở. Nhớ rằng những gợi ý này không thể áp dụng cho mọi trận debate.
Hãy linh hoạt và sử dụng kiến thức của chính bạn.

Người nói thứ nhất:


n Trước khi đến với phần định nghĩa, team line và team split, nhớ dành một chút thời gian để nói đến hoàn
cảnh của trận tranh biện. Giải thích tại sao chúng ta cần tranh biện về vấn đề này. Trả lời câu hỏi, ‘tại sao
chúng ta tranh biện về kiến nghị này?’ Nhấn mạnh bất cứ sự thay đổi nào trong hoàn cảnh.
n Khi định nghĩa, điều quan trọng là giải thích cặn kẽ những cụm từ đáng bàn cãi. Đừng ngại khi nói
thẳng, “Vấn đề trong trận tranh biện ngày hôm nay là abcxyz.”

Người nói thứ hai:


n Luôn bắt đầu với phần phản biện. Nếu bạn cần chỉnh lại hiểu nhầm của đối phương, làm nó ngay từ đầu.
n Ưu tiên đặt những phản biện chính và đáng tranh cãi nhất lên đầu. Cho giám khảo và khán giả thấy rằng
bạn có thể làm chủ trận debate và kéo nó về phía có lợi cho đội mình

Người nói thứ ba:


n Phần mở của bạn phải cho thấy được bạn nhìn thấy tổng quan của trận tranh biện
n Mở đầu bài nói của bạn bằng cách tổng kết hướng đi sai lệch của đội đối phương và hướng đi đúng của
đội mình
n So sánh hướng đi của hai đội và giải thích tại sao hướng đi của đội mình tốt hơn
Và cuối cùng là 1 số lưu ý dành cho tất cả mọi người:
1. Hít một hơi thật sâu trước khi đi lên. Điều này sẽ giúp bạn thư giãn trước khi lên bục nói. Một debater
giỏi có cái nhìn tổng quan về trận tranh biện, hít thở sâu giúp bạn làm vậy
2. Trước khi người nói trước bạn kết thúc, hãy bắt đầu nghĩ về phần mở bài của bạn
3. Yêu cầu các thành viên khác trong đội không chỉ cách phản biện cho bạn. Ý kiến của họ có thể làm bạn
sao nhãng và rối.
4. Đừng ngại ngần làm điệu bộ. Bắt đầu bài nói của bạn bằng cách cho người khác thấy bạn đang làm chủ
sân khấu - đừng làm lố quá!
5. Đừng nói những nhận xét sáo rỗng. Giám khảo hay khán giả không cho đó là khôn ngoan hay giải trí
đâu.
6. Chuẩn bị cho phần mở của bạn thật kĩ, nhưng hãy linh hoạt. Phần mở tốt sẽ trực tiếp liên quan/ phản bác
lại những gì đội đối phương đang nói.

Point of Information:
POI có thể được đưa ra bởi thành viên của đội đối phương, giữa 2 hiệu lệnh (sau 1 phút đầu và trước 1 phút
cuối). Khi đưa ra POI cần phải đứng lên và đưa ra dấu hiệu, thường là nói ‘point of information’. Số lượng
POI không bị giới hạn, nhưng nếu đưa ra nhiều hơn 1 POI trong 30 giây, bạn có thể bị phạt vì phá rối bài
nói của đội đối phương.

Người nói có thể nhận hoặc từ chối POI, nhưng nhiều người thường nhận từ 2-3 POI trong lượt nói của
mình. Không nên nhận POI quá sớm bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến bài nói trước khi bắt đầu. Nhận nhiều
hơn 2-3 POI sẽ làm mất thời gian cho bài nói (trừ khi bài nói quá ngắn). Việc nhân 1 POI có thể chấp nhận
được nếu không có thêm POI nào được đưa ra.

POI khi đưa ra cần được thể hiện dưới dạng 1 câu hỏi ngắn hoặc ví dụ đối lập để phản đối những gì người
nói đang trình bày. POI chỉ nên được đưa ra trong khoảng 10 giây và hướng vào trọng tâm vấn đề. Nhiều
người tranh biện chưa có kinh nghiệm thường sợ nhận POI bởi họ đánh giá quá cao trình độ của đói phương
và nghi ngờ về những gì mình nói.
Có nhiều cách để giải quyết POI. Có thể gạt bỏ một cách nhanh gọn rồi tiếp tục với bài nói của mình (nếu
đó là một POI tồi và không có giá trị). Có thể trả lời một cách đầy đủ hoặc để trả lời ngay trong chính bài
nói của bạn, hoặc trả lời POI và để nó xuống cuối bài nói của bạn (bạn có thể bỏ qua hoặc nhắc một chút).
Bạn có thể nói rằng bạn đang định nói đến vấn đề đó ngay bây giờ và tiếp tục với bài nói của bạn. Nếu chọn
cách sau, bạn bắt buộc phải nói rõ rằng bạn sẽ trả lời POI ở cuối khi bạn từ chối lượt POI tiếp theo. Phải đưa
ra POI thường xuyên (và phải chấp nhận ít nhất 2 POI) hoặc không sẽ mất điểm nói.

You might also like