Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

ĐINH HUY HỒNG QUÂN

PTNK ĐHQG TP HCM


LÝ 2008-2011
Dây có khối lượng vắt qua khúc cây
Một sợi dây nhẹ, không khối lượng vắt qua một khúc cây hình trụ đặt nằm ngang. Hệ số ma
sát trên mặt trụ là . Một đầu dây buộc một vật nặng khối lượng m, tìm khối lượng lớn nhất
buộc vào đầu kia của dây để hệ còn cân bằng ?

Đây là một bài toán quen thuộc đối với các bạn. Bằng cách xét một mẩu dây rất ngắn chiều
dài dl và chiếu các lực tác dụng lên phương pháp tuyến và tiếp tuyến, ta thu được biểu thức
để lấy tích phân lực căng của dây, điều này có lẽ không còn xa lạ đối với các bạn:

Khối lượng M cần tìm:

Vấn đề đặt ra là nếu dây có khối lượng thì bài toán sẽ được giải quyết như thế nào ? Để thuận
tiện, ta gọi khối lượng trên một đơn vị độ dài của dây, R là bán kính khúc cây, L là độ dài 2
phần dây thòng xuống . Cũng bằng phương pháp cũ là xét mẩu dây bé và chiếu các lực lên
phương pháp tuyến và tiếp tuyến, ta thu được:
(*)

Nhận thấy 2 vế phương trình trên không lấy được tích phân, do đó ta cần một chút kỹ thuật
toán để xử lý. Để ý rằng:

Do đó nếu nhân 2 vế phương trình (*) cho , ta được phương trình mới mà 2 vế đều
lấy được tích phân:

Lấy tích phân 2 vế phương trình trên chạy từ 0 đến :

Do đó:

Chú ý rằng:

Thay vào và ta được giá trị cần tìm của khối lượng M:

Nhận xét rằng nếu thay vào phương trình trên ta thu được kết quả với bài toán dây nhẹ
ở trên.

Kỹ thuật đã nêu ở bài viết được sử dụng nhiều trong việc giải các phương trình vi phân. Bằng
một thủ thuật hay và hiệu quả, ta đã giải quyết được bài toán một cách đẹp mắt.

Phương trình đường cong của đường sức


điện trường
Các đường cong luôn là một niềm cảm hứng bất tận trong vật lý! Bài viết trong link in đậm
dưới đây về phương trình đường cong về đường sức điện trường trong trường hợp hai điện
tích điểm:

Van de ve duong suc dien truong cua he dien tich diem

Tóm tắt một số kết quả chính trong bài viết:

Kí hiệu l là độ dài đoạn thẳng nối 2 điện tích điểm, là góc xuất phát của đường sức và n là
tỷ số giá trị tuyệt đối của 2 điện tích.
Phương trình đường cong trong hệ tọa độ cực của đường sức tạo bởi hệ hai điện tích điểm:

là một hàm của và không có thứ nguyên.

+ Trường hợp 2 điện tích điểm trái dấu:

+Trường hợp 2 điện tích điểm cùng dấu:

Nhận xét về một bài toán hạt chuyển động


trong trường thế
Một cách tình cờ mình gặp một bài toán khá quen thuộc như sau:
Cho một hạt khối lượng 1kg chuyển động 1 chiều trong một trường thế năng cho bởi

với x là tọa độ của hạt. Ban đầu hạt ở x=1m và có vận tốc 5m/s. Tìm tọa độ của
hạt 5 giây sau đó.

Hướng giải cơ bản của bài toán này là dựa vào phương trình bảo toán năng lượng để dẫn ra
công thức tích phân theo biến tọa độ x hay vận tốc v.

Với K(x) là động năng của hạt. Thay V(x) và K(x) và chú ý các giá trị ở thời điểm đầu để tìm
cte, ta được:

Chuyển vế ta được hàm v(x):

Thay v=dx/dt vào phương trình trên và ta thu được biểu thức để lấy tích phân:

Sau khi lấy tích phân ta thu được kết quả sau 5s hạt ở vị trí x xấp xỉ 27m.

Nhưng nếu tinh ý một chút ta có thể thu được kết quả như trên mà không cần tính bất cứ một
cái tích phân nào! Thật vậy khi quan sát dạng đồ thị của hàm v(x), ta thấy rằng sau điểm vị trí
ban đầu (5,1), dáng vẻ của đồ thị gần như bão hòa khi giá trị của v tăng rất ít. Do đó ta xem
như sau vị trí ban đầu, hạt chuyển động với vận tốc gần như không đổi v=5.2 m/s. Vậy sau
t=5s hạt ở vị trí x=1+5*5,2=27m.

Việc biểu diễn quan hệ giữa các đại lượng vật lý có ý nghĩa quan trọng khi giúp chúng ta có
một cái nhìn trực quan về toàn bộ vấn đề, để từ đó có hướng giải quyết hợp lý.

Đôi điều về lực đẩy Archimede và áp suất


chất lỏng
Lực đẩy Archimede, áp suất chất lỏng chắc hẳn đã rất quen thuộc với các bạn khi ở chương
trình Vật lý THCS chúng ta đã được giới thiệu về các khái niệm này. Trong bài viết dưới đây,
ngoài phần chứng minh công thức về lực đẩy Archimede đòi hỏi một số hiểu biết về toán tử
tích phân và trường vectơ, thì phần còn lại chỉ đòi hỏi các bạn kiến thức Vật Lý bậc THCS.

Được phát hiện bởi nhà bác học lỗi lạc Archimede khi ông tìm cách giải quyết nhiệm vụ mà
vua Hiéron II giao, đó là kiểm tra xem vương miệng mà người thợ kim hoàn đúc có thực sự
hoàn toàn bằng vàng hay không. Trước đấy, trong lúc tắm ông đã khám phá ra rằng mỗi lần
ngâm mình trong nước thì cảm thấy người nhẹ nhõm hơn, rằng như có một lực đẩy tác dụng
lên người mình vậy. Và nhờ đó ông đã tìm ra được lời giải cho bài toán vương miện mà ông
đang trăn trở, chi tiết ngay sau đó thì đã đi vào sử sách khi ông quên mặc đồ mà chạy ra
đường và hét lên Eurêka !

Archimede đã tìm ra rằng, bất kỳ vật nào khi ngâm trong chất lỏng đều chịu tác dụng bởi một
lực đẩy bằng với trọng lượng chất lỏng mà vật đó chiếm chỗ, nghĩa là tỷ lệ thuận với thể tích
của vật đó. Nếu đúc một lượng vàng có trọng lượng bằng với chiếc vương miệng, thì do bạc
có trọng lượng riêng nhỏ hơn vàng nên nếu vương miện có trộn lẫn bạc thì nó sẽ có thể tích
lớn hơn thể tích của lượng vàng có cùng trọng lượng. Vì vậy nếu đặt vương miện và khối
vàng cùng trọng lượng vào cân đĩa, thì ban đầu cân sẽ cân bằng do 2 vật có trọng lượng như
nhau. Nhưng nếu nhúng 2 đĩa cân vào 2 thùng nước, nếu cân vẫn cân bằng thì vương miện có
cùng với thể tích với khối vàng, nếu không, lực đẩy Archimede lên hai vật khác nhau do đó
vương miện sẽ không được đúc hoàn toàn bằng vàng.

Công thức đầy đủ về lực đẩy Archimede viết dưới dạng như sau:

Với là khối lượng riêng của chất lỏng. Dấu trừ thể hiện lực đẩy ngược hướng với vecto gia
tốc trọng trường g. Chú ý rằng công thức này đúng với hình dạng bất kỳ của vật.

Lực đẩy Archimede được giải thích như thế nào? Trước hết ta sẽ giải thích một cách định tính
là do tính chất tăng dần theo độ sâu của áp suất chất lỏng, nên dẫn đến sự chênh lệch áp suất
tác dụng lên mặt trên và mặt dưới của vật ngâm trong chất lỏng: áp suất tác dụng lên mặt
dưới lớn hơn áp suất tác dụng lên mặt trên. Sự chênh lệch áp suất này làm xuất hiện một lực
đẩy tác dụng lên vật.
Để chứng minh công thức về lực đẩy archimede đối với một vật có hình dạng bất kỳ, ta cần
sử dụng đến một số công cụ tích phân. Nhưng trước hết ta xét trường hợp đặc biệt một vật có
hình dạng bất kỳ nổi trong một bình chứa hình trụ (khối lượng riêng của vật nhỏ hơn hoặc
bằng khối lượng riêng của chất lỏng). Giả sử bình nước được đặt lên một cái cân như hình vẽ.

Bình hình trụ chứa nước đặt trên một cái cân

Khi thả vật vào bình, mực nước dâng lên một lượng x nào đó, dẫn đến áp suất tại đáy bình

tăng thêm một lượng . Do đó áp lực tổng cộng tại đáy tăng thêm , mà xS bằng thể
tích phần nước dâng lên cũng là thể tích của vật. Do đó áp lực tăng thêm bằng với trọng
lượng nước mà vật chiếm chỗ, và số chỉ cân tăng thêm một lượng bằng với khối lượng nước
vật chiếm chỗ. Hơn nữa, sự tăng số chỉ của cân có thể giải thích theo một cách khác khi xem
hệ bình nước+ vật nổi là một hệ kín, do đó số chỉ cân tăng thêm một lượng đơn giản là do vật
thêm vào, và bằng với khối lượng của vật. Vì vậy trọng lượng phần nước tăng thêm bằng với
trọng lượng của vật. Mặt khác vì vật nổi nên trọng lượng của vật bằng với lực đẩy
Archimede. Cuối cùng, cho ta lực đẩy Archimede tác dụng lên vật bằng với trọng lượng phần
nước mà vật chiếm chỗ.

Xét trường hợp tổng quát, bình có hình dạng bất kỳ, miễn là vật được nhúng trong chất lỏng,
xét một mẩu diện tích dS trên vật sẽ bị chất lỏng tác dụng một áp lực có dạng:

Với p là áp suất tại mẩu diện tích dS đang xét. Ta cần tính tổng áp lực tác dụng lên vật, tức là
cần xác định tích phân:

Tiếp theo, ta cần một chút kỹ thuật về toán học. Xét một trường vecto u đều và khác không.

Nhân hai vế phương trình ở trên cho , ta được:


Áp dụng định lý Green-Ostrogradski, ta được:

Mặt khác theo công thức Leibniz cho giải tích vecto, ta có:

Vì div của trường vectơ đều bằng 0 nên:

Thay vào biểu thức ở trên ta được:

Do đó ta thu được:

Mặt khác, áp dụng công thức cơ bản của động lực học chất lỏng:

Vì vậy:

Ta đã chứng minh được công thức về lực đẩy Archimede cho trường hợp tổng quát bằng một
kỹ thuật toán học hay như trên. Ta sẽ sử dụng ý tưởng ở trên để xét một tính chất khá đặc biệt
của chất lỏng đó là tổng áp lực tại đáy của một bình đựng chất lỏng chỉ phụ thuộc vào độ cao
cột chất lỏng chứa trong bình đó, chứ không phụ thuộc vào hình dạng của bình chứa. Câu trả
lời cũng chỉ đơn giản là do áp suất tại đáy bình chỉ phụ thuộc vào độ cao cột chất lỏng. Tuy
nhiên, bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao khi đổ nước vào bình thì áp lực tại đáy bình
không bằng với trọng lượng nước đổ vào ? Có nghĩa là, hãy tưởng tượng nếu ta dùng một cái
cân có hình dạng trùng với hình dạng đáy bình rồi đặt nó vào bên trong bình như hình vẽ
dưới, thì khi đổ nước vào bình, tại sao cân không chỉ khối lượng nước đổ vào bình ?

Cân được đặt dưới đáy bên trong bình nước

Điều này thoạt đầu tưởng chừng như nghịch lý nhưng nếu phân tích ra, thì số chỉ của cân
trong trường hợp này đơn giản chỉ là tổng áp lực của nước gây ra lên bàn cân (các loại cân
bàn chỉ đo áp lực, tức trọng lượng của vật bằng đơn vị N, sau đó mới chia cho g để cho ra
khối lượng) . Ta đã biết áp suất do nước gây ra trên mặt cân chỉ phụ thuộc vào độ cao từ mặt

cân đến mặt thoáng nước H, tức , do đó nếu S là diện tích mặt cân thì cân sẽ chỉ giá trị:

. Do đó cân chỉ khối lượng nước đựng trong cái bình có thành song song và vuông góc
với 2 đáy có dạng mặt cân như hình vẽ.
Số chỉ của cân là khối lượng phần nước đựng trong cái bình tưởng tượng

Đến đây ta vẫn chưa giải thích rõ ràng rằng tại sao cân không đi cân phần nước đổ vào mà lại
đi cân cái phần nước “giả tạo” như hình trên? Chúng ta nhấn mạnh rằng cân chỉ đo áp lực
nước tác dụng lên mặt cân. Nguyên nhân ở đây là do thành bình của chúng ta. Theo định luật
3 Newton về phản tác dụng, nước tác dụng áp lực lên thành bình, thì thành bình cũng sẽ “đáp
trả” lại nước một lực tương tự. Do đó, áp lực của nước lên bàn cân, ngoài do trọng lượng của
khối nước gây ra, còn do tổng phản lực của thành bình gây lên khối nước.

Các thành phần phản lực do thành bình tác dụng

Một diện tích dS trên thành bình sẽ gây ra phản lực dN có dạng:

Với p là áp suất do nước gây ra tại dS. Tổng phản lực do thành bình tác dụng lên khối nước:
Bằng cách áp dụng phương pháp như đã trình bày ở trên với lực đẩy Archimede, ở đây ta sử

dụng trường vectơ đều có phương thẳng đứng (chẳng hạn trường ), ta sẽ tìm được tổng phản
lực do thành bình tác dụng lên khối nước có dạng:

Với , là khối lượng phần nước màu cam và màu xám như hình trên. Nhận thấy rằng từ
đó nếu tính tổng áp lực tác dụng lên bàn cân, gồm trọng lượng nước trong bình và tổng áp lực
thành bình tác dụng, thì ta sẽ thu được trọng lượng phần nước chứa trong cái bình “tưởng
tượng” như đã nói ở trên. Như vậy, việc đặt cân ở ngoài và ở trong bình sẽ cho ta những số
chỉ khác nhau. Nếu ta đặt cân ở ngoài, ta đã xem bình + nước là một hệ kín nên số chỉ của
cân là tổng khối lượng của hệ đó.

Lực đẩy Archimede được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, đặc biệt là trong hàng hải, rằng
giải thích vì sao các con tàu nặng hàng nghìn tấn vẫn có thể nổi trên biển, hoặc kinh khí cầu
bay lên trời là nhờ một phần lực đẩy Archimede áp dụng cho không khí. Ngoài ra từ thời
xưa, Galileo đã sáng chê ra dụng cụ đo độ biến thiên nhiệt độ của nước bằng cách đặt vào bên
trong một ống đựng nước các vật nổi. Khi nhiệt độ thay đổi, khối lượng riêng của nước thay
đổi dẫn đến trạng thái nổi-chìm của vật trong ống thay đổi.
Ngoài ra, người ta còn chế tạo một loại đồ chơi khá hay tên là “thợ lặn”. Được mô tả như
hình dưới. Bằng cách làm thay đổi thể tích của bình nước (ấn vào miệng bình chẳng hạn), thì
vật ở bên trong sẽ chìm xuống, khi thôi ấn vào miệng bình, thì vật sẽ lại nổi lên. Nguyên nhân
vì sao, mình dành cho các bạn giải thích.

Minh họa đồ chơi thợ lặn

Việc nổi được trên biển Chết cũng là ví dụ điển hình cho lực đẩy Archimede. Khi nồng độ
muối ở biển Chết rất cao nên trọng lượng riêng của nó lớn, dẫn đến ta có thể nổi dễ dàng trên
biển Chết một cách thoải mái như bức ảnh dưới đây.
Người ta có thể nổi một cách thoải mái trên biển Chết

Còn nhiều ở đấy các ứng dụng hay của lực đẩy Archimede, do khuôn khổ bài viết nên mình
chỉ nêu một vài ứng dụng nổi bật.

Trên đây, mình đã trình bay một số điều thú vị về lực đẩy Archimede cũng như áp suất chất
lỏng. Hy vọng bài viết sẽ bổ ích với tất cả các bạn !

Từ một bài báo về nguyên lí bất định

Chúng ta hẳn từ thời cấp 3 ít nhiều cũng đã nghe đến nguyên lí bất định nổi tiếng của
Heisenberg. Nó chi phối hầu hết và có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đến các vấn đề của cơ
học lượng tử nói riêng và vật lý nói chung. Do vậy chúng ta không tránh khỏi bất ngờ đến
sửng sốt khi đọc bài viết sau: http://360.thuvienvatly.com/tin-tuc/65-2012/2673-nguyen-li-
bat-dinh-lai-bi-nghi-ngo, đề cập đến nội dung là: nguyên lí bất định của Heisenberg là không
chính xác.

Chắc hẳn rằng phần lớn trong chúng ta sẽ không tin vào bài viết trên. Nhưng việc nội dung
bài báo được đăng tải trên Physical Review Letters, một tạp chí uy tín bậc nhất về vật lý
khiến chúng ta phải suy nghĩ: http://prl.aps.org/abstract/PRL/v109/i10/e100404

Như vậy thực hư của sự kiện “chấn động” trên là như thế nào ? Bài viết dưới đây sẽ làm sáng
tỏ vấn đề này. Trước hết, cũng xin nói thêm là nội dung chính của bài viết không những là
làm sáng tỏ vấn đề trong bài báo mà còn giúp cho các bạn tìm hiểu và làm quen với bộ môn
cơ học lượng tử. Do vây chỉ cần với kiến thức THPT các bạn vẫn sẽ theo dõi được toàn bộ
những điều sẽ được mình đề cập dưới đây.

1. Một số khái niệm cơ bản

Đầu tiên, các bạn theo dõi http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0m_s%C3%B3ng để biết


khái niệm về hàm sóng.

Tiếp đến là phương trình Schrodinger, thoạt nhìn có vẻ cao siêu nhưng chẳng qua chỉ là một
phương trình vi phân thông thường với nghiệm là hàm sóng:
Với V(x,t) là hàm thế năng đã biết trước, m là khối lượng của hạt. Phương trình này có vai trò
dẫn dắt giống như phương trình định luật 2 Newton trong cơ học cổ điển, giúp ta biết các đặc
tính trạng thái của hạt trong trường thế biết trước.

Động lượng p của hạt giống như trong cơ học cổ điển, có dạng p=mv=mdx/dt. Bây giờ ta sẽ
tìm hiểu một loại toán tử cơ bản trong cơ học lượng tử, được gọi là toán tử động lượng, có
dạng:

Chúng ta có thể hiểu rằng toán tử thực chất giống như một hàm số, chẳng qua người ta định

nghĩa như trên để viết cho gọn mà thôi! Ví dụ mỗi lần gặp dạng đạo hàm của x nhân với
giống như vế phải của phương trình trên thì ta chỉ việc thay nó bằng chữ p. Vấn đề là ta sẽ
tìm hiểu vì sao nó lại có quan hệ với động lượng của hạt.

Chú ý rằng bình phương module của hàm sóng là mật độ xác suất mà hệ sẽ ở một trạng thái
nào đó. Vì xác suất toàn phần bằng 1 nên ta có:

Phương trình trên gọi là điều kiện chuẩn hóa của hàm sóng. Lại có quan hệ giữa 1 số phức và
liên hợp phức của nó:

Do đó khi lấy đạo hàm theo thời gian vế trái của phương trình chuẩn hóa ở trên, ta được:

(1)

Nhân hai vế phương trình Schrodinger cho , ta được:

Lấy liên hợp phức đồng thời cả hai vế của phương trình trên:

Cộng hai phương trình thu được ở trên vế theo vế:


Ta đặt:

Ta gọi là dòng xác suất.

Từ hai phương trình trên cho ta:

(2)

Phương trình (2) gọi là phương trình bảo toàn xác suất.

Bây giờ ta tiếp tục tìm hiểu một chút về một khái niệm khác ở lý thuyết xác suất, gọi là giá trị
kỳ vọng hay trị trung bình. Bạn đọc có thể tham khảo đường dẫn
sau: http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1_tr%E1%BB%8B_k%E1%BB%B3_v
%E1%BB%8Dng

Theo đó, giá trị kỳ vọng của một hàm số f(x) nào đó được cho bởi công thức:

Trở lại với vấn đề về toán tử động lượng, ta có quan hệ giữa động lượng và tọa độ:

Lấy trị trung bình của hai vế phương trình trên cho ta:

Thay (2) vào phương trình trên, áp dụng công thức tích phân từng phần và chú ý rằng khi x
tiến tới vô cùng thì j=0, ta được:

Thay j bởi phương trình dòng xác suất vào phương trình trên và áp dụng công thức tích phân
toàn phần:
Mặt khác theo định nghĩa về giá trị kỳ vọng:

So sánh hai phương trình trên ta kết luận sự tương đương của p và toán tử , được
gọi là toán tử động lượng.

2. Nguyên lí bất định của Heisenberg

Ta đã quen với hệ thức bất định Heisenberg từ thời THPT có dạng:

Với gọi là độ bất định vị trí và xung lượng. Tuy nhiên công thức trên chỉ là những dự
đoán thực nghiệm ban đầu được xem như là đặt nền móng của Heisenberg…Một công thức
chính xác và hiện đại hơn cho nguyên lý bất định được nhà vật lý E.Kennard đưa ra, trong đó
độ bất định ở đây phải được hiểu là độ lệch chuẩn của đại lượng đo đấy, được cho bởi công
thức:

Do đó nguyên lí bất định được viết lại thành tích các độ lệch chuẩn vị trí và động lượng:

Nhà vật lý H.Robertson đã mở rộng nguyên lí bất định thành công thức tổng quát:

Ở đây gọi là toán tử giao hoán áp dụng cho 2 toán tử A và B, được định nghĩa:

Dễ thấy rằng với hai toán tử là x và p thì:

Thật vậy:
Do đó khi thay A,B ở hệ thức tổng quát của Robertson bằng x và p thì ta tìm được hệ thức
của nguyên lí bất định Heisenberg như trên.

Một điều chú ý là bằng các phép chứng minh toán học, hệ thức tổng quát trên của Robertson
là hoàn toàn chính xác, dẫn đến hệ thức bất định của Heisenberg cũng hoàn toàn đúng đắn.

Như vậy chẳng lẽ kết luận của bài báo nói ở đầu bài viết rằng nguyên lí bất định của
Heisenberg không chính xác là mơ hồ, không có căn cứ ? Với thắc mắc đấy, mình đã tham
khảo bài viết sau: Ozawa, Masanao (2003), “Universally valid reformulation of the
Heisenberg uncertainty principle on noise and disturbance in measurement”, Physical
Review, Theo đó, thực chất hệ thức không chính xác ở đây là đối với hai đại lượng sai số và

nhiễu loạn của phép đo, được kí hiệu và . Trong một thời gian dài, Heisenberg đã sai
lầm khi công nhận rằng hệ thức bất định cũng đúng với hai đại lượng trên. Tuy nhiên mãi đến
năm 2003, nhà vật lý Masanao Ozawa mới chỉnh sửa lại hệ thức bất định cho sai số và nhiễu
loạn thành công thức:

Như vậy, chúng ta sẽ không có gì phải hoảng hốt cả, bởi vì nguyên lí bất định nổi tiếng của
chúng ta vẫn luôn luôn đúng, chẳng qua ở đây chỉ là một công thức mở rộng thêm của
Heisenberg được chỉnh sửa lại đôi chút mà thôi!

Cuối cùng, có một lời khuyên chân thành dành cho tác giả đã đưa thông tin ở bài viết đã nêu
ban đầu, rầng nên nhìn nhận kỹ lưỡng thông tin được đưa ra rồi hãy kết luận hoặc sử dụng từ
ngữ cho chính xác, chứ hiểu không kỹ khiến cho độc giả có một phen hú vía thì chẳng hay
một chút nào !

You might also like