Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

II.

Ý nghĩa Phật giáo của Lễ hội Bon


1. Chữ hiếu trong kinh điển Phật giáo
Hiếu thảo là một trong những khía cạnh đạo đức căn bản nhất của con người kể cả
khi cha mẹ vẫn còn sống hay khi cha mẹ đã khuất. Trong những kinh điển nguyên thủy
của cũng có nhiều lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về hiếu đạo, về đạo làm con rất
đáng để suy ngẫm, học tập.

Hầu hết chúng ta lớn khôn đều bắt đầu từ dòng sữa mẹ. Trước đó, khi biết mình đã
mang thai, mẹ đã sống vì con. Gần mười tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã dồn
hết sinh lực của mình để san sẻ cho con. Với mẹ, con là tất cả, thậm chí có thể vì con mà
quên đi tính mạng của mình. Khi hỏi các tu sĩ về việc nước trong bốn biển hay dòng sữa
mẹ bao la hơn, Tương Ưng Bộ Kinh trích dẫn lời Đức Phật tổng kết lại như sau: “Cái này
là nhiều hơn, này các Tỷ-kheo, tức là sữa mẹ mà các Ông đã uống trong khi các Ông lưu
chuyển luân hồi trong một thời gian dài chớ không phải nước trong bốn biển.” Tuy cha
và mẹ đều cùng có công lao trong việc đưa một con người vào đời, nhưng trong lúc ấu
thơ, con người gần gũi hơn với mẹ; do vậy mà tiếng “mẹ”, hình tượng người mẹ luôn gợi
trong tâm thức con người những cảm giác sâu lắng, thân thiết, tin cậy.

Trong kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật lại một lần nữa nhấn mạnh công lao của cha
mẹ. Cha mẹ được ví như ngọn lửa đáng cung kính, vì chính người cha người mẹ đã đem
lại sự sống cho các con, như ngọn lửa đem lại nguồn nóng, sức sống cho loài người: "Ba
lửa này, này Bà-la-môn, được cung kính, được tôn trọng, được cúng dường, phải đem lại
chánh lạc. Thế nào là ba? Lửa đáng cung kính, lửa gia chủ, lửa đáng cúng dường. Và
này Bà-la-môn, thế nào là lửa đáng cung kính? Ở đây, này Bà-la-môn, những người mẹ,
những người cha của người ấy, này Bà-la-môn, đây gọi là lửa đáng cung kính. Vì sao?
Vì từ đó lửa đáng cung kính này khiến cho mang lại, khiến cho sanh ra…”

Về đạo làm con, các giá trị giáo dục và đạo đức được thể hiện theo mối quan hệ
song phương, đa chiều. Đạo hiếu, do đó, không phải chỉ là của những người con đối với
cha mẹ mà đó còn là quan hệ của cha mẹ đối với con cái, là một mốt quan hệ tương hỗ,
hai chiều. Theo lời Đức Phật thuyết trong Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt thuộc kinh Trung
Bộ, người con có năm bổn phận đối với cha mẹ: “Hiếu dưỡng cha mẹ đúng pháp, làm
tròn bổn phận con cái, giữ gìn gia phong và truyền thống, bảo vệ tốt các tài sản thừa tự
và chu đáo tang lễ khi cha mẹ qua đời.” Cha mẹ cũng có năm trách nhiệm đối với con
cái: “Ngăn chặn con làm điều ác; khuyến khích con làm điều thiện; dạy con nghề nghiệp;
cưới vợ xứng đáng cho con; đúng thời trao của thừa tự cho con.” Đây rõ ràng là một
thông điệp trách nhiệm. Con có bổn phận đối với cha mẹ, cha mẹ cũng có bổn phận đối
với con cái. Khi cha mẹ và con cái làm trọn bổn phận mình, thì sẽ được an lành, hạnh
phúc. Nói cho rõ hơn, vận may chỉ đến với gia đình nào, khi trong gia đình ấy cha mẹ
trọn tình đối với con cái và con cái trọn đạo với mẹ cha.
Cũng trong kinh Tăng Chi Bộ, phẩm Tâm thăng bằng, Đức Phật đã chỉ rõ công lao
to lớn vô cùng và và giới hạn của việc đền đáp cha mẹ bằng hình thức vật chất: “Có hai
hạng người, này các Tỷ-kheo, ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và Cha.
Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỷ-kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm
năm, cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dầu tại đấy, mẹ cha
có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và
cha. Hơn nữa, này các Tỷ-kheo, nếu có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực,
trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn
đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỳ-kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái,
nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này.” Báo hiếu phải ở trên cả
hai phương diện: vật chất và tinh thần: “Nhưng này các Tỳ kheo, ai đối với cha mẹ không
có lòng tin, khuyến khích, an trú, hướng dẫn các vị ấy vào lòng tin; đối với mẹ cha theo
ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với mẹ cha tham
lam, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ,
khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỳ kheo,
là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha.” Vì vậy, muốn báo hiếu cha mẹ, con cái phải có bổn
phận hướng cho cha mẹ làm thiện, sống có đạo đức, đồng thời tránh xa, từ bỏ việc ác, đó
mới là hiếu nghĩa thực sự.
Trong kinh Điềm Lành thuộc kinh Tiểu Bộ, khi được một Thiên nhân hỏi làm sao
được điềm lành với hy vọng đức Phật sẽ dạy cho một hình thức lễ nghi lễ cầu may cầu
phước, Đức Phật lại dạy cho ba mươi tám hành động phải làm để được may mắn và một
trong những hành động ấy là:
“Hiếu dưỡng mẹ và cha,

Là điềm lành tối thượng.”
Như vậy, Ngài cho rằng, hiếu không phải là những lời nói suông bằng miệng, bằng những
nghi lễ cầu may cầu phước vô nghĩa, mà phải được thực hiện bằng những việc làm thực tế,
cụ thể.

Một lần nữa, cũng được trích dẫn trong kinh Tăng Chi Bộ, phẩm Sứ giả của Trời,
Đức Phật đã ví những gia đình con cái yêu thương, kính trọng cha mẹ thì hạnh phúc, vui
sướng như cõi trời, đáng được cung kính như những vị Đạo sư: “Những gia đình nào,
này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy
được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên. Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo,
trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận như
các Ðạo sư thời xưa. Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ
mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận là đáng được cúng dường.” Bên
cạnh đó, Ngài còn nêu rõ công lao nuôi lớn, dưỡng dục của cha mẹ: “Phạm Thiên, này
các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với cha mẹ. Các Ðạo sư thời xưa, này các Tỷ-kheo, là đồng
nghĩa với cha mẹ. Ðáng được cúng dường, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với cha mẹ.
Vì cớ sao? Giúp đỡ rất nhiều, này các Tỷ-kheo, là cha mẹ đối với con cái, nuôi chúng
lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu chúng vào đời.”

Trong kinh Tương Ưng Bộ, khi được hỏi rằng: "Thưa Tôn giả Gotama, tôi tìm món
ăn thiết thực theo thường pháp. Sau khi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp, tôi nuôi
dưỡng mẹ cha. Thưa Tôn giả Gotama, tôi làm như vậy; tôi có làm đúng trách nhiệm không?”
Đức Phật đã trả lời bằng cách nhấn mạnh phụng dưỡng, kính thờ cha mẹ và là trách nhiệm
của người con phải làm. Tuy nhiên, Ngài cũng vô cùng coi trọng phương pháp báo hiếu
đúng cách. Những phẩm vật phụng dưỡng, kính thờ cha mẹ phải trong sạch, là thành quả
của sự lao động chân chính, của thường pháp: "Này Bà-la-môn, Ông làm như vậy là làm
đúng trách nhiệm. Này Bà-la-môn, ai tìm đồ ăn thiết thực theo thường pháp; sau khi tìm
đồ ăn thiết thực theo thường pháp, lại nuôi dưỡng mẹ cha thì người ấy được nhiều công
đức.” Nếu ai lao động bất chính, làm tổn hại chúng sinh rồi báo hiếu cha mẹ bằng kết quả
của những việc làm bất thiện đó, không những giúp ích mà còn làm cha mẹ bị ảnh hưởng.
Đó là cách đền ơn vô nghĩa, thực chất là làm hại cha mẹ chứ không phải là chữ hiếu. Điều
này có nghĩa là, hiếu kính với cha mẹ chân chính phải được thiết lập trên đạo đức nhân bản,
nhân quả, không làm khổ mình, khổ người.

Bên cạnh việc nêu bật lên được công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, Đức
Phật còn nếu lên một thực trạng đáng buồn. Trong kinh Tương Ưng Bộ, phẩm Bánh xe
lược thuyết, khi hỏi các tu sĩ rằng đất ở móng tay nhiều hơn hay đất trên quả địa cầu
nhiều hơn, Đức Phật đã tuyên bố: “Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh
có hiếu kính với mẹ. Và nhiều hơn là các chúng sanh không hiếu kính với mẹ. Cũng vậy,
này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh có hiếu kính với cha. Và nhiều hơn là các
chúng sanh không hiếu kính với cha.” Điều này được đặt trong tương quan với phép so
sánh giữa đất trong móng tay và đất trên quả địa cầu: “Cái này là nhiều hơn, bạch Thế
Tôn, tức là quả đất lớn này. Còn ít hơn là một ít đất Thế Tôn lấy lên trên đầu móng tay.
Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một
phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn với một ít đất được Thế Tôn lấy lên trên đầu
ngón tay.”

Tổng kết lại, trong các bộ kinh Nguyên thủy, Đức Phật đã nhiều lần thuyết giảng
về công ơn vô cùng bao la cha mẹ và khuyên con người phải giữ tròn chữ hiếu, giữ tròn
đạo làm con nhưng phải có quan niệm thật sáng suốt, tỉnh táo, đúng chính pháp. Muốn
thực hiện hiếu thảo một cách đúng đắn thì phải báo hiếu trên cả hai phương hiện: vật chất
và tinh thần. Về phương diện vật chất, phải nuôi dưỡng, chăm sóc, cung kính cha mẹ
bằng thành quả của lao động chân chính, dựa trên đạo đức nhân quả, không được báo
hiếu bằng những kết quả của lao động vô đạo đức vì đó thực chất là làm hại cha mẹ. Tuy
nhiên, báo hiếu bằng vật chất chỉ là giúp cha mẹ vui sướng, hạnh phúc ở kiếp này, cho
nên, Đức Phật còn dạy phải báo hiếu trên phương diện tinh thần. Đó là việc khuyên nhủ,
hướng cho cha mẹ đi theo con đường thiện và rời xa con đường ác, từ đó đi đến chỗ an
lạc, giải thoát. Có làm như thế, thì không chỉ ở kiếp này, mà có thể giúp cho cha mẹ vui
sướng, hạnh phúc ở nhiều kiếp nữa.
2. Ý nghĩa của Lễ hội Bon

Lễ hội Bon có nguồn gốc từ Lễ Vu Lan Bồn, cho nên, nó mang đầy đủ những ý
nghĩa hết sức tốt đẹp của Lễ Vu Lan Bồn, đó là tôn trọng đạo hiếu, đạo làm con, thấm
nhuần văn hóa truyền thống Đông Á cũng như triết lý, tư tưởng Phật giáo. Nó tuy không
trùng khớp hoàn toàn với ngày lễ Rằm tháng Bảy của người Việt Nam, hay còn gọi là Lễ
xá tội vong nhân, hay Tết Trung Nguyên của người Trung Quốc nhưng ý nghĩa thì không
có sự khác biệt nhiều.
Đây là dịp xá tội vong nhân, cửa ngục âm phủ mở để các vong hồn bị giam hãm
được phép trở về thăm người thân ở trần gian. Bên cạnh đó, đây còn là dịp để bày tỏ lòng
biết ơn công sinh thành dưỡng dục của mình đối với ông bà, cha mẹ. tuy nhiên là lễ xá tội
cho vong hồn người đã khuất, an ủi cho những vong linh không có thân nhân cúng viếng.
Mặc dù thuyết nhân quả của nhà Phật, kiếp sau con người sẽ chịu quả báo hạnh
phúc hay đau khổ, tùy thuộc hành động thiện hay ác mà người đó đã tạo ra trong đời này;
nhưng vì chịu ảnh hưởng sâu xa những lời đức Phật dạy cho Ngài Mục Kiền Liên qua
kinh Vu Lan, mà dân chúng Nhật thường có tục lệ mời chư Tăng về nhà, và thỉnh cầu họ
làm lễ cầu siêu cho hương linh thân nhân quá cố trong mùa lễ Bon. Họ tin tin rằng nhờ
sức chú nguyện tụng kinh của chư Tăng mà vong hồn ông bà cha mẹ của họ sẽ được
thoát khỏi các cảnh giới khổ đau: ngạ quỷ, địa ngục, súc sanh, để vãng sinh lên các thế
giới an lành, hạnh phúc hơn.

III. Cách thức thực thiện Lễ hội Bon

Trong tiếng Nhật, từ Matsuri (祭) có nghĩa là lễ hội. Matsuri về cơ bản là lễ hội thiêng
liêng của người Nhật có nguồn gốc từ các nghi lễ Thần đạo, được tổ chức hàng năm vào
ngày tháng đã định. Matsuri bao gồm phần nghi thức tế lễ và phần hội. Lễ (Saigi (祭儀))
là phần thiêng liêng, được quy định chặt chẽ về nghi thức, hành vi, dùng để bày tỏ sự tôn
kính, tin tưởng thần linh, cầu cho thần linh phù hộ, che chở và mang niềm tin chiến thắng
thiên nhiên, chiến thắng số phận. Có thể nói, lễ là một công cụ giao tiếp giữa con người
với thần linh. Hội (Tsukematsuri (付け祭り)) là phần được rất nhiều người tham dự, mang
tính quần chúng cao, là phần sôi động nhất trong một lễ hội. Trong phần hội thường có
đám rước kiệu với tiếng trống, kèn và tiếng nhạc nhộn nhịp và những điệu nhảy múa hân
hoan, trang phục nhiều màu sắc rực rỡ. Bên cạnh đó còn có rất nhiều trò chơi, trò diễn đa
dạng, phong phú nên rất cuốn hút người xem, người tham gia, giúp quên đi những lo toan
thường ngày trong cuộc sống. Nếu xem lễ là phần nghi thức thiêng liêng mang tính tâm
linh thì hội chính là phần mang tính đời sống thế tục của một lễ hội.

1. Phần lễ
Lễ Obon cơ bản diễn ra trong ba ngày: 13, 14 và 15 tháng 7 Dương lịch, có nơi là 15
tháng 8 Dương lịch.
Trước đây, vào ngày này thường có bàn thờ Phật và bàn thở tổ tiên tách biệt nhưng
bây giờ có xu hướng hợp nhất lại làm một. Trên bàn thờ thường có năm thứ không thể
thiếu, gọi là Ngũ cung (五供: Goku).
Thứ nhất là hương: Người ta tin rằng ông bà, tổ tiên ở thế giới bên kia sẽ cảm
nhận được mùi hương mà quay trở về cùng con cháu. Khi muốn tắt lửa thì không được
dùng miệng để thổi vì người Nhật cho rằng miệng là thứ không sạch sẽ nên nếu thổi bằng
miệng sẽ bất kính với Đức Phật và tổ tiên. Muốn tắt lửa phải phải dùng tay hoặc quạt để
quạt.
Thứ hai là hoa: Họ dâng những bông hoa tượng trưng cho sự thanh khiết như là
hoa sen, hay những bông hoa trong vườn nhà, những bông hoa của các loại rau củ mà
người đã khuất thích lúc còn sống. Và phải chú ý thường xuyên thay nước cho hoa,
không được để hoa khô héo.
Thứ ba là nến: Thắp sáng nến trước bàn thờ Phật tượng trưng cho trí tuệ và sự khai
sáng của Đức Phật. Khi nến cháy hết, không được dùng miệng để thổi.
Thứ tư là nước: Dâng nước sạch với ý nghĩa làm thanh tịnh tâm hồn. Hằng ngày
phải chú ý thay nước. Nếu là nước suối chảy từ nguồn ra thì càng tốt.
Thứ năm là đồ ăn: Dâng những món ăn như thường ngày gia đình vẫn dùng,nhưng
phải dâng trước bữa ăn của cả nhà. Tránh dâng lên bàn thờ Phật những món ăn có mùi
tanh như thịt bò và cá. Những món được dâng cúng không được để quá lâu, làm lễ xong
thì phải hạ xuống.
Vào ngày 13 tháng 7, buổi sáng người ta trải chiếu, bày một chiếc bàn cúng, trên
đó có bài vị ghi thông tin của những người đã khuất trong gia đình. Đặc biệt, trên mâm
cúng bao giờ cũng có một quả dưa leo được tạo hình giống con ngựa, và một quả cà tím
được tạo như hình một con trâu với ý nghĩa: rước ông bà tổ tiên về với con cháu thì đi
bằng ngựa cho nhanh; sau khi được đoàn tụ với gia đình rồi, ông bà tổ tiên sẽ lại thong
thả trở về phần mộ của mình trên lưng của chú trâu. Cũng có người cho rằng ngựa sẽ là
phương tiện để rước tổ tiên, ông bà về nhà, còn trâu là để chuyên chở hành lý của họ.
Sau khi làm lễ rước vong hồn của các thân nhân, từ nghĩa trang ở các chùa về
nhà,bngười Phật tử Nhật, cũng như tín đồ các nước Phật giáo Á Châu khác, trong mùa Vu
Lan báo hiếu, thường có tập tục cúng lễ cầu siêu cho các vong hồn tại nhà.
Vào chiều tối ngày 13, người ta tấp nập đổ dồn về viếng thăm các nghĩa trang
được thiết lập tại hàng trăm ngàn ngôi chùa địa phương trong thành phố, quận huyện,
làng xã để thắp hương mời ông bà tổ tiên về nhà. Trên bàn thờ, người ta để những chiếc
đèn lồng đã được thắp sáng dẫn đường cho vong hồn biết lối trở về nhà để sum họp cùng
con cháu và hưởng phẩm vật cúng dường. Có nhiều địa phương còn dăng những chiếc
đèn lồng dọc con đường từ nghĩa trang về đến nhà của mình (trong trường hợp mộ phần
của thân nhân ở gần nhà).
Ngày 14: cơ bản như ngày 13.
Ngày 15: Người Nhật thường thường tổ chức cầu siêu và cúng thí thực cho loài
Ngạ quỷ, sau buổi lễ cầu siêu, cúng thí thực, các bà con, bạn bè được gia chủ mời ở lại
thọ trai. Ngày 15 này cũng là ngày cúng tiễn ông bà. Người ta làm những chiếc bánh bao
tròn bằng bột gạo, tiếng Nhật gọi là dango (団子) dùng cúng trong buổi lễ, và đốt pháo
trước nhà để liên hoan, cầu chúc các hương hồn vui vẻ ra đi.
Phần quan trọng trong buổi lễ chia tay này, là dân chúng Nhật thường làm những
chiếc thuyền lồng đèn nhỏ bằng giấy bên trong thắp nến, trên đó ghi họ tên người đã
khuất và những lời chúc phúc hoặc lời cầu nguyện, rồi thả chúng xuống ở các mặt sông
hồ.

You might also like