Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

Kỹ năng mềm - sự cần thiết cho sinh viên

Theo UNESCO mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung
sống, học để tự khẳng định mình”. Nếu xem nhận định trên là một định nghĩa
và đối chiếu định nghĩa này với nên giáo dục của Việt Nam ngày nay thì mục đích
học tập của ta mới chỉ là học để biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục
tiêu của UNESCO. Chính vì vậy khi sinh viên tham gia phỏng vấn tuyển dụng
thường chỉ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng bằng cấp, khả năng chuyên
môn, kinh nghiệm làm việc... Thế nhưng, bạn nên biết rằng năng lực của con
người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Điều đó
khẳng định rằng học không chỉ để biết mà học còn để làm việc, để chung sống và
để tự khẳng định mình. Những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng
nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng”, “kỹ năng mềm” và “kỹ năng cứng”.
Vậy thế nào là kỹ năng, kỹ năng mềm và kỹ năng cứng?
Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn cảnh,
điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ năng có thể là kỹ
năng sống, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp. Mỗi người học nghề khác nhau
thì có các kỹ năng khác nhau nhưng các kỹ năng sống và kỹ năng mềm là các kỹ
năng cơ bản thì bất cứ ai làm nghề gì cũng nên có và cần phải có.
Kỹ năng mềm (soft skills) – trí tuệ cảm xúc: là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng
quan trọng trong cuộc sống con người - thường không được học trong nhà trường,
không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, càng không phải
là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người.
Nhưng, kỹ năng mềm lại quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu
quả cao trong công việc.
Ngược lại, kỹ năng cứng (hard skills) – trí tuệ logic: chính là khả năng học vấn của
bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Những kiến thức đó dù học
tốt tới đâu trong 4 - 5 năm đại học thì nó cũng chỉ là một phần nhỏ trong cái đại
dương mênh mông kiến thức sau này của đời con người.
Thực tế cho thấy kỹ năng cứng tạo tiền đề, và kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển.
Người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được
quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành
công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này một cách khéo léo.
Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng?
Sinh viên trước hết phải xác định rõ công việc mình muốn làm sau khi ra trường,
sau đó phân tích xem đối với công việc đó, đâu là kỹ năng “cứng”, đâu là kỹ năng
“mềm”. Chẳng hạn với vị trí nhân viên phòng Kinh doanh thì kỹ năng giao tiếp,
thuyết phục khách hàng lại chính là kỹ năng “cứng”, hay chính là chuyên môn của
nghề nghiệp. Nhưng với vị trí Lập trình viên máy tính thì đương nhiên đó là những
kỹ năng “mềm”. Việc xác định rõ “mềm”, “cứng” và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu,
những mặt thiếu hụt của bản thân là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng để trau
dồi kỹ năng “mềm”. Các bạn phải tập kỹ năng hàng ngày, cũng như tập viết, tập
đọc thì mới nhuần nhuyễn được. Hãy nhớ rằng, xã hội ngày này là một xã hội thay
đổi, cần sự uyển chuyển chứ không cần sự cứng nhắc.
Có những bạn sinh viên năng động, tự tìm kiếm các cơ hội để học tập trau dồi các
kỹ năng mềm cho bản thân. Nhưng phần nhiều các bạn sinh viên chưa biết đến
kỹ năng mềm cũng như chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của kỹ năng
mềm trong cuộc sống ngày nay, nên chỉ nghĩ rằng học thật giỏi là đủ và chắc chắn
sẽ có một tấm vé khi vào đời, quan điểm này không sai nhưng chưa đủ. Bạn học
giỏi chuyên môn, nhưng chưa chắc bạn có thể thích ứng nhanh với công việc hay
sự thay đổi về “môi trường” cuộc sống. Bạn có thành tích học tập mà ai nhìn vào
cũng thật đáng nể nhưng chưa chắc đã có được cảm tình với nhà tuyển dụng, đó
là bạn đã thiếu một yếu tố quan trong đó là kỹ năng mềm. Bạn học không xuất
sắc, nhưng bạn luôn mạnh rạn, tự tin trong bất kỳ tình huống thay đổi nào, bạn
luôn đạt được kết quả tốt nhất, đó là bạn đã có kỹ năng mềm.
Tuy nhiên, kỹ năng mềm cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình tích lũy.
Tân sinh viên dựa trên những khả năng của bản thân, mục tiêu trong tương lai để
xây dựng lộ trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi năm học; từ đó đến khi ra trường,
bạn sẽ tự tin với năng lực của mình cùng với bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo.
Với sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng bắt đầu từ năm 2013 các bạn sẽ được học
một số kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo chính khóa. Ngoài ra sinh viên
có thể học thêm các kỹ năng mềm khác tại Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm của
trường. Tại đây, sinh viên sẽ được tư vấn để chọn học các kỹ năng cần thiết và
phù hợp với bản thân cũng như định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Các lớp
học cũng được thiết kế rất linh hoạt về thời gian, địa điểm, giáo trình…nhằm tạo
điều kiện tốt nhất để sinh viên có thể theo học và đạt hiệu quả cao nhất.
Để hiểu rõ hơn về kỹ năng mềm, bạn có thể tham khảo các kỹ năng mềm
đang được giảng dạy một số nước:
Tại Mỹ: có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc:
1. Kỹ năng học và tự học (learning to learn).
2. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills).
3. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills).
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills).
5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills).
6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem).
7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation
skills).
8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career
development skills).
9. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills).
10. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork).
11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills).
12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness).
13. Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills).
Tại Úc các kỹ năng hành nghề bao gồm có 8 kỹ năng như sau:
1. Kỹ năng giao tiếp (Communication skills).
2. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills).
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills).
4. Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills).
5. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising
skills).
6. Kỹ năng quản lý bản thân (Self-management skills).
7. Kỹ năng học tập (Learning skills).
8. Kỹ năng công nghệ (Technology skills).
Tại Canada bao gồm 6 kỹ năng như:
1. Kỹ năng giao tiếp (Communication).
2. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving).
3. Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive attitudes and behaviours).
4. Kỹ năng thích ứng (Adaptability).
5. Kỹ năng làm việc với con người (Working with others).
6. Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science, technology
and mathematics skills).
Tại Anh cũng đưa ra danh sách 6 kỹ năng quan trọng bao gồm:
1. Kỹ năng tính toán (Application of number).
2. Kỹ năng giao tiếp (Communication)
3. Kỹ năng tự học và nâng cao năng lực cá nhân (Improving own learning
and performance).
4. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information and
communication technology).
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving).
6. Kỹ năng làm việc với con người (Working with others).
Tại Singapore đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề gồm 10 kỹ
năng:
1. Kỹ năng công sở và tính toán (Workplace literacy & numeracy).
2. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information &
communications technology).
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định (Problem solving & decision
making).
4. Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative & enterprise).
5. Kỹ năng giao tiếp và quản lý quan hệ (Communication & relationship
management).
6. Kỹ năng học tập suốt đời (Lifelong learning).
7. Kỹ năng tư duy mở toàn cầu (Global mindset).
8. Kỹ năng tự quản lý bản thân (Self-management).
9. Kỹ năng tổ chức công việc (Workplace-related life skills).
10. Kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe (Health & workplace
safety).
10 kỹ năng mềm mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng cần ở Sinh viên
Kỹ năng mềm chỉ một tập hợp những phẩm chất, thói quen, quan điểm và sức hút xã
hội của một cá nhân, giúp con người đó trở thành một nhân viên tốt và có khả năng
thích nghi với đồng nghiệp và công ty. Các doanh nghiệp đề cao vai trò của kỹ năng
mềm vì các nghiên cứu và kinh nghiệp thực tế cho thấy rằng, kỹ năng mềm cũng quan
trọng không kém gì các kỹ năng cứng về chuyên môn. Trong bối cảnh nền kinh tế dịch
vụ và vai trò ngày càng lớn của việc làm việc theo nhóm, các công ty lớn càng coi trọng
những người có khả năng xây dựng các mối quan hệ, biết thích nghi và sáng tạo trong
giải quyết vấn đề.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, những người đang đi tìm việc làm, đặc biệt là
những ai muốn tìm kiếm vị trí quản lý, nên biết cách cải thiện các kỹ năng mềm của bản
thân. Dưới đây là 10 kỹ năng mềm mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất ở các
ứng viên:

1. Tinh thần làm việc cao:


Bạn có phải là người có động lực và dồn tâm sức để hoàn thành công việc, cho dù đó
là việc khó? Liệu bạn có tận tâm và luôn muốn làm việc một cách tốt nhất?

2. Thái độ tích cực:


Bạn có phải là một người luôn lạc quan và tích cực? Bạn có thể tạo ra một nguồn năng
lượng và ý chí dồi dào? Tham khảo khoá học Làm sao để tự tin và có thái độ tích cực.

3. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả:


Bạn có phải là một người nói năng mạch lạc, khúc chiết và biết lắng nghe người khác?
Bạn có thể diễn tả tình huống và những nhu cầu của bạn theo cách tạo ra được cầu nối
với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác?

4. Khả năng quản lý thời gian:


Bạn có biết làm thế nào để sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên và cùng lúc xử lý
nhiều công việc khác nhau? Bạn có sử dụng thời gian làm việc một cách khôn ngoan
không?
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Bạn có phải là người tháo vát và có khả năng giải quyết những vấn đề phát sinh bất
ngờ? Bạn có dám đứng ra nhận trách nhiệm hay thích đẩy trách nhiệm cho người
khác?

6. Có tinh thần đồng đội:


Những nhà tuyển dụng muốn tìm những nhân viên có khả năng làm việc hiệu quả,
năng suất khi làm việc theo nhóm.Bạn có thể làm việc tốt khi ở trong đội/nhóm không?
Bạn có phải là người dễ hợp tác và sẵn sàng nắm vai trò lãnh đạo nếu được
trao? Thông qua những công việc làm thêm hay hoạt động ngoại khóa bạn có thể tìm
kiếm kinh nghiệm làm việc nhóm.

7. Tự tin:
Bạn có thực sự tin tưởng là mình sẽ làm được việc? Bạn có tạo được cho những người
xung quanh sự tin tưởng? Bạn có sự dũng cảm để đưa ra những cần hỏi cần thiết và
thoải mái trình bày các ý tưởng mà bạn có?

8. Khả năng chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình:
Bạn có biết cách xử lý những lời phê bình, chỉ trích? Bạn có phải là một người có thể
được đào tạo và cởi mở với sự học hỏi và phát triển, với tư cách một cá nhân cũng như
một người chuyên nghiệp?

9. Linh hoạt, có khả năng thích nghi:


Bạn có thể thích nghi với những tình huống mới và thách thức mới? Bạn có chấp nhận
sự thay đổi và cởi mở với những ý tưởng mới.

Quảng cáo

10. Làm việc tốt dưới áp lực


Bạn có chịu được những áp lực đi kèm với các thời hạn và các tình huống khủng
hoảng? Bạn có thể làm việc tốt nhất trong tình trạng áp lực không? Theo lời khuyên của
các chuyên gia, khi tìm việc, bạn nên tập trung vào những kỹ năng có khả năng thu hút
sự chú ý nhiều nhất đối với nhà tuyển dụng. Bạn cần học cách để thể hiện những kỹ
năng này qua lý lịch xin việc (resume), phỏng vấn, hoặc trong bất kỳ tình huống tiếp xúc
nào với nhà tuyển dụng.

Chẳng hạn, bạn có thể kể câu chuyện bạn đã xử lý một cuộc khủng hoảng hoặc thách
thức công việc ra sao ở công ty. Đề cập tới sự nể trọng của đồng nghiệp mà bạn nhận
được. Thậm chí, bạn có thể mang theo những lá thư cảm ơn mà công ty hoặc khách
hàng gửi cho bạn vì những nỗ lực đó. Hãy nhớ rằng, cho dù bạn xin một công việc
trong lĩnh vực dịch vụ, kỹ thuật hay bất kỳ một công việc nào khác, sự kết hợp giữa các
kỹ năng cứng và kỹ năng mềm sẽ giúp bạn nổi bật giữa các ứng viên.

14 điều sinh viên nên ghi nhớ để tồn tại trong môi trường làm việc đầu tiên
Vài năm đầu sau khi tốt nghiệp chỉ là khởi đầu của một quá trình khám phá lâu dài. Bạn
có thể phải làm những công việc tẻ nhạt, hoàn toàn không phù hợp với tích cách.
Nhưng hãy nhớ rằng, không ai làm mãi một nghề!!. Khi cuộc sống của bạn có nhiều thứ
để lo lắng hơn như gia đình, con cái- bạn sẽ ít phạm sai lầm trong nghề nghiệp hơn.
Bạn sẽ học được nhiều từ những vấp ngã ban đầu.

Sự nghiệp của mỗi người là một quá trình dài trong đó công việc đầu tiên chỉ là viên
gạch khởi đầu. Ở từng công việc, bạn sẽ học được các kỹ năng mới cũng như nâng
cao các kỹ năng cũ. Các kỹ năng sống này không chỉ đơn giản là các kiến thức như:
quản lý cơ sở dữ liệu, dược phẩm. Chúng có thể cách thức quản lý dự án, xây dựng
quan hệ với khách hàng, phát triển kinh doanh, đàm phán với khách hàng, ...- Bạn có
thể áp dụng chúng vào bất kỳ lãnh vực nào. Quá trình này cũng giúp bạn nhận ra được
phong cách làm việc của bản thân- Bạn thích làm việc theo nhóm hay độc lập? Bạn có
sở trường về tài chính không?... Chuyến hành trình này sẽ xây dựng cho cho bạn các
kỹ năng sống và kinh nghiệm ngày càng vững vàng hơn. Từng bước, từng bước bạn
sẽ nhận ra con đường sự nghiệp của mình. Dưới đây là 14 điều một sinh viên mới tốt
nghiệp nên ghi nhớ cho công việc đầu tiên của mình:

1. Thay đổi cách ăn mặc


Thời trang sinh viên không còn phù hợp với văn hoá công sở. Đã đến lúc bạn loại bỏ
những chiếc quần jean và những chiếc áo phông khoẻ khoắn trong tủ quần áo của bạn.
Thay vào đó là những bộ quần áo công sở, tạo cho bạn một hình ảnh chuyên nghiệp và
năng động. Hãy bắt đầu bằng một vài hãng thời trang công sở chất lượng cao, và sau
đó bổ sung dần dần “bộ sưu tập” thời trang công cở của bạn.

2. Tạo ấn tượng đầu tiên với mọi người


Khi lần đầu tiên bước vào văn phòng, bạn sẽ bị rất nhiều con mắt hướng tới. Với một
vẻ bề ngoài nhếch nhác, ánh mắt lo sợ rụt rè, run rẩy sẽ mang đến cho những đồng
nghiệp mới ấn tượng bạn là người thiếu tự tin, hờ hững, thiếu nhiệt huyết. Vì vậy, hãy
ăn mặc thật đẹp (không màu mè và quá hở hang), tự tin, thân thiện và lịch sự đối với
tất cả mọi người bạn gặp.

3. Từ bỏ những thói quen thiếu chuyên nghiệp


Thói quen nhai kẹo cao su được coi là không chuyên nghiệp và hấp dẫn khi bạn tiếp
xúc với khách hàng hoặc tham dự một cuộc họp. Nếu bạn có có một vài thói quen thiếu
chuyên nghiệp như sờ vào mũi, vuốt tóc hoặc gõ bút chì, thì hãy cố gắng sửa nếu bạn
muốn mình chuyên nghiệp hơn.

4. Đặt nhiều câu hỏi


Đừng giấu dốt! Các nhà tuyển dụng cho biết không hỏi chính là một trong những sai
lầm lớn nhất của những sinh viên mới ra trường trong những ngày đầu làm việc. Bất cứ
khi nào bạn không rõ vấn đề gì, dù là mã đồng phục của công ty, bạn cũng nên hỏi để
tránh những sai lầm đáng tiếc.

5. Sẵn sàng pha cà phê


Mặc dù, việc này không nằm trong danh sách mô tả công việc bạn phải làm, bạn cũng
nên học và làm việc này một cách thường xuyên. Đây có thể được coi là phương pháp
đầu tiên để nói chuyện và kết thân với những đồng nghiệp mới. Thực tế cho thấy
phương pháp này rất hiệu quả.

6. Luôn đúng giờ


Hãy luôn đúng giờ trong mọi hoàn cảnh. Nếu cuộc họp bắt đầu lúc 10g, bạn nên đến
sớm hơn. Dù tắc đường hay do thời tiết xấu, bạn cũng không nên đến muộn vì kỹ năng
quản lý thời gian rất quan trọng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Bạn nên đến
sớm hơn mọi người và ra về muộn hơn mọi người.

7. Đừng lề mề, chậm chạp


Cũng dễ hiểu khi mọi người thường thấy nản chí khi phải đối mặt với những nhiệm vụ
phức tạp. Nhưng nếu bạn chần chừ, do dự có nghĩa là bạn đang tốn thời gian để kết
thúc dự án hay bạn đang làm một việc vô dụng. Khi phải đối mặt vói những khó khăn,
hãy chia nhỏ thời gian để hoàn thành từng phần công việc. Và nếu công việc vượt quá
khả năng, hỏi là một chiêu thức bạn nên sử dụng trong trường hợp này.

8. Hoàn thành công việc nhanh chóng


Nếu bạn nói với sếp bạn sẽ nộp báo cáo vào thứ sáu trong khi thứ năm bạn vẫn chưa
làm xong, chắn chắn bản báo cáo sẽ không tốt, tệ hơn bạn có thẻ lỡ hẹn với sếp. Vì
vậy, tốt nhất bạn nên hoàn thành sớm và dành nhiều thời gian để xem xét lại.

9. Đọc và sửa tất cả các tài liệu


Đọc và sửa tất cả các email, tài liệu, bản ghi chú trước khi gửi đi. Kiểm tra lại cho thật
chính xác, sửa lỗi chính tả. Sự không cẩn thận sẽ gây ra nhiều hậu quả trầm trọng và
có khi là rất buồn cười nữa đấy.

10. “Chuyên-nghiệp” khi dự tiệc ở công ty


Đúng vậy, cùng là tiệc nhưng chúng lại rất khác nhau. Trong các bữa tiệc văn phòng,
bạn vẫn sẽ bị quan sát rất kỹ vì vẫn mang tính chất công việc. Vì vậy, bạn hãy ăn mặc
chuyên nghiệp, đến đúng giờ, thân thiện, lịch sự.

11. Nhiệt tình với các đồng nghiệp


Luôn có mặt trong mọi sự kiện. Hãy thể hiện sự quan tâm đến các đồng nghiệp bằng
cách chúc mừng họ khi họ có chuyện vui và chia buồn với họ khi họ gắp những mất
mát trong cuộc sống. Hãy cố gắng đến dự các buổi tiệc cưới, lễ đính hôn, sinh nhật hay
đầy tháng con của các đồng nghiệp trong công ty.

12. Ngày nào cũng như ngày đầu tiên bạn đi làm
Trong những ngày đầu tiên đi làm, bạn rất nhiệt tình, rất yêu thích công việc, thân thiện
và háo hức những thử thách mới. Tuy nhiên, không sớm thì muộn cảm giác này cũng
nhạt phai. Điều này rất bình thường, dễ hiểu. Nhưng đừng bao giờ quên bạn đã vất vả
và khó khăn như thể nào để nhận được công việc này. Vì vậy, hãy luôn cố gắng thể
hiện một thái độ làm việc nghiêm túc và nhiệt tình.
13. Biết nói “không” khi cần thiết
Từ chối ai đó có thể là một việc rất khó khăn. Khó khăn hơn khi đó là đồng nghiệp hay
sếp của bạn. Tuy nhiên, nói không là cần thiết, một khi đã vượt qua giới hạn. Vì vậy, khi
phải đối mặt với những tình huống khó xử, hãy xem xét các sự lựa chọn, nắm bắt thực
tế, suy nghĩ và quyết định.

14. Luôn mang theo danh thiếp


Bạn không thể biết khi nào bạn gặp khách hàng hay đối tác. Do đó, hãy luôn để danh
thiếp trong ví hoặc túi của bạn. Như vậy, dù có chẳng may gặp khách hàng hay một
người nào đó quan trọng trong siêu thị, bạn cũng không cảm thấy lúng túng khi nhận
được cdanh thiếp của họ.

https://kenhtuyensinh.vn/top-10-ky-nang-mem-cua-sinh-vien-duoc-doanh-nghiep-danh-
gia-cao

Tổng hợp các kỹ năng mềm hữu ích cho sinh


viên mới ra trường
Thi Huỳnh

23:44 Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016


4425

Thế nào là những kỹ năng mềm?


Kỹ năng mềm là những kỹ năng thuộc về con người, không mang tính chuyên môn,
không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt. Ngược lại là những kỹ năng
“cứng” thường xuất hiện trên CV của bạn, bao gồm học vấn, kinh nghiệm và sự thành
thạo về chuyên môn. Bạn có phải là một người dễ chịu? Tận tâm? Bạn giao tiếp khéo
léo? Bạn giải quyết các vấn đề hiệu quả? Đây chính là các dạng câu hỏi được đặt ra
nhằm khám phá các kỹ năng mềm của bạn.

Tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến kỹ năng mềm của bạn?
Nhà tuyển dụng coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là
một nhân tố đánh giá rất hiệu quả. Kỹ năng mềm là một khái niệm được nhiều người đề
cập đến, vai trò của kỹ năng mềm đối với sự thành công của người lao động đã được
đánh giá cao. Dưới đây là các kỹ năng mềm giúp sinh viên mới ra trường thuyết phục
nhà tuyển dụng.

Tổng hợp các kỹ năng mềm hữu ích cho sinh viên mới ra trường
Kỹ năng thứ nhất: Khả năng thích nghi nhanh
Yêu cầu của sếp luôn đa dạng vì vậy bạn cần linh hoạt trong làm việc. Có thể bạn biết
cách để viết các biên bản và thông báo theo đúng quy tắc nhưng sếp lại muốn bạn có
cả khả năng ghi nhớ tốt và ghi chép nhanh trong công việc. Điều quan trọng là bạn cần
có khả năng thích nghi nhanh với những yêu cầu mới thậm chí trong cả những thời
điểm khó khăn, bất ổn.

Thứ hai: Nhún nhường và nhẫn nại


Nếu bạn ngay từ sớm đã đòi hỏi mức lương cao, chức danh “oách” hoặc đề nghị thăng
tiến quá sớm mà không chứng tỏ được năng lực của mình thì cuối cùng cái bạn có chỉ
là biệt danh “thùng rỗng kêu to”. Lãnh đạo luôn muốn nâng đỡ các cá nhân luôn sẵn
lòng vượt thách thức và chứng tỏ mình hơn là những người lúc nào cũng “ngồi chờ
sung rụng”.

Nếu có dịp, bạn hãy trò chuyện với các sếp lớn trong công ty về quá trình phấn đấu của
họ để từ đó bạn trân trọng thành công và nỗ lực của người khác. Đó cũng là tấm
gương phấn đấu cho chính bạn.

Thứ ba: Kỹ năng cập nhật thông tin


Trong trường học, các giảng viên có thể chưa nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc
đọc tin tức. Thực tế, không gì ấn tượng hơn khi một “tân binh” có thể nắm bắt thông tin
thời sự và liên hệ đến ngành cũng như là công việc của mình. Bạn có thể email cho sếp
những thông tin nóng liên quan đến ngành nghề của công ty, hay thậm chí là tóm tắt khi
bài báo quá dài.

Hãy đọc tin tức và các ấn phẩm chuyên ngành để mở rộng kiến thức. Bạn có thể tham
khảo sếp và đồng nghiệp về những trang web hoặc tạp chí chuyên ngành cần đọc.

Thứ tư: Tự quản thời gian


Sinh viên mới tốt nghiệp thường cảm thấy nhiệm vụ của mình trong công ty là gật đầu,
tức không được từ chối bất kỳ công việc nào được giao. Nhưng nếu làm như thế, bạn
có thể không cân bằng được thời gian và xao lãng công việc chính, hoặc phải “rướn”
hết mình chịu trận.

Kỹ năng tự quản thời gian là cách bạn kiểm soát năng lượng và sự tập trung của mình.
Hãy hỏi sếp về thứ tự ưu tiên của các công việc và hướng dẫn bạn công việc nào sếp
cần gấp và bạn nên thực hiện trước. “Hãy hỏi bản thân xem những việc bạn làm quan
trọng thế nào trong công việc, có giúp bạn thăng tiến hoặc nâng cao kỹ năng chuyên
môn của mình hay không?”

Thứ năm: Nói trước công chúng


Nếu bạn không thể trình bày ý tưởng tốt, bạn sẽ gặp khó khăn khi tham gia các hoạt
động của công ty. Rất nhiều sinh viên mới ra trường không được trang bị tốt kỹ năng
nói trước công chúng. Vì thế họ không thể làm tốt việc giới thiệu công ty qua điện thoại
hoặc khi mặt đối mặt với đối tác tại các sự kiện giao lưu, hội họp…

Để khắc phục, bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện mà tại đó, bạn có thể
thực hành kỹ năng nói trước các thành viên. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham dự các
cuộc họp và cho ý kiến. Hãy nghĩ đến điều quan trọng nhất mà bạn muốn truyền tải đến
người nghe và diễn đạt thành lời.

Thứ sáu: Kỹ năng xử trí xung đột


Những cuộc đối thoại căng thẳng, lắm lúc “nảy lửa” không phải là hiếm ở công sở và
những ai thiếu kỹ năng mềm để xử trí vấn đề hiệu quả sẽ hẳn nhiên gặp khó khăn.Vấn
đề mấu chốt là tập trung vào kết quả, chứ không phải là cảm xúc cá nhân. Cố gắng
đánh giá đồng nghiệp bằng lý trí và hành xử tao nhã, cho dù bạn hoàn toàn không thể
chấp nhận quan điểm của họ. Nếu bạn mở lòng với người khác thay vì vội vàng “tát
nước lạnh” vào ý tưởng của họ, họ cũng sẽ mở lòng và lắng nghe bạn.

Thứ bảy: Kỹ năng truyền đạt thông tin


Những nhà tuyển dụng muốn nhân viên của họ có thể viết được những bản báo cáo
với trình tự khoa học và không có bất cứ lỗi ngữ pháp hay chính tả nào trong câu.

Quảng cáo

Thứ tám: Kỹ năng về máy móc công nghệ


Có những công việc đòi hỏi khả năng cao về công nghệ thông tin như khả năng hiểu
biết về ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, có những công việc bạn xin tuyển không yêu cầu
về khả năng công nghệ thông tin thì kỹ năng sử dụng thành thạo máy vi tính cũng vẫn
là yếu tố cần thiết và cơ bản.

Thứ chín: Khả năng lãnh đạo


Vài năm gần đây, nhiều công ty đã cắt giảm việc thuê những nhà quản lý ở cấp độ thấp
mà họ đang tìm kiếm những người có khả năng lãnh đạo ở nhiều cấp độ kể cả ở những
cấp độ cao trong công ty.

Thứ mười: Khả năng làm việc nhóm


Những nhà tuyển dụng muốn tìm những nhân viên có khả năng làm việc hiệu quả,
năng suất khi làm theo nhóm. Điều này đòi hỏi nhân viên đó cần có tính cách hòa đồng,
tôn trọng thời hạn công việc, và sẵn sàng giúp đỡ những thành viên còn lại trong nhóm
để kịp tiến độ dự án cho dù việc đó không thuộc nhiệm vụ của họ.

Thông qua những công việc làm thêm hay hoạt động ngoại khóa bạn có thể tìm kiếm
kinh nghiệm làm việc nhóm.

Thứ mười một: Khả năng làm việc độc lập


Nhà tuyển dụng cũng mong chờ nhân viên của họ có thể làm việc một cách độc lập khi
cần thiết. Tuy trái ngược với khả năng trên nhưng đây cũng được coi là yếu tố rất quan
trọng khi đi xin tuyển.

Thứ mười hai: Kỹ năng làm chủ và tự đánh giá bản thân:
Tập cách tự suy nghĩ và quyết định cho bản thân từ việc ngành nghề cho đến học
hành. Tìm hiểu bản thân mình để xác định cho mình mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng.
Không ai hiểu rõ mình hơn chính bản thân mình. Tìm hiểu những điểm mạnh yếu của
bản thân để phát huy tối đa sở trường và hoàn thiện chính mình.

Trong thời đại thông tin ngày nay, việc tìm hiểu ngành nghề đã trở nên rất dễ dàng với hệ thống
mạng. Báo chí và sách vở cũng trở nên phổ thông với hầu hết mọi tầng lớp giàu nghèo của xã
hội. Chỉ bằng cách tự đào sâu tìm hiểu và quyết định sở thích và chuyên đề học vấn, sinh viên
mới có thể xác định được đường lối thực sự đúng đắn và phù hợp cho bản thân.

Phương pháp để trau dồi kỹ năng mềm cho sinh viên?


Về phía nhà trường

Các trường đại học, cao đẳng cần phải xây dựng các chương trình giảng dạy kỹ năng
mềm cho sinh viên nhưng một môn học trong chương trình đào tạo. Đây là cách thức
hiệu quả để định hình nên những nhìn nhận bước đầu của sinh viên đối với kỹ năng
mềm, để thuật ngữ này không trở nên xa lạ đối với mỗi sinh viên.

Về phía sinh viên:

- Cần chủ động và tích tham gia vào các chương trình đào tạo kỹ năng mềm của nhà
trường cũng như các tổ chức xã hội khác.

- Mạnh dạn, tự tin thuyết trình trước đám đông, rèn luyện kỹ năng giao tiếp trước nhiều
người bởi đây là một trong những kỹ năng quan trọng đối với công việc sau này.

- Tích cực thảo luận và làm việc nhóm, kỹ năng này giúp sinh viên tiếp cận với cách
trao đổi ý kiến trong nhóm, tích lũy kinh nghiệm giải quyết bất đồng cũng như kinh
nghiệm lãnh đạo. Bên cạnh đó, việc làm việc nhóm còn giúp cho sinh viên có thể học
hỏi và trao đổi kiến thức lẫn nhau.

- Tham gia các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động tình nguyện bởi những hoạt động
này không chỉ tạo môi trường cho sinh viên giải tỏa căng thẳng mà còn tạo điều kiện
cho sinh viên phát triển, trau dồi đạo đức cũng như các kỹ năng cá nhân khác như kỹ
năng lãnh đạo, sáng tạo, làm việc nhóm…

- Không ngừng học và tự học để trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như những kiến
thức bổ trợ khác như ngoại ngữ hay công nghệ thông tin… để tăng chất lượng, hiệu
quả học tập cũng như công việc sau này.

Kết luận:

Khi cuộc sống ngày càng phát triển, môi trường làm việc ngày càng trở nên năng động
với tính cạnh tranh cao thì kỹ năng mềm là một trong những đòi hỏi quan trọng của nhà
tuyển dụng. Bởi những kỹ năng này sẽ góp phần bổ trợ cho những kiến thức chuyên
môn của người lao động nhằm tăng năng suất lao động tạo ra hiệu quả cao trong công
việc. Do đó, ngay từ khi còn học tập trên giảng đường, sinh viên cần hiểu rõ vai trò quan
trọng của kỹ năng mềm và tăng cường học tập, trau dồi những kỹ năng này.
https://kenhtuyensinh.vn/tong-hop-cac-ky-nang-mem-huu-ich-cho-sinh-vien-moi-ra-
truong

Kỹ năng sống hay còn gọi là kỹ năng mềm là hành vi ứng xử của mỗi con người, cách
thức tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, cách làm việc nhóm. Kỹ năng này thể hiện
cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống và trong xã hội hiện đại, đây được
xem là chìa khóa vàng dẫn đến thành công. Chính vì vậy, ngoài kiến thức chuyên
môn được đào tạo chính quy, các bạn sinh viên cũng cần phải trang bị cho mình một
số kỹ năng mềm (soft skills) để có thể dễ dàng tìm được những công việc phù hợp
sau khi tốt nghiệp chẳng hạn như những kỹ năng: giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý
xung đột và khủng hoảng, làm chủ bản thân, thuyết trình… Kỹ năng mềm không chỉ
cần thiết cho cuộc sống mà còn là tiêu chí mà các nhà tuyển dụng rất quan tâm bởi
chúng ảnh hưởng lớn đến việc người lao động có hoà nhập được với môi trường làm
việc và đạt hiệu suất công việc cao hay không. Vì thực tế cho thấy người thành đạt
chỉ có 15% là do những kiến thức chuyên môn, 85% còn lại được quyết định bởi
những kỹ năng mềm họ được trang bị. Xây dựng một xã hội làm việc và hơn thế là
làm việc chuyên nghiệp, bên cạnh kiến thức chuyên môn, chúng ta còn phải quan
tâm đến việc rèn luyện kỹ năng. Cần nhận thức rằng không chỉ người lao động cần
mà từ các giám đốc điều hành, nhà quản lý… cũng rất cần rèn luyện và nâng cao kỹ
năng cho bản thân. Đặc biệt với đội ngũ lao động tương lai như học sinh, sinh viên
càng nên được phổ cập và hỗ trợ để tạo thành thói quen ngay khi còn trẻ. Tuy nhiên,
ngay từ trên giảng đường đại học, không phải sinh viên nào cũng được trang bị tốt
các kỹ năng thiết yếu này.

Theo điều tra của Bộ LĐ-TB và XH, trong tổng số các sinh viên tốt nghiệp hàng năm,
hơn 13% phải được đào tạo lại hoặc bổ sung kỹ năng, gần 40% phải được kèm cặp
lại tại nơi làm việc và 41% cần thời gian làm quen với công việc. Thiết nghĩ, tiến hành
đưa kỹ năng mềm vào giảng dạy cho sinh viên là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là
trong thời kỳ hội nhập.

Sau đây là 25 kĩ năng cơ bản về soft skills:


1. Kỹ năng giao tiếp (Oral/soken communication skills)
2. Kỹ năng viết (Written communication skills)
3. Sự trung thực (Honesty)
4. Làm việc theo nhóm (Teamwork/collaboration skills)
5. Sự chủ động (Self-motivation/initiative)
6. Lòng tin cậy (Work ethic/dependability)
7. Khả năng tập trung (Critical thinking)
8. Giải quyết khủng hoảng (Rik-taking skills)
9. Tính linh hoạt, thích ứng (Flexibility/adaptability)
10. Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills)
11. Khả năng kết nối (Interpersonal skills)
12. Chịu được áp lực công việc (Working under pressure)
13. Kỹ năng đặt câu hỏi (Questioning skills)
14. Tư duy sáng tạo (Creativity)
15. Kỹ năng gây ảnh hưởng (Influencing skills)
16. Kỹ năng nghiên cứu (Research skills)
17. Tổ chức (Organization skills)
18. Giải quyết vấn đề (Problem-solving skills)
19. Nắm chắc về đa dạng văn hoá (Multicultural skills)
20. Kỹ năng sử dụng máy tính (Computer skills)
21. Tinh thần học hỏi (Academic/learning skills)
22. Định hướng chi tiết công việc (Detail orientation)
23. Kỹ năng định lượng (Quantiative skills)
24. Kỹ năng đào tạo, truyền thụ (Teaching/training skills)
25. Kỹ năng quản lý thời gian (Time managenmen skills)
Tuy nhiên để việc đào tạo thực sự có hiệu quả, cần phải tiến hành từng bước, đồng
loạt, đặc biệt là đào tạo chất lượng diễn giả. Và trong khi khám phá và xây dựng
những kỹ năng “mềm”, chúng ta cũng không nên bỏ qua những kỹ năng “cứng”. Chìa
khóa dẫn đến thành công thực sự là phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này. Để đạt
được điều này, sự kết hợp và trợ giúp của nhiều chuyên gia, các tổ chức giáo dục,
tuyên truyền, cơ chế chính sách về giáo dục của Nhà nước và nhận thức của toàn xã
hội là rất quan trọng.

https://abv.edu.vn/ky-nang-mem-cho-sinh-vien.html

 LIÊN HỆ

3 hoạt động giúp sinh viên nâng cao kỹ năng mềm


07/03/2017Tin tức

Những năm học cao đẳng, đại học, sinh viên thường mải mê với sách vở và những kì vọng
về điểm số. Kiến thức mà mỗi sinh viên có được đều có khoảng cách xa so với thực tế. Vì
vậy, thay vì chỉ chăm chăm học lý thuyết, sinh viên nên chủ động học đi đôi với hành để
nâng cao kĩ năng mềm của bản thân.

Rèn luyện kỹ năng mềm thông qua các câu lạc bộ ngoại khóa
Muốn rèn luyện kỹ năng mềm để phục vụ công việc sau khi tốt nghiệp thì sự kết giữa hợp học và
hành là điều không thể thiếu. Bởi vậy, đừng chỉ học trong sách vở, sinh viên có thể tham gia vào
những câu lạc bộ đa dạng, phù hợp với thế mạnh, điểm yếu, nhu cầu của bản thân. Sinh viên sẽ
không chỉ được nâng cao hiểu biết về vấn đề mình quan tâm mà còn có cơ hội giao tiếp, thực hành
những điều mình đã học.
Quá trình tham gia vào các hoạt động của câu lạc bộ chắc chắn sẽ cho sinh viên có cơ hội nâng cao
kĩ năng mềm như: làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, thuyết trình, dễ dàng thích nghi với những
khác biệt. Sau này ra trường sinh viên có thể tự tin hòa nhập bất kể môi trường nào mà không bị bỡ
ngỡ.

Rèn luyện kỹ năng mềm thông qua công việc làm thêm phù hợp với ngành học
Trong công việc, các nhà tuyển dụng quan tâm đến hiệu suất công việc, đến sản phẩm mà sinh viên
có thể làm ra chứ không phải là những gì được nói trên lý thuyết. Dù sinh viên có tấm bằng đẹp
nhưng làm việc không hiệu quả, không có các kỹ năng mềm bổ trợ thì chắc chắn vẫn thất bại trong
công việc. Chính vì lý do này, rất nhiều bạn sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã tranh thủ
thời gian tìm kiếm cho mình một công việc làm thêm phù hợp với ngành học.
Nếu bạn là một sinh viên ngành Ngoại ngữ, Sư phạm hãy bắt đầu với những công việc như gia sư
tiếng Việt cho người nước ngoài hay hướng dẫn viên vào những ngày cuối tuần. Nếu bạn là một
sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, bạn có thể là làm thêm ở một quán café nào đó có nhiều
khách nước ngoài để nâng cao khả năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng.

Chủ động thay đổi, hòa nhập, bạn phải thay đổi, không thu mình trong vỏ ốc
Vấn đề không có kỹ năng mềm cần thiết hay kỹ năng mềm còn yếu không phải do các bạn sinh viên
không có cơ hội mà nguyên nhân đến từ sự thụ động, không hòa nhập và thu mình vào thế giới an
toàn của bản thân. Các bạn thường chỉ mải mê học hành sách vở, có thời gian thì lại lướt web…
ngại ra ngoài, ngại gặp gỡ. Hoặc cũng có thể do bạn nhút nhát nên không tham gia vào những hoạt
động ngoại khóa hay không tự tin với kiến thức của mình khi đi phỏng vấn một công việc nào đó.
Tuy nhiên dù là vì lý do gì thì các bạn sinh viên đều cần phải thay đổi bản thân mình. Hãy can đảm
bước ra ngoài, đừng chỉ mãi lý thuyết phải thực hành thôi! Bạn sẽ học thêm được rất nhiều kiến
thức, mở rộng thêm được những mối quan hệ, tăng thêm sự trưởng thành của bản thân và rèn
luyện được nhiều kỹ năng mềm hữu ích… Tất cả những điều này sẽ là hành trang cho bạn sau khi
rời khỏi ghế nhà trường.
https://dongduong.edu.vn/old_website/3-hoat-dong-giup-sinh-vien-nang-cao-ky-nang-
mem.html

Cách phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên


Chủ động thuyết trình trước đám đông, tích cực thảo luận và làm việc nhóm, tham gia các hội thảo
quốc tế, thực tập ngay trong quá trình học... là những cách giúp sinh viên trau dồi kỹ năng mềm.
Nhiều phụ huynh cho rằng, bằng cấp và kinh nghiệm là điều mà các nhà tuyển dụng quan tâm khi
tìm kiếm nhân viên. Vì vậy, cha mẹ thường yêu cầu con phải học và thực hành thật nhiều để có một
công việc tốt trong tương lai. Nếu nhận thấy con có suy nghĩ tích cực, làm việc tận tâm, giao tiếp
khéo léo, giải quyết các vấn đề hiệu quả... phụ huynh nên vun đắp năng lực tiềm ẩn này. Những kỹ
năng mềm sẽ giúp các em thành công nhờ vào phong cách làm việc chuyên nghiệp, cầu tiến để
hoàn thiện bản thân và biết cách hưởng thụ cuộc sống.

Tuy nhiên, kỹ năng mềm thuộc phạm trù con người, không mang tính chuyên môn, không phải là
thiên bẩm mà do đào tạo nên. Kỹ năng mềm nên được học và thực hành thông qua nhập vai, thảo
luận nhóm và bài tập tình huống trong môi trường đại học. Đây chính là bước chuyển tiếp quan
trọng trong cuộc đời mỗi người, từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành biết chủ động nuôi
sống bản thân. Ngay khi con bước vào đại học, phụ huynh nên khuyến khích con tham gia các hoạt
động dưới đây.

Thuyết trình trước đám đông

Môn thuyết trình có thể rèn luyện cho sinh viên sự tin tin khi đứng trước nhiều người. Ngoài ra, hoạt
động này còn giúp hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, gồm việc học và thực hành cách sử dụng từ ngữ,
ngôn ngữ cơ thể, nâng cao hiệu quả giao tiếp với đồng nghiệp, khách hàng, bạn bè, cấp trên sau
này.

Thảo luận và làm việc nhóm

Thảo luận giúp sinh viên nắm được cách trao đổi ý kiến trong nhóm, tích lũy kỹ năng thăm dò và thu
thập các dữ kiện, dữ liệu trong việc giải quyết bất đồng. Ngoài ra, sinh viên còn có thể phát hiện ra
những tố chất phát triển kỹ năng điều hành và lãnh đạo.

Các hoạt động ngoại khóa


Quốcwebsite
Thủy,
809, tế,
quậnthuộc
Cầu
hoặc
Đại
Giấy,
họcHà
Kinh
Nội.
facebook. tế Điện
- Đạithoại
học Quốc
04 3754
gia 9901
Hà Nội
(máy
tại địa
lẻ 509),
chỉ: 106
hotline
nhà0947
E4, 144
004Xuân
Các hoạt động này không chỉ mang lại những giờ phút tận hưởng, giải lao ngoài giờ học trên lớp mà
còn tạo điều kiện cho sinh viên phát triển các kỹ năng cá nhân như tư duy, giải quyết vấn đề, phản
xạ, sáng tạo...

Tham gia hội thảo quốc tế

Đây là cơ hội lý tưởng để sinh viên gặp gỡ, giao lưu, bắt kịp với kho kiến thức toàn cầu. Bên cạnh
đó, việc tham dự hội thảo quốc tế cũng tạo điều kiện cho sinh viên thiết lập, mở rộng thêm các mối
quan hệ. Nếu phụ huynh có dự định cho con du học, các sự kiện này là cơ hội để giúp con thích
nghi dần với môi trường giao tiếp quốc tế, phát triển khả năng nghe nói tiếng Anh và làm quen với
môi trường làm việc trong các tập đoàn kinh tế có yếu tố nước ngoài.

Thực tập trong quá trình học

Không phải trường đại học nào cũng mở ra cánh cửa việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Việc
thực tập sớm tại các công ty sẽ giúp sinh viên hiểu biết thêm về thực tiễn hoạt động các ngành
nghề, tích lũy kinh nghiệm và làm đẹp hồ sơ xin việc. Điều này rút ngắn đáng kể khoảng cách giữa
đào tạo và thực tế, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Các hoạt động phát triển kỹ năng mềm kể trên khá phổ biến tại các trường đại học có nền giáo dục
tiên tiến như Anh, Mỹ, Phần Lan, Australia…. Tại Việt Nam, một số trường đổi mới hoạt động đào
tạo như Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng triển khai các chương trình liên kết với
nước ngoài (Thụy Điển, Mỹ, New Zealand, Pháp…) để tạo môi trường rèn luyện kỹ năng mềm.
Ngoài các buổi ngoại khóa, hội thảo, bài thuyết trình và cơ hội thực tập tại các tập đoàn kinh tế là
đối tác của nhà trường, sinh viên còn được học tiếng Anh và kiến thức chuyên môn cùng với các
thầy cô giáo quốc tế để trở thành ứng viên tiềm năng trong mắt các nhà tuyển dụng.
https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/cach-phat-trien-ky-nang-mem-cho-sinh-vien-
3158257.html

7 Kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên


PNNews13/12/16 12:22 GMT+71 liên quanGốc
Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm là điều mà mỗi sinh viên đang
còn ngồi trên giảng đường đại học cần phải rèn luyện.

1. Kỹ năng lắng nghe

Kinh nghiệm ít, chuyên môn non nớt là tình trạng chung của sinh viên mới ra trường.
Cho nên để làm quen với công việc, bạn cần phải biết cách đối mặt và xử lý với một số
lời góp ý, phê bình. Dĩ nhiên chẳng ai thích việc bị người khác phê bình nhưng để trụ
vững trong thời gian đầu đi làm, bạn phải lắng nghe dù cho nó có khó nghe như nào đi
nữa .Việc giữ thái độ bình tĩnh và có thái độ ứng xử phù hợp trước những lời phê bình
là vô cùng cần thiết, nó phản ánh thái độ cầu thị, cầu tiến của một nhân viên. Vì vậy
lắng nghe là một kỹ năng mềm cho sinh viên cực kỳ quan trọng. Nhiều trường hợp đi
phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ thử bạn bằng cách cố tình phê bình, nếu không đủ tỉnh
táo bạn sẽ out mà không hiểu tại sao.

2. Kỹ năng giao tiếp

Sinh viên hiện nay, nhiều bạn rất vững về chuyên môn nhưng lại kém về kỹ năng giao
tiếp do chương trình học rất ít chú trọng vào kỹ năng mềm cho sinh viên. Các bạn quá
thiếu sự tự tin khi nói, không dám bắt chuyện người lạ. Các bạn không biết nên nói gì
với người đối diện, nên cư xử hòa đồng thế nào cùng các đồng nghiệp… Đó là một
thiếu sót rất lớn, là rào cản cho sự phát triển sự nghiệp và các mối quan hệ xã hội của
các bạn.Hãy nhớ khi phỏng vấn, nếu không biết cách nói sao cho khéo và ấn tượng thì
dù trình độ chuyên môn giỏi cỡ nào, bạn cũng chẳng thể trở nên nổi bật trong mắt nhà
tuyển dụng đâu.

3. Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian là điều tạo nên sự khác biệt giữa người bận rộn và người năng suất.
Thông thường khi đi làm, bạn sẽ dễ bị stress do việc bị giao quá nhiều công việc mà
thời hạn thì luôn gấp gấp. Nếu bạn biết phân bổ thời gian và ưu tiên thứ tự cho từng
công việc, bạn sẽ luôn luôn biết những gì bạn đang làm và lý do tại sao bạn đang làm
nó. Từ đó, hiệu suất và năng suất công việc sẽ tăng lên đáng kể. Bạn sẽ không phải
thắc mắc “Tại sao lại bị trễ tiến độ?”, “Tại sao việc gì cũng không xong?”.“Thời gian là
vàng bạc” Nếu muốn thể hiện mình trong mắt nhà tuyển dụng, đừng bao giờ sử dụng
thời gian một cách lãng phí.

4. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Bạn có phải là người tháo vát và có khả năng giải quyết những phát sinh bất ngờ? Bạn
có dám đứng ra nhận trách nhiệm hay thích đùn đẩy cho người khác? Khi còn là sinh
viên, bạn có thể dễ dàng buông xuôi hoặc từ bỏ vì lúc đó bạn chỉ chịu trách nhiệm cho
riêng mình. Nhưng khi đi làm, một quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng tới cả tập thể. Nếu
không biết cách giải quyết, nhẹ thì trừ lương, nặng thì bạn mất việc. Nhà tuyển dụng chỉ
quan tâm đến kết quả bạn làm ra mà thôi. Nếu kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn quá
kém, đừng hỏi tại sao người khác thăng tiến nhanh còn bạn vẫn dẫm chân tại chỗ.

5. Kỹ năng làm việc nhóm

Một vấn đề mà nhiều sinh viên gặp phải là cái tôi quá lớn (nghĩ mình giỏi giang, không
chịu lắng nghe, hỗ trợ người khác). Nhưng chỉ khi đi làm mới biết, trong môi trường làm
việc chuyên nghiệp, chẳng ai có thể tự mình thực hiện toàn bộ một quy trình. Bạn sẽ
chỉ là một mắt xích trong đó thôi. Nếu không thể hòa nhịp và phối hợp tốt với người
khác, bạn sẽ tự bị đào thải ra khỏi bộ máy. Bạn độc lập, bạn tự chủ, bạn có năng lực
nhưng chắc chắn bạn sẽ không thể thành công nếu không có kỹ năng làm việc nhóm.

6. Khả năng linh hoạt, thích nghi nhanh với thay đổi

Nếu trước đây bạn chỉ nghĩ về một công việc ổn định sau khi ra trường, ngày làm 8
tiếng về nhà và công việc chỉ luôn theo một quy trình không thay đổi, thì hãy quên điều
đó dần đi là vừa nhé. Nhịp sống hiện đại đang cực kỳ gấp gáp và những phát minh, tiến
bộ mới công nghệ đang làm thay đổi cuộc sống từng ngày. Đặc biệt với các công ty
khởi nghiệp đang ngày càng xuất hiện nhiều và phát triển tại Việt Nam (Cốc Cốc, Grab,
VNG, VC Corp, Foody, Tiki,…) khả năng linh hoạt và thích nghi với cái mới luôn là yêu
cầu tiên quyết mà nhà tuyển dụng yêu cầu.

Nếu biết về câu chuyện của Yahoo và Nokia, 2 công ty bao phủ cả thế giới cách đây vài
năm những giờ đã lụn bại, bạn hẳn sẽ hiểu rõ hơn về cái giá của việc không kịp chuyển
mình. Hãy nhớ rằng: “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà
là kẻ thích nghi nhanh nhất” – Darwin.

7. Kỹ năng làm việc dưới áp lực

Áp lực công việc là một trong những thử thách lớn nhất dành cho sinh viên mới ra
trường. Bạn sẽ rơi vào hoàn cảnh làm việc với một đống chỉ tiêu với thời gian, kết quả
và chẳng có ai để có thể nhờ vả. Công việc gặp trục trặc, trễ deadline rồi khách hàng
tạo áp lực, sếp tạo áp lực, cộng sự cũng tạo áp lực… Đó là tình cảnh mà khi còn là sinh
viên bạn sẽ khó lòng tưởng tượng nổi. Chính vì thế, hãy rèn luyện kỹ năng từ bây giờ
bằng cách đi làm thêm hoặc tham gia những dự án và rèn mình trong những cuộc chơi
lớn. Đừng để đến khi chết đuối mới tự trách mình sao từ sớm không lo tập bơi.

Làm sao để hình thành kỹ năng mềm cho sinh viên?

Hầu hết khi lên đại học, ai cũng như ai, đều thiếu những kỹ năng mềm cho sinh viên.
Một số ít người cứ lấy câu “Nói thì dễ, làm thì khó” để biện minh cho lựa chọn không
hành động của mình. Nhưng có những người khác lại bảo rằng: “Nói thì dễ, làm thì khó,
nhưng không phải là không làm được”. 2 cách nói khác nhau sẽ tạo ra 2 cách làm khác
nhau và 2 kết quả khác nhau. Vậy nên vấn đề là ở chính bạn. Đừng trông chờ nhà
trường, ba mẹ, người thân nữa. Hãy nghĩ rằng “người khác làm được, tại sao mình
không làm được”. Bạn phải muốn, phải dám, phải hành động thì mới biết là mình có
làm được hay không chứ.

https://baomoi.com/7-ky-nang-mem-can-thiet-cho-sinh-vien/c/21067730.epi

Chia sẻ tại một buổi tọa đàm với sinh viên, ông Trần Trọng Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty
VINAPO cho biết, có đến 90% sinh viên sau khi ra trường hầu như không có kỹ năng mềm. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến mỗi năm có trên 400.000 sinh viên tốt nghiệp
rồi thất nghiệp!
Kỹ năng mềm là những yếu tố liên quan đến trí tuệ cảm xúc như hành vi ứng xử của con người,
các tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, cách làm việc nhóm … Có thể nói, kỹ năng mềm là nghệ
thuật sống mà bất cứ người nào cũng nên hoàn thiện để hài hòa các mối quan hệ trong cuộc sống.
Nó giúp chúng ta tự tin và tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới.
Trong xã hội hiện đại, kỹ năng mềm là một yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong cuộc sống. Các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kỹ năng mềm quyết định 75% thành công của con người còn kỹ năng cứng (hay
kiến thức, trình độ chuyên môn) chỉ chiếm 25%. Kỹ năng mềm sẽ quyết định bạn là ai, bạn làm việc như
thế nào và hiệu quả từ công việc bạn sẽ mang lại. Theo BWPortal, những tiêu chuẩn để đánh giá con
người như sự tận tâm, tính dễ chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với thành công trong
nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc.
Chính bởi vậy, kỹ năng mềm được nhiều nhà tuyển dụng xem trọng. Khảo sát của CareerBuilder
cho biết, khi đánh giá một ứng viên tiềm năng cho công việc, phần lớn các nhà tuyển dụng khẳng
định rằng kỹ năng mềm quan trọng hơn kỹ năng cứng. Những nhà tuyển dụng hàng đầu có xu
hướng chọn ứng viên phù hợp với văn hóa công ty, cả cả khi điều này đồng nghĩa với việc họ phải
tốn thời gian để huấn luyện lại. Lí giải điều này, nhà tuyển dụng cho rằng nhân viên sẽ làm việc
với nhau hiệu quả và gắn bó để cùng đạt được mục tiêu chung vì họ hợp tác được với đồng nghiệp,
phù hợp với văn hóa công ty. Dưới mọi góc độ, điều nay mang lại lợi ích đáng kể cho tổ chức.
Ngoài việc có tinh thần trách nhiệm cao, các kỹ năng mềm có thể giúp các nhà tuyển dụng tiềm
năng nhận ra bạn là một người linh hoạt, có khả năng thích nghi và giải quyết vấn đề nhanh chóng
cũng như bạn là người đáng tin cậy, có thể dẫn dắt và thúc đẩy đội nhóm.

Buổi thảo luận nhóm của sinh viên trường Đại học Nguyễn Trãi
Kỹ năng mềm là nhân tố thiết yếu đối với thành công và hạnh phúc của mỗi cá nhân nhưng ở Việt
Nam bộ môn này hiện chưa được đưa vào chương trình học chính khóa; rất ít trường giảng dạy
một cách hệ thống các kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên. Phần lớn người học phải tự học, tìm
kiếm đến các trung tâm bên ngoài. Thường thường họ theo học một vài khóa học kỹ năng mềm
ngắn hạn như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình … rồi nhanh chóng quên đi vì không vận dụng thường
xuyên.
Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm cũng như hướng đến việc đào tạo sinh viên trở
thành những công dân toàn diện, Trường Đại học Nguyễn Trãi sẽ chính thức đưa bộ môn kỹ năng
mềm vào chương trình học chính khóa của sinh viên. Ngoài kiến thức chuyên môn (kỹ năng cứng),
sinh viên học tập tại NTU sẽ được trang bị hơn 20 kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý tài chính … do các chuyên gia, diễn giả hàng
đầu về kỹ năng mềm tại Việt Nam trực tiếp giảng dạy.
Sinh viên vừa có thể học lí thuyết về toàn bộ các kỹ năng mềm thiết yếu sau đó sẽ vận dụng khi
làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp trong suốt thời gian học tập tại trường.
Khi được trang bị 20 kỹ năng mềm thiết yếu nhất, sinh viên trường Đại học Nguyễn Trãi chắc
chắn sẽ tự tin ứng tuyển vào mọi tổ chức/ doanh nghiệp trong nước và quốc tế hiện nay.
Kỹ năng mềm là một trong những yếu tố nằm trong mô hình đào tạo toàn diện gắn kết với doanh
nghiệp của Đại học Nguyễn Trãi. Đây là mô hình đào tạo kép được chuyển giao từ mô hình giáo
dục đại học của CHLB Đức. Theo mô hình này, song song với quá trình học tại trường, sinh viên
sẽ được đi thực tập tại doanh nghiệp từ năm thứ nhất. Ngoài ra, các em còn được học hệ thống các
kỹ năng (kỹ năng mềm, ngoại ngữ, kỹ năng hội nhập) cùng kiến thức quản lý để trở thành những
con người toàn diện.
90% sinh viên Việt Nam thiếu kỹ năng mềm

http://daihocnguyentrai.edu.vn/90-sinh-vien-viet-nam-khong-co-ky-nang-mem/

Đổi mới tư duy nhận thức về kỹ năng mềm trong sinh viên thời đại công nghiệp
4.0 Renewalizing the awareness of soft skills of university student in industry 4.0
Lượt xem: 1181
Ngày đăng: 07/04/2018
ABSTRACT
"Industry 4.0" brings many opportunities as well as challenges to the economy in Vietnam
in general and the education sector in particular, especially in higher education. University
students in the "Industry 4.0" require a comprehensive change from cognitive thinking to
acting, which in turn is adaptable to the new working environment, constantly changing
and developing constantly. To do this, in addition to professional (hard skills) students
should be equipped with professional skills, soft skills. By means of article analysis
focused on clarifying the concept, the need for soft skills; assessing the current status of
awareness and practicing soft skills in students today. Thereby this article suggests some
basic measures for students to gradually improve their soft skills in the future.
Key words: 4.0, industry 4.0, skills, softskills, student skills, university students
TÓM TẮT
Thời đại "Công nghiệp 4.0" mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nề n kinh
tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng, đặc biệt là giáo dục đại học. Sinh
viên đại học trong thời đại 4.0 đòi hỏi sự thay đổi toàn diện từ tư duy nhận thức đến hành
động, từ đó có khả năng thích nghi với môi trường làm việc mới, thường xuyên thay đổi
và phát triển không ngừng. Để làm được việc này, ngoài vấn đề chuyên môn (kỹ năng
cứng) sinh viên cần được trang bị về kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm. Bằng phương
pháp phân tích bài viết tập trung làm rõ khái niệm, sự cần thiết của kỹ năng mềm; đánh
giá thực trạng nhận thức, rèn luyện kỹ năng mềm trong sinh viên hiện nay. Từ đây bài
viết kiến nghị một số giải pháp cơ bản để sinh viên dần hoàn thiện kỹ năng mềm trong
tương lai.
Từ khóa: 4.0, công nghiệp 4.0, kỹ năng, kỹ năng mềm, kỹ năng mềm của sinh viên, sinh
viên đại học
1.Đặt vấn đề
Thời đại "Công nghiệp 4.0", nề n kinh tế Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng sâu rộng, dẫn đến sự chuyển biến sâu sắc về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội
đòi hỏi các ngành các lĩnh vực kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, thay đổi toàn diện
từ tư duy nhận thức đến hành động. Trong đó, lĩnh vực giáo dục đào tạo là một trong
những ngành cần sớm thích nghi và thay đổi tích cực, vừa bắt nhịp vừa đón đầu trước
những sự thay đổi chung của đất nước và của thế giới.
Những sản phẩm của giáo dục đào tạo là những người lao động vừa có khả năng sâu
về chuyên môn đào tạo, làm việc; kỹ năng nghề nghiệp và đặc biệt là những kỹ năng
mềm cần thiết giúp cho họ dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc mới, thường xuyên
thay đổi và phát triển không ngừng. Để làm được điều này ngoài kiến thức về chuyên
môn đòi hỏi họ phải có khả năng tạo lập mối quan hệ tốt trong công việc, khả năng hợp
tác làm việc hiệu quả, không ngừng sáng tạo…trong một thể lực tốt có khả năng làm việc
với áp lực công việc cao.
Với tất cả những yêu cầu đó dường như trong đào tạo truyền thống nhà trường đã quá
chú trọng đến đào tạo chuyên môn sâu (kỹ năng cứng) mà xem nhẹ hay bỏ qua nội dung
đào tạo các kỹ năng mềm cần thiết và rèn luyện thể chất khoa học để đào tạo một cách
toàn diện. Vấn đề tác giả muốn đề cập ở đây là cần thiết thay đổi nhận thức việc "xem
trọng chuyên môn nghề nghiệp và xem nhẹ kỹ năng mềm và rèn luyện thể
chất" trong các cơ sở đào tạo các cấp hiện nay, nhất là bậc đại học. Thay vào đó là nhận
thức đầy đủ tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng mềm cần thiết và rèn luyện thể chất
phù hợp với nội dung đào tạo chuyên môn, kỹ năng làm việc cho sinh viên. Từ đó, các
trường đại học thay đổi cơ cấu nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy
khoa học hợp lý hài hòa các yêu cầu đào tạo nhằm sản sinh ra những sản phẩm đào tạo
chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu lao động phát triển không ngừng của xã hội.
Vậy kỹ năng mềm là gì?
2. Kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con
người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời
gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... [1]
Kỹ năng mềm không thể hiện dưới dạng hữu hình có thể đo đếm được hay chứng nhận
thông qua bằng cấp như bằng cấp chuyên môn chẳng hạn mà nó được thể hiện thông
qua thái độ, cách thể hiện cũng như khả năng tư duy, nhìn nhận vấn đề của con người.
Ngày nay, các nhà tuyển dụng đánh giá cao các kỹ năng mềm của các ứng cử viên thông
qua cách họ chuẩn bị hồ sơ xin việc, cách họ chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, thái độ tự tin,
khả năng giải quyết các vấn đề tình huống được đưa ra, … hơn là chỉ chú trọng đến bằng
cấp của ứng viên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của
nhà tuyển dụng của các ứng viên là không cao, thậm chí là rất thấp dẫn đến tình trạng
vừa thừa, vừa thiếu lao động diễn ra phổ biến những năm gần đây.
Đa phần ứng viên thiếu các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng viết đơn xin việc và trả lời
phỏng vấn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng xác định mục tiêu cuộc đời, kỹ
năng quản lý thời gian hiệu quả, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ
năng làm chủ bản thân, …
Nhận thức được tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên, trong
những năm gần đây nhiều trường đại học đã bắt đầu đưa kỹ năng mềm vào chương
trình đào tạo và chuẩn đầu ra cho sinh viên có thể kể đến như: Trường Đại học FPT [2],
Trường đại học Tài chính – Marketing [2], Trường Đại học Nguyễn Tất Thành [4], Trường
Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu [5], …
3. Thực trạng học tập kỹ năng mềm trong sinh viên hiện nay
Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75%
còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị một cách chủ động,
tích cực trước đó. Trong khi đó, đa số sinh viên hiện nay vẫn còn nhiều nhầm lẫn về
chuẩn giá trị đầu ra của sinh viên khi tốt nghiệp. Từ đó, họ bỏ nhiều công sức để chạy
theo thành tích học tập (qua điểm số) và sưu tầm càng nhiều bằng cấp chứng chỉ càng
tốt. Đa số không tích cực tham gia các hoạt động chung của nhà trường, hoạt động đoàn
thể, xã hội ở trường cũng như ở địa phương. Theo một nghiên cứu của Giáo sư Phạm
Minh Hạc: "Chỉ có 20-30% học sinh -sinh viên tham gia các hoạt động xã hội bao gồm
công tác đoàn, thanh niên, sinh viên" [6]. Ngoài ra, việc thiếu tích cực trong tiếp nhận
những phương pháp đào tạo mới làm cho sinh viên trở nên thụ động, ỷ lại; suy nghĩ, lối
sống nhiều khi tiêu cực dễ bi quan, chán nản, thiếu niềm tin, thiếu động lực cố gắng,
vươn lên.
Thực tế phổ biến hiện nay, sinh viên chưa nhận thức được đầy đủ vai trò và tầm quan
trọng của việc tích lũy và trang bị kỹ năng mềm trong quá trình sống và học tập cho đến
khi ra trường và tìm việc. Thậm chí nhiều người không nhận ra nguyên nhân thực sự của
việc không được tuyển dụng mặc dù có nhiều bằng cấp.
Theo điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2011, cả nước có tới 63% SV tốt nghiệp
ĐH - CĐ ra trường không có việc làm, 37% SV có việc làm nhưng đa số làm trái nghề
hoặc phải qua đào tạo lại do yếu và thiếu các yếu tố kỹ năng thực hành xã hội và 83% bị
các nhà tuyển dụng đánh giá thiếu kỹ năng sống. Tiến sĩ Nguyễn Kim Dung[HL1] , cán
bộ Viện Nghiên cứu giáo dục cho biết thêm: "Kết quả nghiên cứu cho thấy, 86% học sinh,
sinh viên có nhiều ước mơ đẹp cho tương lai của mình, trong đó hơn 80% cho rằng, có
thể thực hiện được những ước mơ và tin rằng tự mình quyết định tương lai đó. Tuy nhiên,
phần lớn lại thiếu hẳn khả năng hoạch định tương lai, đặc biệt là kỹ năng mềm và thái độ
dám dấn thân vào đời…" [7]
4. Giải pháp thay đổi nhận thức về kỹ năng mềm trong sinh viên
Việc thay đổi tư duy nhận thức là một việc làm khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và kiên
trì. Động lực thay đổi bắt nguồn từ yêu cầu thực tế của cuộc sống, đó là vấn đề "tồn tại
hay không tồn tại"; nó đòi hỏi thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp với quyết tâm cao của
nhiều đối tượng liên quan: sinh viên, nhà trường, nhà tuyển dụng. Trong bài viết này chỉ
đề cập đến hai đối tượng chính là sinh viên và nhà trường.
4.1 Đối với sinh viên
Để nâng cao những kỹ năng mềm cần thiết để học tập, làm việc và sống tích cực, sinh
viên cần thực hiện một số gợi ý sau đây:

 Tích cực tham gia các hoạt động học tập và chủ động trong các phương pháp học tập
mới như thuyết trình, làm việc nhóm, …
 Tham gia các hoạt động đoàn, hội để tích lũy các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng sống, …
 Tham gia các lớp kỹ năng phù hợp do trường và tổ chức đào tạo uy tín giảng dạy để tích
lũy kỹ năng mềm cần thiết;
 Tìm kiếm các công việc bán thời gian phù hợp với sinh viên để tích lũy kinh nghiệm, kỹ
năng làm việc hỗ trợ tích cực cho công việc tương lai theo ngành nghề nhất định;
 Ngoài ra, việc tham gia các công tác xã hội là hết sức bổ ích giúp nâng cao tinh thần cộng
đồng, nhận định rõ nét và định hướng đúng đắn giá trị bản thân.

4.2 Đối với nhà trường


Để hoàn thiện những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên, trong chiến lược đào tạo con
người toàn diện, nhà trường cần phải thực hiện một số giải pháp sau đây:

 Thay đổi, hoàn thiện chương trình đào tạo trên cơ sở bổ sung việc rèn luyện, trang bị
những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên phù hợp theo từng năm học bên cạnh đào
tạo về chuyên môn;
 Tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động đoàn thể của Đoàn thanh niên, Hội sinh
viên vừa đa dạng, phong phú thích hợp với nhiều đối tượng, sở thích, khả năng khác
nhau của sinh viên qua đó rèn luyện thể chất và các kỹ năng mềm cho sinh viên;
 Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng mềm cho cán bộ, nhân viên,
giảng viên của trường, …tạo môi trường học tập, làm việc thân thiện, hiệu quả; tạo mối
quan hệ tốt giữa lãnh đạo và cán bộ giảng viên; giữa giảng viên và sinh viên; giữa sinh
viên và cán bộ các phòng ban, …
 Thường xuyên tổ chức ngày hội việc làm, các buổi giao lưu gặp gỡ giữa sinh viên và
doanh nghiệp để nhà trường, sinh viên nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của thị
trường lao động. Ngược lại, các doanh nghiệp cũng có cơ hội tiếp cận lao động tại nguồn
và "đặt hàng" đào tạo.

5. Kết luận
Những năm gần đây, nhiều hội thảo liên quan đến "Kỹ năng mềm" được tổ chức ở nhiều
cấp khác nhau; trung tâm đào tạo "Kỹ năng mềm" ngày càng nhiều; một số trường đại
học đã đưa chương trình huấn luyện kỹ năng cho sinh viên vào chương trình chính thức
như là những học phần bắt buộc đối với sinh viên. Tuy nhiên, nhiều kết quả tích cực từ
các hội thảo chưa được đưa vào ứng dụng thực tế. Việc tổ chức, đào tạo và học tập kỹ
năng mềm nhiều nơi còn mang tính tự phát, thiếu khoa học chưa được thống nhất, mang
tính đồng bộ giữa các cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở đào tạo vẫn chưa nhận
thức đúng vai trò của việc trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên. Do đó, không những sinh
viên cần thay đổi nhận thức về vai trò của kỹ năng mềm mà nhà trường, cơ quan quản
lý giáo dục cũng cần thay đổi ngay "nhận thức" về vấn đề trên và có những hành động
tích cực, chuẩn hóa các quy định về đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trong đổi mới
cơ cấu chương trình và phương pháp đào tạo trong thời gian tới hướng đến nền công
nghiệp 4.0./.
Tài liệu tham khảo
[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9_n%C4%83ng_m%E1%BB%81m
[2] Chương trình đào tạo của Trường Đại học FPT
[3] Quy định chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo chất lượng cao bậc đại học hệ chính
quy của Trường Đại học Tài chính – Marketing, 2012;
[4] Quy định chuẩn đầu ra của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành,2014
[5] Chương trình đào tạo kỹ năng mềm theo chuẩn đầu ra của Trường Đại học Bà Rịa –
Vũng Tàu,2016.
[6] 63% sinh viên thất nghiệp khi ra trường, Giáo dục Việt Nam,
Nguồn: https://tgm.edu.vn/63-sinh-vien-that-nghiep-khi-ra-truong/
[7] Nhận thức của thế hệ trẻ về tương lai, Nguồn: https://baomoi.com/nhan-thuc-cua-the-
he-tre-ve-tuong-lai/c/3606806.epi
http://bvu.edu.vn/web/gtsd/-/-oi-moi-tu-duy-nhan-thuc-ve-ky-nang-mem-trong-sinh-vien-
thoi-ai-cong-nghiep-4-0-renewalizing-the-awareness-of-soft-skills-of-university-student-
in-ind

“Nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà
Nội”

Trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên thời 4.0


Linh hoạt các phương pháp

Tại Trường đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh, ngoài các môn học chính khóa, SV được khuyến
khích tham gia các cuộc thi học thuật phù hợp chuyên ngành theo học. Đơn cử, Khoa Ngoại ngữ có
cuộc thi “Hùng biện tiếng Anh”; các khoa thuộc nhóm kỹ thuật - công nghệ có các cuộc thi “Ý tưởng
sáng tạo”, Khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng có cuộc thi “Bản lĩnh nhà đầu tư tài chính trẻ”,
Khoa Luật có “Rung chuông vàng Pháp luật”,… Hiện, trường có hơn 40 câu lạc bộ do SV tự tổ chức
sinh hoạt ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc được tham gia và cọ xát ở nhiều hình thức, nội dung
sinh hoạt đã giúp nhiều SV nắm vững kiến thức chuyên môn và phát triển kỹ năng mềm cần thiết.
Tương tự, từ năm 2006, Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh bắt đầu triển khai
các hoạt động giảng dạy kỹ năng mềm cho SV theo hình thức huấn luyện - trải nghiệm - khởi
nghiệp. Kết quả cho thấy, có đến 98% số SV của trường nhận thức được tầm quan trọng của việc
học kỹ năng mềm.

You might also like