Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

THÀNH LẬP, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

Thành lập DN Giải thể DN Phá sản DN


Khái Về góc độ kinh tế: Thành lập doanh nghiệp là việc chuẩn bị đầy đủ là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong
niệm các điều kiện cần và đủ để hình thành nên một tổ chức kinh doanh. nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện
Theo đó, nhà đầu tư phải chuẩn bị trụ sở, nhà xưởng, dây chuyền sản của cơ quan có thẩm quyền. pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh
xuất, thiết bị kỹ thuật, đội ngũ nhân công, quản lý,… toán nợ đến hạn

Về góc độ pháp lý: Thành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp
lý được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tùy thuộc vào
loại hình mà thủ tục pháp lý này có tính đơn giản hay phức tạp không
giống nhau.
Phân Có 4 loại hình DN: Có 2 loại giải thể: Có 3 kiểu phân loại phá sản
loại
Loại hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn Giải thể tự nguyện ( Kết thúc thời hạn hoạt - Theo tính chất vụ phá sản:
động đã ghi trong Điều lệ công ty mà + Phá sản về lợi nhuận kinh tế: là các khoản lợi
Loại hình doanh nghiệp công ty Cổ phần không có quyết định gia hạn + Theo quyết nhuận ròng từ công việc kinh doanh thương mại
định của chủ doanh nghiệp đối với doanh không tương xứng với số vốn đầu tư đã bỏ ra.
nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp + Phá sản về tài chính: doanh nghiệp bị lâm vào tình
Loại hình doanh nghiệp công ty Hợp Danh
danh đối với công ty hợp danh, của Hội trạng không được thực hiện các nghĩa vụ trả nợ mà
đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối nó đã cam kết với các chủ nợ.
Loại hình doanh nghiệp tư nhân với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại Doanh nghiệp nào liên tục thua lỗ
hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần)
- Theo cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý:
Giải thể bắt buộc ( Công ty không còn đủ + Phá sản tự nguyện: Một doanh nghiệp (con nợ) khi
số lượng thành viên tối thiểu theo quy định tự nhận thức được khả năng chi trả của mình không
của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên còn, sẽ tự nguyện làm thủ tục phá sản, thông báo cho
tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại cơ quan nhà nước và chủ nợ trước kỳ hạn trả nợ.
hình doanh nghiệp + Bị thu hồi Giấy + Phá sản bắt buộc: Khi đến kỳ hạn phải trả nợ cho
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) chủ nợ nhưng không trả được, một doanh nghiệp
nhận thức được nhưng không chấp nhận phá sản thì
việc phá sản sẽ được thực hiện theo yêu cầu của chủ
nợ.

- Theo nguyên nhân gây ra phá sản:


+ Phá sản trung thực: Do nguyên nhân khách quan
gây ra, mà cá nhân hoặc chủ thể đại diện pháp lý của
doanh nghiệp không lường trước được ví dụ như:
thiên tai, …  kinh doanh không thông suốt 
không thanh toán được các khoản nợ bao gồm cả cho
chủ nợ và lương cũng như chế độ bảo hiểm cho công-
nhân viên.
Trường hợp khác có thể gây ra "phá sản trung thực"
đó là do biến động chính trị làm cho ngành nghề kinh
doanh đó không được tiếp tục kinh doanh, cấm kinh
doanh hoặc làm mất hẳn thị trường tiêu thụ sản phẩm
kéo theo sự đổ vỡ của doanh nghiệp.
+ Phá sản man trá: Là hình thức phá sản mà doanh
nghiệp cố tình sắp đặt trước, để "gài bẫy" thị trường,
đối thủ cạnh tranh và chính chủ nợ của họ.
Dấu 1. Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Nếu kinh doanh bị thua lỗ trong 2 năm liên tiếp đến
hiệu Điều lệ công ty mà không có quyết định mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không đủ
pháp gia hạn; trả lương cho người lao động theo thoả ước lao động
lí và hợp động lao động trong 3 tháng liên tiếp
hoặc 2. Theo quyết định của chủ doanh nghiệp
điều đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả  Doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp tài
kiện thành viên hợp danh đối với công ty hợp chính cần thiết như sau: Các phương án tổ chức lại
danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ các khoản chi
công ty đối với công ty trách nhiệm hữu phí, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm + Có biện
hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với pháp xử lý hàng hoá tồn kho, vật tư tồn đọng + Thu
công ty cổ phần; hồi các khoản nợ và tài sản bị chiếm dụng + Thương
lượng với các chủ nợ để hoãn nợ, mua nợ, bảo lãnh
3. Công ty không còn đủ số lượng thành nợ, giảm nợ, xoá nợ + Tìm kiếm các khoản tài trợ và
viên tối thiểu theo quy định của Luật này các khoản vay mới để trang trải nợ cũ và đầu tư đổi
trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không mới công nghệ.
làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp;  Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần
thiết nêu trên mà vẫn không khắc phục được tình
4. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì doanh
doanh nghiệp. nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản và phải được xử
lý phá sản theo quy định của pháp luật.

 Dấu hiệu pháp lý căn bản của tình trạng phá sản là
mất khả năng thanh toán nợ đến hạn,.
Thẩm Cá nhân tự quyết định; Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập Doanh nghiệp tự quyết định; Cơ quan có Toà kinh tế - Toà án nhân dân Tỉnh, Toà án nhân dân
quyền quyết định thẩm quyền cho phép thành lập quyết định; tối cao.
Người quyết định cho phép thành lập
doanh nghiệp nhà nước quyết định
Thủ Là thủ tục hành chính Là thủ tục tư pháp do toà án tiến hành theo quy định
tục chặt chẽ của pháp luật phá sản doanh nghiệp.
Thụ Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh - Trường hợp giải thể theo hồ sơ: cơ Sau khi thụ lý đơn trong 30 ngày, Tòa án sẽ xem xét
lý doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh quan đăng ký kinh doanh gửi thông tin về đưa ra Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
đơn nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho cơ sau khi xem xét tất cả các căn cứ chứng minh doanh
quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
việc kể từ ngày nhận được thông tin của cơ
quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán
ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp quyết định áp dụng một trong hai thủ tục phục hồi
đến cơ quan đăng ký kinh doanh. hoạt động kinh doanh và thanh lý tài sản, các khoản
nợ hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh
ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp,
kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của hợp tác xã bị phá sản.
doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia
về đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định mở
thủ tục phá sản, Tòa án sẽ thông báo quyết định mở
- Trường hợp giải thể tự động: sau thời thủ tục phá sản đến doanh nghiệp lâm vào tình trạng
hạn 180 ngày, kể từ ngày thông báo tình phá sản và thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để
trạng giải thể doanh nghiệp mà không quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp đó.
nhận phản đối của bên có liên quan bằng
văn bản, cơ quan đăng ký kinh doanh cập
nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp
trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp
Hồ sơ Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ thành lập khác nhau - Bước 1: Thông báo về giải thể doanh - Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
nghiệp; Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ
1. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân, gồm có: tục phá sản tại Tòa án nhân dân và nộp tiền tạm ứng
- Bước 2: Báo cáo thanh lý tài sản doanh phí phá sản.
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã
thanh toán, gồm cả thanh toán hết các - Bước 2: Hòa giải và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục
khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm phá sản
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, CMT, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá
xã hội, người lao động sau khi quyết định
nhân hợp pháp khác của chủ DN tư nhân.
giải thể doanh nghiệp (nếu có); + TH 1: Tòa án trả lại đơn hoặc chuyển cho tòa án có
thẩm quyền.
- Các giấy tờ xác minh đủ điều kiện kinh doanh các ngành nghề có điều
kiện theo quy định - Bước 3: Con dấu và giấy chứng nhận
mẫu dấu (nếu có); + TH 2: Tuyên bố DN, HTX bị phá sản trong trường
hợp đặc biệt.
2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của công ty hợp danh, gồm - Bước 4: Giấy chứng nhận đăng ký doanh
có: nghiệp. + TH 3: Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ
tục phá sản.
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 3: Mở thủ tục phá sản
- Điều lệ công ty.
+ Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản và
- Danh sách thành viên. ra thông báo

- Bản sao Thẻ căn cước công dân, CMT, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá + Xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo
nhân hợp pháp khác của các thành viên. toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; lập danh sách chủ nợ;
lập danh sách người mắc nợ.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước
ngoài theo quy định của Luật đầu tư. - Bước 4: Hội nghị chủ nợ

3. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu - Bước 5: Phục hồi DN
hạn, gồm có:
+ TH 1: Sau khi áp dụng phương án sản xuất kinh
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. doanh nếu DN được phục hồi thì ra quyết định đình
chỉ thủ tục phá sản.
- Điều lệ công ty.
+ TH 2: DN không phục hồi được thì đình chỉ thủ
tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
- Danh sách thành viên.

- Bản sao các giấy tờ sau đây: - Bước 6: Ra quyết định tuyên bố DN, HTX bị phá
sản
+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân; - Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố DN, HTX bị
phá sản
+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc
tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn
cước công dân, CMT, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp
khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối
với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa
lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo
quy định của Luật đầu tư.

4. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của công ty cổ phần, gồm có:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty.

- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

- Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ
đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;

+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc tài liệu
tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước
công dân, Hộ chiếu, CMT hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của
người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà
đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì
bản sao Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc tài liệu tương đương phải
được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo
quy định của Luật đầu tư.

* Lưu ý: Giấy đề nghị đăng ký DN cần đảm bảo thể hiện rõ các nội
dung sau: Tên DN+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện
thoại, số fax, thư điện tử (nếu có) + Ngành, nghề kinh doanh + Vốn
điều lệ; vốn đầu tư của chủ DN tư nhân + Các loại cổ phần, mệnh giá
mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại
cổ phần đối với công ty cổ phần + Thông tin đăng ký thuế + Số lượng
lao động + Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn
cước công dân, CMT, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp
khác của chủ DN tư nhân và thành viên hợp danh + Họ, tên, chữ ký,
địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, CMT, Hộ
chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo
pháp luật của DN đối với công ty TNHH và công ty cổ phần.

Giải thể doanh nghiệp

Giải thể là gì?


Giải thể là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và bị xóa tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh. Sau khi giải thể thì doanh nghiệp
bị đóng mã số thuế và không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi nào doanh nghiệp thực hiện giải thể?


Doanh nghiệp giải thể trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 201, Luật doanh nghiệp 2014.
 Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
 Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của
hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
 Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục
chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
 Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Phá sản doanh nghiệp

Phá sản là gì?


Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá
sản.

Khi nào thực hiện phá sản?


Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ đến hạn trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh
toán.
So sánh giữa giải thể và phá sản

Giống nhau: Phá sản và giải thể doanh nghiệp đều đưa đến một hậu quả pháp lý là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.
Khác nhau: Về bản chất và hậu quả pháp lý mang lại có sự khác nhau.
 Người có quyền yêu cầu/ nộp đơn:
Giải thể: Phá sản:
 Chủ doanh nghiệp  Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên,
 Hội đồng thành viên,  Cổ đông/ nhóm cổ đông (từ 20% vốn liên tục trong 06 tháng).
 chủ sở hữu công ty  Công đoàn, người lao động.
 Đại hội đồng cổ đông.  Chủ nợ
 Tất cả thành viên hợp danh.  Người đại diện theo pháp luật.
 Thành viên hợp danh.

 Người có quyền ra quyết định:


Giải thể: Phá sản:
Các đối tượng có quyền yêu cầu có quyền ra quyết định giài Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá
thể (chủ doanh nghiệp, đại hội đồng cổ đông…) sản.

 Thủ tục giải quyết:


Giải thể: Phá sản:
Thủ tục hành chính, nội bộ trong doanh nghiệp. Thủ tục tố tụng, tiến hành tại tòa.

 Thứ tự thanh toán tài sản:


Giải thể: Phá sản:
 Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc,  Chi phí phá sản;
bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác  Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội,
của người lao động  Bảo hiểm y tế, quyền lợi khác của người lao động
 Nợ thuế;  Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích
 Các khoản nợ khác phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
 Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;
 khoản nợ phải trả cho chủ nợ.
 Hậu quả pháp lý:
Giải thể: Phá sản:
Bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu
chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. như một nguời nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp.

Khái niệm
Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền với điều
kiện doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Phá sản doanh nghiệp là tình trạng một công ty khó khăn về tài chính, bị thua lỗ hoặc thanh lý xí nghiệp không đảm bảo đủ thanh toán
tổng số các khoản nợ đến hạn. Khi đó, tòa án hay một cơ quan tài phán có thẩm quyền sẽ tuyên bố công ty đó bị phá sản.
II. Giống nhau giữa giải thể và phá sản
1. Giải thể và phá sản về cơ bản về mặt hiện tượng đều dẫn đến việc làm chấm dứt sự hoạt động của doanh nghiệp cả về mặt pháp lý lẫn
thực tiễn.
Điều này hầu hết mọi người đều biết, khi doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản thì việc ngừng hoạt động là điều bắt buộc (trừ trường hợp
sau khi tuyên bố phá sản có người mua doanh nghiệp). Nhưng cần lưu ý là phá sản khác với việc “lâm vào tình trạng phá sản”, doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì chưa buộc phải dừng hoạt động bởi vì sau đó còn có một thủ tục gọi là “thủ tục phục hồi hoạt động
kinh doanh”.
2. Đều bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Khi thành lập bất kì một doanh nghiệp nào, việc đầu tiên là đăng kí kinh doanh và làm dấu, đây có thể gọi như là thủ tục khai sinh. Nên
khi doanh nghiệp giải thể, phá sản (tức là chấm dứt sự tồn tại) thì sẽ bị thu hồi lại con dấu và giấy đăng kí kinh doanh. Doanh nghiệp cũng
như là một con người, việc xuất hiện và rút lui khỏi xã hội cũng đều phải có sự quản lý của nhà nước để đảm bảo một trật tự nhất định,
tránh mất đi tính liên kết trong xã hội.
3. Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản, diễn ra quá trình phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp (nhưng thực hiện đến đâu thì lại
khác nhau)
Lợi ích của người lao động, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của những cá nhân, tổ chức có liên quan đến doanh nghiệp bị phá sản đều
phải được thực hiện tùy vào mức độ, tính chất của mối liên hệ giữa họ với doanh nghiệp và tùy vào tính chất của sự ngừng hoạt động (giải
thể hay phá sản). Nói chung, đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản còn việc thục hiện đến đâu thì tùy thuộc vào từng trường hợp giải thể
hay phá sản (trong phá sản còn phụ thuộc vào tính chất của các khoản nợ).
4. Đều phải giải quyết quyền lợi cho người làm công. Sau khi phá sản hoặc giải thể, doanh nghiệp cần quan tâm đến người làm công để
mang lại quyền lợi chính đáng cho họ.

> Xem thêm:Quy định về tên doanh nghiệp và văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh
III. Khác nhau giữa giải thể và phá sản
1. Khác nhau về vị trí:
Các quy định về giải thể nằm trong Luật Doanh nghiệp, còn các quy định về phá sản nằm trong Luật Phá sản. Như vậy có thể nói là phá
sản có tính chất phức tạp hơn nên mới cần phải có một luật riêng chuyên quy định về các vấn đề liên quan đến phá sản.
2. Về lý do phá sản hoặc giải thể
Theo “Điều 3. Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản” Luật phá sản 2004 thì lý do phá sản là do doanh nghiệp bị mất khả
năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu
Theo Điều 201 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp thì lý do giải thể rộng hơn phá sản,
có 4 lý do dẫn đến giải thể doanh nghiệp là: do kết thúc thời gian hoạt động mà không được gia hạn; đối với công ty không có đủ số lượng
thành viên tối thiểu trong thời hạn 6 tháng liên tục; do bị thu hồi giấy phép kinh doanh; theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh
nghiệp tư nhân; của tất cả các thành viên hợp danh đối với; công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công
ty trách nhiện hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
3. Về thủ tục giải quyết
Phá sản: là thủ tục tư pháp, do toà án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, thời hạn giải
quyết một vụ phá sản dài hơn và phức tạp hơn.
Giải thể: là thủ tục hành chính do chủ sở hữu doanh nghiệp tiến hành, thời hạn giải quyết một vụ giải thể ngắn hơn và đơn giản hơn.
Như vậy, nhìn vào thủ tục giải quyết giải thể và phá sản phần nào giúp ta thấy được tính chất, mức độ khác nhau của hai hiện tượng này.
Một bên là thủ tục hành chính (giải thể), một bên là thủ tục tư pháp (phá sản). Thủ tục tư pháp luôn phức tạp và có tính nghiêm trọng hơn
so với thủ tục hành chính.
4. Về hệ quả pháp lý
Phá sản: doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như một nguời nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp.
Giải thể: bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp
Giải thể có tính dứt khoát hơn so với phá sản, ít để lại hệ quả sau này.
5. Về xử lý quan hệ tài sản

Khi giải thể, chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trực tiếp thanh toán tài sản, giải quyết mối quan hệ nợ nần với các chủ nợ
Khi phá sản, việc thanh toán tài sản, phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp được thực hiên thông qua một cơ quan trung gian là
tổ thanh toán tài sản khi có quyết định sau khi có quyết định tuyên bố phá sản.
Việc xử lý như trên vì giải thể thì chắc chắn mọi chủ nợ đều được thanh toán đầy đủ nhưng phá sản thì không, việc phân chia tài sản còn
lại rất phức tạp nếu như không có tổ thanh toán vì ai cũng muốn đòi được hết tiền, tài sản của mình mà tài sản của doanh nghiệp còn lại
thì không thể đáp ứng được. Vì vậy quyền lợi của mỗi chủ nợ dễ bị xâm phạm và dễ gây ra tình trang không công bằng, gây mất trật tự, có
thể dẫn đến vi phạm pháp luật. Vậy đối với phá sản cần có tổ thanh toán tài sản.
6. Về thái độ của nhà nước đối với chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người quản lý doanh nghiệp
Phá sản: Người giữ chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị của công ty, tổng công ty 100% vốn
nhà nước bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào, kể từ ngày công ty, tổng
công ty nhà nước bị tuyên bố phá sản. Người được giao đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp đó
bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước. Chủ doanh nghiệp
tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng
thành viên của doanh nghiệp, Chủ nhiệm, các thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh
nghiệp, hợp tác xã, không được làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp,
hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.
Giải thể: Người quản lý doanh nghiệp, điều hành doanh nghiệp không bị cấm làm công việc tương tự trong một thời gian nhất định

Nhà nước có cái nhìn ưu ái hơn đối với giải thể, hạn chế hơn đối với phá sản. Điều này là hợp lý bởi hậu quả pháp lý mà phá sản để lại
bao giờ cũng nghiêm trọng hơn giải thể, ảnh hưởng lớn đến xã hội bởi vì điều kiện để các doanh nghiệp được giải thể là phải thanh toán
hết nợ nên gần như không để lại thiệt hại gì cho xã hội. Còn phá sản thì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn rất nhiều, có thể gây ra
hiện tượng phá sản hàng loạt, bởi các khoản nợ của doanh nghiệp bị phá sản không phải hoàn toàn là nợ có bảo đảm, mà kể cả các
khoản nợ có bảo đảm thì các chủ nợ cũng không chắc chắn 100% sẽ thu hồi được vì còn tùy thuộc vào tài sản còn lại của doanh nghiệp bị
phá sản. Nên việc phá sản kéo theo hoàn toàn có thể xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế-xã hội. Để xảy đến tình trang này
thì trách nhiệm của chủ sở hữu là lớn nhất, vậy việc nhà nước có cái nhìn như vậy là rất đúng đắn và phù hợp với thực tiễn.
Nhìn chung phá sản và giải thể đều có những điểm tương đồng nhưng bên cạnh đó vẫn có những điểm khác biệt rõ rệt về bản chất. Việc
phá sản sẽ hạn chế quyền của các chủ sở hữu hay người quản lý doanh nghiệp trong thời gian 3 năm. Vì vậy các doanh nghiệp cần sáng
suốt bởi vấn đè này sẽ ảnh hưởng tới con đường kinh doanh trong tương lai, hãy chọn cho mình con đường tốt nhất để phát triển công ty
lâu dài, bền vững.

You might also like