Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Lêi nãi ®Çu

LỜI NÓI ĐẦU


Trong sự phát triển của xã hội loài người, kể từ khi có sự trao đổi thông tin, an
toàn thông tin trở thành một nhu cầu gắn liền với nó như hình với bóng. Từ thủa sơ
khai, an toàn thông tin được hiểu đơn giản là giữ được bí mật và điều này được xem
như một nghệ thuật chứ chưa phải là một ngành khoa học. Với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật và công nghệ, cùng với các nhu cầu đặc biệt có liên quan tới an toàn
thông tin, ngày nay các kỹ thuật chính trong an toàn thông tin bao gồm:
- Kỹ thuật mật mã (Cryptography)
- Kỹ thuật ngụy trang (mã ẩn) (Steganography)
- Kỹ thuật tạo bóng mờ, thủy vân số (Watermarking)
Kỹ thuật mật mã nhằm đảm bảo ba dịch vụ an toàn cơ bản:
- Bí mật (Confidential)
- Xác thực (Authentication)
- Đảm bảo tính toàn vẹn (Intergrity)
Có thể thấy rằng mật mã học là một lĩnh vực khoa học rộng lớn có liên quan rất
nhiều ngành toán học như: Đại số tuyến tính, Lý thuyết thông tin, Lý thuyết độ phức
tạp tính toán...
Bởi vậy việc trình bày đầy đủ mọi khía cạnh của mật mã học trong khuôn khổ
một giáo trình là một điều khó có thể làm được. Chính vì lý do đó, trong giáo trình này
chúng tôi chỉ dừng ở mức mô tả ngắn gọn các thuật toán mật mã chủ yếu. Các thuật
toán này hoặc đang được sử dụng trong các chương trình ứng dụng hiện nay hoặc
không còn được dùng nữa, nhưng vẫn được xem như là một ví dụ hay, cho ta hình
dung rõ hơn bức tranh tổng thể về sự phát triển của mật mã học cả trên phương diện lý
thuyết và ứng dụng. Còn một nội dung rất lý thú chưa được nêu trong giáo trình này là
vấn đề thám mã. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm trong các tài liệu [1], [2],
[3].
Nội dung giáo trình bao gồm sáu chương:
Chương I - Nhập môn mật mã học: Trình bày những khái niệm và sơ lược về
mật mã học, độ phức tạp tính toán, và cơ sở lý thuyết thông tin trong các hệ mật.
Chương II - Mật mã khóa bí mật: Trình bày các phương pháp xử lý thông tin
của các hệ mật khóa bí mật (hệ mật khóa đối xứng) bao gồm các thuật toán hoán vị,
thay thế và chuẩn mã dữ liệu của Mỹ (DES) và AES.
Chương III - Mật mã khóa công khai: Trình bày một số bài toán một chiều và
các thuật toán mật mã khóa công khai (hay mật mã khoá bất đối xứng) liên quan bao

i
Lêi nãi ®Çu

gồm: hệ mật RSA, Merkle-Hellman, Rabin, McEliece, hệ mật trên đường cong
elliptic...
Chương IV - Hàm băm, xác thực và chữ ký số: Khái quát về hàm băm, một số vấn đề
về xác thực, đảm bảo tính toàn vẹn và chữ ký số.
Chương V - Các thủ tục và các chú ý trong thực tế khi sử dụng mã hóa
Chương VI: Các chuẩn và áp dụng
Sau mỗi chương đều có các câu hỏi và bài tập nhằm giúp cho bạn đọc nắm vững hơn
các vấn đề đã được trình bày
Phần phụ lục cung cấp chương trình nguồn của DES.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế, việc lựa chọn và trình bày các thuật toán này
không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Rất mong bạn đọc đóng góp ý
kiến về mặt cấu trúc, các nội dung được trình bày và các sai sót cụ thể.

Các đóng góp ý kiến xin gửi về


KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 1 - HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KM 10. ĐƯỜNG NGUYỄN TRÃI - HÀ ĐÔNG

Email: KhoaDT1@hn.vnn.vn
Hoặc: nguyenbinh1999@yahoo.com
Xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI BIÊN SOẠN

ii

You might also like