Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 96

CHƯƠNG 3: LẬP BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG NGUY CƠ LŨ QUÉT CHO CÁC

TỈNH MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN

CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN


VÙNG NGUY CƠ LŨ QUÉT
3.1.1. Sự hình thành lũ quét
Một trận lũ quét thường trải qua các giai đoạn sau:
- Mưa có lượng và cường độ lớn hình thành dòng lũ mặt lớn và tràn ngập
trên mặt lưu vực nhỏ vùng núi dốc có độ che phủ rừng ít, bị khai thác nhiều, tiềm
tàng những điều kiện thuận lợi cho xói mòn, rửa trôi đất đá, bùn cát, cây cối, song
lòng dẫn lại tiêu thoát kém.
- Nước lũ gây xói mòn, rửa trôi, sạt, trượt, sụt lở mạnh mặt lưu vực, cuốn
theo các vật chất rắn, dòng lũ khi đó thay đổi căn bản về chất, trở thành dòng chất
lỏng – rắn (gồm: nước – bùn đá – cây cối …) tập trung vào sông chính. Lũ khi đó
có tổng lượng lớn hơn hẳn tổng lượng dòng lũ nước sinh ra nó.
- Khu vực sinh ra lũ là phần thượng nguồn lưu vực sông có độ dốc lớn,
thường chiếm 2/3 diện tích lưu vực. Tại đây, các quá trình chính hình thành dòng
chảy mặt, xói mòn, rửa trôi mặt đất xảy ra mạnh nhất. Quá trình tập trung dòng lũ
cũng xảy ra đồng thời, song chưa mạnh mẽ.
- Khu vực tập trung dòng lũ quét, nơi quá trình xói sâu còn xảy ra mạnh, sạt
trượt lở đất đá, cuốn trôi cây cối, tắc ứ tạm thời rồi sau đó vỡ hàng loạt…
- Khu vực chịu lũ: nơi bị quét mạnh nhất là cuối sườn dốc khi thế năng đã
chuyển hóa thành động năng, trong đó hiện tượng xói sâu, lở, sạt trượt còn xảy ra ở
cường độ cao trên đoạn đầu của thung lũng trước khi lũ quét thoát được dòng
chính.
Như vậy, lũ quét sinh ra khi gặp các tổ hợp bất lợi về mưa, điều kiện mặt
đệm và đặc trưng lưu vực, lòng sông suối. Hại dạng lũ quét thường gặp đó là lũ
quét sườn và lũ quét dòng thể hiện ở hai khu vực 1, 2 và 3 trên Hình 3-1.

78
Hình 3-1. Sự hình thành lũ quét
3.1.2. Chỉ số nguy cơ lũ quét và thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét
Để đánh giá tiềm năng xuất hiện lũ quét ở các vùng khác nhau, người ta
thường xây dựng bản đồ phân vùng Nguy cơ lũ quét (NCLQ). Xây dựng bản đồ
nguy cơ lũ quét, thực chất là đưa ra bản đồ phân cấp tiềm năng hình thành lũ quét
trên bề mặt lưu vực dưới sự tổ hợp của các yếu tố bất lợi tham gia trong quá trình
hình thành lũ quét.
a) Nghiên cứu ở Mỹ
Có thể đánh giá tiềm năng hình thành lũ quét bằng chỉ số FFPI (The Flash
Flood Potential Index), dựa trên các đặc tính cố hữu, tĩnh của nó như độ dốc, che
phủ đất, sử dụng đất và loại / kết cấu đất…
Bằng cách xác định FFPI ở từng khu vực, cho phép đánh giá nguy cơ sinh lũ
quét ở các khu vực đó. Lưu ý rằng FFPI chỉ là một chỉ số, không phải là công cụ
vạn năng. Giống như các chỉ số khác, FFPI có những hạn chế riêng. Chẳng hạn,
FFPI không tính đến diễn biến độ ẩm đất trong theo thời gian thực. Mặc dù độ ẩm
của đất là một nhân tố quan trọng trong việc đánh giá nguy cơ lũ quét, FFPI không
xem xét nó để đơn giản hóa. Để xem xét độ ẩm đất, FFPI sẽ phải kết hợp mô hình
thời gian thực. Nếu không có sự xem xét độ ẩm của đất, FFPI có thể xem như là là
một nguồn thông tin tĩnh.

79
Chỉ số tiềm năng lũ quét (FFPI) được Greg Smith, phát triển tại đầu tiên cho
lưu vực sông Colorado vào năm 2003, có xét các tham số liên quan đến tiềm năng
hình thành lũ quét: độ dốc bề mặt đất, sử dụng đất, loại đất, và lớp phủ thực vật.
Công thức tính FFPI như sau:
FFPI=(a1M+ a2L+ a3S+ a4dV)/N (3-1)
Trong đó:
 M: độ dốc trung bình lưu vực
 L: (Land cover): Lớp phủ bề mặt,
là bề mặt vật lý của trái đất (thực vật, đất
trống, mặt nước, các công trình xây
dựng…) có thể quan sát được bằng mắt
hoặc trên tư liệu ảnh viễn thám.
 S: (Soil Type/Texture): Loại
đất/cấu tượng của đất.
 V: (Vegetation Cover/Forest
Density ) lớp phủ thực vật, thể hiện bằng
mật độ rừng.
 a1… a4 là trọng số các nhân tố.
Theo Greg Smith, thường hệ số a1
Hình 3-2. Sơ đồ xác định FFPI của
của M lớn hơn 1 một ít, còn a2- a4 của
Greg Smith.
L,S,V lấy bằng 1. Cho nên N thường lớn
hơn 4 một chút. Bản đồ FFPI của lưu vực sông Colorado được phân thành 10 cấp.
Năm 2009, James Brewster đã triển khai phương pháp xác định FFPI cho cơ
quan dự báo (WFO) của Binghamton. Ông đã sửa đổi FFPI từ phiên bản gốc của
Smith để sử dụng tại WFO của Binghamton. Các sửa đổi chính từ phiên bản gốc
của Smith là: Các thành phần tính trong FFPI vẫn chia 10 cấp, trong đó độ dốc trên
30% được gán cấp 10 và trọng số của độ dốc là 1.5, mật độ rừng 0.5, còn các thành
phần khác là 1. Công thức tính FFPI của James Brewster như sau:
FFPI=(1.5M+L+S+0.5V)/4 (3-2)

Trái lại, năm 2010, Raymond Kruzdlo và Joseph Ceru đã tính toán xây dựng
bản đồ phân cấp FFPI cho bang Pennsylvania với tất cả các yếu tố đều có tỉ trọng
là 1.
Đến năm 2012, cũng Joseph Ceru đã tính toán, xây dựng lại bản đồ phân cấp
FFPI cho bang Pennsylvania với gia tăng tỉ trọng của độ dốc cũng như độ che phủ
>1, nhưng không chỉ ra cụ thể bằng bao nhiêu.

80
Năm 2013, Jeffrey Zogg đã phát triển, tính toán xây dựng bản đồ phân cấp
FFPI cho bang Owa, trong đó vẫn sử dung công thức tổng quát của Greg Smith,
tuy nhiên, phân cấp các thành phần độ dốc, đất… chi tiết hơn. Ông cho rằng độ dốc
là thành phần quan trọng nhất trong tiềm năng sinh lũ quét. Từ kinh nghiệm và qua
số liệu thu thập, khảo sát ở Mỹ cho thấy rằng với độ dốc trên 30% dẫn đến vận tốc
dòng chảy tràn rất lớn và lũ lên nhanh trong các sông suối nhỏ. Do đó, ông đưa ra
công thức phân loại tỉ trọng độ dốc (%) trong tính FFPI và gán tỉ trọng bằng 10 khi
độ dốc trên 30%.
Tỉ trọng của độ dốc a1 = 10n/30, ở đây n là độ dốc tính bằng %.
Ngoài ra còn có thể tính theo công thức khác.
Tỉ trọng của độ dốc a1 = 1+[sin () x 9]. Trong đó  là độ dốc tính bằng độ.
Yếu tố lớp phủ bề mặt và độ che phủ rừng được lập bảng sẵn xác định tỉ
trọng cho các loại lớp phủ khác nhau.
Kết quả phân cấp khả năng sinh lũ quét theo chỉ số FFPI như sau:
- Thấp:<2,5;
- Trung bình: 2,5 – 5,0;
- Cao: 5,0 - 7,5;
- Rất cao: >7.5.
Thực chất của phương pháp xác định FFPI là phân tích nhân tố và tổng hợp
địa lý, trong đó vai trò của các nhân tố được xác định bằng các trọng số.
b) Nghiên cứu ở Việt Nam
Phân vùng khả năng xuất hiện lũ quét dựa trên tổ hợp của các nhân tố tự
nhiên có thể được thực hiện đồng thời theo các phương pháp: Phương pháp phân
tích nhân tố và phương pháp tổng hợp địa lý.
Bằng phương pháp tổng hợp địa lý, có thể thấy rõ ảnh hưởng của các nhân
tố có liên quan đến yếu tố cần xét. Song do tính chất phức tạp của các nhân tố ảnh
hưởng, không thể xét được nhiều yếu tố, nhất là các yếu tố có xu hướng tác động
khác nhau, ngược nhau, đến các yếu tố cần xét, mà phải quy về những nhân tố
chính. Phương pháp tổng hợp địa lý không xét chi tiết từng địa phương cục bộ hẹp
mà chỉ có thể khái quát trên vùng lớn.
Phương pháp phân tích nhân tố là xác định các nhân tố có tác động rõ nhất
đến hình thành lũ quét (thường gọi là tiêu chí hình thành lũ quét). Để áp dụng
phương pháp này cần xác định các nhân tố tham gia vào quá trình hình thành lũ
quét ở một lưu vực sông cụ thể. Sau đó sử dụng các thuật toán phân tích nhân tố,
chồng xế p bản đồ để tìm các tổ hợp nhân tố có khả năng gây lũ quét theo từng cấp

81
khác nhau. Đây là phương pháp thường được sử dụng cho một khu vực rộng khi
không có đủ tài liệu dòng chảy.
Ngoài ra có một số phương pháp khác như:
 Phân vùng lũ quét cho cấp dòng dựa trên phân vùng trượt lở.
Theo phương pháp này nguyên tắc cơ bản vẫn dựa trên phương pháp phân
tích nhân tố. Tuy nhiên, bản đồ nguy cơ lũ quét được thành lập theo từng nhân tố
cho từng cấp dòng. Các nhân tố được coi là quyết định đến lũ quét theo phương
pháp này là nguy cơ trượt lở, độ dốc lòng sông và hệ số lũ quét - lũ bùn đá (LQ-
LBĐ). Trong đó nguy cơ trượt lở (T-L) đã phản ánh tổng hợp nhiều nhân tố quyết
định LQ- LBĐ như: độ dốc sườn, mật độ chia cắt ngang, mật độ chia cắt sâu,
lượng mưa, các thành tạo địa chất công trình, các thành tạo địa chất thủy văn, mật
độ đứt gãy, sử dụng đất.
 Phân vùng lũ quét dựa trên phân vùng trượt lở:
+ Vùng có nguy cơ rất cao: Là vùng có điều kiện về đất đá, độ dốc, lượng
mưa năm gần tương tự với các vùng đã xảy ra lũ bùn đá rất mãnh liệt.
+ Vùng có nguy cơ cao: Là vùng có điều kiện về đất đá, độ dốc, lượng mưa
năm gần tương tự với các vùng đã xảy ra lũ bùn đá mạnh.
+ Vùng có nguy cơ tương đối cao: Là vùng có điều kiện về đất đá, độ dốc,
lượng mưa năm gần tương tự với các vùng đã xảy ra lũ bùn đá mức độ trung bình.
+ Vùng có nguy cơ thấp: Là vùng có độ dốc địa hình núi phổ biến từ 15-200
trở xuống. Trong điều kiện địa hình như thế ít có khả năng xảy ra trượt lở và lũ bùn
đá. Lũ bùn đá có thể xảy ra qui mô ở một số khu vực xung yếu về điều kiện địa
chất.
+ Vùng có nguy cơ rất thấp: Là vùng tương đối bằng phẳng xen lẫn một số
đồi núi thấp. ở khu vực này lũ bùn đá có thể xảy ra cục bộ và nhỏ ở một vài khe
suối trên vùng đồi thấp.
 Phân vùng nguy cơ lũ quét nghẽn dòng và hỗn hợp.
 Phân vùng nguy cơ lũ quét sườn.
 Phân vùng lũ quét dựa trên tổ hợp các nhân tố.
Theo GS Ngô Đình Tuấn, các nhân tố được xem xét tính toán phân cấp là
Thảm phủ thực vật (T), Độ dốc bề mặt lưu vực (Io), Độ bở rời và khả năng liên kết
của Đất (D). Các nhân tố này được phân thành 3 cấp, chồng chập tổ hợp lại xây
dựng nên bản đồ tiềm năng gây lũ quét nền theo 3 cấp - Đặc biệt nguy hiểm, Nguy
hiểm, Ít nguy hiểm. Cuối cùng gắn với dự báo các cấp lượng mưa 1 ngày max
(X1max ) theo từng vùng sẽ cho bản đồ cảnh báo lũ quét.
 Phương pháp kết hợp phân tích nhân tố và tổng hợp địa lý.

82
Trong đề tài nghiên cứu độc lập cấp Nhà nước "Nghiên cứu nguyên nhân
hình thành và các biện pháp phòng chống lũ quét" do Viện Khí tượng Thuỷ văn
(nay là Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đi khí hậu) chủ trì thực hiện
trong các năm 1991-1995, tiếp theo dự án Điều tra, khảo sát, phân vùng và cảnh
báo khả năng xuất hiện lũ quét ở miền núi Việt Nam – Giai đoạn 1: Miền núi Bắc
Bộ (2009-2011), đã áp dụng các phương pháp này xây dựng bản đồ Phân vùng khả
năng xuất hiện lũ quét và tập trung vào phương pháp phân tích nhân tố. Các nhân
tố được xét đến là:
 Lượng mưa một ngày lớn nhất ứng với tần suất 1%;

 Độ dốc bề mặt;
 Rừng;

 Đất.

Kết quả của dự án Giai đoạn 1 đã phân tích, tính toán chồng chập 4 nhân tố
trên xác định nhân tố tổng hợp Si theo công thức:
𝑛

𝑆𝑖 = ∑ 𝑎𝑗 𝑍𝑖𝑗
𝑗=1
Trong đó:
 Zij là nhân tố thứ j của ô/vùng thứ i
 aj là trọng số của nhân tố thứ j
Viết lại theo công thức tính FFPI cho đồng nhất cách thể hiện như sau.
1-Si=FFPI=(a1X+a2M+a3L+a4S+a5V)/(a1+a2+a3+a4+a5)
Ở đây, X là mưa; tổng các hệ số aj, bằng =1 và Si được chia thành 5 cấp
(khác với FFPI được chia thành 10 cấp và tổng hợp lại thành 4 cấp nguy cơ lũ
quét: Rất Cao, Cao, Trung Bình, Thấp)
Từ kết quả xác định trọng số của các nhân tố cho 14 tỉnh miền núi phiá Bắc
thấy rằng:
 Trọng số của các nhân tố thể hiện mức độ tác động của từng nhân tố đối
với nguy cơ lũ quét. Mức độ tác động từ lớn đến nhỏ của từng nhân tố đối với nguy
cơ xuất hiện lũ quét lần lượt là Mưa, Độ dốc, Đất, Rừng.
Đối với từng tỉnh các trị số aj có sự dao động khác nhau, tuy nhiên mức độ
dao động không lớn trong mỗi tỉnh, cụ thể: Trọng số của nhân tố lượng mưa 1 ngày
lớn nhất ứng với tần suất 1% dao động trong phạm vi từ 0,302 đến 0,321 và trung
bình cho các tỉnh là 0,304; Trọng số độ dốc dao động trong phạm vi từ 0,253 đến
0,298, và trung bình cho các tỉnh là 0,290; Trọng số nhân tố đất dao động từ 0,202
đến 0,254 và trung bình là 0,212; Trọng số nhân tố rừng là nhỏ nhất và biến đổi
trong phạm vi từ 0,185 đến 0,198 và trung bình là 0,195.

83
Kết quả tính toán chỉ số tổng hợp Si cho thấy, chỉ số Si nằm trong phạm vi từ
0,039 đến 0,61, qua đó thông qua tiêu chí phân phối đều ta sẽ có được các vùng
nguy cơ theo các chỉ số Sj ở Bảng 3-1.
Bảng 3-1. Phân cấp chỉ số Sj trung bình cho 14 tỉnh miền núi phía bắc
1-Si FFPI/10
Phân cấp Sj (của bang Phân cấp nguy cơ lũ quét
Owa)
Cấp I <0.15 >0.85 >0.75 Rất cao
Cấp II 0.15-0.26 0.85-0.74 0.75 Cao
Cấp III 0.26-0.38 0.74-0.62 0.5 Trung bình
Cấp IV 0.38-0.49 0.62-0.51 <0.25 Thấp
Cấp V >0.49 <0.51 Rất thấp
Về cơ bản, trọng số số aj và chỉ số tổng hợp Si tương đồng như trong công
thức tính FFPI của Mỹ. Ta có thể so sánh hai chỉ số này để thấy điều đó.
Nếu chỉ số aj của mưa, độ dốc khoảng 0,29-0,304 gần tương đương với giá
trị 1,5 và đất rừng 0,21-0,19 cũng xấp xỉ giá trị 1 trong công thức tính FFPI của
James Brewster. Mặc dầu phân chia số cấp khác nhau nhưng có thấy sự tương
đồng giữa giá trị FFPI và Si trong phân cấp nguy cơ lũ quét.
Tóm lại, hiện nay việc phân vùng nguy cơ lũ quét chủ yếu dựa trên phương
pháp phân tích nhân tố hoặc phương pháp tổng hợp địa lý. Mỗi phương pháp đều
có thế mạnh riêng, trong đó, đối với phương pháp phân tích nhân tố cho phép phân
tích lũ quét ở các tỷ lệ có độ chi tiết cao, nhưng đòi hỏi phải có cơ sở dữ liệu rất
lớn và chi tiết để xác định được đầy đủ các nhân tố chính và trọng số của từng
nhân tố. Phương pháp tổng hợp địa lý có tính khái quát cao, đối với quy mô vùng
thì đạt được độ chính xác nhất định, nhưng đối với quy mô địa phương, cục bộ thì
không đáp ứng được yêu cầu.
Hiện tại khó có thể phân biệt một cách rõ ràng giữa lũ quét và trượt lở. Do
đó, việc phân vùng lũ quét dựa trên phân vùng trượt lở sẽ khó khăn cho công tác
cảnh báo phải đồng thời cả cảnh báo nguy cơ trượt lở và lũ quét.
Trong các phương pháp phân vùng, tùy theo cách tiếp cận về khái niệm lũ
quét mà các biện pháp phân vùng sẽ thực hiện theo những cách khác nhau.
Phương pháp phân tích nhân tố đã thể hiện được chi tiết phương pháp xác
định các tham số trong công thức chung, cách xử lý các thông số cũng như từ đó
đưa ra được chỉ tiêu phân vùng nguy cơ.

84
3.1.3. Lựa chọn phương pháp phân vùng nguy cơ lũ quét cho 19 tỉnh miền
Trung và Tây Nguyên
Từ phương pháp, kinh nghiệm và các chỉ số đã được phân tích tính toán của
Dự án trong Giai đoạn 1 cho 14 tỉnh miền núi phía Bắc thấy rằng phương pháp
phân vùng đã được sử dụng ở Việt Nam nhìn chung đã đáp ứng được một phần
hiệu quả trong công tác phân vùng nguy cơ lũ quét. Mỗi phương pháp đều có
những ưu điểm nhất định. Tuy nhiên trong thực tế các điều kiện khác nhau và mức
độ chi tiết của bản đồ phân vùng mà việc sử dụng các phương pháp phân vùng này
cần phải linh hoạt hơn. Để phục vụ cho dự án về cơ bản sẽ dựa vào phương pháp
phân tích nhân tố để tiến hành phân vùng nguy cơ lũ quét. Sau quá trình phân tích
nhân tố sẽ tiến hành phân tích tổng hợp địa lý.
Như đã phân tích trên, phương pháp tính toán xác định FFPI và hệ số tổng
hợp Si gần tương đồng, cho nên đã kế thừa toàn bộ quy trình, phương pháp xác
định Si ở Giai đoạn 1 của Dự án, đồng thời chọn phương pháp tính toán tổ hợp
chồng chập các lớp bản đồ để xác định FFPI của Mỹ với trợ giúp của phần mềm
Arc GIS cho kết quả nhanh chóng.

Hình 3-3. Sơ đồ quy trình xây dựng bản đồ nguy cơ lũ quét.


Chi tiết các bước xây dựng bản đồ nguy cơ lũ quét như sau (Hình 3-3):

85
 Bước 1: Để xác định trọng số các nhân tố trước hết phải xác định được các
nhân tố chính hình thành lũ quét và xếp chúng theo mức độ ảnh hưởng giảm dần.
 Bước 2: Gán trọng số ban đầu của các nhân tố theo nghiên cứu của Mỹ về
FFPI và kết quả giai đoạn 1 của Dự án.
 Bước 3: Tính toán chỉ số FFPI.
 Bước 4: Phân vùng nguy cơ lũ quét trên dựa trên chỉ số FFPI bằng chỉ tiêu
phân cấp đều.
 Bước 5: Đánh giá tính phù hợp của bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét với
quy mô lưu vực sông dựa trên các bản đồ, tài liệu khảo sát tại các địa phương.
Trong trường hợp mức độ phù hợp chưa tốt thì lựa chọn tỉ trọng aj khác và quay lại
bước 3. Trường hợp tốt nhất sẽ cho bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét sơ bộ.
 Bước 6: Trên cơ sở bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét sơ bộ, sử dụng
phương pháp chuyên gia để đánh giá tổng hợp lại một lần nữa. Bước này hết sức
quan trọng do: 1) Kinh nghiệm của các chuyên gia trong nghiên cứu lũ quét; 2)
Trong thực tế lũ quét hình thành do nhiều nhân tố và các nhân tố được chọn chỉ là
các nhân tố trội nhất; 3) Cập nhật các thông tin mới chưa được đưa vào bản đồ; 4)
Loại trừ các vùng không có khả năng xẩy ra lũ quét như đồng bằng, cồn cát biển…
 Bước 7: Hoàn thiện bản đồ và xuất bản.

LẬP BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG NGUY CƠ LŨ QUÉT


3.2.1. Lựa chọn, xác định các nhân tố chính hình thành lũ quét
Theo các kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, nguyên nhân gây
lũ quét là bao gồm các nhân tố tự nhiên và yếu tố con người. Trong nhóm nhân tố
tự nhiên, có thể có phân thành 3 nhóm nguyên nhân như dưới đây: Biến đổi nhanh,
chậm và ít biến đổi (Hình 3-4). Như đã phân tích, tiềm năng hình thành lũ quét là
kết quả tổ hợp của các yếu tố bất lợi tham gia trong quá trình hình thành lũ quét.

86
Hình 3-4. Các nhân tố hình thành lũ quét
Các hình thức hoạt động của con người trên lưu vực có thể ảnh hưởng đến
cả 3 nhóm các nhân tố: Biến đổi nhanh, biến đổi chậm và ít biến đổi. Song biến đổi
rõ nhất là nhóm các nhân tố biến đổi nhanh. Đây là nhóm nhân tố chỉ thị thường
được chọn làm các đặc trưng để phân biệt lũ quét với lũ thông thường.
Nhóm các nhân tố biến đổi chậm tham gia vào quá trình hình thành lũ quét
khi quá trình biến đổi vượt qua một "ngưỡng" nào đó. "Ngưỡng" của từng nhân tố
là một khoảng khá rộng vì lũ quét hình thành do những tổ hợp khác nhau của các
nhân tố. Hiện tượng phát sinh lũ quét ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên nước
ta cũng không nằm ngoài quy luật trên.
Dự án trong Giai đoạn 1 thực hiện cho 14 tỉnh miền núi phía Bắc, các nhân
tố chính tham gia vào việc hình thành lũ quét bao gồm: Độ dốc bề mặt, Rừng, Đất,
Lượng mưa một ngày lớn nhất ứng với tần suất 1%.
Mưa là nhân tố quyết định, không có mưa, không xẩy ra lũ quét. Theo yêu
cầu của công tác quy hoạch và hỗ trợ công tác cảnh báo lũ quét nếu chỉ xét với
lượng mưa một ngày lớn nhất ứng với tần suất 1% là chưa đủ. Vì vậy, dự án đã bổ
sung thêm lượng mưa một ngày lớn nhất ứng với tần suất 5, 10 %, lớn nhất thực đo
và mưa một ngày lớn nhất trung bình nhiều năm (có 5 trường hợp).
Ngoài độ dốc lưu vực, độ dốc lòng sông suối đóng góp trong việc hình thành
lũ quét ở vùng núi cao, độ dốc lớn. Nghiên cứu ảnh hưởng của mạng lưới sông
suối đến lũ quét chủ trung vào đặc trưng độ dốc lòng, hướng tập trung nước, mật

87
độ lưới sông. Nơi độ dốc lòng lớn, tiêu thoát tốt, mạng lưới khe suối dày, chiều dài
chảy tràn ngắn, dòng chảy mặt tập trung nhanh, đỉnh lũ sẽ cao. Khảo sát các lưu
vực đã xảy ra lũ quét thường thấy: Phía đầu nguồn, nơi sinh lũ tiêu thoát tốt, mật
độ lớn. Tuy nhiên, phần lớn là dòng chảy tạm thời, ngớt mưa là nước còn rất ít và
sau đó là khô hẳn. Vùng chịu lũ thường là tiêu thoát kém, đó là nơi gặp gỡ của vài
nhánh sông, cũng có thể lòng sông phía dưới bị thắt như phía dưới xã Trường Sơn,
sông Long Đại, nước lũ thoát rất chậm khi lũ đến, các cửa thoát bị lấp kín hay thu
hẹp. Sông miền núi thường chảy giữa các dãy núi, mặt cắt ngang sông có dạng chữ
V hay chữ U với bờ dốc đứng, lòng sông hẹp, ít thay đổi. Độ dốc lưu vực, lòng
suối lớn, thời gian tập trung nước ngắn, cường độ mưa lớn sẽ phát sinh lũ đột ngột.
Độ dốc lớn kết hợp với lòng sông hẹp nên tốc độ dòng chảy lũ rất lớn, có thể đạt
tới 9-10m/s, có nơi tạo thành nước đổ, dòng chảy xoáy cuộn, năng lượng rất lớn,
sức tải lớn. Nước lũ mang nhiều chất rắn, trong những điều kiện chất rắn được
cung cấp đầy đủ (trượt lở, sụp núi), dễ trở thành lũ bùn đá, có thể cuốn theo đất,
cát, cuội, sỏi và cả những tảng đá lớn. Sự biến động lòng sông nơi xảy ra lũ bùn đá
là rất phức tạp.
Ngoài các nhân tố Độ dốc bề mặt, Rừng, Đất, Độ dốc lòng sông, Mưa thì
khả năng sinh lũ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác chưa thể tính hết được. Tuy
nhiên, để thể hiện được tiềm năng sinh lũ, modun đỉnh lũ trung bình nhiều năm
quy về diện tích 100 km2 là nhân tố được lựa chọn, đại diện cho khả năng sinh lũ
lớn của từng vùng.
Tóm lại, bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét theo quy mô lưu vực sông tương
ứng với 5 trường hợp cường độ mưa, trên cơ sở tích hợp các lớp bản đồ chuyên đề,
cụ thể:
- 5 bản đồ phân vùng cường độ mưa một ngày lớn nhất cho 5 trường hợp
(lượng mưa một ngày lớn nhất ứng với tần suất 1,5,10%, lớn nhất thực đo
và mưa một ngày lớn nhất trung bình nhiều năm);
- Bản đồ phân bố độ dốc lòng sông;
- Bản đồ phân bố độ dốc địa hình;
- Bản đồ phân vùng modun dòng chảy đỉnh lũ trung bình nhiều năm;
- Bản đồ nguy cơ xói mòn đất theo lưu vực sông;
- Bản đồ phân vùng khả năng phòng hộ của lớp thảm phủ;
- Bản đồ phân vùng sử dụng đất lưu vực sông.
Ngoài ra, bản đồ phân bố dân cư được chồng chập lên để giúp công tác quy
hoạch, cảnh báo lũ quét.
Thống nhất với kết quả Giai đoạn 1 của Dự án, cũng phân vùng nguy cơ lũ
quét theo 5 cấp:
88
+ Cấp 1: Nguy cơ rất cao;
+ Cấp 2: Nguy cơ cao;
+ Cấp 3: Nguy cơ trung bình;
+ Cấp 4: Nguy cơ thấp;
+ Cấp 5: Ít có khả năng xảy ra.
3.2.2. Thành lập các bản đồ thành phần
Khác với Giai đoạn 1, ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, trong dự án
này sử dụng bản đồ tỉ lệ 1:50.000 thay cho bản đồ tỉ lệ 1:100.000.
a) Bản đồ phân bố độ dốc lòng sông
Lũ quét có đặc tính nhanh, mạnh, ác liệt dễ xẩy ra nơi địa hình bị chia cắt
mạnh, sườn dốc lớn, ít vật cản và thậm chí ở nền địa hình yếu, dễ xói mòn, sụp lở.
Nhiều nơi, núi và thung lũng tạo thành những phễu hút gió ẩm trên nền mưa lớn
diện rộng thành các tâm mưa có cường độ rất lớn. Như vậy phải có sự trùng hợp
thuận lợi phát sinh lũ quét giữa 2 yếu tố địa hình và yếu tố khí hậu.
Mặt cắt dọc sông có dạng đường cong lõm, khu sinh lũ độ dốc lớn và rất lớn
còn khu chịu lũ độ dốc lại nhỏ nên thường có "điểm gẫy". Cách "điểm gẫy" không
xa, nằm trong khu vực tiêu năng của dòng lũ là nơi bị quét mạnh nhất (Hình 3-5).
Chỉ tiêu phân cấp khả năng xuất hiện lũ quét được đặt ra trên cơ sở tổ hợp
của hai đặc trưng nêu trên. Ví dụ: Cấp 1: Dễ xẩy ra lũ quét bao gồm những nơi vừa
có lũ lớn vừa có độ dốc lòng dẫn lớn.

89
Hình 3-5. Sơ đồ phân khu hình thành lũ quét theo lưu vực sông

Các bước thực hiện


 Xử lý số liệu và thực hiện tính toán, thành lập bản đồ mô hình số độ cao
(DEM) độ phân giải 25x25m trong phạm vi các lưu vực sông thuộc 19 tỉnh trên cơ
sở bản đồ địa hình nền tỉ lệ 1:50.000 (xem phụ lục 3). Kiểm tra độ chính xác của
DEM.
 Xác định quy mô, phạm vi các sông chính, nhánh để lập bản đồ phân vùng
độ dốc lòng sông.
 Xácđịnh lát cắt địa hình từ DEM của các sông suối và xây dựng quan hệ
khoảng cách-cao độ (L-Z).
 Xác định độ dốc lòng sông của các sông chính và nhánh.
 Kiểm tra, đánh giá số tính toán độ dốc lòng sông.
 Tíchhợp độ dốc lòng sông của các sông suối trong cơ sở dữ liệu của bản
đồ số dạng ArcGis.
 Phân vùng độ dốc lòng sông chính, nhánh của các lưu vực trong phạm vi
nghiên cứu theo 5 cấp.
 Chuẩn hóa và lập bố cục bản đồ độ dốc lòng sông.
 Biên tập bản đồ phân cấp độ dốc lòng sông cho lưu vực theo chuẩn ArcGis
tỉ lệ 1:50.000.

90
Phương pháp thực hiện
Để xây dựng bản đồ độ dốc lòng sông đã sử dụng phần mềm ArcGis kết hợp
với các công cụ hỗ trợ như Arc Hydro Tools 2.0 và Geo – HMS 5.0. Đây là
phương pháp kết hợp giữa dữ liệu thông tin địa lý được kết nối với các lớp thông
tin môi trường có liên quan đến quản lý, dự báo và phòng ngừa lũ quét, lũ ống…
Tất cả dữ liệu đầu vào được xử lý bằng máy tính để đưa ra kết quả trực quan phục
vụ phân tích đánh giá những vấn đề liên quan đến công tác dự báo, giảm nhẹ.
Trong khuôn khổ dự án này, đã xây dựng các cơ sở dữ liệu và bản đồ chuyên đề
trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 cho toàn vùng.
Việc ứng dụng GIS vào nghiên cứu cho phép chúng ta thu thập và tổng hợp
dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tài liệu sử dụng
 Bản đồ nền 7 lớp được Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam cung cấp.

 Bản đồ DEM có độ phân giải 25x25m được xây dựng từ bản đồ địa hình tỷ
lệ 1:50.000 của các tỉnh và được Phòng Viễn Thám của Viện thực hiện.
 Bản đồ sông suối đã được số hóa tỷ lệ 1:50.000.
Xây dựng bản đồ mạng lưới sông từ số liệu DEM
Phạm vi các sông chính và sông nhánh được xác định theo các nguyên tắc
sau:
 Diện tích bắt đầu có sông 10km2 sẽ hình thành dòng chảy.
 Số nhánh sông tương đương với bản đồ DEM tỷ lệ 1:50.000.
 Lớp sông đã được số hóa.
Dựa vào các nguyên tắc trên và công cụ ArcGis, bản đồ DEM, đã tiến hành
xác định mạng lưới sông chính và sông nhánh thuộc các tỉnh theo các bước sau:
Sink: xử lý DEM (lấp các chỗ trũng và cho cao độ hợp lý để có dòng
 Fill
chảy chảy qua);
 Flow Direction: Xác định hướng dòng chảy;
 Flow accumulation: Lũy tích dòng chảy (Xác định số ô lưới mà dòng chảy
chảy qua);
 Stream definition: Xác định dòng chảy;
 Stream Segmentation: Phân đoạn dòng chảy;
 Catchment Grid Delineation: Phân định lưới lưu vực;
 Catchment polygon processing: Tạo ra lớp các lưu vực dạng vectơ;

91
 Drainage line processing: Xử lý dòng
chảy tạo ra 1 lớp dòng chảy hợp lý;
 Adjoint
catchment processing: Tập
hợp dòng chảy, hợp lưu vào những dòng
chính;
 Chọn điểm đầu ra lưu vực tiến hành
khoanh lưu vực.
Kết quả xác định được phạm vi các
sông nhánh trong lưu vực sông của tỉnh như
Hình 3-6.
Tính toán độ đốc lòng sông
Dựa vào phầm mềm ArcGis và các
công cụ hỗ trợ để tính toán độ dốc lòng sông
theo các bước sau:. Hình 3-6. Phân chia tiểu lưu
vực tính độ dốc lòng sông
- Từ lát cắt địa hình từ DEM của các sông
suối và xây dựng quan hệ khoảng cách – cao độ (L-Z) được thể hiện như Hình
3-7.
- Làm trơn lát cắt địa hình từ
các đoạn sông. Tính độ dốc
sông chính và sông nhánh
theo công thức sau:
Li I i
RS 
L
Trong đó:
Li - độ dài từng đoạn sông
ứng với độ dốc Ii của từng đoạn Hình 3-7. Lát cắt địa hình của dòng
∑ 𝐿- Chiều dài sông suối
chính
Tích hợp độ dốc lòng sông của các sông, suối trong cơ sở dữ liệu của bản đồ
số dạng ArcGis (Hình 3-8), và đưa ra bảng số liệu đối với các sông suối tỉnh Hà
Tĩnh (Bảng 3-2).

92
Hình 3-8. Trắc dọc sông suối một số sông

Bảng 3-2. Độ dốc một số suối thuộc sông Ngàn Sâu-Hà Tĩnh
Độ dốc
Tên Độ dốc
TT ID lòng sông
sông lòng sông
(0/00)
1 HT25 0,100 100
2 HT28 0,100 100
3 HT27 0,100 100
4 HT34 0,497 497
5 HT39 0,115 115
6 HT86 0,440 440
7 HT119 0,090 90
8 HT137 0,100 100
Sông Ngàn Sâu

9 HT148 0,276 276


10 HT163 0,154 154
11 HT196 0,088 88
12 HT204 0,130 130
13 HT233 0,050 50
14 HT254 0,220 220
15 HT261 0,100 100
16 HT268 0,200 200
17 HT286 0,102 102
18 HT291 0,100 100
19 HT318 0,180 180

93
20 HT297 0,347 347
21 HT303 0,649 649
22 HT309 0,382 382
23 HT313 0,659 659

Phân vùng độ dốc lòng sông chính, sông nhánh của các sông trong phạm
vi các tỉnh của dự án.
Căn cứ số liệu độ dốc lòng sông như trong Bảng 3-2, tiến hành phân cấp độ
dốc lòng sông (Bảng 3-3).
Bảng 3-3. Phân cấp độ dốc lòng sông
Ký Độ dốc (0/00)
Cấp Độ dốc Ghi chú
hiệu
I RS1 RS≥ 0,25 >250 Rất cao
II RS2 0,20≤ RS<0,25 250-200 Cao
III RS3 0,15≤RS<0,20 200-150 Trung bình
IV RS4 0,10≤ RS<0,15 150-100 Thấp
V RS5 RS<0,10 <100 Rất thấp
(Cao Đăng Dư-1999)

Biên tập bản đồ phân cấp độ dốc lòng sông cho lưu vực sông theo chuẩn
ArcGis tỉ lệ 1:50 000
Biên tập bản đồ là một công đoạn hết sức quan trọng trong quá trình xây
dựng một tờ bản đồ hoàn chỉnh. Các đối tượng bản đồ khi được thể hiện bằng màu
sắc và ký hiệu phải đảm bảo được tính tương quan về vị trí địa lý cũng như tính
thẩm mỹ của bản đồ.
Căn cứ vào kết quả phân cấp độ dốc lòng sông cho các lưu vực sông chính
và sông nhánh ở Miền Trung và Tây Nguyên, tiến hành bên tập thành bản đồ Phân
cấp độ dốc lòng sông cho từng tỉnh. Trên Hình 3-9 là bản đồ Phân cấp độ dốc lòng
sông tỉnh Bình Định, 18 tỉnh còn lại đưa ra trong phụ lục 4.

94
Hình 3-9. Bản đồ phân cấp độ dốc lòng sông suối của tỉnh Bình Định

95
Nhận xét
Qua qúa trình nghiên cứu và xây dựng bản đồ phân cấp độ dốc lòng sông
nhận thấy độ dốc cấp 4, cấp 5 xuất hiện tương đối nhiều; độ dốc cấp 5 xuất hiện
dày đặc ở vùng ven biển; độ dốc cấp 2 và cấp 3 xuất hiện giáp ranh giới giữa vùng
đồng bằng và vùng núi. Nơi có độ dốc sông suối lớn (cấp 1, 2) phân bố ở vùng núi,
những nơi có địa hình chia cắt phức tạp, đây là vùng có khả năng xẩy ra lũ quét
nhiều nhất.
b) Thành lập bản đồ phân vùng độ dốc địa hình
Dựa trên bản đồ độ dốc địa hình đã xây dựng xác định những khu vực thuộc
lưu vực sông trên có độ dốc địa hình cao tiềm ẩn nguy cơ lũ quét lớn.
Tính toán độ dốc lưu vực sông dựa vào bản đồ địa hình của lưu vực. Từ bản
đồ địa hình tỉ lệ 1/50.000 các các tỉnh, kiểm tra chất lượng các thuộc tính cao độ
đường đẳng cao, tiến hành xây dựng bản đồ mô hình số độ cao DEM độ phân giải
25x25m.
Từ DEM, nhờ các phần mềm GIS tính toán độ dốc cho các ô lưới.
Xác định độ đốc địa hình lưu vực, theo công thức tính toán độ dốc trên các ô
lưới dựa trên bản đồ cao độ số DEM (đơn vị độ):
2 2
 dz   dz  180
Slope  Arc tan(      .
 dx   dy  

Trong đó:
dz (c +2f+i) – (a +2d+g)
=
dx 8.x_cellsize
dz (g +2h+i) – (a +2b+c)
=
dy 8.y_cellsize
dz
: Thay đổi cao độ bề mặt theo phương x tính từ ô (cell) trung tâm (ô xác
dx
định độ dốc) có giá trị cao độ là e.
dz
: Thay đổi cao độ bề mặt theo phương y tính từ ô trung tâm (ô xác định độ
dy
dốc) có giá trị cao độ là e.
a, b, c, d, e, f, g, h, i là các giá trị cao độ của các ô.
cellsize: kích cỡ ô .
Sử dụng phần mềm ArcGis để tính toán độ dốc trung bình lưu vực.
Từ kết quả tính độ dốc địa hình của các lưu vực sông, phân thành 5 cấp độ
dốc,
Bảng 3-4. Kết quả ta được bản đồ phân vùng độ dốc địa hình. Chi tiết xem
phụ lục 5.
96
Bảng 3-4. Phân cấp độ dốc địa hình
Cấp Ký hiệu Độ dốc (độ) Ghi chú

I BS1 BS≥ 45 Rất cao


II BS2 35≤ BS<45 Cao
III BS3 25≤BS<35 Trung bình
IV BS4 12≤ BS<25 Thấp
V BS5 BS<12 Rất thấp

Hình 3-10. Bản đồ phân vùng độ dốc địa hình khu vực
Miền Trung, Tây Nguyên
c) Thành lập bản đồ đất theo nguy cơ xói mòn

97
Điều kiện mặt đệm chi phối mạnh mẽ quá trình hình thành lũ. Mặt đệm ảnh
hưởng đến lượng tổn thất dòng chảy lũ. Tổn thất dòng chảy lũ bao gồm quá trình
thấm, điền trũng, ngưng chặn bởi lớp phủ thực vật và bốc hơi. Thấm giữ vai trò
quan trọng nhất mà chủ yếu do tính chất của đất quyết định.
Ba nhóm đất cần được quan tâm ở khu vực Miền Trung, Tây Nguyên là:
- Đất đỏ vàng vùng đồi núi thấp: Nhóm đất này nằm ở địa hình có cao trình
từ 50 đến 900 m, dốc nhiều, chia cắt mạnh, xói mòn mãnh liệt nếu sử dụng không
hợp lý. Ở các đồi lượn sóng thường là đất đỏ trên đá macma bazơ và trung tính,
thành phần cơ giới nặng nhưng kết cấu tốt nên vẫn xốp, dung trọng xấp xỉ 1, độ
hổng 50 -60%).
Nơi địa hình chia cắt, dốc nhiều thường là đất đỏ vàng trên đá sét và biến
chất. Thành phần cơ giới trung bình, dung trọng 1.2 -1.4, độ xốp 46 -54%. Vào
mùa mưa, mặt đất dễ bão hòa nước nên dễ sinh dòng chảy mặt.
Ngoài ra, nơi dốc nhiều còn có đất vàng đỏ trên đá macma axít và đá cát có
tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, liên kết yếu, dễ bị sụp lở trong mùa lũ.
- Nhóm đất mùn trên núi: Thường phát triển ở độ cao 900 -1800m, bao gồm:
Đất mùn đỏ trên macma bazơ và đá vôi. Tầng đất biến động, thành phần cơ
giới nặng.
Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biển chất, tầng dày trung bình, thành phần cơ
giới nặng.
Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axít và đá cát thành phần cơ giới nhẹ,
thường hình thành trên sườn dốc > 25.
- Nhóm đất mùn trên núi cao: hình thành ở độ cao trên 1800 m, thành phần
cơ giới nhẹ, lớp phủ thực vật chủ yếu là đỗ quyên, trúc gai, một số cây lá kim ôn
đới. Nếu bị đốt cháy, thường chỉ còn cỏ tranh dễ bị cháy hàng năm, đất bị suy thoái
nhanh chóng.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: phát triển ở địa hình dốc, cây cối trơ trụi tầng
đất rất mỏng (< 10cm). Do xói mòn mạnh, nhiều nơi đá lộ ra trên mặt đất.
Qua khảo sát một số đặc điểm vùng đất trung du, miền núi ở nước ta có thể
thấy, các nhóm đất vùng núi và trung du có nhiều đặc điểm thuận lợi cho việc hình
thành lũ quét:
- Phát sinh trên địa hình dốc, chia cắt mạnh.
- Tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nặng, dễ bị bão hoà nước tầng mặt,
thành phần cơ giới nhẹ, dễ thấm nhưng liên kết yếu, dễ bị sạt trượt, xói mòn.
- Dễ trở thành vùng xung yếu nếu việc sử dụng đất không hợp lý.

98
Vai trò của đất ảnh hưởng đến xói mòn phụ thuộc 4 tính chất là: thành phần
cơ giới, hàm lượng chất hữu cơ, kết cấu đất và độ dày tầng đất.
Thành phần cơ giới đất ảnh hưởng đến tốc độ thấm nước vào đất: Thành
phần cơ giới nhẹ, thô thấm nước nhanh hơn nặng, ngoài ra, các phần tử mịn dễ bị
cuốn trôi hơn phần tử thô, nên bị xói mòn mạnh hơn.
Chất hữu cơ trong đất nhiều hay ít đều ảnh hưởng đến xói mòn: Khi nhiều
chất hữu cơ thì nước thấm nhanh hơn làm giảm xói mòn đất và ngược lại khi
nghèo hữu cơ thì thấm chậm gây dòng chảy dẫn đến xói mòn mạnh. Hàm lượng
chất hữu cơ và mùn nhiều sẽ cho đất có kết cấu tốt và hạn chế xói mòn.
Ảnh hưởng rõ rệt hơn cả là kết cấu đất. Đất có kết cấu viên bền, tơi xốp
không những thấm nước nhanh mà còn chống chịu sự bắn phá của động lực hạt
mưa, hạn chế xói mòn và ngược lại.
Đất càng dày mà có kết cấu tốt thì thấm nước nhiều, nhanh nên xói mòn ít
hơn đất mỏng và không có kết cấu.
Bảng 3-5. Kết quả đánh giá cường độ thấm của đất của cục bảo vệ đất Mỹ
Cường độ thấm (mm/h) Loại đất
Rất thấp < 2,5 Sét cao
Thấp 2,5 - 12,5 Sét, ít hữu cơ, mỏng
Trung bình 12,5 - 25 Sét mùn, cát sét
Cao > 25 Cát dày, độ rỗng lớn
Để đánh giá khả năng sinh dòng chảy của đất, người ta còn chia ra làm 4
nhóm như sau:
 Nhóm 1- Khả năng sinh dòng chảy rất lớn gồm: Các loại đất sét, nặng,
chắc, tầng đất mỏng, đất xếp thành từng lớp, có thể tạo thành các tầng không thấm
tạm thời.
 Nhóm 2- Khả năng sinh dòng chảy khá lớn: Đất trung bình, tầng đất mỏng,
sét mịn.
 Nhóm 3- Khả năng sinh dòng chảy trung bình: Đất nhẹ cấu trúc xốp, sét
pha cát nhẹ, mùn sét tầng đất dầy.
 Nhóm 4- Khả năng sinh dòng chảy yếu: Phần lớn là đất cát, cát pha sét,
tầng đất dầy.
Hội cải thiện tài nguyên đất và nước của Đức đưa ra 4 nhóm đất chính:
 Nhóm A - Đất thấm lớn: cát sâu và đất sỏi rời rạc.
 Nhóm B - Đất thấm vừa: sâu , hạt mịn lẫn cát sỏi, đất sét pha cát nhẹ.

99
 Nhóm C - Đất thấm ít: hạt mịn, tầng không thấm nông sét pha cát hoặc đất
cát nông.
 Nhóm D - Đất thấm rất ít: sét, nông, có mức nước ngầm cao, đất gồm
phần lớn là chất không thấm.
Tư liệu bản đồ đất của 19 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
Bộ bản đồ đất của 19 tỉnh miền Trung và Tây nguyên thuộc phạm vi nghiên
cứu của dư án tài được nhóm nghiên cứu thu thập từ Viện Quy hoạch và Thiết kế
Nông nghiệp (NIAPP) và các Phân viện miền Trung và miền Nam của NIAPP với
các tỷ lệ 1:50.000 và 1:100.000. Các dữ liệu bản đồ đều được lưu trữ ở dịnh dạng
số, theo định dạng của phần mềm MapInfo Professional. Đây là các bản đồ thổ
nhưỡng được thành lập tại Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp.
Bản đồ đất cấp tỉnh được thành lập riêng cho từng tỉnh ở tỷ lệ 1:50.000 hoặc
1:100.000 với nền cơ sở địa lý theo tỷ lệ 1:50.000 của bộ bản đồ địa hình quốc gia
do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp. Lớp khoanh vi loại đất có dạng thức dữ
liệu polygon với nhiều trường thông tin thuộc tính như loại đất, độ dốc, tầng dày,
đá mẹ, cấu trúc, đá lẫn... phân loại theo FAO-UNESCO. Hình 3-10, đưa ra bản đồ
ấ tỉnh Bình Định để minh họa.
Phân loại bản đồ đất, thành lập bản đồ nguy nguy cơ xói mòn đất
Dựa án tiến hành việc phân loại bản đồ đất, thành lập bản đồ nguy cơ xói
mòn đất tại khu vực nghiên cứu cho 19 tỉnh sử dụng phương pháp phân loại dữ liệu
không gian trong hệ thông tin địa lý GIS. Các đồ phân vùng nguy cơ xói mòn đất
theo 5 cấp cho 19 tỉnh trên bản đồ số tỷ lệ 1:50.000.
Căn cứ vào đặc điểm thạch học, vào mối quan hệ giữa đất và đá mẹ hình
thành nên đất Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp chia các loại đất đồi núi
của vùng núi Việt Nam ra các nhóm có nguy cơ xói mòn thành 5 cấp theo mức độ
từ cao xuống thấp (từ G1 đến G5) như bảng sau:
Bảng 3-6. Phân cấp đất theo nguy cơ xói mòn (G)
Cấp Ký hiệu Nguy cơ xói mòn

I G1 Rất cao
II G2 Cao
III G3 Trung bình
IV G4 Thấp
V G5 Rất thấp

100
Hình 3-10. Bản đồ đất tỉnh Bình Định
Trong đó:
 Nhóm I (G1): Gồm các loại đất: Fa, Fq, Ha, Hq, là những đất hình thành
trên sản phẩm phong hóa đá Macmaxít, đá cát nên có thành phần cơ giới chủ yếu là
thịt nhẹ, cấu trúc kém, hàm lượng mùn thấp, chủ yếu phân bố trên đất có độ dốc
lớn nên nguy cơ xói mòn cao nhất.
 Nhóm II (G2): Gồm loại đất: X, B, Ba, hình thành trên phù sa cổ hoặc trên
đá macmaaxit, bị thoái hóa mạnh, thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, đất mất

101
cấu trúc, nghèo mùn, tính dẻo, tính dính đều kém, thường phân bố ở đồng bằng, độ
dốc thấp nên nguy cơ xói mòn vẫn thấp hơn các loại đất nhóm I.
 Nhóm III (G3): Gồm các loại đất: Fs, Fj, Fe, Fp, Hs, Hj, là những đất hình
thành trên sản phẩm phong háo đá sét, đá biến chất và phù sa cổ nên có thành phần
cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, cấu trúc hạt viên, hàm lượng mùn cao hơn các
loại đất nhóm I, nên nguy cơ xói mòn thấp hơn hai nhóm trên.
 Nhóm IV (G4): Gồm các loại đất: Fk, Fu, Fv, Fn, K, Rk, Ru, Rv, Rdv, Fl,
Hk, Hv, là những đất hình thành trên sản phẩm phong hoá đá bazan, đá vôi và các
đất đỏ vàng đó được cải tạo. Ngoại trừ đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước, các
loại đất còn lại trong nhóm đều có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng,
cấu trúc đất tốt (kết cấu viên hạt hoặc hình khối, tảng), hàm lượng mùn khá, nên
nguy cơ xói mòn thấp nhất trong số các đất đồi núi.
 Nhóm IV (G5): Các loại đất còn lại.
Danh sách tên các loại đất được thể hiện trong bảng Bảng 3-7.
Bảng 3-7. Tên đất theo phân loại phát sinh
STT Tên đất Ký hiệu
1 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ B
2 Đất xám bạc màu trên đá macma axit và đá cát Ba
3 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ cacbonat Rdv
4 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của Bazan Rk
5 Đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và đá bazan Ru
6 Đất đen cacbonat Rv
7 Đất nâu tím trên đá sét màu tím Fe
8 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính Fk
9 Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính Fu
10 Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv
11 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs, Fj
12 Đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa
13 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq
14 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp
15 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl
16 Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất Hs
17 Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axit Ha
18 Đất mùn vàng nhạt trên đá cát Hq
19 Đất mùn vàng nhạt trên đá vôi Hv

102
Biên tập và xuất bản
Biên tập và xuất bảnên đá vôi axitn chấtđưo 19 txói mòn đbảnên đá vôi axitn
chất tínhg đá bazan, đá cto 19 txói mòn đbảnứto 19 txói mòn đbản sinh đtxói mòn
đbản tin thuộc tính trên bộ bản đồ đất ở 19 t thuxói mòn đbảnên đá vôi axitn chất
tínhg đá bazan, đá cto 19 txói mòn đbảnứto 1theo 5 nhóm đã quy đ bo 19 txói mòn
đbất sinh đá bazan, đá vôi và các đất đỏ Hình 3-11.

Hình 3-11. Bản đồ nguy cơ xói mòn đất ở 19 tỉnh Miền Trung và Tây nguyên

103
Như vậy thông qua ứng dụng phương pháp phân loại dữ liệu không gian
trong hệ thông tin địa lý GIS, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập, hiệu chỉnh,
thống nhất, phân loại và thành lập các bản đồ nguy cơ xói mòn đất cho 19 tỉnh, tỷ
lệ 1:50.000 phục vụ công tác đánh giá trong dự án. Chi tiết xem phụ lục 6.
d) Thành lập bản đồ phân vùng khả năng phòng hộ của lớp thảm phủ
Thành lập bản đồ lớp phủ
Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý, khai thác thế mạnh
của tư liệu ảnh vệ tinh trong cập nhật, bổ sung và làm mới các bản đồ hiện trạng và
bản đồ lớp phủ thực vật là một thế mạnh mà các nhà khoa học và quản lý có thể
khai thác. Tư liệu ảnh vệ tinh đa dạng về chủng loại, độ phân giải và tính năng kỹ
thuật đã và đang trở nên những dữ liệu đầu vào quan trọng trong công tác thành lập
bản đồ hiện đại. Quy trình kỹ thuật thành lập bản đồ lớp phủ như Hình 3-12 dưới
đây.
Dự án xây dựng bản đồ lớp phủ thực vật cho 19 tỉnh miền Trung trên cơ sở
tư liệu ảnh vệ tinh Landsat-8 năm 2014 (Hình 3-13). Quy trình kỹ thuật xây dựng
các bản đồ lớp phủ thực vật cho từng tỉnh được thực hiện đồng nhất. Kết quả của
chuyên đề là bộ bản đồ hiện trạng lớp phủ gồm 19 bản đồ cho từng tỉnh ở tỷ lệ
1:50.000.
Ứng dụng quy Quy trình thành lập bản đồ lớp phủ, dự án đã tiến hành thành
lập bản đồ lớp phủ cho các tỉnh khác trong địa bàn thực hiện dự án. Tất cả các bản
đồ đều được ghép biên và thành lập ở cùng tỷ lệ để thống nhất về hệ cơ sở địa lý
cũng như mức độ chi tiết của thông tin. Sản phẩm là các bản đồ số GIS được biên
tập theo cùng một hệ thống chú giải, cùng phép chiếu VN2000. Hình 3-14 minh
họa Bản đồ lớp phủ tinh Hà Tĩnh.

104
Hình 3-12. Quy trình thành lập bản đồ lớp phủ

105
122/43
131/43 130/43 129/43 128/43 127/43 126/43 125/43 124/43 123/43

130/44 129/44 128/44 125/44 124/44 123/44 122/44


Cao B»ng
Lai Ch©u B¾c C¹n
130/45 §iÖn Biªn Yªn B¸i 125/45 124/45 123/45 122/45
S¬n La B¾c Giang
H-ng Yªn
123/46 122/46 121/46
130/46 129/46 128/46 Nam §Þnh 125/46 124/46
Thanh Hãa
NghÖ An
123/47 122/47 121/47
130/47 129/47 128/47 127/47 125/47 124/47
Hµ TÜnh

129/48 128/48 Qu¶ng B×nh 123/48 122/48 121/48


Qu¶ng TrÞ

TP. §µ N½ng
129/49 128/49 127/49 122/49 121/49
Thõa Thiªn HuÕ Qu¶ng Ng·i
Qu¶ng Nam

Kon Tum B×nh §Þnh 121/50


129/50 128/50 127/50 126/50
Gia Lai
Phó Yªn
129/51 128/51 127/51 126/51 125/51 121/51 120/51
§¾k L¾k Kh¸nh Hßa
§¾k N«ng
B×nh Ph-íc Ninh ThuËn 121/52 120/52
129/52 128/52 127/52 126/52 122/52
B×nh D-¬ng
An Giang Bµ RÞa-Vòng Tµu
128/53 127/53 126/53 BÕn Tre 122/53 121/53 120/53

B¹c Liªu
128/54 127/54 126/54 125/54 124/54 123/54 122/54 121/54 120/54

128/55 127/55 126/55 125/55 124/55 123/55 122/55 121/55 120/55


Hình 3-13. Sơ đồ ghép mảnh ảnh vệ tinh Landsat khu vực nghiên cứu

106
Hình 3-14. Bản đồ rừng tỉnh Hà Tĩnh

Thành lập bản đồ phân vùng khả năng phòng hộ của lớp phủ rừng
Khi có mưa lớn, các đỉnh núi, các tầng đất mỏng nằm trên mặt nghiêng của
đá mẹ (đá gốc) mà rừng không còn, sẽ nhão ra, trượt dần, thành dòng chảy, xuống
tích tụ ở những thung lũng nhỏ bậc thang. Đến một lúc nào đó, đủ lớn bùng ra
thành dòng chảy lớn có vận tốc càng lúc càng lớn theo gia tốc trọng trường và độ
dốc của địa hình, lũ quét xuất hiện.
Rừng có tác dụng phòng hộ tốt để hạn chế lũ lụt, xói mòn, lở đất, là các loại
rừng tự nhiên nhiều tầng, nhiều lớp, ở tuổi thành thục tự nhiên có độ dày từ 0,6 trở
lên, độ tán che từ 0,8 trở lên, có nhiều cây cổ thụ có tán lá phát triển, có bộ rễ ăn
sâu vào lòng đất, có khi còn xuyên cả vào đá mẹ vững chắc. Các loại cây trồng,
chu kỳ sinh trưởng ngắn, như rừng nguyên liệu giấy chẳng hạn, rừng non phục hồi,
rừng tre nứa tác dụng phòng hộ rất kém.
Qua các kết quả nghiên cứu về vai trò phòng hộ của các loại rừng khác nhau
ở trên, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, Bộ NN&PTNT phân chia khả năng phòng
hộ của các loại thảm thực vật ở các tỉnh vùng núi Việt Nam như sau:
 Nhóm T1- Không che phủ: Đất canh tác nông nghiệp; các loại đất khác
ngoài lâm nghiệp không có thực vật che phủ như đất thổ cư, đất chuyên dụng, đất
ao hồ sông suối…

107
 Nhóm T2- Rất kém: Núi đá không rừng; Đất trống cỏ (IA); Đất trống cây
bụi (IB); rừng mới trồng (chưa khép tán), đất nương rẫy…
 Nhóm T3- Khả năng phòng hộ Kém, bao gồm đất trồng có cây tái sinh và
cây gỗ rải rác (Ic); Núi đá có cây; Đất trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê,
chè,…); Cây ăn quả (vải, nhãn, na, hồng…) …
 Nhóm T4- Khả năng phòng hộ Tốt , bao gồm Rừng non phục hồi chưa có
trữ lượng (Iia), rừng non núi đá, rừng tre nứa và rừng trồng có trữ lượng (đã khép
tán)…
 Nhóm T5- Khả năng phòng hộ Rất tốt, bao gồm toàn bộ diện tích rừng tự
nhiên giu (IIIA3), rừng trung bình (IIIA2), Rừng nghèo (IIIA1), rừng phục hồi đã
có trữ lượng( IIB), rừng hỗ giao gỗ nứa…
Lập bản đồ phân vùng khả năng phòng hộ theo 5 cấp cho 23 lưu vực sông
trên bản đồ số tỷ lệ 1:50.000, (Bảng 3-8):
Bảng 3-8. Phân cấp khả năng phòng hộ của lớp phủ
Cấp Ký hiệu Khả năng phòng hộ

I T1 Không tham gia


II T2 Rất kém
III T3 Kém
IV T4 Tốt
V T5 Rất tốt
Việc phân cấp được tiến hành trên hệ thống thông tin địa lý GIS. BISc phân
cấp được tiến hành trên hệ thống thông tin địa lý vực sông trên bản đồ số tỷ lệ),
rừng hỗ gimiền Trung, Tây Nguyên (Hình 3-15), chi tiết xem phụ lục 7.

108
Hình 3-15. Bản đồ phân vùng khả năng phòng hộ của lớp thảm phủ khu vực
Miền Trung và Tây nguyên

109
e) Xây dựng bản đồ phân vùng khả năng trữ nước của thảm phủ theo
hiện trạng sử dụng đất
Tương tự như bản đồ phân vùng khả năng phòng hộ của lớp thảm phủ, công
nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý được ứng dụng trong xây dựng bản đồ phân
vùng khả năng trữ nước của thảm phủ theo hiện trạng sử dụng đất.
Các cảnh ảnh vệ tinh Landsat-8 (Bảng 3-9) được tiến hành phân tích để
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho 19 theo quy trình như trên Hình 3-16.
Bản đồ cho từng tỉnh được thành lập riêng rẽ tham chiếu trên nền bản đồ địa hình
toàn vùng cho phép các kết quả giải đoán có thể được ghép biên khớp với nhau.
Phân tích 18 cảnh ảnh tương ứng toàn bộ diện tích chụp phủ của vệ tinh Landsat-8
trong khu vực nghiên cứu bằng phần mềm ENVI 5.0.
Bảng 3-9. Các ảnh vệ tinh thu thập
TT Path Row Năm Tháng Ngày TT ngày
1 123 50 2014 9 20 263
2 123 51 2014 9 20 263
3 123 52 2014 9 20 263
4 124 49 2014 9 27 270
5 124 50 2014 9 27 270
6 124 50 2014 8 10 222
7 124 51 2014 9 3 62
8 124 51 2014 9 27 270
9 125 48 2014 10 4 277
10 125 49 2014 10 4 277
11 125 49 2014 9 27 177
12 126 46 2014 10 11 284
13 126 47 2014 10 3 281
14 126 48 2014 8 24 236
15 127 46 2014 10 2 275
16 127 47 2014 10 2 275
17 128 46 2014 10 9 282
18 128 47 2014 10 9 282

110
Hình 3-16. Sơ đồ thực hiện phân loại ảnh vệ tinh xây dựng bản đồ sử dụng đất
Kết quả phân tích được từ 18 cảnh ảnh được ghép và tổng hợp thành bản đồ
cấp vùng ở tỷ lệ 1:50.000 trên phần mềm ArcInfo 10. Dữ liệu này có thể được sử
dụng trong các phân tích ở cấp vùng hoặc tổng quát hóa để thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất ở tỷ lệ nhỏ hơn 1:500.000 cho toàn vùng. Kết quả là bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2014, tỷ lệ 1:50.000. Hình 3-17 dưới đây minh họa cho tỉnh
Hà Tĩnh.

111
Hình 3-17. Bản đồ sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh.
Phân vùng khả năng trữ nước của thảm phủ theo sử dụng đất
Từ bản đồ sử dụng đất theo 5 nhóm:
+ Nhóm 1: LU 1 - Không thấm nước, bao gồm các diện tích phủ cứng: nhà
cửa, đường giao thông, mái nhà….
+ Nhóm 2: LU 2 - Rất kém: Đất trống và núi đá
+ Nhóm 3: LU 3 - Kém: Đất nông nghiệp
+ Nhóm 4: LU 4 - Tốt: Rừng tre nứa, trừng hỗn giao, rừng trồng mới, rừng
lá rộng thường xanh thưa.
+ Nhóm 5: LU 5 - Rất tốt: Rừng lá rộng thường xanh kín và trung bình.
Căn cứ vào các loại thực phủ trên bề mặt từ bản đồ sử dụng đất tiến hành
phân loại sử dụng đất tùy theo tính chất sử dụng thành 5 cấp như Bảng 3-10 và đưa
ra bản đồ như Hình 3-18 và chi tiết trong phụ lục 8.
Bảng 3-10. Phân cấp sử dụng đất
Khả năng trữ nước
Cấp Ký hiệu

I LU1 Không thấm nước


II LU2 Rất kém
III LU3 Kém
IV LU4 Tốt
V LU5 Rất tốt

112
Hình 3-18. Bản đồ phân vùng khả năng trữ nước của thảm phủ
theo sử dụng đất

113
f) Phân vùng mô đun đỉnh lũ trung bình thời kỳ nhiều năm.
Việc xây dựng lớp bản đồ modun đỉnh lũ trung bình nhiều trên cơ sở lưu
lượng đỉnh lũ được xác định bằng các phương pháp sau:
 Thống kê đối với các trạm thủy văn có đủ số liệu quan trắc >25 năm;
 Công thức kinh nghiêm đối với các lưu vực bộ phận không có số liệu quan
trắc.
 Phương pháp mô hình toán.
Sau khi có môđun dòng chảy đỉnh lũ trung bình tại các vị trí trên địa bàn
tỉnh, sử dụng phương pháp xây dựng bản đồ đường đẳng trị để thành lập bản đồ
phân vùng mođun đỉnh lũ trung bình nhiều năm.
Phương pháp thống kê
Phương pháp này chỉ áp dụng cho các trạm thủy văn có đủ số liệu quan trăc
>25 năm không chịu tác động điều tiết lớn của các công trình thủy lợi thủy điện;
Xác định Qmax trung bình nhiều năm như sau:
Tại trạm thủy văn đo đạc, mỗi năm chọn một trị số Qmax
Kiểm tra tính đồng nhất số liệu, nếu cần thiết khôi phục về trạng thái tự
nhiên bằng các phương pháp thủy văn hoặc mô hình toán.
Tính toán Qmax trung bình nhiều năm.
Công thức kinh nghiệm
Đối với lưu vực có diện tích bé hơn 100km2, thì tính theo công thức cường
độ giới hạn.
Đối với lưu vực có diện tích lớn hơn 100km2, thì tính theo công thức triết
giảm.
Phương pháp mô hình toán
Với các lưu vực có số liệu đo đạc ngắn hoặc chịu tác động điều tiết, có thể
sử dụng mô hình toán thủy văn mưa-dòng chảy để khôi phục và kéo dài chuỗi dòng
chảy từ mưa. Các mô hình có thể là thông số tập trung hay phân bố.
Thông thường mô hình thông số tập trung như NAM phù hợp với các lưu
vực nhỏ được sử dụng. Vì số liệu mưa giờ thường rất ít, chủ yếu mưa ngày tại các
trạm khí tượng, do đó giá trị Qmax ngày được tính từ lượng mưa ngày. Vấn đề là
phải chuyển về Qmax tức thời. Việc này dựa vào quan hệ Qmax ngày-Qmax tức
thời tại các trạm thủy văn.
Tính toán quy đổi mô đun đỉnh lũ các lưu vực vừa và nhỏ về diện tích chuẩn
100 km2 để vẽ bản đồ đẳng trị mô đun đỉnh lũ qmax100.

114
Do số trạm thủy văn trong vùng quá ít, không đủ để xây dựng bản đồ đẳng
trị mô đun đỉnh lũ qmax100, nên ta phải xác định thêm giá trị qmax100 tại một số lưu
vực có diện tích nhỏ hơn 100km2, ) thông qua công thức công thức cường độ giới
hạn và bản đồ đẳng trị mưa x1ngày max, (Hình 3-19. Một số lưu vực được lựa
chọn tính toán bổ sung modul lưu lượng đỉnh lũ ở tỉnh Quảng Ngãi). Bảng 3-11 thể
hiện giá trị qmax100 của tỉnh Quảng Ngãi được tính toán lựa chọn để xây dựng bản
đồ đẳng trị mô đun đỉnh lũ.

Hình 3-19. Một số lưu vực được lựa chọn tính toán bổ sung modul lưu lượng
đỉnh lũ ở tỉnh Quảng Ngãi

Bảng 3-11. Mô đun đỉnh lũ trung bình quy về diện tích 100km2 (qmax100) ởatỉnh
Quảng Ngãi
Mo dun đỉnh lũ trung
Qđỉnh lũ TB (m3/s) bình quy về đơn vị
100km2 (l/skm2) Chọn
Diện
Môđun
tích PP PP đỉnh lũ
TT Lưu vực lưu cường cường
PP PP PP PP trung
vực độ độ
thống mô mô thống bình
(km2) mưa mưa
kê hình hình kê (m3/skm2)
giới giới
hạn hạn
1 LV24 66,4 257 285 3491 3875 3,88
2 LV117 56,1 212 252 3271 3896 3,90

115
3 LV113 97,5 269 354 2744 3611 3,61
4 LV162 126,6 377 459 3157 3847 3,85
5 LV195 152,2 392 521 3082 3802 3,80
6 LV129 48,7 182 217 3123 3737 3,74
7 LV167 54,6 220 211 3111 3325 3,32
8 LV200 128,8 336 437 2904 3611 3,61
9 LV216 92,6 278 343 2900 3628 3,63
10 An Chỉ 814 1970 4070 4,07
Sơn
11 2440 6404 5796 5,80
Giang
Tiến hành vẽ bản đồ bản mô đun đỉnh lũ trung bình nhiều năm dựa trên kinh
nghiệm, địa hình, hướng gió gây mưa lớn…, (Hình 3-20).
Biên tập, phân vùng bản đồ bản mô đun đỉnh lũ trung bình nhiều năm theo 5
cấp như Bảng 3-12.
Bảng 3-12. Phân cấp mô đun dòng chảy đỉnh lũ qmax100 trung bình nhiều năm
Cấp modun đỉnh lũ Ghi chú
Cấp Ký hiệu
qmax100 (m3/skm2)
I Mo1 10 Rất cao
II M02 10-7 Cao
III Mo3 7-5 Trung bình
IV M04 5-2 Thấp
V M05 2 Rất thấp

116
Hình 3-20. Bản đồ bản mô đun đỉnh lũ trung bình nhiều năm (qmax100) khu vực
Miền Trung, Tây Nguyên.

117
g) Bản đồ lượng mưa ngày lớn nhất
Thành lập 5 lớp bản đồ phân bố mưa cho 19 tỉnh bao gồ m:
 Bản đồ lươ ̣ng mưa ngày lớn nhất tuyệt đối;
 Bản đồ lươ ̣ng mưa ngày lớn nhấ t trung bình;
 Bản đồ lươ ̣ng mưa ngày lớn nhấ t ứng với tần suấ t 1%;
 Bản đồ lươ ̣ng mưa ngày lớn nhấ t ứng với tần suấ t 5%;
 Bản đồ lượng mưa ngày lớn nhất ứng với suất 10%.
 Số liệu mưa các trạm được thu thập để xây dựng bản đồ lượng mưa ngày
lớn nhất như trong Bảng 3-13

118
Bảng 3-13. Danh sách các trạm mưa thu thập số liệu tính toán
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm
Tỉnh Thanh Hóa Tỉnh Phú Yên
1 Bái Thượng 105.38 19.90 Khí tượng 1 Sơn Hòa 108.98 13.05 Khí tượng
2 Cẩm Thủy 105.50 20.20 Đo mưa 2 Sông Cầu 109.38 13.45 Đo mưa
3 Hồi Xuân 105.12 20.37 Khí tượng 3 Sơn Thành 109.02 12.93 Đo mưa
4 Lang Chánh 105.25 20.13 Đo mưa 4 Củng Sơn 108.98 13.03 Thủy văn
5 Lạch Trường 105.92 19.88 Đo mưa 5 Cù Mông 109.18 13.67 Đo mưa
6 Như Xuân 105.57 19.63 Khí tượng 6 Hà Bằng 109.12 13.35 Thủy văn
7 Nông Cống 105.67 19.70 Đo mưa 7 Phú Lạc 109.40 12.95 Đo mưa
8 Sầm Sơn 105.90 19.75 Khí tượng Tỉnh Khánh Hòa
9 Thanh Hóa 105.78 19.75 Khí tượng 1 Nha Trang 109.20 12.22 Khí tượng
10 Thạch Thành 105.68 19.67 Đo mưa 2 Cam Ranh 109.15 11.92 Khí tượng
11 Tĩnh Gia 105.78 19.45 Khí tượng 3 Trường Sa 111.92 8.65 Khí tượng
12 Yên Định 105.67 19.98 Khí tượng 4 Song Tử Tây 114.33 11.42 Khí tượng
13 Bát Mọt 105.07 20.00 Đo mưa 5 Khánh Vĩnh 108.92 12.28 Đo mưa
Tỉnh Nghệ An 6 Đồng Trăng 108.93 12.28 Thủy văn
1 Con Cuông 104.88 19.05 Khí tượng 7 Ninh Hòa 109.12 12.50 Đo mưa
2 Đô Lương 105.30 18.90 Khí tượng 8 Hòn Khói 109.22 12.55 Đo mưa
3 Hòn Ngư 105.77 18.80 Khí tượng

119
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm
4 Quỳ Châu 105.12 19.57 Khí tượng 10 NT1_5 105.50 19.37 Đo mưa
5 Quỳ Hợp 105.15 19.32 Khí tượng 11 Nghĩa Khánh 105.33 19.43 Đo mưa
6 Quỳnh Lưu 105.63 19.17 Khí tượng 12 Mường Xén 104.13 19.40 Đo mưa
7 Tây Hiếu 105.40 19.32 Khí tượng 13 Nam Đàn 105.48 18.70 Đo mưa
8 Tương Dương 104.43 19.28 Khí tượng 14 Dừa 105.03 18.98 Thủy văn
9 Vinh 105.67 18.67 Khí tượng
Tỉnh Hà Tĩnh
1 Hương Khê 105.72 18.18 Khí tượng
2 Hương Sơn 105.27 18.45 Khí tượng Tỉnh Kon Tum
3 Kỳ Anh 106.28 18.08 Khí tượng 1 Đắc Tô 107.83 14.65 Khí tượng
4 Hà Tĩnh 105.90 18.35 Khí tượng 2 Kon Tum 108.00 14.50 Khí tượng
5 Sơn Diệm 105.33 18.50 Đo mưa 3 Kon Plong 108.13 14.47 Đo mưa
6 Linh Cảm 105.55 18.53 Đo mưa 4 Sa Thầy 107.78 14.42 Đo mưa
7 Hòa Duyệt 105.50 18.37 Đo mưa 5 Đăk Glei 107.73 15.08 Đo mưa
Tỉnh Quảng Bình Tỉnh Gia Lai
1 Đồng Hới 106.60 17.48 Khí tượng 1 An Khê 108.65 13.95 Khí tượng
2 Ba Đồn 106.42 17.75 Khí tượng 2 Ayunpa 108.45 13.38 Khí tượng
3 Tuyên Hóa 106.02 17.88 Khí tượng 3 Đắc Đoa 108.40 14.35 Đo mưa
4 Đồng Tâm 106.10 17.83 Đo mưa 4 Kbang 108.62 14.17 Đo mưa

120
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm
5 Kiến Giang 106.73 17.00 Đo mưa 5 KrongPa 108.70 13.30 Đo mưa
6 Tam Lu 106.48 17.25 Đo mưa 6 Mang Yang 108.12 14.00 Đo mưa
Tỉnh Quảng Trị 7 Pleiku 108.02 13.97 Khí tượng
1 Đông Hà 107.08 16.85 Khí tượng 8 Krong Kma 108.35 12.50 Đo mưa
2 Khe Sanh 106.73 16.63 Khí tượng 9 Pơ Mô Rê 108.35 14.03 Đo mưa
3 Cồn Cỏ 107.33 17.17 Khí tượng 10 Chư Sê 108.83 13.70 Đo mưa
Tỉnh Thừa Thiên - Huế Tỉnh Đắk Lắk
1 Huế 107.58 16.43 Khí tượng 1 Buôn Hồ 108.27 12.92 Khí tượng
2 A Lưới 107.28 16.22 Khí tượng 2 Krong Buk 108.25 13.00 Đo mưa
3 Nam Đông 107.72 16.17 Khí tượng 3 M'Đrắc 108.75 12.73 Khí tượng
4 Bình Điền 107.50 16.35 Đo mưa 4 Buôn Mê Thuột 108.05 12.67 Khí tượng
5 Tà Lương 107.33 16.30 Đo mưa 5 Đức Xuyên 107.98 12.28 Đo mưa
Thành phố Đà Nẵng 6 Giang Sơn 108.20 12.50 Đo mưa
1 Đà Nẵng 108.20 16.03 Khí tượng 7 Lắk 108.20 12.37 Khí tượng
2 Bà Nà 108.00 16.02 Đo mưa 8 EaSúp 107.90 13.07 Đo mưa
Tỉnh Quảng Nam 9 EaKmat 108.08 12.68 Khí tượng
1 Tam Kỳ 108.47 15.57 Khí tượng Tỉnh Đắk Nông
2 Trà My 108.25 15.33 Khí tượng 1 Đắc Nông 107.68 12.00 Khí tượng
3 Khâm Đức 107.78 15.43 Khí tượng 2 Biển Hồ 107.65 12.43 Đo mưa

121
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm
4 Quế Sơn 108.23 15.68 Đo mưa 3 Đắk Min 107.65 12.43 Khí tượng
Tỉnh Quảng Ngãi Tỉnh Lâm Đồng
1 Ba Tơ 108.73 14.77 Khí tượng 1 Bảo Lộc 107.82 11.53 Khí tượng
2 Lý Sơn 109.15 15.38 Khí tượng 2 Đà Lạt 108.45 11.95 Khí tượng
3 Quảng Ngãi 108.80 15.12 Khí tượng 3 Đại Nga 107.87 11.50 Đo mưa
4 Sa Huỳnh 109.07 14.67 Đo mưa 4 Liên Khương 108.38 11.75 Khí tượng
Tỉnh Bình Định 5 Thanh Bình 108.28 11.77 Đo mưa
1 Hoài Nhơn 109.03 14.52 Khí tượng 6 Lạc Dương 108.42 12.05 Đo mưa
2 Quy Nhơn 109.22 13.77 Khí tượng 7 Nam Ban 108.33 11.85 Đo mưa
3 Vân Canh 109.00 13.62 Đo mưa 8 Thạnh Mỹ 108.50 11.77 Đo mưa
4 Bình Tường 108.87 13.93 Thủy văn 9 Đam Rông 107.83 11.52 Đo mưa
5 Phù Mỹ 109.05 14.17 Đo mưa 10 Di Linh 108.08 11.57 Đo mưa
6 Bồng Sơn 109.03 14.43 Thủy văn Tỉnh Ninh Thuận
7 Hoài Ân 108.88 14.37 Đo mưa 1 Phan Rang 108.98 11.58 Khí tượng
8 An Hòa 108.90 14.57 Thủy văn 2 Tân Mỹ 108.80 11.72 Đo mưa
Tỉnh Phú Yên 3 Ba Tháp 109.05 11.70 Đo mưa
1 Tuy Hòa 109.28 13.08 Khí tượng 4 Nhị Hà 108.67 11.47 Đo mưa

122
Quy trình xây dựng bản đồ phân bố mưa được thực hiện như sau:
- Bước 1: Thu thập, đánh giá số liệu mưa ngày tại các trạm quan trắc trên địa
bản 19 tỉnh nghiên cứu và vùng phụ cận
- Bước 2: Tính toán lượng mưa ngày lớn nhất tuyệt đối, lượng mưa ngày lớn
nhất trung bình, lượng mưa ngày lớn nhất ứng với các tần suất 1%, 5% và 10%. Để
tính toán lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất 1%, 5%, 10%, đã sử dụng hàm
phân bố Gumbel.
Biểu thức toán học của hàm Gumbel:
x
λ(x)  e e (  x  )
Giá trị cực đại của 1 đại lượng khí hậu được tính theo công thức:
𝑆(𝑥) 𝑇
𝑥 = 𝑥̅ + (−𝑙𝑛𝑙𝑛 − 0,057)
1,283 𝑇−1
Trong đó:
x: Giá trị cực đại của đại lượng khí hậu;
𝑥̅ : Kỳ vọng mẫu của đại lượng khí hậu cực đại;
s(x): Phương sai mẫu của đại lượng khí hậu cực đại được tính theo công
thức:
𝑛
1
𝑠(𝑥) = √ ∑(𝑥𝑡 − 𝑥̅ )2
𝑛
𝑡=1

T: Chu kỳ lặp lại của đại lượng khí hậu cực đại;
Thời gian lặp lại hiện tượng được tính theo công thức:
1
𝑇=
𝑝
Trong đó: p là tần suất xuất hiện hiện tượng khí hậu.
- Bước 3: Xây dựng bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 của 19 tỉnh.
- Bước 4: Phân tích các yếu tố chi phối tới sự phân bố của lượng mưa.
- Bước 5: Xây dựng bản đồ tác giả trên nền địa hình tỷ lệ 1:50.000 bằng
phương pháp chuyên gia.
- Bước 6: Số hóa, biên tập và thành lập bản đồ kết quả.
Kết quả được trình bày trong Bảng 3-14.
Các Bản đồ đặc trưng của mưa 1 ngày lớn nhất được thể hiện trong các Hình
3-21 đến Hình 3-25.

123
Bảng 3-14. Kết quả tính toán lượng mưa ngày lớn nhất ứng với các tần suất.
Lượng
Lượng Lượng
mưa Lượng
mưa mưa
Lượng ngày mưa
ngày ngày
mưa ngày lớn ngày
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm lớn lớn
lớn nhất nhất lớn nhất
nhất nhất
tuyệt đối tần tần suất
trung tần suất
suất 5%
bình 10%
1%
Tỉnh Thanh Hóa
1 Bái Thượng 105,38 19,90 Khí tượng 293,2 150,5 319,1 250,8 220,6
2 Cẩm Thủy 105,50 20,20 Đo mưa 229,4 120,7 243,2 193,6 171,7
3 Hồi Xuân 105,12 20,37 Khí tượng 233,7 127,0 269,3 211,7 186,2
4 Lang Chánh 105,25 20,13 Đo mưa 299,4 134,8 309,3 238,5 207,3
5 Lạch Trường 105,92 19,88 Đo mưa 382,0 161,0 382,7 292,9 253,2
6 Như Xuân 105,57 19,63 Khí tượng 267,0 163,8 351,5 275,5 241,9
7 Nông Cống 105,67 19,70 Đo mưa 329,1 171,4 391,3 302,2 262,8
8 Sầm Sơn 105,90 19,75 Khí tượng 399,0 180,1 437,0 332,9 286,9
9 Thanh Hóa 105,78 19,75 Khí tượng 292,7 169,5 335,0 267,9 238,3
10 Thạch Thành 105,68 19,67 Đo mưa 273,8 131,2 309,9 237,5 205,5
11 Tĩnh Gia 105,78 19,45 Khí tượng 560,7 188,3 532,7 393,2 331,5
12 Yên Định 105,67 19,98 Khí tượng 314,7 128,8 316,2 240,3 206,8

124
Lượng
Lượng Lượng
mưa Lượng
mưa mưa
Lượng ngày mưa
ngày ngày
mưa ngày lớn ngày
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm lớn lớn
lớn nhất nhất lớn nhất
nhất nhất
tuyệt đối tần tần suất
trung tần suất
suất 5%
bình 10%
1%
13 Bát Mọt 105,07 20,00 Đo mưa 345,4 162,9 370,2 286,2 249,1
Tỉnh Nghệ An
1 Con Cuông 104,88 19,05 Khí tượng 326,0 154,0 344,7 267,4 233,3
2 Đô Lương 105,30 18,90 Khí tượng 432,7 191,9 474,2 359,8 309,3
3 Hòn Ngư 105,77 18,80 Khí tượng 523,8 224,2 517,2 398,5 346,0
4 Quỳ Châu 105,12 19,57 Khí tượng 425,0 157,1 425,3 316,7 268,7
5 Quỳ Hợp 105,15 19,32 Khí tượng 206,4 128,8 220,7 183,4 167,0
6 Quỳnh Lưu 105,63 19,17 Khí tượng 710,1 203,2 600,4 439,5 368,4
7 Tây Hiếu 105,40 19,32 Khí tượng 344,6 167,4 376,9 292,0 254,5
8 Tương Dương 104,43 19,28 Khí tượng 581,3 129,9 448,1 319,2 262,2
9 Vinh 105,67 18,67 Khí tượng 631,0 243,1 659,2 490,6 416,2
10 NT1_5 105,50 19,37 Đo mưa 663,3 164,2 546,6 391,6 323,2
11 Nghĩa Khánh 105,33 19,43 Đo mưa 254,0 151,5 306,0 243,4 215,8
12 Mường Xén 104,13 19,40 Đo mưa 193,2 103,0 202,0 161,9 144,1

125
Lượng
Lượng Lượng
mưa Lượng
mưa mưa
Lượng ngày mưa
ngày ngày
mưa ngày lớn ngày
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm lớn lớn
lớn nhất nhất lớn nhất
nhất nhất
tuyệt đối tần tần suất
trung tần suất
suất 5%
bình 10%
1%
13 Nam Đàn 105,48 18,70 Đo mưa 389,2 204,5 462,2 357,8 311,7
14 Dừa 105,03 18,98 Thủy văn 371,1 185,8 413,5 321,3 280,5
Tỉnh Hà Tĩnh
1 Hương Khê 105,72 18,18 Khí tượng 479,6 251,0 533,1 418,8 368,3
2 Hương Sơn 105,27 18,45 Khí tượng 483,1 186,9 481,6 362,2 309,5
3 Kỳ Anh 106,28 18,08 Khí tượng 573,1 287,3 637,4 495,6 432,9
4 Hà Tĩnh 105,90 18,35 Khí tượng 657,2 299,3 694,9 534,6 463,8
5 Sơn Diệm 105,33 18,50 Đo mưa 364,0 188,8 448,4 343,2 296,8
6 Linh Cảm 105,55 18,53 Đo mưa 394,5 213,0 446,3 351,8 310,0
7 Hòa Duyệt 105,50 18,37 Đo mưa 502,2 244,1 543,7 422,3 368,7
Tỉnh Quảng Bình
1 Đồng Hới 106,60 17,48 Khí tượng 554,6 231,2 580,7 439,1 376,5
2 Ba Đồn 106,42 17,75 Khí tượng 404,4 253,8 490,1 394,4 352,1
3 Tuyên Hóa 106,02 17,88 Khí tượng 708,8 278,3 744,4 555,5 472,1

126
Lượng
Lượng Lượng
mưa Lượng
mưa mưa
Lượng ngày mưa
ngày ngày
mưa ngày lớn ngày
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm lớn lớn
lớn nhất nhất lớn nhất
nhất nhất
tuyệt đối tần tần suất
trung tần suất
suất 5%
bình 10%
1%
4 Đồng Tâm 106,10 17,83 Đo mưa 548,2 250,9 519,5 410,7 362,6
5 Kiến Giang 106,73 17,00 Đo mưa 315,9 226,2 402,6 331,1 299,6
6 Tam Lu 106,48 17,25 Đo mưa 458,5 257,6 585,5 452,6 394,0
Tỉnh Quảng Trị
1 Đông Hà 107,08 16,85 Khí tượng 379,3 226,9 501,6 390,3 341,1
2 Khe Sanh 106,73 16,63 Khí tượng 389,1 188,7 463,3 352,0 302,9
3 Cồn Cỏ 107,33 17,17 Khí tượng 421,7 187,7 478,8 360,8 308,7
Tỉnh Thừa Thiên - Huế
1 Huế 107,58 16,43 Khí tượng 977,6 297,0 897,7 654,3 546,9
2 A Lưới 107,28 16,22 Khí tượng 758,1 318,2 753,7 577,3 499,3
3 Nam Đông 107,72 16,17 Khí tượng 627,3 391,9 759,8 610,7 544,9
4 Bình Điền 107,50 16,35 Đo mưa 568,0 297,7 645,2 504,4 442,2
5 Tà Lương 107,33 16,30 Đo mưa 610,0 328,7 762,6 586,8 509,2
Thành phố Đà Nẵng

127
Lượng
Lượng Lượng
mưa Lượng
mưa mưa
Lượng ngày mưa
ngày ngày
mưa ngày lớn ngày
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm lớn lớn
lớn nhất nhất lớn nhất
nhất nhất
tuyệt đối tần tần suất
trung tần suất
suất 5%
bình 10%
1%
1 Đà Nẵng 108,20 16,03 Khí tượng 592,6 234,7 568,9 433,5 373,6
2 Bà Nà 108,00 16,02 Đo mưa 229,8 189,8 294,5 252,1 233,3
Tỉnh Quảng Nam
1 Tam Kỳ 108,47 15,57 Khí tượng 405,2 256,0 524,0 415,4 367,4
2 Trà My 108,25 15,33 Khí tượng 503,5 322,9 672,7 531,0 468,4
3 Khâm Đức 107,78 15,43 Khí tượng 531,0 264,0 565,4 443,3 389,3
4 Quế Sơn 108,23 15,68 Đo mưa 472,0 252,6 586,4 451,2 391,4
Tỉnh Quảng Ngãi
1 Ba Tơ 108,73 14,77 Khí tượng 639,5 282,3 638,3 494,1 430,4
2 Lý Sơn 109,15 15,38 Khí tượng 390,0 241,1 480,6 383,5 340,7
3 Quảng Ngãi 108,80 15,12 Khí tượng 524,8 250,1 577,0 444,5 386,0
4 Sa Huỳnh 109,07 14,67 Đo mưa 393,1 192,8 437,4 338,3 294,5
Tỉnh Bình Định
1 Hoài Nhơn 109,03 14,52 Khí tượng 304,1 187,2 402,6 315,3 276,8

128
Lượng
Lượng Lượng
mưa Lượng
mưa mưa
Lượng ngày mưa
ngày ngày
mưa ngày lớn ngày
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm lớn lớn
lớn nhất nhất lớn nhất
nhất nhất
tuyệt đối tần tần suất
trung tần suất
suất 5%
bình 10%
1%
2 Quy Nhơn 109,22 13,77 Khí tượng 337,8 192,2 416,5 325,6 285,5
3 Vân Canh 109,00 13,62 Đo mưa 474,7 217,9 487,9 378,5 330,1
4 Bình Tường 108,87 13,93 Thủy văn 289,3 179,1 365,7 290,1 256,7
5 Phù Mỹ 109,05 14,17 Đo mưa 326,0 172,3 369,5 289,6 254,3
6 Bồng Sơn 109,03 14,43 Thủy văn 422,2 198,6 431,8 337,3 295,5
7 Hoài Ân 108,88 14,37 Đo mưa 383,8 218,4 465,0 365,1 320,9
8 An Hòa 108,90 14,57 Thủy văn 341,7 215,3 435,7 346,4 307,0
Tỉnh Phú Yên
1 Tuy Hòa 109,28 13,08 Khí tượng 628,9 253,5 672,8 502,9 427,9
2 Sơn Hòa 108,98 13,05 Khí tượng 579,0 214,5 619,5 455,4 382,9
3 Sông Cầu 109,38 13,45 Đo mưa 361,8 167,1 409,1 311,1 267,7
4 Sơn Thành 109,02 12,93 Đo mưa 502,0 246,3 570,5 439,1 381,1
5 Củng Sơn 108,98 13,03 Thủy văn 549,0 206,7 554,2 413,4 351,2
6 Cù Mông 109,18 13,67 Đo mưa 447,8 224,7 493,9 384,8 336,7

129
Lượng
Lượng Lượng
mưa Lượng
mưa mưa
Lượng ngày mưa
ngày ngày
mưa ngày lớn ngày
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm lớn lớn
lớn nhất nhất lớn nhất
nhất nhất
tuyệt đối tần tần suất
trung tần suất
suất 5%
bình 10%
1%
7 Hà Bằng 109,12 13,35 Thủy văn 410,7 170,0 403,5 308,9 267,1
8 Phú Lạc 109,40 12,95 Đo mưa 561,7 197,4 559,7 412,9 348,1
Tỉnh Khánh Hòa
1 Nha Trang 109,20 12,22 Khí tượng 363,5 157,3 375,6 287,2 248,1
2 Cam Ranh 109,15 11,92 Khí tượng 419,6 140,7 379,3 282,6 239,9
3 Trường Sa 111,92 8,65 Khí tượng 320,9 191,9 414,4 324,3 284,5
4 Song Tử Tây 114,33 11,42 Khí tượng 445,8 169,9 447,2 334,9 285,2
5 Khánh Vĩnh 108,92 12,28 Đo mưa 359,5 169,7 395,5 304,0 263,6
6 Đồng Trăng 108,93 12,28 Thủy văn 317,1 161,5 365,4 282,8 246,3
7 Ninh Hòa 109,12 12,50 Đo mưa 285,7 178,4 358,0 285,2 253,1
8 Hòn Khói 109,22 12,55 Đo mưa 303,0 159,9 386,6 294,7 254,2
Tỉnh Kon Tum
1 Đắc Tô 107,83 14,65 Khí tượng 254,9 105,1 261,4 198,1 170,1
2 Kon Tum 108,00 14,50 Khí tượng 157,9 102,6 190,0 154,6 139,0

130
Lượng
Lượng Lượng
mưa Lượng
mưa mưa
Lượng ngày mưa
ngày ngày
mưa ngày lớn ngày
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm lớn lớn
lớn nhất nhất lớn nhất
nhất nhất
tuyệt đối tần tần suất
trung tần suất
suất 5%
bình 10%
1%
3 Kon Plong 108,13 14,47 Đo mưa 240,4 99,4 252,5 190,5 163,1
4 Sa Thầy 107,78 14,42 Đo mưa 210,0 103,2 208,4 165,8 147,0
5 Đăk Glei 107,73 15,08 Đo mưa 305,5 124,8 322,8 242,6 207,2
Tỉnh Gia Lai
1 An Khê 108,65 13,95 Khí tượng 240,8 132,7 291,6 227,2 198,8
2 Ayunpa 108,45 13,38 Khí tượng 211,6 115,3 247,0 193,6 170,0
3 Đắc Đoa 108,40 14,35 Đo mưa 240,9 109,2 220,9 175,7 155,7
4 Kbang 108,62 14,17 Đo mưa 300,0 135,5 315,0 242,3 210,1
5 KrongPa 108,70 13,30 Đo mưa 234,0 125,9 286,7 221,6 192,8
6 Mang Yang 108,12 14,00 Đo mưa 193,0 95,2 213,0 165,3 144,2
7 Pleiku 108,02 13,97 Khí tượng 200,5 113,5 211,4 171,8 154,2
8 Krong Kma 108,35 12,50 Đo mưa 281,1 131,5 302,6 233,3 202,7
9 Pơ Mô Rê 108,35 14,03 Đo mưa 227,0 123,9 264,0 207,2 182,1
10 Chư Sê 108,83 13,70 Đo mưa 168,5 104,2 186,9 153,4 138,6

131
Lượng
Lượng Lượng
mưa Lượng
mưa mưa
Lượng ngày mưa
ngày ngày
mưa ngày lớn ngày
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm lớn lớn
lớn nhất nhất lớn nhất
nhất nhất
tuyệt đối tần tần suất
trung tần suất
suất 5%
bình 10%
1%
Tỉnh Đắk Lắk
1 Buôn Hồ 108,27 12,92 Khí tượng 284,5 107,2 272,9 205,7 176,1
2 Krong Buk 108,25 13,00 Đo mưa 241,0 107,7 233,1 182,3 159,8
3 M'Đrắc 108,75 12,73 Khí tượng 443,4 173,6 490,3 362,0 305,3
4 Buôn Mê Thuột 108,05 12,67 Khí tượng 244,5 117,7 260,9 202,9 177,2
5 Đức Xuyên 107,98 12,28 Đo mưa 208,1 93,7 199,6 156,7 137,7
6 Giang Sơn 108,20 12,50 Đo mưa 243,4 124,4 271,2 211,7 185,4
7 Lắk 108,20 12,37 Khí tượng 264,5 131,1 331,1 250,1 214,3
8 EaSúp 107,90 13,07 Đo mưa 162,5 92,3 198,0 155,2 136,3
9 EaKmat 108,08 12,68 Khí tượng 287,8 122,1 285,2 219,1 189,9
Tỉnh Đắk Nông
1 Đắc Nông 107,68 12,00 Khí tượng 325,4 119,5 300,2 227,0 194,6
2 Biển Hồ 107,65 12,43 Đo mưa 169,6 113,9 197,0 163,4 148,5
3 Đắk Min 107,65 12,43 Khí tượng 137,9 89,2 155,1 128,4 116,6

132
Lượng
Lượng Lượng
mưa Lượng
mưa mưa
Lượng ngày mưa
ngày ngày
mưa ngày lớn ngày
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm lớn lớn
lớn nhất nhất lớn nhất
nhất nhất
tuyệt đối tần tần suất
trung tần suất
suất 5%
bình 10%
1%
Tỉnh Lâm Đồng
1 Bảo Lộc 107,82 11,53 Khí tượng 235,7 116,0 266,1 205,3 178,4
2 Đà Lạt 108,45 11,95 Khí tượng 113,9 78,7 128,0 108,1 99,2
3 Đại Nga 107,87 11,50 Đo mưa 161,5 85,4 152,9 125,5 113,5
4 Liên Khương 108,38 11,75 Khí tượng 122,4 90,9 148,9 125,4 115,1
5 Thanh Bình 108,28 11,77 Đo mưa 212,5 88,8 211,5 161,8 139,8
6 Lạc Dương 108,42 12,05 Đo mưa 525,3 118,2 479,4 333,0 268,4
7 Nam Ban 108,33 11,85 Đo mưa 149,5 76,6 167,0 130,4 114,2
8 Thạnh Mỹ 108,50 11,77 Đo mưa 130,0 82,1 168,2 133,4 117,9
9 Đam Rông 107,83 11,52 Đo mưa 226,2 111,2 255,2 196,9 171,1
10 Di Linh 108,08 11,57 Đo mưa 112,0 68,0 124,6 101,7 91,5
Tỉnh Ninh Thuận
1 Phan Rang 108,98 11,58 Khí tượng 321,7 102,7 296,2 217,8 183,2
2 Tân Mỹ 108,80 11,72 Đo mưa 236,2 99,5 246,3 186,8 160,6

133
Lượng
Lượng Lượng
mưa Lượng
mưa mưa
Lượng ngày mưa
ngày ngày
mưa ngày lớn ngày
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm lớn lớn
lớn nhất nhất lớn nhất
nhất nhất
tuyệt đối tần tần suất
trung tần suất
suất 5%
bình 10%
1%
3 Ba Tháp 109,05 11,70 Đo mưa 321,7 111,7 327,6 240,1 201,5
4 Nhị Hà 108,67 11,47 Đo mưa 280,4 97,5 236,7 180,3 155,4
5 Quán Thẻ 108,90 11,43 Đo mưa 272,6 103,8 266,7 200,7 171,6
6 Nha Hố 108,90 11,70 Đo mưa 259,0 107,1 283,9 212,3 180,7
7 Cà Ná 108,87 11,35 Đo mưa 290,5 99,9 276,5 204,9 173,3
8 Sông Lũy 108,33 11,20 Đo mưa 200,0 100,6 225,8 175,1 152,7
9 Phước Bình 108,75 12,00 Đo mưa 116,4 73,6 170,9 131,5 114,1
10 Sông Pha (km42) 108,70 11,83 Đo mưa 217,2 120,0 255,2 200,4 176,2
11 Đa Nhim 108,87 12,33 Đo mưa 402,0 92,5 341,1 240,4 195,9
Tỉnh Bình Thuận
1 Hàm Tân 107,77 10,68 Khí tượng 180,4 102,7 198,4 159,7 142,5
2 Phan Thiết 108,10 10,93 Khí tượng 215,1 83,6 194,5 149,6 129,7
3 Phú Quý 108,93 10,52 Khí tượng 253,3 121,6 284,8 218,6 189,4
4 Bàu Trắng 108,42 11,07 Đo mưa 177,1 82,3 185,0 143,4 125,0

134
Lượng
Lượng Lượng
mưa Lượng
mưa mưa
Lượng ngày mưa
ngày ngày
mưa ngày lớn ngày
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm lớn lớn
lớn nhất nhất lớn nhất
nhất nhất
tuyệt đối tần tần suất
trung tần suất
suất 5%
bình 10%
1%
5 Đông Giang 108,00 11,22 Đo mưa 293,9 133,0 326,7 248,2 213,6
6 Kê Già 108,00 10,72 Đo mưa 188,7 99,1 194,7 156,0 138,9
7 La Ngâu 107,78 11,18 Đo mưa 235,0 111,0 217,2 174,2 155,2
8 Liên Hương 108,72 11,23 Đo mưa 229,8 89,5 220,6 167,5 144,1
9 Ma Lâm 108,05 11,10 Đo mưa 173,3 82,8 175,0 137,6 121,1
10 Mê Pu 107,63 11,23 Đo mưa 155,5 112,8 194,5 161,4 146,8
11 Mũi Né 108,28 10,93 Đo mưa 275,8 94,4 239,9 181,0 154,9
12 Mường Mán 107,98 10,97 Đo mưa 173,2 92,1 183,2 146,3 130,0
13 Ngã ba Km46 107,73 10,83 Đo mưa 220,6 92,2 222,6 169,8 146,5
14 Sông Mao 108,50 11,25 Đo mưa 170,6 88,7 185,6 146,3 129,0
15 Suối Kiệt 107,70 11,05 Đo mưa 228,4 104,7 221,7 174,3 153,4
16 Tà Pao 107,72 11,13 Thủy văn 186,0 116,6 213,3 174,1 156,8
17 Võ Xu 107,60 11,18 Đo mưa 194,2 112,0 210,3 170,4 152,8
Tỉnh Kon Tum

135
Lượng
Lượng Lượng
mưa Lượng
mưa mưa
Lượng ngày mưa
ngày ngày
mưa ngày lớn ngày
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm lớn lớn
lớn nhất nhất lớn nhất
nhất nhất
tuyệt đối tần tần suất
trung tần suất
suất 5%
bình 10%
1%
1 Đắc Tô 107,83 14,65 Khí tượng 254,9 105,1 261,4 198,1 170,1
2 Kon Tum 108,00 14,50 Khí tượng 157,9 102,6 190,0 154,6 139,0
3 Kon Plong 108,13 14,47 Đo mưa 240,4 99,4 252,5 190,5 163,1
4 Sa Thầy 107,78 14,42 Đo mưa 210,0 103,2 208,4 165,8 147,0
5 Đăk Glei 107,73 15,08 Đo mưa 305,5 124,8 322,8 242,6 207,2
6 Đăk Mốt 107,77 14,75 Đo mưa 216,6 109,8 237,0 185,5 162,7
7 Đak Uy 108,05 14,58 Đo mưa 152,2 113,2 196,2 162,6 147,7
8 Đak Nghe 108,20 14,50 Đo mưa 149,5 96,7 232,5 177,5 153,2
9 Đo mưa
Tỉnh Gia Lai
1 An Khê 108,65 13,95 Khí tượng 240,8 132,7 291,6 227,2 198,8
2 Ayunpa 108,45 13,38 Khí tượng 211,6 115,3 247,0 193,6 170,0
3 Đắc Đoa 108,40 14,35 Đo mưa 240,9 109,2 220,9 175,7 155,7
4 Kbang 108,62 14,17 Đo mưa 300,0 135,5 315,0 242,3 210,1

136
Lượng
Lượng Lượng
mưa Lượng
mưa mưa
Lượng ngày mưa
ngày ngày
mưa ngày lớn ngày
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm lớn lớn
lớn nhất nhất lớn nhất
nhất nhất
tuyệt đối tần tần suất
trung tần suất
suất 5%
bình 10%
1%
5 KrongPa 108,70 13,30 Đo mưa 234,0 125,9 286,7 221,6 192,8
6 Mang Yang 108,12 14,00 Đo mưa 193,0 95,2 213,0 165,3 144,2
7 Pleiku 108,02 13,97 Khí tượng 200,5 113,5 211,4 171,8 154,2
8 Krong Kma 108,35 12,50 Đo mưa 281,1 131,5 302,6 233,3 202,7
9 Pơ Mô Rê 108,35 14,03 Đo mưa 227,0 123,9 264,0 207,2 182,1
10 Chư Sê 108,83 13,70 Đo mưa 168,5 104,2 186,9 153,4 138,6
11 Chư Prông 107,85 13,65 Đo mưa 219,5 96,9 224,4 172,8 149,9
12 Biển Hồ 108,02 14,05 Đo mưa 169,6 113,9 197,1 163,4 148,5
13 Yaly 107,75 14,20 Khí tượng 137,2 95,0 188,8 150,8 134,0
14 Đăk Đoa 107,62 12,45 Đo mưa 124,2 86,5 189,0 147,5 129,1
15 Đức Cơ 107,72 13,77 Đo mưa 119,5 105,6 146,5 130,0 122,6
16 Ia Krai 107,68 14,05 Đo mưa 108,0 81,5 147,7 120,9 109,1
Tỉnh Đắk Lắk
1 Buôn Hồ 108,27 12,92 Khí tượng 284,5 107,2 272,9 205,7 176,1

137
Lượng
Lượng Lượng
mưa Lượng
mưa mưa
Lượng ngày mưa
ngày ngày
mưa ngày lớn ngày
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm lớn lớn
lớn nhất nhất lớn nhất
nhất nhất
tuyệt đối tần tần suất
trung tần suất
suất 5%
bình 10%
1%
2 Krong Buk 108,25 13,00 Đo mưa 241,0 107,7 233,1 182,3 159,8
3 M'Đrắc 108,75 12,73 Khí tượng 443,4 173,6 490,3 362,0 305,3
4 Buôn Mê Thuột 108,05 12,67 Khí tượng 244,5 117,7 260,9 202,9 177,2
5 Đức Xuyên 107,98 12,28 Đo mưa 208,1 93,7 199,6 156,7 137,7
6 Giang Sơn 108,20 12,50 Đo mưa 243,4 124,4 271,2 211,7 185,4
7 Lắk 108,20 12,37 Khí tượng 264,5 131,1 331,1 250,1 214,3
8 EaSúp 107,90 13,07 Đo mưa 162,5 92,3 198,0 155,2 136,3
9 EaKmat 108,08 12,68 Khí tượng 287,8 122,1 285,2 219,1 189,9
10 Krông Bông 108,40 12,55 Đo mưa 147,0 103,0 196,3 158,5 141,8
11 Eak Nốp 108,45 12,80 Đo mưa 287,2 139,4 314,7 243,7 212,4
12 EaHleo 108,20 13,22 Khí tượng 207,4 123,5 272,4 212,1 185,4
13 EaDing 108,12 12,90 Đo mưa 342,5 150,0 403,1 300,6 255,3
14 Bản Đôn 107,77 12,90 Thủy văn 141,3 96,3 178,2 145,0 130,4
15 Cầu 14 107,93 12,60 Đo mưa 194,4 96,2 206,1 161,6 141,9

138
Lượng
Lượng Lượng
mưa Lượng
mưa mưa
Lượng ngày mưa
ngày ngày
mưa ngày lớn ngày
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm lớn lớn
lớn nhất nhất lớn nhất
nhất nhất
tuyệt đối tần tần suất
trung tần suất
suất 5%
bình 10%
1%
16 Mdrack 108,77 12,73 Khí tượng 443,4 187,4 521,3 386,0 326,3
Tỉnh Đắk Nông
1 Đắc Nông 107,68 12,00 Khí tượng 325,4 119,5 300,2 227,0 194,6
2 Biển Hồ 107,65 12,43 Đo mưa 169,6 113,9 197,0 163,4 148,5
3 Đắk Min 107,65 12,43 Khí tượng 137,9 89,2 155,1 128,4 116,6
Tỉnh Lâm Đồng
1 Bảo Lộc 107,82 11,53 Khí tượng 235,7 116,0 266,1 205,3 178,4
2 Đà Lạt 108,45 11,95 Khí tượng 113,9 78,7 128,0 108,1 99,2
3 Đại Nga 107,87 11,50 Đo mưa 161,5 85,4 152,9 125,5 113,5
4 Liên Khương 108,38 11,75 Khí tượng 122,4 90,9 148,9 125,4 115,1
5 Thanh Bình 108,28 11,77 Đo mưa 212,5 88,8 211,5 161,8 139,8
6 Lạc Dương 108,42 12,05 Đo mưa 525,3 118,2 479,4 333,0 268,4
7 Nam Ban 108,33 11,85 Đo mưa 149,5 76,6 167,0 130,4 114,2
8 Thạnh Mỹ 108,50 11,77 Đo mưa 130,0 82,1 168,2 133,4 117,9

139
Lượng
Lượng Lượng
mưa Lượng
mưa mưa
Lượng ngày mưa
ngày ngày
mưa ngày lớn ngày
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm lớn lớn
lớn nhất nhất lớn nhất
nhất nhất
tuyệt đối tần tần suất
trung tần suất
suất 5%
bình 10%
1%
9 Đam Rông 107,83 11,52 Đo mưa 226,2 111,2 255,2 196,9 171,1
10 Di Linh 108,08 11,57 Đo mưa 112,0 68,0 124,6 101,7 91,5
11 Suối Vàng 108,37 11,98 Đo mưa 111,8 73,8 148,4 118,2 104,8
12 Đạ Tẻ 107,50 11,57 Đo mưa 252,1 113,2 239,3 188,2 165,7
13 Đại Ninh 108,30 11,65 Thủy văn 111,4 67,8 144,2 113,2 99,6
14 Đá Chay 108,58 12,12 Đo mưa 113,1 101,1 126,7 116,4 111,8
15 Thanh Bình Thủy văn 212,5 82,0 187,2 144,6 125,8
16 Lộc Bắc 107,58 11,83 Đo mưa 253,0 154,7 393,2 296,5 253,9
17 Đình Lạc 108,13 11,62 Đo mưa 91,0 80,5 117,1 102,3 95,8
18 Da M' Ri 107,65 11,42 Đo mưa 228,3 175,3 315,2 258,5 233,5
19 MaDaGuoi 107,63 11,45 Đo mưa 359,0 182,1 501,7 372,2 315,1
20 Lộc Bắc 107,58 11,83 Đo mưa 253,0 154,7 393,2 296,5 253,9
21 Đa Nhim 108,87 12,33 Đo mưa 402,0 92,5 341,1 240,4 195,9
Tỉnh Bình Phước

140
Lượng
Lượng Lượng
mưa Lượng
mưa mưa
Lượng ngày mưa
ngày ngày
mưa ngày lớn ngày
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm lớn lớn
lớn nhất nhất lớn nhất
nhất nhất
tuyệt đối tần tần suất
trung tần suất
suất 5%
bình 10%
1%
1 Đồng Phú 106,58 11,82 Khí tượng 226,4 110,1 215,5 172,8 153,9
2 Lộc Ninh 106,90 11,53 Khí tượng 267,3 120,4 296,3 225,0 193,5
3 Phước Long 106,98 11,83 Khí tượng 241,8 131,1 271,3 214,5 189,4
4 Bù Nho 106,87 11,72 Đo mưa 197,0 118,1 223,7 180,9 162,0
5 Bù Đốp 106,60 11,83 Đo mưa 152,7 104,1 193,0 157,0 141,1
6 Bù Đăng 107,25 11,80 Đo mưa 246,5 117,9 248,9 195,9 172,4
7 Bình Long 106,60 11,63 Đo mưa 184,5 99,8 217,6 169,9 148,8
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
1 Bà Rịa 107,08 10,37 Khí tượng 193,3 98,8 230,1 176,9 153,4
2 DK1-7 110,62 8,02 Khí tượng 214,0 123,3 277,6 215,1 187,5
3 Vũng Tàu 109,20 12,22 Khí tượng 271,4 102,4 232,0 179,5 156,3
4 Xuyên Mộc 107,37 10,53 Đo mưa 158,9 98,1 179,0 146,2 131,8
Tỉnh Đồng Nai
1 Biên Hòa 106,82 10,92 Khí tượng 147,5 102,8 178,5 147,8 134,3

141
Lượng
Lượng Lượng
mưa Lượng
mưa mưa
Lượng ngày mưa
ngày ngày
mưa ngày lớn ngày
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Loại trạm lớn lớn
lớn nhất nhất lớn nhất
nhất nhất
tuyệt đối tần tần suất
trung tần suất
suất 5%
bình 10%
1%
2 La Ngà 107,35 11,20 Khí tượng 247,8 115,5 231,2 184,3 163,6
3 Trị An 104,47 19,27 Khí tượng 177,6 104,1 172,5 144,8 132,5
4 Xuân Lộc 107,23 10,93 Khí tượng 201,1 109,8 223,5 177,5 157,1
5 Tà Lài 107,37 11,37 Thủy văn 278,0 120,1 256,2 201,1 176,7
6 Túc Trưng 107,20 11,08 Đo mưa 321,0 122,1 305,1 230,9 198,2
7 Long Thành 106,93 10,75 Đo mưa 202,4 102,3 197,5 158,9 141,9
8 Cẩm My 107,25 10,77 Đo mưa 169,0 81,9 211,3 158,9 135,8
9 Long Khánh 107,23 10,93 Khí tượng 159,8 105,5 197,9 160,5 143,9
10 Xuân Tâm Đo mưa 124,6 102,9 165,1 139,9 128,8

142
Hình 3-21. Bản đồ phân bố lượng mưa ngày lớn nhất
tần suất 1% của 19 tỉnh

143
Hình 3-22. Bản đồ phân bố lượng mưa ngày lớn nhất
tần suất 5% của 19 tỉnh

144
Hình 3-23. Bản đồ phân bố lượng mưa ngày lớn nhất
tần suất 10% của 19 tỉnh
145
Hình 3-24. Bản đồ phân bố lượng mưa ngày lớn nhất
trung bình nhiều năm của 19 tỉnh

146
Hình 3-25. Bản đồ phân bố lượng mưa ngày
lớn nhất tuyệt đối của 19 tỉnh

147
Phân cấp lượng mưa
Do đặc thù của điều kiện khí hậu, địa hình và vị trí, lượng mưa ngày lớn
nhất phân bố khác nhau giữa các tỉnh. Nếu chỉ sử dụng một thang phân cấp mưa
chung cho cả vùng dẫn đến không đại diện cho mưa tham gia vào hình thành lũ
quét của từng vùng.
Trong nghiên cứu của PGS.TS Cao Đăng Dư, lượng mưa 1 ngày lớn nhất
được phân cấp chung như sau:
P = 1%
 Cấp 1 X1max  450 mm
 Cấp 2 350  X1max < 450 mm
 Cấp 3 200  X1max < 350 mm
 Cấp 4 X1max < 200mm
P = 5%
 Cấp 1 X1max  350 mm
 Cấp 2 250  X1max < 350 mm
 Cấp 3 150  X1max < 250 mm
 Cấp 4 X1max < 150mm

Trong giai đoạn 1 của Dự án, đã phân cấp lượng mưa 1 ngày lớn nhất
khác nhau cho các tỉnh theo 5 cấp (Bảng 3-15).
Bảng 3-15. Phân cấp lượng mưa 1 ngày lớn nhất cho 14 tỉnh miền núi phía
Bắc
Cấp Cấp
TT
Tỉnh I II II IV V
1 Bắc Cạn <200 200-250 250-300 300-350 >350
2 Phú Thọ <250 250-270 270-300 300-350 >350
3 Cao Bằng <170 170-200 200-250 250-300 >350
4 Điện Biên <220 220-240 240-250 250-300 >300
5 Hà Giang <200 200-250 250-300 300-400 >400
6 Hoà Bình <300 300-350 350-400 400-450 >450
7 Lai Châu <250 250-300 300-350 350-400 >400
8 Lạng Sơn <230 230-250 250-300 300-350 >350
9 Lào Cai <200 200-250 250-300 300-350 >350

148
10 Yên Bái <270 270-300 300-350 350-400 >400
11 Quảng Ninh <350 350-400 400-450 450-500 >500
12 Sơn La <200 200-230 230-240 240-280 >280
13 Thái Nguyên <290 290-300 230-350 350-400 >400
14 Tuyên Quang <200 200-250 250-300 300-350 >350
Ở vùng miền Trung và Tây nguyên, căn cứ vào bản đồ đặc trưng lượng
mưa 1 ngày lớn nhất, chúng tôi phân cấp mưa cho các tỉnh như bảng Bảng 3-16.
Bảng 3-16. Phân cấp lượng mưa 1 ngày lớn nhất
cho 19 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên
Phân cấp mưa
TT Tỉnh I II III IV V
1 Thanh Hóa <220 220-330 330-440 440-540 >540
2 Nghệ An <220 230-340 340-460 460-570 >570
3 Hà Tĩnh <270 280- 380 380- 480 480 - 580 >580
4 Quảng Bình <300 310 - 390 400 - 490 500 - 590 >590
5 Quảng trị <290 300 - 410 410 - 510 510 - 620 >620
6 Huế <340 350 - 440 450 - 560 560 - 660 >660
7 Đà Nẵng <310 320 - 400 400 - 470 480 - 560 >560
8 Quảng Nam <310 320 - 410 410 - 500 500 - 590 >590
9 Quảng Ngãi <260 270 - 350 350 - 440 440 - 520 >520
10 Bình Định <240 250 - 330 330 - 410 410 - 490 >490
11 Phú Yên <250 260 - 350 350 - 430 430 - 520 >520
12 Khánh Hòa <180 190 - 250 250 - 320 320 - 380 >380
13 Ninh Thuận <140 150 - 210 210 - 280 280 - 340 >340
14 Bình Thuận <120 130 - 180 180 - 230 230 - 280 >280
15 Kontum <180 190 - 270 270 - 360 360 - 440 >440
16 Gia Lai <160 170 - 240 240 - 310 310 - 370 >380
17 Đắk Lắk <160 170 - 240 240 - 310 310 - 380 >380
18 Đắc Nông <120 130 - 180 180 - 230 230 - 280 >280
19 Lâm Đồng <120 130 - 180 180 - 230 230 - 280 >280

149
h) Bản đồ phân bố dân cư
Bản đồ phân bố dân cư được chồng chập với bản đồ nguy cơ lũ quét để
giúp các nhà quản lý, quy hoạch các khu dân cư, phân tích, đánh giá các vùng
dân cư chịu ảnh hưởng nguy cơ lũ quét.
Để cập nhật bản đồ này, đã sử dụng các ảnh vệ tinh như sau (Bảng 3-17)
 Ảnh vệ tinh Landsat và QuickBird, IKONOS các năm 2014-2015 (GE+
QGIS)
 Ảnh vệ tinh phân giải cao Google Earth và QGIS 2014-2015
Bảng 3-17. Thống kê các cảnh ảnh Landsat sử dụng
Định danh ảnh Ngày Cấp xử lý Số kênh ảnh
LC81230512013180 29/6/2013
LC81230522015250 07/9/2015
LC81240492014142 22/5/2014
LC81240502016068 9/3/2016
LC81240512016068 9/3/2016
LC81240522016068 9/3/2016 Land
LC81250482016043 13/2/2016 surface 7
reflectance
LC81250492015024 24/1/2015
LC81250502015104 14/4/2015
LC81260472013281 8/10/2013
LC81260482013281 8/10/2013
LC81270462015182 1/7/2015
LC81270472016041 11/2/2016

Căn cứ vào số lượng ảnh vệ tinh có được, Dự án đã cập nhật cho các tỉnh
như trong Bảng 3-18. Ngoài ra còn căn cứ vào bản đồ tỷ lệ 1:5000 đo đạc cho 58
khu vực trong vùng do TMV thực hiện để cập nhật chi tiết hơn.

150
Bảng 3-18. Tên phiên hiệu các mảnh bản đồ 1:50000 được cập nhật, bổ
sung các đối tượng dân cư và cơ sở hạ tầng
STT Tên tỉnh Phiên hiệu các mảnh 1:50000 có bổ Số lượng Số
sung và cập nhật mảnh lượng
cập nhật mảnh
có kiểm
tra, rà
soát
1 Thanh Hóa FA79C, FA78D, FA78C, FA77D, 18 26
FA89B, FA90A, FA90B, FA90C,
FA90D, FA91A, FA91C, FA91B,
FA92A, EA7B, EA7D, EA7A, EA19B,
EA20A
2 Nghệ An EA7C, EA19A, EA19B, EA5D, EA17B, 10 32
EA17D+29D, EA18C, EA18D, EA19C,
EA31A
3 Hà Tĩnh EA32C, EA43A, EA43B, EA44A, 5 13
EA44D
4 Quảng Bình EA44D, EA57B, EA57A, EA56B, 10 15
EA56A, EA56D+C, EA57D,
EA69A+C, EA69D+81B, EA70C
5 Quảng Trị EA82B, EA82C, EA82D, EA83C, 6 12
EA94B, EA95A
6 Huế EA83D, EA95B, EA95C, EA96A 4 9
7 Đà Nẵng EA96D, EB85C, DA12B, DB1A 4 7
8 Quảng Nam EA96D, DA12A, DA12B, DB1A, 8 19
DB13A, DB13C, DA24B, DA24D
9 Quảng Ngãi DB14A, DB14B, DB14D, DB13D, 5 12
DB25B
10 Bình Định DB26D, DB38B, DB51A, DB51C 4 12
11 Phú Yên DB63A, DB63C, DB63D 3 11
12 Khánh Hòa DB86B, DB87A, DB87C 3 12
13 Ninh Thuận CB2B, CB2D, CB2A, CB2C, CB14B 5 8
14 Bình Thuận CA24A, CA24B, CA24C, CA24D, 11 18
CA36A, CA36B, CA36C, CA36D,
CB13B, CB13C, CB25A
15 Kon Tum DA36C, DA36B, DA36D, DB25C, 8 15
DB25D, DB37A, DA48B, DA48A
16 Gia Lai DB37D, DB37C, DA48D, DA48C, 9 22
151
DB49A, DB49B, DB62A, DB61B,
DB61A
17 Dak Lak DA72A, DA84B, DB74C 3 15
18 Dak Nong DA96D, DA96C, CA12B, CA12A 4 13
19 Lâm Đồng CA12A, CA12B, CB1A, CB1B, CB13A 5 8
Tổng: Tổng:
125 mảnh 279
mảnh

Kết quả thu được bản đồ phân bố các khu dân cư tỉ lệ 1:50.000, cập nhật
đến 2014 đưa ra trong phụ lục 9.

LẬP BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG NGUY CƠ LŨ QUÉT CHO 19 TỈNH


MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN
Trên cơ sở số liệu thống kê từ các nguồn khác nhau trên địa bàn từng tỉnh
có trên 130 điểm đã xảy ra lũ quét trong 19 tỉnh, đây là cơ sở quan trọng cho
việc phân tích, lựa chọn các trọng số phục vụ cho công tác phân vùng. Phân tích
các trận lũ quét đã xẩy ra cho thấy độ dốc địa hình và mưa là hai nhân tố trội
nhất quyết định đến hình thành lũ quét, các nhân tố khác như rừng, đất, sử dụng
đất có vai trò khá tương đồng. Vai trò của mô đun đỉnh lũ và độ độ dốc lòng
sông mờ nhạt hơn. Điều này cắt nghĩa được do độ độ dốc lòng sông có quan hệ
chặt với độ dốc bề mặt lưu vực. Việc hình thành Qmax đã có sự tham gia của
mưa và các yếu tố mặt đệm như đất, rừng, độ dốc lưu vực… Mặt khác phân
vùng dựa trên tổ hợp chồng chập các yếu tố chưa xét đến động lực của dòng
nước, mối liên hệ nội tại giữa các ô trong quá trình chồng chập nên phần nào chỉ
phản ánh tiềm năng hình thành lũ quét sườn dốc, chưa thể hiện sự vận động của
dòng nước trong lòng sông suối và tàn phá hạ du.
Do đó, trước hết xây dựng bản đồ nguy cơ lũ quét nền, dựa trên các yếu tố
chính như một số tác giả ở Mỹ tính toán chỉ số FFPI, trong đó vai trò độ dốc lưu
vực trội nhất.
FFPI=(1.5M+SM+L+S+V)/5,5
Tiếp theo, chồng thêm các lớp mô đun đỉnh lũ trung bình q max100 và lượng
mưa 1 ngày lớn nhất, với các tỉ trọng của các yếu tố như sau (mưa có tỉ trọng
cao tương đương độ dốc lưu vực).
FFPI=(1,5M+0,15SM+L+S+V+0,15Q+1,5X)/6,3
Trong đó:

152
M: độ dốc trung bình bề mặt;
SM: Độ dốc lòng sông;
L: Sử dụng đất;
S: Đất;
V: Lớp phủ rừng;
Q: Mô đỉnh đỉnh lũ trung bình nhiều năm (qmax100);
X: Lượng mưa ngày lớn nhất.
Căn cứ vào số liệu lũ quét đã xẩy ra, điều chỉnh lựa chọn tỉ trọng các tham
số, tính lặp và kiểm tra theo phương pháp phân tích nhân tố, tham khảo lấy ý
kiến địa phương, đã đưa ra bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét cho 19 tỉnh miền
Trung, Tây Nguyên. Bảng 3-19 đưa ra kết quả xác định trọng số trung bình các
nhân tố.
Bảng 3-19. Kết quả xác định trọng số trung bình cho 19 tỉnh
Mô đun
Độ dốc Độ dốc
Sử đỉnh lũ
Mưa lưu sông
TT Tỉnh Đất Rừng dụng trung
(mm) vực suối
đât bình
(độ) (0/00)
(m /s.km2)
3

1 Thanh Hóa 1,45 1,50 0,12 0,99 0,98 0,95 0,120


2 Nghệ An 1,45 1,50 0,15 0,99 0,98 0,95 0,120
3 Hà Tĩnh 1,50 1,45 0,15 0,99 0,98 0,95 0,150
4 Quảng Bình 1,50 1,30 0,15 0,99 0,98 0,95 0,120
5 Quảng trị 1,50 1,45 0,15 0,87 1,00 0,95 0,120
6 Huế 1,30 1,45 0,15 0,98 1,00 0,99 0,120
7 Đà Nẵng 1,35 1,50 0,15 1,00 1,00 0,99 0,120
8 Quảng Nam 1,25 1,50 0,15 1,00 1,00 0,99 0,150
9 Quảng Ngãi 1,25 1,50 0,15 1,00 1,00 0,99 0,148
10 Bình Định 1,35 1,50 0,15 1,00 1,00 0,99 0,150
11 Phú Yên 1,30 1,50 0,15 1,00 1,00 0,99 0,150
12 Khánh Hòa 1,33 1,50 0,15 1,00 1,00 0,99 0,150
13 Ninh Thuận 1,50 1,48 0,15 0,90 1,00 1,00 0,150
14 Bình Thuận 1,50 1,45 0,15 0,90 0,95 1,00 0,150
15 Kontum 1,50 1,13 0,15 1,00 0,95 1,00 0,145
16 Gia Lai 1,50 1,12 0,12 1,00 0,95 1,00 0,150

153
17 Đắk Lắk 1,50 1,10 0,12 1,00 0,95 1,00 0,150
18 Đắc Nông 1,50 1,12 0,12 1,00 0,95 1,00 0,150
19 Lâm Đồng 1,50 1,12 0,13 1,00 0,95 1,00 0,150
Trung Bình 1,42 1,38 0,14 0,98 0,98 0,98 0,14
Sau khi tính toán chồng chập, đưa ra các bản đồ với tỷ trọng các nhân tố
ban đầu như trên, căn cứ thông tin điều tra các trận lũ quét, tham vấn ý kiến các
chuyên gia và địa phương, cho phần mềm Arc GIS tính toán dò tìm tỷ trọng hợp
lý.
Chỉ số FFPI trong vùng rải từ 1,2 đến 4,2, được phân thành 5 cấp thông
qua tiêu chí phân phối đều, sẽ nhận được các vùng nguy cơ theo chỉ số FFPI như
Bảng 3-20.
Bảng 3-20. Phân cấp giá trị FFPI
Giá trị Phân Cấp
>4,0 Rất cao
3,25 – 4,0 Cao
2,25 – 3,25 Trung bình
1,75 – 2,25 Thấp
< 1,75 Rất thấp
Cuối cùng dựa vào bản đồ sử dụng đất và độ dốc địa hình… loại trừ các
vùng không có khả năng sinh lũ quét, chồng chập bản đồ các điểm dân cư, thu
được bản đồ nguy cơ lũ quét như trong các Hình 3-26 đến Hình 3-31. Bản đồ
phân vùng NCLQ chi tiết cho từng tỉnh được đưa ra trong phụ lục 10.

154
Hình 3-26. Bản đồ nguy cơ lũ quét nền 19 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên

155
Hình 3-27. Bản đồ nguy cơ lũ quét ứng với lượng mưa trung bình 19 tỉnh
miền Trung, Tây Nguyên

156
Hình 3-28. Bản đồ nguy cơ lũ quét ứng với lượng mưa ngày lớn nhất 1%
của 19 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên

157
Hình 3-29. Bản đồ nguy cơ lũ quét ứng với lượng mưa ngày lớn nhất 5%
của 19 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên

158
Hình 3-30. Bản đồ nguy cơ lũ quét ứng với lượng mưa ngày lớn nhất 10%
của 19 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên
159
Hình 3-31. Bản đồ nguy cơ lũ quét ứng với lượng mưa ngày tuyệt đối của 19
tỉnh miền Trung, Tây Nguyên

160
Từ bản đồ NCLQ, thống kê được diện tích có nguy cơ lũ quét các cấp cho
từng huyện theo các đặc trưng lượng mưa ngày lớn nhất. Kết quả đưa ra trong
phụ lục 11.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.
Qua nghiên cứu cho thấy, phương pháp xác định chỉ số FFPI khá tương
đồng với phương pháp phân tích nhân tố, thể hiện tính ưu việt trong phân vùng
nguy cơ xuất hiện lũ quét cho các tỉnh Miền Trung Tây Nguyên, cho phép phân
tích, tổ hợp nhiều nhân tố tác động mang tính chất định lượng.
Kết quả này khá phù hợp với các vùng xảy ra lũ quét trong thực tế, thể
hiện độ tin cậy của kết quả phân vùng.
Trên bản đồ cảnh báo lũ quét đựợc xây dựng cho thấy: những nơi có nguy
cơ cao phân bố thành những dải nhỏ men theo các dãy núi có độ dốc lớn. Tại
những khu vực độ dốc nhỏ thì nguy cơ thấp hơn.
Đối với các nhà quản lý, điều ưu tiên hàng đầu chính là các khu vực có
nguy cơ xảy ra lũ quét cao. Do vậy, không nhất thiết phải làm rõ một vị trí cụ
thể nào đó trên bản đồ có nguy cơ cao hay thấp mà nên xem xét theo quy mô
vùng sẽ tăng hiệu quả sử dụng bản đồ.
Kết quả phân vùng nguy cơ lũ quét dựa trên 7 bản đồ thành phần là 1-
Mưa, 2-độ dốc bề măt, 3-độ dốc lòng sông, 4-đất, 5-thảm phủ rừng, 6-sử dụng
đất, 7-Mô dun dòng chảy lũ, …Qua phân tích và tính toán, thấy có thể không
cần xét đến độ dốc lòng sông và mô đun dòng chảy lũ, vì hai nhân tố này có tỉ
trọng nhỏ và được bao hàm bởi các yếu tố khác và bản đồ này thiên về lũ quét
sườn là chủ yếu.
Bản đồ PVNCLQ đã chuyển giao cho các cơ quan liên quan của 19 tỉnh,
với mục đích: Hỗ trợ công tác cảnh báo lũ quét; Chỉ ra vùng có khả năng xuất
hiện lũ quét với nguy cơ khác nhau trong lưu vực sông; Tạo cơ sở lựa chọn và
phối hợp các biện pháp phòng tránh lũ quét; Hỗ trợ phân vùng quản lý sử dụng
đất; Công cụ giúp nghiên cứu biện pháp phòng lũ quét và ngập lụt trong xây
dựng cơ bản...
Trong quá trình sử dụng bản đồ phân vùng nguy cơ cần liên tục cập nhật
những thay đổi về mặt đệm như lớp phủ và độ dốc để nâng cao độ chính xác của
bản đồ NCLQ.

161
CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG CẢNH BÁO LŨ QUÉT CỦA VIỆT NAM

CẢNH BÁO LŨ QUÉT TRÊN THẾ GIỚI


Cảnh báo lũ quét là sự báo trước khả năng lũ quét có thể xảy ra trong thời
gian sắp tới ở một địa điểm nào đó hoặc nói chung xảy ra trên lưu vực mà không
chú ý tới những đặc trưng (trị số, quá trình...) định lượng của trận lũ sẽ xảy ra.
Cảnh báo lũ quét hiện nay vẫn là vấn đề thách thức. Mặc dù có mưa lớn
nhưng lũ quét có thể hoặc không xẩy ra, tùy thuộc vào đặc điểm thủy văn của
lưu vực. Ở hầu hết các nước, cảnh báo và dự báo lũ quét được xem như một biện
pháp đặc biệt, rất quan trọng trong số các biện pháp phi công trình để phòng
tránh lũ quét.
Dự báo lũ, lũ quét hay dự báo lũ do mưa nói chung là ước tính trước mực
nước, lưu lượng, thời gian xảy ra, khoảng thời gian lũ tồn tại, đỉnh lũ và thời
gian xảy ra đỉnh lũ ở những vị trí nhất định trên sông. Tất nhiên, trong dự báo lũ
quét, còn phải quan tâm đến thành phần dòng chảy rắn, trạng thái bề mặt trên
lưu vực trong quá trình lũ quét qua...
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của BĐKH, tác động của hiện
tượng ENSO, thiên tai xảy ra bất thường và khốc liệt hơn, đặc biệt là bão, mưa
lớn, lũ lụt, lũ quét, trượt sạt lở gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Với những thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra như vậy, nhiều nước trên
thế giới đã áp dụng nhiều thành quả mới của khoa học và công nghệ, trong đó có
công nghệ viễn thám và GIS để nghiên cứu các tiêu chí thiên tai, phân vùng và
xây dựng các bản đồ nguy cơ thiên tai kết hợp với công nghệ đo đạc và truyền
tin tự động được tích hợp với các mô hình dự báo số trị để dự báo, giám sát,
cảnh báo thiên tai.
Phương pháp dự báo số trị - dự báo bằng mô hình thủy động lực học hiện
đại, độ phân giải cao áp dụng cho từng khu vực đã được sử dụng ở nhiều nước
trên Thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Chất lượng dự báo về hiện tượng
mưa lớn cao hơn hẳn các phương pháp dự báo ra đời trước đó, sản phẩm số của
mô hình dự báo có thể đảm bảo các yêu cầu của các mô hình dự báo thủy văn
đối với lũ lụt, lũ quét. Một trong những nhân tố quyết định gây nên sự hình
thành và phát triển mưa lớn trong các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như xoáy
thuận nhiệt đới (XTNĐ), dải hội tụ nhiệt đới,... là đối lưu mây tích.
Các quá trình đối lưu trên đóng vai trò quan trọng trong chu trình vận
chuyển năng lượng của khí quyển và do đó phân bố lại sự đốt nóng không đồng
đều trên bề mặt trái đất. Ngoài phụ thuộc vào độ hội tụ ẩm mực thấp, đối lưu
mạnh còn phụ thuộc vào tính bất ổn định của khí quyển. Phương pháp dự báo số
trị có quy mô toàn cầu, khu vực được phát triển và ứng dụng mạnh mẽ trong dự
báo thời tiết ở Úc, Mỹ, Nhật Bản, Liên bang Nga, các nước châu Âu...

162
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin là động lực thúc đẩy
và tạo nên những thành quả to lớn hiện nay của hầu hết các ngành khoa học.
Hàng loạt vấn đề trong nghiên cứu dự báo khí tượng, khí hậu được thực
hiện với chất lượng ngày càng cao trong điều kiện:
 Các phương pháp quan trắc khí tượng mới.
 Phương tiện tính toán hiện đại cùng với các phương pháp phân tích và
xử lý số liệu mới.
 Các phương tiện và hình thức truyền tải thông tin hiện đại.
Cùng với việc nghiên cứu phân vùng mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, trượt sạt lở
nhiều nước trên thế giới đã đầu tư thời gian và kinh phí cho việc nghiên cứu phát
triển các mô hình dự báo số trị, các thiết bị đo đạc và truyền tin tự động nhằm có
những thông tin nhanh nhất, chính xác nhất để kịp thời có những biện pháp
phòng trách giảm thiểu thiệt hại do chúng gây ra.
Tại các nước có nền khoa học và kinh tế phát triển, các thiết bị đo đạc tự
động đã được sử dụng từ rất sớm. Các thiết bị tự động đo gió, nhiệt độ, lựơng
mưa, độ ẩm đã được sử dụng tại Liên Xô từ thập niên 30 của thế kỷ trước. Hiện
nay, ngành khí tượng thủy văn (KTTV) của các nước phát triển được trang bị
một số lượng khá lớn thiết bị quan trắc tự động và thiết bị truyền số liệu với
công nghệ hiện đại.
Mạng lưới quan trắc của các nước này được tự động hoá ở mức độ cao,
số liệu đo đạc thời gian thực được đảm bảo kịp thời cho nhu cầu của người sử
dụng. Mạng lưới quan trắc tự động đã đóng góp quyết định để nâng cao chất
lượng công tác dự báo KTTV nói chung và dự báo các hiện tượng thời tiết nguy
hiểm nói riêng, đặc biệt là công tác cảnh báo bão, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, trượt
sạt lở.
Tùy theo đặc điểm địa lý và mức độ phát triển của từng vùng, nơi đặt thiết
bị đo và truyền số liệu thời gian thực được cung cấp cho người sử dụng thông
qua mạng hữu tuyến (đường điện thoại, cáp LAN, WAN), mạng vô tuyến (Radio
Modem, GSM Modem, máy thu phát vệ tinh), mạng kết hợp giữa hai dạng trên.
Giải pháp ACU-1000 của Raytheon JPS Communications (Mỹ) có thể
liên kết hệ thống thông tin của nhiều đơn vị khác nhau với khả năng cung cấp
đường truyền thoại, dữ liệu, fax,... về các trung tâm điều hành, hỗ trợ ứng cứu
khẩn cấp khi thiên tai xảy ra. Hệ thống liên kết mạng thông minh ACU-1000
phép trong một trung tâm có thể có 12 mạng được kết nối (có thể mở rộng lên
24 mạng nối nếu sử dụng 2 ACU-1000 kết nối với nhau trong một trung tâm).
Trong Bảng 4-1 giới thiệu môt số một số phương pháp và hệ thống cảnh
báo lũ quét trên thế giới hiện nay.

163
Bảng 4-1. Thống kê một số phương pháp và hệ thống cảnh báo lũ quét hiện nay
Thời
Hệ thống cảnh báo Nước Số liệu đầu vào Phương pháp/mô hình Phạm vi gian dự
báo
mưa và mực nước thời làm đầu vào cho mô hình tính toán độ theo lưu vực
ALERT Úc now-cast
gian thực lớn và thời gian xảy ra lũ nghiên cứu
Gridded Flash flood NEXRAD radar, trạm mưa Mô hình phân bố tính độ ẩm đất, lưu lưu vực 100-300
Bắc Mỹ 3-24h
Guidance (GFFG) thực đo, mưa dự báo số trị lượng tràn bờ km2
Belize,
Costa Rica,
El Salvador,
Hệ thống FFG Trung mưa thực đo, mưa vệ tinh Lưu vực 100-300
Guatemala, Dựa trên độ ẩm bão hòa đất 3-6h
Mỹ GHE km2
Honduras,
Nicaragua
và Panama
mưa và dòng chảy thực đo,
Hệ thống cảnh báo lũ mô hình phân bố dạng lưới tính độ ẩm
Áo mưa radar, mưa dự báo số Lưới 1km2 48h
quét của Áo đất
trị
Mô hình thủy văn
European Flood Mô hình mưa rào dòng chảy lưới 1km2
Mưa thực đo, mưa radar,
Forecasting System Châu Âu LISFLOOD-FF: Mô hình thủy lực 72-120h
GCM downscaling
(EFFS) Mô hình thủy lực LISFLOOD-FP lưới 10-100 m

Khung hỗ trợ ra quyết Thái Lan Mưa, nhiệt độ không khí, Sử dụng mạng nơ ron nhân tạo ANN
Theo lưu vực 24h
định - cảnh báo lũ quét độ ẩm, bức xạ, gió, mưa để dự báo dòng chảy lũ. So sánh với lũ
164
của Thái Lan dự báo số trị quét lịch sử trong hệ thống nghiên cứu
Hệ thống bao gồm module tính hồi
quy tự động tại các trạm trên sông
Hệ thống cảnh báo lũ nhánh ở thượng lưu, module tính Theo lưu vực
Israel mưa và dòng chảy thực đo 30- 3.5h
quét sông Ayalon truyền lũ, module tính phân bố mưa và nghiên cứu
module tính dòng chảy hồi quy tại
trạm cần tính toán.
Dùng mưa tích lũy 1h tính toán chỉ số
Mưa radar ước tính theo
Hệ thống cảnh báo lũ mưa ngắn hạn (theo mô hình TANK); Lưới tính toán
Nhật Bản mưa thực đo (mưa tích lũy 1 - 3h
bùn đá Dùng mạng nơ ron nhân tạo tính toán 5x5km2
1h
ngưỡng sinh lũ quét
Hệ thống cảnh báo lũ
Vùng Hệ thống tự động cảnh báo theo 3 cấp
quét vùng Caribê và Hệ thống đo mưa tự động Tại vị trí đặt trạm now-cast
Caribe báo động
Trung Mỹ

165
Một số hệ thống cảnh báo lũ quét trên thế giới đã và đang hoạt động có
thể kể tới như sau.
4.1.1. Hệ thống cảnh báo lũ quét Alert của Tổ chức Khí tượng Thế giới
(WMO)
Hệ thống ALERT ban đầu được phát triển vào những năm 1970 theo dự
báo sông California-Nevada, bao gồm các thiết bị cảm biến khí tượng và thủy
văn tự động báo cáo sự kiện, thiết bị truyền thông và phần mềm và phần cứng
máy tính. Trong hình thức đơn giản nhất của nó, cảm biến ALERT truyền tín
hiệu mã hoá, thường là thông qua radio tần số rất cao (VHF) và cực tần cao
(UHF). WMO đã khuyến cáo thành lập các hệ thống cảnh báo lũ quét ALERT
và đã thành công ở Mỹ và một số nước khác.
Từ năm 1980 đến 1990, WMO đã thực thi hơn chục dự án đẩy mạnh công
tác cảnh báo, dự báo lũ và lũ quét ở các nước vùng Châu Á - Thái Bình Dương
như ở Trung Quốc, Ân Độ, Inđônesia, Bangladesh, Burma, Nepal, Pakistan,
Philippines, Malaysia,...
Hệ thống cảnh báo Alert bao gồm 4 thành phần cơ bản:
 Máy đo mưa và đo mực nước tự động;
 Thiết bị thu thập số liệu tự động;
 Kỹ thuật tính toán phân tích số liệu;
 Truyền và phân phát bản tin.
4.1.2. Hệ thống cảnh báo và di dân ứng phó với tai biến lũ quét ở Nhật Bản
(Trường hợp nghiên cứu ở Mt. Unzen-Fugen)
Từ khi núi lửa Mt. Unzen-Fugen lần đầu tiên phun trào năm 1990, sự xuất
hiện dòng chảy rắn đã trở thành một mối đe dọa thực sự cho các con sông bắt
nguồn từ núi này (sông Mizunashi, sông Akanatsudani, sông Nakao, sông Yue,
sông Hijkuro). Ứng phó với tình trạng này, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao
thông, chính quyền thành phố Nagasaki và các cơ quan liên quan xung quanh
núi này đã cùng nhau thiết lập hệ thống cảnh báo và di dân nhằm hạn chế thiệt
hại gây ra bởi dòng chảy rắn. Hệ thống quan trắc chuyển động của dòng chảy
rắn được thiết lập với các sensor dây, sensor rung cũng như các trạm đo mưa. Số
liệu quan trắc được truyền về bằng sóng vô tuyến tới trạm xử lý đặt ở Cục Phát
triển Shimabara của thành phố Nagasaki bằng hai trạm trung gian. Sau đó thông
tin từ trạm xử lý này được chuyển tới các tổ chức liên quan bằng đường điện
thoại.

166
4.1.3. Hệ thống cảnh báo ứng phó với tai biến lũ quét thiết lập ở vùng núi
lửa Merapi (Indonexia)
Trên sườn dốc của núi Mt. Merapi, 16 trạm quan trắc đã được thiết lập,
mỗi trạm đều được trang bị một hệ thống thiết bị đo xa. Để thu thập số liệu 6
trạm đo mưa có thể đo mưa với thời đoạn 10 phút, 9 trạm đo mực nước, 6 trạm
đo chấn động và các sensor dây được cài đặt. Trạm radar đo mưa được thiết lập
ở Trung tâm kỹ thuật Sabo (STC)/Trung tâm Nghiên cứu sông ngòi và Sabo
(RCRS) ở thành phố Yogyakarta. Dữ liệu được truyền tới trạm thu nhận đặt ở
STC/RCRS.
Trong khu vực này, ngưỡng mưa được xác định theo phương pháp đường
giới hạn CL (Nhật Bản) và thời gian bán hủy được xác định là nửa ngày. Thông
tin cảnh báo được truyền tới người dân trong vùng nguy hiểm qua đường của
một văn phòng điều hành được thiết lập ở khu vực sau khi nó được gửi từ STC
và RCRS.
4.1.4. Hệ thống Theo dõi và Cảnh báo Lụt tích hợp (IFLOWS-Integrated
Flood Observing and Warning System)
Từ năm 1999, Cục dự báo thời tiết Mỹ đã xây dựng phần mềm máy tính kết nối
mạng kết nối các cơ quan dự báo trên toàn liên bang trong việc giám sát và quản
lý lũ quét. Phần mềm nhận và truyền dữ liệu từ một mạng cảm biến thời tiết theo
thời gian thực, chủ yếu là các máy đo mưa, bao gồm một phần của khu vực phía
đông của Hoa Kỳ và có khả năng hiển thị dữ liệu đo, thiết lập báo động và trao
đổi tin nhắn với các mạng khác người dùng. Hệ thống này khá cũ, nhưng rất hữu
ích ở Mỹ.
4.1.5. Hệ thống Giám sát và dự báo lũ quét (FFMP)
Hệ thống Theo dõi và Dự báo Lũ lụt Flash của Hoa Kỳ (NWMP) được
tích hợp đa cảm biến để phát hiện, phân tích, theo dõi lượng mưa và đưa ra cảnh
báo nhanh hỗ trợ công tác cảnh báo lũ quét. Hệ thống FFMP được triển khai trên
toàn nước Mỹ. Lượng mưa lưu vực trung bình dựa trên ước tính lượng mưa từ
radar Doppler, được so sánh với lượng mưa định hướng có khả năng sinh lũ qét
(FFG) để xác định nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của lũ quét.
4.1.6. Hệ thống báo động lũ quét ở Thái Lan.
Hệ thống thiết bị gồm các trạm đo mưa tự động lắp đặt từ thượng nguồn
và cả ở hạ lưu. Phần mềm chuyên dụng tự động phân tích các bộ số liệu và cơ
quan phụ trách sẽ ra thông báo cuối cùng về nguy cơ lũ lụt, lũ quét. Một mạng
lưới truyền tin: internet, điện thoại di động vệ tinh. Bởi thế, dân vùng hạ lưu
sông Ping, một chi lưu đổ vào Chao Phraya - một trong những con sông lớn nhất
Thái Lan và chảy qua Thủ đô Bangkok, thường xuyên nhận được tin từ 30-120

167
phút trước khi lũ đổ về. Các trận lụt lớn năm 2004, 2005, tại đây hầu như không
gây thiệt hại về người.
4.1.7. Phương pháp sử dụng lượng mưa hoạt động của Bộ Xây dựng và Cơ
sở hạ tầng Nhật Bản (Guidelines for the establishment of rainfall
criteria for warning and evacuation in the event of debris flow
disaster)
Phương pháp trên dựa trên quan hệ giữa lượng mưa hoạt động (lượng
mưa tích lũy) đến thời điểm đạt cường độ mưa giờ lớn nhất (đối với trận mưa
không có lũ quét) và đối với cường độ mưa giờ (đối với trận mưa có lũ quét) và
xác định đường giới hạn CL (critical line) gây lũ quét để phân khu vực an toàn
và không an toàn cho một vị trí có nguy cơ lũ quét. Nếu trong thực tế, trận mưa
vượt quá đường tới hạn CL thì sẽ xảy ra lũ quét. Phương pháp náy này đòi hỏi
có hệ thống quan trắc đo mưa tự ghi đủ dày và được quan trắc nhiều năm ở các
vùng có xảy ra lũ quét.
Phương pháp này đã được áp dụng khá rộng rãi cho các nước Châu Á như
Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin, Indonexxia, …
4.1.8. Hệ thống cảnh báo FFGS
Cảnh báo lũ quét dựa trên khái niệm ngưỡng mưa định hướng có khả
năng sinh lũ quét (The Flash Flood Guidance System- FFGS) được thiết kế và
phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu Thủy văn HRC ở San Diego, California,
Mỹ.
FFGS được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Mục đích chính của FFGS
là cung cấp cho các nhà dự báo thủy văn và cơ quan quản lý thiên tai các thông
tin thời gian thực ngưỡng mưa định hướng có khả năng sinh lũ quét liên quan
đến mối đe dọa của lũ quét ở một khu vực nào đó. FFGS cung cấp các sản phẩm
cần thiết để hỗ trợ phát triển các hệ thống cảnh báo cho lũ quét do mưa thông
qua việc sử dụng lượng mưa đo từ xa (ví dụ, Rađa và các ước tính lượng mưa
dựa trên vệ tinh) và mô hình thủy văn.
Tháng 1 năm 2009, WMO, Trung tâm Hỗ trợ thiên tai, Tổng cục Khí
tượng Quốc gia Mỹ và Trung tâm nghiên cứu thủy văn đã cùng ký bản ghi nhớ
dưới một sáng kiến hợp tác để thực hiện hệ thống FFGS trên toàn thế giới (hình
4-1). Biên bản ghi nhớ có hiệu lực đến năm 2017. Cho đến nay, các quốc gia có
hệ thống FFGS thực hiện theo Biên bản ghi nhớ này bao gồm:
 Bảy nước ở Trung Mỹ (hệ thống vệ tinh dựa trên lượng mưa);
 Bốn quốc gia ven sông của lưu vực sông Mê Công (hệ thống mưa dựa
trên vệ tinh);
 Haiti / Cộng hòa Dominica (hệ thống vệ tinh dựa trên lượng mưa);
168
 Pakistan (hệ thống vệ tinh dựa trên lượng mưa);
 Tám nước trong khu vực Biển Đen-Trung Đông (mưa vệ tinh - và nhiều
radar);
 Bảy nước của Nam Phi (hệ thống mưa dựa trên vệ tinh);
 Chiapas, Mexico (hệ thống mưa dựa trên radar duy nhất);
 Triển khai FFG khác (không thuộc MoU) bao gồm:
+ Romania (nhiều hệ thống mưa dựa trên radar),
+ Cộng hòa Nam Phi (vệ tinh mưa và nhiều hệ thống mưa dựa trên
radar).
Hệ thống FFGS đang hàng ngày phục vụ cảnh báo lũ quét cho hơn 500
triệu người.
Hệ thống này cũng được HRC cho phép Ủy hội Mê Công quốc tế sử
dụng, trong mùa lũ hệ thống này hàng ngày đưa ra các bản đồ ngưỡng mưa có
khả năng sinh lũ quét (FFG) cho các thời đoạn 1,3, 6 giờ ứng với các độ ẩm kỳ
trước khác nhau của lưu vực.

Hình 4-1. Sơ đồ các quốc gia đang sử dụng FFGS


Hệ thống này đưa ra bản tin cảnh báo lũ quét theo 6 giờ với diện tích lưu
vực từ 100-300km2.
Hệ thống FFGS có phương pháp tiếp cận hoàn toàn khác so với phương
pháp dự báo lũ thông thường do tính chất khác biệt của lũ quét.

169
Hệ thống cung cấp các sản phẩm cần thiết để hỗ trợ cảnh báo lũ quét từ
mưa thông qua việc sử dụng lượng mưa ước tính chủ yếu là thông tin ảnh vệ
tinh và radar nếu có. Các kết quả của hệ thống được cung cấp cho các nhà dự
báo như một công cụ chẩn đoán để phân tích các sự kiện liên quan đến thời tiết
có thể gây ra lũ quét (ví dụ: lượng mưa lớn, lượng mưa khi đất bão hòa) và sau
đó để đánh giá nhanh tiềm năng xẩy ra lũ quét ở nơi nào đó.
Kỹ thuật quan trọng của FFGS là việc phát triển và áp dụng kỹ thuật hiệu
chỉnh mưa từ ảnh vệ tinh (hay radar) và mô hình thủy văn.
Sau đây là định nghĩa một số khái niệm có liên quan đến hệ thống FFGS.
- Ngưỡng mưa định hướng có khả
năng sinh lũ quét (Flash Flood Guidance - Flash Flood Guidance (FFG) is
the amount of rainfall of a given
FFG) là lượng mưa trong một thời đoạn nhất duration over a small stream basin
định trên một lưu vực sông nhỏ cần thiết để needed to create minor flooding
(bankfull) conditions at the outlet of
xuất hiện ra con lũ nhỏ (lũ tràn bờ Bankfull the stream basin. Flash flood
Flow) tại cửa ra của lưu vực sông. FFG là guidance then is an index that
indicates how much rainfall is
chỉ số cho biết lượng mưa cần thiết để vượt needed to overcome soil and
qua khả năng trữ nước của đất và lòng suối và channel storage capacities and to
cause minimal flooding in a basin.
gây con lũ nhỏ trong lưu vực. FFG được cập
nhật liên tục dựa trên độ thiếu hụt nước bão hòa trong đất hiện tại (được xác
định bởi các điều kiện ẩm độ trước đây của đất), lượng mưa, sự bốc hơi và tổn
thất do thấm.
- Mức độ đe dọa lũ quét (Flash Flood Threat - FFT) là lượng mưa
trung bình của lưu vực trong một thời đoạn nào
Flash Flood Threat is the amount
đó vượt quá so với giá trị FFG tương ứng. Chỉ of rainfall of a given duration in
số nguy cơ đe dọa lũ quét được xác định dựa excess of the corresponding Flash
Flood Guidance value.
vào hiệu số (hoặc dạng phần trăm) giữa lượng
mưa tích lũy trong thời đoạn dự báo với FFG tương ứng..
- Lưu lượng tràn bờ (Bankfull
Bankfull discharge is the flow
discharge - Qbf) là lưu lượng trong sông/kênh discharge when the river is just
vừa đủ lớn để ngập toàn bộ vùng lòng sông about to spill onto its floodplain.
ngang bằng với cao trình 2 bên bờ sông 9 (theo
The best way to measure
USDA). Phương pháp xác định lưu lượng tràn bankfull discharge is from a stage -
bờ có thể căn cứ vào đặc trưng hình học của discharge relation. Bankfull
discharge is often estimated in
lưu vực hay lòng sông nơi đo lưu lượng tràn terms of a flood of a given
bờ. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng căn cứ recurrence frequency (e.g. 2 - year
flood, or a flood with a peak flow
vào địa hình để xác định được Qbf và không that has a 50% probability of
phù hợp đối với miền núi. Nhiều nghiên cứu đã occurring in a given year; Williams,
1978)
chỉ ra rằng Qbf thường là lưu lượng đỉnh lũ có
170
thời kỳ lặp lại khoảng 1-2 năm (Nixon, 1959, Leopold và cộng sự, 1964, Dury,
1976 Harman et al., 1999, Castro và Jackson, 2001). Vì vậy, trong hệ thống
FFGS, Qbf cũng được xác định theo Qmax50%. Như vậy, mỗi tiểu lưu vực có
một giá trị Qbf, nhưng để hình thành nên Qbf thì lượng mưa FFG các thời đoạn
khác nhau.
Cách tiếp cận theo FFG để phát triển cảnh báo lũ quét dựa trên sự so sánh
lượng lượng mưa quan trắc hoặc dự báo trong một khoảng thời gian nhất định
trên một lưu vực với lượng mưa sinh ra Qbf (FFG).
Hệ thống dựa trên khái niệm FFG và FFT, cung cấp cho người dùng
thông tin cần thiết để đánh giá tiềm năng của lũ quét, bao gồm đánh giá sự
không chắc chắn liên quan đến dữ liệu.

CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU CẢNH BÁO LŨ QUÉT Ở VIỆT NAM


Tiếp theo công tác lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét, việc cảnh báo lũ
quét ở Việt Nam là một nhiệm vụ cực kỳ cấp bách phục vụ cho công tác chỉ đạo
điều hành phòng tránh thiên tai hàng năm ở các vùng có nguy cơ lũ quét nguy
hiểm. Một loạt các địa phương và các Bộ, Ngành đã kết hợp các kết quả nghiên
cứu này để xây dựng cho riêng mình hệ thống giám sát và cảnh báo thiên tai
như:
1) Dự án, khảo sát, phân vùng nguy cơ và cảnh báo khả năng xuất hiện lũ
quét ở miền núi Việt Nam – Giai đoạn 1: Miền núi Bắc Bộ do Viện KHKTTV
và Môi trường thực hiện (2009-2012).
Trong dự án đã áp dụng phương pháp đường tới hạn CL của Bộ Xây dựng
và Cơ sở hạ tầng Nhật Bản để xây dựng ngưỡng mưa cho tất các khu vực có
nguy cơ lũ quét cao thuộc 14 tỉnh miền núi Bắc Bộ. Hệ thống các vị trí có
ngưỡng mưa gây lũ quét tạo cơ sở để xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét.
2) Dự án phòng chống lũ quét ở lưu vực sông Nậm Pàn, Nậm La (Sơn La)
do Trung tâm KTTV Quốc gia thực hiên (1982-1986). Trong dự án đã thiết lập
hệ thống trạm đo KTTV và Trung tâm thu nhận các số liệu. Tuy nhiên, hệ thống
chưa đưa vào hoạt động cảnh báo lũ quét nghiệp vụ cho chưa tạo ngưỡng gây lũ
quét.
3) Dự án Xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo thiên tai nhằm hỗ trợ
nhanh các hoạt động phòng chống thiên của tỉnh Hòa Bình.
4) Dự án lắp đặt hệ thống cảnh báo mưa lớn, lũ lụt, lũ quét của các tỉnh
Lào Cai, Yên Bái, Hà Tĩnh, Ninh Thuận cũng được triển khai.
5) Dự án Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo hệ thống lũ ống, lũ quét
và sạt lở đất tại các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa, Giai đoạn 1 (2014-2015)
171
do Trung tâm NCTV và TNN – Viện KHKTTV và BĐKH thực hiện (2014-
2016). Dự án trên cơ sở áp dụng phương pháp sử dụng lượng mưa hoạt động -
Phương pháp của Bộ Xây dựng và Cơ sở hạ tầng Nhật Bản (Guidelines for the
establishment of rainfall criteria for warning and evacuation in the event of
debris flow disaster).
Nội dung cơ bản của phương pháp trên như sau:
- Thống kê chuỗi số liệu mưa thực đo để lập quan hệ giữa lượng mưa hoạt
động (lượng mưa tích lũy) đến thời điểm đạt cường độ mưa giờ lớn nhất ( đối
với trận mưa không có lũ quét) và đối với cường độ mưa giờ (đối với trận mưa
có lũ quét).
- Xác định đường giới hạn CL (critical line) gây lũ quét để phân khu vực
an toàn và không an toàn cho một vị trí có nguy cơ lũ quét.
- Xây dựng hệ thống thu nhận , xử lý và ra bản tin cảnh báo lũ quét thời
gian thực cho 3 huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa
Hiện nay, phương pháp nầy dang được áp dụng thử nghiệm cho 3 huyện
nói trên .

Tuy nhiên các Dự án này còn có một số hạn chế như sau:
- Các thiết bị này chưa được kết nối thành một mạng thống nhất, kết quả
dự báo chưa được tích hợp trong một mô hình đầy đủ theo các số liệu về lượng
mưa, số liệu vệ tinh - viễn thám, số liệu mô hình trên không gian rộng. Chính vì
thế chất lượng dự báo và cảnh báo thiên tai của các thiết bị độc lập còn nhiều
hạn chế.
- Dự án chưa đề cập và chưa có mô hình dự báo và cảnh báo thiên tai là
một trong những vấn đề quan trọng và then chốt nhất của công tác phòng chống
thiên tai ở nước ta hiện nay.
- Hệ thống quan trắc các trạm mưa tự ghi không đủ dày (đặc biệt thiếu
trạm đo tại các vùng có nguy cơ lũ quét cao), thời gian quan trắc ngắn. Do vậy,
việc áp dụng các phương pháp cảnh báo lũ quét hiện có, điển hình là phương
pháp Đường tới hạn CL theo chỉ dẫn của Nhật Bản còn nhiều hạn chế
- Dự án xây dựng các bản đồ lũ quét dựa trên các số liệu trung bình nhiều
năm của lượng mưa. Đây là các bản đồ tĩnh không thể cập nhật thường xuyên
các dữ liệu KTTV và các diễn biến liên tục của thiên tai, trong khi tình hình
thiên tai (mưa lớn, lũ lụt, lũ quét) xảy ra rất không ổn định cả về phạm vi không
gian, thời gian và mức độ nguy hiểm. Do đó Dự án chỉ có ý nghĩa trong quy
hoạch, mang tính định tính mà chưa có định lượng trong quá trình dự báo và

172
cảnh báo các yếu tố KTTV nói chung và thiên tai nói riêng, vì vậy giá trị ứng
dụng thực tiễn chưa cao.

HỆ THỐNG CẢNH BÁO LŨ QUÉT CỦA VIỆT NAM VNFFGS


4.3.1. Xuất xứ và cơ sơ sở khoa học của phương pháp
Như trên đã trình bày, hệ thống FFGS được WMO khuyến cáo sử dụng,
có nhiều ưu việt và được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Viện KTTV&BĐKH
nhận thấy hệ thống này rất phù hợp với công tác cảnh báo lũ quét của Việt Nam,
có nhiều ưu điểm và có thể phát triển để thích hợp với điều kiện củaViệt Nam.
Do đó, Viện KTTV&BĐKH đã trình Bộ TN&MT cho phép liên hệ với
WMO để xin được chuyển giao, đào tạo hệ thống này. Tuy nhiên không nhận
được hồi âm. Do đó Bộ cho phép Viện KTTV&BĐKH liên hệ trực tiếp với
HRC để hợp tác xây dựng phần mềm cảnh báo lũ quét cho Việt Nam. Đồng thời
điều chỉnh nội dung dự án, tập trung xây dựng phần mềm cảnh báo lũ quét cho
Miền Trung Tây Nguyên.
FFGS là một hệ thống phức tạp và đòi hỏi trình độ cũng như kinh nghiệm
để xây dựng. Với các hệ thống FFGS hiện có áp dụng chung trên thế giới, độ
phân giải còn lớn (diện tích tiểu lưu vực từ 25 đến 300 km2), chưa đáp ứng được
công tác cảnh báo lũ quét hiện nay của Việt Nam, vì lũ quét thường xảy ra trên
lưu vực nhỏ, mang tính địa phương cao. Mặt khác, hệ thống này đang áp dụng
trên thế giới như hộp đen, đóng kín, không cho phép thay đổi tham số cũng như
phương án cảnh báo, tính toán, phân tích…cho nên sẽ khó phù hợp với điều kiện
cụ thể của từng khu vực.
Do đó, Dự án đã tiếp cận theo hướng phối hợp, ký kết hợp đồng với
Trung tâm nghiên cứu thủy văn (HRC) của Mỹ, là cơ quan duy nhất xây dựng
nên hệ thống FFGS theo đơn đặt hàng của WMO, để giúp Viện KH KTTV
&BĐKH thiết lập hệ thống cảnh báo Cảnh báo lũ quét dựa trên cách tiếp cận
lượng mưa định hướng có khả năng sinh lũ quét (FFG) cho riêng Việt Nam. Với
yêu cầu hệ thống phải được mở một phần và phân chia hệ thống tiểu lưu vực chi
tiết hơn nữa (từ 10-30 km2) để chủ động trong việc cảnh báo cũng như phù hợp
với đặc điểm sinh lũ quét.
Theo đó, Dự án đã yêu cầu HRC phát triển và triển khai hai hệ thống cảnh
báo lũ quét cho toàn lãnh thổ Việt Nam (VNFFGS), không chỉ giới hạn cho
vùng Miền Trung, Tây Nguyên. Hệ thống này bao gồm 2 hệ thống con: hệ thống
tác nghiệp cảnh báo lũ quét VNOFFG hoạt động bằng cách sử dụng các ước tính
lượng mưa trực tuyến theo thời gian thực; hệ thống phân tích VNAFFG cập nhật

173

You might also like