Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

Ngày soạn: 24/02/2019

Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA – Tiết 1

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Về kiến thức
- Trình bày được các đặc điểm quan trọng về tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc.
- Xác định được vị trí địa lí của Trung Quốc, kể và ghi nhớ tên 1 số nước có biên giới với TQ, 1
số địa danh của TQ.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của VTĐL, lãnh thổ, ĐKTN đến sự phát triển đất nước.
- Trình bày được những khác biệt về tự nhiên giữa 2 miền Đông – Tây
- Giải thích được sự khác biệt trong phân bố dân cư giữa 2 miền Đông – Tây TQ để từ đó đánh
giá được những thuận lợi khó khăn của TQ trong quá trình phát triển.
2. Về kỹ năng
- Phân tích các hình ảnh, bản đồ, biểu đồ trong bài học.
- Xử lí, so sánh các số liệu SGK với số liệu hiện tại.
3. Về thái độ
- Hiểu đúng về hiện trạng mất cân bằng giới tính và những hệ quả của vấn đề này.
- Có thái độ xây dựng mối quan hệ Việt -Trung
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Tự học, tính toán, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác sử
dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, số liệu thống kê,
tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Bản đồ địa lí tự nhiên châu Á, hình 10.1 phóng to.
- Một số hình ảnh về cảnh quan tự nhiên tiêu biểu của Trung Quốc.
- Ảnh con người, xã hội Trung Quốc (nếu có).
- Các thông tin, số liệu thống kê theo thời điểm hiện tại (2017) về dân số TQ.
2. Học sinh:
- SGK
- Tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học.
- Số liệu mới về dân số TQ.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

1
- Các đặc điểm vị trí địa - Hiểu được chính vị trí địa lý Phân tích các bản - Liên hệ chính
lý và lãnh thổ của Trung đã đem lại cho Trung Quốc đồ, biểu đồ, các sách dân số quốc
Quốc nhiều lợi thế bảng số liệu. gia và phân tích
- Các đặc điểm quan - Đánh giá được ảnh hưởng - So sánh sự khác được các hệ quả
trọng về tự nhiên Trung của tự nhiên đến việc phát biệt giữa 2 miền của mất cân bằng
Quốc. triển kinh tế đất nước Trung Đông – Tây TQ  giới tính.
- Các đặc điểm cơ bản Quốc rút ra kết luận cho - Có thái độ xây
về dân cư và xã hội - Đánh giá được tác động của quá trình phát triển dựng mối quan hệ
Trung Quốc. dân cư - xã hội Trung Quốc của nước này. Việt -Trung
đến việc phát triển kinh tế đất
nước
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT:
1. Mục tiêu:
- Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực giao tiếp, thống kê và ghi nhớ của học sinh.
- Kiểm tra kiến thức nền tảng về TQ của học sinh.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Trò chơi “Tiếp sức”
3. Phương tiện: phấn, bảng, giấy nháp.
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện theo hình thức thảo luận nhóm rồi trình bày lên
bảng.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm – dãy bàn: Mỗi nhóm có thời gian 3 phút để vừa
thảo luận vừa trình bày, điểm được tính cộng cho nhóm nào có nhiều thông tin nhất được ghi
trên bảng. Các nhóm tự cử bạn lên ghi bảng và được quyền tiếp sức nếu bạn trước đó “bí”.
Trong khi hs thảo luận, GV chia bảng thành 5 hoặc 6 phần tùy theo số dãy bàn ngang
trong lớp.
- NV: Các nhóm thảo luận và ghi kết quả lên bảng trong vòng 3 phút theo chủ đề: CÁC ĐỊA
DANH, DANH NHÂN, VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NỔI BẬT CỦA TRUNG HOA MÀ EM BIẾT.
- Bước 3: GV tổng kết, nhận xét và chấm điểm.

PHƯƠNG ÁN 2: Đưa ra tình huống có vấn đề: VÌ SAO NAM GIỚI TRUNG QUỐC
THƯỜNG SANG VIỆT NAM CƯỚI VỢ?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI


HOẠT ĐỘNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ - Cá nhân (7 phút)
1. Mục tiêu:
2
- Xác định được VTĐL và lãnh thổ TQ.
- Kể tên được một số đơn vị hành chính của TQ.
- Đánh giá được thuận lợi, khó khăn do các đặc điểm này mang lại.
2. Phương pháp:
- Liệt kê, phân tích bản đồ tự nhiên.
3. Phương tiện: SGK, bản đồ tự nhiên châu Á.
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ, HS dựa vào SGK và bản đồ, xác định:
+ Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, vị trí tiếp giáp của TQ.
+ Các đơn vị hành chính của TQ
- Bước 2: GV gọi 2 học sinh bất kì lên bảng ghi thông tin.
- Bước 3: Các học sinh khác so sánh, nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: GV đặt câu hỏi cho HS: VTĐL và lãnh thổ mang lại cho TQ những thuận lợi và khó
khăn gì trong quá trình phát triển đất nước?
- Bước 5: HS luân phiên trả lời các nhận định của mình; GV chốt nội dung, hướng dẫn ghi bài.

NỘI DUNG CẦN ĐẠT:


I. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Diện tích: 9,57 triệu km2, lớn thứ 4 thế giới.
- Nằm ở phía Đông châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương ở phía Đông và 14 nước với phần lớn biên giới
là núi cao và hoang mạc.
- Lãnh thổ gồm 22 tỉnh (……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………….),
4 tp trược thuộc TW, (…………………………………………………………………………….), 5 khu tự
trị (…………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..),
2 đặc khu hành chính (……………………………………………).
- Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc nhưng không nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
 Thiên nhiên đa dạng, dễ mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới.

HOẠT ĐỘNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN (15’)


1. Mục tiêu:
- Biết và trình bày được các đặc điểm tự nhiên của TQ.
- So sánh sự khác biệt giữa 2 miền Đông – Tây TQ.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế TQ.
2. Phương pháp:
- Nhóm
3. Phương tiện: SGK, hình 10.1 phóng to, phiếu nội dung.
3
4. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: GV hướng dẫn học sinh xác định ranh giới phân chia 2 miền Đông – Tây TQ (kinh
tuyến 1050Đ).
Bước 2: GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu mỗi miền tự nhiên:
Nhóm 1: Tìm hiểu miền Đông
Nhóm 2: Tìm hiểu miền Tây
Yêu cầu các nhóm dựa vào hình 10.1 tìm hiểu theo nội dung phiếu thông tin trên bảng
(ô nội dung)
Bước 3: Sau 3 phút, GV gọi ngẫu nhiên các học sinh lên bảng điền thông tin còn thiếu, các HS
khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của
Trung Quốc có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT:
Thiên nhiên đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa miền Đông và miền Tây

Miền Đông Miền Tây

Vị trí địa Giáp biển, thuận lợi giao lưu, phát triển
Nằm sâu trong lục địa, đi lại khó khăn
lí kinh tế
- Gồm nhiều dãy núi cao, hùng vĩ:
Chủ yếu là núi thấp và các đồng bằng
……………………………………………
Địa hình màu mỡ như …………………………
- Có các cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn
……………………………………....
địa lớn.
- Ôn đới lục địa, khắc nghiệt, ít mưa  tạo
- Phía Bắc: …………………………..
nên ………………………………………..
Khí hậu - Phía Nam: …………………………..
- Có nhiều mưa về mùa hạ.
…………………………………………….

Là hạ lưu của nhiều sông lớn như


Sông Sông ít, hiếm, là nơi bắt nguồn của nhiều
…………………………………………,
ngòi hệ thống sông lớn, có giá trị thủy điện cao.
có giá trị lớn về giao thông và thủy lợi

Khoáng
…………………………………………. ……………………………………………..
sản
 Phân tích những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung
Quốc (về nhà làm)
HOẠT ĐỘNG 3: DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI (15’)

4
1. Mục tiêu:
- Nắm được các thông tin về dân số - dân cư TQ.
- Giải thích được tình hình PBDC giữa 2 miền Đông – Tây TQ.
- Phân tích ảnh hưởng của chính sách dân số đối với sự phát triển kinh tế TQ.
2. Phương pháp:
- Nhóm/khăn trải bàn.
3. Phương tiện: SGK, biểu đồ gia tăng DS TQ từ năm 1950 đến nay (2017) và biểu đồ tốc độ
gia tăng DS TQ.

4. Tiến trình hoạt động:


Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A1, giao nhiệm vụ:
- Các nhóm lẻ thảo luận ghi thông tin theo câu hỏi định hướng:

5
+ Dựa vào SGK, nêu những đặc điểm nổi bật về dân cư của Trung Quốc.
+ Quan sát hình 10.3 nhận xét sự thay đổi tổng dân số thành thị và nông thôn của Trung Quốc?
+ Quan sát hình 10.4, nhận xét sự PBDC TQ
+ Nêu các đặc điểm xã hội nổi bật của Trung Quốc.
+ Hãy kể một số công trình nổi tiếng và 1 số phát minh nổi bật của TQ.

- Các nhóm chẵn thảo luận, ghi ý kiến cá nhân rồi tổng hợp vào ô trung tâm “khăn trải bàn”:
+ TQ gặp những khó khăn gì về dân số?
+ Chính sách dân số của TQ tác động gì đến đời sống kinh tế - xã hội?
+ Liên hệ chính sách DS nước ta hiện nay.
Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong vòng 7 phút.
Bước 3: Các nhóm dán sản phẩm công việc lên bảng, GV chỉ định ngẫu nhiên thành viên của
nhóm thuyết trình nội dung, mỗi nội dung chỉ cần 1 nhóm thuyết trình, các nhóm còn lại nhận
xét, đánh giá.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức dân số thông qua 2 biểu đồ đã chuẩn bị.
(Nếu có thời gian, GV có thể yêu cầu HS hoặc tự kể cho học sinh lịch sử ra đời của các phát
minh thời cổ - trung đại của Trung Hoa.

NỘI DUNG CẦN ĐẠT:


III - Dân cư và xã hội
1. Dân cư
a. Dân số
- Dân số đông nhất thế giới: ………………… người (2005), (2017 là ……………………………….)
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm (0,6% - 2005) nhưng số người tăng mỗi năm
vẫn cao.
- Có trên 50 dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc.
- Chính sách dân số: …………………………………………………………………………………….

6
b. Phân bố dân cư
Dân cư phân bố không đều:
+ 63% dân sống ở nông thôn, dân thành thị chỉ chiếm 37%. Tỉ lệ dân số thành thị đang tăng nhanh.
+ Dân cư tập trung đông ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây
 Ở miền Đông, người dân bị thiếu việc làm, thiếu nhà ở, môi trường bị ô nhiễm. Ở miền Tây lại
thiếu lao động trầm trọng.

2. Xã hội
- Phát triển giáo dục: Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên gần 90% (2005)  đội ngũ lao động có
chất lượng cao.
- Là một quốc gia có nền văn minh lâu đời:
+ Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: cung điện, lâu đài, đền chùa.
+ Nhiều phát minh quan trọng của thế giới: lụa tơ tằm, chữ viết, giấy, la bàn, thuốc súng,…

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)


1. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức, ghi nhớ bài học
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Trả lời nhanh
3. Tiến trình hoạt động:
- GV đọc câu hỏi và chỉ định học sinh trả lời nhanh.

D. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - HƯỚNG DẪN HỌC TỰ HỌC (2 phút)


- HS về nhà tìm các số iệu về kinh tế TQ hiện nay.
- Thu thập bảng thống kê GDP thế giới năm 2017.

7
Ngày soạn: 24/02/2018

Bài: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết được các thành tựu của kinh tế Trung Quốc và sự phát triển của các ngành kinh tế.
- Trình bày được các chính sách đổi mới của TQ.
- Phân tích được tác động của chính sách đổi mới đối với nền kinh tế Trung Hoa: trước và sau
khi đổi mới năm 1978.
- Kể tên các trung tâm kinh tế lớn của Trung Quốc, kể ra được các thành tựu nổi bật trong công
nghiệp và nông nghiệp của đất nước đông dân nhất thế giới.
- So sánh, phân tích được vì sao có sự khác biệt trong quá trình phát triển kinh tế của 2 miền
Đông - Tây
2. Kĩ năng:
- Phân tích các BSL, biểu đồ, hình ảnh để hiểu rõ về sự phát triển, phân bố công – nông nghiệp.
3. Thái độ:
- Học tập kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc.
- Tôn trọng và có ý thức xây dựng mối quan hệ bình đẳng, 2 bên cùng có lợi giữa VN và TQ.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản
lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng
ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: Vì sao có sự khác biệt giữa 2 miền lãnh thổ TQ?
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê
+ Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội của TQ
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Tư liệu, hình ảnh, bản đồ kinh tế TQ.
- Biểu đồ ngoại thương 2 chiều của VN – TQ.
- Nhóm học sinh làm chuyên gia cho tiết học.
2. Chuẩn bị của HS:
- Hình ảnh liên quan bài học
- Cập nhật số liệu, thông tin mới để so sánh với số liệu SGK
8
- Dụng cụ học tập cần thiết.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Các thành - Tác động, hiệu quả - So sánh, phân tích - Học tập kinh
tựu, chính của chính sách đổi được vì sao có sự nghiệm của
sách phát mới. khác biệt trong quá nước bạn, liên
triển kinh tế - Tình hình kinh tế TQ trình phát triển kinh hệ kinh tế trong
của TQ. hiện nay tế của 2 miền Đông - nước và phân
- Các trung Tây tích được kim
tâm kinh tế ngạch ngoại
lớn của TQ. thương giữa 2
nước.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (7 phút)
1. Mục tiêu:
- Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực giao tiếp, thống kê và ghi nhớ của học sinh.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Cả lớp/cặp đôi
3. Phương tiện: phấn, bảng, giấy nháp.
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện theo hình thức thảo luận cặp đôi rồi trình bày
lên bảng.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Mỗi cặp đôi có thời gian 3 phút để vừa thảo luận vừa trình
bày, điểm được tính cộng cho cặp nào có nhiều thông tin nhất được ghi trên bảng. GV chỉ định
học sinh lên bảng trình bày.
Trong khi hs thảo luận, GV chia bảng thành 4 phần tương ứng với 4 nội dung.
- NV: Các cặp đôi thảo luận và ghi kết quả lên bảng trong vòng 3 phút theo các chủ đề:
+ Các trung tâm kinh tế lớn của Trung Quốc: Dãy 1 (theo hàng dọc)
+ Các công trình kiến trúc hiện đại nổi bật của TQ: Dãy 2
+ Các sản phẩm của Trung Quốc đang có mặt ở Việt Nam: Dãy 3
+ Các sản phẩm VN xuất khẩu sang TQ: Dãy 4
- Bước 3: GV tổng kết, nhận xét và chấm điểm.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI


HOẠT ĐỘNG 1: Cá nhân (7 phút)
1. Mục tiêu:
9
- Nắm được đặc điểm kinh tế của TQ vào năm 2005 và hiện nay.
2. Phương pháp:
- Liệt kê, so sánh thông tin.
3. Phương tiện: phấn, bảng
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ, HS dựa vào SGK và thông tin đã thu thập, hoàn thành nội dung
trên bảng. (GV thiết kế sẵn 2 phiếu nội dung khổ A1 như trong ô nội dung bên dưới, cho HS điền
chỗ còn trống, 1 phiếu năm 2005, 1 phiếu năm 2017)
- Bước 2: GV gọi 2 học sinh bất kì lên bảng ghi thông tin.
- Bước 3: các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: GV chốt nội dung, hướng dẫn ghi bài

Toác ñoä taêng GDP . . . . . . .


. . theá giôùi: 8%

Toång saûn phaåm trong


nöôùc (GDP) . . . . . . . . . . . . .
..... Vị trí
KT trên
Giaù trò xuaát khaåu ñöùng TG
thöù . . . . . . . . . theá giôùi ......

Cô caáu GDP thay ñoåi theo


höôùng . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Thu nhaäp bình quaân ñaàu


ngöôøi . . . . . . . . . . . . . . . . . .

HOẠT ĐỘNG 2: NHÓM (khoảng 15 phút)


1. Mục tiêu:
- Biết, hiểu các chính sách phát triển kinh tế và thành tựu của các ngành công nghiệp, nông
nghiệp TQ.
- So sánh, phân tích được sự khác biệt giữa 2 miền Đông – Tây Trung Quốc.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Hỏi đáp chuyên gia
10
- Đóng vai
3. Phương tiện: Hình ảnh, tư liệu liên quan chủ đề, phiếu học tập
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: HS xung phong (hoặc theo sự phân công của GV) tạo thành các nhóm "chuyên gia" về
chủ đề: “Sự phát triển Công nghiệp và nông nghiệp TQ từ sau đổi mới”.
- Bước 2: Các “chuyên gia” nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có liên quan đến
chủ đề mình được phân công. GV sẽ hướng dẫn và giới hạn kiến thức trước để HS không sa đà
do tính chất chính trị và tư tưởng không thích TQ của nhiều HS.
- Bước 3: Nhóm “chuyên gia” lên ngồi phía trên lớp học.
- Bước 4: Một em trưởng nhóm “chuyên gia” (hoặc GV) sẽ điều khiển buổi “tư vấn”, các bạn
HS trong lớp đóng vai là các doanh nghiệp hoặc Đại sứ của 1 nước muốn đầu tư vào TQ để đặt
câu hỏi rồi mời “chuyên gia” giải đáp, trả lời.
- Bước 5: GV chốt kiến thức, hướng dẫn ghi bài.

Trong quá trình hỏi đáp, nhóm chuyên gia sẽ đưa ra 1 phân tích tình hình phát triển kinh tế của
TQ bằng PHT - So sánh sự khác biệt trong phát triển kinh tế của 2 miền Đông – Tây Trung
Quốc – cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoàn thành phiếu trong thời gian 3 phút rồi trả
lại cho nhóm chuyên gia, nhóm sẽ phân tích lại tình hình cho các doanh nghiệp hiểu rõ vì sao.
Nội dung mục 2
II- Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
a. Chiến lược phát triển công nghiệp
- Thay đổi cơ chế quản lí: các nhà máy được chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường
tiêu thụ.
- Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ.
b. Thành tựu của sản xuất công nghiệp.
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng: luyện kim, hóa chất, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô …
- Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới như: than, xi măng, thép, phân bón,
sản xuất điện
- Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông và đang mở rộng sang miền Tây.
2. Nông nghiệp
a. Biện pháp phát triển nông nghiệp
- Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: đường giao thông, hệ thống thủy lợi
- Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị
hiện đại.
11
b. Thành tựu của sản xuất nông nghiệp
- Một số sản phẩm nông nghiệp có sản lượng đứng hàng đầu thế giới như lương thực, bông,
thịt lợn.
- Ngành trồng trọt đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Nông sản phong phú: lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường, lúa gạo, chè, mía …
- Nông nghiệp tập trung ở các đồng bằng phía đông.

HOẠT ĐỘNG 3: Cả lớp (7 phút)


1. Mục tiêu:
- Biết được sự hợp tác 2 chiều Việt Trung.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa 2 nước hiện tại  hình thành ý thức tôn trọng hòa bình, hợp tác cùng
phát triển.
2. Phương pháp:
- Xem ảnh tư liệu, phân tích biểu đồ, hình ảnh về quan hệ thương mại giữa 2 nước
3. Phương tiện: tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ.
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV treo bảng biểu đồ kim ngạch ngoại thương giữa 2 nước, các hình ảnh liên quan
đến thương mại 2 nước cho HS xem và phân tích, rút ra kết luận.
- Bước 2: GV chốt kiến thức phương châm ngoại giao của 2 nước.

III- Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam


- Trung Quốc – Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
- Phương châm ngoại giao “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới
tương lai”
- Kim ngạch thương mại 2 chiều không ngừng tăng, các mặt hàng trao đổi ngày càng đa dạng.
+ Năm: đạt 8739,9 triệu USD.
+ Năm 2017: đạt 93,69 tỉ USD.

C. Hoạt động luyện tập (5 phút)


1. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức và giúp HS ghi nhớ nội dung bài học tại lớp.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Vấn đáp – liệt kê thông tin
3. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV chốt lại toàn bộ nội dung trọng tâm của bài học.
- Bước 2: GV gọi lên bảng ít nhất 5 học sinh, yêu cầu các em liệt kê thông tin ngắn gọn theo
vòng tròn, lần lượt từng bạn liệt kê, nếu đến lượt mà không nêu được thông tin thì bị loại về chỗ.
12
- Bước 3: GV chấm điểm, thực hiện hoạt động nối tiếp.

D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (2 phút)


- HS về nhà làm phần II của tiết 3 Trung Quốc.
- Thu thập bảng thống kê GDP thế giới năm 2017.
- Chuẩn bị dụng cụ, xem lại kiến thức để vẽ biểu đồ cho tiết sau.
V. PHỤ LỤC:
1. PHIẾU HỌC TẬP
So sánh sự khác biệt trong phát triển kinh tế của 2 miền Đông – Tây Trung Quốc

Miền Đông Miền Tây

Qui mô, mức


độ tập trung

Đặc
điểm
kinh tế

Các ngành
kinh tế chính

Các trung tâm kinh tế


lớn

13
BÀI 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA - Tiết 3
THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ
TRUNG QUỐC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Về kiến thức
- Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua tăng trưởng của GDP, sản phẩm
nông nghiệp và của ngoại thương.
2. Về kỹ năng
- Phân tích so sánh tư liệu, số liệu, lược đồ để hiểu biết về sự thay đổi của nền kinh tế Trung
Quốc.
- Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất, nhập khẩu.
3. Thái độ:
- Học tập kinh nghiệm của TQ
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Tự học, tính toán, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác sử dụng công
nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, tranh
ảnh; năng lực vẽ và nhận xét biểu đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Bản đồ kinh tế Trung Quốc.
- Số liệu mới; Tư liệu về thành tựu kinh tế của Trung Quốc.
2. Học sinh:
- SGK
- BT II, số liệu GDP mới.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Vận
Nội
Nhận biết Thông hiểu dụng Vận dụng cao
dung
thấp
Tìm Chứng minh được sự thay Phân tích so sánh tư Vẽ biểu - Phân tích cơ cấu
hiểu sự đổi của nền kinh tế Trung liệu, số liệu, lược đồ đồ cơ cấu hàng hóa xuất
thay đổi Quốc qua tăng trưởng của để hiểu biết về sự xuất, nhập khẩu 2 chiều
nền kinh GDP, sản phẩm nông thay đổi của nền kinh nhập giữa Việt Nam và
tế của nghiệp và của ngoại tế Trung Quốc. khẩu Trung Quốc
TQ thương.

14
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ (5’)
 Bài mới
A- TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT
1. Mục tiêu:
- Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực giao tiếp, thống kê và ghi nhớ của học sinh.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Trò chơi “Tôi biết nhiều hơn”
3. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV chia lớp thành 2 đội, đưa ra chủ đề, yêu cầu mỗi đội phải nêu ra được 1 đặc
điểm của chủ đề/ 1 lượt trả lời. Khi đội 1 phát biểu xong, đội 2 sẽ phải nghĩ ra 1 đặc điểm mới
của vấn đề khác với câu trả lời của đội 1. Cả 2 đội sẽ trả lời trong vòng 5 phút hoặc đến khi có 1
đội thua cuộc, mỗi lượt trả lời, các đội có 15 giây suy nghĩ. Đội chiến thấng sẽ được hô to câu
nói ‘‘Tôi giỏi hơn, tôi biết nhiều hơn“ (cái này có thể có hoặc không)

- Bước 2: GV cử 2 học sinh làm trọng tài để xác định câu trả lời của các đội có bị trùng
lặp hay không; để HS làm điều này, GV liệt kê tất cả các tình huống có thể để 2 trọng tài dò cho
nhanh.
- Bước 3: thực hiện trò chơi.
Chủ đề: 1. Các bước vẽ biểu đồ cột.
2. Các bước vẽ biểu đồ tròn.
- Bước 4: GV tổng kết, nhận xét khi hết giờ và cộng điểm cho các HS tích cực nhất.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI


HOẠT ĐỘNG 1: THAY ĐỔI TRONG GIÁ TRỊ GDP (10’)
1. Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Cá nhân/tập thể
3. Phương tiện: phấn, bảng, biểu đồ GDP, bảng số liệu mới.

15
Năm 1985 1995 2004 2010 2015 2017
Trung Quốc 239,0 697,6 1649,3 5878,3 10982,8 12337,7

Toàn thế giới 12360,0 29357,4 40887,8 62909,3 73171 80683,8

Sự thay đổi GDP của Trung Quốc và thế giới gđ 1985 - 2017
90000 80683.8
80000 73171
70000 62909.3
60000
Tỉ USD

50000 40887.8
40000
29357.4
30000
20000 12360.6 10982.8 12337.7
5878.3
10000 239 697.6 1649.3
0
1985 1995 2004 2010 2015 2017
Axis Title

Trung Quốc Toàn thế giới

(Nguồn: Ngân hàng thế giới)


4. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: GV yêu cầu HS:
- Nêu mục đích, yêu cầu của bài thực hành?
- So sánh số liệu GDP của TQ năm 2004 và năm 2017, rút ra nhận xét.
- Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới – ghi thẳng vào sách.
- Nhận xét.
Bước 2: HS làm phần nhận xét bảng số liệu vào tập để nộp chấm điểm.

NỘI DUNG CẦN ĐẠT:


1. Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc và thế giới:
(Đơn vị: %)
Năm 1985 1995 2004 2010 2015 2017
Tỉ trọng 1,93 2,37 4,03 9,34 15,01 15,3
2. Nhận xét:
- GDP của Trung Quốc tăng nhanh qua các năm (từ 1985 đến năm 2004 tăng 7 lần); từ 2004
đến 2017 tăng lên 7,5 lần.

16
- Tỉ trọng GDP của Trung Quốc đóng góp vào GDP của thế giới tăng đều, ổn định qua các
năm từ 1,93% năm 1985 tăng lên 4,03% năm 2004 và lên đến 15, 3% năm 2017
- Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

HOẠT ĐỘNG 2: THAY ĐỔI TRONG SẢN LƯỢNG NÔNG NGHIỆP (8’)
1. Mục tiêu:
- Kiểm tra việc tự học và thực hiện bài tập về nhà của HS.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Cá nhân/tập thể
3. Tiến trình: GV gọi một số HS trình bày phần bài tập đã thực hiện ở nhà, nhận xét, chốt nội
dung, chấm điểm nững bạn làm bài tốt.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT:
- Từ 1985  2000 nhìn chung các nông sản đều tăng sản lượng
- Từ 1995  2000 một số nông sản giảm sản lượng (lương thực, bông, mía)
- Một số nông sản có sản lượng cao nhất thế giới
=> Ngành nông nghiệp của Trung Quốc ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng với TG

HOẠT ĐỘNG 3: THAY ĐỔI TRONG CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT - NHẬP KHẨU (20’)
1. Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Cá nhân/tập thể
3. Phương tiện: bảng số liệu, biểu đồ mẫu.
4. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: GV yêu cầu HS:
- Dựa vào bảng 10.4 nêu yêu cầu của bài thực hành?
- Chọn và vẽ biểu đồ thích hợp?
- Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc?
Bước 2: HS vẽ và nhận xét biểu đồ vào tập để nộp bài chấm điểm.
Bước 3: GV cho HS xung phong nộp bài và chỉ chấm điểm 15 tập nộp trước.
Bước 4: GV phát tập lại cho HS, dán biểu đồ đã hoàn thành, nhận xét và chốt nội dung.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT:
1. Vẽ biểu đồ:
- Dạng biểu đồ: Hình tròn
- Cách vẽ:

17
2. Nhận xét:
- Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại giảm vào năm 2004.
Nhưng nhìn chung từ năm 1985 đến năm 2004 tỉ trọng xuất khẩu tăng.
- Tỉ trọng nhập khẩu giảm từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại tăng vào năm 2004. Nhưng
nhìn chung cả thời kì giảm.
- Cán cân xuất nhập khẩu:
+ Năm 1985 Trung Quốc nhập siêu.
+ Các năm 1995, 2004, Trung Quốc xuất siêu.
=> Hoạt động xuất - nhập khẩu của Trung quốc có sự chuyển biến tích cực.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


Yêu cầu HS hoàn thiện bài thực hành, chấm điểm và nhận xét.
D. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- HS về nhà vẽ lại biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Trung Quốc so với thế giới qua BSL đã tính
ở bài tập 1.
- Học bài, kiểm tra lại kiến thức từ đầu học kì  ôn tập vào tiết sau.

18
Ôn tập

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Ôn lại cho học sinh những kiến thức đã học về LB Nga, Nhật Bản và Trung Quốc với các nội
dung chính: vị trí, lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội và đặc điểm phát triển kinh tế của
mỗi nước.
2. Kĩ năng
- Phân tích và xử lí số liệu
- Đọc và phân tích bản đồ
3. Thái độ
- Nhận thức rõ được sự vươn lên phát triển của các nước từ đó có ý thức vươn lên trở thành công
dân có ích cho xã hội.
4. Định hướng năng lực
Năng lực chuyên biệt Năng lực chung
1. Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh 1. Năng lực tự học
thổ 2. Năng lực giải quyết vấn đề
2. Năng lực sử dụng bản đồ 3. Năng lực hợp tác
3. Năng lực sử dụng số liệu thống kê 4. Năng lực sáng tạo
5. Năng lực giao tiếp

II. Phương tiện dạy học


- Bản đồ, sgk, tranh ảnh...
III. Tiến trình dạy học
1. Khởi động (3p):
- Sắp xếp các nước có GDP và dân số từ cao xuống thấp hiện nay: Nga, Nhật Bản và Trung Quốc
- Học sinh trả lời, GV dẫn dắt vào bài ôn tập
2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
Hoa ̣t động 1: (30 phút). I. Kiến thức
GV: Đưa ra nội dung cầ n phải ôn tập. 1. Liên Bang Nga
HS: nhớ lại các kiế n thức đã học ở những bài trước, - Đặc điểm về vị trí, lãnh thổ và Tự
từ đó nắ m vững kiế n thức ôn tập. nhiên của Liên Bang Nga
- Em hãy trình bày những nét chính về vị trí và lãnh - Đặc điểm về dân cư và xã hội
thổ của Liên Bang Nga

19
- So sánh sự khác biệt về tự nhiên giữa miền Đông - Các giai đoạn phát triển kinh tế và
và miền Tây của Liên Bang Nga các ngành kinh tế của Liên Bang
- Đặc điểm về dân cư xã hội của LBN và tác động Nga
của nó tới sự phát triển kinh tế. - Quan hệ Nga -Việt
- Liên Bang Nga đã trải qua các giai đoạn phát triển 2. Nhật Bản
kinh tế ntn? Phân tích. - Đặc điểm về vị trí, lãnh thổ và Tự
- Những nét chính về ngành công nghiệp, nông nhiên của Nhật Bản
nghiệp và dịch vụ của LBN - Đặc điểm về dân cư và xã hội
- Phân tích mối quan hệ lâu đời của Nga và Việt - Các vùng kinh tế và các ngành
Nam. kinh tế của Nhật Bản
- Trình bày nét chính về tự nhiên của NB và phân 3. Trung Quốc
tích tác động của nó tới sự phát triển kinh tế. - Đặc điểm về vị trí, lãnh thổ và Tự
- Đặc điểm chính của dân cư và xã hội NB nhiên của Trung Quốc
- Nb đã trải qua các giai đoạn phát triển kinh tế ntn? - Đặc điểm về dân cư và xã hội
Phân tích các ngành kinh tế của Nhật Bản. - Đặc điểm chính về các ngành kinh
- So sánh sự khác biệt về tự nhiên giữa miền Tây và tế của Trung Quốc
miền Đông Trung quốc. - Mối quan hệ Trung – Việt
- Vì sao TQ phải thực hiện chính sách dân số triệt để?
Tác động? II. Kỹ năng:
Vì sao TQ phải thực hiện chính sách hiện đại hóa - Nhâ ̣n biế t, phân tích, so sánh các
công nghiệp và nông nghiệp? Kết quả đạt được? vấn đề
- Mối quan hệ giữa Việt Nam với TQ? - Vẽ biể u đồ , nhâ ̣n xét, giải thić h.

Hoa ̣t động 2: (10 phút).


GV: Lưu ý cho HS mô ̣t số kỹ năng để làm bài kiể m
tra.
GV: Nhắc lại cấu trúc đề kiểm tra đã được cung cấp
cho HS đầu học kỳ

3. Cấu trúc đề:

SỞ GD&ĐT LONG AN KIỂM TRA 1 TIẾT - HỌC KÌ 2


TRƯỜNG THPT CẦN ĐƯỚC NĂM HỌC 2018– 2019
MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 11
1. Hình thức đề kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm) và tự luận (7,0 điểm)
2. Cấu trúc đề: Mỗi đề gồm 09 câu được phân bố như sau:
A. Phần I: Trắc nghiệm khách quan gồm: 06 câu, mỗi câu 0,5 điểm.
20
B. Phần II: Tự luận gồm 3 câu:
- Câu 1: 2 điểm
- Câu 2: 3 điểm
- Câu 3: 2 điểm
3. Nội dung đề kiểm tra:
Nội dung thuộc chương trình chuẩn với câu hỏi tập trung vào các chủ đề kiểm tra như
sau:

MỨC ĐỘ
NỘI DUNG/
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
CHỦ ĐỀ
Vận dụng cao
-Số câu TN:3
-Số câu TN: 1 (Số điểm: 1,5)
-Số câu TN: 1 -Số câu TN: 1
(Số điểm: 0,5) Tỉ lệ: 15%
NHẬT BẢN (Số điểm: 0,5) (Số điểm: 0,5)
-Số câu TL:1 -Số câu TL: 1
(Số điểm: 3,0) (Số điểm:3,0)
Tỉ lệ:30 %
Số câu TN: 1 -Số câu TN: 3
-Số câu TN: 1 (Số điểm: 0,5) (Số điểm: 1,5)
- Số câu TN: 1
TRUNG (Số điểm: 0,5) Số câu TL:1 Tỉ lệ: 15%
(Số điểm: 0,5)
QUỐC Số câu TL:1 Số điểm:2,0) -Số câu TL: 2
(Số điểm: 2,0) (Vẽ, nhận xét bảng (Số điểm:4,0)
SL) Tỉ lệ:40 %

Số câu: 09
Số câu: 3 Số câu: 3 Số câu: 3
Số điểm: 10
Tổng Số điểm: 4,0 Số điểm: 3,0 Số điểm: 3.0
Tỉ lệ: 100%
Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 30%

4. Yêu cầu:
- Biết và hiểu kiến thức theo chủ đề đã cho.
- Áp dụng các kỹ năng nhận xét biểu đồ, bảng số liệu và giải thích các số liệu liên quan
theo nội dung bài học.
- Mang theo máy tính cầm tay khi đi thi.

21

You might also like