Bài tập Mac chuẩn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

BÀI TẬP MÁC

I. GIÁ TRỊ THẶNG DƯ , TỶ SUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ KHỐI LƯỢNG GIÁ TRỊ
THẶNG DU
Công thức làm bài:
m’= m/vx100% ( m’ là tỷ suất giá trị thặng dư hay trình độ bóc lột của nhà tư bản)
m'= Thời gian lao động thặng dư
x100%
Thời gian lao động tất yếu
M= m’xV
Lượng giá trị hàng hóa = giá trị cũ tái hiện( c) + giá trị mới ( v+m )
Hay W = c+v+m ( trong đó c=c1+c2)
Tăng năng suất lao động nghĩa là giảm thời gian lao động tất yếu
Năng suất lao động tỷ lệ thuận với số lượng hàng hóa, tổng giá trị hàng hóa không thay đổi, tỷ lệ
nghịch với giá trị của 1 đơn vị hàng hóa
Cường độ lao động tỷ lệ thuận với số lượng hàng hóa, tỷ lệ thuận với tổng giá trị hàng hóa nhưng
giá trị 1 đơn vị hàng hóa là không đổi.
Phương pháp thặng dư tuyệt đối nghĩa là kéo dài độ dài ngày lao động nhưng thời gian lao động
tất yếu không đổi , đồng nghĩa là kéo dài thời gian lao động thặng dư.
Phương pháp thặng dư tương đối nghĩa là giảm thời gian lao động tất yếu.
Tiền công danh nghĩa là số tiền người công nhân nhận được. Tiền công thực tế là số lượng hàng
hóa tiêu dùng thực tế mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.
Tiền công thực tế tỷ lệ thuận với tiền công danh nghĩa và tỷ lệ nghịch với giá cả tư liệu tiêu dùng.
Tiền công thực tế giảm khi lạm phát và thất nghiệp tăng.
Bài tập mẫu
Bài 1: Có 500 công nhân làm việc trong 1 nhà máy, cứ mỗi giờ lao động người công nhân tạo
ra lượng giá trị mới là 2$, tiền công nhà tư bản trả cho công nhân trong 1 ngày là 8$, trình
độ bóc lột của nhà tư bản với công nhân là 300%, xác định độ dài ngày lao động, cơ cấu
ngày lao động và khối lượng giá trị thặng dư nhà tư bản thu được trong 1 ngày?
Giải:
Ta có v=8$
m’= m/vx100% =300% => m = 3v = 8x3=24
Như vậy, lượng giá trị mới tạo ra trong 1 ngày = m+v=8+24=32

1
Độ dài ngày lao động = 32/2=16( giờ)

Ta có độ dài ngày lao động = thời gian lao động tất yếu+thời gian lao động thặng dư = 16
m'= Thời gian lao động thặng dư
x100% = 300%
Thời gian lao động tất yếu
=> thời gian lao động tất yếu = 16/4=4 ( giờ)

Thời gian lao động thặng dư = 16-4=12 ( giờ)

Khối lượng giá trị thặng dư nhà tư bản thu được : M = 500x24=12.000

Bài 2: Ban đầu sức lao động bán theo giá trị sau đó tiền công danh nghĩa tăng lên 2 lần, giá
cả hàng hóa tiêu dùng tăng 60%, giá trị sức lao động tăng lên 35%, tính sự thay đổi tiền
công thực tế.

Giải :

Tiền công danh nghĩa tăng lên 2 lần

=> tiền công thực tế tăng lên 2 lần

Giá cả tư liệu tiêu dùng tăng lên 60 %

=> tiền công thực tế giảm 1.6 lần => tiền công thực tế thay đổi = 2/1.6=1.25 lần

Giá trị SLĐ tăng 35% ->tiền công thực tế phải tăng 35%

Nhưng trên thực tế , tiền công thực tế chỉ tăng 25%-> thấp hơn mức tăng của giá trị SLĐ=> tiền
công thực tế giảm xuống so với như cầu trung bình của XH: 1,25/1,35=0,9259=92,59%

=>Tiền công thực tế giảm xuống còn 92,59% so với mức nhu cầu trung bình của XH

Bài 7( trang 39): Tính giá trị tiền công thực tế trong năm của một CN khi biết tiền công
danh nghĩa của CN là 561 đô/năm và mức lạm phát theo đó là mức giá cả hh năm đó tăng
lên 10%

Giải

Khi giá cả hh tăng 10%(tăng 1,1 lần) khiến tiền công thực tế giảm 1,1 lần

=>Tiền công thực tế thay đổi: 1/1,1= 0,909 lần (90,9%)

=>Giá trị tiền công thực tế = 561 đô x 90,9% = 509,9 đô/năm

2
Bài 9( trang 39): Ngày làm việc 8h, “giá cả lđ” 1h là 1,5 đô. Sau đó nạn thất nghiệp tăng lên,
nhà TB đơn giá tiền công 1h là 20%. Vậy CN bắt buộc phải kéo dài ngày lđ của mình ra
bnhiu để có thể nhận được tiền lương như cũ?

Giải

Tiền lương ngày của CN là: 1,5 đô x 8h = 12 đô

Tiền lương 1h bị giảm là : 1,5 đô x 20% = 0,3 đô

=>Tiền lương 1h còn lại là : 1,5 đô - 0,3 đô = 1,2 đô

=>Vậy để có tiền lương như cũ thì người CN phải làm số giờ là:12/1,2= 10 giờ

=>Vậy người CN phải kéo dài số h làm việc để nhận được tiền lương như cũ là :

10h-8h= 2h

Bài 11( trang 39) : Ngày làm việc 8h, m’=150%. Sau đó nhà TB kéo dài ngày lđ lên 10h.
Trình độ bóc lột SLĐ trong doanh nghiệp đó sẽ thay đổi ntn nếu giá trị SLĐ ko đổi? Nhà TB
tăng them giá trị thặng dư bằng pp nào?

Giải

Giá trị SLĐ ko đổi tức là tiền công của nhà TB trả cho người CN vẫn giữ nguyên

m’= m/v=150% =>m = 1,5v

=>Thời gian lđ thặng dư gấp 1,5 lần thời gian lđ tất yếu, mà 1 ngày phải làm 8h, do đó thời gian
lđ tất yếu là 3,2h, thời gian lđ thặng dư là 4,8h

Sau đó nhà TB kéo dài thời gian lđ lên 2h nữa, tức kéo dài thời gian lđ thăng dư thành 6,8h

=>m’= m/v=(4,8+2)/3,2 x 100% = 212,5%

PP tăng thêm GTTD trên được thể hiện bằng cách kéo dài ngày lđ trong khi sức lđ và thời gian lđ
tất yêu ko đổi=> đó là pp sx GTTD tuyệt đối

=>Vậy trình độ bóc lột m’ tăng từ 150% lên thành 212,5% và nhà TB tăng them GTTD bằng cách
sx GTTD tuyệt đối

Bài 12( trang 39) : Có 200 CN làm thuê. Lúc đầu,ngày làm việc 10h, trong thời gian đó mỗi
người CN tạo ra giá trị mới = 51 đô, m’=200%. Khối lượng và tỷ suất GTTD ngày thay đổi
ntn nếu ngày lđ giảm 2h nhưng cường độ lđ tăng 50%, tiền lương vẫn giữ nguyên? Nhà TB
tăng them GTTD bằng pp nào?

Giải

3
Ta có m’ =m/v*100% = 200%=> m=2v

m+v =51

=> 3v =51 => v=17, m= 34

m’ = {thời gian lđ thặng dư / thời gian lđ tất yếu } x 100%=200%

và thời gian lao động thăng dư + thời gian lao động tất yếu = 10 ( giờ)

=> thời gian lao động tất yếu = 10/3

Khối lượng giá trị thặng dư = m*V = 34*200=6800$

Ngày lao động giảm 2 giờ = 10-2=8h

Nhưng cường độ tăng lên 50% đồng nghĩa tăng lên 1.5 lần nên người công nhân phải làm tương
đương : 8*1.5 = 12 ( giờ)

Thời gian lao động tất yếu không đối

=> thời gian lao động thặng dư + thời gian lao động tất yếu = 12

=> thời gian lao động thăng dư = 12-10/3 = 26/3 ( giờ)

=> m’ = {thời gian lđ thặng dư / thời gian lđ tất yếu } x 100%=(26/3)/(10/3)*100% = 260%

=> m’ = 17*260% = 44.2$

Khối lượng giá trị thặng dư = 200*44.2=8840$

=>Vậy khối lượng GTTD (m) tăng từ 6800 lên 8840 đô

=>Nhà TB tăng them GTTD = pp bóc lộc GTTD tuyệt đối

II. CẤU TẠO HỮU CƠ TƯ BẢN VÀ CẤU TẠO HỮU CƠ CỦA TƯ BẢN

Công thức.

Tư bản ứng trước K = c+v

c: Tư bản bất biến, v : tư bản khả biến

K = tư bản cố định( c1) + tư bản lưu động ( c2+v)

K=k ( chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa)

c=c1+c2

c1 : tư bản cố định, c2 : nguyên nhiên vật liệu

4
Hao mòn của máy = hao mòn hữu hình năm đó + hao mòn vô hình năm đó

Bài tập

Bài 2( trang 47) Một cỗ máy mua với giá 2.000.000, có thời hạn sử dụng là 10 năm. Sau 5
năm thế hệ máy mới ra đời có giá chỉ bằng ½ máy cũ. Xác định hao mòn của cỗ máy đó sau
năm thứ 6?

Giải :

Hao mòn hữu hình năm thứ 6 = 2.000.000/10 x 6 = 1.200.000

=> giá trị còn lại máy sau năm thứ 6 = 2.000.000-1.200.000 = 800.000

Sau 5 năm thế hệ máy mới ra đời có giá chỉ bằng ½ máy cũ.

=> Hao mòn vô hình năm thứ 6 = 800.000 x ½ = 400.000

=> Hao mòn của cỗ máy đó sau năm thứ 6 = hao mòn hữu hình năm 6 + hao mòn vô hình năm 6
= 1.200.000+ 400.000 = 1.600.000
Bài 3 ( trang 47)Một cỗ máy có thời hạn sử dụng 10 năm. Sau 5 năm có thế hệ máy mới ra
đời có giá bằng ½ máy cũ. Hết năm thứ 6 cỗ máy đó còn lại giá trị là 400.000. Xác định giá
trị ban đầu của cỗ máy đó?

Gọi nguyên giá cỗ máy là X, ta có:

- Hao mòn trong 5 năm= (X/10) *5 =>GTCL= X- (5X/10)=X/2


GTCL = X/2
Sau 5 năm máy móc ra đời =1/2 máy cũ
=>Hao mòn vô hình trong 5 năm = (1-1/2) * X/2 = X/4
=>Hao mòn máy đó 5 năm sau = X/4 =5X/4
Ta có tổng hao mòn = X/2 +X/4 + X/4
GTCL = 400.000= X –(X/2 +X/4+ X/20)
= X - 0.8X = 400.000
=>X= 2.000.000

Bài 4( trang 47)Tư bản đầu tư là 500.000, trong đó bỏ vào nhà xưởng là 200.000, máy móc
thiết bị là 100.000. Giá trị nguyên liệu và nhiên liệu gấp 3 lần giá trị sức lao động. Xác định
tổng số : tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định, tư bản lưu động?

Giải:

Ta có c1 = nhà xưởng+máy móc thiết bị = 200.000+100.000=300.000

k = c1+c2+v =500.000

5
=> c2+v = k- c1= 500.000-300.000 = 200.000

mà c2= 3 v => 3v+v = 200.000 => v = 50, c2 = 150.000

Tư bản bất biến : c = c1+c2 = 300.000+150.000= 450.000

Tư bản khả biến : v =50.000

Tư bản cố định : c1 = 300.000

Tư bản lưu động : c2 + v = 200.000

Bài 5 ( trang 47) Tư bản đầu tư là 6.000.000, trong đó có giá trị nguyên liệu là 1.200.000,
nhiên liệu là 200.000. Tiền lương là 600.000. Giá trị máy móc và thiết bị gấp 3 lần giá trị nhà
xưởng và công trình. Thời gian hao mòn hoàn toàn của chúng là 10 năm và 25 năm. Tính
tổng hao mòn sau 8 năm?

Giải :

c+v= 6.000.000

c2= 1.200.000+200.000 = 1.400.000

máy móc+ nhà xưởng = ( 6.000.000-1.400.000-600.000) = 4.000.000( 1)

Mà máy móc = 3 nhà xưởng , thay vào (1) ta có máy móc = 3.000.000 và nhà xưởng = 1.000.000

Máy móc khấu hao trong 10 năm nên sau 8 năm hao mòn máy móc = 3.000.000/10*8=2.400.000

Nhà xưởng hao mòn 25 năm nên sau 8 năm hao mòn nhà xưởng = 1.000.000/25*8=320.000

Như vậy, tổng hao mòn sau 8 năm = 2.400.000+320.000= 2.720.000

Bài 11( trang 49)Một cỗ máy có giá trị là 2.000.000 , thời hạn sử dụng là 15 năm. Sau 5 năm
có thế hệ máy mới ra đời có giá trị bằng ½ máy cũ. Hỏi tốc độ chu chuyển của tư bản đó
thay đổi thế nào( không tính đến các yếu tố khác) để nhà tư bản không bị tổn thất do hao
mòn vô hình gây ra?

Không bị tổn thất do HMVH tức HMVH=0

- TSCĐ hao mòn trong 15 năm = 2.000.000/15 x 5 năm = 666.667


- GTCL sau 5 năm đầu = 2.000.000-666.667 = 1.333.333
- Hao mòn vô hình năm thứ 5 = 1/2 x 1.333.333 = 666.667
- Tổng hao mòn 5 năm đầu= 666.667+666.667 = 1.333.333
- =>Hao mòn BQ 1 năm = 1.333.333/5 = 266.667 N = 2.666.667/1.333.333 = 2
- Hao mòn hh 1 năm = 2.000.000 / 15 = 133.333
TB ko bị ảnh hưởng HMVH ko bị tổn thất =>N giảm

6
Bài 12 ( trang 49) Một cỗ máy mua được với giá 500.000. có thời hạn sử dụng là 10 năm. Sau
5 băn có thế hệ máy mới ra đời có giá trị thấp hơn thế hệ máy cũ. Sau năm thứ 6 giá trị cỗ
máy ban đầu còn lại là 160.000.

a. Tính hao mòn vô hình của cỗ máy ban đầu


b. Tính giá trị cỗ máy thế hệ mới

Giải:

Hao mòn hữu hình năm 6 = 500.000/10*6 =300.000

=> Giá trị máy còn lại sau năm 6 chưa tính đến hao mòn vô hình = 500.000-300.000=200.000

Mà sau 6 năm giá trị cỗ máy còn lại = 160.000

=> hao mòn vô hình = 200.000-160.000=40.000

=> tỷ lệ hao mòn vô hình = 40.000/200.000 *100%= 20%

=> Giá trị máy cũ- giá trị máy mới *100% = 20%

Giá trị máy cũ

=> 500.000- Giá trị máy mới = 0.2

500.000

=> Giá trị máy mới = 400.000

Bài 13( trang 49)Một cỗ máy được về có thời hạn sử dụng 10 năm. Sau 5 năm ra đời thế hệ
máy mới có giá 400.000. Sau 6 năm cỗ máy ban đầu bị hao mòn giá trị 340.000.

a. Tính hao mòn vô hình của cỗ máy ban đầu


b. Tính giá trị ban đầu của cỗ máy cũ

Giải :

Hao mòn hữu hình sau 6 năm = Giá trị ban đầu/10*6 = 0.6 giá trị ban đầu

Hao mòn vô hình năm 6 = ( giá trị ban đầu – 0.6 giá trị BĐ)( Giá trị ban đầu – giá trị mới)*100%

Giá trị ban đầu

= 0.4 GT ban đầu ( giá trị ban đầu- Giá trị mới) = 0.4( GT Ban đầu- 400.000)

GT ban đầu

7
= 0.4 GT ban đầu – 160.000

Ta có tổng giá trị hao mòn năm 6 = hao mòn hữu hình năm 6+ hao mòn vô hình năm 6

=> 340.000 = 0.6 Gtban đầu +0.4 GT ban đầu -160.000 => GT ban đầu = 500.000

Hao mòn vô hình = 40.000

III.TÍCH LŨY TƯ BẢN

Công thức.

Quy mô sản xuất = c+v+m

m = m tích lũy+m tiêu dùng = m2 + m1

m2 = c+ v

Quỹ tích lũy = Tư bản đầu tư năm sau – tư bản đầu tư năm trước

Quỹ tiêu dùng = tổng giá trị sản phẩm năm trước – tư bản đầu tư năm sau

Bài tập mẫu : Cho tổng giá trị sản phẩm năm thứ nhất là 120, quy mô sản xuất năm thứ
2=88c+22v+22m. Xác định tỷ lệ phân chia tích lũy: tiêu dùng ? biết rằng c/v và m’ không
đổi?

Giải:

c/v không đổi => c/v=(c+ c)/(v+ v)=88/22= 4/1 => c=4v

m’ không đổi => m’ = (m+ m)/(v+ v)x100% = 22/22x100% =100% =>m=v

Tổng sản phẩm năm 1 = c+v+m = 120=> 4v+v+v=120=>v=20, c=80,m=20

Tư bản đầu tư năm 2 = tư bản đầu tư năm 1+m tích lũy

=> m tích lũy = tư bản đầu tư năm 2- tư bản đầu tư năm 1=110-100=10

m năm 1=m tiêu dùng+m tích lũy =20=> m tiêu dùng = m năm 1- m tích lũy = 20-10=10

=>Tỷ lệ tích lũy : tiêu dùng = 10:10=1:1

Bài 3( Trang 54): Cho quy mô sản xuất năm thứ 1 là : 80c+ 20v +20m

Quy mô sản xuất năm thứ 2 là : 88c +22v + 22m

Tổng giá trị sp năm thứ 3 là 146,4

Xác định tỷ lệ quỹ tích lũy/quỹ tiêu dùng của năm 1 và năm 2

8
Biết rằng c/v và m2 không đổi

Giải

Ta có: c/v ko đổi nên c/v = (c+ c)/ (v + v) = 80/20=4/1 =>c =4v

m’ ko đổi nên m’ = m + m = (20/20) x 100%= 100% =>m=v

Tổng sp năm 3 = 146,4

4v+v+v = 146,4 =>v =24,4

C= 4v =>c = 4 x 24,4 = 97,6

m=v =>m = 24,4

Ta có đầu tư năm sau = TB đầu tư năm trước + m tích lũy

=>m tích lũy = TB đầu tư năm sau- TB đầu tư năm trước

=>m tích lũy năm 1 = (88+22) –(80+20) = 10

=>m tích lũy năm 2 = (97,6+24,4) –(88+22) = 12

m= m tiêu dùng + m tích lũy

=>m tiêu dùng = m- m tích lũy

=>m tiêu dùng năm 1 = 20-10=10

=>m tiêu dùng năm 2 = 22-12=10

=>Tỷ lệ quỹ tích lũy/ quỹ tiêu dùng năm thứ 1 là : mTL/mTD= 10/10=1/1

=>Tỷ lệ quỹ tích lũy/ quỹ tiêu dùng năm thứ 2 là : mTL/mTD= 12/10=1,2/1

Bài 4( Trang 54) Cho quy mô sản xuất năm thứ 1 là 80c+20v+20m. Quy mô sản xuất năm
thứ 3 là 96,8c+24,2v+24,2m. Biết rằng c/v và m’ không đổi. Xác định quy mô sản xuất năm
thứ 2?

Bài 6 ( Trang 55)Sự phát triển sản xuất bằng con đường tích lũy tư bản có kết quả như sau:

Năm thứ 2 : 88c+22v+22m

Năm thứ 3 : 96,8c+24,2v+24,2m

Biết rằng c/v=4/1 và m’ không đổi. Tỷ lệ phân chia quỹ tích lũy/ quỹ tiêu dùng không đổi.
Cuối năm 1 nhà tư bản bỏ vào tích lũy là 10. Xác định quy mổ sản xuất năm 1?

Giải :
9
Ta có TB đầu tư năm sau = TB đầu tư năm trước + m tích lũy

=>m tích lũy = TB đầu tư năm sau- TB đầu tư năm trước

=>m tích lũy năm 2 = ( 96,8+24,2) – 110 = 11

m năm 2 = m tiêu dùng năm 2 + m tích lũy năm 2

=>m tiêu dùng năm 2 = m năm 2 – m tích lũy năm 2 = 22-11=11

=>Tỷ lệ quỹ tích lũy/ quỹ tiêu dùng năm thứ 2 là : mTL/mTD= 11/11=1/1

Ta có tỷ lệ phân chia quỹ tích lũy/ quỹ tiêu dùng không đổi

=>Tỷ lệ quỹ tích lũy/ quỹ tiêu dùng năm thứ 1 = 1/1

Ta có m tích lũy năm 1 = 10 => m tiêu dùng năm 1 = 10

=>m năm 1 = m tích lũy năm 1 + m tiêu dùng năm 1 = 10+ 10 = 20

Ta có m’ không đổi => m’ = m/v x100% = (m+ m)/ (v+ v) x 100% = 22/22 x100% = 100%

=> m’ năm 1 = 100% => m năm 1 = v năm 1 => v năm 1 = 20

Ta có c/v = 4/1 => c= 4v => c năm 1 = 20x4=80

Như vậy quy mô sản xuất năm 1 = 80c+ 20v+20m

Bài 7( Trang 56) Năm thứ nhất tư bản đầu tư là 100. Năm thứ 2 tư bản đầu tư là 110. Tổng
quỹ tích lũy năm thứ 1 và năm thứ 2 là 21. Tổng quỹ tiêu dùng năm 1 và năm 2 đều là 21.
Biết rằng c/v =4/1, tỷ lệ tích lũy và tiêu dùng không đổi. Xác định quy mô sản xuất năm 1 và
năm 2?

Giải :

Ta có : TB đầu tư năm 1 : c1 + v 1= 100

và c1/v1= 4/1 => c1= 4v 1

=> 4v 1 + v1 = 100 => v1 = 20, c1 = 80

TB đầu tư năm 2 = c2+v2 = 110

và c2/v2 = 4/1 => c2= 4v2 => 4v 2 + v2 = 110 => v2 = 22, c2 = 88

Ta có tư bản đầu tư năm sau = TB đầu tư năm trước + m tích lũy

=>m tích lũy = TB đầu tư năm sau- TB đầu tư năm trước

=>m tích lũy năm 1 = 110-100=10


10
mà m tích lũy năm 1 + m tích lũy năm 2 = 21

=>m tích lũy năm 2 = 21- 10= 11

Ta có : Quỹ tích lũy/ quỹ tiêu dùng không đổi

=> m tích lũy năm 1/ m tiêu dùng năm 1 = m tích lũy năm 2/ m tiêu dùng năm 2

=> 10/ m tiêu dùng năm 1 = 11/ m tiêu dùng năm 2

=> 10 m tiêu dùng năm 2 = 11 m tiêu dùng năm 1

và m tiêu dùng năm 1+ m tiêu dùng năm 2= 21

=> m tiêu dùng năm 2 = 11 và m tiêu dùng năm 1 = 10

=> m năm 2 = m tích lũy năm 2 +m tiêu dùng năm 2 = 11+11=22

=> m năm 1 = m tích lũy năm 1 +m tiêu dùng năm 1 = 10+10=20

Như vậy, quy mô sản xuất năm 1 : 80c+20v+20m

Quy mô sản xuất năm 2 : 88c+22v+22m

IV.TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI

Công thức:

Điều kiện tái sản xuất gián đơn :

ĐK 1 : ( v+m) I = cII

ĐK 2: (c+ v+m) I = cI + cII

ĐK 2: (c+ v+m) II = ( v+m )I + ( v+m ) II

Điều kiện tái sản xuất mở rộng:

ĐK 1 : ( v+ v + m 1 ) I = ( c+ c) II

ĐK 2: (c+ v+m) I = ( c+ c)I + ( c + c )II

ĐK 2: (c+ v+m) II = ( v+ v + m 1 ) I + (v+ v + m 1) II

Sau tích lũy : ( c+ c) + ( v + v ) +m 1

Bài mẫu : Cho cơ cấu giá trị sp trước tích lũy của KV I là 4000c + 1000v + 1000m

Cơ cấu giá trị sp sau tích lũy của KV II là 1600c + 800v + 600m

Biết m’ của khu vực I = m’ KV II và cả 2 khu vực đều thỏa mãn đk tái sx mở rộng
11
Xác định cơ cấu giá trị sp KV I sau tích lũy và cơ cấu giá trị sp KV II trước tích lũy?

Giải

Trước tích lũy: c+v+m

Sau tích lũy : ( c+ c) + ( v + v ) +m TD

Tổng sản lượng trước tích lũy = sau tích lũy

=>c/v của KV I = 4/1 =>m’ = 100%

Vì cả 2 KV đều thỏa mãn đk tái sx mở rộng nên:

(c+v+m)KV I = (c + c) KV I + (c + c) KV II

6000 = (4000 + c) KV I + 1600

-> c KV I = 400

Do (c/v) KV I = 4/1 =>( c/ v) KV I = 4/1 => v KV I = 100

=>mTL KV I= c KV I + v KV I = 500 =>mTD KV I= 500

=> Cơ cấu giá trị sp sau tích lũy của KV I: 4400c+ 1100v +500m

Vì m’ KV I = m’ KV II => m’ TL =100%

(c/v) KV I={ ( c+ c)/(v+ v)} KV II= 1600/800=2/1

=>c =2v

m’= 100% =>m=v

=>2v+v+v =3000=> v=750

c= 2v=1500

m=v=750

=>Cơ cấu giá trị sp KV II trước tích lũy: 1500c+ 750v+750m

Bài 1 ( Trang 64) Cả 2 khu cục đều có c/v =4/1, m’=100%. Tổng sản phẩm xã hội là 9000.
Hai khu vực thỏa mãn điều kiện tái sản xuất giản đơn. Xác định cơ cấu giá trị sản phẩm mỗi
khu vực?

Tổng sp XH = Tổng sp KV I + Tổng sp KV II

Đk tại Sản xuất giản đơn :

12
(c+v+m) I = cI + cII

(c+v+m) II = (v+m)I + (v+m)II

=>9000=cI + cII + (v+m)I + (v+m)II

c/v=4/1 , m’= 100% =>m=v

=>9000= 4vI + 4vII + 2vI + 2vII

=>9000= 6vI +6vII

=> vI + vII = 1500 => vI + vII

(v+m)I = cII 2vI = 4vII

=> vI= 1000 => mI =1000

vII = 500 mII =500

=>Cơ cấu sp KV I = 4000c+1000v+1000m

=Cơ cấu sp KV II = 2000c+500v+500m

Bài 2 ( Trang 64) Cho KVI : 4000c+1000v+1000m. Hai khu cực đều thỏa mãn điều kiện tái
sản xuất giản đơn và có m’ như nhau. Tổng giá trị sản phẩm khu vực II là 3000. Xác định cơ
cấu giá trị sản phẩm khu vực II.

KVI = 4000c+1000v+1000m

ĐK tái sản xuất giản đơn :

(c+v+m)I = cI + cII

Ta có (c+v+m)II = 3000 (1)

M’ = 100% => mII = vII

ĐK tái sản xuất giản đơn:

(v+m)I = cII => cII = 2000

Thay vào (1) =>2000+vII +mII = 3000

vII + mII = 1000

vII = mII do m’ =100%

=> vI = 500

13
mI = 500

=>Cơ cấu giá trị sp KVII là : 2000c+500v+500m

Bài 7 ( Trang 66) Tư bản đầu tư vào khu vực I là 5000 có cấu tạo hữu cơ là 4/1; tư bản đầu
tư vào khu vực II là 2.250 có cầu tạo hữu cơ là 2/1, m’ của 2 khu vực như nhau. KVI bỏ
500m vào quỹ tích lũy.KVII bỏ 150m vào quỹ tích lũy. Xác định cơ cấu giá trị sản phẩm
trước và sau tích lũy của mỗi khu vực? Biết rằng 2 KV đều thoải mãn điều kiện tái sản xuất
mở rộng.

Giải

KVI có: cI + vI = 5000, cI = 4 vI => cI = 4000, vI = 1000

KVII có: cII + vII = 2250, cII = 2 vII => cII = 1500, vII = 750

Theo bài ra m TL I = 500, m TL II = 150

 ∆ cI + ∆ vI = 500 (I)
∆ cII + ∆ vII = 150
m’=nhau => cI/vI = ∆ cI /∆ vI = 4/1 => ∆ cII = 2∆ vII
Từ đó (I) trở thành :
4∆ vI + ∆ vI = 500 => ∆ vI = 100
2∆ vII + ∆ vII = 150 ∆ vII = 50
 ∆ cI = 400
∆ cII = 100
Bài cho 2KV thỏa mãn tái sản xuất mở rộng:
(c+v+m)I = (c + ∆c)I +(c + ∆c)II
=>4000+1000+mI = 4000+400+1500+100
=>mI = 1000
m’ của 2 KV như nhau : m’I=m’II
=>mI/vI = mII/vII =>mI/mII = vI/vII = 1000/750 = 4/3
=>mI = 1000=>mTDI = 1000-mTL =500
=>mII = 3mI/4= (3x1000)/4 =750 =>mTDII = 750
Vậy, cơ cấu giá trị sp trước khi mở rộng :
+ KVI : 4000c+1000v+1000m
+ KVII : 1500c+750v+750m
Vậy, cơ cấu giá trị sp sau khi mở rộng :
+ KVI : (4000+400)c+(1000+100)v+500m
+ KVII : (1500+100)c+(750+50)v+600m

Bài 9 ( Trang 66) Cho cơ cấu giá trị sản phẩm KVI sau tích lũy là : 4400c+1100v+500m. Cơ
cấu giá trị sản phẩm KVII trước tích lũy là 1500c+750v+750m. Hai khu vực đều thỏa mãn

14
điều kiện tái sản xuất mở rộng và m’ như nhau. Xác định cơ cấu giá trị sản phẩm KVI trước
tích lũy và KVII sau tích lũy?

KVI = sau tích lũy : 4400c+1100v+500m

KVII = trước tích lũy : 1500c+750v+750m

=>ĐK hai KV thỏa mãn tái sản xuất mở rộng:

(c+m+m)I = (c+∆c)I +(c+∆c)II (I)

(v+∆v+mTD)I =(c+∆c)II

1100+500= 1500+∆cII

=>∆cII = 100

cII/vII = ∆cII/∆vII = 1500/750 = 2/1

=>∆cII =2∆vII

=>∆vII = 50

- Có : ∆cII +∆vII = mTL =>mTL = 150

=>mTDII = 750-150=600

=>Cơ cấu giá trị sp KVII sau khi tích lũy (mở rộng) là:

(1500+100)c + (750+50)v+600m

- Hai KV thỏa mãn tái sản xuất mở rộng, từ (I) ta có:

(c+v+m)I = 4400+1500+100 = 6000 (II)

cI/vI = ∆cI/∆v = 4/1 = (cI + ∆cI) / (vI + ∆vI) =>cI = 4vI

Thay vào (II) ta có : 4vI +vI + mI =6000, do m’ như nhau

=> vI = 1000

MI = 1000

mI/vI =mII/vII = 1/1

=>cI = 4vI =4000

=>Cơ cấu giá trị sp KV I trước tích lũy= 4000c+1000v+1000m

15
Bài 10 ( Trang 67) Tư bản đầu tư vào KVI là 5000 có c/v=4/1. Tư bản đầu tư vào KVII là
2.250 có c/v =2/1. Hai khu vực đều thỏa mãn điều kiện tái sản xuất mở rộng và có m’ như
nhau. Tổng tư bản khả biến phụ thêm của 2 khu vực là 150. Tổng quỹ tiêu dùng của cả 2
khu vực là 1100. Xác định cơ cấu giá trị sản phẩm trước tích lũy và sau tích lũy của cả 2 khu
vực.

Ta có: KVI: cI/vI= 4/1 => cI = 4000

cI + vI =5000 vI = 1000

cII /vII = 2/1 => cII

cII + vII = 2250 vII = 750

Bài cho : mTDI = mTDII =1100

∆vI + ∆vII =150

Hai KV thỏa mãn đk tái sản xuất mwor rộng nên đk(3) ta có :

(c+v+m)II = (v+∆v+mTDII)I + (v+∆v+mTD)II = 1000+150+1100+750

=>1500+750+mII =3000 =>mII = 750

m’=conrt =>m’I = m’II

mI/vI = mII/vII =mI/vII = vI/vII = 1000/750=4/3

=>mI = 7500/1000 = 1000 => mI = 1000

Cơ cấu giá trị sp trước khi mở rộng :

KVI : 4000c+1000v+1000m

KVII : 1500c+750v+750m

Sau khi mở rộng:

- Đk(2): (c+v+m)I =(c+∆c)I + (c+∆c)II

6000 = 4000+∆cI +1500+∆cII

=>∆cI +∆cII =500

Bài cho : ∆vI +∆vII =150

cI/vI = ∆cI/∆vI = 4/1 => ∆cI =4∆vI

cII/vII = ∆cII/∆vII = 2/1 => ∆cII =4∆vII

16
=>∆cI +2∆cII =600 (2)

Từ (1) và (2) => ∆cII =100 => ∆vII =50

∆cI =400 ∆vI =100

=>mTLI = ∆cI +∆vI =500

mTLII = ∆cII +∆vII =150

Ta lại có:

mI =mTL +mTD => mTDI = 1000-500=500

mII =mTLII +mTDII => mTDII = 750-150=600

=>Vậy cơ cấu giá trị sản phẩm sau tích lũy :

+ KVI : (4000+400)c +(1000+100)v + 500m

+ KVII : (1500+100)c +(750+50)v + 60m

Bài 11 ( Trang 67) Tư bản đầu tư vào KVI là 5000 có c/v=4/1. Tư bản đầu tư vào KVII là
2.250 có c/v=2/1. Hai khu vực thỏa mãn điều kiện tái sản xuất mở rộng và có m’ như nhau.
Tổng tư bản bất biến phụ thêm của cả 2 khu vực là 500. Tổng quỹ tiêu dùng của cả 2 khu
vực là 1100. Xác định cơ cấu giá trị sản phẩm trước và sau tích lũy của cả 2 KV?

Bài 12 ( Trang 68) Cho cơ cấu giá trị sản phẩm sau tích lũy của 2 KV như sau:

KVI : 4400c+1100v+500m

KVII : 1600c+800v+600m

Hai khu vực thỏa mãn điều kiện tái sản xuất mở rộng và có m’ như nhau. Xác định cơ cấu
giá trị sản phẩm trước tích lũy của cả 2 khu vực. Biết rằng tư bản đầu tư trước tích lũy của
KVI là 5000.

Bài 13 ( Trang 68) Cho KVI : 4000c+1000v+1000m, KVII : 1500c+750v+750m. Hai khu vực
đều thỏa mãn điều kiện tái sản xuất mở rộng. Xác định quỹ tiêu dùng của mỗi khu vực, để
quỹ tích lũy của 2 KV bằng nhau?

V. LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN VÀ GIÁ CẢ SẢN XUẤT

Công thức

P’ = ∑m/ ∑(c+v) x 100%

Hay P’ = ∑P/ ∑k x 100%

17
P ngành = k ngành x P’

Bài tập :

Bài 1 ( Trang 84) Có 2 ngành sản xuất là ngành A và ngành B. Tư bản đầu tư vào ngành A
là 4.800$, P’ = 20%. Giá cả sản xuất của 2 ngành này là 12000$. Hãy xác định tư bản đầu
tư vào ngành B và giá cả sản xuất của mỗi ngành.

Bài 2 ( Trang 84) Tư bản đầu tư vào 2 ngành A và B bằng nhau, tỷ suất lợi nhuận bình quân
của 2 ngành là 30%. Hãy xác định giá trị sản phẩm của ngành B, biết rằng ngành A có
c/v=3/2; m’ của 2 ngành đều =100% và giá trị sản phẩm của ngành A là 7000$.

Bài 5 ( Trang 85) Tư bản đầu tư vào ngành cơ khí gấp 2 lần tư bản đầu tư vào ngành da, tỷ
suất lợi nhuận bình quân của 2 ngành là 25%. Hãy xác định giá cả sản xuất của 2 ngành,
biết rằng tổng lợi nhuận của 2 ngành là 15.000$.

Ta có P’ = (∑ P/ ∑ K ) x 100%

=>25%=15000/ ∑ K x 100% =>∑ K =6000 USD = KCK + Kda

Bài cho KCK = 2Kda và KCK + Kda = 6000

=>KCK= 4000

Kda = 2000

=>Giá cả ngành cơ khí = KCK + m (KCK . P’K)

= 4000 + 4000 . 25% = 5000 USD

Giá cả ngành sx da = Kda + Pda = 2000 + 2000 x 25% = 2500 USD

Bài 6 ( Trang 85)Tổng tư bản đầu tư vào ngành sản xuất A và B là 10000$. Giá cả sản xuất
của 2 ngành là 12000$.

a. Hãy xác định tư bản đầu tư vào mỗi ngành, biết rằng lợi nhuận của ngành A là 800$.
b. Hãy xác định giá trị sản phẩm của mỗi ngành, biết rằng ngành A có cầu tạo tư bản là
4/1 và m’ của 2 ngành đều là 100%
Giải
a. Xác định KA = ? , KB = ?
Giá cả sx 2 ngành = ∑K + ∑P => 12000=∑P+10.000
=>∑P = 2000 =PA + PB
Bài cho PA = 800, PB = 1200
P’ = 20% =>P’=( ∑P/ ∑K ) x 100% = 2000/10.000 = 20%
PA = P’A x KA = 20% x KA = 800 =>KA = 4000 USD
PB = P’B x KB = 20% x KB = 1200 =>KB = 6000 USD
18
b. Xác định giá trị sp của mỗi ngành: cA/vA = 4/1 , m= 100%
KA = cA+ vA =4000
cA/vA = 4/1
=>cA = 3200 USD, vA = 800 USD
Mà m’= 100% =>mA = vA = 800 USD
=>Giá trị sp của ngành A = 3200 +800+800 = 4800 USD
Tổng giá trị sản phẩm = Tổng giá cả sx = 1200
Hay giá trị sản phẩm ngành A + giá trị sản phẩm ngành B =tổng giá trị sản phẩm =1200
 Giá trị sản phẩm ngành B = 1200-4800 = 7200 USD

VI. LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP VÀ LỢI TỨC CHO VAY

Công thức

∑k = kCN+kTN

P’ = (∑m/ ∑k ) x 100%

∑m không thay đổi

PCN = kCN x P’

Giá bán hàng hóa của TBCN cho TBTN = kCN + PCN

Giá bán hàng hóa của tư bản TN = giá trị hàng hóa

PTN = Giá bán= giá mua = Giá trị hàng hóa – Giá mua = kTN x P’

Z’ = Z/ ∑ tư bản cho vay x 100%

LN nhà tư bản đi vay = PDN+ P vay

Bài tập mẫu : Nhà tư bản A có tư bản đầu tư là 4.000 $ và thu được lợi nhuận là 800$. Sau
đó nhà tư bản vay thêm 1000$ để đầu tư mở rộng sản xuất thì lợi nhuận của nhà tư bản A là
920$. Hãy xác định:

a. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa nhà tư bản công nghiệp và nhà tư bản cho vay? Biết
rằng tỷ suất lợi nhuận bình quân không đổi?
b. Tỷ suất lợi tức của tư bản cho vay?

Giải:

Ta có : k A= 4000 => P’ = p/k x100% = 20%

19
p A=800

k vay = 1000

p = 920

Mà P’ không đổi => pvay = 20%x1000= 200

Lợi nhuận của nhà tư bản đi vay = pA+p vay

=> pA = 920-800 =120

=> Z=200-120=80

=> Tỷ lệ phân chia LNDN / Lợi tức = 120/80= 3/2

Z’ = Z/kvayx100% = 80/1000x100% = 8%

Bài 1 ( Trang 98) Nhà tư bản thương nghiệp mua hàng hóa của nhà tư bản công nghiệp với
giá cả là 5310$ và bán hàng hóa với giá cả bằng giá trị hàng hóa thì thu được lợi nhuận
thương nghiệp là 90$. Biết rằng tư bản đầu tư trong công nghiệp có cấu tạo hữu cơ tư bản là
4/1 và m’=100%. Hãy xác định tư bản đầu tư của nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương
nghiệp.

PTN = Giá bán TBTNo – Giá mua TBTN (= giá bán TBCNo)

90 = Giá bán TBTNo – 5310

=>Giá bán TBCN = 5400(USD)= giá trị hàng hóa

Ta lại có trong CNo :

c/v= 4/1 => m’ = 100%

giá trị hh =c+v+m =4v+v+v= ?

=>v = 900 = m, c=3600

KCNo = c+v =3600+900=4500 USD

Giá bán TBCN= giá mua TBTNo = KCN + PCN = 5310

=>PCN = 5310 -4500 = 810 USD

- PCN = KCN x P’=> P’=PCN/KCN = 810/4500 x 100%= 18%

- PTN = KTN x P’ => KTN = PTN/P’ = 90/0.18 = 500 USD

20
Bài 3 ( Trang 98) Nhà tư bản công nghiệp có tư bản đầu tư là 4500$, tỷ suất lợi nhuận bình
quân là 18%.

a. Nhà tư bản thương nghiệp sẽ mua hàng hóa với giá cả bao nhiêu, để khi bán hàng hóa
với giá cả bằng giá trị cũng được hưởng lợi nhuận là 18% của tư bản bỏ ra để kinh
doanh.
b. Hãy xác định giá trị hàng hóa công nghiệp, biết rằng lợi nhuận thương nghiệp là 90$.
c. Hãy xác định tỷ suất giá trị thặng dư trong công nghiệp , biết rằng trong công nghiệp
có cấu tạo hữu cơ là c/v=4/1
a. KCN = 4500 : P’=18%
=> P’ = PCN/ KCN =>PCN = 18% x 4500 =810
Giá bán hh cho TBCN = giá mua TBTNo
KCN + PCN = 4500 +810 = 5310 USD
PTN = KTN + P’ =>KTN = PTN/ P’ = 90/18% = 500 USD
b. Giá trị hh TN = giá bán hh+ PTN = 5310 +90=5400 = giá bán TBCNo
c. c+v+m =5400
c=4v
c+v = 4500
=>c= 3600, v=900
=>m=5400-4500 = 900
=>m’=m/v * 100% = 900/900 *100% = 100%

Bài 6 ( Trang 100) Tư bản công nghiệp có tư bản đầu tư 5400$, nhà tư bản công nghiệp bán
hàng hóa cho nhà tư bản thương nghiệp với giá cả =6.372$. Nhà tư bản thương nghiệp bán
hàng hóa với giá cả bằng giá trị hàng hóa thì thu được lợi nhuận thương nghiệp bằng 108$.

a. Nhà tư bản thương nghiệp phải ứng ra bao nhiêu để kinh doanh
b. Hãy xác định tỷ suất giá trị thặng dư trong công nghiệp, biết cấu tạo hữu cơ của tư
bản công nghiệp là 4/1

Bài 7 ( Trang 100)Nhà tư bản A có tư bản đầu tư là 4000$, tỷ suất lợi nhuận bình quân là
20%.

a. Hãy xác định lợi nhuận của nhà tư bản A


b. Để mở rộng sản xuất nhà tư bản A vay thêm 1500$. Hãy xác định lợi nhuận của nhà
tư bản A sau khi mở rộng sản xuất và lợi tức nhà tư bản A phải trả cho nhà tư bản
cho vay. Biết rằng tỷ suất lợi nhuận bình quân không đổi, tỷ lệ phân chia lợi nhuận
thành lợi nhuận doanh nghiệp và lợi tức là 4/1

VII. ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VÀ GIÁ CẢ RUỘNG ĐẤT

Công thức

Giá cả hàng hóa sản xuất = giá cả sản xuất riêng ruộng đất xấu x sản lượng
21
Giá cả sản xuất riêng ruộng đất xấu = chi phí sản xuất ( k) + P

Đất xấu chỉ có địa tô tuyệt đối

Đất tốt có cả địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch

Giá cả ruộng đất tốt = địa tô/ Z’

Bài tập mẫu : Có 2 thửa ruộng đất tốt và xấu, tư bản đầu tư vào hai thửa ruộng đều bằng
1000$, tỷ suất lợi nhuận bình quân bằng 20%. Sản lượng thu được trên ruộng đất tốt là 16
tạ. Giá cả thửa ruộng đất xấu là 10.000$, thửa ruộng đất tốt là 24.400 $. Tính sản lượng trên
ruộng đất xấu, biết rằng tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng là 5%/năm

Giải :

k = 1000

P’ = 20%

=> P = P’ x k = 20%x1000 =200

=> giá cả sản xuất chung = k + P = 1000+ 200 = 1.200

Địa tô tuyệt đối = 10.000 x 5% =500

=> Giá cả ruộng đất tốt = Địa tô/ Z’

Vì đất xấu chỉ có địa tô tuyệt đổi, và địa tô tuyệt đối ở tất cả các ruộng là như nhau

=> Địa tô ruộng đất tốt = Địa tô tuyệt đối+ địa tô chênh lệnh = 500+địa tô chênh lệch

=> Giá cả ruộng đất tốt = Địa tô / Z’ = ( 500+địa tô chênh lệch) / 0.05

=> 24.000 x0.05 = 500 + địa tô chênh lệch

=> Địa tô chênh lệch = 720

Mà địa tô chệnh lệch = SL ruộng đất tốt x giá cả sản xuất cá biệt ruộng đất xấu – giá cả sản xuất
chung

=> 720= 16 x Giá cả sản xuất cá biệt ruộng đất xấu – 1.200

=> Giá cả sản xuất cá biệt ruộng đất xấu = 120

=> Sản lượng đất xấu = 1.200/120= 10 tạ.

Bài 2 ( trang 116)Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp đầu tư vào ruộng đất xấu, có tư bản
đầu tư là 1000$, cấu tạo hữu cơ là 3/2, m’=100%. Hãy xác định giá cả mảnh ruộng đó biết
rằng tỷ suất lợi nhuận bình quân là 20% và tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng là 5%/năm
22
Bài 3 ( trang 116) Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp đầu tư vào ruộng đất xấu, có tư bản
đầu tư là 2000$, cấu tạo hữu cơ là 7/3, m’=100%. Hãy xác định tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân
hàng, biết rằng tỷ suất lợi nhuận bình quân là 20% và giá cả mảnh ruộng đó là 4000$

Bài 4 ( trang 117) Có 2 thửa ruộng đất tốt và xấu, tư bản đẩu tư vào 2 thửa ruộng đều bằng
1000$, tỷ suất LN bình quân là 20%. Sản lượng thu được trên ruộng đất xấu là 10tạ. Giá cả
thửa ruộng đất xấu là 10000$, thửa ruộng đất tốt là 24400$. Tính sản lượng trên ruộng đất
tốt, biết rằng tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng là 5%/năm.

Giải:

c+v= 1000

giá cả sản xuất chung = k + P = 1000+1000*0.2 = 1.200 = giá cả sản xuất riêng ruộng đất xấu

Giá cả sản xuất cá biệt ruộng xấu = 1200/10=120

vì đất xấu chỉ có địa tô tuyệt đối và giá cả mảnh ruộng = địa tô/ Z’*100%

nên địa tô tuyệt đối = giá cả mảnh đất xấu *Z'

Giá cả thửa ruộng đất xấu = 10000$

=> địa tô tuyệt đối = 10000*0.05 = 500$

Giá cả thửa ruộng đất tốt = 24.400$

mà địa tô ruộng đất tốt= địa tô tuyệt đối+ địa tô chênh lệch

=> địa tô ruộng đất tốt = 24.400*0.05=1.220$

Địa tô chênh lệch = 1.220-500= 720$

Mà địa tô chênh lệch = SL ruộng đất tốt* giá cả sản xuất cá biệt ruộng đất xấu- giá cả sx chung

=> 720 = SL ruộng tốt* gia cả sản xuất cá biệt ruộng xấu – 1200

=> sản lượng ruộng tốt*giá cả sản xuất cá biệt ruộng xấu = 1920$

=> sản lượng đất tốt = 1920/120= 16 tạ

Bài 10 ( trang 119) Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp đầu tư vào ruộng đất thu được hàng
hóa có giá trị là 1400$ và nộp tô tuyệt đối cho chủ ruộng đất là 200$. Hãy xác định:

a. Tư bản đầu tư vào mảnh ruộng đó, biết rằng tỷ suất lợi nhuận bình quân là 20%
b. Cơ cấu giá trị hàng hóa, biết rằng cấu tạo hữu cơ tư bản đó là 3/2

Giải :

23
Giá cả nông phẩm = địa tô tuyệt đối+ giá cả sản xuất chung

=> Giá cả sản xuất chung = 1.400-200=1.200$

mà giá cả sản xuất chung = k + P

=> k= 1.200-k*0.2 => k =1.000

Ta có

k = c+v = 1000

c/v=2/3

=> v= 400, c= 600

mà c+v+m = 1.400 => m =400

=> cơ cấu giá trị hàng hóa = 600c+400v+400m

24

You might also like