Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

FAKEY SIGNAL AND FALSE-BREAKOUT

Trong phần inside bar các bạn được học ở trước, tôi đã có một ví dụ về mẫu
hình “Inside bar false breakout” ở cuối. Đó là setup mà chúng ta sẽ thảo luận ở đây
và chúng bao gồm hai yếu tố đó là mẫu hình inside bar và sự phá vỡ thất bại.

Setup fakey sẽ bao gồm cả inside bar và pin bar những chắc chắn rồi, pin bar
phải xảy ra sau inside bar.

Đặc điểm tâm lý của Fakey

Các mẫu hình phá vỡ thất bại là một trong những setup tôi ưa thích nhất,
trước đó là setup phá vỡ vùng giằng co thất bại và bây giờ là mẫu hình fakey.

Thông thường, thị trường sẽ có nhiều tình huống giá đang đi về một hướng
thì đột ngột đảo chiều, giết chết những người non kinh nghiệm và thiếu kiến thức
trong khi những người đầu tư chuyên nghiệp sẽ lợi dụng những lúc giá đẩy ngược
trở lại.

Nếu thị trường đang trong một xu hướng và mẫu hình fakey hình thành cùng
hướng với xu hướng đó (hướng phá vỡ ngược xu hướng và nếu vào lệnh thì thuận
xu hướng) thì đó như là một kết quả của một bộ phận trader cố gắng bắt đáy hoặc
bắt đỉnh, đa phần những trader nghiệp dư thường làm cho giao dịch trở nên khó
khăn đi khi mà họ luôn muốn ăn thật đậm, thể hiện khả năng dự báo và cảm nhận
thị trường của mình.

Mẫu hình fakey hình thành là một tín hiệu cho thấy thị trường có một số
lượng người nghĩ rằng vị trí đó có thể là đỉnh hoặc đáy, nhưng sau đó Big Boy
nhảy vào cuộc và làm cho giá đi theo xu hướng chính của nó, đó là vì sao những
trader chuyên nghiệp thường có tâm lý kiên nhẫn hơn những người bình thường,
họ luôn chờ giá hồi về rồi mới nhảy vào thị trường. Nói cách khác, một bộ phận
trader thiếu kinh nghiệm luôn chống lại xu hướng trong khi trader chuyên nghiệp
chờ cơ hội để trở lại xu hướng chính.

Cấu trúc Fakey và các dạng fakey


Hình 1: Fakey với pin bar

Hình 2: Fakey với hai nến


\

Hình 3: Fakey với dạng inside bar đặc biệt

Lưu ý quan trọng:

Không phải mẫu hình fakey nào cũng phải chính xác như hai mẫu trên, trong
thực tế không phải lúc nào các mẫu hình fakey cũng đẹp và đôi khi nó cần sự cảm
nhận của chúng ta. Chẳng hạn như sau:
Hình 4: Fakey không hoàn hảo

Mâu hình như trên là một fakey không hoàn hảo, chúng yếu hơn rất nhiều
các trường hợp chuẩn do không thể hiện sự false breakout rõ ràng và mạnh mẽ.
Với những trường hợp này chúng ta phải linh hoạt và dùng trực giác của bản thân.
Trong bộ sách 1 tôi cũng có đề cập đến một số trường hợp đối với mẫu hình phá vỡ
vùng giằng co thất bại. Một ví dụ để bạn có thể giao dịch với những mẫu hình
không hoàn hảo như trên, chúng ta có thể chờ cây nến tiếp theo để xác nhận sự
giảm giá hoặc nếu liều lĩnh hơn bạn có thể đặt lệnh chờ bán dưới nến phá vỡ để
nếu lệnh được khớp thì giá cũng đã có một khoảng giảm, tuy nhiên chờ kết thúc
cây nến tiếp theo để xác nhận vẫn là giải pháp an toàn nhất, bên cạnh đó các bạn
cũng không được quên việc xem xét một số yếu tố khác để việc vào lệnh thêm chắc
chắn.

Hình 5: Chờ bán dưới cây nến xác nhận với mẫu hình fakey không hoàn chỉnh

Sau đây sẽ là một ví dụ thực tế cho các bạn và các bạn cũng hãy tập theo dõi
trên biểu đồ của mình có thể thấy rằng mẫu hình fakey rất nhiều và fakey không
hoàn chỉnh càng nhiều hơn nữa, vì thế mà việc luyện tập và quen với giao dịch với
các mẫu hình fakey không hoàn chỉnh là việc rất nên làm.
Hình 6: Ví dụ thực tế giao dịch với mẫu hình fakey không hoàn chỉnh

Trở lại vấn đề chính, việc vào lệnh có thể được thực hiện sau khi xuất hiện
sự false breakout. Với fakey có xuất hiện pin bar thì ta có thể áp dụng các quy tắc
vào lệnh như đã học ở chương pin bar. Ngoài ra, chúng ta còn có thể đặt lệnh chờ ở
đỉnh (đáy) của inside bar và của mother bar để tối đa số lệnh.

Ở đây tôi sẽ phân fakey ra làm hai dạng đó là dạng chính và dạng phụ. Dạng
chính là giá phá vỡ được mother bar còn dạng phụ là giá chỉ có thể phá vỡ inside
bar.

DẠNG CHÍNH
Hình 7: Phương pháp vào lệnh với fakey có pin bar

1. Ba phương pháp vào lệnh với pin bar.


2. Cách thứ hai là chúng ta chờ mua (bán) ở đỉnh (đáy) inside bar.
3. Cách thứ ba là chúng ta chờ mua (bán) ở đỉnh (đáy) mother bar.

Hình 8: Phương pháp vào lệnh với fakey hai nến false breakout
1. Chờ mua (bán) trên đỉnh (đáy) của nến xác nhận.
2. Cách thứ hai là chúng ta chờ mua (bán) ở đỉnh (đáy) inside bar.
3. Cách thứ ba là chúng ta chờ mua (bán) ở đỉnh (đáy) mother bar.

Trên đây là các cách vào lệnh điển hình nhưng trong thực tế các bạn sẽ gặp
tình huống không thể kịp vào lệnh như sau:

Hình 9: Dạng fakey không kịp vào lệnh theo thông thường

Trên thực tế ta vẫn có thể đặt lệnh chờ khi chưa kết thúc cây nến false
breakout, nếu có thời gian theo dõi diễn biến thị trường thì khi giá bắt đầu đã phá
vỡ một hướng của mẫu hình inside bar thì chúng ta sẽ đặt ngay lệnh ở hướng còn
lại, tuy nhiên đây là phương pháp ăn xổi và tiềm ẩn nguy hiểm, tốt nhất hãy để mọi
chuyện rõ rãng khi nến false breakout kết thúc rồi ta mới xem xét vào lệnh.
DẠNG PHỤ

Hình 10: fakey pin bar không phá vỡ mother bar

Hình 11: Fakey hai nến không phá vỡ mother bar

Trong trường hợp dạng phụ, vì sự phá vỡ là yếu cho nên chúng ta cần thiết
phải sử dụng mother bar để đặt chờ nhằm tăng độ an toàn cho lệnh giao dịch vì khi
đó giá có một xung lượng mạnh hơn để đi theo hướng mong muốn của chúng ta,
như thế sẽ tốt hơn thay vì sử dụng inside bar.

Vấn đề stop loss

Với dạng fakey chính có pin bar, nếu vào lệnh theo pin bar thì đặt stop loss
theo như trong chương pin bar chúng ta đã tìm hiểu. Nếu vào lệnh theo inside bar,
chúng ta sẽ đặt stop loss ở đầu còn lại của inside bar, nếu vào lệnh với mother bar
thì tùy độ lớn của mother bar mà chúng ta có thể đặt ở đầu còn lại nếu mother bar
vừa phải và 50% nếu như mother bar quá lớn.

Hình 12: các phương pháp đặt stop loss với fakey pin bar
HÌnh 13: Đặt stop loss với fakey hai nến

Chú ý rằng nếu như inside bar chúng ta thấy quá lớn thì có thể bỏ qua chứ
không nên vào lệnh và đặt stop loss ở 50% inside bar

Với dạng phụ thì chúng ta chỉ đặt stop loss ở đầu còn lại của pin bar hoặc
nến xác nhận, sau đó khi dính lệnh thì ta có thể điều chỉnh về 50% pin bar hoặc ở
một đầu của nến đã khớp lệnh.
Hình 14: Stop loss với dạng phụ có pin bar

Hình 15: Stop loss với dạng phụ hai nến


Các dạng stop loss điều chỉnh nêu trên mục đích để chúng ta giảm rủi ro lại
nếu như lệnh đi không theo ý muốn còn nếu các bạn cảm thấy khoảng rủi ro ban
đầu là chấp nhận được thì có thể giữ nguyên. Ở dạng phụ có pin bar tôi đề ra hai
trường hợp mà chúng ta có thể điều chỉnh stop loss là phụ thuộc vào giá đóng cửa
của nến khớp lệnh, nếu như giá đi được khoảng xa và ít quay lại thì ta có thể đặt
stop loss ở đỉnh (đáy) của nến khớp lệnh và ngược lại nếu giá chưa đi xa và nến
khớp lệnh đóng cửa với thân nến nhỏ thì ta có thể đặt stop loss ở 50% nến pin bar.

Cá nhân tôi rất ít khi xem xét giao dịch với dạng phụ bởi vì các bạn có thể
thấy rằng dạng fakey phụ vẫn là một dạng inside bar đặc biệt và các cây nến sau đó
dù là phá vỡ inside bar thì vẫn đều có chung mother bar. Vì thế cho nên sự phá vỡ
mother bar mới thật sự ý nghĩa hơn

CÁC VÍ DỤ GIAO DỊCH VỚI FAKEY

Hình 16: vào lệnh với fakey hai nến

1. Mẫu hình fakey hai nến hình thành sau một cú hồi nhẹ.
2. Ta đặt lệnh chờ bán dưới nến xác nhận sự phá vỡ thất bại đó là cây nến giảm
dạng spinning top.
3. Mẫu hình fakey hai nến có dạng inside bar đặc biệt, ở đây ta thấy rằng mẫu
hình fakey cũng được hình thành ở đỉnh một cú hồi nhưng tiếc rằng nến xác
nhận giảm quá mạnh nên chúng ta không có cơ hội để đặt lệnh.

Hình 17: Giao dịch với fakey pin bar

1. Dạng fakey phụ khi mà nó chỉ phá vỡ nến inside bar, nếu như vào lệnh thì ta
sẽ thua.
2. Giá đang ở ngưỡng hỗ trợ mà nó vừa vượt qua
3. Sau khi mấu hình fakey phụ thất bại thì giá tăng nhẹ sau đó hồi nhẹ với hai
nến giảm và hình thành nên mẫu hình fakey pin bar ngay ngưỡng hỗ trợ nên
ta có thể xem xét vào lệnh.

You might also like