Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

Lời nói đầu

L
à một quốc đảo nằm ở phía Đông Bắc Á, phía tây của Thái Bình Dương, do 4 quần
đảo độc lập tạo thành, Nhật Bản là một trong những quốc gia khai thác thủy sản lâu
đời nhất thế giới. Người Nhật có thói quen ăn thủy sản từ lâu, vì vậy ngành ngư
nghiệp Nhật Bản đóng vai trò khá quan trọng trong việc cung cấp, quản lý và tái thiết
nguồn lợi thủy sản, đảm bảo sự ổn định bền vững về nguồn thực phẩm trong nước. Đồng
thời, đẩy mạnh việc phát triển nghề cá biển hoạt động trên phạm vi rộng lớn, bao gồm: khai
thác ven bờ, khai thác xa bờ, và khai thác viễn dương.
Trong đó, săn bắt cá voi là một trong những ngành ngư nghiệp trọng điểm đã xuất hiện tại
Nhật Bản vào thế kỷ 12 ở những ngôi làng ven biển, sau đó lan rộng ra những thành phố lớn,
và khắp cả nước. Săn bắt cá voi là một ngành ngư nghiệp mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho
Nhật Bản, hơn nữa nó còn là một phần trong bản sắc văn hóa người Nhật Bản. Ngày nay,
người Nhật không chỉ săn bắt cá voi vì mục đích giữ gìn truyền thống mà còn vì mục đích
thương mại và Nghiên cứu khoa học. Là quốc gia hoàn toàn giáp biển, nguồn lợi nhuận mà
ngành ngư nghiệp Nhật Bản nói chung và ngành săn bắt cá voi nói riêng đã mang lại cho
Nhật Bản mỗi năm vô cùng to lớn. Người Nhật xem đánh bắt cá voi là một niềm tự hào khi
cho rằng có thể chinh phục được thiên nhiên. Từ trước đến nay, nhất là vào sau khi kết thúc
Chiến tranh thế giới thứ hai thì hoạt động săn bắt cá voi luôn được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành săn bắt cá voi ở Nhật Bản luôn là vấn đề gây tranh cãi vì
nó ảnh hưởng vô cùng lớn đến số lượng loài cá voi nói riêng cũng như đa dạng sinh học nói
chung. Thêm vào đó, từ trước đến nay, giữa Nhật Bản và thế giới luôn có những căng thẳng
về vấn đề này.

Vậy, Nhật Bản đã có lịch sử và truyền thống săn bắt cá voi như thế nào? Ngành ngư nghiệp
này đã mang lại những nguồn lợi gì cho nền kinh tế Nhật Bản? Và trong suốt quá trình hình
thành - phát triển ngành săn bắt cá voi thì Nhật Bản đã gặp phải không ít sự phản đối từ các
quốc gia và các tổ chức trên thế giới về vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, cụ thế là
những vấn đề đó là gì? Đó cũng chính là lý do thôi thúc chúng tôi chọn đề tài “Tổng quan về
ngành săn bắt cá voi Nhật Bản”.

1
1 Những điều kiện tác động đến
sự phát triển của ngành.
THUẬN LỢI
 Vị trí địa lý
Nhật Bản là một đảo quốc khi có bốn mặt giáp biển với hơn 3000 đảo lớn nhỏ chạy
dài từ Bắc xuống Nam.
Điều này vô cùng thuận lợi cho việc phát triển ngành ngư nghiệp nói chung cũng
như ngành săn bắt cá voi nói riêng.
 Sinh vật.
Do nằm trên vùng biển Thái Bình Dương rộng lớn nhất thế giới nên có sự đa dạng
sinh học vô cùng lớn. Dĩ nhiên rằng số lượng cá voi ở vùng biển này cũng rất nhiều.
 Con người.
Người Nhật Bản từ lâu đã xem đánh bắt cá voi là một văn hóa và một niềm tự hào từ
lâu đời, vì thế dựa trên truyền thống đánh bắt cá voi từ thế hệ này sang thế hệ khác
nên có kinh nghiệm dồi dào trong đánh bắt và chế biến cá voi.
Văn hóa ăn thịt cá voi cũng đã tồn tại từ lâu đời trong đời sống của người dân Nhật
Bản, nhất là trong giai đoạn sau Chiến Tranh Thế Giới II khi Nhật Bản rơi vào tình
trạng thiếu lương thực trầm trọng nên tiến hành săn bắt cá voi số lượng lớn.
Phẩm chất con người Nhật Bản siêng năng, cần cù, không ngại khó khăn.
 Cơ sở vật chất – hạ tầng kỹ thuật.
Các máy móc, thiết bị dùng cho việc đánh bắt và chế biến cá voi vô cùng hiện đại ví
dụ như: thuyền công suất lớn, súng bắn lao, kỹ thuật bảo quản thịt, nơi chế biến hiện
đại,…
 Chính sách của Chính phủ Nhật
Tuy vấp phải nhiều chỉ trích thì các tổ chức và quốc gia trên thế giới nhưng Chính
phủ Nhật Bản luôn có những động thái đáp trả để duy trì ngành săn bắt cá voi.
 Thị trường
Văn hóa ăn thịt cá voi đã có từ lâu đời của người Nhật đã tạo cho Nhật Bản có
nguồn tiêu thụ các sản phẩm từ thịt cá voi khá nhiều cộng thêm nhu cầu cho các
mục đích nghiên cứu khoa học.

2
KHÓ KHĂN

Vị trí địa lý 
Nằm trên “Vành đai lửa” của Thái Bình Dương, nơi thường xuyên xảy ra sự
va chạm hay di chuyển của các mảng lục địa nên rất dễ xảy ra động đất đi
kèm là sóng thần rất dữ dội. Gây khó khăn không chỉ cho ngành ngư nghiệp
nói riêng mà còn cho cả đất nước Nhật Bản nói chung.

Khí Hậu 

Khí hậu khắc nghiệt khi chia làm 4 mùa rõ rệt, cộng thêm việc quanh năm
hứng chịu nhiều cơn bão làm hạn chế số ngày ra khơi.

Chính trị 

Vấp phải sự phản đối của nhiều tổ chức và các quốc gia trên thế giới về việc
săn bắt cá voi quá nhiều.

Môi trường 

Môi trường biển đang ngày càng trở nên ô nhiễm làm ảnh hưởng đến môi
trường sống và chất lượng thịt cá voi.

3
2 Sản lượng đánh bắt cá voi.
 Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến trước năm 1985.
Những năm Số lượng cá voi bị đánh bắt vào khoảng 2000 con /năm

1952
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thịt cá voi trở thành một nguồn
dinh dưỡng chứa protein quan trọng đối với người dân Nhật Bản. Do nhu cầu
lương thực, hoạt động đánh bắt cá voi diễn ra sôi nổi hơn.

1982
“Luật cấm săn bắt cá voi thương mại” ra đời.
 Do Ủy ban Săn bắt Cá voi Quốc tế (IWC) ban hành quyết định
dừng đánh bắt cá voi thương mại đối với tất cả các loài kể từ vụ mùa
1985 – 1986 trở đi.
 Vẫn còn duy trì đến tận ngày nay.

 Giai đoạn từ sau năm 1985.

Biểu đồ 1.
Sản lượng săn
bắt cá voi kể
từ năm 1985.

4
Trong số các loài cá voi bị săn bắt thì cá voi Minke ở vùng Nam Cực chiếm tỉ lệ lớn nhất,
gấp gần 7 lần so với tổng các loài khác bị săn bắt (Fin, Sei, Brydes). Vào cuối những năm
1930, cá voi Minke trở thành mục tiêu của đánh bắt ven bờ của Brazil, Canada, Trung Quốc,
Greenland, Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Nam Mỹ,.. Cá voi Minke không được đánh bắt
thường xuyên với quy mô lớn ở khu vực Nam Đại Dương vì chúng có kích thước khá nhỏ.
Tuy nhiên vào đầu những năm 1970, sau việc săn bắt quá mức những loài cá voi lớn như Sei,
Fin và cá voi xanh, Minke trở thành đối tượng hấp dẫn đối với những người săn cá voi. Đến
năm 1979, chúng trở thành loài duy nhất bị bắt bởi những tàu cá khu vực Nam Đại Dương.
Việc săn bắt tiếp tục tăng lên nhanh chóng cho đến khi “Luật cấm săn bắt cá voi thương mại”
bắt đầu vào năm 1986.

Cá voi
Minke.

Sản lượng săn bắt cá voi kể từ năm 1985 có sự biến động theo từng giai đoạn và theo loài cá
voi một cách rõ rệt. Cụ thể:
Vào năm 1985, tổng số cá voi bị săn bắt là 1941 con. Con số này tăng lên nhanh
chóng, lên tới 2769 con vào năm 1986.
Từ số liệu, ta có thể thấy trước khi lệnh cấm được ban hành, Nhật Bản vẫn tiến
1985 – hành đánh bắt cá voi dưới sự phản đối từ các tổ chức phi chính phủ và người dân
1986 khắp nơi.
 Trong vòng 35 năm trở lại, đây là khoảng thời gian cá voi bị săn bắt nhiều
nhất

1987 Số lượng cá voi bị bắt chỉ còn 809* con (*bắt trái luật, còn số cá voi được phép
bắt là 273 con), giảm gấp 3 lần so với năm trước
 Chỉ riêng ba năm 1985 – 1987, tổng số cá voi bị săn bắt đã lên đến con số 5519 con.

Trong những năm tiếp theo từ năm 1988 cho đến năm 2017, việc săn bắt cá voi của Nhật Bản
được tiến hành hoàn toàn dưới danh nghĩa “nghiên cứu khoa học”. Số lượng cá voi bị bắt hàng
năm có xu hướng giảm đáng kể so với trước đây, thêm vào đó là những biến động liên tục.
Tuy nhiên có những mốc thời gian nổi bật gắn liền với 4 chương trình nghiên cứu khoa học
lớn, cụ thể như sau:
1988 Số lượng cá voi bị săn bắt giảm mạnh chỉ còn 241 con, giảm hơn 11 lần so với

5
– năm 1986.
Nhật Bản bắt đầu chương trình nghiên cứu khoa học đầu tiên (JARPA). Mục tiêu
2005 của họ là xác định số loài, số lượng cá thể, cấu trúc loài, vai trò của cá voi đối với
hệ sinh thái Nam Cực cũng như môi trường đã có những tác động thế nào đối với
cá voi. Cùng thời điểm đó, Nhật bản tuyên bố ngừng đánh bắt cá voi Minke và cá
voi Sperm ở ven bờ

Những loài như cá voi Minke và cá voi Sei ở khu vực Bắc Thái Dương dần xuất
hiện trên biểu đồ săn bắt với tần suất vô cùng đều đặn.
1994 - Nhật Bản bắt đầu chương trình nghiên cứu khoa học về cá voi ở khu vực Tây Bắc
Thái Bình Dương (JARPN). Mục tiêu của họ nhầm nâng cao kiến thức về loài
1999 với tư cách một nghiên cứu khả thi cho chương trình sinh thái nuôi dưỡng (chẳng
hạn như việc tiêu thụ con mồi). Để thực hiện điều này họ cần 100 con cá voi
Minke hàng năm.

Chương trình nghiên cứu khoa học JARPN II tiếp tục diễn ra với quy mô lớn 100
2000 - cá voi Minke, 50 cá voi Brydes và 10 con cá nhà táng.
2001
Số lượng cá voi bị bắt tăng cao so với các năm trước, khoảng 1243 con.
Cùng thời điểm, Nhật Bản lần nữa tiến hành chương trình nghiên cứu khoa học
JARPAII và kéo dài tới tận bây giờ. Để thực hiện chương trình này cần có 950 cá
2005 voi Minke, 50 cá voi Fin và 50 cá voi lưng gù mỗi năm. Vì thế, số lượng cá voi
bị bắt tăng lên, kéo theo những năm thế cũng xảy ra tình trạng tương tự.

Sản lượng này tăng lên 340 cá voi Minke, 50 cá voi Brydes, 100 cá voi Sei và 10
cá voi sperm. Con số này vẫn giữ vững hàng năm như các chương trình nghiên
2008 cứu trước đó.

Số lượng cá voi bị bắt giảm đáng kể, chỉ còn 196 con/năm. Đây là con số ít nhất
trong lịch sử săn bắt cá voi của Nhật Bản trong 35 năm gần đây.

2014
Vào ngày 31 tháng 3, 2014 Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) tuyên bố rằng JARPAII
không phải là kế hoạch nghiên cứu nhằm mục đích khoa học và không cho phép
Nhật Bản đánh bắt nữa. Do đó Nhật Bản rút khỏi việc săn bắt ở Nam Cực lần đầu
tiên sau 25 năm

6
 Sản lượng cá voi đánh bắt được ngoài ý muốn (Bycatch):
Bên cạnh việc săn bắt trái phép, săn bắt nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, sản lượng
đánh bắt của Nhật Bản còn được mang đến từ những nguồn ngoài ý muốn, nghĩa là
trong lúc đánh bắt các đối tượng khác thì họ vô tình bắt được cá voi (bycatch).
Năm 2009, các thị trường ở Nhật Bản đã công bố bản phân tích DNA từ thịt cá voi, cho
thấy có tới 150 con cá voi lớn bị đánh bắt ngoài ý muốn hàng năm. Nhật Bản cho phép
bán cá voi tình cờ bắt được do chúng vướng vào lưới đánh cá được thiết kế để đánh
bắt cá ven biển. Các khảo sát thị trường cũng chỉ ra rằng đó là những loài cá voi di cư
như cá voi lưng gù, cá voi xám cũng như cá voi Fin và cá voi Brydes. Từ năm 1997 đến
2000, chỉ có 19 đến 29 con cá voi được báo cáo bị bắt hàng năm. Con số tăng lên từ 89
đến 137 con hàng năm từ năm 2001 đến 2004. Tuy nhiên, từ thông tin di truyền, một
nghiên cứu đã có kết luận rằng số lượng sản phẩm khai thác thực tế cao hơn quy định
nhưng chưa được báo cáo. Có tới 46% số mẫu được kiểm tra là cá voi vùng J-stock (gồm
Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và Biển Nhật Bản) vốn được IWC bảo vệ).

7
3 Giá trị của ngành.
 Giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) mà ngành công nghiệp đánh bắt cá voi
mang lại.

Sau khởi đầu nhỏ vào năm 1988, ngành công nghiệp này đã phát triển một cách mạnh mẽ,
dẫn đến tỉ lệ tăng trưởng trung bình cao đến 6.4%.
Hầu như tất cả người dân Nhật Bản đều tham gia vào hoạt động săn bắt cá voi. Theo báo cáo
điều hành từ việc khai thác, khách du lịch trong nước chiếm 90~100% trong số lượng khách
hàng mà ngành săn bắt này phục vụ (liên tục tăng từ một phần nhỏ ~ 11.000 người vào năm
1992 thành 200.000 người vào năm 2008), sinh lợi nhuận khoảng 1,76 tỉ ¥ (22 triệu đô la)
trong tổng GDP quốc nội.
Đồng thời cũng phải kể đến chi phí cung cấp cho ngành đã vượt quá doanh thu gần 1.5 tỉ
¥ (gần 19 triệu đôla) trong mùa săn cá voi năm 2007 và vượt 0.9 tỉ ¥ (~11 triệu đô la) trong
mùa săn 2008.
 Giá cả thịt cá voi trên thị trường.
Tình hình mua bán thịt cá voi trên toàn cầu:
• Theo một nghiên cứu của IFAW vào năm 2009 đã đưa ra, trên toàn cầu (năm 2008),
có 13 triệu người đã tham gia đánh bắt cá voi tại 119 quốc gia và các vùng lãnh thổ,
mang đến tổng thu nhập 2,1 tỷ USD.
• Tính đến ngày nay, thị trường mua bán cá voi lớn nhất chính là Hoa Kỳ. Thế nhưng
ngành công nghiệp cá voi này đang phát triển nhanh chóng tại nhiều nước khác nữa.
Kể cả Nhật Bản.
Thịt cá voi đáng giá bao nhiêu tại Nhật Bản? Theo thống kê thì con số này đã không còn cao
bằng trước đây.
• Thịt cá voi được định giá bởi:
Số lượng đánh bắt
Nhu cầu thị hiếu
Khối lượng thịt còn tồn lại trong kho đông lạnh.
• Năm 1985, hơn 10.000 tấn thịt cá voi thương mại được bán tại 10 thị trường thuộc các
thành phố lớn ở Nhật Bản, giá trung bình khoảng 4$/kg - theo dữ liệu từ chính phủ,
do The Big Crunch biên soạn.
• Đầu những năm 1990 cũng tại các thi trường đó, gần 1000 tấn thịt đã được bán ra với
giá cao ngất ngưỡng, khoảng 40$/kg (khoảng 800.000VND).

8
Biểu đồ 2.
Giá trị trường của thịt cá
voi trong giai đoạn 1976-
2000 (Lấy mốc chính là
lệnh cấm săn bắt cá voi
thương mại 1986)

• Theo báo cáo thông tin từ Nhật Bản thì: trong thập kỷ qua, nhu cầu tiêu dùng đã suy
giảm mạnh. Năm 2006, giá thịt cá voi hạ xuống còn chưa tới 2.000 yên (16,60$)/kg
(xấp xỉ 400.000VND/kg).
• Theo số liệu khảo sát năm 2014, chỉ 4% người Nhật thỉnh thoảng ăn thịt cá voi và
một nửa dân số ở độ tuổi 20-30 thì không bao giờ ăn chúng. Vì vậy giá cả vẫn suy
giảm dần cho đến ngày nay là điều có thể hiểu được.
Người ta có thể mua được cả một con cá voi nếu họ muốn:
• Vài năm trước, bạn thậm chí còn có thể mua thịt cá voi xông khói với mức giá 16.250
yên/kg (gần 3.250.000VND) từ nhà bán lẻ trực tuyến Rakuten tại Nhật hoặc một chiếc
hamburger cá voi đóng hộp với giá 600 yên (khoảng 120.000VND) trên trang Amazon
của Nhật Bản.
• Theo số liệu của chính phủ Nhật Bản, nếu chia tổng giá trị chỉ định cho tổng sản lượng
đánh bắt, ta sẽ ước tính được giá trị trung bình của một con cá voi. Được biết rằng,
năm 2013, một con cá voi có giá khoảng 2,7 triệu yên (khoảng 540 triệu VND).

Biểu đồ 3.
Số lượng cái voi bị
đánh bắt thương mại
và giá của cả một con
cá voi trong từng năm
(1956 – 2013)

9
 Sự thiếu hụt vốn và lỗ lã
Nếu chúng ta so sánh và phân tích các hồ sơ báo cáo từ Viện nghiên cứu Cetacean, cơ quan
chính phủ phụ trách tổ chức nghiên cứu cá voi và thực hiện "khoa học" cá voi thì: giá thịt cá
voi mỗi năm dường như lại tăng lên - khoảng 50.000 USD (gần 1 tỉ VND) mỗi con, nhưng
mức giá ở giới hạn đánh bắt hiện tại dường như vẫn không thể đáp ứng đủ cho chi phí
đánh bắt đã bỏ ra.
Theo ngân sách có sẵn gần đây nhất, chi phí hoạt động cao gấp ba lần doanh thu bán thịt.
ICR đã nhận được hàng trăm triệu tiền trợ cấp của chính phủ để thu hẹp khoảng cách thu chi
này, bao gồm khoản thanh toán khét tiếng - 29 triệu đô la (gần 580 tỉ VND) trích từ một
nguồn quỹ nhằm xây dựng lại các thành phố ven biển Nhật Bản sau thảm họa sóng thần năm
2011.

Biểu đồ 4. Khối
lượng thịt tồn
trong kho lạnh
tổng (tính theo
tấn, từ năm 1992
– 2015)

Sự tương phản trong việc đánh bắt cá voi không thể rõ ràng hơn được nữa, sự tồn tại của
cá voi đang trong tình trạng báo động mà việc đánh bắt cá voi vẫn đang tăng? Trong
khi săn cá voi dường như chỉ dành cho bộ máy quan liêu tập trung hay chính phủ, và rõ ràng
chỉ mang lại ích lợi trực tiếp cho cộng đồng địa phương, trong khi nó có thể đảm bảo hàng
triệu triệu yên trong trợ cấp của người nộp thuế, thì việc săn bắt này chủ yếu chỉ để phục
vụ cho việc chảy máu (xuất huyết) tiền tệ.
Một số mốc thời gian tiêu biểu:
 1988: Tổng doanh thu phụ phẩm đánh bắt cá voi thua lỗ khoảng 223 triệu Đô la.
Theo báo cáo thì trợ cấp cho ngành cao đến 164 triệu đô la.
 1994 - 2006: Giá thịt cá voi trung bình ở Nhật Bản đã suy giảm đáng kể, bắt đầu
là hơn 30$/kg vào năm 1994, và giảm xuống còn 16,4$/kg vào năm 2006
 2008-2009: Ngành công nghiệp săn bắt cá voi tại Nhật Bản cần một lượng trợ
cấp gần 12 triệu đô để hòa vốn.
Trợ cấp để cho ngành: Giá thịt cá voi trung bình ở Nhật Bản đã suy giảm đáng kể từ năm
1994, bắt đầu là hơn 30$/kg vào năm 1994, và giảm xuống còn 16,4$/kg vào năm 2006.

10
Lượng sản phẩm dự trữ trong các cửa hàng đông lạnh lớn lại cho thấy sự gia tăng khó hiểu từ
khoảng 1500 tấn trong năm 1997 lên đến 4000 tấn trong những năm gần đây (tính tới năm
2005).

 Giá trị cho ngành du lịch


Săn bắt cá voi đã nhận được một số hỗ trợ từ địa phương, đây là ngành công nghiệp nhỏ
nhưng mang đến lợi nhuận cao. Các cuộc thăm dò và doanh số bán hàng đã chứng minh, thịt
cá voi đang dần trở nên ít phổ biến hơn tại Nhật Bản nhưng song song đó, lượng khách hàng
tham quan cá voi lại đang tăng lên. Một số dẫn chứng cụ thế:

Honshu, các khu khai thác được thành lập tại Choshi và
Wakayama đã nhận thấy sự tăng trưởmg vững chắc về số lượng
khách du lịch kể từ năm 1998. Họ đã cung cấp "sản phẩm" với
tần suất đều đặn vào giữa tháng Tư và tháng Mười Hai dựa vào
hoạt động của các thuyền đánh bắt các loại cá voi Sperm, cá heo
mặt trắng Thái Bình Dương, cá voi sát thủ giả và cá heo Risso.

Bán đảo Izu, thay vào việc săn bắt cá heo thì một ngư dân đã
chuyển sang săn bắt cá voi. Trong đó, một số khu vực vẫn tiếp tục săn bắt
đến ngày hôm nay. Khách du lịch vẫn có thể nhìn thấy cá voi Sperm và
nhiều loại cá heo khác được bày bán quanh năm.

Đảo Miyakejima, sự phát triển của việc xem cá voi và


cá heo đã dường như trở nên rất quan trọng đối với ngành du
lịch địa phương, nơi đang dần hồi phục kể từ vụ sơ tán do núi lửa
phun trào năm 2000. Nhờ vào hoạt động săn bắt và buôn bán và
tham quan này mà khách du lịch tại đây đã tăng lên hơn 80.000
lượt mỗi năm. Theo hiệp hội du lịch Miyakejima, Khoảng 45.000
khách du lịch đã quay lại đảo vào năm 2007. Hiệp hội du lịch ước
tính, việc săn bắt cá voi tại Mikurajima là hoạt động chính thu
hút toàn bộ khách du lịch trên đảo.
 Giá trị văn hóa.
Bất chấp việc thịt cá voi đang ngày càng mất đi sự phổ biến, 60% người dân Nhật Bản vẫn
muốn tiếp tục đánh bắt chúng. Ủy viên Joji Morishita thuộc Ủy ban Cá voi Quốc tế tại Nhật
Bản đã lên tiếng cáo buộc phần còn lại của thế giới trong việc lợi dụng "chủ nghĩa sinh thái"
để cố cắt giảm sự bắt giết cá voi. Vào năm 1988, bất chấp áp lực từ cộng đồng quốc tế, việc
săn bắt cá voi vẫn được các quan chức cấp cao mô tả là “một vấn đề tự hào về dân tộc”.

11
Morishita đã so sánh việc ăn cá voi với việc mặc Kimono của người Nhật, là một phần trong
văn hóa Nhật Bản, bất kể có bao nhiêu người Nhật thực sự ăn nó thường xuyên. Ông nói:
“Vấn đề ở đây không thuộc về môi trường
hay pháp lý, mà chỉ là một trường hợp khác
biệt về đạo đức và văn hóa giữa các quốc gia
mà thôi”.
 Có vẻ như, đây chính là một vấn đề vô cùng
phức tạp, có tầm ảnh hưởng quan trọng trong
công cuộc chống lại săn bắt cá voi mà hiện nay
vẫn chưa có chiều hướng giải quyết tốt đẹp và
hiệu quả nào. . .

12
4 Phạm vi săn bắt.
Đối với Nhật Bản, săn bắt cá voi không đơn thuần chỉ là vì lợi ích kinh tế, mà đó còn là
truyền thống của người dân xứ sở hoa anh đào  Vì tính chất địa lý lãnh thổ bao quanh là
biển, nguồn lương thực chủ yếu là thủy, hải sản.
Nhật Bản từ thời Edo đã xuất hiện một số nhóm tổ chức săn bắt cá voi với quy mô lớn có
tên là Kumi. Đến thời kỳ Meiji, công nghệ săn bắt cá voi kiểu phương Tây đã được giới
thiệu và nó đã di chuyển ra các vùng biển rộng như Nam Cực ở xa để vận hành săn bắt cá
voi, trở thành một trong những quốc gia săn bắt cá voi hiện đại lớn như Na Uy và Vương
quốc Anh.
Theo catv296, nơi săn bắt cá voi là những vùng biển đủ
gần ngư trường (cảng cá) để quay về sau 1 ngày ra khơi.
Chạy dọc từ Nam lên Bắc Nhật Bản có bốn cơ sở săn bắt
cá voi kích thước nhỏ nổi tiếng nhất, đó là: Thị trấn Taiji
(Tỉnh Wakayama), Thị trấn Wada (Tỉnh Chiba), Thị trấn
Oshika (Quận Miyagi - Ashikawa) và Abashiri
(Hokkaido).

Do nhu cầu sử dụng các nguồn lợi


sản phẩm từ cá voi, Nhật Bản đã mở
rộng phạm vi săn bắt ra các đại
dương (Bắc Thái Bình Dương và
Nam Đại Dương gần Nam Cực) và
hai bán cầu. Theo trang tin tức NHK
của Nhật Bản, Nam bán cầu có lượng
cá voi minke khá nhiều. So với Nam
bán cầu, lượng cá voi minke ở Bắc
bán cầu ít hơn, và cả các vùng biển
cận Nhật Bản (Tây Thái Bình Dương) cũng vậy. Do đó, nếu Nhật Bản dừng việc săn bắt cá
voi ở biển Nam Cực thì sản lượng thịt cá voi của Nhật Bản sẽ giảm đi đáng kể.

13
5 Phương pháp đánh bắt.
Một điều chắc chắn rằng, cá voi là loài động vật khổng lồ, vì thế phương tiện đánh bắt hay
công cụ chế biến đều phải rất lớn hay có sức sát thương cao.

Tàu chuyên dụng để đánh bắt cá voi.

Trên đầu mỗi chiếc thuyền đánh bắt đều sẽ trang bị khẩu súng chuyên dùng để săn bắt
động vật lớn như cá voi. Trên khẩu súng này có gắn sẵn thuốc nổ và kết nối với dây.

Khi phát hiện cá voi, người điều khiển sẽ bắn ngòi nổ này vào thằng mục tiêu. Cá voi là
động vật to lớn nên thông thường chúng sẽ không chết ngay bởi phát đầu tiên này, sợi dây
gắn theo dùng để ngăn cho chúng không chạy mất. Nếu như bắn phát đầu tiên mà cá voi
chưa chết thì sẽ tiến hành bắn phát thứ hai hoặc cá voi sẽ bị bắn bằng súng trường cho
đến chết. Ngoài ra còn có một phương pháp cũ đó là dùng cây lao thứ hai giật điện cho cá
voi đến chết, tuy nhiên phương pháp này đã bị cấm bởi Ủy ban Cá voi Quốc tế (IWC).

14
Một con cá voi khổng lồ bị bắt. Cá voi bị bắt và đưa lên thuyền.
(Ảnh cắt từ video săn bắt cá voi)

Những con cá voi cực lớn… …làm đẫm máu cả một vùng biển

Những con cái voi sau khi chết thì sẽ được chuyển từ tàu đánh bắt sang tàu chế biến bằng
chuyền đối với những con nhỏ, hoặc dùng lưới treo đối với những con lớn.
Trên boong tàu, một vài công nhân sử dụng các công cụ chuyên dụng để giết thịt cá voi. Sản
phẩm có thể sử dụng của cá voi được chuyển đến các tầng dưới của tàu để tiếp tục xử lý và
bảo quản lạnh. Sản phẩm không sử dụng được thì đổ trở lại đại dương.

Chuyển cá voi lên tàu bằng băng chuyền.


15
Khi đưa về đất liền thì sẽ vận chuyển đến nơi chuyên xử lý thịt để bắt đầu quy trình chế biến.
Nơi làm thịt này thông thường sẽ nằm gần cảng biển. Lý do của việc này một là để cho thịt
luôn được tươi sống, hai là có thể dùng trong mục đích biểu diễn thu hút khách du lịch ở
vùng đó.

Cận cảnh làm thịt cá voi. Ảnh cắt từ video. Những thùng thịt cá voi tươi sống sau khi
xẻ.

Chế biến thịt cá voi.

16
6 Các sản phẩm từ cá voi.
Ngành săn bắt cá voi ở Nhật Bản có lịch sử từ lâu đời, nó được xem như là một truyền thống
của người Nhật. Vì thế, tập quán ăn thịt cá voi cũng có từ lâu trong văn hóa ăn uống của
Nhật Bản, cộng thêm hàm lượng dinh dưỡng có trong cá voi nên sản phẩm làm từ thịt cá voi
vô cùng đa dạng.

Sản phẩm từ cá voi.

Saezuri – さえずり Sarashikujira – さらし鯨 Onomi - オノミ


Làm từ Lưỡi Vảy đuôi Phần thịt đuôi
Là loại thức ăn cao cấp, rất Là một loại cá muối ăn kèm Phần ngon nhất của con cá,
giàu chất béo. với giấm miso. thường dùng trong món Sashimi
hay Bít Tết.

17
Hinawata -姫腸 Hyakujou -百畳 Hyakisero -百尋
Thực quản Dạ dày Ruột non
Luộc chín rồi ăn kèm với nước sốt.

Mamewata -豆腸 Fukurowata -袋腸 Kanoko -鹿の子


Thận Phổi Phần thịt từ cằm đến má
Luộc chín rồi ăn kèm với Ngoài món luộc thì cũng được Thường dùng trong món lẩu hay
nước sốt. ăn sống Sashimi

Akaniku -赤肉 Shirodemono -白手物 Unesu -畝須


Thịt lưng và thịt bụng Lớp mỡ dưới da. Vùng từ xương hàm đến bụng.
Phần thịt nhiều nhất của cá Còn được gọi là thịt trắng Nguyên liệu cho món thịt xông
voi, ít mỡ. Khá phổ biến. khói, hoặc có thể luộc.
Bảng. Một số món ăn nổi tiếng làm từ thịt cá voi.
Dựa vào bảng và hình phía trên có thể thấy được rằng người Nhật tận dụng rất nhiều bộ phận
từ cá voi để chế biến thành thức ăn. Có vẻ như văn hóa ăn thịt cá voi đã tồn tại từ lâu trong
ẩm thực Nhật Bản và đã trở thành thói quen. Phải chăng điều này cũng góp một phần vào
hoạt động đánh bắt cá voi rất phát triển của Nhật Bản?

18
1 Hậu quả của việc săn bắt cá voi.

 Khí quyển: Phân cá voi kích thích thực vật phù du hấp thụ carcbon làm sạch không khí.
Săn cá voi sẽ làm cạn kiệt số lượng cá voi  phân cá voi ít hơn  ít thực vật phù du 
không khí lại dơ hơn một phần.
 Kinh tế: tham quan cá voi là một món lợi
khổng lồ và đóng góp hàng tỷ đô la cho nền
kinh tế các nước. Mỗi năm, hàng triệu người
dành tiền của họ để xem những sinh vật hùng vĩ
này bơi lội. Nguồn chi này đã dẫn đến tăng
trưởng kinh tế và kích thích kinh tế ở cả các
nước đang phát triển và các nước giàu. Việc săn
bắt cá voi liên tục sẽ khiến cá voi trở nên hiếm
hơn và khó tìm hơn. Điều này sẽ tàn phá ngành kinh tế tham quan cá voi và gây ảnh hưởng
xấu cho nền kinh tế.
 Nhân loại: Đánh bắt cá voi ảnh hưởng đến
nhân loại vì đã chống lại đạo đức và gây phẫn nộ
cho nhiều người. Nó cũng làm xáo trộn hệ sinh
thái xung quanh và cũng làm tổn thương chúng
ta thông qua lượng carbon tăng trong không khí.
Điều này góp phần làm nóng lên toàn cầu và gây
nên các vấn đề về khí quyển khác. Cá voi biến
mất có nghĩa là ít đi một nguồn thức ăn cho tất
cả sinh vật.
 Đại dương: Đại dương bao gồm rất nhiều sự sống, tất cả đều dựa vào nhau và để tự duy
trì, vận hành trơn tru và chảy một cách khỏe mạnh nhất. Nếu bất kỳ sinh vật nào bị đưa ra
khỏi hệ thống, toàn bộ chuỗi sẽ sụp đổ. Cá voi là động vật có vú lớn nhất trên biển đóng vai
trò chính trong cộng đồng này. Chúng ăn gì, cơ thể chúng được sử dụng như thế nào khi chết,
phân của chúng,… rất quan trọng đối với đại dương.
 Hệ thực vật/động vật: Hệ thực vật và động vật là một phần của hệ sinh thái vì vậy nếu
có một loài bị ảnh hưởng, thì hệ thực vật/động vật cũng bị ảnh hưởng. Thay đổi xấu trong
bầu không khí sẽ ảnh hưởng đến tất cả đời sống thực vật và động vật, thiếu cá voi trong
chuỗi thức ăn sẽ gây mất cân bằng số lượng loài trong tự nhiên.
19
2 Sự phản đối săn bắt cá voi.

|Về “hoạt động đánh bắt cá voi với mục đích nghiên cứu khoa học” của Nhật
Bản, hiện tại có rất nhiều nguồn dư luận trên thế giới có rất nhiều ý kiến phản
đối và lên án gay gắt hành vi này.|

 Đầu tiên, là những dẫn chứng của IFAW về sự tàn ác của phương pháp săn bắt cũng như
nỗi đau mà cá voi phải chịu đựng. Để từ đó, bày tỏ sự phản đối của mình về hành vi của
Nhật Bản. Cụ thể như sau:
“Cá voi là loài động vật lớn nhất trên trái đất. Vì vậy, việc giết một con cá vi là
điều không hề dễ dàng. Thế nhưng, trên thực tế, ngành săn bắt cá voi đã làm giống
với những tên POWs (Tội phạm chiến tranh) đã, tàn nhẫn và đau đớn ngoài sự
tưởng tượng của mỗi chúng ta.
Theo như mô tả của Tiến sĩ Little - người là bác sĩ của con tàu săn cá voi, đã
chứng kiến trong cuộc thám hiểm Nam Cực năm 1946:

"Nếu bạn có thể tưởng tượng rằng những con ngựa bị kéo bởi xe tải của người bán
thịt ở thành phố London sẽ trở nên đỏ ửng, với một vài con gà con bay với vụ nổ
mắc kẹt trong bụng thì bạn sẽ biết phương pháp săn bắt hiện tại là gì. Nếu cá voi
có thể hét lên, không ai có thể chịu được âm thanh đó và ngành đánh bắt cá voi
sẽ chấm dứt” - những tay súng săn cá voi thừa nhận.

POWs vẫn sử dụng cùng một phương pháp. Họ bắn vào đầu cá voi bằng những
khẩu súng phóng lao móc có uy lực cực mạnh, sau đó là siết chặt và tiếp tục tấn
công chúng bằng súng trường. Tuy nhiên, đó chưa phải là những hành động tàn
bạo nhất. Hãy thử suy nghĩ mà xem:
Trước khi bị đâm bằng lao móc, cá voi bị truy đuổi cho đến khi kiệt sức. Tuy
nhiên, lao móc không làm chúng chết ngay, nên chúng sẽ bị đâm cho đến khi chết
hẳn. Những con cá voi bị thương hay bị lao đâm sẽ bị đưa lên tàu, sau đó lại bị bắn
bằng súng trường hoặc giật điện, một số khác sẽ bị trói ở phía mạn tàu (được bọc
fumaroles) cho đến khi chết đói.
Bởi vì cá voi có thể làm chậm nhịp thở và nhịp tim, nên chúng sẽ phải trải qua nỗi
đau tột cùng cho dù đang bất tỉnh, hay thậm chí là đã chết.”
20
Phẫn nộ cảnh cá voi xanh bị đánh bắt, săn giết ngang nhiên
 Chính vì thế, sự tàn ác của những phương pháp săn bắt cá voi này là một trong
những lý do khiến IFAW kiên quyết phản đối việc săn bắt cá voi.
 Tiếp theo đó là những thông tin từ tổ chức Greenpeace trong công cuộc ngăn chặn hành
vi trái phép của Nhật Bản
Nhật Bản đã phái hạm đội săn cá voi của mình đến vùng nước băng giá ở Nam
Cực vào tháng 11 để giết khoảng 1.000 con cá voi theo một chương trình mà
Tokyo nói là vì mục đích khoa học, nhưng điều này đã bị cộng đồng phản đối săn
bắt cá voi và các chuyên gia lên án. Vì thực chất, đằng sau tấm vỏ bọc nghiên cứu
khoa học kia chính là mục đích săn bắt cá voi thương mại. Trước áp lực trên toàn
thế giới, tháng trước, Nhật Bản đã từ bỏ kế hoạch đưa 50 con cá voi lưng gù vào
mùa săn này - cuộc săn cá voi lưng gù lớn đầu tiên kể từ thập niên 1960. Nhưng
nó vẫn có kế hoạch giết 935 con cá voi minke và 50 con cá voi vây.
Săn bắn thương mại của cá voi lưng gù đã bị cấm trên toàn thế giới kể từ năm
1966, và đánh bắt cá voi thương mại nói chung kể từ năm 1986.
Đội tàu săn cá voi của Nhật Bản được điều hành bởi một viện nghiên cứu do chính
phủ hỗ trợ và hoạt động theo một điều khoản của Ủy ban Cá voi Quốc tế cho phép
giết cá voi vì mục đích khoa học. Nhưng các nhà phê bình cho rằng chương trình
này là một lá chắn cho Nhật Bản để giữ cho ngành công nghiệp đánh bắt cá của họ
tồn tại cho đến khi nó có thể lật ngược lệnh cấm năm 1986.

21
Greenpeace và nhóm chống săn bắt cá voi Sea Shepherd đã gửi tàu sau khi những
người săn cá voi cố gắng ngăn chặn cuộc săn lùng bằng cách quấy rối các tàu Nhật
Bản. Nhiệm vụ đầu tiên của họ là tìm tàu Nhật Bản, tiếp theo là theo kịp họ.
Trong những năm trước, những người săn cá voi đã có thể trốn tránh các nhà môi
trường trong nhiều tuần bằng những con tàu rất nhanh. Vào năm 2006, tàu
Greenpeace Arctic Sunrise đã va chạm và đối đầu căng thẳng với một tàu đánh cá
Nhật Bản, gây ra thiệt hại nhỏ và không có thương tích.
Karli Thomas, phát ngôn viên của tổ chức Greenpeace trên tàu Esperanza, cho biết
con tàu đã phát hiện ra sáu người Nhật Bản vào đầu ngày thứ bảy: "Điều đầu tiên
họ làm khi chúng tôi tiếp cận họ là phân tán và chạy", Thomas nói. "Mục tiêu
chính của chúng tôi luôn là ở lại với nhà máy tàu Nisshin Maru".
Hơn nữa, trong một thông cáo của mình, Greenpeace đã từng khẳng định: "Những
người thụ hưởng duy nhất của chương trình săn bắt cá voi là số ít viên chức quan
liêu lạm dụng của công để tiếp tục chương trình nghiên cứu chẳng mang lại lợi ích
gì cả". . .
 Phong trào chống săn bắt cá voi trên thế giới cũng diễn ra rất sôi nổi. Có những vấn đề
giữa các hoạt động của các Tổ chức phi Chính phủ (NGO) như Greenpeace và Sea Shepherd
với các tàu săn cá voi từ Nhật Bản và Na Uy. Các cuộc biểu tình bạo lực của Sea Shepherd
đã nổ ra để chống lại người Makah của Ấn Độ ở Canada, Đan Mạch, Nhật Bản và
Washington.
 Theo bài diễn văn về việc chống săn bắt cá voi đối với bài phát biểu của Nhật Bản, tại Đại
hội đồng IWC London vào tháng 6 năm 1978, phái đoàn Nhật Bản đã bị nhuộm đỏ bởi các tổ
chức chống săn bắt cá voi với những lời lên án đầy gay gắt "Này những kẻ sát nhân kia! Lũ
man rợ! Đó chính là máu của những con cá voi đã bị các người giết hại đó!”. Và vụ việc đó
đã được phát trên BBC với tiêu đề là "Xem những kẻ man rợ này".
 Tại Đại hội đồng năm 1979, tại Quảng trường Trafalgar ở London, ai đó đã treo một con
búp bê đeo kính với tên "Thi hành án tử hình Nhật Bản" và thực hiện một cuộc biểu tình đâm
nó bằng chổi, rồi đốt cháy. Hành động được thực hiện để chống lại Na Uy hoặc Liên Xô
trong cùng một quốc gia săn cá voi.
 Năm 2008, đã có một vụ trộm thịt cá voi của chi nhánh Greenpeace Nhật Bản. Năm 2005,
Viện nghiên cứu văn hóa Nhật Bản đã đưa ra một câu hỏi mở cho Greenpeace Japan về can
thiệp bạo lực. Một số người coi Greenpeace và Sea Shepherd là kẻ phá hoại các tàu săn cá
voi nghiên cứu của Nhật Bản như là cuộc biểu tình để gây quỹ hơn là bảo vệ môi trường.
 Shinki Kishigami là một tổ chức phi chính phủ môi trường Greenpeace là một "doanh
nghiệp phản kháng" sử dụng chống săn bắt cá voi như một phương tiện gây quỹ và là một
"doanh nghiệp phản kháng"; Thao túng các phương tiện truyền thông, và một số chính trị gia
châu Âu và Mỹ kêu gọi một hình ảnh sạch sẽ và kháng cáo chống săn bắt cá voi như một
22
biện pháp để thu hút những người ủng hộ, và vấn đề săn bắt cá voi được sử dụng một cách
chính trị Nó đã bị chỉ trích vì ở đó.
 Ngoài ra, vấn đề này được sử dụng bởi các nhóm ngành công nghiệp ô tô và các nhà sản
xuất nông nghiệp, những người đồng điệu với các nhóm bảo tồn thiên nhiên ở các nước
phương Tây vào thời điểm nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh, và đây là một trong những
phong trào chống Nhật Bản do Nhật Bản gây ra. Cũng có những phong trào và màn trình
diễn cực đoan.
 Theo Hiroto Kawabata, New Zealand có ấn tượng tích cực về Nhật Bản và khẩu hiệu của
chiến dịch chống săn bắt cá voi Greenpeace New Zealand là "Tôi thích Nhật Bản nhưng việc
săn bắt cá voi khiến tôi đau lòng!"
 Không chỉ các tổ chức bảo vệ môi trường hay tài nguyên, mà bản thân các tổ chức khu
vực hay các nước trong cộng đồng quốc tế đã lên án sứ mệnh săn bắt cá voi hiện tại của Nhật
Bản và đặt câu hỏi về lý do họ tuyên bố về kế hoạch giết 333 con cá voi minke ở Nam Đại
Dương trong năm nay.
 Liên minh châu Âu đã tham gia cùng với 12 quốc gia khác để kêu gọi Nhật Bản chấm dứt
chương trình săn bắt cá voi, nói rằng họ kiên quyết phản đối việc săn bắt cá voi thương mại.
 “Chúng tôi cùng nhau bày tỏ sự phản đối của chúng tôi đối với Nhật Bản về việc [Tiếp
tục cái gọi là "săn cá voi khoa học" ở Nam Đại Dương]”, EU và 12 quốc gia khác nói trong
một tuyên bố chung. Chúng tôi kiên quyết phản đối việc săn bắt cá voi thương mại, đặc biệt
là tại Khu bảo tồn Cá voi Nam Đại Dương được thành lập bởi IWC.
 Argentina, Úc, Brazil, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Ecuador, Mexico, New
Zealand, Panama, Peru và Uruguay là 12 quốc gia đã gia nhập EU để lên án sứ mệnh Nhật
Bản.
 Ngoài những sự phản đối từ các tổ chức lớn, dư luận thế giới cũng phản đối gay gắt việc
săn cá voi thương mại của Nhật Bản:

Việc này bị các nhà vận động chống săn bắt cá voi phản đối. Họ nhấn mạnh rằng: “Hầu
hết những gì cần phải nghiên cứu về cá voi có thể thực hiện bằng cách quan sát, lấy
sinh thiết hoặc kiểm tra phân của chúng”. Và những lí lẽ của Nhật bản bị cho rằng là
"ngụy biện để giúp hiện thực hóa ý định chính trị trong việc săn bắt cá voi thương mại,
thay vì dựa trên cơ sở phán đoán khách quan, khoa học". . .

23
3 Động thái của Nhật Bản.
Sau khi tham gia vào IWC- Ủy ban cá voi quốc tế năm 1951, Nhật Bản vẫn không ngừng
phát triển ngành săn bắt cá voi. Mặc dù việc đánh bắt cá voi thương mại đã bị IWC cấm vào
năm 1986 sau khi một số loài gần như tuyệt chủng. Tuy nhiên, các quan chức ở Nhật, đã nói
rằng ăn cá voi là một phần văn hóa của đất nước. Trên thực tế, ở Nhật Bản, thịt cá voi là
loại thực phẩm được yêu thích. Trong khi Iceland và Na Uy từ chối một cách “tự tin” các
lệnh cấm để cho phép họ tiếp tục săn bắn, thì Nhật Bản đã sử dụng một điều khoản trong
hiệp ước: Cho phép săn cá voi vì mục đích khoa học.
Trước lệnh cấm của IWC về việc săn bắt cá voi thương mại (1986), trong năm 1987, số
lượng cá voi bị bắt chỉ còn 809 con (bắt trái luật, còn số cá voi được phép bắt là 273 con),
giảm gấp 3 lần so với năm trước. Tuy nhiên chỉ riêng ba năm 1985 – 1987, tổng số cá voi bị
săn bắt đã lên đến con số 5519 con.
Những năm sau đó, Nhật Bản vẫn lấy danh nghĩa là “Nghiên cứu Khoa học” để mở rộng
phạm vi đánh bắt ra các đại dương và hai bán cầu, đặc biệt là Nam Cực. Số lượng thịt cá voi
sau khi phục vụ cho việc nghiên cứu sẽ được tiêu thụ trên thị trường. Theo thống kê của
Chính phủ Nhật, cả nước tiêu thụ 200.000 tấn thịt cá voi mỗi năm, nhưng nhu cầu tiêu thụ
giảm mạnh xuống còn khoảng 5000 tấn trong những năm qua. Theo tờ Asahi của Nhật Bản,
thịt cá voi chỉ chiếm 0,1% tổng số thịt được bán tại Nhật Bản.
Các tàu săn cá voi Nhật Bản được vẽ bằng chữ NGHIÊN CỨU (bằng tiếng Anh) in đậm,
chữ in hoa dọc theo thân tàu của họ, và các thuyền viên đôi khi được chụp ảnh giữ các biển
báo với các tuyên bố như: Chúng tôi đang thu thập các mẫu mô trên boong tàu. Những tuyên
bố này, cùng với hàng đống báo cáo do Viện nghiên cứu Cetacean Nhật Bản trình bày, đã
không thuyết phục được nhiều người trong cộng đồng quốc tế rằng các hoạt động săn bắt cá
voi khoa học Nhật Bản được thực hiện với mục đích tốt.

24
Đỉnh điềm của sự đáp trả từ kẻ bị chỉ trích, lên án trên toàn thế giới đó là Nhật Bản đã giết
tới 300 con cá voi ở Nam Cực trong năm 2016, trong đó có hơn 200 con cá voi cái đang
mang thai. Trong cuộc bỏ phiếu vào mùa hè tại cuộc họp thường niên của ủy ban, đề xuất
của Nhật Bản về việc cho phép đánh bắt cá voi thương mại đã bị từ chối.
Theo một báo cáo mới đây (2018) , hơn 120 con cá voi cái đang mang thai đã bị giết trong số
333 con bị giết trong mùa hè năm 2018 ở ngoài khơi bờ biển Nam Cực.
Báo cáo này được công bố bởi Ủy ban Cá voi Quốc tế trong tháng này( 5/2018) cho biết 122
trong số những con cá voi minke bị giết mổ đang mang thai và 114 được coi là chưa trưởng
thành. Mùa săn bắn cuối cùng ở Nam Cực đối với Nhật Bản diễn ra từ ngày 8/12 đến 28/2.
Các nhà bảo tồn cho biết báo cáo mới là bằng chứng nữa cho thấy Nhật Bản đã giết cá voi vì
mục đích thương mại dưới vỏ bọc nghiên cứu khoa học.
Nhưng mới đây vào tháng 12 năm 2018, chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố rút khỏi Ủy ban Cá
voi Quốc tế và sẽ nối lại việc săn bắt cá voi thương mại vào tháng 7-2019, có nghĩa là
những người săn cá voi sẽ không còn bị cấm bắt một số loài nhất định. Đây sẽ là mùa mở
cửa ở vùng biển Nhật Bản và vùng đặc quyền kinh tế của đất nước, trong một động thái có
khả năng thu hút sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga, cho
biết, nước này chính thức rút khỏi Ủy ban Săn bắt Cá voi Quốc tế (IWC) - cơ quan được giao
nhiệm vụ bảo tồn cá voi. Theo ông, Tokyo sẽ tiếp tục cuộc săn bắt cá voi giới hạn trong vùng
lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của họ từ tháng 7-2019, và dừng đánh bắt số lượng lớn
cá voi ở Nam Đại Dương và nam bán cầu. Trong nhiều năm, Nhật săn cá voi vì cái mà họ
gọi là “nghiên cứu khoa học”. Nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy các tàu đánh bắt của
Nhật sát hại cá voi và sử dụng chúng phục vụ mục đích thương mại, cụ thể là lấy thịt và mỡ. .
Một nhóm bảo tồn còn nhấn mạnh, động thái này của chính quyền Nhật Bản cho thấy “một
sự coi thường đáng lo ngại đối với các quy định quốc tế”. Thực tế, Nhật đã thông báo kế
hoạch sắp rút khỏi IWC. Động thái này ngay sau đó vấp phải làn sóng chỉ trích từ quốc tế,
trong đó có các nhóm bảo tồn và chính phủ Australia.
25
Hồi tháng 9, chính phủ Nhật đề xuất IWC đặt ra một giới hạn và cho phép họ tiếp tục săn cá
voi với số lượng nhất định, nhưng ủy ban này bác bỏ. Và giới phân tích cho rằng, Tokyo
muốn đáp trả bằng cách rút khỏi tổ chức này, mở đường cho việc có thể tự do săn bắt các
loài hiện đang được IWC bảo vệ, giống như cá voi minke.
Dù rút khỏi IWC, Nhật vẫn sẽ bị ràng buộc bởi một số luật pháp quốc tế. Công ước LHQ
về Luật biển (UNCLOS) buộc các quốc gia hợp tác bảo tồn cá voi “thông qua các tổ chức
quốc tế thích hợp để bảo tồn, quản lý và nghiên cứu. Nhật Bản có thể cố gắng thành lập
một cơ quan quốc tế khác nếu có thể kêu gọi các nước tham gia - hoặc tham gia một tổ
chức hiện có như Ủy ban săn bắt động vật có vú Biển Bắc Đại Tây Dương (NAMMCO).
Giống như một phiên bản nhỏ hơn của IWC, NAMMCO là một nhóm các quốc gia săn
bắt cá voi - Na Uy, Iceland, Greenland và Quần đảo Faroe – lập ra sau khi rời IWC.
 Như vậy, qua những động thái trên đã cho thấy Nhật Bản vẫn cương quyết duy trì ngành
ngư nghiệp săn bắt cá voi. Lượng cá voi Nhật Bản săn bắt được không những không thuyên
giảm mà còn gia tăng trong những năm trở lại đây. Phải hứng chịu làn sóng chỉ trích từ phía
IWC, và các quốc gia (Úc, Icelands) , tổ chức bảo tồn thiên nhiên, sinh vật biển, nhưng Nhật
Bản không có ý định dừng lại mà còn mạnh dạn tuyên bố sẽ rút khỏi IWC, để tự do đánh bắt
mà không phải chịu bất cứ sức ép nào.

26
4 Hành động và giải pháp.

 Các hành động nhằm chống lại việc săn bắt cá voi.
Đánh bắt cá voi đã làm giảm đáng kể số lượng cá thể và vì thế trong những năm gần đây đã
có nhiều chiến dịch của các tổ khác nhau như Sea Shepherd, Greenpeace,... để ngăn
chặn việc săn bắt cá voi thương mại lớn như ở Nhật Bản, Na Uy và Iceland.
 Các chiến dịch bao gồm đóng cửa các đội tàu săn cá voi và đánh đắm các tàu săn
cá voi bất hợp pháp.
 Một hành động rất hiệu quả được thực hiện là “Lệnh cấm đánh bắt cá voi” giúp
cá voi lưng gù và cá voi Right phục hồi từ mức 5 (dễ bị tổn thương) lên đến mức 7
(ít quan tâm) nghĩa là có sự cải thiện rõ rệt về số lượng cá thể.
 Randall Reaves, người đứng đầu của IUCN cho rằng "Đây là một thành công
trong việc bảo tồn và nó chỉ ra rõ những gì cần phải làm để đảm bảo những người
khổng lồ đại dương này tồn tại."
WWF và IWC đã làm việc cùng nhau để cố gắng giúp săn bắt cá voi bền vững, giảm mối đe
dọa đối với cá voi, thuyết phục các quốc gia như Nhật Bản, Iceland, Na Uy chấm dứt việc
săn bắt cá voi thương mại hoặc ít nhất là ngừng giết chết các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Các nước này bất chấp lệnh cấm săn bắt cá voi, tuy nhiên họ vẫn thực hiện một số hành động
như không tiếp tục săn bắt những con cá voi có nguy cơ tuyệt chủng.
Sea Shepherd nổi tiếng với những nỗ lực chống săn bắt cá voi, họ cho rằng người Nhật
đang săn cá voi trái phép chống lại lệnh cấm năm 1986 và Nhật Bản đang săn bắt cá voi vì lý
do thương mại hơn là khoa học. Các hành động can thiệp của Sea Shepherd bao gồm đâm,
ném ống khói lên tàu đánh cá và sử dụng dây nylon để vô hiệu hóa chân vịt. Tuy nhiên,
việc đó chỉ có tác dụng gây rối và làm những người săn cá voi khó chịu. Điều này, dù nhiều
hay ít, sẽ tạo ra những cuộc xung đột chính trị giữa các quốc gia. Dù vậy, Sea Shepherd vẫn
luôn tự hào rằng những nỗ lực của họ đã dẫn đến việc giảm săn bắt 500 con cá voi vào năm
2007 và 305 con vào năm 2008. Tổ chức này thừa nhận rằng hành động của họ khá bạo lực
và gây nguy hiểm đến tính mạng người khác nhưng cuộc sống của cá voi có ý nghĩa nhiều
hơn và không có thành viên phi hành đoàn nào được phép lên tàu trừ khi họ sẵn sàng mạo
hiểm mạng sống của mình cho một con cá voi.

27
 Giải pháp đề xuất đối với việc săn bắt cá voi.
Nhìn chung, săn bắt cá voi là một vấn đề gây tranh cãi trong nhiều thập kỉ. Người ta nói đến
tính truyến thống dân tộc, đến những yếu tố văn hóa đầy tự hào, và cả những ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hệ sinh thái. Vấn đề này vô cùng nhạy cảm, vì nó không chỉ là bài toán
kinh tế mà hơn hết, nó còn là một bài toán chính trị. Vậy có giải pháp nào để giải quyết triệt
để vấn đề này không? Đây là một câu hỏi được rất nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm.
Theo David McNeill (điều phối viên của Japan Focus) và Taniguchi Tomohiko (Thư ký của
Bộ Ngoại giao Nhật Bản), giải pháp sẽ đến khi Nhật Bản dừng việc đánh bắt cá voi nhằm
mục đích “nghiên cứu khoa học” và đàm phán với các công ty địa phương để bắt cá voi
Minke thay thế vì chúng có thể được đánh bắt trên biển Nhật Bản. Các công ty sẽ có thể
kiếm sống bằng cách bắt những con cá voi Minke lớn. Do đó họ cũng có thể bảo tồn các món
ngon quý hiếm và văn hóa săn bắt cá voi địa phương. Đây là một ý kiến mang tính tham
khảo, nhưng việc này sẽ rất khó để thực hiện do vấp phải sự phản đối từ các tổ chức nhân
đạo về động vật.
Một giải pháp khác để ngăn chặn việc săn bắt cá voi là giáo dục người dân về vấn đề này,
nâng cao nhận thức về việc săn bắt cá voi và những tác động tiêu cực của nó. Các quốc gia
nên nói với người dân hệ sinh thái và môi trường bị ảnh hưởng như thế nào bởi việc săn bắt
cá voi để nhiều người hiểu và quan tâm hơn. Thay đổi thái độ đối với việc ăn thịt cá voi sẽ
rất hiệu quả vì thế hệ trẻ ít ăn cá voi hơn và về lâu dài, người dân của các quốc gia săn bắt cá
voi sẽ từ chối ăn thịt chúng. Mâu thuẫn giữa các quốc gia chuyên săn bắt cá voi và các tổ
chức quốc tế chống săn bắt cá voi sẽ làm sụp đổ ngành công nghiệp đánh bắt cá voi trong
tương lai gần. Việc tiêu thụ thịt cá voi những năm gần đây bắt đầu suy giảm khi mọi người
nhận ra hậu quả của việc săn bắt cá voi. Các công ty sẽ bắt đầu mất lợi nhuận vì ngành này
vô cùng tốn kém mà sản lượng tiêu thụ lại bị sụt giảm. Vì vậy, giáo dục là một giải pháp an
toàn và đầy hứa hẹn đối với việc săn bắt cá voi. Tuy nhiên, điều này sẽ tốn rất nhiều thời
gian để thực hiện.
Cho đến nay, chưa có giải pháp nào được xem là tốt nhất cho việc săn bắt cá voi. Bởi lẽ đây
là một truyền thống văn hóa lâu đời ở Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia khác, khi nó đã ăn
sâu vào nhận thức người dân thì việc thay đổi sẽ là rất khó. Chấm dứt hoàn toàn việc săn bắt
cá voi là không thể, tuy nhiên dưới sự nỗ lực tích cực không ngừng nghỉ từ các tổ chức quốc
tế, chúng ta có thể hi vọng về việc săn bắt bền vững trong một khuôn khổ cho phép ở một
tương lai không xa.

28
Kết luận.

N
gành đánh bắt cá voi của Nhật Bản là một ngành đã có từ lâu đời. Nó đã và đang
đem lại nhiều giá trị lớn, đóng vai trò quan trọng trong nền Kinh tế Nhật Bản.
Với nhiều điều kiện thuận lợi, bề dày lịch sử và sự kiên quyết của mình, Nhật
Bản luôn muốn đẩy mạnh sự phát triển của ngành này.
Tuy nhiên, từ lâu nó đã vấp phải nhiều phản đối của các tổ chức lớn cũng như của nhiều
quốc gia và người dân trên toàn thế giới. Với nhiều hậu quả mà nó mang lại, sự tàn phá tự
nhiên, làm suy giảm đa dạng sinh học và đặc biệt gây nguy hại lớn đối với loài cá voi nên
cần phải có một giải pháp cụ thể đối với ngành này. Tuy nhiên, như những vấn đề mà chúng
tôi trình bày bên trên thì để giải quyết được nó không phải chuyện dễ dàng. Hiện nay, trên
thế giới có rất nhiều chương trình hành động để phản đối hoạt động đánh bắt cá voi của Nhật
Bản nói riêng và các quốc gia đẩy mạnh đánh bắt nói chung. Trên hết, đây là một vấn đề cấp
bách nên cần phải có một giải pháp cụ thể, thiết thực và lâu dài để bảo vệ loài cá voi trước
khi quá muộn.

29
PHỤ LỤC
 Phụ lục 1: Tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài sinh vật trên thế giới
Theo Sách Đỏ IUCN (The IUCN Red List of Threatened Animals).
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (Intemational Union of Conservation of Nature and
Natural resources - IUCN) và trung tâm giám sát bảo tồn quốc tế (World Conservation
Monitoring Center- WCMC) đã xây dựng những quy định vế tình trạng các loài có nguy cơ
tuyệt chủng và các danh mục xếp mục đe doạ của các loài. Sự xếp bậc này căn cứ vào các dữ
liệu về phân loại học (Taxonomy), tình trạng quần thể (Population status), xu hướng quần thể
(Population trends), sự phân bố (Distribution), tình trạng sinh cảnh (Habitat availability), xu
hướng địa lý (Geographic trends) và các mối đe doạ (Threats) và tham khảo ý kiến của các
chuyên gia phân loại học, các chuyên gia về các họ động vật riêng biệt của IUCN và của các
nhà khoa học các nước. Sự xếp bậc này cũng xem xét tình hình pháp luật liên quan của các
nước có loài trên phân bố.
1) EX - Tuyệt chủng – Extinct
Một loài bị đánh giá là tuyệt chủng khi có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối
cùng đã chết.
2) EW- Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên - Extinct in the wild
Một loài bị đánh giá là Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên khi các cá thể của loài này chỉ còn
được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh nhân tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào chăm
sóc của con người.
3) CR - Rất nguy cấp - Critically Endangered
Một loài bị đánh giá là cực kỳ nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự
nhiên rất cao trong một tương lai rất gần, khi quần thể loài suy giảm đến 80% hoặc diện tích
phân bố chỉ còn trên khoảng 100 km².
4) EN - Nguy cấp - Endangered
Một loài bị đánh giá là Nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên
rất cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp.
5) VU - Sẽ nguy cấp – Vulnerable
Một loài bị đánh giá là Sắp nguy cấp khi nó không nằm trong 2 bậc CR và Nguy cấp
(EN) nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai
không xa. Quần thể của chúng bị suy giảm 20% hoặc diện tích phân bố chỉ còn khoảng
20000.
6) NT – Sắp bị đe dọa – Near Threatened
Một loài bị đánh giá là Sắp bị đe dọa khi nó sắp phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong
tự nhiên cao trong một tương lai không xa.
7) LC – Ít quan tâm – Least Concern

30
Một loài bị đánh giá là Ít quan tâm khi ít được con người quan tâm hoặc không thỏa mãn đủ
tiêu chí cần được bảo vệ trước nguy cơ tuyệt chủng.
8) DD -Thiếu dẫn liệu - Data deficient
Một loài bị đánh giá là Thiếu dữ liệu khi một nhóm các loài sinh vật không biết rõ theo phân
loại của IUCN. Nhóm này có hoặc không thỏa các tiêu chí như loài nguy cấp (EN), loài sắp
bị đe dọa (NT), hoặc trước năm 2001 là phụ thuộc bảo tồn. Hiện có nhiều loài thuộc nhóm
thiếu dữ liệu.
9) NE - Không đánh giá - Not evaluated
Một loài bị đánh giá là Không đánh giá khi chúng không được phân loại tình trạng bảo
tồn theo danh sách của Sách Đỏ.

31
 Phụ lục 2: Các loại cá voi được đề cập trong bài viết

Tình
Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Số lượng Phân bố Kích thước Ảnh minh họa
trạng

Common minke
Cá voi mũi nhọn LC 200,000
whale

6-11 tonnes

Fin whale Cá voi vây VU 100,000

30–80 tonnes

Humpback whale Cá voi lưng gù LC 80,000

25–30 tonnes

Baird's beaked Cá voi mõm Không có


DD
whale khoằm thông tin
12 tonnes

Gray whale Cá voi xám LC 26,000

15–40 tonnes

32
200,000–
Sperm whale Cá nhà táng VU
2,000,000
25–50 tonnes

Cá voi Bryde
90,000–
Bryde's whale LC
(thuộc họ Cá voi 100,000
lưng xám)
14–30 tonnes

North Pacific Cá voi trơn Bắc


EN 404-2,108
right whale Thái Bình Dương

60–80 tonnes

Cá voi Sei

Sei whale (thuộc họ Cá voi


EN 57,000
lưng gù)
20–25 tonnes

Bowhead Cá voi đầu cong LC


12,682–
whale 39,950

60 tonnes

33
 Phụ lục 3: Các tổ chức có liên quan
1) IWC (International Whaling Commission)
Ủy ban Cá voi Quốc tế là một cơ quan quốc tế được thành lập theo các điều khoản của Công
ước Quốc tế về Quy định Đánh bắt cá voi (ICRW), được ký kết tại Washington, DC, Hoa Kỳ,
vào ngày 2 tháng 12 năm 1946 để " cung cấp cho việc bảo tồn thích hợp các đàn cá voi và do
đó có thể tạo ra sự phát triển có trật tự của ngành đánh bắt cá voi ". Năm 1982, IWC đã áp
dụng lệnh cấm đánh bắt cá voi thương mại. Hiện tại, Nhật Bản, Nga và một số quốc gia khác
phản đối lệnh cấm này. IWC cho phép hạn ngạch đánh bắt cá voi khác không để sinh sống
của thổ dân và các quốc gia thành viên có thể cấp 'Giấy phép khoa học' cho công dân của họ.
Nhật Bản đã cấp giấy phép như vậy kể từ năm 1986, cá voi Na Uy và Iceland dưới sự phản
đối của lệnh cấm và đưa ra hạn ngạch riêng của họ.
2) WWF (World Wildlife Fund For Nature)
Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên hay còn gọi là Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, Quỹ
Bảo vệ Thiên nhiên Toàn Cầu là một trong những tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới về
bảo vệ thiên nhiên.
3) Greenpeace
Tổ chức Hòa bình xanh được thành lập ở Vancouver, British Columbia, Canada năm 1971.
Tổ chức này nổi tiếng nhất vì những chiến dịch chống lại việc săn bắt cá voi. Trong những
năm gần đây, mục tiêu trọng tâm của tổ chức này là chuyển qua các vấn đề môi trường khác,
bao gồm lưới cào đáy, sự nóng lên toàn cầu, nạn phá rừng nguyên sinh, năng lượng hạt nhân,
và công nghệ gene. Greenpeace có các văn phòng khu vực và quốc gia ở 42 nước trên khắp
thế giới, tất cả đều là chi nhánh của Greenpeace International đóng ở Amsterdam. Tổ chức
này nhận được sự ủng hộ về mặt tài chính từ khoản gần 3 triệu người, cũng như các khoản
đóng góp khác đến từ các quỹ từ thiện, nhưng không chấp nhận quỹ từ các chính phủ hay các
doanh nghiệp.
4) AFP
Agence France-Presse là hãng thông tấn lâu đời nhất trên thế giới. AFP là hãng thông tấn lớn
thứ ba trên thế giới, đứng sau AP và Reuters, đồng thời là nguồn tin tiếng Pháp lớn nhất thế
giới.
5) IFAW (International Fund for Animal Welfare)
Quỹ bảo vệ động vật quốc tế là một trong những tổ chức từ thiện bảo tồn và bảo tồn động vật
lớn nhất thế giới. Tổ chức này hoạt động để giải cứu các động vật riêng lẻ, bảo vệ quần thể,
bảo vệ môi trường sống và vận động để bảo vệ nhiều hơn.

34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sản phẩm từ Thịt cá voi
https://ja.wikipedia.org/wiki/%E9%AF%A8%E8%82%89?fbclid=IwAR1ciAtaBJr0NsU1G
OHXqdNTTOIpZ0t_C2WvQfR-8lh7O42DSU46lCUezaI
Úc lên tiếng: Nhật Bản không có lập luận cho việc giết cá voi
https://www.theguardian.com/environment/2018/sep/14/whaling-vote-australia-tells-japan-it-
has-lost-argument-for-
killings?fbclid=IwAR2IOUQjgKVbFtn0qbtG6Mzoh4s3GdYUMCJhRe7oNtwQfU6omch9v
NOIIc4
Tòa án Công lý Quốc tế quy định về đánh bắt cá voi Nhật Bản: tiếp theo là gì?
https://www.abc.net.au/news/2014-03-31/japanese-whaling-international-court-justice-what-
next/5357472?fbclid=IwAR1IbLSMF0wyFIWZpDjts0vTHBxCmipCPtOloqrgiR0d7PDsK5
dvYXej0jg
Tại sao Nhật Bản có nguy cơ lên án để bắt đầu đánh bắt cá voi thương mại
https://asia.nikkei.com/Spotlight/Asia-Insight/Why-Japan-risked-condemnation-to-restart-
commercial-
whaling?fbclid=IwAR06ZewV0ARimWogYeZrYhZT3CX78rNiV4TkvZMLwWkmmudaL
Z0HjdhFfJo
Vấn đề về cá voi
https://asia.nikkei.com/Spotlight/Asia-Insight/Why-Japan-risked-condemnation-to-restart-
commercial-
whaling?fbclid=IwAR06ZewV0ARimWogYeZrYhZT3CX78rNiV4TkvZMLwWkmmudaL
Z0HjdhFfJo
Sự tàn ác cá voi
https://www.ifaw.org/japan/our-
work/whales/%E6%8D%95%E9%AF%A8%E3%81%AE%E6%AE%8B%E8%99%90%E6
%80%A7?fbclid=IwAR1IbLSMF0wyFIWZpDjts0vTHBxCmipCPtOloqrgiR0d7PDsK5dvY
Xej0jg
Ngư dân Nhật Bản giết 120 con cá voi minke đang mang thai trong những tháng mùa hè -
báo cáo
https://www.theguardian.com/world/2018/may/30/japanese-hunters-kill-120-pregnant-
minke-whales-during-summer-months-report
Japan kills 333 whales for 'research', 122 were pregnant
https://www.newshub.co.nz/home/world/2018/05/japan-kills-333-whales-for-research-122-
were-pregnant.html

35

You might also like