Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

PHẠM XUÂN HOÀNG

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

LUẬT HỢP ĐỒNG


Đề cương này được biên soạn và cập nhật dành cho sinh
viên lớp K15503 và K15504, Trường Đại học Kinh tế- Luật,
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, học kỳ Mùa Thu
2016.

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 9/2016


Đề cương chi tiết môn học: Luật hợp đồng
Phạm Xuân Hoàng

LUẬT HỢP ĐỒNG


Mã số môn học: DS04

A. QUY CÁCH MÔN HỌC


・ Tên môn học: LUẬT HỢP ĐỒNG
・ Trình độ: Sinh viên hệ đào tạo đại học đã tích luỹ đầy đủ các môn học tiên quyết.

・ Số tín chỉ: 3

・ Điều kiện tiên quyết: Trước khi dự học môn Luật hợp đồng, sinh viên phải tích
luỹ đầy đủ các môn học sau đây:

1) Những vấn đề chung về luật dân sự Việt Nam;

2) Luật tài sản;

B. GIẢNG VIÊN
・ ThS. Phạm Xuân Hoàng, Bộ môn Luật Kinh doanh, Khoa Luật Kinh tế, Đại học
Kinh tế- Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh;

・ Liên hệ: Email hoangpx@uel.edu.vn

C. MÔ TẢ MÔN HỌC
Sống trong cộng đồng, con người phải giao thiệp với những người xung quanh để trước là
duy trì cuộc sống hàng ngày, sau là để phát triển khối tài sản của riêng mình, cho dù họ đang
sống trong xã hội phương Đông hay phương Tây, thời đại cổ hay kim. Nghĩa là, mỗi người
đều phải cam kết, thỏa thuận với những người khác để làm một việc nào đó, không làm một
việc nào đó, hay để chuyển hữu tài sản. Dù là người làm công hay doanh nhân, đời người ta
phải cần đến những cam kết ấy như một thứ công cụ thiết yếu và hữu dụng. Người ta gọi
những cam kết ấy là hợp đồng- một thứ cam kết có hiệu lực bắt buộc như pháp luật đối với
các bên kết ước. Cùng với việc bảo vệ tự do sở hữu là một điều thiêng liêng và bất khả xâm
phạm, luật pháp ở các nước Tây phương đã ra sức bảo vệ tự do giao kết hợp đồng như một lẽ
tự nhiên. Sự thực là, tự do giao kết hợp đồng được thừa nhận là một trong ba nền tảng pháp
luật căn bản tạo đà cho sự thịnh vượng ở phương Tây từ mấy trăm năm nay. Vì lẽ ấy, không
khỏi ngạc nhiên khi “tự do giao kết và tuân thủ hợp đồng là một yếu tố định hình nên trật tự
xã hội phương Tây”, [Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo Luật kinh tế, 2004, tr.392]

Cũng như phương Tây, ở phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng, người ta cũng
phải bán- mua, vay- mượn tài sản, thuê- khoán nhân công… để duy trì cuộc sống hàng ngày
và phát triển xã hội, hợp đồng (khế ước) vì thế cũng xuất hiện từ rất sớm. Tuy nhiên, do quan

“Lighting the Flame of Learning” Trang 2


Đề cương chi tiết môn học: Luật hợp đồng
Phạm Xuân Hoàng

niệm nhân trị chi phối, cổ luật đã không can thiệp vào quan hệ của tư nhân nếu quan hệ ấy
không ảnh hưởng đến trật tự chung của xã hội. Vì lẽ ấy, trong cổ luật phương Đông, thường
thiếu sự khái quát về sự tạo lập khế ước, hiệu lực của khế ước, các khế ước chính yếu … Mặc
dù vậy, trên bình diện tổng quát nhất, quan niệm về khế ước trong cổ luật phương Đông khá
tương đồng với quan niệm của phương Tây. Chính vì điều này mà ngày nay luật hợp đồng từ
Đông sang Tây, từ khu vực đến thế giới ngày càng trở nên hài hòa và thống nhất. [Vũ Văn
Mẫu, 1973, Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử, quyển thứ hai, thiên thứ nhất, các khế ước trong
cổ luật, tr.146-147]

Ở phương Tây, cùng đề cao tự do giao kết và tuân thủ hợp đồng, nhưng phương pháp tư
duy ở các nước theo truyền thống Civil law và Common law về hợp đồng lại khác nhau. Các
nước theo truyền thống pháp luật dân sự, người ta coi luật hợp đồng, và luật về bồi thường
thiệt hại là hai nguồn căn bản tạo thành “luật nghĩa vụ”. Nghĩa là, mọi cam kết trong hợp
đồng được quy về khái niệm “nghĩa vụ”, một khái niệm hết sức trừu tượng do người Pháp
sáng tạo ra. Khác với những điều vừa kể trên, ở các nước theo truyền thống Thông luật
(Common law), với lối tư duy mền dẻo, linh hoạt và thực tế hơn, người ta thấy rằng hai lĩnh
vực hợp đồng và bồi thường thiệt hại khác nhau nhiều hơn là giống nhau, vì thế họ không quy
về một khái niệm kiểu như “nghĩa vụ” của các nước theo truyền thống dân luật. Thay vì trừu
tượng hóa, thì mối quan tâm hàng đầu của Common Law lại thiên về việc xem xét sự biểu
hiện ra sao trên thực tế của hợp đồng. Vì lẽ ấy, luật hợp đồng ở các nước theo truyền thống
Thông luật thường khá mềm dẻo và linh hoạt.

Truyền thống coi luật hợp đồng là một nhánh của luật nghĩa vụ ở các nước Âu châu lục
địa cũng đã được du nhập vào Việt Nam theo vó ngựa xâm lăng của người Pháp và ảnh hưởng
cho đến tận ngày nay. Vì lẽ ấy, nếu các quy tắc về luật hợp đồng không đủ rõ ràng cho một
tình huống cụ thể, người ta sẽ tham chiếu đến các quy định về nghĩa vụ dân sự từ điều 280
đến điều 387 Bộ luật dân sự [2015], với tính cách là những quy tắc chung nhất đối với hợp
đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Với tên gọi là Luật hợp đồng, với tính cách là
một môn khoa học về luật hợp đồng trong chương trình cử nhân luật, trong khuôn khổ khóa
học này, người dạy chọn cách tiếp cận rộng hơn những gì đang thống trị trong luật thực định
Việt Nam về hợp đồng. Nghĩa là, nội dung được giới thiệu trong khóa học này, luật hợp đồng
không chỉ được tiếp cận như một nhánh của luật nghĩa vụ. Rộng hơn thế, các quan niệm, giải
pháp, và triết lý về luật hợp đồng của hệ thống Common law cũng được đề cập và giới thiệu,
trong sự so sánh với sự lựa chọn trong luật thực định Việt Nam.

Với chủ đích tạo một môi trường học tập từ những gì đang diễn ra trong cuộc sống hàng
ngày, bởi pháp luật chính là cuộc đời, môn học này được xây dựng từ một tập hợp các tình
huống có thật, và những lý thuyết căn bản nhất, nhằm cung cấp cho người học những hiểu
biết căn bản về pháp luật hợp đồng nói riêng và triết lý của pháp luật nói chung.

“Lighting the Flame of Learning” Trang 3


Đề cương chi tiết môn học: Luật hợp đồng
Phạm Xuân Hoàng

D.

E.
Mục tiêu của môn học này gồm ba nhóm: (i) những tri thức căn bản mà người học sẽ đạt
được về luật hợp đồng; (ii) hình thành các kỹ năng hành nghề luật, và (iii) hình thành thái
độ của người học với nghề luật, với công lý, cụ thể:

1. Môn học Luật hợp đồng được giảng dạy và nghiên cứu bằng chính chất liệu của cuộc sống
đang diễn ra hàng ngày ở Việt Nam, người học sẽ nắm được những hiểu biết căn bản,
hiểu được triết lý căn bản của lĩnh vực luật hợp đồng, đặng từ đó, từng bước góp phần
hình thành khả năng cảm nhận, gìn giữ và kiến tạo công lý.

2. Với chủ đích mang “hơi thở của cuộc sống” vào học đường, môn học này, thông qua việc,
diễn án, phân tích, bình luận những vụ việc có thật trong đời sống pháp luật Việt Nam
đương đại, người học sẽ tự mình hình thành: (i) tư duy phản biện; (ii) khả năng suy nghĩ
độc lập và sáng tạo; (iii) hình thành kỹ kỹ năng đàm phán, và (iv) các kỹ năng thiết yếu
của nghề luật để kiến tạo cuộc chung sống hoà bình trong một môi trường ngày càng trở
nên đa dạng và khác biệt;

3. Thông qua việc diễn án, phân tích, bình luận các vụ việc có thật, người học được yêu cầu
và có cơ hội “sắm vai” nhân vật chính trong các vụ việc, được học từ chính những gì đang
diễn ra xung quanh cuộc sống của họ. Đặng từ đó, người học sẽ từng bước tự trang bị, rèn
luyện các kỹ năng và tri thức cần thiết khi nghiên cứu và xử lý các tình huống pháp lý liên
quan đến lĩnh vực pháp luật này. Đặc biệt là người học sẽ có khả năng vận dụng thành
thạo những kiến thức và kỹ năng đã học đó để thực hành nhằm giải quyết những vấn đề
thực tiễn đặt ra, sẵn sàng đối mặt và làm chủ các tình huống về hợp đồng mà họ sẽ gặp
trong tương lai nghề nghiệp của mình.

4. Từng bước hình thành khả năng độc lập trong phát hiện những khiếm khuyết và có khả
năng đưa ra các đề xuất, kiến nghị cụ thể trong lĩnh vực pháp luật hợp đồng;

5. Phát triển kỹ năng làm việc nhóm thông qua việc thảo luận, làm việc cùng nhau của 7 đến
10 sinh trong một nhóm;

F. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN


Môn học Luật hợp đồng được kết hợp giữa các phương pháp tình huống, phương pháp
nêu vấn đề, phương pháp diễn án và phương pháp thuyết trình truyền thống, trong đó
việc sử dụng phương pháp tình huống là chủ đạo và chiếm khoảng 60% thời lượng của môn
học. Mỗi buổi học đều được áp dụng tất cả các phương pháp này, theo cách thức sau đây:

1. Trong buổi học đầu tiên, sinh viên tự lập thành các nhóm theo sở thích. Lớp học được
chia thành 10 nhóm.

“Lighting the Flame of Learning” Trang 4


Đề cương chi tiết môn học: Luật hợp đồng
Phạm Xuân Hoàng

2. Mỗi buổi học được bắt đầu bằng một hoặc nhiều vụ việc theo một hoặc một nhóm chủ
đề do giảng viên lựa chọn và cung cấp tài liệu, có gợi ý trước:

 Các tình huống và bài đọc được giảng viên cung cấp cho sinh viên trước các buổi
học ít nhất một tuần lễ, thông qua email với các bản soft-copy hoặc hard-copy, tuỳ
nguồn tài liệu của giảng viên.

 Mỗi sinh viên phải tự mình nghiên cứu ngoài giảng đường khoảng từ 1 đến 2 giờ
cho mỗi tình huống, sau đó thảo luận theo nhóm trước khi buổi học trên lớp diễn
ra. Kết quả thảo luận và làm việc tại nhóm được thể hiện dưới dạng bài trình bày
bằng Powerpoint, và sẽ được trình bày tại các buổi học theo chỉ định ngẫu nhiên
của giảng viên hoặc theo nguyện vọng của nhóm sinh viên.

 Giảng viên sẽ chỉ định ngẫu nhiên một nhóm trình bày những nội dung liên quan
đến một tình huống mà toàn thể sinh viên trong lớp và nhóm được chỉ định đã
nghiên cứu, chuẩn bị trước tại các buổi làm việc nhóm theo yêu cầu và các gợi ý
nghiên cứu của giảng viên. Những sinh viên khác trong lớp lắng nghe và góp ý,
bình luận, hoặc đặt câu hỏi nhằm làm sáng rõ phần trình bày của nhóm được chỉ
định.

 Các nhóm không được biết trước lịch trình bày của mình tại các buổi học mà
theo sự chỉ định ngẫu nhiên của giảng viên. Số lần trình bày của các nhóm trong
quá trình học môn học này là tương đương nhau.

 Kết quả làm việc nhóm và trình bày trước lớp được giảng viên đánh giá, chấm
điểm, công bố sau mỗi buổi học, ghi chép, cộng dồn trong suốt 15 tuần học và
công bố tổng điểm của cả nhóm trong 15 tuần học vào buổi học cuối. Điểm số của
phần này được tính chung cho tất cả các thành viên trong nhóm và có thể chiếm tỉ
trọng đến 20% kết quả cuối cùng của môn học, và thay thế cho bài kiểm tra giữa
học kỳ.

 Khi được chỉ định mà một nhóm nào đó không chuẩn bị trước, hoặc không sẵn
sàng trình bày sẽ bị trừ điểm vào tổng điểm cuối cùng của cả nhóm.

3. Điểm làm việc nhóm và trình bày của mỗi nhóm được chấm chung cho cả nhóm. Vào
buổi học cuối cùng các nhóm sẽ tự chia điểm cho mỗi thành viên dựa trên sự tham gia
và đóng góp của mỗi thành viên trong suốt quá trình học, sau đó nộp bảng kê kết quả
của mỗi thành viên trong nhóm cho giảng viên.

4. Những sinh viên chủ động và có nhiều đóng góp trong các buổi học sẽ được đánh giá
thông qua điểm cá nhân.

“Lighting the Flame of Learning” Trang 5


Đề cương chi tiết môn học: Luật hợp đồng
Phạm Xuân Hoàng

5. Việc thảo luận của sinh viên được diễn ra dưới sự điều phối, dẫn dắt, gợi ý và đặt câu
hỏi của giảng viên, nhằm cùng nhau tìm kiếm những ý tưởng mới, những giải pháp
sáng tạo hoặc làm sáng rõ thêm các mục tiêu mà mỗi bài học cần đạt được.

6. Trong quá trình sinh viên thảo luận một vụ việc, giảng viên có thể đưa ra quan điểm
và bình luận của mình để sinh viên có thêm thông tin, nhưng không áp đặt quan
điểm, mà khuyến khích sinh viên tự do suy nghĩ, đưa ra chính kiến và tìm cách thuyết
phục người khác chấp nhận quan điểm của mình.

7. Mỗi tình huống thảo luận sẽ được kết thúc “mở” với nhiều quan điểm khác nhau được
đưa ra, gợi mở để mỗi sinh viên tiếp tục suy nghĩ và tự lựa chọn kiến giải cho riêng
mình.
8. Từ những nội dung đã được thảo luận, giảng viên trình bày các nội dung cơ bản của
bài học bằng cách sử dụng những vấn đề đã thảo luận làm phần dẫn nhập hoặc làm
phần minh hoạ cơ sở thực tế cho các vấn đề lý thuyết mang tính nền tảng, nhằm giúp
người học có thể hiểu và tiếp thu chúng một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, cũng thông
qua các vụ việc thực tế, giảng viên hướng dẫn người học các kỹ năng đánh giá, bình
luận, phê phán, cũng như việc vận dụng hợp lý các quy định của pháp luật thực định
vào từng trường hợp cụ thể.

9. Ngoài các giờ làm việc với giảng viên trên giảng đường, mọi thắc mắc, yêu cầu của
sinh viên có thể liên hệ với giảng viên qua e-mail hoặc trao đổi trực tiếp vào thời gian
làm việc hàng tuần của giảng viên tại Văn phòng Khoa Luật, Trường đại học Kinh tế-
Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

G. TÀI LIỆU
TÀI LIỆU BẮT BUỘC:
1. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, Phần 4, Pháp luật hợp đồng trong kinh
doanh, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2011.

2. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình pháp luật đại cương, chương XI, Đảm bảo tự do khế
ước: Tổng quan về pháp luật hợp đồng, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2011.

3. Phạm Xuân Hoàng, Luật hợp đồng, Tình huống và gợi ý nghiên cứu, tài liệu phục
vụ khóa học, lưu hành nội bộ (giảng viên cung cấp).

4. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án, Nxb.Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2009;

5. Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, Nxb.Tư pháp,
Hà Nội, 2015.

“Lighting the Flame of Learning” Trang 6


Đề cương chi tiết môn học: Luật hợp đồng
Phạm Xuân Hoàng

6. Nguyễn Ngọc Bích, Cách suy nghĩ của luật sư, tái bản lần thứ nhất, Nxb.Trẻ,
2015.

VĂN BẢN PHÁP LUẬT BẮT BUỘC:


1. Bộ Luật dân sự năm 2015;

2. Luật thương mại năm 2005;

3. Luật kinh doanh bảo hiểm;


4. Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

TÀI LIỆU NÊN ĐỌC:


1. Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo, Quyển II, Nghĩa vụ và khế ước, Bộ quốc
gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963 (hard-copy do giảng viên cung cấp);
2. Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử, Quyển thứ hai, Sài Gòn, 1973 (hard-
copy do giảng viên cung cấp);

3. Robert W. Emerson, Business Law, Barron’s, 2009, pp.81-186, tiếng Anh.

4. Jeff Ferriell, Understanding contracts, second edition, LexixNexis Publisher, 2009,


tiếng Anh (có lưu tại thư viện Đại học Kinh tế- Luật).

5. Bradford Stone, Commercial Code in a nutshell, Fifth edition, West Group, 2002.
(Hiện có tại thư viện)

6. Corinne Renault-Branhinsky, Đại cương về pháp luật hợp đồng, Trần Đức Sơn dịch,
Nxb.Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 2002.

7. Lê Hồng Nhật, Sơ lược về tính không đầy đủ của hợp đồng và vấn đề ép giá trong
kinh doanh, tải về từ:
http://www.viet-studies.info/kinhte/LeHongNhat_HoldUp.pdf
8. Trần Việt Anh, Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 13/2011.

9. Nguyễn Thị Tình, Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ
luật Dân sự năm 2015, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 14/2011.

10. Nguyễn Việt Khoa, Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại năm 2015,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 15/2011.

11. Ngô Huy Cương, Về yếu tố ưng thuận của hợp đồng (kỳ 1), Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 7/2010.

12. Ngô Huy Cương, Về yếu tố ưng thuận của hợp đồng (kỳ 1), Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 8/2010.

“Lighting the Flame of Learning” Trang 7


Đề cương chi tiết môn học: Luật hợp đồng
Phạm Xuân Hoàng

13. Dương Anh Sơn và Lê Minh Hùng, Hình thức văn bản, văn bản có chứng thực là điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18/2010.
14. Trần Văn Biên, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng điện tử qua
Internet, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 20/2010.

15. Lê Minh Hùng, Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong pháp
luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
6/2009.

16. Ngô Huy Cương, Bàn về sửa đổi các quy định chung về hợp đồng của Bộ luật Dân sự
năm 2015, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 16/2009.

17. Nguyễn Ngọc Điện, Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, số 19/2009.
18. Đỗ Văn Đại, Nhầm lẫn trong chế định hợp đồng: những bất cập và hướng sửa đổi bộ
luật dân sự (kỳ 1), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22/2009.

19. Đỗ Văn Đại, Nhầm lẫn trong chế định hợp đồng: những bất cập và hướng sửa đổi bộ
luật dân sự (kỳ 2), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 23/2009.

20. Đỗ Văn Hữu, Vi phạm về hình thức có là căn cứ để xác định hợp đồng vô hiệu, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, số 3/2008.

21. Phạm Duy Nghĩa, Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong pháp luật
hợp đồng Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5/2003.

H. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

1. Thuyết minh về cách đánh giá kết quả học tập


Với mục đích đánh giá sinh viên về khả năng ứng dụng kiến thức và các kỹ năng đã
được học vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn của cuộc sống, môn học Luật hợp đồng
có ba hình thức đánh giá kết quả học tập của từng sinh viên như sau:

1.1 Tự học, thảo luận và làm việc nhóm trong suốt quá trình học

Kết quả học tập của phần này được cấu thành bởi hai bộ phận: (1) Điểm chung của cả
nhóm có được từ việc thảo luận, làm việc nhóm và trình bày kết quả của nhóm trong
các giờ học; và (2) điểm riêng của mỗi sinh viên trong quá trình học tập. Cách tính
như sau:

a. Điểm chung cho cả nhóm (sau đây ký hiệu là “Đ1”): Lớp học được chia thành
10 nhóm. Các nhóm này sẽ được duy trì và làm việc cùng nhau trong suốt cả
quá trình nghiên cứu môn học này. Điểm số của nhóm được cộng dồn và mỗi

“Lighting the Flame of Learning” Trang 8


Đề cương chi tiết môn học: Luật hợp đồng
Phạm Xuân Hoàng

nhóm sẽ tự chia cho các thành viên trong nhóm tuỳ theo sự đóng góp của thành
viên. Tổng điểm tối đa của mỗi nhóm trong một lần trình bày được tính theo
công thức: ∑ = N x 10, trong đó, “N” là số sinh viên trong nhóm, “10” là thang
điểm tối đa cho mỗi lần trình bày.

b. Trong quá trình học tập, những sinh viên tích cực tham gia thảo luận, góp ý,
bình luận và trả lời câu hỏi của giảng viên tại các buổi học trên lớp sẽ được
giảng viên chấm điểm. Điểm này sẽ được cộng dồn và chia trung bình và công
bố khi môn học kết thúc. Điểm số tối đa cho phần này là 10 điểm. Cấu phần
này sau đây ký hiệu là “Đ2”

c. Điểm số cuối cùng của nội dung “tự học, thảo luận và làm việc nhóm” của mỗi
sinh viên được ký hiệu là “TĐ”, và được tính theo công thức: TĐ = Đ1 + Đ2.
Nếu “TĐ” tính theo công thức vừa nêu có giá trị lớn hơn 10 (Mười) thì được
tính là 10 (Mười) điểm.

1.2 Nộp bài chuẩn bị hàng tuần.

 Từ tuần học thứ Hai, trước khi bắt đầu mỗi buổi học, mỗi nhóm nộp 01 bản in
bài chuẩn bị ở nhà theo yêu cầu nghiên cứu của giảng viên định dạng
PowerPoint. Các bài chuẩn bị này sẽ được chấm điểm cho cả nhóm, cộng dồn,
chia trung bình và công bố vào buổi học cuối cùng.

 Điểm số của cấu phần này chiếm tỉ trọng 30% tổng điểm của môn học, thay thế
cho bài tiểu luận.

1.3. Bài thi cuối khoá

 Bài thi cuối khoá là bài thi viết, cho mở sách (open book exam) dưới dạng tự
luận và được tiến hành trong khoảng thời gian 90 phút.

 Nội dung đề thi: Sinh viên được yêu cầu đọc một tình huống, vụ việc có thật và
xử lý tình huống đó theo các yêu cầu của người ra đề. Các yêu cầu của một đề
thi thường có từ 3 đến 4 vấn đề mà người học đã được làm quen trong quá
trình học.

 Nội dung thi- Yêu cầu và đánh giá ở hai cấp độ:

 Mức độ đạt yêu cầu: không kiểm tra trí nhớ mà kiểm tra người học về
khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề có thật
mà người học có thể sẽ phải đối mặt trong tương lai.

“Lighting the Flame of Learning” Trang 9


Đề cương chi tiết môn học: Luật hợp đồng
Phạm Xuân Hoàng

 Mức độ khá, giỏi: người học tự mình phát hiện các khiếm khuyết và đề
xuất giải pháp cho các vấn đề pháp lý còn khiếm khuyết ấy, hoặc nêu
và ủng hộ phát hiện và giải pháp của người khác trên cơ sở có lý giải
một cách thuyết phục.

 Điểm số: Thang điểm tối đa cho mỗi bài thi cuối khoá là 10 (Mười) điểm, và
chiếm tỉ trọng 50% kết quả cuối cùng của môn học.

2. Bảng tóm tắt các hình thức đánh giá

Thành Thời lượng Tóm tắt biện pháp Trọng Thời điểm
phần đánh giá số

Đánh giá Suốt cả quá Đánh giá khả năng tự 20% Tuần 2 đến tuần 15
kết quả và trình diễn ra học, thảo luận, làm
thái độ học môn học. việc nhóm và thuyết
tập liên tục trình, phát biểu trên
lớp.

Nộp bài Nộp bài Đánh giá khả năng tự 30% Tuần 2 đến tuần 15
chuẩn bị trước khi mỗi nghiên cứu, khả năng
hàng tuần buổi học bắt trình bày ý tưởng…
đầu

Thi cuối kỳ 90 phút  Thi viết (tự luận), 50% Theo lịch của
cho sử dụng tất cả Phòng đào tạo
các loại tài liệu;
 Không áp dụng
hình thức thi trắc
nghiệm.

Tổng 100%

“Lighting the Flame of Learning” Trang 10


Đề cương chi tiết môn học: Luật hợp đồng
Phạm Xuân Hoàng

J. NỘI DUNG CHI TIẾT VÀ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

Tuần Tiêu đề và nội dung bài giảng Tài liệu bắt buộc phải đọc

1 Nhập môn (01 tiết)

1. Hướng dẫn cách thức tiến hành


môn học và chia nhóm;

 Phương pháp học tập và nghiên 1. Đề cương môn học do giảng viên phụ
cứu; trách môn học biên soạn và cung cấp.
 Cách thức thi và đánh giá kết
quả học tập;

2. Giới thiệu nội dung, chương trình


và tài liệu nghiên cứu:

 Phần chung: thời lượng: 52


tiết, được chia làm 13 buổi học
trên lớp;
 Hợp đồng thông dụng: 08 tiết,
được chia làm 2 buổi học trên
lớp;
 Tài liệu: Xem mục F ở trên.

Bài 1: Nhập môn pháp luật hợp đồng (02 1. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh
tiết) tế, Phần 4, Pháp luật hợp đồng trong
I. Vai trò của hợp đồng kinh doanh, Nxb.Công an nhân dân, Hà
 Công cụ chính yếu để tổ chức Nội, 2011, tr.363 đến tr.367.
cuộc sống của con người.
2. Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam và tư
II. Triết lý của hợp đồng
pháp sử, Quyển thứ hai, phần thứ ba, đại
1. Phương Đông.
cương về luật khế ước và trách nhiệm
2. Phương Tây.
trong cổ luật, các khế ước trong cổ luật,
III. Lược sử pháp luật hợp đồng Việt
Sài Gòn, 1963, từ tr.145 đến tr.148.
Nam
1. Hợp đồng trong cổ luật 3. Phạm Xuân Hoàng, Luật hợp đồng, Tình
2. Luật hợp đồng thời Pháp thuộc. huống và gợi ý nghiên cứu, tài liệu phục
3. Luật hợp đồng thời “bao cấp” vụ khóa học, lưu hành nội bộ, tình
4. Luật hợp đồng hiện nay.

“Lighting the Flame of Learning” Trang 11


Đề cương chi tiết môn học: Luật hợp đồng
Phạm Xuân Hoàng

IV. Tổng quan về môn học huống nghiên cứu 1.


1. Đối tượng nghiên cứu: Luật hợp
đồng Việt Nam;
2. Cấu trúc môn học;
3. Những nội dung chính yếu của
môn học.

2 Bài 2: Những khái niệm căn bản về hợp


đồng và luật hợp đồng (03 tiết)

I. Khái niệm hợp đồng


1. Định nghĩa 1. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế,
2. Các yếu tố cấu thành hợp đồng. Phần 4, Pháp luật hợp đồng trong kinh
II. Một số lý thuyết hợp đồng phổ doanh, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội,
biến 2011, tr.367 đến tr.368.
1. Consensus ad idem;
2. Hợp đồng không đầy đủ. 2. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình pháp luật đại
3. Thuyết chi phí giao dịch và hợp cương, chương XI, Đảm bảo tự do khế ước:
đồng Tổng quan về pháp luật hợp đồng,
III. Phân loại hợp đồng Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2011, các
1. Dựa vào cách thức tạo lập hợp tr.235 đến 238; và các tr.240 đến 242.
đồng.
2. Dựa vào việc thực hiện hợp 3. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam, bản
đồng. án và bình luận bản án, Nxb.Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2009, tr.44 đến tr.88.
3. Dựa vào khả năng thực thi hợp
đồng.
4. Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo,
4. Dựa vào đối tượng, mục đích của
Quyển II, Nghĩa vụ và khế ước, từ tr.61 đến
hợp đồng.
tr.82, Bộ quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài
5. Các tiêu chí khác Gòn, 1963;
IV. Khái niệm Luật hợp đồng
V. Nguồn của luật hợp đồng. 5. Phạm Xuân Hoàng, Luật hợp đồng, Tình
1. Khái niệm. huống và gợi ý nghiên cứu, tài liệu phục vụ
2. Nguồn luật và thứ bậc. khóa học, lưu hành nội bộ, tình huống
3. Nguồn luật hợp đồng Việt Nam. nghiên cứu số 1.
VI. Luật chung và luật riêng

“Lighting the Flame of Learning” Trang 12


Đề cương chi tiết môn học: Luật hợp đồng
Phạm Xuân Hoàng

3 Bài 3 : Những nguyên tắc căn bản của


luật hợp đồng (03 tiết)
1. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình pháp luật đại
1. Nguyên tắc tự do khế ước
cương, chương XI, Đảm bảo tự do khế ước:
2. Nguyên tắc thiện chí và trung thực. Tổng quan về pháp luật hợp đồng,
3. Nguyên tắc tính ràng buộc của hợp Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2011, các
đồng. tr.238 đến 220.

2. Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng


thương mại quốc tế 2004, Nxb.Tư pháp, Hà
Nội, 2015, tr.41-tr.77.

3. Phạm Xuân Hoàng, Luật hợp đồng, Tình


huống và gợi ý nghiên cứu, tài liệu phục vụ
khóa học, lưu hành nội bộ, tình huống
nghiên cứu số 2.

4 Bài 4 : Giao kết hợp đồng (06 tiết)

I. Đề nghị giao kết hợp đồng (03 tiết)


1. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế,
1. Khái niệm; Phần 4, Pháp luật hợp đồng trong kinh
2. Nội dung. doanh, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội,
2011, tr.368 đến tr.370.
3. Hình thức của đề nghị giao kết hợp
đồng. 2. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình pháp luật đại
4. Trách nhiệm của bên đề nghị. cương, chương XI, Đảm bảo tự do khế ước:
Tổng quan về pháp luật hợp đồng,
5. Thời điểm có hiệu lực của đề nghị
Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2011,
giao kết hợp đồng.
tr.249 đến 254.
6. Rút lại, thay đổi, hủy bỏ đề nghị giao
kết hợp đồng. 3. Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng
thương mại quốc tế 2004, Nxb.Tư pháp, Hà
7. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng.
Nội, 2015, tr.78-tr.134;

4. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam, bản


án và bình luận bản án, Nxb.Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2009, tr.99 đến tr.115.

“Lighting the Flame of Learning” Trang 13


Đề cương chi tiết môn học: Luật hợp đồng
Phạm Xuân Hoàng

5. Phạm Xuân Hoàng, Luật hợp đồng, Tình


huống và gợi ý nghiên cứu, tài liệu phục vụ
khóa học, lưu hành nội bộ, tình huống
nghiên cứu số 3.

5 Bài 4 : Giao kết hợp đồng (tiếp)

II. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp


1. Xem tài liệu 1, 2, 3, và 4 đã cung cấp ở tuần
đồng (03 tiết)
thứ 4.
1. Khái niệm;
2. Thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết 2. Phạm Xuân Hoàng, Luật hợp đồng, Tình
huống và gợi ý nghiên cứu, tài liệu phục vụ
hợp đồng.
khóa học, lưu hành nội bộ, tình huống
3. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng nghiên cứu số 4.
có hiệu lực.
4. Hệ quả.

5. Rút lại chấp nhận đề nghị giao kết


hợp đồng.

6 Bài 5 : Đại diện trong giao kết hợp đồng


(03 tiết)
1. Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng
1. Phạm vi nghiên cứu.
thương mại quốc tế 2004, Nxb.Tư pháp, Hà
2. Thẩm quyền đại diện. Nội, 2015, tr.135- 165;
3. Người đại diện hành động không có 2. Hugh Beale, Arthur Hartkamp, Hein Kotz,
ủy quyền hoặc vượt quá phạm vi ủy Denis Tallon, Cases, Material and Text on
quyền và hậu quả pháp lý. Contract Law, Apparent Authority, Hart
Publishing, 2002, p.927- 935.
4. Đại diện biểu kiến.
3. Apparent Authority, tiếng Anh, tải về từ:
http://en.wikipedia.org/wiki/Apparent_auth
ority
4. Phạm Xuân Hoàng, Luật hợp đồng, Tình
huống và gợi ý nghiên cứu, tài liệu phục vụ
khóa học, lưu hành nội bộ, tình huống
nghiên cứu số 5.

“Lighting the Flame of Learning” Trang 14


Đề cương chi tiết môn học: Luật hợp đồng
Phạm Xuân Hoàng

7 Bài 6 : Nội dung và hình thức của hợp


đồng (03 tiết)

I. Nội dung của hợp đồng


1. Khái niệm 1. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình pháp luật đại
cương, chương XI, Đảm bảo tự do khế ước:
2. Nghĩa vụ.
Tổng quan về pháp luật hợp đồng,
3. Cách thức thể hiện. Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2011,
II. Hình thức của hợp đồng tr.254 đến tr.258.
1. Tự do về hình thức. 2. Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng
2. Vi phạm về hình thức và hậu quả. thương mại quốc tế 2004, Nxb.Tư pháp, Hà
Nội, 2015, tr.217-tr.235.
3. Hợp đồng bằng văn bản.

4. Cấu trúc thông thường của một văn 3. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam, bản
bản hợp đồng. án và bình luận bản án, Nxb.Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2009, tr.372 đến tr.389.

4. Xuân Hoàng, Luật hợp đồng, Tình huống và


gợi ý nghiên cứu, tài liệu phục vụ khóa học,
lưu hành nội bộ, tình huống nghiên cứu số
6.

8 Bài 7: Hiệu lực của hợp đồng (9 tiết)

I. Hiệu lực của hợp đồng


1. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình pháp luật đại
1. Khái niệm. cương, chương XI, Đảm bảo tự do khế ước:
2. Thời điểm có hiệu lực. Tổng quan về pháp luật hợp đồng,
Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2011,
3. Các điều kiện có hiệu lực.
tr.258 đến 259.
II. Giải thích hợp đồng
1. Giải thích hợp đồng theo luật Việt 2. Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng
thương mại quốc tế 2004, Nxb.Tư pháp, Hà
Nam.
Nội, 2015, tr.166-tr.216;
2. Quy tắc giải thích của PICC 2004.
3. Phạm Xuân Hoàng, Luật hợp đồng, Tình
huống và gợi ý nghiên cứu, tài liệu phục vụ
khóa học, lưu hành nội bộ, tình huống
nghiên cứu số 7.

“Lighting the Flame of Learning” Trang 15


Đề cương chi tiết môn học: Luật hợp đồng
Phạm Xuân Hoàng

9 Bài 7: Hiệu lực của hợp đồng (tiếp)

III. Hợp đồng vô hiệu


1. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế,
1. Khái niệm. Phần 4, Pháp luật hợp đồng trong kinh
2. Quyền yêu cầu tòa án tuyên hợp doanh, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội,
đồng vô hiệu. 2011, tr.271 đến tr.272.

3. Thẩm quyền tuyên hợp đồng vô 2. Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng
hiệu. thương mại quốc tế 2004, Nxb.Tư pháp, Hà
4. Thời hiệu. Nội, 2015, tr.171 -tr.201;

5. Hậu quả.
3. Phạm Xuân Hoàng, Luật hợp đồng, Tình
huống và gợi ý nghiên cứu, tài liệu phục vụ
khóa học, lưu hành nội bộ, tình huống
nghiên cứu số 8.

10 Bài 7: Hiệu lực của hợp đồng (tiếp)

III. Hợp đồng vô hiệu


1. Xem các tài liệu đã yêu cầu ở tuần học thứ
6. Một số dạng hợp đồng vô hiệu:
8.
 Vô hiệu do bị nhầm lẫn;
2. Phạm Xuân Hoàng, Luật hợp đồng, Tình
 Vô hiệu do bị lừa dối.
huống và gợi ý nghiên cứu, tài liệu phục vụ
 Vô hiệu do giả tạo. khóa học, lưu hành nội bộ, tình huống
 Vô hiệu do bị đe dọa. nghiên cứu số 9.
 Vô hiệu do đối tượng của hợp
đồng không thể thực hiện được.

 Vô hiệu do vi phạm hình thức

11 Bài 8: Thực hiện và các biện pháp bảo


đảm thực hiện hợp đồng (03 tiết)
I. Thực hiện hợp đồng
1. Khái niệm 1. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình pháp luật đại

“Lighting the Flame of Learning” Trang 16


Đề cương chi tiết môn học: Luật hợp đồng
Phạm Xuân Hoàng

2. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng cương, chương XI, Đảm bảo tự do khế ước:
Tổng quan về pháp luật hợp đồng,
3. Thời điểm thực hiện hợp đồng.
Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2011, tr.259
4. Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của đến tr.262.
người thứ ba

II. Hardship: Thực hiện hợp đồng khi 2. Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng
thương mại quốc tế 2004, Nxb.Tư pháp, Hà
điều kiện đã thay đổi một cách căn
Nội, 2015, tr.247 đến tr.308.
bản.
1. Định nghĩa 3. Phạm Xuân Hoàng, Luật hợp đồng, Tình
huống và gợi ý nghiên cứu, tài liệu phục vụ
2. Hệ quả
khóa học, lưu hành nội bộ, tình huống
3. Sự thiếu vắng điều khoản hardship nghiên cứu số 10.
trong pháp luật Việt Nam và nhu cầu
hiện nay.

III. Các biện pháp bảo đảm thực hiện


hợp đồng
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.

3. Đặt cọc.

4. Ký cược.

5. Ký quỹ.
6. Bảo lãnh.

7. Tín chấp

13 Bài 9: Vi phạm hợp đồng và chế tài (06


tiết)

I. Vi phạm hợp đồng


1. Khái niệm vi phạm hợp đồng. 1. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế,
Phần 4, Pháp luật hợp đồng trong kinh
2. Các dạng vi phạm theo luật Việt
doanh, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội,
Nam:
2011, tr.273 đến tr.275.
 Từ chối thực hiện nghĩa vụ.
 Không có khả năng thực hiện 2. Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng
thương mại quốc tế 2004, Nxb.Tư pháp,

“Lighting the Flame of Learning” Trang 17


Đề cương chi tiết môn học: Luật hợp đồng
Phạm Xuân Hoàng

 Thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ Hà Nội, 2015, tr.308 đến tr.330.

3. Lý thuyết về sự vi phạm hiệu quả 3. Phạm Xuân Hoàng, Luật hợp đồng, Tình
II. Chế tài huống và gợi ý nghiên cứu, tài liệu phục vụ
khóa học, lưu hành nội bộ, tình huống
1. Khái niệm
nghiên cứu số 11.
2. Đền bù thiệt hại
 Điều kiện áp dụng

 Xác định thiệt hại


 Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại

12 Bài 9: Vi phạm hợp đồng và chế tài (tiếp)

II. Chế tài


1. Xem tài liệu đã yêu cầu ở tuần học thứ 11.
3. Phạt vi phạm hợp đồng
 Bản chất của phạt hợp đồng: đền bù 2. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam, bản
thiệt hại đã được ước lượng trước. án và bình luận bản án, Nxb.Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.538 đến tr.572.
 Cách thức xác định mức phạt.

 Nghĩa vụ chứng minh sự vi phạm. 3. Phạm Xuân Hoàng, Luật hợp đồng, Tình
huống và gợi ý nghiên cứu, tài liệu phục vụ
4. Hủy hợp đồng
khóa học, lưu hành nội bộ, tình huống
 Điều kiện áp dụng nghiên cứu số 12.
 Hậu quả pháp lý

5. Buộc thực hiện hợp đồng


 Các trường hợp áp dụng

14 Bài 10: Những điều cần lưu ý đối với hợp


đồng mua bán tài sản (02 tiết)

1. Khái niệm. Phạm Xuân Hoàng, Luật hợp đồng, Tình


2. Thời điểm chuyển quyền sở hữu. huống và gợi ý nghiên cứu, tài liệu phục vụ
khóa học, lưu hành nội bộ, tình huống
3. Thời điểm chuyển rủi ro

“Lighting the Flame of Learning” Trang 18


Đề cương chi tiết môn học: Luật hợp đồng
Phạm Xuân Hoàng

nghiên cứu số 13; 14.

Bài 11: Những điều cần lưu ý đối với hợp


đồng vay tài sản (01 tiết)

1. Khái niệm.

2. Lãi suất: bảo vệ bên yếu thế.

3. Họ, hụi, biêu, phường.

15 Bài 12: Cải cách pháp luật hợp đồng Việt


Nam

I. Những vấn đề cần xem xét Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế,
II. Những xu hướng cải cách cần Phần 4, Pháp luật hợp đồng trong kinh
được quan tâm. doanh, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội,
2011, tr.377 đến tr.406.

“Lighting the Flame of Learning” Trang 19

You might also like