Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 13

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.

HCM
TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN

Học viên : Lê Thanh Minh


Lớp : 17YS0401
BỆNH ÁN 2
I.PHẦN HÀNH CHÍNH
-Họ và tên bệnh nhân: NGUYỄN THỊ T Tuổi: 66 Giới: Nữ
-Địa chỉ: Củ Chi
-Nghề nghiệp: Hưu trí
-Ngày vào viện: ngày 30/11/2018; Tại Phòng khám Đông Y Trường TC Tây Sài Gòn
- Ngày làm bệnh án: 12/12/2018
- Thuận tay : Phải

II. LÝ DO ĐẾN KHÁM: Chóng mặt

III.BỆNH SỬ
Khởi bệnh cách đây 2 tháng với chóng mặt, không sốt, không đau đầu, không
nhức đầu, không ù tai, không đau tai, và không buồn nôn, không nôn. Chóng mặt xuất
hiện đột ngột, từng cơn, kéo dài khoảng 1 phút, bệnh nhân thấy mọi vật xung quanh mình
xoay tròn, chóng mặt tăng khi bệnh nhân hồi hộp, kèm ra mồ hôi tay; khi ngồi lâu đứng
dậy bệnh nhân cũng xuất hiện chóng mặt, nhắm mắt thì đỡ chóng mặt; làm việc mau mệt
và dễ hồi hộp, động làm thì hồi hộp tăng và có kèm theo triệu chứng khó ngủ, ngủ chập
chờn, không sâu, đau lưng, mỏi gối. Bệnh nhân đã điều trị khoảng 1 tháng với các thuốc
hoạt huyết dưỡng não, vitamin nhóm B, bệnh có thuyên giảm, ngủ được nhưng không
hết, thỉnh thoảng vẫn chóng mặt nên bệnh nhân xin vào Phòng khám Đông Y Trường
Trung Cấp Tây Sài Gòn để điều trị.
*Ghi nhận lúc lúc khám:
- Mạch: 85 lần/phút
- Nhiệt: 37ºC
- Huyết áp: 130/80 mmHg
- Nhịp thở: 18 lần/ phút
- Tổng trạng mập, tỉnh táo, tiếp xúc tốt
- Nhịp tim đều, T1, T2 nghe rõ, không nghe tiếng tim bệnh lý, không hồi hộp,
không khó chịu vùng ngực, không đau tức ngực.
- Không ho, không khó thở, phổi trong
- Bụng mềm, gan lách không sờ thấy
- Tiểu bình thường, hai thận không sờ thấy
- Các cơ quan khác chưa phát hiện bệnh lý
IV. TIỀN CĂN:
1) Bản thân
- Nội Khoa:
+ Chóng mặt cách đây 3 năm đã điều trị tây y khỏi
+ Không có bệnh lý tai mũi họng.
+ Không có chấn thương vào đầu.
- Ngoại khoa: Chưa mổ lần nào
- Sản khoa: Mãn kinh 50t, PARA 4001
- Thoái quen sinh hoạt: Thích ăn mặn, không ăn béo
- Dị ứng: Chưa phát hiện
2) Gia đình: Không ai mắc bệnh lý liên quan
3) Xã hội:
- Hoàn cảnh kinh tế: Đủ sống
- Không khí gia đình: Vui vẻ, đầm ấm
- Tinh thần: Vui vẻ, hòa đồng, không có chấn thương tâm lý

.V KHÁM LÂM SÀNG:

1. Tổng trạng chung:


- Mập
- Tinh thần tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
-Mặt hồng hào, kết mạc mắt hồng
-Không phù, không xuất huyết dưới da
-Tuyến giáp không lớn, hạch ngoại biên không sờ thấy
-Mạch: 85 lần/phút
-Nhiệt: 370C
-Tần số thở: 18 lần/phút
-Huyết áp 130/80 mmHg

2. Đầu mặt cổ:


- Đầu cân đối, không u cục, không sẹo mổ cũ
- Tĩnh mạch cổ không nổi
- Mạch cảnh đập đều 2 bên, không âm thổi.
-Không đau tai, không nhức đầu
-Chưa phát hiện bệnh lý tai mũi họng

3. Vùng ngực:
-Không hồi hộp, không khó chịu vùng ngực, không đau tức ngực
-Nhịp tim đều, tần số 85 lần/phút,
-T1, T2 nghe rõ, không nghe tiếng tim bệnh lý
- Không ho.
- Rì rào phế nang nghe rõ.
- Chưa nghe rale.
4. Vùng bụng:
- Không ợ hơi, không ợ chua, không buồn nôn, không nôn.
- Ăn không ngon miệng, ăn ít, nhạt miệng.
- Ăn vào cảm giác khó tiêu, đầy bụng.
- Đi cầu phân lỏng, có chút phân sống.
- Bụng mềm, gan lách không sờ thấy.

5. Cơ xương khớp:
- Cột sống không vẹo lệch
- Không đau cơ khớp
- Không đau lưng, mỏi gối

6. Khám dinh dưỡng: Chưa ghi nhận được nội dung.

7. Tiết niệu, sinh dục:


-Tiểu bình thường, không tiểu buốt, tiểu rát
-Nước tiểu lúc trong lúc vàng, số lượng bình thường khoảng 1,5 lít/ngày
-Hai thận không sờ thấy

8. Khám thần kinh:


a. Chức năng thần kinh cao cấp:
- Tỉnh táo, tiếp xúc tốt
- Định hướng bản thân, không gian, thời gian đúng
- Sự chú ý và tập trung tốt: tập trung chú ý, phối hợp tốt khi khám
- Cảm xúc ổn định
- Trí nhớ tức thì, gần, xa tốt: Bệnh nhân có thể kể đúng và đầy đủ về quá trình bệnh
của mình
- Ngôn ngữ nghe nói hiểu, không rối loạn
b. Tư thế dáng bộ: Đi lại chậm chạp, bước chân yếu. Tay chân đưa lên xuống
chậm, xoay đầu qua lại lên xuống chậm. Chiều dài trục chi trên và chi dưới đều
bằng nhau
c. 12 đôi dây thần kinh sọ não: Chưa phát hiện bất thường
d. TK vận động:
- Cột sống cổ: cuối ngửa 45-45; Nghiên trái, nghiên phải: 45-30; Xoay trái, xoay
phải : 45-30
- Cột sống thắt lưng: cuối ngửa 90-30; Nghiên trái, nghiên phải: 30-30; Xoay người
trái phải: 30-30
- Vùng vai ( 2 bên): Đưa ra trước, ra sau: 180-0-45; Dạng- khép: 180-0-75; Xoay
trong , xoay ngoài: 30-0-80
- Khuỷ tay (2 bên): Gấp-duỗi: 150-0-0; Sấp- ngửa: 90-0-90
- Ngón tay (2 bên):
+ Ngón 1: Gập- duỗi khớp bàn ngón 50-0-5; Gập-duỗi khớp liên đốt: 85-0-15
+ Ngón 2-5: Gập- duỗi khớp bàn ngón: 90-0-45; Gập-duỗi khớp liên đốt 1: 100-0-
0; Gập duỗi khớp liên đốt 2: 80-0-0
- Khớp háng:
+ Phải: Gấp duỗi 130-0-10; dạng – khép:50-0-30; Xoay trong-xoay ngoài: 50-0-45
+ Trái: Gấp duỗi 130-0-10; dạng – khép:50-0-30; Xoay trong-xoay ngoài: 50-0-45
- Khớp gối:
+ Phải: Gấp-duỗi: 150-0-0
+ Trái: Gấp- duỗi: 150-0-0
- Cổ chân (2 bên): Gập lưng-gập lòng:30-0-50; Lật sấp-lật ngửa:30-0-60
e. TK cảm giác:
- Cảm giác nông: ko RL
- Cảm giác sâu: ko RL
- Dị cảm: ko
f. Phản xạ: Phản xạ gân cơ bình thường
h. Dấu màng não:Chưa ghi nhận

.VI TÓM TẮT BỆNH ÁN

BN: LÊ THỊ TUYẾT, Tuổi: 70 , Giới: Nữ. Đến khám vì lý do: Đau nhức các khớp
 Triệu chứng cơ năng:
Đau: Đau nhức các khớp vai, khuỷu tay (P); cột sống cổ, thắt lưng,
đau khớp gối và có tiếng kêu lạo xạo. Đau kèm cảm giác nặng mỏi, đau không lan, không
kèm sưng nóng đỏ. Đau tăng khi vận động, về đêm, khi thay đổi thời tiết; giảm đau khi
nghỉ ngơi, xoa bóp, chườm ấm.
- Hạn chế vận động các khớp
- Vùng cơ bị đau căng cứng
- Hoa mắt, chóng mặt
- Da, niêm mạc nhạt màu
- Móng tay nhạt màu, khô, dễ gãy
- Mất ngủ, khó ngủ, khó đi vào giấc ngủ, hay giật mình tỉnh giấc, mơ mệt. ngày ngủ từ
2-4 tiếng
- Tiểu đêm 4 -5 lần

 Triệu chứng thực thể:


+ Đau không kèm theo sưng nóng đỏ tại các vị trí khớp  không có viêm nhiểm.
+ Nghiệm pháp Patrick (-) 2 chân.  không có viêm khớp háng.
+ Bonnet (+)
+ Lasegue <850 (+)

.VII CHẨN ĐOÁN SƠ BỘ: Viêm xoang / thiếu máu cục bộ não thoáng qua
* Biện luận:
Bệnh nhân nữ 66 tuổi vào viện chóng mặt từng cơn, kéo dài khoảng 1 phút, khởi
bệnh cách đây 2 tháng, bệnh nhân cảm giác thấy mọi vật xung quanh mình xoay tròn,
nhưng không nhức đầu, không đau đầu, không đau tai, không ù tai, không buồn nôn và
không nôn. Đây là chóng mặt do rối loạn tiền đình ngoại vi không phải do tổn thương
tiền đình trung ương vì tổn thương tiền đình trung ương bệnh nhân cũng có thể có triệu
chứng chóng mặt nhưng thường kèm theo đau đầu, nói khó, hoặc yếu liệt chi.
Bệnh nhân cũng không có tăng huyết áp, cholesterol máu bình thường, đường
huyết bình thường, không có biểu hiện lâm sàng của cường giáp, bệnh nhân cũng không
dùng các thuốc kháng sinh và các thuốc an thần mà có thể gây nên biểu hiện chóng mặt.
Bệnh nhân không có tăng huyết áp, protein niệu 30mg/dl, đây là protein niệu sinh lý ở
người bình thường.
Nguyên nhân do rối loạn tiền đình ngoại vi gây chóng mặt ở đây là do viêm
xoang. Mặc dù bệnh nhân không có biểu hiện đau các xoang như xoang hàm: nhức vùng
má, xoang trán: nhức giữa 2 lông mày xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt, xoang sàng
sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy, cũng không có biểu hiện nghẹt mũi hay
chảy nước mũi nhưng qua x-quang ta có thể khẳng định là bệnh nhân bị viêm xoang, x-
quang có mờ xoang trán (T), mờ xoang hàm (P). Đây là trường hợp viêm xoang mạn tính,
do bệnh khởi phát cách đây khoảng 2 tháng và các triệu chứng rất là nhẹ nhàng, chỉ có
biểu hiện là chóng mặt.
Chóng mặt xuất hiện đột ngột, từng cơn, kéo dài khoảng 1 phút, khi ngồi lâu đứng
dậy bệnh nhân cũng xuất hiện chóng mặt. Như vậy bệnh nhân có thể bị hạ huyết áp khi
thay đổi tư thế do cơ thể không thích nghi kịp thời gây thiếu máu não thoáng qua hoặc có
cơn hạ huyết không theo chu kỳ. Điều này rất phù hợp với thiếu máu não thoáng qua do
thay đổi tư thế trên cơ thể có số lượng hồng cầu giảm nhẹ (hồng cầu 3,64 x10 6/mm3, tiểu
máu vi thể 5-10 ery/ul. Có thể xác định bằng cách theo dõi holter huyết áp hoặc
Monitoring sẽ phát hiện được những cơn hạ huyết áp này.
Biểu hiện chóng mặt kèm hồi hộp ở đây có thể là do phản ứng giao cảm trước rối
loạn tiền đình hoặc do tình trạng thiếu máu não thoáng qua do hạ huyết áp tư thế hoặc
cơn hạ huyết áp không theo chu kỳ trên cơ địa giảm số lượng hồng cầu kèm hở van động
mạch chủ nhẹ, nếu có gắng sức thì càng biểu hiện rõ nhất là triệu chứng hồi hộp và chóng
mặt.
Vậy chẩn đoán cuối cùng là viêm xoang mạn tính / thiếu máu cục bộ não thoáng qua.

.VIII ĐỀ NGHỊ CẬN LÂM SÀNG:


- Công thức máu
- Đường huyết khi đói; Cholesterol, HDL-C, LDL-C, Triglicerid; Ion đồ; Axit Uric
máu; Creatin máu..
- Tổng phân tích nước tiểu
- Điện tâm đồ.

.IX KẾT QUẢ CLS:


1.Công thức máu
Ngày 12/12/2018

Hồng cầu 3,64 x106/mm3 (bt 3.87 – 4.91×106/mm3)

Hb 12,8 g/dl (bt 12-16g/dl)

Hct 38,9 % (bt 34-44%)

Bạch cầu 5,9 x103/mm3

Mid 0,5 x103/mm3 chiếm 8,2%

Lympho 2,3 x103/mm3 chiếm 38,9%

Gran 3,1 x103/mm3 chiếm 52,9%

Tiểu cầu 264,103/mm3
2.Nước tiểu
Ngày 16/112/2018
 Bilirubin (-)
 Urobilinogen bình thường
 Ketone (-)
 Glucose bình thường
 Protein 30 mg/dl
 Nitrite (-)
 Blood 5-10 ery/ul
 pH 7
 SG 1.020
 Leuko (-)
3.Xét nghiệm máu
Ngày 17/12/2018
 Glucose 6,09 mmol/l
 Cholesterol 5,04 mmol/l
 LDL 2,32 mmol/l
 HDL 1,99 mmol/l
 Acid uric 230,36 umol/l
 Creatinin 61,64 umol/l
 SGOT 24,84 UI/l
 SGPT 21,45 UI/l
4.X-quang
Ngày 13/12/2018
 Mờ xoang trán (T), mờ xoang hàm (P)
5.Siêu âm
Ngày 13/12/2018
 Siêu âm tổng quát: Gan nhiễm mỡ nhẹ
 Siêu âm tim: hở van động mạch chủ nhẹ
6.ECG
Ngày 13/12/2018

Nhịp xoang, tần số 90 lần/phút

Trục trung gian apha=+600

.X CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH: Viêm xoang mạn tính / thiếu máu cục bộ não
thoáng qua.
.XI YHCT:

1. Vọng:
- Còn thần, tỉnh táo
- Thái độ hòa nhã, không cáu gắt
- Sắc mặt nhạt, không tươi nhuận, mệt mỏi
- Thể trạng mập, da lông nhuận, không phù, không teo cơ, chân tay không run, đi
đứng bình thường
- Mũi cân đối, không chảy nước mũi
-Chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mỏng, ướt, lưỡi không to bệu, không có dấu răng, không
lệch, không run
- Quầng mắt thâm, niêm mạc mắt nhạt màu, mắt sưng, đỏ.
- Móng tay móng không có dấu hiệu bông khoé, không nhạt màu.

2. Văn:
- Tiếng nói rõ, không ngọng
- Không khó thở, không hụt hơi
- Không ho, không nấc
- Hơi thở không hôi

2. Vấn:
-Trong người nóng, thích mát, không sốt
-Động làm thì ra mồ hôi tay hơn, không đạo hãn
-Ăn uống bình thường, không khát
-Nước tiểu lúc vàng lúc trong, thường tiểu vàng nhiều hơn tiểu trong, không tiểu
đêm
-Đại tiện không táo không lỏng
-Thỉnh thoảng chóng mặt, nhưng không đau đầu, không đau tai, không ù tai
-Đau lưng, mỏi gối, không đau tức hai bên sườn
-Không khó chịu vùng ngực, không đau ngực, không đau bụng
-Khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu

3. Thiết:
-Mạch đới sác có lực
-Lòng bàn tay bàn chân nóng, dưới mũi ức không nóng
-Bụng không chướng, không đau, không u cục
-Các huyệt Chương môn, Kỳ môn, Trung quản, Cự khuyết, Đản trung, Thái dương
không đau khi ấn.
-Huyệt Phong trì ấn đau.

.XII CHẨN ĐOÁN YHCT:

 Vị trí tổn thương:


+ Kinh lạc: khí trệ huyết ứ ở 12 kinh
+ Tạng phủ: Can âm hư + Thận âm hư

 Chứng:
a) Hội chứng kinh lạc
- Hội chứng khí trệ huyết ứ ở 12 kinh
+ Đau nhức các khớp vai, khuỷa tay (P), cột sống cổ, thắt lưng, 2 khớp gối. Đau
kèm cảm giác nặng mỏi, đau không lan, không kèm sưng, nóng, đỏ. Đau tăng khi
vận động, về đêm, khi thay đổi thời tiết, giảm đau khi nghỉ ngơi, xoa bóp, chườm
ấm.
+ Hạn chế vận động các khớp bị đau.
+ Cơ vùng đau bị co cứng.

b) Hội chứng tạng phủ:


 Hội chứng tỳ thận dương hư:
+ Sắc mặt không tươi nhuận, mệt mỏi.
+ Tóc dễ rụng
+ Lưỡi bệu, chất lưỡi nhạt
+ Rêu lưỡi: Trắng, dày, ướt
+ Sợ lạnh, tay chân lạnh, cảm giác lạnh bụng, lạnh dọc cột sống lưng; thích ấm
+ Ăn uống không ngon miệng, nhạt miệng, ăn vào khó tiêu, đầy bụng.
+ Đại tiện phân lỏng, có lúc đi phân sống, ngày đi 1-2 lần
+ Tiểu đêm 4-5 lần, tiểu vàng trong
+ Đau lưng, gối.
+ Cơ nhục nhão.
+ Mạch: trầm nhược

 Hội chứng tâm can huyết hư


+ Sắc mặt nhạt
+ Móng tay móng chân trong nhạt màu, khô, dễ gãy
+ mắt nhìn mờ
+ Lưỡi: chất lưỡi nhạt
+ Hay hoa mắt, chóng mặt
+ Thỉnh thoảng hồi hộp, hay quên
+ Đau khớp gối
+ Mất ngủ: khó đi vào giấc ngủ, hay giật mình tỉnh giấc, hay mơ mệt; đêm ngủ 2-4
tiếng; không ngủ ban ngày
+ mạch trầm nhược

 Bát cương:
- Biểu chứng: Khí trệ huyết ứ ở 12 kinh
- Lý chứng:
+ tỳ thận dương hư
+ tâm can huyết hư
-Hư chứng:
+ sắc mặt nhạt, không tươi nhuận, mệt mỏi
+ Móng tay, móng chân nhạt màu, khô, dễ gãy
+ Lưỡi bệu, chất lưỡi nhạt
+ Sợ lạnh, tay chân lạnh, lạnh bụng, sống lưng lạnh
+ Ăn uống không ngon miệng, cảm giác nhạt miệng; khó tiêu, đầy bụng.
+ Đại tiện phân lỏng, có lúc đi phân sống.
+ Hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, hay quên.
+ Mất ngủ: khó đi vào giấc ngủ, hay giật mình tỉnh giấc, mơ mệt
+ Đau thiện án
+ Cơ nhục nhão.
+ Mạch: trầm nhược
-Hàn chứng:
+ Sắc mặt không nhuận
+ Sợ lạnh, tay chân lạnh, lạnh bụng, lạnh dọc sống lưng
+ Thích uống nước ấm
+ Đau tăng về đêm, chườm ấm, xoa bóp đỡ đau
+ Lưỡi: Rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt
 Hội chứng nguyên nhân
- Phong
+ Đau nhiều khớp vai, khuỷa tay (P); khớp gối; cột sống cổ, thắt lưng
+ Sợ lạnh, sợ gió
-Hàn:
+ Sợ lạnh, tay chân lạnh
+ Đau tăng về đêm, chườm ấm, xoa bóp đỡ đau.
+ Tính chất đau nhức ở các khớp nhiều, hạn chế vận động
+ Rêu lưỡi trắng
-Thấp
+ Đau tăng khi thay đổi thời tiết
+ đau kèm cảm giác nặng mỏi
+ Rêu lưỡi ướt dính
+ Bệnh hay tái phát
-Bất nội ngoại nhân: Lao động; mang vác nặng nhiều (40-50kg)

 Chẩn đoán sơ bộ:


-Bệnh danh: Tỳ chứng / thất miên
-Kinh lạc: khí trệ huyết ứ ở 12 kinh
- Tạng phủ: Tỳ thận dương hư – tâm can huyết hư
- Bát cương: Biểu lý kiêm chứng – hư – hàn
- Nguyên nhân:
+ Bất nội ngoại nhân ( lao động)
+ Ngoại nhân ( phong hàn thấp )
-Thể bệnh: Thận dương hư

.XIII BIỆN LUẬN YHCT:


 Chẩn đoán cuối cùng:
- Bệnh danh: Huyễn vựng
“Huyễn” là hoa mắt chóng mặt , “Vựng” là chao đảo như ngồi trên thuyền, hai triệu
chứng này thường đi chung với nhau, vì vậy gọi chung là huyễn vựng. Bệnh nhân có triệu
chứng, chóng mặt từng cơn, hễ làm việc nhiều thì kèm thêm hồi hộp và ra mồ hôi và khi
như vậy thì lại xuất hiện chóng mặt nên bệnh danh ở đây là Huyễn vựng.
- Kinh lạc: Can Tâm Thận
- Âm dương khí huyết: Âm, Khí, Huyết
- Bát cương: Lý hư nhiệt
- Nguyên nhân: Nội nhân
-Thể bệnh: Can Thận âm hư, Tâm huyết hư
 Biện chứng:
Bệnh nhân nữ 66 tuổi, vào viện vì chóng mặt, qua vọng văn vấn thiết ta rút ra các
dấu chứng và hội chứng sau:
Lý chứng
bệnh ảnh hưởng đến tạng phủ mà ở đây là tạng Can và tạng Tâm. Can âm hư
biểu hiện, chóng mặt, trong người nóng, lòng bàn tay chân nóng, chất lưỡi đỏ, rêu
vàng, tiểu vàng, mạch đới sác.
Nhiệt chứng:
- có biểu hiện trong người nóng, thích mát, lòng bàn tay chân nóng, tiểu lúc vàng
lúc trong, vàng nhiều hơn trong, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch đới sác.
Hư chứng
Tâm huyết hư biểu hiện dễ hồi hộp, động làm thì hồi hộp tăng kèm ra mồ hôi tay.
Thận hư chỉ ở mức độ nhẹ có biểu hiện là đau lưng, mỏi gối.
Chẩn đoán phân biệt
Nguyên nhân của chứng Huyễn vựng có thể do hư có thể do thực nhưng phần lớn là
hư chứng, thực chứng rất ít. Thực chứng thường là biểu hiện của chứng hậu can hỏa
thượng viêm hoặc can dương thượng cang. Hà gian lục thư thì ghi: “phong hoả giai
dương, dương đa kiêm hoả, dương chủ hô động, lưỡng dương tương bác tắc vi tuyền
chuyển” ý nói phong và hoả đều thuộc dương, dương thường kiêm hoả, dương chủ về
động, hai dương (phong và hỏa) tương bác với nhau tất gây ra huyễn vựng.
Can dương thượng can là do can dương nóng bốc lên quá nhiều, dương thiên thịnh ở đầu,
mắt nên ngoài biểu hiện chóng mặt còn có thêm biểu hiện đầu trướng, đầu đau, đau mắt,
trướng đau vùng sườn, đắng miệng, mạch huyền, tính tình cáu gắt nóng nảy. Nếu can hỏa
thịnh (can hỏa tích thịnh, can kinh thực hỏa) thì ngoài triệu chứng của can dương thượng
can ra còn có thêm triệu chứng thiên về hỏa về nhiệt biểu hiện đau đầu cường độ nhiều
hơn, đau dữ dội, kiêm mắt đỏ, tai ù, có thể kiêm các chứng xuất huyết như nôn ra máu,
chảy máu cam. Tuy nhiên trên bệnh nhân chỉ có biểu hiện của chóng mặt chứ không đau
đầu, đau mắt, tai ù, không cáu gắt nóng nảy và không có các triệu chứng khác; triệu
chứng nhiệt ở bệnh nhân cũng chỉ ở mức nhẹ nhàng. Như vậy ta thấy triệu chứng bệnh
can trên bệnh nhân tương đối nhẹ nhàng chứ không nặng nề và rầm rộ nên ta có thể loại
trừ hai nguyên nhân huyễn vựng thuộc thực chứng là can dương thượng cang và can hỏa
thượng viêm nói trên.
Xét nguyên nhân huyễn vựng do tỳ vị hư nhược, đàm trọc trung trở. Đan khê tâm pháp có
viết : “vô đờm bất tác huyễn” nghĩa là không có đờm thì không gây huyễn vựng. Tỳ Vị
hư tổn thì khí huyết không có nguồn mà sinh, tỳ thất kiện vận thì không vận hoá được đồ
ăn thành tinh chất để nuôi cơ thể mà đọng tụ lại thành thấp thành đờm. Tỳ chủ thăng, Vị
chủ giáng, Tỳ Vị hư thì đờm thấp sinh ra thanh dương không thăng, trọc âm không giáng
mà gây nên huyễn vựng. Bệnh nhân có triệu chứng huyễn vựng nhưng không có triệu
chứng của Tỳ Vị hư như ăn kém, đầy bụng, đại tiện lỏng loãng, đầu không nặng, mình
mẩy tay chân không nặng nề, không có đờm, lưỡi không to bệu, không nhớt, mạch không
nhu không hoạt nên ta cũng loại trừ nguyên nhân đờm trọc trung trở do Tỳ Vị hư tổn.
Sau khi loại trừ các nguyên nhân trên ta thấy bệnh cảnh bệnh nhân phù hợp nhất với
chứng hậu Can âm hư. Can âm hư phần lớn là do Can huyết hư tiển triển lên mà thành.
Sách Tố vấn chí chân yếu đại luận viết : “chư phong tác huyễn giai vu thuộc can” ý nói
các loại phong gây huyễn vựng đều do can phong sinh ra. Can âm hư với biểu hiện,
chóng mặt, trong người nóng, lòng bàn tay chân nóng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, tiểu vàng,
mạch đới sác.
Bệnh huyễn vựng chủ yếu là do tạng can nhưng tạng Tâm và tạng Thận cũng đóng vai trò
quan trọng theo quan hệ ngũ hành tương sinh.
Ất Quí đồng nguyên cho nên Can âm hư phần lớn là do Thận âm hư tiến triển lên mà
thành vì can mộc dựa vào sự nuôi dưỡng của thận thủy. Vì thế thận âm hư sẽ dẫn đến can
âm bất túc. Thực tế trên bệnh nhân ngoài triệu chứng âm hư ta còn thấy biểu hiện triệu
chứng của thận hư là đau lưng, mỏi gối. Hơn nữa do bệnh nhân tuổi cao thận tinh bất túc,
tinh không đủ thì tủy sẽ kém, tinh tủy kém thì không nuôi dưỡng được cho não, vì não là
bể của tủy, nên cũng gây ra chứng huyễn vựng.
Can mộc sinh Tâm hỏa, Can âm bất túc sẽ không sinh được Can huyết vì âm là mẹ của
huyết. Can huyết hư thì không sinh được Tâm huyết nên bệnh nhân có biểu hiện dễ hồi
hộp, động làm thì hồi hộp tăng kèm ra mồ hôi. Tinh tiên thiên của Thận suy, huyết hậu
thiên của Can hư, làm cho huyết của Tâm thiếu thì càng dễ gây ra chứng Huyễn Vựng.

ĐIỀU TRỊ:
.1 Nguyên tắc điều trị:
* Tây Y:
-Làm chậm quá trình hủy hoại khớp
- Giảm đau
- Vật lý trị liệu để duy trì khả năng vận động
- Thuốc an thần
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, sắt.
* Đông Y:
- Dùng thuốc thang để Khu phong tán hàn trừ thấp, hành khí hoạt huyết, ôn bổ tỳ
thận, dưỡng tâm an thần, bổ can huyết
- Châm cứu: Thể châm, điện châm
- Xoa bóp bấm huyệt
- Vật lý trị liệu: Ngâm chân nước nóng, chiếu tia hồng ngoại
- Nghỉ ngơi và hạn chế vận động trong thời gian đau cấp tính
.2 Phương pháp điều trị:
a. Dùng thuốc:
- Tây y: Dùng kháng sinh, kháng viêm, chống dị ứng, tăng tuần hoàn não
 Amoxicillin 500mg x 15 viên, ngày 2 viên, sáng 1 viên, tối 1 viên
 Metronidazole 500mg x 15 viên, ngày 2 viên, sáng 1 viên, tối 1 viên
 Dexamethasone 0,5mg x 10 viên, ngày 3 viên, sáng 2 viên, tối 1 viên
 Ginko biloba 40mg x 21 viên, ngày 3 viên, sáng 1 viên, chiều 1 viên, tối 1
viên
- Đông y: Pháp điều trị: Khu phong tán hàn trừ thấp, hành khí hoạt huyết, ôn
bổ tỳ thận, dưỡng tâm an thần, bổ can huyết.
1.Pháp
Cảnh Nhạc toàn thư viết : “vô hư bất tác huyễn, vô hoả bất tác vựng”, nghĩa là không hư
thì không chóng mặt, không có hoả thì không gây chao đảo vậy huyễn vựng là do hư hợp
với hoả gây nên, phép chữa bổ hư giáng hoả.
Hải Thượng Lãn Ông trong Y trung quan kiện viết: “bệnh chóng mặt trong phương thư
đều chia ra phong, hàn, thử, thấp, khí, huyết, đờm để chữa, đại ý không ngoài chữ hỏa.
Âm huyết hậu thiên hư thì hoả động lên, chân thuỷ tiên thiên suy thì hoả bốc lên, bệnh
nhẹ thì chữa hậu thiên, bệnh nặng thì chữa tiên thiên”.
Vì thế, trong trường hợp này pháp điều trị là Bình can tức phong, Tư âm bổ Can Thận,
dưỡng tâm an thần
2.Phương
2.1.Phương huyệt
 Thông huyệt Túc lâm khấp
 Bình can tức phong: Thái xung, Bách hội, Phòng trì (Đ), Ế phong (Tt)
 Bổ thận âm: Tam âm giao, Phục lưu, Âm cốc.
 Bổ Can âm huyết: Tam âm giao, Khúc tuyền, Can du
 Dưỡng Tâm huyết: Thiếu hải, Tâm du
 An thần: An miên 1, An miên 2, Nội quan, Thần môn
-Phương huyệt 1: Túc lâm khấp, Thái xung, Bách hội, Ế phong, Tam âm giao, Phục lưu,
Khúc tuyền, Thiếu hải, An miên 1, Nội quan.
-Phương huyệt 2: Túc lâm khấp, Thái xung, Bách hội, Phong trì, Tam âm giao, Âm cốc,
Can du, Tâm du, An miên 2, Thần môn
2.2.Phương thang:
Để tư âm bổ can thận, dưỡng tâm an thần trong trường hợp này tôi dùng bài Lục vị Quy
thược gia vị
Để tư âm bổ can thận, dưỡng tâm an thần, bình can tức phong trong trường hợp này tôi
dùng bài Kỷ cúc địa hoàng hoàng (Y cấp) gia giảm.
Kỷ cúc địa hoàng hoàng (Y cấp) gia giảm
1. Thục địa 20g (bổ Thận âm)
2. Sơn thù 16g (bổ Can âm)
3. Hoài sơn 12g (bổ Tỳ âm)
4. Đan bì 08g (thanh Can hỏa, giảm bớt tính ôn của Sơn thù)
5. Phục thần 08g (kiện tỳ an thần)
6. Trạch tả 08g (tả Thận hỏa, giảm bớt tính nên trệ của Thục địa)
7. Đương quy 16g (bổ huyết, hoạt huyết)
8. Bạch thược 12g (bổ Can âm, bổ huyết)
9. Kỷ tử 12g (tư bổ Can Thận, bổ huyết, minh mục, nhuận Phế)
10. Cúc hoa 12g (sơ tán phong nhiệt, minh mục, giáng áp, chỉ thống)
11. Long nhãn 12g (bổ Tâm Tỳ, dưỡng huyết, an thần, định chí)
12. Táo nhân 12g (dưỡng tâm an thần)
13. Hoàng kỳ 16g (ích khí)
14. Đẳng sâm 20g (ích khí)
c. Căn dặn bệnh nhân:
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, không ăn đồ sống lạnh, cay nóng, ăn uống
điều độ…Ngoài ra, ăn một số món ăn có tác dụng an thần như: lá vàng, chè long
nhãn, tam sen sao vàng,…
- Nghỉ ngơi hợp lý
- Sinh hoạt: Tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng
- Kết hợp vật lý trị liệu: xoa bóp, bấm huyệt, khí công
- Tái khám theo đúng lịch hẹn.
d. Tiên lượng
- Gần: dè dặt vì bệnh nhân bị 30 năm, lớn tuổi, chính khí suy
- xa: dè dặt vì bệnh nhân lớn tuổi, bệnh đã lâu, hay tái phát và chính khí suy

You might also like