Vo Cuc Khi Cong

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Vô Cực Khí Công

Khai thác năng lượng bên trong


Viết bởi: Marvin Smalheiser
Dịch: Tiêu Dao Hội
Tháng 9 năm 2018

Các từ ngữ cần mọi người đóng góp:


Phiên âm Hán-Việt:

- Cai Song Fang (蔡松芳)


- Cai (phát âm: Choy)
- Fong Ha (chưa tìm thấy Hán tự)

Người thông dịch buổi phỏng vấn với Cai Song Fang là Fong Ha từ thành phố Berkerley, California,
dạy ở vịnh San Francisco. Jan Diepersloot cũng dạy ở vịnh này và là học sinh của Cai và Fong Ha đã
trợ giúp trong việc giải thích các ý của Cai.
Là một người đã thực hành Vô Cực Khí Công hơn 43 năm, Cai Song Fang người Thượng hải mô tả
phương pháp thiền trong lúc đứng yên lặng của ông là đang khai thác năng lượng bên trong và cũng là
một bí quyết sử dụng bởi Dương Trừng Phủ để đạt được các đột phá trong võ học.
Tập Vô Cực Khí Công chỉ đơn giản là đứng một cách ngay ngắn như tư thế của người tập Thái Cực
Quyền trước khi họ bắt đầu các chuyển động.
Mục đích của việc này là để tăng cường khí cho sức khỏe và võ thuật bằng cách tụ vào đan điền vùng
bụng dưới. Theo Cai, thế đứng Vô Cực sẽ gia tăng khí, hay còn gọi là nội lực, và phân bố ra khắp cơ
thể.
Vô cực là từ đại diện cho thuyết nhất nguyên, hoặc nói Nguyên Thủy trong Đạo Giáo. Âm dương sinh
ra từ vô cực.
Cai cho rằng Vô Cực Công này cũng là một phương pháp cân bằng lực căng và nâng cao nội nhận
thức. Anh đã được xác nhận rằng có một trình độ thôi thủ rất tốt mặc dù chỉ học một số chiêu của
Dương thức Thái cực.
Bí mật của Vô Cực Khí Công là đứng một cách thoải mái với sự tự điều chỉnh bên trong và cùng lúc
duy trì việc nhận biết vùng đan điền – một trong những trung tâm năng lượng của cơ thể.
“Trong lúc đứng hãy nuôi dưỡng khí, và khi nó lớn lên thì bạn có thể sử dụng. Bí quyết là cứ đứng như
vậy thôi” theo Cai – kỹ sư 65 tuổi ngành dệt may đã về hưu.
Cai Song Fang đang tập Vô Cực Khí Công

Trong quá trình, người tập tích lũy kiến thức thực nghiệm và khí tăng lên. Điều này giúp tăng năng
lượng, sự nhanh nhạy và nhận biết tốt hơn về trọng lực ở nơi mình thực hành. Bạn sẽ phải đứng rất
nhiều.
Fong Ha là người đã đưa Cai sang Mỹ vài lần trong 17 năm qua, ông nói rằng Cai khuyên nên đứng hai
giờ một ngày và có thể chia ra nhiều lần. Họ thường hướng dẫn người mới đứng một tiếng hoặc một
tiếng rưỡi mỗi ngày ngày cho đến khi đủ 100 giờ tập luyện.
“Sau đó bạn sẽ biết là nó có tác dụng. Và cơ thể cũng sẽ biết”. Fong Ha nói.
Fong Ha giải thích rằng đối với người mới tập có thể ban đầu sẽ không cảm thấy gì nhiều, tùy thuộc
vào tình hình trước đây hoặc khả năng của họ.
Về phía bên ngoài, tập luyện bao gồm việc giữ cho ba điểm thẳng hàng. Đó là huyệt Bách Hội ở đỉnh
đầu, huyệt Hội Âm ở cuối thân nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục và huyệt Dũng Tuyền dưới hai
chân.
“Bạn điều chỉnh tư thế Vô Cực từ bên trong và giữ việc nhận biết vùng đan điền.” Ha nói. “Đó là tất cả
bí quyết cần có khi bạn đứng. Nhưng không phải là chỉ đứng 3 phút. Bạn có thể thấy rằng chúng tôi
đứng trong thời gian rất dài”.
Cai nói rằng tư thế đứng phải tự nhiên, thả lỏng và không gò ép.
Fong Ha chú thích: “Đầu tiên là phải tĩnh lặng. Khi tâm trí đã tĩnh lặng thì mới có thể thả lỏng được. Sự
thả lỏng không chỉ là không làm gì cả. Tâm trí bừa bộn và không điềm tĩnh thì không thể thả lỏng.”
Trong tiếng Trung, chữ Tùng (Sung) là buông lỏng. Buông lỏng là cách dịch căn bản và trực tiếp của
chữ Phóng Tùng (Fangsung). Tâm trí phải tĩnh lặng. Đây là điều kiện đầu tiên của buông lỏng.
“Phóng tùng là phương pháp để chỉ cho cơ thể biết cách thả lỏng. Nếu không thì đi ngủ mới gọi là thả
lỏng. Bạn chỉ giữ cái hình và buông lỏng ở trong nên tôi gọi đó là cân bằng lực căng. Có nghĩa là làm
cho lực căng đều khắp cơ thể, và lực căng giảm dần trong cơ bắp và tâm trí.” Ha nói. “Chỉ giảm lực
căng ở một phần thì không đủ hiệu quả.”
Ông nói tâm trí cần điềm tĩnh và cơ thể không cử động. Và phải thở đều. “Ba điều này có thể coi là
bước đầu tiên của việc buông lỏng.”
Khi bạn đứng, sẽ có những lực căng để duy trì tư thế. Nhưng bạn chỉ kiểm soát mọi thứ ở trung tâm.
Các phần của cơ thể có thể thả lỏng ở một mức độ nhất định.
“Ban đầu mọi người chú ý quá nhiều đến việc suy nghĩ từ các chi tiết và cách viết thông thường. Vậy
nên cơ thể sẽ không được trải nghiệm. Nhưng khi bạn đứng, khí bắt đầu khởi phát và tích tụ và sẽ cảm
giác thân thể tràn đầy như một quả bóng.” - Ha nói.
Fong Ha giải thích rằng các quy tắc đứng cũng giống với Thái Cực Quyền: hạ khí, nâng thần, lỏng vai,
thấp khuỷu tay, …
“Nhưng bạn không cần cố tình làm. Nó sẽ tự khai mở dần. Điều căn bản là khi thực hành thì lực căng
sẽ giảm dần. Nếu đứng 5 phút và thấy quá căng thẳng thì hãy nghỉ một chút. Khi tiếp tục đứng bạn sẽ
thấy bực bội và căng thẳng từ từ biến mất”.
Cai học các bước đầu của Vô Cực Khí Công vào năm 1953 từ một người bạn khi đang học đại học.
Người đó là học trò của một người từng học võ cùng Dương Trừng Phủ. Từ đó Cai tập luyện không
ngừng nghỉ và bắt đầu thấy tác dụng vào năm 1958 khi đang làm việc trên cánh đồng, vào thời mà
người trí thức của Trung Quốc phải về vùng nông thôn và học hỏi từ các nông dân.
Ông nhận ra phương pháp tập luyện này đã giúp đỡ mình. Ông kể rằng đã kiểm nghiệm bằng cách dạy
cho một người nông dân thế đứng và người đó đã tự khỏi bệnh. Sau đó Cai còn có thể chữa cho một
nông dân khác bằng năng lượng của bản thân qua việc đặt tay lên người họ. Người ấy đã 60 tuổi, không
thể nâng tay cao quá vai. Sau 20 lần truyền khí qua người nông dân, bệnh đã được chữa khỏi hòa toàn.
Rồi Cai nói cảm thấy rằng việc sử dụng năng lượng của mình để chữa bệnh rất hao hụt, nên sẽ tốt hơn
khi dạy cho những người khác dưỡng khí như cách mà ông đã làm với mình. Cho tới thời điểm này ông
đã dạy khoảng 90 nghìn người ở Trung Quốc, trong số đó có rất nhiều người đã khỏi bệnh.
Cai kể về một người phụ nữ 70 tuổi ở Canada có rất nhiều đau ốm, bao gồm bệnh tim, thấp khớp và các
vết thương cũ. Bà ấy đã thử đủ loại thuốc và các môn khí công mà không có tác dụng. Năm 1993, Cai
đến Toronto (Canada), bà ấy đã gặp ông rồi bắt đầu tập Vô Cực Khí Công mỗi ngày. Ông bảo bà ấy
đứng hai giờ một ngày, chia ra nhiều lần vì tuổi cao và sức khỏe của bà.
Sau khi đứng được khoảng 40 giờ trong thời gian 1 tháng rưỡi, sự hồi phục của bà ấy đã bắt đầu. Sau 9
tháng thì các triệu chứng bắt đầu đảo ngược, sau 1 năm rưỡi mọi triệu chứng đã biến mất hoàn toàn.
Cai kể lại như vậy.
Theo ông, tập hai giờ mỗi ngày sẽ cho kết quả tốt. Mỗi lần đứng có thể là 15 phút, 45 phút nếu không
thể đứng liên tục một lần.
Cai cùng học viên ở Berkerley, California

“Rất nhiều người khỏe mạnh hoặc đang tập Thái Cực Quyền có thành quả tốt và sự hiểu biết về những
gì họ đang làm trong môn tuyệt kỹ này. Điều đó là hầu như chắc chắn.” - Cai nói.
Các lợi ích cho võ thuật theo Cai là đến từ việc tích khí - “cội nguồn của mọi sức mạnh, mọi năng
lượng”.
Sau đó kết hợp với các chiêu thức Thái Cực Quyền hoặc các chiêu căn bản như Bằng (đỡ), Tê (đẩy) và
Án (ấn) thì bạn sẽ nâng cao khả năng võ thuật.
“Mọi tác dụng của võ học”, Cai nói, “thì phải tốt cho cơ thể trước tiên. Cơ thể là thứ minh chứng cho
kỹ thuật.”
Ông nói rằng sự khác biệt đối với Trạm Trang Công (cũng là một môn liên quan đến thiền định khi
đứng) đó là Trạm Trang có rất nhiều tư thế. “Vô Cực Trang là thế căn bản nhất cho mọi bài Trạm
Trang”.
Giơ tay lên như đang ôm một quả bóng hoặc các thế tay khác của Trạm Trang cần nhiều sức hơn so với
thế Vô Cực khi mà tay ở hai bên người. Thế Vô Cực chỉ chú trọng một thế của Ý Quyền (thế đứng cơ
bản áp dụng các quy tắc thiền). Ý Quyền có thế Vô Cực này nhưng nó không chú trọng nhiều như vậy.
Cai nói rằng trong thực tế thì mọi tư thế Thái Cực Quyền phải bao gồm thế Vô Cực, thẳng hàng ba
điểm, tĩnh lặng bên trong, tâm quy về đan điền, toàn thân thả lỏng, …
“Để hoàn thiện Thái Cực Quyền thì phải có thế Vô Cực, và phải luyện Vô Cực Công để có được khí.”
Ha nói rằng đấy là lý do Vô Cực Khí Công của Cai đến từ Dương Trừng Phủ. “Nó không phải độc nhất
hay tách biệt với các thế khác. Ông ấy chỉ đang chú trọng phần đó.”
Duy trì đường trọng tâm rất quan trọng đối với Cai. Ông không nói đến việc phát kình (bùng phát năng
lượng) nhưng lại nói đến điều này. Ông cảm thấy phát kình là không cần thiết.
Jan Diepersloot nói khi Cai hất người khác ra, ông không thực sự dùng sức của mình. Ông dùng bất kỳ
năng lượng nào nhận từ đối thủ và đẩy trở lại.
Fong Ha nói khi Cai thôi thủ, ông dùng khí để để duy trì trọng tâm nên đối thủ không thể lợi dụng được
nó. “Điều mà Cai làm là dùng khí và tư thế để duy trì đường trung tâm theo cách mà ông ấy có thể giữ
vững trọng tâm trong bất kỳ khoảnh khắc nào. Vậy nên dù đối phương tác dụng vào lực gì, ông ấy sẽ
dùng nó để bật họ ra xa hoặc uốn lực đi và đẩy nó ra hướng khác. Ông ấy không dùng lực phía trong
mình đẩy ra ngoài về phía đối thủ.”

Cai đang thôi thủ cùng một học viên


Ông nói sự điều chỉnh hình thể của Cai tự diễn ra tương ứng với cách mà ông ấy điều chỉnh trọng tâm.
Đó chính là yếu quyết của toàn bộ tuyệt kỹ. Hạ hông xuống và nâng xương sống là một phần của việc
tạo đường trung tâm. Đây chính là cách để kiểm soát và vận dụng trọng tâm.
Ha nói: “Học cách để tạo đường trung tâm và điều chỉnh nó có thể sẽ không được nhiều người sớm
nhận ra. Nhưng rồi cơ thể sẽ biết tới ý định này vì bạn muốn đứng thẳng. Đây là một khả năng bẩm
sinh để tìm tới sự cân bằng. Tất nhiên nếu có thầy chỉ thì cũng tốt hơn.”
Ha bảo rằng Cai kể về việc Dương Trường Phủ ban đầu không nhận được truyền thừa của cha ông cho
đến rất lâu về sau, sau khi mà cha qua đời.
Vào thời điểm cha mất, thành tựu và kỹ năng của Dương Trừng Phủ không thể hơn nhóm bạn cùng lứa.
Thực tế là Cai nghe nhiều người nói rằng các học trò lâu năm của cha giỏi hơn Trừng Phủ. Sau đó ông
được khuyên bảo rằng cha đã nhấn mạnh một số thứ cha muốn ông học nhiều hơn.
Cho đến khi Dương Trừng Phủ thực sự muốn vượt lên, ông đã phải học truyền thừa của cha, và đó
chính là Vô Cực Khí Công.
Chỉ trong thời gian ngắn sau tang lễ và sự tập luyện chăm chỉ môn khí công ấy, Dương Trừng Phủ đã
vượt qua các đồng môn. Đó chính là lý do Cai cho rằng Vô Cực Công là một mật truyền.
Thế đứng tập luyện của Cai bề ngoài trông vẫn không thay đổi nhiều kể từ năm 1953 mặc dù ông nói
rằng phía bên trong đã thay đổi. Tuy chỉ có một người chỉ dạy, là người dạy ông lần đầu, Cai đã tập
theo các nguyên lý và tiến bộ cùng với nó.
Cai kể là đã học Dương thức Thái Cực Quyền sau một tháng thì thấy nó rất phức tạp nên đã từ bỏ.

Cai trong tư thế đặc trưng của thiền đứng


Cai đang thôi thủ cùng Jan Diepersloot

Ha tập các thế khác của Ý Quyền, và nói rằng Cai là người duy nhất mà ông biết không theo Ý Quyền
và đã có một khả năng chữa bệnh và võ thuật đáng kinh ngạc, dù ông không tập gì ngoài Vô Cực Khí
Công.
Căn bản của chữa trị theo Ha đó chính là tích lũy năng lượng.
Cai nói mỗi khi luyện công thì cảm giác bản thân trống rỗng hơn. Ông đã đạt đến trạng thái cảm thấy
rằng thân thể không tồn tại. “Có cảm giác của sự nhẹ nhàng, và từ nhẹ nhàng trở thành trống không.
Tâm trí trở nên sáng suốt hơn.”
Người mới tập sẽ thấy đan điền ấm lên khi đặt được tâm trí vào đó. “Lúc bạn bắt đầu cảm thấy ấm có
nghĩa là khí đã tụ vào chỗ đấy. Sau đó bạn sẽ thấy được sự chuyển động của khí, đó là biểu hiện của
Âm và Dương.”
Trong tập luyện của Cai luôn là trở về Vô Cực, cái Nhất, cái lý đầu tiên có trước Âm Dương. Nhờ đó
ông cảm thấy có sự tự điều chỉnh và quá trình tự sửa sai rồi tạo ra cân bằng.
Fong Ha nói rằng bằng cách đưa bản thân vào thế đứng như Vô Cực, bạn đang kích hoạt sự tự dưỡng
sinh của bản thân. Nên không có vấn đề gì nếu bạn đang có tư thế xấu. Mỗi tế bào đều tự bảo trì chính
nó nên dần sẽ đứng thẳng.
“Vậy nên đây là quá trình tự hồi phục xuyên suốt, bất kể cơ thể bạn đang trải qua suy nhược nào. Cơ
thể sẽ tự điều chỉnh và tự dưỡng sinh. Chỉ đơn giản là tập thế Vô Cực là bạn đã kích hoạt nó rồi. Không
có điều gì khác phải làm. Đối với tôi không cần phải đứng theo cách gì đặc biệt. Chỉ cần cứ đứng lên
mọi thứ đã xong.”
Cai nói rằng: “Cơ thể luôn tìm sự cân bằng”.
Nhờ sự cân bằng, thân và tâm trở nên đồng nhất hơn. “Đồng nhất có nghĩa là sự nhận biết đến từ trung
tâm và mở rộng ra mọi tận cùng của thân thể. Khi đó là có sự đồng nhất.”
Sự đồng nhất cũng được nói đến như là sự phân bố đều lực căng, hay là mật độ khi nói đến vật chất. Cơ
thể khi tập khí công mở ra mọi cực hạn và bạn ngày càng trở nên đồng nhất hơn.
“Trong tiếng Trung là Kiên (người dịch chú thích: cứng; từ gốc: solid), nghĩa là một khối, một thể. Khi
mà bạn hiểu cơ thể, bạn trở nên nhân tính hơn. Và sẽ hiểu người khác hơn khi tiếp xúc và tập luyện với
họ.”
Thông tin mà bạn có thể biết được nhờ sự đồng nhất sẽ ngay lập tức được thấu hiểu khi có tiếp xúc
bằng cả vật lý hay là tinh thần, và cũng sẽ được mở rộng tới người kia.
“Vậy nên bạn sẽ biết được người đó có đồng nhất hay không. Tôi có thể biết trọng tâm của bạn ở đâu vì
bạn trở thành một phần của tôi khi tiếp xúc. Đó chính là khái niệm đồng nhất. Nó giống như một sự mở
rộng liên tục”.
Fong Ha: “Trong võ thuật, tôi đã thấu được rằng sự hiểu biết và nâng cao nhận thức quan trọng hơn kỹ
năng phòng vệ rất nhiều.”
“Nhận thức của chúng ta luôn có ở đó, chúng ta chỉ không biết là nó tồn tại. Nên việc đặt tâm trí vào
đan điền chỉ là một cách để làm ta nhớ đến sự hiện diện của tâm. Bước đầu là như vậy.”
Chúng tôi cố gắng đến khi nhận ra và thấy được nhận thức. Để tâm vào đan điền khá là truyền thống và
được sử dụng nhiều trong các văn hóa khác nhau.
“Theo cảm nhận của tôi là vì có sự liên quan giữa cơ hoành và dây rốn. Nó nối chúng ta với nhận thức
đầu tiên – dinh dưỡng từ người mẹ. Nhận thức này là nguyên thủy nhất. Tập trung vào nhận biết ở vùng
đan điền sẽ gợi đến tầm nhận thức cao hơn rất nhanh”.

You might also like