Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy

Bài đọc – 9th ed.


Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Chương 5

Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình Heckscher-Ohlin

Nếu nguồn nhân lực là yếu tố sản xuất duy nhất như theo giả định của mô hình Ricardo, thì lợi
thế so sánh chỉ có thể phát sinh do sự khác biệt quốc tế về năng suất lao động. Tuy nhiên, trong
thực tế, khi ngoại thương được giải thích một phần bởi sự khác biệt năng suất lao động, nó còn
phản ánh sự khác biệt nguồn lực của các nước. Canda xuất khẩu lâm sản sang Hoa Kỳ không
phải vì thợ đốn gỗ Canada có năng suất cao hơn so với thợ đốn gỗ Hoa Kỳ mà vì ở Canada dân
cư thưa thớt, diện tích rừng trên đầu người cao hơn so với Hoa Kỳ. Vì thế, một quan điểm sát
thực tế hơn về ngoại thương không chỉ xem xét tầm quan trọng của lao động mà phải xem xét cả
những yếu tố sản xuất khác như đất đai, vốn và tài nguyên khoáng sản.

Để giải thích vai trò của sự khác biệt nguồn lực trong thương mại, chương này xem xét một mô
hình trong đó sự khác biệt nguồn lực là nguồn gốc ngoại thương duy nhất. Mô hình này cho thấy
lợi thế so sánh chịu ảnh hưởng của sự tương tác giữa nguồn lực các nước (sự dồi dào yếu tố sản
xuất tương đối) và công nghệ sản xuất (ảnh hưởng đến độ thâm dụng tương đối các yếu tố sản
xuất khác nhau được sử dụng trong việc sản xuất các hàng hóa khác nhau). Một số ý tưởng này
đã được trình bày trong mô hình các yếu tố chuyên biệt của Chương 4, nhưng mô hình mà chúng
ta nghiên cứu trong chương này làm rõ hơn sự tương tác giữa tình trạng dồi dào yếu tố sản xuất
và độ thâm dụng yếu tố sản xuất thông qua xem xét các kết quả dài hạn khi mọi yếu tố sản xuất
đều linh hoạt di chuyển giữa các ngành.

Quan điểm cho rằng hoạt động thương mại quốc tế diễn ra phần lớn là do sự khác biệt về nguồn
lực giữa các nước là một trong những lý thuyết ảnh hưởng nhất trong kinh tế học quốc tế. Được
triển khai bởi hai nhà kinh tế học Thụy Điển, Eli Heckscher và Bertil Ohlin (Ohlin đoạt giải
Nobel Kinh tế ăm 1977), lý thuyết này thường được gọi là lý thuyết Herckscher-Ohlin. Vì lý
thuyết nhấn mạnh vào sự tương tác giữa tỷ lệ các yếu tố sản xuất khác nhau sẵn có ở những nước
khác nhau và tỷ lệ sử dụng các yếu tố này trong việc sản xuất các hàng hóa khác nhau, nên nó
còn được gọi là lý thuyết tỷ lệ yếu tố sản xuất.

Để triển khai lý thuyết tỷ lệ yếu tố sản xuất, ta bắt đầu bằng cách mô tả một nền kinh tế không có
ngoại thương, rồi sau đó đặt câu hỏi, chuyện gì xảy ra khi hai nền kinh tế này giao thương với
nhau. Vì lý thuyết tỷ lệ yếu tố sản xuất là một lý thuyết quan trọng đồng thời cũng gây nhiều
tranh cãi, ta kết luận chương này với phần thảo luận bằng chứng thực nghiệm xác nhận và phản
đối lý thuyết.

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi đọc chương này, bạn sẽ có thể:

- Giải thích sự khác biệt trong nguồn lực dẫn đến mô thức trao đổi thương mại quốc tế cụ
thể như thế nào.
- Thảo luận tại sao thậm chí trong dài hạn, lợi ích từ ngoại thương sẽ không được phân bổ
đều và nhận diện những kẻ thắng người thua khả dĩ.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 1 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

- Tìm hiểu mối liên kết khả dĩ giữa ngoại thương gia tăng và tình trạng bất bình đẳng về
tiền lương ngày càng gia tăng trong thế giới phát triển.

Mô hình nền kinh tế có hai yếu tố sản xuất

Trong chương này, ta sẽ tập trung vào phiên bản đơn giản nhất của mô hình tỷ lệ yếu tố sản xuất,
đôi khi còn gọi là mô hình 2x2x2: hai quốc gia, hai hàng hóa, hai yếu tố sản xuất. Trong ví dụ
của chúng ta, hai nước được gọi là Nước Nhà và Nước Ngoài. Ta sẽ sử dụng những hàng hóa hệt
như đã sử dụng trong mô hình các yếu tố chuyên biệt trong Chương 4: vải (đo bằng yard) và thực
phẩm (đo bằng calori). Điểm khác biệt chính là: trong chương này, ta giả định rằng những yếu tố
không linh hoạt, đặc thù trong từng ngành trước đây (yếu tố vốn trong sản xuất vải và yếu tố đất
đai trong sản xuất thực phẩm) bây giờ sẽ trở nên linh hoạt trong dài hạn. Như vậy, đất đai sử
dụng để canh tác có thể dùng để xây nhà máy dệt, và ngược lại, vốn sử dụng để mua máy dệt có
thể dùng để mua máy kéo. Để đơn giản, ta lập mô hình một yếu tố bổ sung duy nhất mà ta gọi là
vốn, được sử dụng cùng với lao động để sản xuất hoặc vải hoặc thực phẩm. Trong dài hạn, cả
vốn và lao động đều có thể di chuyển giữa các ngành, qua đó làm cân bằng sinh lợi (chi phí vốn
và tiền lương) giữa hai ngành.

Giá cả và sản lượng

Cả vải và thực phẩm đều được sản xuất thông qua sử dụng vốn và lao động. Ứng với lượng vốn
và lao động sử dụng trong mỗi ngành, lượng hàng hóa sản xuất trong mỗi ngành được xác định
bằng hàm sản xuất của mỗi hàng hóa:

𝑄𝐶 = 𝑄𝐶 (𝐾𝐶 , 𝐿𝐶 )

𝑄𝐹 = 𝑄𝐹 (𝐾𝐹 , 𝐿𝐹 )

Trong đó QC và QF là sản lượng vải và thực phẩm, KC và LC là lượng vốn và lao động sử dụng
trong sản xuất vải, KF là LF là lượng vốn và lao động sử dụng trong sản xuất thực phẩm. Nói
chung, nền kinh tế có nguồn cung vốn K và nguồn nhân lực L cố định được phân bổ giữa hai
ngành.

Ta định nghĩa các biểu thức sau đây liên quan đến hai công nghệ sản xuất:

aKC = vốn sử dụng để sản xuất một yard vải


aLC = lao động sử dụng để sản xuất một yard vải
aKF = vốn sử dụng để sản xuất một calori thực phẩm
aLF = lao động sử dụng để sản xuất một calori thực phẩm

Các định mức đầu vào này tương tự như các định mức lao động sử dụng trong mô hình Ricardo
(chỉ có một yếu tố sản xuất là lao động). Tuy nhiên, có một điểm khác biệt quan trọng: Trong các
định nghĩa này, ta nói về lượng vốn hay lao động được sử dụng để sản xuất ra một lượng vải hay
thực phẩm cho trước, chứ không phải lượng đầu vào cần phải sử dụng để sản xuất ra lượng nói
trên. Lý do của sự đổi khác so với mô hình Ricardo này là do khi có hai yếu tố sản xuất, ta có thể
chọn lựa việc sử dụng các yếu tố đầu vào.

Nói chung, việc chọn lựa này sẽ phụ thuộc vào giá lao động (tiền lương) và giá vốn (chi phí
vốn). Tuy nhiên, trước tiên ta hãy xem xét một trường hợp đặc biệt, trong đó chỉ có một cách sản
xuất ra mỗi hàng hóa. Ta hãy xem ví dụ bằng số sau đây: Muốn sản xuất 1 yard vải phải kết hợp

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 2 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

2 giờ lao động và 2 giờ chạy máy. Việc sản xuất thực phẩm thì tự động hơn, nên để sản xuất 1
calori thực phẩm chỉ cần 1 giờ lao động và 3 giờ chạy máy. Vì thế, toàn bộ định mức đầu vào
được cố định ở mức aKC = 2; aLC = 2; aKF = 3; aLF = 1; và không thể thay thế lao động cho vốn
hay ngược lại. Giả định rằng nền kinh tế có 3.000 đơn vị giờ chạy máy cùng với 2.000 đơn vị giờ
lao động. Trong trường hợp đặc biệt này, khi các yếu tố sản xuất không thể thay thế lẫn nhau, ta
có thể suy ra đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế thông qua sử dụng hai điều kiện
giới hạn nguồn lực của vốn và lao động. Muốn sản xuất QC yard vải, ta phải có số giờ chạy máy
bằng 2𝑄𝐶 = 𝑎𝐾𝐶 × 𝑄𝐶 và số giờ lao động bằng 2𝑄𝐶 = 𝑎𝐿𝐶 × 𝑄𝐶 . Tương tự, việc sản xuất QF
calori thực phẩm đòi hỏi phải có số giờ chạy máy bằng 3𝑄𝐹 = 𝑎𝐾𝐹 × 𝑄𝐹 và số giờ lao động bằng
1𝑄𝐹 = 𝑎𝐿𝐹 × 𝑄𝐹 . Tổng số giờ chạy máy trong sản xuất vải và thực phẩm không thể vượt quá
tổng cung vốn:

𝑎𝐾𝐶 × 𝑄𝐶 + 𝑎𝐾𝐹 × 𝑄𝐹 ≤ 𝐾, ℎ𝑎𝑦 2𝑄𝐶 + 3𝑄𝐹 ≤ 3000 (5-1)

Đây là điều kiện giới hạn nguồn vốn. Tương tự, điều kiện giới hạn lao động là tổng giờ lao động
sử dụng trong sản xuất không thể vượt quá tổng cung lao động:

𝑎𝐿𝐶 × 𝑄𝐶 + 𝑎𝐿𝐹 × 𝑄𝐹 ≤ 𝐿, ℎ𝑎𝑦 2𝑄𝐶 + 𝑄𝐹 ≤ 2000 (5-2)

Hình 5-1 trình bày ý nghĩa của các phương trình (5-1) và (5-2) đối với khả năng sản xuất trong ví
dụ bằng số trên đây. Mỗi điều kiện giới hạn nguồn lực được vẽ theo cùng một cách thức như ta
đã vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất trong mô hình Ricardo trong Hình 3-1. Tuy nhiên, trong
trường hợp này, việc sản xuất của nền kinh tế phụ thuộc vào cả hai điều kiện ràng buộc. Vì thế,
đường giới hạn khả năng sản xuất là đường gấp khúc màu đỏ. Nếu nền kinh tế chuyên môn hóa
sản xuất thực phẩm (điểm 1), thì có thể sản xuất được 1000 calori thực phẩm. Ở điểm sản xuất
này, sẽ có tình trạng thừa lao động: Chỉ có 1000 giờ lao động trong số 2000 giờ lao động được
tuyển dụng. Trái lại, nếu nền kinh tế chuyên môn hóa sản xuất vải (điểm 2), thì có thể sản xuất
được 1000 yard vải. Ở điểm sản xuất này, sẽ có tình trạng thừa vốn: Chỉ có 2000 giờ máy được
sử dụng trong số 3000 giờ máy sẵn có. Ở điểm sản xuất 3, nền kinh tế trưng dụng toàn bộ nguồn
lực vốn và lao động (1500 giờ máy và 1500 giờ lao động trong sản xuất vải cùng với 1500 giờ
máy và 500 giờ lao động trong sản xuất thực phẩm).1

Đặc điểm quan trọng của đường giới hạn khả năng sản xuất này là, chi phí cơ hội của việc sản
xuất thêm một yard vải tính theo thực phẩm không phải là một hằng số. Khi nền kinh tế chủ yếu
chỉ sản xuất thực phẩm (bên trái điểm 3), thì sẽ có lao động dôi dư. Sản xuất bớt đi hai đơn vị
thực phẩm sẽ giúp giải phóng 6 giờ máy mà có thể dùng để sản xuất 3 yard vải: Chi phí cơ hội
của vải là ⅔. Khi nền kinh tế sản xuất phần lớn vải (bên phải điểm 3), thì sẽ có vốn dôi dư. Sản
xuất bớt đi hai đơn vị thực phẩm sẽ giải phóng 2 giờ lao động mà có thể dùng để sản xuất một
yard vải: Chi phí cơ hội của vải là 2. Như vậy, càng sản xuất nhiều đơn vị vải thì chi phí cơ hội
của vải sẽ càng cao.

1
Trường hợp không có sự thay thế các yếu tố sản xuất là một trường hợp đặc biệt, trong đó chỉ có một điểm sản
xuất duy nhất cho phép ta trưng dụng toàn bộ hai yếu tố sản xuất; ở mọi điểm khác trên đường biên giới khả năng
sản xuất, sẽ có phần nào lượng yếu tố sản xuất hoàn toàn không được sử dụng. Trong trường hợp tổng quát hơn dưới
đây, khi các yếu tố sản xuất có thể thay thế lẫn nhau, tình trạng kỳ quặc này sẽ biến mất, và cả hai yếu tố sản xuất
đều được tuyển dụng hoàn toàn dọc theo toàn bộ đường biên giới khả năng sản xuất.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 3 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Bây giờ ta hãy làm cho mô hình trở nên sát thực tế hơn và cho phép các yếu tố sản xuất có thể
thay thế lẫn nhau trong sản xuất. Sự thay thế này giúp triệt tiêu điểm gấp khúc của đường giới
hạn khả năng sản xuất; thay vào đó, đường giới hạn khả năng sản xuất PP sẽ có dạng đường cong
như biểu thị trong Hình 5-2. Dạng đường cong cho ta thấy chi phí cơ hội tính theo thực phẩm để
sản xuất thêm một đơn vị vải sẽ tăng lên khi nền kinh tế sản xuất ngày càng nhiều vải hơn và ít
thực phẩm hơn. Nghĩa là, nhận thức cơ bản của ta về cách thức thay đổi chi phí cơ hội thay đổi
theo tổ hợp sản xuất vẫn đúng.

Hình 5-1 Đường giới hạn khả năng sản xuất khi các yếu tố sản xuất không thể thay thế lẫn nhau:
Ví dụ bằng số

Nếu vốn không thể thay thế cho lao động hay ngược lại, đường giới hạn khả năng sản xuất trong mô hình
tỷ lệ yếu tố sẽ được xác định bằng hai điều kiện giới hạn nguồn lực: Nền kinh tế không thể sử dụng nhiều
hơn nguồn cung lao động sẵn có (2000 giờ lao động) hay nguồn vốn sẵn có (3000 giờ chạy máy). Vì thế,
đường giới hạn khả năng sản xuất được định nghĩa là đường màu đỏ trong hình. Ở điểm 1, nền kinh tế
chuyên môn hóa sản xuất thực phẩm, và không sử dụng hết toàn bộ giờ lao động. Ở điểm 2, nền kinh tế
chuyên môn hóa sản xuất vải, và không sử dụng hết toàn bộ giờ máy. Ở điểm sản xuất 3, nền kinh tế sử
dụng hết toàn bộ nguồn nhân lực và nguồn vốn. Đặc điểm quan trọng của đường giới hạn khả năng sản
xuất là: chi phí cơ hội của vải tính theo thực phẩm không phải là một hằng số, nó tăng từ ⅔ lên 2 khi tổ
hợp sản xuất của nền kinh tế thay đổi hướng tới sản xuất nhiều vải hơn.

Lượng thực phẩm QF

Độ dốc đường giới


hạn lao động = –2
Độ dốc đường giới hạn khả
năng sản xuất = chi phí cơ hội
của vải theo thực phẩm

Độ dốc đường
giới hạn vốn = –⅔

Lượng vải QC

Nền kinh tế sản xuất ở đâu trên đường giới hạn khả năng sản xuất? Điều đó phụ thuộc vào giá.
Cụ thể hơn, nền kinh tế sản xuất tại điểm tối đa hóa giá trị sản lượng. Hình 5-3 cho thấy ý nghĩa
của điều này. Giá trị sản lượng của nền kinh tế là:

𝑉 = 𝑃𝐶 × 𝑄𝐶 + 𝑃𝐹 × 𝑄𝐹

Trong đó PC và PF là lần lượt là giá vải và giá thực phẩm. Đường đẳng trị - đường thẳng mà dọc
theo đó giá trị sản lượng là hằng số - sẽ có độ dốc bằng –PC/PF. Nền kinh tế sản xuất tại điểm Q
nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất có tiếp điểm cao nhất với đường đẳng trị. Tại điểm
đó, độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất bằng –PC/PF. Vì thế, chi phí cơ hội tính theo
thực phẩm để sản xuất 1 đơn vị vải bằng với giá vải tương đối.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 4 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Hình 5-2 Đường giới hạn khả năng sản xuất khi các yếu tố sản xuất có thể thay thế lẫn nhau

Nếu vốn có thể thay thế cho lao động và ngược lại, đường giới hạn khả năng sản xuất không còn điểm
gấp khúc nữa. Nhưng vẫn đúng là chi phí cơ hội của vải tính theo thực phẩm sẽ tăng khi tổ hợp sản lượng
của nền kinh tế dịch chuyển hướng tới sản xuất nhiều vải hơn và ít thực phẩm hơn.

Lượng thực phẩm QF

PP

Lượng vải QC

Hình 5-3 Giá cả và sản lượng

Nền kinh tế sản xuất tại điểm tối đa hóa giá trị sản lượng ứng với những mức giá hiện hành; đây là điểm
nằm trên đường đẳng trị cao nhất khả dĩ. Tại điểm đó, chi phí cơ hội của vải tính theo thực phẩm bằng
với giá tương đối của vải, PC/PF.

Lượng thực phẩm QF


Các đường đẳng trị

Độ dốc = -PC/PF

Lượng vải QC

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 5 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Hình 5-4 Khả năng chọn lựa đầu vào trong sản xuất thực phẩm

Nhà nông có thể sản xuất 1 calori thực phẩm bằng ít vốn hơn nếu sử dụng nhiều lao động hơn, và ngược
lại.
Đầu vào vốn trên 1 calori, a
Đầu vào vốn trên calori, aKF
KF

Các cách kết hợp đầu vào để


sản xuất ra 1 calori thực
phẩm

Đầu vào lao động trên 1 calori, aLF

Chọn tổ hợp yếu tố đầu vào

Như ta đã lưu ý, trong mô hình hai yếu tố sản xuất, các nhà sản xuất có thể chọn lựa sử dụng các
yếu tố đầu vào. Ví dụ, một nhà nông có thể chọn lựa giữa việc sử dụng thiết bị cơ giới hóa tương
đối nhiều hơn (vốn) và ít lao động hơn, hay ngược lại. Như vậy, nhà nông có thể chọn lựa số
lượng lao động và vốn để sử dụng trên một đơn vị sản lượng sản xuất ra. Khi đó, trong mỗi
ngành, các nhà sản xuất sẽ không đứng trước các định mức đầu vào cố định (như trong mô hình
Ricardo) mà đứng trước sự đánh đổi như được minh họa bằng đường II trong Hình 5-4, biểu thị
các cách kết hợp đầu vào khác nhau có thể sử dụng để sản xuất một calori thực phẩm.

Các nhà sản xuất trên thực tế sẽ chọn lựa đầu vào như thế nào? Điều này phụ thuộc vào chi phí
tương đối của vốn và lao động. Nếu chi phí vốn cao và tiền lương thấp, nhà nông sẽ quyết định
sản xuất bằng cách sử dụng tương đối ít vốn hơn và nhiều lao động hơn; mặt khác, nếu giá chi
phí vốn thấp và tiền lương cao, họ sẽ sử dụng ít lao động và nhiều vốn hơn. Nếu w là tiền lương
và r là chi phí vốn, thì việc chọn lựa đầu vào sẽ phụ thuộc vào tỷ số giá của hai yếu tố sản xuất
này, w/r.2 Mối quan hệ giữa giá các yếu tố sản xuất và tỷ số lao động trên vốn sử dụng trong sản
xuất thực phẩm được biểu thị bằng đường cong FF trong Hình 5-5.

Ta cũng có mối quan hệ tương ứng giữa w/r và tỷ số lao động/vốn trong sản xuất vải. Mối quan
hệ này được biểu thị bằng đường cong CC trong Hình 5-5. Như trong hình vẽ, CC dịch chuyển ra
phía ngoài so với đường FF, cho thấy rằng, ứng với những mức giá yếu tố sản xuất cho trước,
sản xuất vải luôn luôn sử dụng lao động trên vốn nhiều hơn so với việc sản xuất thực phẩm. Khi
điều này xảy ra, ta nói sản xuất vải thâm dụng lao động, trong khi sản xuất thực phẩm thâm dụng
vốn. Lưu ý rằng định nghĩa độ thâm dụng phụ thuộc vào tỷ số lao động trên vốn sử dụng trong
sản xuất, chứ không phải tỷ số lao động trên sản lượng hay tỷ số vốn trên sản lượng. Như vậy,
một hàng hóa không thể vừa thâm dụng vốn vừa thâm dụng lao động.

2
Việc chọn lựa tỷ số lao động/vốn tối ưu sẽ được tìm hiểu chi tiết hơn trong phần phụ lục chương này.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 6 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Hình 5-5 Giá yếu tố sản xuất và việc chọn lựa đầu vào

Trong mỗi ngành, tỷ số lao động trên vốn dùng trong sản xuất phụ thuộc vào chi phí lao động so với vốn,
w/r. Đường FF biểu thị các phương án chọn lựa tỷ số w/r trong sản xuất thực phẩm, trong khi đường CC
biểu thị các phương án chọn lựa tương ứng trong sản xuất vải. Ứng với một tỷ số tiền lương/chi phí vốn
cho trước, sản xuất vải sử dụng tỷ số lao động/vốn cao hơn so với sản xuất thực phẩm; khi điều này xảy
ra, ta nói sản xuất vải thâm dụng lao động và sản xuất thực phẩm thâm dụng vốn.

Tỷ số tiền lương/tiền thuê vốn, w/r

CC
FF

Tỷ số vốn/lao động, L/K

Các đường CC và FF trong Hình 5-5 được gọi là đường cầu yếu tố sản xuất tương đối; chúng
giống hệt như đường cầu hàng hóa tương đối. Độ dốc hướng xuống của chúng mô tả ảnh hưởng
thay thế trong nhu cầu yếu tố sản xuất của các nhà sản xuất. Khi tiền lương w tăng so với chi phí
vốn r, các nhà sản xuất sẽ thay thế lao động bằng vốn trong các quyết định sản xuất. Trường hợp
mà chúng ta xem xét trên đây khi các yếu tố sản xuất không thể thay thế lẫn nhau là một trường
hợp hạn chế, trong đó đường cầu tương đối là một đường thẳng đứng: Tỷ số lao động trên vốn
cần thiết được cố định và không thay đổi theo sự thay đổi tỷ số lương trên chi phí vốn w/r. Trong
phần còn lại của chương này, ta sẽ xem xét trường hợp tổng quát hơn, trong đó các yếu tố sản
xuất có thể thay thế lẫn nhau, và đường cầu yếu tố tương đối có độ dốc hướng xuống.

Giá yếu tố sản xuất và giá hàng hóa

Tạm thời giả sử rằng nền kinh tế sản xuất cả vải và thực phẩm. (Điều này không nhất thiết xảy ra
nếu nền kinh tế tham gia thương mại quốc tế, vì khi đó nền kinh tế có thể chuyên môn hoàn toàn
trong việc sản xuất một hàng hóa này hay hàng hóa kia; nhưng tạm thời ta bỏ qua khả năng này.)
Sau đó, sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong mỗi ngành sẽ bảo đảm rằng giá mỗi hàng hóa
bằng với chi phí sản xuất của nó. Chi phí sản xuất một hàng hóa phụ thuộc vào giá yếu tố sản
xuất: Nếu tiền lương tăng, thì tất cả những thứ khác tính theo giá hàng hóa sử dụng lao động để
sản xuất cũng sẽ tăng.

Tuy nhiên, tầm quan trọng của giá một yếu tố sản xuất cụ thể đối với chi phí sản xuất hàng hóa
phụ thuộc vào việc hàng hóa đó sử dụng nhiều hay ít yếu tố sản xuất này. Ví dụ, nếu sản xuất
thực phẩm chỉ sử dụng rất ít lao động, thì việc tăng lương sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá
thực phẩm, trong khi nếu sản xuất vải phải sử dụng nhiều lao động, tăng lương sẽ ảnh hưởng
mạnh đến giá vải. Do đó, ta có thể kết luận rằng có một mối quan hệ một-một giữa tỷ số tiền

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 7 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

lương trên chi phí vốn w/r, và tỷ số giá vải trên giá thực phẩm PC/PF. Mối quan hệ này được
minh họa bằng đường SS có độ dốc hướng lên trong Hình 5-6.3

Hình 5-6 Giá yếu tố sản xuất và giá hàng hóa

Vì sản xuất vải thâm dụng lao động trong khi sản xuất thực phẩm thâm dụng vốn, nên có một mối quan hệ
một-một giữa tỷ số giá yếu tố sản xuất w/r và giá vải tương đối PC/PF; chi phí lao động tương đối càng
cao, giá tương đối của hàng hóa thâm dụng lao động càng cao. Mối quan hệ này được minh họa qua
đường SS.

Giá vải tương đối, PC/PF

SS

Tỷ số tiền lương/tiền thuê vốn, w/r

Ta hãy xem xét Hình 5-5 và 5-6 cùng với nhau. Trong Hình 5-7, phần bên trái là Hình 5-6
(đường SS) xoay ngược chiều kim đồng hồ 90 độ, trong khi phần bên phải vẽ lại Hình 5-5.
Thông qua đặt hai đồ thị này vào với nhau, ta sẽ thấy điều mà nhìn qua xem ra là mối liên hệ
đáng ngạc nhiên giữa giá hàng hóa và tỷ số vốn/lao động sử dụng trong sản xuất mỗi hàng hóa.
Giả sử giá vải tương đối là (PC/PF)1 (phần bên trái Hình 5-7); nếu nền kinh tế sản xuất cả hai
hàng hóa, tỷ số tiền lương trên chi phí vốn phải bằng (w/r)1. Khi đó, tỷ số này ngụ ý rằng tỷ số
lao động trên vốn sử dụng trong sản xuất vải và thực phẩm phải lần lượt bằng (LC/KC)1 và
(LF/KF)1 (phần bên phải Hình 5-7). Nếu giá vải tương đối tăng lên đến mức (PC/PF)2, tỷ số tiền
lương trên tiền thuê vốn sẽ tăng đến (w/r)2. Vì lao động bây giờ đắt đỏ hơn, nên tỷ số lao động
trên vốn sử dụng trong sản xuất vải và thực phẩm sẽ giảm xuống (LC/KC)2 và (LF/KF)2.

Ta có thể học bài học quan trọng hơn từ biểu đồ này. Phần bên trái đã cho ta biết rằng tăng giá
vải tương đối so với giá thực phẩm sẽ làm tăng thu nhập của người lao động so với thu nhập chủ
sở hữu vốn, nhưng có thể đưa ra một phát biểu mạnh hơn: Sự thay đổi giá tương đối này rõ ràng
sẽ làm tăng sức mua của người lao động và làm giảm sức mua của chủ sở hữu vốn thông qua làm
tăng tiền lương thực và làm giảm chi phí vốn thực tính theo cả hai hàng hóa.

3
Mối quan hệ này chỉ giữ đúng khi nền kinh tế sản xuất cả vải và thực phẩm, gắn liền với một khoảng giá trị cho
trước của giá vải tương đối. Nếu giá tương đối tăng vượt cận trên của khoảng giá trị này, thì nền kinh tế sẽ chuyên
môn hóa sản xuất vải; trái lại, nếu giá tương đối giảm thấp hơn cận dưới của khoảng giá trị này, thì nền kinh tế sẽ
chuyên môn hóa sản xuất thực phẩm.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 8 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Hình 5-7 Từ giá hàng hóa đến chọn lựa đầu vào

Ứng với giá vải tương đối cho trước (PC/PF)1, tỷ số tiền lương trên chi phí vốn phải bằng (w/r)1. Khi đó,
tỷ số tiền lương/giá thuê vốn này ngụ ý rằng các tỷ số lao động trên vốn sử dụng trong sản xuất vải và
thực phẩm phải bằng (LC/KC)1 và (LF/KF)1. Nếu giá vải tương đối tăng đến (PC/PF)2, tỷ số tiền lương/chi
phí vốn phải tăng đến (w/r)2. Điều này sẽ dẫn đến việc giảm tỷ số tỷ số lao động/vốn sử dụng trong sản
xuất cả hai hàng hóa.

Tỷ số tiền lương/tiền thuê vốn, w/r

SS FF CC

(w/r)2

(w/r)1

Giá vải tương (PC/PF)2 (PC/PF)1 (LF/KF)2 (LF/KF)1 (LC/KC)2 (LC/KC)1 Tỷ số lao
đối, PC/PF động/vốn, L/K

Tăng dần Tăng dần

Làm sao ta biết điều này? Khi PC/PF tăng, tỷ số lao động trên vốn giảm trong cả hai ngành vải và
thực phẩm. Nhưng trong một nền kinh tế cạnh tranh, các yếu tố sản xuất được trả lương tương
ứng với sản lượng biên của chúng – tiền lương thực của người lao động tính theo vải phải bằng
sản lượng biên của lao động trong ngành vải, và tương tự. Khi tỷ số lao động trên vốn giảm trong
sản xuất hai hàng hóa, sản lượng biên của lao động theo hai hàng hóa sẽ tăng lên – vì thế người
lao động nhận thấy tiền lương thực của họ tăng lên theo cả hai hàng hóa. Mặt khác, sản lượng
biên của vốn giảm trong cả hai ngành, nên chủ sở hữu vốn nhận thấy thu nhập thực của họ sẽ
thấp hơn theo cả hai hàng hóa.

Khi đó, trong mô hình này, cũng giống như trong mô hình các yếu tố chuyên biệt, sự thay đổi giá
tương đối ảnh hưởng mạnh đến phân phối thu nhập. Sự thay đổi giá hàng hóa không chỉ làm thay
đổi phân phối thu nhập; mà nó luôn luôn làm thay đổi phân phối thu nhập nhiều đến mức chủ sở
hữu một yếu tố sản xuất được lợi trong khi chủ sở hữu yếu tố sản xuất khác trở nên sa sút đi.4

4
Mối quan hệ giữa giá hàng hóa và giá yếu tố sản xuất này (và ảnh hưởng phúc lợi đi kèm) được làm rõ trong bài
báo kinh điển của Wolfgang Stolper và Paul Samuelson, “Protection and Real Wages,” (Bảo hộ và tiền lương thực)
Review of Economic Studies 9 (tháng 11-1941), trang 58–73, do đó nó còn được gọi là hiệu ứng Stolper-Samuelson.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 9 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Nguồn lực và sản lượng

Bây giờ ta có thể hoàn tất phần mô tả nền kinh tế hai yếu tố sản xuất thông qua mô tả mối quan
hệ giữa giá hàng hóa, cung yếu tố sản xuất, và sản lượng. Cụ thể hơn, ta tìm hiểu xem sự thay
đổi nguồn lực (tổng cung một yếu tố sản xuất) ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bổ yếu tố sản
xuất giữa các ngành và sự thay đổi sản lượng đi kèm.

Giả sử ta có giá vải tương đối như đã cho. Từ Hình 5-7, ta biết rằng giá vải tương đối đã cho, ví
dụ như (PC/PF)1, gắn liền với tỷ số tiền lương/chi phí vốn không đổi (w/r)1 (khi mà cả vải và thực
phẩm vẫn cùng được sản xuất). Tiếp đến, tỷ số này sẽ quyết định tỷ số lao động trên vốn sử dụng
trong cả hai ngành: (LC/KC)1 và (LF/KF)1. Bây giờ ta giả sử rằng lực lượng lao động của nền kinh
tế gia tăng, ngụ ý rằng tỷ số vốn trên lao động chung của nền kinh tế L/K gia tăng. Ứng với mức
giá vải tương đối cho trước (PC/PF)1, ta vừa thấy rằng tỷ số lao động trên vốn sử dụng trong cả
hai ngành vẫn không đổi. Nền kinh tế sẽ thích ứng với sự gia tăng tổng cung lao động tương đối
L/K này như thế nào nếu lượng cầu lao động tương đối trong mỗi ngành vẫn không đổi ở mức
(LC/KC)1 và (LF/KF)1? Nói cách khác, nền kinh tế sẽ tuyển dụng thêm giờ lao động như thế nào?
Câu trả lời nằm ở sự phân bổ lao động và vốn giữa hai ngành: Tỷ số lao động/vốn trong ngành
vải cao hơn trong ngành thực phẩm, nên nền kinh tế có thể gia tăng tuyển dụng lao động trên vốn
(giữ nguyên tỷ số lao động/vốn cố định trong mỗi ngành) bằng cách phân bổ lao động và vốn
nhiều hơn vào sản xuất vải (ngành này thâm dụng lao động).5 Vì lao động và vốn dịch chuyển từ
ngành thực phẩm sang ngành vải, nền kinh tế sản xuất nhiều vải hơn và ít thực phẩm hơn.

Cách tốt nhất để suy nghĩ về kết quả này là nghĩ xem nguồn lực ảnh hưởng như thế nào đến khả
năng sản xuất của nền kinh tế. Trong Hình 5-8, đường TT1 tiêu biểu cho khả năng sản xuất của
nền kinh tế trước khi cung lao động tăng. Sản lượng là ở điểm 1, tại đó độ dốc đường giới hạn
khả năng sản xuất bằng giá trị âm của giá vải tương đối, – PC/PF, và nền kinh tế sản xuất lượng
vải 𝑄𝐶1 và lượng thực phẩm 𝑄𝐹1 . Đường TT2 biểu thị đường giới hạn khả năng sản xuất sau khi
cung lao động tăng. Đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển ra ngoài trở thành đường
TT2. Sau khi cung ứng lao động tăng, nền kinh tế có thể sản xuất nhiều vải và thực phẩm hơn so
với trước kia. Tuy nhiên, sự dịch chuyển ra ngoài của đường giới hạn khả năng sản xuất thiên về
phía vải nhiều hơn so với về phía thực phẩm – nghĩa là có tình trạng mở rộng khả năng sản
xuất thiên lệch, xảy ra khi đường biên giới khả năng sản xuất dịch chuyển về phía này nhiều
hơn phía kia. Trong trường hợp này, sự mở rộng sản xuất thiên về phía sản xuất vải nhiều đến
mức ứng với những mức giá tương đối không đổi, sản xuất sẽ dịch chuyển từ điểm 1 đến điểm 2,
tương ứng với sự giảm sút thật sự sản lượng thực phẩm từ 𝑄𝐹1 đến 𝑄𝐹2 và sự tăng mạnh sản lượng
vải từ 𝑄𝐶1 đến 𝑄𝐶2 .

5
Xem cách suy ra chính thức kết quả này và các chi tiết bổ sung trong phần phụ lục.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 10 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Hình 5-8 Nguồn lực và khả năng sản xuất

Sự gia tăng cung lao động làm dịch chuyển đường biên giới khả năng sản xuất ra ngoài từ TT 1 đến TT2,
nhưng thiên lệch về phía sản xuất vải nhiều hơn. Kết quả là, ứng với một mức giá vải tương đối không đổi
(biểu thị bằng độ dốc – PC/PF, sản lượng thực phẩm thật sự giảm xuống từ 𝑄𝐹1 đến 𝑄𝐹2 .

Sản lượng thực phẩm QF

TT2
Độ dốc = −𝑃𝐶 /𝑃𝐹
TT1

𝑄𝐹1 Độ dốc = −𝑃𝐶 /𝑃𝐹

𝑄𝐹2

𝑄𝐶1 𝑄𝐶2 Sản lượng vải QC

Ảnh hưởng thiên lệch của sự gia tăng nguồn lực đối với khả năng sản xuất là yếu tố then chốt để
tìm hiểu sự khác biệt về nguồn lực sẽ dẫn đến thương mại quốc tế như thế nào.6 Sự gia tăng cung
lao động làm mở rộng khả năng sản xuất thiên về phía sản xuất vải nhiều hơn, trong khi sự gia
tăng cung vốn làm mở rộng khả năng sản xuất thiên về sản xuất thực phẩm nhiều hơn. Như vậy,
so với nền kinh tế có cung lao động tương đối thấp so với vốn, nền kinh tế có cung lao động
tương đối cao so với vốn sẽ tương đối tốt hơn trong việc sản xuất vải. Nói khái quát, nền kinh tế
sẽ có xu hướng đạt được hiệu quả tương đối cao hơn trong việc sản xuất hàng hóa thâm dụng
yếu tố mà đất nước tương đối dồi dào hơn.

Dưới đây ta sẽ tìm hiểu thêm những bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ xác nhận rằng sự thay
đổi nguồn lực của đất nước dẫn đến sự tăng trưởng thiên về ngành nào thâm dụng yếu tố có
nguồn cung gia tăng. Ta dẫn chứng điều này trong các nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan, Hong Kong và Singapore, tất cả đều có cung lao động kỹ năng tăng trưởng rất nhanh trong
nửa thế kỷ qua.

6
Ảnh hưởng thiên lệch của sự thay đổi nguồn lực đối với sản xuất được đề xuất trong một bài báo của nhà kinh tế
học Ba Lan T. M. Rybczynski, “Factor Endowments and Relative Commodity Prices,” (Nguồn yếu tố sản xuất và
giá hàng hóa tương đối) Economica 22 (tháng 11-1955), trang 336–341. Do đó, nó còn được gọi là hiệu ứng
Rybczynski.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 11 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Ảnh hưởng của thương mại quốc tế giữa các nền kinh tế có hai yếu tố sản xuất

Sau khi phác thảo cơ cấu sản xuất của một nền kinh tế có hai yếu tố sản xuất, bây giờ ta có thể
xem xét điều gì xảy ra khi hai nền kinh tế này, Nước Nhà và Nước Ngoài giao thương với nhau.
Cũng như từ trước đến giờ, Nước Nhà và Nước Ngoài tương tự như nhau trên nhiều bình diện.
Họ có cùng thị hiếu và do đó có cầu tương đối của thực phẩm và vải giống nhau khi đứng trước
cùng những mức giá tương đối như nhau của hai loại hàng hóa. Họ cũng có cùng công nghệ: Một
lượng lao động và vốn cho trước sẽ giúp sản xuất ra cùng một sản lượng vải hay thực phẩm
giống nhau ở hai nước. Điểm khác biệt duy nhất giữa hai nước là về nguồn lực của họ: Nước
Nhà có tỷ số lao động trên vốn cao hơn so với Nước Ngoài.

Giá tương đối và mô thức trao đổi thương mại

Vì Nước Nhà có tỷ số lao động trên vốn cao hơn so với Nước Ngoài, nên Nước Nhà dồi dào lao
động và Nước Ngoài dồi dào vốn. Lưu ý rằng khái niệm dồi dào được định nghĩa theo tỷ số chứ
không phải theo giá trị tuyệt đối. Ví dụ, tổng số lao động ở Hoa Kỳ cao gấp ba lần ở Mexico,
nhưng Mexico sẽ được xem là dồi dào lao động tương đối so với Hoa Kỳ vì trữ lượng vốn của
Hoa Kỳ cao hơn gấp ba lần trữ lượng vốn ở Mexico. “Dồi dào” luôn luôn được định nghĩa theo
giá trị tương đối thông qua so sánh tỷ số vốn trên lao động ở hai nước; như vậy không có nước
nào dồi dào mọi thứ.

Vì vải là hàng hóa thâm dụng lao động, đường giới hạn khả năng sản xuất Nước Nhà so với
đường giới hạn khả năng sản xuất Nước Ngoài dịch chuyển ra phía ngoài lệch về phía vải nhiều
hơn so với phía thực phẩm. Vì thế, nếu mọi yếu tố khác như nhau, Nước Nhà có xu hướng sản
xuất ra tỷ lệ vải trên thực phẩm cao hơn.

Vì ngoại thương dẫn đến sự hội tụ giá tương đối, một trong những thứ mà sẽ bằng nhau là giá
tương đối của vải so với thực phẩm. Tuy nhiên, vì tình trạng dồi dào yếu tố sản xuất ở mỗi nước
mỗi khác, nên ứng với một tỷ số giá vải trên giá thực phẩm cho trước, Nước Nhà sẽ sản xuất ra
tỷ số vải trên thực phẩm cao hơn so với Nước Ngoài: Nước Nhà sẽ có cung tương đối của vải
cao hơn. Khi đó, đường cung tương đối của Nước Nhà sẽ nằm về bên phải đường cung tương đối
của Nước Ngoài.

Các đường cung tương đối của Nước Nhà (RS) và Nước Ngoài (RS*) được minh họa trong Hình
5-9. Đường cầu tương đối, mà ta đã giả định là như nhau đối với hai nước, được biểu thị bằng
đường RD. Nếu không có thương mại quốc tế, trạng thái cân bằng của Nước Nhà sẽ ở điểm 1,
trong khi trạng thái cân bằng của Nước Ngoài sẽ ở điểm 3. Nghĩa là, khi không có ngoại thương,
giá vải tương đối ở Nước Nhà sẽ thấp hơn so với ở Nước Ngoài.

Khi Nước Nhà và Nước Ngoài giao thương với nhau, giá tương đối ở hai nước sẽ hội tụ. Giá vải
tương đối sẽ tăng ở Nước Nhà và giảm ở Nước Ngoài, và giá vải tương đối mới của thế giới
được thiết lập ở điểm nằm trong khoảng giữa hai mức giá trước khi có ngoại thương, ví dụ như
điểm 2. Trong Chương 4, chúng ta đã thảo luận cách thức phản ứng của nền kinh tế trước sự mở
cửa ngoại thương này dựa vào chiều hướng thay đổi giá tương đối của hàng hóa: Nền kinh tế sẽ
xuất khẩu hàng hóa nào có giá tương đối tăng lên. Như vậy, Nước Nhà sẽ xuất khẩu vải (giá vải
tương đối ở Nước Nhà tăng), trong khi Nước Ngoài sẽ xuất khẩu thực phẩm. (Giá vải tương đối
ở Nước Ngoài giảm, có nghĩa là giá thực phẩm ở đó sẽ tương đối tăng.)

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 12 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Hình 5-9 Ngoại thương dẫn đến sự hội tụ giá tương đối

Khi không có ngoại thương, trạng thái cân bằng của Nước Nhà là ở điểm 1, ở đó đường cung tương đối
nội địa RS cắt đường cầu tương đối RD. Tương tự, trạng thái cân bằng của Nước Ngoài là ở điểm 3.
Ngoại thương dẫn đến giá tương đối của thế giới nằm trong khoảng giữa hai mức giá trước khi có ngoại
thương, nghĩa là điểm 2.

Giá vải tương đối PC/PF

RS*
RS

RD

Lượng vải tương đối QC/QF

Nước Nhà trở thành nước xuất khẩu vải vì đất nước dồi dào lao động (so với Nước Ngoài) và vì
sản xuất vải thâm dụng lao động (so với sản xuất thực phẩm). Tương tự, Nước Ngoài trở thành
nước xuất khẩu thực phẩm vì đất nước dồi dào vốn và vì sản xuất thực phẩm thâm dụng vốn.
Việc dự đoán mô thức trao đổi ngoại thương (trong phiên bản hai quốc gia, hai hàng hóa, hai yếu
tố sản xuất mà ta đã nghiên cứu) có thể khái quát hóa thành định lý sau đây, được đặt tên theo
hai người đầu tiên xây dựng mô hình ngoại thương này:

Định lý Hecksher-Ohlin: Đất nước dồi dào một yếu tố sản xuất sẽ xuất khẩu hàng hóa thâm
dụng yếu tố sản xuất đó.

Trong trường hợp sát thực tế hơn với nhiều quốc gia, nhiều yếu tố sản xuất và nhiều hàng hóa, ta
có thể khái quát hóa kết quả này như một mối tương quan giữa sự dồi dào yếu tố sản xuất của
một nước và việc xuất khẩu hàng hóa thâm dụng yếu tố sản xuất đó: Các nước có xu hướng xuất
khẩu hàng hóa thâm dụng yếu tố sản xuất mà đất nước có dồi dào.7

Ngoại thương và phân phối thu nhập

Chúng ta vừa thảo luận ngoại thương dẫn đến sự hội tụ giá tương đối như thế nào. Trên đây, ta
đã thấy rằng sự thay đổi giá tương đối, tiếp đến sẽ ảnh hưởng mạnh lên thu nhập tương đối của

7
Tìm đọc cách chính thức suy ra phiên bản mở rộng cho nhiều hàng hóa, nhiều yếu tố sản xuất và nhiều nước trong
nghiên cứu của Alan Deardorff, “The General Validity of the Heckscher-Ohlin Theorem,” (Giá trị tổng quát của
định lý Heckscher-Ohlin) American Economic Review 72 (tháng 9-1982), trang 683–694.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 13 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

lao động và vốn. Sự gia tăng giá vải làm tăng sức mua của lao động theo cả hai hàng hóa đồng
thời làm giảm sức mua của vốn theo cả hai hàng hóa. Tăng giá thực phẩm có ảnh hưởng ngược
lại. Như vậy, thương mại quốc tế có thể tác động mạnh lên phân phối thu nhập, thậm chí trong
dài hạn. Ở Nước Nhà, nơi giá vải tương đối tăng, những người có thu nhập từ lao động sẽ hưởng
lợi nhờ ngoại thương, nhưng những người có thu nhập từ vốn sẽ trở nên sa sút đi. Ở Nước Ngoài,
nơi giá vải tương đối giảm, điều ngược lại sẽ xảy ra: Người lao động trở nên sa sút hơn và chủ sở
hữu vốn trở nên khấm khá hơn.

Nguồn lực mà đất nước có nguồn cung tương đối lớn (lao động ở Nước Nhà, vốn ở Nước Ngoài)
là yếu tố dồi dào ở nước đó, và nguồn lực mà đất nước có nguồn cung tương đối ít (vốn ở Nước
Nhà, lao động ở Nước Ngoài) được gọi là yếu tố khan hiếm. Kết luận chung về ảnh hưởng phân
phối thu nhập của thương mại quốc tế trong dài hạn là: Chủ sở hữu yếu tố dồi dào của đất nước
sẽ hưởng lợi từ ngoại thương, nhưng chủ sở hữu yếu tố khan hiếm sẽ thiệt thòi.

Kết luận này tương tự như kết luận ta đạt được trong phân tích trường hợp các yếu tố chuyên
biệt. Trong trường hợp đó, ta nhận thấy, những yếu tố sản xuất “mắc kẹt” trong ngành cạnh tranh
nhập khẩu sẽ thiệt hại do mở cửa ngoại thương. Ở đây, ta nhận thấy những yếu tố sản xuất thâm
dụng trong ngành cạnh tranh nhập khẩu bị thiệt hại do mở cửa ngoại thương. Lập luận lý thuyết
về tổng lợi ích từ ngoại thương cũng tương tự như trong trường hợp các yếu tố chuyên biệt: Mở
cửa ngoại thương giúp mở rộng khả năng tiêu dùng của nền kinh tế (xem Hình 4-11), nên đó là
cách để làm cho mọi người khấm khá hơn. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt quan trọng về ảnh
hưởng phân phối thu nhập trong hai mô hình. Tính chuyên biệt của các yếu tố sản xuất trong các
ngành cụ thể thường chỉ là một vấn đề tạm thời: Các công ty may mặc không thể trở thành các
nhà sản xuất máy tính trong một sáng một chiều, nhưng theo thời gian, nền kinh tế Hoa Kỳ có
thể di chuyển việc làm trong ngành công nghiệp chế tạo từ những ngành suy giảm sang những
ngành mở rộng. Vì thế, ảnh hưởng phân phối thu nhập phát sinh do lao động và các yếu tố sản
xuất khác không linh hoạt chỉ là vấn đề chuyển đổi nhất thời (nhưng không có nghĩa là những
ảnh hưởng này sẽ không đau thương đối với những người chịu thiệt). Trái lại, ảnh hưởng của
ngoại thương đối với phân phối thu nhập giữa đất đai, lao động và vốn thì ít nhiều có tính chất
lâu dài hơn.

Ta sẽ thấy ngay sau đây rằng, theo diễn biến ngoại thương của Hoa Kỳ so với phần còn lại của
thế giới, nước Mỹ dồi dào lao động kỹ năng cao trong khi lao động kỹ năng thấp tương đối khan
hiếm. Điều này có nghĩa là thương mại quốc tế có tiềm năng làm cho lao động kỹ năng thấp ở
Hoa Kỳ trở nên sa sút hơn – không chỉ trong nhất thời, mà còn về lâu dài. Ảnh hưởng tiêu cực
của thương mại đối với lao động kỹ năng thấp đặt ra một vấn đề chính trị dai dẳng, không thể
khắc phục bằng những chính sách chỉ mang lại sự giải thoát nhất thời (như bảo hiểm thất
nghiệp). Cũng vì lẽ đó, ảnh hưởng tiềm năng của thương mại gia tăng đối với tình trạng cách biệt
thu nhập ở những nước tiên tiến như Hoa Kỳ là chủ đề của nhiều nghiên cứu thực nghiệm.
Chúng ta xem lại một vài bằng chứng trong hộp dưới đây, và kết luận rằng ngoại thương cùng
lắm cũng chỉ là yếu tố đóng góp cho sự gia tăng cách biệt thu nhập ghi nhận được ở Hoa Kỳ.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 14 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Thương mại Bắc-Nam và cách biệt thu nhập

Phân phối tiền lương ở Hoa Kỳ đã trở nên không đồng đều nhiều hơn đáng kể từ cuối thập niên 1970.
Năm 1979, một nam lao động với tiền lương trong phân vị thứ 90 của phân phối tiền lương (thu nhập
nhiều hơn 90 phần trăm thấp nhất nhưng ít hơn 10 phần trăm cao nhất của những người hưởng lương)
hưởng lương cao hơn 3,6 lần tiền lương của nam giới thuộc phân vị thứ 10 dưới đáy của phân phối
tiền lương. Năm 2005, người lao động trong phân vị thứ 90 đó được hưởng lương cao hơn 5,4 lần so
với người lao động thuộc phân vị thứ 10 dưới đáy. Cách biệt tiền lương đối với lao động nữ giới cũng
tăng theo tỷ lệ tương tự trong cùng kỳ. Phần lớn sự gia tăng cách biệt tiền lương này gắn liền với sự
gia tăng chênh lệch thu nhập đạt được nhờ vào trình độ học vấn. Năm 1979, người lao động có bằng
đại học thu nhập cao gấp 1,5 lần người lao động trình độ phổ thông trung học. Năm 2005, người lao
động có bằng đại học thu nhập gần gấp đôi người lao động trình độ phổ thông trung học.
Tại sao cách biệt tiền lương gia tăng? Nhiều nhà quan sát giải thích sự thay đổi này là do tăng
trưởng thương mại thế giới và cụ thể là do tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo từ các nền
kinh tế mới công nghiệp hóa (NIE) như Hàn Quốc và Trung Quốc. Cho đến thập niên 1970, thương
mại giữa các nước công nghiệp tiên tiến và các nền kinh tế kém phát triển – thường được gọi là
thương mại “Bắc-Nam” vì hầu hết các nước tiên tiến thuộc vùng ôn đới của Bắc bán cầu – chủ yếu
bao gồm sự trao đổi giữa hàng công nghiệp chế tạo Bắc bán cầu và nguyên vật liệu cũng như nông sản
Nam bán cầu, như dầu và cà phê. Tuy nhiên, từ năm 1970 trở đi, các nước xuất khẩu nguyên vật liệu
trước đây bắt đầu bán hàng công nghiệp chế tạo sang các nước tiền lương cao như Hoa Kỳ. Như ta đã
thấy trong Chương 2, các nước đang phát triển đang thay đổi ngoạn mục loại hàng hóa xuất khẩu, bớt
dựa vào khoáng sản và nông sản để tập trung vào hàng công nghiệp chế tạo. Trong khi các nước NIE
cũng là một thị trường đang tăng trưởng nhanh chóng hấp thu hàng xuất khẩu từ các nước tiền lương
cao, hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu của các nền kinh tế mới công nghiệp hóa này rõ ràng cũng hết
sức khác nhau về độ thâm dụng yếu tố sản xuất. Chủ yếu, hàng xuất khẩu từ các nước NIE sang các
nước tiên tiến bao gồm quần áo, giày dép, và các sản phẩm tương đối ít phát triển tinh vi hơn (“hàng
công nghệ thấp”), việc sản xuất những hàng hóa này thâm dụng lao động phổ thông, trong khi hàng
xuất khẩu của các nước tiên tiến sang các nước NIE bao gồm hàng thâm dụng vốn hay thâm dụng kỹ
năng như hóa chất và máy bay (“hàng công nghệ cao”).
Đối với nhiều nhà quan sát, kết luận xem ra thật đơn giản: Những gì đang xảy ra là một quá trình
hướng tới cân bằng giá yếu tố sản xuất. Hoạt động ngoại thương giữa các nước tiên tiến dồi dào vốn
và kỹ năng với các nước NIE có nguồn cung lao động phổ thông dồi dào đang làm tăng tiền lương của
lao động kỹ năng cao và làm giảm tiền lương lao động kỹ năng thấp tại những nước dồi dào vốn và
lao động kỹ năng, hệt như dự đoán của mô hình tỷ lệ yếu tố sản xuất.
Lập luận này không chỉ có tầm quan trọng lý thuyết thuần túy. Nếu ta xem tình trạng cách biệt thu
nhập ngày càng tăng tại các nước tiên tiến là một vấn đề nghiêm trọng như quan niệm của nhiều
người, và nếu ta cũng tin rằng thương mại thế giới gia tăng là nguyên nhân chính của vấn đề đó, thật
khó mà duy trì sự ủng hộ mậu dịch tự do truyền thống của các nhà kinh tế học. (Như ta đã lập luận
trên đây, trên nguyên tắc, thuế khóa và chi tiêu của chính phủ có thể bù đắp cho ảnh hưởng của ngoại
thương đối với phân phối thu nhập, nhưng người ta có thể lập luận rằng điều này không chắc có thể
xảy ra trên thực tế.) Một số nhà bình luận có ảnh hưởng lập luận rằng các nước tiên tiến sẽ phải hạn
chế ngoại thương với các nước tiền lương thấp nếu họ muốn duy trì những xã hội trung lưu cơ bản.
Tuy nhiên, trong khi một số nhà kinh tế học tin rằng gia tăng ngoại thương với các nước tiền lương
thấp là nguyên nhân chính dẫn đến tăng cách biệt thu nhập, hầu hết các nhà nghiên cứu thực nghiệm
vào thời điểm viết quyển sách này tin tưởng rằng thương mại quốc tế cùng lắm chỉ là yếu tố góp phần
cho sự gia tăng cách biệt thu nhập đó, còn nguyên nhân chính nằm ở chỗ khác.8 Sự hoài nghi này dựa
vào ba quan sát chính.

8
Một số thảo luận quan trọng về tác động của ngoại thương đối với phân phối thu nhập là thảo luận của Robert
Lawrence và Matthew Slaughter, “Trade and U.S. Wages: Giant Sucking Sound or Small Hiccup?” (Ngoại thương

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 15 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Thứ nhất, mô hình tỷ lệ yếu tố sản xuất nói rằng, thương mại quốc tế ảnh hưởng đến phân phối thu
nhập thông qua sự thay đổi giá hàng hóa tương đối. Vì thế, nếu thương mại quốc tế là động lực dẫn tới
cách biệt thu nhập gia tăng, hẳn phải có bằng chứng rõ ràng về sự tăng giá tương đối của sản phẩm
thâm dụng kỹ năng so với giá hàng hóa thâm dụng lao động phổ thông. Tuy nhiên, các nghiên cứu về
số liệu giá quốc tế không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự thay đổi giá tương đối đó.
Thứ hai, mô hình dự đoán rằng giá yếu tố sản xuất tương đối sẽ hội tụ: Nếu tiền lương lao động kỹ
năng tăng và tiền lương lao động phổ thông giảm ở đất nước dồi dào kỹ năng, điều ngược lại sẽ xảy ra
ở đất nước dồi dào lao động. Các nghiên cứu về phân phối thu nhập ở các nước đang phát triển mở
cửa ngoại thương cho thấy rằng chí ít trong một số trường hợp, sự thật ngược lại. Cụ thể hơn, ở
Mexico, các nghiên cứu cẩn thận cho thấy chuyển biến ngoại thương của đất nước này vào cuối thập
niên 1980 – khi Mexico mở cửa cho hàng nhập khẩu và trở thành đất nước xuất khẩu hàng công
nghiệp chế tạo lớn – đi kèm với sự gia tăng tiền lương lao động kỹ năng và tăng tình trạng cách biệt
thu nhập chung, gần như song song với diễn biến phát triển ở Hoa Kỳ.
Thứ ba, cho dù ngoại thương giữa các nước tiên tiến và các nước NIE tăng nhanh, hoạt động giao
thương này vẫn chỉ tạo thành một tỷ lệ phần trăm nhỏ trong tổng chi tiêu của các nước tiên tiến. Như
một hệ quả, các giá trị ước lượng “hàm lượng yếu tố sản xuất” của khối lượng thương mại này – thực
chất là sự xuất khẩu lao động kỹ năng từ các nước tiên tiến tiềm ẩn trong hàng xuất khẩu thâm dụng
kỹ năng, và sự nhập khẩu lao động phổ thông hàm chứa trong hàng nhập khẩu thâm dụng lao động –
vẫn là một tỷ phần nhỏ trong tổng cung lao động có kỹ năng và lao động phổ thông. Điều này cho
thấy rằng các dòng giao thương này không thể có tác động rất lớn đối với phân phối thu nhập.
Vậy thì điều gì là nguyên nhân của tình trạng cách biệt thu nhập ngày càng tăng giữa lao động có
kỹ năng và lao động phổ thông ở Hoa Kỳ? Đa số cho rằng thủ phạm không phải là ngoại thương, mà
đúng hơn, là những công nghệ sản xuất mới, chú trọng nhiều hơn vào kỹ năng của nguồn nhân lực
(như việc sử dụng phổ biến máy tính và các công nghệ tiên tiến khác trên thế giới).
Làm thế nào phân biệt giữa ảnh hưởng của ngoại thương và ảnh hưởng của thay đổi công nghệ đối
với sự cách biệt tiền lương giữa lao động kỹ năng và lao động phổ thông? Ta hãy xem một biến thể
của mô hình mà ta vừa mô tả, trong đó lao động kỹ năng và lao động phổ thông được sử dụng để sản
xuất hàng “công nghệ cao” và hàng “công nghệ thấp”. Hình 5-10 trình bày đường cầu yếu tố sản xuất
của các nhà sản xuất trong cả hai ngành: tỷ số lao động kỹ năng trên lao động phổ thông được tuyển
dụng, như một hàm sản xuất theo tỷ số tiền lương lao động kỹ năng trên tiền lương lao động phổ
thông (đường LL đối với hàng công nghệ thấp và đường HH đối với hàng công nghệ cao).

Hình 5-10 Cách biệt tiền lương gia tăng: Ngoại thương hay thay đổi công nghệ thiên về kỹ năng
Đường LL và HH biểu thị tỷ số việc làm lao động kỹ năng trên việc làm lao động phổ thông S/U, như
một hàm số theo tỷ số tiền lương lao động kỹ năng trên tiền lương lao động phổ thông w S/wU, trong
ngành công nghệ thấp và ngành công nghệ cao. Ngành công nghệ cao thâm dụng kỹ năng hơn so với
ngành công nghệ thấp, nên đường HH dịch chuyển ra ngoài so với đường LL. Phần (a) trình bày
trường hợp tăng ngoại thương với các nước đang phát triển dẫn đến tỷ số tiền lương lao động kỹ
năng-lao động phổ thông cao hơn. Các nhà sản xuất trong hai ngành phản ứng bằng cách giảm việc
làm tương đối của lao động kỹ năng: SL/UL và SH/UH cùng giảm. Phần (b) trình bày trường hợp thay
đổi công nghệ thiên về kỹ năng dẫn đến tỷ số tiền lương lao động kỹ năng-lao động phổ thông cao
hơn. Hai đường LL và HH dịch chuyển ra ngoài (tăng cầu tương đối của lao động kỹ năng trong cả
hai ngành). Tuy nhiên, trong trường hợp này, các nhà sản xuất trong hai ngành phản ứng bằng cách

và tiền lương ở Hoa Kỳ: Vòi hút khổng lồ hay tiếng nấc cục nho nhỏ?) Brookings Papers on Economic Activity:
Microeconomic 2 (1993), trang 161–226; Jeffrey D. Sachs và Howard Shatz, “Trade and Jobs in U.S.
Manufacturing,” (Ngoại thương và việc làm trong công nghiệp chế tạo Hoa Kỳ) (Brookings Papers on Economic
Activity 1 (1994), trang 1–84; và Adrian Wood, North-South Trade, Employment, and Income Inequality (Thương
mại Bắc-Nam, việc làm và cách biệt thu nhập) (Oxford: Oxford University Press, 1994). Tìm đọc nghiên cứu về
cuộc tranh luận này và các vấn đề liên quan trong nghiên cứu của Robert Lawrence, Single World, Divided Nations?
(Thế giới duy nhất, các quốc gia chia rẽ?) International Trade and OECD Labor Markets (Paris: OECD
Development Centre, 1996).

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 16 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

tăng việc làm tương đối của lao động kỹ năng: SL/UL và SH/UH cùng tăng.

Tỷ số tiền lương lao động kỹ Tỷ số tiền lương lao động kỹ


năng-phổ thông, wS/wU năng-phổ thông, wS/wU

LL HH
LL HH

wS/wU wS/wU

Tỷ số việc làm Tỷ số việc làm


SL/UL SH/UH lao động kỹ SL/UL SH/UH lao động kỹ
năng-phổ thông, năng-phổ
S/U thông, S/U
(a) Ảnh hưởng của ngoại thương (b) Ảnh hưởng của thay đổi công nghệ thiên
về kỹ năng

Ta đã giả định rằng sản xuất hàng công nghệ cao thâm dụng lao động kỹ năng, nên đường HH dịch
chuyển ra ngoài so với đường LL. Về cơ bản, đường SS (xem Hình 5-7) xác định tỷ số tiền lương lao
động kỹ năng trên tiền lương lao động phổ thông như một hàm tăng dần theo giá tương đối của hàng
công nghệ cao (so với hàng công nghệ thấp).
Trong phần (a), ta trình bày trường hợp trong đó gia tăng ngoại thương với các nước đang phát
triển dẫn đến tăng cách biệt tiền lương (tỷ số tiền lương lao động kỹ năng trên tiền lương lao động phổ
thông) tại các nước này (thông qua tăng giá tương đối của hàng công nghệ cao). Sự gia tăng chi phí
tương đối của lao động kỹ năng khiến các nhà sản xuất trong cả hai ngành giảm việc làm tương đối
của lao động kỹ năng so với lao động phổ thông.
Trong phần (b), ta trình bày trường hợp trong đó sự thay đổi công nghệ trong cả hai ngành dẫn đến
tăng cách biệt tiền lương. Sự thay đổi công nghệ này thuộc loại “thiên về kỹ năng”, vì nó làm dịch
chuyển đường cầu tương đối của lao động kỹ năng trong cả hai ngành hướng ra ngoài (cả hai đường
LL và HH đều dịch chuyển ra ngoài). Khi đó, một mức giá tương đối cho trước của hàng công nghệ
cao sẽ gắn liền với một tỷ số tiền lương lao động kỹ năng-lao động phổ thông cao hơn (đường SS dịch
chuyển). Trong trường hợp này, thay đổi công nghệ làm cho các nhà sản xuất trong cả hai ngành tăng
việc làm của lao động kỹ năng so với lao động phổ thông.
Do đó, ta có thể xem xét ưu điểm tương đối của hai cách giải thích sự gia tăng cách biệt tiền lương
do ngoại thương hay do sự thay đổi công nghệ thiên về kỹ năng thông qua xem xét sự thay đổi tỷ
số việc làm kỹ năng-phổ thông trong phạm vi từng ngành ở Hoa Kỳ. Sự gia tăng phổ biến của tỷ số
việc làm này trong tất cả các loại ngành (cả ngành thâm dụng lao động kỹ năng và ngành thâm dụng
lao động phổ thông) trong nền kinh tế Hoa Kỳ thiên về cách giải thích công nghệ dựa vào kỹ năng.
Đây chính xác là điều người ta quan sát thấy ở Hoa Kỳ trong nửa thế kỷ qua.
Trong Hình 5-11, các ngành được chia thành bốn nhóm dựa vào độ thâm dụng kỹ năng. Các công
ty Hoa Kỳ không báo cáo số lượng tuyển dụng của họ theo kỹ năng, mà sử dụng một cách phân loại
khác về người lao động sản xuất và phi sản xuất tuy cũng có liên quan. Với một vài ngoại lệ, vị trí phi
sản xuất đòi hỏi trình độ học vấn cao hơn – và vì thế, ta đo lường tỷ số việc làm kỹ năng-việc làm phổ

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 17 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

thông trong một ngành là tỷ số của việc làm phi sản xuất-việc làm sản xuất.9 Những ngành có tỷ số
việc làm phi sản xuất-việc làm sản xuất cao nhất được xếp vào ngành thâm dụng kỹ năng nhất. Mỗi
góc tọa độ của Hình 5-11 trình bày sự tiến hóa của tỷ số việc làm này theo thời gian cho từng nhóm
ngành (tỷ số việc làm bình quân của tất cả các ngành trong nhóm). Cho dù có những khác biệt lớn về
độ thâm dụng kỹ năng bình quân giữa các nhóm, ta thấy rõ ràng các tỷ số việc làm tăng dần theo thời
gian đối với cả bốn nhóm. Sự gia tăng phổ biến trong hầu hết các ngành của nền kinh tế Hoa Kỳ này
là một trong những mảng bằng chứng chính về cách giải thích cho sự gia tăng cách biệt tiền lương
dựa vào thay đổi công nghệ.
Thế nhưng, cho dù hầu hết các nhà kinh tế học đều nhất trí rằng sự thay đổi công nghệ thiên về kỹ
năng đã xảy ra, các nghiên cứu gần đây cho thấy những phương thức mới qua đó ngoại thương là yếu
tố gián tiếp góp phần cho sự gia tăng cách biệt tiền lương đi kèm, thông qua thúc đẩy quá trình thay
đổi công nghệ. Những cách giải thích này dựa trên nguyên tắc là, việc chọn lựa phương pháp sản xuất
của các công ty chịu ảnh hưởng của sự mở cửa ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Ví dụ, một số
nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nghiệp bắt đầu xuất khẩu cũng nâng cấp công nghệ sản xuất thâm
dụng kỹ năng hơn. Khi đó, tự do hóa thương mại có thể tạo ra sự thay đổi công nghệ lan rộng thông
qua làm cho phần lớn công ty chọn phương án nâng cấp công nghệ.
Ta cũng có một ví dụ khác liên quan đến việc di dời hoạt động ra nước ngoài và tự do hoá thương
mại và đầu tư nước ngoài. Cụ thể hơn, hiệp định NAFTA (xem Chương 2) giữa Hoa Kỳ, Canada và
Mexico giúp các doanh nghiệp dễ dàng di chuyển các công đoạn trong quá trình sản xuất (nghiên cứu
và phát triển, sản xuất linh kiện, lắp ráp, tiếp thị) giữa các địa phương khác nhau ở Bắc Mỹ. Vì tiền
lương người lao động sản xuất ở Mexico thấp hơn nhiều, nên các doanh nghiệp Mỹ có động cơ di dời
sang Mexico những công đoạn thâm dụng lao động sản xuất hơn (như sản xuất linh kiện và lắp ráp).
Những công đoạn thâm dụng lao động phi sản xuất với kỹ năng cao hơn (như nghiên cứu phát triển và
tiếp thị) có xu hướng ở lại Hoa Kỳ (hay Canada). Nhìn từ góc độHoa Kỳ, sự chia nhỏ quá trình sản
xuất này làm tăng cầu tương đối của lao động kỹ năng và hết sức tương tự như sự thay đổi công nghệ
thiên về kỹ năng. Một nghiên cứu nhận thấy rằng quá trình di dời công đoạn sản xuất từ Hoa Kỳ sang
Mexico này có thể giải thích cho từ 21 đến 27 phần trăm sự gia tăng chênh lệch tiền lương giữa người
lao động phi sản xuất và người lao động sản xuất.10

9
Bình quân, tiền lương của người lao động phi sản xuất cao hơn 60 phần trăm so với người lao động sản xuất.
10
Tìm đọc nghiên cứu của Robert Feenstra và Gordon Hanson, “The Impact of Outsourcing and High-Technology
Capital on Wages: Estimates for the United States, 1979–1990,” (Tác động của gia công khai thác nguồn lực bên
ngoài và nguồn vốn công nghệ cao đối với tiền lương: Ước lượng cho Hoa Kỳ) Quarterly Journal of Economics 144
(tháng 8-1999), trang 907–940.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 18 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Hình 5-11 Sự tiến hóa của tỷ số việc làm phi sản xuất-việc làm sản xuất trong bốn nhóm ngành
Các ngành được phân nhóm dựa vào độ thâm dụng kỹ năng. Tỷ số việc làm phi sản xuất-việc làm sản
xuất tăng dần theo thời gian trong cả bốn nhóm ngành.

Thâm dụng kỹ năng ít nhất Thâm dụng kỹ năng ít thứ hai


Việc làm phi sản xuất-sản xuất

Việc làm phi sản xuất-sản xuất

Năm Năm
Việc làm phi sản xuất-sản xuất

Thâm dụng kỹ năng nhiều thứ hai Thâm dụng kỹ năng nhiều nhất
Việc làm phi sản xuất-sản xuất

Năm Năm

Như vậy, phần nào sự thay đổi công nghệ thiên về kỹ năng và tác động của nó đối với sự gia tăng
cách biệt tiền lương, có thể qui cho sự gia tăng mở cửa ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Và như ta
vừa đề cập, tăng cách biệt tiền lương ở các nền kinh tế tiên tiến là một mối quan ngại thật sự. Tuy
nhiên, việc sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại cũng hướng tới hạn chế đổi mới công nghệ - vì
đổi mới công nghệ thiên về lao động kỹ năng tương đối cao hơn – sẽ trở nên có vấn đề: những phát
minh đổi mới này cũng mang lại tổng lợi ích đáng kể (cùng với lợi ích tiêu chuẩn từ ngoại thương) mà
khi đó sẽ bị bỏ lỡ. Vì thế, các nhà kinh tế học ủng hộ những chính sách dài hạn giúp tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình học hỏi kỹ năng cho mọi người lao động để lợi ích từ đổi mới công nghệ có
thể lan tỏa càng rộng rãi càng tốt.

Sự cân bằng giá yếu tố sản xuất

Khi không có ngoại thương, lao động ở Nước Nhà có thu nhập thấp hơn so với Nước Ngoài, và
vốn có thu nhập nhiều hơn. Không có ngoại thương, Nước Nhà dồi dào lao động sẽ có giá vải
tương đối thấp hơn so với ở Nước Ngoài dồi dào vốn, và chênh lệch giá tương đối của hàng hóa
ngụ ý sự chênh lệch thậm chí còn lớn hơn về giá yếu tố sản xuất.

Khi Nước Nhà và Nước Ngoài giao thương, giá hàng hóa tương đối sẽ hội tụ. Tiếp đến, sự hội tụ
này dẫn đến sự hội tụ giá vốn và lao động tương đối. Như vậy, rõ ràng có một xu hướng cân
bằng giá yếu tố sản xuất. Xu hướng này xảy ra đến đâu?

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 19 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Câu trả lời bất ngờ là, trong mô hình, xu hướng này xảy ra trọn vẹn. Thương mại quốc tế dẫn đến
sự cân bằng giá yếu tố sản xuất hoàn toàn. Cho dù Nước Nhà có tỷ số lao động trên vốn cao hơn
Nước Ngoài, nhưng một khi đã giao thương với nhau, tiền lương và giá thuê vốn sẽ như nhau ở
cả hai nước. Để thấy điều này, ta hãy xem lại Hình 5-6, cho thấy ứng với những mức giá vải và
thực phẩm cho trước, ta có thể xác định tiền lương và tiền thuê vốn mà không cần tham khảo
đường cung vốn và lao động. Nếu Nước Nhà và Nước Ngoài đứng trước cùng mức giá vải và
thực phẩm như nhau, họ cũng sẽ có cùng giá yếu tố sản xuất.

Để hiểu tại sao sự cân bằng này diễn ra, ta phải nhìn nhận rằng khi Nước Nhà và Nước Ngoài
giao thương với nhau, không phải chỉ có sự trao đổi hàng hóa diễn ra. Theo một cách gián tiếp,
hai nước thực chất đang trao đổi các yếu tố sản xuất. Nước Nhà để cho Nước Ngoài sử dụng một
phần lao động dồi dào của mình, không phải do bán lao động trực tiếp, mà thông qua xuất khẩu
những hàng hóa được sản xuất với tỷ số lao động trên vốn cao, để nhập khẩu hàng hóa được sản
xuất với tỷ số lao động trên vốn thấp. Hàng hóa mà Nước Nhà bán đòi hỏi nhiều lao động để sản
xuất hơn so với hàng hóa họ nhập về; như vậy với Nước Nhà, có nhiều lao động hàm chứa trong
hàng xuất khẩu hơn so với hàng nhập khẩu. Như vậy, Nước Nhà xuất khẩu lao động hàm chứa
trong hàng hóa thâm dụng lao động. Trái lại, vì hàng xuất khẩu của Nước Ngoài hàm chứa nhiều
vốn hơn so với hàng nhập khẩu, nên Nước Nhà gián tiếp xuất khẩu vốn. Khi xem xét theo cách
này, ta không ngạc nhiên khi thấy ngoại thương dẫn đến cân bằng giá yếu tố sản xuất của hai
nước.

Bảng 5-1 So sánh tiền lương quốc tế (Hoa Kỳ = 100)

Quốc gia Tiền lương theo giờ của lao động sản xuất, 2005
Hoa Kỳ 100
Đức 140
Nhật Bản 92
Tây Ban Nha 75
Hàn Quốc 57
Bồ Đào Nha 31
Mexico 11
Trung Quốc* 3

* Năm 2004
Nguồn: Bureau of Labor Statistics, Foreign Labor Statistics Home Page.

Cho dù quan điểm ngoại thương này đơn giản và hấp dẫn, vẫn có một trục trặc chính: Trong thế
giới thực tế, giá các yếu tố sản xuất không cân bằng. Ví dụ, tiền lương giữa các nước trên thế giới
nằm trong một khoảng giá trị cực kỳ rộng (Bảng 5-1). Trong khi phần nào sự chênh lệch này có
thể phản ánh khác biệt về chất lượng lao động, nhưng do nó quá lớn nên không thể chỉ giải thích
dựa trên cơ sở này mà thôi.

Để hiểu tại sao mô hình không cho ta một dự đoán chính xác, ta cần xem xét các giả định của nó.
Có ba giả định quan trọng trong việc dự đoán sự cân bằng giá yếu tố sản xuất mà trên thực tế
chắc chắn không đúng. Các giả định này là: (1) cả hai nước đều sản xuất cả hai hàng hóa; (2)
công nghệ là như nhau; và (3) ngoại thương thật sự làm cân bằng giá hàng hóa ở hai nước.

1. Để suy ra tiền lương và chi phí vốn từ giá vải và thực phẩm trong Hình 5-6, ta giả định
rằng đất nước sản xuất cả hai hàng hóa. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết đúng. Một
nước với tỷ số lao động trên vốn cao có thể chỉ sản xuất vải, trong khi đất nước có tỷ số

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 20 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

vốn trên lao động rất cao có thể chỉ sản xuất thực phẩm. Điều này ngụ ý rằng sự cân bằng
giá yếu tố sản xuất chỉ xảy ra nếu các nước giao thương khá giống nhau về nguồn yếu tố
sản xuất tương đối. (Phần phụ lục chương này sẽ thảo luận thấu đáo hơn về điểm này.)
Như vậy, giá yếu tố sản xuất không nhất thiết sẽ cân bằng giữa những nước có tỷ số vốn
trên lao động hay tỷ số lao động kỹ năng trên lao động phổ thông rất khác nhau.
2. Nhận định cho rằng ngoại thương làm cân bằng giá yếu tố sản xuất sẽ không được thỏa
mãn nếu các nước có công nghệ sản xuất khác nhau. Ví dụ, một nước có công nghệ ưu
việt có thể có tiền lương và chi phí vốn đều cao hơn so với đất nước có công nghệ yếu
kém hơn. Như sẽ mô tả sau trong chương này, các nghiên cứu gần đây cho thấy điều then
chốt là đưa vào sự khác biệt công nghệ để làm cho mô hình tỷ lệ yếu tố sản xuất trở nên
phù hợp với số liệu thực tế về thương mại thế giới.
3. Cuối cùng, nhận định về sự cân bằng giá yếu tố sản xuất còn phụ thuộc vào sự hội tụ giá
hàng hóa hoàn toàn. Trong thế giới thực tế, giá hàng hóa không hoàn toàn cân bằng do
thương mại quốc tế. Tình trạng thiếu hội tụ này là do các rào cản tự nhiên (như chi phí
vận chuyển) và các hàng rào thương mại như thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, và các
biện pháp hạn chế thương mại khác.

Bằng chứng thực nghiệm về mô hình Hechscher-Ohlin

Cốt lõi của mô hình Heckscher-Ohlin là thương mại chịu sự chi phối của sự khác biệt về tình
trạng dồi dào yếu tố sản xuất giữa các nước. Chúng ta vừa thấy, điều này dẫn đến dự đoán tự
nhiên rằng giao thương hàng hóa thay thế cho giao thương yếu tố sản xuất, và do đó, giao thương
hàng hóa giữa các nước sẽ hàm chứa những khác biệt về yếu tố sản xuất này. Đây là một dự
đoán hết sức thuyết phục, có thể được kiểm chứng thực nghiệm. Tuy nhiên, ta sẽ thấy rằng thành
công thực nghiệm của phép kiểm chứng này hết sức hạn chế - chủ yếu cũng xuất phát từ những
lý làm do xói mòn dự đoán cân bằng giá yếu tố sản xuất (mà thực chất là giả định công nghệ
đồng nhất giữa các nước). Điều này liệu có nghĩa là sự khác biệt về tình trạng dồi dào yếu tố sản
xuất không giúp giải thích diễn biến thương mại giữa các nước mà ta quan sát thấy? Hoàn toàn
không phải vậy. Ta sẽ thấy diễn biến ngoại thương giữa các nước phát triển và đang phát triển
khá phù hợp với dự đoán của mô hình Hechscher-Ohlin.

Ngoại thương hàng hóa thay thế cho ngoại thương yếu tố sản xuất

Kiểm chứng số liệu Hoa Kỳ. Mãi cho tới gần đây, và với mức độ thậm chí như bây giờ, Hoa Kỳ
vẫn là một trường hợp đặc biệt trong các nước. Mãi cho tới vài năm trước đây, Hoa Kỳ vẫn giàu
có hơn các nước khác, và nguồn nhân lực Hoa Kỳ rõ ràng đang làm việc với nhiều vốn trên đầu
người hơn so với các nước khác. Thậm chí bây giờ, cho dù một số quốc gia Tây Âu và Nhật Bản
đã bắt kịp, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục ở vị trí cao trong thước đo tỷ số vốn/lao động của các nước.

Như vậy, người ta có thể dự đoán Hoa Kỳ là nước xuất khẩu hàng hóa thâm dụng vốn và nhập
khẩu hàng hóa thâm dụng lao động. Tuy nhiên, lạ thay, điều này không đúng trong 25 năm sau
Chiến tranh thế giới II. Trong một nghiên cứu nổi tiếng công bố năm 1953, nhà kinh tế học
Wassily Leontief (đoạt giải Nobel năm 1973) nhận thấy rằng hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ kém
thâm dụng vốn hơn hàng nhập khẩu của họ.11 Kết quả này được gọi là nghịch lý Leontief.

11
Tìm đọc nghiên cứu của Wassily Leontief, “Domestic Production and Foreign Trade: The American Capital
Position Re-Examined,” (Sản xuất nội địa và ngoại thương: Xem lại trạng thái vốn của Hoa Kỳ) Proceedings of the
American Philosophical Society 97 (tháng 9-1953), trang 331–349.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 21 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Bảng 5-2 Hàm lượng yếu tố sản xuất trong hàng xuất khẩu và nhập khẩu của Hoa Kỳ năm
1962

Hàng nhập khẩu Hàng xuất khẩu


Giá trị vốn trên triệu đô la hàng hóa $2.132.000 $1.876.000
Lao động (số năm lao động) trên triệu đô la 119 131
Tỷ số vốn/lao động (đô la trên lao động) $17.916 $14.321
Số năm đi học bình quân trên lao động 9,9 10,1
Tỷ trọng kỹ sư và nhà khoa học trong lực lượng 0,0189 0,0255
lao động
Nguồn: Robert Baldwin, “Determinants of the Commodity Structure of U.S. Trade,” (Các yếu tố xác định cơ cấu
hàng hóa ngoại thương của Hoa Kỳ) American Economic Review 61 (tháng 3-1971), trang 126–145.

Bảng 5-2 minh họa nghịch lý Leontief cũng như những thông tin khác về diễn biến ngoại thương
của Hoa Kỳ. Ta so sánh các yếu tố sản xuất sử dụng để sản xuất 1 triệu đô la hàng hóa xuất khẩu
năm 1962 của Hoa Kỳ với các yếu tố sản xuất sử dụng để sản xuất cùng trị giá hàng hóa nhập
khẩu năm 1962 của Hoa Kỳ. Như hai dòng đầu tiên của bảng cho thấy, nghịch lý Leontief vẫn
bộc lộ trong năm đó: hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ được sản xuất với tỷ số vốn trên lao động thấp
hơn so với hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, như phần còn lại của bảng cho thấy, so sánh
những điểm khác của hàng hóa xuất nhập khẩu ta thấy phù hợp với dự đoán hơn. Hoa Kỳ xuất
khẩu những sản phẩm thâm dụng lao động kỹ năng hơn so với nhập khẩu, như thể hiện qua số
năm đi học bình quân. Nước Mỹ cũng có xu hướng xuất khẩu những sản phẩm “thâm dụng công
nghệ” hơn, đòi hỏi có nhiều nhà khoa học và kỹ sư trên một đơn vị doanh số hơn. Các quan sát
này nhất quán với trạng thái của Hoa Kỳ như một đất nước kỹ năng cao, với lợi thế so sánh trong
những hàng hóa phát triển tinh xảo.

Vậy tại sao ta quan sát thấy nghịch lý Leontief? Một số nghiên cứu đưa ra lập luận rằng nghịch
lý này có tính chất đặc thù trong thời kỳ xem xét mà thôi. 12 Các nghiên cứu khác hướng tới giả
định cần thiết về những công nghệ chung mà Hoa Kỳ và các đối tác thương mại cùng sử dụng,
xem ra không chắc đúng với thực tế. Tình trạng giả định không đúng với thực tế có thể giúp giải
thích nghịch lý này là như sau: Hoa Kỳ có lợi thế đặc biệt trong việc sản xuất những sản phẩm
hay hàng hóa mới, được chế tạo bằng công nghệ phát minh, như máy bay và con chíp máy tính
tinh xảo. Các sản phẩm này có thể ít thâm dụng vốn hơn so với những sản phẩm có công nghệ
chín muồi hơn và trở nên phù hợp với các kỹ thuật sản xuất đại trà. Vì thế, Hoa Kỳ có thể xuất
khẩu những hàng hóa thâm dụng lao động kỹ năng và thâm dụng tinh thần nghiệp chủ đầy sáng
tạo, đồng thời nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng (như ô tô) sử dụng những lượng vốn
lớn.

Kiểm chứng số liệu toàn cầu. Vì Hoa Kỳ có thể là một trường hợp đặc biệt, các nhà kinh tế học
cũng cố gắng mở rộng việc kiểm chứng cho nhiều nước hơn, cũng như nhiều yếu tố sản xuất
hơn. Một nghiên cứu quan trọng của Harry P. Bowen, Edward E. Leamer, và Leo Sveikauskas13

12
Các nghiên cứu về sau cho thấy nghịch lý Liontief đã biến mất vào đầu thập niên 1970. Ví dụ, tìm đọc nghiên cứu
của Robert M. Stern và Keith E. Maskus, “Determinants of the Structure of U.S. Foreign Trade, 1958–76,” (Các yếu
tố xác định cơ cấu ngoại thương Hoa Kỳ, 1958-76) Journal of International Economics 11 (tháng 5-1981), trang
207–224. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng liên tục của nguồn nhân lực trong hàng xuất khẩu
của Hoa Kỳ.
13
Tìm đọc nghiên cứu của Harry P. Bowen, Edward E. Leamer, và Leo Sveikauskas, “Multicountry, Multifactor
Tests of the Factor Abundance Theory,” (Kiểm chứng lý thuyết dồi dào yếu tố cho trường hợp nhiều quốc gia và
nhiều yếu tố sản xuất) American Economic Review 77 (tháng 12-1987), trang 791–809.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 22 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

mở rộng dự đoán về hàm lượng yếu tố sản xuất trong hàng hóa ngoại thương cho 27 quốc gia và
12 yếu tố sản xuất. Lý thuyết của phép kiểm định này cũng hệt như kiểm chứng của Leontief cho
trường hợp Hoa Kỳ: Dựa vào hàm lượng yếu tố sản xuất trong hàng hóa xuất nhập khẩu, một
nước sẽ xuất khẩu ròng những yếu tố sản xuất dồi dào ở đất nước họ (và ngược lại, nhập khẩu
ròng những yếu tố sản xuất khan hiếm ở đất nước họ).

Bảng 5-3 Kiểm chứng mô hình Heckscher-Ohlin

Yếu tố sản xuất Dự đoán đúng*


Vốn 0,52
Lao động 0,67
Lao động chuyên môn 0,78
Lao động quản lý 0,22
Lao động hành chính 0,59
Lao động bán hàng 0,67
Lao động dịch vụ 0,67
Lao động nông nghiệp 0,63
Lao động sản xuất 0,70
Đất trồng trọt 0,70
Đất đồng cỏ 0,52
Rừng 0,70
* Tỷ lệ những nước có xuất khẩu ròng yếu tố sản xuất xảy ra đúng theo chiều hướng dự đoán.
Nguồn: Harry P. Bowen, Edward E. Leamer, và Leo Sveikauskas, “Multicountry, Multifactor Tests of the Factor
Abundance Theory,” (Kiểm chứng lý thuyết dồi dào yếu tố trong trường hợp nhiều quốc gia và nhiều yếu tố sản
xuất) American Economic Review 77 (tháng 12-1987), trang 791–809.

Bảng 5-3 trình bày một trong những kiểm chứng của Bowen và những người khác. Các tác giả
tính tỷ số của từng yếu tố sản xuất của mỗi nước so với cung thế giới của yếu tố đó. Sau đó, họ
so sánh các tỷ số này với tỷ trọng thu nhập của mỗi nước trong tổng thu nhập thế giới. Nếu lý
thuyết tỷ lệ yếu tố đúng, đất nước sẽ luôn luôn xuất khẩu yếu tố có tỷ trọng yếu tố cao hơn tỷ
trọng thu nhập, và nhập khẩu yếu tố có tỷ trọng yếu tố thấp hơn tỷ trọng thu nhập. Trên thực tế,
đối với hai phần ba yếu tố sản xuất, hoạt động ngoại thương diễn ra theo chiều dự đoán dưới 70
phần trăm cơ hội. Kết quả này xác nhận nghịch lý Leontief trên cấp độ bao quát hơn: Ngoại
thương thường không diễn ra theo chiều hướng dự đoán của lý thuyết Heckscher-Ohlin. Cũng
như với nghịch lý Leontief trong trường hợp Hoa Kỳ, việc giải thích kết quả này tập trung vào
giả định công nghệ chung không phù hợp với thực tế.

Lập luận bỏ lỡ ngoại thương. Một chỉ báo khác cho sự khác biệt công nghệ lớn giữa các nước
xuất phát từ sự khác biệt về khối lượng ngoại thương quan sát thấy và khối lượng ngoại thương
theo dự đoán của mô hình Heckscher-Ohlin. Trong một bài báo có ảnh hưởng, Daniel Trefler14 ở
trường đại học Toronto chỉ ra rằng mô hình Heckscher-Ohlin cũng có thể được sử dụng để dự
đoán về khối lượng thương mại của một nước dựa vào sự khác biệt yếu tố sản xuất dồi dào của
nước đó so với phần còn lại của thế giới (vì trong mô hình này, ngoại thương hàng hóa thay cho
ngoại thương yếu tố sản xuất). Trên thực tế, ngoại thương yếu tố sản xuất hóa ra nhỏ hơn nhiều
so với dự đoán của mô hình Heckscher-Ohlin.

14
Daniel Trefler, “The Case of the Missing Trade and Other Mysteries,” (Lập luận ngoại thương bỏ lỡ và những
điều bí ẩn khác) American Economic Review 85 (tháng 12-1995), trang 1029–1046.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 23 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Phần lớn lý do của sự khác biệt này là do dự đoán sai về “xuất khẩu” lao động trên qui mô lớn
giữa nước giàu và nước nghèo. Ta hãy xem xét giữa một bên là Hoa Kỳ và một bên là Trung
Quốc. Năm 2008, Hoa Kỳ chiếm khoảng 23 phần trăm thu nhập thế giới nhưng chỉ có khoảng 5
phần trăm người lao động thế giới; vì thế một lý thuyết tỷ lệ yếu tố đơn giản sẽ dự đoán rằng
nhập khẩu lao động hàm chứa trong hàng hóa nhập khẩu ròng của Hoa Kỳ sẽ rất lớn, đại khái
bằng bốn lần lực lượng lao động của đất nước. Nhưng trên thực tế, tính toán hàm lượng yếu tố
sản xuất trong hàng hóa ngoại thương của Hoa Kỳ chỉ cho thấy nhập khẩu ròng lao động ở mức
thấp. Trái lại, Trung Quốc chiếm 7 phần trăm thu nhập thế giới nhưng có xấp xỉ 20 phần trăm lao
động thế giới năm 2008; do đó lẽ ra Trung Quốc phải xuất khẩu phần lớn lao động thông qua
ngoại thương hàng hóa – nhưng thực tế cũng không phải như thế.

Bảng 5-4 Hiệu quả công nghệ ước lượng, 1983 (Hoa Kỳ = 1)

Quốc gia
Bangladesh 0,03
Thái Lan 0,17
Hong Kong 0,40
Nhật Bản 0,70
Tây Đức 0,78
Nguồn: Daniel Trefler, “The Case of the Missing Trade and Other Mysteries,” (Lập luận ngoại thương bỏ lỡ và
những điều bí ẩn khác) American Economic Review 85 (tháng 12-1995), trang 1029–1046.

Cho phép có sự khác biệt công nghệ cũng giúp giải quyết rắc rối về “ngoại thương bị bỏ lỡ” này.
Giải pháp này phát huy tác dụng đại khái như sau: Nếu người lao động ở Hoa Kỳ hiệu quả hơn
nhiều so với người lao động ở Trung Quốc, thì cung lao động “hiệu dụng” ở Hoa Kỳ sẽ lớn hơn
nhiều so với cung lao động hiệu dụng của Trung Quốc chứ không như thể hiện qua số liệu thô -
và vì thế khối lượng ngoại thương kỳ vọng giữa Trung Quốc dồi dào lao động và nước Mỹ khan
hiếm lao động cũng sẽ ít hơn một cách tương ứng.

Nếu người ta giả định rằng sự khác biệt công nghệ giữa các nước có dạng cấp số nhân đơn giản –
nghĩa là ứng với một tập hợp đầu vào cho trước, Trung Quốc chỉ sản xuất được sản lượng bằng δ
lần so với ở Hoa Kỳ, trong đó δ là một con số nhỏ hơn 1 – ta có thể sử dụng số liệu ngoại thương
yếu tố sản xuất để ước lượng hiệu quả tương đối của sản xuất ở các nước khác nhau. Bảng 5-4
trình bày ước lượng của Trefler cho một mẫu các nước, cho thấy rằng khác biệt công nghệ thật ra
rất lớn. Tuy nhiên, việc này không chứng tỏ rằng khác biệt công nghệ thật sự có dạng cấp số
nhân. Nếu không có dạng cấp số nhân, thì một nước có thể có tiến bộ công nghệ nhiều hơn trong
những ngành cụ thể, và dự đoán về diễn biến ngoại thương sẽ là một tổ hợp giữa dự đoán của mô
hình Ricardo và mô hình Heckscher-Ohlin.

Diễn biến xuất khẩu giữa các nước phát triển và đang phát triển

Cho dù diễn biến chung của thương mại quốc tế xem ra không phù hợp với mô hình Heckscher-
Ohlin thuần túy, so sánh hàng xuất khẩu của các nước dồi dào lao động và khan hiếm kỹ năng
trong thế giới thứ ba với hàng xuất khẩu của các nước khan hiếm lao động nhưng dồi dào kỹ
năng lại khá phù hợp với lý thuyết. Ví dụ, ta hãy xem Hình 5-12 so sánh diễn biến nhập khẩu của
Hoa Kỳ từ Bangladesh, nơi có lực lượng lao động trình độ thấp, với diễn biến nhập khẩu của
Hoa Kỳ từ Đức, với lực lượng lao động trình độ cao hơn.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 24 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Hình 5-12 Độ thâm dụng kỹ năng và diễn biến hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ hai nước
Nguồn: John Romalis, “Factor Proportions and the Structure of Commodity Trade,” (Tỷ lệ yếu tố sản xuất và cơ cấu
thương mại hàng hóa) American Economic Review 94 (tháng 3-2004), trang 67–97.

Tỷ trọng ước lượng hàng nhập khẩu Tỷ trọng ước lượng hàng nhập
của Hoa Kỳ theo ngành khẩu của Hoa Kỳ theo ngành

Đức (thước đo bên trái)

Bangladesh (thước đo
bên phải)

Độ thâm dụng kỹ năng của ngành

Trong Hình 5-12, xuất phát từ nghiên cứu của John Romalis của trường đại học Chicago, 15 hàng
hóa được sắp xếp theo độ thâm dụng kỹ năng: tỷ số lao động kỹ năng trên lao động phổ thông sử
dụng trong sản xuất. Trục tung trình bày nhập khẩu mỗi hàng hóa vào Hoa Kỳ lần lượt từ Đức và
Bangladesh, theo tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đó. Như bạn có thể thấy,
Bangladesh có xu hướng giải thích cho tỷ trọng tương đối lớn trong hàng hóa thâm dụng kỹ năng
thấp nhập vào Hoa Kỳ như quần áo, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong hàng hóa thâm dụng kỹ
năng cao. Đức có trạng thái ngược lại.

15
John Romalis, “Factor Proportions and the Structure of Commodity Trade,” (Tỷ lệ yếu tố sản xuất và cơ cấu
thương mại hàng hóa) American Economic Review 94 (tháng 3-2004), trang 67–97.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 25 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Hình 15-13 Diễn biến lợi thế so sánh thay đổi

Tỷ trọng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ theo ngành

Bốn nền kinh tế thần kỳ

Nhật Bản

Tây Âu

Độ thâm dụng kỹ năng của ngành

Tỷ trọng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ theo ngành

Bốn nền kinh tế thần kỳ

Tây Âu
Nhật Bản

Độ thâm dụng kỹ năng của ngành

Sự thay đổi theo thời gian cũng phù hợp với dự đoán của mô hình Heckscher-Ohlin. Hình 5-13
trình bày diễn biến thay đổi của hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ từ Tây Âu, Nhật Bản và bốn nền
kinh tế “thần kỳ” châu Á: Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và Singapore – những nước đã
nhanh chóng chuyển biến từ những nền kinh tế khá nghèo vào năm 1960 thành những nền kinh
tế tương đối giàu với lực lượng lao động kỹ năng cao ngày nay.

Phần (a) trong Hình 5-13 trình bày diễn biến xuất khẩu từ ba nhóm nước vào năm 1960; các nền
kinh tế thần kỳ rõ ràng chuyên xuất khẩu hàng hóa thâm dụng kỹ năng thấp, và ngay cả xuất
khẩu của Nhật Bản cũng phần nào thiên về kỹ năng thấp. Tuy nhiên, như thể hiện qua phần (b),
đến năm 1998, trình độ học vấn của lực lượng lao động Nhật Bản có thể sánh với Tây Âu, và
hàng xuất khẩu của Nhật Bản phản ánh sự thay đổi này, trở thành thâm dụng kỹ năng hệt như

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 26 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

hàng xuất khẩu từ các nền kinh tế châu Âu. Trong khi đó, bốn nền kinh tế thần kỳ nhanh chóng
gia tăng trình độ kỹ năng của lực lượng lao động, đã tiến tới diễn biến ngoại thương sánh ngang
với Nhật Bản vài thập niên trước đây.

Dự đoán chính của mô hình Heckscher-Ohlin là, sự thay đổi về yếu tố sản xuất dồi dào dẫn đến
sự tăng trưởng thiên về ngành nào thâm dụng yếu tố dồi dào đó trong sản xuất. Ta có thể thấy
thực tế các nền kinh tế châu Á này phù hợp với dự đoán này: Khi cung lao động kỹ năng tăng
lên, họ ngày càng chuyên môn hóa vào sản xuất hàng hóa thâm dụng kỹ năng.

Ý nghĩa của các phép kiểm chứng

Ta vừa thấy rằng kiểm nghiệm thực tế mô hình Heckscher-Ohlin cho ta những kết quả lẫn lộn.
Cụ thể hơn, ta chỉ có bằng chứng yếu ớt về dự đoán của mô hình cho rằng, khi không có sự khác
biệt công nghệ giữa các nước, ngoại thương hàng hóa thay cho ngoại thương yếu tố sản xuất:
Hàm lượng yếu tố sản xuất trong hàng xuất khẩu của một nước không luôn luôn phản ánh yếu tố
sản xuất dồi dào của đất nước; và khối lượng ngoại thương thấp hơn đáng kể so với dự đoán dựa
vào sự khác biệt lớn về yếu tố sản xuất dồi dào giữa các nước. Tuy nhiên, diễn biến ngoại thương
hàng hóa giữa các nước phát triển và đang phát triển lại khá phù hợp với dự đoán của mô hình.

Mô hình Hescher Ohlin cũng vẫn quan trọng để tìm hiểu về ảnh hưởng của ngoại thương, nhất là
tác động của nó đối với phân phối thu nhập. Quả thật, sự tăng trưởng thương mại Bắc-Nam trong
hàng công nghiệp chế tạo – trong đó độ thâm dụng yếu tố sản xuất của hàng nhập khẩu của vùng
Bắc bán cầu rất khác so với độ thâm dụng yếu tố sản xuất của hàng xuất khẩu – đã làm cho cách
tiếp cận theo tỷ lệ yếu tố trở thành trọng tâm cuộc tranh luận thực tế về chính sách thương mại
quốc tế.

TÓM TẮT

1. Để tìm hiểu vai trò của nguồn lực trong ngoại thương, chúng ta triển khai một mô hình
trong đó hai hàng hóa được sản xuất bằng hai yếu tố sản xuất. Hai hàng hóa khác nhau về
độ thâm dụng yếu tố sản xuất, nghĩa là ứng với một tỷ số tiền lương/chi phí vốn cho trước
bất kỳ, việc sản xuất hàng hóa này sẽ sử dụng tỷ số vốn trên lao động cao hơn so với việc
sản xuất hàng hóa kia.
2. Chừng nào một đất nước vẫn sản xuất cả hai hàng hóa thì sẽ có một mối quan hệ 1-1 giữa
giá tương đối của hàng hóa và giá tương đối của yếu tố sản xuất sử dụng để sản xuất
hàng hóa. Sự tăng giá tương đối của hàng hóa thâm dụng lao động sẽ làm dịch chuyển
phân phối thu nhập thiên về lao động, và sự dịch chuyển thiên lệch này rất mạnh: Tiền
lương thực của lao động sẽ tăng theo cả hai hàng hóa, trong khi thu nhập thực của chủ sở
hữu vốn sẽ giảm theo cả hai hàng hóa.
3. Việc tăng cung của một yếu tố sản xuất sẽ làm mở rộng khả năng sản xuất một cách thiên
lệch: Ứng với những mức giá tương đối không đổi, sản lượng của hàng hóa thâm dụng
yếu tố sản xuất đó sẽ tăng lên trong khi sản lượng của hàng hóa kia thật sự giảm xuống.
4. Một đất nước có nguồn cung của một nguồn lực tương đối lớn so với cung của những
nguồn lực khác được gọi là dồi dào nguồn lực đó. Đất nước sẽ có xu hướng sản xuất
tương đối nhiều những hàng hóa thâm dụng nguồn lực dồi dào. Kết quả là lý thuyết ngoại
thương Heckscher-Ohlin cơ bản: Các nước có xu hướng xuất khẩu những hàng hóa thâm
dụng yếu tố sản xuất dồi dào của mình.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 27 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

5. Vì sự thay đổi giá tương đối của hàng hóa ảnh hưởng rất mạnh lên thu nhập tương đối
của nguồn lực, và vì ngoại thương làm thay đổi giá tương đối, nên thương mại quốc tế
ảnh hưởng mạnh lên phân phối thu nhập. Chủ sở hữu yếu tố sản xuất dồi dào của đất
nước sẽ được lợi từ ngoại thương, nhưng chủ sở hữu yếu tố sản xuất khan hiếm sẽ bị thiệt
thòi vì ngoại thương. Tuy nhiên, trên lý thuyết, vẫn có lợi ích từ ngoại thương, theo ý
nghĩa hạn chế là, người thắng có thể bù đắp cho kẻ thua, và mọi người đều khá giả hơn.
6. Trong một mô hình lý tưởng, thương mại quốc tế thật sự dẫn đến cân bằng giá các yếu tố
sản xuất như lao động và vốn giữa các nước. Trên thực tế, ta không quan sát thấy sự cân
bằng giá các yếu tố sản xuất do sự khác biệt lớn về nguồn lực, các hàng rào thương mại,
và sự khác biệt công nghệ quốc tế.
7. Bằng chứng thực nghiệm về mô hình Heckscher-Ohlin khá lẫn lộn, nhưng hầu hết các
nhà nghiên cứu không tin rằng sự khác biệt nguồn lực không thôi có thể giải thích được
mô thức trao đổi thương mại quốc tế hay giá yếu tố sản xuất. Thay vì thế, xem ra cần phải
xem xét đến sự khác biệt quốc tế đáng kể về công nghệ. Tuy nhiên, mô hình Heckscher-
Ohlin có thể giúp dự đoán diễn biến ngoại thương giữa các nước phát triển và các nước
đang phát triển.

CÁC THUẬT NGỮ THEN CHỐT

Abundant factor Yếu tố sản xuất dồi dào


Biased expansion of production possibilities Sự mở rộng khả năng sản xuất thiên lệch
Equalization of factor prices Sự cân bằng giá các yếu tố sản xuất
Factor abundance Sự dồi dào yếu tố sản xuất
Factor intensity Độ thâm dụng yếu tố sản xuất
Factor prices Giá yếu tố sản xuất
Factor proportion theory Lý thuyết tỷ lệ yếu tố sản xuất
Heckscher-Ohlin theory Lý thuyết Heckscher-Ohlin
Leontief paradox Nghịch lý Leontief
Scarce factor Yếu tố khan hiếm
Skill-biased technological change Sự thay đổi công nghệ thiên về kỹ năng

BÀI TẬP

1. Quay lại ví dụ bằng số khi không có sự thay thế giữa các yếu tố sản xuất, dẫn đến đường
giới hạn khả năng sản xuất như trong Hình 5-1.
a. Hãy tìm khoảng giá trị của giá vải tương đối sao cho nền kinh tế sản xuất cả hai hàng
hóa vải và thực phẩm. Hàng hóa nào được sản xuất nếu giá tương đối nằm bên ngoài
khoảng giá trị này?
Từ câu (b) đến câu (f), giả định rằng khoảng giá trị của giá tương đối sao cho cả hai hàng
hóa đều được sản xuất.
b. Viết chi phí đơn vị để sản xuất một yard vải và một calori thực phẩm như một hàm số
theo giá của một giờ chạy máy r, và một giờ lao động w. Trong một thị trường cạnh
tranh, các chi phí này sẽ bằng với giá của vải và thực phẩm. Giải ra tìm giá yếu tố sản
xuất r và w.
c. Điều gì xảy ra cho giá các yếu tố sản xuất này khi giá vải tăng? Ai được lợi và ai bị
thiệt do sự thay đổi giá vải này? Tại sao? Sự thay đổi này có phù hợp với sự thay đổi
như mô tả trong trường hợp các yếu tố sản xuất có thể thay thế lẫn nhau hay không?

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 28 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

d. Bây giờ giả định rằng cung giờ chạy máy của nền kinh tế tăng từ 3000 lên 4000. Suy
ra đường giới hạn khả năng sản xuất mới.
e. Nền kinh tế sẽ sản xuất bao nhiêu vải và thực phẩm sau sự gia tăng cung vốn này?
f. Mô tả xem sự phân bổ giờ chạy máy và giờ lao động giữa ngành vải và thực phẩm
thay đổi như thế nào. Sự thay đổi này có phù hợp với sự thay đổi như mô tả trong
trường hợp các yếu tố sản xuất có thể thay thế lẫn nhau hay không?
2. Ở nước Mỹ có đất đai rẻ, tỷ số đất đai trên lao động sử dụng trong việc chăn nuôi gia súc
cao hơn so với tỷ số đất đai trên lao động sử dụng trong việc trồng lúa mì. Nhưng ở
những nước đông dân hơn, nơi đất đai đắt đỏ và lao động rẻ, người ta thường nuôi bò với
ít đất đai hơn và nhiều lao động hơn so với khi người Mỹ sử dụng để trồng lúa mì. Ta còn
có thể nói rằng nuôi bò thâm dụng đất đai hơn so với trồng lúa mì hay không? Tại sao có
hoặc tại sao không?
3. “Những quốc gia nghèo nhất trên thế giới không thể tìm được thứ gì để xuất khẩu. Không
có nguồn lực dồi dào – chắc chắn không có vốn hay đất đai, và ở những nước nhỏ và
nghèo, thậm chí lao động cũng không dồi dào.” Hãy thảo luận.
4. Phong trào lao động ở Hoa Kỳ - chủ yếu tiêu biểu cho người lao động cổ cồn xanh, chứ
không phải lao động chuyên môn và lao động có trình độ cao – có truyền thống ủng hộ
hạn chế hàng nhập khẩu từ những nước nghèo hơn. Đây là một chính sách thiển cận hay
là một chính sách hợp lý nhìn từ góc độ quyền lợi của các thành viên công đoàn? Câu trả
lời phụ thuộc như thế nào vào mô hình ngoại thương?
5. Gần đây, các nhà lập trình điện toán ở các nước đang phát triển như Ấn Độ đã bắt đầu
làm những công việc trước đây thường được làm ở Hoa Kỳ. Sự thay đổi này rõ ràng đã
dẫn đến giảm lương đáng kể của một số nhà lập trình ở Hoa Kỳ. Hãy trả lời hai câu hỏi
sau: Làm sao điều này có thể xảy ra, khi tiền lương lao động kỹ năng đang tăng ở Hoa Kỳ
trên bình diện tổng thể? Các nhà kinh tế ngoại thương sẽ lập luận như thế nào để phản đối
việc xem tình trạng giảm lương này là lý do nhằm ngăn cản hợp đồng gia công lập trình
máy tính ở nước ngoài?
6. Hãy giải thích tại sao nghịch lý Leontief và các kết quả nghiên cứu gần đây hơn của
Bowenn, Leamer, và Sveikauskas như tường thuật trong bài lại mâu thuẫn với lý thuyết
tỷ lệ yếu tố sản xuất.
7. Trong phần thảo luận về kết quả thực nghiệm của mô hình Heckscher-Ohlin, ta lưu ý
rằng các nghiên cứu gần đây cho thấy hiệu quả của các yếu tố sản xuất ở mỗi nước xem
ra mỗi khác. Hãy giải thích xem điều này ảnh hưởng như thế nào đến khái niệm cân bằng
giá yếu tố sản xuất.

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM

Donald R. Davis và David E. Weinstein. “An Account of Global Factor Trade.” (Giải thích về ngoại
thương yếu tố sản xuất toàn cầu) American Economic Review 91 (tháng 2001), trang 1423–1453. Các
tác giả xem xét lại lịch sử kiểm chứng mô hình Heckscher-Ohlin và đề xuất một phiên bản điều chỉnh
— được hỗ trợ bằng phân tích thống kê sâu rộng —cho phép có sự khác biệt công nghệ, chuyên môn
hóa, và chi phí vận chuyển.
Alan Deardorff. “Testing Trade Theories and Predicting Trade Flows,” (Kiểm chứng các lý thuyết ngoại
thương và dự đoán dòng ngoại thương) trong sách của Ronald W. Jones và Peter B. Kenen chủ biên.
Handbook of International Economics. (Sổ tay kinh tế học quốc tế) tập 1. Amsterdam: North-
Holland, 1984. Khảo sát bằng chứng thực nghiệm về các lý thuyết ngoại thương, đặc biệt là lý thuyết
tỷ lệ yếu tố.
Gordon Hanson và Ann Harrison. “Trade and Wage Inequality in Mexico.” (Ngoại thương và cách biệt
tiền lương ở Mexico) Industrial and Labor Relations Review 52 (1999), trang 271–288. Một nghiên

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 29 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

cứu cẩn thận về ảnh hưởng của ngoại thương đối với cách biệt thu nhập ở đất nước láng giềng gần
nhất, cho thấy giá yếu tố đã thay đổi theo chiều ngược lại so với chiều hướng dự đoán từ mô hình tỷ
lệ yếu tố đơn giản. Các tác giả cũng đặt ra các giả thuyết về lý do tại sao điều này xảy ra.
Ronald W. Jones. “Factor Proportions and the Heckscher-Ohlin Theorem.” (Tỷ lệ yếu tố sản xuất và định
lý Heckscher-Ohlin) Review of Economic Studies 24 (1956), trang 1–10. Mở rộng phân tích của
Samuelson năm 1948–1949 (trích dẫn dưới đây), chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa ngoại
thương và phân phối thu nhập, trong một mô hình thương mại quốc tế tổng quát.
Ronald W. Jones. “The Structure of Simple General Equilibrium Models.” (Cơ cấu của các mô hình cân
bằng tổng quát đơn giản) Journal of Political Economy 73 (tháng 12-1965), trang 557–572. Phát biểu
lại mô hình Heckscher-Ohlin-Samuelson dưới dạng đại số tao nhã.
Ronald W. Jones và J. Peter Neary. “The Positive Theory of International Trade,” (Lý thuyết tích cực về
thương mại quốc tế) trong sách của Ronald W. Jones và Peter B. Kenen chủ biên. Handbook of
International Economics.(Sổ tay kinh tế học quốc tế) tập 1. Amsterdam: North-Holland, 1984. Khảo
sát cập nhật về nhiều lý thuyết ngoại thương, bao gồm lý thuyết tỷ lệ yếu tố.
Bertil Ohlin. Interregional and International Trade (Thương mại quốc tế và liên vùng) Cambridge:
Harvard University Press, 1933. Sách gốc của Ohlin trình bày quan điểm tỷ lệ yếu tố vẫn thú vị —
quan điểm ngoại thương phức tạp và phong phú tương phản với những mô hình toán học nghiêm ngặt
và đơn giản hóa tiếp theo.
Robert Reich. The Work of Nations. (Công việc của các quốc gia) New York: Basic Books, 1991. Một
tiểu luận có ảnh hưởng, lập luận rằng sự hội nhập gia tăng của Hoa Kỳ vào nền kinh tế thế giới đang
mở rộng khoảng cách giữa người lao động kỹ năng và lao động phổ thông.
John Romalis. “Factor Proportions and the Structure of Commodity Trade.” (Các tỷ lệ yếu tố và cơ cấu
thương mại hàng hóa) The American Economic Review 94 (tháng 3-2004), trang 67–97. Một minh
họa mới gần đây về một phiên bản hiệu chỉnh của mô hình Heckscher-Ohlin có nhiều sức thuyết
phục.
Paul Samuelson. “International Trade and the Equalisation of Factor Prices.” (Thương mại quốc tế và sự
cân bằng giá yếu tố sản xuất) Economic Journal 58 (1948), trang 163–184; và “International Factor
Price Equalisation Once Again.” (Lại bàn về sự cân bằng giá yếu tố sản xuất) Economic Journal 59
(1949), trang 181–196. Người thảo luận chính thức có ảnh hưởng nhất về các ý tưởng của Ohlin là
Paul Samuelson (lại một lần nữa!), mà hai bài báo của ông đăng trên Economic Journal về đề tài này
là những bài báo kinh điển.

MYECONLAB CÓ THỂ GIÚP BẠN ĐẠT ĐIỂM CAO HƠN

Nếu ngày mai bạn đi thi, bạn đã sẵn sàng chưa? Với mỗi chương, MyEconLab Practice Tests và
Study Plans giúp xác định những phần nào bạn đã thông suốt và những phần nào bạn cần nghiên
cứu. Bằng cách đó, bạn sẽ có thời gian học tập hiệu quả hơn và chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi.

Để xem nó hoạt động như thế nào, hãy xem trang 9 (bản tiếng Anh) rồi theo đường dẫn
www.myeconlab.com/krugman

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 30 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Phụ lục Chương 5

Giá yếu tố sản xuất, giá hàng hóa, và các quyết định sản xuất

Trong phần chính của chương này, ta đã đưa ra ba nhận định, tuy đúng nhưng chưa được suy ra
một cách cẩn thận. Thứ nhất là nhận định thể hiện qua Hình 5-5, rằng tỷ số lao động trên vốn sử
dụng trong mỗi ngành phụ thuộc vào tỷ số tiền lương/chi phí vốn w/r. Thứ hai là nhận định thể
hiện qua Hình 5-6, rằng có mối quan hệ 1-1 giữa giá hàng hóa tương đối PC/PF và tỷ số tiền
lương/chi phí vốn. Thứ ba là nhận định cho rằng sự gia tăng cung lao động của một nước (ứng
với một mức giá hàng hóa tương đối cho trước PC/PF) sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của cả lao động
và vốn từ ngành thực phẩm sang ngành vải (ngành thâm dụng lao động). Phần phụ lục này sẽ
chứng minh ngắn gọn ba nhận định này.

Chọn lựa kỹ thuật

Hình 5A-1 một lần nữa minh họa sự đánh đổi giữa đầu vào lao động và vốn trong việc sản xuất
một đơn vị thực phẩm – đường đẳng lượng trong sản xuất hàng hóa biểu thị bằng đường II. Tuy
nhiên, nó cũng minh họa một số đường đẳng phí: những cách kết hợp đầu vào vốn và lao động
sao cho chi phí là như nhau.

Hình 5A-1 Chọn lựa tỷ số lao động/vốn tối ưu


Để tối thiểu hóa chi phí, nhà sản xuất phải đạt được đường đẳng phí khả dĩ thấp nhất; điều này
có nghĩa là chọn lựa một điểm trên đường đẳng lượng (đường II), sao cho độ dốc đường đẳng
lượng tại điểm đó bằng với giá trị âm của tỷ số tiền lương-tiền thuê vốn w/r.
Số đơn vị vốn sử dụng để sản
xuất 1 calori thực phẩm, aTF

Các đường đẳng phí

Số đơn vị lao động sử


dụng để sản xuất 1 calori
thực phẩm, aLF

Đường đẳng phí có thể được xây dựng như sau: Chi phí mua một lượng lao động L cho trước là
wL; chi phí thuê một lượng vốn K cho trước là rK. Như vậy nếu người ta có thể sản xuất 1 đơn
vị thực phẩm thông qua sử dụng aLF đơn vị lao động và aKF đơn vị vốn, tổng chi phí sản xuất đơn
vị đó, c, sẽ bằng:

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 31 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

𝑐 = 𝑤𝑎𝐿𝐹 + 𝑟𝑎𝐾𝐹

Một đường thẳng biểu thị tất cả các cách kết hợp aLF và aKF với cùng chi phí như nhau sẽ có dạng
phương trình:
𝑎𝐾𝐹 = (𝑐/𝑟) − (𝑤/𝑟)𝑎𝐿𝐹

Nghĩa là, nó là đường thẳng có độ dốc bằng –w/r.

Hình vẽ thể hiện một họ nhiều đường thẳng như vậy, mỗi đường tương ứng với một mức chi phí
khác nhau; những đường xa gốc tọa độ hơn biểu thị tổng chi phí cao hơn. Nhà sản xuất sẽ chọn
đường chi phí khả dĩ thấp nhất ứng với sự đánh đổi công nghệ biểu thị bằng đường II. Ở đây,
điều này xảy ra ở điểm 1; tại điểm này đường II tiếp xúc với đường đẳng phí và độ dốc của
đường II bằng –w/r. (Nếu các kết quả này xem ra gợi nhớ về Hình 4-5 rằng nền kinh tế sản xuất
tại một điểm trên đường giới hạn khả năng sản xuất có độ dốc bằng âm PC/PF thì bạn đã đúng: cả
hai đều liên quan đến cùng một nguyên tắc.)

Bây giờ ta so sánh việc chọn lựa tỷ số lao động/vốn ứng với hai tỷ số giá yếu tố sản xuất khác
nhau. Trong Hình 5A-2, ta trình bày sự chọn lựa đầu vào ứng với giá lao động tương đối thấp
(w/r)1, và giá lao động tương đối cao (w/r)2. Trong trường hợp đầu, chọn lựa đầu vào là ở điểm
1, trong trường hợp sau là ở điểm 2. Nghĩa là, giá lao động tương đối cao hơn sẽ dẫn đến chọn
lựa tỷ số lao động/vốn thấp hơn, như giả định trong Hình 5-5.

Hình 5A-2 Thay đổi tỷ số tiền lương-tiền thuê vốn


Sự gia tăng w/r làm thay đổi việc chọn lựa đầu vào chi phí thấp nhất từ điểm 1 đến điểm 2; nghĩa là, nó
dẫn đến việc chọn lựa một tỷ số lao động/vốn thấp hơn.

Số đơn vị vốn sử dụng để sản


xuất 1 calori thực phẩm, aTF

Độ dốc =
−(𝑤/𝑟)2

Độ dốc =
−(𝑤/𝑟)1

Số đơn vị lao động sử dụng


để sản xuất 1 calori thực
phẩm, aLF

Giá hàng hóa và giá yếu tố sản xuất

Bây giờ ta chuyển sang mối quan hệ giữa giá hàng hóa và giá yếu tố sản xuất. Có vài cách tương
đương với nhau để tiếp cận vấn đề này; ở đây ta áp dụng phân tích do Abba Lerner trình bày
những năm 1930.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 32 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Hình 5A-3 Xác định tỷ số tiền lương-tiền thuê vốn


Hai đường đẳng lượng CC và FF biểu thị những đầu vào cần thiết để sản xuất lần lượt một đô la vải và
một đô la thực phẩm. Vì giá phải bằng chi phí sản xuất, đầu vào của mỗi hàng hóa cũng phải tốn chi phí
1 đô la. Điều này có nghĩa là tỷ số tiền lương/chi phí vốn phải bằng giá trị âm của độ dốc của đường
thẳng tiếp xúc cả hai đường đẳng lượng.

Đầu vào vốn

Độ dốc =
−(𝑤/𝑟)

Đầu vào lao động

Hình 5A-3 trình bày các đầu vào vốn và lao động trong sản xuất vải và thực phẩm. Trong các
hình trên, ta đã thấy các đầu vào cần thiết để sản xuất một đơn vị hàng hóa. Tuy nhiên, trong
hình này, ta trình bày đầu vào cần thiết để sản xuất ra trị giá một đô la của mỗi hàng hóa. (Thật
ra, sản xuất ra trị giá bao nhiêu đô la cũng được, miễn là giá trị như nhau cho cả hai hàng hóa.)
Như vậy, đường đẳng lượng của vải, CC, biểu thị sự kết hợp đầu vào khả dĩ để sản xuất ra 1/P C
đơn vị vải; đường đẳng lượng của thực phẩm, FF, biểu thị sự kết hợp đầu vào khả dĩ để sản xuất
ra 1/PF đơn vị thực phẩm. Lưu ý rằng khi vẽ, sản xuất vải thâm dụng lao động (và sản xuất thực
phẩm thâm dụng vốn): Ứng với một tỷ số w/r cho trước, sản xuất vải sẽ luôn luôn sử dụng tỷ số
lao động/vốn cao hơn so với sản xuất thực phẩm.

Nếu nền kinh tế sản xuất cả hai hàng hóa, thì chi phí sản xuất ra hàng hóa trị giá 1 đô la cũng
phải bằng 1 đô la. Hai chi phí sản xuất này sẽ chỉ bằng nhau nếu các điểm sản xuất có chi phí tối
thiểu của hai hàng hóa nằm trên cùng một đường đẳng phí. Như vậy, độ dốc của đường thẳng
tiếp xúc với cả hai đường đẳng lượng phải bằng giá trị âm của tỷ số tiền lương/chi phí vốn w/r.

Cuối cùng, ta hãy xem xét ảnh hưởng của sự tăng giá vải đối với tỷ số tiền lương/chi phí vốn.
Nếu giá vải tăng, cần phải sản xuất ít yard vải hơn để có trị giá một đô la. Như vậy, đường đẳng
lượng tương ứng với giá trị vải 1 đô la dịch chuyển vào trong. Trong Hình 5A-4, đường đẳng
lượng ban đầu là CC1, đường đẳng lượng mới là CC2.

Một lần nữa, ta phải vẽ đường tiếp xúc với cả hai đường đẳng lượng; độ dốc của đường đó là âm
của tỷ số tiền lương/chi phí vốn. Ngay lập tức ta thấy thể hiện qua độ dốc tăng lên của đường
đẳng lượng (độ dốc = –(w/r)2), tỷ số w/r mới cao hơn so với tỷ số w/r cũ: giá vải tương đối cao
hơn ngụ ý tỷ số tiền lương/chi phí vốn cao hơn.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 33 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Chi tiết hơn về nguồn lực và sản lượng

Bây giờ ta xem xét nghiêm ngặt hơn về sự thay đổi nguồn lực – đồng thời duy trì giá vải và giá
thực phẩm không đổi – ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bổ các yếu tố sản xuất này giữa hai
ngành và nó ảnh hưởng như thế nào đến phản ứng sản xuất. Tổng việc làm của lao động trên vốn
L/K có thể được viết là bình quân trọng số của lao động-vốn làm việc trong ngành vải (LC/KC) và
trong ngành thực phẩm (LF/KF):
𝐿 𝐾𝐶 𝐿𝐶 𝐾𝐹 𝐿𝐹
= + (5A-1)
𝐾 𝐾 𝐾𝐶 𝐾 𝐾𝐹

Hình 5A-4 Tăng giá vải


Nếu giá vải tăng, sản lượng vải trị giá 1 đô la sẽ ít hơn trước kia; nên đường CC1 được thay thế bằng
đường CC2. Do đó, tỷ số tiền lương-tiền thuê vốn phải tăng từ (w/r)1 lên (w/r)2.

Đầu vào vốn

Độ dốc =
FF −(𝑤/𝑟)1

Độ dốc =
−(𝑤/𝑟)2
CC1
2
CC

Đầu vào lao động

Lưu ý rằng các trọng số KC/K và KF/K của giá trị bình quân này cộng lại phải bằng 1, và là tỷ lệ
vốn sử dụng trong ngành vải và ngành thực phẩm. Ta đã thấy rằng một mức giá vải tương đối
cho trước gắn liền với một tỷ số tiền lương/chi phí vốn cho trước (bao lâu mà nền kinh tế sản
xuất ra cả vải và thực phẩm); tiếp đến, tỷ số tiền lương- chi phí vốn này lại gắn liền với mức lao
động-vốn cho trước trong cả hai ngành (LC/KC và LF/KF). Bây giờ ta hãy xem ảnh hưởng của sự
tăng cung lao động L của nền kinh tế ứng với mức giá vải tương đối cho trước: L/K tăng lên
trong khi LC/KC và LF/KF đều không đổi. Để phương trình (5A-1) được thỏa, trọng số của tỷ số
vốn/lao động cao hơn, LC/KC, phải tăng. Điều này ngụ ý sự gia tăng trọng số KC/K và sự giảm
tương ứng của trọng số KF/K. Như vậy, vốn di chuyển từ ngành thực phẩm sang ngành vải (vì
tổng cung vốn K vẫn không đổi trong ví dụ này). Hơn nữa, vì LF/KF vẫn không đổi, nên giảm KF
cũng phải gắn liền với giảm việc làm lao động LF trong ngành thực phẩm. Điều này cho thấy
rằng tăng cung lao động ứng với giá vải tương đối cho trước, phải gắn liền với sự di chuyển cả
hai yếu tố sản xuất lao động và vốn từ ngành thực phẩm sang ngành vải. Sự mở rộng giới hạn
khả năng sản xuất của nền kinh tế sẽ thiên lệch về phía vải đến mức nền kinh tế sẽ sản xuất thực
phẩm ít hơn, ứng với mức giá vải tương đối không đổi.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 34 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Chính sách Ngoại thương International Economics: Theory and Policy
Bài đọc – 9th ed.
Ch. 5: Nguồn lực và ngoại thương: Mô hình
Heckscher-Ohlin

Khi cung lao động của nền kinh tế tăng lên, nền kinh tế tập trung cả hai yếu tố nhiều hơn vào
ngành vải thâm dụng lao động. Nếu lao động tăng thêm đủ nhiều, thì nền kinh tế sẽ chuyên môn
hóa sản xuất vải và không còn sản xuất thực phẩm nữa. Ở điểm đó, mối quan hệ 1-1 giữa giá
hàng hóa tương đối PC/PF và tỷ số tiền lương/chi phí vốn w/r bị phá vỡ; khi đó tăng thêm cung
lao động L sẽ gắn liền với giảm tỷ số tiền lương-tiền thuê vốn dọc theo đường CC trong Hình
5-7.

Một quá trình tương tự sẽ xảy ra nếu cung vốn của nền kinh tế gia tăng – một lần nựa, giá vải
tương đối PC/PF cũng được giữ không đổi. Khi mà nền kinh tế vẫn đang sản xuất hai hàng hóa
thực phẩm và vải, nền kinh tế phản ứng trước sự tăng cung vốn bằng cách tập trung vào sản xuất
thực phẩm nhiều hơn (ngành này thâm dụng vốn): Cả hai yếu tố vốn và lao động di chuyển vào
ngành thực phẩm. Nền kinh tế trải qua sự tăng trưởng thiên lệch mạnh về phía thực phẩm. Đến
một điểm nào đó, nền kinh tế hoàn toàn chuyên môn hóa sản xuất thực phẩm, và mối quan hệ 1-1
giữa giá hàng hóa tương đối PC/PF và tỷ số tiền lương/chi phí vốn bị phá vỡ một lần nữa. Sự gia
tăng cung vốn K nhiều hơn sẽ gắn liền với tăng tỷ số tiền lương/tiền thuê vốn dọc theo đường FF
trong Hình 5-7.

Paul R. Krugman; Maurice Obstfeld & Marc J. Melitz 35 Biên dịch: Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính: Công Khải & Tự Anh

You might also like