Hopping

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Kỹ thuật "nhảy tần nhóm" mà bạn nói đến ở đây chính là: Synthersize hopping,

mình thì mình thích dịch là nhảy tần tổng hợp hơn, vì rõ ràng từ Synthersize phải
dịch là tổng hợp mới đúng. Mình cũng có một bài báo nói về vấn đề này đăng trên
tạp chí bưu chính viễn thông (Các kỹ thuật nhảy tần trong GSM, kỳ 1 tháng
3/2008), bạn có thể tham khảo ở đây. Nhưng tóm tắt về kỹ thuật nhảy tần này như
sau:

1. Nhảy tần là gì: Một tập hợp các tần số được sử dụng trong mỗi Cell và MS có
thể thay đổi các tần số đó ngay trong mỗi khung TDMA được gọi là nhảy tần. Tốc độ
nhảy tần trong hệ thống GSM là 217 lần/s.

2. Ưu điểm của kỹ thuật nhảy tần

Ưu điểm của kỹ thuật nhảy tần là làm giảm ảnh hưởng của fading đa đường, của
nhiễu nên chất lượng thoại được cải thiện, làm cho quá trình sử dụng lại tần số chặt
chẽ và hiệu quả hơn. Lý do là vì kỹ thuật nhảy tần có 2 ưu điểm chính là có độ lợi
phân tập tần số và độ lợi trung bình hoá nhiễu. Độ lợi phân tập tập số có ý nghĩa
trong việc cải thiện vùng phủ, vì các tần số khác nhau có độ dự trữ fading khác
nhau. Độ lợi trung bình hoá nhiễu có ý nghĩa trong việc cải thiện chất lượng, vì MS
chỉ bị nhiễu ở một số tần số nhất định trong chuỗi tần số nhảy tần, một tần số bị
nhiễu sẽ được trung bình hoá với các tần số không bị nhiễu khác. Càng nhiều tần số
trong chuỗi tần số nhảy tần sẽ cho kết quả độ lợi lớn hơn. Để đạt được độ lợi trung
bình hoá nhiễu cao thì hệ số tải tần (fractional loading) được các hãng viễn thông
khuyến nghị là nên nhỏ hơn 30%. Hệ số tải tần là tỷ số “ số bộ thu phát (TRX:
Transceiver) chia cho số tần số dùng để nhảy tần”.

3. Một số định nghĩa

Đúng là để sử dụng kỹ thuật nhảy tần người ta sử dụng nhiều định nghĩa về kênh,
nhóm kênh, nhóm tập tần số nhảy tần...thật nhưng nếu bạn hiểu mục đích, lý do
của việc này bạn sẽ thấy không khó hiểu lắm:

- Thứ 1: khe thời gian số 0 mang kênh BCCH của sóng mang BCCH (sóng mang f0)
không được phép nhảy tần vì để cho phép các thuê bao ở các tế bào lân cận thực
hiện đo lường trong chế độ rỗi (điều này đúng với mọi kiểu nhảy tần trong GSM
hiện nay). MS trong quá trình liên lạc còn phải liên tục đo giám sát cường độ trường
của các cells neighbour để phục vụ cho quá trình chuyển giao, nên nếu tất cả các
tần số đều dùng nhảy tần thì làm sao mà đo được.

-Thứ 2: vì lý do quan trọng nêu trên nên người ta nghĩ ra cách phân chia ra thành
nhóm kênh, nhóm nhảy tần...để dễ dàng điều khiển đến từng nhóm kênh (timeslot)
với một số tần số nào đó (tập tần số nhảy tần) có nhảy tần hay không bằng thông
số HOP (ON: có nhảy tần hoặc OFF: không nhảy tần).

-Thứ 3: vậy thì nếu đã xác định tập tần số nhảy tần thì quá trình nhảy tần sẽ được
điều khiển ntn? Người ta định nghĩa thêm thông số: Số chuỗi nhảy tần (HSN:
Hopping Sequence Number) là thông số dùng để xác định trật tự các tần số
trong tập tần số nhảy tần sẽ sử dụng cho một nhóm kênh khi thực hiện nhảy tần.
VD: bạn có một tập tần số f1, f2, f3, f4, f5, f6, f7 thì trật tự nhảy tần có thể là f1,
f4, f7, f2,...Trật tự nhảy tần này do HSN quyết định. Phần này liên quan đến thuật
toán nhảy tần sẽ nói sau.

- Thứ 4: Để ngăn chặn nhiễu cận kênh bên trong một tế bào cũng như giữa các tế
bào thuộc cùng một trạm khi thực hiện nhảy tần thì cần sử dụng thêm một thông
số nữa, đó là Độ lệch chỉ số ấn định di động (MAIO: Mobile Allocation Index
Offset) là thông số xác định độ lệch trong chuỗi nhảy tần.

Thực ra chỉ có một vài khái niệm trong nhảy tần chứ không nhiều, chỉ có điều hơi
khó hình dung thôi:
- Kênh vật lý cơ bản (BPC: Basic Physical Channel) là một kênh vật lý trên một khe
thời gian trong khung TDMA ở giao diện vô tuyến giữa BTS và MS.
- Nhóm nhảy tần (HG: Hopping Group) là một nhóm các kênh vật lý cơ bản trong
cùng một tế bào, sử dụng cùng số khe thời gian trong khung TDMA nhưng trên các
bộ thu phát khác nhau để khi nhảy tần thì sử dụng chung cùng tập tần số.
- Nhóm kênh (CHGR: Channel Group) là một nhóm các kênh vật lý cơ bản bên
trong một tế bào.
- Tập tần số nhảy tần (HFS: Hopping Frequency Set) là một nhóm các tần số cụ thể
mà một nhóm kênh sử dụng nhảy tần.

4. Các kỹ thuật nhảy tần


-Có 2 kỹ thuật nhảy tần trong GSM là nhảy tần băng gốc (Base Band hopping) và
nhảy tần tổng hợp (Synthersizer hopping), trong đó kỹ thuật nhảy tần tổng hợp
là kỹ thuật tiên tiến trên thế giới hiện nay. Nhưng dù là kỹ thuật nhảy tần nào thì
cũng có đặc điểm chung, đó là: chỉ có các kênh SDCCH/8, TCH, và kênh dữ liệu gói
được phép nhảy tần, và khe thời gian số 0 mang kênh BCCH của sóng mang BCCH
(sóng mang f0) không được phép nhảy tần cho dù nó thuộc về nhóm kênh được
nhảy tần vì để cho phép các thuê bao ở các tế bào lân cận thực hiện đo lường trong
chế độ rỗi

-Nhảy tần băng gốc có đặc điểm là: mỗi bộ thu phát vô tuyến (TRX) được ấn
định một tần số cố định, số tần số dùng để nhảy tần bằng với số bộ thu phát vô
tuyến, tần số BCCH được nhảy tần ngoại trừ kênh BCCH nằm trên TS0. Khi phát,
các cụm được định tuyến đến các bộ phát thích hợp với tần số riêng biệt.
-Nhảy tần tổng hợp có đặc điểm là: mỗi tế bào được chia thành 2 hoặc nhiều
nhóm kênh (ít nhất là 2 nhóm kênh), số tần số nhảy tần không phụ thuộc vào số bộ
thu phát vô tuyến (đối với thiết bị của Ericsson có thể lên đến 32 tần số), tần số
BCCH không được phép nhảy tần kể cả các kênh TCH còn lại nằm trên các khe thời
gian khác từ TS1÷TS7. Điều đó có nghĩa là tất cả các TS nằm trên tần số sóng
mang BCCH dù có bị nhiễu cũng không được phép nhảy tần, chỉ có các TS không
thuộc sóng mang BCCH mới được phép nhảy tần. Khi phát, máy phát phải tự điều
chỉnh đến tần số thích hợp cho từng cụm.

Trong thực tế nhảy tần băng gốc ít được sử dụng hơn so với nhảy tần tổng hợp.
Nhảy tần băng gốc có số tần số nhảy tần bị giới hạn bằng với số bộ thu phát nên độ
lợi nhảy tần thấp với những tế bào có cấu hình nhỏ hơn 4 bộ thu phát. Còn nhảy
tần tổng hợp có số tần số nhảy tần không phụ thuộc vào số bộ thu phát nhưng phải
cần số tần số nhảy tần lớn hơn 4 để đạt được hiệu quả trung bình hoá nhiễu. Nhảy
tần băng gốc được sử dụng nhiều ở những khu vực cần vùng phủ rộng như đường
quốc lộ còn nhảy tần tổng hợp lại được sử dụng ở khu vực thành phố có mật độ
trạm BTS dày vì nhảy tần tổng hợp sử dụng bộ hybrid combiner có suy hao lớn hơn
3 dB so với nhảy tần băng gốc sử dụng bộ filter combiner.

5. Thuật toán nhảy tần

Thuật toán nhảy tần xác định trật tự nhảy tần cho các tần số nằm trong tập tần số
nhảy tần (HFS) bằng thông số HSN. Có 2 thuật toán nhảy tần hiện nay đang
được áp dụng cho cả 2 kỹ thuật nhảy tần nói trên là nhảy tuần tuần hoàn và
nhảy tần ngẫu nhiên.

- Thuật toán nhảy tần tuần hoàn có đặc điểm là: các tần số thay đổi cứ mỗi
khung TDMA theo một trật tự liên tiếp, có chu kỳ phụ thuộc vào số tần số dùng để
nhảy tần và khoảng thời gian của một khung TDMA. Khi đó tham số số chuỗi nhảy
tần HSN=0, tần số trong tập tần số nhảy tần được sắp xếp từ thấp đến cao. Ví dụ
chuỗi tần số cho nhảy tần tuần hoàn giữa 4 tần số có thể như sau: ... , f 4 , f 1 , f 2
, f 3 , f 4 , f 1 , f 2 , f 3 , f 4 , f 1 , f 2 , ...

- Thuật toán nhảy tần ngẫu nhiên được thực hiện nhờ một chuỗi giả ngẫu nhiên,
có chu kỳ lên đến 6 phút . Có 63 chuỗi nhảy tần độc lập nhau khi khai báo tham số
HSN từ 1 đến 63. Thuật toán tính toán cụ thể thông số HSN được mô tả chi tiết
trong chỉ tiêu kỹ thuật GSM 05.02. Ví dụ chuỗi tần số cho nhảy tần tổng hợp giữa 4
tần số có thể như sau: ... , f 1 , f 4 , f 4 , f 3 , f 1 , f 2 , f 4 , f 1 , f 3 , f 3 , f 2 , ...

Đối với mỗi bộ thu phát, trong cùng một nhóm kênh, trong cùng một tế bào, để có
cùng một cách nhảy tần thì người ta ấn định cùng một HSN. Nhưng để không nhiễu
lẫn nhau thì ở một thời điểm không được sử dụng trùng tần số hay còn gọi là phải
trực giao nhau. Tất cả các kênh trong một tế bào phải trực giao nhau vì các kênh
không trực giao sẽ gây ra nhiễu đồng kênh. Để giải quyết vấn đề này người ta sử
dụng thêm một thông số có tên gọi là độ lệch chỉ số ấn định di động MAIO. Mỗi một
bộ thu phát được ấn định một MAIO duy nhất từ danh sách MAIO (mặc định hoặc
do nhà khai thác tự định nghĩa), do đó nếu có 2 bộ thu phát cùng HSN nhưng MAIO
khác nhau thì cũng sẽ không bị trùng tần số trong cùng một khung TDMA. MAIO
đặc biệt quan trọng trong trường hợp tái sử dụng tần số “chặt” 1/1(các tập tần số
nhảy tần giống hệt nhau cho tất cả các tế bào trong mạng), vì sẽ tránh được nhiễu
cận kênh trong cùng một tế bào và nhiễu đồng kênh cũng như cận kênh trong cùng
một trạm.

Giá trị MAIO (kết hợp cùng với số tần số có trong tập tần số nhảy tần HFS và số
khung FN) dùng để chỉ ra các tần số sẽ được sử dụng từ tập tần số nhảy tần ở một
thời điểm. Công thức tính giá trị MAIO như sau:

- Với nhảy tần tuần hoàn thì:

”pointer” = (MAIO + FN) modulo (số tần số trong HFS) (1)

- Với nhảy tần ngẫu nhiên thì:

”pointer” = (MAIO + giá trị ngẫu nhiên) modulo (số tần số trong HFS) (2)

Điều đó có nghĩa là trật tự các tần số thay đổi giữa các khung TDMA trong các kênh
vật lý cơ bản do HSN quyết định nhưng độ lệch tần số do giá trị MAIO quyết định.

Đúng là khi áp dụng thực tế thì kỹ thuật nhảy tần giúp cho các operator giảm được
CDR (call drop rate) đáng kể. Nhưng kỹ thuật này khi vận dụng đòi hỏi sáng tạo
linh hoạt, vì nó kết hợp chặt chẽ với cách thiết kế trạm của từng operator (nếu bạn
thiết kế trạm không tốt thì dù bạn có dùng kỹ thuật nhảy tần cũng chưa chắc đã tốt
lên, nó cũng giống như nếu bạn không xinh thì dù bạn có trang điểm đẹp cỡ mấy
cũng không thể như hoa hậu được).

You might also like