Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 32

Bài 1 :NHUỘM VI KHUẨN

I. Đại cương:
1.Cơ sở của phương pháp:
+Vi khuẩn là những sinh vật có kích thước rất nhỏ ,thường là không màu nên
phải dùng phương pháp nhuộm để nhìn thấy được
+ vi khuẩn là một tế bào ,thành phần chủ yếu là protein, axit amin bắt màu
chất nhuộm mạnh
+vi khuẩn có lớp vách làm cho vi khuẩn có hình dạng rõ ràng
2.Mục đích của phương pháp nhuộm: phương pháp nhuộm nhằm xác định
+hình dạng vi khuẩn:cầu (cầu khuẩn), que (trực khuẩn),xoắn (xoắn khuẩn)
+cách sắp xếp: đơn,song ,tụ (chỉ áp dụng cho cầu khuẩn)
+kích thước:micromet
+tính chất bắt màu:phân biệt vi khuẩn gram+ và vi khuẩn gram-(chỉ áp dụng
cho nhuộm gram)
Vd:cầu khuẩn gram + dạng liên cầu
Hình dạng tc bắt màu cách sắp xếp
II. Cách nhuộm:
1.Chuẩn bị tiêu bản: dàn đồ phiến -> để khô -> cố địng tiêu bản
+Dàn đồ phiến :dùng que cấy đã lấy bệnh phẩm đặt lên giữa phiến, dàn theo
hình xoắn ốc từ trong ra ngoài ,dàn đều , đủ mỏng, không sát mép phiến.nên
vẽ 1 vòng tròn ở mặt dưới trước.Lưu ý đốt que cấy trước khi lấy bệnh phẩm
để không làm cho vi khuẩn bên ngoài nhiễm vào trong bện phẩm
+Cố định tiêu bản: có 2 phương pháp cố định
 Pp vật lý:hơ nóng tiêu bản trên ngọn lửa đèn cồn (2-3s)
 Pp hóa học: dùng cồn 90◦
Mục đích:
* diệt phần lớn vi khuẩn( cho dễ quan sát )
* gắn chặt vi khuẩn vào phiến
* tiêu bản khô và dính
2.Một số phương pháp nhuộm:
2.1.Phương pháp nhuộm đơn:
Gọi là phương pháp nhuộm đơn vì
 chỉ dùng 1 loại thuốc nhuộm (thường là xanh metylen)
 chỉ cần 1 bước :nhỏ thuốc nhuộm lên tiêu bản,đợi 1-2 phút sau đó rửa
sạch
 vk chỉ có 1 màu xanh sau khi nhuộm
II.2 phương pháp nhuộm gram
Nguyên lý: phương pháp này dựa vào sự khác nhau về độ dày lớp vách
 vk Gram + : vách dày (vì vách chứa nhiều peptidolglycal 50-60%),giữ
màu rất tốt,đặc biệt khi cố định bằng lugol (chất cố định màu)
 không bị tẩy màu bởi công 90◦
 vk Gram - : vách mỏng (peptidol glycal chỉ chiếm 10-20%) nên giữ màu
kém
 bị tẩy màu bởi cồn 90◦
Tiến hành:
Nhỏ tím Gentian vào tiêu bản,để 1 phút sau đó rửa nước
Nhỏ dung dịch Lugol,để 30s
Tẩy màu :nhỏ vài giọt cồn 90◦ lên tiêu bản ,rửa nước
Nhỏ Đỏ Safranin(hoặc Hồng Fucshin),để 1 phút ,rửa nước,để khô,quan sát
Kết quả:
 vk Gram + có màu tím
 vk Gram – có màu đỏ (hoặc hồng)
III. Trả lời câu hỏi:
Câu 1 :Mục đích nhuộm tế bào vi khuẩn là gì?
Quan sát được: hình thể của vi khuẩn; kích thước của vi khuẩn; cách sắp xếp
của vi khuẩn,tính chất bắt màu của vi khuẩn( đối với pp nhuộm Gram)
Câu 2: Cơ chế vì sao nhuộm được tế bào vi khuẩn?
 Cấu tạo tế bào vi khuẩn chủ yếu là protein và acid nucleic ,thuốc nhuộm
có ái tính với các thành phần của vk
 hơn nữa vk có cấu tạo vách có khả năng bắt màu thuốc nhuộm;khi nhuộm
tạo nên phức hợp màu
Câu 3: Khái niệm bệnh phẩm vi sinh?Ví dụ?
- Bênh phẩm vi sinh là những mẫu vật nghi ngờ có vsv ,cần khảo sát tác
nhân vsv
- Ví dụ:phân,máu mủ,nước tiểu,các chất dịch …
Câu 4:Vì sao các thuốc nhuộm vi khuẩn có gốc kiềm?
Vì cấu tạo tế bào vi khuẩn là protein và acid nucleic,các thuốc nhuộm có gốc
kiềm sẽ có ái tính với thành phần của vi khuẩn ,khi nhuộm sẽ tạo nên phức hợp
màu ,khi đó vi khuẩn mới bắt màu thuốc nhuộm được
Câu 5: Mục đích cố định tiêu bản ? Có mấy cách cố định tiêu bản?
Mục đích cố định tiêu bản
 Gắn chặt vk vào phiến kính
 Giết chết vi khuẩn (vì vk qua nhiều ,giết bớt cho dễ quan sát)
 Làm cho vk bắt màu thuốc nhuộm tốt hơn
Có 2 cách cố định tiêu bản:
 Pp vật lý : hơ phiến kính trên ngọn lửa đèn cồn
 Pp hóa học: dùng cồn 90◦ nhỏ vào phiến ,đợi cho cồn bay hơi làm khô
phiến
Câu 6:So sánh ưu nhược điểm giữa các pp nhuộm tb vk: nhuộm đơn và
nhuộm Gram?
Nhuộm đơn Nhuộm Gram
Ưu điểm Xác định hình thể ,kích thước,cách sắp xếp của Vk
Chỉ dùng 1 loại thuốc Xác định được tc bắt
nhuộm,tiến hành nhuộm màu của vk => vk
1 lần ,do đó cách này Gram + hay Gram -
khá nhanh gọn,đơn giản.
Nhược điểm Không xác định được Quy trình nhiều bước
tính chât bắt màu của vk hơn,nhiều hóa chất
hơn,phức tạp và lâu hơn
Sai sót trong quy trình
tiến hành hoặc do bệnh
phẩm lâu ngày,vk có
vách dày k đủ thời gian
ngấm thuốc sẽ làm sai
kq nhuộm

Câu 7:Trình bày cơ chế bắt màu thuốc nhuộm của Vk Gram + và vk Gram

Vk Gram + :có vách chứa 50- 60% peptidolglycal nên bền vững với phức hợp
tím Gentian iode ,nên nhuộm bằng Gentian và cố định bằng iode thì các vk này
vẫn giữ màu tím dù bị tẩy bằng cồn 90◦.
Vk gram - :có vách chứa 10-20% peptidolglycal nên không bền với phức hợp
tím Gentian –iode .Do đó khi tẩy bằng cồn 90◦ thì màu tím trở thành không
màu.
Câu 8: Trong các bước tiến hành nhuộm gram nếu bỏ qua bước cố định
màu lugol thì kết quả khi quan sát kính hiển vi thấy toàn bộ vk màu ?
Đỏ:
Câu 9:Vì sao nói phương pháp nhuộm gram là phương pháp nhuộm cơ bản
nhất ,quan trọng nhất trong các phương pháp nhuộm tế bào vi khuẩn?
Vì pp này giúp quan sát được hình thể ,cách sắp xếp và quan trọng nhất là giúp
phân biệt được vk Gram + và Gram –
Câu 10: Vì sao khi sử dụng kính hiển vi để soi ck với vật kính 100 cần phải
nhỏ giọt dầu cedre lên tiêu bản trước khi soi kính mới quan sát được hình
ảnh vi khuẩn?
Để tăng độ chiết quang
Câu 11:Cách đọc kết quả trên tiêu bản nhuộm đơn,nhuộm Gram
 Nhuộm đơn: (Vk có màu sẫm trên nền tiêu bản có màu nhạt hơn)

Hình dạng-kích thước-cách sắp xếp


 Nhuộm Gram(vk Gram + có màu tím ;vk Gram – có màu đỏ)
Tc bắt màu-Hình dạng-kích thước –cách sắp xếp

Bài 2: MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY PHÂN LẬP ĐỊNH DANH


CẦU KHUẨN GRAM (+) GÂY BỆNH
Có 4 mt:
Mục đích:
Nuôi cấy: để vk mọc, phát triển.
Phân lập: tách riêng ra từ q.thể b.đầu  thuần khiết.
Định danh: xđ tên, loại, nhóm.

I. Mt thạch thường _NA ( Nutrient Agar Nutrifood)


- TP: (4) Agar (làm đặc), nước thịt (canh thang) _dd, NaCl 0.5%, nc cất
vừa đủ.
- Công dụng:
Mt trung tính  nuôi cấy, phân lập các vk thông thường. (cầu khuẩn)
Từ NA  chế ra 1 số mt chuyên biệt #.
II. Mt thạch máu _ BA (Blood Agar)
- TP: (5) NA và hồng cầu 5 – 10%
Cách tạo:
o Đun mt NA đến 52oC
o Cho hồng cầu đc rửa sạch và vô khuẩn vào mt NA. Hcau này đã
loại các tp tạp chất, sợi fibrin... chỉ còn lại hcau.
o Lắc đều để trộn máu vs mt, để nguội mt.
o Dùng h.cầu ĐV như thỏ, ko dùng h.cầu người.
- Công dụng:
o Là mt giàu d.dưỡng, đậm đặc cao, dùng nuôi cấy, phân lập 1 số vk
chuyên biệt : bạch cầu, liên cầu, phế cầu, ho gà, não mô cầu...
o Quan sát tính gây tan máu của 1 số vk.

Tan máu beta. Vòng tan máu có đường kính gấp 2-4 lần KL.

Tan máu gamma với alpha.


Câu hỏi liên quan:
Câu 1: Phân lập vk là gì? Có thể phân lập vk trên mt đặc hay lỏng?
Vì sao?
- Phân lập vk là quá trình tách riêng các loài vk từ quần thể ban đầu và đưa
về dạng thuần khiết.
- Phân lập vk trên mt đặc vì: mt lỏng ko phân lập đc giống vk thuần khiết,
chúng dễ dàng di chuyển và hòa trộn vào nhau. Mt đặc là mt đông giữ đc
tính thuần khiết ko bị trộn lẫn.
Câu 2: Định danh vk là gì?
- Định danh vk là dựa vào tc khuẩn lạc và tc sinh vật hóa học để x.định tên
gọi, nhóm của vk đc nuôi cấy.
Câu 3: Công dụng của mt NA.
- TP: (4) Agar (làm đặc), nước thịt (canh thang) _dd, NaCl 0.5%, nc cất
vừa đủ.
- Công dụng:
Mt trung tính  nuôi cấy, phân lập các vk thông thường. (cầu khuẩn)
Từ NA  chế ra 1 số mt chuyên biệt #.
Câu 4: Tp, công dụng của mt thạch máu tươi BA.
- TP: (5) NA và hồng cầu 5 – 10%
Cách tạo:
o Đun mt NA đến 52oC
o Cho hồng cầu đc rửa sạch và vô khuẩn vào mt NA. Hcau này đã
loại các tp tạp chất, sợi fibrin... chỉ còn lại hcau.
o Lắc đều để trộn máu vs mt, để nguội mt.
o Dùng h.cầu ĐV như thỏ, ko dùng h.cầu người. ?? 
- Công dụng:
o Là mt giàu d.dưỡng, đậm đặc cao, dùng nuôi cấy, phân lập 1 số vk
chuyên biệt : bạch cầu, liên cầu, phế cầu, ho gà, não mô cầu...
o Quan sát tính gây tan máu của 1 số vk.

Câu 5: Có mấy dạng tan máu của vk? Cách đọc tc tan máu của vk
trên mt BA:
Có 3 dạng tan máu:
- Tan máu (α): tan máu ko hoàn toàn. Quan sát môi trường xung quanh
chân khuẩn lạc có màu xanh lá cây. (xanh ve hình như là biliverdin)
- Tan máu (β): tan máu hoàn toàn, vòng tan máu trong suốt.
- Tan máu (γ): ko tan máu. Mt xung quanh chân khuẩn lạc màu đỏ.
Câu 6: Khái niệm vk chuyên biệt, mt chuyên biệt:
- Vk chuyên biệt: vk chỉ có thể phát triển trên 1 số mt chuyên biệt tương
ứng.
- Mt chuyên biệt: mt cơ bản có thêm 1 số y.tố đặc biệt cần cho sự pt của 1
số vk chuyên biệt.
Câu 7: Cách đọc tc KL trên mt NA, BA, CA:
Tc khuẩn lạc:
- Dạng KL: S, M, R.
{S: trong hoặc xám, bóng, bờ đều lồi đều
M: đục, tròn lồi hơn S, quánh và dính
R: dẹt, bờ đều hoặc nhăn nheo, mặt xù xì, khô)
- K.thước: (0,5 – 1,2 um)
- Màu sắc:
- Tc tan máu: a, b, y đ.với mt BA.
III. Môi trường thạch máu chocolate (CA)

 Thành phần
- giống mt BA
- Điểm khác: đun cách thủy ở 80 độ, để nguội ở 50 độ mới đỏ vào peptri.
 Công dụng:
- Là môi trường giàu dinh dưỡng để nuôi cấy và phân lập một số vi khuẩn
riêng biết: lậu cầu, não mô cầu, ho gà….
IV. Môi trường chapman (MSA)

 Thành phần
- Agar
- Nacl 6,5% : nồng độ cao ức chế liên cầu, phế cầu, ưu tiên tụ cầu
- Đường manitol: xác định tụ cầu gây bệnh hoặc không gây bệnh
- Chất chỉ thị màu đỏ phenol

 Cơ chế của các phản ứng trong môi trường:


- Mt ưu tiên cho tụ cầu phát triển.
- Tụ cầu gây bệnh sẽ sử dụng được đường manitol tạo sản phẩm gốc
acid làm cho mt cũng có tính acid nên đỏ phenol chuyển sang màu
vàng.
Môi trường MSA.
Câu hỏi liên quan:
Câu 1: Thành phần công dụng của mt CA:
 Thành phần:
- mt thạch máu tươi BA
- đun cách thủy ở 80 độ, để nguội ở 50 độ mới đỏ vào peptri.
 Công dụng:
- Giàu chất dinh dưỡng nên dùng nuôi cấy và phân lập một số vi khuẩn
riêng biệt như ho gà lậu cầu não mô cầu.
Câu 2: Không đọc được tính chất tan máu trên mt CA vì sao?
- Vì mt ca được đun cách thủy ở nhiệt độ cao 80 độ nên hồng cầu bị li giải
hết, ko còn nguyên vẹn.
Câu 3: Mt CA chỉ hấp ở 80 độ vì sao?
- Vì mt có bản chất là protein nếu hấp ở nhiệt độ cao hơn thì mt sẽ bị biến
tính ko nuôi cấy được nữa.
Câu 4: Tác dụng của chất chỉ thị màu trong mt chapman:
- Chất chỉ thị màu trong mt acid chuyển từ đỏ sang vàng- trong mt bazơ đỏ
chuyển sang hồng cánh sen
- Giúp nhận biết tụ cầu gây bệnh hay ko gây bệnh.
- Nếu gây bệnh sẽ làm cho mt có tính acid và làm đỏ sang vàng.
- Nếu ko gây bệnh sẽ ko có hiện tượng gì.
Câu 5: Tại sao mt msa có nồng độ muối cao?
- Vì để ức chế lien-phế cầu ưu tiên cho tụ cầu phát triển.
Câu 6: Tác dụng của đường manitol?
- Giúp xác định tụ cầu gây bệnh hay không gây bệnh.
- Nếu gây bệnh sẽ sử dụng đường tạo sản phảm làm mt có tính acid đổi
màu chỉ thị đỏ sang vàng. Nếu ko gây bệnh thì ko có hiện tượng gì.
Câu 7: Sau khi nuôi cấy sẽ có hiện tượng gì ở mt MSA?
- Không có khuẩn lạc phát triển  ko có tụ cầu
- Có khuẩn lạc phát triển  có tụ cầu
- Chất chỉ thị màu đổi từ đỏ sang vàng  tụ cầu gây bệnh
- Hoặc ko đổi màu  tụ cầu ko gây bệnh
Câu 8: Đọc kết quả trên mt chapman?
 Trường hợp khuẩn lạc dương:
- Nếu thấy mt có màu vàng  chapman dương, tụ cầu gây bệnh
- Nếu thấy mt vẫn có màu đỏ cam  chapman âm tụ cầu ko gây bệnh

 Trường hợp khuẩn lạc âm  ko phải tụ cầu chapman âm.


Bài 3: NUÔI CẤY PHÂN LẬP VI KHUẨN
GRAM ÂM ĐƯỜNG RUỘT
1.Mục tiêu:
+ phân biệt đươc các môi trường mc,ss,kia,sim,đường,simon citrat,urea
+thành phần chính của môi trường
+đọc kết quả và giải thích hiện tượng trong môi trường
chú ý:+tất cả môi trường này đều có nước thịt.(đây là chất dinh dưỡng cơ
bản cho vi khuẩn sống.vì vậy vi khuẩn sẽ sống được trong tất cả các môi
trường này dù không có enzym phân hủy đường trong môi trường
đường,enzym phân hủy ure trong môi trường urê….)
+hầu hết môi trường đều có chất chỉ thị màu:+đỏ trung tính:mt MC,SS
+đỏ phenol: mt KIA,Urea,đường
+ xanh bromothymol :mt simon
citrat
+ đặc biệt : mt sim không có
chất chỉ thị màu
Nếu các vi khuẩn nuôi cấy trong các môi trường này:
-đỏ trung tính -> đỏ hồng ( có vi khuẩn lên men đường lactoze. Mt mc,ss)
- đỏ phenol -> vàng (có vi khuẩn lên men đường. Mt KIA,đường)
- đỏ phenol -> hồng cánh sen ( có vi khuẩn có khả năng phân hủy ure. Mt
urea)
- xanh bromothymol -> xanh dương đậm( có vi khuẩn sử dụng carbon từ
citrat. Mt simon citrat)
+Ngoài ra : @nứt thạch : do sinh hơi
@ kết tủa đen : do sinh h2s, trong mt có natri hyposulfit và sắt
citrat(mt ss,Kia,sim)
@sinh indol: mt có tryptophan
Sau khi nhận thấy được những chất thường có của tất cả môi trường
như :nước thịt( all có), chất chỉ thị màu, pep ton(trừ simon citrat,urea),thì
ta đến với những thành phần đặc trưng của từng môi trường.có 2 loại mt :
I, Môi trường phân lập: (MC, SS)
1.MC: (môi trường chọn lọc ít vì nuôi cấy vi khuẩn gram âm,nhưng không
phân biệt được nhóm gây bệnh và không gây)
thành phần chính:
+muối mật: ức chế ngăn chặn các vi khuẩn gram dương,ưu tiên phát triển vi
khuẩn gram âm
+lactoze: xác định được khuẩn lạc lên men lactoze vì đường bị axit hóa, chất chỉ
thị phenol trong môi trường thành màu đỏ hồng
+agar:môi trường đặc
2. SS: (môi trường chọn lọc khá,vì chỉ ưu tiên phát triển 2 loại vi khuẩn
samolena,shigela)
Thành phần chính:
+muối mật: công dụng giống MC
+xanh brilant: ức chế ecoli và proteses tạo đieu kiện phát triển salmonella và
shingela.
+lactoze: giống mt mc
+natri hypolsulfit, sát citrat:xác định khuẩn lạc có màu đen vì vi khuẩn sử dụng
được natri hyposulfit sinh ra h2s ,tác dụng với sát citrat trong môi trường tạo
sản phẩm sát sunfua có màu đen
*CHÚ Ý: MÔI TRƯỜNG PHÂN LẬP CÒN ĐỌC ĐƯỢC TÍNH CHẤT
KHUẨN LẠC:
+DẠNG
+KÍCH THƯỚC
+MÀU SẮC
II: môi trường sinh hóa:
1.kia:
Thành phần chính:
+lactoze,glucoze
+feric citrat
+đỏ phenol
3 tính chất :
+sinh hơi: dấu hiệu : nứt thạch, 1 số vi khuẩn sử dụng đường glucoze
+ sinh h2s: dấu hiệu: kết tủa đen(giống với môi trường ss)
+lên men đường lactoze: (phần nghiêng, phần đứng)
-glucoze dương,lactoze âm:phần đứng vàng,phần nghiêng đỏ
-Glucoze dương,lactoze dương: phần đứng và nghiêng đều vàng
- không có trường hợp glucoze âm,lactoze dương vì glucoze dễ lên men hơn
lactoze ,lên men được lactoze sẽ lên men được glucoze ( vì lactoze là đường
đôi,glucoze là đường đơn)
2.simon citrat:( môi trường dinh dưỡng)
+xanh blomothimol: là chất chỉ thị màu, vi khuẩn lấy cac bon từ hợp chất citrat
làm năng lượng sẽ phân cắt mạch co2 ,có gốc kiềm.nên làm xanh blomothimol
từ xanh lá cây thành xanh nước biển
+agar
3.urea:
Thành phần chính:
+urea: xác định được vi khuẩn có đường ruột có enzyme urease
Cơ chế: nh4+vi khuẩn -> nh3 + co2 + h20
+đỏ phenol:khi vi khuẩn chuyển nh4 thành nh3 (làm môi trường thành môi
trường kiềm).làm đỏ phenol thành màu hồng cánh sen
4. SIM:(đọc được 3 tính chất sinh h2s, sinh indol ,di động)
Thành phần chính:
+natri thiosunfat và feric citrat: đọc được tính sinh h2s
+tryp to phan: (đọc tính sinh indol) tryptophan + vi khuẩn thủy phân được
trypto phan ->indol( nhận biết idol bằng cách nhỏ coval tạo màu đỏ)
5. Đường:
Thành phần chính:
+đường: vi khuẩn tiêu dùng đường làm lên men sinh axit làm đổi chị thị màu
+chỉ thị màu đỏ phenol: từ màu đỏ cam sang màu vàng( là có vi khuẩn)
III.Câu hỏi:
-Chủ yếu là đọc kết quả và giải thích cơ chế:
I.Đọc kết quả:
1.mc:
+khuẩn lạc phát triển,xung quanh có màu đỏ hồng :có trực khuẩn gram -, KL lac
+
+khuẩn lạc pt, mt trong suốt: có trực khuẩn gram -,KL lac –
+khuẩn lạc không pt,mt trong suốt: không có khuẩn lạc

2.ss:
Màu đỏ:lactoze +
+khuẩn lạc pt, xung quanh trong suốt,chân kl có màu đen: lac-,h2s +,nghi ngờ
samolena
+khuẩn lạc pt,xq trong suốt: KL lac(-),h2s -,nghi ngờ shilena
+không co khuẩn lạc
3. KIA:
Sinh hơi:nứt thạch, bị đẩy lên
Sinh h2s: kết tủa đen
Lên men đường :
+lên men glucoze: -đứng : màu vàng(glucoze +)
-đứng: màu đỏ (glucoze -)
+lên men lactoze: -nghiêng: vàng (lactoze +)
-nghiêng: đỏ(lactoze -)
=>1.glucoze dương,lactoze âm:phần đứng vàng,phần nghiêng đỏ
2.Glucoze dương,lactoze dương: phần đứng và nghiêng đều vàng
3.gluoze âm. Lactoze âm : đỏ, đỏ. 4.Không có trường hợp: glucoze âm,lactoze
dương
4.simon citrat:
Xanh nước biển: có vi khuẩn sử dụng citrat
Xanh lá cây : không có vi khuẩn sử dụng citrat

5.urea:
Đỏ hồng: không có vi khuẩn có enzym urea
Hồng cánh sen: vi khuẩn có enzym urea
6. SIM:
Sinh hơi: nứt thạch,bị đẩy lên
Sinh indol:nhỏ thuốc thử coval thấy chuyển sang màu đỏ(+), vàng (-), không
màu: không có vk có enzym tryptophan
Di động: vi khuẩn mọc lan đường cấy làm đục môi trường

7.đường:
Đỏ cam: không có vi khuẩn lên men đường
Vàng: có vi khuẩn lên men đường
II.giải thích cơ chế: từ thành phần chính ta sẽ giải thích cơ chế.đã giải thích ở
trên. Nhớ sau 48h ,môi trường bị kiềm hóa kết quả không chính xác

Bài 4: XÁC ĐỊNH TRỰC KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT GÂY BỆNH

1. Lấy bệnh phẩm:


- Yêu cầu bệnh phẩm: chưa dùng kháng sinh
- Lấy phân bằng tăm bông hay lấy trực tiếp từ phân sau khi đi ra ngoài bô sạch
- Bệnh phẩm sau khi lấy xong phải chuyển ngay tới phòng thí nghiệm hoặc
bảo quản bằng môi trường chuyên chở Carry - Blair nếu chưa có điều kiện xét
nghiệm ngay
2. Quy trình xét nghiệm xác định vi khuẩn:
2.1. Xét nghiệm trực tiếp:
- Bệnh phẩm phân:
+ Soi tươi nhằm phát hiện bạch cầu đa nhân và các tế bào viêm khác.
+ Không cần nhuộm Gram vì các trực khuẩn Gram ( - ) đường ruột có hình
dạng và kích thước tương đối giống nhau không thể phân biệt bằng mắt nên
nhuộm Gram không có ý nghĩa
- Bệnh phẩm máu và các dịch sinh học:
Nhuộm Gram để phân biệt Gram ( + ) hay Gram ( - )
2.2. Nuôi cấy:
Dùng môi trường có chất ức chế cầu khuẩn Gram ( + ): muối mật

- Môi trường phân biệt - chọn lọc ít: Mac- Conkey, ENDO, EMB,...
+ Đối với bệnh phẩm máu phải nuôi cấy trong môi trường tăng sinh để tăng
nồng độ vk trước khi cho vào môi trường phân lập ( vì nồng độ vk trong máu là
rất thấp, khó tạo thành khuẩn lạc)
+ Bệnh phẩm máu phải nuôi cấy trong mt MC vì chỉ có mt MC mới cho tất cả
các loại vk đường ruột phát triển ( SS ức chế E. Coli và Proteus)
+ Bệnh phẩm phân: dùng cho cấy phân tìm căn nguyên
Vd: khi trong mt SS không phát hiện khuẩn lạc
- Môi trường phân biệt - chọn lọc khá: SS, DCA...
+ Môi trường SS chứa Xanh Brilliant ức chế E. Coli và Proteus, ưu tiên phát
triển Shigella và Salmonella
+ Bệnh phẩm phân thường ưu tiên nuôi cấy trong mt SS để tiết kiệm thời gian

- Chọn và bắt khuẩn lạc:


E. Coli có khuẩn lạc Lactose ( + ) dạng S, kích thước lớn 1 - 2 mm/ 18 - 24 h
nuôi cấy
Shigella và Salmonella có khuẩn lạc Lactose ( - ) dạng S kích thước nhỏ.
Khuẩn lạc Salmonella có chấm đen ở trung tâm nghĩa là H2S dương tính
2.3. Xác định vi khuẩn: ( nuôi cấy ở 37°C , 18 - 24h )
Từ kết quả Lactose ( + ), Lactose ( - ) chọn môi trường sinh hóa cấy trước và dò
kết quả:
- phân biệt Shigella và Samonella chỉ có Salmonella có thể sinh H2S ( KIA,
SIM) , di động ( SIM) , sử dụng được citrat ( Simmon Citrat)
thực hiện nuôi cấy trong các mt còn lại để xác định tính chính xác kết quả và
tìm typ Salmonella
nếu nuôi cấy trên mt SS thấy khuẩn lạc dạng S, Lactose ( - ), nhỏ, giữa khuẩn
lạc có chấm đen ta gần như xác định được đó là Salmonella nhưng vẫn phải làm
đầy đủ các thử nghiệm
- phân biệt E. Coli với Shigella: chủ yếu dựa vào E. Coli có thể sinh Gas ( mt
KIA)
- phân biệt E. Coli với Salmonella: E. Coli không sinh H2S ( KIA, SIM)

TÓM LẠI:
H2S ( + ): Salmonella ( KIA,SIM)
Gas ( + ), H2S ( - ): E.coli
Gas ( - ), H2S ( - ): Shigella
Trong trường hợp không tìm thấy Shigella và Salmonella, chúng ta sẽ bắt khuẩn
lạc Lactose ( + ) và thực hiện các thử nghiệm hóa sinh: SIM, KIA,....

Nếu E. Coli ( + ) ta vẫn chưa thể kết luận đây là tác nhân gây bệnh vì bình
thường E. Coli là một phần của hệ tiêu hóa, sống hòa bình trong ruột người
( nhất là ở ruột già vùng hồi manh tràng) có thể hỗ trợ tiêu hóa.

Muốn xác định E. Coli có gây bệnh hay không chúng ta phải dùng phản
ứng kháng huyết thanh : dùng phản ứng ngưng kết trên lam kính của kháng
nguyên ( vi khuẩn ) với kháng huyết thanh mẫu tương ứng để tìm tính chất
kháng nguyên
Nếu hỗn hợp kháng nguyên - kháng huyết thanh bị ngưng kết ta đọc tính
chất tương ứng với kháng huyết thanh mẫu
Định typ huyết thanh xác định được 1 trong 5 typ:EPEC, EHEC, ETEC,
EAEC, EIEC thì kết luận đây là tác nhân gây bệnh. Sau đó thử kháng sinh đồ
tìm phương pháp điều trị phù hợp

Việc định typ huyết thanh đối với Shigella và Salmonella chỉ có giá trị dịch
tễ học
Câu 1: mt SS dùng để nuôi cấy, phân lập bệnh phẩm vi sinh nào ? Vì
sao?
Bệnh phẩm phân. Vì mt SS ưu tiên phát triển hai loại trực khuẩn gram âm
đường ruột gây bệnh là Shigella và Salmonella do có Xanh brilliant ức chế phần
lớn E. Coli và Proteus là 2 loại vk chiếm tỉ lệ lớn trong đường ruột. Chúng
thường xuất hiên trong phân, có thêm muối mật ức chế sự phát triển của vk
gram dương
Câu 2: Vì sao trong quá trình chẩn đoán xác định trực tiếp họ vk
đường ruột ta không cần tiến hành nhuộm gram nếu đó là bệnh phẩm
phân
Trong bệnh phẩm phân chỉ chứa các vi khuẩn gram âm đường ruột nên ta
không cần nhuộm gram để phân biệt. Ngoài ra họ vk đường ruột là một họ lớn
gồm nhiều loại trực khuẩn gram ( - ) có hình dạng, kích thước tương đối giống
nhau không thể phân biệt bằng mắt nên nhuôm gram không có ý nghĩa
Câu 3: Trên mt MC, sau khi cấy bệnh phẩm là phân trên 24h có nhiều
khuẩn lạc dạng S, 1mm, màu hồng. Kết luân:
A. Đây là khuẩn lạc của vk E. Coli
B. Đây là KL của Proteus
C. Có thể đây là KL của E.Coli
D. Chưa thể nói lên điều gì
Câu 4: 1 bệnh phẩm phân sau khi nuôi cấy, phân lập xác định được
tên vk là E. Coli đã kết luận đây là tác nhân gây bệnh được chưa ? Vì sao?
Chưa. Vì bình thường E. Coli sống hòa bình trong ruột người ( nhất là ở
ruột già vùng hồi manh tràng). Muốn khẳng định vai trò gây bệnh, phải chứng
tỏ khả năng gây bệnh của chúng, tức là phải định typ huyết thanh để xác định
Câu 5: 1 bệnh phẩm là máu, sau khi nuôi cấy, phân lập xác định được
tên vk là E. Coli đã kết luận đây là tác nhân gây bệnh chưa? Vì sao?
Rôi. Vì máu là môi trường vô trùng, bất cứ loại vk nào có mặt trong máu
đều là tác nhân gây bệnh. Đồng thời, bình thường E. Coli chỉ có mặt trong
đường tiêu hóa, khi vì lí do nào đó mà vk này lạc vào máu thì từ chỗ không có
độc lực chúng sẽ trở nên có độc lực và gây bệnh. Đây là hiện tượng vk lạc chỗ
Câu 6: 1 bệnh phẩm phân sau khi nuôi cấy, phân lập xác định được
tên vk là E. Coli, tiếp tục định typ huyết thanh xác định được đây là typ
EPEC, kết luận đây là tác nhân gây bệnh đường ruột được chưa? Vì sao?
Rồi. Vì E.Coli có 5 typ gây bệnh là: EPEC, EHEC, EAEC, EIEC,ETEC
Câu 7: Trên mt SS sau khi cấy bệnh phẩm phân 48h thấy có khuẩn lạc
dạng S, 0.5mm, trong suốt không màu. Kết luận:
A. Đây là KL của Salmonella
B. Đây là KL của Shigella
C. Nghi ngờ đây là KL Shigella hoặc Salmonella
D. Chưa nói lên được điều gì
Câu 8: 1 bệnh phẩm phân sau khi nuôi cấy, phân lập xác định được
tên vk là Salmonella đã kết luận đây là tác nhân gây bệnh chưa? Vì sao?
Rồi. Vì bình thường Shalmonella không có mặt trong đường tiêu hóa, chỉ
cần nó có mặt sẽ gây bệnh
Câu 9: đối với vn Salmonella hoặc Shigella vì sao định typ huyết thanh
chỉ có ý nghĩa về mặt dịch tễ học?
Vì bình thường Salmonella và Shigella không có mặt trong đường tiêu hóa
nên khi tìm thấy Shigella hoặc Salmonella trong bệnh phẩm phân thì có thể kết
luận ngay đó là tác nhân gây bệnh mà không quan tâm chúng thuộc chủng nào

Bài 5: ĐỊNH DANH CẦU KHUẨN GRAM (+)


1. Mục tiêu
 Đinh danh được cầu khuẩn gram (+): liên cầu, phế cầu, tụ cầu, đặc
biệt là những chủng cầu khuẩn gây bệnh.
 Xác định lại tính chất tan máu, sinh sắc tố
 Các bệnh do các chủng cầu khuẩn (+) gây ra
2. Tính chất tan máu, sinh sắc tố.
 Tan máu α: tan máu không hoàn toàn, chân khuẩn lạc có màu xanh
rêu
 Tan máu β: tan máu hoàn toàn, chân khuẩn lạc màu trắng.
 Tan máu γ: không tan máu, chân khuẩn lạc có màu đỏ.
2.1. Phế cầu: tan máu α, không tiết sắc tố.
2.2. Liên cầu: cả 3 dạng tan máu, không tiết sắc tố.
2.3. Tụ cầu: tan máu β,γ, một số chủng tiết sắc tố.
3. Giới thiệu các môi trường và phản ứng liên quan:
3.1. Môi trường BA: NA+ hồng cầu cừu or thỏ 10%
Dùng để nuôi cấy, phân lập một số vi khuẩn chuyên biệt
Là môi trường được sử dụng nhiều trong pp định danh cầu
khuẩn Gram (+)
3.2. Môi trường CA: BA hấp chín ở 80oC
3.3. Môi trường MSA (chapman): Agar + NaCl 6.5 ->7%
+mannitol+đỏ phenol
Xác định được tụ cầu và tụ cầu gây bệnh
3.4. Catalase:
Là phản ứng để phân biệt tụ cầu với nhóm vk khác
Lấy khuẩn lạc phết lên lam kính có H202, nếu có sỏi bọt khí thì
xác định đó là tụ cầu (chỉ có tụ cầu mới có enzym catalase).
3.5. Coagulase:
Chỉ có tụ cầu vàng mới có enzym coagulase (là enzym có tác
dụng kết dính các sợi fibrin trong huyết tương lại).
Trong một ông nghiệm: có sẵn huyết tương thỏ, cho tụ cầu vào:
+ Nếu huyết tương sệt lại => coagulase (+) => tụ cầu vàng.
+ nếu huyết tương lỏng, kiểm ta lại.
3.6. Neufeld:
Phế cầu bị ly giải bởi muối mật, liên câu không có tính chất này.
Trong một ống nghiệm: lấy khuẩn lạc cho vào môi trường canh
thang, sau một thời gian vi khuẩn sẽ phát triển làm đục môi
trường, nhỏ vào ống nghiệm 1 giột muối mật:
+ Nếu ống nghiệm từ đục => trong hơn, hơi sệt lại => neufeld
(+) => phế cầu
+ nếu ống nghiệm vẫn đục => neufeld (-)
3.7. Optochin:
Optochin là một kháng sinh ức chế phế cầu
Dùng que cấy và ria cấy
khuẩn lạc lên đĩa thạch
máu.
Đặt khoanh giấy optochin
(5 µg) lên mặt thạch
Nếu vòng vô khuẩn có dk
>= 14mm => optochin (+)
=> phế cầu, ngược lại =>
(-)
3.8. Bacitracin:
Là một kháng sinh chỉ có
tác dụng ức chế liên cầu
nhóm A
Đặt khoang giấy bacitracin lên thạch máu có chứa vi khuẩn.
Nếu xuất hiện vòng vô
khuẩn => bacitracin (+)
=> liên cầu tan máu β
nhóm A.
4. Định danh:
Bước 1: nhuộm Gram, thấy màu
tím => cầu khuẩn Gram (+)
Bước 2: để phân lập và xác định
được vi khuẩn thì cấy bệnh phẩm
vào môi trường BA (cấy 3 chiều)
Bước 3: đọc tính chất khuẩn lạc:
+ dạng khuẩn lạc: S
+ kích thước: 1=> 1.5 mm
+ màu sắc: màu khuẩn lạc
+ dạng tan máu: α,β,γ
Bước 4: tiến hành định danh
4.1. Màu trắng, tan máu α => phế cầu or liên cầu.
+ optochin(+) or nèufeld(+) => phế cầu
+các bệnh thường gặp: viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn huyết,
viêm màng não
4.2. Màu trắng, tan máu β: => liên cầu or tụ cầu

CATALASE

(+) => TỤ CẦU=> (-) => LIÊN CẦU =>


MSA BACITRACIN

VÀNG => TỤ CẦU ĐỎ CAM =>


/// GÂY BỆNH=> TỤ CẦU
COCOAGULASE
(+) => LIÊN
CẦU NHÓM A (-) => KIỂM
(+) => TỤ (-) =>
CẦU KIỂM TRA LẠI
VÀNG TRA LẠI

+ Các bệnh thường gặp của tụ cầu vàng: nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não,
mụn nhọt, áp xe
+ Các bệnh thương gặp của liên cầu nhóm A: viêm cầu thận cấp, thấp tim, thấp
khớp cấp, viêm họng, mụn nhọt,..
//
4.3. Màu trắng, tan máu γ: => tụ cầu or liên cầu
+ làm phản ứng catalase: nếu (-) => liên cầu nhóm D
+nếu (+) => tụ cầu => ….
+ các bệnh thường gặp của liên cầu nhóm D: nhiễm khuẩn tiết
niệu, NK sinh dục, NK huyết, sốt hậu sản,..
//
4.4. Màu vàng, tan máu β or γ: => tụ cầu => …
//
5. Câu hỏi:
Câu 1: bệnh phẩm vi sinh, sau khi nhuộm Gr thấy hình ảnh cầu
khuẩn Gr (+). Vậy muốn phân lập và xác định được vi khuẩn này,
cần cấy bệnh phẩm vào môi trường nào?
Trả lời: môi trường: CA, BA
Câu 2: Đọc tính chất KL trên môi trường thạch máu:
Trả lời: dạng khuản lạc, kích thước, màu sắc, dạng tan máu
Câu 3: Trên môi trường thạch máu BA, sau khi cấy bệnh phẩm có
câu khuẩn Gr (+)/24h, xuất hiện KL với tính chất: dạng S, 1mm, tan
máu β màu vàng rơm, người ta có thể nghi ngờ vk nào trong nhóm
càu khuẩn Gr (+)
Trả lời: tụ cầu
Câu 4:trên môi trương thạch máu BA, sau khi cấy bệnh phẩm có cầu
khuẩn Gr (+)/24h, xuất hiện Kl với tính chất: dạng S, 0,5 => 1mm,
tan máu β, màu trắng. ta có thể nghi ngờ nhóm vk ?
Trả lòi: tụ cầu, liên cầu
Câu 5: trên môi trường thạch máu BA, sau khi cấy bệnh phẩm có
cầu khuẩn Gr (+)/24h, xuất hiện Kl với tính chất: dạng S, 0,5 =>
1mm, tan máu α, màu trắng. Ta có thể nghi ngờ ?
Trả lời: liên cầu, phế cầu
Câu 6: trên môi trường thạch máu BA, sau khi cấy bệnh phẩm có
cầu khuẩn Gr (+)/24h, xuất hiện Kl với tính chất: dạng S, 0,5 =>
1mm, tan máu γ, màu trắng. Ta có thể nghi ngờ ?
Trả lời: Tụ cầu, liên cầu
Câu 7: thử nghiệm catalase (+) có tính định hướng đến vi khuẩn nào
trong nhóm cầu khuẩn Gr (+)
Trả lời: tụ cầu
Câu 8: thử nghiệm coagulase để xác định vk gây bệnh nào:
Trả lời: tụ cầu vàng Staphyloccus
Câu 9: vì sao thử nghiệm coagulase lại sự dụng huyết tương chứ
không sử dụng huyết thanh trong thí nghiệm để xác định vk gây
bệnh?
Trả lòi: vì huyết thanh đã loại bổ các yếu tố đông máu nên không thử
nghiệm coagulase được
Câu 10: môi trương MSA ưu tiên nuôi cấy, phân lập tụ cầu và tụ cầu
gây bệnh vì:
Trả lời: có đường mannitol để khảo sát tụ cầu gây bệnh có sử dụng đường
mannitol hay ko
Câu 11: thử nghiệm optochin để xác định ?
Trả lời: phế cầu
Câu 12: thí nghiệm Bacitracin để xác định:
Trả lời: liên cầu tan máu β nhóm A
Câu 13: môi trương thạch máu BA, có KL dang S, 1mm, màu trắng,
tan máu γ. Dùng thử nghiệm nào để phân biệt xác định giữa 2 vk: tụ
cầu và liên cầu. vì sao?
Trả lời: dùng thử nghiệm catalase. Vì catalase chỉ có ở tụ cầu mà ko có ở
liên cầu
Cầu 14: môi trương thạch máu BA, KL dạng S, 0.5 mm, màu trắng,
tan máu α. Dùng thử nghiệm nào để phân biệt xác định giữa 2 vk:
liên cầu tan máu α và phế cầu
Trả lời: dùng thử nghiệm optochin. Đặt 1 khoanh giấy có tẩm optochin
lên trên thạch có chứa vk, nếu tạo được vong vô khuẩn d>=14mm thì là
phế cầu
Câu 15: vì sao gọi liên caauftan máu β nhóm A là tác nhân gây bệnh
viêm cầu thận cấp, thấp tim thấp khớp cấp qua cơ chế tự miễn?
Trả lời: vì cấu tạo kháng nguyên của vk gần giống với kháng nguyên bề
mặt của các cấu trúc thận, tim, khớp nên khi vk xâm nhập có thể tiết ra
kháng thể chông lại kháng nguyên của vi khuẩn đồng thời các kháng thể
này cùng chông lại kháng nguyên của tim, thận, khớp do đó tạo ra phức
hợp khang nguyên – kháng thể, phức hợp này dư thừa lắng động ở cầu
thận tim khớp

Bài 6: KHÁNG SINH ĐỒ


1. Định nghĩa:kháng sinh đồ là thử nghiệm nhằm định tính và định lượng
độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh, nhằm giúp thầy thuốc chọn
được kháng sinh thích hợp dùng trong điều trị.
2. Kỹ thuật kháng sinh đồ:
2 kỹ thuật chính: kháng sinh khuếch tán và kháng sinh pha loãng trong
môi trường nuôi cấy vk
2.1. Kháng sinh khuếch tán:
- Trên môi trường đặc
- Nguyên lý: các chủng vi khuẩn khác nhau có độ nhạy cảm với các loại
kháng sinh ở mức độ khác nhau, biểu hiện qua đường kính vòng vô
khuẩn. xung quanh giấy kháng sinh có chứa một đậm độ xác định khi
có sự tiếp xúc giữa vi khuẩn kháng sinh.
+ Cơ chế: kháng sinh được thấm vào những khoanh giấy
tròn, có đường kính 6mm,được đặt tại một điểm trên đĩa thạch. Kháng
sinh từ khoanh giấy khuếch tán ra môi trường xung quanh. Độ khuếch
tán phụ thuộc vào độ nhạy của môi trường, tính chất của từng loại
kháng sinh. Vì vậy càng xa nơi đặt khoanh giấy,nồng độ kháng sinh
càng thấp.
+ Vùng ức chế: nơi có kháng sinh, vi khuẩn không phát
triển được. đường kính vùng ức chế lớn, thì vi khuẩn nhạy cảm với
kháng sinh đó và ngược lại.
+ Mỗi khoanh giấy tẩm 1 kháng sinh với nồng độ khác
nhau. Một ddiaxw pettri đặt 6-7 khoanh giấy.
+ Vật liệu: vi khuẩn gây bệnh đã được nuôi cấy thuần chủng
qua đêm, pha loãng đạt nồng độ: 10^4vk/ml. môi trường, đĩa
petri,khoanh giấy kháng sinh, thước đo vòng vô khuẩn,tủ ấm
37oC,bảng chuẩn quốc tế về tiêu chuẩn kích thước vòng vô khuẩn của
các loại kháng sinh, ống nghiệm, tăm bông, que cấy, pipette, đèn
cồn….
- Tiến hành:
+cấy vi khuẩn: dùng tăm bông nhúng vào dung dịch vi khuẩn, ép tăm
bông vào thành ống nghiệm để bỏ dịch thừa, ria tăm bông lên mặt
thạch, gạch 2 đường chéo vuông góc giao nhau ở tâm. Ria tăm bông
đồng thời lật tăm bông, đổi góc 60o rồi tiếp tục.
+ đặt khoanh giấy kháng sinh: dùng đầu nhọn panh, hơ lửa khử khuẩn
rôi gắp khoanh giấy lên đĩa, cách thành 1cm và cách nhau 2cm. để ơt
nhiệt độ phòng 30 phút để kháng sinh khuếch tán vào thạch.
+ Ủ ấm ở 37oC, sau 18-24h đọc kết quả.
- Đọc kết quả:
Độ nhạy:nhạy cảm (S): xung quanh khoanh giấy ksinh có vòng vô
khuẩn rộng.
Nhạy cảm vừa (i): vòng vô khuẩn trung bình.
Đề kháng: ( R) không có vòng vô khuẩn hoặc có nhưng hẹp.
Dùng thước đo mm để đo đường kính vòng vô khuẩn rồi so sánh bảng
“giới hạn đường kính vùng ức chế” để phân loại S,I,R
2.2 Kỹ thuật kháng sinh pha loãng(xác định nồng độ kháng sinh tối thiểu
ức chế vi khuẩn-MIC)
1. nguyên lý: nồng độ khánh sinh như nhau ở bất kì chỗ nào. Kháng sinh
được pha loãng thành nhiều nồng độ kahsc nhau( theo cấp số nhân)
2. mục đích: xác định nồng độ ức chế tối thiểu của mỗi kahsng sinh đối
với vi khuẩn, biết liều lượng thích hợp cần dùng điều trị.
3. tiến hành:
+pha: pha vi khuẩn 10^4vk/ml; pha thuốc kháng sinh theo nồng độ
giảm dần bậc 2: ½; ¼; 1/8;1/16; ….
+cho vào từ ống nghiệm thứ 2 mỗi ống 0.5 ml canh thang. Cho vào mỗi
ống 0.5ml hỗn hợp vk.
+ủ ấm 37oC/qua đêm.
4. đọc, đánh giá kết quả:
Phát hiện sự phát triển của vi khuẩn, tìm ra nồng độ kháng sinh thấp nhất
để điều chế. >95%vk phát triển, thì đó là MIC

CÂU HỎI
1. Hãy nêu quy trình chuẩn đoán trực tiếp với bệnh phẩm sau: một bệnh
phẩm là máu được đưa vào chai môi trường nuôi cấy máu, sau 48h
thấy có vi khuẩn phát triển, lấy bệnh phẩm đó cấy nhuộm gram thì là
trực khuẩn gram âm. Vậy ta sẽ phải làm các bước gì để chuẩn đoán?
Trả lời: cấy vk vào môi trương phân biệt chọn lọc (MC,SS,SIM) quan
sát tính chất khuẩn lạc rồi tiếp theo cấy chuyển vk vào các môi trường
sinh hóa để định danh vk
2. Bệnh phẩm là máu, khi cấy vào chai môi trường nuôi cấy máu có kết
quả dương tính. Những khả năng nào cho kết quả đó?
Trả lời: các khả năng:
Trong máu có vsv gây bệnh
Môi trường nuôi cấy bị nhiễm vsv từ trước (có thể bảo quản không
tốt)
Quy trình nuôi cây ko đảm bảo vô khuẩn (dụng cụ không đảm bảo, kĩ
thuật viên làm ko đúng kĩ thuật)
3. Mục đích làm kháng sinh đồ?
Trả lời: để xác định độ nhạy cảm của vk với các loại kháng sinh nhằm
chon được kháng sinh thích hợp dùng trong điều trị, hoặc đánh giá
tình hình kháng thuốc của vk
4. Kĩ thuật khuếch tán kháng sinh trên thạch là kĩ thuật định tính hay
định lượng? tại sao?
Trả lời: là kĩ thuật định tính, vì dùng ki thuật này chỉ xác định được độ
nhạy cảm của vk với kháng sinh (nhạy cảm, trung gian, đề kháng)
nhưng ko xác định được nồng độ ức chế tối thiểu của mỗi kháng sinh
vs vk
5. Vì sao miếng giấy tẩm kháng sinh lại là giấy thấm và hình tròn?
Trả lời: vì: giấy thấm có khả năng cho nước khuyêch tán lên chính nó,
do đó kháng sinh sẽ được hòa tan vào nước từ đó khuyêch tán ra môi
trường xung quanh
Khoanh giấy là hình tròn vì nông độ kháng sinh khuếch tán ra môi
trường xung quanh là bằng nhau ở mọi điểm có cung bán kính. Do đó,
khánh sinh sẽ khuếch tán đều ra môi trường xung quanh và đo được
đường kính ảnh hưởng của môi trương xung quanh
6. Điều kiện cần và dủ làm kháng sinh đồ định tính?
Trả lời: điều kiện cần và đủ:
Vk đã được nuôi cấy thuần chủng, đã được định danh
Nồng độ đạt 1trieu vk/ml
Môi trường giàu dinh dưỡng cho hầu hết vk gây bệnh thông thường
mọc tốt không làm thay đổi hoạt chất của kháng sinh
7. Vì sao chỉ khảo sát kháng sinh đồ với thuần chủng 1 loại vi khuẩn?
Trả lời: vì các chủng vi khuẩn thì nhảy cảm với từng loại kháng sinh là
khác nhau
8. Sau khi có kết quả định tính, nhìn trên đĩa thạch, những nơi có đường
giấy thấm kháng sinh có vòng vô khuản lớn nhỏ khác nhau,làm sao
biết vk nhạy cảm, trung gian, đề kháng với loại kháng sinh nào?
Trả lời: đo dường kính vòng vô khuẩn, đối chiếu với bảng đương kính
chuẩn và xác định độ nhạy cảm của vk với kháng sinh
9. Mục đích kĩ thuật cấy phân vùng?
Trả lời:
Tìm khuẩn lạc riêng lẽ
Phân lập định danh vi khuẩn
Dựa vào tính chất khuẩn lạc, ta chọn những khuẩn lạc nghi ngờ để làm
định danh vi khuẩn
10.Có thể phân lập vk trên môi trường lỏng được không? Vì sao?
Trả lời: không vì: không thể tạo ra được giống vk thuần khiết, chúng
dễ dàng di chuyển hòa trộn vào nhau.

You might also like