Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Tài liệu kỹ thuật nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

I. CÁCH CHUẨN BỊ HỒ VÀ XỬ LÝ NƯỚC


1. Chuẩn bị ao:
– Đối với ao mới: công việc chuẩn bị thực hiện dễ dàng hơn: phơi ao cho khô, Đối với ao
mới: công việc chuẩn bị thực hiện dễ dàng hơn: phơi ao cho khô, làm vệ sinh, xử lý các
loại thực vật xung quanh. Cố gắng không để hoá chất xử lý còn lại dư lượng trong ao sẽ
gây hại cho tôm giống. Sau đó đo pH đất, pH phù hợp sẽ ở trong khoảng 7,5 – 8. Nếu pH
của đất thấp hơn 6 nên dùng vôi bột (Canxi hydroxyt) rắc khắp hồ với tỷ lệ 100 kg/hecta.
Nếu pH của đất lớn hơn 6 nhỏ hơn 7.5, lấy MARINE ZEOLITE tỷ lệ 30-50 kg/hecta.
– Đối với ao cũ: Việc dọn tẩy lớp bùn đáy trong ao được thực hiện bằng một trong hai cách
là dọn tẩy khô và dọn tẩy ướt. Trong phương pháp dọn tẩy khô, lớp bùn đáy sau khi được
phơi khô sẽ được dọn bỏ bằng cơ giới hay bằng tay. Phương pháp dọn tẩy ướt được thực
hiện bằng cách dùng máy bơm nước áp lực mạnh để rửa trôi lớp bùn đáy còn ướt.
2. Xử lý nước:
– Tại vùng chưa từng phát sinh bệnh nguy hiểm như đầu vàng, thân đỏ, đốm trắng. Nước
đưa vào nuôi tôm phải tiến hành lắng, lọc qua túi lọc nhằm loại bỏ trứng côn trùng và côn
trùng trưởng thành theo nước vào ao nuôi. Túi lọc có thể gồm 4 lớp lưới và lưới có thể dày
150 max nhằm lọc bỏ địch hại của tôm.
– Đối với những vùng vụ trước có dịch bệnh xảy ra trong quá trình xử lý nước nên sử dụng
thuốc diệt khuẩn như Pro Chlor 30 kg/1 hecta Pro Chlor có tác dụng diệt tảo độc, tảo sợi,
cả vi sinh vật có lợi và vi sinh vật không có lợi làm nước trong. Tuy nhiên, Pro
Chlor thường để lại dư lượng trong nước. Do vậy, trước khi thả tôm nên kiểm tra dư lượng
Pro Chlor.
– Cách kiểm tra dư lượng Pro Chlor : lấy 1 ml nước ao, nhỏ 1-2 giọt Potasium iodine Nếu
nước trong nghĩa là nước ao không còn dư lượng chlorine, nếu đổi sang màu nâu vàng tức
là trong nước còn dư lượng Pro Chlor.
– Đối với trường hợp nuôi tôm thẻ có thể sử dụng OBAMA để diệt khuẩn trong nước với
tỷ lệ 1-2 lít/1 hecta. Sau đó để thuốc diệt khuẩn bay hơi hết rồi tiến hành gây màu nước cho
ao nuôi tôm.
3. Gây màu nước:
– Cách gây màu nước bằng COLOR MINERAL đây là phương pháp gây màu nước an
toàn và màu nước rất bền COLOR MINERAL có thành phần chủ yếu là khoáng vi lượng
có tác dụng kích thích tảo và động vật phù du phát triển là thức ăn tự nhiên rất tốt cho tôm.
Sử dụng COLOR MINERAL với hàm lượng 25 – 30 kg/hecta. Sau 2 ngày tảo phát triển
tạo màu nước đẹp cho ao nuôi tôm, sau 3-5 ngày động vật phù du phát triển bổ sung nguồn
thức ăn bổ dưỡng cho tôm nuôi. Trong trường hợp cần gây màu nước gấp có thể sử dụng
sản phẩm gây màu giả COLOR BLUE theo tỷ lệ 250 g/1 hecta nhằm hạn chế stress do
ánh nắng mặt trời gây ra cho tôm, sau đó sử dụng COLOR MINERAL.
– Sau khi gây màu nước nên tiến hành kiểm tra chất lượng nước xem các yếu tố môi trường
đã phù hợp cho sự phát triển của tôm chưa để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong quy trình
nuôi tôm nên có ao lắng nhằm chủ động nguồn nước trong sản xuất. Trong ao lắng nên thả
động vật thuỷ sản ăn tảo, ăn mùn bã hữu cơ, rong đuôi chồn như cá điêu hồng, cá rô phi
nhằm cải thiện chất lượng nước trong ao lắng.
– Đối với những ao đã nuôi lâu năm hoặc những ao nuôi ở độ mặn thấp, thiếu khoáng cần
thiết cho sự sinh trưởng phát triển của tôm làm tỷ lệ sống của tôm thấp. Do vậy nên bổ
sung thêm bằng những sản phẩm chứa nhiều khoáng như MARIO có tác dụng tăng cường
khoáng chất cho ao nuôi, tăng tỷ lệ sống của tôm. Sử dụng MARIO theo tỷ lệ 5-10 kg/hecta.
Nếu sử dụng sản phẩm này thường xuyên sẽ phục hồi trạng thái tốt cho ao nuôi. Ngoài ra
đối với những vùng bị ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật hay ô nhiễm kim loại nặng nên
sử dụng CALINA 4-5 lít/hecta giúp phân huỷ chất độc, kim loại nặng giúp tôm khoẻ mạnh,
tỷ lệ sống cao.
II. CÁCH CHỌN GIỐNG VÀ THẢ GIỐNG
1. Cách chọn giống tôm thẻ chân trắng chất lượng tốt:
a. Chọn bằng cảm quan qua các đặc điểm như:
– Đầu nhỏ, đuôi mập, tỉ lệ giữa bề rộng của bụng với bề rộng của ruột xấp xỉ 4:1
– Tôm khoẻ mạnh, bơi lội hoạt bát, thích bơi ngược dòng, tôm không dị hình, ruột và
dạ dày no, cơ thể có màu sắc tươi sáng.
– Tôm không nhiễm bệnh, cơ thể nguyên vẹn.
Chú ý khi chọn giống tôm thẻ chân trắng nên tránh:
– Tôm giống có cơ thể không cân đối: đầu to, ngực nở, đuôi quắt.
– Con giống có ruột màu đen, lưng cong.
– Hoạt động chậm chạp.
b. Sốc: sốc formol 70 – 100 ppm, thời gian 30 phút, hoặc sốc độ mặn bằng cách giảm đột
ngột độ mặn xuống 50%, nếu tỉ lệ chết < 10% là đạt yêu cầu.
c. Chọn qua xét nghiệm: để phát hiện, loại bỏ mẫu tôm yếu, nhiễm virus đốm trắng, đầu
vàng, MBV…
2. Cách thả tôm:
– Trước khi thả một đêm nên mở mạnh máy quạt nước làm tăng hàm lượng oxy ao nuôi.
– Tôm thẻ chân trắng khi bắt giống về có thể thả vào thùng lớn, sau đó múc một ít nước
dưới ao cho vào thùng, để khoảng 40 đến 60 phút cho tôm quen dần với môi trường ao
nuôi. Khi tôm hồi sức khuấy tạo dòng nước trong thùng, tôm yếu tập trung giữa thùng ta
tiến hành siphon để loại bỏ tôm yếu ra ngoài, còn lại tôm khoẻ bơi ngược dòng nước thả
từ từ xuống ao.
– Hiện nay, Tình Trạng Tôm chết non ngày tuổi rất nhiều, vì vậy trước khi thả tôm post
chúng ta có thể ngâm post 1 tiếng bằng Sản Phẩm Bomaga 3-5 ml/100.000-500.000 con
post. Để khắc phục hiện tượng tôm chết non, tôm tấp mé nổi đầu và chết đột ngột.
Chú ý: Khi thả tôm nên thả đầu gió, thả vào sáng sớm trời mát, giảm stress cho tôm, tỉ lệ
sống cao.
III. CHĂM SÓC, QUẢN LÝ
1. Thức ăn và cách cho ăn
Giai đoạn từ ngày 1 đến ngày thứ 14 cho tôm ăn thức ăn 40-45% đạm:
– Từ ngày thứ 1 – 7: Cho tôm ăn 1kg thức ăn cho 10.000 con tôm/ngày, cho ăn 2
bữa/ngày (bữa sáng và bữa tối). Nên cho ăn bổ sung thêm thịt cá tươi vào bữa trưa 1
kg/10.000 con tôm nhằm vừa cung cấp dinh dưỡng cho tôm vừa gây màu nước duy trì
nguồn thức ăn tự nhiên.
– Từ ngày thứ 8 – 14: Ngừng cho ăn cá tươi mà chỉ dùng thức ăn. Giai đoạn này nên sử
dụng thêm MARINE BOOMER với tỉ lệ 50-100kg/hecta nhằm bổ sung vi sinh vật có
lợi cho ao nuôi tôm đồng thời duy trì nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.
Giai đoạn từ 15 đến 40 ngày sau khi thả tôm:
– Giai đoạn này tăng lên 3 bữa/ngày, thường xuyên kiểm tra khả năng bắt mồi của tôm
bằng nhá nhằm điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Giai đoạn từ ngày thứ 40 đến khi thu hoạch:
– Giai đoạn này cho tôm ăn thức ăn có độ đạm 30%-35%, cho ăn 3 bữa/ngày, hoặc có thể
điều chỉnh tăng bữa tuỳ thuộc nhu cầu của tôm. Giai đoạn này nên sử dụng thức ăn bổ
sung M.I.P, TODE, YUM YUM theo tỷ lệ 5g/1 kg, cho ăn tất cả các bữa trong ngày kích
thích tôm bắt mồi, mau lớn. Đồng thời có thể cho tôm ăn
thêm MOMO, MANTRA, SHOSON, RUNA, WELLA, GUFA giúp nong to đường
ruột, kích thích tiêu hoá, thúc đẩy sự tăng trưởng của tôm (nên sử dụng đến khi thu hoạch).
– Chú ý trong quá trình nuôi nên cho ăn kết hợp với sản phẩm chứa vitamin C như VIT C
PLUS, VITA C, HI – C theo tỷ lệ 3-5 g/kg thức ăn, sản phẩm chuyên dùng cho gan
như MAXWELL, CEL-MAX để bảo vệ gan tôm, phòng các bệnh về gan, làm tăng tỉ lệ
sống, sản phẩm chứa khoáng như CA-PHOS, CAL PLUS 3-5 g/kg thức ăn giúp tôm thẻ
chân trắng tạo vỏ nhanh, mau lớn, tỉ lệ sống cao.
Cách điều chỉnh thức ăn trong quá trình nuôi tôm:
Trường hợp 1: Đặt 4 nhá đơn trong ao/1 Trường hợp 2: Đặt 2 chiếc nhá đôi chỗ
hecta nước sâu nhất và chỗ nông nhất
Cho thức ăn vào nhá: 8g/1 kg tôm trong Cho thức ăn vào nhá theo 2 tỷ lệ:
suốt quá trình nuôi. Đặt sau khi cho ăn 10 – Nhá kiểm tra hành động: 5g
phút. – Nhá kiểm tra thức ăn: 5-10 g/1 kg
Thời gian kiểm tra nhá:Tuổi từ 21-60 tômThời gian kiểm tra nhá:– Tiến hành
ngày:– Kiểm tra hoạt động bắt mồi cuả kiểm tra hoạt động của tôm trong suốt quá
tôm sau khi cho ăn 20-25 phút, và kiểm tra trình nuôi sau khi cho ăn 15-20 phút (quan
khả năng bắt mồi của tôm sau khi cho tôm sát thân tôm, ruột tôm, phân tôm).Khi tôm
ăn 45 phút.Tôm đựơc 61-90 ngày tuổi: đạt được độ tuổi 21-50 ngày:
– Kiểm tra hoạt động bắt mồi của tôm sau – Kiểm tra thức ăn thừa sau sau 60 phút
khi cho ăn 20-30 phút. cho ăn.
– Kiểm tra thức ăn thừa sau 60 phút. Tuổi từ 51 đến 90 ngày:
Tôm từ 90 ngày tuổi trở lên: – Kiểm tra thức ăn thừa sau khi cho ăn 60
– Kiểm tra hoạt động bắt mồi của tôm sau phút.
khi cho ăn 30-45 phút. Tôm từ 90 ngày trở lên:
– Kiểm tra thức ăn thừa sau 90 phút. – Kiểm tra thức ăn thừa sau khi cho ăn 60-
90 phút.
Chú ý: khi nhấc nhá 2 lần phải tiến hành Chú ý: Khi kiểm tra nhấc 1 nhá hết sức
nhẹ nhàng không làm ảnh hưởng đến tôm. nhẹ nhàng để tôm ở nhá kia không bị ảnh
hưởng.
Kỹ thuật điều chỉnh thức ăn:
– Nếu tôm thẻ chân trắng ăn hết thức ăn trong 2 ngày liền thì tăng lượng thức ăn lên 10-20
%.
– Nếu tôm không sử dụng hết thức ăn, hoặc trong trường hợp thay bằng thức ăn khác nên
kiểm tra ruột tôm, phân tôm, giảm thức ăn từ 30-50%.
– Khi tôm chưa lột vỏ định kỳ 10-15 ngày nên ngừng cho tôm ăn để tôm ăn thức ăn rơi vãi
dưới đáy hồ. Do đó sẽ giảm lượng thức ăn thừa dưới đáy hồ, cải thiện được chất lượng
nước. Đặc biệt trong giai đoạn 30-80 ngày tuổi.
– Trong trường hợp trời nắng đẹp, tảo phát triển mạnh, thức ăn tự nhiên phong phú kiểm
tra ruột tôm thấy có nhiều thức ăn tự nhiên. Hoặc trong những trường hợp thấy các yếu tố
môi trường thay đổi đột ngột: xuất hiện khí amonia tăng lên đột ngột nên ngừng cho ăn từ
1-2 ngày, kết hợp với cho thức ăn vào nhá để kiểm tra hoạt động bắt mồi của tôm điều
chỉnh thức ăn cho phù hợp.
– Thường xuyên quan sát ao tôm, nếu thấy tôm quá mập nên ngừng cho ăn một vài bữa
hoặc giảm lượng thức ăn còn 70-80% để tôm có hình thể đẹp.
– Giai đoạn tôm từ 1-40 ngày nên dùng thức ăn có hàm lượng prôtein cao 40-50%. Từ ngày
41 trở đi đến lúc bắt bán thì cho ăn thức ăn có hàm lượng protein 30-35%.
– Sau khi thả tôm được 30 ngày nên tiến hành bắt tôm để kiểm tra trọng lượng tôm, so sánh
trọng lượng tôm với trọng lượng trong bảng hướng dẫn cho ăn, sau đó định kỳ 10 ngày
kiểm tra trọng lượng tôm 1 lần và tiến hành điều chỉnh thức ăn theo bảng hướng dẫn.
– Khi thấy tôm không đồng đều chứng tỏ tôm thiếu thức ăn nên bổ sung thêm thức ăn cho
tôm.
IV. Quản lý môi trường ao nuôi
Bảng 6: Các yếu tố môi trường phù hợp để thả tôm thẻ chân trắng
Yếu tố môi trường Khoảng phù hợp để thả tôm
1. pH 7,5-8,5
2. Hàm lượng oxy Lớn hơn 4 ppm
3. Độ kiềm Không thấp hơn 80-100 ppm
4. Độ cứng Không thấp hơn 200 ppm
5. Độ mặn 5-10 ppm
6. Amonia Không cao quá 0.1 ppm
7. Độ trong 50-70 cm
8. Tảo Nước có màu xanh nõn chuối, thành phần tảo silic không quá 5%
Bảng 7: Các yếu tố môi trường phù hợp trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng
Chất lượng nước Ngưỡng phù hợp
Buổi sáng: 7,5-8
1. pH
Buổi chiều 8-8,5
2. Oxy hòa tan trong nước Không thấp hơn 4 ppm
3. Độ kiềm 100-200 ppm
4. Độ cứng Không thấp hơn 200 ppm
5. Độ mặn 1-3 ppm
6. Amonia Không quá 0,1 ppm
Tháng 1: 60-70 cm
Tháng 2: 40-50 cm
7. Độ trong
Tháng 3: 30-40 cm
Tháng 4: 30-40 cm
8. Tảo Tảo lục
Độ pH: ngoài độ pH ở mức nói trên thì pH trong ao nuôi còn phải đảm bảo độ dao động
pH trong ngày không quá 0,5-1 ví dụ như pH buổi sáng 7,8 thì pH buổi chiều lúc 13 giờ
không quá 8,8 nhằm điều chỉnh lượng oxy trong ao nuôi và kìm hãm sự phát triển của vi
sinh vật có hại trong ao nuôi tôm. Đồng thời cân bằng hệ đệm cacbonate trong ao.
Cách xử lý khi pH trong ao nuôi cao:
– Khi pH trong ao nuôi tăng cao: Nếu pH trong ao không quá cao ta có thể sử dụng chế
phẩm sinh học chứa các vi sinh vật có lợi nhằm tăng cường tốc độ phân huỷ hợp chất hữu
cơ trong ao nuôi.
– Nếu pH trong ao nuôi quá cao thì biện pháp xử lý bằng sản phẩm chứa vi sinh vật có lợi
không hiệu quả mà ta có thể sử dụng đường cát 3-10 kg/hecta hoặc rỉ mật3-5 kg/hecta.
– Nếu pH trong ao quá cao do mật độ tảo trong ao dày, chứa nhiều tảo độc ta có thể thay
nước, hoặc sử dụng một số loại hoá chất như Hydroperoxit tỷ lệ 1-2 lít/hecta vào lúc chiều
mát, tại điểm cuối gió.
Khi độ pH thấp: Sử dụng vôi tôi (canxi hydroxyt) để tăng pH ao nuôi với tỷ lệ 10
kg/hecta, mang hoà với nước rồi tạt khắp hồ.
Độ kiềm (alkalinity): Các biện pháp xử lý khi độ kiềm chưa phù hợp:Độ kiềm phù hợp để
thả tôm là 80 ppm trở lên. Nếu độ kiềm thấp có thể sử dụng ALKA MAG theo tỷ lệ 3-5
kg/hecta. Định kỳ sử dụng 7 ngày một lần sẽ cải thiện độ kiềm trong ao nuôi. Biện pháp
này có thể thực hiện vào lúc sáng sớm. Nếu muốn tăng lượng kiềm trong ao nhanh chóng
sử dụng vôi Sodium bicarbonate theo tỷ lệ 5-10 kg/hecta có thể sử dụng phối hợp với rỉ
mật nhằm tăng lượng kiềm trong nước.
Các biện pháp giảm hàm lượng khí độc trong ao nuôi tôm:
– Dùng chế phẩm sinh học như Bacillus subtilisvannamei loại chế phẩm sinh học dạng
bột gồm nhiều vi sinh vật có lợi như: Bacillus sp, Nitrosomonas sp, Nitrobacter
sp,Pedioccus sp giúp phân huỷ chất thải và chuyển hoá amonia, nitritsang trạng
thái Nitrate. Ngoài ra Bacillus subtilis vannamei còn chứa enzyme giúp phân huỷ chất
thải, do đó giảm lượng bùn đáy hồ. Dùng Bacillus subtilis vannamei theo tỷ lệ 0.5-1
kg/hecta.
– Trong trường hợp có thể thay nước nên tiến hành thay nước 20-30% lượng nước ao, nên
sử dụng nước đã qua ao lắng nhằm hạn chế lượng chất hưũ cơ lơ lửng vào ao. Giảm lượng
thức ăn cho tôm ăn xuống 10-20 %.
– Tăng cường mở máy quạt nước nhằm tăng hàm lượng oxy trong ao tăng quá trình phân
huỷ hiếu khí, giảm khí độc.
– Quản lý tốt pH trong ao không để pH tăng quá cao làm tăng hàm lượng khí amonia.
Trong trường hợp ao có nhiều tảo đáy phải tiến hành vớt hết rong đáy nhằm hạn chế lượng
hợp chất thối rữa dưới đáy hồ.
Biện pháp xử lý lượng nitrit:
– Nếu có điều kiện nên thay nước 20-30% lượng nước trong ao nuôi, nên sử dụng lượng
nước đã qua ao lắng để cho vào ao.
– Sử dụng chế phẩm vi sinh như: US PZT theo tỷ lệ 0,5-1 kg/hecta. Định kỳ 7 ngày sử
dụng 1 lần trong suốt quá trình nuôi. Nếu hàm lượng nitrit trong ao quá cao sử dụng US
PZT có khả năng giảm nitrit nhanh chóng.
– Giảm lượng thức ăn xuống 10-20% nhằm hạn chế thức ăn thừa, hạn chế khí độc.
– Mở máy quạt nước nhằm tăng hàm lượng oxy trong nước tăng quá trình phân huỷ hiếu
khí amonia thành nitrit, nitrate. Hàm lượng oxy nên duy trì lớn hơn 5 ml, độ kiềm nên duy
trì lớn hơn 80 mg/lít.
Các biện pháp quản lý tảo:
– Trường hợp rêu hạt sinh sản nhiều nên thay nước ở tầng mặt lúc ban ngày do có tảo nổi
trên mặt nước hoặc vớt ra, không nên sử dụng hoá chất vì tảo sẽ chìm xuống đáy hồ và thối
rữa đồng thời sẽ bám vào mang tôm là nguyên nhân gây bệnh cho tôm.
– Trường hợp rêu đuôi chồn quá nhiều cũng phải thay nước hay lấy dung dịch xử lý nước
loại có thể xử lý tảo đuôi chồn, cũng có thể sử dụng hoá chất như Formalin với tỷ lệ 3-5
lít/ha cho vào góc hồ lúc buổi chiều 4-5 giờ liên tục cho 2-3 ngày liền, đến khi nào màu
nước sáng lên. Ngoài ra cũng có thể dùng MOSSY 500g/ha cho vào góc hồ cuối hướng
gió lúc ban ngày cũng có thể giảm được đáng kể tỷ lệ tảo. Sau khi xử lý bằng hoá chất thì
dùng CALINA để giảm khí độc và giúp lắng đọng xác tảo xuống đáy hồ, đồng thời sử
dụng sản phẩm vi sinh tiêu huỷ chất thải dưới đáy hồ.
– Tránh để nước có độ mặn dưới 10 ppt vì sẽ dễ gây ra các loại rêu rong màu xanh tím do
nhóm rong rêu tảo loại này khó sinh ra ở nước có độ mặn trên 15 ppt.
1. Nhóm tảo xanh
– Nếu pH trong hồ cao do tảo hạt như Ocystis thì cho thay nước bề mặt lúc buổi trưa giống
trường hợp tảo màu xanh tím.- Trong trường hợp cần thiết phải xử lý bằng hoá chất,
lấy Formalin và Hydrogen Peroxit như nhau để giảm độc. Sau đó dùng tiếp
bằng CALINA để giảm khí độc có thể gây ra đồng thời giúp lắng đọng các loại xác tảo
xuống đáy hồ và dùng vi sinh tiêu huỷ chất thải ở đáy hồ.
2. Nhóm tảo nâu (Diatom)
Nếu gặp Nitric tỷ lệ nhiều làm cho độ pH trong nước cao và bám vào mang tôm thì có thể
thay nước hoặc dùng vôi lò 10 kg/ha hoà với nước và tạt sau 12 giờ đêm để không ảnh
hưởng do pH quá nhiều. Quan sát màu nước, nếu màu nước sậm có thể xử lý lần nữa cách
một ngày hoặc sử dụng Formalin 40% trước máy quạt nước lúc sáng có nắng với tỷ lệ
như ở bảng 7. Formalin sẽ huỷ chất nhầy protin bọc màng của Diatom làm cho Diatom
phân huỷ.
Bảng 9: Tỷ lệ sử dụng Formalin trong hồ có độ mặn khác nhau
Tỷ lệ lọc
Độ mặn PPT
Formalin/ha
0-12 15-20
13-20 20-25
21-30 25-30
Trên 30 30-35
Trong trường hợp có Coscinodiscus nhiều, không nên sử dụng hoá chất sẽ làm cho tảo có
lợi chết cùng một lúc. Khi tế bào tách ra, lượng Amoniac trong hồ tăng lên trong thời gian
rất ngắn và gây nguy hiểm cho tôm, trong trường hợp này xử lý bằng cách dùng vi sinh 3
ngày 1 lần để vi sinh đi tranh giành thức ăn của coscinodiscus làm cho nó chết dần dần.
Lượng Amoniac sẽ không tăng lên nhiều.
3. Nhóm Dinoflagellate ( Tảo Phát Sáng)
Nếu gặp nhóm tảo loại này mà không thể thay nước được thì có thể dùng thuốc diệt
khuẩn như LASER – S
Với tỷ lệ 1-2 lít/ha hoà với nước gấp 10-50 lần đem tạt tại vùng có tảo nhiều như
góc hồ. Sau khi xử lý nhóm tảo này nhất thiết phải sử dụng dung dịch xử lý nước để
huỷ chất độc của Amoniac.
4. Động vật phù du (Zooplankton)
Trường hợp Cilyatl giai đoạn tăng số lượng trong thời gian rất ngắn, khi hết thức ăn
sẽ tự chết làm cho nước có màu nếu có mật độ dày. Phải làm công tác xử lý cùng
cách như xử lý Rotifer mật độ dày như: LASER –S hoà với nước 1-2 lít/ha. Khi
Cilyatl hoặc Rotifer chết mới làm màu nước mới. Cách xử lý nhóm Protozoa gặp
nhiều ở nền đáy có nhiều chất hữu cơ, do đó sẽ xử lý bằng vi sinh tiêu huỷ chất thải,
để không còn tồn đọng chất thải ở nền hồ hay đặt máy đánh nước ở vị trí phù hợp
để tập trung bùn trong nền hồ vào giữa, làm cho nền hồ sạch và đề phòng vấn đề
tôm bẩn bùn. Phần xử lý vấn đề Zoothamnium bám thân tôm có thể bằng cách thay
nước để thúc cho tôm lột và xử lý bằng vi sinh thường xuyên không để chất thải tồn
đọng dưới đáy hồ. Nếu có Zoothamnium nhớt bám nhiều, có thể xử lý bằng thuốc
diệt Zoothamnium nhớt vào lúc buổi sáng và mở máy đánh nước mạnh. Khi quan
sát thấy tôm có hiện tượng tốt lên, có thể xử lý lại lần nữa để cho chất vi khuẩn còn
rơi rớt hết đi.
V. Cách đề phòng và điều trị bệnh
Trong giai đoạn đầu, có thể quan sát từ các bộ phận sau:
– Vỏ thân: Tôm mới bệnh hay đang bệnh, vỏ thân tôm có màu sậm hay xám hơn bình
thường, không bóng đẹp, có vết mòn, giòn hay có chất lạ đóng vẩy từng mảng bám vào vỏ
hay toàn thân tôm.
– Đuôi: Khi tôm yếu, đuôi tôm rủ xuống, không xoè như tôm bình thường. Nếu bóp nhẹ ở
góc đuôi tôm, đuôi sẽ xoè ra một chút.
– Ruột: Tôm mới bệnh sẽ ăn ít đi, khi bệnh nặng thì tôm bỏ ăn. Quan sát ruột tôm bệnh sẽ
thấy rỗng hoặc không có thức ăn.
– Mang: Khi quan sát thấy màu mang tôm khác thường, màu mang đổi thành các màu như:
màu vàng, màu cam, màu nâu, màu đỏ, màu đen, hơi giòn bẻ thối rữa ngoài ra có trạng thái
phù nước.
– Chân bơi, chân bò và đuôi: cần quan sát xem có vết rách, xước mòn hoặc có mảng bẩn
bám tại các bộ phận đó hay không.
– Gan và lách: có thể nhìn xuyên qua thân vỏ tôm hay mở phần vỏ đầu ra quan sát màu sắc
và kích thước của gan và lách có khác thường hay không. Gan và lách của tôm bệnh sẽ teo
nhỏ, có màu sậm hoặc xám hơn bình thường.
VI. THU HOẠCH:
Sau khoảng 03 tháng nuôi, tôm thẻ chân trắng đạt cỡ thương phẩm 60 – 80 con/kg thì tiến
hành thu hoạch.
1. Quá kỳ vọng vào đối tượng mới:
Người ta thường nghĩ, tôm thẻ chân trắng là đối tượng mới, sức sống cao nên rất dễ ăn, nếu
như con tôm sú có hàng lọat khó khăn, rủi ro, thời gian nuôi dài, mật độ thấp, dịch bệnh,
v.v., thì con tôm thẻ chân trắng khác hẳn. Chính vì những ưu điểm đó mà người ta quá chủ
quan vào kỹ thuật nuôi tôm sẵn có mà áp dụng, nuôi mật độ quá cao, trên 100con/m2, dẫn
đến tôm chậm lớn, hao thức ăn, hao đầu con do thiếu oxy, tôm dễ bị suy kiệt điều kiện oxy
không đủ cho nên tôm thường nổi đầu, rớt đáy, dẫn đến thất bại.
2. Mật độ nuôi:
Mật độ nuôi phải phù hợp với khả năng chăm sóc và kinh nghiệm nuôi của bản thân, mật
độ dưới 100con/m2 là phù hợp, vì ta đã giảm được 30% tôm giống, giảm 30% chi phí sản
xuất, thức ăn, tăng được tốc độ nuôi tránh tình trạng kéo dài thời gian nuôi. Tuy nhiên, cần
tuyển chọn con giống cho tốt tránh tôm bố mẹ địa phương, vì xảy ra hiện tượng đồng huyết,
tỷ lệ sống kém và tỷ lệ mắc bệnh cao.
3. Không định hướng quy trình kỹ thuật
Nuôi tôm thẻ chân trắng hay nuôi tôm sú, khâu định hướng quy trình kỹ thuật rất quan
trọng, vì nó quyết định rất lớn đến khả năng tự kháng bệnh của con tôm và diễn biến môi
trường. Có nhiều người nuôi do chủ quan vào kỹ thuật xử lý sự cố ao tôm của mình mà lơ
là định hướng quy trình kỹ thuật cho nên khi ao xảy ra sự cố thì phải mất 3 – 5 ngày mới
xử lý ổn định. Thời gian đó làm tôm bị suy không phát triển, và phải mất thêm 5 – 7 ngày
để tôm phục hồi. Đó là trường hợp xử lý tốt, nếu gặp trục trặc khác thì càng nguy.
4. Lúng túng trong khâu xử lý sự cố
Quá kỳ vọng vào hiệu quả tức thì của một lọai hóa chất hoặc thuốc xử lý nào đó, mà không
phối hợp với công việc giải độc, cân bằng pH, kH, oxy hòa tan, thì tỷ lệ tái phát bệnh trở
lại rất cao.
Không cần phối trộn dinh dưỡng bổ sung
Hầu hết những người nuôi tôm cho rằng, nuôi tôm thẻ chân trắng rất dễ không cần thiết
phải bổ sung dinh dưỡng. Nhưng, trong môi trường công nghiệp chật chội và oxy kém thì
việc hỗ trợ tiêu hóa và quá trình hấp thụ thức ăn rất quan trọng, vì nó quyết định được hệ
số FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn), quyết định chi phí nuôi tôm. Thực tế áp dụng cho thấy,
việc bổ sung thêm men đường ruột có gấc Saccharomyces cerevisiace kết hợp với Sorbitol
sẽ gia tăng quá trình chuyển hóa và hấp thụ thức ăn.
Sử dụng vôi quá mức
Không phủ nhận việc sử dụng vôi trong nuôi tôm thẻ chân trắng là rất cần thiết nhưng sử
dụng phải có công thức và có liều lượng
+ CaO pH lên tới 12: Dùng trong cải tạo ao, rửa ao diệt khuẩn
+ CaCO3 pH cao nhất bằng 9, tăng cường pH và tăng hệ đệm
+ MgCa(CO3)2 pH lên tới 9 – 10, tăng độ kiềm (Alkalinyty), cung cấp dinh dưỡng và
khoáng cho tảo
Việc đánh vôi nhiều xuống ao làm tăng hàm lượng cation Ca++ làm cho quá trình sinh hoá
và hoá lý trong ao giảm dẫn đến là giảm hàm lượng vi sinh vật có lợi, oxy hoà tan kém tôm
càng dễ nổi đầu, tôm kém phát triển.
CaCO3 khi đánh xuống ao phải phân ly được Ca++ và CO3-- thì lúc đó sử dụng vôi mới
hiệu quả, nhưng vôi đang sử dụng hiện nay có hàm lượng tạp chất quá cao quá trình phân
ly kém cho nên phải tăng liều lượng sử dụng lâu ngày tạo thành chất lơ lửng ảnh hưởng
đến việc sử dụng thuốc diệt khuẩn và hoá chất xử lý, và khả năng Oxy hoà tan kém.
Nếu tính một ao nuôi 1000m2 sử dụng trong 24h mà đưa xuống quá 20kg vôi là quá mức,
hiện nay người ta sử dụng nhiều hơn số lượng này nguyên do là vôi có nhiều tạp chất làm
gia tăng thêm chất thải trong ao nuôi

You might also like