Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

KHOA DẦU KHÍ


BỘ MÔN LỌC HÓA DẦU

ĐỒ ÁN MÔN TIN HỌC CHUYÊN NGÀNH LỌC HÓA DẦU


ĐỀTÀI: Mô phỏng công nghệ nhà máy chế biến metanol với công suất 130 ngàn
tấn/năm và độ tinh khiết sản phẩm là 90%

Giảng viên hướng dẫn : TS Phạm Trung Kiên.


Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Trịnh Thị Phương 1421010251
2. Dương Thị Huyền Trang 1421010341
3. Trần Ngọc Trọng 1421010350
4. Lê Tuấn Anh 1421010012

HÀ NỘI- 1/2019

1
MỤC LỤC
Lời mở đầu……………………………………………………………………………3
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.Cơ sở khoa học……………………………………………………………………...4
2.Tính chất của nguyên liệu và sản phẩm……………………………………………..5
3.Tính kinh tế………………………………………………………………………….9
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ MÔ PHỎNG VÀ PHẦN MỀM HYSYS.
1.Mô phỏng và vai trò của mô phỏng………………………………………………....9
1.1.Mục đích của mô phỏng…………………………………………………………...9
1.2.Vai trò của mô phỏng…………………………………………………………….11
2.Phần mềm hysysv7.3……………………………………………………………….11
PHẦN 3: MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT METHANOL TỪ CO2 VÀ H2
BẰNG PHẦN MỀM HYSYS.
1.Số liệu………………………………………………………………………………13
2.Sơ đồ công nghệ của quá trình……………………………………………………..13
3.Tiến hành mô phỏng………………………………………………………………..15
4.Kết quả mô phỏng…………………………………………………………………...25
5.Thay đổi hệ nhiệt động……………………………………………………………...29
6.Sizing thiết bị ....…………………………………………………………………….29
7.Tính toán kinh tế ....................................................................................................... ..30

PHẦN 4: TỔNG KẾT.

2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những nguồn nguyên liệu thiên nhiên
không đủ để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của con người cả về số lượng lẫn
chất lượng. Điều này đã thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu và phát triển các loại
vật liệu mới để đáp ứng yêu cầu của con người, vì vậy các loai vật liệu nhân tạo và
tổng hợp bắt đầu ra đời và phát triển nhanh chóng. Các loại vật liệu này đã mang lại
lợi ích to lớn cho con người bởi sự đa dang về chủng loại cũng như chất lượng.
Metanol là một trong những nguyên liệu và dung môi quan trọng nhất trong công
nghiệp hóa học. Metanol còn được coi là nhiên liệu lý tưởng trong lĩnh vực năng
lượng vì cháy hoàn toàn và không gây ô nhiễm. Trong giới hạn của đồ án môn học
chúng em đã nghiên cứu qúa trình chế biến biến Metanol có độ tinh khiết 90% từ
CO2 và H2 và sử dụng phần mềm mô phỏng Hysyc để mô phỏng quá trình.

3
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1) Cơ sở khoa học.
Công nghệ sản xuất methanol từ việc chuyển hóa trực tiếp CO2 là giải pháp không
những giúp giảm chi phí sản xuất mà còn có tác dụng bảo vệ môi trường.Theo tính
toán sơ bộ, hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi CO2/H2 thành metanol có ưu điểm là
giảm 28% chi phí sản xuất methanol so với công nghệ truyền thống từ syngas.
Các nhà khoa học đã kết hợp lý thuyết và thực nghiệm để xác định một xúc tác
niken-gali mới có thể chuyển hóa khí hydro và khí CO2 thành metanol mà công nghệ
sản xuất methanol này có ít sản phẩm phụ hơn so với quá trình sản xuất metanol sử
dụng các xúc tác thông thường.
Trong quá trình tổng hợp methanol từ CO2 và H2, phản ứng chính sẽ tạo thành
methanol.
CO2 + 3H2  CH3OH + H2O
Trong đó, phản ứng tạo CH3OH là phản ứng tỏa nhiệt và giảm thể tích, vì vậy,
giảm nhiệt độ và tăng áp suất phản ứng sẽ làm chuyển dịch cân bằng tạo thành
CH3OH. Nguồn hyđro để tổng hợp metanol theo quy trình nói trên được lấy từ các
máy điện phân nước hoặc từ sản xuất xút còn CO2 được lấy từ khí ống khói của các
nhà máy điện dùng nhiên liệu hóa thạch, của các nhà máy xi măng hay từ các quá
trình lên men cũng như từ không khí.
Ngoài ra, do tính chất trơ của CO2, để tăng vận tốc phản ứng thì nhiệt độ phản
ứng phải cao nhưng cũng không được quá cao vì độ chọn lọc CH3OH sẽ giảm mạnh
khi tăng nhiệt độ.
Vậy vì sao các nhà khoa học nghiên cứu công nghệ sản xuất methanol từ khí CO2?
Trong công nghiệp hóa chất Metanol là thành phần chính trong một loạt các loại
sản phẩm như: chất dẻo, chất kết dính và các dung môi, và metanol cũng là một loại
nhiên liệu đầy hứa hẹn cho giao thông vận tải. Trong giai đoạn 2004 – 2009, nhu cầu
tiêu thụ CH3OH của thị trường Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rất cao, bình quân
41%/năm.
Dự kiến nhu cầu sử dụng methanol sẽ tăng thêm khoảng 10.000 đến 35.000
tấn/năm. Tuy nhiên trong công nghiệp, công nghệ sản xuất methanol vẫn chủ yếu từ
khí tổng hợp (hỗn hợp CO, H2 và một lượng nhỏ CO2). Thế nhưng với nguồn nguyên
liệu hóa thạch đã ngày càng cạn kiệt thì phương án sản xuất methanol từ khí thiên
nhiên và than đá cần phải được thay thế dần trong tương lai.
Ngoài vấn đề về nguồn nguyên liệu thì sản xuất methanol từ nguồn nguyên liệu
hóa thạch còn thải ra môi trường khối lượng lớn khí thải CO2 gây biến đổi khí hậu. Vì
vậy, hướng tổng hợp methanol trực tiếp từ CO2 và H2 đang là giải pháp được đặc biệt
quan tâm và rất cần thiết, không những dựa trên nhu cầu về methanol trong những năm

4
tới mà còn nhờ vào tiềm năng khí thiên nhiên giàu CO2 và các nguồn CO2 thải của
Việt Nam.
 Nếu sử dụng nguyên liệu là metan và oxihoa trực tiếp thì nó sẽ có một số
nhược điểm sau:
 Nhận thấy khi oxh trực tiếp từ metan thì sản phẩm fomandehit sẽ dễ dàng thu
được hơn so với metanol
 Phản ứng oxy hoá metan xảy ra theo cơ chế chuỗi gốc. Các phản ứng có thể xảy
ra trên bề mặt xúc tác hoặc trong pha hơi:
CH3• + O  CH3O• (1)
CH3O•  HCHO + H• (2)
CH3O• + CH4  CH3OH + CH3• (3)
Do vậy các gốc tự do CH3• và O• bị hấp phụ trên bề mặt xúc tác có thể tạo
thành HCHO theo các phản ứng (1) và (2). Trên xúc tác niken cũng có thể xảy
ra phản ứng của metan với CO2 tạo thành formaldehyt:
CH4 + CO2 2HCHO (4)
ở điều kiện áp suất thấp, quá trình phân huỷ trực tiếp gốc CH3O• xảy ra thuận
lợi theo phản ứng (2), sản phẩm chính nhận được là formaldehyt. ở điều kiện áp
suất riêng phần của metan cao, do va chạm giữa các gốc và phân tử metan xảy ra
nhiều hơn, vì thế sản phẩm chính nhận được là metanol theo phản ứng (3) chiếm
ưu thế. Do vậy với điều kiện áp suất thấp thì khả năng thu metanol là thấp nên ít
sử dụng nguyên liệu từ metan.

2) Tính chất của nguyên liệu và sản phẩm.


a) Cacbon đioxit
● Cacbon điôxit hay điôxit cacbon (các tên gọi khác thán khí, anhiđrit cacbonic, khí
cacbonic) là một hợp chất ở điều kiện bình thường có dạng khí trong khí quyển Trái
Đất, bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên tử ôxy. Là một hợp chất hóa
học được biết đến rộng rãi, nó thường xuyên được gọi theo công thức hóa học là CO2.
Trong dạng rắn, nó được gọi là băng khô.
Cấu trúc phân tử của cacbon dioxxit:

● Tính chất hóa lý

5
Cacbon điôxít là một khí không màu mà khi hít thở phải ở nồng độ cao (nguy hiểm
do nó gắn liền với rủi ro ngạt thở) tạo ra vị chua trong miệng và cảm giác nhói ở mũi
và cổ họng. Các hiệu ứng này là do khí hòa tan trong màng nhầy và nước bọt, tạo ra
dung dịch yếu của axít cacbonic.
Tỷ trọng riêng của nó ở 25 °C là 1,98 kg m−3, khoảng 1,5 lần nặng hơn không khí.
Phân tử cacbon điôxít (O=C=O) chứa hai liên kết đôi và có hình dạng tuyến tính. Nó
không có lưỡng cực điện. Do nó là hợp chất đã bị ôxi hóa hoàn toàn nên về mặt hóa
học nó không hoạt động lắm và cụ thể là không cháy.
Ở nhiệt độ dưới -78 °C, cacbon điôxít ngưng tụ lại thành các tinh thể màu trắng gọi
là băng khô. Cacbon điôxit lỏng chỉ được tạo ra dưới áp suất trên 5,1 bar, ở diều kiện
áp suất khí quyển, nó chuyển trực tiếp từ các pha khí sang rắn hay ngược lại theo một
quá trình gọi là thăng hoa.
Nước sẽ hấp thụ một lượng nhất định cacbon điôxit, và nhiều hơn lượng này khi
khí bị nén. Khoảng 1% cacbon điôxít hòa tan chuyển hóa thành axít cacbonic. Axít
cacbonic phân ly một phần thành các ion bicacbonat (HCO3-) và cacbonat(CO3−2).
Khi một nguồn lửa được đưa vào ống thử có chứa cacbon điôxít thì ngọn lửa sẽ tắt
ngay lập tức do cacbon điôxít thông thường không duy trì sự cháy, tuy nhiên nếu là sự
cháy của các kim loại mang tính khử cao như Mg, Zn thì các bon bị khử, tạo ra ô xít
kim loại và mụi than. (Một số loại bình cứu hỏa chứa cacbon điôxit hay các chất khi
phản ứng với nhau sẽ tạo ra nó dùng để dập lửa). Để xác nhận tiếp theo là khí này là
cacbon điôxít thì khí được dẫn qua dung dịch hiđrôxít canxi (Ca(OH)2) trong. Dung
dịch hiđrôxit canxi sẽ chuyển thành màu sữa do sự tạo thành của cacbonat canxi.
● Cacbon điôxít thu được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả khí thoát ra từ
các núi lửa, sản phẩm cháy của các hợp chất hữu cơ và hoạt động hô hấp của các sinh
vật sống hiếu khí. Nó cũng được một số vi sinh vật sản xuất từ sự lên men và sự hô
hấp của tế bào. Các loài thực vật hấp thụ điôxít cacbon trong quá trình quang hợp, và
sử dụng cả cacbon và ôxy để tạo ra các cacbohyđrat. Ngoài ra, thực vật cũng giải
phóng ôxy trở lại khí quyển, ôxy này sẽ được các sinh vật dị dưỡng sử dụng trong quá
trình hô hấp, tạo thành một chu trình. Nó có mặt trong khí quyển Trái Đất với nồng độ
thấp và tác động như một khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó là thành phần chính trong chu
trình cacbon.
b) Hydro
Hydrogen được phát hiện đầu tiên vào giữa khoảng thế kỉ thứ 16 khi Theophastus
Paracelsus cho kim loại tác dụng với acid sulfuric . Trên thực tế, Hydrogen là một khí
đơn giản nhất và là thành phần chủ yếu trong vũ trụ ( chiếm hơn 90 % ) . Trên trái đất,
hydrogen tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất với oxygen là H2O .Hydrogen đồng thời
cũng là một nguyên tố chính trong các hợp chất hydrocacbon, một dạng hợp chất có
nhiều ứng dụng quan trọng trong công nghiệp và đời sống. Hydrogen là nguyên tố đơn
6
giản nhất của vũ trụ, với mỗi nguyên tử chỉ gồm một proton và một electron. Đó cũng
là yếu tố phong phú nhất của thiên nhiên, chiếm hơn 90% vũ trụ quan sát được. Trên
thực tế, hydrogen nguyên tử chiếm hơn 30% khối lượng mặt trời.Việc phát hiện ra khí
hydro xuất hiện từ những nghi ngờ được đưa ra bởi sự quan sát của các nhà khoa học
và triết gia. Họ không tin rằng nước và oxy là những yếu tố cơ bản. Hydrogen lần đầu
tiên được xác định bởi nhà khoa học người Anh Henry Cavendish, người đã chứng
minh cho Hội Hoàng gia London năm 1766 rằng có hai loại không khí khác nhau:
“không khí cố định” hoặc khí cacbonic - và “không khí dễ cháy” hoặc hydro.
Trong thế kỷ 19, các đặc tính của hydro và các ứng dụng tiềm năng đã được các
giáo sĩ, nhà khoa học và nhà văn khoa học viễn tưởng thảo luận. Trong cuốn tiểu
thuyết “The Mysterious Island” năm 1874 của Jules Verne, một kỹ sư thông báo cho
các đồng nghiệp của mình rằng:
Mối quan tâm thực tế trong hydro như một nhiên liệu phát triển ở châu Âu sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất - được nhắc nhở một phần bởi sự quan tâm cao về năng
lượng tự cung tự cấp.Nhà khoa học người Scotland J.B.S. Haldane ủng hộ nguồn gốc
của hydro từ năng lượng gió thông qua việc tách nước.
Chiến tranh thế giới thứ hai đẩy tìm kiếm nhiên liệu hydro hơn nữa. Kỹ sư người
Đức Rudolf Erren đã chuyển đổi xe tải, xe buýt, tàu ngầm và động cơ đốt trong thành
hydro.
Nhu cầu nhiên liệu tăng cao và rủi ro của việc cắt giảm nguồn cung khiến chính
phủ Úc xem xét hydro công nghiệp - cho đến khi chiến thắng của Đồng Minh làm dầu
và xăng giá rẻ lại có sẵn.
 Tính chất của H2
 Tính chất vật lí:
 Nguyên tử khối :1
 Công thức phân tử: H2
 Phân tử khối : 2
 Hidro là chất khí , không màu , không mùi , không vị, nhẹ hơn không khí 14,5
lần
 Tan rất ít trong nước
 Hóa lỏng ở -180o C
 Hidro là khí nhẹ nhất
 Tính chất hóa học:
 H2 có tính khử, có thể chiếm oxi của oxit các kim loại đứng sau Al trong dãy
hoạt động hóa học
VD: FeO+ H2→Fe +H2O
 Tác dụng với O2 tạo thành H2O, với tỷ lệ thích hợp có thể gay nổ.

7
VD: 2H2 + O2 2H2O.
Tỷ lệ 2:1 sẽ gây nổ mạnh.
 Tác dụng với Halogen tạo Halogenua.
VD: H2+ Cl2 2HCl.
c) Metanol

 Metanol hay còn là rượu metylic, là hợp chất hóa học có công thức phân tử là
CH3OH.Do có tính độc hại, methanol được dùng làm phụ gia biến tính cho ethanol
trong sản xuất công nghiệp. Methanol thường được gọi là "cồn gỗ" (wood alcohol) bởi
vì methanol là một sản phẩm phụ trong quá trình chưng cất khô sản phẩm gỗ.
 Khi uống vào, methanol gây tổn thương não, dây thần kinh thị giác, hoại tử
não, tổn thương nội tạng. Bình thường ở ngưỡng 20mg/dl đã đe doạ tổn thương thần
kinh.
 Một số tính chất vật lý của metanol:
 Cháy với ngọn lửa không màu
 Tan vô hạn trong nước
 Tạo hỗn hợp nổ với không khí.
 Dễ bay hơi, không màu, mùi nhẹ
 Rất độc, gây mù mắt, tử vong.
 Ts = 640C.
 Tnc = -970C.
 Pth=8,097 Mpa.
 Sức căng bề mặt (200C):245N/m.
 Độ nhớt (00C):87 NS/m2.
 Hệ số dẫn nhiệt (20 0C):0,2113 W/m0C.
 Khối lượng riêng(200C):789kg/m3
 ứng dụng:
 Là rượu đơn giản nhất, ở nhiệt độ phòng metanol là một chất lỏng phân cực và
được sử dụng như một chất đông, dung môi, nhiên liệu như là một chất làm biến
tính etanol. Nó cũng được sử dụng để sản xuất diesel sinh học thông qua phản ứng
este hóa.
 Methanol là sản xuất tự nhiên trong quá trình chuyển hóa nhiều loại vi khuẩn kỵ
khí, và là phổ biến trong môi trường. Kết quả là, có một phần nhỏ của hơi
methanol trong bầu khí quyển. Trong suốt vài ngày, methanol không khí bị oxy
hóa với sự hỗ trợ của ánh sáng Mặt Trời để thành khí cacbonic và nước.
8
2CH3OH + 3 O2 → 2 CO2 + 4 H2O
 Sản xuất formandehyt, MTBE, acid axetic, MMA,DMT.
 Có trong thành phần của sơn, vecni
 Phản ứng tổng hợp Metanol
CO2+3H2 => CH3OH+H2O
H300K =-49,16Kj/mol

 Đây là phản ứng tỏa nhiệt nên thuận lợi ở phản ứng tăng áp suất, giảm nhiệt độ.
Với điều kiện ở áp suất thấp thì vốn đầu tư và giá thành sản phẩm thấp, do vậy dễ
dàng lựa chọn quy mô nhà máy.
 Bảng độ chuyển hóa của CO2 theo nhiệt độ và áp suất
Nhiệt Độ chuyển hóa của CO2
độ C
0
5MPa 10MPa 30Mpa
200 28,6 83 99,5
250 14,4 45,1 92,4
300 14,2 22,3 71
350 9,8 23,1 50
400 27,7 29,3 40

 Quá trình sản xuất ở áp suất thấp có ưu điểm là giá thành sản xuất và vốn đầu
từ thấp, có thể lựa chọn linh hoạt quy mô nhà máy. Hiện nay trên thế giới hầu hết
các nhà máy đều sản xuất MeOH ở áp suất thấp.
 Phản ứng tạo MeOH sử dụng xúc tác dị thể điển hình có thể mô tả bằng cơ chế
hâp thụ - nhả hấp thụ như Cu-ZnO-Al2O3. Các loại tâm hoạt động có thể là sự
phân tán Cu+1 trong ZnO, mặt khác Cu cũng cho thấy vai trò xúc tiến cho phản
ứng tạo MeOH. Al2O3 có vai trò quan trọng là hoạt hóa cấu trúc xúc tác Cu-ZnO,
làm tăng độ bền cơ và hoạt tính lâu dài cho chất xúc tác.
3.Tính kinh tế.
Metanol (CH3OH) là một dung môi công nghiệp quan trọng, có thể được sử dụng
làm chất mang hyđro, làm nhiên liệu hoặc nguyên liệu trong các quá trình tổng hợp
hữu cơ. Hiện nay người ta có thể sản xuất metanol từ khí thiên nhiên, than đá, sinh
khối hay khí CO2.

 Quá trình sản xuất metanol từ khí thiên nhiên gồm những bước sau: reforming
khí thiên nhiên để sản xuất khí tổng hợp, chuyển hóa khí tổng hợp thành metanol
thô, sau đó chưng cất metanol thô để có loại metanol đạt độ tinh khiết theo yêu cầu.
 Quá trình sản xuất metanol từ than đá hoặc sinh khối cũng bao gồm những giai
đoạn tương tự như ở quá trình sản xuất metanol từ khí thiên nhiên: khí hóa than để
tạo ra khí tổng hợp, tổng hợp metanol thô, tinh chế metanol thô.

9
 Khi sản xuất khí tổng hợp bằng cách khí hóa sinh khối và dùng không khí làm
tác nhân khí hóa thường gặp một nhược điểm là tạo ra một loại khí tổng hợp có tỉ lệ
H2 : CO2 rất thấp, trong khi đó loại khí tổng hợp đạt tiêu chuẩn để tổng hợp
metanol phải có tỉ lệ H2 : CO2 > 2. Để có loại khí tổng hợp đạt tiêu chuẩn, người ta
phải tách bớt CO2 hoặc bổ sung thêm H2 vào khí tổng hợp sinh ra từ quá trình khí
hóa sinh khối.
Từ những đánh giá trên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy công nghệ sản xuất
methanol từ việc chuyển hóa trực tiếp khí hydro và khí CO2 với các chất xúc tác thích
hợp sẽ cho ra sản phẩm metanol có chất lượng cao và đáp ứng được tiêu chuẩn ASTM
1152.

PHẦN 2 : TỔNG QUAN VỀ MÔ PHỎNG VÀ PHẦN MỀM HYSYS


1.Mô phỏng và vai trò của mô phỏng
1.1 Mục đích của mô phỏng
Mô phỏng – Simulation – là phương pháp mô hình hóa dựa trên việc thiết lập mô
hình số, vì vậy còn được gọi là Digital Simulation.Đây là một công cụ rất mạnh để giải
các biểu thức toán học mô tả các quá trình công nghệ hóa học.Để mô phỏng một quá
trình trong thực tế, đòi hỏi trước hết phải thiết lập mô hình nguyên lý của quá trình và
mối liên hệ các thông số liên quan. Tiếp đó là sử dụng các công cụ toán học để mô tả
mô hình nguyên lý, lừa chọn các thuật toán cần thiết, cuối cùng là tiến hành xử lý các
biểu thức với các điều kiện ràng buộc.
Trong thực tế, việc thính toán gặp hai khó khăn.
- Giải hệ các phương trình đại số phi tuyến ( thường phải sử dụng phương pháp
tính lặp).
- Phép tính tích phân của các biểu thức vi phân.
Các mô hình toán học rất hữu ích trong tất cả các giai đoạn, từu nghiên cứu triển
khai đến cải tiến phát triển nhà máy, ngay trong cả nghien cứu khía cạnh thương mại
và kinh tế của quá trình công nghệ.
Trong nghiên cứu công nghệ, dựa trên các số liệu nghiên cứu về cơ chế và động
học của phản ứng trong phòng thí nghiệm hoặc các phân xưởng pilot, đánh giá ảnh
hưởng của các điểu kiện tiến hành quá trình để nghiên cứu tối ưu hóa và điều khiển
quá trình, bao gồm cả nghiên cứu tính toán mở rộng quy mô sản xuất.
Trong nghiên cứu thiết kế, tính toán kích thước và các thông số của thiết bị và
toàn bộ dây chuyền công nghệ, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố động học, nghiên
cứu tương tác ảnh hưởng lẫn nhau của các công đoạn trong công nghệ khi có sự tuần
hoàn nguyên liệu hoặc trao đổi nhiệt tận dụng tối ưu nhiệt của quá trình. Mô phỏng
tính toán điều khiển quá trình, khởi động, dừng nhà máy, xử lý các sự cố và các tình
huống xảy ra trong quá trình vận hành nhà máy.

10
Một quá trình công nghệ hóa học trong thực tế là một tập hợp gồm rất nhiều yếu
tố hết sức phức tạp có ảnh hưởng lẫn nhau ( các thông số công nghệ như nhiệt độ, áo
suất, lưu lượng dòng, thành phần hỗn hợp phản ứng, xúc tác, các quá trình phản ứng
song song và nối tiếp, hiệu ứng nhiệt của phản ứng, cân bằng pha trong hệ thống…).
Độ phức tập của quá trình tăng lên, đồng nghĩa với số lượng các thông số liên quan,
các biến số, các phương trình, các biểu thức toán học, các điều kiện ràng buộc tăng lên.
Giải quyết đồng thời các vẫn đề trên đòi hỏi một khối lượng tính toán cực kì lớn, việc
tính toán bằng tay đòi hỏi rất nhiều thời gian, hầu như không thể thực hiện được một
cách chính xác.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ phần mền tin học, sự ra đời của các
phần mềm mô phỏng, việc nghiên cứu tính toán thiết kế công nghệ bằng phương pháp
mô phỏng đang ngày càng phát triển, trở lên phổ biến và chiếm ưu thế. Mô phỏng công
nghệ bằng các phần mềm mô phỏng với sự trợ giúp của máy vi tính là giải pháp hiệu
quả, toàn diện và cho kết quả đáng tin cậy, là xu thế tất yếu.
Chương trình mô phỏng nói chung bao gồm các thành phần sau:
+ Thư viện cơ sở dữ liệu ( các hệ nhiệt động, các cấu tử bao gồm các tính chất vật lý
và hóa lý của chúng…) và các thuật toán liên quan đến việc truy cập, tính toán các tính
chất hóa lí của các cấu tử và hỗn hợp cấu tử, thiết lập các cấu tử giả. Có thể bổ sung
các cấu tử hoặc thay đổi các hệ đơn vị trong chương trình, đáp ứng yêu cầu của người
sử dụng.
+ Các công cụ mô phỏng cho các thiết bị có thể có trong hệ thống công nghệ hóa học
như : bơm, máy nén, tuốc bin giãn nở khí, thiết bị trao đổi nhiệt, tháo tách hai pha và
ba pha, chưng cất, hấp thụ, trộn dòng, chia dòng… Phần này có chứa các mô hình toán
và thuật toán phục vụ cho quá trình tính toán các thông số của thiết bị và các thông số
công nghệ của quá trình công nghệ được mô phỏng.
- Các công cụ logic phục vụ cho việc tính toán tuần hoàn nguyên liệu, thiết lập các
thông số công nghệ, điều chỉnh các thông số theo yêu cầu công nghệ, tính toán cân
bằng vật chất và cân bằng năng lượng, tính toán cân bằng pha,…
- Các công cụ mô phỏng các quá trình điều khiển ( điều khiển nhiệt độ, điều khiển áp
suât, điều khiển lưu lượng dòng, điều khiển mức chất lỏng,…) trong quá trình vận
hành quy trình công nghệ hóa học.
- Chương trình điều hành chung toàn bộ hoạt động của các công cụ mô phỏng và ngân
hàng dữ liệu.
- Chương trình xử lý thông tin : lưu trữ, xuất, nhập, in… dữ liệu và kết quả tính toán
được từ quá trình mô phỏng.
- Hỗ trợ việc kết nối giữa các chương trình mô phỏng khác nhau, kết nối với các
module xây dựng các thiết bị đặc biệt do người sử dụng tạo ra bằng các ngôn ngữ lập
trình như Visual Basic, Visual C++, …

11
1.2.Vai trò của mô phỏng.
Trong ngành công nghệ hóa học, mô phỏng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc
nghiên cứu thiết kế công nghệ, phân tích, vận hành và tối ưu hóa hệ thống, điều khiển
các quá trình công nghệ gần với các quá trình trong thực tế và cả trong các nghiên cứu
tính toán tối ưu hóa về mặt kinh tế của quá trình công nghệ.
- Khi mà các quá trình không thể quan sát và cũng khó có thể biết được phương
cách mà chúng xảy ra như thế nào thì mô phỏng đã giúp cho các kỹ sư điều đó.
- Mô phỏng giúp các kĩ sư nhanh chóng đưa ra kết quả tính toán, thiết kế các quá
trình công nghệ vào thực tế sản xuất.
- Mô phỏng giúp kĩ sư có thể hình dung một cách khá toàn diện về quá trình. Nếu
quá trình mô phỏng thành công thì đó có thể coi là một kết quả đáng tin cậy mặc dù để
ứng dụng vào thực tế cần phải trải qua một số công đoạn nữa.
- Mô phỏng đánh giá sự hoạt động ổn định của các quá trình công nghệ trong nhà
máy sau một thời gian hoạt động hoặc trong việc cải tiến công nghệ.
2. Phần mềm HYSYSv7.3
HYSYS là sản phẩm của công ty AspenTech – Canada.HYSYS là phần mềm
chuyên dụng để tính toán mô phỏng công nghệ chế biến dầu khí và công nghệ hoáhọc.
HYSYS là phần mềm có khả năng tính toán đa dạng, cho kết quả có độ chínhxác cao,
đồng thời cung cấp nhiều thuật toán sử dụng, trợ giúp trong quá trình tínhtoán công
nghệ, khảo sát trong quá trình thiết kế nhà máy chế biến dầukhí và tổng hợp hoá dầu.
Ngoài thư viện có sẵn, HYSYS cho phép người sử dụng tạo các thư viện riêng
hoặc cho phép liên kết với các chương trình tính toán hoặc các phần mềm khácnhư
Microsoft Visual Basic, Microsoft Excel,Visio, C++, … Khả năng nổi bật của HYSYS
là tự động tính toán các thông số còn lại nếu thiết lập đủ thông tin giúp tránh được sai
sót và có thể thay đổi các điều kiện cũng như sử dụng các dữ liệu đầu vào khác
nhau.HYSYS được thiết kế sử dụng cho hai trạng thái mô phỏng là mô phỏng độngvà
mô phỏng tĩnh.Mô phỏng tĩnh (Steady Mode) được sử dụng để nghiên cứu thiếtkế
công nghệ cho một quá trình, tối ưu hoá các điều kiện công nghệ. Với mỗi một bộ số
liệu ban đầu, mỗi điều kiện công nghệ xác định thì khi quá trình tính toán hội tụ,kết
quả thu được tương ứng với các điều kiện đó mà không thay đổi theo thời gian. Khi
thay đổi các điều kiện ban đầu hay các chế độ công nghệ khác nhau thì sẽ thuđược các
kết quả khác nhau tương ứng. Từ đó có thể xác định được các yếu tố ảnhhưởng lên quá
trình và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố.Bằng việc so sánh cáckết quả đó sẽ lựa
chọn và thiết lập được điều kiện tối ưu cho một quá trình nào đó.

12
Mô phỏng tĩnh được sử dụng để nghiên cứu thiết kế một quá trình công nghệ
mớihoặc tính toán cải tiến, phát triển mở rộng quy mô một quá trình công nghệ sẵn có,
đưa ra các phương án khác nhau để so sánh đánh giá nhằm tìm ra giải pháp tối ưu.
Mô phỏng động dùng để mô phỏng thiết bị hay quá trình ở trạng thái đang vận
hành liên tục có các thông số thay đổi theo thời gian, khảo sát sự thay đổi các đáp ứng
của hệ thống theo sự thay đổi của một vài thông số công nghệ. Trạng thái mô phỏng
động cho thấy sự ảnh hưởng của các thông số công nghệ theothời gian và có thể thiết
lập cũng như khắc phục các sự cố có thể xảy ra khi vận hànhcông nghệ trên thực tế,
tìm ra các nguyên nhân và biện pháp giải quyết các sự cố đó. Điều này có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong đào tạo các kỹ sư vận hành, hiểu biếttường tận về công nghệ,
thành thạo và có kinh nghiệm trước khi tham gia vận hànhnhà máy thực tế, trong điều
kiện hiện nay các nhà máy hoá chất và dầu khí với kỹ thuật hiện đại, vận hành ở chế
độ tự động hoá rất cao.
Sử dụng HYSYS giúp giảm chi phí cho quá trình công nghệ do có thể tối ưucác
thiết bị trong dây chuyền mà vẫn đảm bảo được yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
HYSYS cho phép tính toán vấn đề tận dụng nhiệt, tối ưu được vấn đề năng lượng
trong quá trình sản xuất, tuần hoàn nguyên liệu nhằm tăng hiệu suất của quá trình.
HYSYS có một thư viện mở các thiết bị, các cấu tử và cung cấp phương tiện để
liên kết với các cơ sở dữ liệu khác nên cho phép mở rộng phạm vi chương trình rất gần
với thực tế công nghệ. HYSYS có một số lượng lớn các công cụ mô phỏng, hỗ trợ hiệu
quả trongnghiên cứu mô phỏng, với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, đặc biệt với
nhữngngười bắt đầu làm quen với chương trình mô phỏng.

13
PHẦN 3: MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT METHANOL TỪ CO2 VÀ H2
BẰNG PHẦN MỀM HYSYS.
1) Số liệu
Yêu cầu mô phỏng với dòng sản phẩm MeOH có độ tinh khiết đạt 90% và công suất
đạt 130 ngàn tấn/ năm.
Tên dòng Dòng vào Dòng sản phẩm
H2O MeOH
Tính chất dòng
25 97,22 60,68
Nhiệt độ
101 110 110
Áp suất
1802 441,6 483
Tốc độ dòng
mol(kmol/h)
25500 8017 14500
Tốc độ dòng khối
lượng(kg/h)
0 0,01 90,33
%mol MeOH

2) Sơ đồ công nghệ của quá trình.


 Metanol được sản xuất từ 2 nguồn nguyên liệu chính là khí CO2 và H2. Chúng
được lưu trữ ở 250C và 1 bar.
CO2+3H2 => CH3OH+H2O
Dòng sản phẩm có độ tinh khiết của metanol là 90% và sản lượng metanol thu
được là 130 ngàn tấn/ năm. Coi rằng độ tinh khiết của toàn bộ quá trình sản xuất
MeOH là 90% và nhà máy hoạt động 350 ngày còn số ngày còn lại nhà máy bảo
dưỡng. Phản ứng xảy ra ở điều kiện thực nghiệm là 53bar và 2990C.
 Mô phỏng trên hysys của quá trình

14
 Mô tả quá trình:
Dòng nguyên liệu FEED gồm CO2 và H2 theo tỉ lệ phần mol là 1:3 được đưa vào
máy nén K-100 với áp suất yêu cầu là 55 bar. Sau đó được hòa trộn cùng với dòng
tuần hoàn CO2, H2 ở Mix-102. Chúng tiếp tục được giảm nhiệt ở thiết bị Cooler E-
100 tới 2500C và đưa vào thiết bị phản ứng loại Equilibrium ERV-100.Dòng sản phẩm
4&5 bao gồm CH3OH, H2O, CO2 dư và H2 dư được đưaqua thiết bị Mix-101 và làm
lạnh tới 350C và áp suất là 47 bar qua thiết bị Cooler E-101. Tiếp tục đưa vào tháp tách
V100, tại đây dòng khí dư bao gồm CO2 và H2 cùng 1 ít lượng rất nhỏ MeOH, H2O đi
ra từ đỉnh tháp sau đó đi qua thiết bị nén K101 để tăng áp lên 55 bar và làm nóng lên
6600C ở Heater 103, chúng tiếp tục qua Recycle1 và trộn với dòng nguyên liệu ở Mix
102. Còn lượng sản phẩm chỉnh MeOH, H2O ở 350C và 47bar được làm nóng tới
600C ở Heater E102 và nhờ van VLV100 để giảm áp đến 1,1 bar. ở nhiệt độ 600C và
áp suất là 1,1bar dòng sản phẩm chính được đưa vào tháp chưng cất T101. Trước khi
đi qua tháp chưng ta sử dụng Shortcut T100 để tính độ hồi lưu và số đĩa lý thuyếtcủa
15
tháp chưng T101 dưới yêu cầu về độ tinh khiết của MeOH ở đỉnh tháp chưng là 90%.
Tháp t101 có 21 đĩa, đĩa nạp liệu là số 10, MeOH lấy ra ở định với độ tinh khiết 90%
còn H2O ở đáy. Để đạt sản lượng MeOH 130 ngàn tấn/năm thì ta sử dụng Adjust 1 để
điểu chỉnh lưu lượng dòng vào Feed. Từ đó với tỉ lệ của CO2/H2 là 1/3 cùng với lưu
lượng dòng mol là 5245kmol/h ở 250C và 1bar thông qua các thiết bị cần thiết ta thu
được MeOH với sản lượng 130 ngàn tấn/ năm(483,6kmol/h) và độ tinh khiết sản phẩm
là 90%.
3) Tiến hành mô phỏng.
Quá trình mô phỏng được thực hiện lần lượt từ dòng nguyên liệu đến cuối cùng là chạy
adjust để thu được công suất theo yêu cầu. Kết quả mô phỏng được thể hiện trên
hysys.

4) Kết quả mô phỏng.


- Sau khi tiến hành mô phỏng công nghệ trên phần mềm Hysys ta thu được kết
quả như sau:

 Bảng điều kiện làm việc của các thiết bị


 Compressor
Tên thiết bị Câu tử Đầu vào Đầu ra
T=250C P=55 bar
K-100
CO2 P=1,1 bar
H2 T=350C P=55 bar
K-101
P=47 bar

 Mixer
Tên thiết bị Cấu tử trộn Điều kiện làm Pha
việc
CO2, H2 FEED P=55 bar Hơi
Mix-102
CO2, H2 dư tuần T=683,90C

16
hoàn
CH3OH, Hơi
Mix-103
H2O,CO2 ,H2 ở P=53 bar
đỉnh và đáy thiết T= 298,90C
bị ERV-100

 Cooler và heater
Tên thiết bị Cấu tử Đầu vào Đầu ra
T=683,40C T=2500C
Cooler E-100
CO2, H2 P=55 bar P=53bar
CH3OH,H2O T=298,90C T=350C
Cooler E-101
CO2,H2 P=53bar P=47bar

T=350C T=600C
Heater E-102
CH3OH, H2O P=47bar P=46bar
T=53,96 0C T=6800C
Cooler E-103
CO2, H2 P=55 bar P=55bar

 Reactor
Tên thiết bị Cầu tử vào/ra Điều kiện làm việc
CO2, H2/CH3OH,H2O,CO2,H2 T=298,9 0C
ERV-100
P=53 bar

17
 Thiết bị tách
Tên thiết bị Cấu tử vào Cấu tử ra Điều kiện làm Thành phần
việc
Đỉnh: T=35 0C Đỉnh:99,63%
V100
MeOH,CO2 CO2,H2 P=47 bar CO2,H2
H2O,H2 Đáy: Đáy: 99,27
MeOH,H2O MeOH, H2O

 Van
Tên thiết bị Cấu tử Đầu vào Đầu ra
T=60 0C T= 60 0C
VLL 100
MeOH, H2O P=46,8 bar P= 1,1bar

 Tháp chưng cất


Tên thiết Cấu tử Độ hồi Số đĩa Điều kiện Lưu lượng mol
bị lưu làm việc
Đỉnh: 483,6
T101
Đỉnh:MeOH 0,459 21 T=59,280C kmol/h
Đáy: H2O P=1,1 bar Đáy: 1253
kmol/h

18
 Bảng thành phần và tính chất từng dòng

 Thiết bị phản ứng


- Phản ứng xảy ra ở 300 0C và 50 bar, thì độ chuyển hóa của phản ứng tạo MeOH
tầm 14% nên ta thấy %MeOH sinh ra tương đối thấp còn tốc độ dòng mol của
toàn bộ dòng sản phẩm sinh ra thì vẫn cao.
 Thiết bị tách
- Hoạt động ở 350C và 47 bar, tại nhiệt độ và áp suất này CO2 và H2 hoàn toàn ở
thể khí, ngược lại thì nước và MeOH thì lại ở trạng thái lỏng nên quá trình tách
tương đối dễ dàng. Do vậy ở đỉnh thì hàm lượng CO2, H2 lên đến 9,63% còn ở
đáy thì hàm lượng của MeOH, H2O đạt 99,27%.
 Tháp chưng cất
- Hoạt động ở 70,620C và 1,1 bar. Do MeOH sôi ở 64,70C nên tại điều kiện này
gần như lượng MeOH đã ở thể hơi còn nước vẫn ở thể lỏng. Với yêu cầu độ tinh
khiết MeOH 90% nên thành phần ở dòng lấy ra MeOH đạt đến 89,99%. Còn
dòng đáy tháp thì lượng H2O chiếm đến 99%.

19
5) Thay đổi hệ nhiệt động
Với cùng các thông số như thành phần đầu vào, nhiệt độ, áp suất, các thiết bị như
thiết bị phản ứng, van, máy nén.. đều hoạt động ở cùng một điều kiện nhưng khi thay
đổi hệ nhiệt động sử dụng cho quá trình ta có bảng số liệu như sau:
Bảng 1: Thôngsốdòng Feed vàMeOHkhithay đổihệnhiệtđộng.
Hệnhiệtđộng PR PR-Twu SRK BWRS
Dòng Feed (25C, 1atm)
LưuLượng (Kmol/h) 1856 1719 1924 1802
DòngMeOH
Nhiệtđộ(C) 73.43 77.17 70.24 60.68
Ápsuất(kpa) 110 110 110 110
LưuLượng(kmol/h) 483 483 483 483
ThànhPhần
CO2 0.0011 0.0008 0.0019 0.0171
H2 0.0027 0.0020 0.0010 0.0634
H2O 0.0473 0.0942 0.0396 0.0163
Methanol 0.9489 0.9030 0.9575 0.9032
Nhậnxét:
 Khi thay đổi các hệ nhiệt động khác nhau trên hysys ta thu được các kết quả
tương ứng về thành phần, lưu lượng, điều kiện nhiệt độ, áp suất cũng như
lượng metanol thu được là tương ứng.
 Các kết quả này có thể tương đối khác nhau hoặc cũng có thể giống nhau tùy
theo từng trường hợp cụ thể.
 Dựa theo từng loại phản ứng , điều kiện phản ứng, điều kiện chưng cấthay bản
chất của các cấu tử.... để ta có thể đưa ra được hệ nhiệt động phù hợp nhất cho
quá trình cần xây dựng.
 Do vậy nhận thấy rằng để thu được kết quả chính xác hay kết quả như mong
muốn ta cần căn cứ vào các điều kiện xung quanh để đưa ra hệ nhiệt động phù
hợp cho quá trình. Đồng thời ta cũng thấy được rằng, trong một quá trình thì
cũng có thể lựa chọn được nhiều hệ nhiệt động khác nhau, tùy theo yêu cầu
mong muốn để lựa chọn hệ nhiệt động cho chính xác và phù hợp.
6) Sizing thiết bị
a) Tháp chưng metanol và nước
Sử dụng công thưc IX.54 trang 169 Giao trình Qúa trình và thiết bị truyền chất ta
có:
- Số đĩa thực tế Ntt=21
20
Chiều cao tháp H=Ntt*(hmâm+δ)=21*(0,25+0,002)+0,8=6,092 m
Trong đó hmâm=0,25m; δ=0,002

Chọn đáy nắp tiêu chuẩn có =0,25; suy ra ht=0,25*Dt= 0,25*0,4=0,1m

Chọn chiều cao gờ hg=25mm=0,025m


Chiều cao đáy nắp Hđn=hg+ht=0,1+0,025=0,125m
- Chiều cao toàn tháp H=0,125+6,092=6,217m
- Đường kính tháp D=0,4m
b) Thiết bị phản ứng
Thiết bị dạng ống hình trụ có đường kính thiết bị là 1,6m; chiều cao là 20m ta có:
Thể tích thiết bị là V=(pi*D2*h)/4=40,21m3
c) Thiết bị tháp tách
Lựa chọn thiết bị dạng ống hình trụ có đường kính là 1,2m; chiều cao 18m ta có:
Thể tích thiết bị là V==(pi*D2*h)/4=20,36m3
7)Tính toán kinh tế.
a. Tính tổng mức đầu tư TCI và ROI.

- Việc xác định tổng mức đầu tư (TCI) cho dự án được tiến hành dựa theo
phương pháp của Hill(1956)
- Lưu lượng dòng sản phẩm đi ra 130000 tấn/năm
- Single pass conversion của CO2 60%
- Hoạt động 350 ngày/ năm
- Thiết bị phản ứng có lớp gạch chịu nhiệt và chịu áp cao(FM=1,5)
- Vật liệu sử dụng cho các thiết bị khác: thép carbon(CS)
 Tính TCI
 Tổng thời gian làm việc trong 1 năm: 350*24=8400hr
- Công suất MeOH tinh khiết 90% trong 1 năm là 130000 tấn/ năm tương
đương với 286.598.000 lb/năm.

 FPR =( ) = 7,48

 Tổng chi phí thiết bị:


21
Thiết bị Số lượng Vật liệu FM Áp suất(psi)
Nén 2 CS 1 797,5

Làm lạnh 3 CS 1 768,7


Gia nhiệt 1 CS 1 681,7
Reactor 1 Brick lining 1,5 768,7
Van 1 CS 1 15,95
Tháp tách 1 CS 1 681,5
Tháp chưng 1 CS 1 15,95
cất

∑ =

7,48 × (1,5 ( ) +3×( ) +2×( ) +2×( ) ) × 130.000

=15.641.091,6$

 Tổng chi phí đầu tư

- ∑

- Trong đó : MS index là Marshal Swift index của từng năm , với năm 2018
thì chỉ số này là khoảng 1500 , chỉ số MS của năm 2001 là 1103
- FPI phụ thuộc vào thiết kế quá trình : pha rắn, pha lỏng hoắc hỗn hợp pha
rắn-lỏng

Qúa trình FPI


Pha rắn 1,85
Pha lỏng 2
Pha hỗn hợp rắn-lỏng 2,15

22
- Với quá trình sản xuất MeOH thì lựa chọn quá trình sản xuất pha lỏng,có
FPI=2,15

 Tính toán chi phí đầu tư cố định


CDPI =(1+F1+F2)CTBM
Outdoor/indoor Outdoor Outdoor and Indoor
indoor
F1 0,15 0,4 0,8
Plan type Minor additions to Major additionsto Grass-roots plant
existing facilities existing facilities
F2 0,1 0,3 0,8

Trong dự án này, thiết kế nhà máy sản xuất metanol ở ngoài trời (outdoor) và bổ sung
các cơ sở vật chất hiện có (Major additionsto existing facilities) nên lựa chọn F1=0,15
và F2=0,3

CDPI = (1 + 0,15 + 0,3) ×45732112,7 = 66331563,4$

- Dự tính tổng mức đầu tư

CTPI = 1,5 ×66331563,4 = 99467345,12$

CTCI = 1,15 ×99467345,12 = 114.387.446,9$

23
 Tính ROI
- Giả sử TCI sau 10 năm thu hồi vốn hoàn toàn:
Ta có AE= tiền bán-nguyên liệu-CTCI/10
AE=(3,3-14*0,0625-1,375*0,036)*130.000.000-11.438.744,6=297.376.255,4$
Cấu tử CO2 H2
Lưu lượng mol(kmol/h) 1311,25 3933,75
Lưu lượng dòng(kg/h) 57695 7867,5
Số kg tiêu thụ trên 1 năm 484.638.000 66.087.000
Chi phí($) 17.446.968 925.218.000
Tổng($) 942.664.968

ROI= =28,13%

24
PHẦN 4: TỔNG KẾT

 Những phần đạt được:


 Thiết kế và mô phỏng thành công trên hysys theo đúng yêu cầu về độ
tinh khiết cũng như công suất .
 Đưa ra các thông số làm việc cho từng thiết bị tương đối chính xác, hiệu
quả thu hồi MeOH cao.
 Hiểu rõ về vai trò sử dụng mô phỏng thông qua từng thiết bị trong quá
trình.
 Kết quả tính toán kinh tế:
 Tổng TCI đầu tư về thiết bị và nguyên liệu tính tương đối
khoảng114.387.446,9$ , khả năng thu hổi vốn đạt 28%/ năm.
 Những phần chưa đạt được:
 Chưa sizing được thiết bị phản ứng
 Chưa tìm ra phương pháp tối ưu kinh tế
 Kiến nghị
 Kính mong thầy hỗ trợ giúp tính toán các thông số về thiết bị cũng như
việc tối ưu kinh tế năng lượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm, tập 4 GS.TSKH
Nguyễn Bin, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật, 2004
2.Công nghệ chế biến khí tự nhiên và khí đồng hành, Nguyễn Thị Minh Hiền,
Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật,2004
3. Small Scale Methanol Production by M.L. de Jong.
4. Bài giảng Công nghệ hóa dầu và chế biến polime, TS Nguyễn Thị Linh
25
26

You might also like