Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 98

Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
Với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, việc phát triển các cơ sở
hạ tầng là một vấn đề cấp thiết, đặc biệt ở các thành phố lớn thì vấn đề xây dựng cơ
sở hạ tầng càng trở lên cấp bách.
Thành phố Hà Nội là một trong những thành phố lớn và phát triển của nước
ta. Đi đôi với sự phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng của thành phố ngày càng
được hoàn thiện và hiện đại. Nhiều khu đô thị, văn phòng, nhà cao tầng, cầu, đường
được xây dựng trên khắp địa bàn Hà Nội. Để xây dựng được các công trình như
vậy đòi hỏi phải có sự khảo sát, thiết kế, thi công một cách khoa học giữa các
ngành như Địa chất công trình, Xây dựng dân dụng, Kiến trúc.
Nhằm mục đích cho sinh viên ra trường được trang bị và hiểu biết về nghề
nghiệp, sinh viên cuối khóa chúng em được trường Đại học Mỏ - Địa chất, khoa
Địa chất, bộ môn Địa chất công trình cho phép đi thực tập tốt nghiệp và tiến hành
làm đồ án tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập em đã tiến hành thu thập tài liệu
phục vụ cho việc viết đồ án tốt nghiệp của mình.
Kết thúc đợt thực tập tốt nghiệp, được sự đồng ý của khoa Địa chất và bộ
môn Địa chất công trình em được giao nhiệm vụ viết đồ án tốt nghiệp dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo KS. Dương Văn Bình với đề tài:
“Đánh giá điều kiện Địa chất công trình khu nhà CT2 thuộc khu tổ hợp
thương mại MIC TOWER PLAZA, D47 Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội ở giai đoạn
khảo sát sơ bộ. Thiết kế khảo sát ĐCCT cho công trình trên ở giai đoạn thiết kế
kỹ thuật - thi công, với thời gian thi công phương án là 2 tháng.”
Với sự nỗ lực của bản thân cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng
dẫn và các Thầy, Cô giáo trong bộ môn địa chất công trình, sau gần ba tháng tôi đã
hoàn thành đồ án của mình đúng thời hạn với nội dung như sau:

Sinh viên: Phạm Văn Chung 1 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Mở đầu
Phần I: Phần chung và chuyên môn
Chương 1: Điều kiện địa lý tự nhiên, dân cư kinh tế, giao thông khu vực Hà Nội
Chương 2: Đặc điểm trầm tích Đệ tứ - Địa chất thủy văn khu vực nghiên cứu
Chương 3: Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu xây dựng
Chương 4: Dự báo các vấn đề địa chất công trình
Phần II: Phần thiết kế và tổ chức thi công
Chương 1: Thiết kế các phương án khảo sát địa chất công trình
Chương 2: Tổ chức sản xuất và dự toán chi phí khảo sát
Kết luận
Ngoài ra còn có các phụ lục kèm theo:
- Sơ đồ trầm tích Đệ tứ vùng Hà Nội tỷ lệ 1/50.000.
- Sơ đồ bố trí các công trình thăm dò.
- Mặt cắt địa chất công trình.
- Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất đá.
- Sơ đồ tính toán thiết kế móng.
- Sơ đồ tính toán tường cừ.
Tuy đã hoàn thành đồ án đúng thời hạn cho phép, nhưng do kiến thức của bản
thân còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi những sai
sót trong khi làm đồ án. Tôi rất mong được sự nhận xét, góp ý và đánh giá của các
thầy cô giáo trong bộ môn cũng như các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Phạm Văn Chung 2 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

PHẦN I

PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN

Sinh viên: Phạm Văn Chung 3 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC HÀ NỘI

Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là thành phố lớn thứ hai Việt Nam với dân số
6,233 triệu người. Thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, sau đợt mở rộng địa giới
hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay có diện tích 3.324,92 km², gồm
một thị xã, 10 quận và 18 huyện ngoại thành. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Hà Nội cũng là một
trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống,
những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn. Nhưng cũng
giống như Thành phố Hồ Chí Minh, việc dân số tăng quá nhanh cùng quá trình đô
thị hóa không được quy hoạch tốt đó khiến Hà Nội trở thành một thành phố chật
chội, ôi nhiễm và giao thông nội ô thường xuyên ùn tắc. Nhiều di sản kiến trúc của
thành phố đang dần biến mất, thay thế bởi những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên
khắp các con phố. Hà Nội cũng là một thành phố phát triển không đồng đều với
nhiều khu vực ngoại thành lạc hậu, nơi người dân vẫn chưa có được những điều
kiện sinh hoạt thiết yếu.

1. Vị trí địa lý.

Nằm trong vùng trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí
từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với
các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc
Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau
đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích
3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu
ngạn.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 4 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

2. Đặc điểm địa hình.

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông
với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp,
ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà,
hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn
thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao
1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m...
Khu vực nội ô thành phố cũng có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi

3. Thủy văn.

Thành phố Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà, hai con sông lớn của
miền Bắc:
Sông Hồng dài 1.183 km, bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc, chảy vào Hà
Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp
Hưng Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần
ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam.
Sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở
phía Bắc thành phố, khu vực huyện Ba Vì.
Ngoài hai con sông lớn kể trên, qua địa phận Hà Nội còn nhiều con sông khác
như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ... Nhiều con sông nhỏ cũng
chảy trong khu vực nội đô, như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu... trở thành những
đường tiêu thoát nước thải của thành phố.
Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các
dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500
ha, đóng vai trò quan trọng trong khu cảnh đô thị, ngày nay được bao quanh bởi
nhiều khách sạn, biệt thự. Hồ Gươm nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố, khu

Sinh viên: Phạm Văn Chung 5 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội. Trong khu vực nội đô
có thể kể tới những hồ nổi tiếng khác như Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ...
Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội như Kim Liên, Liên
Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn...

4. Khí hậu.

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới
gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.Thuộc vùng nhiệt
đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt
độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung
bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay
đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9,
kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau
là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Cùng với hai thời kỳ
chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và
đông.
Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thường. Vào tháng 5 năm
1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8°C. Tháng 1 năm 1955,
nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7°C. Đầu tháng 11 năm 2008, một trận mưa kỷ lục
đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung khiến 18 cư dân Hà Nội thiệt mạng và
gây thiệt hại cho thành phố khoảng 3.000 tỷ đồng.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 6 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Bảng 1.1 Các yếu tố khí hậu bình quân của Hà Nội

Các yếu tố khí hậu bình quân của Hà Nội


Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ
trung bình 19 19 22 27 31 32 32 32 31 28 24 22
cao (66) (67) (72) (80) (87) (90) (90) (89) (88) (82) (76) (71)
°C (°F)
Nhiệt độ
trung bình 14 16 18 22 25 27 27 27 26 23 19 16
thấp (58) (60) (65) (71) (77) (80) (80) (80) (78) (73) (66) (60)
°C (°F)
Lượng
mưa 20.1 30.5 40.6 80 195. 240 320 340 254 100.3 40.6 20.3
mm
(Nguồn: The Weather Channelvà Asia for Visitors27 tháng 12 năm 2008)

5. Dân cư.

Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà
Nội có 6,233 triệu dân. So với con số 3,4 triệu vào cuối năm 2007, dân số thành
phố đó tăng 1,8 lần và Hà Nội cũng nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế
giới.
Mật độ dân số Hà Nội hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành
chính, không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành.Trên toàn thành
phố, mật độ dân cư trung bình 1.875 người/km² nhưng tại quận Đống Đa, mật độ
lên tới 35.341 người/km². Trong khi đó, ở những huyện như ngoại thành như Sóc
Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000 người/km. Về cơ cấu dân số, theo số
liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây khi đó chủ yếu là người Kinh,
chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm
2006, cũng trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây, cư dân đô thị chiếm tỷ lệ 41,1% và cư
Sinh viên: Phạm Văn Chung 7 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52
Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

dân nông thôn là 58,1%, tỷ lệ nữ chiếm 50,7% và nam là 49,3%. Toàn thành phố
hiện nay còn khoảng 2,5 triệu cư dân sinh sống nhờ sản xuất nông nghiệp.

6. Kinh tế.

Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài nhiều nhất. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước
ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Bên cạnh
những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp
tư nhân đó đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp cùa thành phố. Ngoài ra,
15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các
doanh nghiệp tư nhân đó đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22%
ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.

7. Giao thông.

Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên
cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam
tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và
đường sắt.
Giao thông đường không, ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm
khoảng 35 km, thành phố còn có sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc huyện Gia
Lâm. Từng là sân bay chính của Hà Nội những năm 1970, hiện sân bay Gia Lâm
chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch. Hà
Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên
vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu. Các bến xe Phía Nam,
Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa
đi khắp quốc gia theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam, quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc,

Sinh viên: Phạm Văn Chung 8 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng, quốc lộ
5A đi Hải Phòng, Quảng Ninh, quốc lộ 6 đi Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, quốc lộ
32 đi Phú Thọ... Giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan
trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm
Tử Quan đi Phả Lại.
Trong nội ô, các con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ tầng đô
thị thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn, đặc biệt là xe máy và
ý thức chưa tốt của các cư dân thành phố. Trên những đường phố Hà Nội, vỉa hè
thường bị chiếm dụng khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Theo quy
hoạch giao thông Hà Nội được Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt
năm 2008, chi phí cho phần phát triển đường bộ lên tới 100.000 tỷ đồng. Ba tuyến
đường vành đai, 30 tuyến đường trục chính cùng nhiều tuyến phố sẽ được xây dựng
mới hoặc cải tạo lại.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 9 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ


Theo sơ đồ trầm tích Đệ Tứ vùng Hà Nội tỷ lệ 1/50.000 của liên đoàn địa
chất Hà Nội công bố năm 1989 thì trầm tích Đệ Tứ chiếm diện tích khoảng
800km2, có nhiều nguồn gốc khác nhau, được hình thành từ Pleistoxen. Từ các kết
quả xử lý, tổng hợp các kết quả phân tích về thành phần vật chất, cổ sinh, hóa lý
môi trường, địa vật lý (karota lỗ khoan)…cho phép phân chia các phân vị địa tầng
trầm tích Đệ Tứ vùng Hà Nội theo thứ tự mô tả từ dưới lên trên như sau:

Thống Pleistoxen dưới, hệ tầng Lệ Chi (aQ11lc)


Trầm tích hệ tầng Lệ Chi không lộ ra ở trên bề mặt mà bị trầm tích trẻ hơn
phủ lên trên, chỉ quan sát thấy trong các lỗ khoan ở độ sâu từ 45m đến 69m thuộc
các tuyến mặt cắt qua nội thành. Chiều dày hệ tầng biến đổi từ 2,5m đến 24,5m.
Dựa vào các tài liệu karota, thạch học, địa tầng người ta cho rằng có sự phân nhịp
tương đối đều đặn từ hạt thô đến hạt mịn, nó thể hiện rõ nét ở chu kỳ tích tụ aluvi.
Theo thành phần thạch học, cổ sinh trầm tích hệ tầng Lệ Chi được chia ra làm 3 tập
và 1 tập không phân chia adQ gồm tích tụ sườn tích và bồi tích theo thứ tự từ dưới
lên trên như sau:

 Tập không phân chia (adQ):


- Tích tụ bồi tích gồm: cát, bột, sét, sét lẫn ít dăm laterit, sạn thạch anh màu
vàng, nâu, xám nâu.
- Tích tụ sườn tích - lũ tích gồm: tảng, cuội, dăm, sỏi, sạn, cát, bột, sét lẫn lộn
màu nâu gạch.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 10 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

 Tập 1 (dưới): Gồm cuội, sỏi, cát, bột, sét màu xám, nâu xám. Cuội chủ yếu là
thạch anh, silic, ít cuội đá vôi, kích thước từ 2-3cm, ít cuội kích thước từ 3-
5cm. Độ mài mòn tốt và rất tốt, bề dày tập khoảng 10m, nằm ngay trên tầng
trầm tích Vĩnh Bảo (N2vb).
 Tập 2 (giữa): Thành phần gồm cát hạt nhỏ, cát bột màu xám, xám vàng. Thành
phần khoáng khá đơn giản: thạch anh chiếm 90-97%, còn lại là các khoáng vật
khác. Độ mài mòn và chọn lọc của trầm tích tốt. Chiều dày của tập khoảng 3,5
đến 10m.
 Tập 3(trên): Gồm bột, sét, cát màu xám vàng, xám đen, độ mài mòn và chọn lọc
kém. Trong tập này đôi chỗ có lẫn ít bùn thực vật, thâm chí có cả thực vật chưa
phân hủy hết. Tập này có chiều dày khoảng 0,2 đến 4,5m.

Nhìn chung tầng Lệ Chi chỉ quan sát thấy trong các lỗ khoan ở vùng đồng
bằng Hà Nội. Sự thành tạo của nó có liên quan đến quá trình bóc mòn, xâm thực và
rửa trôi.

Thống Pleistoxen giữa - trên, hệ tầng Hà Nội (a,ap,Q12hn)


Hệ tầng này chỉ gặp ở phía đông nam thành phố, có nguồn gốc tích tụ sông,
sông lũ hỗn hợp và gặp trong hai dạng mặt cắt khác nhau là mặt cắt các vùng phủ
và mặt cắt các vùng lộ. Trong vùng nghiên cứu chỉ gặp mặt cắt vùng phủ, mặt cắt
này gặp hầu hết trong các lỗ khoan ở ven rìa thành phố, độ sâu từ 33,5 đến 69,5m.
Trong thứ tự từ dưới lên, mặt cắt vùng phủ được chia ra làm 3 tập như sau:
 Tập 1(dưới): Gồm cuội lẫn tảng (kích thước từ 7-10cm, có nơi đạt tới 15cm),
sỏi sạn và rất ít bột xen kẽ, độ mài mòn từ kém đến trung bình, chọn lọc tốt. Bề
dày tập từ 10-34m, đây là đối tượng chứa nước phong phú và có chất lượng tốt
cho sinh hoạt và công nghiệp.
 Tập 2(giữa): Gồm sỏi, sạn, cát hạt thô, cát bột màu xám vàng, xám nâu, chủ yếu
là thạch anh và một ít silic, fenspat, có một vài khoáng chất nặng. Độ mài

Sinh viên: Phạm Văn Chung 11 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

mòn và chọn lọc tốt, bề dày tập khoảng 10m.


 Tập 3(trên): Gồm bột, sét có màu nâu, xám vàng, xám đen chứa mùn thực vật,
chiều dày tập khoảng 4m, có tuổi Pleistoxen muộn.

Tổng chiều dày tầng Hà Nội ở vùng phủ khoảng 35-50m.

Thống Pleistoxen trên, hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13vp)


Trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc lộ ra trên diện rộng, trong vùng nghiên cứu lộ ra
ở một số nơi như Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh. Bề mặt của tầng này nằm ở cao độ tuyệt
đối lớn hơn 10m.
Nét đặc trưng của hệ tầng này là trên bề mặt có hiện tượng laterit hóa yếu, có
màu sắc loang lổ dễ nhận biết. Hệ tầng Vĩnh Phúc có sự chuyển đổi nhanh về thành
phần hạt theo không gian từ sét, sét lẫn bụi chuyển thành bụi cát. Tất cả các thành
phần từ thô đến mịn khi lộ ra trên mặt đều bị phong hóa loang lổ, có quan hệ bất
chỉnh hợp với tầng Hải Hưng.
Hệ tầng Vĩnh Phúc có chiều dày khoảng 61m. Qua phân tích mẫu đất đá
người ta thấy rằng hệ tầng này có nguồn gốc lục địa. Theo thành phần thạch học hệ
tầng Vĩnh Phúc chia ra thành 4 tập từ dưới lên trên gồm có:
 Tập 1: Gồm cuội sỏi nhỏ, cát lẫn ít sét bột màu vàng. Thành phần khoáng vật
chủ yếu là thạch anh (trên 90%), còn lại là các khoáng vật khác, cấu tạo phân
lớp đồng hướng và phân chéo, độ mài mòn và chọn lọc trung bình. Chiều dày
tập này khoảng 10m.
 Tập 2: Thành phần cát lẫn bột, cát vàng, thỉnh thoảng có thấu kính sỏi nhỏ, có
màu xám vàng, nâu. Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh. Độ mài mòn
và chọn lọc từ trung bình đến tốt. Chiều dày tập khoảng 33m.
 Tập 3: Thành phần gồm sét kaolin màu xám trắng, sét bột màu xám vàng tích tụ
dạng hồ sót. Chiều dày tập biến đổi từ 2m đến 10m.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 12 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

 Tập 4: Thành phần sét, bột sét màu đen, xám vàng, có nguồn gốc tích tụ đầm
lầy. Hàm lượng sét chiếm từ 12,9% đến 45%. Một số nơi gặp nhiều thấu kính
sỏi nhỏ. Khoáng vật sét chủ yếu là hydromika và kaolinit. Chiều dày tập biến
đổi từ 3m đến 5m.

Thống Holoxen, phụ thống dưới - giữa hệ tầng Hải Hưng (Q21-2hh)
Trầm tích hệ tầng Hải Hưng bao gồm tích tụ hồ - đầm lầy (lbQ21-2hh1), tích tụ
biển (mQ21-2hh2), tích tụ hồ (lQ21-2hh2), tích tụ đầm lầy (bQ21-2hh1). Chúng phân bố
chủ yếu ở phía nam và rải rác ở các vùng phía bắc Hà Nội. Trầm tích hệ tầng Hải
Hưng được chia ra làm 3 phụ hệ tầng như sau:

Phụ hệ tầng dưới (lbQ21-2hh1)


Trầm tích được thành tạo vào thời kỳ biển tiến, phân bố chủ yếu ở phía Đông
Nam thành phố, chúng có nguồn gốc hồ - đầm lầy.Thành phần chủ yếu là sét bột
chứa hữu cơ màu xám, xám đen, nhiều nơi phần trên của trầm tích là lớp than bùn
dày 1- 2m. Trầm tích của tầng này phân bố trực tiếp trên bề mặt bào mòn, bị phong
hóa loang lổ của hệ tầng Vĩnh Phúc, phía trên của tầng trầm tích biến đổi từ 2- 6m
đến trên 20m.

Phụ hệ tầng giữa (l,mQ21-2hh2)


Trầm tích của phụ hệ tầng này gồm hai nguồn gốc khác nhau:
- Trầm tích có nguồn gốc hồ lục địa: có thành phần là sét, bột sét màu xám
vàng, xám xanh, có ít sạn sỏi nhỏ là kết vón axit sắt. Các trầm tích này thường phân
bố trên các trầm tích phụ hệ tầng Hải Hưng dưới. Bề dày trầm tích biến đổi từ 2-
4m.Trong thành phần có chứa tảo nước ngọt.
- Trầm tích nguồn gốc biển: Có thành phần chủ yếu là sét bột màu xám xanh,
xanh lơ, ở đáy có ít mùn thực vật. Trong thành phần có chứa hóa thạch biển.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 13 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Phụ hệ tầng trên (bQ21-2hh3)


Trầm tích phụ hệ tầng này có nguồn gốc đầm lầy sau biển tiến và hầu như
không gặp trong khu vực nội thành Hà Nội. Thành phần là trầm tích sét bột, có ít
cát màu đen chứa than bùn, thực vật bị bùn hóa phân hủy kém, trong trầm tích có
chứa tảo nước ngọt và hóa thạch biển. Diện lộ ít, chủ yếu bị che phủ bởi các bồi
tích của hệ tầng Thái Bình, chiều dày biến đổi từ 0,5 - 4m.

Thống Holoxen trên, hệ tầng Thái Bình (aQ23tb)


Các trầm tích hệ tầng Thái Bình là những trầm tích trẻ nhất vùng và phân bố
đều trên bề mặt nghiên cứu, chúng có nguồn gốc bồi tích sông và được chia làm 2
phụ hệ tầng.

Phụ hệ tầng dưới (aQ23tb1)


Trầm tích của phụ hệ tầng có diện phân bố rộng, chiều dày 30m. Trầm tích
của phụ hệ tầng được chia ra làm 4 tập, theo sự tăng dần về kích thước hạt, từ dưới
lên trên gồm:
- Tập 1: Thành phần là cuội sỏi, cát lẫn ít bột sét màu xám nâu nhạt, bề dày
của tập thay đổi từ 3-18m.
- Tập 2: Thành phần là cát bột màu nâu, xám nhạt lẫn ít mùn thực vật, bề dày
của tập thay đổi từ 1- 3m.
- Tập 3: Thành phần là bột sét lẫn ít mùn thực vật, màu xám, bề dày thay đổi
từ 1- 3m.
- Tập 4: Trầm tích tập này có nguồn gốc hồ, đầm lầy. Thành phần trầm tích là
sét lẫn ít mùn thực vật màu nâu xám, có chứa di tích ốc xoắn hiện đại. Tập này dày
khoảng 1m và rất hiếm trong khu vực nghiên cứu.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 14 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Phụ hệ tầng trên (aQ23tb2)


Các trầm tíchcủa phụ hệ tầng trên có nguồn gốc aluvi hiện đại, phân bố
trong khu vực bãi bồi và hướng lòng sông. Trầm tích của hệ tầng được chia làm
2 tập:
- Tập 1: Thành phần là cuội sỏi, cát lẫn ít bột sét màu vàng xám, bề dày tập
biến đổi từ 3-10m.
- Tập 2: Thành phần là bột sét màu nâu nhạt chứa ốc trai nước ngọt và mùn
thực vật. Khoáng vật sét chủ yếu là kaolinit, hidromika và clorit, bề dày của tầng
biến đổi từ 2-5m.

2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN


Với mục đích nghiên cứu phục vụ cho công tác khảo sát địa chất công trình,
trong chương này chỉ đề cập đến phức hệ chứa nước trầm tích Đệ tứ. Dựa vào
thành phần thạch học, nguồn gốc thành tạo, mức độ phức tạp của đất đá, đặc điểm
thuỷ lực và mức độ chứa nước có thể chia ra thành hai tầng chứa nước theo thứ tự
từ dưới lên trên như sau:

1. Tầng chứa nước Holoxen (qh).

Trầm tích tầng chứa nước Holoxen phân bố hầu như toàn bộ khu vực Hà Nội,
nước dưới đất phần lớn chứa trong cát pha, cát có nguồn gốc aluvi hệ tầng Thái
Bình, đáy cách nước của tầng là sét, sét pha của tầng Vĩnh Phúc. Nước có áp lực
khoảng 0,02 – 0,03 kG/cm2, hệ số thấm K = 0,8 – 2,5 m/ng.đ, lưu lượng nước đo
được trong các hố khoan khoảng 1,3 – 1,8 l/s. Động thái của nước không ổn định,
không dao động theo mùa và theo động thái của nước sông Hồng. Chiều sâu mực
nước ổn định từ 1,2 – 1,5m. Đặc tính hoá học của nước khá tốt, nước trong, không
mùi vị và không áp. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nứơc mặt. Thành phần
hoá học của nước được biểu diễn bằng công thức CuốcLốp như sau:

Sinh viên: Phạm Văn Chung 15 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

2
HCO 3 71Cl28,5
M 0,4 CO 4,4 pH7,2
(Na  K) 54 Ca 23Mg 21

Tên nước: Bicacbonat – Clorua – Natri.


Độ cứng tạm thời: 6,5 mgđl/l.
Độ cứng vĩnh cửu: 1,57 mgđl/l.
Hàm lượng CO2 ăn mòn: 13,9 mg/l.
Hàm lượng CO2 tự do: 1,6 mg/l.

2. Tầng chứa nước Pleixtoxen (qp).


Tầng chứa nước này có thành phần chủ yếu là sạn sỏi, cuội nhỏ lẫn ít cát
mầu xám vàng thuộc hệ tầng Hà Nội và hệ tầng Lệ Chi, đây là tầng chứa nước có
áp. Tầng này có hệ số thấm khá cao, ở một số nơi K = 4 – 5m/ng.đ, lưu lượng
nước khá lớn do có quan hệ trực tiếp với nước sông Hồng và một số sông lớn
khác
Loại hình hoá học của nước là sunfat – natri – canxi – kali.
Tổng độ khoáng hoá: M = 0,1 – 1 g/l.
Nhiệt độ: T = 20 – 24oC.
Độ pH = 6 – 7.
Thành phần hoá học của nước được biểu diễn dưới dạng công thức CuốcLốp
như sau:
HCO 3 53Cl 42 o
M 0,64 T23 C
(Na  K) 65 Ca 30

Tên nước là: Bicacbonat – Clorua – Natri – Canxi.


Đây là tầng chứa nước phong phú đang được khai thác để phục vụ cho ăn
uống, sinh hoạt tại Hà Nội. Nước trong, không mùi vị, không có tính ăn mòn
bêtông.
Sinh viên: Phạm Văn Chung 16 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52
Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
KHU XÂY DỰNG

Công trình nhà CT2 thuộc khu tổ hợp thương mại MIC TOWER PLAZA tại
D47, Mễ Trì, Từ Liêm, TP Hà Nội, có quy mô 40 tầng với 03 tầng hầm.
Đây là công trình nhà dân dụng cao tầng nên chủ yếu công trình chịu tải trọng
do bản thân công trình. Ngoài ra, công trình còn chịu lực đẩy do gió và tải trọng
động khi công trình đi vào hoạt động.
Đặc điểm kết cấu chủ đạo của công trình là khung cột và lõi cứng bằng BTCT
đổ toàn khối.
Trị số biến dạng cho phép của móng công trình (Theo TCXD45 : 1978)
- Độ lún tuyệt đối trung bình và lớn nhất : 8 cm.
- Độ lún lệch tương đối : 0.001cm

3.1. Vị trí địa lý, địa hình khu xây dựng


Công trình: MIC TOWER PLAZA tại D47, Mễ Trì, Từ Liêm, TP Hà Nội, có
vị trí được giới hạn như sau:
+ Phía Đông Bắc giáp với đường Lương Thế Vinh.
+ Phía Đông Nam giáp đường Lê Văn Lương.
+ Các phía còn lại giáp với khu dân cư và khu vực đất nông nghiệp xã Mễ Trì.
Khu đất gồm 2 phần bị phân cách bởi đường Lê Văn Lương.
Hiện trạng của khu vực khảo sát có địa hình tương đối bằng phẳng và cao độ
biến đổi không nhiều. Do vị trí dự kiến xây dựng công trình nằm tiếp giáp với
đường Lê Văn Lương và đường Lương Thế Vinh nên thuận lợi cho việc thi công
cũng như vận chuyển máy móc thiết bị vào công trường.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 17 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

3.2. Đặc điểm địa tầng, tính chất cơ lý các lớp đất.
Căn cứ theo các tài liệu thu thập được trong quá trình khoan khảo sát ngoài
hiện trường, thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) và kết quả phân tích thí nghiệm
các chỉ tiêu cơ lý của các mẫu đất trong phòng thí nghiệm, trong phạm vi chiều
sâu các hố khoan khảo sát thì nền đất trong khu vực dự án được chia thành 8 lớp
và có thể tính được sức chịu tải quy ước (R o) và modun tổng biến dạng (Eo) như
sau:
* Modun tổng biến dạng E0
E0 được xác định theo công thức:
𝟏+ 𝒆𝟎
E0 =β 𝒎𝒌 (3-1)
𝒂𝟏−𝟐
Trong đó:
eo – là hệ số rỗng ban đầu.
a1-2 – là hệ số nén lún ứng với cấp áp lực trong khoảng P = 1 kG/cm2 và
P = 2 kG/cm2.
 - là hệ số liên quan đến biến dạng ngang, được lấy như sau:
 = 0,8 đối với cát  = 0,74 đối với cát pha
 = 0,62 đối với sét pha  = 0,4 đối với sét
mk – là hệ số chuyển đổi môđun tổng biến dạng trong phòng sang môđun tổng
biến dạng bằng phương pháp tải trọng tĩnh ngoài hiện trường. Với đất có trạng thái
từ dẻo chảy đến chảy thì mk = 1. Đất có trạng thái từ dẻo mềm đến cứng thì mk
được xác định theo bảng 3.1

Sinh viên: Phạm Văn Chung 18 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Bảng 3.1. Hệ số mk
mk ứng với e
Loại đất
0,45 0,55 0,65 0,75 0,85 0,95 1,05
Cát pha 4,0 4,0 3,5 3,0 2,0 - -
Sét pha - 5,0 4,5 4,0 3,0 2,5 2,0
Sét - - 6,5 6,0 5,5 5,0 4,5

* Sức chịu tải quy ước Ro.


Ro được tính theo công thức sau:
Ro = m.[( A.b + B.h).+ C.D] ( kG/cm2 ) (3-2)
Trong đó:
- m: là hệ số điền kiện làm việc. Với đất yếu bão hoà nước lấy m < 1, còn
trong các trường hợp khác lấy m = 1.
- A, B, D: là các hệ số được tra bảng phụ thuộc vào , C.
- b: là chiều rộng móng quy ước, lấy bằng 100 cm.
- h: là chiều sâu móng quy ước, lấy bằng 100 cm.
- C:là lực dính của đất dưới đáy móng ( kG/cm2 ).
- : là khối lượng thể tích tự nhiên của đất ( kG/cm3 ).
* Đối với đất hạt thô ta có thể xác định R o bằng cách tra theo tiêu chuẩn xây
dựng 45 – 78.
- Modun tổng biến dạng (E0) được tính theo công thức của T.P.Tassios,
A.G.Anagnostoponlos:
E0 = a + C.(6+N) KG/cm2 (3-3)
Trong đó:
a: là hệ số; a=40 khi N > 15 và a=0 khi N < 15 (N – là giá trị SPT của lớp đất);
C: hệ số phụ thuộc vào loại đất xác định theo bảng sau:

Sinh viên: Phạm Văn Chung 19 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Bảng 3.3. Bảng tra hệ số C


Tên đất Đất loại Cát mịn Cát vừa Cát to Cát lẫn Sỏi sạn
sét sạn sỏi lẫn cát
Hệ số C 3 3,5 4,5 7 10 12

Từ đó ta có thể sơ bộ phân chia địa tầng và có các chỉ tiêu cơ lý của các lớp
đất đá như sau:
Lớp 1. Đất san lấp và trồng trọt, sét pha, phế thải, thành phần và trạng thái
không đồng nhất.
Lớp này gặp ở tất cả các hố khoan khảo sát.Lớp có bề dày dao động từ
0.7m (HK4)  1.1m (HK5). Thành phần gồm: Cát, sét pha lẫn gạch vỡ, phế thải
nhiều thành phần....Do thành phần và trạng thái không đồng nhất nên không lấy
mẫu thí nghiệm.

Lớp 2. Đất sét, màu xám nâu, xám vàng, trạng thái dẻo cứng.
Lớp đất 2 nằm ngay dưới lớp đất san lấp bề mặt và gặp ở tất cả các hố
khoan khảo sát. Độ sâu mặt lớp biến đổi từ 0.7m (HK4)  1.1m (HK7), độ sâu
đáy lớp biến đổi từ 2.6m (HK4)  5.0m (HK3), bề dày lớp biến đổi từ 1.9m
(HK4)  4.1m (HK3). Thành phần là sét, màu xám nâu, xám vàng, trạng thái dẻo
cứng
Kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ lý của 06 mẫu đất nguyên dạng cho các giá trị
như sau:

Sinh viên: Phạm Văn Chung 20 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Bảng 3.2. Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của đất lớp 2
STT Chỉ tiêu Kí hiệu Đơn vị Giá trị trung
bình
1 Thành phần hạt P %
< 0.005 30.8
0.01÷0.005 16.8
0.05 ÷ 0.01 41.0
0.1 ÷ 0.05 9.4
0.25 ÷ 0.1 1.5
0.5 ÷ 0.25 0.5
2 Độ ẩm tự nhiên W % 26.0
3 Khối lượng thể tích tự nhiên γw g/cm3 1.93
4 Khối lượng thể tích khô γc g/cm3 1.54
5 Khối lượng riêng γs g/cm3 2.71
6 Hệ số rỗng e0 - 0.767
7 Độ lỗ rỗng n % 43.4
8 Độ băo hoà G % 91.9
9 Độ ẩm giới hạn chảy Wl % 39.0
10 Độ ẩm giới hạn dẻo Wp % 21.9
11 Chỉ số dẻo Ip % 17.2
12 Độ sệt Is - 0.24
13 Lực dính kết (cắt phẳng) C kG/cm2 0.246
14 Góc ma sát trong (cắt phẳng) φ độ 15o14’
15 Hệ số nén lún a1-2 cm2/kG 0.027
16 Cường độ chịu tải quy ước R0 kG/cm2 1.71
17 Mô đun tổng biến dạng E0 kG/cm2 140.8
18 Trị số SPT trung bình N30TB Búa 8

Sinh viên: Phạm Văn Chung 21 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

- Áp lực tính toán quy ước Ro:


+Với φ = 15o14’ → A = 0,28 ; B = 2,34 ; D = 4,9
Thay vào công thức (3-2) ta có : Ro = 1,71 (kG/cm2)
- Mô đun tổng biến dạng:
+ Với β = 0,4 ; mk = 6
Thay vào công thức (3-1) ta có : Eo = 140,8 (kG/cm2)

Lớp 3. Đất sét pha, lẫn hữu cơ, màu xám ghi, xám đen, trạng thái dẻo mềm.
Lớp đất 3 này phân bố rộng khắp trong khu vực khảo sát và gặp ở tất cả các hố
khoan. Độ sâu mặt lớp biến đổi từ 2,6m (HK4)  5,0m (HK3), độ sâu đáy lớp biến
đổi từ 15,5m (HK3)  23,5m (HK4), bề dày lớp biến đổi từ 10,5m (HK3)  20,9m
(HK4).Thành phần là sét pha, lẫn hữu cơ, màu xám ghi, xám đen, trạng thái dẻo
mềm. Trên mặt cắt cũng thấy sự thay đổi bề dày rất mạnh và có xu hướng tăng dần
bề dày theo hướng từ bắc xuống nam.
Trong lớp này đã lấy 12 mẫu đất nguyên dạng, kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ
lý cho các giá trị như sau:
Bảng 3.3. Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của đất lớp 3
STT Chỉ tiêu Kí hiệu Đơn vị Giá trị
trung bình
1 Thành phần hạt P %
< 0.005 22.1
0.01÷0.005 14.3
0.05 ÷ 0.01 46.5
0.1 ÷ 0.05 12.8
0.25 ÷ 0.1 2.9
0.5 ÷ 0.25 1.5
2 Độ ẩm tự nhiên W % 44.4

Sinh viên: Phạm Văn Chung 22 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

3 Khối lượng thể tích tự nhiên γw g/cm3 1.72


4 Khối lượng thể tích khô γc g/cm3 1.19
5 Khối lượng riêng γs g/cm3 2.68
6 Hệ số rỗng e0 - 1.253
7 Độ lỗ rỗng n % 55.6
8 Độ băo hoà G % 95.1
9 Độ ẩm giới hạn chảy Wl % 48.2
10 Độ ẩm giới hạn dẻo Wp % 35.2
11 Chỉ số dẻo Ip % 13.0
12 Độ sệt Is - 0.71
13 Lực dính kết (cắt phẳng) C kG/cm2 0.122
14 Góc ma sát trong (cắt phẳng) φ độ 7o28’
15 Hệ số nén lún a1-2 cm2/kG 0.064
16 Cường độ chịu tải quy ước R0 kG/cm2 0.78
17 Mô đun tổng biến dạng E0 kG/cm2 45.9
18 Trị số SPT trung bình N30TB Búa 5

- Áp lực tính toán quy ước Ro:


+Với φ = 7o28’ → A = 0,13 ; B = 1,52 ; D = 3,89
Thay vào công thức (3-2) ta có : Ro = 0,78 (kG/cm2)
- Mô đun tổng biến dạng:
+ Với β = 0,62 ; mk = 2
Thay vào công thức (3-1) ta có : Eo = 45,9 (kG/cm2)

Sinh viên: Phạm Văn Chung 23 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Lớp 4. Đất cát pha, màu xám nâu, xám ghi, trạng thái dẻo.
Lớp đất 4 chỉ gặp ở hố khoan HK3. Chiều sâu phân bố lớp từ 15,5m đến
28,0m, bề dày lớp là 12,5m. Thành phần là cát pha, xen kẹp sét pha, màu xám nâu,
xám ghi, trạng thái dẻo.
Kết quả thí nghiệm ngoài trời và kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ lí của 04 mẫu
đất nguyên dạng cho các giá trị như sau:
Bảng 3.4. Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của đất lớp 4
STT Chỉ tiêu Kí hiệu Đơn vị Giá trị
trung bình
1 Thành phần hạt P %
< 0.005 7.7
0.01÷0.005 15.2
0.05 ÷ 0.01 46.0
0.1 ÷ 0.05 17.2
0.25 ÷ 0.1 6.9
0.5 ÷ 0.25 4.7
1.0 ÷ 0.5 2.3
2 Độ ẩm tự nhiên W % 29.9
3 Khối lượng thể tích tự nhiên γw g/cm3 1.85
4 Khối lượng thể tích khô γc g/cm3 1.43
5 Khối lượng riêng γs g/cm3 2.69
6 Hệ số rỗng e0 - 0.890
7 Độ lỗ rỗng N % 47.1
8 Độ băo hoà G % 90.4
9 Độ ẩm giới hạn chảy Wl % 31.9
10 Độ ẩm giới hạn dẻo Wp % 26.3
11 Chỉ số dẻo Ip % 5.6
12 Độ sệt Is - 0.64
13 Lực dính kết (cắt phẳng) C kG/cm2 0.126

Sinh viên: Phạm Văn Chung 24 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

14 Góc ma sát trong (cắt phẳng) φ độ 16o54’


15 Hệ số nén lún a1-2 cm2/kG 0.031
16 Cường độ chịu tải quy ước R0 kG/cm2 1.16
17 Mô đun tổng biến dạng E0 kG/cm2 94.8
18 Trị số SPT trung bình N30TB Búa 15

- Áp lực tính toán quy ước Ro:


+Với φ = 16o54’ → A = 0,3 ; B = 2,44 ; D = 5,01
Thay vào công thức (3-2) ta có : Ro = 1,16 (kG/cm2)
- Mô đun tổng biến dạng:
+ Với β = 0,74 ; mk = 2
Thay vào công thức (3-1) ta có : Eo = 94,8 (kG/cm2)

Lớp 5. Cát hạt mịn, màu xám tro, xám ghi, kết cấu chặt vừa.
Lớp này gặp ở tất cả các hố khoan khảo sát, tuy nhiên lớp 5 có xu hướng giảm
dần bề dày theo hướng từ bắc xuống nam.Độ sâu mặt lớp biến đổi từ 20.2m (HK5)
 28.0m (HK3), độ sâu đáy lớp biến đổi từ 33.7m (HK4)  28.3m (HK5), bề dày
lớp biến đổi từ 4.8m (HK3)  10.2m (HK4).Thành phần là cát mịn, màu xám tro,
xám ghi, kết cấu chặt vừa.
Kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ lý của 08 mẫu đất không nguyên dạng cho
các giá trị như sau:
Bảng 3.5.Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của đất lớp 5
Giá trị
STT Chỉ tiêu Kí hiệu Đơn vị
Trung bình
1 Thành phần hạt P %
<0.1 18.6
0.25 ÷ 0.1 60.8

Sinh viên: Phạm Văn Chung 25 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

0.5 ÷ 0.25 14.7


1.0 ÷ 0.5 5.4
2.0 ÷ 1.0 0.6
2 Khối lượng riêng γs g/cm3 2.67
3 Góc nghỉ khi khô ac độ 35o29’
4 Góc nghỉ khi ướt aw độ 27o23’
5 Hệ số rỗng max emax - 0.670
6 Hệ số rỗng min emin - 1.052
7 Cường độ chịu tải quy ước R0 kG/cm2 1.5
8 Mô đun tổng biến dạng E0 kG/cm2 134.5
9 Số búa trung bình N30TB Búa 21

Áp lực tính toán quy ước Ro được tra theo TCXD 45-78
- Áp lực tính toán quy ước Ro: Ro = 1,5(kG/cm2)
- Mô đun tổng biến dạng Eo:
Với N = 21 búa, a = 40, C = 3,5
Thay vào công thưc (3-3) ta được Eo= 134,5 (kG/cm2)

Lớp 6. Đất sét pha, màu xám ghi, xám đen, trạng thái dẻo mềm.
Lớp này gặp ở tất cả các hố khoan khảo sát. Độ sâu mặt lớp biến đổi từ 28.3m
(HK5)  33.7m (HK4), độ sâu đáy lớp biến đổi từ 37.0m (HK5)  38.7m (HK3),
bề dày lớp biến đổi từ 4.3m (HK4)  8.7m (HK5). Thành phần là sét pha, màu xám
ghi, xám đen, đôi chỗ lẫn hữu cơ, trạng thái dẻo mềm.
Kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ lý của 04 mẫu đất nguyên dạng, cho các giá trị
như sau:

Sinh viên: Phạm Văn Chung 26 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Bảng 3.6. Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của đất lớp 6
STT Chỉ tiêu Kí hiệu Đơn vị Giá trị
trung bình
1 Thành phần hạt P %
< 0.005 23.0
0.01÷0.005 16.4
0.05 ÷ 0.01 34.0
0.1 ÷ 0.05 12.7
0.25 ÷ 0.1 7.5
0.5 ÷ 0.25 4.1
0.1 ÷ 0.5 2.4
2 Độ ẩm tự nhiên W % 44.9
3 Khối lượng thể tích tự nhiên γw g/cm3 1.69
4 Khối lượng thể tích khô γc g/cm3 1.17
5 Khối lượng riêng γs g/cm3 2.69
6 Hệ số rỗng e0 - 1.295
7 Độ lỗ rỗng n % 56.3
8 Độ băo hoà G % 93.2
9 Độ ẩm giới hạn chảy Wl % 49.1
10 Độ ẩm giới hạn dẻo Wp % 34.9
11 Chỉ số dẻo Ip % 14.2
12 Độ sệt Is - 0.71
13 Lực dính kết (cắt phẳng) C kG/cm2 0.127
14 Góc ma sát trong (cắt phẳng) φ độ 7o19’
15 Hệ số nén lún a1-2 cm2/kG 0.061
16 Cường độ chịu tải quy ước R0 kG/cm2 0.73
17 Mô đun tổng biến dạng E0 kG/cm2 48.15
18 Trị số SPT trung bình N30TB Búa 12

Sinh viên: Phạm Văn Chung 27 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

- Áp lực tính toán quy ước Ro:


+Với φ = 7o19’ → A = 0,11 ; B = 1,45 ; D = 3,79
Thay vào công thức (3-2) ta có : Ro = 0,73 (kG/cm2)
- Mô đun tổng biến dạng:
+ Với β = 0,62 ; mk = 2
Thay vào công thức (3-1) ta có : Eo = 48,15 (kG/cm2)

Lớp 7. Cát lẫn sỏi, màu xám ghi, xám vàng, kết cấu chặt.
Lớp này gặp hố khoan: HK4 và HK5. Độ sâu mặt lớp biến đổi từ 37.0m
(HK5)  38.0m (HK4), độ sâu đáy lớp biến đổi từ 38.6m (HK5)  41.5m (HK4), bề
dày lớp biến đổi từ 1.6m (HK6)  3.2m (HK2). Thành phần là cát lẫn sỏi, sạn, màu
xám ghi, xám vàng, kết cấu chặt.
Kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ lý của 03 mẫu đất không nguyên dạng cho các
giá trị như sau:
Bảng 3.7.Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của đất lớp 7
Giá trị
STT Chỉ tiêu Kí hiệu Đơn vị
trung bình
1 Thành phần hạt P %
<0.1 3.7
0.25 ÷ 0.1 7.9
0.5 ÷ 0.25 12.7
1.0 ÷ 0.5 13.0
2.0 ÷ 1.0 16.3
5.0 ÷ 2.0 16.1
10.0 ÷ 5.0 12.1
20.0 ÷ 10.0 9.0
50.0 ÷ 20 9.1

Sinh viên: Phạm Văn Chung 28 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

2 Khối lượng riêng γs g/cm3 2.65


3 Cường độ chịu tải quy ước R0 kG/cm2 4.0
4 Mô đun tổng biến dạng E0 kG/cm2 550
5 Số búa trung bình/ 30cm N30TB Búa 45

Áp lực tính toán quy ước Ro được tra theo TCXD 45-78
- Áp lực tính toán quy ước Ro: Ro = 4,0(kG/cm2)
- Mô đun tổng biến dạng Eo:
Với N = 45 búa, a = 40, C = 10
Thay vào công thức (3-3) ta được: Eo = 550 (kG/cm2)

Lớp 8. Cuội sỏi, cấp phối kém, đa màu, kết cấu rất chặt.
Lớp này gặp ở tất cả các hố khoan từ độ sâu 41.5m(HK4) đến 42.5m
(HK5).Thành phần là cuội sỏi, đa màu, kết cấu rất chặt.Trên mặt cắt thể hiện rõ sự
phân bố và bề dày của các lớp này.
Kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ lý của 04 mẫu đất không nguyên dạng cho các
giá trị như sau:
Bảng 3.8. Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của đất lớp 8
Giá trị
STT Chỉ tiêu Kí hiệu Đơn vị
trung bình
1 Thành phần hạt P %
<0.1 1.9
0.25 ÷ 0.1 1.8
0.5 ÷ 0.25 2.0
1.0 ÷ 0.5 2.6
2.0 ÷ 1.0 3.8
5.0 ÷ 2.0 9.3

Sinh viên: Phạm Văn Chung 29 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

10.0 ÷ 5.0 12.1


20.0 ÷ 10.0 27.4
50.0 ÷ 20.0 38.5
2 Khối lượng riêng γs g/cm3 2.64
3 Cường độ chịu tải quy ước R0 kG/cm2 6.0
4 Mô đun tổng biến dạng E0 kG/cm2 1312
5 Số búa trung bình/ 30cm N30TB Búa >100

- Áp lực tính toán quy ước Ro được tra theo TCXD 45-78
Ro: Ro = 4,0(kG/cm2)
- Mô đun tổng biến dạng Eo:
Với N = 100 búa, a= 40, C= 12
Thay vào công thức (3-3) ta được: Eo = 1312 (kG/cm2)

3.3. Đặc điểm địa chất thủy văn.


Nước dưới đất tồn tại trong các lớp đất rời - cát và cuội sỏi. Theo địa tầng khu
vực, nước dưới đất chủ yếu là nước lỗ hổng tàng trữ trong 2 tầng chứa nước : lớp
cát ( lớp 5)và lớp cuội sỏi (lớp 8)
- Tầng chứa nước lỗ hổng trong lớp cát 5, phân bố rộng trong khu vực từ độ
sâu khoảng 20m trở xuống nhưng bề dày biến đổi nhiều, chỗ lớn nhất có thể đến
10m (khu vực phía bắc diện tích) và thu hẹp bề dày tại phần trung tâm và phía nam
diện tích khảo sát. Căn cứ vào chiều dày và sự phân bố của tầng chứa này có thể
nhận định nước dưới đất trong tầng này có trữ lượng nhỏ.
- Giữa 2 tầng chứa nước lỗ hổng trong lớp cát 5 và lớp cuội sỏi (lớp 8) là tầng
sét cách nước (kí hiệu lớp 6 trên mặt cắt).
- Tầng chứa nước lỗ hổng trong cuội sỏi (lớp 8), có diện phân bố rộng khắp và
bề dày lớn khoảng 30m. Tầng chứa nước trong cuội sỏi là tầng chứa nước chính

Sinh viên: Phạm Văn Chung 30 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

của khu vực Hà Nội nói chung và dự án MIC TOWER PLAZA nói riêng. Tầng này
luôn bão hòa nước và là đối tượng đáp ứng được cho nhu cầu khai thác nước ngầm
vơí lưu lượng lớn.
Thí nghệm phân tích thành phần hóa học 07 mẫu nước lấy trong các hố khoan
để đánh giá khả năng ăn mòn của nước với bê tông cho kết quả:
Công thức Kurlov:
3
2
HCO72.2 CL16.7
CO M 0.13 pH 7.5
K  Na65.6  Mg 8.3Ca26.1
0.0041

Kết luận: Nước Bicacbonat Natri Kali


Nước không ăn mòn bêtông, theo TCVN 3994-85

3.4. Nhận xét và kiến nghị.


3.4.1. Nhận xét.
Qua việc đánh giá ở trên, điều kiện địa chất công trình khu xây dựng công
trình: “Nhà CT2 thuộc khu tổ hợp thương mại MIC TOWER PLAZA” có thể được
tóm tắt như sau:
- Địa hình địa mạo: Tại khu vực khảo sát còn tồn tại 02 khối nhà 2 tầng, nhà
bảo vệ. Tại khu vực khảo sát còn tồn tại một số sân bóng, hệ thống đèn chiếu sáng.
Hiện trạng của khu vực khảo sát có địa hình tương đối bằng phẳng và cao độ biến
đổi không nhiều. Vị trí xây dựng công trình nằm giáp với đường giao thông nên rất
thuận lợi cho việc thi công cũng như vận chuyển máy móc thiết bị vào công trường.
- Đặc điểm địa tầng: Điều kiện địa chất công trình khu vực xây dựng công
trình khá phức tạp, có nhiều lớp đất (08 lớp đất).Tuy nhiên, trong khu vực này
không xuất hiện lớp đất yếu, phần lớn các lớp đất đều có khả năng xây dựng khá
tốt, trừ lớp đất lấp (có thể bóc bỏ). Trong đó các lớp đất từ số 4 đến số 7 đều là các

Sinh viên: Phạm Văn Chung 31 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

lớp đất có khả năng chịu tải khá cao, và lớp 8 là lớp có khả năng chịu tải rất cao,
thích hợp cho việc đặt móng công trình có tải trọng lớn.
- Đặc điểm địa chất thủy văn: Khu vực dự kiến xây dựng tồn tại nước dưới đất
dạng lỗ hổng chủ yếu trong 2 tầng chứa thuộc lớp cát 5 và lớp cuội sỏi 8, giữa 2
tầng chứa nước là lớp sét cách nước 6. Phần trên mặt đến độ sâu 20m phân bố chủ
yếu là các lớp đất loại sét không chứa nước (lớp 2) hoặc chứa nước kém trong các
lớp cát pha xen kẹp và hữu cơ dạng thấm rỉ (lớp 3 và 4). Đây là điều kiện thuận lợi
cho xây dựng tầng hầm do không gặp nước ngầm công tác tháo khô chủ yếu là tiêu
thoát nước mưa, nước mặt và nước thấm rỉ với lưu lượng nhỏ.
3.4.2. Kiến nghị.
Với quy mô công trình dự kiến xây dựng và điều kiện địa chất công trình khu
vực chúng tôi kiến nghị: Chọn giải pháp móng cọc khoan nhồi hoặc cọc bareter, tựa
cọc vào lớp 8: Cuội sỏi, kết cấu rất chặt, phân bố từ độ sâu 42m trở xuống, đây là
lớp có khả năng mang tải trọng cao và ổn định. Tuy nhiên đây là giai đoạn khảo sát
phục vụ Thiết kế cơ sở nên số lượng hố khoan còn ít, khoảng cách giữa các hố
khoan tương đối lớn, vì vậy chưa đánh giá được chi tiết địa chất khu vực khảo sát.
Đề nghị trong giai đoạn Thiết kế kỹ thuật cần bổ sung thêm hố khoan nhằm làm rõ
điều kiện địa chất của khu vực xây dựng.
Với tầng hầm xây dựng đào sâu vào lớp sét 3 khá thuận lợi do lớp này không
chứa nước ngầm, tuy nhiên khi mở hố móng cần chú ý đến nước trong lớp đất san
lấp chảy vào công trình và chú ý đến khả năng ổn định thành hố móng, cần có biện
pháp ổn định như dùng tường cừ thép, cọc cừ bê tông hay tường bê tông... Bên
cạnh đó việc lựa chọn công nghệ và biện pháp thi công cũng góp phần quan trọng
trong giữ ổn định thành hố đào khi xây dựng, ví dụ như làm tường trong đất bao
quanh diện tích xây dựng tầng hầm trước khi đào xúc khối lượng đất bên trong.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 32 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 4
DỰ BÁO CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
KHU XÂY DỰNG

Vấn đề Địa chất công trình (ĐCCT) là vấn đề bất lợi về mặt ổn định, về mặt
kinh tế cũng như khả năng xây dựng và sử dụng công trình, phát sinh do điều kiện
ĐCCT không đáp ứng được yêu cầu làm việc bình thường của công trình. Do đó
vấn đề ĐCCT không những phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào
mục đích xây dựng công trình. Tùy thuộc vào đặc điểm địa chất, mỗi loại công
trình khác nhau thì sẽ phát sinh những vấn đề ĐCCT khác nhau.Vì vậy việc nghiên
cứu các vấn đề ĐCCT có ý nghĩa quan trọng cho phép ta dự báo những bất lợi có
thể xảy ra khi xây dựng và sử dụng công trình.Từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý
đảm bảo công trình ổm định và kinh tế.
Qua tài liệu đánh giá sơ bộ điều kiện ĐCCT lô đất xây dựng, nhìn chung khu
vực xây dựng có địa tầng phức tạp, gồm nhiều lớp có tính chất cơ lý khác nhau, bề
dày biến đổi mạnh. Tuy nhiên, phần lớn các lớp đất đều có khả năng xây dựng khá
tốt. trong đó các lớp đất, trong đó các lớp đất 4, 5, 6, 7 đều là các lớp đất có khả
năng chịu tải khá cao, và lớp 8 có khả năng chịu tải rất cao, thích hợp cho việc đặt
móng công trình có tải trọng lớn
Với cấu trúc đất nền như trên, khi xây dựng công trình có tải trọng lớn
1600T/trụ có thể phát sinh các vấn đề ĐCCT sau:
- Vấn đề sức chịu tải của đất nền
- Vấn đề biến dạng của đất nền.
- Vấn đề ổn định hố đào sâu.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 33 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

4.1. Kiến nghị giải pháp nền móng.


Với cấu trúc địa chất như trên và tải trọng của khu nhà 40 tầng và 3 tầng hầm
là 1600T/trụ, sử dụng giải pháp móng nông và móng cọc ma sát là không hợp lý.
Trong trường hợp này cộng với điều kiện địa chất công trình của đất nền ta chọn
giải pháp móng cọc khoan nhồi. Với giải pháp móng cọc khoan nhồi tôi thấy cọc
phải được cắm vào lớp 8, đó là lớp cuội sỏi kết cấu rất chặt. Chọn hố khoan HK4
để tính toán.

4.2. Thiết kế cọc khoan nhồi.


- Chiều dài cọc thiết kế là 32,5m, cắm vào lớp cuội sỏi lẫn cát( lớp 8) 2,5m.
- Độ sâu chôn đài là 3m kể từ đáy tầng hầm.Cọc ngàm vào đài 0,5m.
- Đài cọc cao 2,5m được làm bằng bêtông cốt thép, bêtông mác 300#.

4.2.1.Chọn vật liệu và kết cấu cọc


Cọc bêtông cốt thép, tiết diện tròn, đường kính 1,5m. Bêtông cọc mác 300#.
Theo tiêu chuẩn xây dựng TCXD: 205- 98 đối với cọc chịu nén dọc trục, hàm
lượng cốt thép không nên nhỏ hơn 0,2 – 0,4%. Đường kính cốt thép không nhỏ hơn
10mm và bố trí đều theo chu vi cọc nên ta chọn:
Cốt thép dọc là thép A-III, chọn 22 thanh đường kính 20.
Cốt thép đai là thép A-II, đường kính 10.

4.2.2. Xác định sức chịu tải của cọc theo phương thẳng đứng ( theo TCXD205:
1998)

a) Sức chịu tải của cọc theo vật liệu :


Sức chịu tải của cọc khoan nhồi chịu nén được tính theo công thức sau:
Pvl = (m1.m2.Rb.Fb + Ra.Fa)
Trong đó :
m1 : hệ số điều kiện làm việc đối với cọc khoan nhồi bê tông , m1 =0.85

Sinh viên: Phạm Văn Chung 34 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

m2 : hệ số điều kiện làm việc của cọc kể đến sự ảnh hưởng của phương pháp
thi công cọc, m2 =0.7
Rb : cường độ chịu nén giới hạn của bê tông, với bê tông mác 300 tra bảng ta
có Rb = 1300 T/m2
Ra : cường độ chịu kéo giới hạn của cốt thép, với thép dọc đã chọn là A-III tra
bảng ta có Ra = 36000 T/m2
Fa : tổng diện tích tiết diện ngang của cốt thép dọc, được tính như sau:
Fa = 22.. r2 = 22.3,14.(10.10-3)2 = 6,91.10-3 (m2)
Fb : diện tích tiết diện ngang phần bê tông của cọc, được tính như sau:
𝑑 2 1,5 2
Fb= ( ) . - Fa =( ) . - 6,91.10-3 = 1,76(m2)
2 2

 : hệ số uốn dọc của cọc, lấy  = 1


 Pvl = 1.(0,85.0,7.1300.1,76 + 36000.6,91.10-3) = 1610 (T)
b) Sức chịu tải của cọc theo chỉ tiêu cơ lý :
Sức chịu tải của cọc theo đất nền được xác định như sau:
Pđn = k.m(F.Rtc + u.∑ 𝒇𝒕𝒄
𝒊 . 𝒍𝒊 )

Trong đó :
k,m : là hệ số đồng nhất của đất và hệ số điều kiện làm việc, lấy k.m =0,6
Rtc : cường độ tiêu chuẩn của đất nền ở mặt phẳng mũi cọc (tra bảng) phụ
thuộc vào chiều sâu mũi cọc, loại đất và độ sệt của đất dưới mũi cọc. Với
chiều sâu đặt mũi cọc là 44m kể từ mặt đất và đặt trong lớp cuội sỏi nên
ta có Rtc = 1500 (T/m2).
F : tiết diện ngang của cọc F = . r2 = 3,14.0,752 = 1,77 (m2)
u : chu vi tiết diện ngang của cọc : u = 2.3,14.0,75 = 4,71 (m)
𝑓𝑖𝑡𝑐 : cường độ tiêu chuẩn của lớp thứ i của đất nền theo mặt bên của cọc (tra
bảng) theo chiều sâu kể từ giữa lớp đất đến mặt đất zi độ sệt của đất và loại đất.
Sinh viên: Phạm Văn Chung 35 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52
Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Tên lớp Độ sâu Chiều dày mỗi lớp fitc fitc .li
mà cọc đi qua – li (m)
3 14.5 11.5 0.75 8.625
5 24.7 10.2 5.6 57.12
6 29.0 4.3 1.2 5.16
7 32.5 3.5 9.4 32.9
8 Cọc cắm sâu 2.5 10 25.0
xuống 2,5m
Tổng 32.0 128.81

Vậy sức chịu tải của cọc theo đất nền là :


Pđn = k.m(F.Rtc + u.∑ 𝑓𝑖𝑡𝑐 . 𝑙𝑖 ) = 0,6.(1,77.1500 +0,9. 4,71.128,81) = 1904(T)

c) Xác định sức chịu tải của cọc theo điều kiện đất nền bằng phương pháp sử
dụng kết quả SPT
Ở một số nước phương Tây và Đông Nam Á, người ta dựa vào các số liệu thí
nghiệm hiện trường như sức kháng xuyên đầu mũi q c (Thí ngiệm xuyên tĩnh), giá
trị xuyên tiêu chuẩn N30 khi tiến hành thí nghiệm SPT để xác định sức chịu tải cho
cọc.
Theo quy phạm về thiết kế móng cọc mới ban hành tại Việt Nam (TCXD 205
-1998 dựa theo quy trình ASSHTO của Mỹ và JC của Nhật Bản) thì sức chịu tải
theo điều kiện đất nền dựa trên kết quả thí nghiệm SPT như sau:
1
PSPT   N p F  (0,2.Ns.Ls  CLc ) d  (T)
3
Trong đó:
C: Lực dính kết trung bình: C = 1,56 (T/m2),
: Hệ số phụ thuộc vào phương pháp thi công, cọc khoan nhồi  = 15,
NP : Chỉ số SPT của đất dưới mũi cọc (NP = 100),

Sinh viên: Phạm Văn Chung 36 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

F : Diện tích tiết diện ngang mũi cọc, F = 1,77 (m2),


NS : Chỉ số SPT lớp đất rời xung quanh cọc lấy giá trị trung bình NS =55
Ls : Chiều dài đoạn cọc nằm trong đất rời: Ls = 16,2(m)
Lc : Chiều dài đoạn cọc nằm trong đất sét: Lc = 15,8(m),
F; diện tích cọc.
Thay các số vào công thức trên ta được:

PSPT = 1 [15.100.1,77 + (0,2.55.16,2 +1,56.15,8).0,75] = 1044(T)


3

Từ các kết quả sức chịu tải như trên ta có:


Ptt = min(Pvl,Pđn,PSPT) = PSPT = 1044 T

4.2.3. Xác định sơ bộ kích thước đài cọc

Đài cọc được cấu tạo bằng bê tông cốt thép mác 300 #, thi công bằng phương
pháp đổ trực tiếp. Chọn chiều sâu chôn đài là 3m kể từ đáy tầng hầm (tức là ở độ
sâu 7,5m so với mặt đất), cọc ngàm vào đài 0,5m.
Kích thước đài cọc được tính theo công thức sau:
𝑷𝒕𝒌
Fsb =
𝝈𝒕𝒕 −𝜸𝒕𝒃 .𝒉.𝒏

Trong đó :
Ptk : tải trọng thiết kế tác dụng lên đáy đài , Ptk = 1600 (T)
h : chiều sâu đáy đài , h = 3m
tb: khối lượng thể tích trung bình của bê tông và đất trên đài, lấy tb =2,2 (T/m3)
tt : ứng suất tính toán do phản lực đầu cọc tác dụng lên đáy đài
n : hệ số vượt tải , n=1,1
- Ứng suất tính toán do phản lực đầu cọc tác dụng lên đáy đài được tính
như sau:

Sinh viên: Phạm Văn Chung 37 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

𝑷𝒕𝒕
tt =
(𝟑𝒅)𝟐

Trong đó :
Ptt : sức chịu tải tính toán của cọc , Ptt = 1044 (T)
d : đường kính cọc , d =1,5m
𝑃 𝑡𝑡 1044
tt = = = 51,56(T/m2)
(3𝑑)2 (3.1,5)2

Do đó :
𝑃𝑡𝑘 1600
Fsb = = = 35,6 (m2)
𝜎 𝑡𝑡 −𝛾𝑡𝑏 .ℎ.𝑛 51,56−2,2.3.1,1

4.2.4. Xác định số lượng cọc trong đài

Số lượng cọc sơ bộ được xác định như sau:


𝑷𝒕𝒌 +𝑷𝒕𝒕
nsb≥β 𝒔𝒃
𝑷𝒕𝒕

Trong đó:
β : hệ số kinh nghiệm kể đến tải trọng ngang và momen, β = 1,1
Psbtt : trọng lượng tính toán sơ bộ của đài và của đất trên các bậc đài
Psbtt = n.Fsb.h.tb = 35,6.3.2,2 = 234,96 (T)
𝑡𝑡
𝑃𝑡𝑘 +𝑃𝑠𝑏 1600+234,96
nsb ≥ β = 1,1. = 1,93 cọc
𝑃𝑡𝑡 1044

Do không tính đến khả năng chịu tải trọng lệch tâm nên ta chọn số cọc chính
thức là số cọc sơ bộ. Vậy số cọc trong 1 đài là n= 2 cọc

4.2.5. Bố trí cọc trong đài

- Theo tính toán số cọc trong đài là 2 cọc nên bố trí cọc vào đài như sau:
- Chiều sâu cọc ngàm vào trong đài là :h1 = 0,5 m
- Chọn chiều cao đài là hd = 3 m. (Theo kinh nghiệm lấy hd ≥ 2d + 10 cm)
Chiều cao làm việc của bêtông trên đỉnh cọc là:

Sinh viên: Phạm Văn Chung 38 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

h2 = hd – h1 = 3 – 0,5 = 2,5m
- Diện tích đài cọc: số lượng cọc trong đài là 2 cọc nên đài cọc được thiết kế
hình chữ nhật có kích thước các cạnh là:
Cạnh dài: A = e + d + 2f = 4,5 + 1,5 + 2.0,5 = 7 (m).
Cạnh ngắn: B = d + 2f = 1,5 + 2.0,5 = 2,5 (m)
 Diện tích đài cọc là Fđài = 7.2,5 = 17,5 (m2)
Mác bê tông đài cọc: 300#; Cốt thép trong đài: Loại AII 10
Sơ đồ bố trí cọc trong đài được bố trí như hình 4.1

Sinh viên: Phạm Văn Chung 39 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

12m

2,5m

32,0m

1,5m 2,5m

4,5m
7,0m

Hình 4.1.Sơ đồ bố trí cọc trong đài

4.2.6. Kiểm tra lực tác dụng lên đầu cọc

- Lực tác dụng lên cọc phải thoả mãn điều kiện:
𝑵
Pm = ≤ Ptt
𝒏

Sinh viên: Phạm Văn Chung 40 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Trong đó:
Pm: tải trọng tính toán tác dụng lên mỗi cọc theo phương thẳng đứng
N: tổng tải trọng tính toán tác dụng lên cọc:
N = Ptk + Psbtt = 1600 + 153,19 = 1834,96 (T)
n: số cọc trong đài, n = 2 cọc.
Ptt: tải trọng tính toán của cọc, Ptt = 1044(T)
𝑁 1834,96
Pm = = = 857,75 (T)Ptt = 1044T
𝑛 2

Như vậy tải trọng tác dụng lên cọc nhỏ hơn sức chịu tải tính toán của cọc, cho
nên thiết kế cọc như vậy là hợp lý.

4.2.7. Kiểm tra cường độ đất nền dưới mũi cọc.


Để kiểm tra cường độ của nền đất dưới mũi cọc, ta coi cọc, đài cọc và đất
xung quanh cọc là một khối móng quy ước. Phạm vi khối móng quy ước được xác
định bởi góc mở :
 tb

4

tb – góc ma sát trung bình của các lớp đất từ mũi cọc trở lên
n
 i li
i 1
 tb 
Lc

i – góc ma sát trong của lớp đất thứ i.


li – chiều dày lớp đất thứ i mà cọc xuyên qua.
n – số lớp đất mà cọc xuyên qua.
Lc – chiều dài cọc, Lc = 32.0 (m).

Sinh viên: Phạm Văn Chung 41 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Bảng 4.1.Bảng tính tb


n

Lớp đất số i li (m)  i. l i


 l i i
 tb  i 1

Lc

3 7,67 11,5 88,205


5 32 10,2 326,4
6 6,7 4,3 28,81 21022’
7 38 3,5 133
8 43 2,5 107,5
∑ili 683,92

 = 21o22’/4 = 5o20’

Sinh viên: Phạm Văn Chung 42 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

H = 44m

Bqu= 8,48m

Aqu= 12,98m

Hình4.2. Sơ đồ xác định móng khối quy ước.


Chiều dài đáy khối móng quy ước:
Aqư = A + 2. Lc .tg = 7 + 2.32.tg 5o20’ = 12,98 (m)
Chiều rộng đáy khối móng quy ước:

Sinh viên: Phạm Văn Chung 43 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Bqư = B + 2. Lc .tg = 5,2 + 2.32.tg 5o20’ = 8,48 (m)


Diện tích đáy khối móng quy ước:
Fqư = Aqư × Bqư = 12,98× 8,48= 110 (m2)
Trọng lượng móng khối quy ước:
Gqư = Ptc + Qđ +Qqư + Qc
Trong đó:
- Qđ là trọng lượng của phần đài cọc:
Qđ= γtb.Fqư.hđ = 2,2.110.3 = 726 T
- Qc là trọng lượng của cọc:
Qc = 2. γbt .hc = 2.2,5.32 = 283,2 T
- Qqư là trọng lượng phần đất dưới đài:
Qqư = (Fqư – Fc).hc. γtb= (110 – 2.1,77).32.1,77 = 6130,15 T
Vậy Gqư= 9613,29 T
Áp lực tiêu chuẩn dưới đáy khối móng quy ước:
N o  Gqu 1600  9613,29
 tc    87,4 (T/m2)
Fqu 110

Cường độ tiêu chuẩn của đất nền dưới móng khối quy ước:
Rtc = m(A.Bqư .w+ B. Hqư.’w) + D.c
Trong đó:
m – hệ số điều kiện làm việc, lấy m = 1
A, B, D là các hệ số phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất (tra bảng).
Với  = 430 tra bảng ta có: A = 3,67 , B = 13,49 , D =14,61
w – khối lượng thể tích của đất dưới đáy khối móng quy ước, w = 2.1 (g/cm3)
’w – khối lượng thể tích trung bình của đất từ đáy khối móng quy ước trở lên
c – lực dính của đất, c = 0.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 44 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Bqư – chiều rộng móng khối quy ước, Bqư = 8,48 (m)
Hqư – chiều sâu chôn móng khối quy ước, Hqư = 32 (m)
Thay vào công thức tính Rtc ta có:
Rtc = 1  (3,67.8,48.2,1+ 13,4.32.1,77) = 829,43 (T/m2)
Ta thấy tc = 87,4 (T/m2) < Rtc = 829,43 (T/m2). Do vậy thỏa mãn điều kiện
ổn định về cường độ.

4.2.7. Kiểm tra khả năng chọc thủng của đài cọc
Dưới tác dụng phản lực của các đầu cọc, nếu đài không đủ cường độ kháng cắt
thì sẽ bị chọc thủng. Để công trình làm việc bình thường tức là không bị chọc thủng
thì phải thỏa mãn điều kiện sau đây:
𝑷𝒕𝒕
h2≥
𝑼{𝝉}

Trong đó:
U: chu vi cọc, U = 2..d/2 = 2.3,14.0,75 = 4,71 (m)
: Lực kháng cắt cho phép của bêtông làm đài, với vật liệu làm đài là bê
tông cốt thép, mác bê tông 300, tra bảng được  = 150 T/m2.
𝑃𝑡𝑡 1044
 = = 1,48 (m)< h2 = 2,5m
𝑈{𝜏} 4,71.150

Như vậy cọc làm việc ổn định

4.2.8. Kiểm tra cường độ chịu tải của đất nền dưới mũi cọc

Để kiểm tra độ lún cho móng, ta coi móng khối quy ước như là móng nông
trên nền thiên nhiên.Khi đó ta sử dụng phương pháp phân tầng lấy tổng để tính cho
khối móng quy ước. Chia nền đất dưới đáy khối móng quy ước thành các lớp phân
tố với chiều dày hi = 1,7 m, chiều dày tính lún tính từ đáy khối móng quy ước đến
độ sâu mà tại đó ứng suất gây lún bằng 20% ứng suất do trọng lượng bản thân đất
gây ra.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 45 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

 Độ lún của móng:


n n
i
S   Si    i hi
i 1 i 1 Ei

Trong đó:
i - ứng suất phụ thêm ở giữa lớp phân tố thứ i.
hi – chiều dày lớp phân tố thứ i.
Nền đất dưới đáy móng khối quy ước là đồng nhất, βi= 0.8, Ei= 13120T/m2.

 Ứng suất gây lún tại trọng tâm đế móng khối quy ước:

gl = tc – Hqư × ’w


tc = 87,4 (T/m2)
Hqư = 44(m)
’w – khối lượng thể tích trung bình của các lớp đất tính từ đáy khối móng quy
ước trở lên, ’w =1,76 (T/m3)
Thay số vào công thức tính gl ta có :
σgl = 87,4 – 44×1,76= 9,96 (T/m2)

 Tính và vẽ biểu đồ ứng suất bản thân σbt và ứng suất phụ thêm σpt

Ứng suất phụ thêm: σpt = Ko.σgl


Ứng suất bản thân : σbt = w.z + ∑i.li
Bảng 4.2.Bảng tính ứng suất bản thân và ứng suất phụ thêm
Điểm σbt σpt
z (m) Aqư/Bqư z/Bqư Ko
tính (T/m2) (T/m2)
1 0 87,4 1,53 0 1 9,96
2 1,7 89,4 1,53 0,2 0,975 9,71

Sinh viên: Phạm Văn Chung 46 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Ta thấy tại đáy móng khối quy ước thì zbt> 5zpt

H = 44m

87,4 0 9,96

89,4 1,7 9,71

Z(m)

Hình 4.3. Biểu đồ ứng suất bản than và ứng suất phụ thêm

Độ lún cuối cùng là:


9,96
S= 0,8 . .1,7= 5.10- 4 m = 0,05 cm
13120 2

Kết luận: độ lún của khối móng thỏa mãn điều kiện S Sgh.
Với Sgh là độ lún giới hạn cho phép, đối với công trình nhà dân dụng và công
nghiệp thì Sgh = 8 cm.
Sinh viên: Phạm Văn Chung 47 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52
Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Ta thấy độ lún là 0,05cm là quá nhỏ biến dạng lún gần như không xảy ra

4.3. Vấn đề ổn định thành hố móng tầng hầm

1. Kiểm tra ổn định thành hố móng:

Với độ sâu của 3 tầng hầm là 9m (tính từ mặt đất), thì đáy tầng hầm nằm ở lớp
3 là lớp sétpha, màu xám ghi, xám đen, trạng thái dẻo mềm.
Để kiểm tra ổn định thành hố móng, ta cần xác định chiều sâu đào thẳng
đứng lớn nhất theo biểu thức:
2.c
hmax  k 

 .tg (45 o  )
2

Trong đó:
k- Hệ số tin cậy, lấy bằng 0,8.
 , c,  - Khối lượng thể tích tự nhiên, lực dính kết và góc ma sát trong của đất
bên thành hố móng.
Với:   1,76 (g/cm3)
c  1,32 (T/m2)

  7 0 48'
2.1,32
Thay vào công thức ta có: hmax  0,8   1,73 m
7 o 48'
1,76.tg (45 o
)
2

Ta có: Hd= 9 m > hmax.


Vậy trong trường hợp này chiều sâu tầng hầm vượt quá chiều sâu đào thẳng
đứng lớn nhất nên thành hố móng mất ổn định nên ta phải sử dụng biện pháp
chống giữ thành hố móng.
2. Các biện pháp chống giữ thành hố đào.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 48 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

- Tường cọc ván bằng gỗ: Tường cọc ván bằng gỗ dùng thích hợp đối với các
loại đất yếu có cường độ thấp, không nên dùng đối với nền là đá sỏi hoặc sét cứng.
Khi chiều sâu hố móng không lớn hơn 4 – 5m và mực nước ngầm không thay đổi
thì dùng tường cọc ván băng gỗ là hợp lý hơn cả. Tuy nhiên nhược điểm của loại
tường cọc ván này là tuổi thọ kém, dễ mục nát, tường cọc ván dễ bị cong, vênh.
-Tường cọc ván bằng thép: Khi hố móng sâu hơn 5m và khi không dùng được
cọc ván bằng gỗ thì có thể sử dụng loại tường cọc ván bằng thép. Vì thép là loại vật
liệu có cường độ chịu uốn lớn cho nên chiều dày của tường cọc ván thường nhỏ và
có khả năng đóng sâu xuống đất tới hàng chục mét. Khi mực nước ngầm xuất hiện
ở cao và thay đổi thì dùng loại tường này rất thích hợp vì kết cấu của nó đảm bảo
không cho nước thấm qua.
-Tường cọc ván bằng bê tông cốt thép: So với các loại tường cọc ván bằng gỗ
và bằng thép thì loại tường cọc ván bằng bê tông cốt thép có nhiều nhược điểm
hơn, bởi trọng lượng bản thân của nó nặng, chế tạo phức tạp, không những đòi hỏi
chất luợng cao về mặt chịu lực mà còn về chống thấm các yêu cầu khác, thi công
khó khăn hơn, Do đó đối với công trình tạm thời hoặc khi không cần thiết thì người
ta ít dùng loại cọc ván này.
- Chắn giữ bằng tường liên tục trong đất: Tường trong đất là một bộ phận kết
cấu cồng trình bằng bê tông cốt thép được đúc tại chỗ hoặc lắp ghép ( bằng các tấm
panen đúc sẵn )trong đất.khi ding tường trong đất làm tường tầng hầm cho nhà cao
tầng ,thì tường trong đất có các tác dụng sau và bảo đảm yêu cầu sau.
+ Bảo vệ thành hố đào sâu,đồng thời bảo vệ nền móng công trình lân cận
+ Đảm bảo nước ngầm không vào được tầng hầm trong quá trình thi công
cũng như sử dụng.
Từ các đặc điểm của các loại tường cọc ván nêu trên ta có thể thấy rằng sử
dụng tường cọc ván bằng thép là hợp lý nhất.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 49 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

3. Tính toán tường cọc ván thép.


Chiều cao thành hố móng H = 9,0 m.
Chiều sâu chon tường cọc ván: h (m)
Chọn tường cọc ván làm bằng thép A-III, dày d = 6cm và có cường độ chống
uốn tiêu chuẩn Ru = 4000 kG/cm2.
Sơ đồ cắm cọc ván thép được trình bày trên hình 4.2

Sinh viên: Phạm Văn Chung 50 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

T- êng v¸ n thÐp

A
0,7m B1 1
B2 N1
1,9m 2
1,1m
C1
C2 2,4m
N2

6,4m 3

§ ¸ y tÇng hÇm D

h 3

O
Hình 4.2 Sơ đồ cắm cọc ván thép

a. Tính áp lực chủ động.


Ta tính áp lực chủ động do từng lớp đất gây ra đối với tường cọc ván.
 Lớp 1:
Do lớp 1 không lấy mẫu thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý, nên ta lấy các chỉ tiêu của
lớp 3 để tính toán cho lớp 1:
1 = 1,74 g/cm3 = 1,74 T/m3
h1 = 0,7 (m)

Sinh viên: Phạm Văn Chung 51 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

c1 = 0,122 kG/cm2 = 1,22 T/m2

1 = 6068’

Với 1 = 7028’ ta có tg(45 – 7028’/2) = 0,88


Vì giá trị 2c không phụ thuộc vào vị trí đang xét nên ta có:
2c = 2.c1.tg(45o - 1/2) = 2.1,22.0,88 = 2,15 T/m2
- Tại điểm A: Vì nằm trên mặt đất nên ta có 2A = 0
- Tại điểm B1:
2B1 = 1.h1.tg2(45o - 1/2) = 1,74.0,7.(0,88)2 = 0,94 T/m2
Vậy: 2B1 = 2B1 - 2c = 0,94 – 2,15 = -1,21 T/m2
Như vậy áp lưc chủ động của lớp 1 lên tường chăn Ea1= 0
 Lớp 2:
Lớp này có: 2 = 1,93 g/cm3 = 1,93 T/m3
h2= 1,9m
c2 = 0,246 kG/cm2 =2,46 T/m2
2 = 15014’
Với 2 = 15014’ ta có tg(45 – 15014’/2) =0,764
Vì giá trị 2c không phụ thuộc vào vị trí đang xét nên ta luôn có:
2c = 2.c2.tg(45o - 2/2) = 2.2,46.0,764 = 3,76 T/m2
- Tại điểm B2:
2B2 = 1.h1.tg2(45o - 2/2) = 1,74.0.7.(0,764)2 = 0,71 T/m2
Vậy: 2B2 = 2B2 - 2c = 0,71 – 3,76 = -3,05 T/m2
- Tại điểm C1:
2C1 = (1.h1 + 2.h2).tg2(45o - 2/2) =
=(1,74.0.7 + 1,93.1,9).(0,764)2 = 2,85 T/m2

Sinh viên: Phạm Văn Chung 52 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Vậy: 2C1 = 2C1 - 2c = 2,85 – 3,76 = -0,91 T/m2


Như vậy áp lưc chủ động của lớp 2 lên tường chăn Ea2= 0
 Lớp 3:
Lớp này có: 3 = 1,74 g/cm3 = 1,74 T/m3
h3 = 9,4 + b (m)
c3 = 0,122 kG/cm2 = 1,22 T/m2
3 = 6068’
Với 3 = 6068’ ta có tg(45 – 6068’/2) = 0,88
Vì giá trị 2c không phụ thuộc vào vị trí đang xét nên ta có:
2c = 2.c3.tg(45o - 3/2) = 2.1,22.0,88 = 2,15 T/m2
- Tại điểm C2:
2C2 = (1.h1 + 2.h2).tg2(45o - 3/2) =
= (1,74.0.7 + 1,93.1,9).(0,88)2 = 3,78 T/m2
Vậy 2C2 = 2C2 - 2c = 3,78 – 2,15 = 1,63 T/m2
- Tại điểm D:
2D = (1.h1 + 2.h2+3.6,4) tg(45o - 3/2) =
=(1,74.0,7 + 1,93.1,9+1.74.6,4)(0,88)2 = 12,68T/m2
2D = 2D - 2c = 12,68 – 2,15 = 10,53 T/m2
- Tại điểm O:
2O=( (1.h1 + 2.h2 + 3.(6,4 + h)).tg2(45o - 3/2)
2O = [1,74.0,9 + 1,93.1,9 + 1,74.(6,4 + h)].(0,88)2 = 12,68 + 1,35hT/m2
Vậy 2O= 2O - 2c = 12,68 +1,35b – 2,15 = 10,53 + 1,35h T/m2
Áp lực chủ động:
1 (6,4+ℎ)
Ea= . (1,63 + 10,53 + 1,35ℎ). (6,4 + ℎ) = (12,16 + 1,35ℎ). T/m
2 2

Sinh viên: Phạm Văn Chung 53 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

2.1,63+10,53+1,35ℎ 6,4+ℎ 13,79+1,35ℎ 6,4+ℎ


Xa= . = . (m)
1,63+10,53+1,35ℎ 3 12,16+1,35ℎ 3

b. Tính áp lực bị động.

tg(45o + 3/2) = tg(45o + 6068’/2)= 1,133


2b = 2.c3.tg(45o + 3/2) = 2.1,22.1,133 = 2,76 T/m2
 Tại điểm D:
2D= 0
2D= 2,76 T/m2
 Tại điểm O:
2O= 3.h.tg2(45o + 3/2) = 1,74.h.1,1332=2,23h T/m2
2O= 2O + 2c = 2,76 + 2,23h T/m2
Áp lực bị động:
Eb= (2,76 + 2,76 +2,23h). h/3 = (5,52 + 2,23h).h/3 T/m

2.2,76+2,76+2,23ℎ ℎ 8,28+2,23ℎ ℎ
Xb = . = .
2,76+2,76+2,23ℎ 3 5,52+2,23ℎ 3

c. Xác định lực neo tác dụng lên tường cừ


Neo1 cách mặt đất 1,5m (neo vào lớp 2)
Neo 2 cách mặt đất 5m ( neo vào lớp 3)
Giá trị lực neo được tính theo công thức:
Eneo   .d .l.Cu . cos

Trong đó: d – Đường kính của neo trong đất


l –Chiều dài phần neo trong đất
C–Lực dính kết

Sinh viên: Phạm Văn Chung 54 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Neo 1: Eneo1= 3,14.0,3.5.2,46.cos0o= 11,59 T/m


Neo 2: Eneo2= 3,14.0,3.5.1,22.cos0o= 5,75 T/m
T- êng v¸ n thÐp

A 2,15
0,7m B1 3,76 1
B2 N1
1,9m 2
C1
C2
N2

6,4m 3

§ ¸ y tÇng hÇm D
Ea
h (m)
Eb

2,76 + 2,23h O 2,15 10,53 + 1,35h


Hình 4.3. Biểu đồ áp lực hông

d. Lấy momen các lực với điểm O:

(12,16+1,35𝑏).(6,4+ℎ)2
Ma-O=
6
(8,28+2,23ℎ).ℎ2
Mb-O =
6

Mneo1-O= 11,59.(7,5+h)

Sinh viên: Phạm Văn Chung 55 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Mneo2 –O= 5,75.(4 +b)

Điều kiện cân bằng của tường cừ:


Ma-O= Mb-O + Mneo1-O + Mneo2 –O

(13,79+1,35𝑏).(6,4+ℎ)2 (8,28+2,23ℎ).ℎ2
= + 11,59.(7,5 + h) + 5,75.(4 + h)
6 6

Rút gọn ta được phương trình:


0,88h3 + 21,16h2 – 106,9h– 197,51 =0
Giải phương trình ta được: h= 5,49m
Vậy chiều sâu cắm cọc thép là:
Ht = H + h = 9 + 5,49 = 14,49m
Chọn Ht = 15m để thuận lợi cho thi công.

4.4. Vấn đề nước chảy hố móng


Ngoài biện pháp chống đỡ thành hố móng để cho đất khỏi bị sụt lở như đã
tính toán ở trên thì việc làm khô hố móng để thi công cũng là vấn đề rất quan trọng.
Hiện nay có khá nhiều phương pháp thoát nước như: phương pháp hút nước lộ
thiên, phương pháp hạ mực nước ngầm…
Đối với khu vực xây dựng công trình nhà CT2 của khu tổ hợp thương mại
MIC TOWER PLAZA: Trong khu vực xây dựng sự xuất hiện của nước ngầm trong
các hố khoan ổn định và độ sâu mực nước ngầm cách mặt đất tự nhiên 1.1m đến
1.6m , nước này tồn tại trong tầng đất lấp, mực nước phụ thuộc theo mùa và nước
thải sinh hoạt.
Mặt khác hố móng được chống đỡ bằng tường cọc ván thép, đây là loại vật
liệu đảm bảo cho nước không có khả năng thấm qua. Cho nên việc nước ngầm chảy
vào hố móng từ thành hố móng là khó có thể xảy ra. Đất nền ở đáy hố móng là sét

Sinh viên: Phạm Văn Chung 56 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

pha trạng thái dẻo mềm, đây là loại đất có thể dùng phương pháp hút nước lộ thiên
(nếu có nước chảy vào hố móng).

Sinh viên: Phạm Văn Chung 57 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

PHẦN II

THIẾT KẾ, KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH


TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ DỰ TOÁN

CHƯƠNG I

THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT

A. LUẬN CHỨNG NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

Trong giai đoạn khảo sát sơ bộ đã tiến hành khảo sát với 3 hố khoan (HK3,
HK4, HK5) trong đó:
- Tổng độ sâu khoan là 167m;
Sinh viên: Phạm Văn Chung 58 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52
Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

- Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn: 82lượt;


- Lấy và thí nghiệm trong phòng: 63 mẫu;
Qua đó đó giải quyết được một số nhiệm vụ sau:
- Xác định các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất.
- Xác định được sơ bộ ranh giới địa chất giữa các lớp đất, phạm vị phân bố của
các lớp đất đá, từ đó đưa ra được mặt cắt địa chất công trình của khu vực xây dựng.
- Xác định được thành phần hoá học, tính ăn mòn của nước ngầm.
- Xác định sơ bộ kiểu, kết cấu móng cho công trình.
Tuy nhiên so với yêu cầu của giai đoạn thiết kế kỹ thuật thì khối lượng công
tác khảo sát này tiến hành ở giai đoạn trước là chưa đủ vì: Mật độ các hố khoan
thăm dò còn thưa, số lượng mẫu chưa đủ để thống kê toán học, chưa xác định
được chính xác sự phân bố và ranh giới địa tầng. Do đó trong giai đoạn này phải
tiến hành thêm một số dạng công tác khảo sát, đặc biệt là công tác khoan thăm dò.
Nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn này là làm sáng tỏ cấu trúc địa chất của đất
nền, xác định chính xác ranh giới giữa các địa tầng, đặc điểm địa chất thuỷ văn, các
chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất tại vị trí xây dựng công trình. Từ đó quyết định giải
pháp móng cho công trình một cách hợp lý nhất.
Để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên, căn cứ vào kết quả khảo sát địa chất
công trình ở giai đoạn trước, yêu cầu của công tác khảo sát địa chất công trình ở
giai đoạn thiết kế kỹ thuật- thi công cần tiến hành các dạng công tác sau:
1. Công tác thu thập tài liệu
2. Công tác trắc địa
3. Công tác khoan thăm dò
4. Công tác lấy mẫu thí nghiệm
5. Công tác thí nghiệm trong phòng
6. Công tác thí nghiệm ngoài trời
Sinh viên: Phạm Văn Chung 59 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52
Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

7. Công tác chỉnh lý và viết báo cáo

B. THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT


1.1. Công tác thu thập tài liệu
1.1.1. Mục đích
Công tác này nhằm thu thập các kết quả khảo sát của giai đoạn trước để giảm
bớt khối lượng công tác khảo sát ở giai đoạn khảo sát ĐCCT chi tiết, tránh sự
nghiên cứu lặp lại các vấn đề đã được làm sáng tỏ trong giai đoạn trước.
1.1.2. Nội dung
- Thu thập các tài liệu về địa chất, địa hình, địa mạo, địa chất thuỷ văn.
- Tài liệu về địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế, giao thông khu vực nghiên cứu.
- Thu thập các tài liệu về các công tác khoan thăm dò, tài liệu về thí nghiệm
trong phòng và ngoài trời đã được tiến hành.
Thu thập các tài liệu về ĐCCT ở giai đoạn trước đã thực hiện như: Bản đồ
ĐCCT, bản đồ trầm tích Đệ tứ vùng nghiên cứu, bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các
lớp đất đá, mặt cắt địa chất công trình tuyến …
Ngoài ra còn có thể thu thập các tài liệu khác có liên quan để đánh giá mức độ
khó khăn và thuận lợi khi tiến hành khảo sát và thi công.
1.1.3. Phương pháp tiến hành
Thu thập các tài liệu này ngay từ khi nhận nhiệm vụ khảo sát. Cách thức thu
thập tài liệu có thể là in, ghi chép, photocopy…
Nơi thu thập tài liệu chủ yếu là ở các phòng địa chất, phòng thiết kế, …

1.2. Công tác trắc địa


1.2.1. Mục đích.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 60 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Công tác trắc địa nhằm mục đích đưa các điểm khảo sát từ bình đồ bố trí công
trình thăm dò ra thực địa và ngược lại đưa một điểm từ thực địa vào bản đồ, xác
định chính xác toạ độ các công trình thăm dò.

1.2.2. Khối lượng.


Công tác trắc địa ở đây chủ yếu dùng để xác định vị trí và cao độ các công
trình thăm dò, đưa các hố khoan thăm dò từ bình đồ ra thực tế, dự kiến khối lượng
công tác trắc địa được tiến hành ở giai đoạn này là:
Bảng 1.1 Khối lượng công tác trắc địa
Số lượng
Stt Dạng công việc
(Điểm)
1 Đưa các điểm thăm dò từ sơ đồ ra thực địa 11
2 Chuyển các điểm thăm dò từ thực địa vào sơ đồ 3
Tổng 14

1.2.3. Phương pháp tiến hành.


1.2.3.1. Chuyển từ bản vẽ ra thực địa.

Để đưa các điểm khảo sát từ sơ đồ bố trí các công trình thăm dò ra thực địa ta
sử dụng máy kinh vĩ và áp dụng phương pháp giao hội thuận. Cụ thể như sau:
Dựa trên các mốc trắc địa có sẵn M1 (X1,Y1) và M2 (X2, Y2). Để đưa điểm A
có toạ độ (XA, YA) từ bản đồ ra thực tế ta đặt máy ở điểm M1 ngắm về điểm A và
M2 xác định được góc ngắm 1, sau đó chuyển máy tới M2 ngắm về A và M1 xác
định được góc ngắm 2.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 61 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

α2
α1
M2
M1

Giao của hai đường này cho ta vị trí của điểm A.

Công thức xác định toạ độ của điểm A:


X 1.Cotgα 2  X 2Cotgα1  Y2  Y1
XA 
Cotgα1  Cotgα 2
Y1.Cotgα 2  Y2 .Cotgα1  X 2  X 1
YA 
Cotgα1  Cotgα 2
Sau khi xác định được vị trí công trình thăm dò phải dùng cọc gỗ để đánh dấu.
Trường hợp vị trí các công trình ở những vị trí khó thi công thì có thể dịch chuyển
không quá 2m.

1.2.3.2. Chuyển các điểm khảo sát từ thực địa vào bản vẽ.
* Xác định tọa độ
Dùng phương pháp giao hội nghịch, từ điểm B cần xác định toạ độ (X B;YB) ta
làm như sau: Đặt máy tại các mốc trắc địa đã biết M1 (X1;Y1), M2 (X2;Y2), M3
(X3;Y3) và xác định các góc 1, 2.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 62 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

M1


M3 B



M2

Sau đó xác định góc phương vị của các cạnh PM1, PM2, PM3 như sau:
(Y1  Y2 ).Cotgβ1  (Y1  Y3 )Cotgβ 2  X 3  Y2
Cạnh PM1: Tgα1 
(X 1  X 2 ).Cotgβ1  (X 1  X 3 ).Cotgβ 2  Y3  Y2

Cạnh PM2: 2 = 1 + 1
Cạnh PM3: 3 = 1 + 2
Từ đó toạ độ của điểm B được xác định như sau:
X 1.tgα1  X 2 .tgα 2  Y2  Y1
XP 
tgα1  tgα 2

YP = (XP + X1).tg1 + Y1
Hoặc YP = (XP + X2).tgPM2 + Y2

YP = (XP + X2).tgPM3 + Y3

* Xác định độ cao công trình thăm dò.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 63 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Dựa trên các mốc trắc địa đã biết trước cao độ, dùng máy thuỷ bình để xác
định cao độ các công trình thăm dò bằnh phương pháp đo cao hình học.

mia2
mia1

a
A

M1

Đặt mia 1 tại vị trí mốc M1 và mia 2 tại vị trí cần xác định cao độ (điểm A). Số
đọc trên mia là a và b, khi đó ta có:
HA = H1 + hAM1
Trong đó: HA – là độ cao điểm A.
H1 – là độ cao điểm mốc M1.
hAM1 – là độ chênh cao giữa A và M1.
hAM1 = a – b

1.3. Công tác khoan thăm dò


1.3.1. Mục đích.
- Nhằm mô tả xác định địa tầng hố khoan

Sinh viên: Phạm Văn Chung 64 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

- Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) trong hố khoan.


- Lấy mẫu thí nghiệm, mẫu mô tả địa tầng.

1.3.2. Nguyên tắc bố trí mạng lưới công trình thăm dò.
Mạng lưới các hố khoan thăm dò được bố trí dựa vào giai đoạn khảo sát
trước, mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình, quy mô, kết cấu công
trình, tải trọng công trình và diện tích khu vực khảo sát. Các hố khoan được bố trí
trực tiếp ở phạm vi móng các khối nhà và tại các vị trí quan trọng của công trình
như cầu thang, thang máy…và phải phản ánh tốt nhất điều kiện địa chất công
trình khu vực nghiên cứu. Theo tài liệu của giai đoạn khảo sát sơ bộ thì cấp phức
tạp của điều kiện ĐCCT là cấp III, cấp công trình là cấp I và giai đoạn khảo sát
thiết kế kỹ thuật nên chọn khoảng cách giữa các hố khoan thăm dò là 25m – 30m.
Chiều sâu thăm dò trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật theo TCXD 194 – 2006,
được quy định như sau:
- Đối với công trình trên nền tự nhiên, chiều sâu của các công trình thăm dò
phụ thuộc vào chiều sâu của đới chịu nén từ 1m đến 2m.
- Đối với cọc chống hoặc cọc có mũi chịu lực là chính, chiều sâu thăm dò không
ít hơn 5m dưới mũi cọc. Đối với lớp chịu lực là đá nếu gặp dải vụn do đứt gãy hoặc
hang động nên khoan xuyên vào trong lớp đá gốc không phong hóa ít nhất 3m.
- Đối với cọc ma sát hoặc ma sát là chính, chiều sâu thăm dò phải vượt qua
chiều sâu vùng hoạt động của móng khối quy ước dưới mũi cọc, tới độ sâu mà ứng
suất của công trình truyền xuống nhỏ hơn hoặc bằng 15% ứng suất do trọng lượng
bản thân của đất gây ra.
Trên cơ sở đó, lựa chọn chiều sâu hố khoan ở giai đoạn chi tiết là: 50m

1.3.3. Khối lượng công tác khoan thăm dò.


Dựa trên nguyên tắc trình bày trong mục 2, tôi xác định số lượng hố khoan
thăm dò là 5 hố khoan (từ K1 đến K5),

Sinh viên: Phạm Văn Chung 65 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Vị trí các hố khoan khảo sát được thể hiện trên Sơ đồ bố trí công trình thăm
dò (Phụ lục 2: Sơ đồ bố trí các công trình thăm dò).
Bảng 1.2 Chiều sâu các hố khoan:
Kí hiệu hố Chiều sâu hố khoan
Nhiệm vụ
khoan (m)
Xác định địa tầng, lấy mẫu đất, mẫu nước
K1 50
và thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)
Xác định địa tầng, lấy mẫu đất và thí
K2 50
nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)
Xác định địa tầng, lấy mẫu đất và thí
K3 50
nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)
Xác định địa tầng, lấy mẫu đất và thí
K4 50
nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)
Xác định địa tầng, lấy mẫu đất và thí
K5 50
nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)

Vậy tổng chiều sâu khoan dự kiến là 250 m.


1.3.4. Phương pháp, thiết bị khoan.

Căn cứ vào chiều sâu của hố khoan thăm dò, cấu trúc địa chất đồng thời bảo
đảm công tác lấy mẫu thí nghiệm trong phòng và tiến hành các thí nghiệm ngoài
trời được tốt, ta chọn phương khoan xoay lấy mẫu với mũi khoan hợp kim có bơm
rửa bằng sét bentônít bằng máy khoan XY – 100. Các thông số kỹ thuật của máy
khoan này như sau:
Bảng 1.3. Bảng thông số kỹ thuật của máy khoan XY – 100

Sinh viên: Phạm Văn Chung 66 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

STT Tên thiết bị Đặc tính kỹ thuật và công dụng của chúng

1 Tháp khoan Tháp 3 chân cao 7m dùng để nâng hạ bộ dụng cụ khoan

2 Tời khoan Có sức nâng 1 tấn

3 Mũi khoan Dùng các mũi khoan có đường kính từ 91 130

4 Dây cáp Dây cáp 14

Dùng được cả hai loại ống mẫu nòng đôi và ống mẫu thành
5 Ống mẫu
mỏng

Dùng ống chống có đường kính 127 dài 2m dùng để


6 Ống chống
chống thành hố khoan

Dùng các loại cần khoan có đường kính từ 48 52 dài từ
7 Cần khoan
1m; 1,5m; 3m; 4m

8 Khoá cần Dùng để giữ cần khi nâng hạ

9 Khoá mỏ vịt Dùng để kẹp cần khoan

10 Khoá xích Dùng để kẹp ống chống, ống mẫu khi tháo lắp

11 Máy bơm Máy bơm rửa có thể đạt độ cao 100m,

12 Quang treo Kéo bộ dụng cụ

13 Tạ đóng 63,5kg dung trong thí nghiệm xuyên tiêu chuần SPT

1.3.5. Cấu trúc hố khoan điển hình.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 67 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Ký hiÖu § é s©u BÒdµy M« t¶ CÊu trøc hè khoan


lí p ®¸ y lí p lí p (m)

1 0,9 0,9 § Êt lÊp 110


SÐt, mµu x¸ m n©u, x¸ m vµng,
2 5,0 4,1 tr¹ ng th¸ i dÎ o cøng.

SÐt pha, lÉn h÷u c¬, mµu x¸ m


3 15,5 10,5 ghi, x¸ m ®ªn, tr¹ ng th¸ i dÎ o
mÒm. 91

C¸ t pha, xen kÑp sÐt pha, mµu


4 28,0 12,5 x¸ m n©u, x¸ m ghi, tr¹ ng th¸ i
dÎ o.

C¸ t h¹ t mÞn, mµu x¸ m tro,


5 32,8 4,8 x¸ m ghi, kÕt cÊu chÆ t võa.

SÐt pha, mµu x¸ m ghi, x¸ m


6 38,7 5,9 ®ªn, ®«i chç lÉn h÷u c¬, tr¹ ng
th¸ i dÎ o mÒm.

Cuéi sái, lÉn c¸ t, s¹ n, cÊp


phèi kÐm, ®a mµu, kÕt cÊu rÊt 76
8 50,0 11,3 chÆt.

Hình 1.1.Cấu trúc hố khoan điển hình.


1.3.6. Kỹ thuật thi công khoan.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 68 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Trước khi tiến hành khoan cần chuẩn bị, kiểm tra thiết bị, vất tư, dụng cụ máy
móc trước khi đưa ra hiện trường, yêu cầu thiết bị phải đồng bộ, đúng tiêu chuẩn.
Sau khi đã kiểm tra xong, đưa công nhân và máy móc ra hiện trường.
Tiến hành xác định vị trí lỗ khoan, vị trí lỗ khoan phải đảm bảo đúng toạ độ
như đã nêu trong đề cương khảo sát, khoan đúng các mốc đã được định vị bằng
công tác trắc địa. Nếu tại vị trí đã định gặp khó khăn khi khoan thì có thể được dịch
chuyển khoảng 0,5m và phải được ghi rõ trong nhất ký khoan.
Trước khi khoan cần tiến hành san sửa mặt bằng, bãi khoan phải bằng phẳng,
đủ kích thước theo quy định để việc nâng và hạ tháp, lắp đặt máy móc được dễ
dàng, đưa máy vào vị trí, đào hố chứa dung dịch khoan … Nền khoan là nơi đặt
máy móc, thiết bị nên phải là nền ổn định. Nếu nền là đất yếu thì phải làm
móng.Sau khi chuẩn bị nền xong tiến hành dựng tháp, lắp ráp máy móc, trộn dung
dịch …Tiến hành chạy thử toàn bộ hệ thống không tải, kiểm tra sự làm việc của
chúng rồi mới tiến hành khoan.
Tiến hành khoan mở lỗ với lưỡi khoan 110 khoan qua lớp đất lấp vào lớp thứ
2 rồi tiến hành chống ống.Sau đó dùng mũi khoan 91 khoan hết lớp 6, sau đó thay
mũi khoan 76 rồi khoan đến độ sâu thiết kế.
Quá trình khoan được chia ra làm nhiều hiệp, mỗi hiệp 2m.Khi khoan đến độ
sâu cần lấy mẫu và thí nghiệm SPT thì dừng khoan, vét sạch đáy hố khoan, tiến
hành các công việc nói trên.

1.3.7. Yêu cầu theo dõi và mô tả khoan.

Trong quá trình theo dõi khoan cần phải luôn luôn xác định chính xác chiều
sâu khoan, loại đất đá đang khoan. Xác định vị trí lấy mẫu, vị trí tiến hành các thí
nghiệm ngoài trời, phát hiện mực nước ngầm, các lớp kẹp, các thấu kính mềm yếu.
Muốn vậy cần phải chú ý đến: Chiều dài cần khoan, tốc độ khoan, màu của dung
dịch khoan, chú ý tỷ lệ lấy mẫu …
Sinh viên: Phạm Văn Chung 69 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52
Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Nội dung công tác mô tả trong suốt quá trình khoan là thông qua các mẫu đất
lấy được, tiến hành mô tả sơ bộ màu sắc, thành phần, trạng thái, tính chất của đất
loại sét, độ chặt của đất loại cát.Ngoài ra còn phải chú ý đến tỷ lệ mẫu, tốc độ
khoan.Tài liệu mô tả khoan được ghi vào nhật ký khoan.

NHẬT KÝ KHOAN

Đơn vị khảo sát:……………………………………………..


Tên công trình:…………….. Cao trình miệng hố:……….
Ký hiệu hố khoan:…………. Ngày khởi công:…………..
Vị trí hố khoan:……………. Ngày kết thúc:……………..
Độ sâu hố khoan:………….. Mô tả trụ hố khoan:………..

1.3.8. Chỉnh lý tài liệu khoan.

Dựa vào kết quả mô tả trong quá trình theo dõi khoan, sau khi kết thúc lỗ
khoan ta có thể sơ bộ phân chia ranh giới các lớp đất đá, đặc điểm các lớp đất và
lập hình trụ hố khoan tại hiện trường. Trên hình trụ hố khoan cần thể hiện được
các thông tin chủ yếu sau: Tên công trình, ký hiệu hố khoan, vị trí hố khoan (có
thể ghi theo toạ độ), phương pháp khoan và máy khoan, cao độ miệng hố khoan,
ngày bắt đầu và kết thúc khoan, chiều sâu mực nước xuất hiện và ổn định.

1.3.9. Công tác an toàn lao động.


Để đảm bảo an toàn lao động trong khi khoan, tất cả các cán bộ và công nhân
khoan phải chấp hành nghiêm chỉnh quy trình kỹ thuật khoan. Tổ trưởng và cán bộ
theo dõi khoan phải thường xuyên kiểm tra công tác dựng, hạ tháp và tháo lắp dụng
cụ. Khi làm việc phải mang theo đất đủ dụng cụ bảo hộ lao động như quần áo bảo
hộ, giầy, mũ, găng tay …

Sinh viên: Phạm Văn Chung 70 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

1.4. Công tác lấy mẫu thí nghiệm


1.4.1. Mẫu lưu trữ.
a. Mục đích.
Mẫu lưu trữ được lấy để lưu lại cột địa tầng hố khoan để làm cơ sở đối chiếu,
so sánh trong quá trình chỉnh lý tài liệu, viết báo cáo khảo sát ĐCCT và sử dụng để
kiểm tra khi cần thiết.

b. Khoảng cách lấy mẫu và khối lượng mẫu.


Theo TCXD 45-78, mỗi đơn nguyên ĐCCT ít nhất phải đủ 6 mẫu. Mẫu lưu trữ
phải đại diện cho đoạn mẫu.Với đất dính thường 0,75m lấy một mẫu và ghi chép cụ
thể độ sâu lấy mẫu.Đối với đất rời, cứ 2m (một hiệp khoan) lấy một mẫu lưu trữ.Mẫu
lưu trữ được lấy với khối lượng tương ứng với kích thước 5 x 5 x 4cm.
Như vậy khối lượng mẫu lưu trữ dự kiến lấy ở giai đoạn khảo sát này là: Đất
dính 226 mẫu, đất rời 40 mẫu, số khay đựng là 10 khay.

c. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản.


Sau khi lấy mẫu, mẫu lưu trữ được cho vào các hộp gỗ ngăn thành từng ô
nhỏ có kích thước 5 x 5 x 4cm để bảo quản. Trên các hộp gỗ đựng mẫu lưu trữ
cần ghi đầy đủ các thông tin: Tên công trình, ký hiệu hố khoan, ngày tháng và
chiều sâu khoan.
1m

0.8m

Hộp đựng mẫu lưu trữ đất


1.4.2. Mẫu đất thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý.

Gồm hai loại mẫu là mẫu nguyên dạng và không nguyên dạng.
Sinh viên: Phạm Văn Chung 71 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52
Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

a. Mục đích.
- Mẫu đất nguyên trạng cho phép thí nghiệm xác định được đầy đủ các chỉ tiêu
cơ lý của mẫu đất.
- Mẫu đất không nguyên trạng chỉ xác định thành phần hạt và một số đặc
trưng vật lý của đất như: Độ ẩm giới hạn chảy, độ ẩm giới hạn dẻo của đất loại sét,
khối lượng riêng …Mẫu đất không nguyên trạng nếu được bảo quản độ ẩm tự
nhiên sẽ cho phép xác định được trạng thái của đất.

b. Khoảng cách lấy mẫu và khối lượng mẫu.


Khoảng cách lấy mẫu có thể dựa vào kinh nghiệm hay quy phạm nhưng vẫn
phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Số lượng mẫu trong một đơn nguyên địa chất công trình phải đủ để chỉnh lý
số liệu cung cấp cho thiết kế. Theo TCXD 45 – 78 số lượng mẫu thí nghiệm chỉ
tiêu cơ lý tối thiểu cho một đơn nguyên ĐCCT không ít hơn 6 mẫu và không nên
vượt quá 25 – 30 mẫu.
- Khoảng cách lấy mẫu theo quy phạm khoảng 2m lấy một mẫu và lấy so le
trong các hố khoan. Nếu trong địa tầng có các lớp kẹp mềm yếu thì dù bề dày lớp
kẹp mỏng cũng phải lấy mẫu thí nghiệm.
Vậy khối lượng mẫu đất thí nghiệm dự kiến lấy ở giai đoạn này là.

Bảng 1.4: Số lượng mẫu dự kiến.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 72 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Hố khoan Số mẫu nguyên trạng Số mẫu không nguyên trạng


Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 6 Lớp 5 Lớp 8
K1 2 5 6 3 2 5
K2 2 5 6 3 2 5
K3 2 5 6 3 2 5
K4 2 5 6 3 2 5
K5 2 5 6 3 2 5
Tổng số mẫu 10 25 30 15 10 25
trong mỗi lớp

c. Phương pháp lấy mẫu


Mẫu đất có thể được lấy theo điểm, theo rãnh hoặc theo khối lớn. Để bảo quản
độ ẩm của mẫu có thể cho mẫu vào hộp bảo quản.Mẫu đất nguyên trạng được lấy
bằng các loại ống mẫu chuyên dụng có kích thước khác nhau. Mẫu nguyên trạng
lấy trong hố khoan có đường kính phải phù hợp với kích thước thí nghiệm trong
phòng, thường có đường kính D ≥ 90mm, dài 200 ÷ 220mm. Nếu thí nghiệm nén 3
trục thì chiều dài mẫu phải đủ cho thí nghiệm, 450  500mm
Để lấy mẫu nguyên trạng trong hố khoan, khi khoan hết chiều sâu dự kiến lấy
mẫu, làm sạch đáy và thả bộ dụng cụ lấy mẫu xuống.Mẫu nguyên trạng được lấy
bằng cách đóng hoặc ép bộ dụng cụ lấy mẫu vào sâu trong đất, tránh các trường
hợp mẫu bị nén chặt hoặc thiếu.Khi mẫu bị nén chặt hoặc thiếu thì phải lấy lại.Sau
khi mẫu đất được đưa lên mặt đất và lấy ra khỏi dụng cụ lấy mẫu, cho một thẻ mẫu
vào đầu trên của mẫu và đóng lắp hộp vỏ mẫu.Ngoài hộp vỏ mẫu dán một thẻ mẫu
khác.
Nội dung thẻ mẫu như sau:

Sinh viên: Phạm Văn Chung 73 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Tên công trình……………………………………...


Địa điểm:…………………………………………………………
Ký hiệu lỗ khoan:………………………………………………..
Ký hiệu mẫu (độ sâu):……………. Từ………. Đến……. (m)…..
Mô tả:…………………………………………………………….
Ngày lấy mẫu:…………………………………………………....
Người lấy mẫu:…………………………………………………..

Mẫu đất không nguyên trạngđược lấy trong lớp đất rời, từ lõi khoan hoặc lõi
ống mẫu thí nghiệm SPT. Mẫu được cho vào túi nilon, buộc chặt để bảo quản độ
ẩm và đưa về phòng thí nghiệm. Số lượng mẫu thí nghiệm tuỳ thuộc vào bề dày và
mức độ đồng nhất của các lớp đất.

d. Vận chuyển và bảo quản.


Các mẫu đất nguyên trạng và không nguyên trạng sau khi được lấy cho vào
hộp bảo quản, dán kèm theo các thẻ mẫu và xếp vào thùng gỗ được chèn cẩn thận
bằng các vật liệu mềm như rơm rạ, mùn cưa hay vỏ bào. Mẫu phải để nơi râm mát,
vận chuyển nhẹ nhàng về phòng thí nghiệm.
1.4.3. Mẫu nước.

- Với mục đích xác định thành phần hóa học, đánh giá khả năng ăn mòn đối
với vật liệu xây dựng.
- Mẫu nước được lấy trong lỗ khoan và ở tầng chứa nước. Mẫu nước được lấy
đảm bảo trạng thái tự nhiên, đúng kỹ thuật, đủ cho công tác thí nghiệm. Mỗi mẫu
nước ăn mòn bê tông lấy 0,5 lít đến -1lít.
- Các mẫu nước sau khi lấy đóng chai, dán nhãn mẫu và vận chuyển về phòng
thí nghiệm.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 74 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

- Số lượng mẫu nước dự kiến lấy: 02 mẫu


Khi lấy mẫy nước trong hố khoan cần lưu ý không được làm ô nhiễm nguồn
nước, không để các nguồn nước khác xâm nhập vào tầng nước ngầm cần lấy.
Trường hợp khoan qua nhiều tầng chứa nước khác nhau, muốn lấy mẫu nước của
tầng nào thì phải có biện pháp cách ly các tầng nước. Để lấy mẫu nước trong hố
khoan cần phải tiến hành bơm hút hay múc sạch nước trong hố khoan. Cần phải
chuẩn bị đủ dụng cụ, chai lọ và hoá chất cần thiết cho việc lấy mẫu. Mẫu nước chỉ
được lấy sau khi nước trong hố khoan đã phục hồi đủ mực nước ban đầu. Việc lấy
mẫu nước dựa vào dụng cụ Ximônôv hoặc chai chai lấy mẫu nước có cấu tạo đặc
biệt.

1.5. Thí nghiệm trong phòng


1.5.1. Mục đích.
Công tác thí nghiệm trong phòng nhằm xác định thành phần hạt, cung cấp
những thông tin định lượng về đặc tính cơ lý của đất đá, phân tích xác định thành
phần hoá học của nước dưới đất.
Với giai đoạn khảo sát ĐCCT chi tiết, thí nghiệm trong phòng có ý nghĩa hết
sức quan trọng trong việc đánh giá định lượng các đặc trưng tính chất ĐCCT của
đất đá, Kết quả thí nghiệm trong phòng phục vụ công tác thiết kế.
Việc thí nghiệm trong phòng xác định các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất dính
đặt tầng hầm phải được thực hiện với tất cả các mẫu nguyên dạng đã lấy theo các
quy định sau :
- Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu sức chống cắt(C, ) phải tiến hành theo 2
phương pháp cắt nhanh và cắt cố kết, Chỉ tiêu cắt nhanh dùng để kiểm toán mức độ
ổn định thành hố đào tầng hầm trong quá trình thi công chỉ tiêu cắt cố kết để kiểm
toán mức độ ổn định của tầng hầm khi đi vào sử dụng.
- Các chỉ tiêu khác thí nghiệm theo tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 75 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

1.5.2. Số lượng mẫu thí nghiệm.


Bảng 2.5.1. Số lượng mẫu thí nghiệm được thể hiện trong bảng

Loại mẫu Mẫu đất nguyên Mẫu đất không


dạng nguyên dạng
Số lượng 80 35

1.5.3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm

a. Đối với mẫu đất nguyên dạng.


Theo TCVN 4195 - 4202 ban hành năm 1995 - Bộ xây dựng để xác định các
chỉ tiêu cơ lý sau:
Bảng 2.5.2 :Bảng các chỉ tiêu cơ lý được thí nghiệm trực tiếp.

STT Các chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp xác định
hiệu
Xác định bằng phương pháp
1 Thành phần hạt P % tỷ trọng kế và phương pháp
rây
Xác định bằng phương pháp
2 Độ ẩm tự nhiên Wtn % sấy khô ở nhiệt độ 1050C đến
khối lượng không đổi
3 Khối lượng riêng o g/cm3 Phương pháp cân
Khối lượng thể Xác định bằng phương pháp
4 W g/cm3
tích tự nhiên dao vòng
Độ ẩm giới hạn Xác định bằng phương pháp
5 WL %
chảy chuỳ Vaxiliep
Độ ẩm giới hạn Xác định bằng phương pháp
6 WP %
dẻo lăn trên kính nhám
Xác định bằng phương pháp
7 Hệ số nén lún a1-2 cm2/kG
nén 1 trục trong điều kiện

Sinh viên: Phạm Văn Chung 76 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

không nở hông
8 Lực dính kết C kG/cm2
Xác định bằng phương pháp
9 cắt phẳng.
Góc ma sát trong  độ

Bảng 2.5.3: Bảng các chỉ tiêu yêu cầu tính toán

STT Các chỉ tiêu Đơn vị Công thức tính
hiệu
C
1 Độ lỗ rỗng N % n=1-


2 Hệ số lỗ rỗng e0 - e0 = -1
C

0,01.W .
3 Hệ số bão hòa G % G=
e0

4 Chỉ số dẻo IP % IP = WL - WP

Wtn  WP
5 Độ sệt IS - IS =
IP

Môđun tổng 1  e0
6 E0 kG/ cm2 E0 = , ,mk
biến dạng a12

Sức chịu tải quy


7 R0 kG/ cm2 R0 = m[(Ab + Bh)W + cD]
ước

* Chú ý: Đây là công trình có tầng hầm thi công bằng phương pháp truyền
thống là đào hố móng sâu, do đó để có số liệu tính toán ổn định tầng hầm, cần phải
thí nghiệm thêm một số thí nghiệm sau:

Sinh viên: Phạm Văn Chung 77 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

+ Thí nghiệm nén ba trục theo sơ đồ U - U (không cố kết không thoát nước)
với số lượng 05 mẫu để xác định Cu, u để tính ổn định thành hố đào trong quá
trình thi công tầng hầm.

b. Đối với mẫu đất không nguyên dạng.


Với mẫu không nguyên trạng chỉ tiến hành các thí nghiệm xác định thành phần
hạt, hệ số rỗng lớn nhất và nhỏ nhất, góc nghỉ khô, góc nghỉ ướt của cát. Các chỉ
tiêu tính toán E, R0 được tra theo TCXD 45 - 1978 và kết quả SPT.
c. Mẫu nước.
Thí nghiệm phân tích mẫu nước, nhằm xác định hàm lượng các catrion (Ca 2+,
Mg2+, Fe2+, Fe3+, (Na+ + K+), NH4+), cỏc anion (HCO3-, Cl-, SO2-, NO2- …) và các
ion phụ khác,
+ Xác định độ PH bằng máy hoặc quỳ tím,
+ Xác định tổng luợng khoáng M, độ cứng tạm thời, vĩnh cửu,
+ Xác định mầu sắc, nhiệt độ, mùi vị
+ Xác định hàm lượng CO2 tự do và CO2 ăn mòn,
Viết công thức Cuốclốp và gọi tên nước,
Đánh giá khả năng ăn mòn bê tông của nước ngầm, từ đó đưa ra các giải pháp
xử lý triệt để, hiệu quả, đảm bảo về mặt kinh tế và kĩ thuật.
1.6. Thí nghiệm hiện trường
1.6.1. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)
Tại tất cả các hố khoan đều thiết kế thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT),

1.6.1.1. Mục đích của thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)
Xuyên tiêu chuẩn là một dạng của công tác xuyên động được tiến hành đồng
thời với công tác khoan thăm dò, nhằm xác định sức kháng xuyên tiêu chuẩn NSPT
và giải quyết các nhiệm vụ khác nhau như:

Sinh viên: Phạm Văn Chung 78 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

- Xác định ranh giới địa tầng.


- Kết hợp với khoan lấy mẫu thí nghiệm đối với các lớp đất khó lấy mẫu bằng
dụng cụ lấy mẫu thông thường.
- Xác định trạng thái của đất loại sét và độ chặt của đất loại cát.
- Cung cấp chỉ số NSPT cho tính toán giải pháp nền móng.
1.6.1.2. Khối lượng
Tiến hành thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn tại 5 hố khoan thăm dò, khoảng cách
thí nghiệm là 2m/lần, bắt đầu tiến hành thí nghiệm khi khoan vào đất được 1m.
Với 5 hố khoan được thiết kế có tổng số mét khoan là 250m. Vậy số lần thí
nghiệm xuyên tiêu chuẩn dự kiến sẽ là 125 lần.

1.6.1.3. Thiết bị và phương pháp tiến hành thí nghiệm.


Phương pháp tiến hành thí nghiệm: Khi khoan đến độ sâu thí nghiệm thi dừng
khoan, rửa sạch đáy hố khoan, Kéo bộ dụng cụ khoan lên, lắp cần và ống SPT vào,
đóng liên tục 3 hiệp để đưa mũi xuyên vào đất, Mỗi hiệp ống xuyên đi vào đất
15cm, xác định số búa đóng của mỗi hiệp, Tổng số búa để ống xuyên đi vào đất
30cm của 2 hiệp sau cùng chính là đại lượng chỉ số sức kháng xuyên xuyên tiêu
chuẩn N.
Thiết bị thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn gồm các bộ phận chính: Ống xuyên tiêu
chuẩn, cần xuyên và bộ phận truyền lực đóng gồm đe, búa, bộ phận định vị và cơ
cấu nâng thả búa. Cấu tạo ống xuyên tiêu chuẩn như sau:
Viªn bi
E
D
C
G

A èng Lç th«ng h¬i


B §Çu trªn
§Õduí i
Hình 8: Cấu tạo ống xuyên tiêu chuẩn
Sinh viên: Phạm Văn Chung 79 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52
Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

A = 25mm đến 50mm, B = 457mm đến 762mm, C = 34,94  0,13mm


D = 38,1  1,3-0,0mm, E = 2,54  0,25mm, F = 50,8  1,3-0,0mm,
G = 16o – 23o
Ống xuyên được cấu tạo chẻ đôi để có thể lấy mẫu ra khỏi ống dễ dàng, Đầu
trên của ống có ren nối với cần, Phần trên có lỗ thoát nước và khí.
Hệ thống nối với ống xuyên được sử dụng bằng chính cần khoan.Lực đóng
của búa được truyền xuống đe, qua cần để đưa ống xuyên vào đất. Phía trên cần là
đe, nối với đe là trục định hướng để búa rơi tự do xuống đe. Trên cùng là bộ phận
định vị.Búa có khối lượng 63,5kg, rơi xuống đe từ độ cao 76,2cm.Búa được nâng
lên nhờ bộ cặp, và được tời kéo lên đến chiều cao quy định, búa sẽ tự động rơi tự
do xuống đe để đưa ống xuyên vào đất.
760mm

Thanh dÉn huí ng

Bé g¾p

Qña t¹ nÆ
ng 63.5kg

§e

Hình 9: Sơ đồ hệ thống búa đóng SPT

Sinh viên: Phạm Văn Chung 80 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

1.6.1.4. Chỉnh lý tài liệu thí nghiệm.


Sau khi xác định số búa N30 để mũi xuyên ngập vào trong đất một đoạn 30cm
cuối, do trong quá trình xuyên có sự sai lệch được gây ra bởi các yếu tố ảnh hưởng
chính như: Sự mất năng lượng do khắc phục lực quán tính, sự va chạm với thành
hố khoan của cần, áp lực địa tầng theo độ sâu.
Chỉnh lý theo độ sâu: N = N’,k
k: hệ số hiệu chỉnh phụ thuộc vào độ sâu,
N’: Số búa xác định được khi đóng,
Bảng 2-6.1: Hệ số điều chỉnh
Độ sâu(m) 0–5 5 – 10 10 – 15 15 – 20 20 – 25
K 1 0,8 0,6 0,5 0,45
Chỉnh lý theo chiều sâu phân bố mực nước ngầm
N = 15 + 0,5(N’ – 15)
Từ chỉ số SPT ta có thể xác định được độ chặt của đất loại cát và trạng thái
của đất loại sét như sau:
- Đối với đất loại cát:
Bảng 2.6.2: Bảng xác định trạng thái của đất loại cát dựa vào chỉ số SPT

N Độ chặt tương đối


0–4 Đất rất xốp
4 – 10 Đất xốp
10 – 30 Đất chặt vừa
30 – 50 Đất chặt
>50 Đất rất chặt

Sinh viên: Phạm Văn Chung 81 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

- Đối với đất loại sét:


Bảng 2.6.3: Bảng xác định trạng thái của đất loại sét dựa vào chỉ số SPT

N Trạng thái
0–2 Chảy
2–4 Dẻo chảy
4–8 Dẻo mềm
8 – 15 Dẻo cứng
15 -30 Nửa cứng
>30 Cứng

6.1.2. Thí nghiệm xuyên tĩnh điện - đo áp lực nước lỗ rỗng (CPTu).
6.1.2.1. Mục đích của thí nghiệm xuyên CPTu.
- Cung cấp thông số, điều kiện địa chất thủy văn, phục vụ tính toán chống giữ
và chống thấm cho thành và đáy hố đào.
- Cung cấp thêm thông tin để thiết kế, thi công tầng hầm.
6.1.2.2. Khối lượng.
Số lượng hố xuyên CPTu được thiết kế là: 06 hố (từ X1 – X6)
Vị trí các hố xuyên CPTu được thể hiện trên mặt bằng bố trí các công trình
thăm dò ( phụ lục: 02).
6.1.2.3. Thiết bị và phương pháp tiến hành thí nghiệm.
a. Thiết bị.
Thiết bị xuyên điện được chế tạo bởi hãng thiết bị GeoMil (Hà Lan). Hệ thống
sử dụng cáp để truyền dữ liệu đo được từ mũi xuyên điện tới bề mặt đất. Thiết bị
hoạt động hoàn toàn tự động.
Mũi xuyên điện CPTu được kết hợp với phương pháp đo tiên tiến cho thí
nghiệm xuyên tĩnh điện. Từ khi nhiều loại cảm biến lực rất nhạy được sử dụng,
nhiều kết quả đo chính xác hơn với thí nghiệm CPT có thể được thu nhận. Thí
nghiệm xuyên tĩnh điện cũng cho phép các thông số phụ thêm được đo ngay tại

Sinh viên: Phạm Văn Chung 82 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

hiện trường như áp lực nước lỗ rỗng, nhiệt độ, đỗ dẫn điện, độ nghiêng… Những
tín hiệu cảm biến lực được truyền tới bề mặt như một tín hiệu điện áp khuếch đại
tương tự thông qua cáp và chuyển đổi thành tín hiệu số 16bit trong hệ thống thu
nhận dữ liệu GME 500. Thế hệ máy sau này có thể sử dụng di động và phiên bản
chống thấm nước (IP65) phù hợp cho việc thí nghiệm ngoài thực địa.
Mũi xuyên GeoMil được trang bị với các phần thép chất lượng cao và có chứa
các cảm biến lực và các bảng vi mạch điện tử. Tất nhiên, phạm vi các sản phẩm
hoàn thiện phải tuân theo các quy định Dutch NEN 5140 và BRL, ISSMGE và hầu
hết các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế khác.
Mũi xuyên CPTu được trang bị các cảm biến riêng biệt để đo sức kháng tại
một điểm (qc), ma sát ở thành ống măng xông (fs), áp lực nước lỗ rỗng (u).
Hệ thống được cấu tạo như các hình dưới đây:

Sinh viên: Phạm Văn Chung 83 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Hình 1.4. Hệ thống xuyên điện CPTu

Sinh viên: Phạm Văn Chung 84 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Hình 1.5. Hệ thống xuyên thủy lục

Thiết bị xuyên thủy lực bao gồm:


Hai pittông thủy lực thẳng đứng, hoạt động đồng thời ( hành trình 1175 mm)
Lực ấn/đẩy lớn nhất: 100/140KN
Tốc độ ấn/đẩy không tải lớn nhất: 125/160mm/s
Tốc độ tiến hành: 20cm/s hiệu chuẩn cho CPT
Một hệ thống khối đẩy liên kết 2 pittong thủy lực đồng bộ truyền động và đẩy
các ống CPT
Thiết bị kéo để rút các cần xuyên và ống chống
Hai dầm neo rời với các neo vít đi kèm
Thiết bị điều khiển thủy lực (bao gồm cả các kết nối) được gắn trên bảng điều
khiển gần máy xuyên.
Bộ cáp linh hoạt để kết nối máy xuyên tới thiết bị điều khiển.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 85 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Hệ thống xuyên tĩnh điện hoàn thiện và điển hình bao gồm:
Mũi xuyên điện: GeoMil cung cấp các mũi xuyên với kích thước mặt cắt
ngang 10cm2 hoặc 15cm2. Mũi xuyên điện có thể đo sức kháng xuyên (q c), ma sát
cục bộ tại áo măng xông (fS) và góc nghiêng (i). Tùy chọn áp lực nước lỗ rỗng (u),
nhiệt độ (T) và góc nghiêng 1 hoặc 2 trục có thể cũng được đo. Tất cả mũi xuyên
GeoMil đều được đặt trong một hộp di động, bảo vệ mũi xuyên khỏi các tác động
khi vận chuyển. Các dữ liệu hiệu chỉnh được cung cấp như là in ấn các file dữ liệu
trên ổ đĩa mềm hoặc tùy chọn – trên thiết bị lưu trữ USB.
Cáp điện của máy CPTu: Mục đích xây dựng các loại cáp có chiều dài bất kỳ
là để phù hợp với các yêu cầu của khách hàng và được cung cấp các kết nối Lemo
đúc sẵn không thấm nước (mạ vàng) và kết hợp rất kinh hoạt với một chu kỳ hoạt
động lâu dài.
Khóa kẹp có thể đẩy hoặc tự động đẩy/kéo khóa kẹp với một bộ chuyển đổi
lân cận sẵn có. Khóa kẹp đẩy mũi xuyên và cần vào trong đất và kéo chúng lên theo
chiều ngược lại. Bộ chuyển đổi khởi động hệ thống thu nhận dữ liệu để khởi động
quá trình đo ghi.
Hệ thống thu nhận dữ liệu (8 kênh tương tự và 4 kênh kỹ thuật số) cho chuyển
đổi A/D và ghi dữ liệu tự động.
Trên cơ sở công nghệ PC cho máy tính (máy tính xách tay, máy tính để bàn,
máy tính công nghiệp hoặc tương đương)
Phần mềm thu nhận dữ liệu thí nghiệm với giao diện dễ dàng cho người sử dụng.
Hệ thống ghi độ sâu hoàn toàn tự động
Phần mềm phân tích, xử lý và thể hiện kết quả CPTask.
Bộ chuyển đổi sóng hình sin 12 hoặc 24 VAC thành 230 VAC để cấp cho máy
tính (Tùy chọn nếu được yêu cầu).

Sinh viên: Phạm Văn Chung 86 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

b. Phương pháp tiến hành thí nghiệm.


Quá trình thí nghiệm được tiến hành theo các bước sau đây:
- Định vị vị trí chuẩn bị và thí nghiệm CPTu
- Đặt neo bằng hệ thống hạ neo thủy lực.
- Lắp đặt các thiết bị CPTu tại vị trí thí nghiệm
- Kết nối đầu xuyên điện (sau khi bão hòa đá thấm mới) qua hệ thống cần đo
với hệ thống thu nhận dữ liệu GME – 500 bởi cáp đo sâu.
- Bắt đầu đo: Quá trình diễn ra tự động, dữ liệu được hiển thị đồng thời trên
màn hình máy tình là các đường cong biểu đồ và các dữ liệu dạng số. (Hình 1.6)
- Bắt đầu thí nghiệm tiêu tán bên tay phải (Hình 1.7)
- Hệ thống các dụng cụ đo (Đầu xuyên, cáp, cần nối)
Để tối ưu hóa các kết quả đo, đá thấm mới được chuẩn bị trước trong dầu bão
hòa (trong điều kiện chân không). Sau khi di chuyển đá thấm mới, nó được bao bọc
bởi một màng cao su, khi thí nghiệm bắt đầu, màng cao su sẽ bị gỡ bỏ ra khỏi mũi
xuyên bởi ma sát của mũi xuyên với đất.
Thông thường, thí nghiệm được tiến hành theo tiêu chuẩn ASTM D 5778 và
sách hướng dẫn cho người sử dụng từ nhà sản xuất.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 87 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Hình 1.6. Dữ liệu thu nhận được

Hình 1.7. Thí nghiệm tiêu tán

Sinh viên: Phạm Văn Chung 88 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

1.6.2.4. Chỉnh lý tài liệu thí nghiệm.


Tất cả các kết quả thí nghiệm được phân tích bởi phần mềm CPTask. Sử dụng
các thông số đo (sức kháng xuyên – qc; Ma sát thành fs; Áp lực nước lỗ rỗng u…)
phần mềm CPTask có thể tính toán các thông số địa kỹ thuật và trình bày chúng
trong bảng 2.7
Bảng 2.7

STT Thông số Ký hiệu Đơn vị Cách xác định


1 Độ sâu m Đo trực tiếp
2 Sức kháng xuyên pc Mpa Đo trực tiếp
3 Ma sát thành fs Mpa Đo trực tiếp
4 Áp lực nước lỗ rỗng động u Mpa Đo trực tiếp
5 Góc nghiêng I Degree Đo trực tiếp
6 Tỷ số ma sát Rf % fs / qc * 100%
7 Tỷ số áp lực nước lỗ rỗng động u/qc Mpa u2 / qc
8 Sức kháng xuyên hiệu chỉnh qt Mpa qc + (1-αs).u2 (αs ≈ 0.81)
9 Sức kháng xuyên hiệu chỉnh qn Mpa qt - σv;z
10 Tỷ số áp lực nước lỗ rỗng Bq ∆u / qn
11 Sức kháng xuyên tiêu chuẩn qnorm Mpa qn / σv;z'
12 Ma sát tiêu chuẩn fnorm Mpa fs / qn * 100%
13 Áp lực nước lỗ rỗng dư du Mpa u2 - u0
14 Sức kháng xuyên hiệu quả qe Mpa qc – u2
15 Áp lực thẳng đứng rov;z kPa Σ γdry + Σ γwet
16 Áp lực có hiệu rov;z' kPa σv;z - u0
Độ bền cắt không thoát nước Su (qc - σv;z) / Nk
17 nhỏ nhất (min) kPa (Nk(min)≈20,
Độ bề cắt không thoát nước lớn Su Nk(max)≈15)
18 nhất (max) kPa
Phân loại theo
19 Phân loại đất Soil id Robertson(1990)

Sinh viên: Phạm Văn Chung 89 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Việc phân loại đất dựa trên cả tỷ số ma sát thành và tỷ số áp lực nước lỗ rỗng
(theo Robertson và Campanella) đã được trình bày như tiêu chuẩn.
Thí nghiệm tiêu tán được tiến hành trong mỗi thí nghiệm CPTu (số lượng là 3
lần trong một hố xuyên – Bảng 1). Thí nghiệm này đo được sự giảm của áp lực
nước lỗ rỗng dư theo thời gian.

Mức độ tiêu tán U(%) được tính như sau:

ut  u0
U  100%
ui  u0

Trong đó:

ut là áp lực nước lỗ rỗng tại thời điểm t (Mpa, kPa)

u0 là áp lực nước lỗ rỗng cân bằng ước lượng (Mpa, kPa)

ui là áp lực nước lỗ rống tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm (Mpa, kPa)

Thí nghiệm tiêu tán kết thúc khi U = 50% và xác định ước lượng thời gian T50.

1.7. Chỉnh lý tài liệu, viết báo cáo


1.7.1. Chỉnh lý tài liệu thực địa
Tài liệu khoan: Chỉnh lý nhật ký khoan, lập các hình trụ lỗ khoan, kiểm tra tài
liệu mô tả và theo dõi.
Chỉnh lý tài liệu xuyên SPT: Kiểm tra tài liệu xuyên tiêu chuẩn, vẽ các biểu đồ
theo hình trụ hố khoan.

1.7.2. Phân tích tổng hợp tài liệu.


Chỉnh lý các tài liệu thí nghiệm trong phòng: lập bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý,
tính các giá trị tiêu chuẩn, giá trị tính toán.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 90 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Từ kết quả thí nghiệm trong phòng kết hợp với tài liệu thực địa tiến hành tổng
hợp, so sánh để viết báo cáo địa chất công trình.

1.7.3. Nội dung báo cáo địa chất công trình


Báo cáo khảo sát địa chất công trình gồm những nội dung sau:
Mở đầu
Chương 1: Khối lượng công tác khảo sát địa chất công trình đã tiến hành
Chương 2: Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu vực xây dựng
1. Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực khảo sát
2. Đặc điểm trầm tích Đệ tứ
3. Đặc điểm địa chất thủy văn
Chương III: Dự báo các vấn đề địa chất công trình khu vực xây dựng
1. Thiết kế móng và các vấn đề địa chất công trình liên quan
2. Thiết kế và thi công tầng hầm, các vấn đề địa chất công trình liên quan
Kết luận và kiến nghị,
Kèm theo báo cáo địa chất công trình có các phụ lục sau:
Sơ đồ tài liệu thực tế
Mặt cắt địa chất công trình
Sơ đồ mặt bằng bố trí các hạng mục công trình và sơ đồ bố trí các công trình
thăm dò
Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của đất nền,
Các biểu đồ xuyên, biểu đồ thành phần hạt, biểu đồ nén, biểu đồ cắt và các
hình trụ lỗ khoan.

Sinh viên: Phạm Văn Chung 91 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ KHẢO SÁT

A. Dự trù thiết bị vật tư, nhân lực, thời gian thi công
1. Dự trù thiết bị vật tư
Thời gian thực hiện phương án là 2 tháng (8 tuần), không có ngày nghỉ lễ, tết
mà chỉ có ngày nghỉ chủ nhật thì thời gian khảo sát là 48 ngày. Dự trù thời gian
dành cho công tác khoan khảo sát và lấy mẫu kết hợp với thí nghiệm SPT, thí
nghiệm xuyên tĩnh chiếm 2/3 thời gian thực hiện khảo sát - tức là khoảng 32
ngày.
Theo định mức 1779/ VP - BXD ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng thì số ca
thực hiện công tác khoan khảo sát đối với máy XY – 1 khi khoan sâu đến 50m
là:

Khối lượng Định mức


Dạng công tác Cấp đất đá Số ca
(đơn vị) (ca/đơn vị)
Khoan lấy I – III 193,5 m 0,17 32,9
mẫu IV – VI 56,5 m 0,38 21,47
Thí nghiệm I – III 97 lần 0,1 9,7
SPT IV – VI 28 lần 0,15 4,2
Xuyên CPTu I - III 108 m 1,2 129,6

Với một tổ máy khoan và thí nghiệm SPT thì thời gian cần thực hiện công tác
khoan và thí nghiệm SPT là:
32,9 + 21,47 + 9,7 + 4,2 = 64,17 ca

Sinh viên: Phạm Văn Chung 92 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Mỗi ngày làm hai ca thì số tổ máy khoan cần thiết để hoàn thành công việc
trong 32 ngày là:
64,17/32/2 = 1 tổ máy khoan.
Vậy cần 01 tổ máy khoan.

Bảng dự trù thiết bị khoan và lấy mẫu thí nghiệm

STT Thiết bị vật tư Đơn vị Số lượng


1 Máy khoan XY – 100 và dụng cụ Bộ 1
2 Hộp dựng mẫu Cái 120
3 Thẻ mẫu Cái 240
4 Chai đựng nước Cái 4
5 Parafin Kg 5

Bảng dự trù thiết bị SPT

STT Thiết bị vật tư Đơn vị Số lượng


1 Mũi xuyên SPT Chiếc 1
1 Dầu bôi trơn Lít 3

Bảng dự trù thiết bị xuyên tĩnh điện CPTu

STT Thiết bị vật tư Đơn vị Số lượng


1 Máy xuyên Bộ 1
2 Cần xuyên m 20
3 Mũi xuyên Cái 2
4 Mỡ bôi trơn Kg 3
5 Cuốc, xẻng, xà beng Cái 5

Sinh viên: Phạm Văn Chung 93 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Các loại văn phòng phẩm dùng cho khảo sát

STT Danh mục Đơn vị Số lượng


1 Giấy viết Tập 10
2 Mực viêt ml 100
3 Mực can ml 100
4 Giấy can m 5
5 Giấy Troki Tờ 5
6 Bộ bút can Bộ 1
7 Máy vi tính Cái 1

2. Dự trù nhân lực


Để thực hiện các phương án khảo sát ĐCCT, khối lượng nhân lực biên chế cho
các tổ có thể mô tả theo sơ đồ sau:

CHỈ HUY
TRƯỞNG

Tổ kỹ Tổ trắc địa Tổ khoan, Tổ thí


thuật và (1 tổ) thí nghiệm nghiệm
hành SPT xuyên CPTu
chính (1 tổ) (1 tổ)

Sinh viên: Phạm Văn Chung 94 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

2.1. Tổ kỹ thuật
Biên chế tổ này gồm có:
- Một kỹ sư ĐCCT: Chủ phương án khảo sát.
- Một kỹ sư ĐCCT: Phụ trách kỹ thuật.

2.2. Tổ khoan, thí nghiệm SPT


Với thiết bị khoan sử dụng là máy khoan XY – 1 của Trung Quốc, kết hợp với
thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT thì biên chế nhân lực cho tổ khoan gồm:
- 1 tổ trưởng là công nhân khoan bậc 6/7;
- 3 công nhân khoan bậc 4/7;

2.3. Tổ xuyên tĩnh điện – đo áp lực nước lỗ rỗng


Biên chế nhân lực cho 1 tổ xuyên CPTu là:
- Tổ trưởng: Một công nhân kỹ thuật bậc 6/7.
- Ba công nhân xuyên tĩnh bậc 4/7.

2.4. Tổ hành chính


Một thủ quỹ phụ trách kinh tế, đời sống, chi tiêu cho toàn đội khảo sát.

3. Dự trù thời gian thi công


Với thời gian thực hiện công tác khảo sát là 8 tuần, giả thiết trong 8 tuần đó
không có ngày nghỉ lễ, chỉ có ngày nghỉ chủ nhật, như vậy thời gian dành cho công
tác khảo sát là 48 ngày và thời gian bắt đầu tiến hành khảo sát là vào thứ 2.
Ta có:

Sinh viên: Phạm Văn Chung 95 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

Bảng thời gian tiến hành các công tác khảo sát trong thời gian thi công

STT Các dạng công tác Thời gian tiến hành khảo sát
1 Công tác thu thập tài liệu 2 ngày (từ ngày 1 đến ngày 2)
2 Công tác trắc địa 4 ngày (từ ngày 3 đến ngày 6)
3 Công tác khoan lấy mẫu và thí 32 ngày (từ ngày 7 đến ngày 37)
nghiệm SPT
4 Công tác thí nghiệm xuyên tĩnh 12 ngày (từ ngày 7 đến ngày 18 )
điện ( CPTu)
5 Công tác thí nghiệm trong 30 ngày (từ ngày 10 đến ngày 39)
phòng
6 Công tác chỉnh lý tài liệu và 12 ngày (từ ngày 37 đến ngày 48)
viết báo cáo

Biểu đồ thi công

STT Ngày
6 12 18 24 30 36 42 48
Dạng công tác
1 Thu thập tài liệu
2 Trắc địa
3 Khoan lấy mẫu và thí
nghiệm SPT
4 Xuyên tĩnh điện ( CPTu)
5 Thí nghiệm trong phòng
6 Chỉnh lý tài liệu và viết
báo cáo

Sinh viên: Phạm Văn Chung 96 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

KẾT LUẬN

Sau hơn ba tháng làm đồ án với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Dương Văn
Bình, cùng với tinh thần tích cực và khẩn trương của bản thân bản đồ án đã hoàn
thành đúng thời hạn quy định. Trong quá trình làm đồ án tôi đã được củng cố rất
nhiều về kiến thức chuyên môn cũng như hiểu được phần nào về công việc thực tế
sau khi ra trường.
Tuy nhiên do trình độ chuyên môn của bản thân còn hạn chế và sự hiểu biết
về thực tế chưa nhiều nên đồ án không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì
vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy, cô giáo trong bộ môn
cũng như các bạn đồng nghiệp.
Bản đồ án này hoàn thành là nhờ sự hướng dẫn, góp ý rất lớn của thầy giáo
hướng dẫn KS. Dương Văn Bình. Nhờ có sự giúp đỡ của thầy mà tôi đã hoàn thành
đồ án này đúng thời hạn, không những vậy, những lời góp ý của thầy đã giúp tôi
hoàn thiện và hệ thống được các kiến thức chuyên môn đã được học. Qua đây tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn tôi
KS. Dương Văn Bình và các thầy, cô giáo trong bộ môn đã giúp đỡ tôi hoàn thành
đồ án này.
Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Phạm Văn Chung

Sinh viên: Phạm Văn Chung 97 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52


Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. SÁCH THAM KHẢO


1. Lê Quý An, Nguyễn Công Mẫn, Nguyễn Văn Quý – Cơ học đất – Nhà
xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp 1977
2. Hồ Chất, Nguyễn Bá Kế, Nguyễn Thanh, Phạm Văn Tỵ, Phạm Xuân –
Những vấn đề Địa chất công trình - Viện khoa học kỹ thuật xây dựng 1976
3. Vũ Công Ngữ - Bài tập Cơ học đất nền móng – NXB xây dựng 1978
4. Nguyễn Văn Quảng – Nền và móng – NXB xây dựng 1996
5. Lê Đức Thắng – Tính toán móng cọc – Trường Đại học Xây dựng 1998
6. PGS.TS Lê Trọng Thắng – Các phương pháp nghiên cứu và khảo sát Địa
chất công trình – NXB GTVT 2003
7. PGS – TS Đỗ Minh Toàn – Đất đá xây dựng – Đại học Mỏ địa chất
8. PGS.TS Tạ Đức Thịnh; PGS. TS Nguyễn Huy Phương – Cơ học đất –
NXB giao thông vận tải
B. ĐƠN GIÁ, SỔ TAY, TIÊU CHUẨN
1. Sổ tay thiết kế nền móng tập 1, tập 2 – NXB khoa học và kỹ thuật 1974
2. Tiêu chuẩn ngành đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh
20TCN – 174 – 89
3. Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình TC 45 – 78
4. Tiêu chuẩn quy trình thăm dò địa chất công trình 22TCN 82 – 85
5. Đơn giá xây dựng công trình thành phố phần khảo sát xây dựng – NXB
xây dựng 2011
6. Tiêu chuẩn đất xây dựng TCVN 4915 – 1995 – 4220 – 1995
7. 22TCN 259 : 2000 Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình
8. TCXDVN 194 : 2006 “Nhà cao tầng – Công tác khảo sát địa kỹ thuật”
9. TCXD 266 : 1999 Phương pháp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)

Sinh viên: Phạm Văn Chung 98 Lớp: ĐCCT- ĐKTA- K52

You might also like