Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 44

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

HỌC PHẦN 2

13-Nov-17 BM KTQT – HVTC 1


CHƯƠNG 1

MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI


NHUẬN (C – V – P)
1.1. Các khái niệm cơ bản về mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng
- lợi nhuận
1.2. Một số ứng dụng mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận
vào quá trình ra quyết định
1.3. Ứng dụng phân tích điểm hoà vốn trong việc ra quyết định
1.4 Một số hạn chế khi phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng -
lợi nhuận

13-Nov-17 BM KTQT – HVTC 2


LƯU Ý TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU
Các kí hiệu sử dụng trong chương này:

DT: Tổng doanh thu SL: Sản lượng


g: Giá bán
BP: Tổng biến phí
bp: Biến phí đơn vị
ĐP: Tổng định phí
lb: Lãi trên biến phí đơn vị
LB: Tổng lãi trên biến phí
LN: Tổng lợi nhuận

Với phương trình kinh tế cơ bản:


LN = DT – CP (Trong đó: DT = SL × g ; CP = ĐP + BP)
Nghiên cứu MQH C-V-P là xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán,
sản lượng, CPCĐ và CPBĐ và sự tác động của chúng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp. Để thực hiện điều này người ta sử dụng phương pháp hạch
toán định phí biên (phương pháp số dư đảm phí/lãi trên biến phí).

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 3


LƯU Ý TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU
Nội dung phương pháp hạch toán định phí biên/số dư đảm phí/lãi trên biến
phí:
- Toàn bộ chi phí của DN chỉ được chia làm 2 loại là ĐP và BP, trong đó:
+Tổng định phí luôn luôn không đổi ở các mức sản lượng khác nhau  Ta
không tính toán phân bổ chúng cho mỗi đơn vị SP mà luôn ứng xử nó là tổng
số, là chi phí thời kỳ (ĐP phát sinh kỳ nào thì phải bù đắp trong kỳ đó).
+Tổng biến phí luôn thay đổi ở các mức sản lượng khác nhau và biến phí tính
cho đơn vị sản phẩm không đổi ở các mức sản lượng  Ta sử dụng biến phí
cho 1 đvsp để xem xét ở mọi mức sản lượng.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu MQH chi phí - khối lượng - lợi nhuận: có ý
nghĩa trong việc ra các quyết định khai thác khả năng tiềm tàng của DN (lựa
chọn về giá bán, chi phí, sản lượng...) nhằm tối đa hoá lợi nhuận.

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 4


1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1 Lãi trên biến phí

1.1.2 Tỷ suất lãi trên biến phí

1.1.3 Kết cấu chi phí

1.1.4 Đòn bảy kinh doanh

1.1.5 Điểm hoà vốn

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 5


1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Lãi trên biến phí/Số dư đảm phí
- Lãi trên biến phí là phần chênh lệch giữa doanh thu (DT) với phần biến
phí (BP) của nó => LB = DT - BP
Mỗi đơn vị sản phẩm
Lãi trên biến phí Cho từng mặt hàng
được xác định cho
Cho các mặt hàng tiêu thụ

- Lãi trên biến phí đơn vị (lb) là chênh lệch giữa giá bán đơn vị và biến phí
đơn vị => lb = g – bp (1.1)
Với giá bán không đổi ở mọi mức sản lượng  lb không đổi ở mọi mức sản
lượng  lb đã tóm tắt vào một con số toàn bộ các chi phí và doanh thu mà
giá trị đơn vị của chúng không đổi với mọi mức sản lượng  lb giúp ta
lượng hoá một cách đúng đắn và nhanh nhất các phương án khác nhau về
chi phí, giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ... nhằm lựa chọn phương án
có lợi nhuận tối đa.
13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 6
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Lãi trên biến phí/Số dư đảm phí
- Tổng lãi trên biến phí (LB):
+ LB = SL × lb (1.2) => Trường hợp DN SX 1 loại sp.
+ LB = DT – BP (1.3) => Trường hợp DN SX nhiều loại sp.

LB có nghĩa vụ bù đắp ĐP và có lợi nhuận


 LN = LB – ĐP (1.4)
Muốn LN tối đa thì LB cao nhất

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 7


1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.2 Tỷ suất lãi trên biến phí/Số dư đảm phí
- Tỷ suất lãi trên biến phí (LB%) là tỷ lệ % giữa lãi trên biến phí và giá bán
+ Tỷ suất lãi trên biến phí có thể tính cho một sp:
lb
LB% = × 100 % (1.5)
g
Hoặc
LB
LB% = × 100 % (1.6)
DT
+ Tỷ suất lãi trên biến phí có thể tính bình quân cho nhiều sp:
Tổng lãi trên biến phí của các mặt hàng
LB% = × 100 % (1.7)
Tổng doanh thu của các mặt hàng

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 8


1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.2 Tỷ suất lãi trên biến phí/Số dư đảm phí
- Tỷ suất lãi trên biến phí (LB%)
Từ công thức 1.6 và 1.7 LB = LB% × DT (1.8)
Thay vào công thức 1.4  LN = LB% × DT – ĐP (1.9)
Nghiên cứu MQH CP- KL- LN trong trường
hợp DN SXKD nhiều mặt hàng
Vậy, LB% cho phép:
Xác định LB ở mọi mức DT mà không cần xét
đến khối lượng tiêu thụ

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 9


Ví dụ 1:
Công ty ABC năm N sản xuất và tiêu thụ 1.000 sản phẩm X có số
liệu về doanh thu và chi phí như sau:

Yêu cầu: Xác định lãi trên biến phí đơn vị, tổng lãi trên biến phí
và tỷ suất lãi trên biến phí của SP X?
Đáp án:
+ lb = g – bp = 300 – 165 = 135
+ LB = SL × lb = 1.000 × 135 = 135.000
+ LB% = LB/DT = 135.000/300.000 = 45%

13-Nov-17 BM KTQT – HVTC 10


Ví dụ 2:
Công ty X sản xuất và kinh doanh 3 loại mặt hàng khác nhau là
A,B,C. Từ tình hình về doanh thu, chi phí của Công ty như sau:

Yêu cầu: Xác định tỷ suất lãi trên biến phí bình quân của 3 mặt
hàng?
Đáp án:
+ LB% bình quân = 380.000/1.000.000 = 38%
13-Nov-17 BM KTQT – HVTC 11
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.3 Kết cấu chi phí
- Kết cấu chi phí là tỷ trọng giữa ĐP và BP trong tổng chi phí.
Ví dụ 3:
DN. A DN. B
Tổng số % Tổng số %
(1.000đ) (1.000đ)
- DT 100.000 100 100.000 100
- BP 60.000 60 30.000 30
- LB 40.000 40 70.000 70
- ĐP 30.000 60.000
- LN 10.000 10.000

Yêu cầu: Xác định kết cấu chi phí và ảnh hưởng của kết cấu chi phí tới tốc độ
biến động LN của từng DN?
13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 12
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.3 Kết cấu chi phí
Ví dụ 3 (Đáp án):
* Kết cấu chi phí:
- DN.A có 30.000 : 60.000 = 33,3% là ĐP.
- DN.B có 60.000 : 30.000 = 66,7% là ĐP.
* Ảnh hưởng của kết cấu chi phí tới tốc độ biến động LN:
Giả định DT của cả 2 DN đều tăng 20% (tăng bởi sản lượng, giá bán đơn vị luôn
cố định).
- DN.A có LB% = 40% => LB mới = LB% × DT mới = 40% × 120.000 = 48.000
(hoặc: do “g” và “lb” đều cố định nên khi DT tăng 20% có nghĩa SL tăng 20%
=> LB cũng tăng 20% => LB tăng 20% × 40.000 = 8.000)
ĐP cố định => LN của DN.A tăng 8.000 => Tốc độ tăng LN = 8.000/10.000 =
80%
13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 13
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.3 Kết cấu chi phí
Ví dụ 3 (Đáp án):
* Ảnh hưởng của kết cấu chi phí tới tốc độ biến động LN:
- Tương tự, DN.B có LB% = 70% => LB mới = LB% x DT mới = 70% ×
120.000 = 84.000
(hoặc: do “g” và “lb” đều cố định nên khi DT tăng 20% có nghĩa SL tăng 20%
=> LB cũng tăng 20% => LB tăng 20% × 70.000 = 14.000)
ĐP cố định => LN của DN.A tăng 14.000 => Tốc độ tăng LN = 14.000/10.000
= 140%.
 Kết luận: DN nào có kết cấu chi phí với ĐP chiếm tỷ trọng cao hơn (đầu tư
cho TSCĐ nhiều hơn) sẽ có tốc độ biến động của LN so với tốc độ biến động
của DT nhanh hơn.
 HIGH RISK, HIGH RETURN !

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 14


1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.4 Đòn bẩy kinh doanh
- Kết cấu chi phí gắn liền với những cơ hội đem lại lợi nhuận cao và mức độ
rủi ro lớn  người ta ví kết cấu chi phí như là một đòn bảy kinh doanh.
- Đòn bảy kinh doanh phản ánh mức độ sử dụng định phí trong DN, DN nào
có kết cấu chi phí phần định phí cao hơn thì đòn bảy kinh doanh lớn hơn và
ngược lại  Với một đòn bảy kinh doanh lớn, DN có thể đạt được tỷ lệ tăng
cao hơn về LN so với một tỷ lệ tăng doanh thu thấp hơn nhiều.
Tốc độ tăng của LN
ĐB = (1.10)
Tốc độ tăng của DT
- ĐB phản ánh cứ 1% doanh thu tăng lên thì có bao nhiêu % LN tăng thêm.
- Biến đổi công thức 1.10 ta thu được công thức:
LB
ĐB = (4.11)
LN
13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 15
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.4 Đòn bẩy kinh doanh

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 16


1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.4 Đòn bẩy kinh doanh
Ví dụ 4 (Tiếp ví dụ 3):
Yêu cầu: Xác định đòn bẩy kinh doanh của DN.A và DN.B?
Đáp án:
- DN.A:
ĐB = 80%/20% = 4 hoặc ĐB = 40.000 / 10.000 = 4
- DN.B:
ĐB = 140%/20% = 7 hoặc ĐB = 70.000 / 10.000 = 7

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 17


1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.5 Điểm hòa vốn
- Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để bù đắp chi phí (tại đó
DN không có lãi và cũng không bị lỗ hay tổng LB bù đắp đủ ĐP).
- Nghiên cứu điểm hoà vốn giúp nhà quản trị xác định với mức sản xuất và tiêu
thụ là bao nhiêu, vào lúc nào, với công suất hoạt động ở mức độ nào...? thì
đạt điểm hoà vốn (không bị lỗ ) đưa ra các quyết định SXKD đạt hiệu quả
cao.

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 18


1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.5 Điểm hòa vốn

SLh càng thấp so với SL thì LN càng lớn

Để SLh giảm, phải giảm ĐP hoặc tăng lãi


trên biến phí (tăng giá bán và giảm BP)

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 19


1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.5 Điểm hòa vốn

(1.13) (1.14)

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 20


1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.5 Điểm hòa vốn
Ví dụ 6b (Tiếp ví dụ 2): Xác định DTh của công ty X?
- Bước 1: Xác định tỷ lệ kết cấu từng mặt hàng tiêu thụ:
+ Mặt hàng A = 200.000 / 1.000.000 = 20%
+ Mặt hàng B = 300.000 / 1.000.000 = 30%
+ Mặt hàng C = 500.000 / 1.000.000 = 50%
- Bước 2: Xác định LB% bình quân của các mặt hàng: = 38%
- Bước 3: Xác định DTh chung các mặt hàng = 228.000 / 38% = 600.000
- Bước 4: Xác định DTh và SLh của từng mặt hàng:
+ Mặt hàng A: DTh = 600.000 × 20% = 120.000; SLh = 600
+ Mặt hàng B: DTh = 600.000 × 30% = 180.000; SLh = 1.200
+ Mặt hàng C: DTh = 600.000 × 50% = 300.000; SLh = 3.000
13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 21
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.5 Điểm hòa vốn

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 22


1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.5 Điểm hòa vốn

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 23


1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.5 Điểm hòa vốn
e) Phạm vi (Vùng) an toàn
- Trong cơ chế thị trường, mỗi DN đều cố gắng chiếm lĩnh, mở rộng thị trường
của mình nhưng họ cũng phải lường trước những nguy cơ bị co hẹp thị
trường.
- Phạm vi an toàn theo số tuyệt đối là mức an toàn
Mức an toàn về Sản lượng _ Sản lượng
=
sản lượng hoạt động hoà vốn
Mức an toàn về Doanh thu _ Doanh thu
=
doanh thu hoạt động hoà vốn
- Phạm vi an toàn theo số tương đối là tỷ lệ an toàn.
Tỷ lệ an toàn về Mức an toàn về sản lượng (doanh thu)
sản lương = x 100%
(doanh thu) Sản lượng (doanh thu) hoạt động
13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 24
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.5 Điểm hòa vốn
f) Đồ thị hòa vốn
- Để thấy rõ hơn về lý thuyết hoà vốn và MQH giữa chi phí - khối lượng - lợi
nhuận, các nhà kinh tế thường dùng phương pháp đồ thị để thể hiện MQH
này.
- Nếu gọi sản lượng là biến x độc lập; biến phí đơn vị (bp) và tổng định phí
(ĐP) là những đại lượng đã biết thì ta có:
YĐP= ĐP
YBP= bp. x
YTP= ĐP + bp.x
YDT= g . x
- Kết hợp các đồ thị này trên cùng một hệ trục toạ độ, chúng ta có đồ thị điểm
hoà vốn dạng tổng quát và dạng phân biệt
13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 25
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.5 Điểm hòa vốn
f) Đồ thị hòa vốn

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 26


1.2 ỨNG DỤNG CVP VÀO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH

Một trong những nhiệm vụ của KTQT cung cấp thông tin dễ hiểu
để giúp nhà quản trị đưa ra quyết định lựa chọn phương án SXKD
để tối đa hoá lợi nhuận.
LN = SL x (g-bp) - ĐP hoặc LN = DT x LB% - ĐP
LN = LB - ĐP
Từ các công thức trên ta thấy LN chịu ảnh hưởng của các nhân tố
g, SL, DT, bp, ĐP. Do vậy, muốn thay đổi LN ta thay đổi các nhân
tố g, SL, DT, bp, ĐP và để tính toán sự thay đổi về lợi nhuận tốt
nhất là ta nên tính toán sự thay đổi về LB và ĐP.

LN thay đổi = LB thay đổi – ĐP thay đổi


13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 27
1.2 ỨNG DỤNG CVP VÀO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH
Để thay đổi LB và ĐP, chúng ta lần lượt nghiên cứu các phương
án thay đổi sau:
Phương án 1: Thay đổi ĐP và DT
Phương án 2 : Thay đổi biến phí và sản lượng
Phương án 3: Thay đổi ĐP, giá bán và sản lượng
Phương án 4: Thay đổi ĐP, biến phí và sản lượng
Phương án 5: Thay đổi giá bán

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 28


1.2 ỨNG DỤNG CVP VÀO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH
1.2.1 Thay đổi ĐP và DT
Ví dụ 7:
Công ty X có số liệu liên quan đến sản lượng sp tiêu thụ (1.000 sp) như sau:
Tổng số Tính cho 1 đv sp
DT 100.000 100
BP 55.000 55
LB 45.000 45
LB% 45% 45%
ĐP 27.000
LN 18.000

LN = lb x SL – ĐP = 45 x 1.000 – 27.000 = 18.000, hoặc:


LN = LB% x DT – DDP = 45% x 100.000 – 27.000 = 18.000.
Yêu cầu: Xem xét có lựa chọn p/a tăng CP quảng cáo 7.000 và DT có thể tăng
15% hay không (P/a 1)?
13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 29
1.2 ỨNG DỤNG CVP VÀO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH
1.2.1 Thay đổi ĐP và DT
Ví dụ 7:
Đáp án:
- DT tăng 15% => LB tăng 100.000 x 15% x 45% = 6.750
- CP quảng cáo tăng 7.000 => ĐP tăng 7.000
=> LN giảm 6.750 – 7.000 = (250)
=> Phương án mới không tốt hơn, LN chỉ đạt 18.000 – 250 = 17.750
=> Không lựa chọn phương án mới.

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 30


1.2 ỨNG DỤNG CVP VÀO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH
1.2.2 Thay đổi BP và SL
Ví dụ 8 (Tiếp Ví dụ 7):
Yêu cầu: Xem xét p/a sử dụng NVL khác rẻ hơn khiến bp giảm 5, kéo theo
chất lượng sp giảm => SL chỉ có thể đạt 970 sp (P/a 2)?
Đáp án:
- LB của phương án mới = SL x (g – bp) = 970 x (100 – 50) = 48.500
- LB của phương án hiện tại = 45.000
 LB tăng 3.500
 LN tăng 3.500 => LN mới = 18.000 + 3.500 = 21.500
=> Phương án mới tốt hơn.
=> Lựa chọn phương án mới.

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 31


1.2 ỨNG DỤNG CVP VÀO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH
1.2.3 Thay đổi ĐP, giá bán và SL
Ví dụ 9 (Tiếp Ví dụ 7):
Yêu cầu: Xem xét p/a: giảm giá bán 3, CP quảng cáo dự kiến tăng 1.800 =>
SL kỳ vọng tăng 15% (P/a 3)?
Đáp án:
- LB của phương án mới = SL x (g – bp) = 1.000 x 115% x (97 – 55) = 48.300
- LB của phương án hiện tại = 45.000
 LB tăng 3.300
- ĐP tăng 1.800
=> LN tăng 1.500 => LN mới = 18.000 + 1.500 = 19.500
=> Lựa chọn phương án mới.

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 32


1.2 ỨNG DỤNG CVP VÀO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH
1.2.4 Thay đổi ĐP, BP và SL
Ví dụ 10 (Tiếp Ví dụ 7):
Yêu cầu: Xem xét p/a: thay đổi hình thức trả lương (từ trả cố định 5.000
chuyển sang trả theo hoa hồng 10,2/sp bán được) => kỳ vọng hình thức mới
khuyến khích bán hàng => SL kỳ vọng tăng 25% (P/a 4)?
Đáp án:
- LB của phương án mới = SL x (g – bp) = 1.000 x 125% x (100 – 65,2) =
43.500
- LB của phương án hiện tại = 45.000
 LB giảm 1.500
- ĐP giảm 5.000
=> LN tăng 5.000 – 1.500 = 3.500 => LN mới = 18.000 + 3.500 = 21.500
=> Lựa chọn phương án mới.
13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 33
1.2 ỨNG DỤNG CVP VÀO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH
1.2.4 Thay đổi ĐP, BP và SL
Ví dụ 11 (Tiếp Ví dụ 7, 8, 9, 10):
Yêu cầu: Xem xét lựa chọn p/a tối ưu?
Đáp án:
- Trong ngắn hạn: p/a 2.
- Trong dài hạn: p/a 4.
- Thảo luận: TẠI SAO lại lựa chọn như vậy?

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 34


1.2 ỨNG DỤNG CVP VÀO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH
1.2.5 Thay đổi đơn giá bán
Ví dụ 12 (Tiếp Ví dụ 7): Ngoài số sản phẩm tiêu thụ như ví dụ 7, Công ty X còn
nhận được 1 đơn đặt hàng 300 sản phẩm. Biết rằng Công ty X kỳ vọng thu được
LN tăng thêm từ ĐĐH này là 6.000 và ĐP phát sinh cho ĐĐH này là 1.500. Hãy
xác định giá bán phù hợp!?
Đáp án: Giá trước tiên phải bù đắp được các chi phí, sau đó phải đảm bảo mức
sinh lời như kỳ vọng. Do đó:
- bp để sản xuất 1 sp = 55
- đp để sx 1 sp = 1.500 / 300 = 5
- ln kỳ vọng từ 1 sp = 6.000 / 300 = 20
=> Giá bán phù hợp cho ĐĐH là 80/sp.

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 35


1.3 ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN

Ứng dụng phân tích điểm hòa vốn có thể giúp nhà quản trị có thông tin để đưa ra
các quyết định sau:
- Xác định mức sản lượng để đạt được mức LN kỳ vọng.
- Xác định khung giá bán sản phẩm.
- Quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng.
- Quyết định thúc đẩy

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 36


1.3 ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
1.3.1 Xác định mức sản lượng để đạt được LN kỳ vọng
- Xuất phát từ công thức xác định điểm hòa vốn LB = ĐP => Để đạt được LN
thì LB (Contribution) phải = ĐP + LN => SL.lb = LN + ĐP

LN + ĐP
 SL =
lb
SL - SLh x 100%
Tỷ lệ an toàn =
SL
Ví dụ 13 (Tiếp Ví dụ 7): Công ty X đặt mục tiêu trong kỳ tới tăng trưởng LN đạt
25%. Để đạt được mục tiêu này Công ty X cần tăng cường chi phí quảng cáo
4.500. Hãy xác định mức sản lượng cần thiết để Công ty X đạt được mục tiêu.

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 37


1.3 ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
1.3.1 Xác định mức sản lượng để đạt được LN kỳ vọng
Ví dụ 13 (Tiếp Ví dụ 7): Công ty X đặt mục tiêu trong kỳ tới tăng trưởng LN đạt
25%. Để đạt được mục tiêu này Công ty X cần tăng cường chi phí quảng cáo
4.500. Hãy xác định mức sản lượng cần thiết để Công ty X đạt được mục tiêu.
Đáp án:
- LN kỳ vọng của kỳ tới = 18.000 x 125% = 22.500
- ĐP cần thiết của kỳ tới = 27.000 + 4.500 = 31.500
- g = 100; bp = 55
 Mức SL cần thiết để X đạt được mục tiêu là:
22.500+31.500
𝑆𝐿 = = 1.200
(100 −55)

31.500 1.200 −700


- SLh = = 700 ⇒ Tỷ lệ an toàn = = 41,6%
(100 −55) 1.200

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 38


1.3 ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
1.3.2 Xác định khung giá bán sản phẩm
- Kinh doanh trong điều kiện sức mua của thị trường thấp (thu nhập của dân cư
không cao) thì một trong những biện pháp để thúc đẩy việc bán ra là cạnh
tranh qua giá. Vận dụng lý thuyết điểm hoà vốn sẽ giúp cho nhà quản trị có
được quyết định là có nên hạ giá bán hay không và hạ bao nhiêu với từng
mức sản lượng cụ thể.
ĐP
- Xuất phát từ công thức xác định SLh = ⇒ Ta biến đổi được công thức
g −bp
xác định g hòa vốn tại từng mức SL khác nhau là:
Đ𝑷
𝒈𝒉 = + 𝒃𝒑
𝑺𝑳
- Ở mỗi mức sản lượng DN có thể giảm giá đến giá bán hoà vốn mà vẫn không
bị lỗ. Điều này giúp cho nhà quản trị DN xác định khung giá bán tương ứng
với các các mức sản lượng từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh giá một
cách phù hợp, kịp thời để đạt tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận.

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 39


1.3 ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
1.3.2 Xác định khung giá bán sản phẩm
Ví dụ 14 (Tiếp ví dụ 7): Mức giá bán hòa vốn tại các mức sản lượng của Công ty
X được thể hiện qua bảng sau:

SL ĐP đp bp gh
(1) (2) (3)=(2):(1) (4) (5)=(3)+(4)
600 27.000 45 55 100
800 27.000 33,75 55 88,75
900 27.000 30 55 85
1.000 27.000 27 55 82
1.200 27.000 22,5 55 77,5

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 40


1.3 ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
1.3.3 Quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng
- Trong hoạt kinh doanh, đôi khi các DN gặp phải tình huống là ngoài việc sản
xuất và tiêu thụ bình thường, DN còn có thêm những đơn đặt hàng mới có giá
bán thấp hơn mức giá hiện tại thậm chí còn thấp hơn giá bán hoà vốn (giá thành
toàn bộ). Lúc này vận dụng lý thuyết điểm hoà vốn sẽ cho phép DN xác định
được số chi phí cần phải bù đắp từ đơn đặt hàng mới từ đó mà có kết luận về số
lợi nhuận tăng thêm hoặc giảm đi từ đơn đặt hàng này cộng với các thông tin
định tính khác để ra quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng.
Ví dụ trang 262 – GT KTQT.

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 41


1.3 ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
1.3.4 Quyết định thúc đẩy
- Hoạt động kinh doanh của DN chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau
có thể nảy sinh bên trong DN như số giờ máy chạy, số giờ công lao động,
vốn lưu động hoặc từ phía thị trường như số lượng sản phẩm, giá trị sản
phẩm thị trường có thể chấp nhận...
- Trường hợp DN SXKD nhiều mặt hàng mà có những nhân tố dư thừa có giới
hạn thì vấn đề đặt ra là sẽ thúc đẩy việc SXKD những loại mặt hàng nào và
bao nhiêu để đem lại lợi nhuận cao nhất?
- Với MQH chi phí - khối lượng - lợi nhuận thì lợi nhuận cao nhất khi tổng lãi
trên biến phí là cao nhất do vậy cơ cấu mặt hàng được ưu tiên thúc đẩy là cơ
cấu đem lại tổng lãi trên biến phí cao nhất. Các trường hợp có thể xảy ra như
sau:
+ Trường hợp quyết định thúc đẩy chịu ảnh hưởng của một nhân tố giới
hạn chủ chốt thì sản phẩm được thúc đẩy trước tiên là sản phẩm là sản
phẩm cho lãi trên biến phí cao nhất tính trên đơn vị nhân tố giới hạn đó. Ví
dụ trang 263 GT KTQT.

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 42


1.3 ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
1.3.4 Quyết định thúc đẩy
- Với MQH chi phí - khối lượng - lợi nhuận thì lợi nhuận cao nhất khi tổng lãi
trên biến phí là cao nhất do vậy cơ cấu mặt hàng được ưu tiên thúc đẩy là cơ
cấu đem lại tổng lãi trên biến phí cao nhất. Các trường hợp có thể xảy ra như
sau:
+ Trường hợp quyết định thúc đẩy chịu ảnh hưởng của một nhân tố giới
hạn chủ chốt thì sản phẩm được thúc đẩy trước tiên là sản phẩm là sản
phẩm cho lãi trên biến phí cao nhất tính trên đơn vị nhân tố giới hạn đó. Ví
dụ trang 263 GT KTQT.
+ Trường hợp quyết định thúc đẩy chịu ánh hưởng của nhiều nhân tố giới
hạn thì phải lập và giải bài toán qui hoạch tuyến tính để tìm phương án cực
biên tối ưu là cơ sở cho việc ra quyết định thúc đẩy.

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 43


1.4 MỘT SỐ HẠN CHẾ KHI PHÂN TÍCH CVP

Mô hình phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận có những hạn
chế - những giả định khi nghiên cứu mô hình này:
- Toàn bộ chi phí chỉ được chia làm hai loại là định phí và biến phí.
- Tổng định phí luôn luôn cố định trong phạm vi nhất định của sản lượng
- Biến phí đơn vị ổn định so với sự thay đổi của sản lượng
- Giá bán không đồi ở mọi mức sản lượng tiêu thụ.
- Trường hợp DN kinh doanh nhiều mặt hàng thì kết cấu tiêu thụ không đổi với
mọi mức doanh thu.

13-Nov-17 BM KTQT - HVTC 44

You might also like