Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

MỤC LỤC

Trang
Chương 1: THÔNG SỐ KỸ THUẬT ......................................................................................... 3
1.1. Thông số kỹ thuật của hệ thống kích thích ...................................................................... 3
1.2. Các thành phần trong hệ thống kích thích ....................................................................... 4
1.2.1. Thông số bộ chỉnh lưu có điều khiển ........................................................................... 4
1.2.2. Máy cắt kích từ: ........................................................................................................... 4
1.2.3. Các máy biến điện áp: ................................................................................................. 4
1.2.4. Các máy biến dòng điện .............................................................................................. 4
1.2.5. Thyristor ....................................................................................................................... 4
1.2.6. Hệ thống mồi kích từ .................................................................................................... 4
1.2.7. Máy biến áp kích từ ...................................................................................................... 4
1.3. Sơ đồ khối hệ thống ......................................................................................................... 5
Chương2: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG LÀM VIỆC CỦA CÁC PHẦN TỬ ........................ 6
2.1. Tủ chỉnh lưu..................................................................................................................... 6
2.2. Hệ thống điều khiển ......................................................................................................... 6
2.2.1. Sơ đồ khối bộ điều chỉnh. ............................................................................................ 7
2.2.2. Giao diện người-máy ................................................................................................... 7
2.3. Bộ diệt từ và bảo vệ quá áp ............................................................................................. 8
2.3.1. Sơ đồ khối của mạch dập từ và bảo vệ quá áp.............................................................. 8
2.3.2. Tủ diệt từ ...................................................................................................................... 9
2.4 Mồi tổ máy ....................................................................................................................... 9
2.5. Nguồn cấp ........................................................................................................................ 9
Chương3: VẬN HÀNH HỆ THỐNG KÍCH THÍCH............................................................... 10
3.1. Kiểm tra hệ thống kích từ trước khi khởi động ............................................................. 10
3.2. Vận hành bộ điều chỉnh trước khi khởi động ................................................................ 10
3.2.1. Chuyển mạch của bộ điều chỉnh ................................................................................. 10
3.2.2. Thiết lập cho chế độ vận hành khác. .......................................................................... 10
3.3. Kiểm tra chuyển mạch bộ dập từ ................................................................................... 11
3.4. Vận hành mồi ................................................................................................................ 11
3.4.1. Khởi động mồi/dừng mồi điện áp dư ......................................................................... 11
3.4.2. Quá trình mồi .............................................................................................................. 11
3.4.3. Mồi từ không thành công............................................................................................ 12
3.4.4. Tăng điện áp Zero ....................................................................................................... 12
3.5. Sự tăng điện áp .............................................................................................................. 12
3.6. Hiệu chỉnh điện áp hệ thống .......................................................................................... 12
3.7. Vận hành tăng/giảm ....................................................................................................... 12
3.8. Đảo chiều và diệt từ ....................................................................................................... 12
3.9. Khởi động/dừng bộ ổn định hệ thống công suất (PSS) ................................................. 13
3.10. Cắt hệ thống kích từ do sự cố tổ máy phát .................................................................. 13
3.11. Các thông tin báo động và trạng thái ........................................................................... 13
3.12. Vận hành hệ thống ....................................................................................................... 15
3.12.1. Qui trình khởi động .................................................................................................. 15
3.12.2. Kiểm tra trong quá trình vận hành ............................................................................ 15
3.12.3. Qui trình dừng .......................................................................................................... 16
Chương4: CÁC SỰ CỐ VÀ CÁCH XỬ LÝ ............................................................................ 17
4.1. Những yêu cầu đối với người vận hành......................................................................... 17
4.2. Xử lý sự cố .................................................................................................................... 17

Trang 2
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích
CHƯƠNG 1:

THÔNG SỐ KỸ THUẬT
1.1. Thông số kỹ thuật của hệ thống kích thích
 Nhà chế tạo: Guangzhou Electric apparatus Research Institute, Trung Quốc
 Kiểu chế tạo: Hệ thống kích thích tĩnh, nguồn áp 3 pha, có điều khiển
 Các tiêu chuẩn áp dụng: IEC
 Điện áp kích từ lớn nhất: 260V
 Dòng điện kích từ lớn nhất: 1990A
 Kích thích ban đầu yêu cầu:
 Dòng: 10A
 Thời gian: <4giây.
 Điện áp kích thích với tải định mức:
 Ứng với hệ số công suất 0,85: 130V
 Ứng với hệ số công suất 1,0: 102V
 Dòng kích từ định mức:
 Ứng với hệ số công suất 0,85: 995A
 Ứng với hệ số công suất 1,0: 788A
 Dải điện áp điều chỉnh danh định (chính xác): >20%
 Dải biến đổi điện áp kích thích khi điều chỉnh bằng tay các giá trị tham chiếu:
 Điện áp kích từ thấp nhất: 5,3V
 Điện áp kích từ cao nhất: 169V
 Dải điều chỉnh điện áp tự động: 0~130%
 Dải biến đổi điện áp kích thích khi điều chỉnh tự động các giá trị tham chiếu:
 Điện áp kích từ thấp nhất: 5,3V
 Điện áp kích từ cao nhất: 169V
 Điện áp trần lớn nhất (giá trị cực âm): 124V
 Điện áp trần lớn nhất (giá trị cực dương): 170V
 Phạm vi điều chỉnh bù đường dây: -15%~+15%
 Phạm vi điều chỉnh bù dòng phản kháng: -40~110%
 Cấp chính xác của hệ thống điều khiển kích từ: chính xác đến 0,5%
 Độ không nhạy của bộ A.V.R. (dải chết, nếu có): 5%~130%
 Thời gian đáp ứng điện áp của hệ thống kích từ: lên <80ms; xuống <150ms
 Điện áp trần của hệ thống kích từ: 260V
 Tỷ số đáp ứng điện áp của hệ thống kích từ: 2
 Thời gian diệt từ lớn nhất: <1 giây
Trang 3
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích
1.2. Các thành phần trong hệ thống kích thích
1.2.1. Thông số bộ chỉnh lưu có điều khiển
 Bộ chỉnh lưu cầu 3 pha điều khiển hoàn toàn
 Điện áp ngược mức đỉnh, định mức 2600V
 Khả năng chịu dòng điện lớn nhất trong 10 giây 6000A
 Toàn bộ phạm vi góc mở của bộ chỉnh lưu 130~1350
 Gia tăng nhiệt độ lớn nhất của thyristor ứng với nhiệt độ không khí làm mát lớn
nhất là 50oC. Đo bằng nhiệt kế tại bề mặt tiếp xúc giữa bộ chỉnh lưu và phiến tải
nhiệt 30K
1.2.2. Máy cắt kích từ:
 Công suất cắt dòng máy cắt kích từ 1250A
1.2.3. Các máy biến điện áp:
 Tổ đấu dây Y/Y-12
 Điện áp sơ cấp/ thứ cấp 10000/100V
 Công suất định mức 50VA
 Cấp chính xác 0,5
 Số lượng máy biến điện áp 3 cái
1.2.4. Các máy biến dòng điện
 Dòng điện sơ cấp/ thứ cấp 1200/5A
 Công suất định mức 30VA
 Cấp chính xác và hệ số bão hoà 0,5/0,5
 Số lượng máy biến dòng điện 3 cái
1.2.5. Thyristor
 Tổng số thyristor 12 cái
 Tổng số cầu song song 2 cầu
 Tổng số nhánh song song của mỗi cầu 1 nhánh
 Kiểu làm mát không khí cưỡng bức
 Điện áp khoá thyristor 2000V
1.2.6. Hệ thống mồi kích từ
 Điện áp cung cấp yêu cầu DC220V
 Công suất tiêu thụ 4000W
1.2.7. Máy biến áp kích từ
 Nhà chế tạo: Shunde special transformer plant, Guangdong
 Kiểu chế tạo 3-phase indoor type epoxy resin cast dry-type
 Tiêu chuẩn áp dụng Theo IEC

Trang 4
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích
 Công suất định mức 500kVA
 điện áp định mức
 Sơ cấp 10500V
 Thứ cấp không tải 260V
 Tần số định mức 50Hz
 Tổ đấu dây Y/∆-11
 Kiểu làm mát Không khí
 Cấp cách điện của cuộn dây F
 Gia tăng nhiệt độ của:
 Cuộn dây cao áp 155oC
 Cuộn dây hạ áp 155oC
 Điện áp chịu đựng xung định mức (1,2/50micrôgiây)
 Cuộn dây cao áp 75kV
 Đầu cực hạ áp 5kV
 Điện áp chịu đựng tần số công nghiệp
 Cuộn dây cao áp 35kV
 Đầu cực hạ áp 5kV
 Tổn thất có tải ứng với công suất định mức 5,4kW
 Tổng trở ngắn mạch 6%
 Trọng lượng thực của một máy biến điện áp/ biến dòng điện 2170kg
 Trọng lượng toàn bộ để vận chuyển 2400kg
 Kích thước tổng thể
 Bề dày 1500mm
 Chiều rộng 1900mm
 Chiều cao 2100mm
1.3. Sơ đồ khối hệ thống
Hệ thống kích thích EXC9000 bao gồm bộ điều chỉnh, giao diện người máy,
Giao diện mở rộng, tủ chỉnh lưu, tủ giập từ, bảo vệ thấp áp và máy biến áp…
Toàn bộ bộ trao đổi dữ liệu trong hệ thống kích từ hoạt động thông qua CAN BUS tại
chỗ.
Sơ đồ hệ thống kích thích được mô tả ở sơ đồ sau:

Trang 5
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

CHƯƠNG 2:

CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG LÀM VIỆC CỦA CÁC PHẦN TỬ

TRONG HỆ THỐNG KÍCH TỪ

2.1. Tủ chỉnh lưu.


Việc cung cấp dòng điện kích thích cho máy phát được thực hiện theo sơ đồ tự
kích nhờ 2 tủ chỉnh lưu EG1 và EG2 thông qua máy biến áp kích từ TSH. 2 tủ chỉnh lưu
này có cấu tạo giống nhau trong đó có bộ chỉnh lưu sơ đồ cầu 3 pha 6 vai có điều khiển
hoàn toàn, làm mát bằng không khí cưỡng bức. Mỗi vai là một thiristor mã hiệu DCR
1457 2220A/2600V. 2 cầu (tủ) được đấu song song với nhau về cả 2 phía xoay chiều và
một chiều.
Mỗi một tủ chỉnh lưu được bố trí trong đó bao gồm:
 6 phần tử ống cắt trong suốt (Gồm các thyristor và tản nhiệt).
 6 cầu chì cắt nhanh với các tiếp điểm lệnh. (Mã hiệu RSH 1400A/1000V)
 6 máy biến điện áp xung có dung sai điện áp cao. (MB9000-2(050920))
 1 bộ thiết bị bảo vệ tích hợp mạch ngắt RC.
 2 quạt dự phòng lẫn nhau.
 2 điểm áp lực gió để giám sát tắt-mở của 2 quạt.
 1 bo mạch điều khiển thông minh tủ chỉnh lưu.
 1 bo mạch xung.
 1 màn hình cảm ứng LCD.
 3 cảm biến dòng.
 1 hoặc hai điện trở đo để kiểm tra nhiệt của gió quạt.
2.2. Hệ thống điều khiển
Hệ thống điều khiển kích từ ở NMTĐ QT là hệ thống EXC9000 được cấu tạo 3
kênh điều chỉnh A, B, C. Kênh A và kênh B là 2 kênh điều chỉnh vi xử lý, lõi điều khiển
là bộ điều khiển Bus 32 số. Và kênh C là kênh tương tự.
Kênh A là kênh điều chỉnh chính, tín hiệu điện áp và dòng điện được lấy từ BV1
và BA1 phía đầu cực máy phát. Kênh B là kênh dự phòng, tín hiệu điện áp và dòng điện
được lấy từ BV2 và BA2 phía đầu cực máy phát.
Tín hiệu điện áp đồng bộ được lấy từ cuộn thứ cấp máy biến áp kích từ thông qua
máy biến áp đồng bộ TC01 sử dụng cho cả 3 kênh.
Với mô hình của 3 kênh: Vi xử lý/ vi xử lý/ tương tự, gồm 2 kênh tự động điều
chỉnh điện áp (A/B) và một kênh điều chỉnh bằng tay (C). Ở chế độ vận hành bình

Trang 6
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

thường kênh A là kênh làm việc, kênh B ở chế độ dự phòng. Kênh B và C tự động dò
kênh A. Cả hai kênh B và C có thể được lựa chọn làm kênh dự phòng, nhưng kênh B
được lựa chọn trước. Trong trường hợp sự cố xảy ra với kênh A thì nó tự động chuyển
sang kênh dự phòng. Cũng như kênh B khi có sự cố thì kênh C đưa vào làm việc.
2.2.1. Sơ đồ khối bộ điều chỉnh.

900E 900H 900J LCD

CANBUS

KÊNH C
900C
900A 900A I/O LOU
KÊNH A KÊNH B 900I
I/O I/O
DSP CPU D/A DSP CPU D/A
5468 5094 CAN 5468 5094 CAN
5432 5432
900G
COMPACT PCI COMPACT PCI

Phần cứng là:


 Các kênh tự động A, B, mối kênh chứa:
 Một bo mạch CPU
 Một bo mạch đo lường DSP
 Một bo mạch I/O
 Một bo mạch giao diện BUS đại lượng chuyển mạch
 Một bo mạch giao diện BUS tương tự (bao gồm Kênh C)
 Một bo mạch L.O.U
 Một bộ giao diện người-máy
 Một bo mạch I/O thông minh và bo mạch đầu ra rơle tương ứng
2.2.2. Giao diện người-máy
Giao diện người-máy trong thiết bị điều chỉnh là công cụ chính để thông tin liên
lạc giữa thiết bị điều chỉnh và người vận hành có các chức năng sau:
- Chức năng hiển thị:
Hiển thị dữ liệu vận hành, hiển thị tình trạng vận hành, và hiện thị cảnh báo lỗi
- Vận hành:

Trang 7
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

Thông qua nút bấm cảm ứng của giao diện người-máy, người vận hành có thể đặt
số liệu, kích hoạt kích từ, đặt chức năng đóng và cắt của mồi điện áp dư, dò kênh, dò
điện áp hệ thống và hiệu chỉnh sai lệch.
- Báo động:
Khi có trục trặc xẩy ra với hệ thống kích từ thì sẽ có hình ảnh báo động lỗi.
- Phát hiện lỗi:
Giao diện này có một bản ghi tỉ mỉ về lỗi và khôi phục thông tin cho hệ thống có
thể được sử dụng để phát hiện ngược thông tin của hơn 150 lỗi.
2.3. Bộ diệt từ và bảo vệ quá áp
2.3.1. Sơ đồ khối của mạch dập từ và bảo vệ quá áp.

QFG RD
GB R71

V71

AP62
V2 V1 LGE

BA61

Trong sơ đồ này:
QFG – Máy cắt từ trường
GB - Điện trở phi tuyến
RD- cầu chì cắt nhanh
V2-điôt
V1-SCR (Silicon Controled Rectifier)
AP62-Kích thích SCR
BA61- Biến dòng dò hiệu suất quá điện áp
Trong trường hợp cắt bình thường hệ thống kích từ, bộ điều chỉnh sẽ tự động đảo
ngược để diệt từ; Nếu ngẫu nhiên cắt máy cắt, từ trường và năng lượng từ trường rôto
được di chuyển qua bộ điện trở phi tuyến để diệt từ.
Phối hợp với bảo vệ quá điện áp, các tín hiệu lệnh tương ứng được gửi đến hệ
thống giám sát thông qua tín hiệu dòng giám sát của BA61 cảm ứng qua lại.

Trang 8
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

2.3.2. Tủ diệt từ
Tủ diệt từ bao gồm:
 Một máy cắt từ trường QFG(E2N-E 2000A/1000V)
 Một bộ điện trở diệt từ GB (tuyến tính hoặc phi tuyến)
 Một bộ thiết bị đòn bẩy SCR, AP62 (Tương tự tri ắc) EXC 900N
 Một màn hình hiển thị LCD không có nút cảm ứng P61 (Mã V240128T)
 Một bảng điều khiển cho diệt từ thông minh AP60 (Mã EXC900K-2)
 Bo mạch chuyển đổi AD – AP61(Mã EXC900P2)
 Một bộ chuyển đổi điện áp và dòng điện DC. B62,B61(Transducer) (Mã B61 Là
FPD-2-A9-P2-03 0~75mV, B62 Là FPD-V12-P2-03 0~200V)
2.4 Mồi tổ máy
Hệ thống kích từ EXC9000 áp dụng 2 cách mồi từ: Mồi từ điện áp dư máy phát
và mồi từ nguồn điện phụ trợ bên ngoài. Mồi từ điện áp dư có thể được bật và tắt bằng
các nút bấm trên giao diện người-máy trong bộ điều chỉnh.
Nếu mồi từ điện áp dư thất bại trong 10 giây thì mạch mồi kích từ dự phòng sẽ
được kích hoạt và sử dụng để đạt được điện áp 10V~20V. Khi điện áp đầu cuối đạt tới
10% điện áp của máy biến áp thì mạch mồi từ dự phòng sẽ tự động ngừng hoạt động và
qui trình mồi từ mềm sẽ được khởi động ngay lập tức để tăng điện áp đến mức mong
muốn. Bộ điều chỉnh thực hiện toàn bộ qui trình mồi từ và điều khiển trình tự được thực
hiện thông qua bảng LOU, và qui trình mồi từ mềm được điều khiển bởi CPU trong bộ
điều khiển.
2.5. Nguồn cấp
- Nguồn cấp 3 pha 380VAC qua chỉnh lưu cho kích từ.
- Nguồn DC220V/DC110V cho nguồn mồi, nguồn điều khiển DC.
- Nguồn DC24V cho bộ điều chỉnh và nguồn kích thích xung.
- Nguồn ±12VDC và +5VDC cấp cho vi xử lý.

Trang 9
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

CHƯƠNG 3:

VẬN HÀNH HỆ THỐNG KÍCH THÍCH


Có hai chế độ điều khiển cho hệ thống kích từ như sau:
 Điều khiển từ xa: thông qua hệ thống giám sát trong phòng điều khiển
 Điều khiển tại chỗ: giao diện người-máy tại chỗ ở hệ thống kích từ
3.1. Kiểm tra hệ thống kích từ trước khi khởi động
 Đảm bảo tình trạng bình thường của các thiết bị khác ngoài hệ thống kích từ trong
máy phát.
 Bảo dưỡng hệ thống đã hoàn thành;
 Mọi sửa đổi về giá trị thiết lập (thông số) đã được kiểm tra và thí nghiệm.
 Tủ nguồn và tủ điền khiển đã sẵn sàng để làm việc và được khoá đúng cách;
 Nguồn điều khiển tiếp điểm diệt từ và nguồn của bộ điều chỉnh đã được bật;
 Đảm bảo không có thông báo lỗi hoặc báo động phía bên trong hệ thống kích từ.
3.2. Vận hành bộ điều chỉnh trước khi khởi động
3.2.1. Chuyển mạch của bộ điều chỉnh
Bật nguồn AC/DC, chuyển mạch máy tính và vặn nút “rectifier/reversion” đến vị
trí “rectifier”.
Chuyển mạch AC/DC là những chuyển mạch kép khí lưỡng cực. Chúng nói
chung được lắp vào trên đường ray phía bên phải của bộ chỉnh lưu. Bật chuyển mạch,
bật nguồn, và bộ điều chỉnh bắt đầu làm việc. Chuyển mạch máy tính (bộ vi xử lý) được
lắp tại phía sau của bộ chỉnh lưu với mỗi kênh tương ứng với một chuyển mạch. Khi
tiếp điểm tắt và điện tương ứng cũng tắt, người vận hành có thể thay đổi bo mạch với
chuyển mạch “rectifying/reversion” trên cửa trước của bộ điều chỉnh.
Kiểm tra tình trạng của bộ điều chỉnh.
(1) Đèn số 4 trên bảng I/O nháy.
(2) Các đèn hiển thị giao tiếp ở trong tình trạng bình thường.
(3) Bộ điều chỉnh chọn vận hành bộ A, dự phòng bộ B, và cả hai bộ ở chế độ tự
động, Các bộ chỉ thị “channel A working” và “channel B stand by” bật, và đèn báo
“automatic” cũng bật. Tình trạng mặc định.
3.2.2. Thiết lập cho chế độ vận hành khác.
(1)Truy nhập vào “display-selection – setup of operation mode” trên giao diện
người-máy. Điều chỉnh bộ điều chỉnh và nếu nó không làm việc thích hợp, thực hiện
bước 2 và thay đổi thiết lập đó.
(2) Thay đổi thiết lập; truy cập hiển thị “operational mode setting”. Dưới đây là
thể hiện các phím chức năng, những phím này có thể được vận hành trực tiếp. Khi chức

Trang 10
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

năng bật thì đèn hiển thị chuyển sang màu đỏ và các ký tự ở trên các nút ấn cũng thay
đổi.
Lựa chọn menu “manual operation” trong hiển thị cài đặt, người vận hành có thể
thiết lập màn hình hiển thị bằng tay. Trên màn hình hiển thị này, người vận hành có thể
thiết lập chế độ tự động hoặc chế độ bằng tay trong kênh A/B.
Các chức năng khác có thể được thực hiện thông qua màn hình hiển thị này, giá
trị mặc định như sau:
STT Tên Giá trị mặc định Giải thích
1 Kênh theo dõi Kênh theo dõi bật
2 Theo dõi Us Thiết lập cuối cùng Bộ nhớ giảm điện
3 Điều chỉnh hằng số Q Hằng số điều chỉnh tắt Thiết lập trên câu
lệnh sau khi đấu nối
4 Điều chỉnh hằng số PF Hằng số PF tắt Thiết lập trên câu
lệnh sau khi đấu nối
5 Kích từ điện áp dư Thiết lập cuối cùng Bộ nhớ giảm điện
6 Thiết lập sai lệch Thiết lập cuối cùng
7 Tập hợp áp lực từ tải 0 Tập hợp áp lực từ tải 0 tắt
8 Vận hành bằng tay Vận hành tự động bộ A/B
9 Vận hành PSS Thiết lập cuối cùng Bộ nhớ giảm điện

3.3. Kiểm tra chuyển mạch bộ dập từ


Đảm bảo rằng chuyển mạch ở vị trí “brake-up” hoặc “brake-down” và hiện thị
tình trạng trên bộ dập từ tương ứng với vị trí thực của chuyển mạch.
Khi chuyển mạch ở vị trí “brake-up”, trên màn hình hiển thị của bộ dập từ, người
vận hành có thể nhấn nút F1 để truy cập hiển thị vận hành của chuyển mạch cũng như
đóng chuyển mạch.
Khi chuyển mạch ở vị trí “brake-down”, người vận hành có thể tắt chuyển mạch.
Chú ý trong điều kiện kết nối, sự vận hành này phải được tránh để đề phỏng xẩy
ra hiện tượng mất kích từ trong tổ máy.
3.4. Vận hành mồi
3.4.1. Khởi động mồi/dừng mồi điện áp dư
Vào cửa sổ “Other Setting” và người vận hành có thể lựa chọn khởi động hoặc
dừng chức năng mồi điện áp dư.

3.4.2. Quá trình mồi


Ngay khi khởi động chức năng mồi điện áp dư, khi có lệnh khởi động, mồi điện
áp dư được khởi động trước. Nếu việc tạo điện áp không thành công trong vòng 10s thì

Trang 11
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

nguồn mồi sẽ được khởi động. Khi điện áp được tạo đạt đến 10% hoặc đạt đến giới hạn
thời gian cho phép thì nguồn mồi tự động cắt.
Ngay khi ngừng mồi điện áp dư, khi có lệnh khởi động tự động hoặc bằng tay,
nguồn điện mồi khởi động ngay lập tức. Khi điện áp được tạo đạt đến 10% hoặc đã đạt
đến giới hạn thời gian mồi (10s) thì nguồn mồi được ngắt tự động.
3.4.3. Mồi từ không thành công
Trong trường hợp mồi tự động, nếu điện áp không đạt đến 10% điện áp đầu cực
định mức khi đó đã đạt đến giới hạn thời gian mồi thì tín hiệu mồi không thành công sẽ
được phát ra.
3.4.4. Tăng điện áp Zero
Khi nguồn bật, mặc định thoát chức năng tăng điện áp zero. Truy nhập vào trong
cửa sổ Other Setting của giao diện người-máy; chọn chức năng Tăng Điện áp Zero.
Kiểm tra Giá trị đặt trước của điện áp hiển thị trên giao diện người-máy là 10%.
Sau khi tạo được điện áp, nút tăng/giảm kích từ có thể được sử dụng để điều
chỉnh điện áp đầu cực.
3.5. Sự tăng điện áp
Điện áp có thể được điều khiển tại chỗ và điều khiển từ xa. Lệnh khởi động điều
khiển từ xa được gửi đi khi hệ thống giám sát phát hiện tốc độ quay của tổ máy đạt tới
95%. Sau đó hệ thống giám sát gửi lệnh đến hệ thống kích từ.
Kích từ tại chỗ được thực hiện thông qua màn hình cảm ứng trên HMI.
Khi bộ điều chỉnh nhận được lệnh mồi, nó sẽ tạo điện áp theo giá trị cho sẵn. Khi
“the 0 voltage rising” bật thì giá trị điện áp không thay đổi là khoảng 10% điện áp danh
định đầu cực; “the 0 voltage rising” tắt thì giá trị Vôn không thay đổi là giá trị đã cho,
nhìn chung là 100%.
3.6. Hiệu chỉnh điện áp hệ thống
Hệ thống kích từ có chức năng “system voltage tracking” khi chức năng này được
đưa vào thì bộ điều chỉnh có thể tự động điều chỉnh đầu ra của dòng điện kích từ và điều
khiển điện áp đầu ra tại máy phát, làm cho nó thích hợp với điện áp hệ thống.
Chức năng này có thể được khởi động hoặc dừng qua HMI của bộ điều chỉnh, và
có thể hoàn thành việc thiết lập trạng thái mà không cần có nguồn điện.
3.7. Vận hành tăng/giảm
Vận hành kích từ tăng/giảm có thể được thực hiện gần hoặc từ xa. Điện áp đầu
cuối phải được điều chỉnh trong trường hợp không tải và công suất phản kháng được
điều chỉnh trong trường hợp có tải.
3.8. Đảo chiều và diệt từ

Trang 12
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

Trong trường hợp có lệnh dừng máy phát hoặc trong trường hợp tiếp điểm đảo
chiều/chuyển mạch trên bảng của bộ điều chỉnh được chuyển sang vị trí đảo chiều thì
việc đảo chiều và diệt từ được thực hiện khi dòng điện stato <10%.
3.9. Khởi động/dừng bộ ổn định hệ thống công suất (PSS)
PSS có thể chịu được giao động tần số thấp. Sau khi lựa chọn PSS, khi công suất
của máy phát lớn hơn công suất của nguồn đầu vào PSS thì bộ điều chỉnh sẽ tự động bật
PSS; nếu công suất tác dụng của máy phát thấp hơn công suất ra của PSS thì bộ điều
chỉnh sẽ tự động thoát PSS. Dựa trên công suất danh định của máy phát, phần mềm điều
chỉnh có thể thiết lập được điều này. Trước khi vận hành PSS, các thông số phải được
thiết lập và thí nghiệm bởi cán bộ có chuyên môn liên quan.
Thoát khỏi PSS có thể được thực hiện thông qua HMI trong bộ điều chỉnh. Qui
trình như sau:
(1) Trong cửa sổ của màn hình bộ điều chỉnh, và lựa chọn mục “PSS operation”, sẽ
có một cửa sổ nhập mã số.
(2) Nhập mã số của bản và nhắp vào “enter”. Nếu mã số đúng, người vận hành có
thể truy cập vào cửa sổ vận hành. Nhắp vào khởi động và đóng các chức năng
của nó, PSS sẽ hoạt động
(3) Nếu mã số sai, sẽ có một hộp thoại báo lỗi. Vào thời điểm này, người sử dụng
phải nhắp vào nút “go back” và quay trở lại bậc trước đó của bảng.
3.10. Cắt hệ thống kích từ do sự cố tổ máy phát
Trong trường hợp sự cố của các tổ máy phát hoặc của thiết bị kích từ, hệ thống
kích từ tự động được cắt và đồng thời chuyển mạch (Máy cắt) dập từ được cắt ra. Sau
khi cắt hệ thống kích từ trong trườngh hợp có sự cố, màn hình hiển thị điều khiển tại
chỗ sẽ hiển thị báo động. Sau khi loại bỏ được sự cố, hệ thống kích từ có thể được khởi
động lại.
3.11. Các thông tin báo động và trạng thái
Có nhiều thông tin báo động và thông tin về trạng thái trong hệ thống kích từ
được truyền đến hệ thống giám sát bằng tiếp điểm hoặc thông qua chế độ thông tin liên
lạc. Các tín hiệu cơ bản:
 Kênh A đang làm việc;
 Kênh B đang làm việc
 Kênh B dự phòng
 Kênh C đang làm việc
 Kênh C dự phòng;
 Chế độ tự động
 Chế độ vận hành bằng tay
 Tiếp điểm diệt từ mở

Trang 13
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

 Tiếp điểm diệt từ đóng


 Khởi động PSS
 Dừng PSS
 Đấu nối
 Điều chỉnh hệ số nguồn không đổi/công suất phản kháng không đổi;
 Vận hành giới hạn quá kích từ;
 Vận hành kích từ cưỡng bức;
 Vận hành giới hạn thiếu kích từ;
 Vận hành giới hạn V/f;
 Vận hành giới hạn dòng điện stato;
 Sự cố PT: sự cố 1PT - sự cố 2PT;
 Bảo vệ quá điện áp;
 Mất DC;
 Mất AC;
 Sự cố mồi;
 Sự cố đảo chiều;
 Sự cố bộ A: sự cố bộ điều chỉnh bộ A, sự cố thí nghiệm và sự cố nguồn điện;
 Sự cố bộ B: sự cố bộ điều chỉnh bộ A, sự cố thí nghiệm và sự cố nguồn điện;
 Sự cố bộ C;
 Sự cố thông tin liên lạc;
 Sự cố xung;
 Sự cố cùng pha;
 Dừng Bộ điều khiển công suất #1;
 Dừng Bộ điều khiển công suất #2;
 Dừng Bộ điều khiển công suất #3;
 Dừng Bộ điều khiển công suất #4;
 Sự cố Bộ điều khiển công suất #1 (bao gồm sự cố quạt, nổ cầu chì phản ứng
nhanh, sự cố nhiệt độ gió, sự cố xung, v.v…)
 Sự cố Bộ điều khiển công suất #2 (bao gồm sự cố quạt, nổ cầu chì phản ứng
nhanh, sự cố nhiệt độ gió, sự cố xung, v.v…)
 Sự cố Bộ điều khiển công suất #3 (bao gồm sự cố quạt, nổ cầu chì phản ứng
nhanh, sự cố nhiệt độ gió, sự cố xung, v.v…)
 Sự cố Bộ điều khiển công suất #3 (bao gồm sự cố quạt, nổ cầu chì phản ứng
nhanh, sự cố nhiệt độ gió, sự cố xung, v.v…)
 Sự cố nguồn 24V: sự cố 24V bộ I - Sự cố 24V bộ II.
 Sự cố CT (Máy biến dòng)

Trang 14
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

 Sự cố dòng điện kích từ thấp;


 Tần số thấp;
 Bên cạnh đó, các tín hiệu gửi đi từ bộ điều khiển máy biến áp kích từ.
 Báo độ quá nhiệt cấp 1 cho máy biến áp kích từ;
 Ngắt quá điện áp cấp 2 cho máy biến áp kích từ.
3.12. Vận hành hệ thống
3.12.1. Qui trình khởi động

Vận hành Hiển thị Điều khiển


1 Máy cắt từ trường đóng. Đèn tín hiệu sáng Chuyển mạch diệt từ
đóng.
2 Khởi động hệ thống kích Đèn tín hiệu sáng Tạo điện áp trong
từ vòng 5-15 giây
=> Vận hành không tải máy phát
3 Hệ hống kích từ chuẩn bị để vận hành tải Điện áp máy phát được
thấp. Lựa chọn nút tăng/giảm kích từ để điều chỉnh đến giá trị cho
điều chỉnh điện áp máy phát giống như sẵn
điện áp mạng điện
4 Khi điện áp mạng điện và điện áp của Công suất phản kháng của
máy phát đồng bộ với nhau, Máy cắt đầu máy phát gần đến 0.
cực đóng
=> Vận hành tải thấp máy phát
5 Lựa chọn nút tăng/giảm kích từ để thiết Điều chỉnh điện áp bộ điều
lập công suất phản kháng của máy phát chỉnh sao cho máy phát
trong giới hạn vận hành mong muốn. phát ra công suất phản
kháng nhất định.

3.12.2. Kiểm tra trong quá trình vận hành


Trong quá trình vận hành, các công tác kiểm tra sau đây phải được thực hiện
thường xuyên:
a) Trong phòng điều khiển:
 Bộ giới hạn vận hành không hoạt động;
 Giá trị cho sẵn của bộ giới hạn vận hành không đạt đến giá trị giới hạn;
 Kênh theo dõi được thực hiện đúng cách và chuyển mạch sẵn sàng;
 Dòng điện kích từ, điện áp máy phát và công suất phản kháng ổn định.
b) Bộ kích từ

Trang 15
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

 Không có báo động vận hành;


 Không có tiếng ồn bất thường;
3.12.3. Qui trình dừng

Vận hành Hiển thị Điều khiển


1 Máy phát ngừng kết nối với lưới điện:
- Công suất phản kháng được giảm
xuống bới giá trị điện áp cho sẵn
của máy phát;
- Công suất tác dụng được giảm
xuống bởi sự điều chỉnh tuốc bin
thuỷ lực;
- Máy cắt đầu cực máy phát được cắt
ra.
2 Dừng hệ thống kích từ: Điện áp máy phát giảm đến
- Ngay khi nhận được lệnh dừng zero trong vòng vài giây.
máy, hệ thống kích từ chuyển chế
độ diệt từ;
- Điện áp đầu cuối nhỏ thua 10%.
Kích từ quay lại ban đầu và dự
phòng cho lần khởi động tiếp theo.

Trang 16
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

CHƯƠNG 4:

CÁC SỰ CỐ VÀ CÁCH XỬ LÝ
4.1. Những yêu cầu đối với người vận hành
Người vận hành phải được làm quen với các thao tác lắp đặt và phải được đào tạo
cách bảo dưỡng và sửa chữa đơn giản. Làm quen với các lý thuyết điều khiển và các
thao tác vận hành thích hợp.
Người vận hành phải có kinh nghiệm về nguồn điện của thiết bị vận hành và các tai
nạn như dừng khẩn cấp, v.v… và phải có khả năng đóng hệ thống trong trường hợp sự
cố khẩn cấp. Họ phải được làm quen với các biện pháp phòng ngừa chống lại tai nạn
trên hiện trường làm việc và họ phải được đào tạo cấp cứu và chữa cháy.
4.2. Xử lý sự cố
4.2.1. Lỗi mồi
 Điều kiện: Điện áp đầu cuối duy trì <10% giá trị danh định sau khi nhận được lệnh
khởi động hoặc lệnh mồi.
 Tình trạng tương ứng:
(1) “Initiation failure” được thể hiện trên màn hình;
(2) Điềm đầu ra “initiation failure” được tíêp lại trên bảng IO;
(3) Bộ điều chỉnh có thể ngừng gửi đi xung kích thích.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) Kiểm tra xem cầu dao của cái diệt từ có cắt không;
(2) Kiểm tra xem có lệnh đảo ngược tại chỗ hoặc từ xa không;
(3) Kiểm tra xem cầu dao dòng DC trong bộ điều khiển nguồn có cắt không;
(4) Kiểm tra xem cầu dao cắt xung có ở vị trí “on” không;
(5) Kiểm tra xem cầu chì có cắt không;
(6) Kiểm tra xem mạch nhất thứ, nhị thứ kích từ có ngắt không;
(7) Kiểm tra xem mạch rôto có ngắt không;
(8) Kiểm tra xem nguồn điện kích từ có đóng không;
(9) Kiểm tra xem công tắc tơ kích hoạt có làm việc trong chế độ kích hoạt không;
(10) Bộ điều chỉnh không nhận được lệnh kích hoạt: có lệnh khởi động, đèn của bộ
chỉ báo số 9 trên bảng I/O tắt.
4.2.2. Lỗi sai lệch
 Điều kiện: Trong điều kiện không tải, sau khi lệnh sai lệch giữ được 10s, điện áp
máy phát lớn hơn 10%.
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiện thị trên màn hình hiển thị của bộ điều chỉnh “deviation failure”;

Trang 17
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

(2) Tiếp điểm đầu ra “deviation failure” sẽ tiếp xúc trên bảng I/O thông minh;
(3) Bộ điều chỉnh sẽ làm cho rơle lỗi sai lệch K03 vận hành và máy cắt từ trường
vận hành.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) Kiểm tra xem có điện áp trong mạch PT sau khi máy phát dừng hay không;
(2) Kiểm tra xem tín hiệu sai lệch của bộ điều chỉnh có bình thường hay không.
4.2.3. Lỗi PT
 Điều kiện:
(1) Hệ số đồng bộ A/B bằng 0:
(2) Điện áp của máy phát A/B cao hơn 10% điện áp danh định và một trong số điện
áp đo lường ở 1PT/2PT nhỏ thua 83% của trung bình 3 pha.
(3) Hệ số đồng bộ hoá A/B không bằng 0;
(4) Máy phát đồng bộ A/B cao hơn 20% điện áp danh định,cao hơn điện áp máy phát
1PT/2PT và 10% điện áp danh định.
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị của bộ điều chỉnh “1PT/2PT failure”;
(2) Các tiếp điểm đầu ra “1PT/2PT” sẽ tiếp xúc trên bảng I/O thông minh;
(3) Kênh A/B sẽ tự động chuyển sang chế độ vận hành bằng tay;
(4) Kênh A/B sẽ tự động chuyển thành kênh dự phòng để vận hành.
 Các nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) Kiểm tra điện áp 1PT/2PT có bình thường không;
(2) Xem điện áp đo lường A/B trong màn hình hiển thị của bộ điều chỉnh có bình
thường không;
(3) Xem điện áp đồng bộ hoá A/B có bình thường không bằng phần mềm điều chỉnh.
4.2.4. Lỗi phát hiện A/B
 Điều kiện:
(1) Chip thí nghiệm A/B có lỗi phần cứng hoặc phần mềm;
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “set A/B dectecting failure”;
(2) Các tiếp điểm đầu ra “set A/B dectecting failure” sẽ tiếp xúc trên bảng I/O thông
minh.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) Phục hồi đầu cuối 1 của Chip U18/U19 giữ điện áp cao (>4.5V) trên bảng đại
lượng chuyển mạch, thay đổi công suất C17/C16.
(2) Thay đổi XT13 trên bảng đại lượng chuyển mạch.
(3) Thay đổi chip U18/U19 trên bảng đại lượng chuyển mạch.
4.2.5. Lỗi bộ điều chỉnh C

Trang 18
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

 Điều kiện: Khi khởi động chứa:


(1) Chip điều khiển của bộ C có lỗi phần cứng hoặc phần mềm hoặc nguồn;
(2) C có lỗi đồng bộ hoá;
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “set C regulation failure”;
(2) Các tiếp điểm đầu ra “set C regulation failure” sẽ tiếp xúc trên bảng I/O thông
minh.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) Kiểm tra xem tín hiệu đồng bộ hoá của bộ C có bình thường không;
(2) Khôi phục đầu cuối 1 của Chip U6 của bộ C trên bảng đại lượng tương tự giữ
điện áp cao (>4,5V), có thể quang điện U3 không được hàn.
Thay đổi XTAL hoặc chip lập trình của bộ C.
4.2.6. Lỗi nguồn A/B
 Điều kiện: Điện áp đầu ra của nguồn +5V cầu dao bộ A/B không bình thường (mất
hoặc cao hơn 5,25V) hoặc nguồn +12V mất.
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều khiển “A/B power failure”;
(2) Các tiếp điểm đầu ra “A/B power failure” sẽ tiếp xúc trên bảng I/O thông minh;
(3) Bộ điều chỉnh A/B sẽ tự động chuyển sang kênh dự phòng.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) Đo xem điện áp đầu cuối X4:1/X4:9 và X4:3/X4:10 có bình thường hoặc cao hơn
5,25V không;
(2) Đo xem điện áp đầu cuối của X4:4/X4:13 và X4:3/X4:10 có biến mất không;
(3) Kiểm tra xem nguồn cầu dao +5V &+12V của bộ A/B có bình thường không.
4.2.7. Lỗi bộ điều chỉnh A/B
 Điều kiện:
Khi tín hiệu R632 chứa (điện áp máy phát cao hơn 40%) lỗi phần mềm hoặc phần
cứng của bộ điều chỉnh bộ A/B.
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “A/B regulation failure”;
(2) Các tiếp điểm đầu ra “A/B regulation failure” sẽ tiếp xúc trên bảng I/O thông
minh.
(3) Bộ điều chỉnh A/B sẽ tự động chuyển sang kênh dự phòng.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) Khôi phục bảng CPU A/B;
(2) CPU của A/B hỏng và thay đổi;
(3) DSP của A/B hoảng và thay đổi.

Trang 19
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

4.2.8. Lỗi xung A/B


 Điều kiện:
Chip phát hiện của bộ A/B trên bảng đại lượng chuyển mạch phát hiện ra một hoặc
nhiều xung pha biến mất khi bộ A/B vận hành
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “A/B pulse failure”;
(2) Các tiếp điểm đầu ra “A/B pulse failure” sẽ tiếp xúc trên bảng I/O thông minh;
(3) Bộ điều chỉnh A/B sẽ tự động chuyển sang kênh dự phòng.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) Kiểm tra xem tín hiệu đồng bộ hoá A/B có bình thường không;
(2) A/B đưa lại lỗi SCM hoặc ngừng hoạt động. Thay chịp của SCM xung;
(3) Kiểm tra xem có chất á tinh của xung A/B trên bảng đại lượng chuyển mạch
không.
4.2.9. Mất phần I nguồn DC 24V
 Điều kiện: Điện áp của máy phát cao hơn 80% điện áp danh định và bộ I 24 V của
bộ điều chỉnh biến mất.
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “DC 24V I section disappearance”;
(2) Các tiếp điểm đầu ra “DC 24V I section disappearance” sẽ tiếp xúc trên bảng I/O
thông minh
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) kiểm tra xem điện áp đầu cuói của bộ I 24V có bình thường không;
(2) Kiểm tra xem điện áp đầu ra của phía nhị thứ của máy biến áp đồng bộ hoá có
bình thường không;
(3) Kiểm tra xem đầu ra 24V của bộ I 24V có bình thường không, có thể lỗi nguồn
cầu dao, thay.
4.2.10. Mất phần II nguồn DC 24V
 Điều kiện: Điện áp máy phát cao hơn 80% điện áp danh định và bộ II 24V của bộ
điều chỉnh biến mất.
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “DC 24V II section disappearance”.
(2) Tiếp điểm đầu ra “DC 24V II section disappearance” sẽ tiếp xúc trên bảng I/O
thông minh.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) Kiểm tra xem điện áp đầu cuối của bộ II 24V có bình thường không;
(2) Kiểm tra xem đầu ra 24V của bộ I 24V có bình thường không, có thể là lỗi nguồn
chuyển đổi, thay đổi nó.

Trang 20
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

4.2.11. Mất nguồn AC


 Điều kiện: Mất bộ I&II nguồn nhà máy
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “AC disappearance”;
(2) Tiếp điểm đầu ra “AC biến mất” sẽ tiếp xúc trên bảng I/O thông minh.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) Kiểm tra xem toàn bộ máy cắt AC trong mạch cấp nguồn nhà máy có được đóng
không.
(2) Kiểm tra xem côngtắctơ AC liên quan có được vận hành không;
(3) Kiểm tra xem nguồn bên ngoài của nhà máy có bình thường không.
4.2.12. Mất DC
 Điều kiện: Mất DC bộ I hoặc II.
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “DCdisappearance”;
(2) Các tiếp điểm đầu ra “DC disappearance” sẽ tiếp xúc trên bảng I/O thông minh.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) Kiểm tra xem nguồn DC đầu ra bên ngoài có bình thường tại các đầu cuối mắc
dây bên ngoài không;
(2) Kiểm tra xem DC 220V tại các đầu cuối mắc dây bên ngoài điện áp của cầu chì
hoặc máy cắt ở trong mạch nguồn DC không.
4.2.13. Mở sai máy cắt từ trường:
 Điều kiện: Khi mạng lưới của máy phát duy trì, và máy cắt từ trường hỏng.
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “Field circuit breaker Mis-opening”;
(2) Các tiếp điểm đầu ra “DC disappearance” sẽ tiếp xúc trên bảng I/O thông minh.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) Kiểm tra xem máy cắt tại lối ra của máy phát có BẬT không;
(2) Kiểm tra xem máy cắt từ trường có cắt không.
4.2.14. Bảo vệ quá kích từ
 Điều kiện:
Dòng điện quá kích từ đo được trên bảng đại lượng tương tự lớn hơn giá trị bảo vệ
quá kích từ.
 Tình trạng tương tự:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “Field circuit breaker Mis-opening”;
(2) Các tiếp điểm đầu ra “Overexcitation protection” sẽ tiếp xúc trên bảng I/O thông
minh.

Trang 21
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

Rơle bảo vệ quá kích từ K04 sẽ hoạt động, các tiếp điểm đầu ra gửi đi tín hiệu hoặc
dừng.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) Kiểm tra xem có ngắn mạch trong mạch rôto hay không;
(2) Kiểm tra xem có ngắn mạch trong bộ chỉnh lưu hay không;
4.2.15. Thao tác bảo vệ quá điện áp
 Điều kiện:
(1) Vận hành pha không cân bằng tạo nên hoạt động bảo vệ quá điện áp trong mạch
rôto;
(2) Khi vận hành máy cắt từ trường và diệt từ.
 Tình trạng tương tự:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “Over voltage protection operation”;
(2) Các tiếp điểm đầu ra “Over voltage protection operation” sẽ tiếp xúc trên bảng
I/O thông minh;
(3) Hiển thị trên bảng thông minh của màn hình hiển thị cái diệt từ “”, hoặc đèn tín
hiệu bật sáng. Bộ điều chỉnh sẽ cắt tín hiệu xung pha A.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) Khi máy cắt từ trường hỏng bình thường do một vài nguyên nhân;
(2) Khi các bộ máy phát làm việc trong pha không cân bằng, quá điện áp sẽ phát ra
và hiện tượng này là bình thường.
4.2.16. Lỗi đồng bộ hoá A/B
 Điều kiện:
Điện áp máy phát cao hơn 40%, điện áp đồng bộ hoá A/B cao hơn 20%, nhưng thấp
hơn 0,85 lần điện áp PT A/B.
 Tình trạng tương tự:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “set A/B synchronization failure”;
(2) Các tiếp điểm đầu ra “set A/B synchronization failure” sẽ tiếp xúc trên bảng I/O
thông minh;
(3) A/B sẽ tự động chuyển sang kênh dự phòng;
(4) Nếu tiếp xúc cầu nối nhảy cóc JP1 trên bảng đại lượng chuyển mạch thì rơle bảo
vệ K04 sẽ hoạt động.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
Kiểm tra A/B xem điện áp đồng bộ hoá 3 pha có bình thường không.
4.2.17. Thiếu kích từ
 Điều kiện:
Khi làm việc bằng kênh A/B: dòng điện của máy phát lớn hơn 10% dòng điện kích
từ, và thấp hơn 20% dòng điện kích từ không tải.

Trang 22
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

 Tình trạng tương ứng:


(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “Underexcitation”;
(2) Các tiếp điểm đầu ra “underexcitation” sẽ tiếp xúc trên bảng I/O thông minh.
(3) Nếu tiếp xúc cầu nối nhảy cóc JP1 trên bảng đại lượng chuyển mạch thì rơle bảo
vệ K04 sẽ hoạt động.
(4) Có “under excitation” khi nó hoạt động trong kênh vận hành.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
Lỗi kênh vận hành của bộ điều chỉnh hoặc lỗi của hệ thống kích từ gây ra dòng điện
kích từ tổn thất của máy phát.
Xử lý: chuyển sang kênh dự phòng và kiểm tra xem bộ điều chỉnh có làm việc bình
thường không.
4.2.18. Lỗi CT của máy biến áp kích từ
 Điều kiện:
Khi làm biệc bằng kênh A/B: điện áp máy phát cao hơn 80%, dòng điện kích từ thấp
hơn 10% giá trị danh định, và thông số điện áp đồng bộ hoá không bằng 0.
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “Excitation transformer CT failure”;
(2) Các tiếp điểm đầu ra “Excitation transformer CT failure” sẽ tiếp xúc trên bảng
I/O thông minh.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) Kiểm tra xem tín hiệu điều khiển của kênh C có bình thường không. Khi có lỗi
CT của máy biến áp kích từ, tín hiệu phản hồi dòng điện của kênh C sẽ nhỏ;
(2) Kiểm tra xem mạch CT của máy biến áp kích từ có bình thường không;
4.2.19. Lỗi thông tin liên lạc
 Điều kiện:
(1) Bao gồm lỗi Thông tin liên lạc của Bộ điều chỉnh A, lỗi Thông tin liên lạc của
Bộ điều chỉnh B, lỗi thông tin liên lạc của bộ chỉnh lưu1# (2#, 3#, 4#), lỗi thông tin liên
lạc của bộ diệt từ, lỗi thông tin liên lạc của bảng I/O thông minh, v.v…
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “Communication failure”;
(2) Các tiếp điểm đầu ra “Communication failure” sẽ tiếp xúc trên bảng I/O thông
minh.
4.2.20. Lỗi nguồn cho quạt của tủ chỉnh lưu 1# (2#, 3#, 4#):
 Điều kiện:
(1) Có lệnh R651 hoặc lệnh khởi động quạt.
 Tình trạng tương ứng:

Trang 23
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “1# (2#, 3#, 4#) rectifier cubicle fan
power failure”;
(2) Các tiếp điểm đầu ra “1# (2#, 3#, 4#) rectifier cubicle fan power failure” sẽ tiếp
xúc trên bảng I/O thông minh;
(3) Hiển thị trên bảng thông minh của màn hình hiển thị của cái chỉh lưu “1# (2#,
3#, 4#) rectifier cubicle fan power failure” và duy trì.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) Khôi phục trên màn hình của bộ chỉnh lưu và kiểm tra xem tín hiệu “1# (2#, 3#,
4#) rectifier cubicle fan power failure” có mất đi không.
(2) Kiểm tra xem mạch nguồn của quạt có bình thường không;
(3) Kiểm tra xem quạt có dừng hoặc chạy chậm trên bộ chỉnh lưu không.
4.2.21. Nổ cầu chì nhanh của tủ chỉnh lưu 1# (2#, 3#, 4#):
 Điều kiện: Bất kỳ cầu chì nào trên bảng thông minh của bộ chỉnh lưu bị nổ.
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “1# (2#, 3#, 4#) rectifier cubicle fast
blow”;
(2) Các tiếp điểm đầu ra “1# (2#, 3#, 4#) rectifier cubicle fast blow” sẽ tiếp xúc trên
bảng I/O thông minh;
(3) Hiển thị trên bảng thông minh của màn hình hiển thị của bộ chỉnh lưu “1# (2#,
3#, 4#) rectifier cubicle fast blow”.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) Kiểm tra xem thiết bị chỉ hướng màu đỏ 6 cầu chì có tắt không. Nếu tắt thì cầu
chì hỏng.
4.2.22. Quá nhiệt độ gió của tủ chỉnh lưu 1# (2#, 3#, 4#):
 Điều kiện: Nhiệt độ gió vượt quá giá trị cho sẵn trên cái chỉnh lưu.
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “1# (2#, 3#, 4#) rectifier cubicle wind
overtemperature”.
(2) Các tiếp điểm đầu ra “1# (2#, 3#, 4#) rectifier cubicle wind overtemperature” sẽ
tiếp xúc trên bảng I/O thông minh.
(3) Hiển thị trên bảng thông minh của màn hình hiển thị bộ chỉnh lưu“1# (2#, 3#,
4#) rectifier cubicle wind overtemperature”.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) Đo xem nhiệt độ chi tiết có cao hơn 40oC không;
(2) Kiểm tra xem dòng điện đầu ra và dòng điện nhánh cầu của bộ chỉnh lưu có quá
không.

Trang 24
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

(3) Kiểm tra xem quạt có dừng không. Nếu dừng và bộ chỉnh lưu khác làm việc bình
thường thì cắt xung của bộ chỉnh lưu đó, Kiểm tra xem quạt có bị mất nguồn không hoặc
quạt có dừng không.
4.2.23. Lỗi điện dung và điện trở của bộ chỉnh lưu 1# (2#, 3#, 4#):
 Điều kiện:
Các công chỉ tắc hướng của cầu chì ở trong mạch bảo vệ RC của khoảng hở bộ chỉnh
lưu.
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “1# (2#, 3#, 4#) rectifier resistance
and capacitance failure”;
(2) Các tiếp điểm đầu ra “1# (2#, 3#, 4#) rectifier resistance and capacitance failure”
sẽ tiếp xúc trên bảng I/O thông minh;
Hiển thị trên bảng thông minh của màn hình hiển thị bộ chỉnh lưu“1# (2#, 3#, 4#)
rectifier resistance and capacitance failure”.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
Nếu máy phát làm việc bình thường, cắt xung của bộ chỉnh lưu và dừng làm việc.
Sau đó
(1) Kiểm tra xem điôt đảo mạch có ở trong ngắn mạch của mạch RC không;
(2) Kiểm tra xem khoảng hở điện dung có ở trong mạch bảo vệ RC không.
4.2.24. Ngừng dòng điện của nhánh cầu tủ chỉnh lưu 1# (2#, 3#, 4#):
 Điều kiện:
Khi dòng điện đầu ra của bộ chỉnh lưu cao hơn 200A và điện áp máy phát cao hơn
40% pha tương ứng (+A, +B, +C. –A, -B, -C) dòng điện của chất á tinh thấp hơn giá trị
cho sẵn (thường là 5A).
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “1# (2#, 3#, 4#) rectifier cubicle bridge
arm current stop”;
(2) Các tiếp điểm đầu ra “1# (2#, 3#, 4#) rectifier cubicle bridge arm current stop”
sẽ tiếp xúc trên bảng I/O thông minh;
(3) Hiển thị trên bảng thông minh của màn hình hiển thị bộ chỉnh lưu “1# (2#, 3#,
4#) rectifier cubicle bridge arm current stop”.
4.2.25. Bộ chỉnh lưu tắt
 Điều kiện: Cầu dao cắt xung của bộ chỉnh lưu “ON”
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “Rectificer is out”;
(2) Tiếp điểm đầu ra “Rectificer is out” sẽ tiếp xúc trên bảng I/O thông minh;

Trang 25
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

(3) Hiển thị trên bảng thông minh của màn hình hiển thị bộ chỉnh lưu “Rectificer is
out”.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
Kiểm tra xem cầu dao cắt xung có ở trong điều kiện cắt hay không.
4.2.26. Lỗi bộ đảo mạch (tương ứng với bộ chỉnh lưu thường)
 Điều kiện: Khi mỗi lỗi phát ra như sau:
(1) Nổ cầu chì của cái chỉnh lưu;
(2) Khi lệnh khởi động duy trì, mất nguồn quạt của cái chỉnh lưu;
(3) Bảng xung kiểm tra lỗi xung.
 Tình trạng tương ứng:
(1) Hiển thị trên màn hình hiển thị điều chỉnh “Commuter failure”;
(2) Tiếp điểm đầu ra “Commuter failure” sẽ tiếp xúc trên bảng I/O thông minh;
(3) Đèn “nổ cầu chì hoặc dừng quạt” sẽ bật sáng trên cửa của cái chỉnh lưu.
 Nguyên nhân có thể, kiểm tra và xử lý:
(1) Nhìn xem đèn “Fuse blow or fan stop” có bật sáng không, bật sáng tức là lỗi đèn
tương ứng và kiểm tra mạch phát hiện và mạch điều khiển tương ứng;
(2) Nếu đèn bình thường trên cửa của cái chỉnh lưu, có thể là lỗi xung. Chúng ta có
thể thay bảng DK 201.

--------------------------------

Trang 26
Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống kích thích

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


Quy trình này có hiệu lực áp dụng kể từ ngày ký. Trong quá trình áp dụng nếu có nội dung nào
chưa phù hợp với thực tế thì Quản đốc Phân xưởng vận hành, Quản đốc phân xưởng Sửa chữa
và Phòng Kỹ thuật – An toàn phải có kiến nghị, báo cáo kịp thời với Lãnh đạo Công ty để xem
xét, sửa đổi cho phù hợp.

HỘI ĐỒNG KIỂM TRA

Trần Xuân Hoà Nguyễn Ngọc Bình Nguyễn Thanh Hùng

NGƯỜI DUYỆT
GIÁM ĐỐC

Nguyễn Thanh Bình

Trang 27

You might also like