Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CÁC PHẠM TRÙ, CHỨC NĂNG

VÀ LOẠI HÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC PHƯƠNG TÂY

Autonomy (tự do ý chí/ tự trị), axiology (giá trị học), belief (niềm tin), conscience
(lương tâm), consent (tri túc), care (chăm sóc), equality (bình đẳng), evil (tội ác), free
will (tự do ý chí), good (tốt), happiness (hạnh phúc), justice (công lý), morality (đạo
đức), norm (điều lệ), freedom (tự do), principles (nguyên tắc), suffering or pain (khổ
đau), sympathy (thông cảm), trust (chân thật), value (giá trị), virtue (đức hạnh), wrong
(sai), ...

2. CÁC LOẠI HÌNH ĐẠO ĐỨC PHƯƠNG TÂY

Từ thời xưa cho đến ngày nay, có rất nhiều chủ thuyết đạo đức, tạm liệt kê một số chủ
thuyết được xếp theo mẫu tự A-Z như sau: Casuistry (Phán quyết đúng sai),
Consequentialism (Chủ nghĩa kết quả), Deontology (Đạo đức học nhiệm vụ), Kantian
ethics (Đạo đức của Kant), Ethics of care (Đạo đức chăm sóc), Existentialist ethics
(Đạo đức hiện tượng), Meta-ethics (Đạo đức siêu hình), Particularism (Chủ nghĩa
phân lập), Pragmatic ethics (Đạo đức thực tiễn), Role ethics (Đạo đức vai trò), Virtue
ethics (Đạo đức phẩm chất), Utilitarianism (Chủ nghĩa đa ích/ Công lợi chủ nghĩa)...

Tuy nhiên, một số nhà đạo đức học cho rằng tuy nhiều loại, nhưng tóm lại có 3 loại
hình1 thường được đề cập: (a) Đạo đức học mô tả (Descriptive Ethics) (b) Đạo đức
học quy chuẩn (Normative Ethics) and (c) Đạo đức siêu hình (Meta-Ethics). Ngoài
ra, còn có xếp loại Đạo đức học ứng dụng (Applied Ethics) như là loại hình thứ tư.

Loại hình đạo đức thứ nhất (Đạo đức mô tả) là mô tả hoặc giải thích các hiện
tượng đạo đức như hiến pháp, sắc lệnh, quy tắc.... Nó chỉ ra các nguyên lý hay giới
luật, điều khoản được áp dụng trong những hoàn cảnh cụ thể.

Loại hình đạo đức thứ hai (Đạo đức quy chuẩn) nghiên cứu nguồn gốc hay quá
trình hình thành các giá trị và tiêu chuẩn đạo đức, các lý luận biện minh cho một vấn

1
William K. Frankena, Ethics, p. 4 f; Damien Keown, The Nature of Buddhist Ethics (Bản chất Đạo đức học
Phật giáo). p. 3.

1
đề được cho là đạo đức hay phi đạo đức, và là một phương pháp để xác định tính thẩm
quyền, hay là sự bảo vệ các điều khoản. Một phương diện khác, loại hình đạo đức này
thể hiện tính năng biện luận về một vấn đề thế nào là tốt, thế nào là đúng trong một
trường hợp đặc biệt hay trong mọi trường hợp, rồi đưa ra một kết luận mang tính phán
đoán chuẩn mực.

Loại hình đạo đức thứ ba (đạo đức siêu hình) liên hệ mật thiết với các vấn đề lý
luận, nhận thức luận, đánh giá, như những vấn đề sau: 1) Thế nào là chân nghĩa của
đúng, sai, tốt, xấu theo phương diện đạo đức? 2) Bản chất của đạo đức là gì? Làm thế
nào để thiết lập hoặc xác minh một phán đoán và đánh giá đúng với bản chất đạo
đức? Nhóm này đánh giá đạo đức mang tính phổ quát, tương đối của một hay nhiều
trường hợp. 3) Làm thế nào để các đánh giá đạo đức được hỗ trợ hay bảo vệ? Nhóm
này đặt ra yêu cầu làm thế nào chúng ta xác định điều gì là đúng, điều gì là sai.

Richard Garner và Bernard Rosen cho rằng các câu trả lời cho 3 nhóm căn bản trên
không phải là không có sự liên quan mật thiết với nhau, và đôi khi một câu trả lời đối
với một người hay một trường hợp sẽ là gợi ý xác đáng hoặc thậm chí có thể dẫn đến
một câu trả lời khác.2

Không giống học thuyết đạo đức học quy chuẩn, học thuyết đạo đức siêu hình không
cố gắng đánh giá các lựa chọn cụ thể như là tốt hơn, tồi tệ hơn, tốt, xấu, hay ác; mặc
dù nó có thể có tác động sâu sắc đối với hiệu lực và ý nghĩa của các quan điểm đạo
đức quy chuẩn. Một câu trả lời cho bất kỳ trong số câu hỏi ví dụ trên, tự thân nó
không phải là một quan điểm đạo đức quy chuẩn.

Đạo đức siêu hình là nỗ lực để hiểu rõ những giả định, trường hợp mang tính siêu
hình, nhận thức luận, ngữ nghĩa cũng như về mặt tâm lý trong ý nghĩ, lời nói và việc
làm có đạo đức. Như vậy, phạm vi của nó bao hàm một loạt các câu hỏi và những vấn
đề khó lý giải như: Đánh giá vấn đề nghiêng về tính đạo đức hơn hay tính chân thật
hơn? Phải chăng những tiêu chuẩn đạo đức có liên quan đến lĩnh vực văn hóa? Có cơ
sở lập luận cho đạo đức không? Nếu có cơ sở lập luận cho đạo đức vậy nguồn gốc

2
Đoạn dịch này có nguồn gốc bằng tiếng Anh từ https://en.wikipedia.org/wiki/Meta-ethics.

2
của cơ sở đó là gì? Làm thế nào để thiết lập được tiêu chuẩn phù hợp cho hành vi ứng
xử của chúng ta? Cơ sở lập luận cho đạo đức có liên quan như thế nào với những cơ
sở lập luận khác (như về tâm lý học, hạnh phúc, các quy ước của nhân loại, …)? Làm
thế nào chúng ta biết được tiêu chuẩn đạo đức nền tảng? Một cách tự nhiên, những
vấn đề này dẫn dắt đến những vấn đề khó lý giải khác về ý nghĩa của các quan điểm
đạo đức cũng như về chân lý đạo đức và sự đánh giá các quan điểm đạo đức của
chúng ta. Đạo đức siêu hình khám phá ra cũng như nối kết giữa các giá trị, nguyên
nhân đưa đến hành động, động cơ của con người, đòi hỏi những tiêu chuẩn đạo đức để
có thể giúp cho chúng ta dựa vào những nguyên nhân căn bản đó là làm hay không
làm và nó còn giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề phần lớn gắn liền với bản chất
của tự do và ý nghĩa của nó (hoặc không) đối với đạo đức trách nhiệm.3

3. MỘT SỐ NHÀ ĐẠO ĐỨC HỌC THƯỜNG ĐƯỢC ĐỀ CẬP

Sau đây là danh sách một số nhà đạo đức học Đông Tây thường được đề cập trong các
sách đạo đức. Họ là những triết gia, chính trị gia, tâm lý gia, khoa học gia, nhà văn,
nhà nghiên cứu, v.v....
Plato (427 – 347 TCN), Aristotle (384 – 322 TCN), Cicero (106 – 43 TCN), Khổng
Tử (551 – 479 TCN), Augustine of Hippo (354 – 430), Mạnh Tử (372 – 289 TCN),
Mặc Tử (470 – 391 TCN), Tuân Tử (310 – 235 TCN), Thomas Aquinas (1225 –
1274), Baruch Spinoza (1632 –1677), David Hume (1711– 1776) , Immanuel Kant
(1724-1804), Georg W. F. Hegel (770 – 1831), Arthur Schopenhauer (1788 – 1860),
Jeremy Bentham (1748 – 1832), John Stuart Mill (1806 - 1873), Soren Kierkegaard
(1813 – 1855) , Henry Sidgwick (1838 – 1900), Friedrich Nietzsche (1844 – 1900),
G. E. Moore (1873 – 1958), Karl Barth (1886 – 1968), Paul Tillich (1886 – 1965),
Dietrich Bonhoeffer (1906 – 1945), Philippa Foot (1920 – 2010), John Rawls (1921 –
2002) , Bernard Williams (1929 – 2003), J. L. Mackie (1917 –1981), G. E. M.
Anscombe (1919 – 2001), William Frankena (1908–1994), Alasdair MacIntyre (1929
- ), R. M. Hare (1919 – 2002), Peter Singer (1946 - ), Derek Parfit (1942 - ), Thomas
Nagel (1937 - ), Robert Merrihew (1937 - ), Charles Taylor (1948 - ) , Joxe
Azurmendi (1941 - ), Christine Korsgaard (1952 - ), Martha Nussbaum , (1947 - ) ...

4. CÁC CẶP PHẠM TRÙ ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO

3
Stanford Encyclopedia of Philosophy (trên internet)

3
Thiện (kusala) và bất thiện (akusala): Đây là cặp phạm trù mang tính bản chất của
đối tượng khảo cứu (hành vi, lời nói và ý niệm). Bất kỳ tôn giáo nào cũng đề cập đến
thiện và ác (bất thiện), nhưng mỗi tôn giáo, mỗi nhóm người, mỗi quốc gia có quan
điểm khác nhau về các tiêu chuẩn đạo đức. Riêng đối với Phật giáo, thiện và bất thiện
sẽ được hiểu như thế nào? Kinh Pháp Cú nói riêng và trong Đại tạng kinh nói chung
đề cập rất nhiều khái niệm về thiện và bất thiện, phước và tội, v.v....4

Phước đức (Puñña) và tội lỗi (Pāpa): Tùy thuộc vào mỗi cá nhân, nhóm người, sắc
dân, truyền thống, tôn giáo, phong tục tập quán, giáo dục mà có quan điểm khác nhau.
Từ khi bắt đầu nhận thức được, cha mẹ, thầy cô giáo ở trường đã dạy về sự phân biệt
thiện ác, hành động nào đúng và hành động nào sai, sao gọi là phước và sao gọi là tội.
Vậy theo Phật giáo thì như thế nào?

Chánh (Sammā) và tà (Micchā): Khái niệm chánh và tà thường được thấy trong các
quan điểm học thuyết. Có người cho rằng quan điểm này đúng, nhưng cũng có thể
theo người khác cho rằng sai. Đức Phật cũng liệt kê một số quan điểm của ngoại đạo
và cho rằng đó là “tà kiến” và một số quan điểm cho rằng chính kiến.

Một vài cặp phạm trù khác như: Tịnh và bất tịnh, Chơn và phi chơn, Công lý và bất
công, Tình thương và bổn phận, Nghĩa cử và nhiệm vụ, Tự do và trách nhiệm, Phương
tiện và cứu cánh,... sẽ được bàn thảo một cách sơ lược trong quá trình học.

Một số khái niệm trong ngôn ngữ Việt Nam thường được tìm thấy trong đạo đức học
Phật giáo: công hạnh, giới hạnh, đức hạnh, đạo hạnh, công đức, phước đức, trí đức,...

5. CHỨC NĂNG CỦA MÔN HỌC

Mỗi sự vật trên đời đều có chức năng riêng của nó. Riêng môn Đạo đức học Phật giáo
này có thể nên lên 6 chức năng và mục tiêu của môn này như sau:

4
Nay vui, đời sau vui / Làm phước, hai đời vui / Nó vui, nó an vui / Thấy nghiệp tịnh mình làm. (PC, 16); Nay
sướng, đời sau sướng, Làm phước, hai đời sướng. Vui sướng: 'Ta làm thiện', Sanh cõi lành, sướng hơn. (PC,
18).

4
1. Thấy được sự nguy hiểm, tổn thất trong các hành vi, ngôn ngữ và ý niệm bất
thiện và thấy được sự lợi ích, an lạc trong 3 thiện nghiệp.

2. Tự điều chỉnh các hành vi, ngôn ngữ và ý niệm của con người ngày càng hoàn
thiện hơn.

3. Xác định thang giá trị đạo đức để từ đó mỗi người trong chúng ta nỗ lực hơn nữa
để hoàn thiện bản thân trong cương vị của mình.

4. Học hỏi cách đánh giá các hiện tượng xã hội theo góc nhìn của Phật giáo: thiện
hay bất thiện, tốt hay xấu, nặng hay nhẹ, chánh hay tà.

5. Nỗ lực hệ thống hóa các vấn đề đạo đức trong Tam tạng Thánh điển, giúp
người học có cái nhìn tổng quát về các phương diện đạo đức và phi đạo đức trong
truyền thống Phật giáo.

6. Tìm ra những giải pháp thực tiễn qua những lời dạy của các bậc đạo sư, các tôn
giả hoặc các biện pháp của các học giả hiện đại để giải quyết các tệ nạn xã hội, thiết
lập đời sống an bình, hạnh phúc hơn cho con người.

6. CÁC LOẠI HÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO

1) Đạo đức học nhân quả: Là loại hình đạo đức xây dựng trên đạo lý nhân quả
nghiệp báo. Mỗi hành động, lời nói và ý niệm tự thân nó có tác hưởng trong mối quan
hệ nhân quả. Hình thái đạo đức này phủ nhận vai trò của Đấng sáng tạo, của Thượng
đế, của định mệnh mà đặt nền tảng trên đạo lý quyền tự do ý chí của con người.
2) Đạo đức học Giới luật: Là loại hình đạo đức xây dựng trên nền tảng những quy
điều, giới luật, thanh quy của một tổ chức, đoàn thể thuộc Phật giáo, góp phần ổn định
xã hội, và giúp cho nhân loại có cuộc sống hạnh phúc, an vui.

3) Đạo đức học Trách nhiệm: Là loại hình đạo đức được xây dựng trên quy định của
một gia đình, tổ chức, buộc con người trong tổ chức đó phải thực hiện. Loại hình đạo
đức này nâng cao tinh thần con người lên một bậc đó là mỗi người tự ý thức, tự xét
thấy trách nhiệm của mình nên làm, hơn là những quy định do tổ chức xã hội, hay tôn
giáo quy định.

5
4) Đạo đức học Phẩm chất: Là loại hình đạo đức dựa trên hình thái ý thức và biểu
hiện của con người ngang qua lời nói và hành vi. Nói cách khác, loại hình đạo đức này
nghiên cứu và đánh giá các thái độ, hành vi, cử chỉ, cách dụng ngữ và ý niệm của con
người, nhằm nêu rõ và thúc đẩy các phẩm chất đáng quý, cao thượng của con người.

5) Đạo đức học Vị tha: Là loại hình đạo đức vượt ngoài phạm vi giới luật và trách
nhiệm của cá nhân, nhắm đến lợi ích lớn nhất của người khác, vì người khác mà làm.
Điều này thể hiện tinh thần Bồ-tát đạo.

6) Đạo đức học Giải thoát: Tất cả hành vi, lời nói và ý niệm của đương sự nhắm đến
sự thanh tịnh hóa để đạt đến sự giải thoát, giác ngộ viên mãn.

7) Đạo đức học Ứng dụng: Dựa trên các nguyên tắc đạo đức để xử lý các vấn nạn
trong đời sống, xã hội. Ví dụ: Đạo đức môi sinh (đốn cây, không xử lý chất thải, xả
rác, vứt ni-lông), đạo đức y khoa (trợ tử, phá thai, chế dược, nhân tạo vô tính), đạo
đức tình yêu và hôn phối (đồng giới tính, cùng huyết thống), đạo đức ngành an
ninh (gián điệp, tra tấn,...), đạo đức học đường (cơ chế quản lý, trách nhiệm của
giảng viên đứng lớp hoặc chấm bài, thái độ vô lễ của học viên, không chấp hành nội
quy, tình trạng quay cóp, xả rác, đánh lộn...), đạo đức truyền thông (nặc danh trong
email và face book, thổi phồng sự kiện, dấu nhẹm thông tin, thông tin khiêu khích sân
hận, phim ảnh khiêu dâm, quảng cáo bừa bãi), đạo đức kinh tế (làm các nghề không
đúng với chánh mạng trong nhà Phật, cho vay nặng lãi, gởi ngân hàng, chủ nghĩa thực
dụng), đạo đức công tác từ thiện (nhận rồi cho lại, cắt xén, nâng cao bản ngã, sân si
với người nhận...), đạo đức trong buôn bán thực phẩm (đồ có chất hóa học, ...), đạo
đức ẩm thực (ăn chay, ăn mặn,...), đạo đức người lái xe (lấn đường, ...), v.v...

You might also like