Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi

Bài học đầu tiên về ra quyết định được tóm tắt trong câu ngạn ngữ sau: “Chẳng có gì là cho không cả”. Để có
được một thứ ưa thích, chúng ta thường phải từ bỏ một thứ khác mà mình thích. Ra quyết định đòi hỏi phải đánh
đổi mục tiêu này để đạt được một mục tiêu khác.
Ngạn ngữ Phương Tây: “Không có bữa ăn trưa miễn phí!” (There is no such thing as a free lunch!)
Điều này có nghĩa rằng, từ nguồn lực giới hạn của con người hay của xã hội, chúng ta có thể tạo điều kiện để
thỏa mãn sự tiêu dùng một cách hợp lý nhất với khả năng sẳn có của mình.

Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó


Vì con người đối mặt với sự đánh đổi, nên ra quyết định đòi hỏi phải so sánh chi phí và ích lợi của các đường lối
hành động khác nhau. Song trong nhiều trường hợp, chi phí của một hành động nào đó không phải lúc nào cũng
rõ ràng như biểu hiện ban đầu của chúng.
Trước khi Chính Phủ một nước ra quyết định ký kết hiệp định về TPP hay RCEP, thì việc đầu tiên họ nghĩ tới là
lợi ích thiết thực cho quốc gia là gì (thực ra đây chính là sự nhượng bộ của các quốc gia đối tác ở trong hiệp định
này), ngược lại, nước sở tại sẻ cam kết từ bỏ những điều không mong muốn nào...? (sự nhượng bộ của nước sở
tại), nói cách khác "Chi phí cơ hội của một Hiệp Định là những điều khoản mà quốc gia đó phải từ bỏ để có được
Hiệp Định đó.

Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên
Điểm cận biên trong kinh tế học, chính là điểm tới hạn cho một quyết định không được tính trước, không có trong
kế hoạch. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ những thay đổi cận biên để chỉ những điều chỉnh gia tăng nhỏ so
với kế hoạch hành động trong hiện tại. Ngày xưa, có một lời nhắn bất thành văn cho các vị tướng ở ngoài chiến
trường "Tướng ở ngoài biên ải không nghe lệnh Vua", họ phải quyết định ngay trong các sự kiện, biến cố đột
xuất xảy ra trên chiến trường, nếu chờ lệnh từ Hoàng cung (nhà Vua) thì không kịp, không có thời gian để tấu
trình. Một người có tài trong kinh doanh thường có những quyết định sáng suốt, chẳng hạn biến động về giá cả
trên thị trường chứng khoán, hoặc nên hay không nên tích trữ thêm một lượng hàng hóa nào đó vào những thời
điểm nhạy cảm nhất.
Trong kinh tế học, Con người duy lí (rational) ra quyết định bằng cách so sánh lợi ích cận biên và chi phí cận
biên. Người duy lí chỉ hành động khi lợi ích cận biên vượt chi phí cận biên.

Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các kích thích


Vì mọi người ra quyết định dựa trên sự so sánh chi phí và ích lợi, nên hành vi của họ có thể
thay đổi khi ích lợi hoặc chi phí thay đổi. Nghĩa là mọi người phản ứng đối với các kích thích.
Ví dụ điển hình trong chuyện này là những người bán hoa và mua hoa trong tối 30 tết. Bình thường họ mua tại
vườn hoa 100000đ/chậu hoa, chi phí chuyên chở và trả công người bán thì với giá 160000đ/chậu hoa là hòa vốn,
do vậy họ bán ra 200000đ/ chậu hoa, ở đây có 2 trường hợp:
- Chậu Hoa đã gần hết mà người mua quá nhiều, họ sẻ nâng giá lên 250000đ/chậu hoa
- Chậu hoa còn quá nhiều mà người mua thì quá ít, họ sẳn sàng bán lại giá vốn 160000đ/chậu hoa, và thậm chí
sẻ hạ tới giá 100000đ/chậu hoa, nếu thấy cần thiết. Bạn thấy không, người bán hoa chẳng hiểu "điểm cận biên"
và "con người duy lý" là cái gì cả nhưng khi thực hành họ cũng không thua ai, đây chính là bản năng mua bán có
sẳn của con người.
Các nhà hoạch định chính sách công cộng không bao giờ được quên các kích thích, vì nhiều chính sách làm thay
đổi lợi ích hoặc chi phí mà mọi người phải đối mặt và bởi vậy làm thay đổi hành vi của họ.

Nguyên lý 5: Thương mại có thể làm cho mọi người đều được lợi
Thương mại không giống như một cuộc thi đấu thể thao, trong đó luôn có kẻ thắng, người thua. Trong thương
mại quốc tê thì là điều ngược lại: Thương mại giữa hai nước có thể làm cả hai bên cùng được lợi. Thương mại
cho phép mỗi người chuyên môn hóa vào một lĩnh vực mà mình làm tốt nhất, cho dù đó là trồng trọt, may mặc
hay xây nhà.
Thông qua hoạt động thương mại với những người khác, con người có thể mua được những hàng hóa và dịch vụ
đa dạng hơn với chi phí thấp hơn.

Nguyên lý 6: Thị trường thường là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, quyết định của các nhà làm kế hoạch trung ương được thay thế bằng quyết định của
hàng triệu doanh nghiệp và hộ gia đình. Các doanh nghiệp quyết định thuê ai và sản xuất cái gì. Các hộ gia đình
quyết định làm việc cho doanh nghiệp nào và mua cái gì bằng thu nhập của mình. Các doanh nghiệp và hộ gia
đình tương tác với nhau trên thị trường, nơi mà giá cả và ích lợi riêng định hướng cho các quyết định của họ. Khi
nghiên cứu kinh tế học, bạn sẽ thấy giá cả
là công cụ mà nhờ đó bàn tay vô hình (Adam Smith - 1776) điều khiển các hoạt động kinh tế. Giá cả phản ánh cả
giá trị của một hàng hóa đối với xã hội và chi phí mà xã hội bỏ ra để sản xuất ra hàng hóa đó.

Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường
Thất bại của thị trường là một thuật ngữ kinh tế học miêu tả tình trạng thị trường không phân bổ thật hiệu quả
các nguồn lực, nói cách khác, thị trường không cân bằng được cung và cầu.
Khi thị trường thất bại (Market failure) Chính phủ có thể can thiệp để kích thích hiệu quả và công bằng. Thị
trường chỉ hoạt động nếu như quyền sở hữu được tôn trọng. Một nông dân sẽ không trồng lúa nếu như anh ta
nghĩ rằng mùa màng sẽ bị đánh cắp, một nhà hàng sẽ không phục vụ trừ khi được đảm bảo rằng khách hàng sẽ
trả tiền trước khi rời quán. Tất cả chúng ta đều dựa vào công an và tòa án do Chính phủ cung cấp để thực thi
quyền của chúng ta đối với những thứ do chúng ta tạo ra.

Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch
vụ của nước đó
Sự chênh lệch mức sống trên thế giới rất đáng kinh ngạc. Vào năm 1997, bình quân một người Mỹ có thu nhập
là 29.000 đô la. Cũng trong năm đó, một người Mê-hi-cô có thu nhập bình quân là 8000 đô la và một người Ni-
giê-ria bình quân có thu nhập là 900 đô la.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi sự khác biệt trong thu nhập bình quân được phản ánh ở các chỉ tiêu khác nhau
về chất lượng cuộc sống. Công dân của các nước thu nhập cao có nhiều ti vi hơn, nhiều ô tô hơn, chế độ dinh
dưỡng tốt hơn, dịch vụ y tế tốt hơn và tuổi thọ cao hơn người dân ở các nước thu nhập thấp.
Hầu hết những sự khác nhau trong mức sống giữa các quốc gia được giải thích bởi năng suất của chúng. Các cách
giải thích khác chỉ đóng vai trò thứ yếu.
Năng suất (Productivity) là số lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong mỗi giờ của người lao
động. Ở những quốc gia người lao động sản xuất được lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn trong một đơn vị thời
gian, hầu hết người dân được hưởng mức sống cao; còn ở các quốc gia có năng suất kém hơn, hầu hết người dân
phải chịu cuộc sống đạm bạc. Tương tự, tốc độ tăng năng suất của một quốc gia quyết định tốc độ tăng thu nhập
bình quân của quốc gia đó.

Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền


Lạm phát (Inflation) là sự tăng lên trong mức giá chung của nền kinh tế
Một trong những nguyên nhân của lạm phát là sự tăng lên của khối lượng tiền tệ
Vào tháng 1 năm 1921, giá một tờ nhật báo ở Đức là 0,3 mác. Chưa đầy hai năm sau, vào tháng 11 năm 1922
cũng tờ báo ấy giá 70.000.000 mác. Giá của tất cả các mặt hàng khác trong nền kinh tế cũng tăng với tốc độ tương
tự. Đây là một trong những ví dụ ngoạn mục nhất lịch sử về lạm phát- tức sự gia tăng của mức giá chung trong
nền kinh tế.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2008, siêu lạm phát của Zimbabwe đã đạt tới 500 tỷ %. Một mớ tiền 100
nghìn tỷ đô la Zimbabwe không đủ để mua nhu yếu phẩm. Lạm phát chỉ được kiểm soát khi Zimbabwe phá giá
tiền tệ và chuyển sang dùng USD vào năm 2009.

Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp
Nếu dễ dàng lý giải lạm phát như vậy, thì tại sao đôi khi các nhà hoạch định chính sách vẫn gặp rắc rối trong việc
chèo lái con thuyền nền kinh tế. Một lý do là người ta nghĩ rằng việc cắt giảm lạm phát thường gây ra tình trạng
gia tăng tạm thời của thất nghiệp. Đường minh họa cho sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp được gọi là
đường Phillips, để ghi công tên nhà kinh tế đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ này.
Mối tương quan nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp trong đường cong Phillips chỉ có thể mô tả nền kinh tế
trong ngắn hạn, đặc biệt khi tỷ lệ lạm phát trong trạng thái ổn định. Nó không thể ứng dụng trong dài hạn, vì cơ
chế thị trường sẽ tự điều chỉnh tỷ lệ thất nghiệp về với tỷ lệ tự nhiên của nó.
Đường Phillips vẫn còn là một đề tài gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế, nhưng hiện nay hầu hết các nhà kinh tế
đều chấp nhận ý kiến cho rằng có sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Điều đó chỉ hàm ý rằng
trong khoảng thời gian một hay hai năm, nhiều chính sách kinh tế đẩy lạm phát và thất nghiệp đi theo những
hướng trái ngược nhau. Bất kể thất nghiệp và lạm phát ban đầu ở mức cao (như đầu những năm 1980) hay thấp
(như cuối thập kỷ 1990) hay nằm ở đâu đó giữa hai thái cực đó, thì các nhà chính sách vẫn phải đối mặt với sự
đánh đổi này.
Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi
"Mọi thứ đều có giá" - Để có được một thứ ưa thích, người ta phải bỏ ra một thứ khác mà mình thích. Nói
cách khác, quá trình ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi một mục tiêu nào đó để đạt được mục tiêu khác.
Ví dụ 1: Một sinh viên đứng trước một quyết định phân bổ nguồn lực quý báu của mình là thời gian. Anh
ta có thể dành toàn bộ thời gian để học ngoại ngữ, hoặc dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu môn văn học, và
hoặc là phân chia thời gian giữa hai môn học đó. Để có một giờ học môn này, anh ta phải từ bỏ một giờ học môn
kia. Để có một giờ học một trong hai môn kia, anh ta phải từ bỏ một giờ chơi thể thao, xem ca nhạc hoặc đi làm
để kiếm thêm thu nhập.
Ví dụ 2: Về chi tiêu của một gia đình, họ có thể mua thực phẩm, hoặc ti vi, máy giặt, hoặc trang trí nội
thất. Họ cũng có thể tiết kiệm một phần thu nhập cho cho con cái vào học đại học. Khi quyết định chi tiêu thêm
một đồng cho một trong các sản phẩm nêu trên, họ mất đi một đồng để chi cho sản phẩm khác.
Khi con người tập hợp lại thành xã hội, Chính phủ phải đối mặt với nhiều loại đánh đổi. Trong cuốn "Kinh
tế học" của tác giả Paul Anthony Samuelson (15/5/1915-13/12/2009) - một nhà kinh tế học người Hoa Kỳ, đại
biểu của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp tổng hợp và có đóng góp to lớn ở một loạt lĩnh vực của kinh tế
học - đưa ra sự đánh đổi giữa "Súng và bơ". Khi tăng chi tiêu cho quốc phòng để tăng khả năng phòng thủ đất
nước (mua thêm súng), Chính phủ phải từ bỏ một phần tiêu dùng (một phần bơ), và như vậy mất đi cơ hội nâng
cao mức sống của nhân dân.
Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là thứ mà bạn phải từ bỏ để có được nó
Sự đánh đổi liên quan đến lợi ích và tổn thất, vì vậy trong quá trình ra quyết định, ta thường so sánh
giữa chi phí và lợi ích của các cách hành động khác nhau. Cái khó ở đây là trong nhiều trường hợp, chi phí của
một số hành động không phải lúc nào cũng rõ ràng như khi mới nhìn qua.
Ví dụ, việc quyết định đi học đại học; Ích lợi của cách hành động này là giàu thêm kiến thức và có cơ hội
có được công việc làm tốt hơn trong suốt cả cuộc đời. Thế còn chi phí của nó là gì? Nó chính là tổng cộng các
khoản tiền phải trả để có được việc học hành này (học phí, tài liệu, sinh hoạt phí,...). Nhưng tổng số tiền đó thực
sự chưa phải là toàn bộ những gì bạn phải từ bỏ để theo học đại học.
Ví dụ trên cho thấy:
1. Thứ nhất, nó bao gồm cả những thứ không thực sự là chi phí cho việc học đại học. Kể cả không phải học
đại học, người ta vẫn phải chi phí sinh hoạt, vẫn phải chi cho ăn uống, chỗ ở. Tiền ăn uống ở trường đại
học chỉ trở thành chi phí cho việc học đại học khi nó cao hơn ở những nơi khác. Cũng có khi, sinh hoạt
phí ở trường đại học có thể rẻ hơn những nơi khác - Trường hợp này, số tiền tiết kiệm được trở thành ích
lợi cho việc học đại học.
2. Thứ hai, nó bỏ qua khoản chi phí lớn nhất cho việc học đại học là thời gian của việc học. Khi dành một
khoảng thời gian để nghe giảng, đọc tài liệu và viết tiểu luận, người ta không thể sử dụng nó để làm việc
khác. Nhiều người hiểu rằng tiền lường phải từ bỏ do không đi làm để đi học đại học là khoản chi phí lớn
nhất cho việc học đại học.
Chi phí cơ hội của một thứ là thứ mà bạn phải từ bỏ để có được nó. Khi quyết định bất kỳ việc gì (chẳng hạn
đi học đại học), người ra quyết định phải xem xét đến chi phí cơ hội gắn với các hành động có thể thực hiện. Chi
phí cơ hội của các vận động viên thể thao ở lứa tuổi sinh viên có thể rất cao - họ có thể kiếm được rất nhiều tiền
nếu bỏ học, để chơi các môn thể thao nhà nghề. Đương nhiên, mọi người hiểu rằng, ích lợi của việc học đại học
là quá nhỏ so với chi phí.
Nguyên lý 3: Con người hành động hợp lý suy nghĩ tại điểm cận biên
Các quyết định trong cuộc sống hiếm khi được đưa ra dưới dạng có hoặc không, mà thường là dưới dạng
tăng thêm hay giảm đi một lượng nào đó. Khi đến giờ ăn tối, bạn phải đối mặt không phải là ăn hay không ăn,
mà là có nên ăn thêm một ít cơm hoặc thức ăn không. Khi kỳ thi đến, vấn đề không phải là bỏ mặc bài vở hay
học 24 giờ một ngày, mà là nên học thêm một tiếng nữa hay dừng lại để lên mạng Wikipedia. Các nhà kinh tế sử
dụng thuật ngữ thay đổi cận biên để chỉ những điều chỉnh nhỏ và tăng dần trong kế hoạch hành động hiện tại. Cận
biên có nghĩa là lân cận một cái gì đó và bởi vậy thay đổi cận biên là những điều chỉnh ở vùng lân cận.
Nhiều trường hợp, mọi người đưa ra được quyết định tối ưu nhờ tính đến điểm cận biên; bằng cách so
sánh ích lợi cận biên và chi phí cận biên.
Các cá nhân và doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định tốt hơn nhờ cách suy nghĩ ở điểm cận biên. Con
người hành động hợp lý chỉ quyết định tăng thêm hành động khi thấy ích lợi cận biên còn cao hơn chi phí cận
biên.
Nguyên lý 4: Con người đáp lại các kích thích
Con người ra các quyết định dựa trên sự so sách chi phí và ích lợi, nên hành vi của họ có thể có thể thay
đổi khi chi phí, ích lợi hoặc cả hai thay đổi. Nghĩa là, con người đáp lại các kích thích. Ví dụ, khi giá bưởi tăng,
mọi người quyết định ăn ít bưởi hơn, vì chi phí cho việc mua bưởi đã tăng lên. Đồng thời người nông dân trồng
bưởi thuê thêm lao động và thu hoạch nhiều bưởi hơn vì lợi nhuận thu được từ bán bưởi tăng lên. Chúng ta thấy,
tác động của giá cả lên hành vi của người mua và người bán trên thị trường, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc
tìm hiểu phương thức vận hành của nền kinh tế.
Con người tương tác với nhau như thế nào
Nhiều quyết định của chúng ta không chỉ ảnh hưởng đến bản thân chúng ta, mà còn tác động đến những
người xung quanh.
Nguyên lý 5: Thương mại làm cho mọi người đều có lợi
Hiện nay trên thị trường quốc tế, Nhật Bản là đối thủ cạnh tranh của Hoa Kỳ. Xét trên một vài khía cạnh,
thì điều này đúng vì các công ty Nhật và Hoa Kỳ đều sản xuất nhiều mặt hàng giống nhau.
Hãng Toyota và Ford cạnh tranh để thu hút một nóm khách hàng trên thị trường ô tô. Hewlett-Packard HP cũng
cạnh tranh với Sony Vaio trên thị trường máy tính cá nhân để thu hút cùng một nhóm hàng.
Rất dễ mắc sai lầm khi nghĩ về sự cạnh tranh giữa các nước, thương mại giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ không
giống như cuộc thi đấu thể thao là có kẻ thắng, người thua. Sự thật thì điều ngược lại mới đúng, thương mại giữa
hai nước làm cả hai đều có lợi. Thương mại cho phép các nước chuyên môn hóa vào lĩnh vực mà mình sản xuất
tốt nhất và nhờ vậy được hưởng thụ hàng hóa và dịch vụ phong phú hơn. Nhật và Hoa Kỳ vừa là bạn hàng của
nhau, nhưng cũng là đối thủ cạnh tranh của nhau.
Nguyên lý 6: Thị trường thường là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
Nửa cuối Thế kỷ XX với sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu có lẽ
là thay đổi quan trọng nhất của nửa cuối thế kỷ này. Nền kinh tế của các nước này hoạt động dựa trên tiền đề là
các nhà hoạch định trong chính phủ được đặt vào vị trí tốt nhất để định hướng hoạt động kinh tế. Họ là những
người quyết định sản xuất hàng hóa, dịch vụ nào, sản xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào và phân phối cho ai.
Thực chất, đây là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Hiện nay, hầu hết các nước từng có nền kinh tế hóa tập trung đều đã từ bỏ hệ thống này và đang nỗ lực
phát triển nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, quyết định của các nhà hoạch định kinh tế của
chính phủ được thay bằng quyết định của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Họ toàn quyền sản xuất cái gì, sản
xuất như thế nào và phân phối nó cho ai. Các hộ gia đình tự quyết định việc làm cho doanh nghiệp nào và mua
cái gì bằng chính thu nhập của mình. Các hộ gia đình và gia đình tương tác với nhau trên thị trường, nơi mà giá
cả và phúc lợi cá nhân định hướng cho các quyết định của họ.
Xét cho cùng, trong nền kinh tế thị trường không có ai chủ trương phụng sự xã hội với tư cách một toàn
thể. Thị trường tự do bao gồm nhiều người mua và người bán với vô số hàng hóa và dịch vụ khác nhau, và quan
trọng hơn là mọi người đều quan tâm trước hết đến lợi ích của mình. Song cho dù quá trình ra quyết định có tính
chất phân tán và người ra quyết định chỉ hướng tới lợi ích riêng của mình, nền kinh tế vẫn tỏ ra thành công khác
thường trong việc tổ chức hoạt động kinh tế theo hướng thúc đẩy phúc lợi kinh tế chung.
Nhà kinh tế Adam Smith (1723-1790) đã nêu ra nhận định nổi tiếng trong kinh tế học là: "Khi tác động
qua lại với nhau trên thị trường, các hộ gia đình và doanh nghiệp hành động như thể họ được dẫn dắt bởi một bàn
tay vô hình, đưa họ tới những kết cục thị trường đáng mong muốn". Giá cả là công cụ mà nhờ đó bàn tay vô
hình điều khiển các hoạt động kinh tế. Giá cả phản ánh cả giá trị của hàng hóa đối với xã hội và chi phí mà xã
hội phải chịu để sản xuất ra nó; vì hộ gia đình và doanh nghiệp nhìn vào giá cả khi đưa ra quyết định mua và bán
cái gì, nên vô tình họ tính đến lợi ích và chi phí xã hội mà hành vi họ tạo ra. Kết quả giá cả giúp các cá nhân
đưa ra quyết định mà trong nhiều trường hợp cho phép tối đa hóa phúc lợi xã hội.
Hệ quả của bàn tay vô hình: "Khi ngăn không cho giá cả điều chỉnh một cách tự nhiên theo quy luật cung
- cầu, chính phủ cũng đồng thời cản trở bàn tay vô hình trong việc phối hợp hàng triệu hộ gia đình và doanh
nghiệp - những đơn vị cấu thành nền kinh tế". Đây là hệ quả quan trọng, nó lý giải tại sao thuế tác động tiêu cực
tới quá trình phân bổ nguồn lực (thuế làm biến dạng giá cả, và do vậy làm biến dạng quyết định của các hộ gia
đình và doanh nghiệp).
Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ cải thiện được kết cục thị trường
Thúc đẩy hiệu quả và công bằng của xã hội là hai nguyên nhân chủ yếu để chính phủ can thiệp vào nền
kinh tế. Nghĩa là, hầu hết các chính sách đều nhằm vào mục tiêu vừa làm cho chiếc bánh kinh tế lớn lên và vừa
làm thay đổi cách thức phân chia chiếc bánh đó.
Bàn tay vô hình thường hướng dẫn thị trường phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả. Song vì nhiều
nguyên nhân, đôi khi bàn tay vô hình bị tê liệt. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ "thất bại thị trường" để chỉ
tình huống thị trường tự nó thất bại trong việc phân bổ nguồn lực theo cách có hiệu quả.
Có một nguyên nhân làm cho thị trường thất bại là ảnh hưởng ngoại hiện. Ảnh hưởng của ngoại hiện là
tác động do hành vi của một người tạo ra đối với phúc lợi của người ngoài cuộc. Ví dụ về ảnh hưởng ngoại hiện
tiêu cực (hay chi phí ngoại hiện) là ô nhiễm môi trường. Nếu một nhà máy hóa chất không phải chịu toàn bộ chi
phí cho khí thải, thì nó có thể thải ra rất nhiều khí thải. Trường hợp này, chính phủ có thể làm tăng phúc lợi kinh
tế nhờ các quy định về môi trường. Một ví dụ nữa về ảnh hưởng ngoại hiện tích cực (hay lợi ích ngoại hiện) là
phát triển khoa học. Khi đi đến một phát minh quan trọng, nhà khoa học tạo ra một nguồn lực có giá trị mà mọi
người có thể sử dụng. Trường hợp này, chính phủ có thể tăng phúc lợi kinh tế bằng cách trợ cấp cho hoạt động
nghiên cứu khoa học.
Nền kinh tế với tư cách một tổng thể vận hành như thế nào
Trong phần này nêu lên ba nguyên lý liên quan đến sự vận hành của nền kinh tế với tư cách một tổng thể.
Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất của nước đó
Hầu hết sự khác biệt về mức sống có nguyên nhân ở sự khác nhau về năng suất lao động của mỗi quốc
gia (số lượng hàng hóa được làm ra trong mỗi một giờ lao động của một công nhân). Ở những quốc gia, người
lao động sản xuất ra được lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn trong một đơn vị thời gian, thì hầu hết người dân
được hưởng mức sống cao; còn những quốc gia có năng suất kém hơn, thì hầu hết người dân phải chịu cuộc sống
khó khăn. Thực chất, tốc độ tăng năng suất lao động của một quốc gia quyết định tốc độ tăng thu nhập bình quân
của quốc gia đó.
Mối quan hệ cơ bản giữa năng suất và mức sống khá đơn giản, nhưng nó mang một hàm ý sâu xa. Nếu
năng suất là yếu tố then chốt quyết định mức sống, thì những cách lý giải khác về mức sống phải đóng vai trò thứ
yếu. Nhiều người tin vào vai trò của công đoàn hoặc luật về tiền lương tối thiểu trong việc làm đã làm tăng mức
sống của người dân Hoa Kỳ. Song người thực sự làm tăng đời sống người dân lại là năng suất lao động ngày càng
cao.

Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền

Nguyên nhân gây ra lạm phát là gì? Trong hầu hết các trường hợp, lạm phát trầm trọng hoặc kéo dài
dường như đều có chung một thủ phạm - đó là sự gia tăng của lượng tiền. Khi Chính phủ phát hành ra một lượng
tiền lớn, giá trị của tiền sẽ giảm.

Nguyên lý 10: Chính phủ đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp

Nếu lạm phát như vậy, thì tại sao đôi khi các nhà hoạch định chính sách lại gặp rắc rối trong việc chèo lái
con thuyền kinh tế? Một lý do là mọi người cho rằng chính sách cắt giảm lạm phát thường gây ra sự gia tăng tạm
thời của thất nghiệp. Đồ thị minh họa cho sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp được gọi là đường phillips.

Con người phải đổi mặt với sự đánh đổi


Nguyên lý này có cơ sở ở tình trạng khan hiếm nguồn lực. Vì con người chỉ có một lượng nguồn lực nhất định để thỏa
mãn nhu cầu của mình, nên khi muốn có một thứ, anh ta buộc từ bỏ thứ khác mà anh ta có.
Ví dụ, muốn có một giờ học kinh tế học, sinh viên phải từ bỏ một giờ vui chơi; muốn mua thêm một cân thịt, gia đình
ông a phải từ bỏ hai cân cá: muốn sản xuất thêm 1 khẩu súng, Việt Nam phải từ bỏ việc sản xuất 100 kg gạo; muốn
đạt được sự công bằng gấp đôi, Việt Nam phải từ bỏ một nửa hiệu quả, v.v...
Chi phí của một thứ là cái mà ta phải từ bỏ để có được nó
Nguyên lý này nhấn mạnh rằng chi phí thực sự (hay chi phí kinh tế) của một quyết định kinh tế là chi phí cơ hội, nghĩa
là sự mất đi cơ hội có được thứ khác, chứ không phải chỉ là số tiền chúng ta bỏ ra để mua nó. Nó hàm ý rằng khi tính
toán chi phí của một đường lối hành động, chúng ta phải tính hết các chi phí phát sinh từ việc chấp nhận đường lối
hành động, chúng ta phải tính hết các chi phí phát sinh từ việc chấp nhận đường lối hành động đó
Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên
Điểm cận biên là điểm lân cận, ở gần điểm con người bắt đầu thay đổi kế hoạch hành động và khái niệm những thay
đổi cận biên được dùng để chi những điều chỉnh nhỏ và tăng dần trong kế hoạch hành động. Cách suy nghĩ như vậy
giúp con người xác định chính xác các chi phí phát sinh và ích lợi thu được từ một quyết định kinh tế, qua đó tính
được phúc lợi kinh tế tối ưu của mình (bằng cách cho chi phí cận biên bằng ích lợi cận biên)
Con người phản ứng với các kích thích
Nguyên lý này hàm ý khi môi trường kinh tế thay đổi, nó phát ra các tín hiện về sự thay đổi. Khi nhận được các tín
hiệu này, con người coi đó là các kích thích và đáp lại bằng cách thay đổi hành vi
Ví dụ, giá thịt lợn đang là 20 nghìn động. Bây giờ giả sử giá thịt tăng từ 20 lên 25 nghìn. Ông A nhận được tín hiệu
này và phản ứng lại bằng cách giảm lượng thịt mà ông ta dự định mua từ 1 kg xuống còn 0.5 kg hoặc từ bỏ hoàn toàn
việc mua thịt và chuyển sang mua 2 kg cá.
Thương mại làm cho mọi người đều có lợi
Kinh tế học đã chứng minh được rằng thương mại cho phép mọi người chuyên môn hóa vào việc sản xuất hàng hóa
mà họ có thể lợi thế so sánh, qua đó làm tăng tổng sản lượng của các bên tham gia và ví thế có thể chi anhau phần sản
lượng tăng thêm
Thị trường thưởng là phương thức tốt nhất để tổ chức hoạt động kinh tế
Đây là ý tưởng về bàn tay vô hình do Adam Smith đưa ra. Việc chú ý tới nguyên lý này giúp chúng ta tránh được một
cạm bẫy trong kinh tế. Thông thường mọi người nghĩ rằng nền kinh tế hoạt động tốt nếu được tổ chức chặt chẽ, chi
tiết và loại trừ được sự tham lam, ích kỷ. Song, trên thực tế, điều ngược lại mới đúng. Khi mọi người tự do chạy theo
lợi ích riêng của mình, họ bị dẫn dắt bởi bàn tay vô hình (đặc biệt là giá thị trường) và phụng sự xã hội nhiều hơn
trường hợp họ chủ trương làm điều đó.
Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường
Nguyên lý này hàm ý rằng mặc dù thị trường là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế, nhưng sự can thiệp của
chính phủ cũng cần thiết để cải thiện sự công bằng và hiệu quả. Lý do ở đây là thị trường có thể thất bại trong việc
phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả và không thể đảm bảo sự phân phối công bằng. Tuy nhiên, không phải lúc
nào chính phủ cũng cải thiện được kết thúc thị trường, vì bản thân chính phủ cũng có thể thất bại khi can thiệp vào thị
trường
Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nước đó
Nguyên lý này nhân mạnh mối quan hệ trực tiếp giữa mức sống và năng suất của một nước: sự khác biệt về mức sống
giữa các nước có nguyên nhân ở sự khác nhau về năng suất lao động của họ. Các hiện tượng như sự cạnh tranh của
nước ngoài, thâm hụt ngân sách của chính phủ v.v.. chỉ thực sự làm giảm mức sống khi chúng làm giảm năng suất. Vì
vậy, nếu muốn nâng cao mức sống, chính phủ phải vận dụng các chính sách tác động tới năng lực sản xuất của đất
nước
Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền
Nguyên lý này nhấn mạnh rằng nguyên nhân của các cuộc lạm phát trầm trọng và kéo dài là sự gia tăng của khối lượng
tiền tệ trong nền kinh tế, vì điều này làm cho giá trị của tiền giảm và mức giá tăng
Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp
Nguyên lý này nhấn mạnh tầm quan trọng của một phát hiện quan trọng trong kinh tế học, đó là đường Phillips. Đường
này phản ánh sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp (tức làm giảm sản lượng và gây ra suy thoái) khi cắt giảm lạm
phát và ngược lại. Nghĩa là, chính phủ buộc phải "đổi" một ít thất nghiệp (chấp nhận mức thấ nghiệp cao hơn) để "lấy"
một ít lạm phát (đạt được mức lạm phát thấp hơn) hoặc "đổi" một ít lạm phát (chấp nhận mức lạm phát cao hơn) để
"lấy" một ít thất nghiệp (đạt được mức thất nghiệp thấp hơn).

Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi


“Mọi thứ đều có giá” – Để có được một thứ ưa thích, người ta phải bỏ ra một thứ khác mà mình
thích. Nói cách khác, quá trình ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi (Trade-off) một mục tiêu nào
đó để đạt được mục tiêu khác.

Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là thứ mà bạn phải từ bỏ để có được nó
Sự đánh đổi liên quan đến lợi ích và tổn thất, vì vậy trong quá trình ra quyết định, ta thường so
sánh giữa chi phí và lợi ích của các cách hành động khác nhau. Cái khó ở đây là trong nhiều
trường hợp, chi phí của một số hành động không phải lúc nào cũng rõ ràng như khi mới nhìn qua.
Ví dụ, việc quyết định đi học đại học: Ích lợi của cách hành động này là giàu thêm kiến thức và
có cơ hội có được công việc làm tốt hơn trong suốt cả cuộc đời. Thế còn chi phí của nó là gì? Nó
chính là tổng cộng các khoản tiền phải trả để có được việc học hành này (học phí, tài liệu, sinh
hoạt phí,…). Nhưng tổng số tiền đó thực sự chưa phải là toàn bộ những gì bạn phải từ bỏ để theo
học đại học.
Ví dụ trên cho thấy:
Thứ nhất, nó bao gồm cả những thứ không thực sự là chi phí cho việc học đại học. Kể cả không
phải học đại học, người ta vẫn phải chi phí sinh hoạt, vẫn phải chi cho ăn uống, chỗ ở. Tiền ăn
uống ở trường đại học chỉ trở thành chi phí cho việc học đại học khi nó cao hơn ở những nơi
khác. Cũng có khi, sinh hoạt phí ở trường đại học có thể rẻ hơn những nơi khác – Trường hợp
này, số tiền tiết kiệm được trở thành ích lợi cho việc học đại học.
Thứ hai, nó bỏ qua khoản chi phí lớn nhất cho việc học đại học là thời gian của việc học. Khi
dành một khoảng thời gian để nghe giảng, đọc tài liệu và viết tiểu luận, người ta không thể sử
dụng nó để làm việc khác. Nhiều người hiểu rằng tiền lường phải từ bỏ do không đi làm để đi
học đại học là khoản chi phí lớn nhất cho việc học đại học.
Chi phí cơ hội (opportunity cost) của một thứ là thứ mà bạn phải từ bỏ để có được nó. Khi quyết
định bất kỳ việc gì (chẳng hạn đi học đại học), người ra quyết định phải xem xét đến chi phí cơ
hội gắn với các hành động có thể thực hiện. Chi phí cơ hội của các vận động viên thể thao ở lứa
tuổi sinh viên có thể rất cao – họ có thể kiếm được rất nhiều tiền nếu bỏ học, để chơi các môn thể
thao nhà nghề. Đương nhiên, mọi người hiểu rằng, ích lợi của việc học đại học là quá nhỏ so với
chi phí.

Nguyên lý 3: Con người hành động hợp lý (rational people) suy nghĩ tại điểm cận biên
Các quyết định trong cuộc sống hiếm khi được đưa ra dưới dạng có hoặc không, mà thường là
dưới dạng tăng thêm hay giảm đi một lượng nào đó. Khi đến giờ ăn tối, bạn phải đối mặt không
phải là ăn hay không ăn, mà là có nên ăn thêm một ít cơm hoặc thức ăn không. Khi kỳ thi đến,
vấn đề không phải là bỏ mặc bài vở hay học 24 giờ một ngày, mà là nên học thêm một tiếng nữa
hay dừng lại để lên mạng Wikipedia. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ thay đổi cận biên để chỉ
những điều chỉnh nhỏ và tăng dần trong kế hoạch hành động hiện tại. Cận biên có nghĩa là lân
cận một cái gì đó và bởi vậy thay đổi cận biên là những điều chỉnh ở vùng lân cận.
Nhiều trường hợp, mọi người đưa ra được quyết định tối ưu nhờ tính đến điểm cận biên; bằng
cách so sánh ích lợi cận biên và chi phí cận biên.
Nguyên lý 4: Con người phản ứng lại các kính thích:
Con người ra các quyết định dựa trên sự so sánh chí phí và ích lợi, nên hành vi của họ có thể thay
đổi khi chi phí, ích lợi hoặc cả hai thay đổi
Nguyên lý 5: Thương mại làm cho mọi người đều có lợi
Nguyên lý 6: Thị trường thường là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
Tham khảo: Lý thuyết bàn tay vô hình – nhà kinh tế học Adam Smith
Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ cải thiện được kết cục của thị trường
Thúc đẩy hiệu quả và công bằng của xã hội là hai nguyên nhân chủ yếu để chính phủ can thiệp
vào nền kinh tế. Nghĩa là, hầu hết các chính sách đều nhằm vào mục tiêu vừa làm cho chiếc bánh
kinh tế lớn lên và vừa làm thay đổi cách thức phân chia chiếc bánh đó.
Tham khảo: Lý thuyết bàn tay hữu hình -Keynes
Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất của nước đó
Hầu hết sự khác biệt về mức sống có nguyên nhân ở sự khác nhau về năng suất lao động của mỗi
quốc gia (số lượng hàng hóa được làm ra trong mỗi một giờ lao động của một công nhân). Ở
những quốc gia, người lao động sản xuất ra được lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn trong một
đơn vị thời gian, thì hầu hết người dân được hưởng mức sống cao; còn những quốc gia có năng
suất kém hơn, thì hầu hết người dân phải chịu cuộc sống khó khăn. Thực chất, tốc độ tăng năng
suất lao động của một quốc gia quyết định tốc độ tăng thu nhập bình quân của quốc gia đó.
Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền
Lạm phát: Sự gia tăng của mức giá chung
Trong dài hạn, nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát chính là sự gia tăng quá mức của lượng tiền
làm cho tiền mất giá. Khi Chính phủ phát hành ra một lượng tiền lớn, giá trị của tiền sẽ giảm.
Nguyên lý 10: Trong ngắn hạn Chính phủ đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất
nghiệp
Nếu lạm phát như vậy, thì tại sao đôi khi các nhà hoạch định chính sách lại gặp rắc rối trong việc
chèo lái con thuyền kinh tế? Một lý do là mọi người cho rằng chính sách cắt giảm lạm phát thường
gây ra sự gia tăng tạm thời của thất nghiệp. Đồ thị minh họa cho sự đánh đổi giữa lạm phát và
thất nghiệp được gọi là đường phillips
Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi
Ví dụ 1: Một sinh viên đứng trước một quyết định phân bổ nguồn lực quý báu của mình là thời gian. Anh
ta có thể dành toàn bộ thời gian để học ngoại ngữ, hoặc dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu môn văn học, và
hoặc là phân chia thời gian giữa hai môn học đó. Để có một giờ học môn này, anh ta phải từ bỏ một giờ học môn
kia. Để có một giờ học một trong hai môn kia, anh ta phải từ bỏ một giờ chơi thể thao, xem ca nhạc hoặc đi làm
để kiếm thêm thu nhập.
Ví dụ 2: Về chi tiêu của một gia đình, họ có thể mua thực phẩm, hoặc ti vi, máy giặt, hoặc trang trí nội
thất. Họ cũng có thể tiết kiệm một phần thu nhập cho cho con cái vào học đại học. Khi quyết định chi tiêu thêm
một đồng cho một trong các sản phẩm nêu trên, họ mất đi một đồng để chi cho sản phẩm khác.
muốn có một giờ học kinh tế học, sinh viên phải từ bỏ một giờ vui chơi; muốn mua thêm một cân thịt, gia đình ông a
phải từ bỏ hai cân cá: muốn sản xuất thêm 1 khẩu súng, Việt Nam phải từ bỏ việc sản xuất 100 kg gạo; muốn đạt được
sự công bằng gấp đôi, Việt Nam phải từ bỏ một nửa hiệu quả, v.v...
Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là thứ mà bạn phải từ bỏ để có được nó
Ví dụ, việc quyết định đi học đại học; Ích lợi của cách hành động này là giàu thêm kiến thức và có cơ hội
có được công việc làm tốt hơn trong suốt cả cuộc đời. Thế còn chi phí của nó là gì? Nó chính là tổng cộng các
khoản tiền phải trả để có được việc học hành này (học phí, tài liệu, sinh hoạt phí,...). Nhưng tổng số tiền đó thực
sự chưa phải là toàn bộ những gì bạn phải từ bỏ để theo học đại học.
Ví dụ trên cho thấy:
1. Thứ nhất, nó bao gồm cả những thứ không thực sự là chi phí cho việc học đại học. Kể cả không phải học
đại học, người ta vẫn phải chi phí sinh hoạt, vẫn phải chi cho ăn uống, chỗ ở. Tiền ăn uống ở trường đại
học chỉ trở thành chi phí cho việc học đại học khi nó cao hơn ở những nơi khác. Cũng có khi, sinh hoạt
phí ở trường đại học có thể rẻ hơn những nơi khác - Trường hợp này, số tiền tiết kiệm được trở thành ích
lợi cho việc học đại học.
2. Thứ hai, nó bỏ qua khoản chi phí lớn nhất cho việc học đại học là thời gian của việc học. Khi dành một
khoảng thời gian để nghe giảng, đọc tài liệu và viết tiểu luận, người ta không thể sử dụng nó để làm việc
khác. Nhiều người hiểu rằng tiền lường phải từ bỏ do không đi làm để đi học đại học là khoản chi phí lớn
nhất cho việc học đại học.
Nguyên lý 3: Con người hành động hợp lý suy nghĩ tại điểm cận biên
3. Các quyết định trong cuộc sống hiếm khi được đưa ra dưới dạng có hoặc không, mà thường là dưới dạng
tăng thêm hay giảm đi một lượng nào đó. Khi đến giờ ăn tối, bạn phải đối mặt không phải là ăn hay không
ăn, mà là có nên ăn thêm một ít cơm hoặc thức ăn không. Khi kỳ thi đến, vấn đề không phải là bỏ mặc
bài vở hay học 24 giờ một ngày, mà là nên học thêm một tiếng nữa hay dừng lại để lên mạng Wikipedia.
Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ thay đổi cận biên để chỉ những điều chỉnh nhỏ và tăng dần trong kế
hoạch hành động hiện tại. Cận biên có nghĩa là lân cận một cái gì đó và bởi vậy thay đổi cận biên là
những điều chỉnh ở vùng lân cận.
Nguyên lý 4:
4. Ví dụ, giá thịt lợn đang là 20 nghìn động. Bây giờ giả sử giá thịt tăng từ 20 lên 25 nghìn. Ông A nhận được
tín hiệu này và phản ứng lại bằng cách giảm lượng thịt mà ông ta dự định mua từ 1 kg xuống còn 0.5 kg hoặc
từ bỏ hoàn toàn việc mua thịt và chuyển sang mua 2 kg cá.

You might also like