(123doc) Mbo MBP PDF

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Quản lý theo mục tiêu: ( Management By Objectives - MBO)


1.1. Khái niệm:
Quản lý theo mục tiêu (MBO) là một hệ thống quản lý liên kết mục tiêu của tổ chức với
kết quả công việc của từng cá nhân và phát triển của tổ chức với sự tham gia của tất cả các cấp
bậc quản lý.
"Mục tiêu" trong hệ thống MBO: được chia làm 3 loại
- Mục tiêu cho công việc hàng ngày (Routine-Regular)
- Mục tiêu giải quyết vấn đề (Problem solving objectives)
-Mục tiêu đổi mới (innovative objectives)
1.2. Ưu điểm
- Khuyến khích tính chủ động sáng tạo của cấp dưới tham gia vào việc lập mục tiêu.
- Kiểm soát dễ hơn.
- Tổ chức được phân định rõ ràng.
- Có sự cam kết của cấp dưới về yêu cầu, hiệu quả công việc của họ.
1.3. Hạn chế
- Sự thay đổi của môi trường có thể tạo ra các lỗ hổng.
- Tốn kém thời gian.
- Cần môi trường nội bộ lý tưởng.
- Một số mục tiêu có tính ngắn hạn.
1.4. Cách thức làm: Quản lý theo mục tiêu là một quá trình gồm 5 bước:
- Thiết lập và xem xét mục tiêu của tổ chức.
- Thiết lập mục tiêu của từng bộ phận và cá nhân
- Kiểm soát quá trình
- Đánh giá hiệu quả
- Ghi nhận kết quả, thành tích đạt được.
1.5. Tại sao nên áp dụng phương pháp quản lý mục tiêu?
Thực tiễn môi trường kinh doanh ngày nay đã thay đổi và biến đổi không ngừng dưới tác
động của nhiều yếu tố. Chính trong bối cảnh đó, phương pháp quản lý theo mục tiêu (MBO)
đã ra đời và được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp (DN) nước ngoài. Phương pháp
này phản ánh rõ nét quá trình phát triển của quản trị DN, theo chiều ngang mang tính kết nối
và cộng tác, giúp DN nâng cao năng suất, hiệu quả và tối đa hoá được nguồn lực. Từ đó cung
cấp cho DN một cái nhìn toàn diện về phương thức quản lý mới trong thời đại toàn cầu hoá.
Ví dụ: Công ty Lothamilk đặt mục tiêu đến cuối năm 2012 chiếm tối thiểu 30% thị phần, phấn
đấu đến hết năm 2012 đạt doanh thu 2 tỷ đồng , từ đó sẽ có kế hoạch phấn đấu để đạt mục tiêu.

2. Quản lý theo quá trình (Management By Processes - MBP)


2.1. Khái niệm
- MBP là quản lý công việc theo một chu trình đã được phân tích và quy định kỹ lưỡng.
Gần ngược lại so với MBO và thực chất đây chính là nền tảng của các hệ thống quản lý chất
lượng ISO.
Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất có quy trình sản xuất kinh doanh chính gồm Bán hàng, sản
xuất, giao hàng, dịch vụ sau bán hàng. Các bước chính này lại được phân tách thành các quy trình
nhỏ hơn như: Quy trình bán hàng, quy trình xử lý đơn hàng, quy trình mua nguyên liệu, quy
trình đóng gói giao hàng... Nếu các công việc của nhân viên trong doanh nghiệp luôn được quy định
trong một quá trình cụ thể, doanh nghiệp sẽ quản lý hiệu quả.

- Đặc điểm của MBP là:


 Mục tiêu được đặt ra cho toàn bộ quá trình chứ không đặt ra cho từng bộ phận theo tên
gọi.
 Chú trọng vào kết quả, hiệu quả của toàn bộ quá trình chứ không phải kết quả của từng
công đoạn, công việc của từng bộ phận hay cá nhân.
1
 Nhà quản trị đặt ra mục tiêu chung và dài hạn cho công ty. Các thành viên tự quyết
định các mục tiêu ngắn hạn và các phấn đấu để đạt mục tiêu đó.
 Ban lãnh đạo đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy, phối hợp hơn là chỉ đạo, kiểm tra, thưởng,
phạt.
 Đề cao tính tự giác của từng cá nhân. Quản lý trên cơ sở ủy quyền, phân quyền, tạo
điều kiện thuận lợi cho các cấp chủ động trong công viêc.
 Nhà quản trị luôn ra quyết định dựa trên các cơ sở dữ liệu đã được phân tích kỹ.
 Mọi quá trình đều đặt mục tiêu là hướng vào khách hàng, làm thế nào để khách hàng
hài lòng nhất.
2.2. Ưu điểm
 Đảm bảo tính tập trung cao, thậm chí tất cả đã được định vị trước.
 Ít sai lạc về mọi phương diện, do đó đảm bảo các chuẩn mực đề ra; kể cả khó khăn.
 Dễ đúng chuẩn.
 Kiểm soát được quy trình từ đầu đến cuối.
2.3. Nhược điểm
 Cấp dưới ít sáng tạo vì tất cả đã được quy định chặt chẽ.
 Chủ động không cao mà tính lệ thuộc cao.
 Không có tính linh động cao.
2.4. Lúc nào nên quản lý theo quá trình?
Quản lý theo quá trình là phương pháp quản lý dựa trên việc phân loại các hoạt động
theo các quá trình. Để vận hành một cách có hiệu quả, tổ chức phải xác định và quản lý nhiều
hoạt động có liên hệ mật thiết với nhau. Bất cứ hoạt động nào tiếp nhận các đầu vào và chuyển
thành các đầu ra có thể coi như một quá trình. Thông thường đầu ra của quá trình này sẽ là đầu
vào của quá trình tiếp theo.
2.5. Kết hợp MBO, MBP:
Thực tế doanh nghiệp thường kết hợp cả hai quan điểm về quản lý MBO-MBP. MBO là
có nhiều ưu điểm, song trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển nhanh, sức cạnh tranh
ngày càng gay gắt, khách hàng đòi hỏi ngày cao, MBO đã bộc lộ những nhược điểm rõ rệt.
Cho nên trong quan niệm hiện đại về quản trị, người ta đề cao phương pháp quản trị theo quá
trình. Một trong tám nguyên tắc của quản lý chất lượng là quản lý theo quá trình. Trên cơ sở
tiêu chuẩn ISO 9001:2000 thì quản lý theo quá trình được thể hiện rất rõ rệt. Hiện nay vẫn
chưa có quan điểm thống nhất về sử dụng phương pháp quản lý nào hiệu quả hơn, vì vậy
doanh nghiệp nên kết hợp cả hai quản điểm quản lý trên.
Bảng so sánh MBO – MBP

You might also like