Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 207

0

UBND TP CẦN THƠ


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

TIN HỌC VĂN PHÒNG


(Ban hành kèm theo quyết định số /QĐ-CĐNCT
ngày tháng năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ)

Cần Thơ - Năm 2013

0
1

UBND TP CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CĐN CẦN THƠ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ


(Ban hành kèm theo quyết định số /QĐ-CĐNCT
ngày tháng năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ)
──────────────────

Tên nghề: Tin học văn phòng


Mã nghề: 40480201
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: - Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương.
- Tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc tương đương, có bổ
sung văn hóa trung học phổ thông theo Quyết định cùa Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành.
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 34
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề.

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:


1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
- Kiến thức:
 Nêu được kiến trúc và nguyên lý hoạt động của máy tính;
 Trình bày được nội dung, phương thức cài đặt, vận hành, bảo dưỡng các
phần mềm máy tính dùng cho văn phòng;
 Nêu được một số phương pháp xử lý ảnh và thiết kế đồ hoạ cơ bản;
 Trình bày được cấu trúc, nguyên lý vận hành của mạng nội bộ;
 Nhận biết được cố thường gặp trong quá trình vận hành các thiết bị văn
phòng và hướng giải quyết các dự cố đó.
- Kỹ năng:
 Soạn thảo dược văn bản theo mẫu nhà nước ban hành, đúng theo nội
dung yêu cầu;
 Sử dụng được ít nhất một ngôn ngữ lập trình;
 Sử dụng thành thạo bộ phần mềm Microsoft Office;
 Sử dụng được bộ Open Office;
 Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng thông dụng;
 Sao lưu, phục hồi, phòng chống virus cho dữ liệu trong máy tính;
 Lắp ráp, cài đặt được hệ thống mạng cục bộ vừa và nhỏ;
 Thiết kế đồ hoạ và xử lý ảnh phục vụ công tác văn phòng;
 Đề xuất được biện pháp xử lý các sự cố thường gặp cho các máy văn
phòng;
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
- Chính trị, đạo đức:

1
2

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước và Luật lao động;
+ Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, lao
động có chất lượng và năng suất cao, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp;
+ Có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của
công;
 Luôn chấp hành các nội quy, qui chế của đơn vị;
 Có trách nhiệm, thái độ học tập chuyên cần và cầu tiến;
 Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.
- Thể chất và quốc phòng:
 Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội;
 Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng phát triển đất nước, chấp hành
Hiến pháp và Pháp luật, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động quốc
phòng;
 Có khả năng tuyên truyền, giải thích về trách nhiệm của công dân đối với
nền quốc phòng của đất nước.
3. Cơ hội việc làm:
- Quản lý, xử lý dữ liệu, xây dựng đề án cho văn phòng;
- Giảng dạy, kèm cặp về tin học văn phòng cho các bậc thấp hơn;
- Làm việc cho các công ty máy tính;
- Thiết kế quảng cáo;
- Quản lý phòng Internet;
- Quản lý mạng LAN vừa và nhỏ.
II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI
THIỂU:
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 02 năm
- Thời gian học tập: 90 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ;
(Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 1865 giờ; Thời gian học tự chọn: 475 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 677 giờ; Thời gian học thực hành: 1542 giờ
+ Thời gian kiểm tra: 142 giờ
3. Thời gian học các môn văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh
tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ
(Danh mục các môn văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian
cho từng môn học theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo. Việc bố trí trình tự
học tập các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu
được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả )

2
3

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ
PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã Thời gian đào tạo (giờ)


MH,MĐ Tên môn học, mô đun Tổng Trong đó
số Lý Thực Kiểm
thuyết hành tra
I Các môn học chung 210 106 87 17
MH 01 Chính trị 30 22 6 2
MH 02 Pháp luật 15 10 4 1
MH 03 Giáo dục thể chất 30 3 24 3
MH 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 45 28 13 4
MH 05 Tin học 30 13 15 2
MH 06 Ngoại ngữ 60 30 25 5
II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt
1865 509 1259 97
buộc
II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 570 191 347 32
MĐ 07 Kỹ thuật sử dụng bàn phím 60 15 41 4
MH 08 Văn bản pháp qui 45 15 28 2
MĐ 09 Soạn thảo văn bản điện tử 90 30 55 5
MĐ 10 Hệ điều hành windows 75 30 42 3
MĐ 11 Thiết kế trình diễn trên máy tính 90 30 56 4
MĐ 12 Bảng tính điện tử 90 30 55 5
MĐ 13 Lập trình căn bản 60 15 40 5
MĐ 14 Tiếng Anh chuyên ngành 60 26 30 4
II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn
1295 318 912 65
nghề
Cài đặt và sử dụng các phần mềm văn
MĐ 15 90 20 65 5
phòng thông dụng
MĐ 16 Phần cứng máy tính 60 17 40 3
MĐ 17 Xử lý ảnh bằng Photoshop 105 29 71 5
MĐ 18 Mạng căn bản 90 30 55 5
MĐ 19 Lập trình quản lý 90 30 54 6
MĐ 20 Thiết kế đồ hoạ bằng Correl draw 90 30 56 4
Vận hành và sử dụng các thiết bị văn
MĐ 21 90 27 58 5
phòng thông dụng
Cài đặt, thiết lập, quản lý và vận hành
MĐ 22 90 30 54 6
mạng LAN
MĐ 23 Internet 90 30 55 5
MĐ 24 Lập trình Macro trên MS office 60 15 40 5
MĐ 25 Bảo trì hệ thống máy tính 90 30 54 6
MĐ 26 Công nghệ đa phương tiện 90 15 70 5
MĐ 27 Kỹ năng giao tiếp và nghệ thuật ứng xử 60 15 40 5
MĐ 28 Thực tập tốt nghiệp 200 0 200

3
4

III Các môn học, mô đun nghề tự chọn 475 168 283 24
MĐ 29 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL 110 30 76 4
MĐ 30 Macromedia flash 75 30 41 4
MĐ 31 Thiết kế Web 120 30 82 8
MĐ 32 Hệ điều hành nguồn mở 60 15 41 4
MĐ 33 Phần mềm văn phòng nguồn mở 60 15 43 2
Nghiệp vụ văn phòng và lưu trữ thông
MĐ 34 50 48 0 2
tin
TỔNG CỘNG 2550 783 1629 138

Khoa CNTT Phòng ĐT Hiệu trưởng

Lê Hoàng Phúc Nguyễn Văn Đức Th.S Nguyễn Trọng Sơn

4
5

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Kỹ thuật bàn phím
Mã số mô đun: MĐ 07
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

5
6

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: KỸ THUẬT BÀN PHÍM

Mã số mô đun: MĐ07
Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 15giờ; Thực hành: 45giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN


 Vị trí:
Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các mô đun chung và trước
mô đun soạn thảo văn bản điện tử.
 Tính chất:
Là mô đun cơ sở bắt buộc của nghề Tin học văn phòng.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN


 Trình bày được kiến thức về cấu trúc bàn phím và kỹ thuật đánh mười ngón
Tay;
 Sử dụng được bàn phím nhanh và thành thạo;
 Sử dụng tốt bộ gõ tiếng Việt;
 Thao tác nhanh với các phím tắt;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian (giờ)
STT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
số thuyết hành tra*
1 Bài mở đầu 2 2
2 Làm quen với bàn phím máy tính 14 3 10 1
3 Luyện kỹ năng đánh máy nhanh bằng 19 5 13 1
phần mềm Typing Master
4 Sử dụng bộ gõ tiếng Việt 10 2 7 1
5 Một số phím tắt trong Windows và các 15 3 11 1
trình ứng dụng
Cộng 60 15 41 4
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được
tính bằng giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:

Bài mở đầu: Khái quát chung Thời gian: 2 giờ

6
7

1. Giới thiệu về bàn phím máy tính


2. Giới thiệu một số phần mềm đánh máy thông dụng

Bài 1: Làm quen với bàn phím máy tính


Thời gian: 14 giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được những vấn đề chung, khái quát liên quan đến việc sử dụng
bàn phím của máy tính;
 Thao tác được tư thế gõ bàn phím chuẩn;
 Rèn luyện tính nghiêm túc, tỷ mỷ, cẩn thận.

1. Tìm hiểu phân vùng bàn phím của máy tính để bàn
1.1. Các phím chữ cái và số
1.2. Các phím chức năng
1.3. Các phím điều khiển
1.4. Vùng bàn phím phụ
2. Hướng dẫn tư thế gõ của từng ngón tay
2.1.Tư thế gõ
2.2. Tay phải
2.3. Tay trái
3. Thực hành
3.1. Bài 1: Tìm hiểu về chức năng của các phím trên bàn phím
3.2. Bài 2: Thực hành tư thế gõ bàn phím
3.3. Bài 3: Thực hành bài gõ phím cơ bản
4. Kiểm tra

Bài 2: Luyện kỹ năng đánh máy nhanh bằng phần mềm Typing Master
Thời gian: 19 giờ
Mục tiêu:
 Sử dụng thành thạo phần mềm đánh máy Typing Master;
 Luyện được kỹ năng và thao tác đánh máy nhanh;
- Rèn luyện tính nghiêm túc, tỷ mỷ, cẩn thận.
1. Giới thiệu cách cài đặt phần mềm
1.1. Giới thiệu phần mềm
1.2. Cài đặt phần mềm
2. Cách khởi động và thoát khỏi phần mềm
2.1 Cách khởi động
2.2. Thoát khỏi phần mềm
3. Hướng dẫn cách sử dụng phần mềm để luyện kỹ năng đánh máy nhanh
3.1. Lựa chọn bài tập đánh máy nhanh
3.2. Hướng dẫn cách làm bài kiểm tra
4. Thực hành

7
8

4.1. Bài 1: Cài đặt và giới thiệu cách khởi động – thoát khỏi phần mềm Typing
Master
4.2. Bài 2: Bài tập đánh máy cơ bản
4.3. Bài 3: Bài tập đánh máy nhanh
4.4. Bài 4: Hướng dẫn làm bài kiểm tra
5. Kiểm tra

Bài 3: Sử dụng bộ gõ tiếng Việt


Thời gian: 10 giờ
Mục tiêu:
- Hình thành được kỹ năng sử dụng bộ gõ tiếng Việt thành thạo phục vụ cho việc
soạn thảo văn bản;
- Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Tìm hiểu các bảng mã tiếng Việt


1.1. Bộ mã 8 bit
1.2. Bộ mã Unicode 16 bit
2. Thao tác với các phương pháp gõ tiếng Việt khác nhau
2.1. Bảng mã chuẩn Unicode
2.2. Các hệ thống bảng mã trong Unikey, Vietkey
3. Sử dụng bộ gõ Unikey
3.1. Hướng dẫn sử dụng bộ gõ Unikey
3.2. Hướng dẫn chọn font chữ tương ứng với bộ gõ
4. Thực hành
4.1. Bài 1: Cách cài đặt các bộ gõ tiếng Việt
4.2. Bài 2: Hướng dẫn cách sử dụng các bộ gõ tiếng Việt trong soạn thảo văn
bản
5. Kiểm tra

Bài 4: Một số phím tắt trong Windows và các trình ứng dụng
Thời gian: 15 giờ
Mục tiêu:
- Sử dụng thành thạo các phím tắt cơ bản để thao tác nhanh trong môi trường
Windows và các trình soạn thảo;
- Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Phím tắt trong môi trường Windows


1.1. Phím tắt chung
1.2. Phím tắt trên hộp thoại
1.3. Phím đặc biệt trên bàn phím
2. Phím tắt trong các trình soạn thảo
2.1. Phím tắt trong hệ soạn thảo văn bản MS Word
2.2. Phím tắt trong bảng tính Excel
2.3. Phím tắt trong hệ trình chiếu PowerPoint

8
9

3. Thực hành
3.1. Bài 1: Thực hành các phím tắt trong môi trường Windows
3.2. Bài 2: Thực hành các phím tắt trong các trình soạn thảo
4. Kiểm tra
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
 Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo.
 Mô hình học cụ: Máy tính, máy chiếu.
 Câu hỏi và bài tập thực hành.

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ


 Kiểm tra lý thuyết các nội dung đã học.
 Kiểm tra bài tập thực hành: Gõ phím mười ngón nhanh, sử dụng các phím
tắt và sử dụng bộ gõ tiếng việt trong soạn thảo.
 Đánh giá trong quá trình học: Kiểm tra theo hình thức: Thực hành trên máy
tính.
 Đánh giá cuối môn học: Kiểm tra theo hình thức: Thực hành trên máy tính.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN


1. Phạm vi áp dụng chương trình:
 Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp
nghề.
 Tổng thời gian thực hiện môn học là 60 giờ, giáo viên giảng các giờ lý
thuyết, kết hợp với các giờ thực hành đan xen.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
 Hình thức giảng dạy chính của môn học: Lý thuyết trên lớp kết hợp với
thảo luận nhóm và thực hành trong phòng máy.
 Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng
giảng dạy. Các bài tập thực hành được xây dựng theo nội dung từng bài.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
 Giới thiệu về bàn phím máy tính.
 Phần mềm đánh máy nhanh Typing Master.
 Bộ gõ tiếng Việt.
 Các phím tắt trong Windows và các trình soạn thảo.
4. Tài liệu cần tham khảo:
 Phần mềm Typing Master.
 Th.s Lê Tấn Liên, Giáo trình “Tin học cơ sở 2008”, Nhà xuất bản Hồng
Đức, 2008.
 KS. Thanh Hà – Công Thọ, Giáo trình “101 thủ thuật cao cấp với WinXP”,
Nhà xuất bản văn hoá thông tin, 2007.

9
10

 KS. Phú Hưng – Hải Nam, Giáo trình “Hot key phím tắt – phím nóng các
chương trình trên máy vi tính”, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2008.

10
11

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC BẮT BUỘC


Tên mô đun: Văn bản pháp qui
Mã số môn học: MH08
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

11
12

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC VĂN BẢN PHÁP QUI


Mã số môn học:MH08
Thời gian môn học: 45 giờ. (Lý thuyết 15 giờ; thực hành 30 giờ)

I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:


 Vị trí:
 Là môn học cơ sở của nghề Tin học văn phòng.
 Môn học được bố trí cùng với các mô đun kỹ thuật cơ sở.
 Tính chất:
 Soạn thảo văn bản là công cụ để phục vụ các môn học và ngành nghề Tin
học văn phòng.
 Giúp người học vận dụng tốt các chuyên môn của nghề.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
 Củng cố lại kiến thức về tiếng việt thực hành nhằm giúp học sinh phát triển
kỹ năng sử dụng tiếng việt đọc và viết văn bản khoa học, đúng thể thức;
 Từ đó giúp người soạn thảo có kiến thức cơ bản về văn bản và kỹ năng
soạn
thảo, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh;
 Vận dụng kiến thức đó học để soạn thảo các văn bản thông dụng, góp phần
nâng cao năng suất chất lượng của lao động, quản lý;
 Cần có thái độ cẩn thận khi trình bày các văn bản pháp quy.
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
SỐ THỜI GIAN
TT Tên chương, mục
Tổng Lý Thực Kiểm
số thuyết hành tra

I Ngôn ngữ học văn bản 03 01 02 0


Khái niệm và liên kết văn bản:
Một số phương thức liên kết văn bản
phổ biến
Phong cách văn bản
II Khái quát chung về văn bản quản 05 02 03 0

Khái niệm
Sơ lược về lịch sử văn bản quản lý
nhà nước nước ở Việt Nam
Chức năng của văn bản
Các loại VBQLNhà nước

12
13

III Thẩm quyền ban hành của các cơ 04 01 03 0


quan nhà nước
Thẩm quyền ban hành của các cơ
quan quyền lực nhà nước
Văn bản của cơ quan hành chính nhà
Văn bản của Toà án ND tối cao
Văn bản của Viện kiểm sát ND tối
cao
IV Thể thức văn bản quản lý nhà 05 01 04 0
nước
Khái niệm
Những yếu tố thể thức bắt buộc phải
có trong mọi văn bản
Những yếu tố thể thức chỉ cần thiết
với một số văn bản
V Quy trình soạn thảo Văn bản quản 03 01 02 0
lý nhà nước
Khái niệm
Những định hướng khi xác định quy
trình STVB
Xác lập quy trình chuẩn
Xây dựng quy trình cụ thể cho mỗi
văn bản
VI Phương pháp soạn thảo văn bản 02 01 01 0
quản lý nhà nước
Khái niệm
Yêu cầu chung đối với 1 văn bản
Đặc điểm ngôn ngữ của VBQLNN
Trình tự soạn thảo 1 văn bản quan
trọng, phức tạp.
VII Tổ chức quản lý và sử dụng, giải 02 01 01 0
quyết Văn bản trong cơ quan nhà
nước
Tổ chức giải quyết văn bản đến
Tổ chức và quản lý văn bản đi
Tổ chức quản lý và giải quyết văn
bản nội bộ
Kiểm tra 01 01
VIII Soạn thảo Nghị quyết 03 01 02 0
Khái niệm
Phương pháp soạn thảo nghị quyết
Mẫu tham khảo
IX Soạn thảo Quyết định 02 01 01 0
Khái niệm và thẩm quyền ban hành
Phương pháp soạn thảo quyết định
Mẫu tham khảo

13
14

X Soạn thảo Báo cáo 03 01 02 0


Khái niệm - Yêu cầu
Phân loại báo cáo
Phương pháp ST báo cáo
Mẫu tham khảo
XI Soạn thảo Biên bản 03 01 02 0
Khái niệm
Các loại biên bản
Phương pháp soạn thảo
Mẫu tham khảo
XII Soạn thảo Tờ trình 02 01 01 0
Khái niệm
Phương pháp ST Tờ trình
Mẫu tham khảo
XIII Soạn thảo Công văn Hành chính 03 01 02 0
Khái niệm
Phương pháp soạn thảo công văn
Phương pháp soạn thảo một số loại
công văn hành chính
XIV Soạn thảo Hợp đồng 03 01 02 0
Khái niệm
Những nhân tố cần thiết của một bản
hợp đồng
Mẫu tham khảo
XV Kiểm tra kết thúc 01 01
TỔNG CỘNG 45 15 28 02

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra
thực hành được tính bằng giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Ngôn ngữ học văn bản


Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức về tiếng việt thực hành nhằm giúp học sinh phát triển kỹ
năng sử dụng tiếng việt đọc và viết văn bản khoa học, đúng thể thức;
- Cần có thái độ cẩn thận khi trình bày các văn bản pháp quy.

1. Khái niệm và liên kết văn bản Thời gian 0.25 giờ
2. Một số phương thức liên kết văn bản phổ biến: Thời gian 01 giờ
2.1. Liên kết nội dung hình thức
2.2. Sự thống nhất chủ đề của văn bản
2.3. Liên kết đề xuất
2.3.1. Các vị trí mạnh
2.3.2. Hội tụ

14
15

2.3.3. Nối tiếp


2.4.Liên kết đơn và phức
3. Phong cách văn bản Thời gian 0.75 giờ
3.1. Phong cách học
3.2. Phong cách chức năng
3.3. Hệ thống các phong cách chức năng

Chương 2: Khái quát chung về văn bản quản lý


Mục tiêu:
- Giúp người soạn thảo có kiến thức cơ bản về văn bản và kỹ năng soạn thảo,
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh;
- Rèn luyện tính nghiêm túc, tỷ mỷ, cẩn thận.

1.Khái niệm Thời gian 0.5 giờ


1.1. Văn bản
1.2. Văn bản quản lý
2. Sơ lược về lịch sử văn bản quản lý nhà nước nước ở Việt Nam
Thời gian 0.5 giờ
3. Chức năng của văn bản Thời gian 02 giờ
3.1. Chức năng thông tin
3.2.Chức năng pháp lý
3.3.Chức năng quản lý
3.4. Chức năng văn hoá
3.5. Chức năng xã hội
4. Các loại VBQLNhà nước Thời gian 02 giờ
4.1. Văn bản pháp qui
4.1.1. Khái niệm
4.1.2Các hình thức của văn bản pháp qui
4.1.3 Tính chất của văn bản pháp qui XHCN
4.2. Văn bản hành chính thông thường
4.2.1. Khái niệm
4.2.2. Các hình thức VBQL hành chính

Chương 3: Thẩm quyền ban hành văn bản của các cơ quan NN
Mục tiêu:
- Giúp người soạn thảo có kiến thức cơ bản về văn bản và kỹ năng soạn thảo,
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh;
- Cần có thái độ cẩn thận khi trình bày các văn bản pháp quy.

1. Thẩm quyền ban hành của các cơ quan quyền lực nhà nước
Thời gian 1.5 giờ
1.1.Văn bản quốc hội
1.2.Văn bản của UBTVQuốc hội
1.3.Văn bản của Chủ tịch nước
2.Văn bản của cơ quan hành chính nhà nước Thời gian 1.5 giờ

15
16

2.1.Chính phủ
2.2.Thủ tướng Chính phủ
2.3.Văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ , Cơ quan thuộc chính
phủ
2.4.Văn bản của Hội đồng Nhân dân và UBND
2.5.Chủ tịch UBND
3.Văn bản của Toà án ND tối cao Thời gian 0.5 giờ
4.Văn bản của Viện kiểm sát ND tối cao Thời gian 0.5 giờ

Chương 4: Thể thức văn bản quản lý nhà nước


Mục tiêu:
- Giúp người soạn thảo có kiến thức cơ bản về văn bản và kỹ năng soạn thảo,
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh;
- Rèn luyện tính nghiêm túc, tỷ mỷ, cẩn thận.

1. Khái niệm Thời gian 0.5 giờ


2. Những yếu tố thể thức bắt buộc phải có trong mọi văn bản
Thời gian 04 giờ
2.1. Quốc hiệu
2.2. Tên Cơ quan ban hành văn bản
2.3. Số và ký hiệu
2.4. Địa danh, ngày, tháng, năm …
2.5. Trích yếu nội dung
2.6. Tên loại văn bản
2.7. Nội dung văn bản
2.8. Chữ ký và con dấu
2.9. Nơi nhận
3. Những yếu tố thể thức chỉ cần thiết với một số văn bản
Thời gian 0.5 giờ

Chương 5: Quy trình soạn thảo văn bản QLNN


Mục tiêu:
- Giúp người soạn thảo có kiến thức cơ bản về văn bản và kỹ năng soạn thảo,
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh;
- Rèn luyện tính nghiêm túc, tỷ mỷ, cẩn thận.

1. Khái niệm Thời gian 0.5 giờ


2. Những định hướng khi xác định quy trình STVB Thời gian 02 giờ
2.1. Định hướng pháp lý
2.2. Định hướng ứng dụng
2.3. Định hướng tổ chức
3. Xác lập quy trình chuẩn
4. Xây dựng quy trình cụ thể cho mỗi văn bản Thời gian 0.5 giờ

16
17

Chương 6: Phương pháp soạn thảo VBQL nhà nước


Mục tiêu:
- Giúp người soạn thảo có kiến thức cơ bản về văn bản và kỹ năng soạn thảo,
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh;
- Rèn luyện tính nghiêm túc, tỷ mỷ, cẩn thận.

1. Khái niệm Thời gian 0.5 giờ


2. Yêu cầu chung đối với 1 văn bản Thời gian 01 giờ
2.1. Yêu cầu về nội dung
2.2. Yêu cầu về hình thức
2.3. Yêu cầu về thời gian
3. Đặc điểm ngôn ngữ của VBQLNN
3.1. Về từ ngữ
3.2. Về câu
3.3. Văn phong
4. Trình tự soạn thảo 1 văn bản quan trọng, phức tạp. Thời gian 0.5 giờ

Chương 7: Tổ chức quản lý và sử dụng giải quyết VB trong CQNN


Mục tiêu:
- Giúp người soạn thảo có kiến thức cơ bản về văn bản và kỹ năng soạn thảo,
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh;
- Rèn luyện tính nghiêm túc, tỷ mỷ, cẩn thận.

1. Tổ chức giải quyết văn bản đến Thời gian 0.5 giờ
2. Tổ chức và quản lý văn bản đi Thời gian 0.5 giờ
3. Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản nội bộ Thời gian 01 giờ
Kiểm tra Thời gian: 01giờ

Chương 8: Soạn thảo Nghị quyết


Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học để soạn thảo các văn bản thông dụng góp phần
nâng cao năng suất, chất lượng của lao động quản lý;
- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, kỹ năng làm việc khoa học: cẩn thận, tỉ mỉ,
chính xác, phân tích logic.

1. Khái niệm Thời gian: 0.5 giờ


2. Phương pháp soạn thảo nghị quyết Thời gian: 02 giờ
2.1. Các trường hợp soạn thảo nghị quyết
2.2. Cách trình bày nghị quyết
2.3. Bố cục của nghị quyết
2.3.1. Phần căn cứ ra nghị quyết
2.3.2. Phần nội dung nghị quyết
2.3.3. Phần biện pháp tổ chức thực hiện

17
18

3. Mẫu tham khảo Thời gian: 0.5 giờ

Chương 9: Soạn thảo Quyết định


Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học để soạn thảo các văn bản thông dụng góp phần
nâng cao năng suất, chất lượng của lao động quản lý;
- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, kỹ năng làm việc khoa học: cẩn thận, tỉ mỉ,
chính xác, phân tích logic.

1. Khái niệm và thẩm quyền ban hành Thời gian: 0.75 giờ
1.1. Khái niệm
1.2. Thẩm quyền ban hành
1.2.1. Quyết định là văn bản QPPL
1.2.2. Quyết định là văn bản cá biệt
2. Phương pháp soạn thảo quyết định Thời gian: 0.75 giờ
2.1. Yêu cầu của quyết định
2.2. Bố cục của quyết định
3. Mẫu tham khảo Thời gian: 0.5 giờ
3.1 QĐ tổ chức bộ máy (Quyết định là văn bản QPPL)
3.2 QĐ về nhân sự (Quyết định là văn bản cá biệt)

Chương 10: Soạn thảo Báo cáo


Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học để soạn thảo các văn bản thông dụng góp phần
nâng cao năng suất, chất lượng của lao động quản lý;
- Hình thành tính cẩn thận, chính xác, logic khoa học của người làm kỹ thuật,
vận dụng sáng tạo vào thực tế chế tạo và sửa chữa.

1. Khái niệm - Yêu cầu Thời gian: 01 giờ


1.1. Khái niệm
1.2. Yêu cầu
1.2.1. Báo cáo phải trung thực, chính xác
1.2.2. Báo cáo phải đầy đủ, cụ thể, có chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm
1.2.3. Báo cáo phải kịp thời
2. Phân loại báo cáo Thời gian: 01 giờ
2.1. Phân loại theo phương thức báo cáo
2.2. Phân loại báo cáo theo thời gian và nội dung
2.2.1. Báo cáo định kỳ
2.2.2. Báo cáo đột xuất
2.2.3. Báo cáo bất ngờ
2.2.4. Báo cáo sơ kết
2.2.5. Báo cáo tổng kết
2.2.6. Báo cáo chuyên đề
3. Phương pháp ST báo cáo Thời gian: 0.75 giờ
3.1. Giai đoạn chuẩn bị

18
19

3.2. Giai đoạn viết đề cương


3.3. Giai đoạn viết và sửa chữa bản thảo
4. Mẫu tham khảo Thời gian: 0.25 giờ

Chương 11: Soạn thảo Biên bản


Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học để soạn thảo các văn bản thông dụng góp phần
nâng cao năng suất, chất lượng của lao động quản lý;
- Hình thành tính cẩn thận, chính xác, logic khoa học của người làm kỹ thuật,
vận dụng sáng tạo vào thực tế chế tạo và sửa chữa.

1. Khái niệm Thời gian: 0.25 giờ


2. Các loại biên bản Thời gian: 1.5 giờ
2.1. Biên bản hội nghị
2.2 Biên bản bàn giao (tài sản+công việc)
2.3 Biên bản xử lý vi phạm hành chính
2.4 Biên bản kiểm tra
2.5 Biên bản làm việc
3. Phương pháp soạn thảo Thời gian: 0.75 giờ
3.1 Yêu cầu khi viết biên bản
3.2 Hình thức của biên bản
3.3 Cách lập biên bản
4. Mẫu tham khảo Thời gian: 0.5 giờ

Chương 12: Soạn thảo Tờ trình


Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học để soạn thảo các văn bản thông dụng góp phần
nâng cao năng suất, chất lượng của lao động quản lý;
- Hình thành phương pháp làm việc theo nhóm, nhận thức vấn đề một cách khoa
học logic.
1. Khái niệm Thời gian: 0.25 giờ
2. Phương pháp ST Tờ trình Thời gian: 1.25 giờ
2.1 Yêu cầu của tờ trình
2.2 Bố cục nội dung của tờ trình
2.2.1 Phần mở đầu
2.2.2 Phần nội dung
2.2.3 Phần kết luận
3. Mẫu tham khảo Thời gian: 0.5 giờ

Chương 13: Công văn Hành chính


Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học để soạn thảo các văn bản thông dụng góp phần
nâng cao năng suất, chất lượng của lao động quản lý;

19
20

- Hình thành phương pháp làm việc theo nhóm, nhận thức vấn đề một cách khoa
học logic.

1. Khái niệm Thời gian: 0.25 giờ


2. Phương pháp soạn thảo công văn Thời gian: 1.75 giờ
2.1 Hình thức công văn
2.2 Bố cục nội dung công văn
2.2.1 Phần mở đầu
2.2.2 Phần nội dung
2.2.3 Phần kết luận
3. Phương pháp soạn thảo một số loại công văn hành chính
Thời gian: 01 giờ
3.1. Công văn trả lời
3.2. Công văn chỉ đạo
3.3. Công văn hỏi

Chương 14: Soạn thảo hợp đồng


Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học để soạn thảo các văn bản thông dụng góp phần
nâng cao năng suất, chất lượng của lao động quản lý;
- Hình thành phương pháp làm việc theo nhóm, nhận thức vấn đề một cách khoa
học logic.

1. Khái niệm Thời gian: 0.25 giờ


2. Những nhân tố cần thiết của một bản hợp đồng Thời gian: 1.25 giờ
3. Mẫu tham khảo Thời gian: 1.5 giờ
3.1 Hợp đồng lao động
3.2 Hợp đồng kinh tế
Kiểm tra kết thúc
Thời gian: 01 giờ
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
 Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo
 Mô hình học cụ: Máy tính, máy chiếu
 Câu hỏi, bài tập thực hành
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
 Kiểm tra lý thuyết các nội dung kiến thức đó học
 Kiểm tra bài tập thực hành: Soạn thảo các mẫu văn bản thông dụng (bao
gồm cả phần trình bày thể thức, nội dung và hình thức trình bày văn bản).
 Kiểm tra theo hình thức: Viết hoặc thực hiện trên Máy tính.
 Đánh giá cuối môn học: Kiểm tra theo hình thức: Viết

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

20
21

1. Phạm vi áp dụng chương trình:


Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng
nghề và Trung cấp nghề. Tổng thời gian thực hiện môn học là 45 giờ, giáo viên
thực hiện giảng dạy lý thuyết cơ bản trước, sau đó vận dụng thực hành bài tập.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
 Hình thức giảng dạy chính của môn học: Lý thuyết trên lớp kết hợp với
thảo luận nhóm
 Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng
giảng dạy
 Các bài tập thực hành được thực hiện ngay sau phần học lý thuyết cơ bản
của từng dạng văn bản.
3. Những trọng tâm chương trình cần lưu ý:
 Chức năng của văn bản
 Các loại văn bản quản lý nhà nước
 Tính chất của văn bản pháp qui XHCN
 Những thể thức bắt buộc có trong mọi văn bản
 Quy trình và phương pháp soạn thảo văn bản quản lý nhà nước
4. Tài liệu tham khảo:
 Nguyễn Thế Quyền ( 2000) – Giáo trình KT XD văn bản; Nhà xuất bản
Công An nhân dân
 Nguyễn Huy Thông, Hồ Quang Chính ( 1995) Phương pháp soạn thảo văn
bản trong quản lý- giao dịch kinh doanh; Nhà xuất bản thống kê
 TS. Nguyễn Thế Phán ( 2003), Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản quản
lý kinh tế và quản trị doanh nghiệp; Nhà xuất bản lao động xã hội
5. Ghi chú và giải thích:
Chương trình được biên soạn với những nội dung kiến thức cơ bản, mang
tính chất phổ thông, nên nó có thể dùng phục vụ giảng dạy cho các hệ Cao đẳng
Nghề và Trung cấp Nghề.

21
22

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Soạn thảo văn bản điện tử
Mã số mô đun: MĐ09
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

22
23

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐIỆN TỬ

Mã số mô đun: MĐ 09
Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 60 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
 Vị trí:
Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các mô đun chung, học song
song với mô đun Soạn thảo văn bản và học trước mô đun Bảng tính
điện tử.
 Tính chất:
Là mô đun cơ sở bắt buộc của nghề Tin học văn phòng.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
 Sử dụng được phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word để tạo các tài
liệu đạt tiêu chuẩn theo quy định;
 Thao tác được với các công cụ trong bộ phần mềm Microsoft Word;
 Tạo được các văn bản hoàn thiện;
 Hình thành phương pháp làm việc theo nhóm, nhận thức vấn đề một cách
khoa học logic.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian (giờ)
STT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
số thuyết hành tra*
1 Bài mở đầu 2 2
2 Làm quen với Microsoft Word 9 3 6
3 Định dạng văn bản 12 4 7 1
4 Chèn các đối tượng trong MS Word 15 5 9 1
5 Thao tác trên bảng 15 5 9 1
6 Công cụ vẽ trong MS Word 18 6 11 1
7 Trộn tài liệu trong MS Word 12 4 7 1
8 Bảo mật và in tài liệu trong MS Word 7 2 5
Cộng 90 30 55 5

2. Nội dung chi tiết:

Bài mở đầu: Làm quen với Microsoft Word


Thời gian: 2 giờ
1. Giới thiệu về trình soạn thảo văn bản MS Word
2. Khởi động và thoát khỏi MS Word
3. Làm quen với môi trường làm việc

Bài 1: Một số thao tác cơ bản với hệ soạn thảo MS Word


Thời gian: 9 giờ

23
24

Mục tiêu:
 Trình bày được những vấn đề chung, khái quát liên quan đến việc xây dựng
và sử dụng mô hình soạn thảo văn bản điện tử trong nghiên cứu;
 Giải thích được trình soạn thảo văn bản;
 Phân tích được các thao tác căn bản trên một tài liệu;
 Hình thành phương pháp làm việc theo nhóm, nhận thức vấn đề một cách
khoa học logic.

1. Thao tác với thực đơn file


1.1.Tạo tài liệu mới
1.2. Mở tài liệu đã tồn tại trên đĩa
1.3. Ghi tài liệu lên đĩa
2. Các thao tác cơ bản
2.1. Sao chép, di chuyển văn bản
2.2. Xoá, đổi tên văn bản
2.3. Tìm kiếm và thay thế đoạn văn bản
3. Thực hành
3.1. Bài 1: Thực hành thao tác cơ bản với file MS Word
3.2. Bài 2: Thực hành các thao tác với các tài liệu trong hệ soạn thảo văn bản
MS Word

Bài 2: Định dạng văn bản


Thời gian: 12 giờ
Mục tiêu:
 Thao tác được các kỹ thuật định dạng văn bản;
 Tạo được các Style và làm được mục lục tự động;
 Hình thành phương pháp làm việc theo nhóm, nhận thức vấn đề một cách
khoa học logic.

1. Định dạng các nội dung trên một trang văn bản
1.1. Định dạng ký tự
1.2. Định dạng dòng và khoảng cách đoạn
1.3. Định dạng trang văn bản
2. Chia cột báo, tạo chữ lớn đầu đoạn, thiết lập Tab
2.1. Chia cột văn bản
2.2. Tạo chữ lớn đầu đoạn
2.3. Thiết lập Tab cho văn bản
3. Tạo và quản lý các Style
3.1. Tạo các Style
3.2. Định dạng cho các Style
3.3. Đánh mục lục tự động
4. Thực hành
4.1. Bài 1: Định dạng các nội dung trên trang văn bản
4.2. Bài 2: Thực hành chia cột, tạo chữ lớn đầu đoạn và thiết lập Tab

24
25

4.3. Bài 3: Thực hành các thao tác tạo và quản lý Style
5. Kiểm tra

Bài 3: Chèn các đối tượng trong MS Word


Thời gian: 15 giờ
Mục tiêu:
- Sử dụng được các đối tượng và hiệu ứng để trình bày văn bản;
- Hình thành phương pháp làm việc theo nhóm, nhận thức vấn đề một cách
khoa học logic.

1. Chèn các đối tượng vào văn bản


1.1. Chèn ký tự lạ
1.2. Đánh số trang cho văn bản
1.3. Đánh số tự động
2. Tạo các ngắt trang, ngắt đoạn
2.1. Ngắt trang
2.2. Ngắt đoạn
3. Các hiệu ứng đặc biệt
3.1. Tạo các hiệu ứng cho Font chữ
3.2. Tạo màu chữ, màu đường kẻ
3.3. Chèn lời chú thích
4. Thực hành
4.1. Bài 1: Thực hành chèn các đối tượng vào văn bản
4.2. Bài 2: Thực hành tạo các ngắt trang, ngắt đoạn và các hiệu ứng đặc biệt
5. Kiểm tra

Bài 4: Thao tác trên bảng


Thời gian: 15 giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được các thao tác tạo và hiệu chỉnh bảng biểu;
 Thực hiện thành thạo các thao tác trên bảng biểu;
 Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, kỹ năng làm việc khoa học: cẩn thận, tỉ
mỉ, chính xác, phân tích logic.

1. Tạo cấu trúc và định dạng bảng


1.1. Tạo cấu trúc bảng
1.2. Định dạng đường viền bảng
1.3. Định dạng cho hàng, cột, ô
2. Tính toán và sắp xếp dữ liệu trên bảng
2.1. Sắp xếp dữ liệu trên bảng
2.2. Tính toán dữ liệu trên bảng
3. Thực hành
3.1. Bài 1: Thực hành tạo bảng và định dạng cho bảng

25
26

3.2. Bài 2: Thực hành tính toán và sắp xếp dữ liệu trên bảng
4. Kiểm tra

Bài 5: Công cụ vẽ trong MS Word


Thời gian: 18 giờ
Mục tiêu:
- Tạo được các hình vẽ đơn giản và biết chèn tranh vào văn bản;
- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, kỹ năng làm việc khoa học: cẩn thận, tỉ mỉ,
chính xác, phân tích logic.

1. Vẽ hình đơn giản và tạo chữ nghệ thuật trong Word


1.1. Vẽ hình trong Word
1.2. Tạo chữ nghệ thuật
2. Chèn tranh, ảnh vào văn bản
2.1. Chèn tranh ảnh tích hợp sẵn trong Word
2.2. Chèn tranh ảnh từ một file trong ổ đĩa
3. Thực hành
3.1. Bài 1: Thực hành vẽ hình và tạo chữ nghệ thuật
3.2. Bài 2: Thực hành chèn tranh ảnh vào văn bản
4. Kiểm tra

Bài 6: Trộn tài liệu trong MS Word


Thời gian: 12 giờ
Mục tiêu:
- Thực hiện được các thao tác trộn văn bản để phục vụ cho công tác văn phòng;
- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, kỹ năng làm việc khoa học: cẩn thận, tỉ mỉ,
chính xác, phân tích logic;

1. Chuẩn bị dữ liệu nguồn và tài liệu mẫu để trộn văn bản


1.1. Tạo dữ liệu nguồn
1.2. Tạo dữ liệu mẫu để trộn văn bản
2. Các bước trộn văn bản
2.1. Chọn loại văn bản
2.2. Chọn văn bản mẫu
2.3. Chọn văn bản nguồn
2.4. Chèn các trường vào văn bản
2.5. Xem văn bản đã được trộn
2.6. Hoàn thành việc trộn văn bản
3. Thực hành
Thực hành trộn văn bản
4. Kiểm tra

Bài 7: In tài liệu trong MS Word


Thời gian: 7 giờ

26
27

Mục tiêu:
 Thực hiện được thao tác đặt mật khẩu cho file văn bản;
 Chọn lựa được các chế độ và hiệu chỉnh trước khi in ấn;
 Làm tốt thao tác in văn bản ra giấy;
 Hình thành tư duy khoa học, phát triển năng lực làmviệc theo nhóm.

1. Bảo mật
1.1. Cách 1
1.2. Cách 2
2. Định dạng trang in
2.1. Thiết lập Page Setups
2.2. Thiết lập tiêu đề trên, tiêu đề dưới cho trang văn bản
3. In tài liệu
3.1. Xem tài liệu trước khi in
3.2. In tài liệu
4. Thực hành
4.1. Bài 1: Thực hành định dạng trang in
4.2. Bài 2: Thực hành cách chọn máy in và in tài liệu ra giấy
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
 Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo.
 Mô hình học cụ: Máy tính, máy chiếu.
 Câu hỏi và bài tập thực hành, đề kiểm tra.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
 Kiểm tra lý thuyết các nội dung đã học.
 Kiểm tra bài tập thực hành.
 Đánh giá trong quá trình học: Kiểm tra theo hình thức: Thực hành trên máy
tính.
 Đánh giá cuối môn học: Kiểm tra theo hình thức: Thực hành trên máy tính.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
 Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp
nghề.
 Tổng thời gian thực hiện môn học là 90 giờ, giáo viên giảng các giờ lý
thuyết, kết hợp với các giờ thực hành đan xen.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
 Hình thức giảng dạy chính của môn học: Lý thuyết trên lớp kết hợp với
thảo luận nhóm và thực hành trong phòng máy.
 Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng
giảng dạy. Các bài tập thực hành được xây dựng theo nội dung từng bài.

27
28

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:


 Khởi động MS Word; Tạo tài liệu mới; Ghi tài liệu lên đĩa; Mở tài liệu đã
tồn tại; Thoát khỏi môi trường làm việc.
 Định dạng ký tự, đoạn, trang văn bản; Tạo chữ lớn đầu đoạn; Thiết lập Tab;
Tạo và quản lý các Style.
 Chèn các ký tự đặc biệt; Tạo các ngắt trang, ngắt đoạn; Chèn các lời chú
thích
 Tạo cấu trúc bảng; Định dạng bảng; Tính toán trên bảng ; Sắp xếp dữ liệu
trên bảng.
 Vẽ khối hình đơn giản; Tạo chữ nghệ thuật; Chèn ảnh lên tài liệu.
 Chuẩn bị dữ liệu nguồn; Soạn mẫu tài liệu trộn; Kích hoạt tính năng Mail
Merge; Chèn các trường tin lên tài liệu; Thực hiện trộn tài liệu.
 Bảo mật cho văn bản; Thiết lập Page Setup; Thiết lập tiêu đề đầu, tiêu đề
cuối trang; Xem tài liệu trước khi in; In tài liệu
4. Tài liệu cần tham khảo:
 TG. Nguyễn Tiến, Giáo trình Word 97, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002.
 TG. Hoàng Đức Hải, Giáo trình “Lý thuyết và thực hành Tin học văn
phòng – Tập 2: Word XP”, NXB Lao động xã hội, 2006.
 Công Tuân – Thanh Hải, Giáo trình học nhanh Word 2007, Nhà xuất bản
Văn hoá thông tin, 2007.
 TG. Vũ Gia Khánh, Giáo trình “Sử dụng và khai thác Word”, Nhà xuất bản
Giáo dục, 2007.
 KS. Trương Công Tuân, Giáo trình “Tin học văn phòng”, Nhà xuất bản văn
hoá thông tin, 2008.

28
29

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Hệ điều hành Windows
Mã số mô đun: MĐ10
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

29
30

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS

Mã số mô đun: MĐ10
Thời gian mô đun: 75 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 45 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
 Vị trí:
 Đây là mô đun chung, nằm trong chương trình các mô đun bắt buộc đối
với học sinh chuyên ngành của nghề Tin học văn phòng.
 Được bố trí học song song với các môn cơ sở của nghề Tin học văn
phòng vào học kỳ 1.
 Tính chất:
Môn học Hệ điều hành Windows là môn học hỗ trợ cho ngành nghề Tin học
văn phòng, cung cấp các kiến thức cơ sở giúp người học phát huy các chuyên
môn của nghề cũng như vận dụng tốt vào công việc thực tế sau này trên nền hệ
điều hành Windows.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
Sau khi học xong mô đun này, học sinh đạt được:
 Trình bày tốt các kiến thức tổng quan về hệ điều hành;
 Giải thích rõ về lịch sử phát triển của hệ điều hành Windows;
 Sử dụng thành thạo trên cửa sổ chương trình ứng dụng;
 Quản lý thành thạo ổ đĩa với My Computer;
 Thao tác thành thạo các chương trình soạn thảo NotePad và Wordpad,
chương trình vẽ Paint;
 Sử dụng thành thạo Windows Explorer;
 Thiết lập được môi trường tiếng Việt trong Windows XP;
 Có kiến thức vững chắc từ đó thực hành tốt với Control Panel;
 Có lòng ham mê tìm tòi tích luỹ tư liệu và thực hành được một số thủ thuật
hữu ích trong hệ điều hành Windows XP từ đó có thể tự mở rộng và nâng
cao được kiến thức cho bản thân;
 Thao tác thành thạo, khai thác có hiệu quả trên nền hệ điều hành Windows
XP;
 Hình thành tư duy khoa học, phát triển năng lực làm việc theo nhóm.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian (giờ)
STT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
số thuyết hành tra*
1 Bài mở đầu 2 2
2 Tìm hiểu hệ điều hành Windows XP 2 1 1
3 Làm việc với các thành phần trên cửa sổ 5 2 3
Desktop
4 Cửa sổ chương trình ứng dụng 24 8 15 1

30
31

5 Làm việc với Windows Explorer 14 5 8 1


6 Thiết lập môi trường tiếng Việt trong 4 2 2
Windows XP
7 Làm việc với Control Panel 17 7 9 1
8 Một số thủ thuật 7 3 4
Cộng 75 30 42 3
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành, được
tính bằng giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:

Bài mở đầu: Tổng quan hệ điều hành


Thời gian:2 giờ.
1. Định nghĩa hệ điều hành
2. Thành phần của hệ điều hành
3. Các tính chất cơ bản của hệ điều hành
4. Các chức năng của hệ điều hành
5. Lịch sử phát triển của hệ điều hành
6. Một số hệ điều hành phổ biến

Bài 1. Tìm hiểu hệ điều hành Windows XP


Thời gian:2 giờ.
Mục tiêu:
 Trình bày được lịch sử phát triển của hệ điều hành Windows;
 Có kiến thức vững chắc về các chức năng của hệ điều hành Windows XP;
 Thực hiện được các thao tác tắt mở hệ điều hành Windows XP;
 Hình thành tư duy khoa học, phát triển năng lực làm việc theo nhóm.
Nội dung lý thuyết Thời gian:1 giờ.
1. Lịch sử phát triển của hệ điều hành Windows.
2. Chức năng của hệ điều hành Windows XP.
3. Khởi động và thoát khỏi hệ điều hành Windows XP.
Nội dung thực hành Thời gian:1 giờ.
1. Khởi động hệ điều hành Windows XP.
2. Chương trình điều khiển máy tính.
3. Thoát khỏi hệ điều hành Windows XP.

Bài 2. Làm việc với các thành phần trên cửa sổ Desktop
Thời gian 5 giờ.
Mục tiêu:
 Vận dụng thành thạo trên các biểu tượng, với chuột;

31
32

 Thực hành tốt các chức năng trên thanh tác vụ TaskBar;
 Thường xuyên rèn luyện thể chất để có sức khoẻ học tập, làm việc;
 Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp, lối sống lành
mạnh.

Nội dung lý thuyết Thời gian:2 giờ.


1. Các biểu tượng (icon).
2. Các thao tác với chuột.
3. Thanh tác vụ TaskBar.
3.1. Menu Start
3.2. Nút các chương trình đang chạy
3.3. Khay hệ thống
Nội dung thực hành Thời gian:3 giờ.
1. Làm quen với các biểu tượng.
2. Thực hành cách điều khiển con trỏ chuột.
3. Thao tác trên thanh tác vụ TaskBar

Bài 3. Cửa sổ chương trình ứng dụng


Thời gian 24 giờ.
Mục tiêu:
 Sử dụng tốt trên cửa sổ chương trình ứng dụng;
 Hiểu biết vững chắc cách quản lý đĩa với My Computer;
 Biết cách sử dụng My Network Places;
 Thao tác thành thạo các chương trình soạn thảo NodePad và Wordpad,
chương trình vẽ Paint;
 Thường xuyên rèn luyện thể chất để có sức khoẻ học tập, làm việc.

Nội dung lý thuyết Thời gian:8 giờ.


1. Đóng và mở cửa sổ chương trình ứng dụng
2. Các thành phần chính trong một cửa sổ
3. Các vấn đề liên quan đến tập tin, thư mục
4. Quản lý đĩa với My Computer
5. My Network Places
6. Chương trình soạn thảo NotePad và Wordpad
7. Chương trình Paint
Nội dung thực hành Thời gian:15 giờ.
1. Làm quen và các thao tác trên cửa sổ chương trình ứng dụng.
2. Thao tác trên tập tin, thư mục.
3. Cách quản lý đĩa với My Computer.
4. Các vấn đề với My Network Places.
5. Thực hành chương trình soạn thảo NotePad.
6. Thực hành chương trình soạn thảo Wordpad.
7. Thực hành chương trình soạn thảo Paint

32
33

Kiểm tra Thời gian:1 giờ.

Bài 4. Làm việc với Windows Explorer


Thời gian:14 giờ.
Mục tiêu:
 Vận dụng khởi động Windows Explorer;
 Giải thích rõ các thành phần chính trong Windows Explorer;
 Thực hiện được các thao tác cơ bản làm việc với Windows Explorer;
 Quản lý tốt thư mục và tệp tin;
 Thường xuyên rèn luyện thể chất để có sức khoẻ học tập, làm việc.
Nội dung lý thuyết Thời gian:5 giờ.
1. Khởi động Windows Explorer.
2.Các thành phần chính trong Windows Explorer.
3.Các thao tác cơ bản trên Windows Explorer.
4.Quản lý thư mục và tệp tin.
Nội dung thực hành Thời gian:8 giờ.
1. Khởi động Windows Explorer.
2. Làm quen các thành phần chính trong Windows Explorer.
3. Các thao tác cơ bản trên Windows Explorer.
4. Quản lý thư mục và tệp tin.
Kiểm tra Thời gian:1 giờ.
Bài 5. Thiết lập môi trường tiếng Việt trong Windows XP
Thời gian:4 giờ.
Mục tiêu:
 Thực hiện tốt thao tác thiết lập tiếng Việt trong Windows XP;
 Hiểu tốt các phần mềm gõ tiếng Việt phổ biến nhất;
 Biết cách bỏ dấu tiếng Việt trong phần mềm VietKey;
 Hình thành phương pháp làm việc theo nhóm, nhận thức vấn đề một cách
khoa học logic.
Nội dung lý thuyết Thời gian:2 giờ.
1. Cách thiết lập.
2. Giới thiệu các phần mềm gõ tiếng Việt phổ biến nhất
3. Cách bỏ dấu tiếng Việt trong phần mềm VietKey.
Nội dung thực hành Thời gian:2 giờ.
1. Thiết lập môi trường tiếng Việt trong Windows XP.
2.Cách sử dụng một số phần mềm.
3. Sử dụng phần mềm VietKey.

Bài 6. Làm việc với Control Panel Thời gian:7 giờ.

33
34

Mục tiêu:
 Khởi động với Control Panel;
 Có kiến thức vững chắc với một số các chức năng tuỳ biến trong Control
Panel;
 Thao tác thành thạo với Control Panel;
 Hình thành phương pháp làm việc theo nhóm, nhận thức vấn đề một cách
khoa học logic.
Nội dung lý thuyết Thời gian:7 giờ.
1. Mở Control Panel.
2. Một số các chức năng tuỳ biến
2.1. Các tuỳ chọn Accessibility option
2.2. Add Hardware
2.3. Các công cụ quản trị hệ thống
2.4. Thiết lập thông số khu vực
2.5. Thay đổi thuộc tính màn hình nền
2.6. Quản lý font chữ
2.7. Điều chỉnh tính năng hoạt động của chuột máy tính
2.8. Điều chỉnh tính năng hoạt động của bàn phím máy tính
2.10. Cài đặt máy in
2.11. Quản lý người dùng
2.12. Quản lý các thiết bị âm thanh.
2.13. Tinh chỉnh các thuộc tính của hệ thống
Nội dung thực hành Thời gian:9 giờ.
1. Mở Control Panel.
1. Khởi động và thao tác trên các chức năng tuỳ biến.
Kiểm tra Thời gian:1 giờ.

Bài 7. Một số thủ thuật hay trong Windows XP


Thời gian:7 giờ.
Mục tiêu
 Thực hành tốt một số thủ thuật cung cấp trong bài;
 Định hướng tìm hiểu thêm một số thủ thuật hữu ích ngoài chương trình
học;
 Hình thành phương pháp làm việc theo nhóm, nhận thức vấn đề một cách
khoa học logic.
Nội dung lý thuyết Thời gian:3 giờ.
1. Giấu ổ đĩa
2. Hẹn giờ tắt máy tính.
3. Hỗ trợ cách xử lý sự cố với tài khoản người dùng.
4. Một số mẹo xử lý những sự cố máy tính.
5. Một số thủ thuật hữu ích khác.

34
35

Nội dung thực hành Thời gian:4 giờ.


1. Thực hành các thủ thuật đã giới thiệu.
2.Tìm kiếm một số thủ thuật khác.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
 Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo.
 Mô hình học cụ: Bút, bảng, máy tính, máy chiếu.
 Câu hỏi và bài tập thực hành.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
 Kiểm tra lý thuyết các nội dung đã học.
 Kiểm tra bài tập thực hành: Làm việc với các thành phần trên cửa sổ
Desktop, các chương trình ứng dụng, Windows Explorer, Control Panel,
cách bỏ dấu tiếng Việt trong Windows. Ngoài ra thiết lập được các chế độ
hiển thị.
 Đánh giá trong quá trình học: Kiểm tra theo hình thức: Thực hành trên máy
tính.
 Đánh giá cuối mô đun: Kiểm tra theo hình thức: Thực hành trên máy tính.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp
nghề. Tổng thời gian thực hiện mô đun là 75 giờ, giáo viên giảng các giờ lý
thuyết, kết hợp với các giờ thực hành đan xen.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
 Hình thức giảng dạy chính của mô đun: Lý thuyết trên lớp kết hợp với việc
giao các chủ đề để học sinh tìm hiểu và thảo luận nhóm.
 Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng
giảng dạy. Các bài tập thực hành được xây dựng theo nội dung từng
chương.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
 Tổng quan về hệ điều hành.
 Tìm hiểu hệ điều hành Windows XP.
 Làm việc với các thành phần trên cửa sổ Desktop.
 Cửa sổ chương trình ứng dụng.
 Khai thác được một số chương trình ứng dụng có sẵn.
 Làm việc với Windows Explorer.
 Thiết lập môi trường tiếng Việt trong Windows XP.
 Làm việc với Control Panel.
 Thực hành và tìm hiểu thêm được một số thủ thuật hữu ích.
4. Tài liệu cần tham khảo
 Công Bình, Giáo trình Windows XP học biết ngay, Nhà xuất bản Hồng
Đức, 2008;

35
36

 Công Thọ, Thanh Hà, 101 Thủ Thuật Cao Cấp Với Windows XP, Nhà xuất
bản Văn hoá Thông tin, 09 – 2007;
 Lê Dũng, Minh Sang, Quản lý và bảo trì hệ thống máy tính trong Windows
XP, Nhà xuất bản Thống kê, 2007;

36
37

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Thiết kế trình diễn trên máy tính
Mã số mô đun: MĐ11
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

37
38

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO THIẾT KẾ TRÌNH DIỄN TRÊN


MÁY TÍNH
Mã số mô đun: MĐ11
Thời gian mô đun: 90giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 60 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ ĐUN
 Vị trí:
Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các mô đun chung.
 Tính chất:
Là mô đun lý thuyết cơ sở bắt buộc
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
 Sử dụng tốt các hệ trình chiếu Power Point (trong bộ Microsoft Office) và
hệ trình chiếu Impress (trong bộ Open Office). So sánh hai ứng dụng đó và
chọn ra chương trình phù hợp với bản thân;
 Thao tác thành thạo các công cụ trong các hệ trình chiếu, tạo được các bản
trình chiếu chuyên nghiệp;
 Trình diễn thành thạo bản trình chiếu vừa thiết kế và sử dụng tốt các chức
năng trong khi trình chiếu;
 Sử dụng thành thạo một số phần mềm thiết kế trình diễn trên máy tính;
 Thiết kế tốt các bản báo cáo chuyên môn, chuyên đề, bài tập lớn hoàn thiện,
chuyên nghiệp;
 Thiết lập các tính năng trình diễn chuyên nghiệp, trình diễn, thuyết trình
mạch lạc, rõ ràng;
 Sử dụng tốt các chức năng chuyên biệt trong khi show bản trình diễn;
 Thuyết trình tốt trước cả lớp hoặc một nhóm bản trình diễn của mình;
 Hình thành tính cẩn thận, chính xác, logic khoa học của người làm kỹ thuật.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:


1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:
Số Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ)
TT Tổng Lý Thực Kiểm
số thuyết hành tra*
1 Bài mở đầu: Tổng quan về thiết kế 4 4 0
trình diễn
2 Thiết kế nội dung trong các slide 17 6 10 1
3 Định dạng các slide 23 6 16 1
4 Hiệu ứng trình diễn 15 4 10 1
5 Một số công cụ khác 12 4 8
6 Trình diễn 19 6 12 1
Cộng 90 30 56 4
*
Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được
tính bằng giờ thực hành.

38
39

2. Nội dung chi tiết:


Bài mở đầu: Tổng quan về thiết kế trình diễn
Thời gian: 4giờ
Mục tiêu:
- Nêu được khái quát về trình diễn máy tính và một số công cụ thiết kế trình
diễn trên máy tính;
- Hình thành tính cẩn thận, chính xác, logic khoa học của người làm kỹ thuật.
1. Tầm quan trọng của trình diễn
2. Các nguyên tắc trong thiết kế trình diễn:
2.1. Các quy định về font chữ
2.2. Các quy ước về số lượng văn bản
2.3. Quy ước về hiệu ứng
3. Giới thiệu một số phần mềm thiết kế trình diễn (PowerPoint, Impress, Violet)
3.1. Phần mềm Microsoft PowerPoint
3.2. Phần mềm OpenOffice Empress
3.3. Phần mềm Violet
4. Lựa chọn phần mềm thích hợp
4.1. Phân tích ưu, nhược của từng phần mềm
4.2. Lựa chọn phần mềm thích hợp

Bài 1: Thiết kế nội dung trong các slide


Thời gian: 17giờ
Mục tiêu:
- Thực hiện tốt các cách nhập văn bản và các đối tượng khác vào trong slide, bố
trí vị trí của các đối tượng trong slide;
- Hình thành tính cẩn thận, chính xác, logic khoa học của người làm kỹ thuật.

1. Các bố cục của slide


2. Nhập văn bản
3. Chèn các đối tượng đồ hoạ vào slide
4. Chèn các ký hiệu đặc biệt vào slide
5. Chèn các file âm thanh, hình ảnh vào slide
6. Thực hành:
7. Kiểm tra:

Bài 2: Định dạng các slide


Thời gian: 23 giờ
Mục tiêu:
- Thực hiện tốt cách thức định dạng các đối tượng trong một slide và định dạng
chung cho toàn bộ slide trong cùng một bản trình diễn;
- Hình thành tư duy khoa học, phát triển năng lực làm việc theo nhóm.
1. Định dạng văn bản, nền slide, phối màu
1.1. Định dạng font chữ

39
40

1.2. Định dạng nền slide


1.3. Phối màu giữa các đối tượng trong slide
2. Định dạng các đối tượng đồ hoạ, sơ đồ, biểu đồ
2.1. Thanh công cụ Drawing
2.2. Thanh công cụ Picture
2.3. Thanh công cụ WordArt
2.4. Thanh công cụ Organization Chart
3. Công cụ Slide Master
4. Thực hành
5. Kiểm tra

Bài 3: Hiệu ứng trình diễn


Thời gian:15 giờ
Mục tiêu:
- Thao tác thành thạo các loại hiệu ứng cho các đối tượng, cách chọn hiệu ứng
phù hợp, các loại hiệu ứng;
- Hình thành tư duy khoa học, phát triển năng lực làmviệc theo nhóm.

1. Hiệu ứng cho các đối tượng trong slide


1.1. Hiệu ứng hình ảnh
1.2. Hiệu ứng âm thanh
1.3. Hiệu ứng văn bản
1.4. Hiệu ứng cho video
1.5. Hiệu ứng cho biểu đồ
1.6. Thứ tự xuất hiện các đối tượng hiệu ứng
1.7. Chế độ kích hoạt hiệu ứng
2. Hiệu ứng lật trang slide
2.1. Hiệu ứng hình ảnh
2.2. Hiệu ứng âm thanh
2.3. Chế độ kích hoạt hiệu ứng
3. Thực hành:
4. Kiểm tra:

Bài 4: Một số công cụ khác


Thời gian:12 giờ
Mục tiêu:
- Thao tác thành thạo một số công cụ chuyên biệt để hỗ trợ việc soạn thảo bản
trình diễn hiệu quả hơn;
- Hình thành tư duy khoa học, phát triển năng lực làm việc theo nhóm.

1. Sao chép slide, sao chép đối tượng


1.1. Sao chép các đối tượng trong cùng một slide
1.2. Sao chép slide
2. Sao chép các slide từ trang trình diễn khác

40
41

2.1. Sao chép các slide từ bản trình chiếu khác


2.2. Sao chép nội dung từ file word, các file text
3. Header và Footer
4. AutoCorrect
5. Dịch chuyển tiêu đề với outlining bar
6. Thực hành:

Bài 5: Trình diễn


Thời gian:19 giờ
Mục tiêu:
- Thao tác thành thạo các cách trình diễn, các công cụ trình diễn;
- Hình thành tư duy khoa học, phát triển năng lực làm việc theo nhóm.

1. Trình diễn thành phần Custom show


2. Trình diễn tự động
3. Các công cụ trong khi trình diễn
3.1. Dùng bút màu đánh dấu
3.2. Chuyển đến một trang bất kỳ trong khi trình diễn
3.3. Đặt chế độ màn hình trong khi trình diễn
4. Thiết lập các thông số trình diễn
5. Thực hành:
6. Kiểm tra:
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
 Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo
 Mô hình học cụ: Máy tính, máy chiếu
 Câu hỏi, bài tập thực hành
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
 Kiểm tra lý thuyết các nội dung đã học
 Thường xuyên kiểm tra kết quả thực hành
 Đánh giá trong quá trình học; kiểm tra theo hình thức: Thực hành
 Đánh giá cuối mô đun: Thực hành
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp
nghề. Tổng thời gian thực hiện mô đun là 90 giờ, giáo viên giảng các giờ lý
thuyết và đan xen các giờ thực hành
2. Hướng dẫn một số điểm chính của mô đun:
Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị trước khi lên lớp, như máy
tính, máy chiếu, đồng thời thực hiện luôn các thao tác sau khi giảng lý thuyết .
Các bài tập thực hành được xây dựng theo nội dung của từng bài. Nên thiết kế
một bài tập thực hành chung, chia ra các phần thực hiện trong từng bài, cuối mô

41
42

đun, sau khi đã thực hành toàn bộ các thao tác, học sinh sẽ có một bản trình diễn
hoàn thiện.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
 Tạo bản trình diễn
 Định dạng các slide
 Hiệu ứng
 Trình diễn
4. Tài liệu tham khảo:
 Nguyễn Minh Đức, Tạo diễn hình với Power Point, NXB Thống kê, 2003
 Nguyễn Công Tuấn, Tự học Microsoft Power Point, NXB Lao động – Xã
hội, 2006
 Lê Hồng Phương, Open Office, NXB Trẻ, 2007

42
43

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Bảng tính điện tử
Mã số mô đun: MĐ12
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

43
44

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ

Mã số mô đun: MĐ 12
Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 60 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
 Vị trí:
 Là mô đun cơ sở bắt buộc của nghề Tin học văn phòng.
 Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các mô đun chung.
 Tính chất:
 Bảng tính điện tử là mô đun cơ sở bắt buộc để phục vụ cho việc tính toán
và quản lý dữ liệu trong nghề Tin học văn phòng.
 Giúp cho học sinh làm tốt các thao tác với bảng tính điện tử và áp dụng
vào thực tế.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
Sau khi học xong mô đun này, học sinh cần đạt được:
 Sử dụng được phần mềm bảng tính Microsoft Excel để tạo lập, biểu diễn
các kiểu dữ liệu: số, chuỗi ký tự, thời gian và lập được các bảng tính...
 Sử dụng bảng tính thành thạo;
 Trình bày và thao tác nhanh với các hàm trong bảng tính;
 Hình thành tư duy khoa học, phát triển năng lực làm việc theo nhóm.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian (giờ)
STT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
số thuyết hành tra*
1 Bài mở đầu 2 2
2 Một số thao tác cơ bản với bảng tính 8 2 5 1
Excel
3 Xử lý dữ liệu trong bảng tính 10 3 6 1
4 Quy tắc sử dụng hàm trong Excel 5 2 3
5 Hàm thời gian và hàm xử lý văn bản 11 4 7
6 Hàm thống kê, hàm toán học và lượng 12 4 7 1
giác
7 Hàm logic và lấy thông tin trong Excel 11 4 7
8 Hàm tìm kiếm và tham chiếu 10 3 6 1
9 Quản lý dữ liệu trên Excel 16 5 10 1
10 In tài liệu trên Excel 5 2 3
Cộng 90 30 55 5

2. Nội dung chi tiết:


Bài mở đầu: Làm quen với Microsoft Excel

44
45

Thời gian: 2 giờ


1. Giới thiệu về bảng tính điện tử Excel
2. Khởi động và thoát khỏi Excel
3. Làm quen với môi trường làm việc

Bài 1: Một số thao tác cơ bản với bảng tính Excel


Thời gian: 8 giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được những vấn đề chung, khái quát liên quan đến việc xây dựng
và sử dụng mô hình bảng tính trong nghiên cứu;
 Phân tích được cách sử dụng bảng tính Excel;
 Hình thành tư duy khoa học, phát triển năng lực làm việc theo nhóm.

1. Thao tác với file


1.1.Tạo tài liệu mới
1.2. Mở tài liệu đã tồn tại trên đĩa
1.3. Ghi tài liệu lên đĩa
2. Các thao tác cơ bản
2.1. Thêm bảng tính
2.2. Sao chép, di chuyển bảng tính
2.3. Xoá, đổi tên bảng tính
3. Thực hành
3.1. Bài 1: Thực hành thao tác cơ bản với file Excel
3.2. Bài 2: Thực hành các thao tác với tài liệu trong bảng tính
4. Kiểm tra

Bài 2: Xử lý dữ liệu trong bảng tính


Thời gian: 10 giờ
Mục tiêu:
 Giải thích được các kiểu dữ liệu, các toán tử trong bảng tính;
 Thao tác được việc nhập dữ liệu, xử lý và định dạng dữ liệu cho bảng tính;
 Hình thành tư duy khoa học, phát triển năng lực làm việc theo nhóm.

1. Tìm hiểu về các kiểu dữ liệu trong Excel


1.1. Dữ liệu kiểu số
1.2. Dữ liệu kiểu ngày tháng
1.3. Dữ liệu kiểu ký tự
1.4. Dữ liệu kiểu tiền tệ
2. Tìm hiểu các toán tử trong các công thức
2.1. Các toán tử cơ bản
2.2. Các toán tử sử dụng hàm
3. Các thao tác cơ bản với dữ liệu trong bảng tính

45
46

3.1.Nhập và định dạng dữ liệu


3.2. Xử lý ô, hàng, cột trong bảng tính
3.3. Đặt tên và ghi chú cho ô, vùng dữ liệu
4. Thực hành
4.1. Bài 1: Định dạng các kiểu dữ liệu trong bảng tính điện tử
4.2. Bài 2: Thực hành thao tác nhập và định dạng dữ liệu
4.3. Bài 3: Thực hành các thao tác với xử lý ô, hàng, cột trong bảng tính
5. Kiểm tra

Bài 3: Quy tắc sử dụng hàm trong Excel


Thời gian: 5 giờ
Mục tiêu:
 Giải thích được quy tắc sử dụng hàm;
 Phân tích được một số nhóm hàm thường dùng trong Excel;
 Hình thành tư duy khoa học, phát triển năng lực làm việc theo nhóm.

1. Quy tắc sử dụng hàm


1.1. Nguyên tắc sử dụng hàm
1.2. Cách nhập hàm vào bảng tính
2. Giới thiệu một số nhóm hàm chủ yếu trong Excel
2.1. Các hàm ký tự
2.2. Các hàm thống kê
2.3. Các hàm tính toán
2.4. Các hàm tìm kiếm
3. Thực hành
3.1. Bài 1: Giới thiệu nguyên tắc sử dụng hàm trong Excel
3.2. Bài 2: Giới thiệu về các hàm trong bảng tính Excel

Bài 4: Hàm thời gian và hàm xử lý văn bản


Thời gian: 11 giờ
Mục tiêu:
- Sử dụng được các hàm về thời gian và xử lý văn bản để thao tác nhanh khi làm
việc với bảng tính Excel;
 Hình thành tư duy khoa học, phát triển năng lực làm việc theo nhóm.

1. Hàm ngày tháng và thời gian


1.1. Hàm ngày tháng
1.2. Hàm thời gian
2. Hàm xử lý văn bản và dữ liệu
2.1. Hàm xử lý văn bản
2.2. Hàm xử lý dữ liệu
3. Thực hành
3.1. Bài 1: Thực hành về sử dụng hàm ngày tháng và thời gian

46
47

3.2. Bài 2: Thực hành về sử dụng hàm xử lý văn bản và dữ liệu

Bài 5: Hàm thống kê, hàm toán học và lượng giác


Thời gian: 12 giờ
Mục tiêu:
- Vận dụng được các hàm thống kê, hàm toán học và lượng giác để làm các
bài toán phát sinh trong thực tế;
- Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.
1. Hàm thống kê
1.1. Chức năng một số hàm thống kê chủ yếu
1.2. Cách sử dụng hàm thống kê
2. Hàm toán học và lượng giác
2.1. Hàm toán học
2.2. Hàm lượng giác
3. Thực hành
3.1. Bài 1: Thực hành về sử dụng hàm thống kê
3.2. Bài 2: Thực hành về sử dụng hàm toán học và lượng giác
4. Kiểm tra

Bài 6: Hàm logic và lấy thông tin trong Excel


Thời gian: 11 giờ
Mục tiêu:
- Sử dụng nhanh và thành thạo các hàm logic và lấy thông tin trong Excel để
phục vụ công tác văn phòng;
- Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.

1. Hàm logic
1.1. Chức năng một số hàm logic chủ yếu
1.2. Cách sử dụng hàm logic
2. Hàm lấy thông tin
2.1. Hàm kiểm tra dữ liệu
2.2. Hàm lấy thông tin trong Excel
3. Thực hành
3.1. Bài 1: Thực hành về sử dụng hàm logic
3.2. Bài 2: Thực hành về sử dụng hàm lấy thông tin

Bài 7: Hàm tìm kiếm và tham chiếu


Thời gian: 10 giờ
Mục tiêu:
- Giải thích và vận dụng nhanh, thành thạo các hàm tìm kiếm và tham chiếu
vào công việc;
- Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.

47
48

1. Hàm tìm kiếm


1.1. Chức năng một số hàm tìm kiếm chủ yếu
1.2. Cách sử dụng hàm tìm kiếm
2. Hàm tham chiếu
2.1. Chức năng một số hàm tham chiếu
2.2. Cách sử dụng hàm tham chiếu
3. Thực hành
3.1. Bài 1: Thực hành về sử dụng hàm tìm kiếm
3.2. Bài 2: Thực hành về sử dụng hàm tham chiếu
4. Kiểm tra

Bài 8: Quản lý dữ liệu trên Excel


Thời gian: 16 giờ
Mục tiêu:
 Trình bày và làm được việc sắp xếp và đặt lọc dữ liệu trên bảng tính;
 Thao tác nhanh được một số hàm cơ bản về quản lý cơ sở dữ liệu;
 Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.

1. Các khái niệm cơ bản


1.1. Khái niệm dữ liệu
1.2. Khái niệm cơ sở dữ liệu
2. Sắp xếp, đặt lọc và tổng kết dữ liệu
2.1. Sắp xếp dữ liệu
2.2. Đặt lọc dữ liệu
2.3. Tổng kết dữ liệu theo nhóm
3. Thao tác với một số hàm CSDL cơ bản
3.1. Hàm DAVERAGE, DMAX, DMIN, DSUM
3.2. Hàm DCOUNT, DCOUNTA. Thực hành
4. Thực hành
4.1. Bài 1: Thực hành sắp xếp, đặt lọc và tổng kết dữ liệu
4.2. Bài 2: Thực hành với hàm DAVERAGE, DMAX, DMIN, DSUM
4.3. Bài 3: Thực hành với hàm DCOUNT, DCOUNTA
5. Kiểm tra

Bài 9: In tài liệu trên Excel


Thời gian: 5 giờ
Mục tiêu:
 Làm nhanh với việc định dạng trang văn bản trong bảng tính;
 In văn bản ra giấy thành thạo;
 Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.

1. Định dạng trang văn bản cho bảng tính

48
49

1.1. Định dạng cỡ giấy, hướng in


1.2. Đặt lề cho trang in
1.3. Tạo tiêu đề trên, tiêu đề dưới cho trang
1.4. Lặp lại tiêu đề bảng tính khi sang trang
2. In bảng tính
2.1. Chọn máy in
2.2. Chọn khổ giấy in
2.3. Chọn hình thức in
3. Thực hành
3.1. Bài 1: Thực hành định dạng trang văn bản
3.2. Bài 2: Thực hành in bảng tính ra giấy
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
 Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo.
 Mô hình học cụ: Máy tính, máy chiếu.
 Câu hỏi và bài tập thực hành.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
 Kiểm tra lý thuyết các nội dung đã học.
 Kiểm tra bài tập thực hành.
 Đánh giá trong quá trình học: Kiểm tra theo hình thức: Thực hành trên máy
tính.
 Đánh giá cuối môn học: Kiểm tra theo hình thức: Thực hành trên
máy tính.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
 Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp
nghề.
 Tổng thời gian thực hiện môn học là 90 giờ, giáo viên giảng các giờ lý
thuyết, kết hợp với các giờ thực hành đan xen.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
 Hình thức giảng dạy chính của môn học: Lý thuyết trên lớp kết hợp với
thảo luận nhóm và thực hành trong phòng máy.
 Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng
giảng dạy. Các bài tập thực hành được xây dựng theo nội dung từng bài.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
 Khởi động MS Excel; Làm quen với môi trường làm việc; Tạo tài liệu mới;
Ghi tài liệu lên đĩa; Mở tài liệu đã tồn tại trên đĩa; Thêm, xoá, di chuyển,
đổi tên bảng tính; Thoát khỏi môi trường làm việc.
 Tìm hiểu các kiểu dữ liệu, các toán tử; Nhập dữ liệu; Xử lý ô, hàng cột
trong bảng tính; Định dạng dữ liệu; Đặt tên cho ô, vùng dữ liệu; Ghi chú
cho ô.

49
50

 Qui tắc sử dụng hàm; Nhập hàm vào bảng tính; Thao tác với một số hàm cơ
bản.
 Tìm hiểu khái niệm cơ bản; Sắp xếp, lọc dữ liệu; Tìm hiểu một số hàm
CSDL cơ bản; Tổng kết theo nhóm.
 Chọn cỡ giấy, hướng in; Đặt lề; Tạo tiêu đề đầu, cuối trang; Lặp lại tiêu đề
bảng tính khi sang trang; In tài liệu.
4. Tài liệu cần tham khảo:
 KS. Trương Công Tuân, Giáo trình “Tin học văn phòng”, NXB văn hoá
thông tin, 2008.
 TG. Sở GDĐT tỉnh Đồng Nai, Giáo trình Excel XP – Bài tập thực hành,
NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2007.
 TG. Nguyễn Đình Tê, Giáo trình “Lý thuyết và thực hành Tin học văn
phòng – Tập 3: Excel XP, Quyển 2”, NXB Lao động, 2006.
 TG. Vũ Gia Khánh, Giáo trình “Sử dụng và khai thác Excel”, NXB Giáo
dục, 2007.

50
51

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Lập trình căn bản
Mã số mô đun: MĐ13
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

51
52

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO LẬP TRÌNH CĂN BẢN


Mã số mô đun: MĐ13
Thời gian mô đun: 60giờ (Lý thuyết: 20giờ; Thực hành: 40giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
 Vị trí :
Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các mô đun chung, các mô
đun cơ sở chuyên ngành đào tạo chuyên môn nghề như mô đun hệ điều hành
windows...
 Tính chất:
Là mô đun lý thuyết chuyên ngành bắt buộc. Ngôn ngữ được giới thiệu là
ngôn ngữ lập trình C.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
Sau khi học xong mô đun này học sinh đạt được các kiến thức và kỹ năng sau:
 Trình bày được khả năng và công dụng của ngôn ngữ lập trình C,
 Trình bày được cú pháp, cách sử dụng, công dụng của các câu lệnh dùng
trong ngôn ngữ C.
 Trình bày được nguyên tắc biên dịch các câu lệnh của trình biên dịch C.
 Phân tích được các bài toán, từ đó làm cơ sở cho việc thiết kế chương trình.
 Viết được các chương trình bằng ngôn ngữ C.
 Thành thạo các thao tác cơ bản trong lập trình: các thao tác biên dịch
chương trình, gỡ rối, bẫy lỗi,v.v.
 Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Thời gian (giờ)
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra
1 Bài mở đầu 1 1 0 0
2 Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 4 2 2 0
3 Hằng, biến và mảng 4 2 2 0
4 Biểu thức 7 2 4 1
5 Các câu lệnh điều khiển 25 7 17 1
6 Hàm 19 6 12 1
Cộng 60 20 37 3

2. Nội dung chi tiết


Bài mở đầu
Thời gian: 1 giờ
1. Lịch sử phát triển ngôn ngữ lập trình C.
2. Một số khái niệm dùng trong ngôn ngữ lập trình C.
2.1. Tập kí tự dùng trong ngôn ngữ C.
2.2. Tên, từ khoá.

52
53

Bài 1. Tổng quan về ngôn ngữ C


Thời gian: 4 giờ

Mục tiêu:
 Biết cách khởi động và thoát khỏi chương trình;
 Sử dụng được hệ thống trợ giúp từ help file;
 Thực hiện được các thao tác cơ bản như dịch, gỡ rối và chạy chương trình;
 Biết cách đưa dữ liệu vào từ bàn phím và xuất dữ liệu lên màn hình;
 Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.

1. Các thao tác cơ bản


1.1. Khởi động và thoát khỏi môi trường C
1.2. Mở và lưu file
1.3. Dịch, chạy chương trình
1.4. Sử dụng menu Help
2. Cấu trúc một chương trình C
3. Câu lệnh nhập, xuất dữ liệu
3.1. Xuất dữ liệu lên màn hình
3.2. Đưa dữ liệu vào từ bàn phím
5. Một vài chương trình đơn giản
6. Thực hành

Bài 2. Hằng, biến và mảng


Thời gian: 4giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được các kiểu dữ liệu và so sánh được phạm vi biểu diễn của các
kiểu dữ liệu;
 Vận dụng được các loại biến, hằng biểu thức cho từng chương trình cụ thể;
 Biết, hiểu và so sánh được các lệnh, khối lệnh;
 Viết được các chương trình đơn giản với các hằng, biến và mảng;
 Rèn luyện đức tính làm việc khoa học, khả năng làm việc theo nhóm.

1. Kiểu dữ liệu
2. Hằng
3. Biến
4. Khối lệnh
5. Mảng
6. Các loại biến và mảng
6.1. Biến, mảng tự động
6.2. Biến, mảng ngoài
6.3. Biến tĩnh, mảng tĩnh
7. Bài tập áp dụng

53
54

7. Thực hành

Bài 3. Biểu thức


Thời gian: 7giờ
Mục tiêu
 Nhớ được các phép toán được sử dụng trong lập trình C, đặc biệt là phép
chuyển đổi kiểu giá trị;
 Biết cách thành lập một biểu thức;
 Giải thích và vận dụng được biểu thức điều kiện;
 Rèn luyện đức tính làm việc khoa học, khả năng làm việc theo nhóm.

1. Các phép toán


1.1. Phép toán số học
1.2. Phép toán quan hệ và logic
1.3 Chuyển đổi kiểu giá trị
1.4. Phép toán tăng giảm
2. Câu lệnh gán và biểu thức
3. Biểu thức điều kiện
4. Một số ví dụ
5. Thực hành
6. Kiểm tra

Bài 4. Các câu lệnh điều khiển


Thời gian: 25giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được cú pháp và công dụng của các câu lệnh rẽ nhánh, lệnh lặp
và các lệnh kết thúc vòng lặp;
 Phân biệt được công dụng giữa các câu lệnh if và switch ; giữa câu lệnh lặp
for với while và do ... while. Từ đó có thể vận dụng vào việc phân tích bài
tập và viết chương trình;
 Vận dụng được các lệnh kết thúc vòng lặp;
 Viết được các chương trình với các câu lệnh điều khiển;
 Rèn luyện đức tính làm việc khoa học, khả năng làm việc theo nhóm.

1. Câu lệnh rẽ nhánh


1.1. Câu lệnh if
1.2. Câu lệnh switch
1.3. Ví dụ
2. Câu lệnh lặp
2.1. Câu lệnh for
2.2. Câu lệnh while
2.3. Câu lệnh do… while
2.3. Ví dụ

54
55

3. Câu lệnh dừng vòng lặp


3.1. Câu lệnh break, continue
3.2. Câu lệnh goto
3.3. Ví dụ
4. Thực hành
5. Kiểm tra

Bài 5. Hàm
Thời gian: 19giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được khái niệm hàm;
 Trình bày được qui tắc xây dựng hàm và vận dụng khi thiết kế xây dựng
chương trình;
 Biết cách truyền đối số theo tham biến và tham trị;
 Sử dụng được các lệnh kết thúc hàm và lấy giá trị trả về của hàm;
 Rèn luyện đức tính làm việc khoa học, khả năng làm việc theo nhóm.

1. Khái niệm hàm là gì


2. Xây dựng hàm.
3. Truyền tham số.
4. Các lệnh đơn nhằm kết thúc hàm và nhận giá trị trả về cho tên hàm.
5. Một số bài tập áp dụng
6. Thực hành
7. Kiểm tra
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
 Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo.
 Mô hình học cụ: Máy tính, máy chiếu, phòng thực hành.
 Câu hỏi, bài tập thực hành.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
 Kiểm tra lý thuyết các nội dung đã học.
 Kiểm tra các bài tập thực hành.
 Đánh giá trong quá trình học: Kiểm tra theo hình thức: thực hành.
 Đánh giá cuối mô đun: Kiểm tra theo hình thức: thực hành.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng
nghề và trung cấp nghề. Tổng thời gian thực hiện mô đun: 90h, Giáo viên giảng
các giờ lý thuyết kết hợp với các giờ thực hành đan xen.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
 Hình thức giảng dạy: Lý thuyết trên lớp và hướng dẫn thực hành tại phòng
máy

55
56

 Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng
giảng dạy.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
 Tổng quan về ngôn ngữ C.
 Hằng, biến và mảng.
 Biểu thức
 Các câu lệnh điều khiển
 Hàm.
 Một số kiểu dữ liệu đặc biệt.
4. Tài liệu cần tham khảo
 GS. Phạm Văn Ất, Ngôn ngữ lập trình C lý thuyết và thực hành, Bộ năng
lượng Hà Nội, 1991.
 Võ Văn Thành, Turbo C, Samis, 2001.
 Nguyễn Minh San, Cẩm nang lập trình, NXB Giáo dục, 1993.
 Ngôn ngữ lập trình C – Ebook, www.ebook.edu.vn.
 Lập trình C – www.congdongcviet.com
 Michael Tischer , System Programing.

56
57

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Tiếng anh chuyên ngành
Mã số mô đun: MĐ14
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

57
58

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH

Mã số mô đun: MĐ 14
Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 30 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
 Vị trí:
Là mô đun rong khối kiến thức cơ sở, được bố trí học sau môn tiếng Anh
cơ bản.
 Tính chất:
Môđun cấp cho học sinh vốn từ vựng về chuyên ngành công nghệ thông
tin bằng tiếng Anh,đặc biệt là các thuật ngữ được sử dụng trong hệ thống máy
tính và các cụm từ xuất hiện trong các sự cố máy tính cũng như trong các chỉ
dẫn.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Kết thúc chương trình học sinh có thể dễ dàng sử dụng máy tính và các
phần mềm ứng dụng khác cũng như hiểu được các sự cố máy tính để tìm
cách giải quyết. Ngoài ra học sinh có thể đọc hiểu được các tài liệu
chuyên ngành công nghệ thông tin viết bằng tiếng Anh ở trình độ tương
ứng ;
- Rèn luyện đức tính làm việc khoa học, khả năng làm việc theo nhóm.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:


1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra
1 The computer 4 3 1
2 Everyday uses of computer 4 2 2
3 Keyboard and mouse 4 2 2
4 Printer 5 3 2
5 Disk and disk drive 5 3 2
6 Using a word processor 4 2 2
7 Test 1 1 1
8 Hardware and software 4 2 2
9 Networks 4 2 2
10 Communications 4 2 2
11 Word processing 4 2 2
12 Databases and spread sheet 4 2 2
13 Programming 4 2 2

58
59

14 Internet 4 2 2
15 Test 1 1 1
16 Revision 2 1 1
17 Final Test 2 2 2
Tổng số 60 26 30 4
2. Nội dung chi tiết:

Unit 1 : The computer


Thời gian: 4 giờ
Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh được:
 Nắm vững vốn từ vựng chuyên ngành liên quan đến máy tính nói chung và
các loại máy tính;
 Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu;
 Củng cố lại kiến thức ngữ pháp: thì hiện tại đơn và can;
 Rèn luyện đức tính làm việc khoa học, khả năng làm việc theo nhóm.

1. Warm up:
1.1.Match parts of the computer to these names
2. Reading: Read the text and the titles with paragraphs
2.1. Comprehension
2.1.1.Put H (hardware), P (Peripheral), S (software) and M (measure) next to
each word
2.1.2.Put true(T) or False (F) in the following statements
2.1.3.Combine words and noun phrases in the text with definitions
3. Exercise:
4. Further reading: Types of computer

Unit 2 : Everyday uses of computer


Thời gian: 4 giờ
Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh được:
 Nắm vững vốn từ vựng chuyên ngành liên quan đến máy tính nói chung và
các ứng dụng của máy tính trong cuộc sống hàng ngày;
 Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu;
 Củng cố lại kiến thức ngữ pháp: mạo từ a/an; the và danh từ đếm được và
không đếm được;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Warm - up

59
60

1.1. Using computers in many different places


1.2. Match these words to the correct location
2. Reading: Computers in everyday life
2.1. Tick () the computer uses mentioned in the following article
3. Exercises

Unit 3: Keyboard and mouse


Thời gian: 4 giờ
Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh được:
 Nắm vững vốn từ vựng chuyên ngành liên quan đến bàn phím và con chuột;
 Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu;
 Củng cố lại kiến thức ngữ pháp: thì hiện tại đơn;
 Thực hành bài hội thoại chuyên ngành;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1.Warm up
1.1. Match these key abbreviations with their full names.
2.2. Locate these keys on the keyboard as quickly as you can. Number 1 to 8
2. Reading
2.1. Complete each of these statements with one word
2.2. Now read the text to check your answers.
3. Exercises

Unit 4: Printer
Thời gian: 5 giờ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh được:
 Nắm vững vốn từ vựng chuyên ngành liên quan đến chủ đề máy in nhờ đó
có thể hiểu và tìm cách giải quyết các sự cố;
 Củng cố lại kiến thức ngữ pháp: phương pháp so sánh;
 Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu;
 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua đoạn hội thoại chuyên ngành;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1.Reading
2. Comprehension
2.1.Main ideas
2.2. Understanding the passage
3. Exercises
4. Dialogue

Unit 5: Disk and disk drive

60
61

Thời gian: 5 giờ


Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh được:
 Nắm vững vốn từ vựng chuyên ngành liên quan đến chủ đề đĩa cứng và đĩa
mềm;
 Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu;
 Củng cố lại kiến thức ngữ pháp: từ loại;
 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua đoạn hội thoại chuyên ngành;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Reading
1.1Comprehension
1.1.1. Main ideas
1.1.2. Understanding the passage
2. Exercises

Unit 6: Using a word processor


Thời gian: 4 giờ
Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh được:
 Nắm vững vốn từ vựng chuyên ngành liên quan đến việc xử lý văn bản.
 Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu
 Củng cố lại kiến thức ngữ pháp: thì hiện tại đơn

1. Warm – up
1.1. Match these commands to their meanings(a-g)
1.2. Study the keyboard of notebook. Answer questions
1.3. Discuss the following questions
2. Reading
2.1. Comprehension
2.1.1. Write commands and tools from the table
2.1.2. Combine sentences(1-6) with statements(a-f)
3. Exercises:
4. Dialogue

Unit 7: Hardware and software


Thời gian: 4 giờ
Mục tiêu:
Qua bài này học sinh được:
 Nắm vững vốn từ vựng chuyên ngành liên quan đến chủ đề phần cứng và
phần mềm trong hệ thống máy tính
 Rèn luyện kỹ năng đọc lướt để tìm chi tiết trong bài đọc

61
62

 Luyện kỹ năng nói qua đoạn hội thoại;


 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Reading
1.1. Comprehension
1.1.1. Main ideas
1.1.2. Understanding the passage
2. Exercises
3. Dialogue

Unit 8: Networks
Thời gian: 4 giờ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh được:
 Nắm vững vốn từ vựng chuyên ngành liên quan đến chủ đề mạng máy tính
và dễ dàng hiểu được các chỉ dẫn hoặc các ký hiệu liên quan đến mạng.
 Củng cố một số cấu trúc ngữ pháp như not only …..but also, và thể bị động
ở hiện tại
 Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1.Warm – up
1.1.Study this example of a local area network (LAN). Answer these questions.
2.Reading
2.1.Study this diagram. Then answer the questions.
2.2.Link each action (1-10) with a suitable consequence (a-j)
2.3.Complete these statements with a suitable action or consequence
3. Exercises

Unit 9: Communications
Thời gian: 4 giờ
Mục đích:
Học xong bài này, học sinh được:
 Nắm vững vốn từ vựng chuyên ngành liên quan đến chủ điểm truyền thông
 Củng cố kiến thức ngữ pháp: câu bị động ở hiện tại ;
 Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu ;
 Thực hành đoạn hội thoại chuyên ngành ;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Warm – up:
1.1. Identify the different communications links between the office desktop in a
San Francisco police-station and the mainframe in Georgia State Police
headquarters. Choose from this list

62
63

1.2. Study this diagram of a voicemail system. Match each picture to the correct
caption
2. Reading
2.1. Decide the following sentences are true or false.
2.2. Understanding the passage
3. Exercises
4. Dialogue

Unit 10: Word processing


Thời gian: 4 giờ
Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh được:
 Nắm vững từ vựng chuyên ngành liên quan đến việc xử lý văn bản, và học
sinh có thể sử dụng Word, Excel,...mà không gặp khó khăn gì về việc hiểu ý
nghĩa của các từ trên thanh công cụ,...;
 Củng cố lại kiến thức ngữ pháp: câu bị động ở thì hiện tại hoàn thành;
 Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Warm – up
1.1. General purpose packages such as word processors and spreadsheets have
a number of features in common. Match these commands to their meanings
1.2. Study this word processing screen . Can you identify these components?
2. Reading
2.1.Study these two drafts of a letter. Underline the changes made in Draft 2
2.2. Which of these word processing features has the writer used to make the
changes in Draft 2 ?
2.3. Describe the other changes which have been made in Draft 2 in the same
way
3. Exercises

Unit 11: Databases and spread sheet


Thời gian: 4 giờ
Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh được:
 Nắm vững vốn từ vựng chuyên ngành liên quan đến cơ sở dữ liệu và phân
luồng;
 Củng cố kiến thức ngữ pháp: will (certainty);
 Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu;
 Thực hành đoạn hội thoại chuyên ngành;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Warm – up

63
64

1.1. Study this example of a record from a database of company employees.


What fields do you think it contains? What other fields might be useful ?
1.2. Work in pairs. What fields would you include in a database for ?
2. Reading
2.1. Study this simple database of volcanoes and answer the questions
2.2.Read the text on database searches and answer the questions which follow
search
3. Exercises

Unit 12: Programming


Thời gian: 4 giờ
Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh được:
 Nắm vững vốn từ vựng chuyên ngành liên quan đến lập trình;
 Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu;
 Rèn luyện kỹ năng nói qua tình huống hội thoại;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Warm – up
1.1. Work in pairs. The stages in programming (1-7) are listed below. Fill in the
gaps with the missing stages (a-d)
2. Reading
2.1. Work in groups of three. Read one of the texts below and complete this
table. When you have finished, exchange information with others in your group
to complete two similar tables
2.2. Match these problems and solutions. Link them with the examples above.
3. Exercises
4. Dialogue

Unit 13: Internet


Thời gian: 4 giờ
Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh được:
 Nắm vững vốn từ vựng chuyên ngành liên quan đến mạng internet.
 Củng cố kiến thức ngữ pháp: thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn
 Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu
 Rèn luyện kỹ năng nói qua tình huống hội thoại chuyên ngành ;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Warm – up
1.1.Do you use the Internet. What do people use the Internet for?
1.2.You can exchange views on almost any subject by joining an Internet news
group . Which of these groups would interest the following people (1-6)

64
65

1.3. Study this exchange between subscribers to a newsgroup and find the
answer to these questions.
2. Reading
2.1.Please read titles then decide the following sentences is it true(T) or false
(F)?
3. Exercises:
4. Dialogue
VI. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
Cần có giáo trình và một số đồ dùng dạy học để áp dụng phương pháp giảng
dạy tiên tiến như máy chiếu, phông chiếu,...
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Đánh giá dưới dạng bài viết, có 2 bài kiểm tra định kỳ thời gian 45 phút và 1
bài kiểm tra kết thúc 90 phút.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình áp dụng cho hệ đào tạo cao đẳng hoặc trung cấp chuyên
ngành công nghệ thông tin hoặc tin học văn phòng.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
Sử dụng phương pháp giảng dạy kỹ năng nghe, nói tiếng Anh.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
Cung cấp vốn từ vựng chuyên ngành thường hay xuất hiện trên hệ thống máy
tính.
4. Tài liệu cần tham khảo:
 Basic English for computing- Eric.H.Glending; John Mr Ewan Oxford
University press- 2002
 Tiếng Anh trong vi tính- Trần Thanh Tuyến; Minh Chung NXB Thống kê –
2000
 English in computing science- Cát Văn Thành- Nxb thống kê – 1999
 Giáo trình Tiếng Anh công nghệ thông tin, Lê Đức Hào - Ngọc Huyên, Nxb
thống kê - 2002

65
66

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Cài đặt và sử dụng các phần mềm văn phòng
thông dụng
Mã số mô đun: MĐ15
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

66
67

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG CÁC


PHẦN MỀM VĂN PHÒNG THÔNG DỤNG
Mã số mô đun: MĐ 15
Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 30giờ; Thực hành: 60giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
 Vị trí:
Là mô đun chuyên môn “Cài đặt và sử dụng các phần mềm văn phòng
thông dụng”, mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các mô đun chung.
 Tính chất:
Cài đặt và sử dụng các phần mềm văn phòng thông dụng là mô đun chuyên
ngành bắt buộc để phục vụ cho biết cài đặt các phần mềm thông dụng trong quá
trình học tập và sử dụng các mô đun này vào học tập, áp dụng trong thực tiễn ...
II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
 Biết cài đặt các phần mềm thông dụng nói chung từ đó tạo kỹ năng có thể
cài đặt được mọi sản phẩm phần mềm xuất hiện trên thị trường, có thể áp
dụng vào thực tiễn;
 Sử dụng thành thạo các phần mềm như Mindjet Manager, Microsoft
Project, Microsoft Visio, ....để xây dựng dự án từ mức quy mô nhỏ đến mức
vừa và lớn;
 Biết phác thảo và xây dựng mô hình dự án bằng các phần mềm trên;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun
TT Tổng Lý Thực Kiểm
số thuyết hành tra*
1 Bài mở đầu 1 1 0 0
2 Cài đặt được Microsoft Office 9 3 6 0
Cài đặt được Microsoft Project, Microsoft
3 Visio 15 5 10 0
4 Cài đặt Mindjet MindManager 12 3 9 0
Cài đặt một số ứng dụng khác liên quan đến
5 ngành Tin học văn phòng 18 6 12 0
Ôn tập, tổng kết & Kiểm tra đánh giá học
6 phần 6 1 4 1
Sử dụng phần mềm quản lý dự án Microsoft
9 Visio 16 6 10 0
Ôn tập, tổng kết & Kiểm tra đánh giá học
10 phần 6 2 2 2
Thực tập, làm bài thu hoạch & báo cáo kết
11 quả mô đun 7 3 2 2

67
68

CỘNG 90 30 55 5
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được
tính bằng giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết (Quy chuẩn ra giờ)

Bài mở đầu: Giới thiệu về phương pháp cài đặt và các ứng dụng
Thời gian 1 giờ
1. Phương pháp cài đặt
2. Các ứng dụng

Bài 1: Cài đặt được Microsoft Office


Thời gian 09 giờ
Mục tiêu
 Cài đặt thành công bộ Microft Office, có khả năng thêm bớt các ứng dụng
nằm trong bộ sản phẩm nay, từ đó có thể cài đặt được các sản phẩm tượng
tự như bộ Open Office;
 Cài đặt hoặc sửa chữa, nâng cấp sản phẩm khi có yêu cầu;
 Làm được các bài tập mẫu;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Khái niệm chung về tính năng Microsoft Office


2. Các yêu cầu kỹ thuật về thiết bị (Phần cứng-phần mềm)
3. Các bước cài đặt chương trình
4. Một số lỗi có thể xảy ra khi cài đặt
5. Bổ sung được các thuộc tính bị thiếu trong Microsoft Office
6. Bài tập: Thao tác cài đặt lại phần mềm và tự nhận xét
7. Bài tập: Thao tác cài đặt bộ Open Office và tự nhận xét

Bài 2: Cài đặt được Microsoft Project, Microsoft Visio


Thời gian 15 giờ
Mục tiêu:
 Cài đặt thành công bộ Microft Visio, có khả năng thêm bớt các ứng dụng
nằm trong bộ sản phẩm nay, từ đó có thể cài đặt được các sản phẩm tượng
tự như bộ Adobe Reader, Photoshop CS4, Corel Draw, …..
 Cài đặt hoặc sửa chữa, nâng cấp sản phẩm khi có yêu cầu;
 Làm được các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tuỳ chọn;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.
1. Khái niệm chung về tính năng Microsoft Project, Microsoft Visio
2. Các yêu cầu kỹ thuật về thiết bị (Phần cứng-phần mềm)
3. Các bước cài đặt chương trình Microsoft Project, Microsoft Visio
4. Một số lỗi có thể xảy ra khi cài đặt

68
69

5. Bài tập: Thao tác cài đặt lại phần mềm và tự nhận xét
6. Bài tập: Cài đặt Adobe Reader, Photoshop CS4, Corel Draw, …..

Bài 3: Cài đặt Mindjet MindManager


Thời gian 12 giờ
Mục tiêu:
 Cài đặt thành công bộ Mindjet Mind Manager, có khả năng thêm bớt các
ứng dụng nằm trong bộ sản phẩm nay, từ đó có thể cài đặt được các sản
phẩm tượng tự như bộ AutoCad, Mathlab ...
 Cài đặt hoặc sửa chữa, nâng cấp sản phẩm khi có yêu cầu;
 Làm được các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tuỳ chọn;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, và tác phong công nghiệp;
 Đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị trong quá trình luyện tập.

1. Khái niệm chung về Mindjet Mind Manager


2. Các yêu cầu kỹ thuật về thiết bị (Phần cứng-phần mềm)
3. Các bước cài đặt chương trình Mindjet MindManager
4. Một số lỗi có thể xảy ra khi cài đặt
5. Bài tập: Thao tác cài đặt lại phần mềm và tự nhận xét
6. Bài tập: Cài đặt AutoCad, Mathlab ...

Bài 4: Cài đặt một số ứng dụng khác liên quan đến ngành Tin học văn
phòng
Thời gian 18 giờ
Mục tiêu:
 Cài đặt thành công bộ Font (Vietkey, Unicode,…), Gold Wave, SnagIt,
Ulead, UltraISO, Nero Burning, ..có khả năng thêm bớt các ứng dụng nằm
trong bộ sản phẩm nay, từ đó có thể cài đặt được các sản phẩm tượng tự;
 Cài đặt hoặc sửa chữa, nâng cấp sản phẩm khi có yêu cầu;
 Làm được các bài tập mẫu;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, và tác phong công nghiệp;
 Đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị trong quá trình luyện tập.

1. Cài đặt và sử dụng bộ Font (Vietkey, Unicode,…)


2.Cài đặt Gold Wave, SnagIt, Ulead ….
3.Cài đặt và sử dụng UltraISO, Nero Burning, ..
4. Một số lỗi có thể xảy ra khi cài đặt
5. Bài tập: Thao tác cài đặt lại phần mềm và tự nhận xét

Bài 5: Ôn tập, tổng kết phần I & Kiểm tra đánh giá học phần
Thời gian 06 giờ

69
70

Mục đích:
 Đánh giá kết quả học tập của học sinh;
 Cài đặt hoặc sửa chữa, nâng cấp sản phẩm khi có yêu cầu;
 Làm được các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tuỳ chọn;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, và tác phong công nghiệp;
 Đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị trong quá trình luyện tập.

1. Trao đổi,vấn đáp


2. Yêu cầu thực hiện lại các các bài đã học
3. Đánh giá kết quả học phần
4. Kết luận

Bài 6: Sử dụng phần mềm quản lý dự án Microsoft Visio


Thời gian 16 giờ
Mục tiêu:
 Hiểu về phần mềm Microsoft Visio để áp dụng trên các dự án với quy mô
vừa và nhỏ từ đó xây dựng dự án bằng Microsoft Visio với mức quy mô lớn
hơn;
 Biết sử dụng các chức năng trong phần mềm Microsoft Project để tạo lập
dự án mới;
 Làm được các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tuỳ chọn;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, và tác phong công nghiệp.
1. Thiết lập một dự án
2. Nhập và tổ chức các công việc
3. Thiết lập thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc công việc
4. Khởi tạo tài nguyên, nhân lực cho công việc
5. Xem xét hệ thống công việc
6. Bài tập mẫu: Xây dựng kế hoạch " Kết cấu mạng cục bộ của Trường CĐCN
Việt-Hung"
7. Bài tập tổng hợp

Bài 7: Ôn tập, tổng kết & Kiểm tra đánh giá học phần
Thời gian 06 giờ
Mục đích:
 Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
 Cài đặt hoặc sửa chữa, nâng cấp sản phẩm khi có yêu cầu;
 Làm được các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tuỳ chọn;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, và tác phong công nghiệp.

1. Trao đổi, vấn đáp


2. Yêu cầu thực hiện lại các các bài đã học
3. Đánh giá kết quả học phần

70
71

4. Kết luận

Bài 8: Thực tập, làm bài thu hoạch & báo cáo kết quả mô đun
Thời gian 07 giờ
Mục đích:
 Học sinh có thể tự đăng ký đề tài dự án tuỳ chọn theo chủ đề hoặc được
giảng viên yêu cầu;
 Sử dụng các chức năng trong các phần mềm trên để tạo lập dự án mới theo
mục đích yêu cầu đặt ra;
 Làm được các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tuỳ chọn;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, và tác phong công nghiệp.

1. Yêu cầu chung


2. Phân nhóm thực hiện đề tài & đăng ký đề tài thực hiện
3. Tổ chức bảo vệ đề tài và nhận xét từng đề tài
4. Công bố kết quả đạt được
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
 Vật liệu:
 Slide và máy chiếu / Máy quay chụp ảnh/film, đĩa nội dung
 Giấy A4,các loại giấy
 Các hình mẫu cho nội dung bài tập
 Dụng cụ và trang thiết bị:
 Máy chiếu (Projector) kết nối máy vi tính
 Máy chiếu đa phương tiện
 Học liệu:
 Tài liệu hướng thực hành.
 Bộ đĩa CD các phần mềm sử dụng trong mô đun.
 Giáo trình mô đun “Cài đặt và sử dụng các phần mềm văn phòng thông
dụng”.
 Nguồn lực khác:
Phòng LAB đủ điều kiện nghe, đọc, chiếu video mẫu và thực hành.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Về kiến thức:
Được đánh giá qua bài kiểm tra vấn đáp, làm bài trực tiếp trên máy tính đạt
được các yêu cầu sau:
 Cài đặt các phần mềm thông dụng
 Biết về nội dung các công cụ trong các phần mềm quản lý dự án như:
Mindjet Manager, Microsoft Project, Microsoft Visio và ứng dụng trong
cuộc sống hàng ngày.
 Trình bày được các mẫu theo bài từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn.
 Xây dựng các dự án ở mức quy mô vừa.

71
72

Về kỹ năng:
Đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh trong bài thực hành Cài đặt và sử dụng
các phần mềm văn phòng thông dụng đạt được các yêu cầu sau:
 Biết cài đặt các phần mềm thông dụng
 Áp dụng việc cài đặt ở nhiều môi trường, nhiều hệ điều hành khác nhau.
 Xây dựng được các dự án phục vụ trong bài học cũng như mô hình trong
thực tiễn sản xuất.
 Biết sử dụng mạng Internet & trao đổi thông tin cũng như tác phẩm cho
cộng đồng yêu đồ hoạ.
Về thái độ:
Cẩn thận, tự giác,chính xác.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔ-ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
 Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp
nghề
 Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng
giảng dạy.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
 Hình thức giảng dạy chính của mô đun: Lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo
luận nhóm.
 Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bào
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng
giảng dạy. Các bài tập thực hành được xây dựng theo nội dung từng
chương.
3. Những trọng tâm mô đun cần chú ý
 Giới thiệu về bộ công quản lý dự án
 Sử dụng các chức năng trong phần mềm
 Phân tích các bước thực hiện
4. Tài liệu cần tham khảo
 Cao Hoàng Anh Tuấn, Giáo Trình Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính, NXB:
Đại Học Quốc Gia TP.HCM
 Nguyễn Khánh Hùng & Nguyễn Duy Phích, Ứng Dụng MS Project 2003
Trong Quản Lý Dự Án Xây Dựng, NXB: Đại Học Quốc Gia TP.HCM

72
73

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Phần cứng máy tính
Mã số mô đun: MĐ16
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

73
74

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO PHẦN CỨNG MÁY TÍNH

Mã số mô đun: MĐ 16
Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 20giờ;Thực hành: 40giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
 Vị trí:
Môn học được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học chung.
 Tính chất:
Là môn học chuyên ngành bắt buộc.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:
Sau khi học xong mô đun này học sinh có khả năng :
 Trình bày được cấu trúc của các thành phần máy tính;
 Lắp ráp được máy tính;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, và tác phong công nghiệp;
 Đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị trong quá trình luyện tập.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian :
Số NỘI DUNG Thời gian
TT Tổng Lý Thực Kiểm
số thuyết hành tra
1 Bài mở đầu 1 1 0
2 Cấu trúc máy tính 1 1 0
3 Hộp máy và bộ nguồn 9 3 6
4 Bo mạch chủ 13 4 8 1
5 Bộ nhớ máy tính 10 4 6
6 Màn hình-bàn phím-Chuột 9 2 6 1
7 Card đồ hoạ và âm thanh 12 3 6
8 Lắp ráp máy tính 10 2 8 1
Tổng cộng 60 17 40 3

2. Nội dung chi tiết:


Bài mở đầu
Thời gian: 1giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các nội dung và thời gian của mô đun;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, và tác phong công nghiệp;

Nội dung:
1. Nội dung của mô đun

74
75

2. Phân phối thời gian

Bài 1 : Cấu trúc máy tính


Thời gian: 1giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được chức năng, cấu tạo của máy tính;
 Phân biệt được các loại máy tính hiện nay;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, và tác phong công nghiệp;
Nội dung:
1 Các khái niệm cơ bản
2 Các loại máy tính thông dụng.
3 Cấu trúc máy tính.

Bài 2: Hộp máy và bộ nguồn


Thời gian: 9giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ nguồn;
 Trình bày được công dụng của hộp máy và bộ nguồn;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, và tác phong công nghiệp.
Nội dung:
1 Hộp máy
1.1 Chức năng
1.2 Phân loại
1.3 Cách chọn mua
2 Bộ nguồn
2.1 Chức năng
2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
2.3 Cách chọn mua

Bài 3 : Bo mạch chủ


Thời gian: 13 giờ
Mục tiêu:
- Nắm vững chức năng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bo mạch chủ;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, và tác phong công nghiệp.
Nội dung:
1 Chức năng
2 Các thành phần trên bo mạch chủ
3 Nguyên lý hoạt động
4 Các mạch cơ bản trên bo mạch chủ

Bài 4 : Bộ nhớ máy tính

75
76

Thời gian: 10 giờ


Mục tiêu:
 Trình bày được chức năng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại bộ
nhớ;
 Xác định được các loại bộ nhớ;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, và tác phong công nghiệp.

Nội dung:
1 Ổ cứng
1.1 Chức năng
1.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
1 Ram
2.1 Chức năng
2.2 Phân loại
2.3 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Bài 5 : Màn hình-bàn phím-chuột


Thời gian: 9 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được chức năng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Màn hình,
bàn phím, chuột;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, và tác phong công nghiệp.

Nội dung:
1 Màn hình
1.1 Chức năng
1.2 Phân loại
1.3 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
2 Bàn phím
2.1 Chức năng
2.2 Phân loại
2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
3 Chuột
3.1 Chức năng
3.2 Phân loại
3.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Bài 6 : Card đồ hoạ và âm thanh


Thời gian 9 giờ
Mục tiêu:
- Nắm vững chức năng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại card;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, và tác phong công nghiệp.

76
77

Nội dung:
1 Card đồ hoạ
1.1 Chức năng
1.2 Phân loại
1.3 Nguyên lý hoạt động
1.4 Cách chọn mua
2 Card âm thanh
2.1 Chức năng
2.2 Phân loại
2.3 Nguyên lý hoạt động
2.4 Cách chọn mua

Bài 7 : Lắp ráp máy tính


Thời gian 12 giờ
Mục tiêu:
 Biết được các dụng cụ và linh kiện cần thiết để lắp ráp;
 Nắm vững quy trình lắp ráp.
Nội dung:
1 Chuẩn bị
2 Các bước lắp ráp
3 Đấu nối thiết bị ngoại vi

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:


 Vật liệu:
 Dây cáp tín hiệu các loại;
 Các linh kiện máy tính và dụng cụ lắp ráp;
 Các mô hình bằng hình vẽ để ví dụ minh hoạ (Nếu có ).
 Dụng cụ và trang thiết bị:
 Máy chiếu đa phương tiện;
 Máy vi tính.
 Học liệu:
 Tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành môn học phần cứng máy
tính;
 Giáo trình Môn phần cứng máy tính.
 Nguồn lực khác:
Phòng học bộ phần cứng máy tính đủ điều kiện học lý thuyết và thực hành.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Về kiến thức:
Được đánh giá qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm đạt được các yêu cầu sau:

77
78

 Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các linh kiện máy tính;
 Mô tả các bước lắp ráp máy tính.
Về kỹ năng:
 Đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh trong bài thực hành phần cứng
máy tính đạt được các yêu cầu sau:
 Lắp ráp thành thạo các thành phần của máy tính;
Về thái độ:
Rèn luyện kỹ năng sử dụng, lắp ráp các linh kiện máy tính cẩn thận chu đáo.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp
nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
 Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động;
 Trình bày quy trình lắp ráp máy tính;
 Phát vấn các câu hỏi;
 Cho học sinh nghe một nội dung cụ thể và nêu câu hỏi để học sinh trả lời;
 Phân nhóm cho các học sinh trao đổi với nhau, trình bày theo nhóm;
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng
dạy.
4. Sách giáo khoa và tài liệu cần tham khảo:
 Trần Quang Vinh, Cấu trúc máy tính, NXB Đại học quốc gia Hà Nội,
2005;
 Nguyễn Văn A, Phần cứng máy tính, NXB Thống kê, 2005;
 Nguyễn Nam Trung, Cấu trúc máy tính &Thiết bị ngoại vi, NXB Khoa học
kỹ thuật, 2005;
 Lê Minh Trí, Kỹ thuật phần cứng máy tính, NXB Đồng Nai, 2006;

78
79

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Xử lý ảnh bằng Photoshop
Mã số mô đun: MĐ17
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

79
80

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO XỬ LÝ ẢNH BẰNG


PHOTOSHOP
Mã số mô đun: MĐ 17
Thời gian mô đun: 105 giờ (Lý thuyết: 30giờ; Thực hành: 75giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
 Vị trí:
Là mô đun chuyên môn Xử lý ảnh, mô đun được bố trí sau khi học sinh học
xong các mô đun chung.
 Tính chất:
Xử lý ảnh là mô đun chuyên ngành bắt buộc để phục vụ cho việc sử lý tính
toán và thiết kế chuyên nghiệp về việc hiệu chỉnh, chỉnh sửa, phục hồi ảnh, rửa
ảnh, thiết kế quảng cáo, ... .
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
 Sử dụng phần mềm Photoshop để làm việc với môi trường đồ hoạ, chỉnh
sửa ảnh cho các ấn phẩm;
 Sử dụng trong các hoạt động như thiết kế trang web, vẽ các loại tranh
(matte painting và nhiều thể loại khác), vẽ texture cho các chương trình
3D...
 Sử dụng thành thạo Toolbox trong Photoshop cùng với các thuộc tính của
công cụ;
 Thao tác nhanh với các tổ hợp phím nóng trong Photoshop tạo phong cách
chuyên nghiệp trong thiết kế, xử lý;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và tác phong công nghiệp.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun
TT Tổng Lý Thực Kiểm
số thuyết hành tra*
1 Bài mở đầu 3 1 2 0
2 Các thao tác cơ bản với Menu 20 5 14 1
3 Sử dụng Toolbox & các phím tắt 4 1 3 0
Nhóm công cụ Marque, Lasso, Move,
4 Magic wand 9 3 6 0
Nhóm công cụ tô vẽ (Brush, Pencil,
5 Gradient & Paint Bucket) 7 2 5 0
Nhóm công cụ tô vẽ (Ereaser, Line
6 tool, History Brush Art Brush Tool ) 7 2 4 1
Công cụ hiệu chỉnh ảnh ( Blur, Sharpen,
7 Smudge) 9 3 6 0
Công cụ hiệu chỉnh ảnh ( Healing Brush
8 & Clone stamp) 6 2 4 0
9 Công cụ PEN & TYPE 8 2 6 0

80
81

10 Công cụ lấy mẫu và xem các đối tượng 9 2 6 1


11 Một số công cụ khác 8 2 6 0
12 Adobe Image Ready 15 5 8 2
CỘNG 105 30 70 5
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra
thực hành được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
Bài mở đầu
Thời gian: 03 giờ

1. Giới thiệu về sản phẩm Adobe Photoshop CS4


2. Yêu cầu về phần cứng và cách cài đặt đối với Adobe Photoshop
3. Khởi động chương trình Adobe Photoshop CS4
4. Một số định dạng của Photoshop
5. Các ví dụ và bài tập áp dụng

Bài 1: Các thao tác cơ bản với Menu


Thời gian 20 giờ
Mục tiêu:
 Biết tạo mới, mở các file đã làm hoặc tìm kiếm file;
 Tạo được định dạng và thiết lập được các thuộc tính trong Photoshop;
 Tạo file dữ liệu mới và sử dụng các tính năng trên menu để tạo các Parttern,
Brush, Fill, Stroke, … Adobe Photoshop CS4;
 Thao tác thành thạo với các menu trên Photoshop;
 Làm được các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tuỳ chọn;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, và tác phong công nghiệp.

1. Các thao tác cơ bản với menu File, Edit


1.1. Menu File
1.2. Menu Edit
1.3. Các ví dụ và bài tập áp dụng
2.Các thao tác cơ bản với menu Image, Layer, Select
2.1. Thao tác với menu Image
2.2. Thao tác với menu Layer
2.3. Thao tác với menu Select
2.4. Các ví dụ và bài tập áp dụng
3. Các thao tác cơ bản với menu Filter, View, Windows, Help
3.1. Các thao tác với menu Filter
3.2. Các thao tác với Menu View
3.3. Các thao tác với Menu Window
3.4. Các thao tác với Menu Help
3.5. Các ví dụ và bài tập áp dụng
4. Kiểm tra

81
82

Bài 2: Sử dụng Toolbox & các phím tắt


Thời gian 04 giờ
Mục tiêu:
 Hiểu tổng quan từng công cụ trong Toolbox;
 Sử dụng được các phím nóng và định nghĩa được các tổ hợp phím nóng;
 Làm được các bài tập mẫu;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, và tác phong công nghiệp;

1. Toolbox
2. Các phím tắt trong Photoshop
3. Các ví dụ và bài tập áp dụng

Bài 3: Nhóm công cụ Marque, Lasso, Move, Magic wand


Thời gian 09 giờ
Mục tiêu:
 Hiểu về nhóm công cụ Marque, Lasso, Move, Magic want trong Toolbox.
 Nhóm công cụ cùng với các thuộc tính đi kèm với.
 Làm được các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tuỳ chọn;
 Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp.

1. Nhóm công cụ Marque


2.Nhóm công cụ Lasso
3. Công cụ Move
4. Công cụ Magic wand
5. Các ví dụ và bài tập áp dụng

Bài 4: Nhóm công cụ tô vẽ (Brush, Pencil, Gradient & Paint Bucket)


Thời gian 07 giờ
Mục tiêu:
 Hiểu về nhóm công cụ Brush, Pencil, Gradient, Paint Bucket trong
Toolbox;
 Nhóm công cụ cùng với các thuộc tính đi kèm với;
 Làm được các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tuỳ chọn;
 Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp.

1. Công cụ Brush Tool


2. Công cụ Pencil Tool
3. Công cụ Gradient Tool
4. Công cụ Paint Bucket Tool

82
83

5. Các ví dụ và bài tập áp dụng

Bài 5: Nhóm công cụ tô vẽ (Ereaser, Line tool, History Brush Art Brush Tool )
Thời gian 07 giờ
Mục tiêu:
 Hiểu về nhóm công cụ Eraser, Line, … trong Toolbox;
 Nhóm công cụ cùng với các thuộc tính đi kèm với;
 Làm được các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tuỳ chọn;
 Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp.

1. Công cụ Ereaser Tool


2. Công cụ Background Eraser Tool
3. Công cụ Magic Eraser Tool
4. Nhóm công cụ Line Tool
5. Công cụ History Brush Tool & Art Brush Tool
6. Ví dụ và bài tập áp dụng

Bài 6: Công cụ hiệu chỉnh ảnh (Blur, Sharpen, Smudge)


Thời gian 09 giờ
Mục tiêu:
 Hiểu về nhóm công cụ hiệu chỉnh ảnh như Blur, Sharpen, Smudge, …
trong Toolbox;
 Nhóm công cụ cùng với các thuộc tính đi kèm với;
 Làm được các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tuỳ chọn;
 Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp.

1. Công cụ BLUR
2. Công cụ SHARPEN
3. Công cụ SMUDGE
4. Các ví dụ và bài tập áp dụng

Bài 7: Công cụ hiệu chỉnh ảnh ( Healing Brush & Clone stamp)
Thời gian 06 giờ
Mục tiêu:
 Hiểu về nhóm công cụ Clone, Pattern, Healing, Patch trong Toolbox;
 Nhóm công cụ cùng với các thuộc tính đi kèm với;
 Làm các bài tập mẫu và trình diễn các kỹ thuật các sản phẩm đồ hoạ;
 Làm được các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tuỳ chọn;
 Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp.

1. Công cụ Clone Stamp Tool


2. Công cụ Patterm Tool

83
84

3. Công cụ Healing Brush Tool


4. Công cụ Patch Tool
5.Các ví dụ và bài tập áp dụng

Bài 8: Công cụ Pen và Type


Thời gian 08 giờ
Mục tiêu
 Hiểu về nhóm công cụ Pen, Type & Type Mask trong Toolbox;
 Nhóm công cụ cùng với các thuộc tính đi kèm với;
 Làm các bài tập mẫu và trình diễn các kỹ thuật các sản phẩm đồ hoạ;
 Làm được các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tuỳ chọn;
 Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp.

1. Nhóm công cụ Pen & Freeform Pen Tool


2. Nhóm công cụ Type & Type Mask
3. Các ví dụ và bài tập áp dụng

Bài 9: Công cụ lấy mẫu và xem các đối tượng


Thời gian 09 giờ
Mục tiêu:
 Hiểu về nhóm công cụ lấy mẫu, phóng to, thu nhỏ đối tượng, … trong
Toolbox;
 Nhóm công cụ cùng với các thuộc tính đi kèm với;
 Làm được các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tuỳ chọn;
 Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp.

1. Eyedroper Tool
2. Color Sampler & Measure Tool
3. Zoom Tool
4. Hand Tool
5. Notes & Audio Annotation Tool
6. Bài tập ví dụ

Bài 10: Một số công cụ khác


Thời gian 08 giờ
Mục tiêu:
 Hiểu về nhóm công cụ Forground & Background, Quick mask, … trong
Toolbox;
 Nhóm công cụ cùng với các thuộc tính đi kèm với;
 Làm được các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tuỳ chọn;
 Làm các bài tập mẫu và trình diễn các kỹ thuật các sản phẩm đồ hoạ;
 Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp.

84
85

1. Foreground & Background Color


2. Edit in Standard Mode & Edit in Quick Mask Mode
3. Standard Screen Mode, Full Screen Mode with Menu Bar & Full Screen
Mode
4. Jump to Image Ready
5. Các ví dụ và bài tập áp dụng

Bài 11: Adobe Image Ready


Thời gian 15 giờ
Mục tiêu:
 Hiểu về phần xử lý ảnh động và các tính năng nhóm trong Toolbox;
 Nhóm công cụ cùng với các thuộc tính đi kèm với;
 Làm được các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tuỳ chọn;
 Làm các bài tập mẫu và trình diễn các kỹ thuật các sản phẩm đồ hoạ;
 Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp.

1. Giới thiệu về Image Ready


2. Chế độ chuyển đổi giữa Photoshop và ImageReady
3. Các chức năng chính trong ImageReady
4. Quy Trình tạo một bức ảnh động
5. Các ví dụ và bài tập áp dụng
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
 Vật liệu:
 Slide và máy chiếu / Máy quay chụp ảnh/film, đĩa nội dung
 Giấy A4,các loại giấy
 Các hình mẫu cho nội dung bài tập
 Dụng cụ và trang thiết bị:
 Máy chiếu (Projector) kết nối máy vi tính
 Máy chiếu đa phương tiện
 Học liệu:
 Tài liệu hướng thực hành.
 Các file ảnh mẫu theo giáo trình.
 Giáo trình Photoshop.
 Nguồn lực khác:
Phòng LAB đủ điều kiện nghe, đọc, chiếu video mẫu và thực hành.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Về kiến thức:
Được đánh giá qua bài kiểm tra vấn đáp, làm bài trực tiếp trên máy tính đạt
được các yêu cầu sau:

85
86

 Biết về nội dung các công cụ trong Photoshop và ứng dụng trong cuộc sống
hàng ngày.
 Trình bày được các mẫu theo bài từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn.
 Sử dụng các kỹ năng phím tắt tạo phong cách chuyên nghiệp của người
thiết kế chuyên nghiệp.
 Xây dựng các, Pattern, Brush, Action từ các kiến thức đã học và có thể xuất
chia sẻ cho cộng đồng yêu đồ hoạ
Về kỹ năng:
Đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh trong bài thực hành đồ hoạ đạt được
các yêu cầu sau:
 Sử dụng được các công cụ trong Photoshop
 Áp dụng việc chỉnh sửa các ảnh kỹ thuật số ở mức cơ bản
 Biết được các kỹ thuật cơ bản để ứng dụng trong việc chỉnh sửa, nâng cấp
ảnh và phục hồi ảnh.
 Biết sử dụng mạng Internet & trao đổi thông tin cũng như tác phẩm cho
cộng đồng yêu đồ hoạ.
Về thái độ:
Cẩn thận, tự giác,chính xác.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔ-ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình :
 Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng
nghề và trung cấp nghề.
 Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng
giảng dạy.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
 Sử dụng phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với phương pháp mới.
 Sử dụng máy chiếu để bài giảng sinh động, học sinh rễ tiếp thu
 Kết hợp với công nghệ đa phương tiện như quay lai các thao tác mà giáo
viên làm thành video sau đó học sinh có thể copy về thực hiện lại nội dung
bài học.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
 Sử dụng các đối tượng mẫu cần được nhân đôi, tránh trường hợp ghi luôn
vào mẫu sẽ dẫn đến mất mẫu, lần sau không có đối tượng thực hiện lại
 Chú ý đến bảng Layer xem mình đang làm việc với lớp nào.
 Các công cụ đi kèm với thuộc tính.
 Khi làm việc với ảnh cần phóng to, thu nhỏ hợp lý để chọn hoặc chỉnh sử
đối tượng.
4. Tài liệu cần tham khảo:
 Class in the book CS4 – Adobe Photoshop.

86
87

 Th.S Châu Nguyễn Quốc Tâm, Adobe Photoshop CS4 - Nghệ Thuật Tạo
Ảnh Ghép Như Thật , NXB Thanh niên.

87
88

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Mạng căn bản
Mã số mô đun: MĐ18
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

88
89

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO MẠNG CĂN BẢN

Mã số mô đun: MĐ18
Thời gian mô đun:90 giờ (Lý thuyết :30 giờ; Thực hành :60 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ DUN:
 Vị trí:
Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các mô đun chung, các mô
đun cơ sở chuyên ngành đào tạo chuyên môn nghề
 Tính chất của mô đun :
Là mô đun lý thuyết và thực hành chuyên ngành bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi học xong mô đun này Học sinh đạt được :
 Phân biệt được các mạng LAN và WAN;
 Trình bày được chức năng của mô hình kết nối hệ thống mở OSI và mô
hình kiến trúc TCP/IP (Internet) ;
 Sử dụng được các thiết bị nối kết mạng: Cables, NIC, Repeater, Hub,
Bridge, Modem, Switches, Routers, ... trong việc thiết kế hệ thống mạng
LAN;
 Hiểu và phân biệt được một số công nghệ mạng như: điểm tới điểm,
Ethernet, Token Ring, mạng thuê bao, mạng chuyển mạch, mạng Arpanet,
mạng Internet, mạng không dây (wireless);
 Hiểu biết được nguyên lý hoạt động của một hệ thống mạng máy tính, địa
chỉ IP, các giao thức (Protocol) mạng, các dịch vụ mạng (FTP, SMTP, DNS,
DHCP, HTTP, RAS, …) và mạng internet;
 Cài đặt được mạng cục bộ;
 Quản lý được một mạng cục bộ tại lớp học, cơ quan;
 Nhận thức đúng tầm quan trọng của an toàn điện, của thiết bị nhằm phục vụ
đời sống sinh hoạt, cũng như trong công nghiệp, từ đó xác định được cách
thức học tập và làm việc một cách nghiêm túc, chịu khó, rèn cho được tác
phong công nghiệp.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN :
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian :
Thời gian
Số
Tên chương mục Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra
1 Bài mở đầu: Nhập môn mạng máy tính 2 2 0 0
2 Giới thiệu hệ thống mạng máy tính. 9 4 5 0
3 Chuẩn mạng máy tính 12 4 4 0
4 Các thiết bị nối kết nối mạng 19 3 15 1
5 Giới thiệu các công nghệ mạng. 9 4 4 1
6 Giao thức TCP/IP 9 4 5 1
7 Giới thiệu các dịch vụ mạng 10 4 7 1
8 Cài đặt và khai thác mạng Internet 20 5 15 1

89
90

Cộng 90 30 55 5
Nội dung chi tiết:

Bài mở đầu: Nhập môn mạng máy tính


Thời gian: 2 giờ

1. Nhập môn mạng máy tính


2. Định nghĩa mạng máy tính
3. Lợi ích kết nối mạng máy tính
4. Lịch sử phát triển mạng

Bài 1: Giới thiệu hệ thống mạng máy tính.


Thời gian: 9 giờ
Mục tiêu
 Trình bày được sự hình thành và phát triển của mạng máy tính;
 Phân loại và xác định được các kiểu thiết kế mạng máy tính thông dụng;
 Nắm được các nguyên tắc truyền thông trên mạng;
 Nắm được các mô hình mạng máy tính;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Phân loại mạng


1.1. Theo khoảng cách
1.2. Theo cấu trúc mạng
1.3. Theo phương pháp truyền thông tin
2. Các thành phần của mạng máy tính
2.1. Các dịch vụ mạng (Network services)
2.2. Thiết bị truyền tải (Transmission media)
2.3. Giao thức (Protocols)
3. Các mô hình ứng dụng mạng
3.1. Mạng ngang hàng (Peer To Peer)
3.2. Mạng khách chủ (Client – Server)
3.3. Mô hình hỗn hợp (Peer to peer - Client/Server)
4. Một số hệ điều hành mạng
5. Các mô hình quản lý mạng
5.1. Workgroup
5.2. Domain
5.3. Boot Rom
6. Công việc của người quản trị mạng
6.1. Quản lý cấu hình mạng (Configuration management)
6.2. Quản lý tính chịu lỗi cho hệ thống (Fault management)
6.3. Quản lý hiệu năng hoạt động của mạng (Performance management)
6.4. Quản lý tính bảo mật cho mạng (Security management)
6.5. Tổ chức các tài khoản người sử dụng mạng (Accounting management)

90
91

7. Băng thông, độ trễ, thông lượng


7.1. Băng thông (Bandwidth)
7.2. Độ trễ (Latency)
7.3. Thông lượng (Throughput)
8. Phương thức truyền và độ an toàn
8.1. Các phương phức truyền thông dữ liệu
8.2. Độ an toàn truyền thông dữ liệu

Bài 2: Chuẩn mạng máy tính


Thời gian: 8 giờ
Mục tiêu
 Trình bày được khái niệm và cấu trúc của các lớp trong mô hình OSI.
 Nắm được nguyên tắc hoạt động và chức năng của từng lớp trong mô hình
OSI;
 Nắm được nguyên tắc hoạt động và chức năng của từng lớp trong mô hình
TCP/IP;
 Trình bày được khái niệm và cấu trúc của các lớp trong mô hình TCP/IP;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Chuẩn mạng
1.1. Khái niệm
1.2. Các tổ chức định chuẩn
1.3. Quy luật và tiến trình liên lạc
2. Mô hình tham chiếu OSI
2.1. Giới thiệu mô hình OSI (Open Systems Interconnection)
2.2. Tầng vật lý (Physical layer)
2.3. Tầng liên kết dữ liệu (Data link layer)
2.4. Tầng mạng (Network layer)
2.5. Tầng vận chuyển (Transport layer)
2.6. Tầng phiên (Session layer)
2.7. Tầng trình diễn (Presentation layer)
2.8. Tầng ứng dụng (Application layer)
3. Mô hình tham chiếu OSI
4. Một số chuẩn mạng
4.1. Chuẩn SLIP và PPP
4.2. Họ chuẩn IEEE 802
4.3. Chuẩn NDIS và ODI Tầng vật lý (Physical layer)
5. Ôn tập kiểm tra định kỳ

Bài 3: Các thiết bị nối kết nối mạng


Thời gian: 19 giờ

91
92

Mục tiêu
 Xác định được các thiết bị dùng để kết nối các máy tính thành một hệ thống
mạng;
 Bấm được các đầu cáp để kết nối mạng theo các chuẩn thông dụng;
 Hiểu được các kiểu nối mạng và chuẩn kết nối;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Thiết bị truyền dẫn


1.1. Các đặc tính của một thiết bị truyền dẫn
1.2. Cáp xoắn đôi (Twisted pair cable)
1.3. Cáp đồng trục (Coaxial cable)
1.4. Cáp sợ quang (Fiber optic cable)
2. Thiết bị đầu nối
2.1. Đầu nối kết cáp nhiều sợi
2.2. Đầu nối kết cáp xoắn đôi
2.3. Đầu nối kết cáp đồng trục
2.4. Đầu nối kết cáp sợi quang Tầng vật lý (Physical layer)
3. Một số thiết bị khác
4. Thiết bị kết nối mạng
4.1. Network Interface Card
4.2. Hubs
4.3. Repeaters
4.4. Bridges
4.5. Multiplexors
4.6. Modems
4.7. Switches
5. Thiết bị nối liên mạng
5.1. Routers
5.2. Gateways
6. Miền xung đột và các mô hình nối kết mạng thường gặp
6.1. Miền xung đột.
6.2. Các mô hình nối kết mạng thường gặp Lắp đặt các thiết bị mạng.
7. Thiết bị nối liên mạng
7.1. Sơ đồ đấu dây.
7.2. Lắp đặt các thiết bị mạng.
7.3. Vận hành mạng
8. Ôn tập kiểm tra định kỳ

Bài 4: Giới thiệu các công nghệ mạng.


Thời gian: 9 giờ
Mục tiêu
 Nắm được các mô hình mạng;
 Phương thức hoạt động của các mạng;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

92
93

1. Mạng điểm tới điểm (Point to Point)


2. Mạng Ethernet
3. Mạng Token ring
4. Mạng thuê bao
5. Mạng chuyển mạch
5.1. Mạng X25
5.2. Mạng Frame Relay
5.3. Mạng ATM
5.4. Mạng ADSL
6. Mạng Arpanet
7. Mạng Internet
8. Mạng Wireless
9. Ôn tập kiểm tra định kỳ

Bài 5: Giao thức TCP/IP


Thời gian: 10 giờ
Mục tiêu
 Trình bày được cấu trúc của một địa chi mạng;
 Xác định gói dữ liệu IP và cách thức truyền tải các gói dữ liệu trên mạng;
 Xây dựng được phương thức định tuyến trên IP;
 Nắm được các giao thức điều khiển;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Giao thức IP (Internet protocol)


1.1. Tổng quan về địa chỉ IP
1.2. Các giao thức trong IP
1.3. Các bước hoạt động của giao thức IP Mạng ADSL
2. Giao thức TCP (Transmission control protocol)
3. Giao thức UDP (User datagram protocol)
4. Ôn tập kiểm tra định kỳ

Bài 6: Giới thiệu các dịch vụ mạng


Thời gian: 12 giờ
Mục tiêu
 Hiểu được công dụng của các dịch vụ mạng;
 Năm được phương thức hoạt động của các dịch vụ mạng;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Dịch vụ ARP (Address Resolution Protocol)


2. Dịch vụ ICMP (Internet Control Message Protocol)
3. Dịch vụ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol)

93
94

4. Dịch vụ DNS (Domain Name System)


5. Dịch vụ FTP (File Transfer Protocol)
6. Dịch vụ WEB
6.1. WWW (World Wide Web)
6.2. HTTP (HyperText Transmission Protocol)
7. Dịch vụ MAIL
7.1. NNTP (Network News Transfer Protocol)
7.2. SMTP (Simple Mail Transfer Protocol)
8. Dịch vụ RAS (Remote Access Service)
9. Ôn tập kiểm tra định kỳ

Bài 7: Cài đặt và khai thác mạng Internet


Thời gian: 21 giờ
Mục tiêu
 Cài đặt được các thông số trên Internet;
 Sử dụng được các công cụ tìm kiếm trên Internet;
 Biết Download và upload dữ liệu trên Internet;
 Thiết lập và sử dụng thư điện tử;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Cài đặt các thông số InternetDịch vụ WEB


6.1. Cách đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ ISP
6.2. Thông số mạng
6.3. Cài đặt giao thức "Network"
6.4. Cài đặt Dial-Up Networking
6.5. Tạo kết nối và định cấu hình cho kết nối "New Connection"
6.6. Tiến hành kết nối mạng
2. Khai thác mạng Internet
7.1. Giới thiệu cách truy cập Internet
7.2. Cách tìm kiếm thông tin và download dữ liệu trên Internet
7.3. Thiết lập hòm thư trong Outlook Express
7.4. Cách đăng ký hòm thư miễn phí trên yahoo, hotmail.
3. Ôn tập kiểm tra định kỳ

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:


Dụng cụ và trang thiết bị
 Phấn, bảng đen
 Máy chiếu Projector
 Máy vi tính
 Phần mềm : Hệ điều hành WINDOWS
 Thiết bị mạng: Adapter, Bộ định tuyến, Hub, RJ45, Cáp mạng, Kìm bấm
cáp

94
95

Học liệu
 Các slide bài giảng.
 Tài liệu hướng dẫn mô đun Mạng máy tính.
 Giáo trình Mạng máy tính.
Nguồn lực khác
Phòng học lý thuyết đúng tiêu chuẩn và phòng thực hành đủ điều kiện thực
hành

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:


Kiểm tra đánh giá trước khi thực hiện mô-đun :
Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực
hành đạt các yêu cầu của mô-đun MH21.
Kiểm tra đánh giá trong khi thực hiện mô-đun:
Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực
hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô-đun về kiến thức, kỹ
năng và thái độ. Yêu cầu phải đạt được các mục tiêu của từng bài học có trong
mô-đun.
Kiểm tra sau khi kết thúc mô-đun:
 Về kiến thức:
 Biết được các mô hình mạng.
 Biết được các giao thức truyền trong hệ thống mạng
 Phụ trách quản lý một mạng máy tính tại cơ quan xí nghiệp.
 Biết chuẩn đoán và sửa chữa các sự cố cơ bản trên hệ thống trên mạng.
 Nắm vững các kiến thức về thiết bị mạng

 Về kỹ năng:
 Đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh:
 Thiết kế được các mô hình kết nối một hệ thống mạng LAN.
 Cài đặt và cấu hình được giao thức mạng TCP/IP
 Kiểm tra và chỉnh được các sự cố đơn giản trên mạng
 Về thái độ:
Cẩn thận, thao tác nhanh chuẩn xác, tự giác trong học tập.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:


1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp
nghề.

95
96

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng
giảng dạy.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
 Biết cách thiết kế một mạng LAN cục bộ
 Biết xử lý một số lỗi đơn giản trong quá trình vận hành mạng
 Biết cách khai thác tài nguyên trên mạng Internet.
4. Tài liệu cần tham khảo:
 Hoàng Đức Hải, Giáo trình Mạng máy tính, NXB Giáo dục, 1996.
 Trần Thống – Giáo trình Mạng máy tính 1 – Trường Đại học Đà Lạt –
1999.
 Bùi Thế Hồng – Mạng máy tính và các dịch vụ trên mạng – Viện Công
nghệ Thông tin Hà Nội – 1999.
 Nguyễn Thúc Hải – Mạng máy tính và các hệ thống mở - NXB Giáo dục –
1999.
 Andrew S.Tanenbaum (Hồ Anh Phong dịch) – Mạng máy tính – Nhà xuất
bản thống kê – 2002.
 Tống Văn On – Mạng máy tính – Tập 1, 2 – Nhà xuất bản thống kê – 2004.
 Nguyễn Nam Thuận, Lữ Đức Hào – Thiết kế mạng & Xây dựng mạng máy
tính – Nhà xuất bản giao thông vận tải – 2006.

96
97

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Lập trình quản lý
Mã số mô đun: MĐ19
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

97
98

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: LẬP TRÌNH QUẢN LÝ


Mã số mô đun: MĐ19
Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 30giờ; Thực hành: 60giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔĐUN
 Vị trí:
Là mô đun chuyên ngành của nghề Tin học văn phòng, mô đun được bố trí
sau khi Học sinh học xong các MH/MĐ kỹ thuật cơ sở và mô đun Sử dụng các
phần mềm văn phòng thông dụng.
 Tính chất:
Access là mô đun chuyên ngành bắt buộc để phục vụ cho việc tính toán và
quản lý dữ liệu trong nghề Tin học văn phòng, giúp cho người học vận dụng tốt
các chuyên môn của nghề.
II. MỤC TIÊU MÔĐUN
 Sử dụng phần mềm Access để xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL), các bộ truy
vấn dữ liệu, thiết kế giao diện, in ấn, có thể lập trình VBA căn bản với
CSDL, tạo ra các thực đơn và thanh công cụ để hoàn thiện một CSDL
Access thành phần mềm đóng gói hoàn chỉnh;
 Sử dụng Acess cơ bản thành thạo;
 Lập trình VBA căn bản với CSDL ;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.
III. NỘI DUNG MÔĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Lý Thực Kiểm
TT
Tổng thuyết hành tra*
1 Bài mở đầu: Giới thiệu chung 1 1
2 Xây dựng cơ sở dữ liệu 13 4 8 1
3 Truy vấn dữ liệu 13 4 8 1
4 Thiết kế giao diện 13 4 8 1
5 Thiết kế báo cáo 12 4 8
6 Lập trình VBA căn bản 12 4 8
7 Lập trình cơ sở dữ liệu 14 5 8 1
8 Menu & Toolbar 12 4 6 2
Cộng 90 30 54 6
*
Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành, được
tính bằng giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:

Bài mở đầu: Giới thiệu chung Thời gian: 1 giờ

98
99

1 Giới thiệu Access


2 Khởi động
3 Tạo mới tệp Access
4 Môi trường làm việc
5 Mở tệp đã tồn tại
6 Thoát khỏi Access

Bài 1: xây dựng cơ sở dữ liệu Thời gian: 13 giờ

1 Các khái niệm về CSDL Access


1.1. CSDL Access
1.2. Bảng dữ liệu
1.3. Liên kết các bảng dữ liệu
2 Xây dựng cấu trúc bảng
3 Thiết lập quan hệ
4 Nhập dữ liệu
4.1. Cách nhập dữ liệu
4.2. Một số thao tác xử lý dữ liệu trên bảng
4.2.1. Xoá bản ghi
4.2.2. Sắp xếp dữ liệu
4.2.3. Lọc dữ liệu
5 Thuộc tính LOOKUP
6 Qui trình xây dựng CSDL Access

Bài 2 : Truy vấn dữ liệu Thời gian : 13 giờ

1 SELECT queries
1.1. Cách tạo
1.2. Lọc dữ liệu
2 TOTAL queries
3 CROSSTAB queries
4 MAKE TABLE queries
5 DELETE queries
6 UPDATE queries

Bài 3 :Thiết kế giao diện Thời gian : 13 giờ

1 Khái niệm Forms


2 Sử dụng FORM WIZARD
3 Sử dụng FORM DESIGN VIEW
3.1. Sử dụng Form Design View
3.2. Tinh chỉnh cấu trúc Form
4 Kỹ thuật Sub-form

99
100

Bài 4 : Thiết kế báo cáo Thời gian : 12 giờ

1 Các khái niệm về Report


1.1. Cấu trúc Report
1.2. Môi trường làm việc
2 Sử dụng Report wizard
3 Thiết kế report
4 Report chứa tham số

Bài 5: Lập trình VBA căn bản Thời gian: 12 giờ

1 Môi trường lập trình VBA


2 Các kiểu dữ liệu và khai báo
2.1. Các kiểu dữ liệu cơ bản
2.2. Biến, khai báo biến và cách sử dụng biến
2.3. Hằng và cách sử dụng hằng
3 Các cấu trúc lệnh VBA
3.1. Cấu trúc rẽ nhánh
3.2. Cấu trúc lặp For
3.3. Cấu trúc lặp While
3.4. Lệnh DoCmd
4 Chương trình con
4.1. Chương trình con dạng hàm
4.2. Chương trình con dạng thủ tục
5 Kỹ thuật xử lý lỗi
5.1. Xử lý lỗi
5.2. Bẫy lỗi
Bài 6: Lập trình cơ sở dữ liệu Thời gian: 14 giờ

1.Đối tượng dữ liệu ADO ( ActiveX Data Object)


1.1. Thư viện ADODB
1.1.1. Tập hợp đối tượng Connections
1.1.2.Tập hợp đối tượng Recordsets
1.1.3. Tập hợp đối tượng Commands
1.2 Thư viện ADOX
1.2.1. Đối tượng Catalog
1.2.2. Tập hợp đối tượng Tables
1.2.3. Tập hợp đối tượng Views
1.2.4. Làm việc với cơ sở dữ liệu nhiều người dùng
1.2.5. Phân quyền sử dụng cơ sở dữ liệu
1.3. Thư viện JRO và việc quản lý các bản sao của cơ sở dữ liệu
1.4 Đối tượng của MsOffice : tập hợp đối tượng CommandBars
2 Bài toán đặt lọc dữ liệu

100
101

Bài 7: Menu & Toolbar Thời gian 12 giờ


1 Tạo Menu
2 Gắn kết Menu, Toolbar
3 Tạo form chính
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
 Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo.
 Mô hình học cụ: Máy tính, máy chiếu.
 Câu hỏi và bài tập thực hành.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
 Kiểm tra lý thuyết các nội dung đã học.
 Kiểm tra bài tập thực hành:
 Đánh giá trong quá trình học: Kiểm tra theo hình thức: Thực hành trên máy
tính.
 Đánh giá cuối môn học:Kiểm tra theo hình thức: Thực hành trên máy tính.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp
nghề. Tổng thời gian thực hiện môn học là 90 giờ, giáo viên giảng các giờ lý
thuyết, kết hợp với các giờ thực hành đan xen.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
 Hình thức giảng dạy chính của môn học: Lý thuyết trên lớp kết hợp với
thảo luận nhóm.
 Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bào
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng
giảng dạy. Các bài tập thực hành được xây dựng theo nội dung từng
chương.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
Các bộ truy vấn dữ liệu, thiết kế giao diện, in ấn, có thể lập trình VBA căn
bản với CSDL, tạo ra các thực đơn và thanh công cụ để hoàn thiện một CSDL
Access thành phần mềm đóng gói hoàn chỉnh.
4. Tài liệu cần tham khảo
 Phương Lan , Microsoft Access căn bản, NXB Phương Đông, 2007
 Phạm Hữu Khang, Phát triển ứng dụng băng Microsoft Access, NXB Lao
động – Xã hội, 2003
 Hồ Trọng Long , Nhập môn Access, NXB Thống kê, 2003

101
102

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Thiết kế đồ hoạ trên Corel draw
Mã số mô đun: MĐ20
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

102
103

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ bằng


COREL DRAW
Mã số mô đun: MĐ 20
Thời gian mô đun : 90giờ (Lý thuyết :30giờ; Thực hành : 60giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ ĐUN
 Vị trí:
Là mô đun chuyên ngành của nghề tin học văn phòng, được thực hiện vào kỳ
thứ 2. Mô đun được thực hiện sau khi học song các mô đun kỹ thuật cơ sở.
 Tính chất:
Môdun Corel Darw giới thiệu các công cụ vẽ đồ hoạ vector. Sử dụng và biên
tập các mẫu màu trên đối tượng vector. Ngoài ra Corel Draw hỗ trợ xử lý các
ảnh Bitmap và trao đổi dữ liệu với các ứng dụng khác.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
 Trình bày được chức năng của từng công cụ vẽ;
 Trình bày được các cách sử dụng công cụ vẽ để tạo ảnh Vector và ảnh
Bitmap. Phân tích sự khác nhau và phạm vi ứng dụng của ảnh Vector và
ảnh Bitmap;
 Thực hiện được các bước tạo và hiệu chỉnh hiệu ứng;
 Vận dụng thành thạo các công cụ vẽ để tạo ảnh vector và áp dụng thành
thục các hiệu ứng lên đối tượng;
 Có phẩm chất đạo đức, kỷ luật tốt, có ý thức tự rèn luyện để nâng cao trình
độ;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Thời gian (giờ)
STT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
số thuyết hành tra
1 Bài mở đầu 1
2 Giới thiệu phần mềm Corel và thiết kế 19 6 12 1
vẽ cơn bản
3 Thiết kế nâng cao 30 10 19 1
4 Văn Bản và các hiệu ứng 10 3 6 1
5 Xử lý các đối tượng nhúng 20 5 14 1
6 Bộ công cụ hỗ trợ Corel Draw 10 5 4 1
Cộng 90 30 55 5
2. Nội dung chi tiết
Bài mở đầu
Thời gian : 1giờ
1. Ảnh vector và ảnh đồ hoạ
2. Phần mền đồ hoạ cho ảnh vector

103
104

3. Trình tự cài đặt Corel

Bài 1 : Giới thiệu phần mền Corel và thiết kế vẽ cơ bản


Thời gian : 19giờ
Mục tiêu :
 Trình bày được các công cụ vẽ và pha màu của Corel Draw;
 Nêu được các cách đổ màu cho đối tượng vẽ;
 Vận dụng thành thạo vào thiết kế các ảnh vector và các bài tập thực tiễn;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

1. Giới thiệu Corel Draw


1.1 Các thành phần cơ bản của màn hình
1.2 Các chế độ quan sát
2. Hộp công cụ của Draw
2.1 Công cụ chọn
2.2 Công cụ định dạng
2.3 Công cụ bút chì
2.4 Công cụ hình chữ nhật
2.5 Công cụ văn bản
3. Công cụ đường viền và tô màu
3.1 Công cụ đường viền
3.2 Công cụ tô màu nền
4. Quản lý tập tin
4.1 Mở và lưu tệp tin
4.2 Nhập và xuất tệp tin
4.3 In ảnh
5. Công cụ Hỗ trợ thiết kế
5.1 Thiết lập chế độ quan sát
5.2 Hỗ trợ thiết kế
6. Thực hành
6.1 Thao tác các công cụ vẽ.
6.2 Đổ đường viền và màu nền cho hình vẽ
6.3 Vẽ biểu tượng Windown XP
6.4 Vẽ Logo trường CĐCN Việt – Hung
7. Kiểm tra

Bài 2: Thiết kế nâng cao


Thời gian : 30giờ
Mục tiêu :
 Trình bày được trình tự áp dụng các hiệu ứng;
 Vận dụng thành thạo vào thiết kế các ảnh vector;

104
105

 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

1. Hiệu ứng cơ bản 1


1.1 Cửa sổ cuốn Transfrom Roll-up
1.2 Các hình bao
1.3 Chuyển tiếp giữa các đối tượng trung gian
1.4 Tạo bóng đổ trên đối tượng
1.5 Tạo hình khối 3 chiều
2. Hiệu ứng cắt Power line - Power lip – Lens
2.1 Trang cửa sổ Preset
2.2 Lens Roll-up
2.3 Power Elip
3. Hiệu chỉnh nhóm đối tượng vẽ
3.1 Sắp xếp các đối tượng vẽ
3.2 Căn chỉnh các đỗi tượng vẽ.
3.3 Nhân bản đối tượng
3.4 Các phép tính trên đối tượng vẽ.
4. Hiệu ứng 2
4.1 Hiệu ứng Blen
4.2 Hiệu ứng Contour
4.3 Hiệu ứng Transparesy
4.4 Hiệu ứng Distortion
5. Thực hành
5.1 Thực hiện các thao tác tạo hiệu ứng.
5.2 Thiết kế hiệu ứng NEON.
5.3 Thiết kế vòng tròn thể thao.
5.4 Thiết kế Logo cho Công ty giải khát
6. Kiểm tra

Bài 3 : Văn bản và các hiệu ứng


Thời gian : 10giờ
Mục tiêu :
 Phân tích được hai loại văn bản và phạm vi áp dụng của văn bản nghệ
thuật.
 Nêu được các bước tạo văn bản dạng đoạn và văn bản nghệ thuật. Thực
hiện chuyển đổi và hiệu chỉnh 2 loại văn bản;
 Vận dụng thành thạo các hiệu ứng trên văn bản và áp dụng vào các bài tập
thực tiễn;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

1. Tạo văn bản


1.1 Các dạng văn bản
1.2 Tạo và hiệu chỉnh văn bản nghệ thuật

105
106

1.3 Tạo và hiệu chỉnh văn bản đoạn


2 Hiệu ứng trên văn bản
2.1 Tạo văn bản theo đường dẫn
2.2 Tạo văn bản theo khung
3 áp dụng các hiệu ứng lên văn bản.
4. Thực hành
4.1 Tạo văn bản dạng đoạn và văn bản nghệ thuật
4.2 Thiết kế một biển hiệu quảng cáo cho cửa hàng máy tính
4.3 Tạo chữ 3 chiều và bóng đổ.
5. Kiểm tra

Bài 4 : Xử lý các đối tượng nhúng


Thời gian : 20giờ
Mục tiêu :
 Trình bày các thao tác chèn và xử lý ảnh Bitmap trên môi trường Corel
Draw;
 Vận dụng thành thạo vào thiết kế các ảnh vector;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

1. Xử lý ảnh trong Corel draw


1.1 Chèn tranh
1.2 Hiệu chỉnh đối tượng tranh
2. Các hiệu ứng trên ảnh
2.1 Biên tập ảnh
2.2 Quốn góc ảnh
2.3 Co giãn ảnh
4. Hiệu ứng trong suốt trên ảnh
5. Thực hành
5.1 Chèn ảnh vào trang vẽ
5.2 Hiệu chỉnh chất lượng ảnh
5.3 Tạo khung ảnh.
6. Kiểm tra

Bài 5 : Giới thiệu một số bộ ứng dụng của Corel


Thời gian : 10giờ
Mục tiêu :
 Trình bày được các ứng dụng của bộ Corel;
 Vận dụng hỗ trợ trong quá trình thiết kế trên Corel Draw;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

1. Corel PotoPaint

106
107

1.1 Các tính năng của Corel PotoPaint


1.2 Giao diện làm và nhập ảnh xử lý
1.3 Các thao tác hiệu chỉnh ảnh
2. Corel Capture
2.1 Các tính năng của Corel Capture
2.2 Các thao tác trên Corel Capture
3. Thực hành
3.1 Thực hiện các thao tác trên Corel PotoPaint
3.2 Thực hiện các thao tác trên Corel Capture
4. Kiểm tra
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
 Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo.
 Mô hình học cụ: Máy tính, máy chiếu.
 Câu hỏi và bài tập thực hành.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
 Kiểm tra lý thuyết các nội dung đã học.
 Kiểm tra bài tập thực hành:
 Đánh giá trong quá trình học: Kiểm tra theo hình thức: Thực hành trên máy
tính.
 Đánh giá cuối mô đun: Kiểm tra theo hình thức: Thực hành trên máy tính.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp
nghề. Tổng thời gian thực hiện môn học là 90 giờ, giáo viên giảng các giờ lý
thuyết, kết hợp với các giờ thực hành đan xen.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
 Hình thức giảng dạy chính của mô đun: Lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo
luận.
 Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng
giảng dạy. Các bài tập thực hành được xây dựng theo nội dung từng bài.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
 Đối tượng vẽ trên môi trường Corel Draw
 Sử dụng các công cụ vẽ và công cụ đổ màu để tạo đối tượng.
 Áp dụng hiệu ứng trên hình vẽ
 Kiết xuất và in ảnh vector theo các định dạng khác nhau
4. Tài liệu tham khảo
 Ninh Đức Tùng, Giáo trình Corel Draw, NXB Văn hoá thông tin, 2002.
 Trí Việt, Hà Thành, Tự học Corel Draw, Nhà xuất bản văn hoá thông tin,
2003.
 Nguyễn Văn Lương, Thiết kế mẫu với Corel Draw, NXB Thống kê, 2004

107
108

 Nguyễn Minh Đức, Tạo hiệu ứng đặc biệt cho các hình, NXB Giao thông
vận tải, 2004

108
109

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Vận hành và sử dụng các thiết bị văn phòng
thông dụng
Mã số mô đun: MĐ21
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

109
110

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG CÁC


THIẾT BỊ VĂN PHÒNG THÔNG DỤNG

Mã số mô đun: MĐ 23
Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 30giờ;Thực hành: 60giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN :


 Vị trí:
Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các mô đun chung, mô đun
phần cứng máy tính.
 Tính chất:
Là mô đun chuyên ngành bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi học xong mô đun này học sinh có khả năng :
 Trình bày được các nguyên tắc hoạt động của máy in, máy fax, máy quét
ảnh, máy ảnh số, máy Camera, máy Photocopy , máy chiếu, tổng đài;
 Vận hành và sử dụng thành thạo của máy in, máy fax, máy quét ảnh, máy
ảnh số, máy Camera, máy Photocopy, máy chiếu, tổng đài ;
 Khắc phục một và sự cố đơn giản của máy in, máy fax, máy quét ảnh, máy
ảnh số, máy Camera, máy Photocopy , máy chiếu, tổng đài ;
 Cài đặt và sử dụng thành thạo các thiết bị nhớ ngoài và các loại card rời;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.
III.NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian :
SỐ Thời gian
TT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
số thuyết hành tra
1 Bài mở đầu 1 1 0
2 Cài đặt và sử dụng máy in 18 5 12 1
3 Cài đặt và sử dụng máy quét ảnh 8 2 6
4 Sử dụng ảnh số và camera 9 3 6
5 Cài đặt và sử dụng máy Fax 9 1 6 1
6 Sử dụng và vận hành máy Photocopy 18 5 12 1
7 Lắp đặt và sử dụng máy chiếu 8 2 5 1
8 Sử dụng tổng đài điện tử 7 3 4
9 Cài đặt và sử dụng các thiết bị nhớ ngoại vi 13 4 7 1
và các loại card rời
Cộng 90 27 58 5
2. Nội dung chi tiết:
Bài mở đầu Thời gian: 1giờ

110
111

Mục tiêu:
- Trình bày các nội dung và thời gian của mô đun;
- Nghiêm túc chấp hành nội quy, quy định của doanh nghiệp.

1.1. Nội dung của mô đun


1.2. Phân phối thời gian
Bài 1: Cài đặt và sử dụng máy in Thời gian: 18giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được chức năng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại
máy in;
 Phân loại được máy in;
 Cài đặt được các loại máy in;
 Sử dụng thành thạo một số máy in thông dụng;
 Khắc phục được một số sự cố thường gặp;
 Nghiêm túc chấp hành nội quy, quy định của doanh nghiệp.

1. Chức năng.
2. Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động .
3. Cách cài đặt (máy in cục bộ và máy in mạng ).
4. Cách sử dụng và bảo quản.
5. Cách chia sẻ dữ liệu và sử dụng máy in trên mạng.
6. Một số sự cố thường gặp và cách khắc phục.

Bài 2 : Cài đặt và sử dụng máy quét ảnh


Thời gian: 8giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được chức năng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại
máy quét ảnh;
 Thực hiện được cách cài đặt máy quét;
 Sử dụng thành thạo một số máy quét ảnh;
 Xác định được một số sự cố thường gặp;
 Nghiêm túc chấp hành nội quy, quy định của doanh nghiệp.

1 Chức năng.
2 Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
3 Cách cài đặt.
4 Cách sử dụng và bảo quản.
5 Một số sự cố thường gặp.

Bài 3: Sử dụng máy ảnh số và máy camera Thời gian 9giờ

111
112

Mục tiêu:
 Trình bày được chức năng, nguyên lý hoạt động của các loại máy ảnh số và
máy camera;
 Kết nối được máy ảnh số và camera với máy tính;
 Sử dụng thành thạo một số máy ảnh số và camera;
 Xác định và khắc phục được một số sự cố thường gặp;
 Nghiêm túc chấp hành nội quy, quy định của doanh nghiệp.

1 Chức năng.
2 Phân loại, nguyên lý hoạt động.
3 Cách kết nối với máy tính.
4 Cách sử dụng và bảo quản.
5 Một số sự cố thường gặp và cách khắc phục.

Bài 4: Cài đặt và sử dụng máy Fax Thời gian 9giờ


Mục tiêu:
 Trình bày được chức năng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại
máy Fax;
 Cài đặt được và thay đổi được các chế độ làm việc của máy fax;
 Sử dụng thành thạo máy Fax;
 Khắc phục được một số sự cố thường gặp;
 Nghiêm túc chấp hành nội quy, quy định của doanh nghiệp.

1 Chức năng
2 Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
3 Cách cài đặt máy Fax
4 Cách sử dụng và thay đổi chế độ làm việc
5 Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục

Bài 5: Sử dụng và vận hành máy Photocopy Thời gian 18giờ


Mục tiêu:
 Trình bày được chức năng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại
máy photocopy;
 Cài đặt được các chế độ làm việc của máy photocopy;
 Sử dụng thành thạo máy Photocopy;
 Xác định và khắc phục được một số sự cố thường gặp;
 Nghiêm túc chấp hành nội quy, quy định của doanh nghiệp.

1 Chức năng
2 Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
3 Cách cài đặt máy photocopy
4 Cách sử dụng và thay đổi chế độ làm việc
5 Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục

112
113

Bài 6: Lắp đặt và sử dụng máy chiếu Thời gian: 8giờ


Mục tiêu:
 Nắm vững chức năng, nguyên lý hoạt động của các loại máy chiếu;
 Cài đặt, kết nối được máy chiếu với máy tính;
 Sử dụng thành thạo máy chiếu;
 Xác định được một số lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.
1 Chức năng
2 Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
3 Cách cài đặt, kết nối với máy tính
4 Cách sử dụng và thay đổi chế độ làm việc
5 Một số lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục

Bài 7: Sử dụng tổng đài điện tử Thời gian:7giờ


Mục tiêu:
 Trình bày được chức năng, nguyên lý hoạt động của tổng đài điện tử;
 Cài đặt được tổng đài;
 Sử dụng thành thạo các chế độ làm việc;
 Xác định được một số lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

1 Chức năng
2 Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
3 Cách cài đặt
4 Cách sử dụng và thay đổi chế độ làm việc
5 Một số lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục

Bài 8: Cài đặt và sử dụng các thiết bị nhớ ngoại vi và các loại card rời
Thời gian 12giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được chức năng các thiết bị nhớ ngoại vi và các loại card rời;
 Cài đặt và sử dụng thành thạo các thiết bị ngoại vi và các loại card rời;
 Xác định được một số lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

1 Chức năng
2 Phân loại
3 Lắp đặt và cài trình điều khiển

113
114

4 Cách sử dụng
5 Một số lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
Vật liệu:
 Dây cáp tín hiệu các loại;
 Mực in, Ruy băng mực;
 Giấy A4,các loại giấy dùng;
 Các mô hình bằng hình vẽ để ví dụ minh hoạ (Nếu có ).
Dụng cụ và trang thiết bị:
 Máy chiếu đa phương tiện;
 Máy vi tính;
 Các máy văn phòng;
 Các thiết bị nhớ ngoài và các loại card rời.
Học liệu:
 Tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành môn học sử dụng và vận
hành các thiết bị văn phòng thông dụng;
 Giáo trình Môn sử dụng và vận hành các thiết bị văn phòng thông dụng.
Nguồn lực khác:
Phòng học bộ sử dụng và vận hành các thiết bị văn phòng thông dụng. đủ
điều kiện học lý thuyết và thực hành.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Về kiến thức:
Được đánh giá qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm đạt được các yêu cầu sau:
 Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại thiết bị văn
phòng;
 Mô tả các bước vận hành , cài đặt các thiết bị các thiết bị văn phòng thông
dụng.
Về kỹ năng:
Đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh trong bài thực hành sử dụng và vận
hành các thiết bị văn phòng thông dụng đạt được các yêu cầu sau :
 Vận hành thành thạo các thiết bị văn phòng thông dụng;
 Cài đặt thành thạo các thiết bị;
 Xác định lỗi và biện pháp khắc phục.

Về thái độ:
Rèn luyện kỹ năng vận hành,sử dụng, cài đặt các thiết bị văn phòng cẩn
thận chu đáo.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

114
115

1. Phạm vi áp dụng chương trình


Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp
nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
 Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị văn phòng thông
dụng;
 Trình bày các thao tác vận hành các thiết bị văn phòng thông dụng;
 Xây dựng chu trình tìm ra lỗi và biện pháp khắc phục;
 Phát vấn các câu hỏi;
 Cho học sinh nghe một nội dung cụ thể và nêu câu hỏi để học sinh trả lời;
 Phân nhóm cho các học sinh trao đổi với nhau, trình bày theo nhóm.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng
dạy.
4. Sách giáo khoa và tài liệu cần tham khảo.
 Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Giáo trình tổng đài điện tử số, NXB Hà Nội; 2006;
 Dân Trí, Nhật Uy,Tài liệu hướng dẫn tra cứu máy photocopy - tập 1, NXB
Thông tin và Truyền thông, 2009;
 Dân Trí, Nhật Uy,Giáo Trình Sửa Chữa Máy Photocopy - Tập 1, NXB
Thông tin và Truyền thông, 2009;
 VN-Guide, Máy in Máy Quét, NXB Thống Kê, 2007;
 Lê Phụng Long (Biên dịch), Bảo trì và Sửa chữa máy in Laser, NXB Thanh
Niên, 2004;
 Trung Minh, Máy Camera ghi hình, NXB Giao thông vận tải, 2005;
 Lê Thành, Hướng dẫn sử dụng máy ảnh kỹ thuật số và xử lý ảnh số, NXB
Phương Đông, 2009.
 Nguyễn Nam Trung, Cấu trúc máy tính &Thiết bị ngoại vi, NXB Khoa học
kỹ thuật, 2005,

115
116

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Thiết lập, quản lý và vận hành mạng LAN
Mã số mô đun: MĐ22
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

116
117

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO CÀI ĐẶT, THIẾT KẾ, QUẢN LÝ
VÀ VẬN HÀNH MẠNG LAN
Mã số mô đun: MĐ22
Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 60 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
 Vị trí :
Mô đun được bố trí sau khi sinh viên học xong các mô đun chung, các mô
đun cơ sở chuyên ngành như Tin đại cương, Mạng máy tính.
 Tính chất:
Là mô đun chuyên ngành bắt buộc
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi học xong mô đun này, sinh viên cần đạt được các mục tiêu sau:
 Trình bày được các kiến thức cơ bản về mạng máy tính;
 Phân biệt và lựa chọn được các thiết bị mạng ;
 Trình bày được nguyên lý hoạt động của bộ chọn đường, bộ định tuyến ;
 Phân biệt được các chuẩn kết nối mạng cục bộ;
 Đọc được các bản vẽ thi công hệ thống mạng;
 Trình bày được quy trình thiết kế một hệ thống mạng;
 Cài đặt được một số hệ điều hành mạng thông dụng;
 Cấu hình được các dịch vụ mạng;
 Xây dựng được các địa chỉ IP cho một liên mạng;
 Bảo mật được dữ liệu cho hệ thống mạng;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:


1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số Thuyết hành tra
1 Tổng quan về Mạng Máy Tính 25 10 13 2
2 Mạng LAN và thiết kế mạng LAN 30 10 18 2
3 Cài đặt và quản trị hệ thống mạng 35 10 23 2
Cộng 90 30 54 6

2. Nội dung chi tiết:


Bài 1: Tổng quan về Mạng Máy Tính
Thời gian: 25 giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được quy trình thiết kế một hệ thống mạng;
 Giải thích được chức năng hoạt động của các lớp trong mô hình OSI;

117
118

 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

1. Kiến thức cơ bản


1.1. Sơ lược lịch sử phát triển
1.2. Khái niệm cơ bản
1.3. Phân biệt các loại mạng
1.4. Mạng toàn cầu Internet:
1.5. Mô hình OSI (Open Systems Interconnect)
1.6. Một số bộ giao thức kết nối mạng
2. Bộ giao thức TCP/IP
2.1. Tổng quan về bộ giao thức TCP/IP
2.2. Một số giao thức cơ bản trong bộ giao thức TCP/IP
3. Giới thiệu một số các dịch vụ cơ bản trên mạng
3.1. Dịch vụ truy nhập từ xa Telnet
3.2. Dịch vụ truyền tệp (FTP)
3.3. Dịch vụ World Wide Web
3.4. Dịch vụ thư điện tử (E-Mail)

Bài 2: Mạng LAN và thiết kế mạng LAN


Thời gian: 30giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được tiến trình thiết kế mạng LAN;
 Xây dựng và phân tích được sơ đồ thiết kế mạng LAN;
 Xây dựng được một hệ thống mạng LAN;
 Lập được hồ sơ về mạng;
 Trình bày được chức năng và cách sử dụng bộ chuyển mạch Switch ;
 Phân tích được kiến trúc mạng, phân loại được các bộ chuyển mạch;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

1. Kiến thức cơ bản về LAN


1.1. Cấu trúc tô pô của mạng
1.2. Các phương thức truy nhập đường truyền
1.3. Các loại đường truyền và các chuẩn của chúng
1.4. Hệ thống cáp mạng dùng cho LAN
1.5. Các thiết bị dùng để kết nối LAN.
1.6. Các hệ điều hành mạng
2. Công nghệ Ethernet
2.1. Giới thiệu chung về Ethernet
2.2. Các đặc tính chung của Ethernet
2.3. Các loại mạng Ethernet
3. Các kỹ thuật chuyển mạch trong LAN.

118
119

3.1. Phân đoạn mạng trong LAN


3.2. Các chế độ chuyển mạch trong LAN
3.3. Mạng LAN ảo (VLAN)
4. Thiết kế mạng LAN.
4.1. Mô hình cơ bản
4.2. Các yêu cầu thiết kế
4.3. Các bước thiết kế
5. Một số mạng LAN mẫu.

Bài 3: Cài đặt và quản trị hệ thống mạng


Thời gian: 35giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được quy trình thiết kế một hệ thống mạng;
 Thực hiện được cách đấu cáp cho các thiết bị phần cứng;
 Đọc được bản vẽ thi công mạng;
 Cài đặt được hệ điều hành và một số dịch vụ mạng;
 Cấu hình hoàn thiện một số dịch vụ mạng;
 Cấu hình được các giao thức mạng;
 Xây dựng được các phương án bảo mật mạng;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

1. Các cách bấm dây mạng


1.1. Cách chọn loại mạng
1.2. Cách chọn đầu và phân biệt đây
2. Các chi tiết cơ bản trên bản vẽ thi công mạng
2.1. Giám sát thi công mạng
2.2. Các kỹ thuật đấu nối
2.3. Các bước tiến hành thi công
2.4. Đấu nối và cấu hình phần cứng
3. Cài đặt hệ điều hành mạng
4. Cài đặt các dịch vụ mạng
5. Cài đặt các giao thức mạng
6. Quản trị, vận hành hệ thống mạng LAN
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
 Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo
 Máy tính, máy chiếu, đĩa cài đặt, các phần mềm liên quan
 Các thiết bị cần thiết cho việc thiết kế và xây dựng mạng LAN
 Câu hỏi, bài tập thực hành, phòng máy thực hành
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
 Kiểm tra lý thuyết(được đánh giá qua bài viết, vấn đáp, trắc nghiệm, tự
luận) các nội dung đã học

119
120

 Kiểm tra bài tập thực hành(được đánh giá qua các buổi thực hành bài tập tại
phòng thực hành) theo yêu cầu đạt được của từng bài học có trong mô đun
 Đánh giá trong quá trình học theo yêu cầu kiến thức và kỹ năng của mô đun
- Kiểm tra theo hình thức viết hoặc vấn đáp
 Đánh giá cuối mô đun theo đúng yêu cầu cần thiết của mô đun - Kiểm tra
theo hình thức thực hành có hỏi đáp(Thiết kế, Xây dựng và Quản lý hệ
thống mạng LAN)
 Đánh giá về thái độ thông qua các buổi học và thực hành trong toàn mô đun
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
 Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng
nghề
 Tổng thời gian thực hiện mô đun là: 90giờ
 Các giờ lý thuyết được giảng kết hợp với các giờ thực hành đan xen
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
 Hình thức giảng dạy chính của mô đun: Lý thuyết trên lớp kết hợp hướng
dẫn trực tiếp trên máy chiếu và thảo luận theo nhóm trên lớp
 Giáo viên phải căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ
các điều kiện thực hiện bài học đảm bảo chất lượng giảng dạy tốt nhất
 Các bài tập thực hành theo buổi được xây dựng bám sát theo nội dung của
từng bài học
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
 Phương pháp chọn giao thức mạng
 Phương pháp bấm dây mạng theo các chuẩn khác nhau
 Phương pháp cài đặt, thiết lập địa chỉ mạng
 Quản trị và vận hành hệ thống mạng LAN
4. Tài liệu cần tham khảo:
 TCP/IP Network Administration. Craig Hunt, O'Reilly & Associates.
 ISP Network Design. IBM.
 LAN Design Manual. BICSI.
 Mạng máy tính. Nguyễn Gia Hiểu.
 Mạng căn bản. Nhà Xuất bản Thống kê.
 www.Quantrimang.com.vn, www.3C.com.vn

120
121

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Internet
Mã số mô đun: MĐ23
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

121
122

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO INTERNET


Mã số mô đun: MĐ 23
Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 60giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ ĐUN
 Vị trí:
Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các mô đun chung như tin
học cơ sở, hệ điều hành Windows, mạng căn bản.
 Tính chất:
Là một mô đun mang tính ứng dụng thực tế cao. Giúp cho người học khai
thác được kho kiến thức khổng lồ của nhân loại.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
 Sử dụng thành thạo chức năng của một số trình duyệt web. So sánh ưu,
nhược của mỗi trình duyệt để chọn ra một trình duyệt web phù hợp với nhu
cầu của bản thân;
 Tổng hợp thông tin, tìm kiếm thông tin, tài liệu trên các trang web để phục
vụ các nhu cầu học tập, giải trí,…
 Thực hiện thành thạo các giao dịch trên mạng như bán hàng, trò chuyện
trực tuyến, quảng cáo, hội họp, diễn đàn, thư điện tử, chia sẻ tài nguyên và
sử dụng tài nguyên đã được chia sẻ trên mạng,…
 Tạo kết nối với Internet cho máy tính, điện thoại di động;
 Sử dụng thành thạo các web browser để đọc báo điện tử, tìm kiếm thông
tin, tài liệu trên mạng, trao đổi thông tin qua các diễn đàn, khai thác tài
nguyên trực tuyến, tạo các trang web cá nhân;
 Thao tác thành thạo các dịch vụ nhắn tin, trao đổi bằng các công cụ trò
chuyện trực tuyến;
 Thực hiện tốt việc trao đổi thư từ điện tử (email);
 Tải dữ liệu xuống và đẩy dữ liệu lên mạng;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ)
TT Tổng Lý Thực Kiểm
số thuyết hành tra*
1 Bài mở đầu: Tổng quan về Internet 4 2 2
2 Trình duyệt web (Web Browser) 9 3 5 1
3 Khai thác thông tin trên các báo điện tử, 9 3 6
kho dữ liệu trực tuyến
4 Tạo các trang web cá nhân, blog 10 3 6 1
5 Quản lý và gửi nhận thư điện tử 10 3 6 1
6 Công cụ trao đổi trực tuyến 8 3 5
7 Khai thác các phần mềm trực tuyến 8 3 5
8 Sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc tải dữ 12 4 7 1

122
123

liệu xuống và đẩy dữ liệu lên mạng


9 Sử dụng các công cụ tìm kiếm chuyên 20 6 13 1
dụng
Tổng 90 30 55 5
Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được
tính bằng giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:


Bài mở đầu: Tổng quan về Internet
Thời gian:4giờ
Mục tiêu
- Cài đặt logic mạng cho máy tính, thiết lập các thông số giao thức mạng, nắm
vững các khái niệm tổng quan về internet;
- Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Khái niệm về Internet


2. Kết nối Internet đến máy tính và điện thoại di động
2. 1. Kết nối hữu tuyến
2. 2. Kết nối không dây
2. 3. Các loại hình dịch vụ
2.3.1. Dịch vụ ADSL
2.3.2. Kết nối qua cổng điện thoại cố định
2.3.3. Cáp quang FTTH
2. 4. Cài đặt Logic
2.4.1. Cài đặt card mạng
2.4.2. Tạo kết nối (connection)
2.4.3. Thiết lập các thông số Internet Protocol (TCP/IP)
3. World Wide Web: Giới thiệu về dịch vụ world Wide Web
4. Thực hành:
4.1. Kết nối Internet vào máy tính bằng cáp mạng, Wireless bằng dịch vụ ADSL,
kết nối qua cổng điện thoại cố định, FTTH (Kết nối vật lý)
4.2. Sau khi đã kết nối vậy lý, cài đặt card mạng, tạo kết nối, thiết lập các thông
số Internet Protocol
4.3. Kiểm tra xem mạng đã hoạt động chưa

Bài 1: Trình duyệt web


Thời gian: 9giờ
Mục tiêu:
- Sử dụng thành thạo chức năng của một số trình duyệt web hiện thời;
- Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.
1. Giới thiệu về các trình duyệt web hiện hành
1.1. Khái niệm về web browser
1.2. Một số web browser thông dụng:

123
124

1.2.1. Internet Explorer


1.2.2. Apple Safari
1.2.3. Fire Fox
1.2.4. Netscape
2. Tìm hiểu chức năng của một số trình duyệt điển hình (Internet Explorer)
1. Thiết lập các thông số trong Internet Option
2. Thanh địa chỉ Address bar
3. Các chức năng trên thanh công cụ
4. Lưu danh mục các trang web yêu thích
5. Lần lại các trang web đã duyệt bằng công cụ History
6. Download nội dung trang web
3. Duyệt Web:
3.1. Giới thiệu các nhóm trang web: (.edu, .gov, .net, .com, .org,…)
3.2. Giới thiệu một số địa chỉ web Việt nam, thế giới
3.3. Cách duyệt một trang web
4. Thực hành:
1. Cài đặt các trình duyệt web Fire Fox, Apple Safari
2. Thiết lập thông số cho các trình duyệt vừa cài: Home page, Chặn các website
đen, …
3. Duyệt một số website tin tức: vietnamnet.vn, vnexpress.net,
quantrimang.com, các trang web của các trường đại học ở Việt Nam, các trang
web chính phủ, các trang web thương mại…
4. Lưu các trang web yêu thích vào danh mục bookmark, favorite.
5. Sử dụng công cụ history để kiểm tra trong ngày hôm nay mình đã duyệt bao
những website nào

Bài số 2: Khai thác thông tin trên các báo điện tử, kho dữ liệu trực tuyến
Thời gian:9giờ
Mục tiêu:
-Thao tác thành thạo các kỹ năng khai thác thông tin trên mạng và tham gia
các diễn đàn để trao đổi kinh nghiệm trong học tập, công tác, sở thích;
- Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Tìm kiếm thông tin trên các báo điện tử, kho dữ liệu trực tuyến
1.1. Giới thiệu một số địa chỉ báo điện tử Việt Nam, thế giới
1.2. Tìm kiếm thông tin trên báo điện tử
1.3. Tìm kiếm thông tin trên kho dữ liệu trực tuyến
2. Khai thác thông tin
2.1. Các kỹ năng khai thác thông tin
2.2. Sao chép, in ấn thông tin trên các báo điện tử
2.3. Phân loại thông tin
3. Tham gia các diễn đàn:
3.1. Giới thiệu một số diễn đàn theo chủ để
3.2. Đăng ký làm thành viên của một diễn đàn
3.3. Gửi bài viết tham gia thảo luận lên diễn đàn

124
125

4. Thực hành:
4.1. Duyệt các trang web báo điện tử Việt nam, thế giới,…
4.2. Tìm kiếm thông tin mà mình cần trên các trang web, trên kho dữ liệu trực
tuyến
4.3. Download các thông tin vừa tìm được về máy
4.4. Phân loại thông tin
4.5. Đăng ký làm thành viên của một diễn đàn CNTT
4.6. Gửi bài viết tham gia thảo luận trên diễn đàn, kiểm tra xem bài viết của
mình đã được đưa lên diễn đàn chưa

Bài số 3: Tạo các trang web cá nhân, blog


Thời gian: 10giờ
Mục tiêu:
- Tạo được các trang web cá nhân, tài khoản người dùng trên các trang web
cung cấp miễn phí các dịch vụ này;
- Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Tạo tài khoản cá nhân


1.1. Tìm hiểu về blog, trang cá nhân
1.2. Tạo tài khoản cá nhân trên Facebook, Multiply,...
2. Tuỳ biến giao diện
2.1. Thiết lập lại các thông tin cá nhân
2.2. Thiết lập lại các tuỳ biến giao diện cho blog
3. Tạo các bài viết
3.1. Viết các bài viết trong các trang cá nhân, blog
3.2. Đưa các thông tin ở các trang web về trang cá nhân, blog
4. Tạo Album ảnh, video
4.1. Tạo các Album ảnh, upload các ảnh có trong máy lên album
4.2. Tạo các Album Video, upload các đoạn video vào album
5. Tạo kết nối với các cá nhân khác
5.1. Tìm kiếm, thêm bạn bè mới vào contact list
5.2. Trao đổi message với bạn bè trong contact list
5.3. Xem blog, trang cá nhân của bạn bè
6. Thực hành:
6.1. Tạo tài khoản cá nhân trên một trang web cung cấp dịch vụ
6.2. Thiết lập lại tuỳ biến giao diện cho trang cá nhân với tài khoản vừa tạo
6.3. Post các bài viết của cá nhân, tạo liên kết với các trang tin tức khác
6.4. Tạo Album và upload ảnh, video lên các album vừa tạo
6.5. Thăm các trang cá nhân, blog của bạn bè
6.6. Thêm bạn bè vào contact và trao đổi message với bạn bè

Bài 4: Quản lý, gửi nhận thư điện tử


Thời gian:10giờ

125
126

Mục tiêu:
- Tạo thành thạo một hòm thư điện tử, gửi, nhận và quản lý các thư điện tử
trong hòm thư của mình;
- Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Nguyên tắc hoạt động của một giao dịch thư điện tử
2. Lựa chọn phần mềm quản lý, gửi nhận thư điện tử, thiết lập các thông số
2.1. Outlook Express
2.1.1. Cài đặt outlook express
2.1.2. Giao diện outlook express
2.1.3. Thiết lập các tham số trong outlook express
3. Gửi nhận thư điện tử:
3.1. Gửi thư điện tử
3.2. Nhận thư điện tử
3.3. Chuyển tiếp một lá thư điện tử
4. Sử dụng tài khoản cá nhân (miễn phí) được hỗ trợ bởi các trang web để quản
lý, gửi nhận thư điện tử
4.1. Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ: (Google với Gmail, Yahoo,…)
4.2. Tạo tài khoản cá nhân
4.2.1. Thiết lập các thông số cho tài khoản cá nhân
4.2.2. Tạo mới và gửi thư
4.2.3. Trả lời và chuyển tiếp một lá thư
4.2.4. Nhận và quản lý thư
4.3. Chặn thư rác, thư quảng cáo
5. Thực hành:
5.1. Cài đặt outlook express, tìm hiểu về giao diện outlook express, thiết lập các
tham số
5.2. Soạn một lá thư điện tử và gửi cho bạn. Kiểm tra hộp inbox xem có thư
mới không, nếu có, đọc thư mới đó
5.3. Chuyển tiếp một trong những lá thư trong inbox
5.4. Tạo một tài khoản cá nhân ở yahoo hoặc Gmail
5.5. Thiết lập các thông số cá nhân
5.6. Viết một lá thư và gửi cho bạn bè
5.7. Kiểm tra xem có thư đến không, mở hộp thư đến (Inbox), kiểm tra các thư
đã gửi (sent)
5.8. Thiết lập các thông số để chặn thư rác, spam,…

Bài 5: Công cụ trao đổi trực tuyến


Thời gian: 8giờ
Mục tiêu:
- Sử dụng thành thạo các công cụ trao đổi trực tuyến như Yahoo Messenger,
Skype, …;
- Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Giới thiệu các công cụ trao đổi trực tuyến thông dụng

126
127

1.1. Yahoo Messenger


1.2. Skype
2. Tạo tài khoản cá nhân
2.1. Tạo tài khoản cá nhân ở Yahoo messenger
2.2. Tạo tài khoản cá nhân ở Skype
3. Quản lý danh sách các tài khoản của bạn bè, đối tác
3.1. Thêm mới một tài khoản vào contact list
3.2. Xoá các tài khoản khỏi contact list
3.3. Từ chối nhận thông điệp từ các contact (ignore)
4. Trao đổi thông tin
4.1. Trao đổi các text message
4.2. Trao đổi Webcamera
4.3. Trao đổi tệp tin
4.4. Trao đổi voice
4.5. Chơi trò chơi trực tuyến
5. Thực hành:
5.1. Tạo tài khoản cá nhân ở yahoo
5.2. Cài đặt yahoo messenger, Skype
5.3. Tạo tài khoản cá nhân ở Skype
5.4. Quản lý contact list
5.5. Trao đổi thông tin dưới mọi hình thức có thể ở yahoo messenger và Skype

Bài 6: Khai thác các phần mềm trực tuyến và các trang web trực tuyến
Thời gian: 8giờ
Mục tiêu:
- Khai thác thành thạo các tính năng ưu việt của các phần mềm trực tuyến;
- Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Giới thiệu về các phần mềm trực tuyến hiện hành


1.1. Phần mềm học trực tuyến
1.2 .Phần mềm tra cứu điểm thi trực tuyến
2. Phần mềm tra cứu danh bạ trực tuyến
2.1. Phần mềm tra cứu từ điển trực tuyến
2.2. Mua bán hàng trực tuyến
3. Tìm hiểu các chức năng của phần mềm
3.1. Các chức năng của phần mềm học trực tuyến
3.2. Các chức năng của phần mềm tra cứu điểm thi trực tuyến
3.3. Các chức năng của phần mềm tra cứu danh bạ trực tuyến
3.4. Các chức năng của phần mềm tra cứu từ điển trực tuyến
3.5. Các chức năng của phần mềm mua bán hàng trực tuyến
4. Sử dụng phần mềm
4.1. Cài đặt phần mềm
4.2. Cài đặt các phần mềm hỗ trợ
4.3. Sử dụng phần mềm
5. Các trang web trực tuyến:

127
128

5.1. Trang mua bán qua mạng: (Ebay.com, Amazon.com,…)


5.2. Trang tra cứu từ điển (Vdict.com)
6.Thực hành:
6.1. Tìm hiểu các phần mềm trực tuyến đã được giáo viên giới thiệu
6.2. Tìm hiểu chức năng của phần mềm học trực tuyến, tra từ điển trực tuyến,
tra cứu điểm thi trực tuyến
6.3. Cài đặt phần mềm học trực tuyến, tra từ điển trực tuyến
6.4. Duyệt các trang web học hỗ trợ chức năng học trực tuyến, tra cứu điểm thi
trực tuyến, tra cứu từ điển trực tuyến, mua bán hàng qua mạng

Bài 7: Sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc tải dữ liệu xuống và đẩy dữ liệu
lên mạng
Thời gian:12giờ
Mục tiêu:
- Sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ download và upload, cách download
và upload dữ liệu trên Internet;
- Hình thành phương pháp làm việc theo nhóm,nhận thức vấn đề một cách khoa
học logic.

1. Giới thiệu một số phần mềm điển hình


1.1. BitComet
1.2. Internet Download Manager
1.3. Upload Manager,…
2. Giới thiệu một số website hỗ trợ download và upload dữ liệu
2.1. Một số trang web hỗ trợ Upload, Download như: RapidShare.com,
ShareOnAll.com, TinyLoad.com,…
2.2. Đăng ký tài khoản
2.3. Upload dữ liệu
2.4. Download dữ liệu
3. Tìm hiểu phần mềm
3.1. Cài đặt phần mềm
3.2. Các chức năng của phần mềm
4. Thiết lập các thông số cấu hình
5. Kiểm tra và chạy thử
6. Thực hành
6.1. Cài đặt các phần mềm hỗ trợ download, upload dữ liệu
6.2. Sử dụng các phần mềm vừa cài đặt để upload, download dữ liệu trên
internet
6.3. Tạo tài khoản cá nhân trên các website hỗ trợ upload, download dữ liệu
6.4. Upload, Download dữ liệu lên internet thông qua các tài khoản vừa tạo
7. Kiểm tra

Bài 8: Sử dụng các công cụ tìm kiếm chuyên dụng


Thời gian:20giờ

128
129

Mục tiêu:
- Sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm chuyên biệt, các cách tìm kiếm dữ
liệu nâng cao, tìm kiếm theo chủ để, Google Map;
- Hình thành phương pháp làm việc theo nhóm,nhận thức vấn đề một cách khoa
học logic.

1. Giới thiệu các trang web tìm kiếm điển hình hiện hành
1.1. Thế giới: Google.com, yahoo.com,...
1.2. Việt nam: Vietseek.vn. van, socbay.com,…
2. Giới thiệu các công cụ tìm kiếm bản đồ
2.1. Giới thiệu về Google Map
2.2. Google Earth
2.3. Google StreetView
2.4. Cách tìm kiếm qua hình ảnh chụp từ vệ tinh của Google Map
3. Tìm kiếm theo chủ đề
3.1. Tìm kiếm Video
3.2. Tìm kiếm ảnh
3.3. Tìm kiếm địa điểm
3.4. Tìm kiếm website
4. Sử dụng các tính năng tìm kiếm cao cấp
4.1. Tìm kiếm chính xác theo cụm từ
4.2. Tìm kiếm theo định dạng tệp tin
4.3. Tìm kiếm theo ngôn ngữ
4.4. Tìm kiếm theo khu vực
4.5. Tìm kiếm theo thời gian
5. Thực hành:
5.1. Duyệt các trang web tìm kiếm, tìm kiếm một số thông tin muốn biết
5.2. Cài đặt Google Earth
5.3. Tìm kiếm địa điểm bằng Google Earth, Google map, Google Street View
5.4. Tìm kiếm MP3, Video, picture, địa chỉ, web
5.5. Tìm kiếm tài liệu theo định dạng tệp tin
5.6. Tìm kiếm theo ngôn ngữ
5.7. Tìm kiếm theo khu vực
5.8. Tìm kiếm theo thời gian
6. Kiểm tra
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
 Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo
 Mô hình học cụ: Máy tính có kết nối internet, máy chiếu
 Câu hỏi, bài tập thực hành
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
 Kiểm tra lý thuyết các nội dung đã học
 Thường xuyên kiểm tra kết quả thực hành
 Đánh giá trong quá trình học; kiểm tra theo hình thức: Thực hành
 Đánh giá cuối mô đun: Thực hành

129
130

VI.HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH


1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề
và trung cấp nghề. Tổng thời gian thực hiện mô đun là 90 giờ, giáo viên giảng
các giờ lý thuyết và đan xen các giờ thực hành
2. Hướng dẫn một số điểm chính của mô đun:
Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị trước khi lên lớp, đặc điểm
của mô đun là tính ứng dụng thực tế cao nên có thể kết nối internet với máy và
thực hành luôn các thao tác ngay sau khi giảng dạy lý thuyết. Các bài tập thực
hành được xây dựng theo nội dung của từng chương
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
 Web Browser
 Khai thác thông tin trên các báo điện tử, kho dữ liệu trực tuyến
 Tạo các trang web cá nhân, blog
 Quản lý, gửi nhận thư điện tử
 Công cụ trao đổi trực tuyến
 Khai thác các phần mềm trực tuyến
 Sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc tải dữ liệu xuống và đẩy dữ liệu lên
mạng
 Sử dụng các công cụ tìm kiếm chuyên dụng
4. Tài liệu tham khảo:
 Hà Thành, Trí Việt,Làm quen với Internet, NXB văn hoá thông tin, 2009.
 Cao Minh Trí, 5 bài thực hành nhanh để gửi và nhận email, NXB Thống
kê, 2005.
 Nguyễn Phương, Bài tập thực hành sử dụng mạng Internet, Email, Chat,
NXB thống kê, 2003.
 Nguyễn Minh Thư, Hướng dẫn sử dụng Internet, NXB thống kê, 2004
 Nguyễn Tiến, 9000 địa chỉ Internet uy tín cần thiết trong nước và quốc tế,
NXB thống kê, 2004

130
131

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Internet
Mã số mô đun: MĐ24
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

131
132

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO LẬP TRÌNH MACRO (VBA)


TRÊN MS OFFICE

Mã số mô đun: MĐ24
Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 45 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
 Vị trí:
Mô đun được bố trí sau khi học sinh đã học xong giai đoạn 1. Đã học các
mô đun của Microsoft Office
 Tính chất:
Là mô đun lý thuyết và thực hành chuyên ngành bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi học xong mô đun này. Học sinh có khả năng :
 Trình bày được cấu trúc và chức năng của các kiểu dữ liệu, các lệnh trên
VBA;
 Sử dụng ngôn ngữ lập trình VBA xây dựng các ứng dụng đơn giản hoá các
thao tác văn phòng;
 Sử dụng được các cấu trúc điều khiển để lập trình;
 Sử dụng các đối tượng và gắn sự kiện với các đối tượng đó khi xây dựng
các ứng dụng;
 Xây dựng được các Macro tương ứng với mỗi trình ứng dụng (Microsoft
Word, Microsoft Excel, Microsoft Access);
 Hình thành phương pháp làm việc theo nhóm,nhận thức vấn đề một cách
khoa học logic.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN :


1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian :
Thời gian
Số
Tên chương mục Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra
1 Bài mở đầu: Tổng quan về ngôn ngữ VBA. 2 2 0 0
2 Cơ bản về ngôn ngữ lập trình VBA 11 2 8 1
Lập trình tạo các Macro hỗ trợ cho các
3 công việc xử lý trên bảng tính bằng phần 15 3 11 1
mềm Microsoft Excel
Lập trình tạo các Macro hỗ trợ công việc
4 13 3 9 1
soạn thảo bằng phần mềm Microsoft Word
5 Tạo Macro bằng phần mềm Access 19 5 12 2
Cộng 60 15 40 5

2. Nội dung chi tiết:


Bài mở đầu: Tổng quan về ngôn ngữ VBA

132
133

Thời gian:2 giờ


1. Giới thiệu về VBA
2. Đặc điểm của VBA
3. Cấu trúc một dự án VBA
4. Môi trường phát triển tích hợp VBA IDE

Bài 1: Cơ bản về ngôn ngữ lập trình VBA


Thời gian:11giờ
Mục tiêu:
 Nắm được cấu trúc và chức năng của các kiểu dữ liệu cơ bản;
 Nắm được cú pháp và chức năng các lệnh ;
 Nắm được các từ khoá xây dựng kiểu dữ liệu có cấu trúc;
 Nắm được các từ khoá xây dựng xây dựng hàm, thủ tục;
 Biết được các kiểu dữ liệu và cấu trúc điều khiển;
 Biết cách sử dụng các đối tượng, hàm, các câu lệnh để cánh báo lỗi;
 Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.

1. Những qui định về cú pháp


2. Các trợ giúp về cú pháp trong quá trình viết mã lệnh
3. Tính năng gợi nhớ và tự hoàn thiện mã lệnh
4. Từ khoá trong VBA
5. Các kiểu dữ liệu cơ bản
6. Khai báo biến trong VBA
7. Các toán tử và hàm thông dụng
8.Các cấu trúc điều khiển
9. Chương trình con
10. Các hộp thoại thông dụng
11. Gỡ lỗi và bẫy lỗi trong VBA IDE
12. Thực hành
13. Kiểm tra

Bài 2: Lập trình tạo các Macro hỗ trợ cho các công việc xử lý trên bảng tính
bằng phần mềm Microsoft Excel.
Thời gian:15 giờ
Mục tiêu:
 Nắm được khái niệm về Macro trong Microsoft Excel;
 Biết cách tạo và sử dụng Macro bằng VBA trong Microsoft Excel;
 Nắm được hệ thống các đối tượng và sự kiện của các đối tượng trong
Excel;
 Nắm được các kỹ thuật cung cấp dữ liệu cho Macro;
 Khái niệm về Macro trong Microsoft Excel;
 Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.

133
134

1. Quản lý Macro
2. Sử dụng Macro
3. Thao tác với các đối tượng của VBA trong Microsoft Excel
5. Cung cấp dữ liệu cho các Macro
5. Thực hành
6. Kiểm tra

Bài 3: Lập trình tạo các Macro hỗ trợ cho các công việc soạn thảo văn bản
bằng phần mềm Microsoft word
Thời gian:13 giờ
Mục tiêu:
 Nắm được khái niệm về Macro trong Microsoft Word;
 Biết cách tạo và sử dụng Macro bằng VBA trong Microsoft Word;
 Nắm được hệ thống các đối tượng và sự kiện của các đối tượng trong Word;
 Nắm được các kỹ thuật cung cấp dữ liệu cho Macro;
 Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.

1. Khái niệm về Macro trong Microsoft Word


2. Quản lý Macro
3. Sử dụng Macro
4. Thao tác với các đối tượng của VBA trong Microsoft Word
5. Cung cấp dữ liệu cho các Macro
6. Thực hành
7. Kiểm tra

Bài 4: Tạo Macro bằng phần mềm Access


Thời gian:19 giờ
Mục tiêu:
 Nắm được khái niệm về Macro trong Microsoft Access;
 Biết cách tạo và sử dụng Macro bằng VBA trong Microsoft Access;
 Nắm được hệ thống các đối tượng và sự kiện của các đối tượng trong trong
Microsoft Access;
 Nắm được các kỹ thuật cung cấp dữ liệu cho Macro;
 Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.

1. Khái niệm về Macro trong Microsoft Access


2. Làm việc với Macro
3. Thao tác với Macro trong Microsoft Access
4. Thiết lập điều kiện cho Macro
5. Tạo Macro gộp nhóm

134
135

6. Gắn kết Macro theo các biến cố


7. Làm việc với Form và các điều khiển
8. Thực hành
9. Kiểm tra
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
Vật liệu:
Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo
Dụng cụ và trang thiết bị:
 Máy chiếu
 Máy tính
Học liệu:
 Tài liệu hướng dẫn bài học
 Bài tập thực hành mô đun.
Nguồn lực khác
Phòng học bộ môn lập trình VBA đủ điều kiện máy tính và phần mềm thực
hành.

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:


Kiểm tra đánh giá trước khi thực hiện mô đun:
Được đánh giá qua các bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận,
thực hành đạt các yêu cầu của mô đun:
Kiểm tra đánh giá trong khi thực hiện mô đun:
Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực
hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ
năng và thái độ. Yêu cầu phải đạt được các mục tiêu từng bài học có trong mô
đun.
Kiểm tra sau khi kết thúc mô đun:
 Về kiến thức:
Được đánh giá qua các bài viết, kiểm tra, vấn đáp trực tiếp hoặc trắc nghiệm
tự luận đạt được các yêu cầu sau:
 Hiểu được ý nghĩa, công dụng của ngôn ngữ lập trình VBA trong Office.
 Hiểu được cách thức lập trình bằng ngôn ngữ VBA
 Nắm được cách khai báo các biến, hàm và toán tử trong VBA
 Có khả năng sử dụng được các cấu trúc điều khiển để lập trình
 Nắm được hệ thống các đối tượng và sự kiện của các đối tượng trong mỗi
trình ứng dụng.
 Xây dựng được các Macro tương ứng với mỗi trình ứng dụng (Microsoft
Word, Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint, Microsoft Access)
 Về kỹ năng:

135
136

Được đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp thao tác trên máy, qua quá trình thực
hiện, qua chất lượng sản phẩm, đạt các yêu cầu sau:
 Hiểu được cách thức sử dụng ngôn ngữ lập trình VBA tạo các Macro
 Khai báo và sử dụng được các biến, hàm , các toán tử
 Sử dụng các cấu trúc điều khiển để lập trình
 Về thái độ:
Được đánh giá trong quá trình học tập, đạt các yêu cầu sau:
 Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc.
 Có tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp
nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng
dạy.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
 Nắm được cấu trúc của một chương trình viết bằng VBA
 Nắm được cú pháp và chức năng các lệnh
 Biết cách sử dụng các đối tượng, hàm, các câu lệnh.
4. Tài liệu cần tham khả:
 Richard Shepherd, Excel VBA Macro Programming, McGraw - Hill 2004;
 Duane Birnbaum, Excel VBA Macro Programming;
 John Low, Word 2003 Visual Basic Programming,2005.

136
137

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Bảo trì hệ thống máy tính
Mã số mô đun: MĐ25
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

137
138

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẢO TRÌ HỆ THỐNG MÁY


TÍNH

Mã số mô đun: MĐ25
Thời gian mô đun: 90giờ; (Lý thuyết: 30giờ; Thực hành: 60giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
 Vị trí:
Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các mô đun chung, các mô
đun cơ sở chuyên ngành như Tin học và Phần cứng máy tính.
 Tính chất:
Là mô đun chuyên ngành bắt buộc
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi học xong mô đun này, học sinh cần đạt được các mục tiêu sau:
 Trình bày được các kiến thức cơ bản về cấu trúc, hệ thống máy tính;
 Trình bày được nguyên lý hoạt động của toàn bộ hệ thống máy tính;
 Tháo, lắp hoàn thiện một hệ thống máy tính;
 Bảo trì hoàn thiện một hệ thống máy tính;
 Phân vùng được ổ cứng theo yêu cầu của hệ thống;
 Cài đặt được Hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng hiện nay;
 Chuẩn đoán và khắc phục được một số sự cố máy tính cơ bản;
 Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số Thuyết hành tra
1 Giới thiệu tổng quan về Cấu trúc máy tính 1 1 0 0
2 Lắp ráp bảo trì máy tính 20 5 14 1
3 Thiết lập CMOS 5 1 4 0
4 Ổ đĩa cứng và phân vùng ổ cứng 10 4 5 1
5 Cài đặt Hệ điều hành 17 7 9 1
6 Cài đặt Driver 5 1 4 0
7 Cài đặt và gỡ bỏ phần mềm 20 5 13 2
8 Bảo vệ, sao lưu và phục hồi hệ thống 12 6 5 1
Cộng 90 30 54 6

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Giới thiệu tổng quan về cấu trúc máy tính


Thời gian: 1giờ
Mục tiêu:
 Trình bày các khái niệm về máy tính và cấu trúc máy tính;

138
139

 Trình bày Nguyên lý hoạt động của hệ thống máy tính;


 Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.

1. Các khái niệm cơ bản


1.1. Phần cứng
1.2. Phần mềm
1.3. Phân loại máy tính
2. Cấu trúc máy tính
2.1. Thiết bị nhập
2.2. Thiết bị xử lý
2.3. Thiết bị lưu trữ
2.4. Thiết bị xuất

Bài 2: Lắp ráp - Bảo trì máy tính


Thời gian: 20giờ
Mục tiêu:
 Biết lựa chọn thiết bị để đáp ứng yêu cầu công việc;
 Lắp ráp được một máy vi tính hoàn chỉnh theo cấu hình lựa chọn;
 Tháo rời toàn bộ các thiết bị đảm bảo an toàn;
 Bảo trì và giải quyết các sự cố cơ bản khi hệ thống có trục trặc;
 Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.

1. Chuẩn bị
2. Các bước lắp ráp
3. Đấu nối các thiết bị ngoại vi
4. Khởi động và kiểm tra
5. Bảo trì phần cứng và hệ thống
6. Thực hành
6.1. Bài 1: Lắp ráp hệ thống máy tính hoàn chỉnh
6.2. Bài 2: Tháo rỡ các thiết bị của máy tính
6.3. Bài 3: Bảo trì phần cứng và hệ thống máy tính
7. Kiểm tra

Bài 3: Thiết lập CMOS


Thời gian: 5giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được CMOS là gì;
 Giải thích được các thông tin chính của CMOS;
 Thiết lập được các thông số theo đúng yêu cầu của hệ thống;
 Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.

1. CMOS là gì ?

139
140

2. Thiết lập CMOS


2.1. CMOS của MainBoard thông dụng
2.2. CMOS của máy Compaq
2.3. CMOS của máy Dell
3. Thực hành
3.1. Bài 1: Tìm hiểu về CMOS của các loại MainBoard hiện hành
3.2. Bài 2: Thiết lập cấu hình CMOS theo yêu cầu hệ thống

Bài 4: Ổ cứng và phân vùng ổ cứng


Thời gian: 10giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được khái niệm, tính năng và hoạt động của ổ cứng máy tính;
 Giải thích được thế nào là phân vùng của ổ cứng;
 Thực hiện hoàn thiện các thao tác phân vùng trên ổ cứng;
 Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.

1. Khái niệm về phân vùng


2. Khái niệm về FAT
3. Phân vùng ổ đĩa cứng
4. Thực hành
4.1. Bài 1: Tạo các phân vùng trên ổ cứng bằng FDISK
4.2. Bài 2: Tạo các phân vùng trên ổ cứng bằng PQMagic
5. Kiểm tra
Bài 5: Cài đặt Hệ Điều Hành
Thời gian: 15giờ
Mục tiêu:
 Tạo được các phân vùng trên ổ cứng để cài HĐH phù hợp;
 Trình bày được trình tự của quá trình cài đặt một hệ điều hành;
 Cài đặt hoàn chỉnh một hệ điều hành Windows;
 Giải quyết được các sự cố thường gặp khi cài đặt;
 Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.

1. Chuẩn bị cài đặt


2. Các bước cài đặt
2.1. Khởi động cài đặt
2.2. Chọn phân vùng cài đặt
2.3. Copy dữ liệu
2.4. Nhận dạng thiết bị
2.5. Chọn ngôn ngữ sử dụng
2.6. Nhập thông tin cá nhân
2.7. Nhập CDKey
2.8. Nhập tên máy và mật khẩu quản trị
2.9. Thiết lập ngày giờ hệ thống

140
141

2.10. Cấu hình mạng


2.11. Hoàn tất cài đặt
3. Cài đặt một số HĐH khác
4. Thực hành
4.1. Bài 1: Chuẩn bị thiết bị và HĐH cần cài đặt
4.2. Bài 2: Cài đặt HĐH Windows 2000ADServer
4.3. Bài 3: Cài đặt HĐH Windows 2000Pro
Kiểm tra

Bài 6: Cài đặt DRIVER Thời gian: 5giờ


Mục tiêu:
 Hiểu được Driver là gì?, Hệ thống cần Driver để làm gì
 Cài đặt được các trình điều khiển thiết bị cần thiết;
 Thiết lập được cấu hình phần cứng cho hệ thống;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Driver là gì?
2. Quản lý và điều khiển thiết bị
3. Cài đặt Driver
4. Xem cấu hình máy
4.1. Thông tin hệ thống
4.2. Thông tin về Card VGA
4.3. Thông tin về Card Sound
5. Thực hành
5.1. Bài 1: Thao tác với các loại cấu hình máy tính
5.2. Bài 2: Cài đặt các trình điều khiển cho thiết bị

Bài 7: Cài đặt và gỡ bỏ phần mềm


Thời gian: 20giờ
Mục tiêu:
 Lựa chọn được các phần mềm phù hợp để cài đặt cho hệ thống;
 Trình bày được quy trình chung để cài đặt một phần mềm ứng dụng;
 Thực hiện thành thạo cách cài đặt một số phần mềm ứng dụng thông dụng;
 Biết cách bổ sung hay gỡ bỏ một phần mềm ứng dụng;
 Giải quyết được các sự cố thường gặp trong quá trình cài đặt;
 Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.

1. Tổ chức dữ liệu của Windows


1.1. Quy cách tổ chức thư mục và các tập tin hệ thống
1.2. Lời khuyên cho người sử dụng
2. Hướng dẫn cài đặt các phần mềm thông dụng
2.1. Giới thiệu các phần mềm thông dụng
2.2. Quy trình cài đặt một phần mềm ứng dụng

141
142

2.3. Cài đặt bộ MS OFFICE


2.4. Cài đặt bộ gõ Vietkey
2.5. Cài đặt một số phần mềm ứng dụng khác
2.6. Gỡ bỏ các ứng dụng
3. Thực hành
3.1. Bài 1: Tổ chức thư mục và lưu dữ liệu
3.2. Bài 2: Cài đặt một số phần mềm thông dụng
3.2.1. Office 2003
3.2.2. Vietkey 2000/Unikey
3.2.3. Winrar/Winzip
3.2.4. MTD2009
3.2.5. Muntimedia
3.3. Bài 3: Gỡ bỏ một số phần mềm đã cài đặt
Kiểm tra

Bài 8: Bảo vệ - Sao lưu - Phục hồi hệ thống


Thời gian: 10giờ
Mục tiêu:
 Giải thích được tại sao phải Bảo vệ - Sao lưu - Phục hồi dữ liệu cho HT;
 Trình bày được mục đích của việc sao lưu và phục hồi dữ liệu;
 Thực hiện được việc sao lưu và phục hồi dữ liệu cho hệ thống;
 Thao tác thành thạo một số phần mềm sao lưu và phục hồi hệ thống;
 Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.

1. Chuẩn bị
2. Sao lưu và phục hồi hệ thống
2.1. Sao lưu hệ thống với phần mềm Norton Ghost
2.2. Phục hồi hệ thống với phần mềm Norton Ghost
3. Bảo vệ hệ thống
3.1. Cài đặt và gỡ bỏ phần mềm DeepFreeze
3.2. Bảo vệ hệ thống với phần mềm DeepFreeze
4. Thực hành
4.1. Bài 1: Thao tác sao lưu hệ thống với Norton Ghost
4.2. Bài 2: Thao tác phục hồi hệ thống với Norton Ghost
4.3. Bài 3: Thao tác cài đặt và gỡ bỏ DeepFreeze
4.4. Bài 4: Thao tác đóng băng ổ cứng với DeepFreeze
Kiểm tra
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
 Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo
 Máy tính, máy chiếu, đĩa cài đặt, các phần mềm liên quan
 Các thiết bị cần thiết cho việc tháo lắp và bảo trì hệ thống
 Câu hỏi, bài tập thực hành, phòng máy thực hành
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

142
143

 Kiểm tra lý thuyết(được đánh giá qua bài viết, vấn đáp, trắc nghiệm, tự
luận) các nội dung đã học
 Kiểm tra bài tập thực hành(được đánh giá qua các buổi thực hành bài tập tại
phòng thực hành) theo yêu cầu đạt được của từng bài học có trong mô đun
 Đánh giá trong quá trình học theo yêu cầu kiến thức và kỹ năng của mô đun
- Kiểm tra theo hình thức viết hoặc vấn đáp
 Đánh giá cuối mô đun theo đúng yêu cầu cần thiết của mô đun - Kiểm tra
theo hình thức thực hành có hỏi đáp(Lắp ráp, Cài đặt hoặc bảo trì hệ thống)
 Đánh giá về thái độ thông qua các buổi học và thực hành trong toàn mô đun
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
 Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp
Nghề
 Tổng thời gian thực hiện mô đun là: 90giờ
 Các giờ lý thuyết được giảng kết hợp với các giờ thực hành đan xen
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
 Hình thức giảng dạy chính của mô đun: Lý thuyết trên lớp kết hợp hướng
dẫn trực tiếp trên máy chiếu và thảo luận theo nhóm trên lớp
 Giáo viên phải căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ
các điều kiện thực hiện bài học đảm bảo chất lượng giảng dạy tốt nhất
 Các bài tập thực hành theo buổi được xây dựng bám sát theo nội dung của
từng bài học
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
 Cấu trúc và hoạt động của các thiết bị bên trong máy tính
 Lắp ráp và bảo trì hệ thống máy tính
 Cài đặt hệ điều hành Windows và các phần mềm ứng dụng
 Cài đặt các trình điều khiển thiết bị
 Bảo vệ, sao lưu và phục hối dữ liệu
4. Tài liệu cần tham khảo:
 Võ Văn Thành, Thế giới bên trong máy vi tính, Nhà xuất bản Thống kê,
1996;
 Trần Quang Vinh, Cấu trúc máy vi tính, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997;
 Tống Văn Ơn, Giáo trình Cấu trúc máy tính, Nhà xuất bản Giáo dục, 2000;
 Hoàng Thanh-Quốc Việt, Phần cứng máy tính, Nhà xuất bản Thống kê,
2000.

143
144

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Công nghệ đa phương tiện
Mã số mô đun: MĐ26
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

144
145

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ ĐA PHƯƠNG


TIỆN
Mã số mô đun: MĐ 22
Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 15giờ; Thực hành: 75giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
 Vị trí:
Là mô đun chuyên môn về Công nghệ đa phương tiện, mô đun được bố trí
sau khi học sinh học xong các mô đun chung.
 Tính chất:
Ứng dụng các sản phẩm phần mềm như chụp, quay, ghi âm, chỉnh sửa âm
thanh, chỉnh sửa video, dựng film, tạo đĩa, ... là mô đun chuyên ngành bắt buộc
để phục vụ cho các ứng dụng thực tiễn vào việc biên soạn chương trình, giáo
trình, dựng film theo yêu cầu ...
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
 Sử dụng thành thạo các phần mềm đã học từ đó tạo kỹ năng trong các bài
tập thực hành cũng như các sản phẩm phần mềm xuất hiện trên thị trường,
có thể áp dụng vào thực tiễn.
 Sử dụng thành tốt các phần mềm như SnagIt, Gold Wave, Ulead Video
Studio, .... để xây dựng dự án từ mức quy mô nhỏ đến mức vừa và lớn;
 Ứng dụng công nghệ đa phương tiện vào cuộc sống hàng ngày;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN


1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
Số Tên các bài trong mô đun
TT Tổng Lý Thực Kiểm
thuyết hành tra*
1 Bài mở đầu 1 1 0 0
Các khái niệm và định nghĩa về
2
Multimedia 2 1 1 0
3 Tổng quan về phát triển đa phương tiện 2 1 1 0
Pha viết kịch bản và lên kế hoạch dữ liệu,
4
sản xuất đa phương tiện 3 1 2 0
5 Tổng quan về các phần mềm Capture 7 1 6 0
6 Các chức năng chính trong SnagIt 12 1 10 1
7 Tổng quan về các phần mềm ghi âm 5 1 4 0
8 Giới thiệu tổng quan về Goldwave 5.12 9 1 8 0
9 Các chức năng chính trong Goldwave 11 1 8 2
10 Giới thiệu ch ệương trình và cách cài đặt 3 1 2 0

145
146

11 Sử dụng VideoStudio Movie Wizard 7 1 6 0


12 Các thành phần của Ulead VideoStudio 8 1 7 0
13 Các thao tác biên tập Ulead VideoStudio 18 3 15 0
Ôn tập & kiểm tra 2 0 2
TỔNG SỐ TIẾT 90 15 70 5
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được
tính bằng giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
Bài mở đầu: Giới thiệu về đa phương tiện và các ứng dụng
Thời gian 1 giờ
1. Giới thiệu về đa phương tiện
2. Các sản phẩm ứng dụng của đa phương tiện

Bài 1 Các khái niệm và định nghĩa về Multimedia


Thời gian 1 giờ
Mục đích:
 Có khái niệm về công nghệ đa phương tiện, lịch sử hình thành,…
 Hiểu về luật bản quyền đối với tác phẩm;
 Làm thành thạo các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tuỳ
chọn;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Khái niệm về đa phương tiện


2. Các vấn đề với đa phương tiện
3. Bản quyền
4. Bài tập áp dụng

Bài 2: Tổng quan về phát triển đa phương tiện


Thời gian 2 giờ
Mục đích:
 Biết về quá trình phát triển nghệ đa phương tiện, lịch sử hình thành,…
 Lên kế hoạch phát triển sản phẩm đa phương tiện;
 Làm thành thạo các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tuỳ
chọn;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Quá trình phát triển


2. Quá trình phát triển sản phẩm đa phương tiện
3. Pha lập kế hoạch và quyết định các nét chính
4. Bài tập áp dụng

146
147

Bài 3: Pha viết kịch bản và lên kế hoạch dữ liệu, sản xuất đa phương tiện
Thời gian 2 giờ
 Biết viết kịch bản đơn giản hoặc dựa theo mẫu.
 Sử dụng thành thạo các phương tiện đa phương tiện;
 Làm thành thạo các bài tập mẫu và phát triển thêm ý tưởng cho các bài tuỳ
chọn;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Pha viết kịch bản và lên kế hoạch dữ liệu


2. Pha sản xuất đa phương tiện
3. Thiết bị và hạ tầng đa phương tiện
4. Bài tập áp dụng

Bài 4 Tổng quan về các phần mềm Capture


Thời gian 7 giờ
Mục đích:
 Hiểu về phần mềm chụp màn hình trong windows;
 Vận dụng các chức năng có sẵn trong Windows;
 Tổ chức và quản lý các đối tượng;
 Làm được các bài tập mẫu một cách thành thạo, chuyên nghiệp;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Tổng quan về các trình Capture


2. Sử dụng chức năng Capture có sẵn trong Windows
3. Một số phần mềm Captue khác
4. Bài tập áp dụng

Bài 5: Các chức năng chính trong SnagIt


Thời gian 14 giờ
 Biết sử dụng thành thạo phần mềm SnagIt
 Sử dụng các chức năng chụp hình ảnh, chụp Text, chụp Web & quay video.
 Áp dụng hiệu ứng vào đối tượng và thêm các chú thích cho đối tượng.
 Tổ chức và quản lý các đối tượng;
 Làm được các bài tập mẫu một cách thành thạo, chuyên nghiệp;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

1. Giới thiệu tổng quan về SnagIt


2. Chức năng Capture trong SnagIt
3. Chức năng Edit trong SnagIt
4. Chức năng Organize trong SnagIt
Ôn tập và kiểm tra

147
148

Bài 6: Tổng quan về các phần mềm ghi âm


Thời gian 5 giờ
Mục đích:
 Biết sử dụng thành thạo phần mềm Recorder;
 Sử dụng phần mềm để xây dựng tác phẩm được thể hiện dưới dạng
Multimedia;
 Làm được các bài tập mẫu;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

1. Giới thiệu về phần mềm ghi âm


2. Sử dụng Sound Recorder
3.Sử dụng các chương trình để chuyển đổi dữ liệu
4. Bài tập áp dụng
Bài 7: Giới thiệu tổng quan về Goldwave 5.12
Thời gian 9 giờ
Mục đích:
 Biết sản phẩm Goldwave;
 Cài đặt được sản phẩm này;
 Làm được các bài tập mẫu;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

1. Giới thiệu chung


2. Yêu cầu phần cứng
3. Cài đặt Goldwave Version 5.12
4. Giao diện chính trong GoldWave
5. Bài tập áp dụng
Bài 8: Các chức năng chính trong Goldwave
Thời gian 11 giờ
Mục đích:
 Biết sản phẩm Goldwave;
 Sử dụng phần mềm để xây dựng tác phẩm được thể hiện dưới dạng
Multimedia;
 Làm được các bài tập mẫu;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

1. Các chức năng trên Menu


1.Các chức năng trên Control
2. Ví dụ

148
149

Ôn tập và kiểm tra

Bài 9: Giới thiệu chương trình và cách cài đặt Ulead video studio 9.0
Thời gian 36 giờ
Mục tiêu:
1. Biết về phần mềm xử lý video;
2. Cài đặt thành công phần mềm Ulead Video Studio;
3. Làm được các bài tập mẫu;
4. Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm và
sáng tạo.

1. Giới thiệu chung


2. Yêu cầu hệ thống
3. Cài đặt Ulead Video Studio version 9.0
4. Bài tập áp dụng

Bài 10: Sử dụng VideoStudio Movie Wizard


Thời gian 36 giờ
Mục tiêu:
 Biết sử dụng Video Movie Wizard
 Làm phim trên phần mềm Ulead Video Studio và xuất ra các định dạng như
MPG;
 Làm được các bài tập mẫu;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

1. Movie Wizard – Video


2. Đưa ảnh tạo một VCD/DVD
3. Tạo chủ đề phim
4. Xuất phim thành VCD/DVD
5. Bài tập áp dụng

Bài 11: Các thành phần của Ulead VideoStudio


Thời gian 36 giờ
Mục tiêu:
 Biết sử dụng các chức năng trong menu cùng với chức năng điều khiển trên
thanh Panel, thư viện mẫu có sẵn;
 Làm phim trên phần mềm Ulead Video Studio và xuất ra các định dạng như
MPG;
 Làm được các bài tập mẫu theo yêu cầu;

149
150

 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

1. Thanh Menu
2. Các nút điều khiển (Navigation Panel)
3. Các tuỳ chọn cửa sổ (Option Panel)
4. Thư viện (Library)
5. Bài tập áp dụng

Bài 12: Các thao tác biên tập Ulead VideoStudio


Thời gian 36 giờ
Mục tiêu:
 Hiệu chỉnh được đoạn film, tạo được hiệu ứng đối với ảnh cũng như film.
 Thao tác chuyên nghiệp với các hiệu ứng trồng phủ, hiệu ứng chữ cũng như
các đối tượng trong Ulead;
 Làm phim trên phần mềm Ulead Video Studio và xuất ra các định dạng như
MPG;
 Làm được các bài tập mẫu theo yêu cầu;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

1. Hiệu chỉnh đoạn film


2. Tạo hiệu ứng cho đoạn film
3. Trồng phủ lớp các đoạn film
4. Bài tập áp dụng
4. Tạo tiêu đề cho đoạn film (Title)
5. Chèn âm thanh vào đoạn film (Audio)
6. Xuất ra VCD-DVD (Share)
Ôn tập và kiểm tra

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN


 Vật liệu:
 Slide và máy chiếu / Máy quay chụp ảnh/film, đĩa nội dung
 Giấy A4,các loại giấy
 Các hình mẫu cho nội dung bài tập
 Dụng cụ và trang thiết bị:
 Máy chiếu (Projector) kết nối máy vi tính
 Máy chiếu đa phương tiện
 Học liệu:
 Tài liệu hướng thực hành.
 Bộ đĩa CD các phần mềm sử dụng trong mô đun.
 Giáo trình mô đun “Công nghệ đa phương tiện”.

150
151

 Nguồn lực khác:


Phòng LAB đủ điều kiện nghe, đọc, chiếu video mẫu và thực hành.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Về kiến thức:
Được đánh giá qua bài kiểm tra vấn đáp, làm bài trực tiếp trên máy tính đạt
được các yêu cầu sau:
 Cài đặt các phần mềm thông dụng
 Biết về nội dung các công cụ trong các phần mềm multimedia như: SnagIt,
Goldwave, Ulead Video Studio…. và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.
 Trình bày được các mẫu theo bài từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn.
 Xây dựng các dự án ở mức quy mô vừa.
Về kỹ năng:
Đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh trong bài thực hành Cài đặt và sử dụng
các phần mềm đa phương tiện thông dụng đạt được các yêu cầu sau:
 Biết cài đặt các phần mềm thông dụng
 Áp dụng việc chiếu, chụp, ghi âm, biên tập video ở nhiều môi trường, nhiều
hệ điều hành khác nhau.
 Xây dựng được các dự án phục vụ trong bài học cũng như mô hình trong
thực tiễn sản xuất.
 Về thái độ:
Cẩn thận, tự giác,chính xác.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔ-ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình :
 Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng
nghề và trung cấp nghề.
 Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng
giảng dạy.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
 Sử dụng phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với phương pháp mới.
 Sử dụng máy chiếu để bài giảng sinh động, học sinh rễ tiếp thu.
 Kết hợp với công nghệ đa phương tiện như quay lai các thao tác mà giáo
viên làm thành video sau đó học sinh có thể copy về thực hiện lại nội dung
bài học.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
 Sử dụng các thiết bị phần cứng cần thiết lập với các tuỳ chọn phần mềm
cho kết quả tốt.
 Khi quay video trong máy tính cần thiết lập số hình/ khung để có được chất
lượng ảnh tốt
 Thực hiện song film trong Ulead cần xuất dưới định dạng DVD hoặc tương
đương để cho chất lượng hình ảnh tốt.

151
152

4. Tài liệu cần tham khảo:


 Khái niệm về công nghệ đa phương tiện, Ts Đỗ Trung Tuấn, ĐHQG Hà nội
 Getting Start Guide, của hãng Teach Smith
 Getting Start Guide, của hãng Ulead

152
153

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẮT BUỘC


Tên mô đun: Kỹ năng giao tiếp và nghệ thuật ứng xử
Mã số mô đun: MĐ27
(Ban hành theo Thông tư số / /TT - BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)

153
154

CHƯƠNG TRÌNH MÔĐUN ĐÀO TẠO KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ


NGHỆ THUẬT ỨNG XỬ
Mã số của mô đun: MĐ27
Thời gian mô đun: 60 giờ ( Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 45 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔĐUN:
 Vị trí:
 Là mô đun thuộc nhóm kiến thức cơ sở của nghề Tin học văn phòng.
 Sau khi học sinh đã hoàn thành các môn học/ mô đun học chung và kỹ
thuật cơ sở
 Tính chất:
 Kỹ năng giao tiếp và nghệ thuật ứng xử là mô đun lý thuyết kết hợp với
thực hành. Kiểm tra kết thúc mô đun để đánh giá kết quả học tập.
 Môđun sử dụng nhiều công cụ và phương tiện để phân tích, lý giải về mặt
lượng các vấn đề, các hiện tượng kinh tế, cung cấp một công cụ hiện đại
và có hiệu quả các đối tượng của các bộ môn khoa học khác.
 Với vai trò là một mô đun độc lập nó có thể xây dựng và phát triển các
học thuyết trong kinh tế và trong quản trị kinh doanh giúp người học vận
dụng tốt các chuyên môn của nghề.
II. MỤC TIÊU MÔĐUN:
Sau khi học xong mô đun học sinh có thể:
 Ứng xử thành thạo trong giao tiếp;
 Thu thập các loại văn bản, xử lý các loại văn bản;
 Xử lý các loại lịch biểu , lịch trình;
 Xử lý tốt các tình huống trong giao tiếp và ứng xử nơi công sở;
 Trình bày được vấn đề trước đám đông;
 Đàm phán trong kinh doanh;
 Sử dụng thông thạo các hình thức trong giao tiếp: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ
viết,...
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

III. NỘI DUNG MÔĐUN:


1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
Số Tên các bài trong
Tổng Lý Thực Kiểm
TT mô đun
số thuyết hành tra
1 Bài mở đầu: Những vấn đề chung về giao
7 2 5
tiếp
2 Các hình thức giao tiếp 8 2 5 1
3 Các yếu tố để giao tiếp có hiệu quả 7 3 3 1
4 Các nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh 8 5 2 1
5 Các kỹ năng cơ bản của giao tiếp 8 3 4 1

154
155

6 Nghệ thuật ứng xử nơi công sở 7 2 4 1


7 Nghệ thuật tìm kiếm và kỹ năng giao tiếp 1
6 2 3
thông tin trên mạng
8 Nghệ thuật xây dựng lịch biểu , lịch trình 8 2 5 1
Tổng cộng: 60 15 40 5
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra
thực hành được tính vào giờ thực hành.
2.Nội dung chi tiết:

Bài mở đầu : Những vấn đề chung về giao tiếp


Thời gian: 7 giờ
1. Khái niệm về giao tiếp
1.1. Khái niệm về giao tiếp
1.2. Mục đích và ý nghĩa của giao tiếp
2. Tầm quan trọng của giao tiếp
3. Nguyên nhân của giao tiếp thất bại
3.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp
3.2. Một số yếu tố dẫn đến việc giao tiếp thất bại
3.3. Các yếu tố giao tiếp có hiệu quả

Bài 2. Các yếu tố để giao tiếp có hiệu quả


Thời gian:8 giờ
Mục tiêu:
- Xác định và lựa chọn các yếu tố, các phương pháp và nội dung để giao tiếp có
hiệu quả;
- Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm và
sáng tạo.

1. Xác định mục đích của giao tiếp


2. Xác định đối tượng của giao tiếp
3. Chuẩn bị nội dung cuộc giao tiếp
4. Lựa chọn phương pháp giao tiếp
5. Lựa chọn thời gian giao tiếp
6. Lựa chọn địa điểm giao tiếp

Bài 3. Các nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh


Thời gian:8 giờ
Mục tiêu:
- Cung cấp các nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp kinh doanh;
- Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

155
156

1. Nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp
2. Nguyên tắc biết lắng nghe
3. Nguyên tắc trao đổi dân chủ, có lý có tình, không dùng quyền áp chế
4. Nguyên tắc biết thông cảm với hoàn cảnh của đối tượng giao tiếp
5. Nguyên tắc biết chấp nhận nhau trong giao tiếp.

Bài 4. Các kỹ năng cơ bản của giao tiếp


Thời gian :9 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày các kỹ năng giao tiếp cơ bản trong giao tiếp và cho học sinh thực
hành các kỹ năng giao tiếp cơ bản;
- Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Kỹ năng nói
2. Kỹ năng viết
3. Kỹ năng lắng nghe
4. Kỹ năng trình bày trước công chúng
5. Kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Bài 5. Nghệ thuật ứng xử nơi công sở


Thời gian 7 giờ
Mục tiêu:
- Cung cấp các kiến thức về nghệ thuật giao tiếp nơi công sở, thực hành các tình
huống giao tiếp nơi công sở;
- Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Nghệ thuật ứng xử với khách hàng


2. Nghệ thuật ứng xử với cấp trên
3. Nghệ thuật ứng xử với đồng nghiệp
4. Nghệ thuật ứng xử với cấp dưới.

Bài 6. Nghệ thuật tìm kiếm và kỹ năng giao tiếp thông tin trên mạng
Thời gian: 8 giờ
Mục tiêu:
Cung cấp các kiến thức về nghệ thuật giao tiếp thông tin trên mạng

1.Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng


2. Kỹ năng trao đổi thông tin trên mạng
3. Kỹ năng trao đổi trực tuyến

Bài 7. Nghệ thuật xây dựng lịch biểu, lịch trình

156
157

Thời gian: 5 giờ


Mục tiêu:
- Cung cấp các kiến thức về nghệ thuật xây dựng lịch biểu, lịch trình;
- Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Thu thập các loại văn bản


2. Nguyên tắc xử lý các loại công văn trong công việc
3. nghệ thuật xây dựng lịch biểu, lịch trình

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:


 Giáo trình ,đề cương , giáo án, tài liệu tham khảo
 Mô hình học cụ, máy tính, máy chiếu, phòng học
 Câu hỏi, bài tập thực hành
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
 Kiểm tra lý thuyết các nội dung đã học
 Kiểm tra các bài tập thực hành: Hướng dẫn các bài tập tình huống trong
giao tiếp, các bài tập trả lời phỏng vấn, kỹ năng nói chuyện trước công
chúng, kỹ năng đàm phán trong kinh doanh
 Đánh giá trong quá trình học: Kiểm tra theo hình thức: Viết
 Đánh giá cuối môn học: Kiểm tra theo hình thức : Viết
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG RÌNH:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng
nghề và trung cấp nghề. Tổng thời gian thực hiện môn học là: 60 giờ, giáo viên
giảng dạy các giờ lý thuyết kết hợp với giờ thực hành đan xen.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
 Hình thức giảng dạy chính của môn học : Lý thuyết kết hợp với thảo luận
nhóm
 Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài
học chuyển bị đầy đủ các điều kiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng
dạy. Các bài tập thực hành được xây dựng theo nội dung của từng chương.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
 Nguyên nhân của giao tiếp bị thất bại
 Kỹ năng nói chuyện trước công chúng
 Kỹ năng giao tiếp nơi công sở
 Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh
4. Tài liệu cần tham khảo
 ALLAN PEASE. Ngôn ngữ của cử chỉ, và ý nghĩa của cử chỉ trong giao
tiếp. Nhà xuất bản Đà Nẵng 1995.

157
158

 BRANDON TOROPOV, Nghệ thuật giao tiếp hữu hiệu nơi công sở. Nhà
xuất bản Trẻ - 2001
 DALE CARNEGIE, Đắc nhân tâm bí quyết thành công. Nguyễn Hiến Lê
dịch. Nhà xuất bản Văn Hoá 2006
 Ths Nguyễn Thị Thu Hiền. Tâm lý học quản trị kinh doanh. Nhà xuất bản
Thống Kê. 2005.
 Ths Nguyễn Thị Thu Hiền. Giao tiếp trong kinh doanh, Trường Đại Học
bán công Marketing. TP Hổ Chí Minh. 2005.
 Ths Nguyễn Thị Thu Hiền. Nghệ thuật thương lượng, đàm phán trong kinh
doanh. Trung tâm phát triển khoa học kinh tế - Viện nghiên cứu chân Á.
2007. Đại học HARVARD. Giao tiếp thương mại. NXB Tổng hợp TP.
HCM 2006.

158
159

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TỰ CHỌN


Tên mô đun: Thực tập tốt nghiệp
Mã số mô đun: MĐ28
( Ban hành theo Thông tư số / / TT -BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội )

159
160

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Mã số mô đun: MĐ 28;
Thời gian mô đun: 200 giờ; (Lý thuyết: 0 giờ; Thực hành: 200 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
 Vị trí:
Mô-đun được bố trí sau khi người học học xong các môn học/mô đun
chuyên môn nghề của nghề Tin học văn phòng và là cơ sở để xét tốt nghiệp cho
người học trước khi ra trường.
 Tính chất mô đun:
Là mô-đun chuyên môn nghề bắt buộc. Thông qua đợt thực tập tốt nghiệp,
người học tiếp cận với thực tiễn công việc văn phòng như soạn thảo được văn
bản theo mẫu nhà nước ban hành, đúng theo nội dung yêu cầu, sử dụng thành
thạo bộ phần mềm Microsoft Office hoặc bộ Open Office, sử dụng thành thạo
các thiết bị văn phòng , tổ chức, quản lý, điều hành một hệ thống văn phòng
trong một công ty, trường học, trung tâm hay xí nghiệp.., Nâng cao nhận thức
về chuyên môn nghiệp vụ. Thực tập thành thạo kỹ năng thực hành các công việc
xây dựng - khai thác phần mềm ứng dụng văn phòng , để sau khi tốt nghiệp có
tay nghề vững thực hiện ứng dụng phần mềm và các trang thiết bị phục vụ văn
phòng tại các cơ quan, doanh nghiệp.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
 Khái quát được tình hình cơ bản của đơn vị thực tập. Qua đó, biết được
những hoạt động chuyên môn gắn liền với kiến thức nghề ngoài thực tiễn;
 Liên hệ lý thuyết đã học với thực tế, làm quen với thực tế sản xuất, kinh
doanh;
 Vận dụng các kiến thức, kỹ năng thực hành để vận dụng tốt kiến thức đã
học của nghề Tin học văn phòng tại đơn vị. Đề xuất được giải pháp khắc
phục nhược điểm;
 Vận dụng các kiến thức, kỹ năng thực hành để tham gia khai thác các phần
mềm văn phòng cũng như các trang thiết bị đã có;
 Thực hiện được chuyên đề phát triển và quản trị hệ thống phần mềm, phần
cứng, hệ thống mạng cũng như các trang thiết bị về văn phòng , ứng dụng
cho chuyên môn nghiệp vụ quản lý, sản xuất, kinh doanh tại đơn vị;
 Viết được báo cáo thực tập đúng qui định về cấu trúc, đáp ứng được các
yêu cầu cụ thể về chuyên môn;
 Có thể thiết kế được phần mềm demo cho chuyên đề thực tập;
 Tuân thủ luật pháp Nhà nước và nội quy tại đơn vị thực tập;
 Nghiêm túc, tích cực thực hiện kế hoạch thực tập. Có tác phong công
nghiệp, năng động, sáng tạo và có tính tự lập cao;
 Có ý thức tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ và trách nhiệm khi thực hiện công
việc sau này tại các doanh nghiệp;
 Chủ động tìm hiểu, học hỏi, thu thập về các kiến thức chuyên môn thực tiễn
cũng như về phong cách làm việc tại đơn vị thực tập.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

160
161

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:


Số Thời gian
TT Tên các bài trong mô đun
Tổng số Lý Thực Kiểm tra*
thuyết hành
1. Tổng quan về đơn vị thực tập 10 8 2
2. Tình trạng ứng dụng phần 20 18 2
mềm và các trang thiết bị phục
vụ văn phòng tại đơn vị
3. Giải pháp chung để khắc phục 20 18 2
các nhược điểm trong ứng
dụng phần mềm và các trang
thiết bị phục vụ văn phòng
4. Các chuyên đề thực tập tốt 110 100 10
nghiệp
5. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 40 38 2
Tổng cộng 300 182 18
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được
tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Tổng quan về đơn vị thực tập
Thời gian: 10 giờ( TH: 8 giờ, KT: 2 giờ)
Mục tiêu:
 Biết được các thông tin chung về đơn vị như vị trí, đặc điểm, cơ cấu tổ chức
quản lý, sản xuất, kinh doanh, các phương thức hoạt động chuyên
môn,...của đơn vị;
 Biết được khái quát cấu trúc, qui mô, qui trình ứng dụng phần mềm và các
trang thiết bị phục vụ văn phòng trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh
doanh tại đơn vị;
 Thu thập được các số liệu, tài liệu liên quan;
 Lập được hồ sơ khảo sát khái quát về qui trình hoạt động của doanh nghiệp;
 Nghiêm túc, tích cực tìm hiểu. Trung thực, hoà nhã trong giao tiếp.

1.Vị trí, đặc điểm, tình hình của đơn vị


1.1.Tên đơn vị, địa chỉ, liên hệ
1.2.Quá trình hình thành phát triển
1.3.Lĩnh vực, phạm vi hoạt động
1.4.Chức năng hoạt động
2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị
2.1.Cơ cấu tổ chức sản xuất
2.2.Quy trình công nghệ
2.3.Các hoạt động, chức năng chủ yếu của đơn vị
2.3.1. Hệ thống chức năng

161
162

2.3.2. Chi tiết cách thức các hoạt động


2.3.3. Thu thập số liệu, công thức tính toán

Bài 2: Tình trạng ứng dụng phần mềm và các trang thiết bị phục vụ văn
phòng tại đơn vị
Thời gian: 20 giờ( TH: 18 giờ, KT: 2 giờ)
Mục tiêu:
 Hiểu được chi tiết về thực trạng ứng dụng phần mềm và các trang thiết bị
phục vụ văn phòng trong các lĩnh vực quản lý, hoạt động chuyên môn,.. của
đơn vị;
 Biết được quy mô ứng dụng phần mềm, các công nghệ sử dụng, các
phương thức xử lý,...;
 Nhận xét và đánh giá được về hệ thống phần mềm, hệ thống mạng cũng
như việc vận hành các trang thiết bị văn phòng tại đơn vị thực tập trên một
số lĩnh vực;
 Nghiêm túc, tích cực tìm hiểu. Khi đánh giá cần sáng tạo, cẩn thận và tư
duy khách quan.

1. Quy mô ứng dụng phần mềm và các trang thiết bị phục vụ văn phòng tại đơn
vị
1.1. Mô hình chung
1.2.Các chức năng có ứng dụng phần mềm
1.2.1. Các ranh giới giữa máy tính và thủ công
1.2.2. Phương thức xử lý
1.2.3. Công nghệ xử lý
1.2.4. Các thiết bị phục vụ văn phòng – cách vận hành
2.Đánh giá sơ bộ
2.1.Đánh giá chung
2.2.Đánh giá về các chức năng đã ứng dụng phần mềm
2.3.Đánh giá về khả năng ứng dụng phần mềm và các trang thiết bị phục vụ văn
phòng của các chức năng còn xử lý thủ công

Bài 3: Giải pháp chung để khắc phục nhược điểm trong ứng dụng phần
mềm và các trang thiết bị phục vụ văn phòng tại đơn vị
Thời gian: 20 giờ ( TH: 18 giờ, KT: 2 giờ)
Mục tiêu:
 Hiểu về các nguyên tắc, cấu trúc hoạt động của các hệ thống thông tin;
 Biết được các phương pháp xử lý thông tin hiệu quả;
 Biết cách phân tích chi tiết về các mô hình ứng dụng phần mềm;
 Biết được tính năng, công dụng, cách sử dụng của một số phần mềm ứng
dụng vào công tác văn phòng;

162
163

 Căn cứ vào các đánh giá, tổng kết được các nhược điểm của hệ thống ứng
dụng phần mềm và các trang thiết bị phục vụ văn phòng để đưa ra được giải
pháp khắc phục (từ phương thức xử lý đến công nghệ áp dụng). Chi tiết hơn
với giải pháp nâng cấp các phần mềm cũ không còn phù hợp, xây dựng
phần mềm mới cho các hoạt động còn xử lý thủ công;
 Viết được đề cương sơ bộ;
 Tích cực tìm hiểu, phân tích. Sáng tạo, tự tin đưa ra các giải pháp;
 Lắng nghe, tham khảo các ý kiến đóng góp.

1.Giải pháp chung


1.1.Giải pháp về mô hình, phương thức ứng dụng phần mềm.
1.2.Giải pháp về công nghệ
1.3Giải pháp về phần cứng, trang thiết bị
2.Nâng cấp, thay thế các phần mềm, các trang thiết bị ứng dụng đã lạc hậu
3.Xây dựng các ứng dụng mới cho công tác văn phòng

Bài 4: Các chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Thời gian: 110 giờ (TH: 100 giờ, KT: 10 giờ)
Mục tiêu:
 Biết được ý nghĩa của chuyên đề thực tập;
 Hiểu được các yêu cầu chính của chuyên đề thực tập;
 Tập hợp các số liệu, công thức, qui trình xử lý,... đã khảo sát được, kết hợp
với các kiến thức đã học để thực hiện chuyên đề thực tập mang tính cụ thể
hoá;
 Thiết kế được sản phẩm demo cho chuyên đề;
 Viết được báo cáo sơ bộ đúng cấu trúc, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn;
 Tích cực, nghiêm túc thực hiện. Chủ động tìm kiếm các nguồn tài liệu hỗ
trợ cho chuyên đề;
 Chủ động hoàn thiện, loại bỏ sai sót trong báo cáo, sản phẩm demo.
Thường xuyên tham vấn ý kiến của người hướng dẫn.

1.Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện những vấn đề tồn tại thuộc phạm vi
chuyên đề thực tập
1.1.Phân tích các yêu cầu của chuyên đề với thực trạng hệ thống
1.2.Giải pháp về phương pháp xử lý
1.3.Giải pháp về công nghệ
2.Phân tích hệ thống
2.1.Phân tích hệ thống về chức năng
2.1.1. Phân tích xây dựng sơ đồ phân cấp chức năng
2.1.2. Phân tích xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu các mức
2.1.3. Phân tích xây dựng sơ đồ ngữ cảnh
2.2. Phân tích hệ thống về dữ liệu
2.2.1. Mã hoá dữ liệu trong hệ thống
2.2.2. Xác định các thực thể

163
164

2.2.3. Phân tích và xây dựng mô hình quan hệ thực thể


2.2.4. Chuyển đổi mô hình quan hệ dữ liệu
2.2.5. Chuẩn hoá mô hình quan hệ dữ liệu
3.Thiết kế hệ thống
3.1.Phân chia tiến trình
3.2.Đặc tả các tiến trình quan trọng
3.3.Thiết kế kiểm soát
3.4.Thiết kế các giao diện chính
3.5.Thiết kế các module chính
4.Viết phần mềm
4.1.Cài đặt môi trường phát triển phần mềm
4.2.Cài đặt cơ sở dữ liệu vật lý
4.3.Thiết kế các giao diện, mô đun chính
4.4.Viết chương trình xử lý các chức năng, sự kiện
4.5.Chỉnh sửa chương trình
4.6.Kiểm thử

Bài 5: Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Thời gian: 40 giờ (TH: 38 giờ, KT: 2 giờ)
Mục tiêu:
 Biết được cấu trúc chung của báo cáo, nội dung chi tiết của mỗi phần của
báo cáo;
 Hiểu rõ những nội dung sẽ được trình bày trong báo cáo;
 Hiểu rõ nội dung, cách xây dựng sản phẩm demo;
 Biết cách xử lý dữ liệu, thông tin đã thu thập được tại đơn vị để minh hoạ
cho chuyên đề thực tập;
 Hoàn thiện đến mức chi tiết báo cáo và sản phẩm demo;
 Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo để bảo vệ thực tập trước Nhà
trường;
 Nghiêm túc, chủ động, tích cực thực hiện.

1. Đặt vấn đề
2. Trình bày tổng quan về đơn vị thực tập
3. Trình bày chi tiết về chuyên đề thực tập
4. Đánh giá về kết quả thu được.
5. Hướng phát triển tiếp của đề tài.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
 Nội dung thực tập; đề cương thực tập, giáo án;
 Cơ sở thực tập;
 Máy tính, các phần mềm cần thiết, các tài liệu tham khảo.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
 Ý thức thực tập tại cơ sở;

164
165

 Kết quả của báo cáo thực tập tốt nghiệp với trọng tâm là thực hiện chuyên
đề tốt nghiệp với sản phẩm demo.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH :
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình áp dụng cho người học hệ trung cấp tại các trường dạy nghề
Tin học văn phòng.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
 Giáo viên hướng dẫn phương pháp, người học thực tập cụ thể tại nơi thực
tập;
 Giáo viên cần có chương trình hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Các nội dung thực
tập cần căn cứ vào bài hướng dẫn này và thực tế nơi thực tập;
 Khi thực tập, giáo viên hướng dẫn hoặc nhờ các cán bộ nơi thực tập hướng
dẫn;
 Giáo viên cần có kiểm tra định kỳ để chỉnh sửa, định hướng cho người học.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
Nội dung yêu cầu chính là các chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
4. Tài liệu cần tham khảo:
 Các tài liệu về sản xuất kinh doanh, về hệ thống phần mềm ứng dụng của
các đơn vị kinh doanh sản xuất;
 Các giáo trình về ngôn ngữ lập trình, quản trị cơ sở dữ liệu, phân tích và
thiết kế hệ thống,...;
 Các tài liệu hướng dẫn thực tập tốt nghiệp của các Trường, Trung tâm dạy
nghề;
 Các tài liệu tham khảo khác.

165
166

166
167

PHỤ LỤC B

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TỰ CHỌN


Tên mô đun: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server
Mã số mô đun: MĐ29
( Ban hành theo Thông tư số / / TT -BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội )

167
168

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO HỆ QUẢN TRỊ CSDL SQL


SERVER

Mã số mô đun: MĐ29
Thời gian mô đun: 110 giờ; ( Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 80 giờ)
I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
 Vị trí:
Cung cấp cho học sinh khả năng làm việc với một hệ quản trị cơ sở dữ liệu
thông dụng nhất hiện nay. Nó phù hợp với những bài toán với kích cỡ dữ liệu
dạng vừa và nhỏ phục vụ cho những ứng dụng chạy trên mạng.
 Tính chất:
 Là nền tảng cho việc học tập các môn học lập trình quản lý theo phong
cách lập trình Chủ/Khách.
 Là mô đun nghề tự chọn.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
 Cài đặt thành thạo và cấu hình hệ quản trị SQL Server 2005;
 Thành thạo cơ sở dữ liệu trên SQL Server 2005;
 Xử lý sao lưu và phục hồi cơ sở dữ liệu;
 Kết nối và truy vấn dữ liệu trong SQL Server từ một số công cụ lập trình;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:


Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra*
1 Giới thiệu SQL Server 2005 1 1 0
2 Cài đặt SQL Server 5 1 4
3 Tạo CSDL trên SQL Server 2005 10 2 8
4 Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL) 10 4 6
5 Ngôn ngữ thao tác dữ liệu – DML 25 5 18 2
6 Thủ tục, hàm, trigger 25 8 15 2
7 Sao lưu và phục hồi dữ liệu (Backup 10 3 7
and Restore)
8 Một số hàm dựng sẵn T-SQL 10 2 8
9 Nhập(import) và xuất(export) dữ liệu 7 2 5
10 Kết nối từ ứng dụng 7 2 5
Cộng 110 30 76 4

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được
tính bằng giờ thực hành.

168
169

2. Nội dung chi tiết:

Bài mở đầu: Giới thiệu SQL Server 2005


Thời gian: 1 giờ

1. Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server


2. Giới thiệu các phiên bản SQL Server
3. Giới thiệu SQL Server 2005
4. So sánh SQL Server 2005 và các hệ quản trị CSDL khác
5. Khi nào lựa chọn SQL Server 2005

Bài 1: Cài đặt SQL Server 2005


Thời gian: 5 giờ
Mục tiêu :
 Cài đặt được SQL Server và các thành phần theo yêu cầu sử dụng;
 Cài đặt được các công cụ hỗ trợ thao tác;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Yêu cầu cấu hình máy tính


2. Cài đặt SQL Server 2005
3. Cài đặt SQL Server Managerment Studio
4. Tắt, bật SQL Service

Bài 2: Tạo cơ sở dữ liệu trên SQL Server 2005


Thời gian: 10 giờ
Mục tiêu:
- Tạo thành thạo cơ sở dữ liệu trên SQL Server 2005;
- Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Làm quen với SQL management Studio


2. Thao tác tạo mới:
2.1. Tạo cơ sở dữ liệu
2.2. Tạo bảng
2.3. Thiết lập ràng buộc giữa các bảng
3. Thao tác sửa
3.1 Sửa bảng
3.2 Sửa các ràng buộc
4. Thao tác xoá
4.1. Xoá bảng
4.2. Xoá ràng buộc
4.3. Xoá cơ sở dữ liệu
5. Làm quen với cửa sổ lệnh (Query)

169
170

Bài 3: Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL)


Thời gian: 10 giờ
Mục tiêu:
 Biết phân loại ngôn ngữ SQL;
 Nắm được các cú pháp điều khiển;
 Hiểu rõ từng kiểu dữ liệu;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Giới thiệu về SQL


2. Giới thiệu sơ lược về Transact SQL (T-SQL)
2.1. Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu ( Data Definition Language – DDL)
2.2. Ngôn ngữ điều khiển dữ liệu (Data control language – DCL)
2.3. Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (Data manipulation language – DML)
3. Cú pháp của T-SQL
4. Các kiểu dữ liệu
5. Biến (Variables)
6. Hàm (Function)
7. Các toán tử (Operators)
8. Các cú pháp điều khiển (Control of flow)

Bài 4: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (DML)


Thời gian: 25 giờ
Mục tiêu:
 Biết được bản chất các câu lệnh thao tác dữ liệu;
 Sử dụng thành thạo các câu lệnh thao tác dữ liệu;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Câu lệnh truy vấn dữ liệu - Select


1.2 Cú pháp của câu lệnh select
1.3 Mệnh đề From
1.4 Mệnh đề Where
2. Phép hợp kết quả truy vấn (Union)
3. Câu lệnh nối (inner join, left join, right join)
4. Mệnh đề Group by và Having
5. Truy vấn con (Subquery)
6. Tạo khung nhìn (view)
7. Câu lệnh thêm dữ liệu - Insert
8. Thêm dữ liệu từ kết quả truy vấn
9. Cập nhật dữ liệu - Update
10. Xoá dữ liệu – Delete

Bài 5: Thủ tục, hàm, trigger

170
171

Thời gian: 10 giờ


Mục tiêu:
 Biết viết thành thạo các thủ tục, hàm, trigger trong SQL Server 2005;
 Kiểm thử được tính chính xác của thủ tục, hàm, trigger sau khi viết;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Thủ tục (Store procedure)


1.1. Thêm, sửa xoá thủ tục
1.2. Sử dụng thủ tục
1.3. Truyền đối số cho thủ tục
1.4. Tham số với giá trị mặc định
2. Hàm do người dùng định nghĩa (User Defined Function-UDF)
2.1. Thêm, sửa, xoá hàm
2.2. Sử dụng hàm
3. Trigger
3.1. Giới thiệu về trigger
3.2. Tạo trigger
3.3. Kiểm định sự hoạt động của trigger
3.4. Kích hoạt và vô hiệu hoá TRIGGER
4. Transaction
4.1. Vai trò của transaction
4.2. Sử dụng transaction khi viết thủ tục, hàm, trigger

Bài 6: Sao lưu và phục hồi dữ liệu


Thời gian: 10 giờ
Mục tiêu:
 Phân biệt dược các kiểu sao lưu và phục hồi dữ liệu ;
 Thực hiện thành thạo việc sao lưu và phục hồi dữ liệu trên SQL Server
2005 ;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.

1. Tại sao phải thực hiện sao lưu


2. Các Kiểu sao lưu
2.1. Sao lưu đầy đủ (Full database backups)
2.2. Sao lưu khác biệt (Differential database backups)
2.3. Sao lưu tệp hoặc nhóm tệp (File or file group backups)
2.4. Transaction log backup
3. Các Kiểu phục hồi dữ liệu
3.1. Phục hồi đầy đủ (Full recovery model)
3.2. Bulk – Logger recovery model
3.3 Phục hồi đơn giản (Simple recovery model)
4. Thiết lập chế độ tự động sao lưu

Bài 7: Một số hàm dựng sẵn T-SQL

171
172

Thời gian: 5 giờ


Mục tiêu:
 Biết được tác dụng của từng hàm dựng sẵn;
 Biết kết hợp các hàm dựng sẵn vào câu lệnh truy vấn dữ liệu;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

1. Các hàm làm việc với kiểu dữ liệu số


1.1. Hàm Isnumeric
1.2 Hàm Round
2. Các hàm làm việc với kiểu dữ liệu chuỗi
2.1. Hàm Left
2.2. Hàm Right
2.3. Hàm Substring
2.4. Hàm Len
2.5. Hàm Replace
2.6. Hàm Lower/Upper
2.7. Hàm Ltrim/Rtrim
3. Các hàm làm việc với kiểu dữ liệu thời gian
3.1. Hàm Getdate()
3.2. Hàm Day/ Month/ Year
3.3. Hàm Datepart
3.4. Hàm Datename
4. Hàm chuyển kiểu dữ liệu
4.1. Hàm Cast
4.2. Converter

Bài 8: Xuất và nhập dữ liệu


Thời gian: 7 giờ
Mục tiêu:
- Thao tác được cách nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu trên SQL Server từ một số
nguồn dữ liệu thông dụng như: Access, Excel,...;
- Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm và
sáng tạo.

1. Kết xuất dữ liệu sang dạng flat file


2. Nhập dữ liệu
2.1 Nhập dữ liệu từ một cơ sở dữ liệu SQL khác
2.2. Nhập dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác
2.3. Nhập dữ liệu từ flat file (cvs, txt, ...)

Bài 9: Kết nối vào cơ sở dữ liệu SQL Server từ một số ngôn ngữ lập trình
Thời gian: 7 giờ

172
173

Mục tiêu:
 Biết cách cấu hình cho phép kết nối tới cơ sở dữ liệu SQL Server từ các
ứng dụng;
 Biết cách viết câu lệnh kết nối tới cơ sở dữ liệu SQL server bằng một số
ngôn ngữ lập trình thông dụng;
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm
và sáng tạo.

1. Các chế độ thẩm định của SQL Server 2005


1.1. Windows
1.2. SQL
1.3. Mix mode
2. Tạo người dùng trong SQL Server 2003
3. Kết nối vào SQL Server bằng các ngôn ngữ lập trình
3.1. C# và VB.NET
3.2. VB 6
3.3. ASP, ASP.NET
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
 Máy tính đã được cài hệ điều hành windows. Tốt nhất là các máy tính được
nối mạng cục bộ.
 Bộ đĩa cài đặt SQL Server 2005. Trong trường hợp không đủ điều kiện đầu
tư có thể sử dụng bộ SQL Express để thay thế hoặc bộ SQL Server 2000.
 Máy chiếu.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
1. Phương pháp đánh giá
 Bài tập lớn
 Thi thực hành trên máy
2. Nội dung đánh giá
 Khả năng thiết kế cơ sở dữ liệu cho một bài toán cụ thể.
 Khả năng viết các hàm, thủ tục để tương tác với cơ sở dữ liệu.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
Với lượng kiến thức nhiều và đòi hỏi tư duy cao, nên định hướng mô đun
này cho hệ đào tạo cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
Có thể định hướng cho học sinh đọc thêm các tính năng khác của SQL Server
như: Full text search, Reporting services…
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
Trong quá trình giảng dạy cần chú trọng nhất vào hai bài: “Ngôn ngữ thao
tác dữ liệu” và “Thủ tục, hàm, trigger”.

173
174

4. Tài liệu cần tham khảo:


 Phạm Hữu Khang, SQL Server 2005 - Lập Trình T-SQL, Nxb Lao động Xã
hội
 Khám Phá SQL Server 2005, Hoàng Đức Hải, Nxb Lao động Xã hội

174
175

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TỰ CHỌN


Tên mô đun: Thiết kế web
Mã số mô đun: MĐ 30
( Ban hành theo Thông tư số / / TT -BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội )

175
176

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO THIẾT KẾ WEB

Mã số mô đun: MĐ 29
Thời gian mô đun: 120 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 90 giờ)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:


 Vị trí:
Là mô đun tự chọn của chuyên ngành Trung cấp nghề Tin văn phòng sau
khi đã học các môn học chung, môn: Internet, Xử lý ảnh, Thiết kế đồ hoạ.
 Tính chất của môn học:
Là môn học làm nền tảng cơ sở cho học sinh tự học Lập trình Web động.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:
 Trình bày được các khái niệm căn bản của quá trình thiết kế, cài đặt và triển
khai một ứng dụng Web
 Sử dụng được ngôn ngữ HTML, CSS trong việc thiết kế Web
 Xây dựng được một trang Web tĩnh và cài đặt một ứng dụng Web hoàn
chỉnh bằng HTML, CSS
 Sử dụng thành thạo một số phần mềm phục vụ việc soạn thảo mã HTML,
CSS, và một số phần mềm hỗ trợ trong việc thiết kế Web
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun
TT
Lý Thực Kiểm
Tổng số
thuyết hành tra
1 Tổng quan về thiết kế Web 2 2
2 Giới thiệu ngôn ngữ HTML 1 1
3 Các loại thẻ trong ngôn ngữ HTML 70 20 40 10
4 Web Form 15 1 10 4
5 Giới thiệu DHTML và CSS 1 1
6 Cú pháp căn bản và viết code CSS 31 5 20 6
Cộng 120 30 70 20
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được
tính bằng giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1. Tổng quan về thiết kế Web
Thời gian: 2 giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được một số khái niệm, thuật ngữ trên môi trường Internet và
thiết kế Web;

176
177

 Phân tích được những yếu tố cần thiết để vận hành một Website từ giai
đoạn xây dựng cho tới quá trình vận hành;
 Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.
1. Một số khái niệm, thuật ngữ về Web.
1.1. Các thành phần của Web
1.2. Webpage – Website
1.3. URL – Uniform Resource Location
1.4. Web Server – Web Browser
1.5. Một số thuật ngữ, khái niệm khác
2. Một số mô hình Website điển hình.
2.1. Sàn giao dịch B2C
2.2. Sàn giao dịch B2B
2.3. Đấu giá trực tuyến (online auction)
2.4. Cổng thông tin portal
2.5. Website thông tin phục vụ việc quảng bá
2.6. Website giới thiệu thông tin của doanh nghiệp
3. Những bước cần có trong việc thiết lập một Website
3.1. Yêu cầu cần có để một Website hoạt động được
3.2. Các bước thiết lập một Website
4. Các thành phần cơ bản của một Website
4.1. Trang chủ(Home page)
4.2. Hệ thống Menu, Logo, định danh
4.3. Các trang thành viên
5. Định hướng cho môn học
5.1. Những kiến thức cần có để hỗ trợ cho môn học
5.2. Một số phần mềm trợ giúp
5.3. Ngôn ngữ lập trình Web
5.4. Tài liệu tham khảo

Bài 2. Giới thiệu ngôn ngữ HTML


Thời gian: 1 giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được khái niệm về ngôn ngữ HTML;
 Trình bày được cú pháp cơ bản của một thẻ trong HTML;
 Phân tích được cấu trúc của một trang HTML;
 Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp.

1. Giới thiệu ngôn ngữ HTML:


1.1. Giới thiệu ngôn ngữ HTML
1.2. Cú pháp cơ bản một thẻ trong ngôn ngữ HTML
2. Cấu trúc tổng thể một trang HTML

Bài 3. Các loại thẻ trong ngôn ngữ HTML


Thời gian: 70 giờ

177
178

Mục tiêu:
 Trình bày được các loại thẻ cơ bản trong HTML;
 Phân tích được các thuộc tính và giá trị của thẻ HTML;
 Sử dụng thành thạo phần mềm hỗ trợ trong việc thiết kế nội dung trang
HTML, viết mã HTML;
 Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp.

1. Các loại thẻ trong HTML:


1.1. Các thẻ định cấu trúc tài liệu
1.2. Các thẻ định dạng khối
1.3. Các thẻ định dạng danh sách
1.4. Các thẻ định dạng ký tự
1.5. Các thẻ chèn âm thanh, hình ảnh
1.6. Các thẻ định dạng bảng biểu

Bài 4. Web form


Thời gian: 15 giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được khái niệm về Web form;
 Phân tích được các thuộc tính của Web form;
 Sử dụng thành thạo phần mềm hỗ trợ việc thiết kế một Web form;
 Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp.

1. Giới thiệu về Web form


2. Cấu trúc một HTML form
3. Các thành phần của form
4. Phương thức GET/POST
5. HTML Frames

Bài 5. Giới thiệu DHTML và CSS


Thời gian: 1 giờ
Mục tiêu:
 Trình bày được khái niệm DHTML và CSS;
 Biết cách phân loại CSS và cách sử dụng;
 Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp.

1. Khái niệm DHTML và CSS:


1.1. Khái niệm DHTML:
1.2. Giới thiệu CSS
2. Phân loại CSS và cách sử dụng

Bài 5. Cú pháp căn bản và viết code CSS


Thời gian: 31 giờ

178
179

Mục tiêu:
 Trình bày được cú pháp căn bản của CSS;
 Biết cách viết code CSS;
 Sử dụng thành thạo một phần mềm hỗ trợ việc soạn thảo mã CSS;
 Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp.

1. Định nghĩa Style


2. Syntax – quy tắc tạo CSS
3. Selector trong CSS và phạm vi ảnh hưởng
4. Quy tắc tạo Selector
4.1. Bộ chọn thuộc tính class
4.2. Bộ chọn thuộc tính id
4.3. Bộ chọn giả - Pseudo class
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
 Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo.
 Mô hình học cụ: Máy tính, máy chiếu.
 Câu hỏi và bài tập thực hành.
 Bài tập lớn – chủ đề do giáo viên đưa ra hoặc học sinh tự chọn.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
 Đánh giá trong quá trình học: Kiểm tra theo hình thức Thực hành trên máy
tính.
 Đánh giá cuối mô đun: Nghiệm thu bài tập lớn.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
 Là mô đun tự chọn được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề
Tin văn phòng.
 Tổng thời gian thực hiện môn học: 120 giờ, giáo viên giảng các giờ lý
thuyết, kết hợp với các giờ thực hành đan xen.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
 Hình thức giảng dạy chính của mô đun: Lý thuyết trên lớp kết hợp với thực
hành.
 Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng
giảng dạy.
 Các bài tập thực hành được xây dựng theo nội dung từng bài.
 Bài tập lớn được tiến hành theo nhóm, học sinh được phân thành từng
nhóm(1-5 hs/nhóm):
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
Yêu cầu học sinh phải tự tìm hiểu ngôn ngữ Javascript và các phần mềm:
 Đồ hoạ, Mutilmedia.
 Hỗ trợ soạn thảo mã HTML, CSS, Javascript.

179
180

4. Tài liệu tham khảo:


 http://www.w3schools.com
 http://www.dynamicdrive.com
 http://dhtml-menu.com
 WallPearl - Giáo trình: Simple CSS Standard Edition
 Craig Grannell - Giáo trình The Essential Guide to CSS and HTML Web
Design

180
181

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TỰ CHỌN


Tên mô đun: Flash
Mã số mô đun: MĐ31
( Ban hành theo Thông tư số / / TT -BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội )

181
182

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: MACROMEDIA FLASH

Mã số mô đun: MĐ31
Thời gian mô đun: 75giờ (Lý thuyết :30giờ; Thực hành : 45giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ ĐUN
 Vị trí :
Là mô đun chuyên ngành của nghề tin học văn phòng, được thực hiện vào kỳ
thứ 3. Được thực hiện sau khi học các mô đun kỹ thuật cơ sở và mô đun Thiết
kế đồ hoạ Corel Draw.
 Tính chất:
Macromedia Flash là một chuẩn đồ hoạ hoạt hình trên Web, giúp cho trang
Web có tính tương tác và hấp dẫn hơn đối với người sử dụng trang Web .
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
 Trình bày được cách tạo các đối tượng, các cảnh trong phim.
 Nêu được trình tự xây dựng phim hoạt hình bằng Flash.
 Nêu được các cách thiết lập chuyển động và cách hiệu chỉnh chuyển động
trong Flash.
 Vận dụng thành thạo cách tạo các đối tượng vẽ và gán hành động cho đối
tượng vẽ. Ứng dụng được vào thực tiễn.
 Có phẩm chất đạo đức, kỷ luật tốt, tích cực nghiên cứu học hỏi nâng cao
trình độ.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Thời gian (giờ)
STT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
số thuyết hành tra
1 Bài mở đầu 1 1
2 Giới thiệu phần mềm Flash và thiết kế 9 3 6
vẽ cơ bản
3 Tạo chuyển động 30 12 16 2
4 Làm việc với lớp 20 8 11 1
5 Xây dựng các Action 15 6 8 1
Cộng 75 30 41 4
2. Nội dung chi tiết
Bài mở đầu
Thời gian : 1giờ
1. Giới thiệu về làm phim
2. Phần mềm Flash và các bước cài đặt
3. Các định dạng ảnh tĩnh và động trên Web

Bài 1 : Giới thiệu phần mềm Flash và thiết kế vẽ cơ bản


Thời gian : 9giờ

182
183

Mục tiêu :
 Trình bày các công cụ tạo hình;
 Vận dụng vào thiết kế các đối tượng hoạt hình;
 Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp.

1. Giới thiệu ứng dụng FLASH


1.1 Các tính năng của ứng dụng
1.2 Giao diện làm việc
1.3 Thiết lập môi trường làm việc
2. Các đối tượng cơ bản
2.1 Các đối tượng trong trang hoạt hình
2.2 Khả năng thiết kế các hoạt cảnh
2.3 Quản lý các đối tượng bằng cửa sổ Library
3. Phân cảnh
3.1 Khái niệm phân cảnh.
3.2 Cách tạo phân cảnh.
3.3 Sắp xếp và hiệu chỉnh phân cảnh.
4. Thực hành
4.1 Thao tác các công cụ vẽ và thiết lập môi trường vẽ
4.2 Xây dựng 3 đối tượng trên 3 lớp
4.3 Xây dựng 5 phân cảnh cho 3 đối tượng.
5. Kiểm tra

Bài 2 : Tạo chuyển động


Thời gian : 30giờ
Mục tiêu :
 Phân tích các loại chuyển động trong hoạt hình Flash;
 Phân tích cửa sổ thời gian, cách thiết lập và sử dụng;
 Trình bày các bước tạo chuyển động;
 Vận dụng tạo đoạn phim hoạt hình đơn giản;
 Hình thành tác phong làm việc công nghiệp, tập thể.

1. Thiết kế hoạt hình


1.1 Các đối tượng đoạn
1.2 Các đối tượng nút
1.3 Gán hành động bằng Timeline
2. Biến đổi vị trí hình vẽ
2.1 Tạo các hình vẽ
2.2 Biến đổi theo Tweening
2.3 Trình tự các bước biến đổi
2.4 Ví dụ ứng dụng
3. Sự biến đổi hình dạng hình vẽ
3.1 Các yêu cầu của biến đổi hình vẽ
3.2 Biến đổi theo Shape

183
184

3.3 Trình tự các bước biến đổi


4. Phép xoay hình
4.1 Cách tạo phép xoay hình
4.2 Trình tự phép xoay hình
4.3 Ví dụ ứng dụng
5. Thực hành
5.1 Xây dựng các Frame, KeyFrame, BlankKeyFrame
5.2 Thiết kế hoạt cảnh quả bóng di chuyển trên màn hình.
5.3 Vẽ và thiết kế mô phỏng sự chuyển động của một mạch điện bất kỳ
5.4 Vẽ và thiết kế chuyển động mô phỏng quá trình xử lý dữ liệu trên máy tính
cá nhân.
6. Kiểm tra

Bài 3 : Làm việc với lớp


Thời gian : 20giờ
Mục tiêu :
 Trình bày cách thiết lập lớp trong Flash;
 Thực hiện thiết lập các lớp đường dẫn, lớp mặt nạ;
 Vận dụng vào thiết kế hoạt hình nâng cao như tạo chuyển động theo đường
dẫn;
 Hình thành tác phong làm việc công nghiệp, tập thể.

1. Lớp và thiết lập lớp


1.1 ý nghĩa của lớp
1.2 Thiết lập lớp
1.3 Hiệu chỉnh lớp
2. Lớp mặt nạ
2.1 ứng dụng lớp mặt nạ
2.2 Cách tạo lớp mặt nạ
2.3 Hiệu chỉnh lớp mặt nạ
3. Lớp đường dẫn
3.1 ứng dụng lớp đường dẫn
3.2 Cách tạo lớp đường dẫn
3.3 Hiệu chỉnh lớp đường dẫn
4. Thực hành
4.1 Thiết lập các lớp trên cửa sổ Timeline
4.2 Tạo chuyển động cho máy bay
4.3 Xây dựng phim hoạt hình nhỏ với thời gian 3 phút dựa trên các câu chuyện
cổ tích.
5. Kiểm tra

Bài 5 : Xây dựng các Action


Thời gian : 15giờ

184
185

Mục tiêu :
 Trình bày các Action trong Flash;
 Vận dụng vào thiết kế các đối tượng hoạt hình;
 Hình thành tác phong làm việc công nghiệp, tập thể.

1. Làm việc với nút


1.1 Cách tạo nút
1.2 Các tính năng của nút
1.3 Gán Action cho nút
2. Xây dựng hoạt hình bằng Action
2.1 Làm việc với cửa sổ Action
2.2 Gán Action lên các Frame
2.3 Các cấu trúc Action cơ bản
3. Thư viện Action
3.1 Nhóm Autoplay
3.2 Nhóm KeyPress
3.3 Nhóm Goto
4. Thực hành
4.1 Tạo các nút và xây dựng Action trên nút
4.2 Dùng Action mô phỏng hiện tượng tuyết rơi
5. Kiểm tra

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN


 Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo.
 Mô hình học cụ: Máy tính, máy chiếu.
 Câu hỏi và bài tập thực hành.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
 Kiểm tra lý thuyết các nội dung đã học.
 Kiểm tra bài tập thực hành:
 Đánh giá trong quá trình học: Kiểm tra theo hình thức: Thực hành trên máy
tính.
 Đánh giá cuối môn học:Kiểm tra theo hình thức: Thực hành trên máy tính.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp
nghề. Tổng thời gian thực hiện môn học là 75 giờ, giáo viên giảng các giờ lý
thuyết, kết hợp với các giờ thực hành đan xen.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
 Hình thức giảng dạy chính của mô đun: Lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo
luận.
 Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng

185
186

giảng dạy. Các bài tập thực hành được xây dựng theo nội dung từng bài.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý


 Vẽ các đối tượng hoạt hình trên các lớp.
 Sắp xếp các hoạt cảnh theo thời gian và phân cảnh.
 Tạo chuyển động cho đối tượng theo thời gian
4. Tài liệu tham khảo
 Nguyễn Công Minh, Giáo trình Flash, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2006
 Thành Lê, Sổ tay thực hành Flash, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2005
 Hương Tinh Vệ, Thực hành kỹ xảo với Macromedia Flash, Nhà xuất bản
Thống kê, 2005
 KS Phạm Quang Huy, Flash nhìn từ góc độ kỹ thuật, NXB Thống kê, 2004

186
187

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TỰ CHỌN


Tên mô đun: Hệ điều hành nguồn mở
Mã số mô đun: MĐ 32
( Ban hành theo Thông tư số / / TT -BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội )

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

187
188

HỆ ĐIỀU HÀNH NGUỒN MỞ


Mã số mô đun: MH 32
Thời gian mô đun: 60h (Lý thuyết: 15h; Thực hành: 45h)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:


- Vị trí của mô đun: Mô đun được bố trí sau khi sinh viên học xong môn,
mô đun: Nguyên lý Hệ điều hành, Quản trị mạng và thiết bị mạng.
- Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên ngành tự chọn
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Chọn lựa được phương pháp cài đặt nhanh và chính xác nhất hệ điều hành
Linux
- Thiết lập được các chế độ về cấu hình mạng, tài khoản và xác thực người
dùng
- Thao tác và sử dụng các lệnh cơ bản của Linux
- Chạy được các chương trình ứng dụng trên Linux
- Thực hiện được các thao tác khởi động và đóng tắt Linux
- Quản lý được các tài khoản người và các nhóm người dùng trên Linux
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực
TT Kiểm tra*
số thuyết hành
1 Tổng quan về Ubuntu Linux 1 1
2 Chuẩn bị và cài đặt Ubuntu Linux 10 5 5
3 Hệ thống tập tin trong ubuntu linux 10 2 8
Cài đặt các ứng dụng trên Ubuntu
4 10 2 8
Linux
5 Các trình tiện ích trên Ubuntu Linux 9 1 8
6 Quản lý tài khoảng người dùng 10 2 8
Kết nối Ubuntu Linux với hệ thống
7 10 2 8
mạng window
Cộng 60 15 45
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được
tính vào giờ thực hành
2. Nội dung chi tiết:

Bài 1 : Tổng quan về Ubuntu Linux


Mục tiêu của bài:
- Trình bày được khái niệm hệ điều hành Linux
- Xác định các phiên bản và ứng dụng của hệ điều hành Linux
Nội dung của bài: Thời gian: 1h (LT : 1h; TH: 0h)
1. Linux là gì? Thời gian: 0.2h
2. Các bản phát hành Linux Thời gian: 0.4h
3. Thương mại hoá Linux Thời gian: 0.4h

188
189

Bài 2: Chuần bị và cài đặt ubuntu Linux


Mục tiêu của bài:
- Chuẩn bị được thiết bị phần cứng máy tính trước khi tiến hành cài đặt
Linux
- Chọn lựa được phương pháp cài đặt nhanh và chính xác nhất
- Thiết lập phân vùng cho ổ cứng máy tính trước khi cài đặt
- Cài đặt ubuntu
Nội dung của bài: Thời gian: 10h (LT: 5h; TH: 5h)
1. Yêu cầu về phần cứng Thời gian: 1h
2. Cấu hình CMOS Thời gian: 0.5h
3. Các cách cài đặt Ubuntu Thời gian: 2h
4. Phân vùng và định dạng file hệ thống Thời gian: 1.5h
5. Cài đặt Ubuntu Thời gian : 5h

Bài 3: Hệ thống tập tin trong ubuntu linux


Mục tiêu của bài:
- Hiểu về cấu trúc tập tin trong ubuntu linux
- Sử dụng được các lệnh về thư mục và tập tin trong ubuntu linux
Nội dung của bài: Thời gian: 10h (LT: 5h; TH: 5h)
1. Cấu trúc hệ thống tập tin Thời gian: 2h
2. Cấu trúc cây thư mục Thời gian: 2h
3. Thao tác trên hệ thống tập tin và ổ đĩa Thời gian: 2h
4. Định dạng file system Thời gian: 2h
5. Các thao tác trên tập tin và thư mục Thời gian: 2h

Bài 4: Cài đặt ứng dụng trên ubuntu Linux


Mục tiêu của bài:
- Hiểu được các cách cài đặt các gói phần mềm trên HDH
Nội dung của bài: Thời gian: 10h (LT: 10h; TH: 10h)
1. Cài đặt các một ứng dụng từ mạng Thời gian: 2h
2. Cài đặt ứng dụng từ Packet Thời gian: 2h
3. Cài đặt phần mềm từ file source Thời gian: 2h
4. Gỡ bỏ các phần mềm đã được cài đặt Thời gian: 2h
5. Kiểm tra các phần mềm đã được cài đặt Thời gian: 2h

Bài 5: Các trình tiện ích trên linux ubuntu


Mục tiêu của bài:
- Hiểu và sử dụng được các trình tiện ích
Nội dung của bài: Thời gian: 9h (LT: 5h; TH: 4h)
1. Trình soạn thảo Thời gian: 1h
2. Trình tiện ích mail Thời gian: 2h
3. Trình tiện ích setup Thời gian: 2h
4. Trình tiện ích fdisk Thời gian: 2h
5. Trình tiện ích MC Thời gian: 2h

189
190

Bài 6: Quản lý tài khoản người dùng


Mục tiêu của bài:
- Thiết lập được tài khoản người dùng trên hệ điều hành Ubuntu
- Thiết lập được nhóm người dùng
- Phần quyền sử dụng tài nguyên trên ubuntu
Nội dung của bài: Thời gian: 10h (LT: 2h; TH: 8h)
1. Tạo tài khoản người dùng Thời gian: 2.5h
2. Tạo nhóm người dùng Thời gian: 2.5h
3. Phân quyền sử dụng tài nguyên Thời gian: 2.5h
4. Gở bỏ quyền truy nhập tài nguyên Thời gian: 2.5h

Bài 7: Kết nối Ubuntu Linux với hệ thống mạng Window


Mục tiêu của bài:
- Thực hiện được các thao tác chia sẽ dữ liệu trên ubuntu
- Thực hiện được kết nối ubuntu với hệ thống mạng window
Nội dung của bài: Thời gian: 10h (LT:2h; TH: 8h)
1. Chia sẽ dữ liệu trên ubuntu Thời gian: 2h
2. Kết nối ubuntu vào mô hình mạng workgroup của Thời gian: 4h
window
3. Kết nối ubuntu vào mô hình mạng domain Thời gian: 4h

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN


* Dụng cụ và trang thiết bị
- Phấn, bảng đen
- Máy chiếu Projector
- Máy tính
- Phần mềm Hệ điều hành Linux
* Học liệu
- Các slide bài giảng
- Tài liệu hướng dẫn môn học Hệ điều hành Linux
- Giáo trình Hệ điều hành Linux
* Nguồn lực khác
- Phòng học lý thuyết và phòng thực hành đủ điều kiện thực hiện mô đun
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
* Về kiến thức:
- Chọn lựa được phương pháp cài đặt nhanh và chính xác nhất hệ điều hành
Linux
- Thiết lập được các chế độ về cấu hình mạng, tài khoản và xác thực người
dùng
- Thao tác và sử dụng các lệnh cơ bản của Linux
- Chạy được các chương trình ứng dụng trên Linux
- Thực hiện được các thao tác khởi động và đóng tắt Linux
- Quản lý được các tài khoản người và các nhóm người dùng trên Linux
* Về kỹ năng:
Đánh giá kỹ năng thực hành của sinh viên :

190
191

- Cài đặt được hệ điều hành Linux trên máy tính cá nhân.
- Sử dụng được Linux thông qua các tập lệnh căn bản
- Chạy được các ứng dụng trên Linux
- Thao tác phục hồi, sao lưu dữ liệu
* Về thái độ: Cẩn thận, thao tác nhanh chuẩn xác, tự giác trong học tập.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng
nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
- Giải thích các câu lệnh.
- Trình bày đầy đủ các lệnh trong nội dung bài học
- Phát vấn các câu hỏi
- Phân nhóm cho các sinh viên thực hiện tính toán trên máy tính
- Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện các bài thực hành và trình bày theo
nhóm
- Thực hiện các bài tập thực hành được giao.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Chọn phương pháp cài đặt nhanh và chính xác nhất hệ điều hành Linux
- Thiết lập được các chế độ về cấu hình mạng, tài khoản và xác thực người
dùng
- Sử dụng các lệnh cơ bản của Linux
- Chạy được các chương trình ứng dụng trên Linux
- Thực hiện được các thao tác khởi động và đóng tắt Linux
- Quản lý được các tài khoản người và các nhóm người dùng trên Linux
- sao lưu và phục hồi đồng thời lập các lịch sao lưu tự động
- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng
giảng dạy. 4. Tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình Hệ điều hành Linux - Dự án 112 của chính phủ
- Linux - Giáo trình lý thuyết và thực hành – tác giả Nguyễn minh Hoàng –
Nhà xuất bản – Lao động Xã hội – Năm 2002

191
192

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TỰ CHỌN


Tên mô đun: Phần mềm văn phòng nguồn mở
Mã số mô đun: MĐ 33
( Ban hành theo Thông tư số / / TT -BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội )

192
193

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN


ĐÀO TẠO PHẦN MỀM VĂN PHÒNG NGUỒN MỞ

Mã số mô đun : MH 33
Thời gian mô đun: 60h (Lý thuyết: 15h; Thực hành: 45h)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ ĐUN


- Vị trí của mô đun : mô đun học được bố trí sau khi học sinh học xong
các mô đun, môn học chung và môn hệ điều hành nguồn mở.
- Tính chất của mô đun : là mô đun cơ sở bắt buộc nhằm trang bị cho học
viên các kỹ năng về nghiệp vụ văn phòng.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
Sau khi học xong mô đun này HSSV có khả năng :
* Về mặt kiến thức :
- Hình thành các kiến thức về xử lý văn bản, xử lý bảng tính và phần mềm
trình diễn nguồn mở .
- Ghi nhớ cú pháp các hàm xử lý bảng tính cách tùy biến kết hợp các hàm
nguồn mở.
- Ghi nhớ các quy trình trình bày, định dạng văn bản, hiệu ứng của phần
trình diễn,.. nguồn mở.
* Về mặt kỹ năng :
- Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản để tạo các tài liệu đạt tiêu chuẩn
văn phòng.
- Sử dụng phần mềm bảng tính để tạo lập, biểu diễn các kiểu dữ liệu: số,
chuỗi ký tự, thời gian, biểu đồ...
- Sử dụng phần mềm trình diễn để tạo lập, trình diễn báo cáo, chuyên đề
một cách chuyên nghiệp.
* Về mặt thái độ :
- Thể hiện tác phong làm việc công nghiệp.
- Nhanh, gọn, khoa học là thái độ cần có khi hoàn thành Nội dung mô đun
này.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra*
1 Tổng quan về phần mềm soạn thảo văn bản 5 1 4
- WRITER
2 Trình bày văn bản 9 2 7
3 Xử lý bảng biểu 5 1 8 *
4 Bảo mật và In ấn 2.5 0.5 2
5 Tổng quan về phần mềm xử lý bảng tính - 8 2 6 *
Calc
6 Hàm trong xử lý bảng tính 12 4 8

193
194

7 Cơ sở dữ liệu 3.5 0.5 3


8 Đồ thị và in ấn 3 1 2 *
9 Tổng quan phần mềm trình diễn - IMPRESS 5 1 4
10 Hiệu ứng và Trình diễn 7 2 5 *
Cộng: 60 15 45
*
Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được
tính vào giờ thực hành
2.Nội dung chi tiết :
Bài 1 : Tổng quan về phần mềm soạn thảo văn bản – WRITER
Mục tiêu của bài:
- Hiểu được trình soạn thảo văn bản
- Nắm được các thao tác căn bản trên một tài liệu
- Tạo và soạn thảo và lưu giữ được 1 tài liệu đơn giản
Nội dung của bài: Thời gian: 5h (LT:1h;TH:4h)
1. Giới thiệu phần mềm soạn thảo văn bản Thời gian: 0.5h
2. Các thao tác căn bản trên một tài liệu Thời gian: 1.5h
3. Soạn thảo văn bản Thời gian: 3h

Bài 2 : Trình bày văn bản


Mục tiêu của bài:
 Sử dụng được các đối tượng và hiệu ứng để trình bày văn bản
 Nắm được các cách thức định dạng văn bản
Nội dung của bài: Thời gian: 9h (LT:2h;TH:7h)
1. Định dạng văn bản Thời gian: 3h
2. Chèn các đối tượng vào văn bản Thời gian: 3h
3. Các hiệu ứng đặc biệt Thời gian: 3h

Bài 3 : Xử lý bảng biểu


Mục tiêu của bài:
- Nắm được các thao tác tạo và hiệu chỉnh bảng biểu
- Trình bày nội dung văn bản trên bảng biểu
Nội dung của bài: Thời gian: 5h (LT:1h;TH:4h)
1. Chèn bảng biểu vào văn bản Thời gian: 1.5h
2. Các thao tác trên bảng biểu Thời gian: 2h
3. Thay đổi cấu trúc bảng biểu Thời gian: 1.5h

Bài 4 : Bảo mật và In ấn


Mục tiêu của bài:
 Thực hiện được thao tác đặt mật khẩu cho file văn bản
 Chọn lựa các chế độ và hiệu chỉnh trước khi in ấn
 Thực hiện được các thao tác trộn văn bản
Nội dung của bài: Thời gian: 2.5h (LT:0.5h;TH:2h)
1. Bảo mật Thời gian: 0.5h
2. In ấn Thời gian: 1h
3. In trộn văn bản Thời gian: 1h

194
195

Bài 5 : Tổng quan về phần mềm xử lý bảng tính


Mục tiêu của bài :
- Trình bày được khái niệm về bảng tính
- Hiểu được cách thức tổ chức làm việc của bảng tính
Nội dung của bài: Thời gian: 8h (LT:2h;TH:6h)
1. Giới thiệu Thời gian: 2h
2. Làm việc với bảng tính Thời gian: 6h

Bài 6 : Hàm trong xử lý bảng tính


Mục tiêu của bài:
- Nắm được khái niệm về các hàm trong các bảng tính
- Hiểu được cú pháp của từng hàm
- Thực hiện được lồng ghép các hàm với nhau
Nội dung của bài: Thời gian: 12h (LT:4h;TH:8h)
1. Các khái niệm Thời gian: 0.5h
2. Hàm xử lý dữ liệu dạng số Thời gian: 2h
3. Hàm xử lý dữ liệu dạng chuổi Thời gian: 2h
4. Hàm xử lý dữ liệu dạng Ngày tháng Thời gian: 1h
5. Hàm thống kê và thống kê có điều kiện Thời gian: 3h
6. Hàm logic Thời gian: 1h
7. Hàm về tìm kiếm và tham số Thời gian: 2.5h

Bài 7 : Cơ sở dữ liệu
Mục tiêu của bài:
- Hiểu được các khái niệm về cơ sở dữ liệu
- Thực hiện được các thao tác với cơ sở dữ liệu
Nội dung của bài: Thời gian: 3.5h (LT:0.5h;TH:3h)
1. Các khái niệm Thời gian: 0.5h
2. Các thao tác với cơ sở dữ liệu Thời gian: 3h

Bài 8 : Đồ thị và in ấn
Mục tiêu của bài:
- Thực hiện được đồ thị dựa trên số liệu đã tính toán trên bảng tính
- Chọn lựa các chế độ và hiệu chỉnh trước khi in ấn
Nội dung của bài: Thời gian: 3h (LT:1h;TH:3h)
1. Đồ thị Thời gian: 2h
2. In ấn Thời gian: 1h

Bài 9 : Tổng quan phần mềm trình diễn


Mục tiêu của bài:
 Tìm hiểu về phần mềm dùng để trình diễn
 Thực hiện được các thao tác trên trình đơn
Nội dung của bài: Thời gian: 5h (LT:1h;TH:4h)
1. Giới thiệu Thời gian: 1h
2. Làm việc với presentation-Slide Thời gian: 4h

195
196

Bài 10 : Hiệu ứng và Trình diễn


Mục tiêu của bài:
- Thực hiện được các hiệu ứng cho từng đối tượng
- Biết cách trình diễn nội dung trên các slide
Nội dung của bài: Thời gian: 7h(LT:2h;TH:5h)
1. Tạo hiệu ứng cho đối tượng Thời gian: 5h
2. Trình diễn slide Thời gian: 2h
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
* Dụng cụ và trang thiết bị
+ Slide, máy chiếu, máy tính.
+ Các hình vẽ ví dụ minh hoạ
+ Máy chiếu qua đầu
+ Máy chiếu đa phương tiện.
+ Máy vi tính
* Học liệu
+ Bộ tranh bằng giấy phim trong dùng để dạy phần mềm văn phòng
nguồn mở.
+ Tài liệu hướng dẫn môđun phần mềm văn phòng nguồn mở..
+ Tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành môn phần mềm văn
phòng nguồn mở.
+ Giáo trình phần mềm văn phòng nguồn mở (Open OFFICE)
* Nguồn lực khác
+ Phòng học lý thuyết đúng tiêu chuẩn và phòng thực hành đủ điều kiện
thực hành cho môn học
V.PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
*Kiểm tra đánh giá trước khi thực hiện mô-đun :
Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận,
thực hành đạt các yêu cầu của mô-đun.
* Kiểm tra đánh giá trong khi thực hiện mô-đun:
Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận,
thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô-đun về kiến
thức, kỹ năng và thái độ. Yêu cầu phải đạt được các mục tiêu của từng bài
học có trong mô-đun.
*Kiểm tra sau khi kết thúc mô-đun:
* Về kiến thức: Được đánh giá qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm đạt được các
yêu cầu sau:
+ Biết sử dụng phầm mềm soạn thảo văn bản để tạo và lưu văn bản, định dạng
văn bản, tạo và thao tác trên bảng biểu, chèn hình ảnh, bảo mật và in ấn.
+ Biết sử dụng phần mềm bảng tính tạo lập, biểu diễn các kiểu dữ liệu: số,
chuỗi ký tự, thời gian, biểu đồ...
+ Biết sử dụng phần mềm trình diễn để tạo lập, trình diễn báo cáo, chuyên kết
hợp với các thuộc tính khác.
* Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh trong bài thực hành Tin
học văn phòng đạt được các yêu cầu sau :

196
197

+ Soạn thảo văn bản kết hợp các kỹ năng sử dụng bàn phím, điều khiển chuột
và các kỹ năng trình bày văn bản theo đúng tiêu chuẩn.
+ Thiết kế bảng biểu, sắp xếp, tính toán số liệu, tạo biểu đồ.
+ Tạo các bản trình diễn chuyên nghiệp kết hợp các thuộc tính: văn bản,
âm thanh, hoạt hình và định thời gian trình diễn tự động
* Về thái độ: Cẩn thận, tự giác,chính xác..
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp
nghề
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học
- Trình bày lý thuyết, có thể kết hợp với mô phỏng thông qua các Slide
- Ra bài tập thực hành.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất
lượng giảng dạy.
- Trong quá trình thực hiện mô đun, tùy theo điều kiện học tập của từng cơ
sở mà có thể sử dụng phần mềm hỗ trợ cho mô đun phần mềm văn phòng
nguồn mở. Trong chương trình này đề xuất sử dụng các ứng dụng của bộ
Open Office
4. Sách giáo khoa và tài liệu cần tham khảo
- Bài giảng Phần mềm văn phòng nguồn mở – Tài liệu lưu hành nội bộ
Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ

197
198

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TỰ CHỌN


Tên mô đun: Nghiệp vụ văn phòng và lưu trữ thông tin
Mã số mô đun: MĐ 34
( Ban hành theo Thông tư số / / TT -BLĐTBXH
ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội )

198
199

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN


NGHIỆP VỤ VĂN PHÒNG VÀ LƯU TRỮ THÔNG TIN
Mã số mô đun: MĐ 34
Thời gian mô đun: 50h (Lý thuyết: 20h; Thực hành: 30h)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:


- Vị trí của mô đun: mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các môn
học chung, và sau các môn học, mô đun đào tạo kỹ thuật cơ sở.
- Tính chất của mô đun: Là mô đun đào tạo chuyên môn nghề bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
- Hiểu thực hành thành thạo các nghiệp vụ văn phòng và lưu trữ thông tin
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
Số Lý
Tên các bài trong mô đun Tổng Thực Kiểm
TT thuyế
số hành tra*
t
1 Một số vấn đề chung về quản trị hành chính
2 2 0
văn phòng
2 Quản trị hành chính văn phòng 6 3 3
3 Một số nghiệp vụ cơ bản của văn phòng 6 3 3 *
4 Điều hành và kiểm tra công việc hành
12 4 8
chính văn phòng
5 Giao tiếp và Tổ chức công tác lễ tân 12 4 8
6 Soạn thảo văn bản 8 2 6 *
8 Công tác lưu trữ 4 2 2 *
Cộng : 50 20 30
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được
tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:

Bài 1 : Một số vấn đề chung về quản trị hành chính văn phòng
Mục tiêu của bài:
- Hiểu được các khái niệm cơ bản về quản trị hành chính văn phòng
- Nắm được các nguyên tắc tổ chức và quản lý các nghiệp vụ hành chính văn
phòng

199
200

Nội dung của bài: Thời gian: 2h (LT: 2h; TH: 0h)
Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ hành chính văn phòng
1.1.1 Khái niệm hành chính văn phòng
1.1.2 Chức năng hành chính văn phòng
1.1.3 Nhiệm vụ hành chính văn phòng
1.2 Quản trị hành chính văn phòng
1.2.1 Khái niệm quản trị và quản trị hành chính văn phòng
1.2.2 Chức năng của quản trị
1.3 Tổ chức văn phòng
1.3.1 Cơ cấu tổ chức văn phòng
1.3.2 Bố trí văn phòng
1.3.3 Trang thiết bị văn phòng
1.3.4 Hiện đại hoá công tác văn phòng
1.4 Tổ chức bộ máy hành chính văn phòng
1.4.1 Hình thức tổ chức
1.4.2 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
1.4.3 Các bước đi để tổ chức hành chính văn phòng có hiệu quả
1.4.4 Các nguyên tắc tổ chức với nhà quản trị
a. Nguyên tắc về mục tiêu.
b. Nguyên tắc về chức năng
c. Nguyên tắc liên quan đến cá nhân
d. Nguyên tắc về trách nhiệm
e. Nguyên tắc về báo cáo
f. Nguyên tắc về quyền hạn
g. Nguyên tắc về uỷ quyền
h. Nguyên tắc về tầm hạn kiểm soát
i. Nguyên tắc điều hành tổ chức.
1.4.5 Các mối quan hệ của nhà quản trị hành chính
a. Mối quan hệ nội bộ.
b. Mối quan hệ liên bộ phận
c. Mối quan hệ với khách hàng
d. Mối quan hệ nghề nghiệp với ngành chuyên môn

Bài 2: Quản trị hành chính văn phòng


Mục tiêu của bài:
- Nắm được các kỹ năng về quản lý thời gian, quản lý hồ sơ, quản lý thông
tin

200
201

Nội dung của bài: Thời gian: 6h (LT: 3h; TH: 3h)
2.1 Quản trị thời gian
2.1.1 Sự cần thiết phải quản trị thời gian
2.1.2 Các biện pháp quản trị thời gian
2.2 Quản trị thông tin
2.2.1 Tổng quan
2.2.2 Xử lý công văn đến
2.2.3 Xử lý công văn đi
2.2.4 Văn thư nội bộ
2.2.5 Văn thư điện tử
2.3 Quản trị hồ sơ
2.3.1 Khái niệm
2.3.2 Tiến trình quản trị hồ sơ
2.3.3 Công cụ và hệ thống lưu trữ hồ sơ
2.3.4 Thủ tục lưu trữ hồ sơ
2.3.5 Lưu trữ hồ sơ qua hệ thống máy tính

Bài 3: Một số nghiệp vụ cơ bản của văn phòng


Mục tiêu của bài:
- Nắm được các ngiệp vụ cơ bản của văn phòng như: tổ chức cuộc họp,
hoạch định sắp xếp các chuyến đi công tác
Nội dung của bài: Thời gian: 6h (LT: 3h; TH: 3h)
3.1. Hoạch định tổ chức các cuộc họp
3.1.1 Các cuộc họp không nghi thức
3.1.2 Các cuộc họp theo nghi thức
3.1.3 Các hội nghị từ xa
3.1.4 Cách sắp xếp chổ ngồi trong cuộc họp và tiệc chiêu đãi (trong phần
lễ tân)
3.2. Hoạch định sắp xếp các chuyến đi công tác
3.2.1.Sắp xếp, chuẩn bị
3.2.2. Trách nhiệm trong thời gian thủ trưởng vắng mặt
3.2.3. Trách nhiệm khi thủ trưởng trở về

Bài 4: Điều hành và kiểm tra công việc hành chính văn phòng
Mục tiêu của bài:
- Nắm vững các kiến thức và kỹ năng về điều hành và kiểm tra các công
việc hành chính văn phòng

201
202

Nội dung của bài: Thời gian: 12h (LT:4 h; TH:


8h)
1. Điều hành công việc hành chính – văn phòng
1.1 Các phương thức điều hành công việc hành chánh - văn phòng
1.2 Phương pháp chỉ huy của nhà quản trị hành chánh - văn phòng
1.3 Ưng dụng các lý thuyết động viên trong hoạt động văn phòng
2. Kiểm tra công việc hành chánh – văn phòng
2.1 Các phương pháp kiểm tra công việc hành chánh – văn phòng
2.2 Những nguyên tắc kiểm tra trong hành chính doanh nghiệp
2.3 Qui trình kiểm tra trong hoạt động hành chánh – văn phòng
2.4 Tiêu chuẩn đo lường công việc hành chính.
2.5 Các công cụ và phương tiện kiểm tra trong hành chánh doanh nghiệp

Bài 5: Giao tiếp và Tổ chức công tác lễ tân


Mục tiêu của bài:
- Hiểu được các kỹ năng về giao tiếp và công tác lễ tân

202
203

Nội dung của bài: Thời gian: 12h (LT: 4h; TH: 8h)
I. Giao tiếp
1. Vai trò và các nguyên tắc trong giao tiếp.
a. Vai trò của giao tiếp trong công sở và trong đời sống thường ngày.
b. Các nguyên tắc cơ bản của giao tiếp
c. Các rào cản trong giao tiếp
2. Các hình thức giao tiếp
3. Những điều kiện để giao tiếp có hiệu quả.
a. Xây dựng kiến trúc thông tin hợp lý
b. Phân tích người đối giao đúng đắn
c. Tạo được uy tín trong giao tiếp
d. Nắm vững và biết vận dụng hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp cơ bản.
4. Một số kỹ thuật giao tiếp cơ bản trong giao tiếp.
a. Thủ thuật, kỹ năng nghe
b. Thủ thuật, kỹ năng nói
c. Thủ thuật kỹ năng đọc,
d. Thủ thuật, kỹ năng viết
e. Thủ thuật phản hồi
II. Lễ tân và vai trò của công tác lễ tân
1. Khái niệm và ý nghĩa
2. Một số hoạt động lễ tân cơ bản:
a. Bắt tay
b. Vị trí ngồi xe
c. Tiếp khách
d. Chiêu đãi, bố trí chổ ngồi
e. Tiếp khách qua điện thoại

Bài 6: Soạn thảo văn bản


Mục tiêu của bài:
- Nắm được cách thức soạn thảo các loại văn bản thông dụng, văn bản
hành chính,…

203
204

Nội dung của bài: Thời gian: 8h (LT: 2h ; TH: 6h)


I. Khái quát về văn bản
1. Khái niệm văn bản
2. Các loại văn bản
II. Phân cấp phát hành văn bản
III. Nguyên tắc soạn thảo văn bản hành chính nhà nước
1. Hình thức của văn bản
2. Tính chất văn bản
3. Nội dung văn bản
4. Một số điểm lưu ý khi soạn thảo văn bản và ban hành văn bản
IV. Soạn thảo một số văn bản thông dụng
1. Soạn thảo hợp đồng
2. Soạn thảo các loại văn bản khác.

Bài 7: Công tác lưu trữ


Mục tiêu của bài:
- Hiểu và thực hành thành thạo công tác lưu trữ

Nội dung của bài: Thời gian: 4h (LT: 2h; TH: 2h)
1 Khái niệm, vị trí và tính chất của công tác lưu trữ
2. Công tác thu thập bổ sung tài liệu lưu trữ
3 Công tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ
4 Xác định giá trị tài liệu
5 Thống kê và kiểm tra tài liệu
6 Bảo quản tài liệu lưu trữ
7 Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN


* Dụng cụ và trang thiết bị:
- Máy chiếu (nếu có)
- Giấy A4, các loại giấy
- Các hình vẽ ví dụ minh hoạ
- Máy tính
* Học liệu:
- Sử dụng slide để dạy mô đun nghiệp vụ văn phòng và lưu trữ thông tin
- Tài liệu hướng dẫn mô đun nghiệp vụ văn phòng và lưu trữ thông tin .
- Tài liệu hướng dẫn để thực hiện môn đun nghiệp vụ văn phòng và lưu trữ
thông tin .
- Giáo trình Môn đun nghiệp vụ văn phòng và lưu trữ thông tin
* Nguồn lực khác:
- Phòng học lý thuyết và phòng thực hành đủ điều kiện để thực hiện mô đun

204
205

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ


* Về kiến thức:
Được đánh giá qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm đạt được các yêu cầu
sau:
- Hiểu và vận dụng thành thạo các kiến thức về các nghiệp vụ văn phòng và
lưu trữ đã nêu ở trên
* Về thái độ: Cẩn thận, tự giác, chính xác.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp
nghề
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
- Trình bày đầy đủ các lệnh trong nội dung bài học
- Sử dụng phương pháp phát vấn
- Học sinh trao đổi với nhau, thực hiện các bài thực hành và trình bày theo
nhóm
- Thực hiện các bài tập thực hành được giao.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng
giảng dạy.
4. Sách giáo khoa và tài liệu cần tham khảo:

205
206

206

You might also like