Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

GIÁ TRỊ VIỆT NAM NHÌN TỪ NỘI LỰC CỦA BẢN LĨNH DÂN TỘC

(Qua nghiên cứu một số tác phẩm của giáo sƣ Trần Văn Giàu) *

Tóm tắt

Thông qua các sử liệu khách quan, người ta vẫn thường nói về “Sức mạnh Việt
Nam”như là một trong những nhân tố thể hiện “bản lĩnh” của dân tộc Việt Nam, một
dân tộc “đất không rộng, người không đông” nhưng đã kiên cường vượt qua được mọi
thử thách khắc nghiệt để tồn tại và phát triển, đặc biệt là trước những thế lực ngoại xâm
lớn nhất trong mọi thời đại…Tuy nhiên, những nhân tố chủ quan nào đã tạo nên “Sức
mạnh Việt Nam” và nội dung “sức mạnh bên trong” (nội lực) của “bản lĩnh Việt Nam”
ấy thực chất là gì ? Từ tư tưởng gợi mở toát lên qua một số tác phẩm của giáo sư Trần
Văn Giàu liên hệ cùng một số công trình nghiên cứu khác, chúng ta có thể bước đầu tìm
thấy những lời giải rất đáng suy nghĩ đối với vấn đề…
Trong bài viết nói về “Bản lĩnh Việt Nam” (Sài Gòn giải phóng, số chủ nhật 18 – 7
– 2004, trang 3), giáo sư Trần Văn Giàu từng khẳng định : “Việt Nam ở hàng
đầu…những ai đã phải mang cái nhục mất nước..., song cũng là hàng danh dự của
những ai…thuộc đội ngũ tiên phong đấu tranh vì đại nghĩa giải phóng dân tộc”. Nhận
định đó dựa trên cơ sở khách quan từ các tổng kết tư liệu lịch sử đồng thời mang tính
định hướng góp phần mở ra tầm nhìn mới về những vấn đề lớn của cả dân tộc lẫn của
thời đại. Bởi, lịch sử nhân loại xưa cũng như nay trong bất kỳ hoàn cảnh nào thực chất
vẫn là lịch sử của quá trình đấu tranh để giải phóng và phát triển của bản thân con người
trong mọi mối quan hệ xã hội, đặc biệt là với cộng đồng dân tộc. Đối với Việt Nam, trải
qua cuộc diện tranh đấu trường kỳ trong lịch sử, trong đó có nhiều tình thế vô cùng khắc
nghiệt để vượt qua tất cả và có được vị thế như hiện nay thì rõ ràng cái giá phải trả là
không đơn giản, trong đó bản lĩnh dân tộc với nội lực có thực chính là một trong những
nhân tố mang ý nghĩa quyết định.
1. Nội lực đó trước hết chính là từ sức mạnh văn hóa dân tộc, tập trung thể
hiện ở truyền thống Nhân văn - Thượng võ
Như đã đề cập, nói tới “Nhân văn” là nói về “Phẩm chất sống và thái độ sống,
ứng xử giữa con người với nhau theo tinh thần “vì (tình) người” (“thương người như thể
thương thân”, “bầu ơi thương lấy bí cùng…”), hoặc “vì (tình nghĩa) cộng đồng” (“tình
làng, nghĩa xóm”, “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”)…” và, “Thượng võ” là “Nội lực, khả
năng hành động và bản lĩnh sống, chiến đấu để tồn tại, phát triển nhằm vượt qua thử
thách trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trong các tình huống bất thường…”. Đây chính là
bộ phận những giá trị cốt lõi tạo nên “Bản lĩnh Việt Nam” từng minh chứng qua trường
kỳ lịch sử và đến nay vẫn là một nguồn nội lực quan trọng của văn hóa toàn dân tộc cũng
như ở từng địa phương : “Không phải ngẫu nhiên mà trong thực tế sinh động của đời
sống văn hóa truyền thống, con người Việt Nam từng đã có những cách thế ứng xử hết
sức quân bình, mềm dẻo trong sự hòa hợp giữa nội tính “Nhân văn” với “Thượng võ” của
*
Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giáo sư Trần Văn Giàu và tác phẩm “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam”” do Viện Lịch sử Dòng họ tổ chức ngày 16/12/2015, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015, tr. 135 – 146 (có
biên tập lại).
văn hóa thể hiện cụ thể qua phương thức vận động tiêu biểu là “Dĩ nhu chế cương”, trong
sự cân bằng và hợp nhất của lương tri, lòng nhân hậu với ý chí chiến đấu vượt thắng bản
thân, chiến thắng mọi kẻ thù bất cứ từ đâu tới. Đó chính là những gì đã góp phần tạo nên
“Sức mạnh Việt Nam” như người ta vẫn thường nói”.
Theo cách nhìn nhận như vậy, qua bài viết Bản lĩnh Việt Nam, mặc dù giáo sư
Trần Văn Giàu có nói rằng “Văn hóa Hoa Hạ cao hơn nhiều văn hóa Việt” trong giai
đoạn thử thách đầu đời dân tộc, nhưng chúng ta phải hiểu rằng không có nghĩa là văn hóa
Việt Nam thấp kém để đến nỗi trở thành thua kém trước bất cứ ai ! Nội dung này được
làm rõ hơn ở công trình Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam (Nxb Chính
trị Quốc gia – Sự Thật, Hà Nội, 2011) : “Một dân tộc có văn hóa đặc sắc của mình cắm
sâu ở lòng nhân dân hẳn cũng không ngại mở cửa tâm trí của mình để đón các luồng văn
minh trên thế giới đưa đến. Đất nước và con người Việt Nam vốn khai phóng từ ngàn
xưa”1. Điều đó có nghĩa rằng qua thực tế đối đầu với các thế lực xâm lược lớn nhất trong
mọi thời đại, cái hạn chế nào đó có thể là về “văn minh” nhưng về “văn hóa” thì chắc
chắn “Bản lĩnh Việt Nam” từng chứng minh rõ ràng mình không hề thua kém ai thậm chí
còn là ngược lại ! Ở đây, so sánh với “văn hóa Hoa Hạ” chẳng hạn, trước khi tiếp thu
những thành tựu “văn minh” của nó, thì “Đất nước và con người Việt Nam vốn khai
phóng từ ngàn xưa” và sự “khai phóng” ấy được thể hiện trên nhiều mặt đời sống xã hội
ngay từ buổi sơ khai, tất cả hợp thành nguồn mạch bản lĩnh “văn hóa” của dân tộc để
vượt qua tất cả...Rõ ràng là, như trong bài báo ấy đã khẳng định rằng Việt Nam là “một
dân tộc không khi nào háo chiến mà luôn có bản lĩnh cao cường, dám đánh dám
thắng…”; và, nội lực của bản lĩnh ấy không chỉ là “Can đảm đi song đôi với tài trí” mà
hơn nữa đó còn là : “Trong chiến tranh, địch xâm lược thì vô cùng tàn bạo, nhưng đối
phó với sự tàn bạo đó thì đường lối kháng chiến là “chí nhân”2 ! Điều đó từng được minh
chứng rõ nhất với cách “lập quốc” theo kiểu : “Người ta có thể thống nhất giang
sơn…bằng cường lực, quân chinh phạt đi đến đâu thì máu sông xương núi, như gió, như
lốc, xô cây cỏ đổ về một chiều…”, ngược lại cách “dựng nước”của các thủ lĩnh dân tộc
Việt Nam luôn theo tinh thần “thống nhất lòng người, bằng tình thương người, thương
dân…đi đến đâu thì tức khắc nhân dân tề tựu về đó như suối chảy thuận về sông…, dù có
phải dùng bạo lực thì cũng là dùng đối với một tối thiểu số gian ác, ngoan cố…”3. Nhìn
nhận lại vấn đề như vậy người ta càng có thể thấy rõ hơn ý nghĩa của vấn đề như giáo sư
Trần Văn Giàu đã nêu : “Từng thời đại, thấy nổi lên những trung tâm văn minh ở khu vực
này hay khu vực khác, chỗ này trước là thấp sau vươn lên cao, chỗ kia là gặp hồi cao rồi
thì bây giờ lại suy sụp xuống thấp”4. Đó cũng là điều khẳng định rằng chỉ có “văn hóa”
mới có thể góp phần tạo nên “bản lĩnh” thực chất cho dân tộc mà “bản lĩnh Việt Nam” là
một minh chứng rõ ràng nhất !
Tất cả những nội dung trên chính là những gì liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
truyền thống Nhân văn - Thượng võ của dân tộc. Do hoàn cảnh và vị trí địa lý, điều kiện
tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, giao tiếp văn hóa cùng với những bối cảnh lịch sử, xã
hội đặc thù…, nổi bật trong truyền thống văn hóa Việt Nam vẫn luôn là tinh thần thương
1
Trần Văn Giàu : Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự Thật, Hà Nội,
2011, trang 120.
2
Trần Văn Giàu : Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, tài liệu đã dẫn, trang 344.
3
Trần Văn Giàu : Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, tài liệu đã dẫn, trang 382.
4
Trần Văn Giàu : Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, tài liệu đã dẫn, trang 106.
yêu, đoàn kết cộng đồng nhằm không ngừng đấu tranh với mọi khắc nghiệt của thiên
nhiên và chống nạn ngoại xâm, giữ gìn bản sắc văn hóa gắn với chủ quyền độc lập, tự do
của dân tộc...Chính từ sự kết tinh những thành quả tinh thần trong quá trình lịch sử lâu
dài bền bỉ như vậy, dân tộc Việt Nam đã từng bước tạo nên “những “Giá trị hành động
siêu việt” nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu giải phóng những yếu tố vận động ngoại sinh
(sẵn sàng đánh thắng các thế lực xâm lược, trấn áp cái ác, diệt trừ cái xấu…) và giải
phóng những yếu tố vận động nội sinh (diệt trừ thói hư tật xấu để hoàn thiện bản thân, tạo
sự dồi dào sức mạnh về thể xác và tinh thần để lao động và chiến đấu vững vàng trong
mọi tình huống khắc nghiệt nhất…)”5. Như giáo sư Trần Văn Giàu đã khái quát trong bài
viết “Bản lĩnh Việt Nam” rằng bởi vì “phương pháp đấu tranh hòa bình, văn hóa, chính trị
nhiều lắm cũng chỉ có thể làm cho dân tộc chậm bị đồng hóa mà không thể làm cho dân
tộc được giải phóng” do đó mà “phải cần đến bạo lực đánh đổ ngoại bang” và chí ít “khởi
nghĩa giống như một lò lửa sưởi ấm mãi ý chí quật cường”…Tinh thần “Thượng võ”
trong trường hợp như vậy chính là điều kiện phát huy cao độ nhất của “Nhân văn” để làm
cho truyền thống Nhân văn - Thượng võ được tỏa sáng mãi tiến tới hình thành nên một
“Bản lĩnh Việt Nam” ngày càng ngời sáng đúng như lịch sử dân tộc từng chứng minh…
2. Chủ nghĩa yêu nước là một nguồn mạch trung tâm trong nội lực của bản
lĩnh Việt Nam
Từ nguồn mạch văn hóa dân tộc, từ truyền thống Nhân văn - Thượng võ đã nói ở
trên : “Chủ nghĩa yêu nước” được xem là một trong những giá trị mang tính chất “sợi chỉ
đỏ” xuyên suốt trong trường kỳ lịch sử dựng nước, giữ nước theo tinh thần “Không có gì
quý hơn Độc lập, Tự do” như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khái quát. Đây đồng thời
cũng là những gì thuộc về các giá trị mà nhân loại hướng đến như là những mục tiêu sống
tốt đẹp của con người qua mọi thời đại. Không phải ngẫu nhiên khi giáo sư Trần Văn
Giàu xem nó chính là một nét “tình cảm, đạo đức” lớn của Việt Nam : “chủ nghĩa yêu
nước đích thực là đạo Việt Nam…là sản phẩm của bản thân lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ
tình cảm tự nhiên của mỗi người đối với quê hương mình, tiến lên thành tư tưởng và hệ
thống tư tưởng ”6. Qua thực tế lịch sử, dân tộc Việt Nam chứng minh mình là một cộng
đồng có “một tư tưởng, một chủ nghĩa yêu nước hết sức rắn rỏi, kiên trì”, điều đó thể hiện
rõ qua : “Công lao của các thế hệ xây dựng cái nôi chung của dân tộc lớn bao nhiêu, thời
gian các thế hệ của dân tộc sinh sống trên đất nước này lâu dài bao nhiêu, thì lòng yêu
quê hương đất nước đậm đà bấy nhiêu. Yêu nước nên quyết tâm trụ lại trong nước dù
nước mất, nhà tan, người bị làm trâu ngựa; còn người, còn đất thì còn ngày tự chủ, độc
lập”7. Tinh thần của Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Hưng Đạo
Vương Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn Độc lập (Hồ
Chí Minh)… trước sau đều cũng là những gì đã góp phần thể hiện và làm rõ về điều đó.
Điều này được khẳng định rõ qua ý kiến của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài
“Nguyễn Trãi, một tiêu biểu rất đẹp của thiên tài Việt Nam” viết trên báo Nhân dân số ra
ngày 19 – 9 – 1962: “Nguyễn Trãi là một người yêu nước, yêu nước sâu sắc, mạnh mẽ,
thiết tha, với tâm hồn và khí phách của một người anh hùng. Đối với Nguyễn Trãi yêu
5
Huỳnh Tuấn Kiệt – Huỳnh Quốc Thắng: Võ đạo Việt Nam với Luân thường Nho giáo (Trường hợp võ phái Nam
Huỳnh Đạo), Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Luân thường Nho giáo từ góc nhìn xuyên văn hóa”, Đại học KHXHNV,
ĐHQGTPHCM, 2013, trang 726 – 732.
6
Trần Văn Giàu : Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, tài liệu đã dẫn, trang 167
7
Trần Văn Giàu : Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, tài liệu đã dẫn, trang 183 và trang 253.
nước là thương dân, để cứu nước phải dựa vào dân, đem lại thái bình chi dân, cho mọi
người. Triết lý nhân nghĩa của Nguyễn Trãi cuối cùng chẳng qua là lòng yêu nước
thương dân : cái nhân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống giặc ngoại xâm,
diệt tàn bạo, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân” 8.
Bên cạnh các nội dung trên, Trần Văn Giàu còn nói đến cái “dụng” của chủ nghĩa
yêu nước trong thực tế lịch sử và trong cuộc sống, đó là :
+ Tinh thần và hành động cứu nước (khi đất nước lâm nguy)
+ Một tiêu chuẩn cho sự xác định tốt, xấu, phải quấy, nên chăng (nhất là những gì
liên quan đến quyền lợi của dân, của nước)
+ Cơ sở của chủ nghĩa anh hùng cách mạng (trong thời hiện đại)
+ Đặc biệt liên quan tinh thần “sáng tạo” : “Cuộc sống buộc ta phải sáng tạo. Không
sáng tạo thì mất nước, mất cả nòi giống nữa. Dân tộc Việt Nam sống rất mãnh liệt nên
không thể không có óc sáng tạo được”; ví dụ : “chiến tranh nhân dân chống xâm lược là
một sáng tạo lớn, một truyền thống lớn của dân tộc Việt Nam, là nơi óc sáng tạo của
người Việt Nam được phát triển mạnh mẽ”9…
Chính những cái “dụng” như vậy đã góp phần phát huy vai trò của “Chủ nghĩa yêu
nước” trong thực tế lịch sử, trực tiếp làm thành những nhân tố tạo nên nội lực đích thực
của bản lĩnh dân tộc. Nhưng đó là cái “dụng”, thế còn cái “thể” là gì ? Đây là vấn đề lớn
sẽ được tiếp tục đề cập ở phần sau.
3. Đạo đức Việt Nam, cái “thể” của chủ nghĩa yêu nước và là nền tảng truyền
thống Nhân văn - Thượng võ trong nội lực tạo nên bản lĩnh Việt Nam
Nói đến đạo đức là nói đến gốc rễ của mọi tâm thức cũng như mọi cách thế ứng
xử của con người, ở đây là thông qua truyền thống chung của dân tộc như Nhân văn -
Thượng võ, Chủ nghĩa nghĩa yêu nước.v.v. Bằng cái nhìn khái quát nhất, giáo sư Trần
Văn Giàu đã xác định rằng : “đạo đức là sản phẩm của xã hội, của lịch sử loài người, lịch
sử xã hội càng phát triển thì đạo đức theo đó mà biến chuyển…”. Cụ thể hơn, liên hệ thực
tế lịch sử dân tộc, giáo sư khẳng định : “yếu tố chính quyết định nội dung và bản sắc của
đạo đức truyền thống chính là cuộc sinh tồn lịch sử của dân tộc Việt Nam chớ không phải
cái gì khác” 10.
Với tư cách là những “đạo lý sống” và “thái độ sống” của con người và cộng
đồng trong lịch sử, đạo đức Việt Nam thể hiện đầy đủ nhất bản lĩnh văn hóa dân tộc, bao
gồm cả phần “đời” lẫn phần “đạo”, tức liên quan tất cả những gì như đã đề cập ở các
phần trên. Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng có nhận xét : “Nguyễn Trãi, mà cốt
lõi là tư tưởng Nhân – Nghĩa là một học thuyết hoàn chỉnh được trình bày trong toàn bộ
tác phẩm của Nguyễn Trãi; cơ bản nó rất xa lạ với Nho giáo và Khổng Tử, gắn liền với

8
Dẫn lại theo Chương Thâu (1980): Trên đường tìm hiều sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi (Tiểu luận), Nxb Văn học,
Hà Nội, trang 6.
9
Trần Văn Giàu : Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, tài liệu đã dẫn, trang 314 và 340
10
Trần Văn Giàu : Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, tài liệu đã dẫn, trang 104 và 155
sự nghiệp cứu nước cứu dân của nhân dân ta đầu thế kỷ XV”11, giáo sư Trần Văn Giàu
khi nói về những nguồn nội lực đã góp phần tạo ra bản lĩnh Việt Nam ở khía cạnh “Việt
Nam hóa những tôn giáo đã được du nhập” chẳng hạn, đã có những lý giải mang tính
chất gợi mở nhiều vấn đề rất đáng chú ý :
- “Suốt một vài nghìn năm tồn tại phổ biến trên đất nước ta, Phật giáo tất đã phải
in dấu khá sâu sắc vào văn hóa dân tộc, phong tục nhân dân, đức tính con người, nghĩa là
đến các giá trị tinh thần truyền thống” theo tinh thần : “Sự phát triển của Phật giáo trong
lịch sử…đã góp phần đào luyện thêm tư tưởng thương người dưới hình thức cứu khổ, từ
bi”; bằng chứng là “Thiền Trúc Lâm Việt Nam mang cái đặc điểm sâu sắc là không tách
rời với tinh thần yêu nước”12.
- Trong lúc đó, “bởi vì Nho giáo chủ trương nhập thế rất mạnh, xem việc tề gia
trị quốc là việc của nhà nho, cho nên nó phải tổng kết những kinh nghiệm sinh hoạt xã
hội, do đó phần đóng góp của nó còn đa diện hơn so với đóng góp của Phật giáo”13
- Ngược lại, mặc dù “Lịch sử Thiên chúa giáo ở Đông Nam Á gắn liền với lịch
sử của chủ nghĩa thực dân” nhưng tinh thần “kính Chúa yêu nước” cuối cùng cũng đã mở
đường “tìm về dân tộc” và “Đạo đức Thiên chúa giáo, triết học nhân bản Thiên chúa giáo
đã có và ngày càng có khả năng đóng góp làm phong phú thêm bản chất Việt Nam” 14 …
Sâu sắc hơn nữa, giáo sư Trần Văn Giàu còn đưa ra một luận điểm : “Một số
người Pháp nhận xét rằng người Việt Nam “không có tâm hồn tôn giáo sâu sắc”, cái
không có ấy, ngẫm lại có gì là dở đâu ?”15. Luận điểm này có thể giúp chúng ta tìm ra
thêm một nhận thức mới : cái “Đức” lớn nhất của người Việt Nam là luôn chân thành đi
tìm “Đạo” và “Đạo Đức” cao nhất của dân tộc Việt Nam là vì những Chân Lý, vì Nghĩa
Lớn và vì những cái Cao Đẹp, tức những giá trị văn hóa theo nghĩa toàn vẹn, chân chính
nhất ! Dựa trên tư tưởng qua tác phẩm của giáo sư Trần Văn Giàu, người ta có thể nêu
lên vài nét dẫn chứng cụ thể :
- Khả năng thẩm mỹ nói riêng, trình độ văn hóa (gồm cả văn hóa đạo đức) nói
chung của dân tộc thể hiện ở năng lực cân đối hài hòa các giá trị văn hóa tiếp thu từ nhiều
phía qua nhiều giai đoạn mà ở đây có thể khái quát đó là : “hài hòa giữa kiến trúc và
phong cảnh, giữa người và thiên nhiên, hài hòa giữa trí tuệ, tình cảm và đạo đức, hài hòa
giữa xưa và nay, truyền thống và cách mạng, thống nhất và đa dạng, dân tộc và quốc
tế…”16
- Nhân cách con người Việt Nam thể hiện rõ nét bản lĩnh dân tộc được hình
thành rất sớm từ xa xưa cho đến nay qua hình tượng / biểu tượng “Gióng là vũ dũng phi
thường kết hợp với đạo đức cũng phi thường, vì nước, vì dân, vì chính nghĩa, hoàn toàn

11
Phạm Văn Đồng (2009): Tuyển tập 1976 – 2000 (Tập III), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 257.
12
Trần Văn Giàu : Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, tài liệu đã dẫn, trang 124 và 125.
13
Trần Văn Giàu : Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, tài liệu đã dẫn, trang 132.
14
Trần Văn Giàu : Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, tài liệu đã dẫn, trang 135.
15
Trần Văn Giàu : Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, tài liệu đã dẫn, trang 321.
16
Trần Văn Giàu : Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, tài liệu đã dẫn, trang 335.
không kể tới lợi ích riêng tư, không tính tới khen thưởng, danh vọng sau cuộc chiến thắng
vẻ vang”17.v.v.
Nhận thức qua một số tác phẩm của giáo sư Trần Văn Giàu kết hợp các nguồn tư
liệu khác nhau, chúng ta thấy rằng “Bản lĩnh Việt Nam” không chỉ là những gì được trải
nghiệm / tích lũy từ thực tế lịch sử với những chặng đường khác nhau mà hơn nữa đó còn
là hệ giá trị tinh thần tạo nên nguồn nội lực khởi từ truyền thống chung của văn hóa dân
tộc... Tất cả rất có ý nghĩa đối với nhận thức chúng ta về hệ giá trị chung của dân tộc
cũng như về việc phát huy “Bản lĩnh Việt Nam” và hệ giá trị Việt Nam trong thời đại
mới, đặc biệt đối với việc góp phần xây dựng con người theo định hướng văn hóa và văn
hóa phải thật sự trở thành là “nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực và
nguồn lực nội sinh quan trọng của sự phát triển bền vững” 18 đất nước cho giai đoạn hiện
nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Lê Xuân Vũ (1984) : Chủ nghĩa nhân đạo của chúng ta, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
2. Hoàng Minh Thảo (1985): Tìm hiểu tổ tiên ta đánh giặc (in lần thứ ba), Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
3. Hồng Nam & Hồng Lĩnh (chủ biên) (1984): Những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt
Nam chống phong kiến Trung Quốc xâm lược, Nxb Khoa học Xã hội, HN.
4. Nhiều tác giả (2012): Trần Văn Giàu dấu ấn trăm năm ; Nxb Trẻ .
5. Phạm Văn Đồng (1995) : Văn hóa và đổi mới , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Trần Xuân Trường (1981):Mấy vấn đề về chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghiã ở Việt
Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
7. Trần Văn Giàu (1993) : Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam; Nxb TPHCM.
8. Trần Văn Giàu (2011): Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb
Chính trị Quốc gia – Nxb Sự Thật,Hà Nội.
9. Trường Lưu (1996): Chủ nghĩa nhân văn và văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa Thông tin,
1996.

17
Trần Văn Giàu : Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, tài liệu đã dẫn, trang 337.
18
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng (khóa XI).
VỊ TRÍ, Ý NGHĨA TÍN NGƢỠNG HÙNG VƢƠNG
TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM*

Tóm tắt
Giỗ Tổ Hùng Vương từ lâu đã là một nếp sinh hoạt phổ biến trong đời sống văn
hóa truyền thống Việt Nam trên nhiều địa phương cả nước thậm chí cả trong cộng đồng
người Việt ở nước ngoài. Đáng chú ý là sinh hoạt văn hóa này vừa chủ yếu thuộc về
“Quốc lễ”(lễ trọng của cả quốc gia, dân tộc) nhưng lại vừa có thể mang tính chất “Gia
lễ”(ngày “giỗ” của gia đình, dòng họ). Bài viết bước đầu khái quát và phân tích về
những cái riêng trong cái chung của Giỗ Tổ Hùng Vương với những giá trị mang nét đặc
trưng văn hóa Việt Nam vốn có những truyền thống tốt đẹp và có ý nghĩa lớn trong bối
cảnh thời đại ngày nay, trong đó có truyền thống Nhân văn - Thượng võ...
1. Vài nét về Giỗ Tổ Hùng Vƣơng trong dòng chảy văn hóa tín ngƣỡng thờ
cúng Hùng Vƣơng ở Việt Nam

1.1. Do tính chất thiêng liêng và có mối quan hệ đặc biệt đối với tâm thức dân tộc,
thờ cúng Hùng Vương và những nhân vật liên quan các vua Hùng từ lâu đã được xem là
một trong những nét văn hóa tín ngưỡng quan trọng nhất của văn hóa truyền thống Việt
Nam. Khắp cả nước ta hiện nay có khoảng trên 1400 di tích thờ vua Hùng và các nhân
vật liên quan thời đại Hùng Vương, trong đó nhiều nhất là các địa phương phía Bắc như :
Phú Thọ (326 di tích), Hà Tây cũ – nay thuộc Hà Nội (364 di tích), Hà Nội cũ (161 di
tích), Bắc Ninh (168 di tích), Hà Nam (143 di tích), Hưng Yên (60 di tích), Hải Dương
(40 di tích), Hải Phòng (14 di tích)…Từ Thừa Thiên – Huế trở vào, số lượng tuy có ít
hơn miền Bắc nhưng rất nhiều tỉnh, thành và nơi nào cũng đều có (ít nhất là 1 hoặc 2 đền
thờ…) và mang đặc điểm chung là thường phối tự (thờ chung) với các thế hệ nhân vật
lịch sử qua các thời kỳ như ở Miếu “Lịch Đại Đế Vương” tại phường Đúc – TP. Huế và
nhiều nơi khác, với tín ngưỡng dân gian như Mẫu Liễu Hạnh…ở một số địa phương,
hoặc với Khổng Tử như ở Sài Gòn – TP.Hồ Chí Minh và một số vùng phụ cận 19…
Với điều kiện lịch sử riêng, đền thờ và việc thờ phụng cùng các sinh hoạt tưởng niệm các
vua Hùng ở các địa phương phía Nam xuất hiện khá muộn hơn so với các địa phương ở
Trung bộ và Bắc bộ. Chỉ bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX và việc thờ phụng ấy
diễn ra theo hai hướng : thờ tại đền, miếu riêng gọi là chính tự (thờ chính) và thờ tại các
thiết chế tín ngưỡng dân gian như đình, đền, lăng, miếu khác gọi là phối tự (thờ phụ)
hoặc gắn với các thiết chế văn hoá mới, vài ví dụ tiêu biểu như :
+ Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương ở Kiên Giang (ấp Đông Bình, xã Thạnh Đông
B, huyện Tân Hiệp) hình thành từ năm 1957, ngoài thờ các Vua Hùng còn phối tự thờ
Trần Hưng Đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cửu Huyền Thất Tổ…

*
Bài viết có kế thừa, phát triển nội dung, ý tưởng từ bài tham luận “Văn hóa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại
Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận” đăng kỷ yếu hội thảo khoa học “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở
Việt Nam”; Học viện Chính trị Quốc gia & Thành ủy TP. Hồ Chí Minh; Nxb Lý luận Chính trị Quốc gia, Hà Nội –
2015, trang 370 – 384.
19
Xem Hà Văn Tăng (chủ biên) (2005), Những di tích thờ vua Hùng ở Việt Nam, Bộ Văn hóa – Thông tin, Cục Văn
hóa – Thông tin cơ sở, Hà Nội.
+ Đền thờ Hùng Vương ở tỉnh Đồng Nai (khu phố 3, phường Bình Đa, thành phố
Biên Hoà) xây năm 1968, khánh thành 1971, ngoài thờ Quốc Tổ Hùng Vương còn kết
hợp thờ quan văn, quan võ và thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tại địa phương còn có
Đền thờ Lạc Long Quân – Âu Cơ (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Trảng Bom);
hoặc kết hợp thờ Quốc Tổ Hùng Vương tại các đình làng (đình Hưng Lộc, xã Hưng Lộc,
huyện Thống Nhất…)…
+ Đền thờ vua Hùng ở tỉnh Bình Phước (như một thiết chế văn hoá của đồn điền
cao su Phú Riềng) thành lập năm 2000 nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng, 55 năm
ngày Quốc Khánh 2 - 9 …
+ Đặc biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh, đền thờ Hùng Vương xưa nhất được xây
dựng từ thời Pháp thuộc những năm sau đại chiến thế giới thứ nhất, tọa lạc trong khuôn
viên Thảo Cầm Viên (nay đối diện với Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí
Minh). Lúc đầu là nơi thờ Khổng Tử nhưng từ sau năm 1954, đền này được đổi tên là
Đền Quốc Tổ Hùng Vương. Sau ngày giải phóng 30 – 4 – 1975, Đền được đổi tên là Đền
Hùng Vương với đối tượng chủ yếu là thờ các vua Hùng cùng các anh hùng dân tộc và do
Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý. Đây là nơi
chính thức diễn ra Lễ giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm
do Ban tổ chức lễ Thành phố chủ trì với chương trình, nội dung được dàn dựng theo một
kịch bản nghiêm túc, có năm tổ chức cả lễ rước long trọng trên đường phố với hàng ngàn
người tham gia…Năm 1992, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục xây dựng
và khánh thành Khu tưởng niệm các vua Hùng tại Công viên văn hóa Thành phố (Vườn
Tao Đàn cũ) với diện tích rộng 450 m2 gồm có ngôi đền thờ, một miếu nhỏ và giếng
ngọc, có cả “cột đá thề”...Đồng thời năm ấy Thành phố cũng long trọng tổ chức lễ giỗ Tỗ
Hùng Vương tại đây (sau này các Lễ Giỗ Tổ của Thành phố tiếp tục thực hiện tại Đền
Thờ Hùng Vương trong Thảo cầm viên…). Đến cuối năm 1995, Khu Du lịch Văn hóa
Suối Tiên (do Thành phố trực tiếp chỉ đạo xây dựng) khánh thành và bắt đầu hoạt động,
trong đó cũng có một khu tưởng niệm các vua Hùng với cấu trúc bức tượng bán thân lớn
biểu tượng vua Hùng cùng với biểu tượng bánh chưng bánh dày đã tạo ấn tượng khá
mạnh. Nơi đây hàng năm ngày 10 tháng 3 âm lịch Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên luôn
chủ động tổ chức trọng thể Lễ Giỗ Tổ kết hợp với các hình thức sinh hoạt văn hóa khác
để thu hút đông đảo khách tham quan…Ngoài ra, khắp nơi trên địa bàn Thành phố còn có
nhiều đền, đình, miếu thờ Hùng Vương tại Quận 1, Quận 4, Quận 5, Quận Phú Nhuận,
Gò Vấp...Đặc biệt trong đó, Công viên văn hóa Đầm Sen (Quận 11), Trường Trung học
phổ thông cấp 3 Hùng Vương (Quận 10)…hàng năm đều tiến hành tổ chức lễ hội giỗ Tổ
Hùng Vương với quy mô lớn có cả phần tế lễ lẫn phần hội hè theo hình thức sân khấu hóa
gồm các hoạt cảnh về thời đại Hùng Vương, kết hợp các chương trình biểu diễn sân khấu
truyền thống, các trò chơi dân gian...Gần đây hơn và với quy mô lớn nhất, trong Khu
Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc20, Khu tưởng niệm các Vua Hùng21với công trình
trung tâm là Đền Tưởng niệm các Vua Hùng giai đoạn 1 được khởi công xây dựng từ
20
Địa điểm phường Long Bình, quận 9 TP. Hồ Chí Minh và xã Bình An , huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương được
khởi công xây dựng từ ngày 20 – 12 – 1998 với diện tích quy hoạch 395 ha gồm các hạng mục nội dung : Khu Cổ
đại – gồm cả Khu tưởng niệm các Vua Hùng (tái hiện một số cột mốc lịch sử tiêu biểu thời thượng cổ và nền văn
minh song Hồng, từ khi vua Hùng dựng nước cho đến thời Ngô Quyền), Khu Trung đại (thể hiện lịch sử dân tộc thế
kỷ X – XVIII), Khu Cận – Hiện đại (từ thời nhà Nguyễn – thời đại Hồ Chí Minh), Khu sinh hoạt văn hóa (gồm
Làng văn hóa các dân tộc, Bảo tàng lịch sử tự nhiên, Công viên điện ảnh, Làng hoa, Rừng Trường Sơn, Khu vui
chơi giải trí, Khu du lịch…)
21
Gồm Nhà trưng bày, Quảng trường, Nhà văn bia, Đường tre - Cây xanh…
ngày 21 – 4 – 2002 và đã được khánh thành trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương lần đầu tiên
được tổ chức tại đây vào ngày 04 - 4 - 2009 (10 tháng 3 năm Kỷ Sửu)...

2. Giỗ Tổ Hùng Vƣơng với đặc trƣng ý nghĩa của tín ngƣỡng thờ cúng vua
Hùng cùng các nhân vật liên quan trong tâm thức văn hóa truyền thống Việt Nam

2.1. Như đã nói, Giỗ Tổ Hùng Vương có liên quan nét văn hóa truyền thống điển
hình của Việt Nam, đó là truyền thống thờ cúng tổ tiên được thể hiện cụ thể :

- Trong gia đình : Bàn thờ gia tiên (những người cùng huyết thống, trong thân tộc
thuộc các thế hệ trước) đã qua đời
- Trong làng, xã : Đình thờ thần Thành hoàng với cốt lõi tinh thần liên quan“Tiền
hiền khai khẩn, Hậu hiền khai cơ” (những người đầu tiên mở đất lập làng và những
người nối tiếp góp công sức dựng nên cơ nghiệp đã có của làng xã như : chợ búa, đường
sá, nghề truyền thống v.v…)
- Trong khắp các địa phương : Lăng, đền thờ anh hùng liệt sĩ (những người có
công lao đối với cộng đồng dân tộc)
- Trong cả nước, toàn dân tộc : Tín ngưỡng – phong tục – lễ hội thờ cúng các
vua Hùng, tổ tiên chung của “đại gia đình” Việt Nam…

Qua thực tế cho thấy, thờ cúng tổ tiên là một truyền thống văn hóa lâu đời và là
tập quán sinh hoạt khá phổ biến trong nhiều dân tộc, đặc biệt ở các nước phương Đông
nhưng tại Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử, địa lý...đặc thù địa phương nên nó đã có
những nét riêng rất đáng lưu ý. Trong gia đình, thờ cúng ông bà tổ tiên để luôn nhắc nhở
con cháu rằng “cây có cội nước có nguồn”, do đó phải cố gắng giữ lấy “nếp nhà” (gia
phong) và phấn đấu theo nguyện vọng ông bà là “con hơn cha, nhà có phúc”! Trong làng
xóm, thờ cúng thần làng (Thành Hoàng…) để ghi nhớ công ơn người đi trước (Tiền hiền,
Hậu hiền…) trong việc tạo dựng cuộc sống của cộng đồng, khẳng định “tình làng, nghĩa
xóm” là hệ trọng! Đối với đất nước, thờ cúng những người khai sáng, dựng xây và bảo vệ
Tổ quốc (các vua Hùng, các anh hùng dân tộc, các liệt sĩ...) để luôn khắc cốt ghi tâm về
công ơn dựng nước và giữ nước với những xương máu tiền nhân đã đổ ra trên từng “ngọn
rau tấc đấc quê hương”, củng cố thêm lòng yêu nước và khẳng định tinh thần “Tổ quốc là
trên hết”…! Thờ cúng tổ tiên ở đây không chỉ là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian bình
thường mà đã trở thành như là một tập quán sống có đạo lý của người Việt Nam xưa nay,
đó là tinh thần đề cao việc nhân nghĩa, thủy chung, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn trái nhớ
người trồng cây” và hơn nữa, nó còn như là một hạt nhân quan trọng liên kết các giá trị
căn bản trong nền văn hóa truyền thống Việt Nam, mà theo như nhiều nhà nghiên cứu đã
tổng kết, đó là các giá trị liên quan ba bộ phận của một chỉnh thể “NHÀ– LÀNG –
NƯỚC”…
Ngoài ra, nhắc đến vua Hùng là nhắc đến điểm khởi phát của tiến trình lịch sử
“Dựng nước” gắn liền với “Giữ nước”, với truyền thống Nhân văn – Thượng võ vốn là
một nguồn nội lực văn hóa chủ đạo của dân tộc. Từ các tài liệu thư tịch khảo cổ, lịch sử
cho đến huyền sử, tư liệu văn hóa dân gian…liên quan “thời kỳ vua Hùng dựng nước”,
người ta đều có thể nhìn nhận khá rõ về một quá trình của những nỗ lực không ngừng bắt
đầu từ một nếp lao động “nông nghiệp lúa nước”, với tinh thần dân chủ “vua tôi cùng cày
ruộng” để gầy dựng cộng đồng và cùng chiến đấu bảo vệ cộng đồng khi có giặc ngoại
xâm, thậm chí đến thời hai Bà Trưng, cháu trực hệ của vua Hùng cũng là như thế !…Qua
trường kỳ lịch sử cho đến nay, truyền thống mang tính phổ biến mà chúng ta thường gọi
là “Xây dựng” và “Bảo vệ” Tổ quốc chắc chắn có cội nguồn gốc rễ từ thời Hùng Vương
mà nếu được mở rộng ra ta có thể diễn dịch thành truyền thống Nhân văn –Thượng võ,
yếu tố tạo nên “Sức mạnh Việt Nam” với biểu hiện cụ thể đó là tinh thần xem“Hiền tài là
nguyên khí quốc gia” chủ yếu trong thời bình và là nguồn sức mạnh “Dân khí” đặc biệt
trong thời chiến…Như vậy, ý nghĩa lớn nhất của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là nó trở
thành điểm tỏa sáng của tinh thần, đúng hơn là “tâm thức” đại đoàn kết dân tộc với tinh
thần Nhân văn – Thượng võ vì nghiệp lớn không ngừng “Xây dựng” và“Bảo vệ” Tổ
quốc. Nó làm cho đất nước này trở thành “mái nhà chung” với tinh thần mọi con người
Việt Nam không phân biệt giàu, nghèo, dân tộc, tôn giáo, sinh sống trong nước, ngoài
nước…tất cả đều là “đồng bào” (“cùng một bọc” sinh ra, theo truyền thuyết “Con Rồng
cháu Tiên”…), tất cả đều là “anh em một nhà” trong một “gia đình lớn” đó là Tổ Quốc
Việt Nam với những truyền thống hết sức quý báu, trong đó có truyền thống Nhân văn –
Thượng võ…
2.2. Thông thường, Giỗ là dịp kỷ niệm ngày mất của người thân nào đó trong gia
đình. Hàng năm, theo quan niệm truyền thống và theo phong tục tập quán của người Việt
xưa nay, người ta thường lấy ngày đó tổ chức cúng quảy, tưởng nhớ người đã khuất,
đồng thời đó cũng là dịp để gia đình đoàn tụ, những người thân trong gia đình, họ hàng
và cả lối xóm có dịp gặp gỡ, thăm hỏi lẫn nhau và như vậy sẽ thêm thắt chặt tình nghĩa
thân tộc, xóm giềng. Trong hệ thống các sinh hoạt lễ hội, các nhà chuyên môn xưa nay
thường xếp Giỗ vào loại “Gia lễ”, tức đó là một thứ Lễ hội gia đình (tương tự như Đám
cưới, Đám tang v.v…). Tuy nhiên, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mặc dù có dựa vào tính
chất và hình thức “ngày giỗ” như vừa nói nhưng nội dung thì lại hoàn toàn khác và ý
nghĩa của nó thì rất lớn, lớn hơn nhiều so với một ngày “giỗ” thông thường : Giỗ Tổ
Hùng Vương phải được xem, được hiểu đó là ngày của tâm thức tưởng nhớ Tổ tiên chung
của cả dân tộc Việt Nam. Đó là một sinh hoạt lễ hội truyền thống mang tính cộng đồng
rộng lớn nhất và thiêng liêng nhất ở Việt Nam liên quan tín ngưỡng, phong tục tập quán
phổ biến nhất của người Việt như đã nói đó là thờ cúng tổ tiên, mà “tổ tiên” ở đây chính
là những người đầu tiên đã khai phá, mở mang bờ cõi, tiếp theo là các thế hệ anh hùng
liệt sĩ đã hy sinh máu xương, công sức để bảo vệ và dựng xây đất nước. Nói cách khác,
Giỗ Tổ Hùng Vương thực chất là một sinh hoạt lễ hội mang tính quốc gia và thể hiện đậm
nét truyền thống Việt Nam với tinh thần biết ơn người đi trước mà cao nhất chính là các
vua Hùng, tổ tiên chung của cả dân tộc, tất cả vì đạo lý “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”,“uống
nước nhớ nguồn” như đã nói…
3. Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị Giỗ Tổ Hùng Vƣơng trong bối cảnh thời đại
hiện nay
3.1. Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định giá trị cao nhất của
văn hoá tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng đó vẫn là vì tinh thần : “Uống nước nhớ
nguồn, ăn trái nhớ người trồng cây”…Đây chính là một trong những truyền thống quý
báu và có ý nghĩa sâu sắc không những đối với đạo lý sống của con người Việt Nam mà
còn đối với toàn bộ tiến trình lịch sử – văn hóa Việt Nam. Từ truyền thống đó mà nhân
nghĩa, thủy chung, lòng yêu nước… đã được kết tinh và trở thành vừa như là những giá trị
đạo đức thiêng liêng vừa là những giá trị văn hóa bất diệt từng tạo nên nền tảng nội lực
tinh thần vững chắc để dân tộc ta vượt qua mọi sóng gió thử thách lịch sử và lập nên
nhiều kỳ tích vĩ đại trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước.
Thế nhưng, cái gốc tạo nên sức sống cho truyền thống đó nằm ở đâu?
Từ xa xưa đến nay, như đã nói thờ cúng tổ tiên và tôn vinh các anh hùng dân tộc
chính là một trong những nét phong hóa mang đầy đủ ý nghĩa sâu sắc như vậy. Đặc biệt
trong đó, các Vua Hùng từ lâu đời đã trở thành biểu tượng thiêng liêng với vị trí như là tổ
tiên cao nhất của tổ tiên, anh hùng hàng đầu của các anh hùng. Cũng từ đó ngày 10 tháng
3 đã và sẽ mãi mãi đi vào tâm thức mọi người dân thành “ngày Tiên tháng Rồng” – ngày
giỗ Tổ của toàn dân tộc, một dân tộc có bản lĩnh và đầy sức sống để liên tục phát triển
theo cách luôn củng cố khối đoàn kết thống nhất bằng ý thức về nguồn cội “Rồng – Tiên”
của mình. Đối với vùng Nam Bộ nói riêng, đây càng là một vấn đề mang ý nghĩa lịch sử -
văn hoá to lớn. Trong tiến trình lịch sử phát triển của “dòng chảy”/“cây” văn hoá Việt
Nam, người ta từng khái quát đó là quá trình “Từ trung du xuống đồng bằng và từ Bắc
vào Nam”: Nếu trung du vùng núi phía Bắc và đồng bằng Bắc bộ là nơi phát tích, là cái
“nôi” sinh thành mang tính chất “cội nguồn/gốc rễ ” thì vùng Nam Bộ có thể được xem là
“ngọn” là “cành nhánh” của “cây” văn hoá ấy ! Điều ấy có nghĩa rằng ngày 10 tháng 3
cũng là ngày mà toàn dân Việt nói chung, người dân Việt phương Nam nói riêng không
chỉ cùng hướng về cội nguồn như là để tìm lại chính mình, tìm lại bản sắc và nội lực có
thật của một nền văn hóa dân tộc từng chứng minh bản lĩnh và sức mạnh vĩ đại của nó
trong trường kỳ lịch sử mà đó còn là sự góp phần khẳng định nguyên lý: Khi “cội rễ”
được thường xuyên vun bón thì “cành nhánh hoa lá” mới ngày càng sum suê đồng thời
khi “nguồn nước” được liên tục khai thông thì “con suối, ngọn sông” mới không bao giờ
cạn dòng !...Hiện nay, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trước
xu hướng toàn cầu hóa và những vấn đề gay gắt của thời đại đặt ra trong quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước…tinh thần ngày 10 tháng 3 càng phải
mang thêm những tầm vóc ý nghĩa lớn lao theo hướng như vậy. Chính vì thế, nếu ngày
10 tháng 3 xưa từng là quốc lễ trọng thể trong xã hội phong kiến thì nay lại càng cần
được chế độ mới công nhận là quốc giỗ bằng tinh thần mới, ý nghĩa mới với mục tiêu
quan trọng hàng đầu là qua đó nhằm nhân lên mọi nguồn lực sức mạnh lịch sử - văn hoá
của dân tộc! Mọi nghi lễ, nội dung sinh hoạt Giỗ Tổ và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
trong cả nước nói chung, đặc biệt là ở các địa phương phía Nam nói riêng cần xác định vị
thế và càng phải nỗ lực góp phần tích cực hơn nữa cho mục tiêu lớn đó !...

3.2. Như đã nói, Giỗ Tổ Hùng Vương phải được xem đó là ngày của tâm thức tưởng
nhớ Tổ tiên chung của cả dân tộc. Nói là “ngày của tâm thức” tức là công việc tổ chức
ngày này không đơn giản, dù rằng thực chất đó cũng là một sinh hoạt lễ hội nhưng không
phải là một lễ hội bình thường và càng không thể mang tính thuần “bề nổi” trong đó :

(1) Lễ : Phần thiêng với những nghi thức, hình thức nội dung chương trình hoạt
động đi sâu vào tâm thức con người bao gồm những nhận thức khoa học lẫn những tình
cảm thiêng liêng, sâu đậm hướng về những giá trị thiêng liêng có thực liên quan những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc đặc biệt là về thời đại dựng nước của các vua Hùng.
(2) Hội : Phần đời với những sinh hoạt vui chơi, giải trí, nghệ thuật hướng đến
thỏa mãn các nhu cầu văn hóa tinh thần con người nhằm mục tiêu thắt chặt các mối quan
hệ giao lưu, liên kết mang tính cố kết cộng đồng dân tộc cùng hướng về cội nguồn chung.
Liên quan vấn đề, như giáo sư Vũ Khiêu đã từng xác định “Truyền thống thờ Vua
Hùng gắn liền với truyền thống thờ tổ tiên ở mỗi gia đình Việt Nam, là một tín ngưỡng
sâu sắc tồn tại lâu đời như một tôn giáo bản địa” 22. Điều này góp phần khẳng định rằng
tín ngưỡng, lễ hội thờ cúng các Vua Hùng tuy thực chất không phải là một sinh hoạt tôn
giáo nhưng nó cần phải đạt đến chiều sâu văn hóa tâm linh để khẳng định, xác lập và
củng cố những giá trị mang tính “đạo lý” truyền thống, biến những “đạo lý” đó trở thành
một nét “bản sắc” ngày càng “sâu rễ bền gốc” không chỉ trong “tâm thức” mà còn cả
trong “ý thức”của toàn dân tộc, đặc biệt là đối với lớp trẻ.Trong ý nghĩa thực tế và dưới
góc độ khoa học, nói đến cái « gốc » của văn hóa chính là nói đến ý thức, là cái làm cho
con người thật sự trở thành Người bởi vì ý thức chính là cái làm cho con người biết suy
nghĩ, cảm xúc, ước mơ để vươn tới những điều tốt đẹp, thiêng liêng... Ý thức con người
được tồn tại, thể hiện ra chủ yếu qua ba hình thức cơ bản, ở đây nó chính là ba khía cạnh
liên quan các giá trị văn hóa của ngày Giỗ Tổ, về các truyền thuyết vua Hùng mà chúng ta
cần phải nắm bắt một cách chính xác đầy đủ nhất :
(1) Lý trí : Là thứ ý thức chủ yếu liên quan đến hoạt động trí tuệ, từ các kiểu tư
duy của con người đến các quan điểm, tri thức khoa học...Ví dụ chúng ta có thể nhận
thức gì về thời đại Hùng Vương qua các tài liệu lịch sử, khảo cổ nói về nền văn minh
sông Hồng, về nền văn minh kim khí thời kỳ Tiền Đông Sơn và Đông Sơn v.v…

(2) Tình cảm : Là thứ ý thức chủ yếu liên quan đến các cảm xúc con người (vui,
buồn, giận, ghét...), là những cơ sở của đời sống cảm tính của con người và các hoạt động
sáng tạo nghệ thuật...Ví dụ chúng ta có thể cảm nhận những vẻ đẹp nào từ những hình
tượng – biểu tượng lung linh, huyền ảo qua thơ ca, nhạc, họa xưa nay nói về thời kỳ
Hùng Vương hoặc các cảm xúc về những gì đẹp đẽ toát ra từ các giá trị văn hóa có thực
liên quan thời kỳ các vua Hùng dựng nước…

(3) Tâm linh : Là thứ ý thức chủ yếu liên quan đến những gì linh thiêng trong đời
sống tâm lý con người, là cơ sở của các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội v.v…Đối
với “tâm thức” liên quan thời đại các Vua Hùng, những truyền thuyết « Con Rồng cháu
Tiên », « Bọc trăm trứng » « Thánh Gióng »...chủ yếu ra đời từ sự kết hợp (mang tính
nguyên hợp) cả ba thứ ý thức, đặc biệt là từ góc độ văn hóa tâm linh (ý thức mang tính
tâm linh) như vừa nêu. Không có tâm linh thì không có và không thể tồn tại các câu
chuyện mang tính truyền thuyết ấy...

Tuy nhiên, như đã nói, dù là tâm linh nhưng tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng
vẫn là một bộ phận của văn hóa với đầy đủ “ý thức” của nó và phải mang những giá trị
văn hóa thực sự, ít nhất thể hiện ở :
+ Nó là một hình thức phản ánh hiện thực thông qua thực tế cuộc sống với những
nỗ lực đối phó cùng các thiên tai dịch họa, những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm
trong trường kỳ lịch sử của cha ông ta ở buổi đầu dựng nước và trong quá trình không
ngừng giữ nước gắn với phát triển đất nước…

22
Vũ Khiêu : Truyền thống thờ Vua Hùng ở Việt Nam, trong Hà Văn Tăng (chủ biên) (2005), Những di tích thờ
vua Hùng ở Việt Nam, Bộ Văn hóa – Thông tin, Cục Văn hóa – Thông tin cơ sở,Hà Nội, trang 27.
+ Đó chính là những biểu tượng văn hóa nói về tình anh em ruột thịt trong cả
nước bằng tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng theo ý nghĩa “đồng bào” rất thiêng
liêng…
+ Cốt lõi đó là truyền thống thủy chung, truyền thống “ăn trái nhớ kẻ trồng cây,
uống nước nhớ nguồn”, là tính cộng đồng, lòng nhân ái…
Nói cách khác, mọi nội dung sinh hoạt liên quan tín ngưỡng thờ cúng các Vua
Hùng về thực chất phải được xem là một nét đặc sắc của văn hoá truyền thống của dân
tộc bởi bản chất đó chính là những gì được phản ánh và nhân lên từ hiện thực lịch sử
hoặc từ trong tâm tư, tình cảm con người Việt Nam từ xa xưa mãi cho tới nay, là một bộ
phận truyền thống góp phần tạo nên “bản sắc” Việt Nam độc đáo v.v…mà từ đó nó có
thể được nuôi dưỡng để phát triển trong “tâm thức”, tiến lên thành “ý thức”, thành hành
động cụ thể theo những đạo lý sống tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, mọi hình thức sinh
hoạt Giỗ Tổ và tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng một mặt là sự kế thừa và phát huy các
hoạt động mang phong cách văn hoá dân gian (folklore) đậm màu sắc dân tộc để dễ gần
gũi và có thể đi vào tâm thức đông đảo công chúng nhưng mặt khác phải khắc phục tình
trạng “tù mù” nặng màu sắc tín ngưỡng, tôn giáo để trở thành là một hoạt động “giáo dục
truyền thống” có chất lượng giá trị văn hóa cao và đem lại hiệu quả xã hội thực sự !...
Theo hướng như những gì đã đề cập, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và các
nhân vật liên quan các vua Hùng các địa phương trong cả nước nói chung vừa mang
những nét đặc thù của lịch sử - văn hoá tại chỗ vừa có cái chung thống nhất của một
trong những bộ phận văn hoá dân tộc đặc biệt với các giá trị quý báu có thể góp phần tích
cực nhất cho địa phương nói riêng, cho cả nước nói chung trong quá trình hội nhập hiện
nay. Với mục tiêu phấn đấu là phải “theo kịp” thời đại, thậm chí phải “đi trước” thời đại,
vượt qua cho được những “vết xe đổ”của thời đại bằng chính “nội lực” có thật của chính
mình, văn hoá tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có thể đóng vai trò nguồn sức mạnh tinh
thần quan trọng nhằm cố kết cộng đồng dân tộc (cả trong lẫn ngoài nước) góp phần xây
dựng và bảo vệ vững chắc một đất nước Việt Nam phát triển toàn diện và bền vững trong
bối cảnh đặc biệt của thời thế hiện nay. Giữa một thế giới đầy biến động trong xu hướng
“toàn cầu hóa” với “những vấn đề toàn cầu” đầy phức tạp, bảo tồn và phát huy giá trị văn
hoá tín ngưỡng Giỗ Tổ Hùng Vương vì vậy không thể khác phải được xem là một trong
những mục tiêu, giải pháp thuộc về chiến lược văn hoá của cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Hùng Tiến (1997), Lễ hội và danh nhân lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hoá – Thông
tin, Hà Nội.
2. Hà Văn Tăng (chủ biên) (2005), Những di tích thờ vua Hùng ở Việt Nam, Bộ Văn hóa
– Thông tin, Cục Văn hóa – Thông tin cơ sở, Hà Nội .
3. Huỳnh Quốc Thắng (2003), Lễ hội dân gian ở Nam bộ, Viện Văn hoá & Nxb Văn hoá
– Thông tin, Hà Nội.
4. Nguyễn Đăng Duy (1997), Văn hoá tâm linh Nam bộ, NXB Hà Nội.
5. Nguyễn Duy Hinh (1996): Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam; Nxb Khoa Học Xã Hội;
Hà Nội.
6. Nguyen Van Huyen (1995),The ancient civilization of Vietnam; Thế giới publishers;
Hanoi.
7. Nội các triều Nguyễn (1993),Đại Nam hội điển sự lệ, tập XIII, Nxb Thuận Hóa, Huế.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh (2009), Kỷ yếu Đền tưởng niệm các
vua Hùng tại Thành phố Hồ Chí Minh
9. Vũ Kim Biền (1993), Giới thiệu Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Sở Văn hóa-Thông tin-
Thể thao Vĩnh Phú.

GIÁ TRỊ VĂN HÓA TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG
VỚI TRUYỀN THỐNG NHÂN VĂN - THƢỢNG VÕ VIỆT NAM*

Tóm tắt
Thờ cúng Hùng Vương trên thực tế không phải là một sinh hoạt tín ngưỡng, tôn
giáo thông thường. Nó thực sự là một bộ phận có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa
người Việt và những giá trị của nó đã được công nhận tầm thế giới. Từ góc nhìn Văn hóa
học kết hợp Sử học, Dân tộc học và một số khoa học chuyên ngành khác, bài viết bước
đầu phân tích làm rõ các khía cạnh chủ yếu liên quan giá trị văn hóa vốn có của tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đặc biệt trong quan hệ với Nhân văn - Thượng võ, một
truyền thống lớn của văn hóa Việt Nam được khởi nguồn từ thời Hùng Vương.
Từ khóa
Giá trị văn hóa, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, truyền thống Nhân văn -Thượng
võ Việt Nam
1. Giá trị Văn hóa Tâm linh của Tín ngƣỡng Thờ cúng Hùng Vƣơng trong
mối Quan hệ với Truyền thống Nhân văn - Thƣợng võ
Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, có lẽ người ta không thể nào quên một cái mốc
thời gian đặc biệt. Đó là vào ngày 6 tháng 12 năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương ở Phú Thọ - Việt Nam (tức tín ngưỡng thờ cúng Quốc Tổ Hùng Vương của người
Việt) được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với
tư cách là loại hình di sản văn hóa thế giới duy nhất về loại hình tín ngưỡng (tính đến thời
điểm đó). Giá trị văn hóa tâm linh mang tính toàn cầu của tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương như vậy là điều phải được khẳng định đầu tiên.
Nói đến văn hóa tâm linh (spiritual culture) là nói đến những giá trị có ý nghĩa
tích cực liên quan đến cái linh thiêng trong đời sống tâm lý, tinh thần con người gắn ngay
trong phong tục tập quán đời thường, trong tín ngưỡng, tôn giáo và cả trong tâm thức
cộng đồng dân tộc được hình thành từ các tiến trình lịch sử - văn hóa khác nhau. Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên thực tế đã là một tập tục mang tính chất như “đạo lý
sống” liên quan sâu sắc tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của đông đảo cộng đồng người Việt
từ lâu đời. Trong đó: “Cơ sở quan trọng nhất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là đức tin về
sự tồn tại bất diệt của thế giới hồn linh, đặc biệt là sự tồn tại và quyền năng của linh hồn

*
Kỷ yếu hội thảo khoa học Hùng Vương hào khí Nhân văn Thượng võ do Viện Lịch sử Dòng họ tổ chức (nhân Quốc
giỗ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 Kỷ Hợi) ngày 14/4/2019, tr. 89 – 98 ; Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Dòng họ đăng
số chuyên đề 10/3 âm lịch 2019, tr. 3 – 14.
những người đã mất có quan hệ huyết thống với những nguời đang sống”23. Do vậy, thờ
cúng tổ tiên nói chung, thờ cúng Hùng Vương nói riêng luôn bao hàm những niềm tin
liên quan mối quan hệ nhân quả trong lẽ “sống và chết” (sự tử như sự sinh), “còn và mất”
(sự vong như dự tồn) cùng với những quan niệm khác thuộc về thế giới quan và nhân
sinh quan để hình thành nên đạo “hiếu” tức sự tôn kính chân thành (với những thái độ xử
sự cụ thể như phụng dưỡng, thờ cúng…) bằng lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ, ông
bà, tổ tiên (cửu huyền thất tổ), mở rộng ra là với đất nước (các anh hùng liệt sĩ)…
Đáng chú ý là trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, các “đối tượng cử lễ” 24
trung tâm của tín ngưỡng này đến nay không phải được xem chỉ là những gì được bao
phủ bởi một màn “sương khói mờ ảo” của các huyền thoại, cổ tích mà còn bằng những tư
liệu khác nhau để chính thức trở thành là một thực thể lịch sử mang tính biểu tượng
(symbolic history) liên quan những truyền thống văn hóa lớn của người Việt, đặc biệt
trong đó có truyền thống Nhân văn - Thượng võ.
Từ các nguồn thư tịch, tài liệu khác nhau (Khảo cổ học, Sử học, Folklore học, Văn
học…) liên quan thời kỳ vua Hùng dựng nước, người ta ngày càng nhìn nhận rõ hơn rằng
đây là giai đoạn khởi đầu của một mô hình xã hội (nhà nước) sơ khai. Nhà nước đó từng
bước được hình thành bằng những nỗ lực không ngừng của một cộng đồng xã hội với nếp
lao động “nông nghiệp lúa nước”, với tinh thần dân chủ “vua tôi cùng cày ruộng” để gầy
dựng đất nước và cùng chiến đấu bảo vệ đất nước khi có giặc ngoại xâm…Chính vì vậy,
người ta nhắc đến thời kỳ các vua Hùng là nhắc đến điểm khởi phát của tiến trình “dựng
nước” gắn liền với “giữ nước”, và truyền thống Nhân văn - Thượng võ được chính thức
hình thành từ trong thực tế đó:
+“Nhân văn”: Tương ứng với các nhân tố liên quan quá trình cố kết cộng đồng
dân tộc để xây dựng quê hương đất nước. Quá trình đó bắt đầu từ thời Hùng Vương bằng
một đạo lý thiêng liêng trong quan hệ con người (dân tộc): Tất cả đều là “đồng bào”
(“cùng một bọc” sinh ra, theo truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”…), tất cả đều là “anh
em một nhà” trong “gia đình lớn” đó là quê hương đất nước. Nó làm cho đất nước trở
thành “mái nhà chung” với tinh thần mọi con người trên đất nước ấy phải thương yêu,
đoàn kết cùng nhau vì sự phát triển chung.
+“Thượng võ” : Tương ứng với các đạo lý sinh tử để bảo vệ cộng đồng dân tộc
và quê hương đất nước trước mọi thiên tai, địch họa. Biểu tượng “Tứ Bất Tử” tồn tại
trong tâm thức văn hóa Việt Nam không phải ngẫu nhiên mà đã có ba “nhân vật” thuộc
thời kỳ Hùng Vương: Thánh Gióng là biểu tượng chống giặc ngoại xâm; Tản Viên (Sơn
Tinh) là biểu tượng chinh phục tự nhiên; Chử Đồng Tử (cùng với Tiên Dung) là biểu
tượng của tình yêu và sự chiến đấu cho tình yêu…
Qua những biểu tượng văn hóa tâm linh thể hiện tinh thần Nhân văn - Thượng võ
như vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành là một nguồn mạch văn hóa truyền
thống mang những giá trị văn hóa dân tộc quan trọng theo tinh thần : “nhớ ơn sinh thành
của tổ tiên (phục bản phản thủy) và lưu truyền nòi giống mãi mãi về sau (vĩnh truyền tôn

23
Trương Quốc Bình (2015): Những giá trị toàn cầu của tín ngưỡng thờ Quốc Tổ Hùng Vương ở Việt Nam, Trong
“Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”, Nxb Lý luận Chính trị; Hà Nội, trang 25.
24
Tức những đối tượng thờ cúng chính của các sinh hoạt tín ngưỡng (tôn giáo) khác nhau.
thống), cho nên ta có thể cho rằng tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục
đích”25. Tóm lại, nhắc đến vua Hùng là nhắc đến những hình thức phản ánh hiện thực
mang tính tâm linh ở buổi đầu dựng nước và trong quá trình không ngừng giữ nước gắn
với phát triển đất nước xuất phát từ thực tế của những nỗ lực đối phó cùng các thiên tai
dịch họa, những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm trong trường kỳ lịch sử dân tộc.
Hơn nữa, những hình thức phản ánh đó còn là những biểu tượng văn hóa nói về tình anh
em ruột thịt trong cả nước bằng tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng theo ý nghĩa “đồng
bào” rất thiêng liêng…Cốt lõi nhất đó là truyền thống thủy chung, “ăn trái nhớ kẻ trồng
cây, uống nước nhớ nguồn”, là lòng nhân ái, tinh thần khoan dung…Tất cả không những
chỉ là “giá trị thiêng” trong tâm thức dân tộc Việt mà nó còn có thể trở thành là một trong
những nguồn lực văn hóa tác động mạnh mẽ mọi mặt đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam
trong các thời kỳ lịch sử từ đó về sau.
2. Giá trị Lịch sử - Văn hóa của Tín ngƣỡng Thờ cúng Hùng Vƣơng với
Truyền thống Nhân văn - Thƣợng võ Việt Nam
Thực chất đây là những giá trị lịch sử bao gồm những sự việc xảy ra từ thời tiền
sử cho đến thời cận, hiện đại diễn ra theo quy luật xã hội mà văn hóa là mục tiêu và động
lực cao nhất: “xét về bản chất giá trị lịch sử chính là cái cốt lõi của những giá trị văn
hóa, là cái “tinh anh” còn lại của bao nhiêu “xương máu”, “mồ hôi nước mắt”…của các
thế hệ đi trước, trong đó các “kinh nghiệm lịch sử” trở thành những bài học vô giá cho
các lớp người đi sau...26. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cùng với truyền thống Nhân
văn - Thượng võ Việt Nam không phải chỉ là những giá trị lịch sử - văn hóa kết tinh và
đọng lại của những dòng chảy từ quá khứ đến hiện tại thông qua những sử liệu do sử gia
ghi chép mang tính thụ động mà nó còn có thể là một “di sản sống” (live heritage) để trở
thành lực tác động tích cực đối với cuộc sống thực tế bằng sứ mạng lớn mang tính chất
“Sử mệnh” của những sự thật lịch sử vượt ra khỏi chữ nghĩa trong sử sách. Không phải
ngẫu nhiên đã có ý kiến đặt vấn đề nghiêm túc khi nghiên cứu về những hiện tượng lịch
sử - văn hóa đặc biệt như đối với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương rằng: “không nên bỏ
quên “phần hồn” quan trọng và lý thú của một nền văn minh trong các truyền thuyết và
các áng văn thơ để chỉ soi xét tới phần xác khô khan của lịch sử. Phần hồn tinh túy này
chúng ta vẫn thường gọi là “Quốc hồn, Quốc túy”…” 27.
Thông qua các tài liệu liên quan các di chỉ khảo cổ (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò
Mun, Đông Sơn…), các thư tịch lịch sử cho đến các tư liệu huyền sử, văn học, văn hóa
dân gian…, người ta có thể khẳng định rằng bản chất của tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương là một thể loại tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp lúa nước. Tổ tiên các
vua Hùng thuộc cộng đồng Bách Việt phương Nam vốn là con cháu của Thần Nông
chuyên trông coi nông nghiệp. Hùng Vương qua các đời (lúc đương thời cho đến khi
được thờ cúng) đều được xem là thần tổ của nghề nông, có công lao dạy dân cày ruộng,
trồng lúa...Núi Nghĩa Lĩnh trên đất Phong Châu vốn là kinh đô nước Văn Lang xưa từ
thời các vua Hùng cho đến nay đều được xem là trung tâm thờ cúng Thần Lúa, Thần Mặt

25
Đào Duy Anh (2000): Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa -Thông tin, H., tr.250.
26
Huỳnh Quốc Thắng (2008): Những bài học vô giá cho người đi sau, trong sách “Đổi mới nghiên cứu và giảng dạy
Lịch sử”, Hội KHLS TPHCM - Nxb Tổng hợp TPHCM, trang 268-270.
27
Đỗ Lan Hiền (2015): Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương truyền thuyết và sự thật lịch sử về thời đại Hùng Vương,
Trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, tr. 53.
Trời. Những tư liệu trên cùng chuyện Lang Liêu với “bánh dày bánh chưng”, Mai An
Tiêm với nghề canh tác “dưa hấu”…tất cả có thể góp phần khẳng định rằng giá trị lịch sử
- văn hóa gốc liên quan thời kỳ Hùng Vương nói chung, tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương nói riêng đó là những gì liên quan đến nền văn minh nông nghiệp lúa nước đặc
trưng của Việt Nam. Nó biểu hiện các mối quan hệ con người - thiên nhiên và con người
- xã hội dựa trên quan hệ huyết thống của “nhà” (gia đình, dòng họ) kết hợp với quan hệ
láng giềng của “làng - nước”(công xã nông thôn Việt Nam) theo kiểu “tình làng nghĩa
xóm” và “tình nghĩa đồng bào” cả trong mọi quá trình vì mục tiêu “xây dựng” (khai
hoang, làm thủy lợi, sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa…) và “bảo vệ” (chống giặc ngoại
xâm, đối phó thiên tai…) cho quê hương đất nước. Gốc rễ lịch sử của truyền thống Nhân
văn - Thượng võ Việt Nam như đã nói cũng đã được hình thành dựa trên nền tảng đó…
Ở đây, mối quan hệ qua lại mang tính biện chứng giữa hai mặt không tách rời của
truyền thống Nhân văn - Thượng võ (trong liên quan với tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương) ngay từ đầu cần phải được nhấn mạnh và làm rõ.
Trước hết là về “Thượng võ trong Nhân văn” (tức vai trò nổi trội của tính “Nhân
văn”) qua liên hệ hiện thực lịch sử bắt đầu từ thời kỳ Hùng Vương. Hình ảnh mang tính
biểu tượng “vua tôi cùng cày ruộng” dưới thời các đời vua Hùng, hoặc “khi giặc xâm
lược kéo đến cậu bé làng Phù Đổng vụt lớn lên thành Phù Đổng Thiên Vương cùng dân
làng chiến đấu giết giặc, xong trận rồi thì bay về trời…”… tất cả đều toát lên tinh thần
đậm chất Nhân văn (trong quan hệ với Thượng võ). Mối quan hệ liên minh bộ lạc giữa
Văn Lang (Lạc Việt) với Âu Việt đã được xác lập dưới sự lãnh đạo của Thục Phán An
Dương Vương vào cuối thời Hùng Vương cũng là một hiện thực cũng rất có ý nghĩa:
“Nếu như lịch sử hình thành nhà nước ở châu Âu (hay Trung Quốc), cơ bản được tiến
hành bằng hình thức “thôn tính, cá lớn nuốt cá bé”, bằng chiến tranh xâm lược; bằng sự
cưỡng bức đồng hóa văn hóa, dân tộc, thì sự hợp nhất của các bộ tộc Âu Việt với Lạc
Việt để thành lập nhà nước Âu Lạc diễn ra trong hòa bình, không có cảnh “nồi da nấu
thịt”28…Từ đó, người ta cũng có thể lý giải vì sao sau này có hiện tượng Sĩ Nhiếp vốn là
thái thú được nhà Đông Hán đưa sang để cai trị ở Giao Chỉ (187 – 226) nhưng do có
công lao to lớn với sự độ lượng, khoan hòa của một quan lại thanh liêm như “vị vua tự
trị” nên đã được toàn dân địa phương phong là “Sĩ Vương” và được thờ cùng với An
Dương Vương và Hai Bà Trưng ! Tương tự như vậy, không có gì là lạ khi thái độ người
Việt Nam qua các thời sẵn sàng xông lên giết giặc ngoại xâm nhưng sau đó sẵn sàng
“nắm tay kéo dậy” khi giặc “ngã ngựa” và sẵn lòng tha thứ để tất cả cùng “hướng về
tương lai” với mục tiêu cao nhất là vì hòa bình, vì hạnh phúc của nhân dân !…
Đối với “Nhân văn trong Thượng võ” (tức đề cao tính “Thượng võ”, trong quan
hệ với tính “Nhân văn”), người ta có thể thấy rõ hơn qua một số nét đặc trưng của lịch sử
văn hóa Việt Nam liên quan thời Hùng Vương, đặc biệt đó là về vai trò người phụ nữ.
Mở đầu thời kỳ Hùng Vương dựng nước, người ta không thể không đề cập vai trò của Bà
mẹ Âu Cơ với “50 con lên núi dựng nghiệp”. Trong hoàn cảnh cuối thời kỳ Hùng Vương,
dưới ngọn cờ hiệu triệu “dựng lại nghiệp xưa họ Hùng”, Hai Bà Trưng cùng hàng ngàn
tướng sĩ với rất nhiều phụ nữ cùng xông trận chống quân xâm lược phương Bắc và đã

28
Trần Minh Trưởng (2015): Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ góc nhìn lịch sử, Trong “Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương ở Việt Nam”, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, tr. 40 – 41.
giành được độc lập cho nước nhà ba năm đó là sự kiện lịch sử rất có ý nghĩa. Tiếp theo
sau là hình ảnh Bà Triệu, Dương Vân Nga, Bùi Thị Xuân, hoặc sau này là Nguyễn Thị
Định và đặc biệt là những Bà Mẹ Việt Nam anh hùng chẳng hạn…tất cả tạo nên nét đặc
sắc rất đáng lưu ý trong lịch sử văn hóa liên quan truyền thống Nhân văn - Thượng võ
Việt Nam.
Ở đây, chúng ta phải khẳng định rằng người phụ nữ nói riêng, con người Việt
Nam nói chung trong đời sống, trong quan hệ ứng xử bình thường vẫn luôn mang tính
hiếu hòa, đậm tính cách “Nhân văn” (mà có nhà nghiên cứu cho rằng đó là chất “âm
tính”). Tuy nhiên, do thực tế lịch sử đất nước và dân tộc phải thường xuyên đối đầu với
nhiều thiên tai địch họa bất thường nên tính chất “Thượng võ” (cũng có thể gọi là “dương
tính”) trở thành là một nét bản sắc nổi trội của văn hóa và con người Việt Nam. Từ đó,
người ta cũng có thể nói rằng văn hóa Việt Nam là “văn hóa hành động”(văn hóa gắn với
thực tiễn) chính là dựa trên cơ sở ấy! Điều cần nhấn mạnh là trong truyền thống Nhân
văn - Thượng võ Việt Nam khởi nguồn từ thời Hùng Vương, vai trò tích cực mang tính
quyết định của “Thượng Võ”(không tách rời với “Nhân văn”) qua các tiến trình lịch sử
văn hóa dân tộc là phải được khẳng định.
Sau giai đoạn các vua Hùng gồm cả thời kỳ An Dương Vương Thục Phán, tiếp
theo là quá trình dài dằng dặc cả một thiên niên kỷ vào đầu công nguyên bị thôn tính và
đồng hóa bởi phong kiến Trung Hoa, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, có cuộc có lúc
cũng đã giành được độc lập trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, chỉ đến khi Ngô
Quyền dựa trên cơ sở phát huy được nội lực dân tộc, đặc biệt trong đó có truyền thống
“Thượng võ” như đã nói thì đã chiến thắng được quân Nam Hán để giành được độc lập
cho đất nước vào năm 938, chính thức kết thúc giai đoạn cả ngàn năm bị đô hộ bởi phong
kiến phương Bắc (tính từ năm 111 trước Công nguyên). Điều đáng chú ý là Ngô Vương
Quyền đã tiếp tục đóng đô ở kinh đô Cổ Loa xưa như là một sự khẳng định mục tiêu nối
tiếp sự nghiệp “dựng nước” (truyền thống “Nhân văn”) khởi nguồn từ thời Văn Lang và
Âu Lạc. Tiếc là “loạn 12 sứ quân” tạo ra sự phân tán/phai nhạt nhất định truyền thống
Nhân văn - Thượng võ vốn có đưa đến hậu quả sự phân hóa sức mạnh dân tộc, nhà Đinh
với Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) tuy có công dẹp yên nội loạn và dựng lên nhà nước
phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên nhưng sự tồn tại của nó rất ngắn ngũi, tạo cơ
hội cho giặc Tống phương Bắc lăm le xâm lược. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn (Lê Đại
Hành) cùng sự góp sức của Thái hậu Dương Vân Nga đã phát huy được sức mạnh truyền
thống của dân tộc, đặc biệt trong đó có truyền thống “Thượng võ” (cùng với “Nhân văn”)
để chiến thắng được giặc ngoài, tập hợp được lực lượng bên trong xây dựng nên cơ đồ
nhà Tiền Lê trong một khoảng thời gian tuy không thật dài nhưng đủ để đặt nền tảng cho
chặng phát triển mới của đất nước…
Tương tự như trên, giai đoạn tiếp theo được đánh dấu bằng sự phát triển rực rỡ của
chế độ phong kiến Việt Nam, đặc biệt là các triều đại Lý – Trần – (Hậu) Lê. Tuy không
phải lúc nào cũng thực sự vững chắc nhưng nhìn chung do truyền thống Nhân văn -
Thượng võ đã được phát huy tốt nên thời kỳ này đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong sự
nghiệp “dựng nước” và “giữ nước” của dân tộc…Điều đáng chú ý là cùng với truyền
thống Nhân văn - Thượng võ, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở giai đoạn lịch sử đặc
biệt này cũng đã được củng cố, phát huy và khẳng định như một nguồn nội lực văn hóa
tinh thần quan trọng của dân tộc. Vốn được tồn tại theo hình thức tâm linh (gắn với văn
hóa dân gian) cả một thời gian dài từ thời nguyên thủy nhưng tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương chỉ chính thức đi vào sử sách ở những thời điểm đặc biệt trong đỉnh cao lịch sử
dân tộc, đó là khi chiến thắng Nguyên – Mông thời nhà Trần và chiến thắng quân Minh
thời nhà Hậu Lê đã được khẳng định. Sử liệu chính thức ghi chép về thời Hùng Vương
được xác định chủ yếu trong một số công trình như Đại Việt sử lược (khuyết danh, thế kỷ
XIII), Dư địa chí (Nguyễn Trải, thế kỷ XV) và Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên, thế
kỷ XV). Cũng vào thế kỷ XV, Lê Thánh Tông đã cho lập “Ngọc phả Hùng Vương” và
chính thức xây đền thờ Hùng Vương trên núi Nghĩa Lĩnh. Những sự kiện, sự việc có ý
nghĩa như vậy được lý giải như sau :
“Truyền thuyết về Quốc Tổ Hùng Vương rõ ràng phản ánh tâm thức và tâm linh lịch
sử của người Việt nói riêng về nguồn gốc của mình. Nó lưu truyền trong dân gian để
đến thế kỷ XIII, rồi đến thế kỷ XV, khi ý thức cội nguồn đã chín muồi, nó được ghi
chép vào sử sách…Nhu cầu lý giải ý nghĩa chiến thắng đã khiến cho các bậc đại trí
thức nước ta tìm về cội nguồn mà họ cho rằng đó chính là nguồn gốc sâu xa nhất để
tạo nên sức mạnh toàn dân đánh trả mọi cuộc xâm lược và đã đánh thắng” 29.
Nói cách khác, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với những giá trị lịch sử của nó
chính là một bộ phận tạo nên nội lực cơ bản của truyền thống Nhân văn - Thượng võ; và
ngược lại, truyền thống Nhân văn - Thượng võ là một trong những sự kết tinh và phát
triển các giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong tiến trình lịch sử - văn hóa
dân tộc. Đó chính là những yếu tố hạt nhân góp phần tạo nên “Sức mạnh Việt Nam” với
biểu hiện cụ thể đó là tinh thần xem“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (người có đức có
tài là khí gốc) đã được chính thức đề cao ở trong giai đoạn này. Cũng chính với tinh thần
ấy, đến giai đoạn cuối cùng của chế độ phong kiến nước ta mặc dù có rất nhiều biến động
lịch sử phức tạp, nhưng triều Nguyễn vẫn tiếp tục lo tôn tạo và cho xây Lăng Hùng
Vương ở Đền Thượng (thời Tự Đức) và chính thức lấy ngày 10/3 âm lịch cử hành “quốc
tế” (thời Khải Định)…Như vậy, ý nghĩa lớn nhất của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
là nó trở thành điểm tỏa sáng của tinh thần, đúng hơn là “tâm thức”dân tộc cùng với tinh
thần truyền thống Nhân văn - Thượng võ để vì nghiệp lớn không ngừng “xây dựng”
và“bảo vệ” Tổ quốc dù trong bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào…
3. Giá trị Văn hóa Hiện đại của Tín ngƣỡng Thờ cúng Hùng Vƣơng với
Truyền thống Nhân văn - Thƣợng võ Việt Nam
Như đã nói, gốc rễ của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chủ yếu là thuộc về xã
hội nông nghiệp cổ truyền liên quan giai đoạn tiền phong kiến và phong kiến. Trước khi
bước vào xã hội công nghiệp hiện đại, với cơ chế kinh tế thị trường, từng bước hội nhập
với thị trường toàn thế giới, thử thách đầu tiên là đất nước này phải vượt qua giai đoạn bị
sâu xé bởi các thế lực thực dân, đế quốc để giành lấy độc lập, tự do. Trong bối cảnh thực
tế như vậy, nhà thơ Tố Hữu đã từng viết “Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận” như là sự khẳng
định “nguồn gốc sâu xa nhất để tạo nên sức mạnh toàn dân đánh trả mọi cuộc xâm
lược”30 chính là những truyền thống văn hóa vốn có của dân tộc, trong đó có tâm thức
liên quan thời Hùng Vương và truyền thống Nhân văn - Thượng võ Việt Nam. Hơn thế

29
Nguyễn Quốc Tuấn (2015): Tín ngưỡng tôn giáo bản địa Việt Nam qua sự kiện ngày Quốc lễ Giỗ Tổ Hùng
Vương; trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”, Nxb Lý luận Chính trị; Hà Nội, trang 67.
30
Nguyễn Quốc Tuấn (2015): Tài liệu đã dẫn, tr. 67.
nữa, trước cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc gắn liền với mục tiêu đi tìm đường để xây
dựng một đất nước Việt Nam mới, tất cả cũng là những thử thách to lớn đối với văn hóa
dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 19 - 9 - 1954 tại Đền Hùng (Phú Thọ) đã nói với
các cán bộ, chiến sĩ trên đường về tiếp quản Thủ đô Hà Nội rằng: “Các vua Hùng đã có
công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Điều đó có nghĩa rằng, sự
nghiệp “dựng” và “giữ” đất nước luôn là mục tiêu trung tâm của sự nghiệp lớn mà từ các
Hùng cho đến mãi muôn đời con cháu mai sau vẫn phải tập trung thực hiện dù trong bất
cứ hoàn cảnh nào. Điều đó còn có nghĩa rằng truyền thống Nhân văn - Thượng võ khởi
nguồn từ thời Hùng Vương trong thời đại ngày nay sẽ cũng có thể trở thành là giá trị văn
hóa biểu hiện ra như những mục tiêu và động lực lớn của sự nghiệp “xây dựng” và “bảo
vệ” Tổ quốc trong giai đoạn lịch sử mới.
Xét về nguyên lý, văn hóa lúc nào và ở đâu cũng nhất thiết phải mang tính giá trị
tức những gì có ý nghĩa, tác dụng tích cực đối với cuộc sống con người và xã hội; và,
những giá trị đó phải mang tính “liên tục” (về thời gian), tính “phổ quát” (về không gian),
tính “chủ động” (tác động cả về thời gian lẫn không gian). Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương cùng với truyền thống Nhân văn - Thượng võ Việt Nam thực sự mang những giá
trị văn hóa theo đúng như các nguyên lý vừa nêu. Qua thực tế lịch sử liên hệ với các yêu
cầu của thời đại cho thấy, các giá trị đó luôn tiềm ẩn các khả năng tiến hóa (evolution) và
cách mạng (revolution) để trở thành như một năng lực giáo dục (cảm hóa) xã hội mạnh
mẽ đối với toàn thể cộng đồng dân tộc trong mọi hoàn cảnh ở mọi tiến trình lịch sử. Sức
sống giá trị văn hóa của tín ngưỡng đó không phải chỉ là những gì ở trong vốn văn hóa
dân gian, nghệ thuật, lễ hội, ẩm thực…liên quan thời đại Hùng Vương mà quan trọng hơn
đó còn là các truyền thống mang tính đạo lý “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, tâm thức “hướng
về cội nguồn” để luôn củng cố sức mạnh cố kết, tinh thần đoàn kết, ý chí thống nhất quốc
gia và dân tộc cả trong và ngoài cộng đồng, trong và ngoài nước. Hơn nữa, cùng với tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, truyền thống Nhân văn - Thượng võ đã góp phần tạo nên
những thuần phong mỹ tục (phong tục tập quán tốt đẹp) cho toàn thể cộng đồng dân tộc.
Đó là đạo lý sống, cách sống theo những thói quen (tục lệ) thể hiện thái độ luôn căm ghét
(khác với ác độc) bằng tinh thần hành động tích cực đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác;
đồng thời, đó là tinh thần “thương người như thể thương thân”, vượt qua “bản ngã” của
cái “tôi”, “ta” hẹp hòi, ích kỷ để đến với tình thương con người và cộng đồng, mở rộng ra
là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hướng đất nước...Đó chính là tinh thần “Chí Nhân” tức
xem “Người” là trung tâm, một “tinh thần nhân đạo” khác với “chủ nghĩa nhân đạo” của
các tôn giáo ở chỗ nó luôn gắn với đời thường, thành những “hành động sống” ngay
trong đời thường mà không hề bị bất cứ loại “thần quyền” nào chi phối. Đó cũng là yếu
tố cốt lõi tạo nên “Dân khí” mà nền tảng là nhân tố “Hòa khí” (một loại “khí thương” chủ
yếu chiết xuất từ tình thương yêu cộng đồng), là điều kiện cho “quốc thái dân an” trong
thời bình thường và là sức mạnh quật cường của toàn dân khi có thiên tai địch họa bất
thường…
Ngoài ra, chính truyền thống Nhân văn - Thượng võ như trên trong mối quan hệ
tương tác đã tạo cho tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong thời đại mới có thêm những
nội dung ý nghĩa mới. Hiện nay, rõ ràng tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ trở
thành là một bộ phận của dân tộc, và khái niệm “đồng bào” xưa đồng nghĩa với cộng
đồng dân tộc nay có thể mang thêm nghĩa cộng đồng nhân loại không chung chung mà
gồm cả dân tộc trong đó để tạo nền tảng cho nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội. Thái độ
ngoại giao thân thiện, cởi mở, luôn sẵn sàng xem các nước đều có thể là bạn bè để cùng
hợp tác phát triển trở thành như một “tính cách văn hóa đối ngoại” nhất quán của Việt
Nam trước nay chính là có cơ sở từ nền tảng đó. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hiện
đang ngày càng xác lập rõ ràng hơn mối quan hệ dân tộc – nhân loại bằng những nội hàm
ý nghĩa mới nhất là từ khi nó được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại…
Từ các nội dung trên và nhìn xa hơn, giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương cùng với truyền thống Nhân văn - Thượng võ Việt Nam còn có thể góp phần vào
các mục tiêu lớn để xây dựng chế độ xã hội mới. Ví dụ, hơn cả chính sách “thân dân”
từng tạo nên sức mạnh cho các vương quyền xưa, mối quan hệ Đảng/chính quyền với
nhân dân ngày nay đặt ra vấn đề đạo lý ứng xử “Trung – Hiếu” không chỉ như nguyên
tắc xử sự mà còn phải là theo đạo lý sống còn : “Con – Cha/Mẹ”... Phát huy tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương cùng truyền thống Nhân văn - Thượng võ chắc chắn là một trong
những giải pháp quan trọng để góp phần củng cố và hiện thực hóa sức mạnh của chế độ
mới, bởi vì : “Vấn đề là làm sao quyền lực chính trị ấy thấm vào máu thịt từng con người
một cách tự nhiên thì phải bằng con đường văn hóa, đặc biệt là văn hóa tâm linh. Các
triều đại phong kiến trước kia cũng như chúng ta ngày nay đã tìm thấy điều đó qua tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, và truyền thống ấy được kết tinh bằng một biểu hiện cụ thể là
các vua Hùng”31. Như vậy không chỉ bằng tâm thức nhớ ơn tổ tiên theo tinh thần “phục
bản phản thủy” (khôi phục cái gốc và đánh thức cội nguồn) để vận động đời nay và mai
sau trên cơ sở “vĩnh truyền tôn thống” (mãi lưu truyền những truyền thống quý giá) của
dân tộc mà còn phải hơn thế rất nhiều: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cùng với
truyền thống Nhân văn - Thượng võ Việt Nam trong bối cảnh thời đại của xã hội hiện nay
phải được xem như “sợi dây liên lạc” chặt chẽ với các “mạch ngầm” giúp xã hội hiện đại
vừa hội nhập với toàn thế giới vừa thể nhập về nguồn với các “dưỡng tố” từng chưng cất
nên nền văn hóa dân tộc khởi từ thời Hùng Vương với nền văn minh nông nghiệp lúa
nước cùng các thuần phong mỹ tục được sinh, được nuôi bằng những truyền thống tốt
đẹp liên quan cả thể chất và tinh thần tạo nên nhân cách con người Việt Nam hôm nay.
Trong đó truyền thống Nhân văn - Thượng võ chính là một trong những nguồn “dưỡng
tố” văn hóa từng hóa thân thành sức mạnh văn hóa dân tộc mà tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương chính là nội lực và động lực gốc cho sự hóa thân kỳ diệu như vậy…
Kết luận
Bằng cái nhìn thực tế, thờ cúng Hùng Vương là một bộ phận trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt nhưng ở tầm quy mô quốc gia dân tộc và liên quan một đối
tượng đặc biệt, đặc thù so với toàn thế giới, đó là “Tín ngưỡng thờ Quốc Tổ”. Được vinh
danh là di sản văn hóa đại diện nhân loại, giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương không chỉ thuộc về khía cạnh tâm linh, lịch sử mà còn có thể mang tầm thời đại
trong xã hội hiện đại. Hơn nữa, giá trị đó còn có liên quan và bao hàm cả truyền thống
Nhân văn - Thượng võ, một trong những truyền thống văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam.
Chính mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với truyền thống Nhân văn -

31
Lê Hồng Lý (2015): Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với sực củng cố cộng đồng trước nhu cầu tồn tại và phát
triển quốc gia; Trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, tr. 16 – 17.
Thượng võ Việt Nam như vậy đã tạo ra và nhân lên những giá trị văn hóa mang tính chất
nội lực dân tộc từng được minh chứng rõ ràng qua nhiều thử thách lịch sử gay gắt trong
suốt quá trình “dựng nước” và “giữ nước” tính từ thời Hùng Vương, đó là chủ nghĩa nhân
đạo, tinh thần yêu nước, ý thức cố kết dân tộc, ý chí đấu tranh, kiên cường bất
khuất...Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, những giá trị đó càng
mang nhiều ý nghĩa trên cơ sở chúng ta phải: “Vượt lên quan điểm duy tâm siêu hình và
chủ nghĩa duy vật thô thiển để có cách nhìn nhận thấu đáo, ứng xử đúng mực đối với vấn
đề văn hóa tâm linh từ bản chất “tâm thức/đạo lý sống” của dân tộc đồng thời cũng là một
hiện thực mang tính nội lực đích thực của lịch sử - văn hóa đất nước từ hàng ngàn năm
qua”32. Đó chính là nguyên lý cơ bản của giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với truyền thống Nhân văn - Thượng võ Việt Nam giai
đoạn hiện nay cũng như trong tương lai lâu dài./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Bốn Phương, Sài Gòn, tái
bản, 1962.
2. Đỗ Lan Hiền (2015): Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương truyền thuyết và sự thật
lịch sử về thời đại Hùng Vương, Trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt
Nam”, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
3. Huỳnh Quốc Thắng (2008): Những bài học vô giá cho người đi sau, trong sách
“Đổi mới nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử”, Hội KHLS TPHCM - Nxb Tổng hợp
TPHCM.
4. Huỳnh Quốc Thắng (2016): Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về mối quan hệ văn
hóa với kinh tế, Trong: Những vấn đề Khoa học xã hội & Nhân văn – chuyên đề
Văn hoá học (tập 2), Nxb Đại học Quốc gia TPHCM, tr. 57 – 71.
5. Lê Hồng Lý (2015): Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với sực củng cố cộng đồng
trước nhu cầu tồn tại và phát triển quốc gia; Trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương ở Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội
6. Nguyễn Quốc Tuấn (2015): Tín ngưỡng tôn giáo bản địa Việt Nam qua sự kiện
ngày Quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương; trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở
Việt Nam”, Nxb Lý luận Chính trị; Hà Nội
7. Trần Minh Trưởng (2015): Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ góc nhìn lịch sử,
Trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”, Nxb Lý luận Chính trị,
Hà Nội
8. Trương Quốc Bình (2015): Những giá trị toàn cầu của tín ngưỡng thờ Quốc Tổ
Hùng Vương ở Việt Nam, Trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”,
Nxb Lý luận Chính trị; Hà Nội.

32
Huỳnh Quốc Thắng (2016): Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về mối quan hệ văn hóa với kinh tế, Trong: Những
vấn đề Khoa học xã hội &Nhân văn – chuyên đề Văn hoá học (tập 2), Nxb Đại học Quốc gia TPHCM, tr.69.
TÍN NGƢỠNG HÙNG VƢƠNG VÀ VĂN HOÁ DÒNG HỌ
VỚI DÂN KHÍ VÀ VẬN NƢỚC TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY*
Tóm tắt
Đến nay trên nhiều địa phương cả nước cũng như ở nước ngoài, tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương đã là một nếp sinh hoạt văn hoá phổ biến trong đời sống của đông đảo
người Việt với tư cách là Quốc lễ, ngày đại lễ của cả quốc gia, dân tộc hướng về “Quốc
Tổ”. Từ lâu đời, mối quan hệ giữa tín ngưỡng Hùng Vương và thờ cúng Tổ tiên là một
biểu hiện nét đặc trưng nhất quán của văn hóa truyền thống dân tộc và văn hoá các dòng
họ Việt Nam với các giá trị cơ bản của nó liên quan tình tự gắn bó cội nguồn dân tộc và
tình nghĩa cộng đồng...Đây chính một trong những nguồn mạch tinh thần góp phần thúc
đẩy sự thăng hoa của Dân khí và Vận nước ở những thời đoạn đặc biệt trong lịch sử
cũng như đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh thời đại ngày
nay.
Từ khoá
Tín ngưỡng Hùng Vương, Văn hoá dòng họ, Dân khí, Vận nước
1. Sức sống giá trị tín ngƣỡng Hùng Vƣơng và văn hoá dòng họ thông qua tín
ngƣỡng thờ cúng Tổ tiên
Không phải ngẫu nhiên mà tín ngưỡng Hùng Vương cho đến nay là loại hình di sản
văn hoá thế giới về tín ngưỡng duy nhất đã được UNESCO công nhận là một “Di sản văn
hoá phi vật thể đại diện của nhân loại” (6-12-2012). Trong quan hệ với phong tục tập
quán, sinh hoạt lễ hội mà tiêu biểu là lễ hội đền Hùng ở Phong Châu - Phú Thọ cùng
nhiều nơi khác nhau trong khắp cả nước và nhiều nước trên thế giới vào ngày 10 tháng 3
âm lịch hàng năm, tín ngưỡng Hùng Vương thực chất không chỉ là niềm tin mang tính
tâm linh đơn thuần mà đã có những chứng cứ khoa học (Khảo cổ học, Dân tộc học, Sử
học, Foklore học...) kết hợp nhiều nguồn tư liệu khác để trở thành những nhận thức và
tâm thức liên quan cội nguồn lịch sử lâu dài hàng ngàn năm của người Việt với những
truyền thống văn hoá dân tộc bao gồm cả văn hoá các dòng họ Việt Nam mang nhiều giá
trị lớn. Gạch nối mang tính xuyên suốt của văn hoá dòng họ với văn hoá dân tộc Việt
chính là tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên được thể hiện cụ thể chủ yếu ở các bàn thờ/nhà thờ
gia tiên trong gia đình, dòng họ; đình thờ thần Thành hoàng trong làng, xã; lăng, đền thờ
anh hùng liệt sĩ trên khắp các địa phương; và, đặc biệt là tín ngưỡng – phong tục – lễ hội
thờ cúng các vua Hùng trong cả nước, trong toàn dân tộc. Như vậy, từ xưa và mãi cho tới
nay, thực tế cho thấy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên từ trong gia đình dòng họ cho đến tín
ngưỡng Hùng Vương trong toàn dân tộc là một mạch nối về không gian – thời gian văn
hoá Việt Nam. Thờ cúng gia tiên trong gia đình dòng họ là vì “nếp nhà” (gia phong); thờ
cúng thần Thành Hoàng (Tiền hiền, Hậu hiền) có công mở đất lập làng là vì “tình làng,
nghĩa xóm”; thờ cúng các anh hùng, liệt sĩ là vì tinh thần “Tổ quốc trên hết”…Và, tín
ngưỡng thờ cúng các vua Hùng tạo ra tâm thức thống nhất mọi tầng lớp người Việt Nam
cả trong lẫn ngoài nước cùng gắn kết nhau theo nghĩa “đồng bào” (“cùng một bọc sinh

*
Kỷ yếu hội thảo khoa học Thời đại và tín ngưỡng Hùng Vương do Viện Lịch sử Dòng họ tổ chức nhân Giỗ Quốc
Tổ 10/ 3 âm lịch năm 2018; Tạp chí Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh đăng số 26 (2/2018), tr. 3 – 9.
ra”), cùng là “Con Rồng cháu Tiên” trong “đại gia đình” Việt Nam...Ngoài ra, trong mối
quan hệ với thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng Hùng Vương nhìn một cách bao quát nhất đã
hàm chứa cả những giá trị cốt lõi mang tính chất là những truyền thống lớn của cả dân
tộc như: Truyền thống nhân văn – thượng võ với tinh thần kiên cường chống các thiên tai
địch họa, bất khuất đấu tranh trước mọi thế lực ngoại bang xâm lược bất cứ từ đâu tới tất
cả vì lý tưởng Độc lập – Tự do và nhân ái, đoàn kết, gắn bó cộng đồng; Truyền thống
thủy chung theo tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “ăn trái nhớ người trồng
cây”…Những truyền thống đó là những gì được phản ánh và nhân lên từ hiện thực lịch sử
để phát triển trong tâm thức, tiến lên thành ý thức, thành hành động theo những đạo lý
sống tốt đẹp của dân tộc, góp phần tạo nên bản sắc Việt Nam độc đáo là nhân tố tạo nên
bản lĩnh của một “Sức mạnh Việt Nam” từng được minh chứng qua trường kỳ lịch sử
dựng nước và giữ nước. Chính những giá trị như vậy đã tạo cho tín ngưỡng Hùng Vương
nói riêng cùng với tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên và văn hoá dòng họ Việt Nam nói chung
trở thành là những vốn “di sản sống”33 trường tồn mãi như một “nguồn mạch” bất diệt
trong đời sống văn hoá dân tộc. Và cũng chính những sức sống của các giá trị ấy là cơ sở
quan trọng tác động tích cực đến sự phát triển của Dân khí và Vận nước xưa nay trên đất
nước chúng ta.
2. Dân khí và Vận nƣớc trong quan hệ với các nguồn mạch giá trị văn hoá
dân tộc
Một cách tổng quát, Dân khí là sự tích hợp liên tục những nguồn mạch tự tính của
truyền thống văn hoá dân tộc trong cuộc sống thường ngày và được thăng hoa tỏa sáng
trong những tình huống bất thường của đời sống cộng đồng. Nói cách khác, Dân khí
chính là một biểu hiện từ các truyền thống trong mạch ngầm văn hóa dân tộc được nuôi
dưỡng, phát triển qua trường kỳ lịch sử để ở những hoàn cảnh nhất định, trước vận mệnh
lịch sử của dân tộc nó sẽ được phát tiết tinh hoa thành nguồn lực vô tận, thành một trong
những nhân tố tích cực có thể góp phần quyết định sự phát triển của Vận nước. Khái
niệm Vận nước ở đây được diễn dịch một cách đơn giản dễ hiểu đó là “Vận mệnh của đất
nước” với nghĩa sự hưng thịnh hoặc suy vong của cộng đồng quốc gia, dân tộc trong từng
thời kỳ lịch sử nhất định, chịu sự tác động nhất định bởi những nhân tố khách quan như
thời thế, điều kiện hoàn cảnh chung...và vai trò quyết định của những yếu tố chủ quan
thuộc về nỗ lực của cá nhân và cộng đồng, đặc biệt trong đó có vai trò Dân khí như đã đề
cập. Qua thực tế lịch sử Việt Nam, sự phát triển vững chắc của các triều đại, sự khởi sắc
của đời sống dân tộc trong không khí “quốc thái dân an”, đặc biệt là những lúc vượt qua
được thử thách đối đầu sống còn cùng những thế lực ngoại xâm hùng mạnh...tất cả đều
dựa trên nền tảng truyền thống chung đã bộc lộ ra thành sức mạnh của Dân khí để toàn
dân tộc cùng góp phần tạo ra Vận nước vững vàng. Ngược lại, mọi sự suy tàn của các chế
độ, những lúc dân tình khổ sở trong cảnh ly tán triền miên, thậm chí rơi vào tình trạng
“nước mất nhà tan” vì ngoại xâm...tất cả đều là sự biểu hiện sự đi xuống của Vận nước

33
Khái niệm của tổ chức ICCROM (Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn và Bảo quản các Tài sản Văn hóa –
The International Centre for the Study of the Preservation and Restoration of Cultural Property); Xem ICCROM
Working Group 'Heritage and Society', 1990: Denifition of Cultural Heritage (References to documents in history),
tr.13.
mà nguyên nhân sâu xa, trực tiếp chính là sự suy kiệt của Dân khí !...Như vậy, Vận nước
chính là hợp thể sức sống dân sinh được nuôi dưỡng từ những nguồn mạch văn hoá dân
tộc và được biểu hiện cụ thể ra thông qua Dân khí. Ở đây, gạch nối làm “nguồn mạch”
tạo ra sức sống giữa văn hoá dân tộc với Dân khí và Vận nước có ý nghĩa rất quan trọng.
Bởi, tương tự nguyên lý y – võ xưa nay đều biết đến mối quan hệ của “kình – khí –
mạch”34, trong đó “mạch” không chỉ là “gạch nối” mà còn là cơ sở biểu hiện cho sự sống.
Hết thở (dứt “khí”) nhưng vẫn còn “mạch” là vẫn còn cơ hội sống, nhưng hết “mạch” thì
coi như đã chết ! Bi kịch của dân tộc xưa nay suy cho cùng là do bị nhiễu loạn bởi những
lý do nào đó để bị “đứt liên lạc” thực chất là “đứt mạch” với văn hoá dân tộc vốn là
những giá trị kết tinh từ mồ hôi nước mắt, máu xương và tim óc của bao nhiêu thế hệ đi
trước, những gì có thể trở thành không chỉ là nguồn lực tinh thần mà còn kết tinh thành
sức mạnh Dân khí để tạo nên Vận nước mà thực chất là cuộc sống hạnh phúc bền vững
cho nhân sinh hôm nay và mai sau. Ngoài ra, cũng tương tự như mạch sống trong cơ thể
người, “nguồn mạch” văn hoá dân tộc nuôi dưỡng Dân khí – Vận nước cũng có tần số
vận động tiết nhịp (rythme) của nó. Trong đó, “Hoà khí” là tần số lý tưởng nhất, vì trong
ba yếu tố liên quan Vận nước như người ta thường nói : “Thiên thời – Địa lợi – Nhân
hoà” thì “Nhân hoà” là yếu tố chủ quan mang ý nghĩa nội lực quyết định Dân khí như đã
đề cập ở phần trước. Nó là cơ sở tạo ra đại đoàn kết dân tộc, điều kiện cho phong hoá
hưng thịnh với quốc thái dân an, thiên hạ thái bình...Ngoài tần số “Hoà khí” ấy sẽ không
có “Nhân hoà” tức vận nước sẽ rơi vào cực đoan, nhiễu loạn, là nguy cơ cho các thế lực
nội loạn hoặc ngoại xâm tàn phá đất nước. Mọi lẽ thịnh, suy của đất nước, hưng vong của
thời cuộc xưa nay đều minh chứng rằng có sự “trên dưới đồng lòng, anh em hòa thuận, cả
nước góp sức” như lời Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn hoặc “Đoàn kết, Đoàn kết, Đại
đoàn kết – Thành công, Thành công, Đại thành công” như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói hay không ? Tóm lại, “Vận nước” là kết quả phong hoá tức quá trình chuyển hoá từ
bản thể văn hoá dân tộc đến cuộc sống dân sinh với thành tựu cao nhất là ở tần số “Hoà
khí” để thống nhất với Dân khí làm một để tạo nên sự thịnh đạt cho quốc gia, dân tộc.

3. Phát huy giá trị tín ngƣỡng Hùng Vƣơng và văn hoá dòng họ để phát triển
Dân khí và Vận nƣớc trong thời đại ngày nay

Như đã nói, giá trị cốt lõi của tín ngưỡng Hùng Vương và văn hoá dòng họ là tín
ngưỡng thờ cúng Tổ tiên với tâm thức đại đoàn kết dân tộc để tất cả vì sự nghiệp xây
dựng – bảo vệ Độc lập của Tổ quốc, Tự do – Hạnh phúc của nhân dân. Bước vào giai
đoạn lịch sử hiện đại, chủ yếu từ đầu thế kỷ XX đến nay, chỉ hơn trăm năm nhưng trên
đất nước Việt Nam đã diễn ra bao nhiêu sự kiện minh chứng sinh động về sức mạnh
những truyền thống từ hàng ngàn năm của dân tộc. Qua nhiều sự kiện với những mốc lịch
sử lớn, cùng với việc xoá bỏ hẳn chế độ phong kiến đã lỗi thời là đánh thắng hai thế lực

34
Kình (劲) : sức mạnh tạo lực tác động; Khí (氣): hơi (thở), khí chất; Mạch (脈): Đường máu chảy (huyết quản),
đường dẫn. Theo nghĩa rộng cả ba là một chỉnh thể liên quan sinh lực sống (sinh mệnh) của chủ thể con người.
Trong đó, Kình là mối quan hệ giữa nội quan và ngoại giới để bảo vệ sự tồn tại chủ thể; Khí là điều kiện nuôi dưỡng
đức sống hạnh phúc cho chủ thể; Mạch kiến tạo nhịp phát triển hài hoà vững bền và làm chủ sinh mệnh của chủ thể.
thực dân, đế quốc mạnh nhất thời đại, đồng thời giải quyết được sự chia cắt nội loạn, thắt
chặt được mọi mối quan hệ trong ngoài để xây dựng vị thế ngày càng vững chắc của Việt
Nam trong cộng đồng nhân loại, một thành quả chưa từng có nói lên Vận nước và Dân
khí đã được phát huy, nâng cao lên một tầm vóc mới. Như lời của bài hát
“Giải phóng miền Nam” của Huỳnh Minh Siêng trong giai đoạn kháng chiến quyết liệt
chống đế quốc Mỹ trước đây rằng “Vận nước đã đến rồi, bình minh chiếu khắp nơi...” đã
như là lời hiệu triệu khẳng định thời thế mới của dân tộc đã đến và lịch sử cũng đã chứng
minh...Tuy nhiên, quy luật “nước lên thuyền lên”, rõ ràng từ sau ngày giải phóng 30
tháng tư năm 1975 đến nay thời thế của Vận nước đã và đang tiếp tục đòi hỏi một trình
độ, chất lượng Dân khí cao hơn nữa nhằm theo kịp với các yêu cầu ngày càng cao của
thời đại. Với bề dày truyền thống văn hoá sâu dày khởi từ thời Hùng Vương, chúng ta
vẫn luôn tin tưởng vào tiềm năng Dân khí của dân tộc, điểm tựa vững chắc cho Vận nước
trong tình hình mới. Điều đó đã được minh chứng cụ thể khi gần đây nhất, vào đầu năm
2018, bước vào Xuân Mậu Tuất vừa qua cả nước chứng kiến sự kiện đội bóng U 23 Việt
Nam đã vào tận trận chung kết để lần đầu tiên trong lịch sử trở thành Á quân giải bóng đá
châu Á. Điều đáng chú ý là không khí đón đội bóng U 23 của chúng ta khi về nước với
rừng người, rừng cờ và một bầu tâm lý hào hứng khắp nơi trong cả nước...Vấn đề không
còn chỉ là chuyện bóng đá ! Đó là chuyện như báo đài đã đề cập và chuyện mà một số
người (gồm cả lãnh đạo) đã nói khi tổng kết chung về nó kết hợp cùng với một số hoạt
động xã hội khác để cho rằng Dân khí và Vận nước đang lên !...Tất nhiên, vai trò Dân khí
– Vận nước không chỉ là tiềm lực mang tính tự phát mà nó còn là một nguồn lực tự giác
nếu chúng ta có nhận thức đầy đủ và chủ động cao trong thực tế. Vấn đề đặt ra là để nâng
cao Dân khí và huy động toàn dân vào đại cuộc phát triển Vận nước không phải và không
thể chỉ là những lời hô hào suông. Dân khí và cả Vận nước phải bắt đầu từ lòng dân, từ
những gì thiết thực nhất cho đời sống nhân dân theo tinh thần “sự phát triển của đất nước
mang lại được gì cho người dân theo đúng nguyên lý “nước mạnh thì dân phải giàu,
nước cường dân phải thịnh””35, thậm chí phải hết sức cụ thể, ví dụ như có người đã đề
cập“Vận nước trên chiếc bàn ăn”36 chẳng hạn...Nhìn sâu hơn, như trong bài viết “Cứ
đem lòng dân mà đo vận nước” của nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang rằng “Giữ
nước là công việc của trăm họ, của muôn dân, còn trị nước chỉ là công việc của một số ít
người” 37, do đó mối quan hệ “dân là gốc” trong mối quan hệ với vai trò lãnh đạo, quản
lý của Đảng, chính quyền là vấn đề rất quan trọng. Nói “dân là gốc” trong tương quan với
Đảng, chính quyền theo nghĩa dân là “thể”, là “nước” còn Đảng, chính quyền là “dụng”,
là “cá”. Đó là mối quan hệ “mẹ - con” với tình nghĩa yêu thương máu thịt thiêng liêng
trong “đại gia đình” con Rồng, cháu Tiên theo như truyền thống chung đã được khẳng
định từ thời các vua Hùng...
Cũng do yêu cầu thực tế theo tinh thần như nêu trên, vai trò của “trăm họ” (văn
hoá dòng họ) là rất quan trọng ở đây cần được làm rõ hơn. Trong Hội nghị đầu tư tại
Nghệ An vào đầu tháng 3/2018 vừa qua, trong phát biểu của mình, rất có lý khi Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ví von bằng câu ca dao của địa phương “Anh nghèo nhưng
họ anh đông; Mỗi người một đồng cũng đủ cưới em...” để nhấn mạnh rằng với 4 triệu dân
35
Dương Trung Quốc: Đo lòng dân để khiển vận nước,https://tuoitre.vn/do-long-dan-de-khien-van-nuoc-169279.htm
36
Tứ Dân: Vận nước trên chiếc bàn ăn, https://tuoitre.vn/van-nuoc-tren-chiec-ban-an-1092010.htm.
37
Trương Tấn Sang: Cứ đem lòng dân mà đo vận nước, Tuổi Trẻ On line, Chủ Nhật, ngày 18.03.2018;
https://tuoitre.vn/cu-dem-long-dan-ma-do-van-nuoc-20180108081623343.htm
ở Nghệ An cùng 2 triệu người Nghệ An ở khắp các địa phương khác chắc chắn sẽ là một
nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Rõ ràng
mối quan hệ giữa văn hoá cộng đồng dân tộc và văn hoá dòng họ trên thực tế là một
chỉnh thể có thể hợp thành sức mạnh chung của Dân khí góp phần vào Vận nước trong
mọi tình huống. Theo truyền thống vốn có, cái riêng văn hoá dòng họ trong cái chung của
văn hoá dân tộc phải là một thể thống nhất không có mâu thuẫn, trong đó dân tộc và Tổ
quốc phải là đại cuộc trên hết. Ngay từ xa xưa, hai Bà Trưng đánh giặc không chỉ để trả
thù chồng (vì “tình nhà”) mà còn là vì “nghiệp xưa của các vua Hùng” (vì “nợ nước”).
Hình ảnh hàng ngàn Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc thời
hiện đại đã chịu hy sinh mất mát chồng, con tất cả chỉ là vì Độc lập – Tự do của Tổ
quốc...Tuy nhiên, cũng trên thực tế, khi văn hoá dòng họ có sự đối lập giữa lợi ích cục bộ
của gia đình dòng họ với lợi ích chung của xã hội, của quốc gia dân tộc thì tất yếu sẽ nảy
sinh những mâu thuẫn làm ảnh hưởng xấu đến Vận nước. Trong trường hợp như vậy,
việc xây dựng, phát huy văn hoá gia đình – dòng họ trong đấu tranh với cái xấu, cái ác
trong nội bộ nhân dân, sâu hơn là ngay trong từng gia đình, dòng họ là việc rất cấp thiết
trong quá trình giữ gìn, nâng cao Dân khí và tất cả vì Vận nước trong thời đại ngày nay.
Ngoài ra, do tính khách quan, Vận nước giai đoạn hiện nay thông qua Dân khí
được nuôi dưỡng một cách thường trực còn cần phải có những nhân tố mới để có thể tiếp
tục làm sao cho “lịch sử văn hóa dân tộc mà yếu tố bản thể của nó là các giá trị tinh thần,
làm cho sức mạnh của truyền thống dân tộc hóa thân thành nguồn lực mới của con người
Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”38. Hiện tượng thành
công của đội bóng đá U 23 góp phần đánh thức mạnh mẽ Dân khí như vừa qua là một
trong những bài học kinh nghiệm lớn, một điểm mốc dự báo về những nhiệm vụ mới, tầm
cao mới không chỉ của hoạt động bóng đá, môn “thể thao vua” nói riêng và giáo dục văn
hoá thể chất nói chung mà còn cho nhiều hoạt động xã hội khác. Từ Đại hội VI của Đảng
Cộng sản Việt Nam (năm 1986), chính sách “Đổi mới” xoá cơ chế quan liêu bao cấp
chuyển sang cơ chế thị trường cùng lúc với “Mở cửa” nhằm thực hiện hội nhập với thị
trường toàn thế giới không chỉ về kinh tế mà còn là về văn hoá, gồm cả văn hoá thể
thao...Đối với đội bóng đá U23 đó là điều kiện khoa học kỹ thuật công nghệ được khai
thác tốt (trình độ chuyên môn, trang thiết bị vật chất – kỹ thuật, phương pháp huấn luyện
với huấn luyện viên nước ngoài có tài đức...) kết hợp với việc vận dụng quy luật kinh tế
thị trường thông qua cạnh tranh (thi đấu thể thao) bằng chất lượng (giá trị thật) của tài
nghệ bản thân mỗi cầu thủ...Trong đó, sức lao động và tài năng vận động viên bóng đá ở
đây đã được xem như là một thứ hàng hoá với “giá cả” nhất định bằng quá trình đầu tư
nghiêm túc cho việc đào tạo cầu thủ ngay từ lúc trẻ...Quan trọng hơn, tất cả đã dựa trên
nền tảng văn hoá thể thao thể hiện trong mọi quan hệ tổ chức, đặc biệt là về đạo đức,
nhận thức, thái độ của cá nhân các cầu thủ đối với tập thể, gia đình và Tổ quốc bằng tinh
thần đoàn kết, quyết thắng vì màu cờ sắc áo, vì truyền thống dân tộc, trong đó có truyền
thống “Nhân văn – Thượng võ”...Đó chính là những điều kiện cơ bản không những đã
đưa đến thắng lợi của đội bóng U 23 mang tính chất kỳ tích thể thao mà còn nâng tầm giá
trị thắng lợi đó lên tầng cao văn hoá để trở thành một nguồn lực tinh thần cho Dân khí
góp phần thúc đẩy Vận nước trong bối cảnh thời đại ngày nay...

38
Hoàng Vinh, 2002 : Những vấn đề văn hóa trong lịch sử truyền thống dân tộc Việt Nam, Viện Văn hóa – Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội trang 8
Qua thực tế lịch sử hàng ngàn năm minh chứng rằng dân tộc Việt Nam đã có
những sức mạnh phi thường của một nguồn nội lực tiềm ẩn để giúp cho dân tộc này tồn
tại, phát triển mạnh mẽ và vượt qua tất cả những tình huống thử thách gay gắt nhất. Nội
lực đó chính là từ những truyền thống văn hoá lớn của dân tộc, trong đó tín ngưỡng Hùng
Vương và văn hoá dòng họ với những giá trị được tích luỹ từ lâu đời đã từng trở thành là
một trong những nguồn mạch quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh Dân khí của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam. Trong một thế giới đầy biến động, thậm chí bất thường đến
khó lường thì việc phát huy những vốn văn hoá dân tộc tốt đẹp như giá trị tín ngưỡng
Hùng Vương và văn hoá dòng họ thông qua tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên để thường
xuyên nuôi dưỡng Dân khí và phát triển Vận nước trong giai đoạn hiện nay là việc làm
rất có ý nghĩa./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN

1. Dương Trung Quốc: Đo lòng dân để khiển vận nước, https://tuoitre.vn/do-long-


dan-de-khien-van-nuoc-169279.htm
2. Hoàng Vinh (2002): Những vấn đề văn hóa trong lịch sử truyền thống dân tộc Việt
Nam, Viện Văn hóa & Nxb Văn hóa Thông tin.
3. Huỳnh Tuấn Kiệt– Huỳnh Quốc Thắng (2016): Truyền thống Nhân văn - Thượng
võ với “Dân khí” Nam Bộ trong đấu tranh giữ nước thời hiện đại (Qua công trình
"Miền Nam giữ vững thành đồng" của Giáo sư Trần Văn Giàu), Trong : Về bộ
sách “Miền Nam giữ vững Thành đồng” của giáo sư Trần Văn Giàu, Kỷ yếu hội
thảo, Viện Lịch sử Dòng họ, 12/2016.
4. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên, 2015): Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam,
Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
5. Trương Tấn Sang: Cứ đem lòng dân mà đo vận nước thì luôn chính xác , Tuổi Trẻ
On line, Chủ Nhật, ngày 18.03.2018; https://tuoitre.vn/cu-dem-long-dan-ma-do-
van-nuoc-20180108081623343.htm
6. Tứ Dân: Vận nước trên chiếc bàn ăn, https://tuoitre.vn/van-nuoc-tren-chiec-ban-
an-1092010.htm
7. Viện Mác – Lê nin (1983): Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam, tập II, Nxb
Thông tin Lý luận, Hà Nội.
8. Võ Văn Sen, Mạc Đường, Nguyễn Văn Hiệu, Hoàng Văn Lễ (đồng chủ biên,
2015): Văn hoá gia đình dòng họ và gia phả Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh.
9. Vũ Ngọc Khánh (2007): Văn hóa gia đình Việt Nam, Nxb Thanh Niên.

You might also like