Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, thế giới có sự biến chuyển mạnh mẽ,
phong trào giải phóng dân tộc kết thành một cao trào mạnh mẽ, khiến cho chủ
nghĩa thực dân sụp đổ cơ bản đến hoàn toàn. Trong bối cảnh nhiều quốc gia độc
lập mới ra đời, thế giới thứ 3 được hình thành. Thuật ngữ này gồm những quốc gia
không thuộc thế giới thứ nhất (Tư bản) và cũng không thuộc thế giới thứ hai (Xã
hội chủ nghĩa) hoặc các quốc gia muốn phát triển độc lập không tham gia vào các
khối liên minh của Chiến tranh lạnh.
Chiến tranh thế giới lần thứ 2 vừa kết thúc thì Chiến tranh lạnh đã nổ ra vô
cùng nhanh chóng đẩy cả thế giới đến bờ vực của một cuộc chiến tranh thế giới
mới. Trong sự hỗn loạn đó, phong trào Không liên kết ra đời, là ý chí của các quốc
gia Á, Phi, Mĩ Latinh non trẻ vừa mới giành được độc lập, là sự đoàn kết đấu tranh
vì nền độc lập chính trị và từng bước giành lấy nền độc lập kinh tế, trên hết là sự
tồn vong trong thế giới mới. Mặc dù có nhiều điểm khác biệt, song các nước thế
giới thứ 3 vẫn có điểm chung là: là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, nền kinh tế
nghèo nàn lạc hậu kém phát triển, cùng ý chí xây dựng bảo vệ và phát triển đất
nước. Đó là cơ sở khách quan để phong trào trở nên mạnh mẽ và tập hợp đông đảo
lực lượng tham gia. Vì lý do đó, Hội nghị Phong trào không liên kết chính thức lần
đầu tiên được tổ chức tháng 9 năm 1961 tại Belgrade.
THÀNH VIÊN SÁNG LẬP
Nehru của Ấn Độ, Sukarno của Indonesia và Josip Broz Tito của Nam
Tư, Gamal Abdel Nasser của Ai Cập và Kwame Nkrumah của Ghana. Những việc
làm của họ được gọi là 'Nhóm năm khởi đầu'.
MỤC TIÊU

 Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau;
 Không xâm lược lẫn nhau;
 Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
 Bình đẳng và hai bên cùng có lợi;
 Cùng tồn tại hoà bình.
Mục đích của tổ chức như đã ghi trong Tuyên bố La Habana năm 1979 là đảm
bảo "sự độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của các quốc gia không
liên kết" trong "cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ
nghĩa thực dân kiểu mới, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và tất cả những hình thức
xâm lược ra nước ngoài, chiếm đóng, chi phối, can thiệp hoặc bá quyền cũng như
chống lại các đại cường quốc và chính sách của các khối".
Hiện nay, Phong trào không chỉ tập trung vào những tôn chỉ hoạt động ban
đầu mà còn hướng đến việc tái cấu trúc trật tự kinh tế quốc tế, và tập trung vào các
thách thức kinh tế xã hội đối với các quốc gia thành viên, đặc biệt là sự bất bình
đẳng trong thời kỳ toàn cầu hóa. Phong trào không liên kết cũng xác định kinh tế
kém phát triển, nghèo đói, và mất công bằng xã hội là những mối đe dọa ngày càng
tăng đối với hòa bình và an ninh thế giới ngày nay.
NỘI DUNG

 Tôn trọng quyền cơ bản của con người và tôn trọng mục đích và nguyên tắc
của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
 Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia.
 Công nhận sự bình đẳng của tất cả chủng tộc và sự bình đẳng của tất cả các
quốc gia, dù lớn hay nhỏ.
 Tránh can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
 Tôn trọng quyền tự vệ một cách đơn độc hoặc tập thể của mỗi quốc gia, thể
theo Hiến chương của Liên Hiệp Quốc.
 Tránh các hành động hoặc đe dọa tấn công hoặc sử dụng vũ lực nhằm chống
lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc sự độc lập chính trị của quốc gia khác.
 Giải quyết tất cả các tranh chấp quốc tế bằng con đường hòa bình, phù hợp
với Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
 Tăng cường sự hợp tác và đôi bên cùng có lợi.
 Tôn trọng công lý và các nghĩa vụ quốc tế.

NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI

 Phong trào có tổ chức lỏng lẻo, thiếu tin cậy


 Sự liên kết rời rạc giữa các quốc gia bên trong phong trào
 Các quốc gia thuộc phong trào thực sự có quan hệ gần gũi với các siêu
cường (Mỹ, Liên Xô,…)
 Mâu thuẫn, xung đột gay gắt giữa những thành viên của tổ chức
 Phương hướng hoạt động của tổ chức đã lệch dần với những mục tiêu ban
đầu khi phong trào được thành lập

You might also like