Đánh Giá Sạt Nở Đất Mái Taluy

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHAN NGỌC HẢI ĐĂNG

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG


SẠT TRƢỢT MÁI TALUY ĐOẠN ĐÈO LA HY
ĐƢỜNG LA SƠN –NAM ĐÔNG - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông


Mã số: 85.80.205

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ HỮU ĐẠO

Phản biện 1: PGS.TS.Châu Trường Linh

Phản biện 2: TS.Trần Đình Quảng

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ kỹ thuật, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông họp tại
Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 11 năm
2018.

* Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách
khoa

-Thư viện Khoa kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Trường
Đại học Bách khoa - ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:

Trong những năm gần đây, dưới tác động ngày càng bất lợi của biến
đổi khí hậu dẫn đến sự tăng tốc độ phong hóa ngày càng nhanh
ở bề mặt bờ dốc, do đó làm giảm độ bền của đất đá. Dưới tác dụng
của các dòng chảy mặt, bề mặt bờ dốc sẽ bị bào mòn, các công trình
bảo vệ bờ dốc bị phá hoại và các tác động của con người, xe cộ nên
các sự cố sạt lở mái taluy ở các tuyến đường, đặc biệt là các tuyến
đường ở các vùng đồi núi đang diễn biến phức tạp và tần suất xảy ra
nhiều hơn.
Sạt trượt mái taluy xảy ra thường xuyên vào bất cứ lúc nào, ảnh
hường trực tiếp đến hệ thống đường sá, đe dọa nghiêm trọng đến tính
mạng của người dân và phương tiện tham gia giao thông. Đã có
nhiều tuyến đường huyết mạch bị sạt trượt dẫn đến phá hủy, gây cản
trở giao thông, công việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.
Hàng trăm tỷ đồng của nhà nước bị lãng phí cho công tác khắc phục,
sửa chữa các hư hỏng, các hoạt động kinh tế xã hội cũng bị ảnh hưởng,
gây thiệt hại to lớn.
Tại đoạn đ o La Hy Từ km12+100 đến km20+300 , đường La
Sơn - Nam Đông, t nh Thừa Thiên Huế với đặc điểm mái dốc lớn và
phức tạp, điều kiện mưa nhiều vào mùa mưa nên thường xảy ra sạt trượt.
Các đơn vị tư vấn thiết kế, quản l đã có một số biện pháp chống sạt
trượt, tuy nhiên, nguyên nhân, cơ chế gây sạt trượt và giải pháp xử l tại
đây vẫn chưa được nghiên cứu, đề xuất và hệ thống hóa đầy đủ một
cách khoa học. Những nhân tố gây sạt trượt chưa được điều tra nghiên
cứu một cách kỹ lưỡng, ch dừng lại ở việc xác định những nhân tố
chính như hiện tượng mưa gió kết hợp bất lợi, do kết cấu địa hình khu
vực
Do vậy việc nghiên cứu, đề xuất và đánh giá nguyên nhân, cơ chế
gây sạt trượt để tìm một giải pháp xử l kịp thời, đồng thời xây dựng
quy trình quản l , duy tu bảo dưỡng cho đoạn đ o La Hy phù hợp
với điều kiện ở Thừa Thiên Huế, đặc biệt là ở các huyện miền núi
như Nam Đông là cần thiết. Việc này không ch có nghĩa xử l và
phòng chống sạt lở hiệu quả cho vị trí nghiên cứu mà còn cho các địa
điểm khác trên địa bàn t nh Thừa Thiên Huế, nhằm giảm thiểu thiệt
hại và tiết kiệm chi phí cho ngân sách Nhà nước, góp phần vào sự
phát triển kinh tế xã hội của t nh. Đó là l do học viên chọn đề tài

2
-

2. Mục tiêu nghiên cứu


- Hệ thống thực trạng sạt trượt trên đoạn đ o La Hy thuộc tuyến
đường La Sơn - Nam Đông.
- Phân tích, đánh giá nguyên nhân quá trình sạt trượt đất đá trên
sườn dốc, mái dốc tại các điểm đã sạt trượt và các khu vực xung yếu
trên đoạn đ o La Hy thuộc tuyến đường La Sơn - Nam Đông.
- Đề xuất các giải pháp công nghệ phòng chống sạt trượt có hiệu
quả, xử l phù hợp với điều kiện ở huyện Nam Đông nói riêng và
t nh Thừa Thiên Huế nói chung tại đ o La Hy, sử dụng vật liệu mới,
thân thiện với môi trường và mang lại hiệu quả cao.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các sườn, mái dốc nhằm đảm bảo ổn
định mái taluy ở môi trường địa chất vùng núi của đường ô tô của
tuyến đường La Sơn - Nam Đông về tình hình địa chất, địa hình,
thủy văn,... các nguyên nhân gây ra tình trạng sạt lở mái taluy để từ
đó đề xuất các giải pháp phù hợp đề phòng chống sạt lở mái taluy.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Đoạn km12+100 đến km20+300, đây là đoạn đ o La Hy có nhiều
điểm sạt trượt và mất ổn định vào mùa mưa bão.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập: thu thập hồ sơ tài liệu, thống kê, đo vẽ,
khảo sát hiện trạng.
- Phương pháp thực nghiệm: khoan lấy mẫu, thí nghiệm các ch tiêu
cơ l , tại một số vị trí đã sạt trượt.
- Phương pháp tính toán ổn định: sử dụng phần mềm Plaxis 8.2 để
kiểm toán ổn định các điểm sạt trượt và đánh giá nguy cơ xảy ra mất
ổn định của sườn dốc.
CHƢƠNG 1-THỰC TRẠNG VỀ SẠT TRƢỢT MÁI TALUY TRÊN
TUYẾN ĐƢỜNG VÙNG NÚI CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.
1.1. Giới thiệu về sạt trƣợt sƣờn dốc, mái dốc địa hình đồi núi
khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế, các khu vực lân cận và hiện trạng
mái dốc công trình tại đ o La Hy - tuyến đƣờng La Sơn - Nam
Đông.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên xã hội
3
Thừa Thiên Huế là một trong 4 t nh thuộc vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung, ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành
phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai
vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơi giao thoa giữa điều kiện
tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắc. Thừa Thiên Huế
là một trong những Trung tâm Văn hóa, du lịch, Trung tâm giáo dục
đào tạo, y tế lớn của cả nước và là trục phát triển kinh tế trọng điểm
của vùng kinh tế miền Trung.
Huyện Nam Đông là một huyện miền núi của t nh Thừa Thiên
Huế. Tổng diện tích tự nhiên 65.051,8 ha trong đó diện tích đất nông
nghiệp có 4.019,38 ha, đất lâm nghiệp chiếm 41.799,31 ha, còn lại là
đất khác và chưa sử dụng. Dân số 25.046 người gồm 2 dân
tộc Kinh và Cơ-tu, trong đó người dân tộc thiểu số 9.320 người)
chiếm 41%. Toàn huyện có 10 xã và 1 thị Trấn ,trong đó có 7 xã đặc
biệt khó khăn mà 6 xã là người dân tộc thiểu số chiếm trên 70%. Địa
bàn huyện ch có 1 tuyến đường thông thương ra ngoài, Hiện tuyến
đường cao tốc La Sơn – Túy Loan đang thi công .
1.1.2. Vị í ứ :
Tuyến đường La Sơn - Nam Đông, t nh Thừa Thiên Huế, dài 38,5
km, là tuyến giao thông huyết mạch nối trung tâm thành phố Huế từ
quốc lộ 1A tại ngã ba La Sơn đi huyện Nam Đông. Trong đó có đoạn
đ o La Hy Từ km12+100 đến km 20+30 là khu vực nghiên cứu của
luận văn.
113 ặ ể ị ì ị :
Khu vực khảo sát thuộc dạng địa hình đồi núi bóc mòn. Quá trình
địa mạo chủ yếu ở đây là sự bào mòn, vận chuyển và tích tụ các loại
vật liệu trầm tích có thành phần và nguồn gốc khác nhau. Bề mặt địa
hình tương đối dốc, bị chia cắt của nhiều khe suối nhỏ. Thành phần vật
chất chủ yếu của dạng địa hình này là sản phẩm phong hoá tại chỗ
của đất đá. Nên mái ta luy ở địa điểm nghiên cứu kém ổn đinh, dễ
xảy ra mất ổn định gây ra sạt trượt.
114 C ú ị :
Thành phần vật chất chủ yếu là sản phẩm phong hoá tại chỗ của đất
đá tại chỗ: Sét pha sỏi sạn cuội, sét màu xám vàng nâu đỏ, đá hòn phủ
lên tầng đá gốc…Bên dưới là đá bột kết phong hoá mạnh đến
nứt nẻ.
Như vậy, đặc điểm khu vực đ o La Hy có địa chất không ổn định,
bề măt địa hình phức tạp tương đối dốc, thành phần vật chất chủ yếu
4
của dạng địa hình này là đá bột kết sản phẩm phong hóa tại chỗ của
đất đá ở các góc nghiêng không dính dáng gì với đáy tầng nên dễ
dàng gây ra hiện tượng sạt trượt.
1.1.2 Hiện tƣợng sạt trƣợt mái taluy trên các tuyến đƣờng vùng
núi Thừa Thiên Huế và vùng lân cận:
Quốc lộ 49 đất đá sạt lở taluy dương, tại Km75+050 tràn mặt
đường làm tắc giao thông cách thị tứ Bốt Đỏ 3 Km ; đất đá lấp
nhiều đoạn rãnh dọc và cống thoát nước với khối lượng ước tính
300m3. Tình trạng sạt lở tuyến đường này còn làm hư hỏng nhiều cống
thoát nước trên tuyến từ Km50+000 đến Km60+000, qua địa
bàn 2 xã Hương Nguyên và Hồng Hạ, tuyến đường Hồ Chí Minh và
QL49 có khoảng 40 điểm sạt trượt mới và cũ. Trong đó, có nhiều điểm
vừa khắc phục xong lại “tái diễn” sạt trượt và một số điểm khối lượng
đất đá phải khắc phục, dỡ tải lên đến 25.000m3, gây rất nhiều khó khăn
cho lực lượng chức năng.

ình 1.1. Sạt trượt trên tuyến ình 1.2. Rào chắn tại tại km12 +
Quốc lộ 49 450 trên tuyến đường tránh uế

Khối lượng sạt trượt tràn ra khu vực nền mặt đường làm cản trở
việc lưu thông xe cộ qua khu vực.
Nhậ é : Đặc điểm tự nhiên khu vực miền trung thường mùa
mưa lũ kéo dài nên hiện trạng sạt trượt thường xảy ra vào mùa mưa
lũ. Nên công tác khắc phục sửa chữa kịp thời rất khó khăn. Hệ thống
sạt trượt diễn biến phát triển ngày càng phức tạp và khó kiểm soát.
Cần đề xuất các phương án phòng chống sạt trượt mái dốc. Việc sạt
trượt ảnh hưởng nghiệm trọng tới lưu thông đường bộ lẫn đường sắt
qua khu vực, việc xử l ch mang tính chất tạm thời chưa dứt điểm,
dẫn tới việc mỗi khi mùa mưa bão tới những điểm sạt trượt này lại
tiếp tục xảy ra.
1.1.3. Hiện trạng sạt trƣợt mái taluy các công trình tại đ o La
Hy - tuyến đƣờng La Sơn - Nam Đông.
5
Qua thực tế và khảo sát địa hình cũng như địa chất thấy rằng hiện
tượng sạt trượt mái taluy chủ yếu xảy ra trên nền đường đào và bị tác
động vào mùa mưa bão. Dưới tác dụng của các dòng chảy mặt, bề mặt
bờ dốc sẽ bị bào mòn làm đất bão hòa nước gây nên sạt trượt mái
taluy, công trình bảo vệ bờ dốc bị phá hoại và được thể hiện các hình
ảnh được chụp tại hiện trường bị ảnh hưởng của cơn bão số: 10,11,12
năm 2017.
Hệ thống thoát nước bị sụp đổ, hư hại hoàn toàn. Từ đó gây mất
ổn định mái dốc, làm giảm khả năng thoát nước mặt trên mái taluy
như hình 1.3 là vị trí số 01 tại Km13+235 đến Km13+360.

ình 1.3. Sạt trượt đất đá làm hư ình1.4. Có điểm sạt trượt
hại hệ thống thoát nước mái ta luy lộ đá gốc (Tại Km14+835).
(Tại Km13+235 đến Km13+260).

Theo hình 1.4 vị trí 02 l trình Km14+835 thì sau khi bị sạt lở, độ
dốc mái taluy rất lớn dễ tiếp tục xảy ra hiện tượng đá đổ đá lăn, mặt
mái taluy bị lở nên không còn lớp mặt bảo vệ.
G ú: Tại các vị trí số 01, 02, 03, 04 là các vị trí nguy hiểm
điển hình được lựa chọn để phân tích ổn định và đề xuất giải pháp xử
l ở chương 2 và tính toán độ ổn định mái dốc trước và sau khi xử l
tại chương 3.
1.2. Nhận diện các dạng hƣ hỏng mất ổn định tại hiện trƣờng và kết
hợp với hồ sơ thiết kế để đánh giá nguyên nhân gây sạt trƣợt mái
taluy:
1.2.1. K ệm hiệ ng s t:
Sạt trượt là các quá trình chuyển động của khối đất, đá về phía
chân sườn dốc, mái dốc dưới tác dụng của trọng lực.
1.2.2. P â ệ -luy:
Có nhiều cách phân loại sạt trượt mái ta-luy tuy nhiên, được phân
loại thành những loại sau:
6
1.2.2.1. Trượt đất
Trượt đất là hiện tượng cả nguyên khối đất đá nằm trên sườn đồi
hay mái dốc bị dịch chuyển như một cố thể theo nguyên l trọng lực,
hướng di chuyển tịnh tiến xuống phía dưới trên một mặt liên tục, gẫy
khúc hoặc có dạng cung tròn trong lòng đất gọi là mặt trượt. Đất đá
và cây cối nằm bên trên khối trượt, trong quá trình dịch chuyển
không bị xáo trộn.
1.2.2.2. Sụt lở đất đá:
Khối đất sạt trượt có xu hướng dịch chuyển xuống cuối dốc, đất
đá trong khối trượt bị xáo trộn cùng cây cối. Tốc độ sạt trượt thường
diễn ra khá nhanh ảnh hưởng đến độ ổn định của các khối đất kề bên
1.2.2.3. Xói sụt đất đá:
Do tác động bào xói của nước mặt và áp lực thủy động của nước
ngầm gây ra. Đây là hiện tượng biến dạng cục bộ của sườn đồi hoặc
mái dốc dưới tác động trực tiếp của dòng chảy từ lưu vực phía trên
đổ về hoặc kết hợp với tác động của dòng chảy ngầm.
1.2.2.4. Đá đổ, đá lăn:
Là hiện tượng các tảng, các khối đá từ trên cao sườn đồi hoặc mái
dốc bị lở và rơi tự do xuống mặt đường tạo thành từng đống vụn,
từng mảng hoặc thành từng khối lớn có kích thước vài cm đến hàng
chục mét, gây mất ổn định cho mái dốc, cản trở giao thông, đặc biệt đe
dọa đến an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao
thông trên đường.
Các vị trí và dạng sạt trượt được tổng hợp tại bảng 1.1
ng 0.1. ng thống kê vị trí và dạng sạt trượt, nguyên nhân sạt trượt
trên đèo La y
Vị Hình thức và dạng Mức Nguyên nhân
trí sạt trƣợt độ
1 Hỗn hợp:trượt Nguy Bảo vệ mái dốc chưa hợp l vào mùa
đất,sạt đất đá, xói cơ mưa có lượng mưa lớn, thiết kế bậc
đất đá nước chưa phù hợp
2 Khối :đá đổ đá lăn Nguy Chưa có biện pháp gia cố hợp l

3 Hỗn hợp:trượt Nguy Bảo vệ mái dốc chưa hợp l vào mùa
đất,sạt đất đá,xói cơ mưa có lượng mưa lớn,
đất đá
4 Hỗn hợp:trượt Đang Bảo vệ mái dốc chưa hợp l vào mùa
7
đất,sạt đất đá,xói trượt mưa có lượng mưa lớn, thiết kế bậc
đất đá nước chưa phù hợp
5 Hỗn hợp: sạt đất Nguy Bảo vệ mái dốc sau lưng tường chắn
đá,xói đất đá cơ chưa được xem xét.
1.3. Các giải pháp thƣờng sử dụng xử lý và phòng chống sạt
trƣợt mái taluy.
Các giải pháp xử l sạt trượt được phân loại và chia ra 2 loại giải
pháp như sau:
-C n th ng:
+ Biện pháp đóng tường cừ bằng tre, nứa, đan phên, ...
+ Biện pháp thoát nước mặt;
+ Biện pháp trồng cỏ, trồng cây;
+ Biện pháp thả đá gia cố chân taluy;
+ Biện pháp lát đá, xếp đá khan;
+ Biện pháp tường, k rọ đá;
-C ới:
+ Biện pháp đầm rơi, đầm lăn để gia cố chặt bề mặt ta-luy;
+ Biện pháp sử dụng rọ đá không g (Terramesh, bọc nhựa...);
+ Biện pháp tường đất có cốt dùng Vải địa kỹ thuật
+ Biện pháp trồng cỏ Vetiver có khả năng chống xói cao;
+ Biện pháp gia cố bề mặt bằng khối xây, bêtông, tấm lát;
+ Biện pháp hạ mực nước ngầm và thoát nước ngầm;
+ Biện pháp tường chắn móng cọc chống trượt sâu;
+ Biện pháp sử dụng đinh đất, neo đất;
Nhậ é : Tại khu vực nghiên cứu khi xảy ra sạt trượt thường
được xử l bằng các biện pháp tạm thời như: đặt biển báo, san lấp
hay hót sạt...chưa xử l triệt để các hư hỏng đã xảy ra.
xu t: Nên xử l triệt để bằng các biện pháp kiên cố, bền vững
để đạt hiệu quả về kỹ thuật lẫn kinh tế để không phải xử l nhiền lần.
1.4. Cơ sở lý thuyết tính toán ổn định mái dốc:
1.4.1. Cơ sở lý thuyết.
Trạng thái cần bằng tĩnh được biểu diễn bởi công thức:
LT +p=0 (1.1)
Công thức này liên quan tới đạo hàm không gian của 6 thành
phần ứng suất, thể hiện bởi véc tơ, với 3 thành phần lực của vật
thể, thể hiện bởi véc tơ p. LT được chuyển thành các toán tử vi
phân, định nghĩa như sau:
8

0 0 0
x y z

LT 0 0 0 (1.2)

y x z

0 0 0

z y x

Công thức này biểu diễn 6 thành phần ứng suất, thể hiện trong
véc tơ ε, khi đạo hàm không gian của 3 thành phần chuyển bị biểu thị
véc tơ u, dùng như định nghĩa về toán tử vi phân L ở trên. Mối liên
hệ giữ công thức 1.1 và 1.2 tạo bởi liên quan kết cấu đại diện là
ứng sử vật liệu. Mối liên quan kết cầu giữ tỷ lệ ứng suất và biến
dạng, được trình bày trong Sổ tay mô hình vật liệu (Material Modal
Manual có thể tham khảo trong menu Helf của chương trình Plaxis.
1.4.2. C b ớ b ủ P
- Chia lướt phần tử hữu hạn
- Chuyển vị tại các nút là các ẩn số
- Chuyển vị bên trong phần tử được nội suy từ các giá trị của chuyển
vị nút
- Thiết lập mô hình vật liệu (quan hệ giữa ứng suất và biến dạng)
- Điều kiện biên về chuyển vị, lực
- Giải hệ phương trình tổng thể cân bằng lực cho kết quả chuyển vị nút
- Tính các đại lương khác biến dạng, ứng suất)
Phương pháp PTHH là một công cụ hữu ích cho việc mô phỏng
các bài toán địa kỹ thuật. Trong đố mô hình vật liệu có nghĩa quan
trọng khi mô phỏng ứng sử thật của đất, các điều kiện biên được lựa
chọn phải thích hợp với các giai đoạn thi công khác nhau. Với
phương pháp PTHH có thể xác định được cơ chế phá hoại.
Plaxis là phần mềm trên cơ sở phần tử hữu hạn, dùng để phân tích
các bài toán địa kỹ thuật như chuyển vị, ổn định, dòng thấm. Plasix
được sử dụng rộng rãi trong tính toán các công trình thực tế vì nó sử
dụng đơn giản, thân thiện với người dùng và kết quả đáng tin cậy.
K t luận: Tác giả lựa chọn dùng phần mềm Plasix để tính toán
và nghiên cứu luận văn và được tính toán và trình bày tại chương 3.
9
1.6 Kết luận chƣơng 1:
Đất là một loại vật liệu phức tạp, các ch tiêu cơ l không bền
vững khi chịu tác động của môi trường, đặc biệt là hiện tượng mưa.
Do đó việc phân tích ổn định mái dốc theo phương pháp tất định
không phản ảnh đúng thực tế.
Tại khu vực đ o La Hy – La Sơn – Nam Đông – T nh Thừa Thiên
Huế có địa hình đồi núi, địa chất không ổn định, bề măt địa hình
phức tạp tương đối dốc, thành phần vật chất chủ yếu của dạng địa
hình này là đá bột kết sản phẩm phong hóa. Nhận dạng loại hư hỏng
điển hình của khu vực nhiên cứu. Đồng thời tác giả cũng giới thiệu các
giải pháp xử l hiện hành ở Việt Nam và các trường hợp áp dụng cụ
thể của công trình.
Chương 2 sẽ đưa ra các đánh giá và đề xuất các giải pháp chống
sạt trượt tại các vị trí điển hình ở chương 1.
Đa số dạng sạt trượt ở khu vực nghiên cứu: trượt đất, sạt đất đá,
xói đất đá. Quy mô trung bình đến lớn. Nguyên nhân chủ yếu do
mưa lũ làm sạt trượt hệ thống mái dốc trên tuyến đường.
Lựa chọn phần mềm Plaxis 8.2 đạt hiệu quả nên sử dụng để phân tích
ổn định mái dốc điển hình cho luận văn được thể hiện tại chương 3.
Chƣơng 2 - ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT NHÓM GIẢI PHÁP
CHỐNG SẠT TRƢỢT ĐOẠN ĐÈO LA HY – ĐƢỜNG LA SƠN
– NAM ĐÔNG .
2.1 Hệ thống các điểm sạt trƣợt tại đoạn đ o La Hy thuộc tuyến
đƣờng La Sơn- Nam Đông:
-Vị trí 1: vị trí trượt đất đá, khối sạt trượt từ Km13+235 đến
Km13+360 xuất hiện hiện tượng trượt đất đá, làm hư hại toàn bộ bậc
nước, sạt trượt khối đất đá trên mái taluy, có thể do lưu lượng nước
chảy quá lớn làm hư hệ hệ thống bậc nước kéo theo trượt đất. Hiện nay
ở trạng thái không ổn định gây nguy hiểm cho phương tiện giao thông
qua lại trên tuyến đường.
- Vị trí 2: hiện tượng đá đổ đá lăn đoạn từ Km14+835 xuất hiện hiện
tượng đá đổ đá lăn. Độ dốc mái lớn, đá từ trên cao sườn đồi bị lở rơi tự
do xuống sườn đồi tạo thành từng khối gây mất ổn định mái dốc và
gây nguy hiểm cho phương tiện tham gia giao thông, đá mồ côi và
các khối đá có nguy cơ sạt lở.
- Vị trí 3: vị trí khối sạt lở từ Km15+105 đến Km15+132 sạt lở
mái taluy dương. Khối lượng sạt đã vùi lấp hệ thống rãnh dọc và lề
đường, giải pháp mái dốc bậc thang làm việc không hiệu quả, bị hư
10
hỏng dẫn đến không hiệu quả làm xói lở, đề xuất phương án khắc phục
sớm trước khi phát triển thêm.
- Vị trí 4: vị trí khối sạt lở từ Km17+110 đến Km17+150 sạt lở mái
taluy dương đất đá tràn xuống mặt đường, khối lượng sạt đã vùi lấp hệ
thống rãnh dọc và lề đường, đồng thời đã làm mất ổn định tường chắn
và hệ thống thoát nước ngang, nguy cơ tiếp tục sạt gây ảnh hưởng đến an
toàn giao thông và nền mặt đường. Khối lượng sạt trượt rất lớn, còn có
thể phát triển theo thời gian, cần sớm xử l trước khi vào mùa mưa lũ.
- Vị trí 5: Sạt lở mái taluy âm vị trí khối sạt lở từ Km19+215 đến
Km19+268. Hệ thống mái taluy âm bị hư hại, nhưng phần nền đường
vẫn ổn định, không lún sụt, tường chắn không có sự dịch chuyển. Hiện
đang được xử l gia cố bằng rọ đá sau cơn bão số 12 năm 2017 để bảo
vệ mái ta luy sau lưng tường chắn.
2.2 Thực nghiệm tại hiện trƣờng các vị trí sạt trƣợt cụ thể trên
đoạn đ o La Hy:
2.2.1 Mụ í :
Cơ sở cho việc kiếm tra mái dốc và đề xuất biện pháp gia cố mái
taluy.
222P k :
Dựa trên kết quả đánh giá địa chất tuyến các đoạn sạt lở, địa chất
tuyến các đoạn này là đồng nhất. Do vậy mỗi vị trí đoạn sạt lở bố trí
tối thiểu 1 mặt cắt ngang địa chất (thẳng góc với khối trượt để xác
định loại đất, đá trong và ngoài vùng sụt, lở; thế nằm của các lớp địa
tầng, chiều dày vị trí tầng phủ, lớp suy yếu; vị trí và cao độ của vết lộ
nước ngầm.
2.2.3 K k :
Tiến hành khoan lấy mẫu hiện trường tại 5 vị trí được thực hiện
bởi Công ty CP TV-TK GT TT Huế sau đó đem về phòng thí nghiệm
để có các ch tiêu cơ l của đất tại các vị trí sạt trượt điển hình đã nêu
tại chương 1 được tổng hợp tại bảng 2.1.
ng 0.1.Khối lượng hạng mục công tác kh o sát:
Cách Đơn Khối
TT Hạng mục tính vị lƣợng
I Khảo sát địa hình
1 Đo vẽ bình đồ khu vực tỷ lệ 1/200, địa
4 vị Bản
hình cấp IV trên cạn, đường đồng mức 8,00
trí vẽ
1,0m.
11
Cách Đơn Khối
TT Hạng mục tính vị lƣợng
2 Đo vẽ trắc ngang tuyến tỷ lệ 1/200, địa 4 vị Bản
hình cấp IV trên cạn 8,00
trí vẽ
II Khảo sát địa chất
1 Khoan tay trên cạn độ sâu hố khoan đến 4 vị m 17,00
3-5 m, cấp đất đá I-III trí
2 Thí nghiệm địa chất công trình
Mẫu đất trạng thái tự nhiên (mẫu 4vị
Mẫu 4,0
nguyên dạng). trí
Mẫu đất trạng thái bão hòa (mẫu không 4vị
Mẫu 4,0
nguyên dạng). trí
2.3 Thí nghiệm tại phòng thí nghiệm về cơ lý đất đá mái taluy tại
các điểm sạt trƣợt:
2.3.1 C ị ị í ỗk :
Công tác xác định vị trí lỗ khoan được thực hiện bởi đội khảo sát
địa chất thuộc Công ty CP TV-TK GT TT Huế các mẫu khi khoan tại
hiện trường được đem về thí nghiệm tại phòng thí nghiệm. Đã tiến
hành xác định các vị trí khoan cụ thể ở bảng 2.2:
ng 0.2. ng bố trí vị trí lỗ khoang
Vị trí Lỗ khoan Lý trình Cao độ Độ sâu (m)
1 LK1 Km13+345.00 +131.84 5.00
2 LK3 Km15+120.00 +180.17 5.00
3 LK4 Km17+130.00 +207.55 3.50
4 LK5 Km19+238.00 +90.80 3.50
Tổng số mét khoan : 12.0 m đất cấp (I-III và 5.0m đá cấp IV
Tổng số mẫu đất trạng thái trạng thái tự nhiên: 4.0mẫu .
Tổng số mẫu đất chế bị ở trạng thái trạng thái bảo hòa: 4.0 mẫu .
Thí nghiệm xác định cấp đá: 1.0 mẫu.
2.3.2 K q ệ k ị k í ệ â
í :
Qua công tác đo vẽ, khảo sát địa chất công trình ngoài thực địa
kết hợp với tài liệu trong phòng, xác định địa tầng và điều kiện địa
chất công trình trong khu vực khảo sát như sau:
2.3.2.1 Vị trí sạt lở số 01 (Km13+345.00):
Lớp 1: Sét pha lẫn dăm sạn, rể cây. Kết cấu xốp..
12
Lớp này là lớp đất tầng phủ trên mặt. Bề dày thăm dò được là:
0.30m.
Lớp 2: Sét pha lẫn dăm sạn, màu xám vàng, nâu đỏ. Trạng thái nữa
cứng.
Lớp này xuất hiện trên toàn bộ mặt cắt và quá trình sạt trượt xảy ra
ở lớp này. Bề dày thăm dò được là: 3.70m.
Lớp 3: Đá bột kết màu tím gụ loan lỗ vàng, phong hóa nứt nẽ mạnh.
Lớp này xuất hiện tầng thứ ba của mặt cắt và là lớp tương đối ổn
định. Bề dày thăm dò được là: 1.00m.
Nhậ é : Sét pha lẫn dăm sạn màu xám vàng nâu đỏ - Trạng thái
nửa cứng, ở trạng thái tự nhiên độ ẩm khoảng 22% là tương đối tốt,
khi ở trạng thái bão hòa đất rễ bị sạt trượt doH×nh trô lç khoan -LK1 c giảm mạnh
Ký hiÖu:
Cao ®é mùc
n•íc d•íi ®Êt §é s©u KÕt cÊu xèp MÉu kh«ng

Thø Cao §é BÒ
MÆt c¾t ThuyÕt minh nguyªn d¹ng
lÊy mÉu
tù ®é s©u dµy lç khoan ®Þa tÇng X.HiÖnæn®ÞnhThêigian thÝ
®¸y ®¸y líp TL1:50 nghiÖm §¸ nøt nÏ MÉu nguyªn
d¹ng
SÐt pha lÉn d¨m s¹n, rÔ c©y. KÕt cÊu
xèp

Tr¹ng th¸i Cao ®é


1/2 cøng
§é s©u

S¬ häa vÞ trÝ lç khoan th¨m dß

SÐt pha lÉn d¨m s¹n, mµu x¸m


vµng, n©u ®á.
Tr¹ng th¸i n÷a cøng

§¸ bét kÕt phong hãa nøt nÏ m¹nh


§¸ cÊp IV

ình 2.1.Trắc ngang sạt trượt ình 2.2. ình trụ lỗ khoan
tại vị trí 1 LK1 tại vị trí 1.

2.3.2.2 Vị trí sạt lở số 02 (Km14+835):


Đặc tính địa chất: Vị trí này đã lộ đá hoàn toàn nhưng do quá
trình phong hóa, nứt nẻ của bề mặt làm mất ổn định của bề mặt và
ch lấy mẫu để xác định cường độ ở hai trạng thái tự nhiên và bảo
hòa.
- Cường độ nén của đá ở trạng thái bảo hòa là: 83.00 daN/cm2
- Cường độ nén của đá ở trạng thái khô là: 184.00 daN/cm2
ng 0.3. ng tổng hợp kết qu thí nghiệm vị trí 02:
Cƣờng độ nén
Số Kích Thiết Tải trọng Cƣờng độ
Cƣờng độ
TT thƣớc diện phá hoại 2 trung bình
(daN/cm )
viên (cm) (cm2) P (daN) (daN/cm2)
1 5 x 5 x 5 25.00 4600 184
184
2 5 x 5 x 5 25.00 4800 192
13
3 5 x 5 x 5 25.00 4600 184
4 5 x 5 x 5 25.00 4400 176
5 5 x 5 x 5 25.00 4600 184
2.4 Đề xuất các nh m giải pháp xử lý, gia cố:
2.4.1 k q ệ q ì ò b
ệ ã ù ứ :
Trong vùng nghiên cứu đã áp dụng nhiều giải pháp phòng chống
bảo vệ mái ta luy như:
- Về gia cố bề mặt: hầu như sự gia cố bề mặt rất ít được quan tâm,
có lẽ dự án được phân thành nhiều đoạn thi công xây dựng khác nhau.
- Về trồng cỏ: ch áp dụng tại một số điểm, song việc trồng cỏ ch
mang tính chất tượng trưng nên chưa mang lại hiệu quả thực sự.
- Hệ thống thoát nước mặt, tuy được quan tâm, song không đồng bộ.
- Tường chắn bằng rọ đá về cơ bản ch áp dụng ở những khu vực
sụt đất đá với quy mô nhỏ, nên phát huy tác dụng tương đối tốt.
- Đối với đổ đá và sụt đá: hầu như trên toàn khu vực nghiên cứu
không có một biện pháp công trình cụ thể.
2.4.2 C ì :
- Tăng cường giáo dục và truyền thông cộng đồng nhằm nâng cao
dân trí và thức trách nhiệm của mỗi một cá nhân và cộng đồng xã hội.
- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống phá rừng, đốt rừng
làm nương rẫy, khai thác khoáng sản bừa bãi.
2.4.3 C ì :
2.4.3.1 Nhóm gi i pháp phòng chống xử lý, gia cố đổ đá, đá lăn
- Thiết kế nền đường đi qua sườn dốc có đá đổ, đá sụt theo kiểu nền
đắp, tránh đào nền đường ở chân dốc, nếu có đào một ít thì phải xây
tường hộ, tường chắn.
- Tiến hành cắt xén và dọn sạch các tảng và khối đá không ổn
định ở mái taluy và vết lộ tại phần sườn núi trên cao để ngăn ngừa sự
phát sinh sụt, đổ đá.
- Tạo hành lang ở đường đào và nửa đào để bảo vệ nền đường.
- Xây dựng sân hứng đỡ ở sát chân mái dốc đường đào và nửa đào.
- Xây dựng tường ốp mặt để bảo vệ đá ở mái dốc và vết lộ tại phần
sườn núi trên cao khỏi bị phong hoá và đảm bảo ổn định, an toàn.
- Phương pháp dằng đá bằng cọc neo, bằng các thanh, các ống
dây kim loại và tạo lưới thép bảo vệ.
- Phụt xi măng vào khe nứt của các khối đá nhằm giữ nguyên
khối và ổn định.
14
2.4.3.2 iện pháp xử lý, gia cố thoát nước mặt và phòng hộ bề mặt mái
dốc, sườn dốc:
a) San bằng địa hình bề mặt khối dịch chuyển bằng cách cắt xén
các khối nhô, và san lấp toàn bộ các hố, lỗ trũng, các hào sụt lún, đứt
gãy, các rãnh, khe nứt trên khu dịch chuyển, đặc biệt là khu trượt và
một phần kề cận nhằm tiêu thoát nhanh dòng chảy của nước mưa
chảy tràn, ngăn ngừa được hiện tượng tích đọng nước trong các chỗ
trũng thấp của địa hình, làm giảm hiện tượng thấm nước và tẩm ướt
đất đá đến mức tối thiểu.
b) Trồng cỏ tạo thảm thực vật che phủ và bảo vệ bề mặt sườn dốc,
mái dốc. Nhằm chống xói mòn đất và hiện tượng sũng nước của đất
đá do nước mưa gây ra, thường được thực hiện bằng cách trồng cỏ,
gieo hạt thực vật trên đất tạo lớp phủ thực vật dày đặc.Tính năng dễ
nhận thấy nhất là cỏ Vetiver có tác dụng gắn kết các hạt đất, hạn chế
xói lở, xói mòn bề mặt.
c Thi công hệ thống rãnh chắn rãnh đ nh và rãnh dẫn thoát
nước. Hệ thống rãnh này phải đặt nơi ổn định. Cần bố trí tuyến rãnh
ở nơi sườn dốc có phạm vi tụ nước càng lớn càng tốt, đồng thời ít bị
uốn lượn, ít thay đổi độ dốc.
d) Chống xói lở và bảo vệ chân mái dốc và bờ sông, suối ổn định:
Hệ thống các công trình phải đảm bảo sao cho chân mái dốc và bờ
sông suối không bị xói lở, sụt lở.
2.4.3.3 iện pháp phòng chống tác dụng phá hoại của nước dưới
đất:
Tiêu thoát nước mái dốc là một trong các biện pháp chống sạt
trượt hiệu quả nếu làm đúng và làm tốt. Tuy nhiên biện pháp này
thường lại không được coi trọng và vì thế không được thi công cẩn
thận. Các đơn vị thi công hầu như mới ch để đến tiêu thoát nước
mặt, chưa có công nghệ tiêu thoát nước dưới đất.
Ở vùng núi biện pháp thoát nước ngầm phổ biến nhất là đào hào,
mương, rãnh thoát nước kết hợp đặt tầng lọc ngược theo thứ tự từ
mịn đến thô cát - cuội sỏi - đá hộc đối với vách phía trên và có kết
cấu lớp cách nước đối với vách ở phía dưới, đáy hào yêu cầu không
thấm nước và phải đặt dưới mặt trượt khoảng 50 cm.
2.4.3.4 Gi i pháp gi m t i trọng phía trên khối đất đá dịch chuyển:
Đây là các biện pháp đơn giản rất hay được sử dụng để phòng chống
và xử l sạt trượt. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần điều tra, nghiên
cứu kỹ điều kiện địa chất công trình của khu dịch chuyển và
15
vùng lân cận để xác định rõ vị trí mặt trượt (hoặc mặt trượt dự kiến),
đồng thời phải dựa trên cơ sở tính toán ổn định.
2.4.3.5 Các gi i pháp xây dựng công trình chống đỡ:
a Phương pháp tường chắn có kết cấu thoát nước
Tường chắn là một trong những loại công trình chống đỡ được
ứng dụng rộng rãi nhất cần được thiết kế theo 1 trong 3 hình thức sau
đây tuỳ theo tính chất chịu lực và tác dụng của nó: Tường đỡ; tường
ốp mái; tường chịu lực.
Biện pháp phổ biến nhất hiện nay là làm tường chắn bằng đá xây,
rọ đá hoặc bê tông, có hoặc không có cốt thép.
b Phương pháp bệ, đê phản áp
Phương pháp này được áp dụng nhằm làm tăng áp lực có hiệu tại
mặt trượt ở chân khối trượt, tăng sức chống cắt của đất đá, ngăn cản
hiện tượng nén trồi đất đá.
c Phương pháp k đá.
K đá được dùng để ngăn ngừa hiện tượng sạt trượt mái dốc khi chiều
dày tầng phủ nhỏ, khối lượng và khả năng sạt trượt xảy ra không lớn.
d Phương pháp đóng cọc, chốt
Để gia cố khi khối trượt có mặt trượt phân bố không sâu và hình
thành rõ rệt.
e Phương pháp neo vào đá gốc
Khối trượt được phủ bằng một lớp phủ bê tông hoặc bê tông cốt
thép và được các thanh neo hoặc dây cáp neo neo vào đá gốc.
f Phương pháp neo, đinh đất.
Khác với công nghệ neo đất vẫn quen dùng là việc sử dụng các
neo đơn lẻ thi công neo vào đất hoặc neo kết hợp với tường vây để ổn
định mái đất, công nghệ “soil nailing” là việc sử dụng các cọc vữa xi
măng có cốt được đóng theo phương xiên vào trong các tầng đất và hệ
cọc này được lên kết với nhau bằng hai lớp bê tông bề mặt tạo thành
một bàn chông vững chắc ổn định mái đất.
Công nghệ “đinh đất” dùng để gia cường mái dốc công trình đã
được nghiên cứu và ứng dụng thành công tại rất nhiều quốc gia trên
thế giới, song với Việt Nam đây vẫn là một công nghệ mới cần
nghiên cứu chuyên sâu hơn để được áp dụng vào thực tiễn. Việc mở
các sườn tầng phục vụ thi công tạo “đinh đất” là công nghệ “top
down” nên có nhiều ưu việt so với biện pháp thi công đào cắt toàn bộ
mái dốc theo thiết kế..
g Phương pháp hệ neo mềm ứng suất trước.
16
Hệ neo mềm là một kết cấu tổ hợp, do đó nguyên tắc làm việc của
nó hoàn toàn phải dựa trên phương pháp này, nghĩa là gia cố taluy
trước tiên là khống chế ổn định nguyên khối sau đó là gia cố ổn định
cục bộ tại lớp mặt, ngoài việc phải xét đến sự phân tích chịu lực của
mỗi loại kết cấu, còn phải xét đến sự nhịp nhàng làm việc giữa kết
cấu tức là vấn đề tương ứng với độ chắc giữa các bộ phận của tổ hợp
với nhau.
2.4.3.6 Các biện pháp c i tạo tính chất của đất đá:
Đây là nhóm biện pháp thường mang lại hiệu quả cao trong
trường hợp áp dụng các biện pháp khác khó khăn, tăng cường tính chất
cơ học của đất đá, đặc biệt là độ bền.
2.4.3.7 Đối với sạt trượt khu vực đèo La y đường La Sơn – Nam
Đông , có thể lựa chọn nhóm các biên pháp sau:
Để có giải pháp công trình phù hợp với từng vị trí sạt trượt, sự
cần thiết phải được phân loại nhóm giải pháp tương thích với nhóm
"mức độ phá hoại công trình" do sạt trượt mái taluy gây ra đối với công
trình.Mức độ phá hoại công trình do khối dịch chuyển gây ra (từ thế
năng và động năng của chúng và các lực khác phụ thuộc nhiều
yếu tố như: chiều cao sườn dốc, mái dốc, góc dốc sườn dốc, mái
dốc, góc dốc mặt trượt, tốc độ dịch chuyển, chiều dày, chiều dài và
khối lượng thể tích khối dịch chuyển...
Theo tác giả giải pháp cụ thể của các vị trí như sau :
Vị trí 1 km13+235 đến km13+360):Đề xuất tính toán lại hệ số
mái m, bảo vệ bề mặt chống sói mòn bằng biện pháp trồng cỏ
Vetiver, bảo vệ bề mặt bằng công nghệ ”Soil Nailing”.
Vị trí 2 đoạn km14+835: Dọn sạch đá mồ côi có có nguy cơ gây
mất an toàn. Phụt vữa xi măng vào khe nứt (hoặc thông qua lỗ khoan
xuyên các tảng đá nhằm liên kết và ổn định khối đá. Bảo vệ bề mặt
bằng lưới thép bao phủ bề mặt và phun vẩy bê tông, dùng hệ thống neo
vào đá gốc để bảo vệ. Xây tường hứng đá.
Vị trí 3 km 15+105 đến km15+132): Giảm tải phía trên khối dịch
chuyển và thiết kế góc dốc (kể cả bậc thang) ổn định trượt, đề xuất tính
toán lại hệ số mái m .Với phương án bảo vệ bề mặt bằng công nghệ
”Soil Nailing”.
Vị trí 4 km17+110 đến km17+150 : Áp dụng biện pháp gia cố và
phòng hộ bề mặt sườn dốc, mái dốc (kể cả trồng cỏ tạo thảm thực
vật) - trồng cỏ Vetiver, giảm tải phía trên khối dịch chuyển và thiết
17
kế góc dốc (kể cả bậc thang) ổn định trượt. bảo vệ bề mặt bằng công
nghệ”Soil Nailing”, hoặc trồng cỏ công nghệ mới.
Vị trí 5 km19+215 đến km19+268) qua khảo sát không có sự dịch
chuyển của tường chắn, nền đường ổn định do vậy ch cần gia cường
rọ dá ở mái ta luy âm sau chân tường chắn đã có để bảo vệ chống xói.
2.5 Kết luận chƣơng 2:
Thống kê và hệ thống hóa các điểm sạt trượt tại khu vực đ o La
Hy – Nam Đông, từ đó nhận dạng các dạng sạt trượt.
Tổ chức khảo sát tại hiện trường và thí nghiệm tại phòng thí nghiệm
để có các ch tiêu cơ l của địa chất, địa hình tại các vị trí sạt trượt điển
hình ở chương 1.
Trình bày nội dung tổng quát các phương pháp tăng cường ổn
định mái dốc đã được nghiên cứu và áp dụng tại nước ta.
Đề xuất các giải pháp xử l và gia cố và đánh giá hiệu quả, tóm
tắt các điều kiện ứng dụng nhằm thuận lợi cho phân tích các giải
pháp công trình.
Xử l , giảm nhẹ thiệt hại của sạt trượt là một hệ thống khép
kín từ việc thu thập thông tin, phân tích đánh giá nguyên nhân, l ập
sơ đồ tính toán, lập phương án xử l hiệu quả, thực thi phương án
và giám sát kết quả. Giảm nhẹ tai biến sạt trượt cần có một
chương trình hành động thống nhất, liên ngành nhằm dự báo,
khoanh vùng, lập bản đồ tai biến sạt trượt, lập hệ thống quan trắc,
cảnh báo sớm, cần tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân,
giúp cho người dân tự phòng tránh, tự bảo vệ mình trước đe dọa
của sạt trượt đất đá khu vực miền núi nói chung và các vùng có
nguy cơ sạt trượt khác.
Từ những đề xuất xử l nêu ở chương 2 áp dụng phần mềm
Plaxis 8.2 để tính toán khi sử dụng các biện pháp xử l được thể
hiện tại chương 3. Chương 3 sẽ lựa chọn các biện pháp xử l phù
hợp là cắt cơ và đinh đất kết hợp bảo vệ bề mặt bằng lớp bê tông.
Chƣơng 3 - KIỂM TOÁN ỔN ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
GIA CƢỜNG, QUẢN LÝ SẠT TRƢỢT ĐOẠN ĐÈO LA HY.
3.1 Tính toán, kiểm toán tại một số điểm trƣợt và nguy hiểm:
3 1 1C dữ liệ ầ ể í :
Việc tính toán độ ổn định qua phần mềm Plaxis các số liệu đưa
vào được lấy từ kết quả thí nghiệm khoan địa chất tại hiện trường và
thí nghiệm tại phòng thí nghiệm, được tổng hợp ở bảng 3.1.
ng 3.1. Các ch tiêu cơ l của đất cho mô hình tính toán Plaxis:
18

Thông số Ký hiệu Đơn vị LK1 LK3 LK4 LK5

Mô hình vật liệu - - MC MC MC MC


Ứng sử của vật Thoát Thoát Thoát Thoát
- -
liệu nước nước nước nước
Trọng lượng
un sat kN/m3 18,35 18.2 18,6 18,1
riêng ẩm
Trọng lượng
sat kN/m3 19,5 19,5 19,4 19,5
riêng bão hòa
Hệ số thấm theo kx m/ngày 1 1 1 1
phương ngang
Hệ số thấm theo ky m/ngày 1 1 1 1
phương đứng
Mô đun biến Eref kN/m2 18240 16630 17120 21680
dạng
Hệ số Poisson - 0,2 0.2 0.2 0.2
Lực dính có hiệu Cref kN/m2 26 20 38 23
Góc ma sát có
độ 20,67 23,17 22,18 24,88
hiệu
Góc giản nở độ 0 0 0 0
312 í kể
Dùng phân mềm PLAXIS 8.2 để tính toán: các điều kiện biên lấy
theo b ng 3.1, tác giả tính toán ở điều kiện mực nước ngầm ở rất sâu
không ảnh hưởng ổn định mái dốc, thời gian thi công vào mùa khô
đất trên mái dốc ở trạng thái bình thường.
3.1.2.1 Kiểm toán mái dốc hiện trạng.
3.1.2.1.1 Tại vị trí 1.
19

ình 3.1. Đường cong M sf với chuyển vị (Hệ số ổn định Msf = 1,542)

Nhậ é : Mái dốc sau khi sạt trượt ổn định, cần đưa ra các biện
pháp xem xét hệ số mái m và gia cố thêm để đảm bảo độ ổn định trong
thời gian sắp tới.
3.1.2.2 Kiểm toán mái dốc khi đã vẽ lại bình đồ thiết kế thay thế.
Để đảm bảo ổn định của mái dốc tác giả đề xuất xử l mái dốc bằng
biện pháp cắt cơ, đây là biện pháp gồm: Phân bố lại các khối
đất đá, cắt xén đất đá
Để đảm bảo ổn định lâu dài của mái dốc và tránh bất lợi của thời
tiết cũng như các tác động khác, tác giả đề xuất xử l mái dốc bằng
biện pháp cắt cơ, tính toán bằng phần mềm Plaxis được kết quả sau:
3.1.2.2.1 Tại vi trí 1:

ình 3.2. Đường cong M sf với chuyển vị( ệ số ổn định Msf= 1,557).

Nhậ é : Mái dốc sau khi sạt trượt ổn định, cần đưa ra các biện
pháp gia cố thêm để đảm bảo độ ổn định trong thời gian sắp tới.
20
K t luận: Từ kết quả tính toán cho thấy, mái dốc sau khi vẽ lại
bình đồ thiết kế thay thế có hệ số ổn định Msf tăng lên và đều lớn hơn
1 thể hiện ở bảng 3.2.
ng 3.2. Thống kê hệ số ổn định sum-Msf:
Hệ số ổn định mái dốc Sum-Msf
Vị trí Tăng
Thực trạng Biện pháp cắt cơ
Vị trí 01 1,542 1,557 1%
Vị trí 03 1,092 < 1,1 1,117 2,3%
Vị trí 04 1,078 < 1,1 1,239 15%
xu t: Hiện tượng sạt trượt mái dốc tại tuyến đường La Sơn –
Nam Đông đoạn đ o La Hy nguyên nhân chính là do lượng mưa lớn kéo
dài ngày làm mái ta luy ngấm nước dẫn đến bão hòa, góc ma sát trong và
lực dính giảm và do đó hệ số ổn định sẽ giảm và có nguy cơ sạt trượt, do
vậy cần giải pháp giảm lượng nước mưa thấm vào mái ta luy.
Vì vậy tác giả đề xuất giải pháp gia cố mái ta luy bằng công
nghệ ”Soil Nailing”, để tăng ổn định mái dốc.
3.1.3 Kiể k ử dụ C ệ“
3.1.3.1 Công nghệ “soil nailing”.
Tác giả đề xuất giải pháp gia cố mái ta luy bằng công nghệ ”Soil
Nailing” hay còn gọi là “đinh đất”, công nghệ này giúp tăng tính ổn
định mái dốc với đặc điểm chiều sâu tác dụng của “đinh đất” thấp
hơn nhiều so với hệ neo đất bình thường. Kết hợp với tấm bản bê
tông bảo vệ bề mặt mái dốc khỏi thời tiết mưa lũ kéo dài ở khu vực
đ o La Hy.
3.1.3.2 Chạy phần mềm Plaxis 8.2
Hệ thống đinh đất thép D25 được đặt cách đều nhau 2,5m dài
5,8m và vuông góc với tấm BT bảo vệ. Tấm BT là dạng lưới thép D4
được phun vữa liên kết mác 300 và tại các vị trí giao nhau với “đinh
đất” dùng thép D12 để bảo vệ bề mặt cho mái dốc, với 2 chiều dày:
10cm với bề mặt mái dốc và 18cm tại mặt đường.
3.1.3.2.1 Với vị trí 1.
21
TÊm BT ®Æt l•íi thÐp D4
phun v÷a m¸c 300 dµy 10cm

MÆt ®•êng BT dµy


18cm

TÊm BT ®Æt l•íi thÐp D4


phun v÷a m¸c 300 dµy 10cm

MÆt ®•êng BT dµy 18cm


8 ®inh ®Êt thÐp D25, lç
khoan D76, ®Æt c¸ch
®Òu
2,5m dµi 5,8m 6 ®inh ®Êt thÐp D25, lç
khoan D76, ®Æt c¸ch
®Òu

MÐp
nhùa
2,5m dµi 5,8m

5 ®inh ®Êt thÐp D25, lç


khoan D76, ®Æt c¸ch
®Òu
2,5m dµi 5,8m
Cao do tu nhien
Khoang cach mia

ình 3.3. Mặt cắt bố trí đinh đất và tấm bê tông lưới thép.

ình 3.4 Đường cong M sf với chuyển vị ( ệ số ổn định Msf = 1,608)

Nhậ é : Áp dụng công nghệ “soil nailing” xử l mái dốc, hệ số


ổn định từ Msf = 1,557 đã tăng lên Msf = 1,608.
Kết luận: Áp dụng công nghệ “soil nailing” xử l mái dốc, dùng
phần mềm Plaxis 8.2 để tính hệ số ổn định Msf ta thấy tất cả các mái
dốc có hệ số ổn định tăng so với biện pháp cắt cơ kết quả thu được
thể hiện ở bảng 3.3.
ng 0.33. Thống kê hệ số ổn định sum-Msf
Msf Msf
Msf
Vị trí Hiện trạng Xử l bằng cắt Xử l bằng công nghệ “soil
cơ nailing”
01 1,542 1,557 1,608
22
03 1,092 < 1,1 1,117 1,381
04 1,078 < 1,1 1,239 1,379
Với công nghệ “mới” việc tổ chức thi công không phức tạp dễ
kiểm soát về chất lượng và có thể áp dụng vào gia cố xử l hiện
tượng sạt trượt trên đ o La Hy.
3.1.3.3 Một số yêu cầu khi áp dụng vào thi công:
Khi xử l bằng biện pháp cắt cơ cần lưu đến hệ số mái sau khi
thiết kế đảm bảo ổn định và hợp l , tác giả nhận thấy rằng một mái
taluy cùng chiều cao thì hệ số ổn định Msf nói chung sẽ tăng khi hệ
số mái m tăng.
Vật liệu sử dụng trong thi công “đinh đất” là các vật liệu chưa qua sử
dụng, không có khuyết tật và đạt các yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng
theo quy chuẩn và tiêu chuẩn quốc gia. “Đinh đất” ở đây có cấu tạo gồm
ống tạo liên kết định tâm, lõi cốt thép và vữa. Lõi cốt thép và ống tạo
liên kết định tâm,thanh cốt thép làm lõi đinh có dạng xoắn, đều, thẳng,
liên tục, không có mối hàn và mới. Để bảo vệ chống ăn mòn, tất cả các
thanh cốt thép được mạ kẽm hoặc phủ lớp bảo vệ chống ăn mòn. Đoạn
ren đầu thanh cốt thép nên để cách mép tường 150 mm để thuận tiện cho
việc bắt bu lông tấm chắn bề mặt. Ống tạo liên kết được sản xuất từ ống
PVC đường kính 40 mm khía rãnh hoặc thép hoặc vật liệu khác không
gây phương hại đến cốt thép ,gắn chặt vào thanh cốt thép; để định vị
thanh cốt thép, bán kính khoảng 25 mm từ tâm lỗ khoan; đảm bảo đủ độ
rông để vữa chảy tự do được trong lỗ khoan
3.2 Đề xuất quy trình quản lý, khai thác, duy tu bảo dƣỡng sử
dụng trên tuyến đƣờng La Sơn - Nam Đông:
- Khảo sát, quan trắc định kỳ các khu vực có nguy cơ bị ảnh
hưởng do tác động của sạt trượt, lập bản đồ hoặc sơ đồ và thống kê các
điểm và khu vực nguy cơ đó, đặc biệt là các khối đá không ổn định và
nguy hiểm lộ ra ở mái ta luy và ở phần sườn núi trên cao;
- Tổ chức quan trắc chế độ khí tượng, thuỷ văn và các quá trình
địa chất có liên quan trong khu vực không ổn định;
- Tổ chức canh phòng, báo hiệu bằng hệ thống biển cảnh báo; đánh
giá, cảnh báo, dự báo nguy cơ sạt trượt và lập các đội duy tu bão dưỡng;
- Quan trắc hoạt động bình thường và bảo trì, bảo dưỡng, sửa
chữa các công trình phòng, chống sạt trượt;
3.3 Kết luận chƣơng 3:
23
Trình bày nghiên cứu mối quan hệ giữa hệ số mái dốc (m) hệ số
ổn định (Msf), kết quả phân tích ứng suất trên ta thấy với một mái ta
luy cùng chiều cao thì Msf tăng khi hệ số mái m tăng. Từ kết quả đó
vấn đề đặt ra cho người thiết kế cần xem xét thiết kế hệ số m mái ta-
luy thích hợp phù hợp tiêu chuẩn thiết kế.
Trong 3 vị trí thì vị trí 3 và vị trí 4 có hệ số an toàn Msf <1,1 cần
đưa ra biện pháp xử l gia cường.
Sau khi áp dụng biện pháp cắt cơ các vị trí sạt trượt có hệ số ổn
định tăng lần lượt: vị trí 1: 1%, vị trí 3: 2,3%, vị trí 4: 15%. Hệ số ổn
định tuy đã đảm bảo đề xuất bảo vệ thêm bề mặt mái dốc, nhưng vẫn
cần tăng hệ số ổn định và bảo vệ bề mặt.
Đề xuất giải pháp gia cố bằng công nghệ “soil nailing” để bảo vệ
bề mặt và tăng hệ số ổn định mái dốc Msf. Kết hợp với tấm bản bê
tông bảo vệ bề mặt mái dốc khỏi thời tiết mưa lũ kéo dài ở khu vực
đ o La Hy. Áp dụng biện pháp công nghệ “soil nailing” các vị trí sạt
trượt có hệ số ổn định tăng lần lượt: vị trí 1: 4.3%, vị trí 3: 26.5% , vị
trí 4: 28%. Mái dốc đảm bảo ổn định thể hiện qua hệ số ổn định Msf
kể cả trong điều kiện tự nhiên bất lợi do có hệ thống mái dốc được
bảo vệ bề mặt bằng BTCT.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở kết quả đánh giá và đề xuất một số giải pháp chống sạt
trượt mái ta luy đoạn đ o La Hy, đường La Sơn - Nam Đông, t nh
Thừa Thiên Huế có thể rút ra một số kết luận và kiến nghị chủ yếu như
sau:
- Đề tài đã giới thiệu tổng quan về tình hình sạt trượt mái taluy ở
khu vực đ o La Hy nói riêng và t nh Thừa Thiên Huế nói chung đặc
biệt là vào mùa mưa lũ và các biện pháp tạm thời và lâu dài đã và đang
thực hiện ở Việt Nam để xử l sạt trượt mái dốc.
-Bằng thí nghiệm hiện trường và thí nghiệm trong phòng thí
nghiệm kết hợp công tác thu thập hồ sơ địa chất, tác giả sử dụng những
thông tin thu được dùng để đánh giá các dạng hư hỏng sạt
trượt điển hình trên tuyến đường La Sơn-Nam Đông, từ đó đề xuất
các biện pháp gia cố và bảo vệ.
- Sử dụng phần mềm Plaxis để tính toán các điểm sạt trượt và
kiểm tra độ ổn định của mái taluy khi đề xuất các phương án xử l ,
từ đó lựa chọn các biện pháp phù hợp.
- Mái dốc hiện trạng được khảo sát trong điều kiện thuận lợi mùa
nắng để đảm bảo tính ổn định mái dốc vào điều kiện tự nhiên bất lợi
24
mùa mưa lũ kéo dài ở miền trung) cần đề xuất các giải pháp gia cố
và bảo vệ mái dốc.
- Biện pháp cắt cơ với cách thi công đơn giản cũng như đảm bảo về
hệ số ổn định vào mùa nắng, nhưng mái dốc có thể tiếp tục sạt trượt vào
mùa mưa lũ xảy ra thường xuyên tại miền trung. Cần xem xét sử dụng
biện pháp công nghệ “soil nailing” để tăng độ ổn định kết hợp với
bảo vệ bề mặt mái dốc, tùy điều kiện kinh tế để áp dụng cho phù hợp.
- Với đề xuất biện pháp cắt cơ thì các vị trí sạt trượt có hệ số ổn
định mái dốc Msf tăng lần lượt là: vị trí 1: 1%, vị trí 3: 2,3%, vị trí 4:
15%.
- Khi áp dụng công nghệ mới là “Soil nailling” với công nghệ này
giúp tăng tính ổn định mái dốc và đặc điểm chiều sâu tác dụng của
“đinh đất” thấp hơn nhiều so với hệ neo đất bình thường, giúp việc
thi công ở địa hình đồi núi dễ dàng hơn đồng thời mang lại hiệu quả
kinh tế. Thì hệ hệ số ổn định mái dốc Msf tăng lần lượt là: vị trí 1:
4.3%, vị trí 3: 26.5% , vị trí 4: 28%. Nhận thấy khi áp dụng công
nghệ “Soi nailling” thì hệ số ổn định mái dốc Msf tăng mạnh so với
khi áp dụng biện pháp cắt cơ. Nên mái dốc đảm bảo ổn định bền
vững kể cả trong điều kiện tự nhiên bất lợi do có hệ thống mái dốc
được bảo vệ bề mặt bằng BTCT.
- Với điều kiện thời tiết mưa lũ kéo dài của miền trung thì giải
pháp ổn định mái ta luy của đường giao thông bằng “soil nailing” là
một biện pháp phù hợp và hiệu quả.
- Trong phạm vi đề tài luận văn, tác giả đã đề xuất các phương án
giúp gia cố và bảo vệ mái dốc ở địa hình đồi núi khu vực đ o La Hy
từ đó giúp có thêm các phương án để lựa chọn tại khu vực Thừa
Thiên Huế nói riêng và khu vực miền trung với điều kiện mưa nhiều
nói chung. Với mỗi biện pháp có các ưu và nhược điểm riêng, tùy
vào điều kiện của mỗi khu vực từ đó lựa chọn biện pháp xử l phù hợp.

You might also like