Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

The Resistance: Avalon

Tác giả: Don Eskridge

Thời gian chơi: 30 phút

Số lượng: 5-10 người (7-8)

Thể loại: Lừa phỉnh – Card game – Loại suy – Tưởng tượng –
Trung cổ - Đàm phán

Cách thức: Trí nhớ - Đối tác – Hành động đồng loạt – Bỏ
phiếu – Nhiều chức năng

Tổng quát trò chơi:


Trò chơi lấy bối cảnh thời trung cổ ở nước Anh, dưới sự trị vì
của vua Arthur, trong triều đình xuất hiện 2 thế lực đối lập.
Người chơi sẽ vào vai những thuộc hạ trung thành của vua
Arthur, chiến đấu vì lẽ phải và danh dự hoặc trở thành tay sai
cho kẻ phản bội Mordred . Phe tốt chiến thắng trò chơi khi
thực hiện thành công 3 nhiệm vụ. Phe xấu thắng khi 3 nhiệm vụ thất bại hoặc ám sát thành công Merlin
khi kết thúc trò chơi (trong trường hợp phe tốt thực hiện thành công 3 nhiệm vụ).

Tranh luận, lừa dối, buộc tội và loại suy logic là tất cả những điều mà người chơi cần làm để giúp cho phe
của mình chiếm ưu thế trong trận đấu và hướng đến chiến thắng tMoàn cuộc. Liệu những thuộc hạ trung
thành của vua Arthur có giành được thắng lợi trong cuộc chiến này, hay vương triều sẽ bị sụp đổ bởi sự
thâm độc của Mordred và bè lũ tay sai?

Trò chơi bao gồm:

_ 14 lá bài nhân vật (Merlin, Assassin, Percival, Mordred, Morgana, Oberon, 5 thuộc hạ trung thành và 3
kẻ tay sai)

_ 10 lá bài nhiệm vụ (5 “Thành công” và 5 “Thất bại”)

_ 5 thẻ đội

_ 20 thẻ bỏ phiếu (10 thẻ “Đồng ý” và 10 thẻ ”Từ chối”)

_ 5 score markers (mỗi score marker có 2 mặt: mặt xanh và mặt đỏ)

_ 1 Round marker

_ 1 Vote track marker

_ 1 thẻ chỉ huy


_ 3 bảng trò chơi (2 mặt, mỗi mặt ứng với số lượng người chơi)

_ 2 lá bài lòng trung thành (1 xanh và 1 đỏ)

_ 1 thẻ Thiếu nữ của hồ (Lady of the lake)

Thẻ chỉ huy Thẻ đội “Từ chối” “Đồng ý”

2 lá
bài “Thất bại” Thẻ Thiếu nữ của hồ
nhiệm 2 lá bài lòng
vụ trung thành

Score marker
(2 mặt)

“Thành công” Round marker Vote marker

Ý nghĩa các thành phần:

_ Các lá bài nhân vật: để xác định nhân vật và lòng trung thành của người chơi (mỗi người chơi sẽ thuộc
phe tốt hoặc phe xấu). Các lá bài nhân vật thuộc phe tốt, trung thành với vua Arthur nằm trên nền xanh,
huy hiệu màu xanh; còn phe xấu, tay sai cho Mordred nằm trên nền đỏ, huy hiệu màu đỏ. Một số nhân vật
có chức năng đặc biệt trong trò chơi. Merlin và Assasin là 2 nhân vật có chức năng được sử dụng trong tất
cả các trò chơi, những nhân vật có chức năng khác là tùy chọn, không bắt buộc.

Lá bài nhân vật của người chơi nào thì chỉ người chơi đó biết được, không được lộ lá bài nhân vật đó ra
cho người khác thấy trong suốt trò chơi.
Trung thành – phe tốt Tay sai – phe xấu

_ Thẻ chỉ huy: xác định người chơi có quyền thành lập đội để làm nhiệm vụ

_ Thẻ đội: do chỉ huy chọn lựa và trao cho người chơi để thành lập đội làm nhiệm vụ

_ Thẻ bỏ phiếu: đồng ý hoặc từ chối đội làm nhiệm vụ do người chỉ huy lập

_ Lá bài nhiệm vụ: xác định nhiệm vụ thành công hoặc thất bại.

Chuẩn bị:
_ Chọn bảng trò chơi tương ứng với số lượng người chơi. Đặt bảng trò chơi, Score markers, thẻ đội,
những lá bài nhiệm vụ ở chính giữa các người chơi.
Số lượng thành viên
cần để hoàn thành
nhiệm vụ
Các vị trí đặt Score marker
sau khi nhiệm vụ hoàn thành
Thứ tự nhiệm vụ Vị trí đặt Round marker
để đánh dấu nhiệm vụ
đang thực hiện

Vị trí đặt Vote marker Số lượng người


chơi và kẻ tay sai

Bảng trò chơi của The Resistance: Avalon

_ Đưa cho mỗi người chơi 2 thẻ bỏ phiếu (1 “Đồng ý” và 1 “Từ chối”).

_ Chọn ngẫu nhiên 1 người chỉ huy, người chỉ huy nhận thẻ chỉ huy.

_ Xác định số lượng người của phe tốt và phe xấu

Số lượng người chơi 5 6 7 8 9 10


Phe tốt 3 4 4 5 6 6
Phe xấu 2 2 3 3 3 4

_ Sau khi xác định số lượng người của phe tốt và phe xấu, xào số lượng bài thích hợp của cả 2 phe
(Merlin bên phe tốt và Assasin bên phe xấu luôn được sử dụng trong trò chơi, những nhân vật còn lại
không có chức năng đặc biệt, của phe tốt là thuộc hạ trung thành và của phe xấu là kẻ tay sai) (Nếu muốn
sử dụng thêm các chức năng khác người chơi có thể thay thế lá bài thuộc hạ trung thành hoặc kẻ tay sai,
miễn sao đảm bảo được số lượng người của cả 2 phe như bảng trên, chức năng của từng nhân vật sẽ được
đề cập ở phần sau của bài viết này).

_ Chia cho mỗi người chơi 1 lá bài nhân vật. Mỗi người chơi bí mật nhìn lá bài nhân vật của mình để xác
định phe (và chức năng nếu có) mà không được để lộ lá bài đó cho người khác thấy.
Nhận diện:
Trong The Resistance: Avalon, những kẻ tay sai (phe xấu) tuy số lượng ít hơn những thuộc hạ trung thành
của vua Arthur (phe tốt) nhưng lại biết được những kẻ tay sai khác trong phe xấu, từ đó có thể trà trộn vào
hàng ngủ phe tốt, hỗ trợ nhau để giành được chiến thắng. Những người trong phe tốt không biết đồng đội
của mình, trừ Merlin. Chỉ một mình Merlin biết được những kẻ tay sai là ai. Merlin là nhân vật tối quan
trọng để giúp những người trong phe tốt chọn ra đội hình tốt nhất để đi làm nhiệm vụ (vì những người
phe tốt không biết đồng đội của mình), vạch trần, cô lập những kẻ xấu để giành chiến thắng cuối cùng.
Tuy nhiên, Merlin cần làm việc này một cách bí mật, vì nếu phe xấu xác định được Merlin là ai và ám sát
thành công thì phe tốt sẽ thua ngay lập tức.

Khi tất cả những người chơi đã biết được phe của mình, người chỉ huy cần chắc chắn tất cả những người
trong phe xấu biết mặt nhau và Merlin biết được tất cả người của phe xấu bằng cách nói kịch bản sau và
yêu cầu mọi người hành động theo :

“ Tất cả mọi người nhắm mắt lại, nắm 2 tay lại và để trước mặt của mình”

“ Những kẻ tay sai (hoặc phe xấu), nền đỏ, huy hiệu đỏ mở mắt ra, nhận diện những người cùng
phe với mình”

“ Những kẻ tay sai nhắm mắt lại”

“ Tất cả mọi người nhắm mắt và nắm tay trước mặt mình”

“ Những kẻ tay sai đưa ngón tay cái lên tạo dấu hiệu để Merlin nhận biết”

“ Merlin, mở mắt ra và nhận diện những kẻ tay sai (phe xấu)”

“ Những kẻ tay sai bỏ dấu hiệu, để tay lại như bình thường”

“Merlin nhắm mắt lại”

“ Tất cả mọi người mở mắt ra”

Cách chơi:
Trò chơi bao gồm nhiều vòng đấu, mỗi vòng đấu bao gồm 2 giai đoạn: “Thành lập đội” và “Làm nhiệm
vụ”

1.Giai đoạn “Thành lập đội”

Trong giai đoạn này, người chỉ huy sẽ chọn một đội để làm nhiệm vụ, tất cả người chơi sẽ đồng ý đội
được chọn và bước vào giai đoạn “Làm nhiệm vụ”, hoặc sẽ từ chối đội và chuyển quyền chỉ huy đến
người chơi ngồi bên tay trái của người chỉ huy hiện tại, và lặp lại đến khi có một đội được đồng ý để bước
qua giai đoạn “Làm nhiệm vụ”.
1.1. Chọn đội: Sau khi thảo luận, người chỉ huy lấy số lượng thẻ đội cần thiết (dựa trên số lượng người
chơi và nhiệm vụ ở bảng bên dưới, hoặc dựa trên số được ghi trên bảng trò chơi) và đưa mỗi thẻ đội cho
bất cứ người chơi nào mà người chỉ huy tin tưởng.

Số lượng người chơi 5 6 7 8 9 10


Nhiệm vụ 1 2 2 2 3 3 3
Nhiệm vụ 2 3 3 3 4 4 4
Nhiệm vụ 3 2 4 3 4 4 4
Nhiệm vụ 4 3 3 4 5 5 5
Nhiệm vụ 5 3 4 4 5 5 5

Người chỉ huy có thể tự chọn bản thân mình có mặt trong đội (không bắt buộc). Mỗi người chơi chỉ được
nhận duy nhất 1 thẻ đội

Mấu chốt của vấn đề là tranh luận. Tất cả những người chơi hãy thảo luận, đưa ra những giả thiết, nghi
vấn để giúp người chỉ huy có những lựa chọn chính xác những người chơi, tạo thành một đội để “Làm
nhiệm vụ”. Chủ động đặt nghi vấn, tranh luận là cách tốt nhất để những người trong phe tốt (không biết
đồng đội của mình) bắt được những người bên phe xấu.

1.2. Bỏ phiếu: Sau khi thảo luận, người chỉ huy kêu gọi bỏ phiếu cho đội được chọn.

Mỗi người chơi, kể cả người chỉ huy, bí mật chọn một thẻ bỏ phiếu của mình sau đó đặt úp xuống trước
mặt. Khi tất cả người chơi đã chọn xong, người chỉ huy ra hiệu cho tất cả mọi người cùng mở thẻ bỏ
phiếu của mình. Tất cả thẻ bỏ phiếu được lật ngửa để cho tất cả người chơi thấy cách bỏ phiếu của nhau.
Nếu đội nhận được phần lớn sự đồng ý từ người chơi (>50% số người chơi chọn thẻ “Đồng ý” với đội),
thì đội đó sẽ tiếp tục vào giai đoạn “Làm nhiệm vụ”. Nếu đội bị từ chối (=>50% người chơi chọn thẻ
“Từ chối”), quyền chỉ huy được chuyển sang người chơi khác theo chiều kim đồng hồ và lặp lại giai
đoạn “Thành lập đội”.

Phe xấu sẽ thắng trò chơi nếu 5 đội bị từ chối trong 1 vòng đấu.

Ví dụ: Trò chơi gồm 5 người: A, B, C, D, E. A là chỉ huy, nhiệm vụ đầu tiên đòi hỏi đội thành lập có 2
thành viên để hoàn thành. A lấy 2 thẻ đội (dựa trên số người mà nhiệm vụ yêu cầu) và đưa 1 thẻ đội cho
B, thẻ đội còn lại A giữ và kêu gọi bỏ phiếu cho đội được chọn.

A, B và D bỏ phiếu “Đồng ý” với đội được chọn, C và E bỏ phiếu “Từ chối”. Kết quả là đồng ý, đội
được thành lập để tiếp tục qua giai đoạn “Làm nhiệm vụ” gồm A và B.
Chỉ
huy

A C
D

B
E

2. Giai đoạn “Làm nhiệm vụ”

Người chỉ huy đưa cho mỗi thành viên trong đội được thành lập 2 lá bài nhiệm vụ (1 “Thành công” và 1
“Thất bại”). Mỗi thành viên chọn một lá bài nhiệm vụ và đặt úp xuống trước mặt mình. Người chỉ huy
lấy tất cả những lá bài được chọn từ các thành viên trong đội, xào lên và lật ngửa những lá bài đó. Nhiệm
vụ thành công chỉ khi tất cả các lá bài nhiệm vụ được mở ra đều là lá bài “Thành công”. Nhiệm vụ thất
bại khi một (hoặc nhiều hơn) lá bài “Thất bại” được mở ra.

Những người trong phe tốt luôn luôn phải chọn lá bài nhiệm vụ “Thành công”; phe xấu có thể chọn lá
bài nhiệm vụ “Thành công” hoặc “Thất bại”.

Ở nhiệm vụ thứ 4 (và chỉ ở nhiệm vụ này) trong trò chơi với 7 người hoặc nhiều hơn đòi hỏi có ít nhất 2
lá bài “Thất bại” thì nhiệm vụ mới thất bại.

Nên có 2 người khác nhau xào những lá bài nhiệm vụ được chọn và những lá bài nhiệm vụ không được
chọn (để đảm bảo rằng những người chơi không biết được cách chọn lá bài nhiệm vụ của các thành viên
trong đội).

Nếu nhiệm vụ thành công, đặt 1 score marker với mặt xanh ngay tại nhiệm vụ vừa hoàn thành trên bảng
trò chơi. Nếu nhiệm vụ thất bại thì đặt score marker với mặt đỏ lên bảng trò chơi. Sau khi nhiệm vụ hoàn
thành (kể cả thành công hay thất bại), di chuyển Round marker đến ô nhiệm vụ tiếp theo trên bảng trò
chơi. Thẻ chỉ huy di chuyển theo chiều kim đồng hồ đến người chơi ngồi bên trái người chỉ huy. Vòng
đấu mới bắt đầu ở giai đoạn “Thành lập đội”

Ví dụ: A và B mỗi người lấy 2 lá bài nhiệm vụ (1 “Thành công” và 1 “Thất bại”). A là phe tốt, chọn lá
bài nhiệm vụ “Thành công” và đặt lá bài đó trước mặt mình. B là kẻ tay sai, phe xấu chọn lá bài nhiệm
vụ “Thất bại” và đặt trước mặt.

D A C

B
E

A lấy 2 lá bài nhiệm vụ được chọn và xào những lá bài đó trước


khi lộ ra, nhiệm vụ thất bại (do có 1 lá bài “Thất bại” được
chọn). Những người chơi còn lại nghi ngờ A hoặc B là kẻ tay
sai (vì khi xào bài lên làm cho mọi người chơi không biết sự
lựa chọn lá bài nhiệm vụ của người chơi khác). Trừ A, bây giờ
A biết B là phe xâu. Đặt 1 Score marker với mặt đỏ vào vị trí
nhiệm vụ đầu tiên trên bảng trò chơi, di chuyển Round marker
đến vị trí nhiệm vụ thứ 2 và chuyển thẻ chỉ huy theo chiều kim
đồng hồ (A sẽ chuyển thẻ chỉ huy cho người ngồi bên trái mình
là C).
Kết thúc trò chơi:
Trò chơi kết thúc ngay lập tức sau khi có 3 nhiệm vụ thành công hoặc 3 nhiệm vụ thất bại. Phe xấu thắng
nếu 3 nhiệm vụ thất bại. Trò chơi cũng kết thúc ngay lập tức và phe xấu thắng nếu 5 đội bị từ chối trong
cùng một vòng đấu (xem giai đoạn “Thành lập đội”)

Ám sát Merlin – Cơ hội cuối cùng cho phe xấu

Nếu 3 nhiệm vụ thành công, những người trong


phe xấu sẽ lật ngửa bài của mình lên và có cơ hội
cuối cùng để chiến thắng trò chơi bằng cách chỉ
định chính xác người nào trong phe tốt là Merlin.
Những người trong phe tốt không được để lộ bài
của mình, những người trong phe xấu sẽ thảo
luận với nhau và người chơi với lá bài nhận vật
Assasin sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trong
việc chỉ định Merlin. Nếu người bị chỉ định là
Merlin, phe xấu sẽ chiến thắng. Nếu người xấu
chỉ định sai Merlin, phe tốt sẽ chiến thắng.

Những nhân vật tùy chọn với chức năng đặc biệt:

Có 4 nhân vật bổ sung với những chức năng đặc biệt. Người chơi có thể kết hợp những nhân vật này
trong trò chơi nếu thích (trò chơi bình thường chỉ có Merlin và Assasin). Sự kết hợp sẽ làm cho trò chơi
trở nên khó chiến thắng hơn đối với phe tốt hoặc phe xấu. Nếu người chơi đã quen với cách chơi cổ điển
và chức năng của những nhân vật mới, sẽ thật tuyệt để điều chỉnh trò chơi với sự kết hợp chức năng.

Percival: Percival là nhân vật tùy chọn bên phe tốt. Chức năng đặc biệt của Percival là biết được Merlin là
ai khi bắt đầu trò chơi. Sử dụng sự hiểu biết của Percival là chìa khỏa để bảo vệ thân phận thật sự của
Merlin. Percival sẽ dựa vào cách bỏ phiếu thành lập đội của Merlin để nhận diện những kẻ tay sai của phe
xấu, đưa ra những nhận xét sắc bén để hướng sự nghi ngờ của phe xấu vào mình, để Assasin ám sát
không thành công Merlin. Thêm Percival vào trò chơi sẽ làm cho phe tốt mạnh hơn và thắng thường
xuyên hơn. Nên chơi khi trò chơi có 7 người chơi trở lên

Morgana: Morgana là nhân vật tùy chọn bên phe xấu, chơi kết hợp với Percival. Chức năng đặc biệt của
Morgana là xuất hiện như Merlin, có nghĩa là Morgana sẽ lộ diện thân phận của mình với Percival như
Merlin, khiến cho Percival không biết chính xác 1 trong 2 người, người nào là Merlin thật, người nào là
Morgana. Thêm Morgana vào trò chơi sẽ khiến phe xấu mạnh hơn và thắng thường xuyên hơn. Nên chơi
khi trò chơi có 7 người chơi trở lên.

Mordred: Mordred là nhân vật tùy chọn bên phe xấu. Chức năng đặc biệt của Mordred là thân phận của
Mordred sẽ không bị Merlin nhận diện khi bắt đầu trò chơi, có nghĩa là Merlin biết được tất cả những
người của phe xấu, trừ Mordred, và Mordred sẽ trà trộn vào những người tốt mà ngay cả Merlin cũng
không biết được đó là ai. Thêm Mordred vào trò chơi sẽ khiến phe xấu rất mạnh.
Chú ý: Khi mở mắt ra nhận diện đồng đội trong phe xấu, Mordred không được phép nhận hoặc tạo bất kỳ
dấu hiệu nào cho đồng đội biết mình là Mordred. Người trong phe xấu chỉ được phép biết đồng đội cùng
phe với mình, không được phép biết chức năng của người chơi khác.

Oberon: Oberon là nhân vật tùy chọn bên phe xấu. Chức năng đặc biệt của Oberon là không lộ diên thân
phận cho những người chơi bên phe xấu, có nghĩa là Oberon bên phe xấu, nhưng những người trong phe
xấu không biết Oberon là ai, cũng như Oberon không biết được những người xấu khác khi bắt đầu trò
chơi. Oberon không mở mắt trong phần nhận diện phe. Merlin biết được những người chơi bên phe xấu,
kể cả Oberon. Thêm Oberon vào trò chơi sẽ khiến phe tốt mạnh hơn (do Oberon không biết được đồng
đội và ngược lại nên rất khó để phối hợp khi chơi) và thắng thường xuyên hơn.

Trong giai đoạn nhận diện phe khi bắt đầu trò chơi, nếu sử dụng thêm những nhân vật tùy chọn, thì người
chỉ huy cần nói theo kịch bản sau và yêu cầu những người chơi có chức năng đặc biệt hành động theo

“ Tất cả mọi người nhắm mắt lại, nắm 2 tay lại và để trước mặt của mình”

“ Trừ Oberon ra, những kẻ tay sai (hoặc phe xấu), nền đỏ, huy hiệu đỏ mở mắt ra, nhận diện
những người cùng phe với mình”

“ Những kẻ tay sai, nhắm mắt lại”

“ Tất cả mọi người nhắm mắt và nắm tay trước mặt mình”

“ Những kẻ tay sai, trừ Mordred, đưa ngón tay cái lên tạo dấu hiệu để Merlin nhận biết”

“ Merlin, mở mắt ra và nhận biết những kẻ tay sai (phe xấu)”

“ Những kẻ tay sai bỏ dấu hiệu, để tay lại như bình thường”

“Merlin, nhắm mắt lại”

“ Tất cả mọi người nhắm mắt và nắm tay trước mặt mình”

“Merlin và Morgana, đưa ngón tay cái lên tạo dấu hiệu để Percival nhận biết”
“Percival, mở mắt ra và nhận biết Merlin và Morgana”

“Percival, nhắm mắt lại”

“ Tất cả mọi người mở mắt ra”

Luật biến thể:


1.Luật “Mục tiêu”

Luật biến thể “Mục tiêu” cho phép người chơi hoàn thành các nhiệm vụ theo một trình tự bất kỳ (thay vì
làm theo thứ tự từ nhiệm vụ 1 đến nhiệm vụ 5 theo luật thông thường). Luật chơi này làm tăng thêm
những dự định chiến thuật cho trò chơi.

Trong giai đoạn “Thành lập đội”, người chỉ huy chọn những người mà anh ta tin tưởng để thành lập đội
làm nhiệm vụ và chọn nhiệm vụ mà đội được thành lập sẽ phải hoàn thành. Dùng Round marker để chỉ
định nhiệm vụ mà người chỉ huy chọn. Số lượng thành viên của đội phải tương ứng với số lượng mà
nhiệm vụ đòi hỏi (xem trên bảng trò chơi hoặc bảng “Thành lập đội” bên trên).

Ví dụ: Trò chơi gồm 8 người chơi, khi bắt đầu, người chỉ huy chọn nhiệm vụ thứ 3 để hoàn thành và
nhiệm vụ này đòi hỏi đội có 4 thành viên. Người chỉ huy chọn 4 người chơi trong đội và đặt Round
marker ở nhiệm vụ thứ 3 trước khi kêu gọi tất cả người chơi bỏ phiếu cho đội được chọn. Sau khi giai
đoạn “Làm nhiệm vụ” kết thúc, đặt Score marker thích hợp (mặt xanh nếu nhiệm vụ thành công và mặt
đỏ nếu nhiệm vụ thất bại) lên bảng trò chơi ở vị trí tương ứng với nhiệm vụ đã hoàn thành. Một khi đã
hoàn thành, nhiệm vụ sẽ không thể làm lại lần thứ 2.

Nhiệm vụ thứ 5 không thể được chọn cho đến khi có ít nhất 2 nhiệm vụ khác thành công.

2. Luật “Thiếu nữ của hồ”

Thẻ “Thiếu nữ của hồ” (Lady of the Lake) là chức năng tùy chọn. Người
chơi khi giữ thẻ này sẽ có khả năng biết được lòng trung thành (phe xấu
hoặc phe tốt) của người chơi khác. Không giống như những nhân vật có
chức năng khác, mọi người đều biết được người chơi có chức năng của
“Thiếu nữ của hồ”.

Khi bắt đầu trò chơi, người chơi ngồi bên phải người chỉ huy sẽ nhận
được thẻ “Thiếu nữ của hồ”. Ngay sau khi nhiệm vụ thứ 2, thứ 3 và thứ
4 hoàn thành, người chơi giữ thẻ sẽ chọn 1 người chơi khác để kiểm tra
lòng trung thành. Người bị kiểm tra sẽ nhận 2 lá bài lòng trung thành (1
xanh và 1 đỏ) và đưa 1 lá bài tương ứng với lòng trung thành của lá bài
nhân vật mà người chơi đó đang giữ cho chủ nhân của thẻ “Thiếu nữ
của hồ” xem. Nếu người bị kiểm tra là phe tốt thì phải chọn lá bài lòng
trung thành màu xanh; phe xấu thì phải chọn lá bài lòng trung thành màu đỏ. Trong trường hợp đưa nhầm
lá bài lòng trung thành, phe của người chơi đó sẽ thua ngay lập tức.
Người chơi giữ thẻ “Thiếu nữ của hồ” có quyền thảo luận và nói lên phe của người bị kiểm tra, nhưng
không được phép làm lộ lá bài lòng trung thành mà người bị kiểm tra đã chọn.

Người bị kiểm tra sau đó sẽ nhận được thẻ “Thiếu nữ của hồ”. Chức năng của thẻ này chỉ được sử dụng 3
lần trong trò chơi (sau khi nhiệm vụ thứ 2-3-4 hoàn thành). Những người chơi đã sử dụng chức năng
“Thiếu nữ của hồ” sẽ không bị chức năng này tác động tác động đến, có nghĩa là người giữ thẻ “Thiếu nữ
của hồ” sẽ không được phép kiểm tra lòng trung thành của những người đã từng giữ thẻ này trước đó.

Ví dụ: A là kẻ tay sai (phe xấu) khi bắt đầu trò chơi ngồi bên phải người chỉ huy nên nhận được thẻ
“Thiếu nữ của hồ”. Nhiệm vụ đầu tiên thành công, nhiệm vụ thứ 2 thất bại. A đang giữ thẻ “Thiếu nữ của
hồ” chọn B (thuộc hạ trung thành - phe tốt) để kiểm tra. B nhận 2 lá bài lòng trung thành và chọn lá bài
màu xanh chuyển cho A xem. A nhìn lá bài màu xanh mà B đã đưa và nói: “B là tay sai” (một lời nói dối
của A). B ngay lập tức phản bác: “Tôi không bao giờ tin A, và tôi chắc chắn A theo phe xấu”. A chuyển
thẻ “Thiếu nữ của hồ” sang cho B. Sau nhiệm vụ thứ 3, B có khả năng kiểm tra lòng trung thành của tất
cả những người chơi khác, trừ A, vì A đã từng giữ thẻ “Thiếu nữ của hồ”.

Thẻ “Thiếu nữ của hồ” được sử dụng tốt nhất trong trò chơi có 7 người hoặc hơn. Thêm thẻ này vào trò
chơi sẽ giúp cho phe tốt mạnh hơn và thắng thường xuyên hơn.

Promo:
The resistance: Avalon có 2 chức năng promo là Lancelot và thanh kiếm Excalibur. Những lá bài promo
không có trong bộ trò chơi gốc, nó thường được tặng kèm khi đặt hàng trước các sản phẩm của nhà sản
xuất hoặc được làm theo quy trình của Kickstarter…

Bộ promo của The resistance: Avalon do Kickstarter sản xuất bao gồm 10 lá bài: 1 lá bài chức năng
Excalibur, 2 lá bài nhân vật Lancelot và 7 lá bài “Lòng trung thành” (5 lá bài “Không thay đổi” (lá bài
trống) và 2 lá bài “Thay đổi”) được sử dụng kèm theo chức năng của Lancelot.
1.Thanh kiếm Excalibur

Thanh kiếm Excalibur tương tự như thẻ “Thiếu nữ của hồ”, có thể được thêm vào trò chơi như là một
chức năng tùy chọn. Excalibur cho phép một thành viên trong đội được thành lập làm nhiệm vụ khả năng
thay đổi kết quả của nhiệm vụ bằng cách thay đổi lá bài nhiệm vụ đã chọn của người chơi khác trong giai
đoạn “Làm nhiệm vụ”.

Mỗi vòng đấu, trong giai đoạn “Thành lập đội”, người chỉ huy đưa lá bài Excalibur cho một người trong
đội (đã được chỉ huy lựa chọn). Người chỉ huy không thể chọn bản thân mình để giữ lá bài Excalibur.

Trong giai đoạn “Làm nhiệm vụ”, mỗi thành viên trong đội được thành lập chọn lá bài nhiệm vụ của
mình và đặt úp lá bài đó xuống trước mặt. Trước khi người đội trưởng thu lại tất cả lá bài nhiệm vụ được
chọn, người chơi giữ lá bài Excalibur được quyền chỉ định (không bắt buộc) bất kỳ một người chơi khác
để thay đổi lá bài nhiệm vụ mà người chơi đó đã chọn, có nghĩa là lá bại nhiệm vụ bị bỏ đi ban đầu sẽ trở
thành lá bài được sử dụng trong nhiệm vụ này còn lá bài bị thay đổi sẽ phải bỏ đi.

Sau khi thay đổi lá bài nhiệm vụ, người chơi giữ lá bài Excalibur xem lá bài bị thay đổi. Do đó, anh ta
biết được lá bài mà người bị chỉ định chọn là gì, và cả sự thay đổi của anh ta là thành công hay thất bại
của nhiệm vụ. Người chỉ huy sau đó thu lại và xào tất cả các lá bài nhiệm vụ được chọn, sau đó lật ngửa
các lá bài lên và trò chơi tiếp tục diễn ra như bình thường.

Ví dụ: A là chỉ huy, nhiệm vụ cần có 3 người để hoàn thành, A chọn 3 người chơi là A, B, C cho nhiệm
vụ và đưa cho mỗi người một thẻ đội. A đưa cho C lá bài Excalibur (vì A là chỉ huy không được phân lá
bài Excalibur cho bản thân mình). Sau khi đội được đồng ý để bước vào “Làm nhiệm vụ”, A, B và C
nhận được 2 lá bài nhiệm vụ (1 “Thành công” và 1 “Thất bại”) và chọn 1 lá để trước mặt mình, lá bài
còn lại bỏ đi. A và C chọn lá bài nhiệm vụ “Thành công”. B là người tốt, lá bài B chọn là “Thành công”
đặt trước mặt mình, lá bài bỏ đi là lá “Thất bại”. C sử dụng chức năng của Excalibur và quyết định thay
đổi lá bài nhiệm vụ mà B đã chọn. Bây giờ lá bài mà B bỏ đi ban đầu (lá bài “Thất bại”) sẽ trở thành lá
bài B chọn, trong khi lá bài bị thay đổi kết quả (lá bài “Thành công” B chọn lúc ban đầu) sẽ bị bỏ đi và
đưa cho người giữ Excalibur xem (trong trường hợp này là C). C xem lá bài nhiệm vụ bị thay đổi (lá bài
đầu tiên B chọn) và nhận ra đó là lá bài “Thành công”, có nghĩa là C hiểu sự thay đổi kết quả của anh ấy
đã dẫn đến kết quả là nhiệm vụ thất bại (do lá bài B chọn đã bị thay đổi thành thất bại). A thu lại tất cả lá
bài, xào lên và lộ diện những lá bài nhiệm vụ, 2 “Thành công” và 1 “Thất bại”.

Excalibur là một chức năng rất lợi hại. Người nào giữ được lá bài này sẽ có một sức mạnh rất to lớn để
làm thay đổi kết quả của nhiệm vụ, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của trò chơi. Hãy chọn người
giữ thanh kiếm này thật chính xác, và sử dụng thận trọng nếu không muốn phe xấu mạnh lên.

2. Lancelot

Lancelot là một nhân vật phức tạp trong trò chơi với sự thay đổi đáng sợ trong trái tim của một con người.
Evil Lancelot – phe xấu Good Lancelot – phe tốt

Biến thể 1:

Lancelot thay đổi lòng trung thành trong trò chơi

Chuẩn bị:

_ Sử dụng cả 2 lá bài nhân vật Lancelot, 1 phe tốt (Good Lancelot) và 1 phe xấu (Evil Lancelot)

_ Tạo xấp bài “Lòng trung thành” với 5 lá – 3 lá bài “Không thay đổi” (No change) và 2 lá bài “Thay
đổi” (Switch Allegiance). Xào lên và đặt xấp bài này kế bên bảng trò chơi.

Giai đoạn nhận diện:

Trong giai đoạn này, khi gọi những kẻ tay sai mở mắt để nhận diện đồng đội cùng phe, Evil Lancelot sẽ
không mở mắt, nhưng thay vào đó, Evil Lancelot vẫn phải đưa ngón tay cái lên tạo dấu hiệu để Merlin
nhận diện.

Cách chơi:

Trò chơi diễn ra như bình thường với ngoại lệ sau:

_ Sau khi nhiệm vụ thứ 2 đã hoàn thành , khi bắt đầu nhiệm vụ thứ 3, thứ 4 và thứ 5, mở 1 lá bài từ xấp
bài “Lòng trung thành”. Nếu lá bài là “Không thay đổi”, thì trò chơi sẽ diễn ra như bình thường và
không có sự thay đổi lòng trung thành từ 2 nhân vật Lancelot.

_ Nếu lá bài mở ra là “Thay đổi”, 2 nhân vật Lancelot bí mật thay đổi lòng trung thành, có nghĩa là kể từ
thời điểm này, Good Lancelot (lá bài nền xanh, huy hiệu xanh) sẽ trở thành phe xấu và Evil Lancelot (lá
bài nền đỏ, huy hiệu đỏ) theo phe tốt. Sự thay đổi này áp dụng cho tất cả các khía cạnh của trò chơi bao
gồm điều kiện chiến thắng (nếu trò chơi kết thúc với chiến thắng giành cho phe xấu, trong khi người chơi
giữ nhân vật Good Lancelot đã thay đổi lòng trung thành, người chơi đó giành chiến thắng cùng phe xấu)
và luật khi chọn những lá bài nhiệm vụ. 2 người chơi giữ 2 nhân vật Lancelot tự động hiểu và thay đổi
lòng trung thành khi lá bài “Thay đổi” được mở ra, họ không cần phải trao đổi 2 lá bài Lancelot với nhau
hoặc lộ lá bài nhân vật của mình.

_ Có khả năng Lancelot sẽ thay đổi lòng trung thành một lần, hai lần hoặc không thay đổi lòng trung
thành trong trò chơi, tùy thuộc vào những lá bài được mở từ xấp bài “Lòng trung thành”

_ Nếu trong trò chơi mà 2 lá bài “Thay đổi” được mở ra, Good Lancelot sẽ trở về phe tốt và Evil
Lancelot theo phe xấu.

Biến thể 2:

Giống như biến thể 1, ngoại trừ sự thay đổi lòng trung thành của Lancelot được biết trước trong trò chơi
và Evil Lancelot bắt buộc phải chọn lá bài “Thất bại” trong bất kỳ nhiệm vụ nào mà anh ta có trong đội
được thành lập.

Chuẩn bị:

_ Sử dụng cả 2 lá bài nhân vật Lancelot, 1 phe tốt (Good Lancelot) và 1 phe xấu (Evil Lancelot)

_ Tạo xấp bài “Lòng trung thành” với 7 lá – 5 lá bài “Không thay đổi” (No change) và 2 lá bài “Thay
đổi” (Switch Allegiance). Xào lên và đặt xấp bài này kế bên bảng trò chơi.

Giai đoạn nhận diện:

Trong giai đoạn này, khi gọi những kẻ tay sai mở mắt để nhận diện đồng đội cùng phe, Evil Lancelot sẽ
không mở mắt, nhưng thay vào đó, Evil Lancelot vẫn phải đưa ngón tay cái lên tạo dấu hiệu để Merlin
nhận diện.

Cách chơi:

Trò chơi diễn ra như bình thường với ngoại lệ sau:

Khi bắt đầu trò chơi, lật ngửa 5 lá bài từ xấp bài “Lòng
trung thành” và đặt những lá bài này bên trên bảng trò
chơi ứng với 5 nhiệm vụ của trò chơi. Những lá bài này sẽ
chỉ định khi nào Lancelot sẽ thay đổi lòng trung thành. Sự
thay đổi lòng trung thành diễn ra khi bắt đầu vòng đấu
mới (bắt đầu nhiệm vụ mới) tương ứng với thứ tự mà
những lá bài “Lòng trung thành” được đặt.

Ví dụ: Khi bắt đầu trò chơi, lật ngửa 5 lá bài từ xấp bài “Lòng trung thành” và được kết quả: Nhiệm vụ 1
– “Thay đổi”; Nhiệm vụ 2-3-4 – “Không thay đổi”; Nhiệm vụ 5 – “Thay đổi”. Điều đó có nghĩa là tất cả
người chơi đều biết trước được rằng khi bắt đầu nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 5, cả 2 Lancelot sẽ bí mật thay
đổi lòng trung thành của mình.

Ngoài ra, người chơi là hiện tại đang là Evil Lancelot (ảnh hưởng từ sự thay đổi lòng trung thành, lá bài
nhân vật Good Lancelot sẽ trở thành Evil Lancelot nếu có 1 lá bài “Thay đổi” từ xấp bài “Lòng trung
thành” được mở ra, và Evil Lancelot sẽ trở thành Good Lancelot bắt đầu từ thời điểm đó cho đến hết trò
chơi hoặc đến khi lá bài “Thay đổi” thứ 2 được mở) bắt buộc phải chọn lá bài “Thất bại” khi làm nhiệm
vụ mà anh ta có mặt trong đội.

_ Nếu lá bài mở ra là “Thay đổi”, 2 nhân vật Lancelot bí mật thay đổi lòng trung thành, có nghĩa là kể từ
thời điểm này, Good Lancelot (lá bài nền xanh, huy hiệu xanh) sẽ trở thành phe xấu và Evil Lancelot (lá
bài nền đỏ, huy hiệu đỏ) theo phe tốt. Sự thay đổi này áp dụng cho tất cả các khía cạnh của trò chơi bao
gồm điều kiện chiến thắng (nếu trò chơi kết thúc với chiến thắng giành cho phe xấu, trong khi người chơi
giữ nhân vật Good Lancelot đã thay đổi lòng trung thành, người chơi đó giành chiến thắng cùng phe xấu)
và luật khi chọn những lá bài nhiệm vụ. 2 người chơi giữ 2 nhân vật Lancelot tự động hiểu và thay đổi
lòng trung thành khi lá bài “Thay đổi” được mở ra, họ không cần phải trao đổi 2 lá bài Lancelot với nhau
hoặc lộ lá bài nhân vật của mình.

Biến thể 3:

Good và Evil Lancelot biết được nhau, nên áp dụng biến thể này cho 1 nhóm lớn.

Chuẩn bị:

_ Sử dụng cả 2 lá bài nhân vật Lancelot, 1 phe tốt (Good Lancelot) và 1 phe xấu (Evil Lancelot)

Giai đoạn nhận diện:

Trong giai đoạn nhận diện, mọi hiệu lệnh diễn ra như bình thường, thêm vào hiệu lệnh sau để 2 Lancelot
nhận diện nhau:

“Lancelot mở mắt ra và nhận diện người còn lại”

“Cả 2 Lancelot nhắm mắt lại”

Cảm nghĩ:
The Resistance: Avalon là một trong serie board game
The Resistance của Indie Boards and Cards. So với
người anh em The Resistance cùng serie, The
Resistance: Avalon được bổ sung thêm nhiều chức
năng riêng biệt, giúp cho trò chơi thêm phong phú và
gay cấn. The Resistance: Avalon là một board game
nhóm, có thể chơi từ 5-10 người, và chơi tốt ở số
lượng người chơi lớn (7-10 người), luật chơi và cơ chế
khá đơn giản, dễ dàng tiếp cận và truyền đạt lại cho
những người mới, thời gian chơi lại ngắn, rất thích
hợp cho nhóm bạn. Dù luật chơi đơn giản nhưng đây
là một board game mang nặng tính chiến thuật, suy
luận, phối hợp và lừa phỉnh, tương tự Ma sói, trò chơi luôn kích thích những người chơi muốn chơi nhiều
hơn. Nhưng điểm khác biệt ở chỗ là, trong The Resistance: Avalon, mỗi người chơi, dù không có chức
năng, vẫn đóng vai trò vô cùng to lớn, nếu không muốn nói là quyết định, đến kết quả của trận đấu. Nó
khiến mọi người chơi phải nỗ lực hết mình cho chiến thắng chung của toàn đội. Cũng như, The
Resistance: Avalon như một câu chuyện liền mạch, bắt buộc người chơi phải tham gia xuyên suốt và tập
trung cao độ vào trò chơi để đạt đến kết quả cuối cùng.

The Resistance: Avalon là một trong số những board game đầu tiên mà tôi được tiếp xúc, và cho đến nay,
dù đã chơi qua hàng chục board game khác nhau, nhưng đối với bản thân tôi, Avalon luôn đứng ở vị trí
cao nhất. The Resistance: Avalon mang tính tương tác giữa các người chơi cực cao, khi chơi board game
này đã dạy cho tôi rất nhiều thứ. Hùng biện, thảo luận, phản bác, đặt nghi vấn, phối hợp, lừa phỉnh….
Ngoài ra trò chơi còn đòi hỏi người chơi phải có một trí nhớ thật tốt, khả năng loại suy, khả năng chú ý,
đánh giá những biểu hiện của người khác cũng như một trực giác tuyệt vời. Qua The Resistance: Avalon,
tôi đã được rèn luyện nhiều điều như thế.

Tôi đã chơi The Resistance: Avalon hàng chục lần, và chắc chắn sẽ chơi tiếp. Vì trong mỗi trận đấu, tôi
lại tìm kiếm được một thử thách, một cơ hội để quan sát, đánh giá tâm lý của những người chơi khác. Và
tôi cũng nhận ra rằng, The Resistance: Avalon là một trò chơi rất khó và không phù hợp với nhiều người.
Những người chơi không thích nói nhiều, biện luận sẽ bóp nghẹt trò chơi rất nhanh (phe xấu thì không
sao, phe tốt thì Merlin rất dễ bị lộ). Những bạn lương thiện quá cũng sẽ chịu thiệt. Trong The Resistance:
Avalon, lừa dối là yếu tố không thể thiếu, và “Chỉ nên tin bản thân mình, hoặc là chết”

Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành đến tác giả Don Eskridge vì đã tạo ra một board game
tuyệt vời này.

Đánh giá:
Tích cực:

_ Luật chơi và cơ chế đơn giản

_ Thích hợp với nhóm lớn

_ Một trò chơi tương tác tuyệt vời giữa các người chơi, đòi hỏi và rèn luyện nhiều kỹ năng.

_ Tính chiến thuật sâu nhưng mang đậm tính giải trí, rèn luyện

_ Hình vẽ các thành phần đẹp, chất lượng tốt

Tiêu cực:

_ Đây là board game không dành cho tất cả mọi người (đặc biệt là những người không thích nói)

_ Trò chơi sẽ trở nên nhàm chán nếu thiếu tính nỗ lực, tranh cãi và lừa phỉnh từ người chơi

Điểm đánh giá: 5/5 điểm

You might also like