May Boc Vot Rung Cut

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

ĐỀ CƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: CHẾ TẠO MÁY BÓC VỎ TRỨNG CÚT VÀ


ĐẾM TRỨNG CÚT SAU KHI ĐÃ BÓC VỎ

Họ và tên sinh viên : Thái Hữu Hoàng


Ngành: Kỹ thuật cơ – điện tử
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Võ Văn May
Thời gian thực hiện: từ tháng 8/2019 – 1/2020
Địa điểm thực tập: Phòng thực hành bộ môn.

HUẾ - 2019

1
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài


Ngày nay, với sự ứng dụng của khoa học kỹ thuật,thế giới đã có những
chuyển biến rõ rệt và ngày càng tiên tiến hơn, hiện đại hơn. Sự phát triển của công
nghệ, đặc biệt là công nghệ tự động đã tạo ra hàng loạt dây chuyền sản xuất, thiết
bị máy móc hiện đại với những đặc điểm vượt trội như sự chính xác cao, tốc độ
nhanh, khả năng thích ứng, sự chuyên môn hóa….đã và đang được ứng dụng rộng
rãi trong nền công nghiệp hiện đại.
Công nghệ tự động hoá đang trở thành một nghành kỹ thuật đa nhiệm vụ,nó
đáp ứng được những đòi hỏi không ngừng của các nghành khác như trong công
nghiệp, xây dựng, y tế…kể cả trong nông - lâm nghiệp và ngày càng được ứng
dụng nhiều trong thực tế đời sống hàng ngày.
Đặc biệt, trong lĩnh vực chế biến thực phẩm như làm bánh bao, bánh trung
thu, nấu bánh canh... thì trứng cút là một nguyên liệu không thể thiếu để làm nhân
cho bánh, phục vụ nhu cầu của con người. Ngoài ra, với việc bóc vỏ trứng bằng
thủ công mất rất nhiều thời gian, cần nhiều nhân công, nhưng hiệu quả mang lại
thì chưa đáng kể. Chính vì vậy, trên cơ sở nhu cầu máy móc và trang thiết bị hiện
đại để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tăng năng suất của việc bóc trứng nên em xin
nghiên cứu và làm đề tài: “Chế tạo máy bóc vỏ trứng cút và đếm sản phẩm trứng
cút sau khi đã bóc vỏ” để làm khóa luận tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung.
Giúp em hiểu hơn được về quy tắc vận hành, cơ cấu truyền động của máy, giúp
nâng cao tầm hiểu biết, cũng như tri thức về hệ thống điều khiển trong quá trình
sản xuất, các khâu hoạt động của hệ thống. Giúp em tự tin hơn và không bị bỡ ngỡ
khi làm việc với những cơ cấu, hệ thống máy móc tương tự, giúp cho sinh viên liên
kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn sản xuất.
1.2.1. Mục tiêu cụ thể
- Sử dụng thuận tiện, phù hợp với các cơ sản sản xuất và tiêu dùng.
- Dễ dàng vận hành, sử dụng .
- Giảm thiểu lao động bằng tay, tốn chi phí và sức lực con người.

2
- Trứng cút sau khi lột đảm bảo sạch vỏ và không bị vở (Tỉ lệ làm sạch vỏ và
không bị vở là 95%).
- Đảm bảo đáp ứng được hiệu suất là 500 trứng/giờ.
- Đem lại nhiều kinh nghiệm để không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật, ứng
dụng vào sản xuất để giải quyết những vấn đề phức tạp hơn, khó khăn hơn.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài mang tính ứng dụng cao góp phần ứng dụng sản xuất tự động hóa, cơ khí hóa
trong chế biến thực phẩm, giảm thiểu sức lao động và phù hợp trong thời đợi 4.0.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc chế tạo ra loại máy này, giúp cho các cơ sản sản xuất bánh bao, bánh trung... sẽ
nâng cao năng suất, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của con người. Thiết bị có thể loại bỏ được
vỏ trứng cút và hơn nữa là đếm sản phẩm ở đầu ra, giúp cho việc tính toán số lượng trứng
được dễ dàng, thiết bị có thể chạy liên tục, tiết kiệm chi phí sản xuất.

3
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1.Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu.
 Cơ sở để chế tạo máy bóc vỏ trứng cút.
Trứng cút là món ăn vừa bổ dưỡng vừa hấp dẫn, lại có thể được chế biến với
nhiều hình thức khác nhau. Thông thường, trứng cút sẽ được dùng cho các món ăn
như: bánh bao, súp, các món ăn mặn trong bữa cơm…
Để chế biến trứng cút, thông thường người ta sẽ cho vào chảo rán hoặc hấp,
luộc… Đối với những món ăn yêu cầu sử dụng trứng luộc, chúng ta buộc phải luộc
chín trứng, bóc vỏ mới bắt đầu chế biến.
Do trứng cút nhỏ, nên nếu chỉ chế biến những bữa ăn đơn giản cho gia đình thì
không thành vấn đề lớn, tuy nhiên nếu dùng trứng cút để làm thức ăn với sản lượng
lớn thì quả thật bóc vỏ trứng sẽ dẫn đến tình trạng mất thời gian rất nhiều, lại
không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vậy nên cần có giải pháp để có thể bóc trứng cút vừa nhanh, vừa sạch.
 Cơ sở để chế tạo thêm hệ thống đếm sản phẩm.
Việc trứng cút sau khi được bóc vỏ, thì chúng ta cần đếm số trứng sau khi đã
bóc là bao nhiêu để sản xuất chừng đó bánh bao hoặc bánh trung thu, vì nếu không
kiểm soát được số lượng thì xảy ra tình trạng dư thừa trứng, gây lãng phí, hoặc là
thiếu hụt trứng gây nên làm mất thời gian sản xuất.
Tuy nhiên, nếu chúng ta đếm số trứng bằng cách kiểm soát năng suất trong 1
phút là được bao nhiêu trứng, rồi sau đó quy lên thành số trứng cần sau 1 giờ.
VD: Nếu chúng ta cần bóc 200 trứng cút để sản xuất. Và trong 1 phút máy bóc
được 20 trứng. Thì rất đơn giản, chúng ta chỉ cần canh thời gian trong vòng 10
phút là sẽ được 200 trứng mà không cần hệ thộng đếm.
Tuy nhiên việc đếm số trứng thông qua năng suất trong 1 giờ sẽ không đảm bảo
được độ chính xác tuyệt đối bởi trong quá trình vận hành máy, không phải 100%
máy sẽ hoạt động ổn định, hoặc cũng có thể trong thời gian vận hành, việc tắc
nghẽn trứng, quá trình cho trứng vào khay, quá trình lột võ không đều... sẽ ảnh
hưởng đến số trứng được tách trong 1 giờ.
Chính vì vậy, chúng ta cần sử dụng hệ thống đếm sản phẩm thông qua cảm
biến quang.
2.2.Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu.
 Thực trạng hiện nay

4
Hiện nay máy bóc vỏ trứng cút chưa được sản xuất và ứng dụng nhiều vào thực
tiễn. Đặc biệt là trong các cơ sở sản xuất bánh bao vẫn còn sử dụng lao động chân
tay là chính. Chính vì điều đó, năng suất đem lại chưa được cao, đồng nghĩa với
việc lợi nhuận cũng tỉ lệ thuận với điều đó. Có thể kể đến như cơ sở sản xuất bánh
Đồng Tâm (Huế), tiệm bánh mì Quang Trung (Ba Đồn), trung tâm phân phối trứng
cút tại địa phương (Quảng Bình). Và qua điều tra tại địa phương em thì các hộ kinh
doanh ở đây cũng đang rất cần một loại máy có thể bóc được trứng và đếm số sản
phẩm trứng để dễ dàng hơn trong việc sản xuất cũng như kiểm soát số lượng trứng,
tránh thâm hụt.
 Quan điểm của bản thân
Chính vì những hiện trạng đó, đã thúc đấy em hơn để nghiên cứu, tối ưu một
loại máy như thế để giải quyết những tồn tại ở các cơ sở sản xuất, giúp ích cho
người lao động, và đòi hỏi hơn nữa là phải chế tạo được máy bóc vỏ trứng cút cực
nhanh với số lượng trứng lớn. Trong vòng 1h máy có thể bóc được từ 400-600 quả,
tương đương hơn 20kg trứng cút. Với năng suất này, máy bóc trứng đảm bảo sẽ
đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở sản xuất. Máy bóc vỏ trứng cút có thể hoạt
động liên tục trong ngày.
Máy bóc vỏ trứng cút có hệ thống bơm nước, giúp làm giảm ma sát và làm sạch.
Do đó, trứng sẽ không bị dập hay bị ảnh hưởng đến chất lượng. Nước bơm liên tục
giúp cho trứng được rửa sạch đảm bảo trứng cút vệ sinh hơn.
Máy bóc vỏ trứng cút rất dễ sử dụng. Mọi thao tác đều được tự động hóa. Việc
chúng ta cần làm chỉ là đổ trứng vào khay và nhận trứng sau khi đã hoàn thành các
công đoạn.
2.3.Các công trình đã nghiên cứu trong và ngoài nước.
Hiện loại máy này cũng đã có mặt ở trong và ngoài nước với nhiều mẫu mã khác
nhau, đáp ứng với từng loại cơ sở cũng như số lượng sản xuất khác nhau.
Có thể kể đến một số loại máy như sau:
 Máy bóc vỏ trứng cút MYBK200

5
Thông số kỹ thuật:
 Model: MYBK200
 Kích thước: 600x800x1100 (mm)
 Điện áp: 220V/380/50Hz
 Công suất: 500W
 Hiệu suất: 5000/giờ (Khoảng 100kg)
 Trọng lượng: 75Kg
Nhận xét: với thiết kể như vậy, loại máy này chỉ phù hợp với các cơ sở sản xuất
lớn và nhu cầu tiêu thụ cao.
 Máy bóc vỏ trứng cút KX6

Thông số kỹ thuật:
 Model: KX6
 Kích thước: 500x800x900 (mm)
 Điện áp: 220V (hoặc 380V)
 Công suất: 400W
 Hiệu suất: 4000-6000/giờ (Khoảng 80kg)
 Trọng lượng: 60Kg
Nhận xét: thiết kế này cũng quá lớn, không phù hợp với các cơ sở sản xuất nhỏ lẽ.
 Máy bóc vỏ trứng cút VT-BEP42.

6
Thông số kỹ thuật:
 Model: VT-BEP42
 Kích thước: 300x700x500 (mm)
 Điện áp: 220V (hoặc 380V)
 Công suất: 300W
 Hiệu suất: 1000-5000/giờ (Khoảng 13 -60kg)
 Trọng lượng: 40Kg
Nhận xét: loại máy này khá phù hợp với yêu cầu đề tài. Tuy nhiên, kích thước
vẫn quá lớn, cũng như năng suất vẫn quá cao, không phù hợp với cơ sở sản xuất
nhỏ lẽ. Nhưng chúng ta có thể dựa vào các yêu cầu kĩ thuật của máy này để cải tiến
với đề tài mong muốn.

7
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu, chế táo máy bóc vỏ trứng cút và đếm trứng cút sau khi bóc. Đề tài
chỉ nghiên cứu đến trứng cần bóc vỏ là trứng cút, ứng dụng cụ thể tại các cơ sở sản
xuất bánh bao nhỏ lẻ tại Huế.
3.1.2. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ cấu bóc vỏ trứng cút và đếm sản phảm ở
đầu ra. Đi sâu hơn là quá trình lột vỏ trứng cút khi các cơ cấu hoạt động, làm sạch
trứng cút...
3.2. Nội dung nghiên cứu.
Để hoàn thành được các yêu cầu đề ra, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung
chính sau:
 Nghiên cứu về nhu cầu tiêu thụ và nhu cầu thị trường về máy bóc vỏ trứng
cút. Cũng như các loại máy tương tự để phân tích ưu, nhược điểm để cải
tiến cho máy mà bản thân tiến hành chế tạo.
 Nghiên cứu, thiết kế, tính toán về máy bóc vỏ trứng cút và đếm số trứng
cút sau khi đã bóc bằng càm biến quang, điều khiển bằng arduino hoặc
PLC.
 Dựa trên các thông số tính toán, cũng như về cơ cấu sau khi nghiên cứu, sẽ
tiến hành chế tạo máy bóc vỏ trứng cút.
 Điều khiển lập trình bằng Arduino hoặc PLC.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm:
 Nghiên cứu lý thuyết: nhằm tìm ra phương pháp bóc vỏ trứng cút, tính
toán các thông số cơ bản của máy, xây dựng sơ đồ nguyên lý hoạt động
của máy.
 Nghiên cứu thực nghiệm: Chế tạo và lắp đặt máy bóc vỏ trứng cút và cho
chạy thử với một vài mẻ trứng để xem xét quá trình vận hành, nếu có
những sai sót để khắc phục kịp thời. Nghiên cứu ảnh hưởng các thông số
của trục dẫn động và trục bóc vỏ trứng để cải tiến năng suất.

8
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (DỰ KIẾN)
Báo cáo đề tài Khóa luận tốt nghiệp.
Bài báo khoa học (nếu có).
Một số kết quả tính toán thiết kế , mô phỏng mô hình, máy, hệ thống thiết bị: kết
quả tính toán, bản vẽ máy (nếu có)..
Chế tạo ra được mẫu máy, hoặc mô hình hệ thống cơ điện tử (nếu có).
Kết quả khảo nghiệm và đánh giá mô hình hệ thống, hoặc máy (nếu có).
Phân tích, đánh giá hệ thống thiết bị sản xuất (nếu có).

9
PHẦN 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Cung (2007), Nguyên lý máy.
2. Trịnh Chất, Lê Văn Uyển (2011), Tính toán thiết kế dẫn động cơ khí (tập 1-2).
3. Nguyễn Hữu Lộc (2013), Cơ sở thiết kế máy.
4. Nguyễn Tất Bảo Thiện, Phạm Quang Huy (2015), Lập trình IOT với Arduino
ESP8266 & XBEE.
5. Đào Lệ Hằng (10/2008), Sản xuất trứng sạch và công nghiệp hóa ngành sản
xuất trứng
Trên Website: http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-
CN/San-xuat-trung-sach-va-cong-nghiep-hoa-nganh-san-xuat-trung-26375.html >
6. https://www.mtegg.com/
7. http://www.egg-machine.com/

10
PHẦN 6. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu Sản phẩm Thời gian, địa điểm
1. Gặp mặt giáo viên 09/08/2019 tại phòng
hướng dẫn CTSV
2.Thu thập tài liệu, tìm Từ ngày 20/07 đến
hiểu đề tài và viết đề 05/08/2019 thu thập các
cương tài liệu qua website, đồ án
của các trường về kỹ thuật
như Đại Học Bách Khoa
Đà Nẵng...
Địa điểm: tại nhà
3. Nghiên cứu thực tế Từ ngày 10/08 đến
14/08/2019 tại địa
phương, cơ sở sản xuất
bánh bao Quang Trung
(Ba Đồn), cơ sở phân phối
trứng bác Dưỡng (Quảng
Phương).
Địa điểm: tại địa phương
sinh sống
4. Tính toán , viết đề tài Từ ngày 08/09 đến
20/09/2019: tiến hành tính
toán thiết kế.
Địa điểm: tại nhà và cơ sở
sản xuất bánh
5. Bảo vệ tiến độ thực 10-11/2019
hiện đề tài
6. Hoàn chỉnh và chuẩn bị Trước tháng 1/2020
báo cáo trước hội đồng
7. Báo cáo đề tài Dự kiến 1-3/2020

11
Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 08 năm 2019
BỘ MÔN KTĐK-TĐH GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN

THÔNG TIN CÁ NHÂN


Họ tên: Thái Hữu Hoàng
Nơi thực tập: Phòng thực hành điều khiển tự động hóa – Khoa Cơ khí – Công nghệ.
Điện thoại: 0358523331
Email: 15L1041019@huaf.edu.vn

12

You might also like