Gao Apec

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Giới thiệu gạo Việt Nam

Việt Nam hiện nay là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới (sau Ấn Độ, Thái Lan)
và chiếm khoảng 15% thương mại gạo toàn cầu với giá trị hàng năm khoảng 3 tỷ USD.
Mặt hàng gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, bên
cạnh các thị trường truyền thống, hiện tại gạo Việt Nam đã từng bước mở rộng thị
trường xuất khẩu vào các nước châu Mỹ, Trung Đông. Sản phẩm gạo trắng cao cấp,
gạo hạt tròn và gạo thơm đã bước đầu thâm nhập vào những thị trường khó tính, giúp
sản phẩm gạo Việt Nam từng bước hiện diện trên khắp thế giới.
Tính đến tháng 8/2019, cả nước đã gieo cấy được 6.8 triệu ha lúa, với năng suất thu
hoạch bình quân ước đạt 6.36 tấn/ha.
Thị trường xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam
Về tỷ trọng cơ cấu khu vực thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam tại Châu Á, thị
trường Đông Bắc Á chiếm tỷ trọng lớn nhất (74,1%), tiếp đến là thị trường ASEAN
chiếm tỷ trọng 17,8%, thị trường Tây Á chiếm 4,3% và cuối cùng là thị trường Nam Á
chiếm tỷ trọng 3,8%.
Tính trung bình trong cả 7 tháng đầu năm 2019, cả nước xuất khẩu 3,95 triệu tấn gạo,
thu về 1,71 tỷ USD, tăng 0,7% về lượng nhưng giảm 14% về kim ngạch so với 7 tháng
đầu năm ngoái. Gạo của Việt Nam xuất khẩu sang Philippines nhiều nhất, chiếm gần
37% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Thứ 2 là thị
trường Trung Quốc chiếm 8% trong tổng lượng và chiếm 9,3% trong tổng kim ngạch.
Tiếp đến thị trường Malaysia chiếm 9,8% trong tổng lượng và chiếm 8,7% trong tổng
kim ngạch.
Nguồn: số liệu tính toán từ tổng cục hải quan
Thực trạng xuất khẩu gạo 2019
Sau khi đạt kỷ lục về giá và lượng vào năm 2018 với sl 6.12 triệu tấn, giá trị 3.06
tỷ USD, việc suy giảm nhu cầu của hàng loạt các bạn hàng trên thế giới đã khiến
xuất khẩu (XK) gạo nước ta gặp mô ̣t số khó khăn.
Nguyên nhân:
 Trung Quốc tồn kho rất nhiều và còn trở lại cạnh tranh với các nước xuất khẩu
gạo khác (trong đó có Việt Nam) khi xuất khẩu gạo cũ sang các nước khác.
 Indonesia hoạt động trầm lắng trong mùa bầu cử và Bangladesh đã khôi phục lại
sản xuất sau lũ lụt.
 Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) cho biết đang cân nhắc việc sử dụng các biện
pháp phi thuế quan nhiều hơn, như yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh và kiểm dịch
thực vật, để điều chỉnh hoạt động nhập khẩu gạo.
 Thực hiện thuế hóa mặt hàng gạo: Trung Quốc đột ngột áp thuế nhập khẩu gạo
ở mức rất cao từ giữa năm 2018
 Các nước nhập khẩu cũng nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất trong nước hướng
đến tự chủ về lương thực.
 Những hàng rào kỹ thuật mới về kỹ thuật gieo trồng, đóng gói bao bì, bảo quản
cùng những đòi hỏi về chất lượng gạo đang làm giảm dần nhu cầu nhập khẩu
gạo phẩm cấp thấp của Việt Nam so với gạo cùng loại của Thái Lan.
 Thay đổi phương thức nhập khẩu gạo cho phép nhiều nguồn cung tham gia các
đợt thầu G2P để có nguồn cung gạo với giá cạnh tranh và chất lượng cao hơn
Trước xu thế trên, Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan trong thời
gian qua đã nỗ lực triển khai các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của mặt hàng gạo Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần tiêu thụ hết
lúa gạo cho người nông dân như:
 Với nhận thức logistics là một yếu tố tác động quan trọng đến chi phí, thời gian
của hàng hóa xuất nhập khẩu, việc nâng cao năng lực dịch vụ logistics, cắt giảm
chi phí logistics đã được Chính phủ quan tâm. Tiếp theo sau Quyết định 200/QĐ-
TTg ngày 14/02/2017 ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh
tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 16/4/2018 với 06 nhóm và 14 nhiệm
vụ cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực nhằm kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao
thông, cắt giảm chi phí logistics.
 Tổ chức lại sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất và xuất khẩu
đối với hàng nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng: Chuyển từ sản xuất
nhỏ phân tán sang sản xuất tập trung quy mô lớn, quản lý chất lượng từ nuôi
trồng đến vận chuyển, chế biến, bảo quản, tiêu thụ.
 Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm
có giá trị gia tăng cao đối với nông sản xuất khẩu, sản phẩm chế biến đơn giản
sang sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao.
 Nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu, đẩy nhanh việc xây dựng và
áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn
khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu, bao gồm tiêu chuẩn
kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường. Xây dựng
năng lực của tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn
quốc tế để phục vụ việc đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn
quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và tiêu chuẩn riêng đối với
hàng hóa xuất khẩu. Thúc đẩy việc xây dựng, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn
riêng phổ biến tại các thị trường xuất khẩu chính có khả năng tạo ra các rào cản
thương mại đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Phổ biến, tư
vấn, đào tạo doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu về áp dụng tiêu chuẩn chất lượng
hàng hóa của các thị trường nước ngoài.
 Tăng cường xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm xuất khẩu
và thương hiệu doanh nghiệp xây dựng thương hiệu quốc gia chung Việt Nam
tại các thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp
xây dựng sản phẩm xuất khẩu đạt thương hiệu quốc gia và xây dựng thương hiệu
doanh nghiệp. Hoàn thiện chính sách trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ, chỉ dẫn địa lý ở thị trường trong nước và tại các thị trường xuất khẩu.
Vấn đề cạnh tranh trên thị trường
Mỗi quốc gia xuất khẩu gạo thường có những thị trường xuất khẩu chủ yếu riêng của
mình và cạnh tranh trong những thị trường xuất khẩu khác nhau. Đây có thể xuất phát
từ khẩu vị gạo, cộng đồng di cư, sự tương đồng văn hoá của các nước tiêu thụ gạo với
nước xuất khẩu gạo. Gạo Ấn Độ thường được xuất khẩu sang Châu Phi (Nigeria,
Senegal, Cote d’Ivoire, Benin) và các nước Ả Rập, hồi giáo (Saudi Arabia, U.A.E,
Indonesia). Trong khi gạo của Pakistan lại hướng mạnh đến thị trường Trung Đông,
Bắc Âu, Bắc Mỹ, và một số nước châu Á khác (Trung Quốc, Bangladesh). Còn gạo
của Mỹ lại được tiêu thụ chủ yếu tại các nước châu Mỹ La Tinh, Nhật Bản, Canada.
Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia xuất khẩu nhiều sang châu Á (Trung Quốc,
ASEAN), Châu Phi (Nam Phi, Cote d’Ivoire). Gạo trắng hạt dài là loại gạo xuất khẩu
chủ yếu. Tất cả các quốc gia trong top 5 quốc gia xuất khẩu lớn nhất đều xuất khẩu gạo
trắng hạt dài.Trong khi gạo thơm xuất khẩu với tỷ trọng khoảng 15 - 18% gạo xuất
khẩu trên thế giới. Thái Lan, Ấn Độ và Pakisstan là các quốc gia xuất khẩu chủ yếu
loại gạo này. Các thương hiệu gạo thơm như Hommali của Thái Lan hay Basmati của
Ấn Độ và Pakistan rất nổi tiếng trên thế giới. Gần đây Việt Nam cũng bắt đầu có xu
hướng chuyển sang sản xuất và xuất khẩu gạo thơm. Tuy nhiên gạo thơm xuất khẩu
của Việt Nam vẫn chưa tạo được thương hiệu riêng.
Gạo xuất nhập khẩu chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển. So với giá FOB tại
cảng xuất khẩu, cước phí vận chuyển gạo khá đắt đỏ. Đây là lý do quan trọng khiến
cho các quốc gia xuất khẩu thường hướng tới các thị trường các nước lân cận.
Lợi thế so sánh của Việt Nam khi sản xuất và xuất khẩu gạo
Điều kiện đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu của canh tác lúa gạo. Độ phì nhiêu của
đất chi phối sâu sắc khả năng thâm canh và giá thành sản phẩm.. Tổng diện tích tự
nhiên cả nước có trên 33,1 triệu ha, trong đó đất giành để trồng lúa khoảng 4,3 triệu
ha, chiếm trên 13% diện tích đất cả nước, bình quân đất theo đầu người của nước ta
tuy thấp nhưng quỹ đất có khả năng trồng lúa lại chiếm tỷ lệ cao trong đất có khả năng
nông nghiệp. Theo khảo sát của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đất có khả năng nông nghiệp nước ta có trên 10
triệu ha, trong đó đất có khả năng trồng lúa là 8,5 triệu ha.
Như vậy tài nguyên đất đai của nước ta có lợi thế đồng thời cho cả hướng thâm canh
và quảng canh nhằm tăng nhanh sản lượng lúa.
Khí hậu
Tài nguyên khí hậu đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, cung cấp nguồn năng
lượng và các yếu tố khác như độ ẩm và gió mưa. Khí hậu của nước ta có điều kiện lý
tưởng đối với cây lúa do có sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố trên. Nghiên cứu các
yếu tố về đIều kiện sinh tháI cho thấy rõ thêm, không phải vô cớ mà cây lúa là cây bản
địa của Việt Nam với lịch sử nhiều ngàn năm cua nghề trồng lúa. Đặc biệt ở 2 vựa lúa
chính (Đồng bằng Nam Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ), có chế độ thâm canh và luân canh
tối ưu để khai thác triệt để những lợi thế đó.
Nước tưới tiêu
Tài nguyên nước rất dồi dào cũng là một lợi thế nổi bật của nghề trồng lúa ở Việt Nam.
Số ngày mưa lý tưởng 120-140 ngày/năm ở hai đồng bằng lớn không chỉ cung cấp cho
lúa nguồn nươc trời quý giá mà còn đồng thời bồi bổ cho lúa nguồn phân đạm thiên
nhiên dễ hấp thụ nhất mà nước và đạm nhân tạo không thể so sánh. Cùng với nước
mưa trời, dòng chảy mặt còn sản sinh trên lãnh thổ nước ta khoảng 300 tỉ m≥ nước.
Ngoài ra, hệ thống thuỷ lợi nước ta, với 10% ngân sách Nhà nước đầu tư hàng năm đã
đạt được thành qủa bước đầu đáng mừng. Có thể nói, nước, nguồn tài sản thiên nhiên
vốn quý giá, cộng thêm sự chú trọng phát thuỷ lợi hơn nữa của Nhà nước trong thời
gian qua, là yếu tố rất cơ bản thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo tăng mạnh trong
những năm gần đây.
Nhân lực
Yếu tố nhân lực không chỉ có ưu thế lớn về số lượng nhân lực mà còn có ưu thế lớn về
chất lượng, về sự tinh thông, am hiểu nghề trồng lúa đã được các thế hệ đúc kết và để
lại nhiều tri thức, kinh nghiệm quý báu. Kho tàng kinh nghiệm đó thực sự là một lợi
thế đặc biệt, nó cho phép khai thác triệt để những lợi thế thông thường của các tài sản
thiên nhiên như tài sản đất, tài sản nước, tài sản khí hậu.
Địa lý và cảng khẩu
Hầu hết khối lượng gạo trong buôn bán quốc tế bấy lâu thường được vận chuyển bằng
đường biển. So với các phương thức vận tải quốc tế bằng đường sắt, đường hàng không,
vận tải biển quốc tế thường đảm bảo tiện lợi, thông dụng vì có mức cước phí rẻ hơn.
Do vậy, riêng phương thức này đã chiếm khoảng trên 80% buôn bán quốc tế. Việt Nam
có vị trí giao thông đường biển rất thuận lợi. Hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung
đều nằm gần sát đường hàng hải quốc tế và có thể hành trình theo tất cả các tuyến đi
Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Thái Bình Dương.

You might also like