Doo

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHƯƠNG 4 LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Câu 1 (5 điểm) Đúng hay Sai. Giải thích Mức hiểu


Câu 1-41-C4 Lợi ích cận biên của người tiêu dùng đối với một hàng hoá có xu hướng tăng lên khi
mức tiêu dùng hàng hoá này của họ tăng lên
Câu 1-42-C4 Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập của người tiêu dùng giảm,
đường ngân sách dịch chuyển song song ra bên ngoài.
Câu 1-43-C4 Đường bàng quan có độ dốc dương.
Câu 1-44-C4 Trị số tuyệt đối độ dốc đường bàng quan là tỷ số giữa giá cả của hàng hoá này với
giá cả của hàng hoá kia
Câu 1-45-C4 Độ dốc của đường ngân sách phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng
Câu 1-46-C4 Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu đạt được khi độ đốc đường bàng quan bằng độ dốc
đường ngân sách với điều kiện tiêu dùng hết số ngân sách..
Câu 1-47-C4 Không có hai đường bàng quan cắt nhau
Câu 1-48-C4 Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá hàng hoá ở trục hoành tăng lên thì
đường ngân sách sẽ có độ dốc giảm xuống
Câu 1-49-C4 Người tiêu dùng sẽ tối đa hóa được lợi ích của mình khi khi tỷ số giữa lợi ích cận
biên của các hàng hóa bằng với tỷ số giữa giá cả tương ứng của các hàng hóa đó
Câu 1-50-C4 Khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều hàng hóa Y, mua ít
hàng hóa X thì kết luận hàng hóa Y là hàng hóa thông thường còn hàng hóa X là hàng hóa thứ cấp.
Câu 1-51-C4 Khi thu nhập giảm xuống, người tiêu dùng sẽ đạt lợi ích tối đa thấp hơn do sở thích
tiêu dùng của họ đã thay đổi.
Câu 1-52-C4 Trên cùng một đường ngân sách thì tổng lợi ích mà người tiêu dùng thu được là
không đổi
Câu 1-53-C4 Khi các đầu vào có thể hoàn toàn thay thế cho nhau thì đường đồng lượng sẽ có
dạng chữ L
Câu 1-54-C4 Trên cùng một đường bàng quan thì tổng chi phí mà người tiêu dùng phải bỏ ra là
không đổi

Câu 2 (2 điểm) Mức vận dụng


Câu 2-17-C4 Trình bày ngắn gọn cách thức lựa chọn của người tiêu dùng theo lý thuyết lợi ích,
trong đó nêu rõ:
a. Các khái niệm lợi ích, lợi ích cận biên
b. Mục tiêu của người tiêu dùng
c. Điều kiện để đạt được mục tiêu đề ra
Câu 2-18-C4 Trình bày khái niệm, phương trình và đặc điểm của đường ngân sách.
Câu 2-19-C4 Sử dụng đường ngân sách và đường bàng quan để giải thích cách thức mà người tiêu

1
dùng tối đa hoá lợi ích của mình, trong đó nêu rõ:
a. Khái niệm đường ngân sách
b. Khái niệm đường bàng quan
c. Cách thức kết họp đường ngân sách và đường bàng quan để xác định lựa chọn tối ưu của
người tiêu dùng. Vẽ hình minh họa

Câu 3 (3 điểm) Mức vận dụng


Câu 3-15-C4 Một người tiêu dung có hàm lợi ích đối với hai hàng hoá X và Y là U= XY. Người
tiêu dùng này có thu nhập là 50 để chi tiêu cho hai hàng hoá X và Y. Giá hàng hoá X là 5 và giá
hàng hoá Y là 2,5.
a) Xác định kết hợp hàng hóa để người tiêu dung tối đa hoá lợi ích của mình.
b) Giả sử giá hàng hoá X giảm xuống 2,5 thì kết hợp tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng này sẽ
thay đổi như thế nào?
c) Viết phương trình đường cầu đối với hàng hoá X, giả sử nó là đường tuyến tính.
Câu 3-16-C4 Một người tiêu dùng có hàm lợi ích của là U=10XY. Thu nhập hàng tháng của người
này là 6 triệu đồng. Giá của hàng hóa X là 100 nghìn đồng và giá hàng hóa Y là 25 nghìn đồng.
a. Xác định kết hợp tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng này.
b. Nếu giá của hàng hoá X giảm xuống còn 50 nghìn đồng và giá của hàng hóa Y không đổi
thì kết hợp tiêu dùng tối ưu sẽ thay đổi như thế nào?
c. Nếu giá của hàng hóa Y tăng lên thành 50 nghìn đồng và giá của hàng hóa X giữ nguyên
là 100 nghìn đồng thì người tiêu dùng này có thể đạt được mức lợi ích như ở câu a hay
không? Tại sao?
Câu 3-17-C4 Một người tiêu dùng có hàm lợi ích U= (X+2)(Y+1.) với X và Y là 2 hàng hóa mà
người tiêu dùng mua.
a. Viết phương trình đường bàng quan đi qua điểm kết hợp tiêu dùng (X,Y)=(2,8).
b. Giả sử giá mỗi hàng hóa là 1$ và thu nhập của người tiêu dùng là 11$. Người tiêu dùng
này có thể đạt được mức lợi ích như câu a được không? Tại sao?
c. Giả sử giá mỗi hàng hóa là 1$ và thu nhập của người tiêu dùng là 11$. Hãy xác định kết
hợp tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng này
Câu 3-18-C4 Một người tiêu dùng có hàm lợi ích là U= XY. Giả sử lúc đầu người này tiêu dùng
4 đơn vị hàng hóa X và 18 đơn vị hàng hóa Y.
a. Nếu số lương hàng hóa Y giảm xuống còn 12 đơn vị thì người này phải tiêu dùng bao nhiêu
hàng hóa X để đạt được mức lợi ích như ban đầu?
b. Giả sử kết hợp tiêu dùng với 4 đơn vị hàng hóa X và 18 đơn vị hàng hóa Y là kết hợp tối
ưu với mức thu nhập hiện tại của người tiêu dùng thì kết hợp tiêu dùng với 9 đơn vị hàng
hóa X và 9 đơn vị hàng hóa Y có khả thi với người tiêu dùng này không? Tại sao?

2
c. Nếu kết hợp tiêu dùng tối ưu là 4 đơn vị hàng hóa X và 8 đơn vị hàng hóa Y thì tỷ lệ giữa
giá cả của hàng hóa X và giá cả của hàng hóa Y là bao nhiêu?

You might also like