Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

Phụ lục 2.

MẪU ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN


(Kèm theo Hướng dẫn số 1110/HD-ĐHQGHN, ngày 30 tháng 3 năm 2015
của Giám đốc ĐHQGHN)

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN


SINH HỌC TIẾN HÓA
1. Mã học phần: BIO 3237
2. Số tín chỉ: 03
3. Học phần tiên quyết: Di truyền học, Sinh thái học
4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):
- Nguyễn Thị Hồng Vân, PGS. TS., Bộ môn Di truyền học
- Trần Đức Long, TS., Bộ môn Di truyền học
- TS. Đỗ Thị Phúc, Bộ môn Di truyền học
- TS. Nguyễn Văn Sáng, Bộ môn Di truyền học
6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):
6.1. Mục tiêu kiến thức
Sau khi học học phần này, sinh viên có thể
- Nhận biết được nội dung cơ bản các học thuyết tiến hóa chính, bao gồm
học thuyết tiến hóa Lamarck, học thuyết tiến hóa Darwin - Wallace và học
thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại và các thành tựu của nghiên cứu tiến hóa
trong giai đoạn thế kỉ 21.
- Phân tích được các điểm hạn chế, tiến bộ của các học thuyết tiến hóa nêu
trên.
- Trình bày và phân tích được các vấn đề của thuyết tiến hóa hiện đại bao
gồm: bằng chứng tiến hóa, nguyên nhân tiến hóa, động lực của tiến hóa, các
cơ chế của quá trình tiến hóa sinh học ở các cấp độ: phân tử, tế bào, cơ thể,
quần thể, chiều hướng tiến hóa.
- Hiểu và trình bày được thế nào là tiến hóa nhỏ, tiến hóa lớn, khái niệm loài,
sự hình thành loài; sự thích nghi (adaptation) và sự phù hợp (fitness).
- Phân tích được cơ chế tiến hóa trong quần thể - cơ sở của sự hình thành
loài mới; vai trò của các nhân tổ tiến hóa: đột biến, chọn lọc tự nhiên, phiêu
bạt gen, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên đối với tiến hóa quần thể.
- Vận dụng được các kiến thức trên để giải thích được cơ sở của đa dạng sinh
học, nguồn gốc sự sống, tái hiện được lịch sử sự sống trên Trái đất.
6.2 Mục tiêu kỹ năng
- Sinh viên học được cách đọc và phân tích tài liệu khoa học;
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các quá trình vận động và
quy luật tiến hóa trong tự nhiên.
- Có kỹ năng trình bày và tranh luận khoa học.
- Kỹ năng tư duy độc lập, làm việc theo nhóm.
6.3 Mục tiêu thái độ
- Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình tiến hóa - bản chất của quá
trình này để giải thích các vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của Sinh
học.
7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):
7.1 Kiến thức:
- Có khả năng hiểu và áp dụng các nguyên lý của quá trình tiến hóa sinh học
để giải thích các vấn đề khoa học và thực tiễn có liên quan
7.2 Kỹ năng
- Có khả năng phân tích và đánh giá .
- Hiểu và áp dụng kiến thức đã học.
7.3 Thái độ
- Có đủ phẩm chất đạo đức cá nhân, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và xã
hội.
8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: Làm bài tập, bài kiểm tra nhỏ (20%)
- Kiểm tra giữa kỳ: 20%
- Thi cuối kỳ: 60%
9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):
9.1 Tài liệu bắt buộc
- Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Văn Sáng, Trần Đức Long, Bài giảng Sinh
học tiến hóa - Tài liệu chưa xuất bản, 2019
- Douglas J. Futuyma, Evolution, 2nd Ed., Sinauer Associates, INC. 2009.

9.2 Tài liệu tham khảo thêm


- Carl T. Bergstrom, Lee Alan Dugatkin, Evolution, W. W. Norton &
Company, Inc., 2012
- Mark Ridley, Evolution, 3rd edition, Blackwell Publishing, 2004
10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):
Học phần đề cập tới lược sử hình thành và nội dung cơ bản của các học
thuyết tiến hóa chính, bao gồm Các học thuyết tiến hóa trước Darwin, học
thuyết tiến hóa Darwin và học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại; Bằng chứng
tiến hóa; cơ chế tiến hóa ở mức độ phân tử và nhiễm sắc thể; Tiến hóa quần
thể (tiến hóa nhỏ); Chọn lọc tự nhiên theo Darwin và thuyết tiến hóa hiện
đại; Sự thích nghi và chọn lọc; Loài, sự hình thành loài và các bậc phân loại
trên loài; Các nguyên lý của sinh học hệ thống, xây dựng cây phát sinh
chủng loại.
11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):
Phần lý thuyết: 30 giờ (15 tuần)
Chương 1. Bài mở đầu (1 giờ)
1.1. Giới thiệu môn học và đề cương môn học
1.2. Tiến hóa sinh học và Học thuyết tiến hóa
Chương 2. Một số học thuyết tiến hóa chính (3 giờ)
2.1. Một số thuyết tiến hóa trước Darwin
2.2. Học thuyết Darwin
2.3. Các học thuyết tiến hóa sau Darwin: Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Chương 3. Bằng chứng tiến hóa (2 giờ)
3.1 Ba giả thuyết về lịch sử sự sống
3.2 Quan sát tiến hóa ở phạm vi nhỏ
3.3 Khả năng giao phối và sự giống nhau về kiểu hình cung cấp hai khái
niệm về loài
3.4 Loài vòng đai (ring species) cho thấy biến dị trong loài có thể đủ tạo ra
loài mới.
3.5 Bằng chứng hóa thạch
3.6. Sự giống nhau về đặc điểm hóa học và giải phẫu của các dạng sống có
quan hệ
3.7. Sự phân bố địa lý của các loài có quan hệ
3.8. Những đặc điểm tương đồng khác nhau có mối tương quan có thể được
phân loại theo thứ bậc.
Chương 4. Biến dị - Chọn lọc tự nhiên và sự thích nghi (4 giờ)
4.1. Biến dị - nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên
Biến dị di truyền là vô hướng đối với sự thích nghi
4.2. Học thuyết tiến hóa của Darwin về chọn lọc tự nhiên
4. 2.1 Đấu tranh sinh tồn
4. 2.2 Các điều kiện của chọn lọc tự nhiên
4.2.3 Chọn lọc tự nhiên giải thích cho tiến hóa và sự thích nghi
4.2.4 Các hình thức chọn lọc tự nhiên: định hướng (vận động), ổn định và
phân cắt
4.3. Chọn lọc tự nhiên trong thuyết tiến hóa hiện đại
Các đơn vị của chọn lọc tự nhiên
4.4 Sự thích nghi và sự thích hợp
Chương 5. Quần thể và các nhân tố tiến hoá (4 giờ)
5.1. Quần thể là đơn vị tiến hoá: Các đặc điểm đặc của quần thể xét về góc
độ di truyền.
5.2. Định luật Hardy - Weinberg và sự bảo toàn tần số alen trong các quần
thể ngẫu phối
5.3. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối
5.4. Các nhân tố tiến hóa
5.4.1 Đột biến - nguyên liệu cơ sở của tiến hóa
5.4.2 Di nhập gen (gene flow)
5.4.3 Phiêu bạt gen các yếu tố ngẫu nhiên
5.4.4 Giao phối không ngẫu nhiên
5.4.5 Chọn lọc tự nhiên
Chương 6. Loài và các cơ chế hình thành loài (4 giờ)
6.1. Các khái niệm loài
6.1.1 Khái niệm loài sinh học
6.1.2 Khái niệm loài sinh thái
6.1.3 Khái niệm loài phả hệ
6.2. Các tiêu chuẩn phân biệt loài
6.2.1 Tiêu chuẩn hình thái
6.2.2 Tiêu chuẩn sinh lý - sinh hóa
6.2.3 Tiêu chuẩn sinh thái - địa lý sinh vật
6.2.3 Tiêu chuẩn di truyền
6.3. Các cơ chế cách ly trong hình thành loài
6.3.1 Cách ly trước hợp tử
6.3.1.1 Cách ly cơ học
6.3.2.2 Cách ly sinh thái
6.3.2.3 Cách ly tập tính
6.3.2 Cách ly sau hợp tử - Cách ly di truyền
6.3.3 Cách ly địa lý - điều kiện cho sự hình thành loài
6.4. Các phương thức hình thành loài
6.4.1. Hình thành loài cùng khu
6.4.2 Hình thành loài liền khu
6.4.2. Hình thành loài khác khu
Chương 7. Tiến hóa phân tử: Tiến hóa hệ gen (4 giờ)
7.1. Tiến hóa về kích thước hệ gen
7.1.1 Giá trị C ở các loài sinh vật: Hàm lượng ADN trong hệ gen đơn bội của
các loài trong bậc thang tiến hóa.
7.1.2 ADN lặp lại và các trình tự ADN không mã hóa trong hệ gen của
eukaryote
7.2. Sự tiến hóa về cấu trúc của gen
7.2.1 Gen phân mảnh (interrupted gene) và gen không phân mảnh
7.2.2. Sự nhân lặp gen - cơ chế tăng kích thước hệ gen
7.2.3 Sự phân ly gen - tiến hóa của các họ gen
Sự tiến hóa của họ các gen hemoglobin của động vật có vú.
7.3. Các yếu tố di truyền vận động và vai trò trong quá trình tiến hoá
7.3.1 Khái niệm yếu tố di truyền vận động
7.3.2. Trình tự xen (insertion sequence), gen nhảy (transposon)
7.4. Nghiên cứu tiến hóa phân tử
7.4.1. Bằng chứng tiến hóa là trình tự ADN
7.4.2 Bằng chứng của chọn lọc tự nhiên ở mức phân tử: tỷ lệ thay thế
nucleotit nhầm nghĩa/đồng nghĩa; Chọn lọc âm tính/dương tính ở trình tự
ADN.
7.4.3 Xu hướng sử dụng codon.
Chương 8. Cơ chế tiến hóa bộ nhiễm sắc thể (2 giờ)
8.1. Cơ sở di truyền học của sự tiến hóa bộ nhiễm sắc thể
8.2 Thay đổi về số lượng nhiễm sắc thể ở các loài
8.3. Thay đổi về kích thước bộ nhiễm sắc thể
8.4. Vai trò của đột biến các đột biến nhiễm sắc thể trong tiến hóa
8.4.1 Vai trò của đột biến số lượng nhiễm sắc thể
8.4.1 Vai trò của các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
8.5. Sự hình thành các nhiễm sắc thể giới tính và các cơ chế xác định giới
tính
Chương 9. Tái lập sự phát sinh chủng loại (2 giờ)
9.1. Sự phát sinh chủng loại phản ánh mối quan hệ tổ tiên giữa các loài
9.2. Xây dựng cây phát sinh chủng loại hình thái.
9.3. Sự tương đồng và xây dựng cây chủng loại
9.4. Xây dựng cây phát sinh chủng loại phân tử
Chương 10. Nguồn gốc sự sống trên trái đất (2 giờ)
10.1. Một số giả thuyết về nguồn gốc sự sống trên trái đất: Thuyết trời sinh,
sự sống xuất hiện từ ngoài trái đất, thuyết Oparin.
10.2 Tiến hóa hóa học - Sự hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các
chất vô cơ:
Thí nghiệm của Miller và những bằng chứng về sự xuất hiện của các hợp
chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất.
10.3. Sự hình thành tế bào sống đầu tiên
10.3.1 Quá trình trùng phân (polyme hoá): Quá trình hình thành các đại phân
tử protein và axít nucleic đầu tiên. Các protein nhiệt. Protein có trước hay
các axit nucleic có trước? ARN có trước hay ADN có trước?
10.3.2 Quá trình hình thành các cấu trúc sống đầu tiên: Các giọt Coaserva và
các siêu giọt.
10.4. Một số giả thuyết về sự hình thành các tế bào eucariote nguyên thủy:
Thuyết nội cộng sinh về sự hình thành ty thể, lục lạp.
Chương 11. Tiến hóa lớn (2 giờ)
11.1. Sự hình thành các đơn vị phân loại trên loài
11.2 Nhịp độ tiến hóa: Tiến hóa nhảy vọt và tiến hóa từ từ
11.3. Tiến hóa song song (coevolution)
11.4. Sự tuyệt chủng
PHẦN THỰC HÀNH – SEMINAR (15 GIỜ)
Bài 1. Chọn lọc tự nhiên và sự thích nghi: biến đổi màu lông ở chuột núi đá
Bài 2. Sự hình thành loài chim sẻ
Bài 3. Thí nghiệm mô phỏng về sự hình thành loài
Bài 4. Xây dựng cây phát sinh chủng loại
Bài 5. Cây phát sinh chủng loại phân tử.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ NGƯỜI BIÊN SOẠN
PHÓ HIỆU TRƯỞNG HỌC PHẦN

Nguyễn Thị Hồng Vân


3. Danh mục tài liệu tham khảo (ghi theo số thứ tự trong khung chương trình)

Mã Danh mục tài liệu tham khảo


TT Tên học phần Số tín chỉ
học phần (1. Tài liệu bắt buộc, 2. Tài liệu tham khảo thêm)
1. Tài liệu bắt buộc
- Nguyễn Thị Hồng Vân, Bài giảng Sinh học tiến hóa (Tài
liệu đánh máy - Chưa xuất bản).
- Mark Ridley, Evolution, 3rd Edition, Blackwell Publishing,
1. Sinh học tiến hóa 03 2004.
2. Tài liệu tham khảo thêm
- Evolution, 2nd Ed., Douglas J. Futuyma, Sinauer Associates,
INC. 2009.
2.
3.
4. Đội ngũ cán bộ giảng dạy (ghi theo số thứ tự trong khung chương trình)

Cán bộ giảng dạy


Mã Số tín Chức danh
TT Tên học phần Chuyên ngành
học phần chỉ Họ và tên khoa học, Đơn vị công tác
đào tạo
học vị
Bộ môn Di truyền
Nguyễn Thị Hồng Vân PGS. TS. Di truyền học
học
1. Sinh học tiến hóa 03
Bộ môn Di truyền
Nguyễn Văn Sáng TS. Sinh học phân tử
học
2.

5. Tóm tắt nội dung học phần (Ghi theo số thứ tự trong khung chương trình)
Mỗi học phần được tóm tắt theo mẫu sau:
- Số thứ tự, mã số học phần, tên học phần bằng tiếng Việt, số tín chỉ
- Học phần tiên quyết (ghi mã số và tên các học phần tiên quyết)
- Tóm tắt nội dung (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ)

You might also like