Tính Chất Các Loại Nước Thải

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Thành phần tính chất các loại nước thải

1. Nước thải dệt nhuộm


Nước thải dệt nhuộm sẽ khác nhau khi sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau.
Len và cotton thô sẽ thải ra chất bẩn tự nhiên của sợi. Nước thải này có độ màu, độ kiềm,
BOD và chất lơ lửng (SS) cao. Ở loại nguyên liệu sợi tổng hợp, nguồn gây ô nhiễm chính
là hóa học do các loại hóa chất sử dụng trong giai đoạn tẩy và nhuộm.
Công nghệ XLNT dệt nhuộm: nước thải nhìn chung rất phức tạp và đa dạng, đã có hàng
trăm loại hóa chất đặc trưng như phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất
tạo môi trường, tinh bột men, chất oxy hóa,…được đưa vào sử dụng. Trong quá trình sản
xuất, lượng nước thải ra 12-300 m3/tấn vải, chủ yếu từ công đoạn nhuộm và nấu tẩy.
Nước thải dệt nhuộm ô nhiễm nặng trong môi trường sống như độ màu, pH, chất lơ lửng,
BOD, COD, nhiệt độ đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn tiếp nhận .
Nước thải gây ô nhiễm cho nguồn xả chủ yếu do độ đục, độ màu, lượng chất hữu cơ và
pH cao. Nhiều công trình nghiên cứu trước đây cho thấy keo tụ bằng phèn nhôm có thể
khử màu hiệu quả 50-90%, đặc biệt hiệu quả cao với loại thuốc nhuộm sulfur.
http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=C%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-
x%E1%BB%AD-l%C3%BD-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-th%E1%BA%A3i-
ng%C3%A0nh-d%E1%BB%87t-may---Nh%E1%BB%AFng-kinh-nghi%E1%BB%87m-
t%E1%BB%AB-th%E1%BB%B1c-ti%E1%BB%85n-38668
BOD của nước thải là do sự hiện diện của các chất hữu cơ không bị oxy hóa. Bông là một
loại sợi tự nhiên có chứa cellulose. Qua các quá trình khác nhau, một phần của bông bị
loại bỏ. Trong bước định cỡ và giảm kích thước, vải được xử lý bằng tinh bột, gum và
các enzym. Các chất này cuối cùng đi vào nước thải làm cho BOD cao. Khi sản xuất vải
bằng sợi tổng hợp, BOD thấp hơn.
COD cao hơn là do có các hợp chất oxy hóa được sử dụng trong các bước khác nhau của
quá trình sản xuất. COD cao hơn cho thấy trong ngành dệt là ô nhiễm hóa chất hơn là ô
nhiễm sinh học
http://xulymoitruong.com/cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-det-nhuom-3680/
2. Nước thải ngành giấy
http://hoabinhxanh.vn/cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-san-xuat-giay-va-bot-giay/
http://nguonsongxanh.vn/vi/thiet-ke-thi-cong/xu-ly-nuoc-thai/xu-ly-nuoc-thai-giay-
27.html
Nguồn gốc nước thải
Lượng nước thải ra sẽ được tính bằng 80% lượng nước cấp vào. Lượng nước thải sản
xuất chủ yếu phát sinh từ các công đoạn: rửa sạch, tuyển tinh, ly tâm và quá trình rửa
máy móc thiết bị.
Thành phần, tính chất nước thải ngành sản xuất giấy
Nước thải từ quá trình rửa nguyên liệu gồm có chất hữu cơ hòa tan, đất đá, thuốc bảo vệ
thực vật, vỏ cây.
Hàm lượng COD, BOD, TSS cũng khá cao, BOD khoảng 800 mg/l, COD khoảng 1200-
1300 mg/l, TSS khoảng 1200-1500 mg/l.
Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy là một trong những công nghệ sử dụng nhiều nước.
Tùy theo công nghệ và sản phẩm, lượng nước cần thiết để sản xuất 1 tấn giấy thành phẩm
dao động từ 80 m3 đến 450 m3. Nước được dùng cho các công đoạn rửa nguyên liệu, nấu,
tẩy, xeo giấy và lò hơi. Ở các nhà máy giấy, hầu như tất cả lượng nước đưa vào sử dụng
cuối cùng đều trở thành nước thải và mang theo các tạp chất như hóa chất, bột giấy, các
chất ô nhiễm dạng hữu cơ và vô cơ. Trong đó dòng thải từ các quá trình nấu bột và tẩy
trắng có mức độ ô nhiễm và độc hại cao nhất.
3. Nhà máy mía đường

Nguồn gốc phát sinh nước thải sản xuất đường mía
Nước thải từ khu ép mía
Ở đây, nước dùng để ngâm ép đường trong mía và làm mát các ổ trục của máy ép. Loại nước thải
này có BOD cao (do có đường thất thoát) và có chứa dầu mỡ.
Nước thải rửa lọc, làm mát, rửa thiết bị và rửa sàn
Nước thải rửa lọc tuy có lưu lượng nhỏ nhưng giá trị BOD và chất lơ lửng cao.
Nước làm mát được dùng với lượng lớn và thường được tuần hoàn hầu hết hoặc một phần trong
quy trình sản xuất. Nước làm mát thường nhiễm bẩn một số chất hữu cơ bay hơi từ nước đường
đun soi trong quá trình nấu hoặc trong nồi chân không. Nước chảy tràn từ các tháp làm mát
thường có giá trị BOD thấp. Nước rò rỉ và nước rửa sàn, rửa thiết bị tuy có lưu lượng thấp và
được xả định kỳ nhưng có hàm lượng BOD rất cao.
Nước thải từ khu lò hơi
Nước thải từ khu lò hơi được xả định kỳ, với đặc điểm là chất rắn lơ lửng cao và giá trị BOD thấp,
nước thải mang tính kiềm.
Đặc trưng nước thải sản xuất mía đường
Nước thải của ngành công nghiệp mía đường luôn chứa một lượng lớn chất hữu cơ bao gồm
cacbon, nito, phospho. Các chất này dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật gây mùi hôi thối làm ô
nhiễm nguồn tiếp nhận.
Phần lớn chất rắn lơ lững có trong nước thải ngành công nghiệp mía đường ở dạng vô cơ. Khi thải
ra môi trường tự nhiên các chất thải này có khả năng lắng và tạo thành một lớp dày ở đáy nguồn
nước, phá hủy hệ sinh vật làm thức ăn cho cá. Các bùn lắng này chứa các chất hữu cơ làm cạn kiệt
oxi có trong nước và tạo ra các khí như H2S, CO2, CH4. Ngoài ra trong nước thải còn chứa một
lượng đường khá lớn gây ô nhiễm nguồn nước.
Các chất thải của nhà máy đường làm cho nước thải có tính axit. Trong trường hợp ngoại lệ, độ
pH có thể tăng cao do có trộn lẫn CaCO3 hoặc nước xả rửa cột resin.
Nước thải từ quá trình sản xuất mía đường chứa nhiều hữu cơ là các hợp chất cacbon từ nguyên
liệu như glucose, sacarozo và các hợp chất dễ phân hủy sinh học khác, lượng lớn N, P. Đặc điểm
của nước thải loại này là hàm lượng BOD cao, và dao động nhiều.
4. Gốm, thủy tinh

Công nghiệp sản xuất đồ gốm thủy tinh, đồ gia dụng: nước thải từ quá trình xản xuất
chứa nhiều tạp chất và thành phần hữu cơ (BOD, COD, SS) và các chất hòa tan.

 Nước thải từ quá trình sản xuất thủy tinh thường có màu trắng đục, chứa nhiều tạp chất và thành
phần hữu cơ (BOD, COD, SS) lơ lửng và hòa tan.
 Còn có nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sống của công nhân.Nước thải sinh hoạt có
chứa các chất hữu cơ, vi khuẩn…
 Các nguồn phát sinh nước thải:
 - Nước thải từ quá trình sản xuất thủy tinh thường có màu trắng đục, chứa nhiều tạp chất
và thành phần chất hữu cơ ( BOD, COD, SS) lơ lửng và hòa tan …
 - Nước thải sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ nhà vệ sinh và bếp ăn. Nước thải sinh hoạt có
các chất hữu cơ, vi khuẩn… gây ô nhiễm với nồng độ thấp phù hợp với biện pháp xử lý
sinh học.
5. Thủy sản
6. Bia

Nước thải nhà máy bia phát sinh từ nhiều bộ phận, công đoạn, nhiều nguồn khác nhau. Mỗi công
đoạn, bộ phận thì tính chất nước thải khác nhau, cụ thể như sau:

 Nước thải nhà máy bia phát sinh từ công đoạn nấu – đường hóa, chủ yếu là nước vệ
sinh thùng nấu, bể chứa, sàn nhà, bồn lên men,…có chứa nhiều cặn, tinh bột, bã hoa
và các hợp chất hữu cơ. Nước thải phát sinh từ khu vực này thường hàm lượng ô
nhiễm rất cao.
 Nước thải nhà máy bia phát sinh từ quá trình chiết rót bia sang chai đựng, dịch bia rơi
rớt ra ngoài.
 Nước thải nhà máy bia phát sinh từ quá trình súc rửa chai đựng. Nước thải bia phát
sinh từ công đoạn này cũng có hàm lượng các chất ô nhiễm rất cao, nước thải từ quá
trình này thường có pH cao do thường rửa chai qua nhiều công đoạn như: rửa với
nước nóng, rửa với dung dịch kiềm loãng nóng, rửa sạch bẩn và nhãn bên ngoài, tiếp
tới là phun kiềm nóng rửa bên trong và bên ngoài chai, sau đó rửa lại bằng nước
nóng.
 Ngoài ra, nước thải nhà máy bia còn phát sinh từ quá trình làm nguội các thiết bị giải
nhiệt, nguồn nước phát sinh thường khá sạch, tuy nhiên nước thường có nhiệt độ cao
hơn bình thường.
 Nước thải nhà máy bia phát sinh từ việc rửa ngược hệ thống xử lý nước thải
 Cuối cùng, nước thải nhà máy bia phát sinh từ hoạt động vệ sinh hàng ngày của cán
bộ công nhân viên.
 Đặc tính của nước thải bia
 - Công đoạn nấu: Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ: tinh bột, đường (bã), ở đây nước
thải có nhiệt độ cao.
 - Giai đoạn lên men: Nước thải vệ sinh thiết bị có chứa men thải, bã hữu cơ, do dùng xút
và HNO3 để vệ sinh nên pH của nước thải có biến động lớn.
 -nước thải rửa chai: dòng thải gây ô nhiễm lớn. Đc rửa bằng kiềm loãng nóng (1-3%
NaOH), rửa sạch bẩn và nhãn bên ngoài chai, cuối cùng là phun kiềm nóng rửa bê trong
và bên ngoài chai. Dòng thải của quá trình rửa chai có độ pH cao và làm cho dòng thải
chung có giá trị kiềm tính. Nước thải lưu lượng lớn nhưng hàm lượng chất hữu cơ ko cao,
Nước thải vệ sinh nhà xưởng: công nghệ sản xuất bia có nhiều công đoạn. Hàm lượng
BOD,SS trong nước thải bia cao, hàm lượng Nito thấp.
- Bod cao chủ yếu ở công đoạn lên men

Đặc điểm: lượng nước thải lớn


7. Điện tử, cơ khí
8. Sữa: ước thải chế biến sữa thường có hàm lượng chất hữu cơ hòa tan cao, ít chất lơ lửng.
Nước thải của ngành chế biến sữa nói chung là do sự rơi vãi từ các công đoạn chế biến,
hoặc rò rỉ của các th bị công nghệ cùng vs hóa chất tẩy rửa, dầu mỡ dùng vệ sinh thiết bị.
Nước thải có tính kiềm, . những thành phần chính tham gia vào BOD của nước thải là
lactose, bơ sữa, protein và acid lactic.

You might also like