Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

BÀI TẬP SỰ ĐIỆN LI TRONG ĐỀ THI HSG

Câu I (4 điểm) (HSG ĐN 2008)


1. Trộn lẫn 7 mL dung dịch NH3 1M và 3 mL dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A. Thêm 0,001 mol
NaOH vào dung dịch A thu được dung dịch B. (ĐS: 9,4)
(a) Xác định pH của các dung dịch A và B, biết K NH3  1,8.10 5 . (ĐS: 9,7)
(b) So với dung dịch A, giá trị pH của dung dịch B đã có sự thay đổi lớn hay nhỏ ? Nguyên nhân của sự
biến đổi lớn hay nhỏ đó là gì ?
HD: (b) Sự khác biệt giá trị pH của dung dịch B so với dung dịch A là không lớn, do trong dịch A tồn tại
một cần bằng axit – bazơ, cân bằng này có khả năng làm giảm (chống lại) tác động thay đổi nồng độ axit
(H+) hoặc bazơ (OH-).

2. Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,01M cần thêm vào 100 mL dung dịch Al2(SO4)3 0,1M để thu được 4,275
gam kết tủa. (1,5l)
Câu II (4 điểm) (HSG ĐN 07)
1. Tính pH của dung dịch thu được khi trộn lẫn 50,0 mL dung dịch NH4Cl 0,200 M với 75,0 mL dung dịch
NaOH 0,100 M. Biết Kb (NH3) = 1,8.10-5.
2. Phèn là muối sunfat kép của một cation hóa trị một (như K+ hay NH4+) và một cation hóa trị ba (như Al3+,
Fe3+ hay Cr3+). Phèn sắt amoni có công thức (NH4)aFe(SO4)b.nH2O. Hòa tan 1,00 gam mẫu phèn sắt vào 100
cm3 H2O, rồi chia dung dịch thu được thành hai phần bằng nhau. Thêm dung dịch NaOH dư vào phần một
và đun sôi dung dịch. Lượng NH3 thoát ra phản ứng vừa đủ với 10,37 cm3 dung dịch HCl 0,100 M. Dùng
kẽm kim loại khử hết Fe3+ ở phần hai thành Fe2+. Để oxi hóa ion Fe2+ thành ion Fe3+ trở lại, cần 20,74 cm3
dung dịch KMnO4 0,0100 M trong môi trường axit.
(a) Viết các phương trình phản ứng dạng ion thu gọn và xác định các giá trị a, b, n.
(b) Tại sao các phèn khi tan trong nước đều tạo môi trường axit ?
(Công thức của phèn sắt – amoni là NH4Fe(SO4)2.12H2O)

You might also like