Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

TIỂU LUẬN
Học phần: Tiền lương khu vực công

Tên đề tài: Thực trạng phụ cấp lương của ngành y tế ở Việt Nam và các
khuyến nghị
Sinh viên thực hiện: Trịnh Hải Yến
Lớp tín chỉ:
Lớp niên chế: D12QL07

Giáo viên hướng dẫn:


DANH MỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Bản chất vấn đề nghiên cứu
1.2 Vai trò của phụ cấp lương
1.3 Các phụ cấp lương trong khu vực công ở Việt Nam
1.3.1 Các phụ cấp lương áp dụng chung cho mọi người lao động
1.3.2 Các phụ cấp lương theo ngành nghề, lĩnh vực
1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến phụ cấp lương
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHỤ CẤP LƯƠNG CỦA NGÀNH Y TẾ Ở
VIỆT NAM VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ
2.1 Thực trạng các chế độ phụ cấp chung áp dụng cho người lao động
trong khu vực công
2.2 Phân tích thực trạng các chế độ phụ cấp đặc thù của ngành y tế
2.3 Đánh gái chung về các chế độ phụ cấp
2.3.1 Các mặt làm được
2.3.2 Mặt hạn chế
CHƯƠNG III: CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHỤ CẤP
LƯƠNG THEO NGÀNH Ở VIỆT NAM
3.1 Định hướng của nhà nước
3.2 Khuyến nghị đề xuất về phụ cấp ngành y tế
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1 Bản chất vấn đề nghiên cứu
Phụ cấp lương là khoản tiền mà đơn vị sử dụng lao động hỗ trợ người lao
động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của
công việc, điều kiện sinh hoạt… chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ
trong mức lương.
Đây là khoản hỗ trợ mà người lao động sẽ nhận được hàng tháng bên
cạnh mức lương cơ bản. Việc người lao động sẽ nhận được những khoản
phụ cấp lương nào, điều chỉnh như thế nào là do chính đơn vị sử dụng lao
động quy định.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 23/2015/TT-
BLĐTBXH ngày 23 tháng 06 năm 2015 thì phụ cấp lương được định nghĩa
như sau:
“Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất
phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính
đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của
thang lương, bảng lương”.
“Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số
47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện
lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao
động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc
tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu
động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.“
Khu vực công là Khu vực công cộng hay khu vực chính phủ (public sector
or government sector) là bộ phận cấu thành nền kinh tế bao gồm các giao
dịch của chính phủ. Chính phủ nhận được thu nhập từ thuế và các nguồn
khác.
Khu vực chính phủ tác động tới hoạt động của nền kinh tế thông qua các
quyết định chi tiêu và đầu tư (gọi là chi tiêu của chính phủ), kiểm soát (bằng
chính sách tài chính và tiền tệ) cũng như thông qua việc làm thay đổi quyết
định chi tiêu và đầu tư của các khu vực khác trong nền kinh tế.

1.2 Vai trò của phụ cấp lương


- Từ góc độ vĩ mô:
- Bù đắp hao phí lao động cho NLĐ mà các chế độ tiền lương chưa thể hiện đầy
đủ (lương cấp bậc , chức vụ chưa thể hiện đầy đủ như điều kiện lao động, mức
độ phức tạp công việc,…).
- Điều chỉnh quan hệ tiền lương và thu nhập giữa các ngành, nghề, công việc,
vùng, miền và khu vực.
- Góp phần điều phối và ổn định lực lượng lao động xã hội
- Khuyến khích phát triển các ngành nghề ưu tiên
- Góp phần thực hiện tốt các mục tiêu an ninh, quốc phòng , KT-XH…
- Từ góc độ vi mô:
- Góp phần đảm bảo tái sản xuất sức lao động
- Tạo động lực lao động.
1.3 Các phụ cấp lương trong khu vực công ở Việt Nam
1.3.1 Các phụ cấp lương áp dụng chung cho mọi người lao động
- Phụ cấp thâm niên vượt khung
- Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo
- Phụ cấp khu vực
- Phụ cấp đặc biệt
- Phụ cấp thu hút
- Phụ cấp lưu động
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
- Phụ cấp trách nhiệm
- Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc
1.3.2 Các phụ cấp lương theo ngành nghề, lĩnh vực
Ngoài những chế độ phụ cấp chung áp dụng cho mọi người lao động thì căn cứ
vào đặc điểm đặc thù mỗi ngành nghề , nhà nước đã đưa ra các loại phụ cấp
lương tương ứng theo ngành nghề , lĩnh vực : Lực lượng vũ trang, y tế, giáo
dục và một số ngành khác.
1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến phụ cấp lương của ngành
- Ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của
nhà nước, là công cụ vật chất quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã
hội. Chi ngân sách, một công cụ của chính sách tài chính quốc gia có tác động
rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Trong các khoản chi của ngân
sách nhà nước thì chi về tiền lương và phụ cấp lương là quan trọng nhất , vì
vậy ngân sách nhà nước là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc
trả lương khu vực công.
- Quan điểm nhà nước : Quan điểm trả lương và phụ cấp lương của nhà nước
ảnh hưởng nhiều đến cách tính và trả phụ cấp lương cho người lao động. Nhà
nước quan tâm , chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần công chức, viên
chức thì sẽ tính đủ các khoản phụ cấp bổ sung để bù đắp vào điều kiện làm
việc mà tiền lương chưa tính đến.
- Thâm niên công tác: Thâm niên công tác của tổ chức, viên chức ảnh hưởng
đến việc tính và trả phụ cấp lương. Nhà nước đã quan tâm đến vấn đề thâm
niên khi tính các loại phụ cấp như phụ cấp thâm niên vượt khung. Thâm niên
làm việc càng cao thì chế độ phụ cấp càng được ưu đãi.
- Số lượng cán bộ công chức, viên chức: Số lượng cán bộ công chức ảnh hưởng
không hề nhỏ đến cách tính trả phụ cấp lương khu vực công. Số lượng cán bộ
công chức , viên chức lớn trong khi nguồi ngân sách hạn hẹp thì chế độ phụ
cấp không thể chi trả hết cho toàn bộ. Vì vậy, nhà nước đang thực hiện cắt
giảm biên chế , bố trí lại nhân sự hợp lý cho phù hợp với khả năng công tác và
yêu cầu quản lý của bộ máy hành chính.
- Điều kiện làm việc: Điều kiện làm việc của công chức, viên chức được quan
tâm. Nhà nước đã xét đến môi trường có tính độc hại nguy hiểm, khu vực làm
việc,công việc tại chỗ hay lưu động …sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người
lao động. Vì vậy khi tính, Nhà nước đã xem xét đến môi trường làm việc đảm
bảo quyền lợi cho người lao động làm việc trong môi trường làm việc không
ổn định.
- Tính chất công việc: Mỗi ngành nghề , công việc có những đặc thù khác nhau,
vì vậy khi xem xét đến phụ cấp lương nhà nước đã và đang quan tâm xem xét
các yếu tố về tính chất công việc theo đặc thù ngành nghề để đảm bảo được
quyền lợi của công chức, viên chức làm việc trong từng ngành nghề đó.
- Vị trí chức danh: Mỗi vị trí, chức danh sẽ có tính chất công việc khác nhau, vì
vậy chế độ phụ cấp đối với các chức danh đó cũng khác nhau. Chẳng hạn như
phụ cấp chức vụ lãnh đạo ; phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo hoặc phụ
cấp trách nhiệm công việc.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHỤ CẤP LƯƠNG CỦA NGÀNH Y TẾ Ở
VIỆT NAM VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ.
2.1 Thực trạng các chế độ phụ cấp chung áp dụng cho người lao động
trong khu vực công
- Phụ cấp khu vực : áp dụng đối với những nơi xa xôi hẻo lánh có nhiều khó
khăn và khí hậu xấu.Phụ cấp gồm 7 mức 0.1;0.2;0.3;0.4;0.5;0.7 và 1.0 so với
mức lương tối thiểu.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm : áp dụng đối với nghề hoặc công việc có điều kiện
lao động độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.Phụ cấp
gồm 4 mức 0.1;0.2;0.3 và 0.4 so với mức lương tối thiểu.
- Phụ cấp trách nhiệm : áp dụng đối với một số nghề hoặc công việc đòi hỏi
trách nhiệm cao hoặc phải kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ
lãnh đạo .Phụ cấp gồm 3 mức 0.1;0.2 và 0.3 so với mức lương tối thiểu.
- Phụ cấp làm đêm: áp dụng đối với công nhân , viên chức làm việc từ 22 giờ
đến 6 giờ sáng.Phụ cấp gồm 2 mức:30% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối
với công việc không thường xuyên làm việc ban đêm; 40% tiền lương cấp bậc
hoặc chức vụ đối với công việc không thường xuyên làm việc theo ca ( chế độ
làm việc 3 ca) hoặc chuyên làm việc ban đêm.
- Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với công nhân, viên chức đến làm việc ở những
vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoặt đặc
biệt khó khăn do chưa có cơ sở hạ tầng. Phụ cấp gồm 4 mức 20%,30%,50% và
70% mức lương cấp bậc hoặc chức vụ. Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm.
- Phụ cấp đắt đỏ: áp dụng đối với nơi có chỉ số giá sinh hoạt ( lương thực , thực
phẩm , dịch vụ ) cao hơn chỉ số giá sinh hoạt bình quân chung của cả nước từ
10% trở lên. Phụ cấp gồm 5 mức : 0.1;0.15;0.2;0.25; và 0.3 so với mức lương
tối thiểu.
- Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với một số nghề hoặc công việc phải thường
xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Phụ cấp gồm 3 mức 0.2;0.4 và 0.6
so với mức lương tối thiểu.
2.2 Phân tích thực trạng các chế độ phụ cấp đặc thù ngành Y tế
Với đặc thù Ngành Y tế , các cán bộ , công chức , viên chức làm việc trong
Ngành Y tế là nười lao động thường xuyên tiếp xúc với người bệnh đau đớn ,
độc hại, lây nhiễm , hóa chất và chất thải môi trường bệnh viện. Là lao động
cực nhọc căng thẳng ( đứng mổ hàng chục tiếng đồng hồ , tiếp xúc với tác
nhân gây bệnh lây , lao , phong, HIV,AIDS) .Chịu sức ép nặng nề của dư luận xã
hội , thái độ hành vi không đúng của người bệnh và người nhà bệnh nhân khi
không thỏa mãn nhu cầu của họ trong khi điều kiện đáp ứng không có, người
thầy thuốc không thể thực hiện được. Là lao động liên tục cả ngày đêm , diễn
ra trong những điều kiện không phù hợp của quy luật sinh lý con người làm
ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nhân viên y tế, trực đêm , ngủ ngày và
ngược lại. Những đặc thù nghề nghiệp nêu trên đọi hỏi phải có các chính sách
ưu đãi phù hợp thì mới khuyến khích được tính tích cực, yêu ngành , yêu nghề
của cán bộ y tế, góp phần duy trì và phát triển nhân lực y tế tại các CSYT vùng
nông thôn, khối y tế dự phòng và các cơ sở y tế điều trị các bệnh xã hội, bệnh
dịch nguy hiểm. Vì vậy, Nhà nước kết hợp cùng cán bộ, Ngành liên quan để
đưa ra những Nghị định , Thông tư , Quyết định… về chế độ phụ cấp để cải
thiện và bù đắp một phần cho những người lao động trong Ngành Y tế phải
làm việc trong những điều kiện khó khăn, phù hợp với tính chất công việc của
Ngành Y tế. Dưới đây là một số chế độ phụ cấp áp dụng cho những cán bộ ,
công chức , viên chức làm trong Ngành Y tế.
a. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
- Văn bản pháp lý: Công văn 6608/BYT-TCCB ngày 22 tháng 8 năm 2005 về
việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ,
viên chức ngành y tế.
- Đối tượng áp dụng : Cán bộ , viên chức ngành y tế.
- Công thức tính: ML cơ sở x Mức phụ cấp .
- Mức phụ cấp : gồm 4 mức 0.1;0.2;0.3 và 0.4 được quy định cụ thể tại Công văn
6608/BYT-TCCB.
- Cách tính trả : phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không được
dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
-
b. Phụ cấp thu hút
- Văn bản pháp lý: Nghị định số 64/2009/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về
chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác wor vùng có điều kiện KT-
XH đặc biệt khó khăn và Thông tư liên tịch số 06/20/TTLT-BYT-BNV-BTC
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 64/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
- Đối tượng áp dụng : Cán bộ , viên chức y tế, lao đọng hợp đồng và cán bộ,
nhân viện quân y trực tiếp làm công tác chuyên môn y tế tại các cơ sở y tế của
nhà nước ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Công thức tính: PC= 70% x ( TL theo bậc + PC khác ( nếu có))
- Mức hưởng: bằng 70% mức lương theo ngạch , bậc hiện hưởng cộng với phụ
cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung ( nếu có) . Thời gian cán
bộ , viên chức y tế , cán bộ quân y được hưởng phụ cấp thu hút không quá 5
năm.
c. Phụ cấp ưu đãi theo nghề
- Văn bản pháp lý: Nghị định số 56/2011/NĐ-CP Quy định chế độ phụ cấp ưu
đãi theo nghề đối với công chức viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.
- Đối tượng áp dụng : Công chức , viên chức , cán bộ y tế xã , phường, thị trấn
trực tiếp làm chuyên môn y tế; Công chức, viên chức làm công tác quản lý,
phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa HIV/AIDS,
phong , lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp lý trong các cơ sở sự nghiệp y tế
công lập Nghị định này không áp dụng đối với cán bộ, viên chức chuyên môn y
tế thuộc lực lượng vũ trang.
- Công thức tính: PC= % mức PC được hưởng x ( TL theo bậc + PC( nếu có)) .
Trong đó : % mức PC được hưởng từ 30% - 70%
PC bao gồm PC thâm niên vượt khung và PC chức vụ lãnh đạo
- Mức hưởng : gồm 5 mức 30%,40%,50%,60%,70%.
d. Phụ cấp thường trực
- Văn bản pháp lý: Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg Quy định một số chế đọ phụ
cấp đặc thù đối với công chức , viên chức , người lao đọng trong các cơ sở y tế
công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.
- Đối tượng áp dụng: Công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ HĐLĐ
được xếp lương theo NĐ 204/2004/NĐ-CP làm việc tại cơ sở y tế công lập;
Trạm y tế xã , phường, thị trấn, trạm y tế quân dân y; Cơ sở chữa bệnh được
thành lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Cơ sở điều
dưỡng thương binh, bệnh binh , người khuyết tật.
- Mức phụ cấp : Thường trực 24/24
+ 115.000 đồng/người/phiên trực ( bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt)
+ 90.000 đồng/người/phiên trực ( bệnh viện hạng II)
+65.000 đồng/người/phiên trực ( các bệnh viện còn lại và các cơ sở tương
đương).
+ 25.000 đồng/người/phiên trực (trạm y tế xã, quân dân y, bệnh xá quân dân
y)
Thường trực 16/24 : 0.75 lần mức 24/24
Thường trực 12/24 : 0.5 lần mức 24/24
e. Phụ cấp chống dịch
- Văn bản pháp lý: Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg Quy định một số cơ chế độ
phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y
tế công lập và chế đọ phụ cấp chống dịch.
- Đối tượng áp dụng: Người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; tham gia chống
dịch; trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm ( gọi chung là tham gia chống dịch).
Thành viên Ban chỉ đạo chống dịch các cấp; cộng tác viên , tình nguyện viên.
- Mức hưởng: Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: 150.000 đồng/ngày/người.
Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B: 100.000 đồng /ngày/người. Bệnh truyền
nhiễm thuộc nhóm C: 75.000 đồng/ngày/người. Nếu tham gia chống dịch vào
ngày nghỉ hàng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức
quy định trên. Nếu tham gia chống dịch vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp
thường trực được tính bằng 1.8 lần mức quy định trên. Ở nhóm B,C bộ
trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể danh mục các bệnh truyền nhiễm .
f. Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật
- Mức phụ cấp phẫu thuật được quy định như sau:
Đối Mức phụ cấp( đồng /người/ phẫu thuật)
tượng Loại Loại I Loại II Loại III
đặc biệt
Người 280.000 125.000 65.000 50.000
mổ
chính ,
người
gây

hồi
sức
hoặc
châm

chích
Người 200.000 90.000 50.000 30.000
phụ
mổ ,
người
phụ
gây

hồi
sức
hoặc
châm

Người 120.000 70.000 30.000 15.000
giúp
việc
cho ca
mổ

- Mức phụ cấp thủ thuật bằng 0,3 lần mức phụ cấp phẫu thuật cùng loại.
- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật và quy định cụ
thể Danh mục các thủ thuật được hưởng phụ cấp thủ thuật; hướng dẫn định mức
nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật.
g. Phụ cấp trách nhiệm công việc
Hệ Đối tượng Mức
số lương
0.5 CB,CC,VC thuộc biên chế trả lương của các 605.000
phòng bảo vệ sức khỏe Trung ương 2, Bảo vệ
sức khỏe trung ương 3, bảo vệ sức khỏe trung
ương 5 thuộc bệnh viện hữu nghị và phòng bảo
vệ sức khỏe cán bộ trung ương Nam thuộc
Bệnh viện thống nhất.
0.3 CB,VC thuộc biên chế trả lương của các khoa, bộ 363.000
phận hồi sức cấp cứu và trực tiếp phục vụ cấp
cứu bệnh nhân tại trạm cấp cứu 0.5
CB,VC thuộc biên chế trả lương của các trại 242.000
điều dưỡng thương binh nặng , bệnh viện điều
trị , trại nuôi dưỡng người tâm thần , bệnh
phong;
CB,VC y tế chuyên trách đỡ đẻ ở các trạm , bệnh 121.000
viện , viện phụ sản ,các khoa sản ở bệnh viện đa
khoa và ở trung tâm y tế ;
CB,VC y tế trực tiếp làm kiểm nghiệm thuốc
h. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo
- Sẽ được áp dụng cho CC,VC được bổ nhiệm giữ chức lãnh đạo trong các bệnh
viện công từ Trung ương đến cấp huyện được cấp có thẩm quyền quyết định
thành lập.Được trả theo xếp hạng đơn vị , được quy định tại mục D phần II
thông tư số 23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 của Bộ Y tế về hướng dẫn xếp
hạng các đơn vị sự nghiệp y tế như sau:
T Chức Đơ Đơ Đơ Đơ Đơ
T danh n n n n n
lãnh vị vị vị vị vị
đạo hạ hạ hạ hạ hạ
ng ng ng ng ng
đặ I II III IV
c
bi
ệt
1 Giám 1. 1. 0. 0. 0.
đốc, 1 0 8 7 6
viện
trưở
ng
2 Phó 0. 0. 0. 0. 0.
giám 9 8 6 5 4
đốc,
phó
viện
trưở
ng
3 Trưở 0. 0. 0. 0. 0.
ng 7 6 5 4 3
khoa
,phò
ng và
các
chức
vụ
tươn
g
đươ
ng
4 Trưở 0. 0. 0. 0. 0.
ng 6 5 4 3 2
khoa
,pho
ng; Y

trưở
ng,
kỹ
thuật
viên
trưở
ng ,
Nữ
hộ
sinh
trưở
ng
khoa

các
chức
vụ
tươn
g
đươ
ng
5 Trưở 0.
ng 2
trạm
y tế
6 Phó 0.
trưở 15
ng
trạm
y tế
i. Phụ cấp khu vực
- Được áp dụng cho các CBYT làm việc tại các cơ sở y tế xã,phường, thị trấn nơi
có yếu tố tự nhiên không thuận lợi , xa xôi, hẻo lánh, đi lại khó khăn điều kiện
sinh hoạt thiếu thốn , ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần.
- Hệ số phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0.1;0.2;0.3;0.4;0.5;0.7 va
1.0 so với mức lương tối thiểu chung ; mức 1,0 chỉ áp dụng đối với những hải
đảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khách
Hòa . Mức tiền phụ cấp khu vực được tính theo công thức sau: Mức tiền phụ
cấp = hệ số phụ cấp khu vực x Mức lương tối thiểu chung.
- Mức lương hiện tại là 1.390.000 nghìn đồng/tháng.
2.3 Đánh giá chung về các chế độ phụ cấp
2.3.1 Các mặt làm được
- Chế độ phụ cấp được quy định khá ổn định cả về đối tượng hưởng và mức
lương.
- Đảm bảo bù đắp về cả mặt tinh thần và vật chất cho những người lao động
làm việc ở những vùng xa xôi, hẻo lánh.
- Góp phần tái tạo sức lao động , ổn định tinh thần,giữ chân người lao động.
- Khuyến khích người lao động đến làm việc ở các vùng miền xa xôi,hẻo lánh ,
có điều kiện sinh hoạt khó khăn , góp phần điều phối và ổn định lực lượng lao
động.
- Dễ tính thu nhập , mức lương cho người lao động.
2.3.2 Mặt hạn chế
-
- Với mức lương tối thiểu chung như hiện nay , phụ cấp khu vực chưa thể hiện
được hết vai trò của mình. Dẫn tới sự chênh lệch về số lượng , chất lượng và
sự phân bố cán bộ y tế giữa các vùng , miền thiếu đồng đều.Những cán bộ có
trình độ chuyên môn cao thường tập trung tại các thành phố lớn . Tỷ lệ cán bộ
y tế ở tuyến xã và huyện vừa ít về số lượng , vừa hạn chế về trình độ chuyên
môn , nghiệp vụ. Trong khi Đảng và Nhà nước luôn khẳng định vai trò đặc biệt
của hệ thống y tế cơ sở thì thực tế những chính sách phụ cấp đối với cán bộ ở
tuyến này hiện nay là chưa thỏa đáng , đời sống của CBYT tuyến cơ sở còn khó
khăn chính là nguyên nhân cho sự mất cân bằng kể trên. Nếu có thể điều
chỉnh tăng hệ số phụ cấp khu vực bên cạnh những ưu đãi khác có thể sẽ phần
nào giải quyết được tình trạng này.
- Mức lương phụ cấp thu hút có thể nói là khá cao , tuy nhiên , phụ cấp thu hút
được quy định hiện nay chỉ áp dụng đối với những vùng đặc biệt khó khăn
được quy định tại Điều 1 Nghị định 116/2010/NĐ-CP .Trong khi đó, thực tế là
các CBYT , đặc biệt là các CBYT có tay nghề cao đều mong muốn làm việc ở
những bệnh viện trung ương và tình trạng thiếu nhân lực ở các cơ sở y tế cấp
tỉnh , huyện , xã càng ngày càng gia tăng.Lấy ví dụ điển hình , theo báo cáo của
sở y tế tỉnh Thanh Hóa, trong năm 2016 Thanh Hóa có 7.6 bác sĩ/ vạn dân ;
theo đó , cả tỉnh còn thiếu khoảng 1.150 bác sĩ. Thiết nghĩ , phạm vi áp dụng
của phụ cấp thu hút trong ngành y cần được mở rộng , cùng với sự nâng cấp
các trang thiết bị khám chữa bệnh tại các bệnh viện ở các tỉnh, huyện xã , để
có thể thu hút được CBYT từ tuyến trên xuống tuyến dưới. Điều này không
những làm giảm áp lực do các bệnh viện trung ương mà còn giúp cho người
dân có cơ hội khám chữa bệnh tại hững cơ sở y tế công gần hơn , giảm bớt chi
phí khám chữa bệnh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://tuyencongnhan.vn/tin-tuc/phu-cap-luong-la-gi-nhung-khoan-phu-
cap-luong-bat-buoc-phai-dong-bao-hiem-xa-hoi-nguoi-lao-dong-can-biet.
2. Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 06 năm 2015.
3. Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH
4. Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân
5. https://tailieu.vn/doc/phu-cap-luong-1192759.html
6. Nghị quyết 73/2011/QĐ-TTg
7. Nghị định 72/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018

You might also like