Bao Mat Phang

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 123

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ

THANH NIÊN DÂN TỘC - MIỀN NÚI QUẢNG NAM


KS. Phạm Xuân Cát

TÀI LIỆU
MODUL: BÀO MẶT PHẲNG
Nghề : Gia công và thiết kế sản phẩm mộc
Đối tựơng: Trung cấp nghề

Bàn cữ
Dấu cữ kéo Mặt chuẩn

Suốt cữ

Quảng Nam, Tháng 06 năm 2011

1
LỜI GIỚI THIỆU
Gia công bào mặt phẳng chi tiết, sản phẩm mộc là một công đoạn rất quan
trọng trong các công đoạn gia công hàng Mộc, nó có ảnh hưởng lớn đến độ
chính xác gia công và chất lượng của toàn bộ sản phẩm mộc. Môn đun BÀO
MẶT PHẲNG có mã số MĐ13 là mô đun thứ hai trong số các mô đun đào
tạo nghề bắt buộc của nghề GIA CÔNG VÀ THIẾT KẾ SẢN PHẨM MỘC,
nguyên liệu đầu vào của mô đun này là sản phẩm đầu ra của mô đun MĐ12-
PHA PHÔI và sản phẩm đầu ra của mô đun này lại là nguyên liệu đầu vào
của môđun MĐ14- GIA CÔNG MỘNG. ” Sách dùng cho học sinh” của mô
đun BÀO MẶT PHẲNG được viết theo dạng ” Bài dạy tích hợp” đã bám
theo mục tiêu của mô đun có trong chương trình khung trình độ trung cấp
nghề GIA CÔNG VÀ THIẾT KẾ SẢN PHẨM MỘC đã được Bộ Lao động-
Thương binh và xã hội ban hành (theo quyết định số 33/2007/QĐ-
BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương
binh và xã hội) .
Nội dung của tài liệu này bao gồm các kiến thức cần thiết để thực hiện công
việc và hướng dẫn các bước thực hành công việc BÀO MẶT PHẲNG bằng
dụng cụ thủ công và thiết bị cơ giới nhằm đạt được tiêu chuẩn thực hiện theo
qui định. Khi biên soạn ngoài các thiết bị, dụng cụ bào bề mặt thông dụng,
chúng tôi đã đưa vào một số máy bào có công nghệ tiên tiến đang được các
doanh nghiệp có trong khu vực sử dụng nhằm giúp người học tiếp cận với
thiết bị hiện đại, thuận lợi cho việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Sau
khi học xong mô đun này người học được tiếp tục học các mô đun tiếp theo
của nghề để được cấp bằng trung cấp nghề. Nếu không có khả năng học tiếp
thì người học vẫn có khả năng làm việc trong công đoạn bào mặt phẳng (gia
công sơ chế) thuộc các nhà máy sản xuất đồ mộc.
Trong quá trình biên soạn chúng tôi dựa vào các hướng dẫn về chương trình
đào tạo theo mô đun và có nhiều cố gắng để cho ra một bộ sản phẩm có chất
lượng. Tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nghiệm biên soạn loại tài lệu này,
trình độ lại có hạn, thời gian tập trung để biên soạn bị hạn chế nên không thể
tránh khỏi các thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng
nghiệp và các bên liên quan khác để bộ tài liệu được hoàn thiện hơn.
Biên Soạn: KS – Phạm Xuân Cát

2
MỤC LỤC

Đề mục Trang
Lời giới thiệu
Bài 1: Kỹ thuật sử dụng bào thẩm
Bài 2: Kỹ thuật sử dụng bào lau
Bài 3: Kỹ thuật sử dụng máy bào thẩm
Bài 4: Kỹ thuật sử dụng máy bào cuốn
Bài 5: Kỹ thuật sử dụng máy bào cầm tay
Bài 6: Bảo dưỡng máy bào cầm tay
Bài 7: Bảo dưỡng máy bào cuốn
Bài 8: Bảo dưỡng máy bào thẩm
Bài 9: Kỹ thuật sử dụng máy bào cuốn hai mặt
Bài 10: Kỹ thuật sử dụng máy bào bốn mặt
Tài liệu tham khảo

3
MĐ 13
BÀO MẶT PHẲNG

Mục tiêu mô đun:


- Trình bày được những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình gia công mặt
phẳng
- Nêu được công dụng, cấu tạo của bào thẩm, bào lau, máy bào cần tay,
máy bào cuốn, máy bào thẩm, máy bào 2 mặt, máy bào 4 mặt
- Mài được lưỡi bào, tháo lắp được lưỡi bào thẩm, bào lau
- Mài được lưỡi dao bào trên máy mài chuyên dùng
- Tháo, lắp và căn chỉnh lưỡi máy bào thẩm, máy bào cuốn đúng kỹ
thuật
- Gia công được mặt phẳng dụng cụ bào thủ công, máy bào cầm tay,
máy bào thẩm, máy bào cuốn... đạt yêu cầu kích thước, độ nhẵn bề
mặt
- Tuân thủ các quy định về bảo hộ lao động
Các bài dạy trong mô đun:
Mã Tên bài Loại Địa Thời lượng (giờ học)
bài bài điểm Tổng Lý Thực Tự
dạy số thuyết hành học
MĐ13- Kỹ thuật sử Tích L.Học 21 3 18
01 dụng bào thẩm hợp Xưởng
TH
MĐ13- Kỹ thuật sử Tích L.Học 21 2 19
02 dụng bào lau hợp Xưởng
TH
MĐ13- Kỹ thuật sử Tích L.Học 21 3 18
03 dụng máy bào hợp Xưởng
thẩm TH
MĐ13- Kỹ thuật sử Tích L.Học 21 3 18
04 dụng máy bào hợp
4
cuốn Xưởng
TH
MĐ13- Kỹ thuật sử Tích L.Học 21 2 19
05 dụng máy bào hợp Xưởng
cầm tay TH
MĐ13- Tích L.Học 7 1 6
Bảo dưỡng máy
06 hợp Xưởng
bào cầm tay
TH
MĐ13- Tích L.Học 14 2 12
Bảo dưỡng máy
07 hợp Xưởng
bào cuốn
TH
MĐ13- Tích L.Học 14 2 12
Bảo dưỡng máy
08 hợp Xưởng
bào thẩm
TH
MĐ13- Kỹ thuật sử Tích L.Học 10 3 7
09 dụng máy bào hợp
cuốn 2 mặt
MĐ13- Kỹ thuật sử Tích Xưởng 10 3 7
10 dụng máy bào 4 hợp TH
mặt
Tổng số 160 24 136

Bài 1
KỸ THUẬT SỬ DỤNG BÀO THẨM
5
Mục tiêu của bài:
1 Trình bày được cấu tạo, công dụng của bào thẩm
2 Trình bày được các phương pháp mài , lắp lưỡi bào thẩm
3 Trình bày được các thao tác bào mặt phẳng bằng bào thẩm
4 Trình bày được phương pháp kiểm tra chất lượng của măt gia công
5 Trình bày được các sai hỏng và biện pháp khắc phục các sai hỏng
6 Mài , lắp được lưỡi bào đảm bảo yêu cầu gia công
7 Bào được bề mặt phẳng nhẵn, đảm bảo chất lượng
8 An toàn trong quá trình bào
1 Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc:
2.1. Công dụng, cấu tạo của bào thẩm
2.1.1. Công dụng:
Dùng để bào các bề mặt phẳng của các chi tiết thẳng dạng thanh hoặc bào
cạnh các chi tiết dạng tấm
2.1.2. Cấu tạo của bào thẩm
Cấu tạo bào thẩm thủ công gồm có các chi tiết sau: Lưỡi bào, vỏ bào, nêm
bào, ốp bào
9 Vỏ bào: Thường làm bằng gỗ tốt, chịu mài mòn, như: Lim, sến, dẻ, trắc …
Vỏ bào thẩm thường có kích thước : 55x 55x 700 giữa có đục lổ để lắp
lưỡi, ốp và nêm bào phần trước gọi là mũi phần sau gọi là gót, phần vát
thừa 2 bên gọi là mang cá, khe đục thẳng dưới miệng gọi là lỗ sáng rộng
khoảng 7 – 8 (mm). Chỗ tay cầm cũng là nơi để tháo lưỡi bào. Mặt dốc
trong lỗ lắp lưỡi khoảng (45 – 480).

6
Hình 13.1 Cấu tạo chung của vỏ bào

10 Lưỡi bào: Làm bằng thép


( gắn thép các bon cao ), kích
thước lưỡi bào rộng
40÷50mm, dày 3÷4 mm được
mài vát một phía, phần làm
việc của lưỡi có gắn ( bạ)
một lớp thép các bon cao dày
Hình 13.2 Lưỡi bào
1÷1,5mm

11 Ốp bào: còn gọi là chụp bào


làm bằng thép các bon thông
thường có bề rộng bằng lưỡi
bào, bề dày bằng hoặc nhỏ hơn
lưỡi bào một ít.

Hình 13.3. Ốp bào


Tác dụng của ốp bào: giữ ổn định lưỡi bào và bẻ phoi, chống xước bề mặt

7
khi bào. Khi khoảng cách từ đầu lưỡi đến đầu ốp càng gần càng ít xước
nhưng khó bào
Yêu cầu của ốp bào là khi lắp vào đầu ốp phải sát mặt trên của lưỡi
12 Nêm bào: Dùng để giữ chặt
ốp , lưỡi trong vỏ bào. Nêm bào
làm bằng gỗ cứng có hình dạng
là hình nêm, phần giữa phía
trước được khoét lỏm để dễ
thoát phoi
Hình 13.4. Nêm bào

2.2. Kỹ thuật mài lưỡi bào thẩm


Công cụ mài lưỡi bào là đá mài, gồm: đá mài thô (đá mài ráp) và đá mài
màu (mài tinh). Để mài chống sắc và nhẵn thì phải mài thành hai bước, là:
mài thô và mài tinh

Hình 13.5. Mài lưữơi bào


a) Mài mặt sau ; b) Mài mặt trước
 Mài thô: mài trên đá mài ráp để mài phá lưỡi bào
Phương pháp mài: trước hết áp mặt nghiêng (mặt sau) lưỡi bào vào bề mặt
viên đá, tay phải cầm lưỡi bào, tay trái ấm mạnh vào mặt trước của lưỡi bào
bên cạnh mép lưỡi, đẩy kéo lưỡi bào đi lại suốt cả chiều dài viên đá, mài
cho thật phẳng, khi nào thấy gợn đều trên suốt cạnh cắt chính thì đặt úp mặt
trước lưỡi bào xuống viên đá , mài mặt trước rồi đi mài lại cả hai mặt đến
khi hết gợn thì chuyển sang mài màu

8
 Mài màu ( mài tinh):
Mục đích của mài màu là làm nhẵn bề mài, làm hết các vết xước, quản mép
trên cạnh cắt chính của lưỡi bào, làm cho lưỡi bào bào được nhẵn và sắc lâu.
Cách mài tương tự như mài thô, nhưng sử dụng đá mài màu, là một loại đá
mài có kích thước hạt mài rất nhỏ. Mài đến khi nào không còn vết xước ở
cạnh cắt, và mặt mài, cạnh cắt không còn gợn thấy màu trong suốt là được
2.3. Kỹ thuật lắp lưỡi bào thẩm
Khi lắp lưỡi bào tay trái cầm lưỡi bào, tay phải cầm ốp bào đặt lên lưỡi để
ốp cách đầu lưỡi 1÷2mm rồi chuyển toàn bộ sang tay phải để ngón tay cái
và trỏ giữ chặt lưỡi và ốp. Tay trái cầm vỏ bào nâng lên ngang tầm nhìn, tay
phải đặt lưỡi và ốp bào vào miệng bào khi lưỡi có cạnh cắt chính vừa nhô ra
đến mặt dưới của vỏ bào thì cho nêm vào ấn mạnh nêm vào lỗ rồi dùng búa
tiếp tục đóng chắt nêm và chỉnh lại vị trí lưỡi, ốp bào cho phù hợp . Khoảng
cách từ đầu ốp đến đầu lưỡi thích hợp từ 0,5 ÷1mm, độ nhô lưỡi rất nhó với
mặt dưới, khi lắp xong bào thử thấy lưỡi cắt phoi lên đều, mỏng và không bị
xước là đựơc
2.4. Kỹ thuật sử dụng bào thẩm
2.4.1. Bào mặt chuẩn 1
Để bào thẩm bề mặt ta có thể cầm bào một tay (hình 13.6) hoặc hai tay
(hình 13.7).

Hình 13.6. Bào thẩm - cầm bào 1 Hình 13.7. Bào thẩm - cầm bào 2 tay
tay

9
 Đặt phôi gỗ cần bào lên cầu bào, đầu phôi gỗ thức vào cọc hoặc thanh
chặn trên mặt cầu bào, thớ gỗ xuôi về phía trước
 Nếu cầm bào bằng hai tay thì hai tay cầm vào hai bên tay bào, hai ngón
tay cái đặp phía sau lưỡi bào, hai ngón tay trỏ đặt về phái trước lỗ
thoát phoi, các ngón tay còn lại ôm lấy tay bào, khuỷ tay thẳng.
 Người bào tư thế đứng vững, người hơi chếch so với mép bàn. Chân
trái bước lên trước, chân phải sau hai bàn chân hơi quay ngang và cách
nhau hai bàn chân, đứng cho thật vững. Khi bào nén đẩy mạnh về phía
trước sao cho lực tập trung vào lưỡi bào, đẩy hết tầm tay thì rút bào trở
lại. Khi bào đến cuối chi tiết thì đè mạnh phía sau giữ bào ổn định để
không cho bào gục xuống
 Khi rút bào, hơi nhấc phía sau bào lên người hơi ngã ra phía sau, hai
tay kéo bào về vị trí xuất phát để bào lượt tiếp theo
 Khi bào xong một lượt phải kiểm tra độ nhẵn, độ phẳng của bề mặt để
điều chỉnh bào cho phù hợp
2.4.2. Bào mặt chuẩn 2
Mặt chuẩn 2 kề với mặt chuẩn 1 và thường vuông góc với mặt chuẩn 1.
Phương pháp bào mặt chuẩn 2 hoàn toàn như mặt chuẩn 1 nhưng khi bào
xong phải kiểm tra góc vuông giữa hai bề mặt bằng thước vuông. Nếu hai
bề mặt không vuông góc nhau thì dùng thước góc để kiểm tra.

2.5. Gia công mặt phẳng đối diện mặt phẳng chuẩn bằng bào
thẩm

Bàn cữ
Dấu cữ kéo Mặt chuẩn

Suốt cữ

Hình 13.8- Dùng cữ kéo vạch dấu kích thước chi tiết
Điều chỉnh vị trí suốt cữ sao cho khoảng cách từ má trong của bàn cữ đến
mũi vạch trên suốt cữ bằng kích thước dày ( hoặc rộng ) của chi tiết. Ép
10
bàn cữ vào mặt chuẩn, tiến hành kéo vạch dấu cho chiều dày và rộng của
chi tiết ( tức vị trí mặt đối diện) cho tất cả các chi tiết ( hình 13.8).
Dùng bào thẩm bào mặt đối diện như bào đối với mặt phẳng chuẩn và
bào đến vạch dấu kéo cữ thì thôi
2.6. Kiểm tra bề mặt gia công và biện pháp khắc phục khuyết
tật
Bề mặt gia công bằng bào thẩm thường phải kiểm tra là độ nhẵn, độ
phẳng và độ vuông góc.
 Kiểm tra độ nhẵn thường dùng bằng mắt để nhìn, những chỗ không
nhẵn thường do bị xước hoặc do lưỡi bào bị cùn, bị mẻ
 Kiểm tra độ phẳng mặt bào: Có thể bằng mắt hoặc thước thẳng hoặc
mặt phẳng chuẩn để kiểm tra (mặt tấm kính, mặt bàn máy bào thẩm...)
+ Kiểm tra bằnng mắt : Đưa chi tiết lên ngang tầm mắt đuôi hơi chếch
xuống, dùng mắt ngắm từ đầu đến cuối bề mặt bào nếu phẳng đều là đạt
+ Kiểm tra bằng thước thẳng: Dùng thước thẳng đặt ngang, đặt dọc, xoay
tròn nếu tại các vị trí mặt cạnh thước tiếp xúc đề với bề mặt bào thì phẳng,
nếu có chổ hở thì chưa phẳng
+ Kiểm tra bằng mặt phẳng chuẩn: chồng bề mặt bào lên bề mặt chuẩn,
nếu 2 bề mặt tiếp xúc đều nhau thì phẳng.
 Kiểm tra góc vuông: Áp 2 cạnh thước vuông vào 2 mặt chuẩn. Kéo
thước vuông từ đầu đến cuối chi tiết, nếu bề cạnh thước vuông tiếp xúc
đều với 2 mặt chuẩn thì 2 mặt vuông góc nhau.
Bảng 13.01: Các khuyết tật thường gặp, nguyên nhân và biện pháp
khắc phục
Các khuyết tật Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
- Bề mặt bào bị xước - Nếu xước cục bộ: do - Lắp lai ốp bào
ốp , lưỡi cách xa nhau
- Nếu xước toàn bộ: do - Đổi đầu chi tiết bào
đẩy bào ngược thớ

11
- Bề mặt bào không - Do đẩy bào không - Đẩy bào thẳng đều, giữ
phẳng thẳng, chổ ăn ít chổ ăn bào thăng bằng trong khi
nhiều, bào bị gục khi đến đẩy, khi đến cuối không
cuối chi tiết để bào gục xuống

- Có vết hằn trên bề mặt, - Do dao cùn hoặc sứt - Mài / thay lưỡi dao
không nhẵn. mẻ hoặc có hiện tượng - Lắp lại ốp dao
dắt phoi

- Bề mặt bào bị nghiêng; - Cầu bào bị nghiêng - Kê lại cầu bào; đẩy bào
hai mặt chuẩn không hoặc bào ăn không đều ăn đều hai bên
vuông góc nhau bên nhiều bên ít

12
2 Quy trình và cách thức thực hiện công việc
2.1 Quy trình thực hiện công việc

Chuẩn bị dụng cụ và Xếp vào nơi qui


nguyên liệu định

Đạt
Không đạt

Bào mặt chuẩn 1 Chỉnh bào


và bào sửa Kiểm tra
độ nhẵn, phẳng,
Bào mặt chuẩn 2 góc độ giữa
các mặt

Kiểm tra
độ nhẵn, phẳng, Không Chỉnh bào và
góc độ giữa 2 mặt bào sửa
chuẩn đạt
Bào mặt đối diện 2

Kéo cữ lấy dấu mặt Bào mặt đối diện 1


đối diện

13
Hình 13.9 Quy trình bào thẩm

2.2 Tiêu chuẩn thực hiện công việc: theo phiếu Tiêu chuẩn kiến thức kỹ
năng D03
2.3 Cách thức thực hiện công việc:
 Lưỡi bào, nhà sản xuất đã mài sẵn góc mài do vậy khi mài mặt sau chỉ
việc áp sát mặt sau của lưỡi bào vào mặt đá mà mài.
 Khi lắp lưỡi bào cần bào thử thấy phoi lên đều, mỏng, dài và bề mặt
bào nhẵn không bị xước là đạt yêu cầu.
 Khi bào nên chọn mặt phôi đẹp, ít gồ ghề làm mặt chuẩn và nhớ thực
hiện đúng quy trình có như vậy mới bào đảm bảo năng suất và chất
lượng.
2.4 Các lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
 Khi mài lưỡi bào chưa quen tay cạnh cắt lưỡi bào thường bị lồi hình
cung, do tỳ, nén, đẩy lưỡi bào khi mài không đều hoặc mặt đá mài
không phẳng mà bị lỏm giữ. Khắc phục bằng cách dựng đứng lưỡi bào
áp cạnh cắt vào mặt đá mài cho thẳng rồi mài lại từ đầu; nếu mặt đá
mài không phẳng thì áp mặt đá vào mặt nền xi măng mài lại cho phẳng
 Các khuyết tật thường gặp khi bào, nguyên nhân và biện pháp khắc
phục như đã giới thiệu ở bảng 13.01 mục 1.6
3 Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
Bài tập 1: Mài, lắp, tháo lưỡi bào thẩm
Bối cảnh: Mỗi học viên có một bộ bào thẩm, lưỡi bào đã bị cùn không sử
dụng được
Nhiệm vụ của từng học viên: mài lưỡi bào; lắp lưỡi bào; tháo lưỡi bào.
Nguồn lực thực hiện:
 Bào thẩm: 01bộ (vỏ bào, lưới, ốp và nêm)/học viên
 Đá mài thô: 1viên/2 học viên
 Đá mài tinh: 1 viên/2 học viên
 Chậu chứa nước mài: 1chậu/(5-6) học viên
Sản phẩm và thời gian thực hiện:

14
 Mài 1 lưỡi bào sắc đảm bảo về độ nhẳn, phẳng và góc mài.
 Lắp lưỡi vào vỏ bào thử đạt yêu cầu
 Tháo lưỡi ra khỏi vỏ bào đúng kỹ thuật
 Thời gian thực hiện: 7 giờ
Bài tập 2: Bào phôi ghế vuông
Bối cảnh: mỗi học viên đã pha phôi được hai bộ phôi ghế vuông nhưng bề
mặt chưa bào kích thước chi tiết chưa đúng yêu cầu. Mỗi học viên đã mài
lắp xong một bộ lưỡi bào thẩm .
Nhiệm vụ từng học viên: Sử dụng bào thẩm đã thực hiện trong bài tập 1 ở
trên bào phôi các chi tiết của một ghế vuông
Nguồn lực thực hiện: Như bài 1 và một bộ phôi ghế vuông
Sản phẩm và thời gian thực hiện: một bộ phôi ghế vuông được bào hoàn
thiện trong thời gian 11 giờ
4 Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu và tiêu chuẩn thực hiện
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Độ chính xác và nhẵn của chi - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn thực
tiết; hiện;
- Phương pháp bào gỗ đúng - Giám sát thao tác của người làm trong
theo qui trình công nghệ; quá trình thực hiện;
- An toàn cho người, thiết bị và - Theo dõi thao tác của người làm đối
dụng cụ; chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn;
- Sự phù hợp giữa thời gian bào - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với
với định mức. thời gian định mức.

5 Hướng dẫn tự học:


 Các nội dung chính cần ghi nhớ:
+ Kỹ thuật mài lưỡi bào: mài thô trên đá mài thô, mài tinh trên đá mài tinh
+ Kỹ thuật bào mặt phẳng: Bào mặt chuẩn, cữ vạch dấu mặt đối diện, bào
mặt đối diện
+ Kiểm tra mặt phẳng bằng thước, kiểm tra góc vuông bằng thước vuông
+ Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục
 Tài liệu tham khảo:

15
+ Kỹ thuật mộc xây dựng , Nhà xuất bản KHKT- Hà Nội 1984
+Nguyễn Bá Đại, Trần Văn Hân, Trịnh Quốc Đạt – Giáo trình Công nghệ
mộc, Bộ Lâm Nghiệp – Hà Nội 1992

Bài 2
KỸ THUẬT SỬ SỤNG BÀO LAU

Mục tiêu:
 Trình bày được cấu tạo, công dụng, phương pháp mài, lắp và kỹ thuật
sử dụng bào lau
 Mài, lắp, gia công được mặt phẳng bằng bào lau đảm bảo chất lượng
 An toàn lao động trong quá trình bào mặt phẳng bằng bào lau
o Các kiến thức cần thiết để thực hiện công việc
• Công dụng, cấu tạo của bào lau
• Công dụng:
Dùng để bào lau sạch, nhẵn lại các bề mặt phẳng của các chi tiết trước và
sau khi lắp ráp. Bào lại các vị trí mối ghép còn bị bên cao bên thấp...
• Cấu tạo của bào lau
Cấu tạo bào lau thủ công gồm có các bộ phận sau như bào thẩm chỉ có khác
kích thước vỏ bào
Vỏ bào thẩm thường có kích thước :( 40¸50)x (50¸55)x (150¸200)
• Kỹ thuật mài lưỡi bào lau
Như với lưỡi bào thẩm

16
• Kỹ thuật lắp lưỡi bào lau
Như với bào thẩm, nhưng độ nhô lưỡi bào thường nhỏ hơn so với bào thẩm
• Kỹ thuật sử dụng bào lau
 Khi bào lưỡi bào phải thật sắc, ốp và lưỡi bào gần sát nhau, không
đóng lưỡi bào quá sâu so với mặt bào, vì bào lau thường chỉ dùng bào
sửa bề mặt, mối ghép tạo độ nhẵn, phẳng bóng cho bề mặt.
 Tư thế bào: người thợ đứng hơi cúi về phía trước. Chân trái trước, chân
phải sau cách nhau 2 bàn chân

Tay cầm bào: lòng bàn tay phải úp vào gót


bào, ngón tay cái và ngón trỏ choàng quanh
lưỡi bào đè lên nêm, các ngón còn lại áp sát
cạnh bào. Tay trái đặt úp lên phía trước đầu
bào.
Hình 13.10 Cầm bào lau
 Khi đẩy tay phải vừa ấn mạnh gót bào vừa đè xuống cho bào ăn vào bề
mặt cần bào giữ cân bào. Tay trái nắm chắc phần trước phối hợp với
tay phải vừa ấn vừa đẩy theo tay phải.
 Khi kéo bào thì hơi nới lỏng , tay kéo nhẹ về
 Khi bào nên bào chổ gợn (nhấp nhô) trước, chổ phẳng bào sau, ở các
góc, mối ghép phải bào nhẹ tay để khỏi bị sứt nẻ, xước gỗ.
 Bào đến mút đầu gỗ không được để cho bào gục xuống
 Kiểm tra độ nhẵn bằng mắt hoặc bằng tay, kiểm độ phẳng bằng thước
• Gia công mặt phẳng bằng bào lau
 Khi dùng bào lau để bào mặt phẳng trường hợp bề mặt gồ ghề không
phẳng thì nên điều chỉnh lưỡi bào ăn sâu hơn một ít rồi bào ngang hoặc

17
cheo thớ những chỗ cao trước, khi độ phẳng tương đối đều nhau thì
chỉnh lưỡi ăn sâu ít hơn và bào dọc thớ
 Khi bào xong một lượt kiểm lại độ phẳng và nhẵn nếu chưa đạt thì lại
bào ngang hoặc chéo thớ những chổ cao rồi bào lại theo dọc thớ gỗ,
lưu ý khi bào sửa nên chỉnh lưỡi bào ăn sâu rất ít
• .Kiểm tra chất lượng bề mặt gia công và khắc phục các khuyết
tật do bào
• Kiểm tra chất lượng bề mặt gia công
Cũng như bào thẩm, nội dung kiểm tra chất lượng bề mặt gia công đối với
bào lau cũng bao gồm: kiểm tra độ nhẵn, phẳng , độ vuông góc của mặt gia
công. Phương pháp kiểm tra tương tự như đối với bào bằng bào thẩm tuy
nhiên về độ nhẵn với bào lau có yêu cầu cao hơn, mặt khác ngoài kiểm tra
độ vuông góc mặt gia công các chi tiết còn phải kiểm tra độ vuông góc của
bộ phận lắp (với bộ phận, sản phẩm đã lắp).
• Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục
Bảng 13.2: Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục
Các khuyết tật Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
- Bề mặt bào bị xước - Nếu xước cục bộ: do - Lắp lại ốp bào
ốp, lưỡi cách xa nhau
- Nếu xước toàn bộ: do - Đổi đầu chi tiết bào
đẩy bào ngược thớ
- Cạnh, góc chi tiết/sản - Khi gần cuối bề mặt - Gân cuối đẩy bào nhẹ
phẩm bị sứt mẻ Chuẩn bị dụng
bào cụđẩyvàbào quá mạnh lại.
nguyên liệubào ngang thớ gỗ
hoặc - Khi bào ngang thớ thì
bào 2 bên bào vào
Bào lau- bề
- Có vết hằn trên bề mặt, Domặt
dao cùn hoặc sứt - Mài / thay lưỡi dao
không nhẵn mẻ hoặc cói hiện tượng - Lắp lại ốp dao
dắt phoi
Kiểm tra
a) Quy trình và độ
cách thức Không
thực hiện đạtviệc Chỉnh sửa
công
nhẵn, phẳng,
góc độ
• Quy trình thực giữa
hiện bào
các mặt

Đạt
18
Xếp vào nơi quy
định
Hình 13.11- Quy trình bào lau

• Tiêu chuẩn thực hiện công việc:


Theo phiếu Tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng D04
2.3. Cách thức thực hiện công việc:
Kỹ thuật mài, lắp lưỡi bào lau tương tự như đối với bào thẩm, như khi lắp
ốp và lưỡi phải thật sát nhau (gỗ càng xiên thớ, chéo, loạn thớ càng phải sát)
và không đóng lưỡi bào quá sâu so với mặt bào có như vậy mới dễ bào và
bào mới nhẵn, bóng
Tư thế đứng, tay cầm bào và các động tác bào cần thực hiện đúng như đã
hướng dẫn ở mục 1.3
2.4 Các lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Các khuyết tật thường gặp khi bào, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
như đã giới thiệu ở bảng 02 mục 1.6
• Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
Bài tập 1: Mài, lắp, tháo lưỡi bào lau
Bối cảnh: Mỗi học viên có một bộ bào lau, lưỡi bào đã bị cùn không sử
dụng được
Nhiệm vụ của từng học viên: mài lưỡi bào; lắp lưỡi bào; tháo lưỡi bào.
Nguồn lực thực hiện:
 Bào lau: 01bộ (vỏ bào, lưới, ốp và nêm)/học viên

19
 Đá mài thô: 1viên/2 học viên
 Đá mài tinh: 1 viên/2 học viên
 Chậu chứa nước mài: 1chậu/(5-6) học viên
Sản phẩm và thời gian thực hiện:
 Mài 1 lưỡi bào sắc đảm bảo về độ nhẳn, phẳng và góc mài.
 Lắp lưỡi vào vỏ bào thử đạt yêu cầu
 Tháo lưỡi ra khỏi vỏ bào đúng kỹ thuật
 Thời gian thực hiện: 10 giờ

Bài tập 2: Bào lau phôi ghế vuông


Bối cảnh: Mỗi học viên đã bào thẩm 4 mặt phôi ghế của một vuông nhưng
độ nhẵn chưa đạt yêu cầu. Mỗi học viên đã mài lắp xong một bộ lưỡi bào
lau.
Nhiệm vụ từng học viên: Sử dụng bào lau đã thực hiện trong bài tập 1 ở
trên bào lau lại phôi các chi tiết của một ghế vuông
Nguồn lực thực hiện: Như bài 1 và một bộ phôi ghế vuông
Sản phẩm và thời gian thực hiện: một bộ phôi ghế vuông được bào hoàn
thiện trong thời gian 9giờ
• Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu và tiêu chuẩn thực hiện
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Độ chính xác và nhẵn của chi - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn thực
tiết; hiện;
- Phương pháp bào gỗ đúng - Giám sát thao tác của người làm trong
theo qui trình công nghệ; quá trình thực hiện;
- An toàn cho người, thiết bị và - Theo dõi thao tác của người làm đối
dụng cụ; chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn;
- Sự phù hợp giữa thời gian bào - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với
với định mức. thời gian định mức.
• Hướng dẫn tự học
 Các nội dung chính cần ghi nhớ:

20
+ Kỹ thuật mài lưỡi bào: mài thô trên đá mài thô, mài tinh trên đá mài tinh
+ Kỹ thuật bào mặt phẳng: Bào mặt chuẩn, cữ vạch dấu mặt đối diện, bào
mặt đối diện
+ Kiểm tra mặt phẳng bằng thước, kiểm tra góc vuông bằng thước vuông
+ Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục
 Tài liệu tham khảo:
+ Kỹ thuật mộc xây dựng , Nhà xuất bản KHKT- Hà Nội 1984
+Nguyễn Bá Đại, Trần Văn Hân, Trịnh Quốc Đạt – Giáo trình Công nghệ
mộc, Bộ Lâm Nghiệp – Hà Nội 1992

Bài 3
KỸ THUẬT SỬ MÁY BÀO THẨM

Mục tiêu của bài:


 Trình bày được cấu tạo, công dụng, phương pháp mài, lắp và qui trình
sử dụng máy bào thẩm
 Mài, lắp và gia công được mặt phẳng bằng máy bào thẩm đảm bảo chất
lượng
 An toàn lao động trong quá trình bào mặt phẳng bằng máy bào thẩm
o Các kiến thức cần thiết để thực hiện công việc
• Công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy bào thẩm

• Công dụng:
Dùng để tạo mặt phẳng chuẩn cho các chi tiết, tạo độ vuông góc và độ nhẵn.

Hình 13.12 – Nguyên lý gia công trên máy bào thẩm


• Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bào thẩm
21
Máy bào thẩm thường có nhiều loại. Theo số bề mặt được bào cùng một lúc, có
loại máy thẩm một mặt và loại máy bào thẩm hai mặt.
Theo phương thức đẩy gỗ vào máy và hướng đặt trục dao, người ta phân ra
loại máy bào thẩm đẩy bằng tay, đẩy bằng cơ giới và loại máy có trục dao nằm
ngang, trục dao thẳng đứng.
a) Cấu tạo:
Máy bào thẩm tuỳ theo hãng sản xuất và yêu cầu sử dụng mà có kiểu dáng,
thông số kỹ thuật khác nhau. Nhưng về mặt cấu tạo nói chung có các bộ phận
sau: Động cơ điện (động lực), bộ truyền đai (bộ truyền trung gian); Bộ phân cắt
(trục dao); Mặt bàn trước; Mặt bàn sau; thước tựa, cơ cấu nâng hạ mặt bàn, bao
che trục dao (hình 13.14). Hình 13.13 Giới thiệu hình ảnh bên ngoài của kiểu
máy bào thẩm một mặt đẩy thủ công.
4

Hình 13.13 Cấu tạo máy bào thẩm một mặt đẩy tay
1- Bàn phía sau; 2- Thước tựa; 3-Tay quay điều chỉnh nghiêng lệch thước tựa;
4- Bàn phía trước; 5- Tay quay nâng hạ mặt bàn trước; 6- Hộp điện;
7- Công tắc máy; 8- Bao che trục dao; 9- Đầu trục dao; 10- Thân máy.

22
Hình 13.14 Sơ đồ bố trí các bộ phận chính trên máy bào thẩm
Nguyên lý hoạt động:
Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy bào thẩm như hình 13.15. Trục dao 1
có lắp các luỡi dao 3, được cố định trên trục bằng ốp 2 và vít 4, quay theo
chiều v, mặt bàn trước 9 và sau 6 được điều chỉnh chênh nhau một khoảng
H. Phôi gỗ 7 đẩy vào máy với chiều u, theo hướng thước tựa 8, khi phôi đi
qua trục dao sẽ được trục dao bào một lượng gỗ bằng chiều dày phoi H.
Cấu tạo và chức năng một số bộ phân của máy
 Động lực : Động cơ điện, có công suất 2,8 ÷ 4,5 kw, tốc độ quay của
trục bào 3000 ÷ 7000 vòng/ phút.
 Bộ truyền động: Bộ truyền đai ( dây cu roa) hình thang.
 Bộ phận cắt: Gồm có- trục dao, ốp, lưỡi cắt.
 Trục dao:gồm có hai loại,
trục dao tròn và trục dao vuông,
nhưng dùng chủ yếu là trục dao tròn
vì có độ cân bằng tốt hơn
và làm việc chính xác hơn.
- Trên mỗi trục dao thường có
2¸4 rảnh lắp dao. Trong mỗi Hình 13.15 Sơ đồ nguyên lý máy bào thẩm
rảnh có lưỡi dao, ốp dao và bu 1. Trục dao; 2. Ốp dao; 3. Lưỡi dao
lông hãm
- Lưỡi dao: làm bằng thép tôi đúc hoặc thép gió. Có hai loại loại mỏng , có
chiều dày 2,5¸ 3,5mm, loại dày có chiều dày > 3,5mm và thường có lỗ

23
Hình 13.16: Dao không có lỗ Hình 13.17: Dao có lỗ
- Ốp dao: Là bộ phân giữ chặt lưỡi dao trên trục dao và làm chức năng bẻ phoi
Hình dạng của ốp dao như hình
bên . trên chiều dài ốp dao có 4 -7
lỗ lắp bu lông hãm

Hình 13.18: Ốp dao


• Các bộ phân khác
- Bàn máy: có tác dụng làm mặt tựa để gia công mặt chuẩn cho
chi tiết, hai cạnh gần trục dao gắn miếng đệm làm bằng thép có
khả năng chịu mài mòn cao hơn các vị trí khác . Bàn máy có
hai phần, mặt trước và mặt sau.
- Cơ cấu nâng hạ mặt bàn:
Muốn bào được thì mặt bàn trước bề mặt làm việc có vị trí cao bằng hoặc thấp
hơn vòng cắt 0,025mm. Mặt bàn sau thấp hơn mặt bàn trước một khoảng bằng
chiều dày phoi bào (1¸ 1,5mm). Cơ cấu nâng hạ mặt bàn có nhiều kiểu:
 Kiểu trục cam (hình 13.19)
 Kiểu trục vít êcu – mặt phẳng nghiêng (hình 13.20)

24
Hình 13.19: Cơ cấu nâng hạ mặt bàn kiểu trục cam

Hình 13.20: Mặt bàn trước và cơ cấu nâng hạ mặt bàn kiểu trục vít – êcu và
mặt phẳng nghiêng
1. Thước tựa
Thước tựa thường được làm bằng gang, bề mặt phẳng nhẵn, và thường
vuông góc với mặt bàn. Thước tựa có thể dịch chuyển ra vào được cho phù
hợp với chiều rộng chi tiết cần gia công. Có thể nghiêng lệch được cho phù
hợp với góc giữa 2 chuẩn
2. Bao che trục dao
Bao che trục dao là bộ phận an toàn, có nhiều kiểu: có thể là miếng gỗ liền
hoặc bằng kim loại màu (hình 13.13), có thể là những miếng gỗ nhỏ ghép lại
với nhau bằng dây mềm (hình 13.21). Tác dụng để che phần trục dao không
làm việc, tránh sự va chạm của tay người vào trục dao

a) b)
Hình 13.21 Các kiểu bao che trục dao

25
a: Che phía mặt bàn làm việc ; b : Che toà bộ những phía không gia công của
trục dao
1: Thước tựa; 2: Bàn; 3: Bộ phận bao che phía bàn làm việc; 4: Bộ phận bao
che chổ bàn không làm việc.
• Kỹ thuật mài lưỡi dao máy bào thẩm
Để mài lưỡi bào máy bào thẩm ta phải dùng máy mài lưỡi bào. Máy mài lưỡi bào có
thể là máy đẩy thủ công hoặc máy đẩy bằng cơ giới

Hình 13.22 Máy mài lưỡi bào đẩy thủ Hình 13.23 Máy bào lưỡi bào đẩy cơ
công giới
Kiểu SA-63
Sơ đồ cấu tạo của máy mài lưỡi bào (dao thẳng) đẩy thủ công như hình 13.22,
gồm có: 1- Động cơ; 2- Đá mài hình trụ; 3- Lưỡi dao; 4- Bàn đỡ dao; 5- Chi
tiết định hướng góc độ; 6- Trục đỡ bàn dao; 7: Cơ cấu bánh răng thanh răng.
Cấu tạo bên ngoài của máy mài lưỡi bào đẩy cơ giới kiểu SA-63 như hình
13.23, và cấu tạo chi tiết như hình 13.24

26
Hình 13.24 Cấu tạo chi tiết
của máy mài kiểu SA-63
1- Thân máy; 2,3- Bàn kẹp cố
định dao; 4- Chân đế cố định;
5- Trục; 6- Cột đỡ cố định; 7-
Chân đế của trục vít đứng; 8-
Trục vít đứng; 9- Ống lót; 10-
Vôlăng quay tay; 11,14-
Miếng đệm mỏng; 12- Bánh
đà dùng môtơ; 13- Bao che an
toàn; 15- Đai ốc thoát nước
nước; 16- Ổ trượt; 17- Trục
thanh dẫn; 18- Chốt; 19- Chấn
đế mỏng; 20 Mô tơ đẩy cụm
mô tơ đá mài theo chiều dọc.

Chú ý trước khi vận hành máy SA-63: Kiểm tra sự trượt dọc của bàn làm
việc có êm ả hay không. Quay tay vô lăng của bánh đà hãm có bị hỏng hay
không, và vòng quay bánh đà hãm có bị lỏng hay không, cái nào lỏng thì phải
khoá chặt lại. Sau cùng chất lỏng làm mát dao cắt thường xuyên thay đổi (bổ
sung) vào trong bể chứa (tỷ lệ pha chất lỏng làm mát với nước là 1:30)
Mài dao trên máy SA-63:
Bước 1 : Đặt dao lên bàn kẹp và kẹp cố định chặt từ giữa ra hai bên, và sau
đó bật công tắc của môtơ nhỏ ở bên phải của máy, và tiếp đến bật công tác
làm quay viên đá mài, sau khi viên đá quay và di chuyển dọc, ta có thể xoay
vô lăng điều chỉnh vị trí viên đá mài cho thích hợp
Bước 2 : Sau khi quá trình mài hoàn thành ta nới lỏng các ốc vít của bàn kẹp
cố định và lấy dao ra.
Ngoài hai kiểu máy mài trên, trong kỹ thuật còn có loại máy đẩy cơ giới có
thể điều chỉnh được chế độ mài (tốc độ cắt, tốc độ đẩy). Khi mài trên loại máy
này cần thực hiện mài theo 2 giai đoạn: mài thô và mài tinh

27
Mài thô trên máy mài đẩy cơ giới (với máy thay đổi được tốc độ đẩy, tốc
độ cắt)
+ Chọn tốc độ quay của đá cho phù hợp chế độ mài, tốc độ cắt của đá là
150m/phút thì chọn tốc độ đẩy dịch chuyển của đầu đá mài là 4-6 m/ph
+ Chọn chế độ ăn dao sau một hành trình mài là 0,1- 0,025mm
+ Trong quá trình mài phải thường xuyên điều chỉnh tốc độ của đá, độ ăn
dao từ lớn đến nhỏ và mài khi nào thấy vệt trắng nhỏ trên mũi dao thì dừng
mài thô chuyển qua chế độ mài tinh
Mài tinh trên máy mài đẩy cơ giới
+ Tốc độ cắt của đá 300m/ph , tốc độ đẩy dịch chuyển của đầu đá mài là 6-
2m/ph
+ Chế độ ăn dao sau một hành trình mài là 0,02- 0,005mm
+ Trong quá trình mài phải thường xuyên điều chỉnh tốc độ của đá, độ ăn
dao từ lớn đến nhỏ và mài 2-4 lần là đạt
Khuyết tật trong quá trình mài
+ Bị cháy ở mũi dao. Nguyên nhân có thể chọn sai tốc độ quay của đá hoặc
tốc độ di chuyển của đá mài hoặc chọn sai độ ăn dao trong một hành trình
mài. Để khắc phục ta phải chọn đúng chế độ mài
+ Cạnh cắt không thẳng: bàn kẹp dao không chuẩn
• Kỹ thuật lắp lưỡi dao máy bào thẩm
Yêu cầu lắp:
1. Chọn bộ lưỡi dao đồng đều về kich thước và trọng lượng
2. Các mũi dao nằm trên một vòng tròn cắt
3. Độ nhô cho phép của lưỡi dao so với trục:
+ Đối với mộc dân dụng:1,5 -2mm
+ Đối với mộc xây dựng: 2,5-3mm
4. Mũi dao hướng thụận chiều quay của trục. Khoảng cách từ đầu ốp đến
đâu lưỡi 1-3mm

28
29
30
31
Trình tự lắp:
5. Ngắt điện khỏi máy
6. Chỉnh mặt bàn phía sau cao hơn bề mặt trục dao 1,5 – 2mm ( Mộc dân
dụng)
7. Lau sạch lưỡi, ốp, rảnh trục dao
8. Đặt ốp vào rảnh
9. Đặt dao vào dưới ốp, dùng clê xiết hờ bu lông hãm ở giữa, rồi chỉnh vị
trí dao, ốp theo yêu cầu kỹ thuật
10.
Các vị trí dao cắt có thể xẩy ra khi lắp lưỡi dao như sau:

Đạt yêu cầu

32
Không đạt
yêu cầu

Không đạt
yêucầu

Hình 13.25 Các vị trí dao cắt


Cách kiểm tra, điều chỉnh độ nhô lưỡi dao có nhiều cách: Kiểm tra bằng
thước thẳng, kiểm tra bằng đồng hồ so, kiểm tra bằng dụng cụ chuyên dùng

a) b) c)
Hình 13.26 Các phương pháp kiểm tra độ nhô lưỡi dao bào thẩm
• Kiểm tra bằng thước thẳng; b) Kiểm tra bằng đồng hồ so; c) kiểm tra
bằng dụng cụ chuyên dùng
1.Mặt bàn phía sau; 2. Mặt bàn phía trước; 3. Thanh gỗ; 4. Trục dao;
5. Đồng hồ so; 6. Đồ gá; 7. Dụng cụ chuyên dùng.
Trong đó kiểm tra bằng thước thẳng dùng đơn giản hơn cả.
Kiểm tra, điều chỉnh độ nhô bằng thước thẳng được thực hiện như sau:
 Lấy một đoạn thước thẳng đặt lên mặt bàn sau, một đầu tì lên mũi dao.
Xoay nhẹ trục dao nếu thấy mũi dao vừa chạm vào mặt dưới của thước là
được, nếu thước bị đẩy lên là dao bị cao, nếu không chạm thước là bị
thấp cần điều chỉnh lại.

33
 Điều chỉnh bị cao: Dùng búa gõ nhẹ lên thước đến khi mũi dao vừa tiếp
xúc mặt dưới thước, làm như vậy cho 3 điểm trên một lưỡi dao, khi đã
chỉnh xong xiết chặt các bu lông hãm lại
 Điều chỉnh bị thấp: Nếu phía dưới lưỡi dao có lò xo thì nới lỏng các
bulông hãm để lò xo đẩy lưỡi dao lên đến khi mũi dao vừa chạm mặt
dưới thước thì vặn chặt các bu lông hãm lại. Nếu phía dưới lưỡi dao
không có lò xo dưới dao thì dùng móc hoặc tay kéo dao lên cho cao hẵn
lên rồi điều chỉnh như bị cao

• Quy trình sử dụng máy bào thẩm


Bước 1. Chuẩn bị, bao gồm:
1. Kiểm tra lại trục dao, mặt bàn thước tựa, bao che, các ốc vít liên kết các
bộ phận máy
2. Chuẩn bị nguyên liệu, đưa vào vị trí . Nguyên liệu phải được pha phôi
xong
3. Mở máy cho chạy thử không tải, để kiểm tra lần cuối
Bước 2 . Thao tác bào ( chạy máy)
a) Tay phải cầm phía sau chi tiết, bàn tay hơi khum lên, mu bàn tay và đầu
các ngón tay áp sát mặt trên chi tiết. Tay trái khum đặt lên phía trước,
ngón tay của 2 tay không được thò xuống mặt dưới của chi tiết. Hai tay
phối hợp cầm chắc, áp bề mặt chi tiết sát mặt bàn, giữ ổn định, đẩy đều
tốc độ đẩy gỗ qua trục dao
34
b) Nếu phôi ngắn hơn 400mm, mỏng hơn 30mm khi đẩy qua trục dao nhất
thiết phải có bàn gá (hình 13.26)
c) Khi bào mặt chuẩn 1 không nhất thiết phải áp sát thước tựa, nhưng khi
bào mặt chuẩn 2 thì phải áp sát mặt chuẩn 1 vào thước tựa
Bước 3 . Dừng máy
1. Khi gia công xong, muốn dừng máy phải ấn nút dừng, rồi cắt cầu dao để
trục dao ngừng hẳn, rồi mới gạt phoi, quét dọn , lau chùi máy
2. Sản phẩm gia công xong, xếp ngay ngắn lên pallet, thống kê số lượng
trước khi chuyển đến công đọan sau

1. b)
Hình 13.26: Thao tác bào gỗ trên máy bào thẩm dẩy thủ công
a) Bào gỗ không dùng bàn gá; b) Bào gỗ ngắn dùng bàn gá
• Kiểm tra chất lượng mặt gia công
Nội dung kiểm tra chất lượng mặt gia công trên máy bào thẩm tương tự như
đối với bào thẩm thủ công.

35
1. Quy trình và cách thức thực hiện công việc
2.1. Quy trình thực hiện và tiêu chuẩn thực hiện
 Quy Trình sử dụng máy bào thẩm:

Đưa nguyên liệu vào vị trí máy

Kiểm tra, điều chỉnh máy

Chạy thử máy và bào thử

Không đạt
Kiểm tra
chất lượng mặt Không đạt
gia công, góc
vuông ….

Kiểm tra
định kỳ chất
Bào hàng loạt
lượng mặt gia
công,…

Đạt
Xếp vào nơi quy định

- Tiêu chuẩn thực hiện: như phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc E06
o Cách thức thực hiện
11.Khi làm việc công nhân phải mặc quần áo gọn gang, Tay áo phải cài
khuy hoặc xoắn cao, tóc búi gọn ( đối vơi nữ) , mang khẩu trang, kính
bảo hộ lao động, không được mang găng tay
12.Phần trục dao không làm việc, phải được che kín bằng ốp che
13.Tư thế làm việc thoải mái, không gò bó, không vơi tay quá xa đề phòng
mất đà ngã vào trục dao
14.Không để ngón tay thò xuống đến mặt dưới chi tiết đề phòng dao ăn tay
15.Mỗi mặt thường bào từ 2-3 lần, mỗi lần đưa gõ trở lại bàn trước phải
nhấc lên không được trượt qua trục dao.

36
16.Những chi tiết nhỏ, mỏng , ngắn phải có tay đẩy phụ hoặc bộ gá (như
hình 13.25.b). Chú ý những chi tiết có mắt, nứt.
Các lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục
Bảng 13.3 Các khuyết tật nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Khuyết tật Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1.Bề mặt gia - Nếu xước toàn bộ: Do - Đổi chiều đẩy gỗ
công bị xước. bào ngược thớ - Điều chỉnh vị trí ốp dao
- Nếu xước cục bộ: do
đặt ốp xa lưỡi
2. Có vết hằn trên Do dao cùn, sút mẻ hoặc Mài, thay lưỡi hoặc lắp lại ốp
bề mặt có hiện tượng bị dắt phoi dao
3. Có vết gợn Do trục dao bị rung - Kiểm tra và cân bằng lại trục
sóng lớn không động, độ nhô của lưỡi dao, căn chỉnh lại độ nhô lưỡi
đều dao không đều dao.
4.Ở cuối chi tiết - Do mặt bàn sau bị thấp -Điều chỉnh lại mawth bàn sau
bị lẹm hơn dao cắt. - Giữ áp sát mặt bàn từ đầu đến
- Hoặc khi đẩy gỗ đến cuối
đoạn cuối bị nhấn chìm
xuống.
5.Hai mặt chuẩn - Do thước tựa không - Chỉnh lại thước tựa
không vuông góc vuông với mặt bàn.
với nhau - Do lưỡi dao lắp bên cao - Chỉnh lại lưỡi bào.
bên thấp.
-Do khi bào không áp - Đẩy gỗ áp sát đều thước tựa
sát vào thước tựa

2. Bài tập và sản phẩm thực hiện của học viên

37
Bài tập 1: Mài tháo lắp lưỡi dao máy bào thẩm
Bối cảnh: Lưỡi dao lưỡi bào thẩm đã bị cùn cần phải mài lại
Nhiệm vụ của từng nhóm nhỏ (5-6 học viên): Tháo lưỡi dao ra khỏi
máy bào, mài lưỡi dao trên máy mài đẩy thủ công/máy đẩy cơ giới,
lắp lưỡi dao trở lại máy bào ban đầu
Nguồn lực thực hiện:
+ Máy mài đẩy thủ công: 1 máy/lớp (18HV)
+ Máy mài đẩy cơ giới: 1máy/lớp (18HV)
+ Đá mài thô CN: 1viên / lớp
+ Đá mài tinh: 1 viên/lớp
Sản phẩm và thời gian thực hiện: Mỗi mỗi nhóm thực hiện tháo,
mài, lắp một bộ lưỡi dao máy bào thẩm trong thời gian 2 giờ
Bài tập 2: Bào mặt phẳng trên máy bào thẩm
Bối cảnh: các chi tiết thẳng của một loại sản phẩm đã được pha phôi,
lưỡi dao đã lắp sẵn đạt yêu cầu sử dụng trên máy.
Nhiệm vụ từng cá nhân: Vận dụng quy trình và kỹ thuật sử dụng
bào mặt chuẩn 1 bộ chi tiết sản phẩm ghế vuông.
Điều kiện thực hiện công việc:
+ Máy bào thẩm: 1 máy/tổ (15-18HV)
+ Phôi ghế vuông: 1 bộ/HV
Sản phẩm và thời gian thực hiện: 1 bộ phôi ghế vuông được bào 2
mặt chuẩn trong thời gian: 20phút

3. Đánh giá kết quả học tập

38
Bài tập 1:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá


- Sự phù hợp của lưỡi bào: Góc - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn thực
mài, độ nhẵn, độ sắc hiện. Kiểm tra và thử lưỡi bào;
- Phương pháp mài lưỡi bào - Giám sát thao tác của người làm trong quá
đúng theo qui trình công nghệ; trình thực hiện;
- An toàn cho người, thiết bị và - Theo dõi thao tác của người làm đối chiếu
dụng cụ với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn;
- Sự phù hợp giữa thời gian mài - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với thời
với định mức. gian định mức.
Bài tập 2:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Độ chính xác của chi tiết gia - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn thực
công: Phẳng, nhẵn, vuông góc. hiện;
- Phương pháp bào đúng theo qui - Giám sát thao tác của người làm trong
trình công nghệ; quá trình thực hiện;
- An toàn cho người, thiết bị và - Theo dõi thao tác của người làm đối
dụng cụ; chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn;
- Sự phù hợp giữa thời gian lắp - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với
với định mức thời gian. thời gian định mức.
4. Hướng dẫn tự học
 Các nội dung chính cần ghi nhớ:
+ Vị trí công nghệ của lưỡi, ốp dao: Độ nhô của lưỡi dao ra khỏi trục,
khoảng cách từ đầu ốp đến đầu lưỡi
+ Vị trí công nghệ của bàn máy: Bàn trước bằng hoặc thấp hơn vòng tròn
cắt 0,025mm, bàn sau thấp hơn bàn trước 0,8¸1,5mm
+ Khi bào những chi tiết mỏng, ngắn không được cần trực tiếp chi tiết mà
phải dùng bàn gá phụ để đẩy
+ Kiểm tra mặt phẳng bằng mặt bàn của máy, kiểm tra góc vuông bằng
thước vuông

39
+ Các khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục
 Tài liệu tham khảo:
+Nguyễn Bá Đại, Trần Văn Hân, Trịnh Quốc Đạt – Giáo trình Công nghệ
mộc, Bộ Lâm Nghiệp – Hà Nội 1992
+ Phạm Quang Đẩu, Phạm Quốc Phú: Máy Gia công Gỗ, NXB Công nhân
kỹ thuật Hà Nội -1982
+ Trần Ngọc thiệp, Võ Thành Minh, Đặng Đình Bôi: Công Nghệ Xẻ Mộc -
Trường Đại học Lâm Nghiệp – Hà Nội 1992.
+ http://www.daihuvietnam.com
+ http://www.quocduy.com
+ http://www.yowcheng.com

Bài 4
KỸ THUẬT SỬ DỤNG MÁY BÀO CUỐN

40
Mục tiêu của bài:
17.Trình bày được cấu tạo, công dụng, qui trình sử dụng máy bào cuốn
18.Mài, lắp lưỡi dao và gia công được mặt phẳng trên máy bào cuốn đảm
bảo chất lượng
19.An toàn lao động trong quá trình gia công mặt phẳng bằng máy bào cuốn
1 Các kiến thức cần thiết để thực hiện công việc
1.1 Công dụng, cấu tạo của máy bào cuốn
1.1.1 Công dụng: Máy bào cuốn dùng để bào đạt kích thước chiều dày, rộng,
độ sạch, độ nhẵn theo yêu cầu của phôi thẳng, trên những mặt đối diện
với mặt chuẩn đã được máy bào thẩm gia công; Dùng để bào bề mặt các
tấm ván. Ngoài ra trong trường hợp đặc biệt có thêm đồ gá, nó còn có thể
bào được mặt định hình của chi tiết thẳng, bào được các phôi có bề mặt
cong.
 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bào cuốn
 Cũng như máy bào thẩm, máy bào cuốn cũng có nhiều kiểu dáng
chi tiết, kích thước và công suất khác nhau. Hình 13.27 Giới thiệu
hình ảnh bên ngoài một kiểu máy bào cuốn một mặt.
 Cấu tạo: Máy bào cuốn tuỳ theo hãng sản xuất và yêu cầu sử
dụng mà có kiểu dáng, thông số kỹ thuật khác nhau
Cụm cơ cấu bẻ Tay quay
phoi và bao che nâng hạ bàn
trục dao máy
Bao che bộ hệ
Bàn máy thống truyền
động đẩy
Bao che bộ Đinh ốc
truyền đai khoá trục
tay quay

Hộp công
Mô tơ điện tắc điện

Hình 13.27 Hình ảnh bên ngoài của một kiểu máy bào cuốn một mặt

41
Về mặt nguyên lý cấu tạo máy bào cuốn có sơ đồ như hình 13.28

42
Hình 13.28 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo máy bào cuốn một mặt
2 Ru lô đẩy gỗ phía trên (trước ); 2. Cơ cấu nén bẻ phoi; 3. Trục dao;
4. Cơ cấu nén cạo phoi; 5. Ru lô đẩy gỗ phía trên ( sau); 6. Ru lô dưới; 7.
Bàn máy; 8. Cơ cấu chống lùi
Trục dao 3 của máy bào cuốn có cấu tạo giống như trục dao máy bào thẩm và
được lắp trên hai gối đỡ ổ bi cầu phía trên mặt bàn. Trục dao nhận chuyển động
quay từ động cơ thông qua bộ truyền đai. Trục đẩy phía trên 1 và 5 gắn với bộ
phận nằm phía trên bàn máy và có thể điều chỉnh được vị trí nhờ hai con bu
lông ở hai đầu mỗi trục. Hai trục này thực hiện chuyển động đẩy nhờ động cơ
điện (cùng động với trục dao), bộ truyền đai, bánh răng giảm tốc. Trục đẩy có
răng khía 1 có cấu tạo thành nhiều đoạn, bên trong có các ống cao su nhờ vậy
mà có thể đẩy được đồng thời các phôi có chiều dày khác nhau (hình 13.29)
Cái nén bẻ phoi 2 (nén trước) thường là một cái chụp bao quanh trục dao có
thể nguyên khối hoặc phân đoạn. Lực nén có thể là quả tạ hoặc lò xo. Lực nén
có thể đạt từ 9,8 – 24,55N/cm 2 . Thanh nét 4 (nén sau), trực tiếp nén lên ván đã
gia công. Do chiều dày ván gia công là đồng đều nên cơ cấu nén này thường là
liền khối.
 Nguyên lý hoạt động:
Khi động điện lắp bên thân máy hoạt động, truyền chuyển động quay cho trục
dao thông qua bộ truyền đai. Khi làm việc, người thao tác điều chỉnh đô cao
của bàn máy cho phù hợp với kích thước bào rồi áp mặt chuẩn vào mặt bàn đẩy
vào để các ru lô đẩy gỗ vào máy, khi gỗ tiếp xúc với lưỡi dao sẻ được các lưỡi
dao gia công bề mặt.
 Cấu tạo và chức năng một số bộ phân chủ yếu của máy
a) Các bộ phận cơ bản

43
 Động lực : thường dùng là động cơ điện có công suất 4,5 –
7,5KW
 Hệ thống truyền động: Gồm có các bộ truyền động sau:
+ Bộ truyền động cắt: Thường dùng là bộ truyền đai hình thang, dùng
để truyền công suất và chuyển động quay từ động cơ đến trục dao
+ Bộ truyền động đẩy: Là tập hợp gồm bộ truyền đai và các bộ truyền
bánh răng giảm tốc, dùng để truyền công suất và chuyển động quay từ
động cơ đến các ru lô đẩy phia trên

44
Hình 13.29 Sơ đồ cấu tạo bộ truyền động đẩy
1. Bộ phận đẩy gỗ : Gồm có các ru lô đẩy gỗ phía trên và các ru lô đẩy gỗ
phía dưới.
Ru lô phía trên trước: Có dạng hình trụ có thể liền khối có khía hoặc phân
thành nhiều đoạn có khía

45
Hình 13.30 Trục đẩy gỗ có khía của máy bào cuốn
1- Gối đỡ trục; 2- Cột đỡ; 3- Đoạn trục khía; 4- Ống cao su; 5- Trục; 6- Phôi gỗ
- Bề mặt ru lô trên có răng khía để tăng khả năng bám đẩy cho ru lô; ru
lô phân đoạn phía trong có lồng các ống cao su có khả năng đàn hồi nên
một lúc có thể bào được nhiều thanh gỗ có độ dày khác nhau
- Nhưng khả thay đổi chiều dày của đoạn trục lớn nhất chỉ tới 6mm vì
vậy các thanh gỗ cho vào chỉ được phép chênh độ dày từ 1 – 4mm
- Ru lô trên có hình trụ liền khối bề mặt nhẵn để sau khi bào, chi tiết đi
qua nó bề mặt chi tiết không bị nén gây vết lõm.
- Các ru lô trên được treo trên những bu lông và có hệ thống lò xo đàn
hồi.
- Để có khả năng bám đẩy gỗ ngưới ta bố trí ru lô trên trước thấp hơn
vòng tròn cắt 2mm, ru lô trên sau thấp hơn vòng tròn cắt 1mm.
- Ru lô dưới: có cấu tạo như ru lô trên sau và được gá phía dưới mặt bà,
được bố trí song song mặt bà nhưng cao hơn so với mặt bà khoảng 0,2 –
0,3 mm. Các ru lô này đóng vai trò như con lăn để giảm ma sát giữa mặt
bàn và gỗ.
Bộ phận cắt: Gồm có trục dao, ốp dao và lưỡi dao ( như máy bào thẩm )
b) Các bộ phận khác

46
Cơ cấu nén bẻ phoi ( nén trước )
Cơ cấu nén bẻ phoi thường là
một cái chụp bao quanh phía
trước trục dao có tác dụng nén
giữ gỗ ổn định cho quá trình cắt
gọt và bẻ gãy phoi, ngăn chặn
khả năng xước sâu xuống bề mặt. Hình 13. 31: Cơ cấu nén bẻ phoi
Cơ cấu tạo phoi, cơ cấu này có tác dụng vừa nén giữ gỗ ổn định cho quá trình
cắt gọt vừa cạo rạch phoi rơi trên bề mặt đã gia công để tránh những vết hằn do
ru lô nén phoi in lên bề mặt đã gia công.
Bàn máy và cơ cấu nâng hạ bàn máy

Hình 13.32: Cơ cấu nâng hạ bàn máy


Bàn máy là một tấm phẳng được làm bằng gang hoặc thép có thể dịch chuyển
nâng hạ lên xuống tùy theo chiều dày gỗ đưa vào. Cơ cấu nâng hạ lên xuống
tùy theo chiều dày gỗ đưa vào. Cơ cấu nâng hạ bàn máy có nguyên lý cấu tạo
như trên hình 13.31
 Kỹ thuật mài lưỡi bào cuốn:
- Kỹ thuật mài lưỡi bào cuốn tương tự như kỹ thật mài lưỡi bào thẩm.
 Kỹ thuật lắp lưỡi bào cuốn: Kỹ thuật tháo lắp lưỡi bào cuốn
hoàn toàn như đối với máy bào thẩm, tuy nhiêm khi kiểm tra căn
chỉnh lưỡi dao không thể dùng thước thẳng mà chỉ dùng đồ hồ so
hoặc dụng cụ chuyên dùng.
 Quy trình sử dụng máy bào cuốn
2.2.1 Chuẩn bị máy bào cuốn trước khi
làm việc
2. Lắp và chỉnh lưỡi dao
47
Lắp và chỉnh lưỡi dao cơ bản như bào thẩm, chỉ khác kiểm tra độ nhô lưỡi
dao thường dùng đồng hồ so hoặc dụng cụ chuyên dùng

48
49
50
3. Kiểm tra điều chỉnh mặt bàn
Yêu cầu của mặt bàn phải nhẵn, phẳng và song song với trục dao.
Trục dao
Kiểm tra độ song song
Đoạn gỗ
giữa mặt bàn và trục dao
bằng cách đặt 2 đoạn gỗ
ngắn có kích thước bằng
nhau lên 2 bên mặt bàn
phía dưới trục dao, dùng
tay quay nâng bàn máy
lên, quat sát đường tiếp
xúc giữa trục dao và 2
`
đoạn gỗ nếu đều nhau thì
bàn song song trục dao, Hình 13.32 Phương pháp kiểm tra điều chỉnh bàn
nếu không đều thì điều máy bào cuốn
chỉnh lại cho đều
bằng cách xoay con đai ốc ăn khớp với trục ren đỡ mặt bàn.
4. Kiểm tra điều chỉnh hệ thống ru lô, cơ cấu nén cạo phoi, cơ cấu nén
bẻ phoi
51
Kiểm độ song song của các rulô: tương tự như kiểm tra độ song song của
mặt bàn
Điều chỉnh vị trí của các ru lô trên , bộ phận bẻ phoi, cạo phoi:

Hình 13.33 Phương pháp kiểm tra, điều chỉnh ru lô trên, cơ cấu bẻ phoi, cạo
phoi.
Cách điều chỉnh đơn giản thực hiện như sau: Nâng toàn bộ các ru lô trên ,
cơ cấu nén bẻ phoi, cơ cấu nén cạo phoi cao hơn vòng tròn cắt. Dùng 2
thanh gỗ thẳng kích thước bằng nhau đặt lên 2 bên mặt bàn, dùng tay quay
nâng mặt bàn lên đến khi cạnh cắt chính của dao tiếp xúc với mặt trên 2
thanh gỗ thì điều chỉnh hạ cơ cấu cạo phoi xuống tiếp xúc với mặt trên của 2
thanh gỗ thì định vị chặt lại , tiếp tục dùng tay quay hạ mặt bàn xuống 1 mm
thì hạ ru lô trên sau xuống, khi tiếp xúc với mặt trên của 2 thanh gỗ thì định
vị chặt lại. Cuối cùng hạ mặt bàn xuống 1 mm rồi điều chỉnh hạ ru lô trên
trước và cơ cấu nén bẻ phoi xuống tiếp xúc với mặt trên của 2 thanh gỗ thì
định vị chặt lại.
Chú ý:
- Thường khi quay 1 vòng tay quay nâng hạ bàn thì bàn nâng lên 0,5mm
- Có thể nhìn vào thước lấy cở bào bên thân máy để biết vị trí bàn máy
Điều chỉnh ru lô dưới
Dùng 1 thước gỗ thẳng đặt gác lên 2 rulô dưới, dùng tay xoay từng ru lô
dưới, nếu thấy thước bị xê dịch nhẹ là được, nếu thước bị xê dịch mạnh là
bị cao cần điều chỉnh hạ xuống (vặn con bulông ở dưới mỗi đầu trục rulô),
nếu thước không bi xê dịch là thấp cần nâng ru lô lên

52
Hình 13.34 Điều chỉnh rulô dưới
Qui trình sử dụng máy bào cuốn
Bước 1. Chuẩn bị
- Chuẩn bị máy:
+ Lắp và chỉnh lưỡi dao: Như máy bào thẩm, chỉ khác các kiểm tra độ nhô
lưỡi dao thường bằng dụng cụ chuyên dùng hoặc đồng hồ so
+ Kiểm tra mặt bàn, hệ thống ru lô trên dưới, cơ cấu ném bẻ phoi, cạo phoi
+ Kiểm tra hệ thống truyền động, các ốc vít của máy
+ Kiểm tra hệ thống điện...
- Chuẩn bị nguyên liệu:
Nhận nguyên liệu từ công đoạn trước (máy bào thẩm), chiều dài ngắn nhất của
nguyên liệu lớn hơn khoảng cách giữa 2 ru lô 5cm; độ dày nhỏ nhất 5mm, phân
loại (theo chiều dày, rộng) đưa vào vị trí thích hợp, số lượng vừa đủ.
Bước 2. Chạy máy
- Công nhân chính:
Đứng phía trước bàn máy, có nhiệm vụ khởi động máy, điều chỉnh bàn máy
lấy kích thước gia công, lựa chọn chế độ cắt cho phù hợp với gỗ và yêu cầu
chất lượng sản phẩm
Thường tốc độ đẩy với gỗ mềm 10 -24m/ph, gỗ cứng 8-10m/ph; lượng ăn
dao thường từ 0,5 -1mm
- Công nhân phụ:
Đứng phía sau, có nhiệm vụ lấy sản phẩm ra xếp ngay ngắn theo quy cách
lên pallet, lấy nguyên liệu ra đưa trở lại cho công nhân chính để bào tiếp
Bước 3 Dừng máy

53
Khi muốn dừng máy, chỉ việc ấn nút dừng (0/ OFF/ Stop) rồi ngắt cầu dao
điện, chờ máy dừng hẵn mới tiến hành vệ sinh công nghiệp. Sắp xếp sản
phẩm ngay ngắn lên pallet thống kê số lượng và hết ca phải bàn giao máy
cho ca sau.
 Các khuyết tật, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi gia công chi
tiết trên máy bào cuốn
Khuyết tật Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Bề mặt bị xước - Xước cục bộ: Do khoảng - Lắp lại lưỡi ốp dao
cách từ đầu ốp đến đầu lưỡi - Đổi đầu đẩy gỗ
quá xa
- Xước toàn bộ: do bào ngược
thớ
Có vết hằn trên bề Dao cùn hoặc sứt mẻ hay bị dắt Mài, thay lưỡi dao;
mặt gia công phoi ở giữa dao và ốp lắp lại ốp dao
Có vết sóng gợn trên -Trục dao bị rung động - Kiểm tra cân bằng
bề mặt - Độ nhô của lưỡi dao không lại trục dao hoặc thay
đều ổ bi trục
- Cân chỉnh lại lưỡi
dao
Bề mặt gia công - Ru lô phía dưới không song - Điều chỉnh lại ru lô
không song song mặt song mặt bàn dưới
chuẩn - Lắp lưỡi dao bên cao bên thấp - Chỉnh lại lưỡi dao
Phần đầu, phần cuối Do ru lô dưới quá cao Cân chỉnh lại ru lô
hoặc cả đầu cả cuối dưới
độ nhẵn không đảm
bảo

 Những quy định về an toàn khi sử dụng máy bào cuốn


- Khi làm việc công nhân phải mặc quần áo gọn gang, tai áo phải cài khuy
hoặc xoắn cao, tóc búi gọn ( đối vơi nữ) , mang khẩu trang, kính bảo hộ lao
động
54
- Khi vận hành phải đóng hộp che trục dao
- Không được bào những chi tiết có chiều dài ngắn hơn khoảng các giữa 2
ru lô. Nếu bắt buộcphải bào thì phải có bộ gá chắc chắn. Không được bào
những chi tiết chênh lệch về chiều dày từ 5mm trở lên
- Khi bào gỗ bị kẹt phải dừng máy, đợi cho máy dừng hẵn mơi hạ bàn máy
xuống. Không được dùng vật gì đó đóng vào đầu thanh gỗ.
- Khi đứng thao tác phải đưng né sang một bên, đề phòng gỗ phóng lui.
- Không dùng ngực, bụng tỳ vào gỗ để đẩy
3 Quy trình và cách thức thực hiện công việc
2.1 Quy trình và tiêu chuẩn thực hiện công việc

Quy trình chuẩn bị máy Quy trình gia công chi tiết trên
máy
Lắp chỉnh lưỡi dao Đưa nguyên liệu vào vị
(nếu lưỡi dao cần trí máy
phải thay/ điều
chỉnh) Lấy cữ bào (điều chỉnh
Kiểm tra điều chỉnh vị trí mặt bàn)
mặt bàn
Khởi động máy
Kiểm tra, điều chỉnh
hệ thống ru lô Đưa gỗ vào máy bào
trên/dưới, cơ cấu bẻ
phoi, cạo phoi Lấy gỗ ra khỏi máy

Gia công Khôn


thử để kiểm Kiểm tra Không
g định kỳ kích
tra đạt đạt
thước bào
Đạ
t Đạt
Kết thúc
Xếp vào nơi qui định

Tiêu chuẩn thực hiện (theo phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc E07 và E09)
2.2 Các lỗi thường gặp và cách khắc phục: Như mục 1.5
4 Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
Bài tập 1: Chuẩn bị máy trước khi làm việc

55
Bối cảnh: Lưỡi dao máy bào đã được mài nhưng chưa lắp, các bộ phận máy
có thể đã có sai lệch vị trí so với thiết kế.
Nhiệm vụ của nhóm nhỏ (5-6HV): Lắp lưỡi dao, kiểm tra điều chỉnh các bộ
phận: mặt bàn; ru lô trên, dưới, cơ cấu bẻ phoi, cơ cấu cạo phoi cho đảm bảo
yêu cầu gia công.
Điều kiện thực hiện: Máy bào cuốn và hộp đồ nghề kèm theo máy: 1 máy/tổ
Sản phẩm và thời gian thực hiện: Một máy bào cuốn được chuẩn bị hoàn
chỉnh đảm bảo yêu cầu gia công trong khoảng thời gian: 2 giờ
Bài tập 2: Gia công mặt phẳng trên máy bào cuốn
Bối cảnh: Các chi tiết của ghế vuông đã được từng học viên bào các mặt
chuẩn trên máy bào thẩm, hai mặt đối diện còn lại của mỗi chi tiết chưa được
bào.
Nhiệm vụ của từng cá nhân: Sử dụng bộ chi tiết đã bào mặt chuẩn trên máy
bào thẩm ở bài tập 2 bài 13.03 bào hai mặt đối diện còn lại của mỗi chi tiết.
Điều kiện thực hiện: Máy bào cuốn và hộp đồ nghề kèm theo máy: 1 máy/tổ
Bộ phôi ghế vuông đã bào mặt chuẩn: 1bộ/hv
Sản phẩm và thời gian thực hiện: Một bộ phôi ghế vuông được bào hoàn
thiện trong khoảng thời gian 20 phút.
5 Đánh giá kết qủa học tập của học viên
Bài tập 1:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá


- Quy trình thực hiện - Quan sát đối chiếu với quy trình chuẩn
- Sản phẩm thực hiện: Độ chính - Giám sát sự hoạt động của máy, kiểm tra
xác về vị trí của các bộ phận độ nhẵn bề mặt bằng mắt, kích thước gia
máy và chất lượng sản phẩm gia công bằng thước cặp.
công thử.
- An toàn cho người, thiết bị và - Theo dõi thao tác của người làm đối chiếu
dụng cụ với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn;
- Sự phù hợp giữa thời gian mài - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với thời
với định mức. gian định mức.
Bài tập 2:

56
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Quy trình thực hiện công việc: - Quan sát đối chiếu với quy trình chuẩn
- Sản phẩm thực hiện: Độ nhẵn, - Kiểm tra độ nhẵn bề mặt bằng mắt, kích
kích thước gia công. thước gia công bằng thước cặp.
- An toàn cho người, thiết bị và - Theo dõi thao tác của người làm đối
dụng cụ; chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn;
- Sự phù hợp giữa thời gian lắp - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với
với định mức thời gian. thời gian định mức.
5. Hướng dẫn tự học
20.Các nội dung chính cần ghi nhớ:
+ Các vị trí công nghệ của lưỡi, ốp dao, cơ cấu bẻ phoi, cạo phoi, ru lô trên,
dưới
+ Các khuyết tật khi gia công, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
21.Tài liệu tham khảo:
+Nguyễn Bá Đại, Trần Văn Hân, Trịnh Quốc Đạt – Giáo trình Công nghệ
mộc, Bộ Lâm Nghiệp – Hà Nội 1992
+ Phạm Quang Đẩu, Phạm Quốc Phú: Máy Gia công Gỗ, NXB Công nhân
kỹ thuật Hà Nội -1982
+ Trần Ngọc thiệp, Võ Thành Minh, Đặng Đình Bôi: Công Nghệ Xẻ Mộc -
Trường Đại học Lâm Nghiệp – Hà Nội 1992.
+ Trần Ngọc Thiệp, Hoàng Thúc Đệ, Đào Hùng, Nguyễn Văn Nhân, Hoàng
Việt: Bài giảng Cơ giới hoá và tự động hoá trong chế biến Lâm sản, Trường
Đại học Lâm nghiệp 1993.
+ http://www.daihuvietnam.com
+ http://www.quocduy.com
+ http://www.yowcheng.com

Bài 5
KỸ THUẬT SỬ DỤNG MÁY BÀO CẦM TAY

57
Mục tiêu của bài:
22.Trình bày được cấu tạo, công dụng, qui trình sử dụng máy bào cầm tay
23.Mài, lắp lưỡi dao và gia công được mặt phẳng trên máy bào cầm tay
đảm bảo chất lượng
24.An toàn lao động trong quá trình bào mặt phẳng bằng máy bào cầm tay
Các kiến thức cần thiết để thực hiện công việc
Công dụng, cấu tạo của bào cầm tay
Công dụng: Dùng để bào nhẵn phẳng các bề mặt phẳng của các chi tiết
Cấu tạo của bào cầm tay model 1902
Máy bào cầm tay tuỳ theo
hãng sản xuất mà có kiểu
dáng khác nhau. Nhưng về
mặt cấu tạo nói chung có các
bộ phận sau: Động cơ điện;
Trục dao; Mặt trước; Mặt
sau; Tay nắm; công tắc điện;
núm điều chỉnh độ sâu bào;
nắp máy.
Ngoài ra trên máy còn có Hình 13.35
một số bộ phận khác như
chổi than; núm khóa công tắc

Kỹ thuật mài lưỡi bào
Để chất lượng bề mặt bào được tốt thì lưỡi bào luôn phải sắc. Tuy nhiên sau một
thời gian bào nhất định lưỡi bào sẽ bị mòn. Để mài lưỡi ta sử dụng bàn kẹp lưỡi bào.

Hình 13.36 Lắp lưỡi bào vào bàn gá kẹp Hình 13.37 Mài lưỡi bào
58
25.Đầu tiên, nới lỏng hai đai ốc trên bàn gá kẹp và cho hai lưỡi dao vào
rảnh trên bàn kẹp sao cho chúng tiếp xúc với mặt đáy rảnh. Sau đó xiết
chặt cánh đai ốc lại.
26.Nhấn chìm đá mài trong nước khoảng 2-3 phút trước lúc mài. Nắm giữ
bàn kẹp rồi đặt cho cả hai lưỡi bào tiếp xúc với bề mặt đá mài sao cho
cùng một lúc góc mài như nhau. Rồi tiến hành mài như với lưỡi bào
thẩm thủ công
Kỹ thuật tháo, lắp lưỡi bào, điều chỉnh độ sâu cắt.
Tháo lưỡi bào
27.Trước khi tháo lưỡi bào thì phải
tắt máy và rút phích điện ra
28.Đối với lưỡi bào tiêu chuẩn: Để
thao lưỡi bào lưỡi bào ra khỏi
trục, ta dùng dụng cụ tháo tháo
rời ba vít , nắp đậy rơi ra cùng
với lưỡi bào
Hình 13.38 Tháo lưỡi bào

29.Đối với lưỡi bào mini chỉ việc nới lỏng 3 bu lông hãm rồi dùng tay kéo
lưỡi bào ra theo phương dọc trục dao
Lắp lưỡi bào
- Với lưỡi bào tiêu chuẩn: Để lắp lưỡi bào
trước hết lau chùi sạnh lưỡi, trục, nắp đậy,
dùng lưỡi bào đúng, đều về kích thước và
trọng lượng (để trục quay cân băng không/
ít bị rung). Đặt lưỡi dao lên vị trí lắp ở trên
trục nằm trên tấm điều chỉnh rồi điệu chỉnh
vị trí tấm điều chỉnh sao cho lưỡi dao nhô
đúng cao bằng mặt bào phía sau . Sau đó Hình 13.40 Lắp lưỡi bào mini
đậy nắp đậy và đặt các vít hãm vào vị trí
1. Bu lông hãm lưỡi dao
ban đầu rồi vặt chặt các vít hãm lại.

59
- Với lưỡi bào mini: Khi lắp chỉ việc luồn 2. Trục dao
dao vào vị trí trên bộ phận khay lắp dao sao 4. Nắp trục dao
cho rảnh phía sau dao ăn khớp với gờ trên 16. Bộ phận khay lắp dao
khay rồi xiết chặt các bulông hãm lại
18. Dao bào mini
19. Đường rảnh
Điều chỉnh độ sâu cắt
Độ sâu cắt có thể điều chỉnh được bằng
núm vặn phía trước của máy. Nếu vặn theo
chiều kim đồng hồ mặt bàn trước cao hơn
mặt bàn sau, độ sâu bào lớn (chiều dày
phoi lớn). Nếu vặn ngược chiều kim đồng
hồ độ sau bào nhỏ (chiều dày phoi nhỏ).
Độ sâu cắt tuỳ thuộc vào độ nhấp nhô trên
bề mặt phôi gia công và yêu cầu chất lượng
Hình 13.41 Điều chỉnh độ sâu bào
độ nhẵn
Kỹ thuật sử dụng máy (vận hành bào)
30.Tư thế đứng bào: Tương tự như với bào thẩm
31.Tay cầm bào: Tay phải cầm vào tay nắm, ngón cái phía trên, ngón tay trỏ
phía dưới công tắc điện, các ngón tay còn lại ôm lấy tay bào.
32.Trước hết đặt bề mặt bào lên bề mặt gỗ không cho lưỡi dao tiếp xúc gỗ.
Rồi bật công tắc đợi đến khi lưỡi dao quay tới tốc độ ổn định đẩy nhẹ
máy bào về phía trước. Ấn phía trước máy khi bắt đầu bào, ấn phía sau
khi kết thúc bào. Tốc độ và độ sâu cắt quyết định chất lượng. Cần giữ tốc
độ cắt phù hợp để không kẹt bởi dăm bào. Ở những chổ gồ ghề, độ sâu
cắt có thể tăng lên. Để có sản phẩm bào tốt bạn có thể giảm độ sâu cắt và
đẩy bào chậm lại.

60
a) b)
Hình 13.42 Thao tác bào bắt đầu và kết thúc
a: Tháo tác bắt đầu bào; Thao tác kết thúc
Ngắt điện khỏi máy Chuẩn bị nguyên liệu, dụng
cụ, thiết bị
33.Khi bào xong các mặt chuẩn, dùng cữ vạch dấu mặt đôí diện để bào nốt
các mặt còn lại của chi tiết (hình 13.8)
Tháo lưỡi bào ra Kết nối máy với nguồn điện
34.Kiểm tra độ nhẵn, phẳng , góc vuông như đối với bào thẩm thủ công
khỏi máy
Đưa nguyên liệu lên bàn
thao tác
Mài lưỡi bào
Không đạt

Điều chỉnh độ sâu cắt

Lắp lưỡi bào Bào các mặt chuẩn

Kiểm tra
Bào thử độ nhẵn, phẳng Không
để kiểm tra góc vuông đạt

Đạt Đạt
Kết thúc Cữ vạch dấu
mặt đối diện

Quy trình và cách thức thực hiện công việc


Bào mặt đối diện
2.1 Quy trình và tiêu chuẩn thực hiện công việc:
Quy trình mài mài, lắp lưỡi bào Quy trình gia công chi tiết bằng máy
Kiểm tra
bào độ nhẵn, phẳng Không
góc vuông đạt
của máy bào cần tay cầm tay
61

Xếp vào nơi quy định


Tiêu chuẩn thực hiện công việc: Như phiếu tiêu chuẩn thực hiện E10, E11, E12
Cách thức thực hiện công việc: Như đã trình bày ở mục 1.1.5
2.3 Các lỗi thườn gặp và biện pháp khắc phục:
Bảng 13.5 Các sai hỏng và biện pháp khắc phục
Các sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

62
- Bề mặt bào bị xước - Nếu xước cục bộ: do - Lắp lai ốp bào
ốp , lưỡi cách xa nhau
- Nếu xước toàn bộ: do - Đổi đầu chi tiết bào
đẩy bào ngược thớ
- Bề mặt bào không - Do đẩy bào không - Đẩy bào thẳng đều, giữ
phẳng thẳng, chổ ăn ít chổ ăn bào thăng bằng trong khi
nhiều, bào bị gục khi đến đẩy, khi đến cuối không
cuối chi tiết đẻ bào gục xuống
- Có vết hằn trên bề mặt, - Do dao cùn hoặc sứt - Mài / thay lưỡi dao
không nhẵn mẻ hoặc cói hiện tượng - Lắp lại ốp dao
dắt phoi
- Bề mặt bào bị nghiêng; - Cầu bào bị nghiêng - Kê lại cầu bào; đẩy bào
hai mặt chuẩn không hoặc bào ăn không đều ăn đều hai bên
vuông góc nhau bên nhiều bên ít
Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
Bài tập 1: Mài lắp lưỡi dao máy bào cầm tay
Bối cảnh: Lưỡi dao máy bào cầm tay đã bị cùn,sứt mẻ,.. đến kỳ phải mài lại
Nhiệm vụ của nhóm nhỏ (4 học viên): Tháo, mài, lắp lưỡi bào để đưa máy
vào sử dụng
Nguồn lực thực hiện:
+ Máy bào cầm tay và bộ đồ tháo lắp máy kèm theo: 1 bộ/nhóm
+ Đá mài thô CN : 1 viên/nhóm
+ Đá mài tinh: 1 viên/nhóm
Sản phẩm và thời gian thực hiện: Một bộ lưỡi máy bào cầm tay được mài,
lắp đảm bảo yêu cầu công nghệ trong thời gian 1 giờ.
Bài tập 2: Bào chi tiết thẳng bằng máy bào cầm tay
Bối cảnh: Mỗi học viên đã pha phôi xong một bộ chi tiết của một ghế
vuông nhưng chưa được bào bề mặt
Nhiệm vụ từng cá nhân: Sử dụng máy bào cầm tay và dụng cụ phụ trợ bào
hoàn chỉnh 01 bộ phôi ghế vuông
Nguồn lực thực hiện:

63
+ Máy bào cầm tay và bộ đồ tháo lắp máy kèm theo: 1 bộ/nhóm
+ Phôi ghế vuông: 1 bộ/học viên
+ Cữ gõ: 1cái/nhóm
Sản phẩm và thời gian thực hiện: mỗi học viên bào hoàn chỉnh 01 bộ phôi
ghế đạt kích thước và chất lượng theo tiêu chuẩn thự hiện trong thời gian 2
giờ
Đánh giá kết qủa học tập theo mục tiêu và tiêu chuẩn thực hiện
Bài tập 1:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá


- Qui trình mài, lắp lưỡi bào - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn thực
hiện. Kiểm tra và thử lưỡi bào;
- Chất lượng mài, lắp lưỡi bào: - Đánh giá độ nhẵn, sắc bằng mắt và tay.
Độ nhẵn, phẳng, sắc, góc mài. Độ - Đánh giá độ phẳng bằng thước thẳng
chặt của lưỡi dao, độ nhô của lưỡi
dao so với mặt sau của bào - Đánh giá góc mài so với góc mài của nhà
chế tạo máy.
- Đánh giá độ chặt của dao bằng tay
- Đánh giá độ nhô của dao bằng thước
thẳng và bào thử máy.
- An toàn cho người, thiết bị và - Theo dõi thao tác của người làm đối
dụng cụ; chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn;
- Sự phù hợp giữa thời gian mài - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với
với định mức. thời gian định mức.

Bài tập 2:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá


- Qui trình thực hiện gia công - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn thực
bào mặt phẳng hiện;
- Độ chính xác và chất lượng bề - Đánh giá độ nhẵn bằng mắt, tay
mặt gia công bề mặt;
64
- Đánh giá góc vuôn bằng thước vuông
- Đánh giá độ phẳng: bằng mắt và thước
thẳng
- Đánh giá kích thước gia công: bằng
thước cặp
- An toàn cho người, thiết bị và - Theo dõi thao tác của người làm đối
dụng cụ; chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn;
- Thời gian mài thực hiện - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với
thời gian định mức.
Hướng dẫn tự học
35.Các nội dung chính cần ghi nhớ:
+ Kỹ thuật mài, tháo, lắp lưỡi dao
+ Kỹ thuật bào mặt phẳng bằng máy bào cầm tay
- Tài liệu tham khảo:
+ Hướng dẫn sử dụng máy bào cầm tay kiểu 1900B/N1900B/1902/1901
của hãng Makita
+ WWW.makita.com

Bài 6
BẢO DƯỠNG MÁY BÀO CẦM TAY
Mục tiêu của bài:
36.Trình bầy được cấu tạo, qui trình bảo dưỡng máy bào cầm tay .
37.Bảo dưỡng được máy máy bào cầm tay theo đúng qui trình

65
38.An toàn trong quá trình bảo dưỡng máy bào cầm tay
Các kiến thức cần thiết để thực hiện công việc
Các dụng cụ kiểm tra chất lượng, đo, căn chỉnh máy máy bào cầm tay.
Các dụng cụ đo kiểm tra chất , đo, căn chỉnh máy bào cầm tay gồm có tuýp
10 để tháo lắp lưỡi dao, tuốc nơ vít chấu để tháo lắp vỏ máy, thước cặp để
đo kích thức gia công.
Qui trình bảo dưỡng máy bào cầm tay.
Bảo dưỡng máy nhằm làm cho máy móc thiết bị luôn luôn ở tình trạng làm
việc bình thường, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà người thiết kế đặt ra.
Mỗi một loại máy đều có hướng dẫn sử dụng và chế độ chăm sóc bảo dưỡng
riêng và được quy định bởi nhà sản xuất. Đối với các máy mới tinh các tài
liệu này sẽ được bán theo máy. Còn đối với các máy đã qua sử dụng việc
kiếm được tài liệu này là rất khó. Nhìn chung có thể khái niệm bảo dưỡng
như sau:
Bảo dưỡng là các công việc chăm sóc thường xuyên hoặc theo theo định
kỳ, có thể bổ sung thay thế vật tư, hoặc chỉ đơn thuần là các công việc lau
chùi, kiểm tra, xiết chặt… và có hai loại bảo dưỡng: bảo dưỡng thường
xuyên và bảo dưỡng định kỳ.
Bảo dưỡng thường xuyên: Được diễn ra hằng ngày, thường vào lúc đầu
giờ làm việc. Ở máy bào cầm tay kiểu 1902 không có hướng dẫn bảo
dưỡng. Nhưng ta có thể vận dụng các nội dung chung về bảo dưỡng thường
xuyên vào máy bào cầm tay.
Bảo dưỡng thường xuyên bao gồm các nội dung và quy trình như sau:
Cắt nguồn điện Kiểm tra xem xét,
khỏi máy điều chỉnh máy

Bội trơn các bề mặt


Chăm sóc lau chùi làm việc chống ma
ngoài máy sát
+ Chăm sóc lau chùi ngoài máy: Đối với máy bào cầm tay chỉ đơn giản
dùng dẻ lau lau sạch bên ngoài vỏ máy, bàn máy và trục dao.
+ Kiểm tra xem xét, điều chỉnh máy: Đối với máy bào cầm tay chủ yếu là
xem xét lưỡi dao trên trục dao, độ chặt cứng của các mối ghép đinh vít liên
kết vỏ bao che bộ truyền đai, vỏ bao che đầu mô tơ điện và vỏ bao che dây
dẫn điện bên trong tay cầm máy.
Xem xét lưỡi dao chủ yếu là kiểm tra độ sắc của lưỡi dao còn đảm bảo yêu
cầu gia công hay không, độ nhô của lưỡi dao có đều và phù hợp với mặt bàn
66
sau hay không, độ chặt của lưỡi dao ở trên trục có đảm bảo an toàn hay
không. Nếu không thì phải mài lắp lại hoặc điều chỉnh lại.
+ Bôi trơn các bề mặt làm việc: Ở máy bào cầm tay chủ yếu dùng dầu hoặc
mỡ bôi trơn bề mặt làm việc của bàn máy
Bảo dưỡng định kỳ: là các công việc chăm sóc máy theo một chu kỳ nhất
định.
- Nội dung bảo dưỡng định kỳ, ngoài những nội dung như bảo dưỡng
thường xuyên, ở máy bào cầm tay chủ yếu là tra dầu mỡ vào các ổ bi ở hai
đầu trục dao, ở hai đầu trục rôto động cơ và vào trục ren điều chỉnh độ sâu
mặt bàn
- Tra dầu mỡ vào ổ bi ở đầu trục dao và đầu rô to bên phải: Dùng tuốc nơ vít
tháo các đinh vít liên kết bao che đầu trục dao và đầu trục rôto bên phải để
lấy các nắp bao ra, rồi dùng dụng cụ mở nắp ổ bi cho mỡ vào ổ bi xong
đóng các nắp lại và vặn chắt các vít trở về trạng thái ban đầu
- Tra dầu mỡ vào ổ bi ở đầu trục dao và đầu trục rôto bên trái: Dùng tuốc nơ
vít tháo các đinh vít liên kết nắp bao che bộ truyền đai bên trái máy lấy nắp
bao che ra, tiếp theo dùng dụng cụ tháo bộ truyền đai, rồi tuốc nơ vít tháo
nắp máy bên trái ra, dùng dụng cụ mở nắp ổ bi cho mỡ vào các ổ bi xong
lắp nắp máy, bộ truyền đai và nắp bao che bộ truyền đai lại như ban đầu.
- Tra dầu vào trục ren điều chỉnh độ sâu cắt: Xoay núm điều chỉnh độ sâu
cắt ngược chiều kim đồng hồ để lấy trục ren ra ngoài để bôi dầu, xong vặn
lắp lại như ban đầu.
Kiểm tra máy sau khi bảo dưỡng máy bào cầm tay
Xem xét kỹ lưỡng, kiểm tra trạng thái làm việc của cơ cấu cắt, cơ cấu điều
chỉnh độ sâu cắt, các mối ghép ... Yêu cầu máy phải làm việc êm dịu, không
có âm thanh lạ xuất hiện, gia công thử cho chất lượng gia công đảm bảo
chất lượng.
Lưu ý: Khi ổ bi và dây đai bị mòn quá trị số cho phép (hình 13.43) thì thay
thế.

Hình 13.43 Các dạng hư hỏng ở máy bào cầm tay

67
Quy trình và cách thức thực hiện công việc
2.1 Quy trình và tiêu chuẩn thực hiện:
- Quy trình bảo dưỡng thường xuyên như đã giới thiệu ở mục 1.2 ở trêm
- Quy trình bảo dưỡng định kỳ như sau:

Cắt nguồn điện Lắp nắp bao che bộ Tháo trục ren điều
khỏi máy truyền đai bên trái chỉnh độ sâu bào

Lau chùi ngoài Tra mỡ vào trục


máy Đóng nắp các ổ bi, ren và đai ốc
lắp bộ truyền đai
bên trái
Tháo nắp bao che Kiểm tra điều
đầu trục dao và nắp chỉnh máy
bao che đầu rôto, Tra mỡ vào các ổ

Không đạt
lau chùi phía ngoài bi bên trái
các ổ bi và đầu rôto Bội trơn các bề mặt
làm việc chống ma
Lau chùi phía sát
Tháo nắp các ổ bi ngoài các ổ bi
bên phải Chạy thử để
kiểm tra
Tra mỡ vào các ổ
bi bên phải Tháo bộ truyền đai Đạt
bên trái
Kết thúc
Lắp nắp các ổ bi,
nắp bao che đầu Tháo nắp bao che
trục dao, nắp bao bộ truyền đai bên
che đầu trục rô to trái

Tiêu chuẩn thực hiện như phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc E15
2.2 Cách thức thực hiện: Như mục 1.2
Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
Bài tập giả định: Bảo dưỡng định kỳ máy bào cần tay
Bối cảnh: Máy bào cầm tay đã đến kỳ bảo dưỡng
Nhiệm vụ từng nhóm nhỏ: Bảo dưỡng định ký máy bào cần tay
Nguồn lực thực hiện:
+ Máy bào cầm tay: 1 bộ/nhóm
68
+ Mỡ bôi trơn: 0.05kg/nhóm
+ Dẻ lau: 1cái/nhóm
Sản phẩm và thời gian thực hiện: 1 máy bào được bảo dưỡng hoàn chỉnh
trong thời gian 1 giờ
Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu và tiêu chuẩn thực hiện

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá


- Máy hoạt động đảm bảo các yêu - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn
cầu kỹ thuật; thực hiện;
- Phương pháp bảo dưỡng máy - Giám sát thao tác của người làm trong
đúng theo qui trình công nghệ; quá trình thực hiện;
- An toàn cho người, thiết bị và - Theo dõi thao tác của người làm đối
dụng cụ; chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an
toàn;
- Sự phù hợp giữa thời gian mài - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với
với định mức. thời gian định mức.
Hướng dẫn tự học
Các nội dung chính cần ghi nhớ: Quy trình bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ
máy bào cầm tay
Tài liệu tham khảo:
+ Phạm Quang đẩu, Phạm Quốc Phúc: Máy gia công gỗ; NXB Công
nhân kỹ thuật – Hà Nội 1982.
+ www.makita.com

Bài 7
BẢO DƯỠNG MÁY BÀO CUỐN

Mục tiêu của bài:


39.Trình bày được cấu tạo, công dụng, qui trình bảo dưỡng máy bào cuốn .
40.Bảo dưỡng được máy bào cuốn theo đúng qui trình
41.An toàn trong quá trình bảo dưỡng máy bào cuốn

69
Các kiến thức cần thiết để thực hiện công việc
Các dụng cụ kiểm tra chất lượng, đo, căn chỉnh máy bào cuốn.
Các dụng cụ đo kiểm tra chất , đo, căn chỉnh máy bào cuốn gồm có thước
cặp, thước căn lưỡi dao, các dụng cụ tháo lắp máy có trong hộp đồ nghề của
máy.
Qui trình bảo dưỡng máy bào cuốn.
Bảo dưỡng thường xuyên: Được diễn ra hằng ngày, thường vào lúc đầu
giờ làm việc. Ở máy bào cuốn bảo dưỡng thường xuyên bao gồm các nội
dung và quy trình như sau:

Cắt nguồn điện Kiểm tra xem xét,


khỏi máy điều chỉnh máy

Bội trơn các bề mặt


Chăm sóc lau chùi làm việc chống ma
ngoài máy sát

+ Chăm sóc lau chùi ngoài máy: Dùng chổi (hoặc sung phun hơi) quét
(hoặc phun) sạch bên ngoài máy vỏ máy, bàn máy và trục dao.
+ Kiểm tra xem xét, điều chỉnh máy: Chủ yếu là xem xét lưỡi dao trên trục
dao, xem xét vị trí của các ru lô, độ chặt cứng của các mối ghép liên kết vỏ
bao che bộ truyền đai, vỏ bao che hệ thống truyền động, kiểm tra khe hở
dẫn hướng trượt đứng của bàn máy, kiểm tra cơ cấu bẻ phoi và bao che trục
dao, kiểm tra hệ thống điện.
Xem xét lưỡi dao chủ yếu là kiểm tra độ sắc của lưỡi dao còn đảm bảo yêu
cầu gia công hay không, độ nhô của lưỡi dao có đều và phù hợp với yêu cầu
gia công hay không, độ chặt của lưỡi dao ở trên trục có đảm bảo an toàn hay
không. Nếu không thì phải mài lắp lại hoặc điều chỉnh lại.
Xem xét vị trí các ru lô, cơ cấu bẻ phoi, cạo phoi: chủ yếu là vị trí công
nghệ của các ru lô, của cơ cấu cạo phoi như đã giới thiệu ở bài 4 của mô đun
này.
Kiểm tra độ chặt cứng của các mối ghép, khe hở dẫn hướng… nếu thấy vị
trí nào không đảm bảo thì điều chỉnh lại.
+ Bôi trơn các bề mặt làm việc: chủ yếu dùng dầu hoặc mỡ bôi trơn bề mặt
làm việc, bề mặt dẫn hướng trượt và trục ren nâng hạ bàn máy
Bảo dưỡng định kỳ: là các công việc chăm sóc máy theo một chu kỳ nhất
định.
70
Nội dung bảo dưỡng định kỳ, ngoài những nội dung như bảo dưỡng
thường xuyên, ở máy bào cuốn chủ yếu là tra dầu mỡ vào các ổ bi ở hai đầu
trục dao, ở các bộ truyền bánh răng của hệ thống truyền động đẩy, kiểm tra
điều chỉnh bộ truyền động đai, kiểm tra điều chỉnh then, chốt các mối
ghép…
Tra dầu mỡ vào ổ bi ở đầu trục dao: Mở nắp núm vú bơm mỡ ở hai đầu trục
dao, dùng bơm bơm mỡ vào các ổ trục. Lưu ý ổ bi ở ổ trục thuộc loại ổ bi
chịu tốc độ cao nên cầm bơm mỡ chịu tốc độ cao.
Tra dầu mỡ vào hệ thống truyền động bánh răng : Dùng dụng cụ có trong
hộp đồ nghề của máy tháo nắp bao che bộ truyền rồi thực hiện tra dầu mỡ
vào các bộ truyền và ổ trục của bộ truyền, xong lắp nắp bao che bộ truyền
lại như ban đầu.

Hình 13.44- Hệ thống truyền động đẩy máy bào cuốn một mặt

Tra dầu vào trục ren điều chỉnh nâng hạ bàn: Kéo ống bao che trục ren
xuống phía dưới rồi thực hiện bôi trơn, xong lắp lại như ban đầu.
Kiểm tra điều chỉnh bộ truyền
đai: Dây đai sau một thời gian
hoạt động sẽ bị chùng và mòn.
Nếu còn sử dụng được thì phải
căng lại bằng các điều chỉnh vị
trí các con đai ốc trên vít căng
căng đai (hình 13.45). Quy
trình thực hiện như sau:
Mở nắp bao che bộ truyền đai
® điều chỉnh sức cắng đai ®

71
lắp nắp bao che Hình 13.45 Cơ cấu căng đai máy bào cuốn
Kiểm tra điều chỉnh các mối ghép then, chốt: Ở máy bào cuốn, các mối
ghép then, chốt có ở các mối ghép bánh răng, bánh pu li, bănh tay quay của
máy. Nếu các mối ghép này bị lỏng thì phải đóng chắt lại, nếu bị hỏng thì
thay thế.
Kiểm tra máy sau khi bảo dưỡng
Xem xét kỹ lưỡng, kiểm tra trạng thái làm việc của cơ cấu cắt, cơ cấu điều
chỉnh độ sâu cắt, các mối ghép ... Yêu cầu máy phải làm việc êm dịu, không
có âm thanh lạ xuất hiện, gia công thử cho chất lượng gia công đảm bảo .
Quy trình và cách thức thực hiện công việc
2.1 Quy trình và tiêu chuẩn thực hiện:
- Quy trình bảo dưỡng thường xuyên như đã giới thiệu ở mục 1.2 ở trên

Kết thúc
Cắt nguồn điện
khỏi máy Đạt

Chạy thử để Không đạt Cắt nguồn điện


kiểm tra khỏi máy
Lau chùi ngoài
máy Đóng điện vào máy Tìm, tháo bao
che, điều chỉnh
bộ phận chưa
Tháo/ mở nắp bao Lắp nắp bao che đạt
che trục dao, bao trục dao, bao che
che bên phải, bao bên phải, trái máy
- Quy trình bảo dưỡng
che bên trái máy định kỳ như sau:
Kiểm tra, điều
chỉnh các ru lô, cơ
Lau chùi bộ phận cấu bẻ phoi, cạo
cắt, các bộ truyền phu
đai, bánh răng nằm Thay lưỡi dao
trong bao che bên
phải và bền trái
máy Tra dầu, mỡ vào
các ổ trục của trục
dao, trục ru lô, trục
Kiểm tra, điều bánh băng, trục
chỉnh các mối ghép bánh đai, bánh
ren, then, chốt của răng,72trục ren và
máy. Điều chỉnh dẫn hướng nâng hạ
sức căng đai bàn…
Tiêu chuẩn thực hiện như phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc E15
2.2 Cách thức thực hiện: Như mục 1.2
Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
Bài tập : Bảo dưỡng định kỳ máy bào cuốn
Bối cảnh: Máy bào cuốn đã đến kỳ bảo dưỡng
Nhiệm vụ từng nhóm nhỏ: Bảo dưỡng định kỳ máy bào cuốn
Nguồn lực thực hiện:
+ Máy bào cuốn: 1 máy/ tổ
+ Mỡ bôi trơn: 0.1kg/tổ
+ Chổi đót: 1 cái/tổ
+ Dẻ lau: 1cái/tổ
Sản phẩm và thời gian thực hiện: 1 máy bào cuốn được bảo dưỡng hoàn
chỉnh trong thời gian 7 giờ
Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu và tiêu chuẩn thực hiện

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

73
- Máy hoạt động đảm bảo các yêu - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn
cầu kỹ thuật; thực hiện;
- Phương pháp bảo dưỡng máy - Giám sát thao tác của người làm trong
đúng theo qui trình công nghệ; quá trình thực hiện;
- An toàn cho người, thiết bị và - Theo dõi thao tác của người làm đối
dụng cụ; chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an
toàn;
- Sự phù hợp giữa thời gian mài - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với
với định mức. thời gian định mức.
Hướng dẫn tự học
42.Những nội dung chính cần ghi nhớ
+ Quy trình bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ máy bào cuốn
+ Các vị trí công nghệ của lưỡi dao, ốp dao, cơ cấu bẻ phoi, cạo phoi, ru lô
trên, dưới
- Tài liệu tham khảo:
+Nguyễn Bá Đại, Trần Văn Hân, Trịnh Quốc Đạt – Giáo trình Công nghệ
mộc, Bộ Lâm Nghiệp – Hà Nội 1992
+ Phạm Quang Đẩu, Phạm Quốc Phúc: Máy Gia công Gỗ, NXB Công nhân
kỹ thuật Hà Nội -1982
+ http://www.daihuvietnam.com

Bài 8
BẢO DƯỠNG MÁY BÀO THẨM

Mục tiêu của bài:


43.Trình bầy được cấu tạo, qui trình bảo dưỡng máy bào thẩm
44.Bảo dưỡng được máy bào thẩm theo đúng qui trình
74
45.An toàn trong quá trình bảo dưỡng máy bào thẩm
Các kiến thức cần thiết để thực hịên công việc
Các dụng cụ kiểm tra chất lượng, đo, căn chỉnh máy bào thẩm
Các dụng cụ đo kiểm tra chất , đo, căn chỉnh máy bào cuốn gồm có thước
cặp, thước căn lưỡi dao, các dụng cụ tháo lắp máy có trong hộp đồ nghề của
máy.
Qui trình bảo dưỡng máy bào thẩm.
Bảo dưỡng thường xuyên: Được diễn ra hằng ngày, thường vào lúc đầu
giờ làm việc. Ở máy bào thẩm bảo dưỡng thường xuyên bao gồm các nội
dung và quy trình như sau:

Cắt nguồn điện Kiểm tra xem xét,


khỏi máy điều chỉnh máy

Bội trơn các bề mặt


Chăm sóc lau chùi làm việc chống ma
ngoài máy sát

+ Chăm sóc lau chùi ngoài máy: Dùng chổi (hoặc sung phun hơi) quét
(hoặc phun) sạch bên ngoài máy , bàn máy và trục dao.
+ Kiểm tra xem xét, điều chỉnh máy: Chủ yếu là xem xét lưỡi dao trên trục
dao, vị trí của các mặt bàn, của thước tựa, độ chặt cứng của các mối ghép
liên kết vỏ bao che bộ truyền đai, vỏ bao che hai bên cạnh dọc bàn máy ,
kiểm tra hệ thống điện.
Xem xét lưỡi dao chủ yếu là kiểm tra độ sắc của lưỡi dao còn đảm bảo yêu
cầu gia công hay không, độ nhô của lưỡi dao có đều và phù hợp với yêu cầu
gia công hay không, độ chặt của lưỡi dao ở trên trục có đảm bảo an toàn hay
không. Nếu không thì phải mài lắp lại hoặc điều chỉnh lại.
Xem xét điều chỉnh vị trí mặt bàn: chủ yếu là vị trí công nghệ của các bàn
máy: Bàn sau cao bằng hoặc thấp hơn vòng tròn cắt 0,025mm, bàn trước
thấp hơn bàn sau đúng bằng chiều dày phoi (thường từ 0.8 _ 1mm).
Thước tựa điều chỉnh cho vuông góc với mặt bàn (trường hợp 2 mặt chuẩn
vuông góc nhau), vị trí của thước tựa phù hợp với bề rộng của phôi gia
công.

75
Kiểm tra độ chặt cứng của các mối ghép… nếu thấy vị trí nào không đảm
bảo thì điều chỉnh lại.
+ Bôi trơn các bề mặt làm việc: chủ yếu dùng dầu hoặc mỡ bôi trơn bề mặt
làm việc của các bàn máy, trục thước tựa, bao che bộ truyền đai...
Bảo dưỡng định kỳ: là các công việc chăm sóc máy theo một chu kỳ nhất
định.
Nội dung bảo dưỡng định kỳ, ngoài những nội dung như bảo dưỡng
thường xuyên, ở máy bào thẩm chủ yếu là tra dầu mỡ vào các ổ bi ở hai đầu
trục dao, bôi trơn các ổ trục của cơ cấu nâng hạ bàn máy, kiểm tra điều
chỉnh bộ truyền động đai, kiểm tra điều chỉnh then, chốt các mối ghép…
Tra dầu mỡ vào ổ bi ở đầu trục dao: Mở nắp núm vú bơm mỡ ở hai đầu trục
dao, dùng bơm bơm mỡ vào các ổ trục. Lưu ý ổ bi ở ổ trục thuộc loại ổ bi
chịu tốc độ cao nên cầm bơm mỡ chịu tốc độ cao.
Tra dầu mỡ vào các ổ trục cơ cấu nâng hạn bàn máy : Dùng dụng cụ có
trong hộp đồ nghề của máy tháo nắp bao che rồi thực hiện tra dầu mỡ vào
các ổ trục của cơ cấu nâng hạ bàn, xong lắp nắp bao che lại như ban đầu
Kiểm tra máy sau khi bảo dưỡng
Xem xét kỹ lưỡng, kiểm tra trạng thái làm việc của cơ cấu cắt, mặt bàn, các
mối ghép ... Yêu cầu máy phải làm việc êm dịu, không có âm thanh lạ xuất
hiện, gia công thử cho chất lượng gia công đảm bảo .
Quy trình và cách thức thực hiện công việc
Cắt
2.1nguồn điện khỏi
Quy trình Thaythực
và tiêu chuẩn lưỡi dao
hiện: Kiểm tra, điều Tìm, tháo
máy chỉnh lại vị trí bao che,
- Quy trình bảo dưỡng thường xuyên như đã giới thiệu ở mục
bàn máy, T.tựa 1.2 ở trên
điều chỉnh
Lắp các nắp bao bộ phận
Lau chùi ngoài máy che lại như ban đầu chưa đạt
Đóng điện vào
máy
Tra dầu mỡ vào các Cắt nguồn
Tháo/ mở nắp bao ổ trục của trục dao, điện khỏi
che trục dao, bao che cơ cấu nâng hạ bàn máy
hai bên bàn , bao che máy…
bộ truyền đai
- Quy trình bảo dưỡng định kỳ như sau: Chạy thử để Không
kiểm tra đạt
Kiểm tra, điều
Lau chùi trục dao, bộ chỉnh các then,
truyền đai, cơ cấu chốt , bu lông, vít
nâng hạn bàn máy Kết thúc
ở các mối ghép

Kiểm tra, điều


chỉnh các mối ghép
ren, then, chốt của 76
máy. Điều chỉnh
sức căng đai
Đạt

Tiêu chuẩn thực hiện như phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc E14
2.2 Cách thức thực hiện: Như mục 1.2
Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
Bài tập : Bảo dưỡng định kỳ máy bào thẩm
Bối cảnh: Máy bào thẩm đã đến kỳ bảo dưỡng
Nhiệm vụ từng nhóm nhỏ: Bảo dưỡng định kỳ máy bào thẩm
Nguồn lực thực hiện:
+ Máy bào thẩm: 1 máy/ tổ
+ Mỡ bôi trơn: 0.1kg/tổ
+ Chổi đót: 1 cái/tổ
+ Dẻ lau: 1cái/tổ
Sản phẩm và thời gian thực hiện: 1 máy bào thẩm được bảo dưỡng hoàn
chỉnh trong thời gian 7 giờ
Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu và tiêu chuẩn thực hiện

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá


- Máy hoạt động đảm bảo các yêu - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn
cầu kỹ thuật; thực hiện;

77
- Phương pháp bảo dưỡng máy - Giám sát thao tác của người làm trong
đúng theo qui trình công nghệ; quá trình thực hiện;
- An toàn cho người, thiết bị và - Theo dõi thao tác của người làm đối
dụng cụ; chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an
toàn;
- Sự phù hợp giữa thời gian mài - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với
với định mức. thời gian định mức.
Hướng dẫn tự học
46.Những nội dung chính cần ghi nhớ:
+ Quy trình bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ máy bào thẩm
+ Các vị trí công nghệ của lưỡi dao, ốp dao, mặt bàn trước sau
- Tài liệu tham khảo:
+Nguyễn Bá Đại, Trần Văn Hân, Trịnh Quốc Đạt – Giáo trình Công nghệ
mộc, Bộ Lâm Nghiệp – Hà Nội 1992
+ Phạm Quang Đẩu, Phạm Quốc Phúc: Máy Gia công Gỗ, NXB Công nhân
kỹ thuật Hà Nội -1982
+ http://www.daihuvietnam.com

Bài 9
KỸ THUẬT SỬ DỤNG MÁY BÀO CUỐN HAI MẶT
( Bài đọc thêm )
Mục tiêu của bài:

78
- Trình bày được cấu tạo, công dụng, quy trình sử dụng máy bào cuốn hai
mặt
- Điều chỉnh máy đảm bảo yêu cầu gia công
- Vận hành máy đúng quy trình kỹ thuật
- Tác phong công nghiệp, cẩn thận học hỏi và an toàn
Các kiến thức cần thiết để thực hiện công việc
Công dụng: thường dùng để bào hai mặt song song nhau
Cấu tạo:
Máy bào cuốn hai mặt có nhiều kiểu và kích thước khác nhau, hình 13.46 giới
thiệu sơ đồ bố trí các bộ phận chính trên máy bào cuốn hai mặt GT – 610 AD
*) Thông số kỹ thuật của máy:
Máy Bào 2 Mặt 610mm - Loại Tải Nặng
( Được cung cấp bởi công ty TNHH Đại Phúc Vinh )
Model : GT-610AD
- Chiều rộng làm việc : 610 mm
- Chiều dày làm việc tối đa : 200mm
- Chiều dài bào ngắn nhất : 310 mm
- Kích thước bàn : 688 x 2667 mm
- Qui cách lưỡi dao : 610 x 6 x 38 mm
- Tốc độ trục dao :4000 v/ph
- Tốc độ cuốn phôi : 7~20 m/ph
- Môtơ trục trục dao trên : 20 HP
- Môtơ trục dao dưới :15HP
- Môtơ cuốn phôi :3 HP
- Môtơ nâng hạ bàn :1/2 HP
- Kích thước máy:2667x1145x1720 mm
-Trọng lượng máy :3000
- Điều khiển bàn bắng số
* Xuất xứ Goodtek-Đài Loan

79
Hình 13.46 sơ đồ bố trí các bộ phận chính trên máy bào cuốn 2 mặt
- Máy có một trục dao ở phía dưới và 1 trục dao ở phía trên. Băng tải xích đẩy
phôi, ru lô đẩy gỗ phía trên, cùng với trục dao trên... tạo thành một khối nằm
phía trên mặt bàn máy và có thể thay đổi được vị trí chiều cao cho phù hợp với
chiều dày phôi nhờ động cơ điện, hộp giảm tốc, bộ truyền vít me và các dẫn
hướng đứng ở hai bên máy.
- Trục dao dưới và trục dao trên có cấu tạo như trục dao máy bào cuốn một mặt,
tuy nhiên khi muốn tháo lắp lưỡi ở trục dao dưới ta phải tháo toàn bộ trục dao
này ra một máng đỡ trục trên thân máy, tháo, mài, lắp xong ta lại đưa trục dao
vào vị trí như cũ.
- Các trục đẩy gỗ phía dưới và phía trên sau là các trục trơn, còn trục đẩy trên
trước là trục có khía như ở bào cuốn 1 mặt.
- băng tải xích đẩy gỗ trên bề mặt xchs có gắn các núm thép trong đó có gắn lò
xo nhằm tăng khả năng nén và đàn hồi cho xích đẩy gỗ.
- Ngoài ra trước và sau trục dao phía trên còn có các thanh nén bẻ phoi và
nén cạo phoi có cấu tạo và công dụng như trong máy bào cuốn 1 mặt.
Dưới đây giới thiệu hình ảnh bên ngoài của máy bào hai mặt kiểu GT – 610AD

80
Mô tơ băng Núm điều
Mô tơ trục tải cuốn phôi chỉnh tốc độ
dao trên cuốn phôi Bảng điều
khiển
Bao che
bộ truyền Tủ điện
đai

Bàn máy
Máng gá cụm phía trước
trục dao dưới
khi thay dao
Tay quay
nâng hạ bàn
Đầu trục trước
dao dưới
Thước K.Thuật
Cơ cấu căng Trục
băng tải ren Tay quay
Hộp Mô tơ nâng nâng hạ
giảm hạ cụm may cụm máy
tốc phía trên phía trên

Hình 13.47 Hình ảnh bên ngoài máy bào cuốn hai mặt kiểu GT – 610 AD

81
Hình 13.48 Các bộ phận máy bào cuốn 2 mặt

Các bộ phận chính của máy ở hình 13.48 gồm:


1 Thiết bị điều khiển vận tốc băng 14 Bu lông dùng để lắp đặt máy
tải cuốn phôi
2 Thiết bị điều chỉnh độ căng của 15 Trục đỡ bàn làm việc
chân rết cuốn phôi
3 Thiết bị căng chỉnh độ căng chùng 16 Đinh ốc điều chỉnh tháo lắp trục dao
thiết bị cuốn phôi dưới
82
4 Hệ thống điều khiển điện 17 Trục dao dưới
5 Vị trí dưới hạn bàn trên 18 Tay quay điều chỉnh bàn làm việc lên
xuống
6 Băng tải cuốn 19 Đinh ốc điều chỉnh ru lô cuốn
7 Thước tựa bên 20 Tủ điện
8 Tay quay nâng hạ bàn trước 21 Đinh ốc điều chỉnh ru lô cuốn trước
9 Khóa điều chỉnh mặt bàn trước 22 Vỏ máy
10 Thước dùng để điều chỉnh 23 Đinh ốc điều chỉnh thanh chặn
11 Tay quay điều chỉnh dây cuaroa 24 Bu lông điều chỉnh độ nén
trục dưới
12 Hộp điều khiển quá trình nâng hạ 25 Bu lông điều chỉnh trục cuốn sau
mặt bàn trên
13 Thước kỹ thuật 26

1.3. Tháo lắp và điều chỉnh một số bộ phận chính của máy
1.3.1. Tháo lắp và điều chỉnh dao cắt
Tháo lắp lưỡi dao
- Ngắt ngồn điện khỏi máy.
- Lấy trục dao ra khỏi máy.
- Dùng vít 4 cạnh nới lỏng đinh ốc A
- Rồi ta nhấc lưỡi dao C và ốp lưỡi
dao B ra khỏi trục dao cắt

Hình 13.49: Tháo lưỡi dao


Tháo trục dao ra khỏi máy

83
Hình 13.50 Tháo trục dao ra khỏi máy
Sau thời gian làm việc nhiều thì lưới dao có thẻ bị cùn hoặc mẻ vì vậy ta cần
tháo lưỡi dao ra mài hoặc thay thế. Để tháo được lưỡi dao ra khỏi trục dao thì ta
phải tháo các liên kết của trục dao với các bộ phận khác trong máy sau đó tháo
toàn bộ trục dao ra khỏi máy. Để làm được việc này ta cần thực hiện các bước
sau:
47.Ngắt nguồn điện khỏi máy.
48.Dùng lục giác nới lỏng các bu lông xiết chặt tấm bảo vệ trục dao A.
49.Nới lỏng đinh ốc khóa B
50.Vặn tay quay C sang bên phải để di chuyển trục dao ra khỏi buly bị động
51.Nới lỏng đinh bu lông D và E ( bu lông liên kết trục dao với thân máy ).
52. Lúc này ta có thể di chuyển trục dao ra khỏi máy

84
Lắp dao cắt:
Dùng vải mềm lau sạch rãnh dao
cắt và ốp dao.
Đưa ốp lưỡi dao B vào rãnh chứa
trên trục dao cắt.
Đưa lưỡi dao C vào rãnh chứa trên
trục dao cắt.
Điều chỉnh dao cắt sao cho phù hợp
Dùng tốc vít 4 cạnh xiết chặt đinh
ốc định vị A .
Hình 13.51 Lắp lưỡi dao

Điều chỉnh dao cắt


Máy được trang bị thiết bị kiểm tra
sự điều chỉnh dao cắt A.
Ta đặt thiết bị này lên trục dao như
hình vẽ.
Rồi ta xiết chặt tất cả các đinh ốc
khóa lưỡi dao

Hình 13.52 Điều chỉnh dao


Để căn chỉnh độ nhô của lưỡi dao ta
có bộ gá như hình 13.53

85
Hình 13.53 Gá căn chỉnh dao

Các vị trí dao cắt có thể xẩy ra khi lắp lưỡi dao như sau:

Hình 13.54 Các vị trí dao cắt

Điều chỉnh mặt bàn trước

86
Quay tay quay A để điều
chỉnh khoảng cách giữa
đỉnh dao cắt và mặt bàn
trước ( lượng cắt gọt ở
mặt dưới của phôi )
Quay tay quay A theo
chiều quay của kim đồng
hồ thì mặt bàn trước được
nâng lên và ngược lại .
Mức độ nâng hạ mặt bàn
trước được nhận biết
thông qua thước đo tỉ lệ B.
Hình 13.55 Điều chỉnh mặt bàn trước
Băng tải cuốn phôi
Máy được thiết kế với hệ thống băng
tải cuốn phôi rất đặc biệt, kiểu đế
dày. Hệ thống đinh được sắp xếp so
le với nhau đảm bảo không bị biến
dạng trong quá trình chuyển động và
có thể điều chỉnh độ căng của những
chiếc đinh này nhờ vào những lò xo
đàn hồi phía trong.

Hình 13.56- Băng tải cuốn phôi

a. Điều chỉnh vận tốc chuyển động của băng tải cuốn phôi

87
Vận tốc chuyển động của tải cuốn
phôi có thể thay đổi được trong
khoảng 6 – 7 m/ phút thông qua
núm điều chỉn tốc độ của băng tải
cuốn phôi.
Khi vặn núm theo chiều kim đồng
hồ thì vận tốc chuyển động của
băng tải cuốn phôi tăng và ngược Hình 13.57 - điều chỉnh vận tốc băng tải
lại. cuốn phôi
Chú ý:Chỉ vặn được núm điều cỉnh tốc độ băng tải cuốn phôi khi máy đang
hoạt động.
b . Điều chỉnh độ căng của băng tải cuốn phôi
Sau một thời gian hoạt động thì băng
tải xích cuốn phôi có thể bị chùng
dẫn tới khả năng cuốn phôi kém sẽ
làm ảnh hưởng đến chất lượng gia
công bề mặt kém. Vì vậy cần có sự
điều chỉnh độ căng cho phù hợp.
Để thực hiện được ta tiến hành nới
lỏng đinh ốc A rồi vặn đinh ốc B.
Khi đã điều chỉnh xong thì ta tiến Hình 13.58 Điều chỉnh căng chùng băng
hành vặn chặt đinh ốc A lại. tải cuốn phôi

c. Điều chỉnh sức ép của băng tải cuốn phôi

88
Sức ép của băng tải cuốn phôi có
thể điều chỉnh được bởi tay quay A.
Bình thường thì tay quay A ở vị trí
như hình vẽ bên.
Việc thay đổi này phụ thuộc vào loại
gỗ. Nếu cùng một lần cắt gọt nhưng
có nhiều loại gỗ có chiều dày khác
nhau thì ta nên giảm sức ép của
băng tải cuốn phôi. Để điều chỉnh
được sức ép của băng tải cuốn phôi
ta tiến hành nới lỏng khóa điều
chỉnh C rồi điều chỉnh tay quay A Hình 13.59 Điều chỉnh sức ép của băng
trượt trên rãnh B cho đến vị trí tải cuốn phôi
mong muốn thì vặn khóa chặt khóa
C lại.
Điều chỉnh lô cuốn phôi
Lô cuốn A có thể điều chỉnh lên
xuốn bằng bu lông C . Khoảng cách
giữa lô cuốn và mặt bàn nên để là
0,1 – 0,2 mm.
Để điều chỉnh được khoảng cách này
ta dùng thước điều chỉnh B được
cung cấp kèm theo máy ta tiến hành
áp vào lô cuốn A rồi điều chỉnh Bu
lông C cho đến khi Thước B tiếp xúc
với mặt bàn thì quá trình điều chỉnh
Hình 13.60 Điều chỉnh lô cuốn phôi
đã hoàn thành.

§iÒu chØnh kho¶ng c¸ch gi÷a dao c¾t vµ mÆt bµn

89
Dao c¾t kh«ng nh÷ng
chØ ®îc ®iÒu chØnh ë
vÞ trÝ cao h¬n so víi
mÆt bµn mµ nã cßn
ph¶i ®îc ®iÒu chØnh ë
vÞ trÝ song song víi
mÆt bµn mét c¸ch
®óng ®¾n vµ chÝnh
x¸c. NÕu vÞ trÝ cña dao
c¾t kh«ng cao h¬n so
víi vÞ trÝ cña bµn lµm
viÖc th× ta cÇn ph¶i
H×nh 13.61 §iÒu chØnh vÞ trÝ cña
®iÒu chØnh vÞ trÝ cña
dao c¾t
dao c¾t nÕu muèn qu¸
tr×nh c¾t gät ®îc s¶y
ra. §Ó ®iÒu chØnh ®îc
vÞ trÝ cña dao c¾t b¹n
ph¶i thùc hiÖn c¸c bíc
sau: Ng¾t nguån ®iÖn
khái m¸y

B¹n lÊy thanh thíc A ®îc cung cÊp trong hép ®å cña m¸y b¹n
®Æt lªn mÆt bµn ë vÞ trÝ cã trôc dao
c¾t vµ b¹n ®iÒu chØnh khi nµo lìi c¾t tiÕp xóc víi thanh thíc
®ã ë vÞ trÝ gi÷a th× viÖc ®iÒu chØnh ®· hoµn thµnh.
Khi ®iÒu chØnh th× b¹n níi láng bu«ng B vµ D råi ®iÒu chØnh
bul«ng C.
Khi viÖc ®iÒu chØnh hoµn thµnh th× b¹n ph¶i vÆn chÆt
bul«ng C vµ D l¹i. Vµ ph¶i ®iÒu chØnh c¶ hai ®Çu cña trôc
dao.

90
§iÒu chØnh ¸p lùc tÊm kim lo¹i nÐn gç
§Æt mét thanh gç
vµo trong bé phËn
c¾t vµ ®Þnh vÞ
hai thanh ®Þnh
vÞ A vµ B
Quay tõ tõ trôc
dao c¾t C sao cho
lìi dao D ch¹m vµo
thanh gç E.
§iÒu chØnh sao
cho kho¶ng c¸ch H×nh 6.62 §iÒu chØnh vÞ trÝ tÊm nÐn
gi÷a thanh nÐn
vµ ph«i gç lµ 0,3
mm.
§Ó ®iÒu chØnh ®îc kho¶ng c¸ch ®ã lµ 0,3 mm th× ta ph¶i níi
láng bul«ng H råi ®iÒu chØnh bul«ng F .
§iÒu chØnh ¸p lùc cña rul« cuèn gç

91
§Æt mét thanh gç vµo trong
bé phËn c¾t
Quay tõ tõ trôc dao c¾t B
sao cho lìi dao ch¹m vµo
thanh gç A.
§iÒu chØnh l¹i vÞ trÝ cña rul«
C b»ng c¸ch ®iÒu chØnh vÞ
trÝ cña bul«ng D vµ G.
§iÒu chØnh vÞ trÝ cña rul« E H×nh 13.63 §iÒu chØnh
thÊp h¬n vÞ trÝ cña cña dao
c¾t mét kho¶ng lµ 0,5 mm.

Rul« cuèn gç ®îc nÐn bëi lß


xo.
Søc nÐn cña l« cuèn cã thÓ
®îc ®iÒu chØnh bëi bul«ng
A.
Tríc khi ®iÒu chØnh b¹n
ph¶i níi láng bul«ng B råi
®iÒu chØnh bul«ng A. Sau
khi viÖc ®iÒu chØnh ®·
hoµn thµnh th× b¹n vÆn
H×nh 13.64 §iÒu chØnh vÞ trÝ
chÆt.
cña ru l« nÐn
§iÒu chØnh d©y curoa cña trôc dao c¾t díi
Sau mét thêi gian ho¹t ®éng th× d©y curoa cã thÓ bÞ láng
do ®ã cÇn ph¶i c¨ng l¹i d©y curoa.

92
§Ó ®iÒu chØnh ®îc d©y
curoa ta ®iÒu chØnh tay
quay A.
§Ó ®iÒu chØnh ®îc tay quay
A ta ph¶i níi láng kho¸ B vµ
sau khi viÖc ®iÒu chØnh ®·
hoµn thµnh th× ph¶i vÆn
chÆt nã l¹i.
§é trïng cña d©y ®ai trong
kho¶ng cho phÐp lµ 8mm so H×nh 13.65 §iÒu chØnh vÞ trÝ
víi mÆt ph¼ng mµ nã cña dao c¾t
chuyÓn ®éng
§iÒu chØnh d©y curoa cña trôc dao c¾t trªn
D©y curoa cña trôc c¾t
trªn cã thÓ ®îc ®iÒu
chØnh bëi ®inh èc A.
VÆn ®inh èc A theo
chiÒu quay cña kim ®ång
hå th× d©y curoa sÏ ®îc
c¨ng ra vµ ngîc l¹i.
§Ó ®iÒu chØnh ®îc ®inh
èc A ta ph¶i níi láng
bul«ng B, bul«ng C vµ sau
khi viÖc ®iÒu chØnh ®·
hoµn thµnh th× ph¶i vÆn
chÆt nã l¹i.
§é chïng cña d©y ®ai H×nh 13.66 §iÒu chØnh vÞ trÝ cña
trong kho¶ng cho phÐp lµ dao c¾t
8mm so víi mÆt ph¼ng
mµ nã chuyÓn ®éng
B¶ng ®iÒu khiÓn

93
H×nh 13. 67 B¶ng ®iÒu khiÓm m¸y bµo cuèn hai mÆt

H×nh minh ho¹ Miªu t¶ Chøc n¨ng


C«ng t¾c - Khi vÆn c«ng t¾c ngµy
nguån sang bªn ph¶i th× nguån
®iÖn ®îc kÕt nèi vµo m¸y
- Khi vÆn c«ng t¾c nµy sang
bªn ph¶i th× nguån ®iÖn
ng¾t khái m¸y
C«ng t¾c Trong qu¸ tr×nh vËn hµnh
ngõng m¸y nÕu cã bÊt cø hiÖn tîng
mµy khÈn nµo kh«ng b×nh thêng th×
cÊp ta Ên vµo nót nµy ®Ó dõng
tÊt c¶ c¸c chuyÓn ®éng cña
m¸y. Khi vÆn c«ng t¾c nµy
theo chiÒu kim ®ång hå th×
nguån ®iÖn ®îc kÕt nèi vµo
b¶ng ®iÒu khiÓn.

94
C«ng t¾c Khi Ên c«ng t¾c nµy th×
khëi ®éng trôc c¾t díi sÏ lµm viÖc. Khi
trôc c¾t d- ®ã ®Ìn s¸ng lªn t¹i nót ®ã.
íi Chó ý: Kh«ng ®îc Ên nót khíi
®éng trôc c¾t trªn vµ díi
cïng mét lóc. V× nã cã thÓ
lµm cho nguån ®iÖn qu¸ t¶i.
C«ng t¾c Khi Ên c«ng t¾c nµy th×
dõng trôc c¾t díi sÏ dõng chuyÓn
chuyÓn ®éng
®éng cña
dao c¾t díi
C«ng t¾c Khi Ên c«ng t¾c nµy th×
khëi ®éng trôc c¾t trªn sÏ lµm viÖc. Khi
trôc c¾t ®ã ®Ìn s¸ng lªn ngay t¹i nót
trªn ®ã.
Chó ý: Kh«ng ®îc Ên nót khíi
®éng trôc c¾t trªn vµ díi
cïng mét lóc. V× nã cã thÓ
lµm cho nguån ®iÖn qu¸ t¶i.
C«ng t¾c Khi Ên c«ng t¾c nµy th×
dõng trôc c¾t trªn sÏ dõng chuyÓn
chuyÓn ®éng.
®éng cña
trôc c¾t
trªn
C«ng t¾c Khi Ên nót nµy th× b¨ng t¶i
khëi ®éng cuèn ph«i sÏ ho¹t ®éng. §Ìn
b¨ng t¶i s¸ng lªn t¹i nót ®ã.
cuèn ph«i

95
C«ng t¾c Khi Ên nót nµy th× b¨ng t¶i
dõng cuèn ph«i sÏ dõng chuyÓn
chuyÓn ®éng.
®éng cña
b¨ng t¶i
cuèn ph«i
C«ng t¾c C«ng t¾c nµy ®îc sö dông
khëi ®éng khi m¸y cã sù cè hay qu¸ t¶i,
b¨ng t¶i mu«n lÊy ph«i gç ra.
cuèn ph«i Khi Ên nót nµy th× b¨ng t¶i
cuèn ph«i sÏ ch¹y ngîc trë l¹i
víi tèc ®é chËm h¬n so víi
ch¹y tiÕn.
C«ng t¾c Khi Ên c«ng t¾c nµy thi qu¸
dõng tr×nh chuyÓn ®éng ngîc trë
chuyÓn l¹i cña b¨ng t¶i cuèn ph«i sÏ
®éng cña dõng.
b¨ng t¶i
cuèn ph«i
B¶o dìng m¸y
B¶o dìng m¸y theo ®Þnh kú
KiÓm tra ®Þnh kú d©y ®ai truyÒn ®éng vµ b¨ng t¶i cuèn
ph«i. §iªu chØnh ®éng c¨ng cña d©y ®¹i vµ b¨ng t¶i cuèn ph«i
cho phï hîp nÕu cÇn thiÕt.
L¾p r¸p c¸c m¸ kÑp vµ cÇn ph¶i lµm s¹ch chóng
Trong qu¸ tr×nh lµm viÖc th× kh«ng thÓ tr¸nh khái nh÷ng
phoi bµo nhá b¸m, dÝnh vµo l« cuèn ph«i lµm ¶nh hëng ®Õn
qu¸ tr×nh cuèn ph«i cña gç do ®ã cÇn ph¶i vÖ sinh l« cuèn gç
theo ®Þnh kú.
Gi÷ cho bµn lµm viÖc lu«n lu«n ®îc s¹ch sÏ
§Ó cho m¸y ®îc ho¹t ®éng b×nh thêng th× ph¶i cã kÕ ho¹ch
kiÓm tra m¸y hµng tuÇn.

96
KhØ sö dông m¸y ph¶i kÕt nèi víi hÖ thèng hót bôi
Lu«n gi÷ cho c¸c ®êng trît cã thÓ chuyÓn ®éng tho¶i m¸i
trong qu¸ tr×nh lµm viÖc b»ng c¸ch tra dÇu mì thêng xuyªn lªn
®ã.
Tra dÇu mì
C¸c vÞ trÝ cÇn tra dÇu mì ®îc chØ rá trªn h×nh 13.68

Hình 13.68 Các vị trí tra dầu mỡ trên máy bào cuốn hai mặt
Tra dÇu mì trªn trôc c¾t trªn vµ trôc c¾t díi gåm cã 4 vÞ trÝ.
TÇn sè tra dÇu mì ë hai trôc dao c¾t lµ hai th¸ng mét lÇn. DÇu
dïng ®Ó b«i tr¬n trôc dao c¾t lµ Mobilux2 hoÆc t¬ng ®¬ng.
Tra dÇu b«i tr¬n bé m¸ kÑp cña hÖ thèng n©ng bµn trªn. TÇn
sè tra dÇu mì lµ 3 th¸ng mét lÇn. DÇu dïng ®Ó b«i tr¬n bé
phËn nµy lµ dÇu “Mobil D.T.E dÇu trung b×nh” hoÆc t¬ng ®-
¬ng.
Tra dÇu mì vµo hÖ thèng l« cuèn b¨ng t¶i cuèn ph«i. TÇn sè tra
dÇu mì lµ hµng tuÇn. DÇu dïng ®Ó b«i tr¬n bé phËn nµy lµ
dÇu “Mobil D.T.E dÇu trung b×nh” hoÆc t¬ng ®¬ng.

97
Tra dÇu mì ë vµo hép gi¶m tèc. TÇn sè tra dÇu mì lµ 2500h.
DÇu dïng ®Ó b«i tr¬n trôc dao c¾t lµ Mobil Gear 632 hoÆc t-
¬ng ®¬ng.
Quy trình và các thức thực hiện công việc
Quy trình làm việc ở máy bào cuốn hai mặt
Vệ sinh máy và vị trí làm việc

Đưa nguyên liệu vào vị trí làm


việc

Không đạt
Kiểm tra, điều chỉnh máy

Khởi động
máy bào thử để kiểm
tra
Đạt Kiểm tra
Bào hàng loạt định kỳ kích thước,
chất lượng gia
công
Xếp vào nơi qui định Đạt định kỳ

Ngắt điện, vệ sinh máy


(khi bào xong)

Phương pháp thực hiện : Tương tự như ở máy bào thẩm và máy bào cuốn và
những nội dung khác như đã giới thiệu ở mục 1.3
Bài tập và sản phẩm thực hiện của học viên
Bài tập : Thực hiện quy trình làm việc ở máy bào cuốn hai mặt
Bối cảnh : Các chi tiết dạng đã được pha phôi và cần bào nhẵn hai mặt đối
diện nhau trên máy bào cuốn hai mặt

98
Nhiệm vụ của tổ : Vận dụng quy trình làm việc trên máy bào cuốn hai mặt
bào hai bề mặt của mỗi chi tiết của một loại sản phẩm.
Nguồn lực thực hiện :
+ Máy bào cuốn hai mặt và hộp đồ nghề kèm theo máy: 1 máy/lớp
+ Gỗ xẻ đã pha phôi : 0,2m3/tổ
Sản phẩm và thời gian thực hiện : Một máy bào cuốn hai mặt được kiểm tra
điều chỉnh đảm bảo yêu cầu gia công và 0,2m3 gỗ xẻ được bào đảm bảo chất
lượng trong thời gian 7 giờ
Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu và tiêu chuẩn thực hiện

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá


- Quy trình thực hiện công việc: - Quan sát đối chiếu với quy trình chuẩn
- Sản phẩm thực hiện: Độ nhẵn, - Kiểm tra độ nhẵn bề mặt bằng mắt, kích
kích thước gia công. thước gia công bằng thước cặp.
- An toàn cho người, thiết bị và - Theo dõi thao tác của người làm đối
dụng cụ; chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn;
- Sự phù hợp giữa thời gian lắp - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với
với định mức thời gian. thời gian định mức.
Hướng dẫn tự học
53.Những nội dung chính cần ghi nhớ:
+ Cấu tạo và phương pháp điều chỉnh các bộ phận của máy bào cuốn hai
mặt
+ Các vị trí công nghệ của lưỡi dao, ốp dao, mặt bàn trước, sau, ốp dao
- Tài liệu tham khảo:
+ Phạm Quang Đẩu, Phạm Quốc Phúc: Máy Gia công Gỗ, NXB Công nhân
kỹ thuật Hà Nội -1982
+ Trần Ngọc thiệp, Hoàng Thúc Đệ, Đào Hùng, Nguyễn Văn Nhân, Hoàng
Việt: Cơ giới hoá, tự động hoá trong chế biến Lâm sản- Trường Đại học
Lâm Nghiệp – Hà Nội 1993.

99
Bài 10
KỸ THUẬT SỬ DỤNG MÁY BÀO BỐN MẶT
( Bài đọc thêm )
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được cấu tạo, công dụng, quy trình sử dụng máy bào bốn mặt
- Điều chỉnh máy đảm bảo yêu cầu gia công
- Vận hành máy đúng quy trình kỹ thuật

100
- Tác phong công nghiệp, cẩn thận học hỏi và an toàn
Các kiến thức cần thiết để thực hiện công việc
Công dụng
Cấu tạo
Tùy theo từng loại máy mà các trục dao được bố trí tại các vị trí khác nhau.
Dưới đây là các vị trí bố trí trục dao của các loại máy bào 4 mặt khác nhau.

a) b)

c) d)
Hình 13.69 Các vị trí bố trí trục dao trên một số máy bào bốn mặt
a) Máy bào 4 mặt 4 trục; b) Máy bào 4 mặt 5 trục dao;
c) Máy bào 4 mặt 6 trục dao; d) Máy bào 4 mặt 7 trục
Tùy theo chức năng khác nhau mà lưỡi cắt không phải là lưỡi bào phẳng mà nó
có thể là lưỡi cưa đĩa xẻ dọc, lưỡi phay định hình ... Dưới đây là một cách bố trí
lưỡi khác nhau.

Hình 13.60 Máy bào 4 mặt 8 trục dao (4 trục bào, 4 trục cưa)
Theo vò trí boá trí cô caáu ñaåy coù caùc kieåu maùy sau:
54.Máy bào 4 mặt có cơ cấu đẩy gỗ bố trí thành cụm ở phía đầu vào của
máy

101
Hình 13.61 Sơ đồ máy bào 4 mặt 5 trục có cơ cấu đẩy gỗ bố trí thành cụm ở
phía đầu vào của máy
1. Bàn dao thứ 5 ( trục định hình) , 2. Bàn dao nằm ngang phía trên, 3. Trục
dao nằm ngang phía trên, 4. Trục dao thẳng đứng bên phải, 5. Bàn dao nằm
ngang phía dưới, 6. Cơ cấu đẩy phôi vào máy, 7. Trục dao nằm ngang phía
dưới, 8. Bộ nén bên cạnh phôi, 9. Trục dao thẳng đứng bên trái, 10. Bàn dao
thẳng đứng bên trái, 11. Trục dao nằm ngan phía dưới, 12. Thước tựa bên
phải, 13. Thước tựa bên trái, 14 . Cơ cấu nén phôi.
- Máy bào 4 mặt có cơ cấu đẩy gỗ bố trí rải rác dọc thao đường di chuyển
của phôi trên máy có cấu tạo như hình 13.62

102
Hình: 13.62 Sơ đồ cấu tạo máy bào bốn mặt có cơ cấu đẩy gỗ bố trí rải rác
dọc theo đường di chuyển của phôi
1- Thanh gỗ; 2,17 – Động cơ điện; 3,19 – Hộp bảo vệ; 4,20 - Ụ dao; 5,18 –
Các vô lăng điều chỉnh vị trí trục dao; 6,7,16,21 – các trục dao ;8 – trục dọc;
9 – Bộ truyền bánh răng vít; 11 – Ru lô đẩy gỗ; 12 – Cơ cấu truyền dẫn; 13
– Cơ cấu đẩy thủy lực; 14 – thước tựa; 15 – con nén cạnh
Hình ảnh bên ngoài của một kiểu máy bào 4 mặt như hình dưới đây.

103
Hình: 13 .63 – Máy bào 4 mặt Mode E6 - 2001

S Tªn gäi cña c¸c sè S Tªn gäi cña c¸c sè ký hiÖu


è ký hiÖu è
1 Tñ ®iÖn 2 B¶ng ®iÒu khiÓn sau.
0
2 B¶ng ®iÒu khiÓn 2 Trôc dao díi 2.
1
3 Tay ®iÒu chØnh tèc 2 M«t¬ ®iÒu chØnh n©ng h¹ bµn
®é cuèn ph«i 2 trªn.
4 M« t¬ ®iÒu khiÓn 2 Kho¸ ®iÒu chinh trôc dao díi 1.
b¨ng t¶i cuèn ph«i 3
5 Tay ®iÒu chØnh thíc 2 §inh èc ®iÒu chØnh trôc dao díi 1
tùa 4
6 Bé läc khÝ vµ thiÕt 2 Kho¸ ®iÒu chinh trôc c¹nh 1 ra,
bÞ ®iÒu chØnh 5 vµo.
7 DÇu b«i tr¬n 2 §inh èc ®iÒu chØnh trôc dao c¹nh
6 1 ra, vµo.

104
8 Thíc tùa 2 Kho¸ ®iÒu chinh trôc c¹nh 1 lªn,
7 xuèng.
9 Bµn lµm viÖc 2 §inh èc ®iÒu chØnh trôc dao c¹nh
8 1 lªn, xuèng.
1 B¸nh tú ph«i 2 Kho¸ ®iÒu chinh trôc c¹nh 2 ra,
0 9 vµo.
1 N¾p m¸y 3 §inh èc ®iÒu chØnh trôc dao c¹nh
1 0 2 ra, vµo.
1 Trèng ®ì n¾p m¸y 3 Kho¸ ®iÒu chinh trôc c¹nh 2 lªn,
2 1 xuèng.
1 L« nÐn ph«i 3 §inh èc ®iÒu chØnh trôc dao c¹nh
3 2 2 lªn, xuèng
1 Trôc dao díi 1 3 Kho¸ ®iÒu chØnh trôc dao trªn 1
4 3
1 Trôc dao trôc dao 3 §inh èc ®iÒu chØnh trôc dao trªn
5 c¹nh 1 4 1
1 Trôc dao trôc dao 3 Kho¸ ®iÒu chØnh trôc dao trªn 2
6 c¹nh 2 5
1 N¾p b¶o vÖ trôc 3 §inh èc ®iÒu chØnh trôc dao trªn
7 dao. 6 2
1 Kho¸ ®iÒu chØnh 3 Kho¸ ®iÒu chinh trôc dao díi 2
8 b¸nh dÉn híng ph«i. 7
1 Trôc dao trªn 2 3 §inh èc ®iÒu chØnh trôc dao díi 2
9 8
Máy bào 4 mặt có thể coi là tập hợp của 2 máy bào thẩm và 2 máy bào cuốn
được lắp ghép thành 1 máy. Do đó tìm hiểu cấu tạo máy bào 4 mặt tương tự
như tìm hiểu về máy bào thẩm và bào cuốn
Phương pháp điều chỉnh một số bộ phận chính của máy
Dao c¾t díi
- Th¸o l¾p dao c¾t díi.

105
§Ó th¸o ®îc dao c¾t ta ph¶i thùc hiÖn c¸c bưíc sau:
+ Ng¾t nguån ®iÖn khái m¸y ®Ò phßng m¸y khëi ®éng
ngÉu nhiªn.
+ Dïng lôc gi¸c níi láng ®inh èc kho¸ n¾p b¶o vÖ trôc dao.
+ Dïng cê lª níi láng bul«ng khãa trôc dao.
+ LÊy dao c¾t ra khái m¸y ( Chó ý: Khi l¾p ph¶i vÖ sinh lìi
c¾t trôc c¾t vµ vÞ trÝ c¸c vßng ®Öm hay vÞ trÝ cña lìi c¾t
v× lìi c¾t cã thÓ lµ 1 lìi, 2 lìi ... )
§iÒu chØnh vÞ trÝ dao c¾t:
+ TÊt c¶ c¸c trôc dao díi cã thÓ ®iÒu chØnh lªn/ xuèng vµ
ch¹y ra/ vµo. Vµ cã nh÷ng c¸ch ®iÒu chØnh gièng nhau ë
mçi vÞ trÝ t¬ng ®¬ng.

106
- §iÒu chØnh trôc dao lªn xuèng.
+ §Ó ®iÒu chØnh ®îc trôc dao lªn xuèng ta ph¶i níi láng
kho¸ ®iÒu chØnh trôc dao lªn xuèng (1).
+ Dïng cêlª vÆn ®inh èc ®iÒu chØnh trôc dao lªn xuèng (2)
vµ khi c«ng viÖc ®iÒu chØnh hoµn thµnh th× ph¶i vÆn
chÆt kho¸ l¹i.
+ T¹i c¸c vÞ trÝ cña ®inh èc ®iÒu chØnh ®Òu cã g¾n c¸c
®ång hå kü thuËt ®Ó cho c«ng viÖc ®iÒu chØnh sÔ dÔ
dµng h¬n.
- §iÒu chØnh trôc dao díi ra vµo:
+ §Ó ®iÒu chØnh ®îc trôc dao chay ra, ch¹y vµo ta ph¶i níi
láng kho¸ ®iÒu chØnh trôc dao lªn xuèng (3).
+ Dïng cêlª vÆn ®inh èc ®iÒu chØnh trôc dao vµo ra (4) vµ
khi c«ng viÖc ®iÒu chØnh hoµn thµnh th× ph¶i vÆn chÆt
kho¸ l¹i.

107
+ T¹i c¸c vÞ trÝ cña ®inh èc ®iÒu chØnh ®Òu cã g¾n c¸c
®ång hå kü thuËt ®Ó cho c«ng viÖc ®iÒu chØnh dÔ dµng
h¬n.
Th¸o l¾p dao c¹nh: Cã hai lo¹i dao c¹nh, lµ dao c¹nh bªn
ph¶i vµ dao c¹nh bªn tr¸i
§Ó th¸o ®ưîc
dao c¾t ta ph¶i
thùc hiÖn c¸c
bíc sau:
- Ng¾t nguån
®iÖn khái m¸y
®Ò phßng m¸y
khëi ®éng
ngÉu nhiªn.
- Dïng lôc gi¸c
níi láng ®inh èc
kho¸ n¾p b¶o
vÖ trôc dao.
- Dïng cê lªn níi
láng bul«ng
khãa trôc dao.
LÊy dao c¾t ra khái m¸y ( Chó ý: Khi l¾p ph¶i vÖ sinh lìi c¾t
trôc c¾t vµ vÞ trÝ c¸c vßng ®Öm hay vÞ trÝ cña lìi c¾t v× lìi
c¾t cã thÓ lµ 1 lìi, 2, 3,4 lìi, ... )
Th¸o l¾p dao c¾t trªn:

108
§Ó th¸o ®ưîc dao c¾t ta ph¶i thùc hiÖn c¸c bưíc sau:
+ Ng¾t nguån ®iÖn khái m¸y ®Ò phßng m¸y
khëi ®éng ngÉu nhiªn.
+ Dïng lôc gi¸c níi láng ®inh èc kho¸ n¾p b¶o vÖ
trôc dao.
+ Dïng cê lª níi láng bul«ng khãa trôc dao.
+ LÊy dao c¾t ra khái m¸y ( Chó ý: Khi l¾p ph¶i
vÖ sinh lìi c¾t trôc c¾t vµ vÞ trÝ c¸c vßng ®Öm
hay vÞ trÝ cña lìi c¾t v× lìi c¾t cã thÓ lµ 1 lìi, 2 l-
ìi ...)
TÊt c¶ c¸c trôc dao trªn m¸ycã thÓ ®iÒu chØnh lªn, xuèng
vµ ch¹y ra, vµo. Vµ cã nh÷ng c¸ch ®iÒu chØnh gièng nhau ë
mçi vÞ trÝ tư¬ng ®ư¬ng.
- §iÒu chØnh trôc dao trªn lªn, xuèng.
+ §Ó ®iÒu chØnh ®îc trôc dao lªn xuèng ta ph¶i níi láng
kho¸ ®iÒu chØnh trôc dao trªn lªn, xuèng.
+ Dïng cêlª vÆn ®inh èc ®iÒu chØnh trôc dao trªn, lªn
xuèng vµ khi c«ng viÖc ®iÒu chØnh hoµn thµnh th× ph¶i
vÆn chÆt kho¸ l¹i.
+T¹i c¸c vÞ trÝ cña ®inh èc ®iÒu chØnh ®Òu cã g¾n c¸c
®ång hå kü thuËt ®Ó cho c«ng viÖc ®iÒu chØnh dÔ dµng
h¬n.

109
§iÒu chØnh thíc tùa vµ mÆt bµn tríc.

Tay n¾m
®iÒu
chØnh
n©ng h¹
mÆt bµn Tay n¾m
tríc ®iÒu
Thước kỹ chØnh
thuật thíc tùa
Khoá
thước tựa

110
§iÒu chØnh mÆt bµn tríc.
+ MÆt bµn tríc cã thÓ thay ®æi 10 mm lªn trªn hoÆc xuèng
díi ®Ó thay ®æi chiÒu dÇy ph«i c¾t.
+ Tríc khi ®iÒu chØnh b¹n ph¶i níi láng ®inh èc kho¸. R«i
dïng tay ®iÒu chØnh ®é cao thÊp cña mÆt bµn tríc.
+ Sau khi viÖc ®iÒu chØnh ®· hoµn thµnh th× ph¶i xiÕt
chÆt c¸i kho¸ ®ã l¹i.
+ §Ó cho c«ng viÖc ®iÒu chØnh ®îc rÔ dµng h¬n th× t¹i vÞ
trÝ ®ã cã g¾n thíc kü thuËt dïng ®Ó ®iÒu chØnh ®é
nghiªng lÖch mÆt bµn tríc
§iÒu chØnh ®é ra vµo cña thíc tùa.
+ Thíc tùa cã thÓ thay ®æi 10 mm ra hoÆc vµo ®Ó thay
®æi chiÒu dÇy ph«i c¾t c¹nh ( §iÒu chØnh ®é ¨n dao cña
dao c¹nh ).
+ Tríc khi ®iÒu chØnh b¹n ph¶i níi láng ®inh èc kho¸ ( vÆn
phÇn trªn tay n¾m ngîc chiÒu kim ®ång hå). R«i dïng tay
®iÒu chØnh ®é ra vµo cña thíc tùa tríc.
+ Sau khi viÖc ®iÒu chØnh ®· hoµn thµnh th× ph¶i xiÕt
chÆt c¸i kho¸ ®ã l¹i.
+ §Ó cho c«ng viÖc ®iÒu chØnh ®îc dÔ dµng h¬n th× t¹i vÞ
trÝ ®ã cã g¾n thíc kü thuËt dïng ®Ó ®iÒu chØnh ®é ra vµo
cña thíc tùa.
§iÒu chØnh ru l« díi.

111
+ §iÒu chØnh l«
cuèn ph«i díi cao
h¬n mÆt bµn m«i
kho¶ng 0,05-0,1
mm.
+ §Ó ®iÒu chØnh ®-
îc l« cuèn ph«i b¹n
ph¶i níi láng bul«ng
kho¸.
+ Dïng c¬ lª vÆn
®inh èc ®iÒu chØnh
l« cuèn ph«i ®Õn vÞ
trÝ theo yªu cÇu r«i
xiÕt chÆt bul«ng
kho¸ l¹i.

§iÒu chØnh thiÕt bÞ cuèn vµ nÐn ph«i trªn.


§iÒu chØnh l« cuèn phô
+ §Çu tiªn ta níi láng bul«ng kho¸. Vµ ®Ó ®iÒu chØnh ¸p
xuÊt nÐn cña l« cuèn ta ®iÒu chØnh bul«ng ®iÒu chØnh.
Sau khi c«ng viÖc ®iÒu chØnh hoµn thµnh th× xiÕt chÆt
®inh èc kho¸ l¹i.
+ Lµm viÖc víi c©y gç th¼ng ®Ó sö dông ®îc tÊt c¶ c¸c l«
cuèn ph«i kÓ c¶ l« cuèn phu. Tríc hÕt ta ph¶i níi láng bul«ng
kho¸ vµ ®iÒu chØnh l« cu«ng, nÐn ph«i vµ l« cuèn phô ®Òu
n»m trªn mét ®êng th¼ng. Ki c«ng viÖc ®iÒu chØnh hoµng
thµnh th× kho¸ nã l¹i.
+ Khi kh«ng sö dông l« cuèn phô hoÆc thay ®æi trôc dao
c¾t ph¶i. Níi láng bul«ng kho¸ trªn tÊm liªn kÕt. TiÕp ®ã níi
láng tay ®ì råi n©ng nã lªn. Quay ®inh èc cè ®Þnh nèi ®Õn
xy lanh nÐn vµ xiÕt chÆt nã l¹i. Khi ®ã l« cuèn phô sÏ kh«ng
g©y trë ng¹i cho qu¸ tr×nh ho¹t ®éng th«ng thêng cña m¸y.

112
Kho¸ ®iÒu
chØnh
Ben h¬i
TÊm ®ì
L« cuèn phô

L« cuèn
ph«i

Giíi h¹n c«ng viÖc ®iÒu chØnh.


H×nh minh ho¹ díi ®©y cho thÊy giíi h¹n cña viÖc ®iÒu
chØnh l« cuèn vµ nÐn ph«i ®îc tËp hîp t¹i nhµ m¸y. Vµ kh«ng
yÒu cÇu ph¶i ®iÒu chØnh h¬n n÷a.

113
STT M« t¶
1 C«ng t¾c giíi h¹n ®iÒu chØnh l« cuèn ph«i ë vÞ trÝ cao
h¬n
2, 3 Giíi h¹n cña viÖc ®iÒu chØnh lªn, xuèng cña c¶ hÖ thèng
cuèn ph«i
4, 5 Giíi h¹n cña viÖc ®iÒu chØnh hai dao trªn vµ c¶ hÖ thèng
l« cuèn ph«i
§iÒu chØnh tÊm nÐn ph«i.
§iÒu chØnh tÊm nÐn ph«i sau cao h¬n so víi bª mÆt cña ph«i
gç lµ 2 - 4mm. Thùc sù trong ®iÒu kiÖn thùc tÕ viÖc ®iÒu
chØnh tÊm nÐn sau cßn phô thuéc vµo tõng lo¹i gç cã ®é cøng
kh¸c nhau. Nhng cuèi cïng ta vÉn ph¶i x¸c ®Þnh ®îc vÞ trÝ
®iÒu chØnh tÊm nÐn tríc. Cho dï dïng c¸ch g× ®i n÷a th× ®Ó

114
®iÒu chØnh ®îc t©m nÐn sau ta ph¶i níi láng ®inh èc kho¸.
Dïng tay quay ®iÒu chØnh ®Ó ®iÒu chØnh tÊm nÐn tríc ®Õn
vÞ trÝ theo yÒu cÇu råi xiÕt chÆt ®inh èc kho¸ l¹i khi c«ng
viÖc ®iÒu chØnh ®· hoµn thµnh. §iÒu chØnh tÊm nÐn tríc
còng t¬ng tù nh vËy
Chó ý: §Ó cho c«ng viÖc ®iÒu chØnh ®îc diÔn ra nhanh
chãng vµ chÝnh x¸c th× t¹i vÞ trÝ cña tay quay ®iÒu chØnh cã
g¾n mét ®ång hå kü thuËt. Khi ®iÒu chØnh ta chó ý ®Õn
th«ng sã trªn chiÕc ®ång hå nµy th× c«ng viÖc ®iÒu chØnh sÏ
rÔ rµng h¬n r©t nhiÒu.

Tay quay ®iÒu §ång hå kü Tay quay ®iÒu


chØnh thuËt chØnh

TÊm nÐn ph«i §inh èc kho¸


sau
§iÒu chØnh b¸nh tú dÉn híng trªn trªn.
B¸nh tú ph«i trªn cã t¸c dông dÉn híng vµ nÐn ph«i trong
qu¸ tr×nh chuyÓn ®éng c¾t gät gç. B¸nh tú cã thÓ ®iÒu
chØnh lªn xuèng, qua tr¸i, qua ph¶i sao cho phï hîp víi kÝch th-
115
íc cña nhiÒu lo¹i gç cã kÝch thíc kh¸c nhau. B»ng c¸ch níi láng
c¸c bul«ng kho¸ råi dÞch chuyÓn nã ®Õn vÞ trÝ cÇn thiÕt råi
kho¸ nã l¹i l¹i. B¸nh tú ®îc nÐn ph«i bëi ¸p xuÊt h¬i. ¸p xuÊt
nÐn ph«i cã thÓ ®iÒu chØnh ®îc cho phï hîp víi tõng lo¹i gç cã
®é cøng kh¸c nhau. B»ng c¸ch nhÊc nóm ®iÒu chØnh ¸p xuÊt
lªn r«i xoay nã ®Ó ®iÒu chØnh ¸p xuÊt. Xoay nóm ®ã theo
chiÒu kim ®ång hå th× ¸p xuÊt t¨ng vµ ngîc l¹i. ¸p xuÊt ®iÒu
chØnh ta cã thÓ thÊy ®îc trªn ®å hå b¸o ¸p xuÊt

§ång hå b¸o ¸p Nóm ®iÒu chØnh ¸p Kho¸ ®iÒu


suÊt suÊt chØnh

Thanh ®ì

116
B¸nh tú Ben h¬i
trªn
§iÒu chØnh b¸nh dÉn híng ngang.
B¸nh dÉn híng ngang cã t¸c dông Ðp vµ ®Én híng chuyÓn
®éng cña ph«i theo ph¬ng ngang. B¸nh ®Én híng ngang cã
tÓh ®îc ®iÒu chØnh ra vµo ®îc ®Ó phï hîp víi c¸c lo¹i gç cã
kÝch thíc chiÒu réng kh¸c nhau. B¨ng c¸ch níi láng bul«ng khãa
vµ ®iÒu chØnh nã trªn tÊm kim lo¹i ®ì ®Õn vÞ trÝ thÝch hîp
r«i xiÕt chÆt bul«ng kho¸ l¹i.

Bul«ng
kho¸

B¸nh dÉn híng


B¶ng ®iÒu khiÓnngang
. B¶ng ®iÒu khiÓn chÝnh

117
B¶ng ®iÒu khiÓn phô
Ngoµi b¶ng ®iÒu khiÓn chÝnh ra m¸y cßn ®îc trang bÞ b¶ng
®iÒu khiÓn phô nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng an toµn còng nh

118
hiÖu qu¶ sö dông m¸y. Ngêi c«ng nh©n phô ®øng sau may cã
nhiÖm vô sö dông b¶ng ®iÒu khiÓn nµy

VËn hµnh m¸y


Lấy kích thước gia công: Để được kính thước gia công cần điều chỉnh khoảng
cách giữa các dao cắt phù hợp với kích thước của phôi. Kích thước sau khi bào
bằng kích thước tinh cộng với lượng dư để chà nhám ( 0,3 – 0,4mm).
Khởi động máy :
BÊm c«ng t¾c nguån POWER,
BÊm c«ng t¾c khëi ®éng tuÇn tù c¸c trôc chÝnh cña m¸y bµo
BÊm c«ng t¾c khëi hÖ thèng c¸c ru l« ®Èy gç. Råi cho m¸y
ch¹y kh«ng t¶i vµ s½n sµng thao t¸c
Tiến hành làm việc:
Cho nguyªn liÖu lªn bµn vµ ¸p s¸t thíc tùa ®Ó c¸c ru l« ®Èy gç
vµo m¸y
LÊy s¶n phÈm ra, kiÓm tra chÊt lîng , kÝch thíc, nÕu ®¹t yªu
cÇu th× xÕp ngay ng¾n lªn pallet, thèng kª sè lîng trước khi
chuyÓn ®Õn c«ng ®äan sau
Trong khi bµo bÞ kÑt nguyªn liÖu, th× cho ru l« ®Èy nguyªn
liÖu trë l¹i, lÊy bá riªng ra ngßai

119
Quy trình và cách thức thực hiện công việc
2.1 Quy trình thực hiện

Vệ sinh Đưa Điều chỉnh


nguyên Bào Bào Xếp vào
máy và k.thước Đạt
liệu vào thử để hàng nơi quy
vị trí làm bào K.tra
vị trí làm loạt định
việc
việc
Không
đạt Không đạt K.Tra Đạt
Đ.kỳ

Cách thức thực hiện công việc


Cách thức điều chỉnh kích thước bào: Như đã giới thiệu ở mục 1.1
Cách thức vận hành: như đã giới thiệu ở mục 1.4
Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
Máy bào 4 mặt về nguyên lý cấu tạo như hai máy bào thẩm và hai máy bào
cuốn cùng lắp trên một máy, do vậy các lỗi thường gắp ở máy bào thẩm và máy
bào cuốn đều có ở máy bào 4 mặt.
Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
Bài tập: Vận hành máy bào 4 mặt
Bối cảnh: Các chi tiết thẳng của một loại sản phẩm ghế đã được pha phôi,
nhưng chưa được bào nhẵn bề mặt.
Nhiệm vụ của nhóm: Thực hiện quy trình trình vận hành để bào nhẵn bề mặt
các chi tiết đạt kích thước và chất lượng theo yêu cầu
Nguồn lực thực hiện: Máy bào 4 mặt: 1 máy/lớp
Sản phẩm và thời gian thực hiện: mỗi thành viên trong tổ vận hành máy bào
được 3 chi tiết cùng loại đạt yêu cầu trong thời gian 15 phút.
Đánh giá kết quả học tập của học viên theo mục tiêu
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Quy trình thực hiện công việc: - Quan sát đối chiếu với quy trình chuẩn
- Sản phẩm thực hiện: Độ nhẵn, - Kiểm tra độ nhẵn bề mặt bằng mắt, kích

120
kích thước gia công. thước gia công bằng thước cặp.
- An toàn cho người, thiết bị và - Theo dõi thao tác của người làm đối
dụng cụ; chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn;
- Sự phù hợp giữa thời gian lắp - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với
với định mức thời gian. thời gian định mức.
Hướng dẫn tự học
55.Những nội dung chính cần ghi nhớ:
+ Phương pháp điều chỉnh các bộ phận của máy bào 4 mặt
+ Các vị trí công nghệ của lưỡi dao, mặt bàn , thước tựa, ru lô đẩy phôi, ru
lô nén cạnh, bàn nén phôi...
- Tài liệu tham khảo:
+ Phạm Quang Đẩu, Phạm Quốc Phúc: Máy Gia công Gỗ, NXB Công nhân
kỹ thuật Hà Nội -1982
+ Trần Ngọc thiệp, Hoàng Thúc Đệ, Đào Hùng, Nguyễn Văn Nhân, Hoàng
Việt: Cơ giới hoá, tự động hoá trong Chế biến Lâm sản- Trường Đại học
Lâm Nghiệp – Hà Nội 1993.
+ Catalo hướng dẫn sử dụng máy bào 4 mặt kiểu 423/523/623/723Compact
+ http://www.daihuvietnam.com
+ http://www.quocduy.com
+ http://www.yowcheng.com

121
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo của nhóm biên soạn
Nguyễn Đăng Trụ, Jan van Huis, Vũ Thị Quế Anh: Sổ tay Phát triển chương
trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề - Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn -
Dự án Voctech – Hà Nội 2008
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề GIA CÔNG VÀ THIẾT KẾ SẢN
PHẨM MỘC (Ban hành theo quyết định số 33/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24
tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và xã hội)
Phạm Quang Đẩu, Phạm Quốc Phúc: Máy Gia công Gỗ, NXB Công nhân kỹ
thuật Hà Nội -1982
Nguyễn Hữu Kiểm - Kỹ thuật mộc xây dựng , Nhà xuất bản KHKT- Hà Nội
1984
Nguyễn Bá Đại, Trần Văn Hân, Trịnh Quốc Đạt – Giáo trình Công nghệ mộc,
Bộ Lâm Nghiệp – Hà Nội 1992
Nguyễn Đức Thiêm, Nguyễn Hồng Phương, Nguyễn Tri Thức, Nguyễn Hồng
Nhiên: Giáo trình Công nghệ sửa chữa một số công cụ cắt gọt gỗ - Bộ Lâm
Nghiệp – Hà Nội 1992
Trần Ngọc thiệp, Võ Thành Minh, Đặng Đình Bôi: Công Nghệ Xẻ - Mộc
Trường Đại học Lâm Nghiệp – Hà Nội 1992.
Trần Ngọc thiệp, Hoàng Thúc Đệ, Đào Hùng, Nguyễn Văn Nhân, Hoàng Việt:
Cơ giới hoá, tự động hoá trong Chế biến Lâm sản- Trường Đại học Lâm
Nghiệp – Hà Nội 1993.
Catalo hướng dẫn sử dụng máy mài dao thẳng kiểu SA-63
Catalo Hướng dẫn sử dụng máy bào cuốn hai mặt kiểu EC-610
Catalo hướng dẫn sử dụng máy bào 4 mặt kiểu 423/523/623/723 compact
Catalo hướng dẫn sử dụng máy bào cầm tay của hãng Makita, kiểu
1900B/N1900B/1901/1092.

122
Tài liệu tham khảo cho học sinh
Bộ phiếu phân tích công việc và phiếu tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng nghề Gia
công và thiết kế sản phẩm mộc
Phạm Quang Đẩu, Phạm Quốc Phúc: Máy Gia công Gỗ, NXB Công nhân kỹ
thuật Hà Nội -1982
Nguyễn Hữu Kiểm - Kỹ thuật mộc xây dựng , Nhà xuất bản KHKT- Hà Nội
1984
Nguyễn Bá Đại, Trần Văn Hân, Trịnh Quốc Đạt – Giáo trình Công nghệ mộc,
Bộ Lâm Nghiệp – Hà Nội 1992
Nguyễn Đức Thiêm, Nguyễn Hồng Phương, Nguyễn Tri Thức, Nguyễn Hồng
Nhiên: Giáo trình Công nghệ sửa chữa một số công cụ cắt gọt gỗ - Bộ Lâm
Nghiệp – Hà Nội 1992
Catalo hướng dẫn sử dụng máy mài dao thẳng kiểu SA-63
Catalo Hướng dẫn sử dụng máy bào cuốn hai mặt kiểu EC-610
Catalo hướng dẫn sử dụng máy bào 4 mặt kiểu 423/523/623/723 compact
Catalo hướng dẫn sử dụng máy bào cầm tay của hãng Makita, kiểu
1900B/N1900B/1901/1092.

123

You might also like