Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 84

1

BẢNG CHÚ THÍ CH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Configuration Assist Hỗ trợ cấ u hình


CFB Bô ̣ điề u khiển thông khí
Cold Fire Board
ĐCTS Điề u chỉnh thông số
EPC Bô ̣ điề u khiển trực quan
Embedded Power PC
HME Heat & Moisture Exchanger
NIV Thở không xâm lấn
Non-invasive Ventilation
INV Thở xâm lấ n
Invasive Ventilation
PEEP Áp lực đin̉ h của đường khí cuố i kì thở ra
PLV Giới ha ̣n áp lực thông khí
Pressure Limited Ventilation
TKCH Thông khí cơ học
VAPS Thông khí hỗ trợ áp lực, đảm bảo thể tích
Volume Assured Pressure Support Ventilation
VSV Thông khí hỗ trợ thể tích
Volume Support Ventilation
Vt Thể tích khí lưu thông/ phút
2

DANH MỤC HÌ NH VẼ


Hình 1.1. Đường dẫn khí ..................................................................................... 10
Hình 1.2. Hình dạng cơ hoành khi hít vào, thở ra ............................................... 13
Hình 1.3. Hoạt động của cơ liên sườn................................................................. 13
Hình 1.4. Đánh giá đường cong áp lực, thể tích của phổi đã cắt. ....................... 14
Hình 1.5. Quy luâ ̣t chuyể n đổ i của dòng khí ...................................................... 18
Hình 1.6. Hô hấp nhân tạo .................................................................................. 18
Hình 1.7. Phổ i thép Emerson .............................................................................. 19
Hình 1.8. Máy thở hiê ̣n đa ̣i ................................................................................. 19
Hình 1.10. Thở máy tạo áp lực dương ................................................................ 20
Hình 1.11. Sơ đồ khố i tổ ng quát máy thở ........................................................... 21
Hình 1.12. Chu kì thông khí trên đường cong áp lực và thể tích ........................ 22
Hình 1.13. Ba chu kỳ điển hình trong VAPS ...................................................... 23
Hình 1.14. Minh ho ̣a da ̣ng sóng của áp suấ t trong phương thức A/CMV .......... 24
Hình 1.15. Thông khí tự nhiên CPAP ................................................................. 25
Hình 2.1. Máy thở Bellavista 1000 ..................................................................... 28
Hình 2.2. Mặt trước bên phải của máy Bellavista 1000 ..................................... 29
Hình 2.3. Bellavista 1000 mă ̣t sau, bên trái ........................................................ 29
Hình 2.5. Bellavista 1000, bên hông trái............................................................. 30
Hình 2.6. Mặt sau thân máy ................................................................................ 31
Hình 2.7. Mặt dưới thân máy .............................................................................. 31
Hình 2.8. Sơ đồ thiế t kế máy thở Bellavista 1000 .............................................. 32
Hình 2.9. Sơ đồ khối máy thở Bellavista 1000 ................................................... 35
Hình 2.10 . Sơ đồ khối kết nối điện máy thở Bellavista 1000 ............................ 37
Hình 2.11. Bên trong máy nhìn từ đằng sau ....................................................... 40
Hình 2.12. Khối nguồn ........................................................................................ 40
Hình 2.13. Bộ nguồn ắc qui ................................................................................ 41
Hình 2.14. Bảng mạch phân phối nguồn ............................................................. 41
Hình 2.15. Vị trí hệ thống tua bin nén khí và máy tính nhúng ........................... 42
3

Hình 2.16. Bộ trộn khí......................................................................................... 42


Hình 2.17. Sơ đồ mạch bộ trộn khí Oxy ............................................................. 43
Hình 2.18. Tua bin nén khí.................................................................................. 44
Hình 2.19. Cấu trúc tuabin nén khí ..................................................................... 44
Hình 2.20. Van hít vào ........................................................................................ 45
Hình 2.21. Nhìn từ mặt trước của van hít vào .................................................... 45
Hình 2.22. Van thở ra .......................................................................................... 46
Hình 2.23. Màn hình hiể n thi ̣cảm ứng ............................................................... 46
Hình 2.24. Khối báo động ................................................................................... 47
Hình 2.25. Bộ dây thở ......................................................................................... 47
Hình 2.26. Cảm biến khí Oxy ............................................................................. 48
Hình 2.27. Vị trí của cảm biến Oxy trong mạch ................................................. 48
Hình 2.28. Khối làm ẩm ...................................................................................... 49
Hình 2.29. Bẫy nước ........................................................................................... 49
Hình 3.1. Đầu nối dây cắm điện.......................................................................... 54
Hình 3.2. Tình trạng ắ c quy ................................................................................ 55
Hình 3.3. Ống chuyể n tiế p oxy ........................................................................... 56
Hình 3.4. Kết nối nguồn khí Oxy ........................................................................ 57
Hình 3.5. Bộ lọc đầu vào ..................................................................................... 57
Hình 3.6. Nút khởi động máy .............................................................................. 58
Hình 3.7. Màn hình khởi đô ̣ng để cài đă ̣t TKCH nhanh và an toàn ................... 58
Hình 3.8. Bô ̣ dây thở A, C, D với máy làm ẩ m và nhánh dây hít vào đã đươ ̣c làm
ấ m ........................................................................................................................ 62
Hình 3.9. Bô ̣ dây thở 2 sơ ̣i E kèm máy làm ẩ m và nhánh dây hít vào / thở ra đã
đươ ̣c làm ấ m ........................................................................................................ 62
Hình 3.10. Đầ u nố i bê ̣nh nhân với cảm biến lưu lượng và bô ̣ lo ̣c HME ............ 63
Hình 3.11. Đầ u nố i bê ̣nh nhân với cảm biến CO2 và và cảm biến lưu lượng..... 63
Hình 3.12. Cảm biến lưu lượng khí .................................................................... 64
Hình 3.13. Nố i với ố ng khí dung điê ̣n tử tùy cho ̣n ............................................. 65
4

Hình 3.14. Đă ̣t cảm biến nằ m giữa ố ng luồ n / mă ̣t na ̣ và bô ̣ dây thở ................. 65
Hình 3.15. Lắp cảm biến khí thở CO2 trên ống nối tiếp đường thở ................... 66
Hình 3.16. Đèn LED báo hiệu trên cảm biến ...................................................... 66
Hình 3.17. Nố i dây đo Nomoline với bô ̣ dây thở và lỗ cắm ............................... 67
Hình 3.18. Cảm biến SpO2 ngón tay .................................................................. 67
Hình 3.19. Màn hình cài đặt ................................................................................ 68
Hình 3.20. Kết nối phổi giả ................................................................................. 69
Hình 3.21. Màn hình công cu ̣ điề u khiể n khi TKCH .......................................... 74
Hình 3.22. Nút tắ t máy bên hông trái máy thở ................................................... 74
Hình 3.23. Nắp che cảm biế n O2 ......................................................................... 77
Hình 3.24. Bộ lọc khí thở bệnh nhân .................................................................. 78
Hình 3.25. Thay thế bộ lọc khí O2 đầu vào ......................................................... 79
Hình 3.26. Bộ lọc O2 và bẫy nước ....................................................................... 79
Hình 3.27. Cách đặt máy để thay Pin .................................................................. 80
Hình 3.28. Vị trí ốc vít ........................................................................................ 80
Hình 3.29. Hướng Pin và dây cáp ....................................................................... 81
5

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Thông số kỹ thuâ ̣t máy thở Bellavista 1000 ....................................... 26
Bảng 2.2. Điề u kiê ̣n môi trường hoạt động ........................................................ 28
Bảng 2.3. Bảng chú thích sơ đồ thiết kế máy thở Bellavista 1000 hình 2.8 ....... 32
Bảng 2.4. Phụ kiện tiêu chuẩn kèm theo máy thở............................................... 50
Bảng 3.1. Chọn mẫu bệnh nhân .......................................................................... 60
Bảng 3.2. Kết nối bộ dây thở .............................................................................. 61
Bảng 3.3. Bảng chú thích hình 3.8 và hình 3.9 ................................................... 62
Bảng 3.4. Bảng chú thích hình 3.10 và 3.11 ....................................................... 63
Bảng 3.5. Tham số đối chiếu ............................................................................... 69
Bảng 3.6. Các phương pháp TKCH của máy thở Bellavista 1000 ..................... 70
Bảng 3.7. Điề u chỉnh các thông số TKCH.......................................................... 72
Bảng 3.8. Các sự cố cơ bản và cách khắc phục .................................................. 75
Bảng 3.9. Vệ sinh máy ........................................................................................ 82
6

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. CẤU TẠO VÀ SINH LÝ HÔ HẤP Ở NGƯỜI ............................. 9
1.1. Sinh lý hô hấp .............................................................................................. 9
1.1.1. Cấu tạo lồng ngực .................................................................................. 9
1.1.2. Đường dẫn khí ....................................................................................... 9
1.1.3. Màng phổi và áp suất âm trong khoang màng phổi ............................ 11
1.2. Chức năng thông khí ở phổi ...................................................................... 12
̀ h thông khí ở phổ i .................................................................. 12
1.2.1. Quá trin
1.2.2. Các động tác hô hấp ............................................................................ 12
1.2.3. Tính chấ t đàn hồ i của phổ i .................................................................. 14
1.2.4. Các thể tích, dung tích và lưu lượng thở ............................................. 15
1.3. Tổng quan về máy thở ............................................................................... 18
̣ sử phát triể n của máy thở ............................................................ 18
1.3.1. Lich
1.3.2. Nguyên lý máy thở .............................................................................. 20
1.3.3. Sơ đồ khố i tổ ng quát máy thở hiêṇ đa ̣i ............................................... 21
1.3.4. Các phương thức thông khí cơ bản ..................................................... 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 25
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ MÁY THỞ BELLAVISTA 1000 .................... 26
2.1. Tổ ng quan hê ̣ thố ng ................................................................................... 26
2.2. Thông số kỹ thuật máy thở Bellavista 1000.............................................. 26
2.2.1. Thông số kỹ thuâ ̣t máy thở Bellavista 1000 ........................................ 26
2.2.2. Điều kiện môi trường .......................................................................... 28
2.3. Mô tả máy thở Bellavista 1000 ................................................................. 28
2.3.1. Cấ u ta ̣o máy thở................................................................................... 28
2.3.2. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động ........................................... 32
2.3.3. Các khối chính của máy thở Bellavista 1000 ...................................... 39
2.3.4. Phụ kiện tiêu chuẩn kèm theo máy thở .............................................. 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 53
7

CHƯƠNG 3. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH, BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG VÀ


KHẮC PHỤC SỰ CỐ MÁY THỞ BELLAVISTA 1000 .................................. 54
̣ hấ p nhân ta ̣o .......................................................................... 54
3.1. Chuẩ n bi hô
3.1.1. Kiểm tra linh kiện đầy đủ .................................................................... 54
3.1.2. Nố i các nguồ n cung cấ p ...................................................................... 54
3.1.3. Kết nối oxy (tùy cho ̣n)......................................................................... 56
3.1.4. Khởi động Bellavista 1000 .................................................................. 58
3.1.5. Cho ̣n bô ̣ dây thở .................................................................................. 59
3.1.6. Cho ̣n mẫu bênh
̣ nhân ........................................................................... 60
3.1.7. Kết nố i bô ̣ dây thở ............................................................................. 61
3.1.8. Kết nối máy làm ẩm ............................................................................ 62
̣ nhân.................................................................. 63
3.1.9. Nố i dây thở cho bênh
3.1.10. Cảm biến lưu lượng khí ..................................................................... 64
3.1.11. Nố i với ố ng khí dung điêṇ tử tùy cho ̣n ............................................. 65
3.1.12. Cảm biến đo nồ ng đô ̣ CO2 khí thở ra ............................................... 65
3.1.13. Lắ p đă ̣t cảm biế n mainstream............................................................ 66
3.1.14. Cảm biến SpO2 ngón tay ................................................................... 67
3.2. Test máy thở .............................................................................................. 68
3.3. Điều khiển phần mềm ............................................................................... 70
3.2.1. Thông khí nhân ta ̣o cho trẻ sơ sinh ..................................................... 70
3.2.2. Giám sát trong lúc TKCH ................................................................... 73
3.2.3. Kế t thúc hô hấ p nhân ta ̣o ..................................................................... 74
3.4. Các sự cố cơ bản và cách khắc phục đối với máy thở Bellavista 1000 .... 75
3.5. Bảo trì, bảo dưỡng máy thở Bellavista 1000 ............................................ 77
3.5.1. Chu kì bảo dưỡng ................................................................................ 77
3.5.2. Cách thay mới một số bộ phận ............................................................ 77
3.5.3. Chuẩ n bi,̣ tẩ y rửa, khử trùng................................................................ 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 82
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 84
8

MỞ ĐẦU
Trong nền Y học hiện đại, nhiều trang thiết bị tối tân đã đưa vào phục vụ
chẩn đoán, chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Một số kỹ thuật điều dưỡng được tự
động hoá, do máy đảm nhiệm như máy: thiết bị theo dõi bệnh nhân; bơm tiêm tự
động điều chỉnh tốc độ, thời gian đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân; máy điện não
vi tính; máy điện tim;... Trong đó, trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu oxy cho
bệnh nhân được ưu tiên hàng đầu và ngày càng hiện đại.
Máy thở là thiết bị y tế được dùng rộng rãi để hỗ trợ hô hấp cho các bệnh
nhân trong tình trạng suy hô hấp, khó thở, đặc biệt là các bệnh nhân nằm trong
khoa Điều trị Tích cực. Do vậy, máy thở có cấu tạo rất phức tạp, hơn nữa cùng
với sự phát triển của nền y học, các loại máy thở không ngừng cải tiến về công
nghệ. Để có thể cập nhật được tính năng ưu việt của máy thở, áp dụng được
trong y học, người kỹ sư y sinh cần nắm bắt được nguyên lý cấu tạo của máy
thở, cách vận hành, bảo trì, bảo dưỡng máy thở từ đó hướng dẫn các bác sỹ vận
hành máy thở, đạt hiệu quả hơn trong thông khí nhân tạo, cứu sống bệnh nhân.
Xuất phát từ thực tế như vậy, em đã chọn đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu,
khai thác sử dụng máy thở Bellavista 1000” với mong muốn đưa đến cho các
bạn một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích về thiết bị máy thở.
Nội dung đồ án gồm 3 chương :
- Chương 1: Cấu tạo và sinh lý hô hấp ở người.
- Chương 2: Giới thiệu về máy thở Bellavista 1000.
- Chương 3: Hướng dẫn vận hành, bảo trì bảo dưỡng và khắc phục sự cố
máy thở Bellavista 1000.
Sau một thời gian nghiên cứu, đồ án đã hoàn thành với sự giúp đỡ rất lớn
của các thầy cô trong Bộ môn Điện tử Y sinh.
Em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS Phạm Văn
Thuận đã tận tình hướng dẫn, động viên em trong quá trình làm đồ án tốt
nghiệp. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Điện tử Y sinh đã tạo
điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
9

CHƯƠNG 1.
CẤU TẠO VÀ SINH LÝ HÔ HẤP Ở NGƯỜI
1.1. Sinh lý hô hấp
1.1.1. Cấu tạo lồng ngực
Lồng ngực có cấu tạo như một hộp cứng, kín, có khả năng thay đổi được
thể tích. Lồng ngực được cấu tạo bởi một khung xương và các cơ bám vào
khung xương đó.
Các cơ bám khung xương gồm có:
- Các cơ tham gia vào động tác hít vào thông thường:
+ Cơ hoành có diện tích khoảng 250cm2. Bình thường cơ hoành lõm về
phía lồng ngực. Khi cơ này co, cơ phẳng ra và làm tăng kích thước lồng ngực
theo chiều từ trên xuống dưới. Cơ hoành chỉ cần nâng lên hoặc hạ xuống 1cm thì
cũng đã làm tăng thể tích lồng ngực lên 250cm3. Do vậy, cơ hoành là cơ hô hấp
quan trọng, khi tổn thương cơ hoành gây rối loạn hô hấp nghiêm trọng.
+ Các cơ liên sườn ngoài và liên sườn trong, cơ gai sống, cơ răng to, cơ
thang khi co sẽ nâng xương sườn lên do đó làm tăng kích thước lồng ngực theo
chiều từ trước ra sau và từ trái qua phải.
- Các cơ tham gia vào động tác hít vào cố gắng:
Cơ ức đòn chũm, cơ ngực to, các cơ chéo. Các cơ này co có tác dụng
làm tăng các kích thước của lồng ngực hơn nữa do đó làm tăng dung tích lồng
ngực.
1.1.2. Đường dẫn khí
Đường dẫn khí gồm mũi, miệng (khi thở bằng miệng), họng, thanh quản,
khí quản, phế quản gốc trái và phải. Các phế quản phân chia từ 17 đến 20 lần
cho đến các tiểu phế quản tận (cây phế quản).
Thành của đường dẫn khí lớn (khí quản và phế quản lớn) có những vòng
sụn hình chữ C, nối hai đầu vòng sụn là các sợi cơ trơn. Ở thành hệ thống phế
quản nhỏ hơn có các mảnh sụn xếp theo hình tròn, nối giữa các mảnh sụn là các
sợi cơ trơn. Thành của các tiểu phế quản tận không có sụn mà có các cơ, các
10

vòng sụn, mảnh sụn có tác dụng làm cho đường dẫn khí luôn luôn mở để không
khí ra vào phổi dễ dàng. Nhờ có cơ trơn, đường dẫn khí có khả năng thay đổi
được đường kính, nên điều hoà được lượng không khí ra vào phổi.
Toàn bộ niêm mạc đường dẫn khí được phủ bởi một lớp chất nhầy được
tạo ra từ các tuyến nhầy và tế bào niêm mạc của biểu mô đường dẫn khí. Lớp
chất nhầy có chức năng bảo vệ niêm mạc đường dẫn khí, tham gia kiểm soát khí
ra vào phổi. Niêm mạc từ thanh quản đến các tiểu phế quản tận là biểu mô trụ có
lông rung. Các lông rung chuyển động một chiều từ trong ra ngoài, đẩy các chất
nhầy ra khỏi đường dẫn khí, có tác dụng làm sạch đường dẫn khí. Riêng niêm
mạc mũi còn có các lông có tác dụng ngăn cản các hạt bụi có kích thước lớn
trong không khí vào đường dẫn khí.
Niêm mạc đường dẫn khí có các tuyến tiết nước, tuyến tiết nhầy, làm cho
không khí vào phổi được bão hoà hơi nước để cho tế bào phổi hoạt động bình
thường. Dưới niêm mạc của đường dẫn khí có hệ thống mao mạch phong phú có
tác dụng sưởi ấm không khí ra vào phổi.
Như vậy, đường dẫn khí có chức năng dẫn khí ra, kiểm soát khí ra vào
phổi và góp phần bảo vệ cơ thể.

Hình 1.1. Đường dẫn khí


11

1.1.3. Màng phổi và áp suất âm trong khoang màng phổi


a. Cấu tạo của khoang màng phổi, áp suất âm trong khoang màng phổi
Màng phổi là một màng mỏng gồm có lá tạng lợp mặt ngoài của phổi và
lá thành lót ở mặt trong của thành ngực, hai lá liên tục với nhau ở rốn phổi và
luôn dính sát vào nhau tạo nên một khoang ảo được gọi là khoang màng phổi.
Khoang có chứa ít dịch lỏng làm cho lá tạng và lá thành trượt lên nhau một cách
dễ dàng.
Nếu chọc vào khoang màng phổi bằng một chiếc kim được nối với một áp
kế nước, ta sẽ thấy áp suất trong khoang màng phổi lúc hô hấp bình thường luôn
nhỏ hơn áp suất khí quyển do vậy được gọi là suất áp suất âm màng phổi. Áp
suất âm của khoang màng phổi thay đổi theo nhịp hô hấp.
b. Cơ chế tạo áp suất âm trong khoang màng phổi
Áp suất âm trong khoang màng phổi được tạo ra là do phổi có tính đàn
hồi nên luôn có xu hướng co lại về phía rốn phổi, khiến cho thể tích của phổi
luôn có xu hướng nhỏ hơn thể tích của lồng ngực. Mặt khác, lồng ngực là một
hộp cứng, kín, không co nhỏ lại theo sức co của phổi, do đó làm cho lá thành có
xu hướng tách ra khỏi lá tạng và làm khoang màng phổi luôn có xu hướng nở ra.
Bởi thế nếu chọc kim vào khoang màng phổi ta thấy áp suất trong khoang này
thấp hơn áp suất khí quyển. Ngoài ra, do dịch màng phổi còn được liên tục bơm
vào mạch bạch huyết nên áp suất trong khoang màng phổi bị giảm. Do các
nguyên nhân trên áp suất trong khoang màng phổi luôn thấp hơn áp suất khí
quyển.
Trong điều kiện bình thường, phổi không thu nhỏ lại mà vẫn luôn giãn nở
sát theo mặt trong của lồng ngực. Ở thì hít vào, dung tích lồng ngực tăng, áp
suất màng phổi âm hơn làm phổi giãn ra dẫn đến áp suất trong phế nang thấp
hơn áp suất khí quyển và không khí từ ngoài tràn vào phế nang. Phổi càng nở ra
nhiều thì lực đàn hồi càng mạnh, áp suất âm trong khoang màng phổi càng âm
hơn. Ở thì thở ra, dung tích lồng ngực giảm, phổi thu nhỏ lại, áp suất âm màng
phổi bớt âm. Phổi co nhỏ lại nên áp suất phế nang tăng lên cao hơn áp suất khí
12

quyển và không khí từ phổi đi ra ngoài. Như vậy nhờ có áp suất âm màng phổi
mà phổi thay đổi thể tích theo lồng ngực và thực hiện được chức năng thông khí.
1.2. Chức năng thông khí ở phổi
Không khí trong phế nang được thường xuyên đổi mới nhờ quá trình
thông khí. Máu được đưa lên phổi nhờ tuần hoàn phổi được gọi là quá trình tưới
máu. Quá trình trao đổi khí ở phổi xảy ra liên tục là nhờ không khí phế nang
thường xuyên được đổi mới và máu qua phổi cũng thường xuyên được đổi mới.
Không khí di chuyển từ nơi áp suất cao đến nơi áp suất thấp. Các động tác
hô hấp tạo ra sự chênh lệch áp suất khí giữa phế nang và không khí bên ngoài
làm cho không khí ra vào phổi, dẫn đến khí phế nang thường xuyên đổi mới.

̀ h thông khí ở phổ i


1.2.1. Quá trin
a. Thông khí tư ̣ nhiên
Thì hít vào bắt đầu từ sự chênh lê ̣ch áp lực giữa phế nang và khí quyển.
Do các cơ hô hấp làm giãn lồ ng ngực, gây ra mô ̣t áp lực trong phế nang thấ p
hơn áp lực khí quyển, áp lực phế nang giảm do áp lực màng phổ i âm tính.
Thì thở ra cơ hoành đẩ y lên cao, cơ liên sườn giañ ra làm lồ ng ngực hạ
xuống và áp lực màng phổ i trở về bình thường, áp lực phế nang tăng lên và lớn
hơn áp lực khí quyể n, do đó khí đươ ̣c đẩ y từ phế nang ra ngoài.
b. Thông khí nhân ta ̣o
Dựa trên nguyên lý của thông khí tự nhiên, thông khí nhân ta ̣o được thực
hiêṇ dựa trên sự chênh lệch áp lực giữa máy và phổ i. Thông khí nhân ta ̣o còn
đươ ̣c go ̣i là thông khí áp lực dương nghiã là dùng máy đẩ y khí vào phổ i làm
tăng áp lực đường thở trung tâm. Áp lực đường thở trung tâm tăng lên sẽ giúp
đẩy khí đi vào phế nang nhờ đó phổ i sẽ nở ra. Khi phổ i nở ra sẽ dừng bơm khí
vào đường thở, khi đó áp lực trong đường thở trung tâm giảm xuống. Thì thở ra
bắt đầu khi áp lực trong đường thở trung tâm giảm xuố ng thấ p hơn so với áp lực
phế nang. Thông khí nhân ta ̣o có thể thay thế mô ̣t phầ n hoă ̣c toàn bô ̣ nhip̣ tự thở
của bê ̣nh nhân.
1.2.2. Các động tác hô hấp
13

a. Hít vào
Cơ hít vào quan trọng nhất là cơ hoành. Đây là một lá cơ hình vòm, mỏng
được lồng vào các xương sườn ở dưới. Cơ hoành được chi phối bởi các dây thần
kinh hoành xuất phát từ các đoạn tủy cổ 3, 4 và 5. Khi cơ hoành co lại, các cơ
quan trong ổ bụng bị đẩy xuống dưới và ra trước, kích thước thẳng đứng của
khoang lồng ngực được tăng lên. Hơn nữa, các bờ xương sườn được nâng lên và
di chuyển ra ngoài làm tăng đường kính ngang của lồng ngực (Hình 1.2).

Hình 1.2. Hình dạng cơ hoành khi hít vào, thở ra


Khi hít vào, cơ hoành hình vòm co, các tạng trong ổ bụng bị đẩy xuống và
ra trước, lồng ngực được mở rộng. Thể tích lồng ngực tăng lên theo cả hai chiều.
Khi thở ra gắng sức, các cơ thành bụng co lại và đẩy cơ hoành lên trên

Hình 1.3. Hoạt động của cơ liên sườn


Khi các cơ liên sườn ngoài co lại, các xương sườn được kéo lên trên và ra
trước, và chúng xoay quanh một trục nối với mấu và đầu của xương sườn. Kết
quả là cả đường kính bên và đường kính trước sau của lồng ngực tăng lên. Các
cơ liên sườn trong có hoạt động ngược lại.
14

b. Thở ra
Là quá trình thụ động khi thở bình thường. Phổi và thành ngực có tính đàn
hồi và có xu hướng trở lại vị trí cân bằng của nó sau khi nở ra chủ động khi hít
vào. Khi luyện tập và tăng thông khí chủ động thì quá trình thở ra là chủ động.
Các cơ thở ra qua trọng nhất nằm ở thành bụng bao gồm cơ thẳng bụng, cơ chéo
trong và chéo ngoài và cơ bụng ngang. Khi các cơ này co, áp lực trong ổ bụng
tăng và cơ hoành bị đẩy hướng lên trên.
Các cơ liên sườn trong hỗ trợ thở ra chủ động bằng việc kéo các xương
sườn xuống dưới và vào trong (ngược lại với hoạt động của các cơ liên sườn
ngoài) vì vậy làm giảm thể tích lồng ngực.
1.2.3. Tính chấ t đàn hồ i của phổ i
a. Đường cong áp lư ̣c thể tích

Hình 1.4. Đánh giá đường cong áp lực, thể tích của phổi đã cắt.
Giả sử chúng ta có một phổi động vật bị cắt, đưa ống thông vào khí quản,
và đặt nó vào trong một cái bình (hình 1.4). Khi áp lực trong bình giảm xuống
dưới áp lực khí quyển, phổi mở rộng, và sự thay đổi thể tích phổi có thể đo được
bằng phế dung kế. Áp lực được giữ tại mỗi mức, được đánh dấu bằng các điểm,
trong một vài giây để phổi có thể đứng yên. Bằng cách này, đường cong áp lực
thể tích của phổi có thể được vẽ
15

Trong hình 1.4, áp lực bên trong đường thở và phế nang của phổi, tương
tự như áp lực khí quyển, bằng 0 trên trục hoành. Vì vậy, trục này còn đánh giá
sự chênh lệch áp lực giữa bên trong và bên ngoài phổi. Áp lực này còn được gọi
là áp lực xuyên phổi và tương đương với áp lực xung quanh phổi khi áp lực phế
nang là áp lực khí quyển. Nó còn có thể đánh giá được mối quan hệ áp lực thể
tích của phổi thể hiện trong hình 1.4 bằng cách bơm vào một áp lực dương và
rời khỏi bề mặt màng phổi tiếp xúc với không khí. Trong trường hợp này, trục
hoành có thể được gán là “áp lực đường thở”, và các giá trị sẽ là dương. Các
đường cong sẽ giống với những thể hiện trong hình 1.4.
b. Độ giãn nở của phổ i
Độ dốc của đường cong áp lực thể tích, hoặc sự thay đổi thể tích trên mỗi
sự thay đổi đơn vị áp lực, được gọi là độ giãn nở. Trong giới hạn bình thường
(áp lực mở rộng vào khoảng 5 – 10 cmH2O), phổi căng phồng lên đáng kể hoặc
rất giãn nở. Tuy nhiên, tại áp lực mở rộng cao, phổi cứng hơn, và độ giãn nở của
nó nhỏ hơn thể hiện qua độ dốc phẳng của đường cong
c. Sức căng bề mă ̣t
Một yếu tố quan trọng khác trong hoạt động áp lực thể tích của phổi là
sức căng bề mặt của màng chất lỏng lót trong phế nang. Nó phát sinh do lực hút
giữa các phân tử lân cận của chất lỏng mạnh hơn so với giữa chất lỏng và khí,
kết quả là diện tích bề mặt chất lỏng càng nhỏ càng tốt.
1.2.4. Các thể tích, dung tích và lưu lượng thở
a. Các thể tích thở
- Thể tích khí lưu thông: là thể tích khí của một lần hít vào hoặc thở ra
bình thường. ở người trưởng thành bình thường, thể tích khí lưu thông khoảng
0,5 lít, bằng 12% dung tích sống.
- Thể tích khí dự trữ hít vào: là thể tích khí hít vào thêm được tối đa
sau khi hít vào bình thường. Thể tích này ở người bình thường khoảng 1,5 - 2 lít,
chiếm khoảng 56% dung tích sống.
16

- Thể tích khí dự trữ thở ra: là thể tích khí thở ra tối đa thêm được sau
khi thở ra bình thường. Thể tích này ở người bình thường khoảng 1,1 - 1,5 lít,
chiếm 32% dung tích sống.
- Thể tích khí cặn: là thể tích khí còn lại trong phổi sau khi đã thở ra tối
đa. Bình thường thể tích khí cặn khoảng 1 - 1,2 lít.
b. Các dung tích thở
Dung tích là tổng của hai hoặc nhiều thể tích. Ký hiệu dung tích là C
- Dung tích sống: Dung tích sống là thể tích khí thở ra tối đa sau khi đã
hít vào tối đa. Dung tích sống bao gồm thể tích khí lưu thông, thể tích khí dự trữ
hít vào và thể tích khí dự trữ thở ra. Dung tích sống thể hiện khả năng tối đa của
một lần hô hấp. Dung tích sống dùng để đánh giá thể lực, đánh giá sự phục hồi
chức năng phổi và dùng đánh giá hạn chế hô hấp.
- Dung tích hít vào: là thể tích khí hít vào tối đa sau khi đã thở ra bình
thường. IC thể hiện khả năng hít vào, bao gồm thể tích khí lưu thông và thể tích
khí dự trữ hít vào. Bình thường dung tích hít vào khoảng 2 - 2,5 lít.
- Dung tích cặn chức năng: là thể tích khí còn lại trong phổi sau khi đã
thở ra bình thường bao gồm thể tích khí cặn và thể tích khí dự trữ thở ra. Bình
thường dung tích cặn chức năng khoảng 2 lít. Dung tích cặn chức năng có ý
nghĩa quan trọng vì chính lượng khí này được pha trộn với lượng khí mới hít
vào tạo hỗn hợp khí có tác dụng trao đổi với máu. Dung tích cặn chức năng càng
lớn thì khí hít vào được pha trộn càng ít, nồng độ oxy trong phế nang càng thấp,
hiệu suất trao đổi khí với máu càng thấp.
- Dung tích toàn phổi: là thể tích khí chứa trong phổi sau khi đã hít vào
tối đa, bao gồm dung tích sống và thể tích khí cặn. Bình thường, dung tích toàn
phổi khoảng 5 lít, thể hiện khả năng chứa đựng tối đa của phổi.
c. Các lưu lượng thở
Lưu lượng thở là lượng khí di chuyển trong đường dẫn khí trong một đơn
vị thời gian. Đơn vị tính là lít trong một phút (l/min) hoặc lít trong một giây
17

(l/s). Lưu lượng thở phụ thuộc vào giới, tuổi và chiều cao, phụ thuộc vào sự
thông thoáng của đường dẫn khí, tính đàn hồi của phổi và lồng ngực.
- Thể tích khí thở ra tối đa giây:
Thể tích khí thở ra tối đa giây là thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu
tiên sau khi đã hít vào thật hết sức. Thể tích này đánh giá mức độ thông thoáng
đường dẫn khí và khả năng giãn nở của phổi và lồng ngực. Thể tích này giảm
trong các bệnh gây co thắt hoặc hẹp đường dẫn khí, đặc biệt trong hen phế quản.
- Thông khí phút:
Thông khí phút là thể tích khí thở ra hay hít vào bình thường trong một
phút. Thông khí phút được tính bằng cách lấy thể tích khí lưu thông nhân với tần
số thở (f) trong một phút: MV = TV x f, thể hiện lượng khí ra hay vào phổi trong
một phút ở trạng thái nghỉ.
- Thông khí phế nang:
Thông khí phế nang là lượng khí trao đổi ở phế nang trong thời gian một
phút. Nếu liên tục phân tích thành phần khí thở ra thì ta thấy: Lúc đầu, thành
phần không khí rất giống khí hít vào, về sau tỷ lệ CO2 tăng lên còn O2 thì giảm
đi gần giống không khí trong các phế nang. Như vậy, không khí thở ra là hỗn
hợp của hai loại không khí: Một loại không khí không trao đổi với máu (chứa
trong khoảng chết của bộ máy hô hấp), một loại không khí có trao đổi với máu
(chứa trong các phế nang).
- Khoảng chết của bộ máy hô hấp:
Là khoảng không gian chứa khí trong phổi không có sự trao đổi khí với
máu, gồm có:
 Khoảng chết giải phẫu: Bao gồm toàn bộ thể tích các đường dẫn khí.
 Khoảng chết sinh lý: khoảng chết giải phẫu cộng thêm thể tích các phế
nang không trao đổi khí với máu.
Thể tích khoảng chết vào khoảng 0,14 lít, ký hiệu Vd.
18

1.3. Tổng quan về máy thở


Thở máy hay còn go ̣i là thông khí cơ ho ̣c (TKCH) hay hô hấ p nhân ta ̣o
bằ ng máy đươ ̣c sử du ̣ng khi thông khí tự nhiên (TKTN) không đảm bảo đươ ̣c
chức năng của mình, nhằ m cung cấ p mô ̣t sự trơ ̣ giúp nhân ta ̣o về oxy hóa.
TKCH về nguyên lý là sư ̣ mô phỏ ng, bắ t chướ c theo TKTN, cũ ng ta ̣o ra sư ̣
chênh lê ̣ch áp suấ t để đưa khí vào phổ i, hoă ̣c là ta ̣o ra mô ̣t áp suấ t trong phế
nang thấ p hơn áp suấ t khi quyể n (áp suấ t âm) hoă ̣c “thổ i” vào trong phế nang
một áp suất dương. TKCH áp suấ t dương đươ ̣c chi phổ i bởi chuyể n đô ̣ng của
dòng khí. Quy luâ ̣t đó được hiể u như sau: áp suấ t cầ n thiế t để thổ i mô ̣t dòng khí
vào phổ i để làm nở phổ i phu ̣ thuô ̣c vào thể tích khí cầ n thổ i vào phổ i (thể tích
khí lưu thông), vào sức cản của đường thở cản trở lại dòng khí đó, vào đô ̣ giañ
nở của hê ̣ thống hô hấ p, vào tố c đô ̣ dòng khí vào phổ i.

Hình 1.5. Quy luật chuyển đổ i của dòng khí


̣ sử phát triể n của máy thở
1.3.1. Lich
Trước khi có máy thở, người ta thường hô hấp nhân ta ̣o hay hà hơi thổ i
nga ̣t, tuy nhiên chỉ với trường hơ ̣p nhe ̣. Và sự ra đời của máy thở thâ ̣t sự đã thay
đổ i cuô ̣c sống của người bênh.
̣

Hình 1.6. Hô hấp nhân tạo


19

Năm 1950: Thông khí cơ học không xâm lấn áp lực âm.
Phổi thép Emerson (hình 1.7) sử dụng rộng rãi, máy ta ̣o áp lư ̣c âm trong
phổ i, hút khí từ môi trường vào. Phương pháp này rất khó, không thể dùng trong
cấ p cứu.
Từ năm 1980 đế n nay, máy thở sử du ̣ng nguyên lý ta ̣o áp lực dương được
sử dụng rộng rãi trở thành thiết bi ̣hỗ trơ ̣ thiế t yế u cho phòng Hồ i sức cấ p cứu.

Hình 1.7. Phổ i thép Emerson

Hình 1.8. Máy thở hiê ̣n đại


20

1.3.2. Nguyên lý máy thở

Hình 1.9. Nguyên lý của máy thở áp lực dương


Máy thở sử dụng piston tạo áp lực. Đầu tiên máy thở lấy không khí ở bên
ngoài vào bằng cách kéo piston và mở van lấy khí. Chu kì hít vào, máy thở đẩy
piston lên không khí được đưa qua van một chiều thẳng đến bệnh nhân. Máy thở
áp lực dương dùng máy đẩy khí vào phổi làm tăng áp lực đường thở trung tâm.
Áp lực trong đường thở trung tâm tăng sẽ giúp đẩy khí đi vào phế nang nhờ đó
phổi sẽ nở ra. Khi phổi nở ra máy sẽ dừng bơm khí vào đường thở, khi đó áp lực
trong đường thở trung tâm giảm xuống. Thì thở ra xảy ra áp lực trong đường thở
trung tâm giảm xuống thấp hơn so với áp lực trong phế nang, khí la ̣i được đưa từ
phế nang ra ngoài.

Hình 1.10. Thở máy tạo áp lực dương


21

1.3.3. Sơ đồ khố i tổ ng quát máy thở hiêṇ đa ̣i

Hình 1.11. Sơ đồ khố i tổ ng quát máy thở


Hệ thống điều khiển: Có nhiệm vụ tạo và kiểm soát các chế độ thở khác
nhau phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân. Hệ thống điều khiển bao gồm
nhiều thành phần kết hợp : mạch xử lý, các van, cảm biến khí...
Màn hình: Cung cấp thông tin về các thông số đang hoạt động của máy
thở, tình trạng bệnh nhân, các cảnh báo...
Khối nguồn: Cung cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống hoạt động, có thể bao
gồm cả pin sạc dự phòng.
Khối giao tiếp bệnh nhân : Trực tiếp tương tác với bệnh nhân thông qua
các ống thở tạo thành mạch liên hoàn. Tùy vào thiết kế của máy, có thể gồm 1
hoặc 2 ống thở. Kết nối với bệnh nhân thông qua mặt nạ, ống nội khí quản hoặc
mở khí quản.
1.3.4. Các phương thức thông khí cơ bản
a. Thông khí kiểm soát
Ta thấy ở chu kỳ 1 và 2 đó là các chu kỳ thông khí kiểm soát áp lực có
đặc điểm là:
- Áp lực thở vào được đặt trước, không đổi và được giới hạn.
- Dòng thở vào là giảm dần và không bị hạn chế.
22

- Thông số được kiểm soát là áp lực và là biến số độc lập.


- Vt là biến số phụ thuộc và thay đổi.

Chu kỳ 1 2 3 4
Hình 1.12. Chu kì thông khí trên đường cong áp lực và thể tích
- Cơ chế chu kỳ là:
 Thời gian: Thông khí giới hạn áp lực và chu kỳ thời gian thể hiện ở chu
kỳ 1.
 Dòng: Thông khí đồng thì dòng, hỗ trợ áp lực thể hiện ở chu kỳ 2.
 Mũi tên chỉ: Là tiêu chuẩn dòng kết thúc thở vào thường được sử dụng
là % của dòng chảy đỉnh.
Chu kỳ 3 và 4 là các chu kỳ thông khí kiểm soát thể tích có đặc điểm là:
- Tốc độ dòng thở vào là hằng định và được đặt trước.
- Áp lực thở vào tăng dần, đồ thị ở dạng ‘’ vây cá mập’’.
- Thông số được kiểm soát là dòng và là biến số độc lập.
- Áp lực đỉnh là biến số phụ thuộc và thay đổi.
- Cơ chế chu kỳ là:
 Thời gian : Thông khí thể tích và thời gian nghỉ thở vào đặt trước thể
hiện ở chu kỳ 3.
23

 Thể tích : Thông khí kiểm soát thể tích thể hiện ở chu kỳ 4. Ở đây thể
tích được thể hiện như là diện tích dưới đường cong dòng thể tích.
Cũng giống như thông khí kiểm soát áp lực, thông khí kiểm soát thể tích
cũng có các mode thông khí là: IMV, SIMV, A/C, PSV.
Một số máy thở hiện đại kết hợp cả 2 chức năng kể trên có được ở trong
một số máy thở mới như : VIP, BIRD, Gold, Bear Cub 750PSV, Siemens Serro
300, Draeger Babylog 800, Siemens Serro 300A và Babylog 800Plus...
b. Thông khí hỗ trợ áp lực, đảm bảo thể tích VAPS
Mode thở này phối hợp được cả 2 điểm thuận lợi của thông khí thể tích và
thông khí áp lực trong một chu kỳ hô hấp. Nó cũng phối hợp sử dụng được cả
trong thông khí A/C và SIMV hoặc riêng rẽ ở trẻ sơ sinh.
Nó cũng là mode thở pha trộn giữa sử dụng dòng thay đổi, không hạn chế
và giảm dần với việc bơm một thể tích Vt hằng định. Các nhịp thở máy vẫn
được kích hoạt bởi nhịp thở tự nhiên của bệnh nhân, phát hiện được nhờ trigger
đặt trước. Khi máy thở phát hiện nhịp thở tự nhiên của bệnh nhân, sẽ hỗ trợ một
áp lực như trong thông khí hỗ trợ áp lực và tiếp theo máy thở đo thể tích khí
bơm vào cho bệnh nhân tại thời điểm khi mà dòng thở vào giảm xuống tới mức
tối thiểu đặt trước. Nếu thể tích này vượt quá mức thể tích do thầy thuốc đặt
trước thì các nhịp thở của máy hoạt động giống như hỗ trợ áp lực và chu kỳ thời
gian. Còn nếu thể tích này không đạt tới mức Vt đặt ban đầu thì máy sẽ chuyển
sang hoạt động theo kiểu thông khí kiểm soát thể tích. Khi đó dòng đặt trước
tiếp tục được giữ nguyên và thời gian thở vào được kéo dài ra cho đến khi đạt
được thể tích mong muốn đặt trước.

Chu kỳ 1 2 3

Hình 1.13. Ba chu kỳ điển hình trong VAPS


24

Chu kỳ 1: Vt đặt trước thấp hơn Vt máy bơm vào tại thời điểm áp lực thở
vào tăng lên bằng áp lực đỉnh cao. Thở vào sẽ kết thúc khi dòng giảm đến mức
đặt trước (ở vị trí mũi tên). Thông khí giống như kiểu hỗ trợ áp lực.
Chu kỳ 2: Tại thời điểm áp lực thở vào thấp hơn áp lực đỉnh cao mà máy
bơm khí vào phổi bệnh nhân không đủ bằng Vt đặt trước khi mà dòng đã giảm
dần tới mức dòng đặt trước thì máy tiếp tục duy trì mức dòng này tới khi bơm
đủ lượng khí bằng Vt đặt trước (nhìn vào điểm gãy ở giữa nhịp thở).
Chu kỳ 3: Tại thời điểm áp lực thở vào tăng lên tới mức thấp nhất thì
dòng chảy đỉnh khó có thể vượt quá dòng đặt trước, khi đó nhịp thở này hoạt
động theo kiểu thông khí kiểm soát thể tích.
c. Thông khí nhân ta ̣o hỗ trơ ̣ điề u khiể n A/CMV
Với phương thức A/CMV, các thông số được cài đặt trước như
thông khí nhân ta ̣o điề u khiể n nhưng với một tần số tối thiểu và một mức
Trigger nhỏ nhất lúc bắt đầu. Khi bênh
̣ nhân tự thở, trigger máy thở hoạt động
theo tần số thở của bênh
̣ nhân và các thông số cài đặt trước. Khi bê ̣nh nhân
ngưng thở hay không trigger được máy thì máy thở sẽ tự động khởi động một
chu kỳ thông khí nhân ta ̣o điề u khiể n với tần số tối thiểu cài đặt trước, có thể
kiểm soát về thể tích hoặc áp lực tuỳ thuộc vào khả năng của máy thở và phương
thức thở được sử dụng.

Hình 1.14. Minh họa dạng sóng của áp suấ t trong phương thức A/CMV
25

Đây là phương thức thông khí nhân tạo thông dụng nhất, nên áp dụng đầu
tiên khi có chỉ định thở máy, nó đáp ứng được hầu hết các trường hợp suy hô
hấ p cấ p, sau đó mới cân nhắc đến việc sử dụng các phương thức thông khí nhân
tạo khác thích hợp hơn, nhất là khi đã có các kết quả xét nghiệm. Lợi điểm chủ
yếu của nó là ít gây chống máy như thông khí kiểm soát, an toàn ngay cả khi
̣ nhân không tự thở hay thở quá yếu, nhưng bất lợi là hay gây tăng thông
bênh
khí, kiềm hô hấp đáng kể.
d. Thông khí tự nhiên với áp lực dương liên tục CPAP
Với CPAP, bệnh nhân thở tự nhiên trên cơ sở áp lực dương liên tục PEEP,
mức Sensitivity đưa bệnh nhân dần về thở tự nhiên để cai hẳn máy. Có thể hiểu
là trước mũi bệnh nhân luôn luôn có một luồng khí áp lực dương để khí nhanh
chóng chảy vào phổi. CPAP dùng cho bệnh nhân bắt đầu tự thở và do thở máy
lâu ngày có nguy cơ xẹp phổi mức PEEP thường là 5cmH2O.

Hình 1.15. Thông khí tự nhiên CPAP


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này đã trình bày về cơ sở sinh lý hô hấ p, cơ sở nguyên lý thở máy
và tổng quan về thiết bị máy thở. Dựa trên chức năng thông khí ở phổ i và các
tính chất của hê ̣ hô hấ p, ta biết được quá trình thông khí ở phổ i diễn ra như thế
nào. Đặc biệt, chương này đi sâu vào tìm hiểu về nguyên lý hoạt đô ̣ng cơ bản
của máy thở, mố i liên hê ̣ giữa thở máy và thở tự nhiên, các cách phân loa ̣i máy
thở hiêṇ nay. Kiến thức trong chương này là cơ sở cho việc nghiên cứu, khai
thác máy thở Bellavista 1000 trong các chương tiếp theo của Đồ án.
26

CHƯƠNG 2.
GIỚI THIỆU VỀ MÁY THỞ BELLAVISTA 1000
2.1. Tổ ng quan hê ̣ thố ng
Bellavista 1000 là mô ̣t hê ̣ thố ng máy điêṇ tử để hỗ trơ ̣ đường hô hấ p.
Thiết bị hoạt động bằ ng điêṇ xoay chiề u AC hoă ̣c điêṇ mô ̣t chiề u DC hoă ̣c với
điêṇ ắ c quy. Bình ắ c quy đã có sẵn trong máy. Hê ̣ thống khí nén của Bellavista
1000 bảo đảm bê ̣nh nhân đươ ̣c cung cấ p đầ y đủ dưỡng khí. Hê ̣ thố ng điê ̣n của
máy sẽ kiể m tra khí nén, giám sát bô ̣ báo đô ̣ng và phân phố i nguồ n điê ̣n.
Người sử du ̣ng có thể dùng màn hình cảm ứng của máy thở để nhập các
thông số vào trong bô ̣ vi xử lý của Bellavista 1000. Với các thông số này hệ
thố ng khí nén của Bellavista 1000 sẽ cung cấ p và cân bằ ng liên tu ̣c thâ ̣t chiń h
xác lươ ̣ng hỗn hợp khí cho bệnh nhân. Bellavista 1000 thu thập các tri ̣ số đo
đươ ̣c của cảm biến lưu lượng và các cảm biến khác nô ̣i trong hê ̣ thố ng máy
TKCH. Các thông số thu thâ ̣p đươ ̣c từ bê ̣nh nhân có thể đo ̣c đươ ̣c trong mu ̣c
“Theo dõi bênh
̣ nhân”
Bellavista 1000 có hai bô ̣ vi xử lý riêng biê ̣t dành cho hê ̣ thố ng TKCH và
hê ̣ thố ng giao diêṇ người sử dụng. Hai hê ̣ thống này kiể m tra lẫn nhau và có thể
đô ̣c lâ ̣p báo đô ̣ng. Như thế sẽ tránh đươ ̣c trường hơ ̣p các chức năng chính bi ̣
hỏng cùng mô ̣t lúc.
2.2. Thông số kỹ thuật máy thở Bellavista 1000
2.2.1. Thông số kỹ thuâ ̣t máy thở Bellavista 1000
Bảng 2.1. Thông số kỹ thuâ ̣t máy thở Bellavista 1000
Thông số Đặc tính kỹ thuật
Kích thước máy 35 x 22 x 33 cm
Kích thước bao bì 71 x 51 x 34 cm
Xe đẩ y (tùy chọn) 45 x 115 x 51 cm
Màn hình màu cảm ứng chạm: 13,3“
Màn hin
̀ h
WXGA, 1280x800 pixel.
Ắc quy trong máy 14,4 V / 6450mAh
Thời gian sử du ̣ng pin 4 tiế ng đồ ng hồ
27

Thông số Đặc tính kỹ thuật


Thời gian sa ̣c đầ y pin 4 tiế ng đồ ng hồ (từ <10% lên >90%)
Cường đô ̣ âm thanh báo đô ̣ng Điề u chin̉ h đươ ̣c từ 45~86 dB(A)
Tuổ i tho ̣ ắc quy > 5 năm cho đế n khi phải bảo trì.
- Đồ ng hồ đế m giờ vâ ̣n hành.
Chức năng kỹ thuâ ̣t - Tự đô ̣ng bù đắ p khí áp.
- Tự động cha ̣y thử Self Test lúc mở máy.
Bệnh nhân Người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh
Công nghệ Công nghệ quạt gió tua bin với hiệu suất cao
Lưu lượng đỉnh khi thở vào 0~260 l/min
Áp lực thở vào, IPAP 0~100 mbar
Áp lực thở hỗ trợ, Psupport 0~80 mbar
Áp lực : PEEP, EPAP 0~50 mbar
- Người lớn/ trẻ em: 40~2500 ml.
Dung tích thở
- Trẻ sơ sinh: 2~250 ml
Thời gian thở vào 0.1~10 giây
- Người lớn/ trẻ em : 0~100 bpm.
Nhịp hô hấp
- Trẻ sơ sinh : 0~150 bpm
- 1:599; 49:1 (thở chế độ biLevel)
Tỉ lệ I:E
- 1:59; 5:1 (Các chế độ khác)
- Lưu lượng: 0.1~20 l/phút.
Trigger thở vào
- Áp lực 0.1~15 mbar
Giám sát 56 thông số
Xu hướng Xu hướng 14 ngày theo dõi liên tục
Dung tích phổi, hiển thị Target Vent ở chế
Biểu đồ
độ AVM.
Oxygen 21 % ~ 100 %
Ngưng thở, áp lực rò rỉ, FiO2 , nhịp, xung,
Thông báo
SpO2, inCO2 , etCO2 .
2 × RS232, Ethernet, VGA, 2 × USB, Báo
Giao thức truyền thông
gọi y tá, CO2, SpO2, Bellavista 1000 Bus.
Kích thước 350 × 220 × 330 mm
Nguồn cung cấp khí O2 0 – 7 bar
Khối lượng 12.7 Kg
Điện áp 100~240 VAC ± 20 %, 50–60 Hz.
28

Thông số Đặc tính kỹ thuật


Điện áp thấp đầu vào: 24 VDC / 3.5 A.
2.2.2. Điều kiện môi trường
Bảng 2.2. Điề u kiê ̣n môi trường hoạt động
Thông số Đă ̣c tính kỹ thuâ ̣t
Trong quá trình hoa ̣t đô ̣ng
Nhiêṭ đô ̣ +5~+40 °C
Áp lực không khí, độ cao trên 600~1100 hPa
mực nước biể n (mamsl)
Đô ̣ ẩm tương đố i 10~90 %RH, không ngưng tu ̣
Bảo quản và vận chuyể n
Nhiêṭ đô ̣ -25~ 65 °C
Áp lực không khí, độ cao trên 500 ~1100 hPa
mực nước biể n (mamsl)
Đô ̣ ẩm tương đố i 10~ 90 %RH, không ngưng tu ̣

2.3. Mô tả máy thở Bellavista 1000


2.3.1. Cấ u ta ̣o máy thở

Hình 2.1. Máy thở Bellavista 1000


29

Máy thở Bellavista 1000 ( hình 2.1) tích hợp xe đẩy có thể điều chỉnh
chiều cao thuận tiện và có giỏ để đă ̣t tất cả các phụ kiện cần thiết như cảm biế n
lưu lươ ̣ng, dây thở, phổ i giả,... Đường kính bánh xe kép 125mm di chuyển dễ
dàng đồ ng thời tích hơ ̣p khóa ham
̃ giúp cố đinh
̣ vi ̣trí.

Hình 2.2. Mặt trước bên phải của máy Bellavista 1000
Chú thích:
1. Các đèn báo đô ̣ng 4. Các ổ cắ m nố i bênh
̣ nhân
2. Màn hình Touchscreen 5. Loa
3. Nắ p che các cảm biến 6. Nắ p đâ ̣y Bellavista 1000 Bay

Hình 2.3. Mặt sau, bên trái của máy Bellavista 1000
Chú thích:
7. Tay cầ m 10. Nút tắ t/mở và các ổ cắ m dây điêṇ
8. Nắ p che bô ̣ lo ̣c khí làm mát máy.
30

9. Nắ p che các giao diêṇ truyề n 11. Nắ p che bô ̣ lo ̣c khí thở bênh
̣ nhân
thông. 12. Loa

Hình 2.4. Bên hông phải của máy Bellavista 1000


Chú thích:
1. Thiế t bi lưu
̣ trữ USB. 6. Đầ u nố i dây BN hít vào
2. Nút nhấ n “hỗ trợ kết nối bệnh 7. Nắ p che cảm biế n O2
nhân” 8. Đầ u nố i để đo áp lực gầ n bệnh
3.Cổng cắm xanh dương nhân. (Màu xanh dương)
Đầ u nố i cho cảm biến SpO2 9. Đầ u nối cho cảm biến lưu lượng
Đầ u nố i màn hình Philips 10. Đầ u nố i cho van thở ra
4. Cổng cắm màu vàng
Đầ u nố i cho cảm biến CO2
5. Nắ p đâ ̣y Bellavista 1000 Bay

Hình 2.5. Bên hông trái của máy Bellavista 1000


31

Chú thích:
11. Bellavista 1000 Bus 19. Đầ u nố i Oxy
12. Go ̣i y tá 20. Cổ ng đầ u ra DC 24 VDC
13. 2 Cổ ng USB 2.0 21. Đèn báo (Màu xanh lá cây: Ắc quy
14. Cổ ng kế t nố i ma ̣ng đang na ̣p điện)
15. Nút nhấ n: Hỗ trơ ̣ kế t nố i 22. Cổ ng nguồ n điê ̣n đầ u vào
16. Đèn báo tắ t/mở 23. Cầ u chì
17. Nút nhấ n tắt/mở 24. Nắ p che bô ̣ lo ̣c khí thở bênh
̣ nhân
18. Gá dây nguồ n

Hình 2.6. Mặt sau thân máy


25. Bộ vi xử lý
26. Nắp đậy cho bộ lọc quạt làm mát không khí

Hình 2.7. Mặt dưới thân máy


32

Chú thích:
27. Tem bảo hành 30. Bộ lọc kim loại
28. Nắp cho ngăn chứa pin 31. Nhãn sản phẩ m
29. Nắp cho cổng đôi kết nối bộ chuyển đổi điệp áp
2.3.2. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động
a. Sơ đồ thiế t kế máy thở Bellavista 1000

Hình 2.8. Sơ đồ thiế t kế máy thở Bellavista 1000


Bảng 2.3. Bảng chú thích sơ đồ thiết kế máy thở Bellavista 1000 hình 2.8
NC Van thường đóng 1 Blower (Turbin)
NO Van thường mở 2 Van kiể m tra
A) Qua ̣t gió (làm mát) 3 Đo lưu lượng khí hít vào
Lỗ thông gió với bộ lo ̣c khí đầ u
B) vào. 4 Van tỷ lê ̣ khí hít vào
Ổ cắ m nguồ n O2: 0~7 bar. Chuẩ n
C) DISS, NIST, CPC 5 Đo áp lực đường thở
D) Ngăn O2 6 Bô ̣ điề u chỉnh áp lực O2
E) Cổng nố i hit́ vào 7 Van khí O2
Bô ̣ lo ̣c khử trùng và bộ dây thở
F) bênḥ nhân. 8 Van tỉ lệ khí O2
G) Đầ u nố i đo áp lực đến bệnh nhân. 9 Cảm biến nồng độ O2
Đầ u nố i cảm biến lưu lượng đến
10 Cảm biế n O2
H) bệnh nhân.
J) Bô ̣ điề u khiể n van thở ra 11 Cảm biến áp lực
Van điều chỉnh áp lực
K) Điều chỉnh giảm áp lực van thở ra 12 đường thở
33

Đầu thoát khí ra của bô ̣ phâ ̣n làm Cảm biến áp lực


L) mát tua bin. 13
14 Van điều chỉnh lưu lượng khí
Van điều chỉnh lưu lượng khí
15 thở ra
16 Cảm biến áp lực
17 Van xả khí khẩn cấp
b. Sơ đồ khối máy thở Bellavista 1000
Sơ đồ khối máy thở Bellavista 1000 được trình bày trên hình 2.9.
Bellavista 1000 là một máy thở điều khiển nén khí bằ ng tuabin. Máy thở
Bellavista 1000 sử dụng không khí tự nhiên trong phòng và Oxy cao áp. Không
khí trong phòng đươ ̣c hút vào máy thông qua lỗ khí sạch và được nén la ̣i bằ ng
turbin.
Khí Oxy được dẫn vào thông qua mô ̣t đầu nố i với pha ̣m vi áp lực rô ̣ng.
Mô ̣t bô ̣ trộn khí điê ̣n tử sẽ trô ̣n Oxy và không khí theo tỷ lê ̣ nồ ng đô ̣ đã đươ ̣c
người sử du ̣ng cài đặt vào máy.
Thông qua một van hít vào, đươ ̣c điề u khiể n bởi bô ̣ vi xử lý, thì khí đã
pha trô ̣n sẽ được dẫn đến bênh
̣ nhân.
Bellavista 1000 cung cấ p dưỡng khí cho bê ̣nh nhân thông qua mô ̣t nhánh
dây hít vào của bộ dây thở, có thể bao gồ m bô ̣ lo ̣c khí hít vào, các dây ố ng đa
năng, bộ làm ẩm khí, bẫy nước, chạc chữ Y, cảm biến lưu lượng và các linh kiêṇ
khác.
̣ nhân sẽ đươ ̣c dẫn thoát thông qua mô ̣t cảm
Hỗn hơ ̣p khí thở ra của bênh
biến lưu lượng và mô ̣t nhánh dây thở ra tùy chọn của bô ̣ dây thở. Các kế t quả đo
đươ ̣c của cảm biến lưu lươ ̣ng sẽ đươ ̣c sử du ̣ng để suy tính áp lực, lưu lượng và
thể tích.
Cảm biế n Oxy giám sát nồ ng đô ̣ Oxy trong hỗn hơ ̣p khí thở ra của bênh
̣
nhân. Lưu lượng khí và áp lực thở đến bệnh nhân được thay đổi bởi van chia tỷ
lệ khí nén (25) chứ không bằng cách tăng và giảm tốc độ tuabin (16) Khi có tiń
hiêụ điề u khiể n van chia tỷ lệ thường được sử dụng để thay đổi tốc độ làm việc
34

theo một chương trình lập trình trước của motor. Tua bin (16) chạy tốc độ cố
định và chỉ điều chỉnh nếu cần thiết để đạt được mức áp suất cao hơn hoặc để
giảm độ ồn của máy thở. Điều này dẫn đến tuổi thọ cao hơn đáng kể cho quạt
gió và hiệu suất thông khí cao hơn. Một phần khí nóng từ tua bin đi ra ngoài qua
bộ lọc (19).
Chú ý: Cần thay thế bộ lọc khí (19) hàng năm (bảo trì hàng năm).
Nhiệt độ bên trong bộ phận qua ̣t gió (1) được đo bởi cảm biến nhiệt độ
(18). Bộ trộn khí nén (14) của Bellavista 1000 sẽ trộn oxy (với dải áp suất rộng
0 đến 7 bar/ 100 psi) và không khí từ tuabin với hiệu suất cao bên trong (16).
Bellavista 1000 không để oxy chảy vào tuabin (16) nhờ van một chiều
(17) nằm giữa tuabin (16) và bộ trộn (14). Điều này bảo vệ nó khỏi các tác động
ăn mòn oxy và kéo dài tuổi thọ của tuabin.
Lưu lượng Oxy được đo bằng phép đo lưu lượng O 2 riêng, hệ thống bao
gồm O2 LFE (12), cảm biến áp suất chênh lệch lưu lượng O2 (13) và cảm biến
nhiệt độ O2 (11). LFE là tên viết tắt của Laminar Flow Element. Nếu FiO2 được
đặt thành 21%, lưu lượng khí chỉ xuất phát từ tuabin (16). Nếu FiO2 được đặt
thành 100% luồng sẽ đến chỉ từ van O2 (10) Nồng độ O2 trong hỗn hợp khí
được đo bằng cảm biến nồng độ oxy (24).
Ổ cắm oxy áp suất cao (0 ... 7 bar, tối đa 10 bar) (4) có sẵn dưới dạng
chuẩn DIST hoặc NIST. Bộ lọc bằng thép không gỉ 100 µm, bảo vệ khí O2 hít
vào khỏi các hạt bụi bẩn từ đầu kết nối khí O2. Tuy nhiên, đây chỉ là một bộ
lọc an toàn. Để lọc định kỳ chất lượng O2 không xác định, sử dụng Bộ lọc O2
bên ngoài có sẵn và bẫy nước.
Áp suất đầu vào của nguồn cung cấp O2 được đo bằng cảm biến áp suất
cung cấp O2 (6). Đối với việc sử dụng nội bộ, áp suất của oxy được cung cấp bị
giới hạn ở mức xấp xỉ 2,7 bar với bộ điều chỉnh áp suất O2 (7). Vì lý do an toàn,
nguồn cung cấp O2 có thể bị cắt bằng van an toàn O2 (8). Để kiểm tra chức năng
của bộ điều chỉnh áp suất O2 (7) và van an toàn O2 (8), có thêm một cảm biến áp
suất điều chỉnh O2 (9) được đặt ngay sau hai thành phần này.
35

Các đầu nối của hệ thống mạch bệnh nhân (30), (33) và (36) ở phía bên
phải của thiết bị được đặt trên khối kết nối bệnh nhân (3).
Đầu kết nối màu đỏ (36) được sử dụng để điều khiển lưu lượng khí thở ra.
Để làm như vậy, áp lực trên cổng kết nối được kiểm soát bởi van hình nấm(34),
van thường được sử dụng để kiểm soát thời gian và lượng khí hoặc lưu lượng
hơi đi qua.

Hình 2.9. Sơ đồ khối máy thở Bellavista 1000


Chú thích
36

1. Pneumatic Block: Khố i khí 5. Cảm biế n: Cảm biế n


2. Blower Component:Khố i tua 6. Resistance: Điêṇ trở
bin ta ̣o khí nén 7. Valve: Van
3. Mechanical Conector: Khố i kế t 8. NC: van thường đóng, van luôn đóng
nố i cơ ho ̣c bênh
̣ nhân. ở trạng thái không có nguồn
4. Filter: Bô ̣ lọc 9. NO: van thường mở, van mở ở trạng
thái không nguồn
Áp suất tại cổng được đo bằng cảm biến áp suất nấm (37) cho mục đích
phản hồi. Trong giai đoạn pha hít vào, thiết bị tạo thêm áp lực lên cổng màu đỏ
bằng cách mở van nấm bên trong (34). Điều này đóng màng của van kì thở ra
bên ngoài. Trong pha thở ra, thiết bị sẽ đóng van bên trong (34). Áp lực lên cổng
có thể giải phóng nhờ đường tránh nhỏ (được điều chỉnh tại nhà máy) (37)
thông qua một bộ khuếch tán (38). Do đó, màng của van thở ra có thể di chuyển
đến vị trí mở mong muốn.
Đầu nối màu xanh lam (30) dành cho kết nối của đường đo áp suất chính
(được sử dụng với hệ thống mạch bệnh nhân C). Áp suất gần nhất ở bệnh nhân
được đo bằng cảm biến áp suất (29).
Nếu sử dụng cảm biến lưu lượng gần tùy chọn (với hệ thống mạch bệnh
nhân D và E), hai đường áp suất phải được kết nối với các đầu nối hệ thống
mạch bệnh nhân màu xanh (30) màu trắng (33). Áp suất chênh lệch giữa hai
dòng sau đó được đo bằng cảm biến áp suất chênh lệch lưu lươ ̣ng khí gần nhất
(32). Với áp lực khác biệt này, phần mềm có thể tính toán lưu lượng dự phòng
của bệnh nhân. Phần mềm thường xuyên kết hợp lưu lượng gần nhất với lưu
lượng khí hít vào được đo bên trong. Nếu chênh lệch giữa hai lưu lượng đo quá
cao, có thể xảy ra sự cố nghiêm trọng với hệ thống mạch bệnh nhân hoặc các
đường đo áp suất của cảm biến lưu lượng gần nhất bị chặn (ví dụ: do nước
ngưng tụ rơi xuống). Nếu phần mềm phát hiện sự khác biệt cao giữa hai tốc độ
dòng đo được, nó sẽ cố gắng xả các ống của cảm biến lưu lượng gần nhất bằng
cách áp dụng một lưu lượng nhỏ (được tích hợp) trong một thời gian ngắn cho
37

chúng bằng hai van xả (28 và 31 ). Nếu chênh lệch giữa hai tốc độ dòng đo được
vẫn còn quá cao sau một vài lần xả, thiết bị sẽ phát ra báo động tương ứng.
Đầu nối màu vàng (44) là ổ cắm trích khí cho máy khí dung. Một lợi thế
của thiết kế khí nén Bellavista 1000s là số lượng ống kết nối bên trong khá tối
giản. Có một giắ c cắm kết nối với bộ chuyển đổi giữa Tuabin (1) và khối thở
vào (2) và như vậy là ít nhất ba ống kết nối. Một từ đầu nối cung cấp O 2 (4) đến
khối thở vào (2) và hai từ khối thở vào (2) đến khối mạch bệnh nhân (3).Tất cả
các kết nối khí nén khác được thiết kế bên trong hai khối khí nén và bộ phận
Tuabin (1).
c. Sơ đồ khối kết nối điện máy thở Bellavista 1000

Hình 2.10 . Sơ đồ khối kết nối điện máy thở Bellavista 1000
Chú thích
Processor Bộ vi xử lý Sensor Cảm biến
Electronics Thiết bị điện tử Not in use Không sử dụng
Device Giao diện thiết bị _________ Cáp
Interface
Actor Thiết bị ngoại vi --------------- Phạm vi thiết bị
38

Sơ đồ mạch điện của Bellavista 1000 được trình bày trên hình 2.10. Mạch
điện tử chính (50) được đặt phía trên, ngay dưới nắp lưng và kế t nố i trực tiế p với
mô ̣t số giao diện người dùng. Phía bên phải của thiết bị có đèn LED thông báo
trạng thái (55), nút ấn hỗ trợ kết nối (56), giao diện Ethernet kế t nố i ma ̣ng (57),
hai cổ ng USB (58 và 59), nút báo gọi y tá (60) và đầu nối các thanh truyền dữ
liệu (61). Phía bên trái của thiết bị, có nút ấn hỗ trợ kết nối (63), đầu nối cho
cảm biến CO2 (64) cũng như đầu nối cho cảm biến SPO2 hoặc hệ thống giám sát
bên ngoài ( 65).
Có hai bảng điều khiển được gắn trên bảng mạch điện tử chính (50): gọi
là bảng EPC (51) và bảng CFB (53).
EPC là viết tắt của Embedded Power PC và bảng EPC (51) lưu trữ bộ
điều khiển trực quan (52) chịu trách nhiệm cho giao diện người dùng.
CFB là tên viết tắt của Cold Fire Board và bảng CFB chứa bộ điều khiển
thông khí (54) chịu trách nhiệm điều khiển thông khí.
Hai nhiệm vụ: điều khiển giao diện người dùng và điều khiển thông khí
được phân tách hoàn toàn trên hai bộ xử lý. Hai bộ điều khiển giao tiếp với nhau
qua giao diện USB bên trong. Có một giám sát giao tiếp giữa hai bộ điều khiển
đang hoạt động bất cứ lúc nào. Nếu một trong hai mạch này ngừng hoạt động,
cái khác sẽ báo động.
Bộ điều khiển hiển thị (52) có thể báo động bằng cách hiển thị các thông
báo trên màn hình (69) và phát âm thanh cảnh báo qua loa (72) và (73).
Bộ điều khiển thông khí (54) có thể báo động bằng cách phát âm thanh
chuông phát ra trên phần cứng (tiếng bíp trực tuyến) qua loa (72) và (73) cũng
như nháy đèn LED báo động trên bảng đèn LED (67) và (68).
Hai bảng LED (67) và (68) được gắn trực tiếp trên bảng mạch điện tử
chính (50). Máy vi âm (66) trên thiết bị điện tử chính (50) là để kiểm tra hệ
thống báo động âm thanh của Bellavista 1000. Quạt làm mát (71) cho bảng EPC
(51) được kết nối trực tiếp với mạch điện tử chính (50).
Hơn nữa, van điều khiển hít vào (25), van tỷ lệ O2 (10), van an toàn O2 (8)
39

và bộ phận ta ̣o khí nén(1) - chứa tuabin (16) và cảm biến nhiệt độ quạt (18)
được kết nối điện trực tiếp với các thiết bị điện tử chính (50). Bảng cảm biến
(74) được gắn trên khối cảm ứng(2) và lưu trữ tất cả các cảm biến áp suất và
nhiệt độ được đặt trên khối cảm ứng (2), bao gồm cả các thiết bị điện tử đo
lường. Nó được kết nối với bảng mạch điện tử chính (50) bằng cáp.
Khối kết nối cảm biến (75) được gắn trên khối mạch kết nối bệnh nhân
(3) và chứa tất cả các cảm biến áp suất và nhiệt độ nằm trên khối kết nối bệnh
nhân (3), bao gồm cả các thiết bị điện tử đo lường . Hơn nữa, 4 linh kiện của
khối kết nối bệnh nhân (3) được kết nối với nhau: van nấm (34), hai van rửa (28)
và (31) cũng như van máy khí dung (43). Khối kết nối cảm biến (75) được kết
nối với nguồn điện chính (50) bằng cáp Flat Ribbon (cáp ruy băng phẳng). Bảng
điện (77) với bộ điều khiển quản lý nguồn trên bo mạch (78) chịu trách nhiệm
cho toàn bộ quản lý và phân phối điện, bao gồm cả pin. Hai pin thông minh (79
và 80), quạt làm mát thiết bị (81) và giao diện người dùng ở phía bên trái của
thiết bị chứa nút Bật / Tắt (82), đầu nối nguồn DC (85) và Đèn LED chỉ thị
nguồn (86) được kết nối trực tiếp với bảng nguồn (77).
Hơn nữa, bộ cấp nguồn AC (83) với đầu nối giao diện nguồn AC (84)
cũng được kết nối với bảng nguồn (77). Bảng điện (77) được kết nối với thiết bị
điện tử chính (50) bằng cáp Flat Ribbon (cáp ruy băng phẳng)
2.3.3. Các khối chính của máy thở Bellavista 1000
a. Khối nguồn và bảng mạch điện tử
Hình 2.11 cho ta thấy vị trí khối nguồn và bảng mạch điện tử chính. Bảng
mạch điện tử chính của máy chứa các khối điện tử điều khiển hoạt động chính
của máy thở. Đây chính là nơi tiếp nhận thao tác người dùng từ màn hình cảm
ứng để điều khiển các cảm biến, van khí, báo động, khối bệnh nhân, phân phối
nguồn điện. Hai nhiệm vụ chính là điều khiển giao diện người dùng và điều
khiển thông khí.
Chức năng của mạch điều khiển:
Xử lý tín hiệu tự từ các bộ cảm biến (cảm biến lưu lượng, cảm biến thể tích, cảm
40

biến áp suất, cảm biến nhiệt độ)


- Điều khiển dòng khí và các van.
- Giám sát các thành phần chức năng và nguồn cung cấp.
- Xuất tín hiệu ra màn hình hiển thị.
- Xử lý dữ liệu từ bàn phím.
- Điều khiển giao tiếp bên trong và bên ngoài.

Hình 2.11. Bên trong máy nhìn từ đằng sau

Hình 2.12. Khối nguồn


41

Dưới bảng mạch điều khiển chính là khối nguồn (hình 2.12). Bellavista
1000 có thể hoạt động với điện áp 100 - 240 VAC (80~264 VAC dung sai tố i
đa) và từ tần số điện 50-60 Hz và có thể tự động biế n đổ i để thích nghi với
cường đô ̣ dòng điê ̣n và tầ n số sử du ̣ng mà không cầ n dùng tay điều chỉnh. Máy
có thể hoạt động nguồ n điêṇ mô ̣t chiề u: 24 VDC (dung sai : 20~29 VDC), dòng
3,5 A tố i đa là 6 A.
Máy thở Bellavista 1000 tích hợp 2 ắc qui lắp bên trong máy phục vụ cho
những trường hợp không có điện lưới tránh gián đoạn trong quá trình giúp thở.
Thời gian sử dụng ắc qui là 4 tiếng đồng hồ. Năng lượng của ắc qui là 14,4V/
6450 mAh.

Hình 2.13. Bộ nguồn ắc qui

Hình 2.14. Bảng mạch phân phối nguồn


42

Ắc qui ( hình 2.13) có thể sạc lại cung cấp năng lươ ̣ng cho các cảm biến
O2 ngay cả khi máy thở bị tắt. Do vậy, khi bật máy trở lại, giá trị về nguồn khí
O2 luôn sẵn sàng.
b. Tua bin nén khí và máy tính nhúng

Hình 2.15. Vị trí hệ thống tua bin nén khí và máy tính nhúng
Máy tính nhúng là một thiết bị được thiết kế để phục vụ cho việc truyền
tin. Thực hiện kết nối với nhiều loại giao thức khác nhau như giao diện
Ethernet, giao diện USB, nút báo gọi y tá và đầu nối truyền dữ liệu. Thiết bị đã
được lập trình sẵn các chương trình, khi có tín hiệu điều khiển từ bảng điều
khiển chính nó sẽ thực hiện các giao thức truyền thông.
c. Module trung tâm
- Bộ trộn khí

Hình 2.16. Bộ trộn khí


Khí Oxy từ hệ thống Oxy trung tâm hoặc từ bình khí nén Oxy có áp lực
từ 0~7 bar (100 psi),lưu lượng 0~110 lit/phút được đưa vào buồng Oxy qua các
van lưu lượng, giảm áp. Sau đó khí Oxy sẽ được đưa vào bộ trộn khí Oxy ( hình
43

2.16) cùng với lượng khí từ không khí đưa vào bởi van hít vào. Tỉ lệ khí được
trộn tùy vào chế độ thở theo tình trạng của bệnh nhân. Nồng độ oxy trong khí
thở vào (FiO2) tỷ lệ có thể từ 21% (khí trời) đến 100% (FiO 2) . Tỷ lệ khí được
tính qua các van chia chỉ lệ, hệ thống venturi. Qua khối nén khí
Mạch cảm biến được gắn trên khối cảm ứng và lưu trữ tất cả các cảm biến
áp suất và nhiệt độ được đặt trên khối cảm ứng , bao gồm cả các thiết bị điện tử
đo lường. Các cảm biến sẽ thu nhận tín hiệu về nhiệt độ, độ ẩm, lưu lượng, áp
lực rồi truyền tín hiệu về bảng mạch chính điều khiển các van, hệ thống cảnh
báo.

Hình 2.17. Sơ đồ mạch bộ trộn khí Oxy


Chú thích
1: Tua bin nén khí 7. Van khí dung
2. Van kiểm tra áp lực hít vào 8. Van an toàn
3. Cảm biến đo lưu lượng lưu lượng 9. Cảm biến đo lưu lượng lưu
khí hít vào lượngkhí hít vào
4. Van chia tỉ lệ khí hít vào
5. Cảm biến đo áp lực khí hít vào
6. Van điều áp Oxy
Hình 2.17 là sơ đồ mạch bộ trộn khí Oxy. Để bệnh nhân thích nghi với
khí Oxy được cung cấp, máy thở phải thực hiện việc trộn Oxy ( lấy từ bình đựng
khí Oxy hoặc hệ thống khí Oxy trung tâm) với không khí từ bên ngoài môi
44

trường. Do không khí từ bên ngoài có áp suất thấp nên không khí được đưa qua
tua bin nén khí để tăng áp lực đầu vào, qua van kiểm tra áp lực đầu vào để đưa
tới bộ trộn. Khí Oxy được lấy một lượng thích hợp được điều khiển bởi van
điều áp, sau đó đi qua van khí dung để chuyển thành các hạt khí nhỏ hơn dễ pha
trộn hơn. Sau đó lưu lượng hạt khí O2 được kiểm soát bởi van an toàn, van này
sẽ tự động ngăn khí O2 khi cảm biến lưu lượng khí phát hiện lỗi lưu lượng đạt
quá mức giới hạn.
- Tua bin nén khí

Hình 2.18. Tua bin nén khí


Tua bin nén khí có nhiệm vụ nén khí sau khi đi ra từ bộ trộn khí , đưa khí
lên áp suất cao để đưa vào phổi của bệnh nhân. Lưu lượng tối đa ≥ 260 lit/phút,
áp lực lên đến 80mbar.

Hình 2.19. Cấu trúc tuabin nén khí


45

d. Van khí
 Van hít vào
Khí đi ra từ máy thở qua 1 van một chiều. Khi xảy ra trạng thái hỏng hóc
trong hệ thống trộn, các van này có tác dụng ngăn chặn dòng khí ngược về
nguồn khí áp cao do đó ngăn ngừa được nguy cơ gây nhiễm khuẩn của các hệ
thống xung quanh

Khí vào

Mô tơ điều
khiển van

Khí ra

Hình 2.20. Van hít vào


Khi không có dòng khí chảy qua thì van sẽ được đóng lại bởi lò xo bên
trong. Van được điều khiển bởi động cơ bước và có thể điều chỉnh được độ đóng
mở.

Hình 2.21. Nhìn từ mặt trước của van hít vào


46

 Van thở ra

Hình 2.22. Van thở ra


Khí thở ra của bệnh nhân đi qua van cảm biến đo lưu lượng khí và áp suất
tới bộ lọc vi khuẩn trước khi đi ra ngoài môi trường. Bộ lọc giúp giảm thiểu vi
khuẩn có trong hơi thở của bệnh nhân tới không khí trong phòng. Van thở ra
được gắn kết bằng bốn ốc vít vào thân máy thở Bellavista 1000.
e. Màn hình hiển thị

Hình 2.23. Màn hình hiển thi ̣ cảm ứng


Màn hình cảm ứng màu, kích thước 13.3” , Màn hình chính là nơi thực
hiện giao tiếp giữa bác sĩ và máy thở, giúp bác sĩ giám sát được tất cả các chỉ số
đo được từ bệnh nhân. Tất cả các cài đặt, điều chỉnh, thông số giám sát, báo
47

động, tình trạng bệnh nhân được hiển thị trên màn hình. Việc này thuận tiện cho
bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh nhân.
f. Khối báo động

Hình 2.24. Khối báo động


Các báo đô ̣ng bằ ng âm thanh và đèn sẽ gia tăng đô ̣ an toàn cho bênh
̣ nhân.
Các báo đô ̣ng lâm sàng sẽ phát hiêṇ các tra ̣ng thái sinh lý bấ t thường của bênh
̣
nhân. Các bộ báo đô ̣ng kỹ thuật có thể phát hiêṇ ra các lỗi ở phầ n cứng hoă ̣c
phầ n mề m, và cũng có thể báo đô ̣ng khi cha ̣y chức năng Self Test, chức năng
Self Test này hoa ̣t đô ̣ng liên tu ̣c. Áp lực tác động đến bê ̣nh nhân đươ ̣c Bellavista
1000 kiể m tra bằ ng nhiề u cách để bảo đảm an toàn cho bê ̣nh nhân. Áp lực làm
viêc̣ tố i đa được bảo đảm bởi các giới hạn báo động. Nế u áp lực lên đế n giới
hạnbáo đô ̣ng tố i đa đinh
̣ sẵn, thì van thở ra sẽ mở để đảm bảo an toàn cho bệnh
nhân.
g. Bộ dây thở

Hình 2.25. Bộ dây thở


48

Bô ̣ dây thở gồm 2 nhánh hít vào và thở ra. Bộ phận làm ẩm và ấm nằm
trên nhánh hít vào, van hít vào và thở ra nằm trên máy thở.
h. Cảm biến khí Oxy

Hình 2.26. Cảm biến khí Oxy

Hình 2.27. Vị trí của cảm biến Oxy trong mạch


Cảm biến oxy, phân tích lưu lượng lưu lượngOxy. Cảm biến oxy tích hợp
đầy đủ cho các phép đo chính xác nồng độ oxy với FlowAnalyser. Phạm vi đo :
0−100%, Độ chính xác: ± 1% O2
Khi áp suất nguồn khí không cân bằng thì nồng độ khí O2 trong kì thở vào
sẽ không chuẩn như FiO2 cài đặt. Nồng độ O2 sau khi trộn đạt ngoài mức giới
hạn thì cảm biến sẽ phát hiện và truyền tín hiệu về khối cảnh báo, tạo báo động.
49

i. Khối làm ẩm

Hình 2.28. Khối làm ẩm


Sử dụng điện áp 230 VAC, dùng cho thông khí xâm lấn, thông khí không
xâm lấn, điều trị Oxy lưu lượng cao. Máy thở đưa khí vào phổi người bệnh
không qua hệ thống mũi, hầu, họng vì vậy khi người bệnh thở máy khí cũng
phải được làm ấm và ẩm → Máy thở phải có bộ phận làm ẩm bằng cách đun
nóng một lượng nước ở bình, hơi nước sẽ hòa trộn với khí để làm ấm - ẩm khí
thở. Trên bình có các nút bấm để điều chỉnh tăng/ giảm độ ẩm. Hiển thị thông số
độ ẩm.
j. Bẫy nước

Hình 2.29. Bẫy nước


Sau khi đã được lọc, khí được đưa qua bẫy nước. Nước rơi qua gioăng của
bẫy nước xuống cốc chứa nước. Khí sau khi qua bẫy nước sẽ đảm bảo sạch và
50

khô ngăn chặn các nguy cơ hỏng hóc đối với các phần tử bên trong hệ thống và
đảm bảo khí sạch cung cấp cho bệnh nhân.
2.3.4. Phụ kiện tiêu chuẩn kèm theo máy thở
Bảng 2.4. Phụ kiện tiêu chuẩn kèm theo máy thở
STT Tên thiết bị Hình ảnh
01 Cáp giao tiếp RS232
Cáp kết nối nối tiếp giữa
FlowAnalyser và thiết bị khác hoặc
máy tính. Cho phép điều khiển từ xa
FlowAnalyser.
02 Van chuyển đổi áp suất O2 cao
DISS
Hệ thống ống và đầu cắm theo tiêu
chuẩn màu và kích cỡ (DISS) cho
kết nối O2 áp suất cao.
03 Van chuyển đổi áp suất không khí
cao DISS
Hệ thống ống và đầu cắm theo tiêu
chuẩn màu và kích cỡ (DISS) cho
kết nối không khí áp suất cao.
04 Ống dẫn dòng lưu lượng khí
Ống nhôm loại bỏ nhiễu và đo lưu
lượng chính xác.
Thông số kỹ thuật:
• Kích thước: 169 × 25 mm (L × W)
• Cân nặng: 0,15kg
05 Bộ lọc bảo vệ
Bộ lọc bảo vệ kháng khuẩn để tránh
ô nhiễm.
51

STT Tên thiết bị Hình ảnh


06 Bộ dây kết nối
- Bộ chuyển đổi áp suất cao.
- O2.

07 Hộp đựng phụ kiện.

08 Đai ốc cao áp.


Dùng cho cổng cao áp.

09 Cầu chì
Cầu chì có thân hình trụ 5 × 20 mm,
1,25A. Bảo vệ FlowAnalyser khỏi
dòng điện quá mức.

10 Bộ nguồn AC cung cấp điện xoay


chiều.

11 Cáp USB
Cáp USB 2.0 chất lượng cao dài
1,8m với tốc độ truyền
lên tới 480Mb / giây

12 Dây nguồn EU 10A, 2.0m


52

STT Tên thiết bị Hình ảnh


13 Dây nguồn CH 10A, 2.0m

14 Cảm biến lưu lượng khí


Đo lưu lượng và thể tích bệnh nhân
hai chiều.
Phạm vi lưu lượng lớn nhất là +/-
200 L / phút.
Dựa trên nguyên lý chênh lệch áp
suất.
15 Phổi giả
Mô phỏng thực tế phổi bệnh nhân
theo tiêu chuẩn.
Đặc điểm chính:
• Điều chỉnh trở kháng hô hấp từ 5
đến 200mbar / L/s.
• Tuân thủ điều chỉnh từ 25 đến
75mL / mbar, VT = 1000mL.
• Hiệu suất vượt trội cho mô phỏng
bệnh nhân trong đào tạo máy thở.
• Túi 2000mL (thể tích áp dụng từ 0
đến 1000mL).
16 Mask thở
Người lớn, trẻ em (màu vàng), Bệnh
nhân đơn, bao gồm:
• Mũ đội đầu
• Lỗ thông hơi xoay
• Không có lỗ thông hơi xoay
17 Bộ lọc khí HEPA
53

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Qua chương 2, chúng ta năm được tổng quan nhất về máy thở Bellavista
1000. Nô ̣i dung của chương đã nêu lên đươ ̣c cấu tạo máy thở, nguyên lý hoạt
động của các khối chính và các thông số kỹ thuật của máy thở Bellavista 1000.
Người kỹ sư cần nắm rõ cấu tạo của máy thở và các thông số kỹ thuật của máy
để nắ m được nô ̣i dung ở chương tiế p theo về vận hành, bảo trì và sửa chữa máy.
54

CHƯƠNG 3.
HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH, BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG VÀ KHẮC PHỤC
SỰ CỐ MÁY THỞ BELLAVISTA 1000
̣ hấ p nhân ta ̣o
3.1. Chuẩ n bi hô
3.1.1. Kiểm tra linh kiện đầy đủ
Máy thở Bellavista 1000 gồ m các linh kiêṇ sau đây:
- Máy chính
- Dây cắ m điê ̣n
- Tài liê ̣u
- Túi linh kiê ̣n
- Bô ̣ lo ̣c khử trùng
- Bô ̣ dây thở C (với van thở ra)
- Easy Lung: phổ i giả
- Bô ̣ phin lo ̣c (bô ̣ lo ̣c khí thở bênh
̣ nhân + bô ̣ qua ̣t gió máy)
3.1.2. Nố i các nguồ n cung cấ p
- Lắ p dây cắm điê ̣n vào máy Bellavista 1000 và sau đó cắ m nó vào mô ̣t
ổ điêṇ tường thích hơ ̣p.
- Nố i nguồ n Oxy
- Nế u có, cắ m dây gọi y tá vào ổ nố i.
- Luôn luôn nhớ cho máy chạy Quick-Check

Hình 3.1. Đầu nối dây cắm điện


55

Ke ̣p dây cắ m điêṇ la ̣i để tránh không bị kéo ra ổ cắm ở máy do bấ t cẩ n.
Chỉ cầ m tại cái đầu của dây cắ m điê ̣n để kéo nó ra, không kéo ở thân sơ ̣i dây.
a. Kiểm tra tình trạng Ắc quy

Hình 3.2. Tình trạng ắ c quy


Nhấn vào mô ̣t chỗ nào đó bên trên của màn hiǹ h thì dòng ký hiêụ tình
tra ̣ng ắ c quy sẽ xuất hiện. Chấm trắ ng bên phải của màn hình ngăn châ ̣n không
cho dòng ký hiệu này ẩn đi sau mô ̣t thời gian ngắ n.
b. Cha ̣y bằ ng Ắc quy
Với ắ c quy thì Bellavista 1000 có thể hoạt động 4 tiếng đồ ng hồ . Các điề u
chỉnh thông số TKCH có ảnh hưởng nhiề u đế n năng suấ t của ắc quy. Có nhiề u
bô ̣ báo đô ̣ng giám sát tình tra ̣ng của máy khi cha ̣y với ắc quy
- Dòng ký hiệu: Ắc quy
~%: Ắc quy đang na ̣p điêṇ hoă ̣c còn đầ y điên.
̣
Calc: đang tính thời gian còn la ̣i của ắ c quy.
~giờ~phút : Thời gian còn la ̣i của ắ c quy.
- Trong thời gian cha ̣y Ắc quy:
 Luôn luôn na ̣p điêṇ đầ y ắ c quy trước khi cha ̣y Bellavista 1000 với ắ c
quy hoă ̣c khi không sử du ̣ng ắ c quy trong mô ̣t thời gian dài.
 Ắc quy đươ ̣c giám sát hoàn toàn tự đô ̣ng. Cắ m điêṇ liên tu ̣c sẽ không
ảnh hưởng đế n dung tích điê ̣n của ắ c quy.
 Không sử du ̣ng trong mô ̣t thời gian dài: Sau 6 tháng la ̣i na ̣p điêṇ mô ̣t
lầ n, thời gian nạp là 4 tiế ng đồ ng hồ . Ắc quy vẫn đươ ̣c na ̣p điê ̣n khi không bâ ̣t
máy Bellavista 1000.
- Tăng tuổ i tho ̣ của ắ c quy
 Tránh sử dụng ắ c quy đế n cạn điê ̣n.
 Tránh bi nóng
̣ (đang sử du ̣ng hoă ̣c bảo quản).
c. Cảnh báo
56

- Trong suố t thời gian cha ̣y bằ ng ắ c quy thì không đươ ̣c để bênh
̣ nhân
nằ m chỗ xa ngoài tầm mắ t.
̣
- Chuẩ n bi sẳn sàng mô ̣t thiế t bị TKCH dự phòng.
- Thường xuyên quan sát dung lượng còn lại của ắ c quy, nhấ t là khi điều
chỉnh thông số.
- Không nên cha ̣y máy Bellavista 1000 cho đế n khi ắ c quy ca ̣n điê ̣n. Haỹ
kip̣ thời nố i máy Bellavista 1000 với ổ điêṇ tường.
d. Các báo đô ̣ng
- Khi nguồ n điêṇ bi ̣ cúp: xuấ t hiê ̣n báo cáo thông tin, sau 2 phút sẽ có
báo đô ̣ng.
Báo động này sẽ biế n mấ t khi:
+ Xác nhận đã đọc báo cáo
+ Có điêṇ la ̣i
- Dung lượng còn la ̣i của ắc qui <1 tiế ng đồ ng hồ: xuấ t hiê ̣n báo cáo
thông tin, sau 2 phút sẽ có báo đô ̣ng.
Báo động này sẽ biế n mấ t khi:
+ Xác nhâ ̣n đã đo ̣c báo cáo
+ Có điêṇ la ̣i
- Dung lượng còn la ̣i <15 phút : Báo đô ̣ng liên tu ̣c
- Dung lượng còn la ̣i = 0 phút: Hô hấ p nhân ta ̣o sẽ bi ̣tắ t, Bellavista 1000
sẽ bi ̣tắt. Báo đô ̣ng bằ ng còi báo đô ̣ng cho đế n khi ắc quy hế t năng lươ ̣ng.
3.1.3. Kết nối oxy (tùy cho ̣n)

Hình 3.3. Ống chuyển tiế p oxy


57

Thông qua đầ u nố i với nguồ n oxy, có thể cung cấ p oxy mà không lê ̣ thuô ̣c
vào phương pháp TKCH.
- Áp lực: 0~7 bar
- Lưu lượng: 0~110 lit/phút

Hình 3.4. Kết nối nguồn khí Oxy


Bộ trộn O2 định lượng nồng độ chính xác
- Giám sát và báo đô ̣ng FiO2 .
- Có thể cho ̣n thêm chức năng trị liệu oxy nồng độ cao.
- Có thể điề u chỉnh nồ ng đô ̣ O2 trong khoảng 21~100%.
- Oxy Flush ( cung cấp oxy 100% cho tình huống khẩn cấp).
- Báo động khi không đa ̣t nồng đô ̣ theo ý muố n (ví du ̣ như khi cung cấ p áp
lực nén).
- Giám sát và báo đô ̣ng FiO2 .
Bộ lọc đầu vào

Hình 3.5. Bộ lọc đầu vào


58

Mô ̣t bô ̣ lo ̣c tùy chọn bảo vê ̣ đường khí vào cho bênh


̣ nhân của máy
Bellavista 1000 khỏi nhiễm bẩ n bên ngoài. Cầ n lắ p bô ̣ lo ̣c này ta ̣i vi ̣ trí bô ̣ lo ̣c
đầ u vào tiêu chuẩ n.
Có 2 loại bộ lọc thích hợp.
- Bô ̣ lo ̣c đầu vào HEPA H14.
- Bô ̣ lo ̣c bu ̣i miṇ đầ u vào F9.
3.1.4. Khởi động Bellavista 1000

Hình 3.6. Nút khởi động máy

- Bâ ̣t máy lên bằ ng nút bấm nằ m ở bên hông trái của máy. Máy cầ n
khoảng 1 phút để khởi đô ̣ng xong.
- Trong thời gian khởi đô ̣ng thì Bellavista 1000 tự đô ̣ng cha ̣y chương
triǹ h Tự kiểm tra. Nế u máy có lỗi thì bô ̣ báo đô ̣ng sẽ báo hiêụ và nế u cầ n thiế t
máy sẽ tự dừng la ̣i.
- Tiế n hành Quick-Check mỗi lần cho máy cha ̣y.
a. Màn hình đầ u tiên khi bâ ̣t máy Bellavista 1000

Hình 3.7. Màn hình khởi động để cài đặt TKCH nhanh và an toàn
59

b. Thao tác trên màn hình khởi đô ̣ng:


- Tiế p tu ̣c TKCH với các ĐCTS tương tự: Có thể thay đổ i ĐCTS của
TKCH nế u cầ n (5), Bắ t đầ u TKCH (6).
- Trong trường hơ ̣p khẩ n cấ p: Tải đă ̣c điể m đã đinh
̣ trước (1c), Bắ t đầ u
TKCH (6).
c. Cài đă ̣t cho bệnh nhân mới :
̣ nhân mới (1b) hoặc đă ̣c điể m mới (1c).
- Cho ̣n bênh
- Cài đă ̣t loa ̣i bênh
̣ nhân (2) và thông tin bổ sung nếu cầ n (3).
- Cài đă ̣t và kiể m tra bộ dây thở (4).
- Điề u chỉnh các cài đă ̣t cho TKCH (5).
- Bắ t đầ u TKCH (6).
Chú thích:
1. Cho ̣n các cài đă ̣t cơ bản / hồ sơ
a) Tiế p tu ̣c tiế n hành TKCH với cái ĐCTS tương tự.
b) Cho ̣n thông số TKCH cho bê ̣nh nhân mới dựa trên các ĐCTS hiê ̣n ta ̣i.
c) Tải đă ̣c điể m đã đinh
̣ trước (Phần Data Assist ).
2. Cho ̣n mẫu bê ̣nh nhân Người lớn / Trẻ em / Trẻ sơ sinh .
3. Cài đặt tùy cho ̣n giới tính, chiều cao và tổ n thương phổ i để nhâ ̣n đươ ̣c cài
đă ̣t ban đầ u cho TKCH và cảnh báo.
4. Cho ̣n bô ̣ dây thở:
a. Cài đă ̣t TKCH xâm lấn hoặc không xâm lấn.
b. Bô ̣ dây thở (van thở ra 1 ố ng / 2 ố ng, cảm biến lưu lượng dòng chảy).
c. Cha ̣y thử với bộ dây thở.
5. Điề u chỉnh các thông số TKCH.
6. Bắ t đầ u TKCH.
3.1.5. Cho ̣n bô ̣ dây thở
Bellavista 1000 có thể kế t hơ ̣p chung với nhiề u loa ̣i bô ̣ dây thở tùy theo
mu ̣c đích và yêu cầu:
- Bô ̣ dây thở thu ̣ đô ̣ng 1 sợi cho cách thở không xâm lấn NIV
60

- Bô ̣ dây thở tích cực 1 sơ ̣i cho cách thở không xâm lấn NIV và xâm lấn
INV
- Bô ̣ dây thở 2 sơ ̣i cho cách thở không xâm lấn NIV và xâm lấn INV
3.1.6. Cho ̣n mẫu bênh
̣ nhân
Bảng 3.1. Chọn mẫu bệnh nhân
Mẫu Chiề u Trọng Thể tích khí lưu Ống luồ n Đường kính
̣
bênh cao lượng lý thông (trường dây thở
nhân tưởng hơ ̣p TKCH
xâm lấn)
Người > 145 cm > 39 kg 250 ~ 2500 mL > 5 mm 22 mm
lớn
Trẻ em 50 ~ 171 6 ~ 60 kg 40 ~ 500 mL 3 ~ 7 mm 15 ~ 22 mm
cm
Trẻ sơ Không <10 kg 2 ~ 250 mL < 5 mm 10 ~ 12 mm
sinh cần
Các hướng dẫn về an toàn cho bô ̣ dây thở.
- Cảnh báo
 Tránh làm tắ c van thở ra.
 Thiếu hoặc sử dụng mô ̣t bô ̣ lo ̣c khử trùng sai có thể dẫn đến sự truyề n
nhiễm các mầ m bê ̣nh sang bê ̣nh nhân và làm nhiễm khuẩ n máy Bellavista 1000.
 Bộ lo ̣c khử trùng phải đươ ̣c thay mới theo đúng hướng dẫn của nhà sản
xuất trước mỗi lầ n dùng cho mô ̣t bê ̣nh nhân mới.
 Các bô ̣ lọc đã sử du ̣ng rồ i đươ ̣c loại bỏ theo qui đinh
̣ của vâ ̣t liêụ phế
thải y tế .
 Thêm thiết bi ̣phu ̣ vào trong bộ dây thở có thể gia tăng đáng kể sức cản
lưu lươ ̣ng và qua đó ảnh hưởng tiêu cực đến hiêụ quả TKCH.
 Làm đúng theo các hướng dẫn của nhà sản xuấ t bô ̣ làm ẩ m để tránh gây
̣ nhân hoă ̣c để tránh thiê ̣t ha ̣i máy Bellavista 1000.
nguy hiể m cho bênh
 Lắ p đă ̣t bô ̣ làm ẩ m ở vi ̣ trí thấ p hơn máy Bellavista 1000 và thấ p hơn
̣ nhân để tránh trường hơ ̣p bệnh nhân bi ̣să ̣c nước hoă ̣c máy Bellavista 1000
bênh
̣
bi ngâ ̣p nước.
61

- Hiêụ chuẩ n la ̣i cảm biế n lưu lươ ̣ng khi


 Thiết lập bê ̣nh nhân mới.
 Thiết lâ ̣p cảm biế n lưu lươ ̣ng mới.
 Báo đô ̣ng hiê ̣u chuẩ n cảm biế n lưu lươ ̣ng.
3.1.7. Kết nố i bô ̣ dây thở

Bảng 3.2. Kết nối bộ dây thở

Bô ̣ dây thở Đầ u nố i Giao diêṇ bô ̣ dây thở


Bô ̣ dây thở A Không xâm lấn NIV
Bộ dây thở thụ động 1 Măt nạ với lỗ rò rỉ khí và
sơ ̣i, người lớn/trẻ em van an toàn.
Đo áp lực gầ n kề,
đo lưu lươ ̣ng thở ra

Bô ̣ dây thở C - Không xâm lấn NIV


Bộ dây thở 1 sơ ̣i, Mă ̣t na ̣ không có lỗ rò rỉ.
người lớn/trẻ em - Xâm lấn
Đo áp lực gầ n kề Ống luồ n không có lỗ rò rỉ,
Đo lưu lươ ̣ng thở ra ống nội khí quản.

Bô ̣ dây thở D -Không xâm lấn NIV


Đo áp lực gầ n kề Mă ̣t na ̣ không có lỗ rò rỉ.
Đo lưu lươ ̣ng thở ra -Xâm lấn
Ống luồ n không có lỗ rò rỉ,
ống nội khí quản.

Bô ̣ dây thở E -Không xâm lấn NIV


Bô ̣ dây thở 2 sợi, Mă ̣t na ̣ không có lỗ rò rỉ.
Người lớn/Trẻ em/Trẻ -Xâm lấn
sơ sinh Ống luồ n không có lỗ rò rỉ,
Đo áp lực gầ n kề ống nội khí quản.
Đo lưu lươ ̣ng thở ra
62

3.1.8. Kết nối máy làm ẩm

Hình 3.8. Bộ dây thở A, C, D với máy làm ẩm và nhánh dây hít vào đã được làm
ấ m

Hình 3.9. Bộ dây thở 2 sợi E kèm máy làm ẩm và nhánh dây hít vào / thở ra đã
được làm ấ m
Bảng 3.3. Bảng chú thích hình 3.8 và hình 3.9
Bô ̣ phận Ghi chú
1 Đầ u nố i với Bellavista 1000
2 Máy làm ẩ m
3 Nhánh dây hít vào (với lò sưởi hoặc mâm hứng nước).
Đầu nố i bênh ̣ nhân với van thở ra (bộ dây thở C, D)
4a
hoă ̣c lỗ rò rỉ (A).

4b Đầ u nối bênh


̣ nhân với bô dây thở chữ Y (bô ̣ dây thở E).
Nhánh dây thở ra (bô ̣ dây thở E, với mâm hứng
5
nước).
6 Đầ u nố i với van thở ra (chỉ bô ̣ dây thở E).
5+6 Cách khác: dây thở ra đã được làm ấ m.
63

̣ nhân
3.1.9. Nố i dây thở cho bênh

Hình 3.10. Đầ u nố i bê ̣nh nhân với cảm biến lưu lượng và bộ lọc HME

Hình 3.11. Đầ u nố i bê ̣nh nhân với cảm biến CO2 và và cảm biến lưu lượng

Bảng 3.4. Bảng chú thích hình 3.10 và 3.11


Bô ̣ phâ ̣n Ghi chú

1 Bô ̣ dây thở

- Van thở ra (bô ̣ dây thở C, D)


2
- Cha ̣c chữ Y (bô ̣ dây thở E)

a) Cảm biế n CO2


3 (tùy chọn)
b) Ống chuyể n tiế p đường thở

4, 5 (tùy cho ̣n)


Các đường ố ng nố i luôn
luôn để ở phía trên để tránh
Cảm biến lưu lượng gầ n kề (bô ̣ dây thở D,
̣ ́ c chảy vào.
bi nươ
E)
Bộc lọc HME (thường
xuyên kiểm tra xem có bi ̣
tắ c nghẽn không).

6 Dây thở mề m để nối đế n bênh


̣ nhân
64

3.1.10. Cảm biến lưu lượng khí

Hình 3.12. Cảm biến lưu lượng khí


- Kết nố i bênh
̣ nhân
 Cảm biến lưu lượng người lớn: bề mă ̣t có in chữ “bê ̣nh nhân” phải
hướng về bênh
̣ nhân.
 Cảm biến lưu lượng cho trẻ sơ sinh và có thể tái sử dụng: bề mă ̣t có
dây ố ng màu xanh dương phải hướng về bênh
̣ nhân.
- Lưu ý
 Hai dây ố ng đo phải hướng thẳ ng lên trên để tránh bi ̣ cong, gấp gây
tắc nghẽn.
 Dùng cái kẹp để kep̣ chặt các dây ố ng đo của các cảm biến lưu lươ ̣ng
vào dây ố ng TKCH.
 Ở giữa cảm biến lưu lươ ̣ng và cái kẹp thì các dây ống đo phải đươ ̣c
chừa mô ̣t đoa ̣n thừa ra để tránh bi ̣cong, gấp và để bê ̣nh nhân dễ dàng cử đô ̣ng.
 Cảm biến lưu lươ ̣ng phải đươ ̣c hiêụ chuẩ n trước khi sử du ̣ng. Cảm
biến lưu lươ ̣ng phải đươ ̣c thay mới nế u hai lầ n hiê ̣u chuẩ n liên tu ̣c đề u đo sai.
 Làm sạch cảm biến lưu lượng có thể tái sử dụng.
65

3.1.11. Nố i với ố ng khí dung điêṇ tử tùy cho ̣n

Hình 3.13. Nố i với ố ng khí dung điê ̣n tử tùy chọn
Chú thích:
1 Nhánh dây thở ra.
2 Ống chuyển tiếp cho các bô ̣ dây thở có đường kính nhỏ (tùy cho ̣n).
3 Ống khí dung điê ̣n tử.
4 Đầ u nố i bênh
̣ nhân với van thở ra (bô ̣ dây thở A, C, D).
Đầ u nối bênh
̣ nhân với chạc chữ Y (E).
5 Nhánh dây khí ra (bộ dây thở E).
3.1.12. Cảm biến đo nồ ng đô ̣ CO2 khí thở ra

Hình 3.14. Đặt cảm biến nằ m giữa ố ng luồ n / mặt nạ và bộ dây thở
Có thể đặt mua cảm biế n CO2 để đo nồng đô ̣ CO2 trong khí thở của bộ dây
thở bệnh nhân. Sau khi cắ m cảm biế n vào bên hông phải của máy, thì có thể sử
du ̣ng thêm các chức năng sau đây:
- Đồ thi đươ
̣ ̀ ng cong CO2.
- Các tri ̣số quan sát của inCO2 và etCO2 .
66

- Báo đô ̣ng: Giới hạntrên của inCO2 và giới hạntrên/dưới của etCO2.
3.1.13. Lắ p đă ̣t cảm biế n mainstream

Hình 3.15. Lắp cảm biến khí thở CO2 trên ống nối tiếp đường thở

Hình 3.16. Đèn LED báo hiệu trên cảm biến


Đèn xanh lá cây LED sẽ sáng lên và báo hiệu cảm biến đã sẵn sàng.
- Cảm biế n phải ở vị thế đứng thẳ ng, cân bằ ng khi sử du ̣ng.
- Không lắ p đă ̣t cảm biế n trực tiếp lên ống luồn khí quản để tránh bi ̣ kết
quả đo sai lê ̣ch do bi ̣dính nước miế ng.
- Không cầ m cảm biến trong tay lâu quá (nhiệt độ bề mă ̣t ≤ 41 °C).
- Sử du ̣ng phần cài đặt cấu hình để đă ̣t báo đô ̣ng CO2.
̣ nhân phải dùng mô ̣t ố ng nối tiế p đường thở mới. Có thể
- Cho mỗi bênh
sử du ̣ng ố ng nối tiế p đường thở trong vòng 1~2 tuầ n (chỉ cho mô ̣t bênh
̣ nhân).
Hiêụ chuẩ n về không ố ng nối tiế p đường thở:
- Khi Bellavista 1000 báo đô ̣ng.
- Khi kế t quả đo CO2 có vẻ bi sai
̣ lêch.
̣
- Ống nối tiế p đường thở chưa đươ ̣c tiê ̣t trùng và chỉ đươ ̣c sử du ̣ng mô ̣t lầ n.
67

Lưu ý
- Không đươ ̣c để cảm biế n vào nồ i chưng cao áp hoă ̣c các chấ t lỏng.
- Không kéo sợi dây cảm biến.
- Bảo đảm pha ̣m vi nhiê ̣t đô ̣ vâ ̣n hành máy.
3.1.14. Cảm biến đo nồ ng đô ̣ CO2 sidestream

Hình 3.17. Nố i dây đo Nomoline với bộ dây thở và lỗ cắm
So với cảm biế n mainstream, cảm biế n đo nồ ng đô ̣ CO2 sidestream có lơ ̣i
thế hơn vì khoảng chế t nhỏ hơn. Mô ̣t lươ ̣ng khí nhỏ sẽ đươ ̣c dẫn tới cảm biế n
thông qua dây đo. Thời gian phản hồ i vì thế mà chậm hơn mô ̣t chút.
Lắ p đă ̣t và kiể m tra:
- Nố i dây đo theo như hình minh ho ̣a
- Đèn ổ LED phải sáng xanh liên tu ̣c
- Thở nhe ̣ vào dây đo để kiể m tra xem đồ thi ̣ đường cong CO2 có chính
xác không
- Bóp nghẽn dây đo bằng ngón tay và chờ 10 giây cho đế n khi có tín hiệu
báo đô ̣ng ngheñ và đèn LED nhấ p nháy đỏ
- Kiể m tra đô ̣ kín bằ ng phương pháp thử bô ̣ dây thở.
3.1.14. Cảm biến SpO2 ngón tay

Hình 3.18. Cảm biến SpO2 ngón tay


68

Có thể đă ̣t cảm biến SpO2 ngón tay để đo đô ̣ bão hòa của Oxy trong đô ̣ng
ma ̣ch.
Sau khi cắ m cảm biế n SpO2 vào bên hông phải của máy, thì có thể sử
du ̣ng thêm các chức năng sau đây:
- Đồ thị đường cong Cardio Pleth.
- Quan sát SpO2 và nhip̣ tim.
- Báo đô ̣ng: Giới hạn dưới của SpO2 và tần số nhip̣ tim trên/dưới.
- Sử du ̣ng Configuration Assist để đặt báo đô ̣ng căn cứ vào SpO2, nhip̣
tim và CO2 .
Cảnh báo
- Chỉ sử dụng cảm biế n lên cơ thể bênh
̣ nhân khi có đầ y đủ kiến thức
chuyên môn cầ n thiế t.
- Chỉ áp dụng cho các bênh
̣ nhân ≥ 30 kg.
- Trước khi dùng máy khử rung tim phải tháo bỏ cảm biế n ra khỏi bênh
̣
nhân.
3.2. Test máy thở

Hình 3.19. Màn hình cài đặt


- Kết nối hệ thống kiểm tra với Bellavista 1000.
- Chuyển đến màn hình bắt đầu của Bellavista 1000 và chọn thở mạch C,
xâm lấn.
69

- Thực hiện kiểm tra mạch.


- Chọn chế độ thông khí.

Hình 3.20. Kết nối phổi giả


Ví dụ chọn chế độ P-A / C và cài đặt:
- PInsp 20 mbar, PEEP 5 mbar, Tốc độ 15 bpm.
- TInsp 1.7 s, Flow Trig 4.0 L / phút, Tăng 400 ms.
- Oxy 21% / 70% / 100%.
- Bắt đầu thông khí và chờ 3 phút.
Kiểm tra các thông số trên màn hình
Bảng 3.5. Tham số đối chiếu
Thông số Khoảng ổn định
PPeak 23 ~ 28 mbar
PEEP 4~ 6 mbar
Rate 14~ 16 bpm
70

FiO2 21% 19~ 23 %


FiO2 70% 66~ 74 %
FiO2 100% 95~ 100 %

Nếu các thông số nằm trong khoảng như trên chứng tỏ máy thở sắn sàng
kết nối với bệnh nhân.
3.3. Điều khiển phần mềm
3.2.1. Thông khí nhân ta ̣o cho trẻ sơ sinh
Chức năng tùy cho ̣n Bellavista 1000 Neonatal cho phép TKCH cho trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ với thể tích khí lưu thông ≥ 2 mL. Có thể lựa cho ̣n TKCH với áp
lực hỗ trơ ̣ và kiể m tra áp lực xâm phạm cũng như Target Vent (thể tích đích).
a. Các bước điề u chỉnh:
- Tiế n hành Quick Check
- Cho ̣n và nố i bô ̣ dây thở
+ Bộ dây thở 2 sơ ̣i với đường kính nô ̣i 10mm là đươ ̣c phép sử du ̣ng
với Bellavista 1000.
+ Cảm biến lưu lươ ̣ng cho trẻ sơ sinh
+ Cho ̣n và nối bộ dây thở Ventilation Assist
+ Mẫu bệnh nhân: trẻ sơ sinh
- Hiệu chuẩ n của cảm biế n lưu lươ ̣ng:
+ Ventilation Assist: Cha ̣y thử hê ̣ thố ng
 Khi sử du ̣ng mô ̣t cảm biế n dòng chảy mới thì cầ n phải tiế n hành hiệu
chuẩ n trước.
 Chỉ dẫn: Cảm biến lưu lượng khí chỉ đươ ̣c hiêụ chuẩn theo hướng
thở vào
b. Các phương pháp TKCH của Bellavista 1000
Bảng 3.6. Các phương pháp TKCH của máy thở Bellavista 1000
Mode thở Mô tả
CPAP Continuous Positive Airway Pressure
71

Mode thở Mô tả


Thông khí áp lực dương liên tục
Pressure Controlled Ventilation
PCV Thông khí kiểm soát áp lực
Pressure Assist-Control Ventilation
P-A/C Thông khí hỗ trợ kiểm soát áp lực
PC-SIMV Pressure Controlled and Synchronized Intermittend
Mandatory Ventilation.
Kiểm soát áp lực và thông khí nhân tạo điều khiển ngắt
quãng đồng thì.
Pressure Support Ventilation
PSV Thở tự nhiên với áp lực hỗ trơ ̣
S Thở tự nhiên với áp lực hỗ trơ ̣ không có tầ n số Backup
S/T Thở tự nhiên với áp lực hỗ trơ ̣ có tầ n số Backup
T TKCH với kiể m tra áp lực
beLevel TKCH ở hai cấ p bâ ̣c áp lực với hỗ trơ ̣ áp lực
Airway Pressure Release Ventilation.
APRV Phương thức thông khí xả áp đường thở.
Volume Controlled Ventilation
VCV Thở kiểm soát thể tích
Volume Assist-Control Ventilation
V-A/C Thở hỗ trợ kiểm soát thể tích
Volume Controlled - Synchronized Intermittent
Mandatory Ventilation.
Thở kiểm soát thể tích Thông khí nhân tạo điều khiển ngắt
VC-SIMV quãng đồng thì.
Mode thở đă ̣c biêṭ cho Day / Night, Dual Vent, Mask Fit,
beModes Target Vent, Backup TKCH
72

Mode thở Mô tả


Chế độ thở dài. Biên đô ̣ thở dài điề u chỉnh đươ ̣c, khoảng
Sign cách và số lươ ̣ng nhip̣ thở.
HFOT High Flow Oxygen Therapy
Liệu pháp oxy lưu lượng cao
AVM Adaptive Ventilation Mode
Thở tự động thích nghi

c. Tiến hành điề u chỉnh các thông số TKCH


Bảng 3.7. Điề u chỉnh các thông số TKCH
Điề u chỉnh Mô tả Người lớn Trẻ em Trẻ sơ sinh
Áp lực đường 4~30 mbar 4~30 mbar 4~20 mbar
CPAP thở dương liên
tu ̣c
Nồng độ Oxy 21~100%
FiO2
trong khí thở
Phương pháp
Mode
TKCH
PEEP Áp lực dương 0~ 40 mbar 0~ 30 mbar 0~20 mbar a) b)
b) b)
cuố i kì thở ra
Áp lực hít vào
PInsp
(tương đối trên
PEEP)
2~80*) mbar 2~ 45 mbar 5~45 mbar
Áp lực hít vào b)

IPAP (áp lực tuyệt


đối)
PInsp Min PInsp tố i thiể u 2~75 mbar 2~40 mbar 5~40 mbar
7~80*) mbar
PInsp Max PInsp tối đa b) 7~45 mbar 10~45 mbar
Áp lực trung 0~70% của không
Plateau TInsp
bình
Áp lực hít vào, 0~ 80*) mbar 0~ 45 mbar 5~45 mbar
b)
PSupport các nhịp thở với
áp lực hỗ trơ ̣
73

Điề u chỉnh Mô tả Người lớn Trẻ em Trẻ sơ sinh


Áp lực hít vào,
các nhịp thở với 0~ 75*) mbar
PSupport High 0~42 mbar không
áp lực hỗ trợ b)

cao của APRV


Tần số, các nhịp
Freq thở kiể m tra mỗi 5~ 50 bpm 5~ 100 bpm 10~150 bpm
phút
Tầ n số Backup Tắ t, 5~ 50 Tắ t, 5~ 100 Tắ t, 10~100
FreqBackup
(PSV) bpm bpm bpm

Tầ n số các nhịp


thở kiểm soát
FreqSIMV 1~50 bpm 1~100 bpm 1~100 bpm
mỗi phút trong
chế độ SIMV
Thời gian hit́ 0,1~10 giây 0,1~2 giây
TInsp
vào
Thời gian hít
TInspMax 0,5~3 giây 0,3~3 giây 0,3~2 giây
vào tố i đa
Cách nhận dạng
Tắ t / áp lực /
Trigger cho các nhịp thở
lưu lượng
đồ ng bộ
Áp lực Áp lực thấ p hơn 0,1~ 15
trigger PEEP mbar
Lưu lươ ̣ng Lưu lượng hit́ 0,1~ 20
trigger vào lit/phút

Chú thích
*): 60mbar, tùy chọn 80 mbar .
a): Phạm vi giới hạn PEEP ≥ 2mbar.
b): Khóa ở áp suất khi hít vào nếu áp suất ≥ 60 mbar.
3.2.2. Giám sát trong lúc TKCH
Trong lúc thông khí thì có nhiề u cách khác nhau để giám sát và chỉnh sửa
nhip̣ thở. Có thể thay đổ i trên màn hình mà không phải gián đoa ̣n TKCH.
74

Hình 3.21. Màn hình công cụ điề u khiển khi TKCH

Monitoring và Expert Monitoring


Giám sát các biểu đồ đường cong dữ liêụ và các thông số quan sát.

Trending:
̣ sử để đánh giá tiế n triể n của quá triǹ h TKCH.
Xem lich

Cockpit: Giám sát các thông số và chỉnh sửa.


3.2.3. Kế t thúc hô hấ p nhân ta ̣o

: Dùng nút TKCH để kế t thúc hô hấ p nhân ta ̣o.

: Đẩ y thanh trươ ̣t về bên phải để xác nhâ ̣n mê ̣nh lênh
̣ stop.

Hình 3.22. Nút tắ t máy bên hông trái máy thở
75

: Nhấ n vào nút Shutdown trong User-Assist hoă ̣c ở bên hông trái của
máy để tắ t máy Bellavista 1000.

: Đẩ y thanh trươ ̣t về bên phải để xác nhâ ̣n mê ̣nh lênh
̣ tắ t máy.
- Máy cầ n khoảng 30 giây để tắ t hẳ n.
- Nế u không dùng phầ n mềm để tắ t máy Bellavista 1000 được, thì nhấ n
và giữ 7 giây nút mở máy nằ m bên hông trái của máy.
3.4. Các sự cố cơ bản và cách khắc phục đối với máy thở Bellavista 1000
Bảng 3.8. Các sự cố cơ bản và cách khắc phục
Mã Dấu hiệu cảnh
Nguyên nhân Cách khắc phục
lỗi báo
Thể tích khí lưu - Thể tích khí lưu - Kiể m tra rò rỉ, chỉnh la ̣i
101
thông cao thông cao quá cao. giới hạn báo đô ̣ng.
Thể tích khí lưu - Thể tích khí lưu - Chỉnh lại giới hạn báo
104
thông thấ p thông quá thấ p. đô ̣ng.
- Áp lực hít vào lớn. - Giảm áp lực TKCH.
111 Áp lực cao hơn là giới hạn báo - Chỉnh lại giới hạn báo đô ̣ng
đô ̣ng Ppeak. Ppeak.
- Kiểm tra bô ̣ dây thở và ố ng
- Lỗ rò rỉ quá lớn.
luồ n.
113 Áp lực thấ p - Thời gian hit́ vào
- Tăng thời gian hit́ vào lên.
quá ngắn.
- Giảm áp lực TKCH.
- Biến đổi của độ giañ - Giảm áp lực TKCH.
Thể tích phút
120 nở phổ i. - Giảm tần số TKCH.
cao
- Thở quá nhanh. - Chỉnh lại giới hạn báo đô ̣ng
- Tăng áp lực TKCH lên.
- Biế n đổi của đô ̣
Thể tích phút - Tăng tầ n số TKCH lên.
121 giañ nở phổ i.
thấ p - Chỉnh lại giới hạn báo động
- Tầ n số thở quá thấp.
MinVol.
- Kiể m tra van thở ra.
- Van thở ra hoa ̣t
- Kiể m tra đường dây điề u
125 PEEP quá cao đô ̣ng không đúng
khiể n.
hoă ̣c bị nghẹt.
- Thay van thở ra.
- Kiể m tra bô ̣ dây thở xem có
- Rò rỉ khí nhiề u.
rò rỉ không.
126 PEEP quá thấ p - Van thở ra hoa ̣t
- Kiể m tra van thở ra.
đô ̣ng không đúng.
- Kiể m tra đường dây điề u
76

Mã Dấu hiệu cảnh


Nguyên nhân Cách khắc phục
lỗi báo
khiể n.
- Thay van thở ra
- Kiể m tra bô ̣ dây thở, và cầ n
- Hê ̣ thố ng mạch bệnh thiế t thì bít kín mă ̣t na ̣ la ̣i.
130 Lỗ rò rỉ quá lớn nhân có rò rỉ khí quá - Điề u chỉnh hoặc tắ t báo
lớn. đô ̣ng trong Configuration
Assist.
- Nồ ng độ O2 quá - Giảm lươ ̣ng Oxy pha vào.
cao. - Chỉnh lại giới hạn báo động
150 Nồ ng độ O2 cao
- Cầ n phải hiêụ chuẩ n FiO2.
O2. - Hiê ̣u chuẩn ngăn O2.
- Nồ ng độ O2 quá - Tăng lươ ̣ng Oxy pha vào.
Nồ ng độ O2 thấ p. - Chỉnh lại giới hạnbáo động
151
thấ p - Cầ n phải hiêụ chuẩ n FiO2.
O2. - Hiê ̣u chuẩn ngăn O2.
- Nhip̣ tim quá cao.
Tầ n số nhip̣ tim - Xuất hiện nhiễu giả - Cố định la ̣i cảm biế n SpO2.
161
cao trong lúc đo nhip̣
tim.
- Nhip̣ tim quá thấ p.
Tầ n số nhip̣ tim - Xuất hiện nhiễu giả - Cố định la ̣i cảm biế n SpO2.
162
thấ p trong lúc đo nhip̣ - Thử ngón tay khác.
tim.
- Nhiệt độ môi trường - Lâ ̣p tức giảm nồ ng độ O2.
quá cao. - Chuyể n sang môi trường
- Bô ̣ lọc khí thở bênḥ mát hơn.
241 Blower bi ̣nóng
̣
nhân bi nghe ñ . - Giảm áp lực TKCH.
- Bô ̣ lo ̣c của qua ̣t gió - Tăng thời gian hit́ vào lên.
của blower bi ̣ngheñ .
Không thể đinh ̣ - Áp lực nguồ n Oxy - Kiể m tra nguồ n Oxy.
270
lươ ̣ng khí O2 quá cao. - Tháo bỏ nguồ n Oxy.
Không kế t nố i - Cảm biế n SpO2 bi ̣ - Tháo cảm biế n SpO2 ra,
đươ ̣c với cảm lỗi. chờ 5 giây và sau đó cắm la ̣i.
280
biế n SpO2 - Không có kết nố i - Liên hê ̣ chuyên viên kỹ
cảm biến SpO2. thuâ ̣t nế u bị la ̣i lỗi này.
Không có âm - Loa hoă ̣c micrô bi ̣ - Đặt máy sang nơi yên tĩnh
thanh hỏng. và chạy la ̣i.
306 - Môi trường xung
quanh quá ồn ào.
77

3.5. Bảo trì, bảo dưỡng máy thở Bellavista 1000


3.5.1. Chu kì bảo dưỡng
- Mỗi tuầ n và trước khi sử dụng cho mỗi bênh
̣ nhân mới:
 Bô ̣ dây thở mới
 Bô ̣ lọc khử trùng mới
 Ống nối tiế p đường thở mới cho cảm biế n CO2 (nếu có)
 Bellavista 1000 Quick-Check trước khi cho máy cha ̣y
- Mỗi tháng
Thay mới các bô ̣ phâ ̣n sau đây: Bô ̣ lọc khí thở bênh
̣ nhân
- Chu kì 6 tháng: Bô ̣ lo ̣c không khí của máy
- Chu kì 12 tháng:
 Kiể m tra các giới hạnvà báo đô ̣ng
 Kiể m tra các đường dây cắm nố i áp lực
 Kiể m tra các đường dây cắm nô ̣i điêṇ
 Kiể m tra tắt máy an toàn
 Kiể m tra an toàn điê ̣n
 Các hiêụ chuẩ n
 Thử Ắc quy
 Thay mới các bô ̣ phâ ̣n sau đây: Cảm biến Oxy, Ắc quy
3.5.2. Cách thay mới một số bộ phận
- Thay mới cảm biế n Oxy

Hình 3.23. Nắp che cảm biế n O2


 Mở nắ p che
78

 Rút dây của cảm biế n O2 ra


 Dùng cây vít số 12 hoặc công cu ̣ tháo cảm biế n O2 để vă ̣n các con ố c ra
 Lắ p và vă ̣n chă ̣t cảm biến O2 mới
 Cắ m dây điê ̣n
 Đâ ̣y nắ p che la ̣i
 Hiê ̣u chuẩ n cảm biế n O2
Cảnh báo
 Cảm biế n FiO2 phải đươ ̣c thường xuyên hiê ̣u chuẩ n la ̣i
 Mô ̣t cảm biế n O2 chưa hiê ̣u chuẩ n có thể dẫn đế n tiǹ h tra ̣ng cung cấp
̣ nhân thiế u hoă ̣c quá lươ ̣ng Oxy.
bênh
- Thay mới các bộ lo ̣c

Hình 3.24. Bộ lọc khí thở bệnh nhân


 Bô ̣ lọc không khí của máy
 Mở nắ p che ở mă ̣t sau của máy.
 Chú ý lắp đặt cái chiế u lo ̣c mới đúng chỗ.
 Đâ ̣y nắ p che la ̣i.
 Chỉ sử du ̣ng bộ lo ̣c đi kèm Bellavista 1000
 Bô ̣ lọc khí thở bênh
̣ nhân
 Mở nắ p che ở bên hông của máy.
 Chú ý lắ p đă ̣t cái chiế u lo ̣c mới đúng chỗ. Bề mă ̣t dầ y hơn xây về
hướng trong
79

 Đâ ̣y nắ p che la ̣i.


 Chỉ sử du ̣ng bộ lo ̣c của Bellavista 1000
Cảnh báo
 Nế u bô ̣ lo ̣c khí thở của bênh
̣ nhân bi ̣ bẩn hoă ̣c sử du ̣ng bô ̣ lo ̣c
̣ u dưỡng khí.
không thích hơ ̣p thì bê ̣nh nhân có bi thiế
 Lưu ý: Nếu bộ lo ̣c bi ̣ dơ hoă ̣c không có bô ̣ lo ̣c hoặc bô ̣ lo ̣c không
thích hơ ̣p thì có gây nhiễm trùng máy hoă ̣c máy bi ̣nóng quá mức.
 Bộ lọc O2 đầu vào

Hình 3.25. Thay thế bộ lọc khí O2 đầu vào


Để lọc thường xuyên khí O2, nên sử dụng bộ lọc O2 kết hợp bẫy nước.

Hình 3.26. Bộ lọc O2 và bẫy nước


80

 Thay Pin
1. Tháo bộ lọc khí làm mát bao gồm: nắp che ở phía sau hông của thiết
bị (để bảo vệ).
2. Đặt thiết bị ở ngược lại:

Hình 3.27. Cách đặt máy để thay Pin


3. Tháo ba ốc vít của nắp pin bằng vít chính Allen kích thước 2.5
4.Tháo và thay pin
5. Đặc biệt chú ý đến hướng lắp của pin và hướng các dây cáp như
trong hình dưới đây
6. Lắp lại vỏ pin (cẩn thận để không chèn lên dây cáp)
7. Lắp lại bộ lọc khí làm mát.

Hình 3.28. Vị trí ốc vít


81

Hình 3.29. Hướng Pin và dây cáp


Kiểm tra Bellavista 1000 mỗi tuần bằng phần mềm Bellavista 1000 Quick
Check
Mu ̣c đích của Quick Checks
 Khởi đô ̣ng không bi ̣lỗi
 Hô hấ p nhân tạo cha ̣y tố t
 Báo đô ̣ng cha ̣y tố t
 Kiể m tra tuổ i tho ̣ Ắc quy
- Quick check sẽ kiểm tra :
 Kết nối bênh
̣ nhân vào máy.
 Cắ m điêṇ
 Bellavista 1000 cha ̣y không bi lỗ
̣ i kỹ thuâ ̣t.
 Tùy chọn - nối nguồ n Oxy
 Sử du ̣ng mô ̣t bô ̣ lọc khử trùng mới
 Đã lắ p chặt bộ dây thở mới (bao gồ m các dây ố ng đo)
 Cha ̣y thử với bộ dây thở
 Kết nố i phổ i giả (EasyLung) thông qua ố ng khuỷu (mố i nố i linh hoa ̣t).
- Cảnh báo
 Nế u máy Bellavista 1000 không hoa ̣t động đúng cách thì có thể gây ra
hậu quả trầ m tro ̣ng đế n bê ̣nh nhân. Phải cha ̣y hế t chương trình Quick Check.
 Điều chin̉ h lại các thông số cho chính xác sau khi cha ̣y Quick Check
3.5.3. Chuẩ n bi, ̣ tẩ y rửa, khử trùng
82

Sau mỗi lầ n sử du ̣ng haỹ bảo dưỡng la ̣i máy Bellavista 1000 cũng như
thay mới bô ̣ lo ̣c khử trùng và bô ̣ dây thở.
Bảng 3.9. Vệ sinh máy

Bước Công viêc̣


Tắ t Bellavista 1000 trước khi vệ sịnh để tránh không bi ̣hỏng vì bi ̣
1
ngấ m nước vào máy.
Dùng mô ̣t khăn lau chùi ẩm, không bám bu ̣i để lau chùi bề mặt máy,
kể cả màn hình. Khăn lau chùi không đươ ̣c quá ướt.
Lưu ý: Không sử du ̣ng khăn lau chùi loa ̣i nhám hoă ̣c chấ t tẩy rửa.
Chỉ khử trùng với các chấ t tẩ y rửa đươ ̣c đề nghi ̣của nhà sản xuất.
 Xà bông hoă ̣c chấ t tẩ y rửa loa ̣i diụ tiń h
2  Pantasept Spray (Fa. Xeropharm, CH-1163 Etoy) (isopropyl
alcohol)
 Isopropyl alcohol
 Ethyl alcohol
 Các khăn lau chùi có tác du ̣ng khử trùng (alkyl dimethyl benzyl
ammonium)
3 Bảo đảm Bellavista 1000 luôn khô ráo

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Qua chương 3 người kỹ sư nắm được về các phương thức hô hấp thông
khí nhân tạo của Bellavista 1000, từ đó có thể hướng dẫn cho bác sĩ về ứng dụng
của các phương thức thông khí thích hợp với bệnh nhân. Ngoài ra mục đích
chính của chương cũng đã làm rõ quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng cũng
như một số lỗi cơ bản thường gặp và cách khắc phục với máy thở Bellavista
1000. Người kỹ sư cần nắm rõ để có thể vận hành, bảo dưỡng và khắc phục một
số lỗi đơn giản khi máy gặp sự cố trong quá trình làm việc.
83

KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo
TS Phạm Văn Thuận em đã hoàn thành đồ án “Khai thác, sử dụng máy thở
Bellavista 1000” theo đúng kế hoạch đăng ký, đảm bảo các nội dung đề ra.
Trong thời gian tới, đồ án sẽ tiếp tục phát triển trên các hướng:
Nghiên cứu tìm hiểu các phương án sửa chữa thay thế một vài bộ phận
bên trong máy.
Em mong rằng đồ án sẽ trở thành một tài liệu có ích cho các bạn học viên,
sinh viên, kỹ thuật viên và các độc giả quan tâm, nghiên cứu và sử dụng thiết bị
này.
Do tài liệu tham khảo và điều kiện tiếp xúc với thiết bị còn hạn chế nên
không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện Đồ án. Kính mong
thầy cô và các bạn quan tâm đóng góp ý kiến để đồ án hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn.
84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Vũ Văn Chiń h, Nguyễn Thi ̣ Du ̣ (1995), Nguyên lý và thực hành thông khí
nhân ta ̣o, nhà xuấ t bản y, Hà Nội: 1-139.
[2] GS.TS. PHẠM THI ̣ MINH ĐỨC, Sinh lý học, Trường đại học y Hà Nội,
2006: 199-209.
[3] Marini JJ (1998). Mechanical ventilation: Physiological considerations and
new ventilatory techniques. In Fishman's pulmonary diseases and disorders;
McGraw- Hill, 2;177: 2709- 2726.
[4] EN User Manual Bellavista 1000.
[5] Service Manual Bellavista 1000.

You might also like