Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

Môn: KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM

Bài kiểm tra số 1

Thời gian làm bài: 60 phút

Câu 1 (2 điểm): Hãy nêu tên các yếu tố cơ bản đảm bảo chất lượng thuốc? Các
yêu cầu cơ bản của thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP)

Trả lời:

Các yếu tố cơ bản đảm bảo chất lượng thuốc:

- Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP): tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất, máy
móc, trang thiết bị, quy trình và kiểm tra các giai đoạn trong quá trình sản
xuất (nguyên phụ liệu, bao bì, bán thành phẩm, thành phẩm, đóng gói, bảo
quản…)
- Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP): các yếu tố tham gia vào quá
trình kiểm tra chất lượng thuốc, nhằm đảm bảo kết quả mang tính khách
quan, độ chính xác cao
- Thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP): quy định nghiêm ngặt cho việc tồn trữ,
điều kiện bảo quản, xuất nhập nguyên phụ liệu, bao bì, chế phẩm, nhãn mác,
….

Các yêu cầu cơ bản của thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc:

- Tất cả các quy trình sản xuất phải được quy định rõ ràng và chắc chắn có
khả năng đạt mục đích đã đặt ra
- Các cán bộ, nhân viên phải được đào tạo đạt yêu cầu; cơ sở và diện tích phù
hợp, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ, nguyên liệu, phụ liệu, bao bì,
đóng gói, nhãn …đúng quy cách và theo yêu cầu đã đề ra.
- Trong suốt quá trình sản xuất phải có sự kiểm tra, theo dõi, ghi chép đầy đủ
để chúng minh rằng tất cả các giai đoạn của quá trình sản suất đều được thực
hiện nghiêm chỉnh, có chất lượng và số lượng sản phẩm phù hợp với quy
định
- Có các hồ sơ sản xuất và phân phối để dễ dàng xem xét lịch sử của một lô
thuốc nào đó.
- Có hệ thống tổ chức cần thiết để khi cần có thể thu hồi bất kỳ lô thuốc nào
đã cấp phát hoặc bán ra.

Câu 2 (2 điểm): Hãy nêu mục đích của phép thử giới hạn tạp chất trong thuốc?

Trả lời:

Mục đích thử giới hạn tạp chất: Vì tạp chất mặc dù với hàm lượng rất nhỏ, nhưng
có thể:

- Gây hại cho sức khỏe ( ion bari, arsen, chì, …)


- Gây tương kị hóa học, ảnh hưởng đến phẩm chất hay độ bền vững của chế
phẩm
- Là chất xúc tác đẩy nhanh quá trình phân hủy thuốc
- Một số tạp chất không gây hại, không gây tương kỵ hóa học, không gây
phân hủy thuốc, nhưng biểu thị mức độ sạch của thuốc

Câu 3 (2 điểm): Hãy trình bày yêu cầu kỹ thuật của thuốc bột? Phương pháp thử
tiêu chí “Độ mịn” ?

Yêu cầu kỹ thuật của thuốc bột:

- Tính chất: bột tơi, không ẩm, không vón cục, màu sắc đồng đều.
- Độ ẩm: không chứa hàm lượng nước quá 9,0%, trừ khi có các chỉ dẫn khác
trong chuyên luận riêng của từng thuốc.
- Độ mịn: Đạt chỉ tiêu về độ mịn theo chuyên luận riêng của từng thuốc
- Độ đồng đều khối lượng: thuốc không yêu cầu thử độ đồng đều hàm lượng
thì phải thử độ đồng đều khối lượng. Thuốc sau khi thử phải đạt giới hạn cho
phép:

- Độ đồng đều hàm lượng


- Định tính
- Định lượng
- Giới hạn nhiễm khuẩn

Phương pháp thử tiêu chí độ mịn (Nếu không có chuyên luận riêng):

- Chọn kích cỡ rây thích hợp theo quy định của tiêu chuẩn. Cân 1 lượng thuốc
bột, đem rây qua rây có kích cỡ quy định:

- Đối với bột thô hoặc nửa thô: cân 25 – 100g bột. Cho vào rây thích hợp, lắc
rây theo chiều ngang, quay tròn ít nhất 20 phút và rây tới khi xong. Cân
chính xác lượng còn lại trên rây và số lượng thu được tỏng hộp hứng.
- Đối với bột mịn và nửa mịn, hay rất mịn: cân không quá 25g bột, cho vào
rây thích hợp, lắc rây theo chiều ngang quay tròn ít nhất 30 phút rồi rây tới
khi xong, cân chính xác số lượng còn lại trên rây và trong hộp hứng.
- Đối với thuốc có dầu, hoặc có xu hướng bít mắt rây thì trong quá trình rây
thỉnh thoảng chải cận thận mắt rây, tách rời những đống tụ lại khi rây.
- Thuốc đạt độ mịn nếu:
+ Khi dùng 1 rây thì không có dưới 97% thuốc bột qua được cỡ rây tương
ứng đó.
+ Khi dùng 2 rây thì không dưới 95% thuốc bột qua rây số lớn hơn và không
quá 40% thuốc bột qua rây có số nhỏ hơn.

Câu 4 (4 điểm): Định lượng thuốc tiêm truyền Natri clorid 0,9% bằng phương
pháp hóa học:

Lấy chính xác 10ml chế phẩm cho vào bình nón có dung tích 100ml, Thêm 3
giọt dung dịch kalicromat 5%. Chuẩn độ bằng dung dich Bạc nitrat 0,1N có K =
1,0055 đến khi có tủa hồng, hết 17,5ml. Hỏi chế phẩm này có đạt yêu cầu về định
lượng không?
Biết rằng: 1 ml Bạc nitrat 0,1N tương đương với 5,844 mg NaCl.

Giới hạn cho phép 95,0 - 105,0% so với hàm lượng ghi trên nhãn.

Giải:

Phương trình chuẩn độ:

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

Nồng độ thực của dung dịch AgNO3 là: 0,1*1,0055 = 0,10055 N

Theo định luật đương lượng ta có:

nđl(NaCl) = nđl(AgNO3)

nđl(NaCl) = CN(AgNO3).V(AgNO3) = 0,10055*17,5/1000 = 1,7596.10-3 (mol đl)

mà nđl(NaCl) = n(NaCl) = 1,7596.10-3 (mol)

➔ Khối lượng của muối NaCl khan trong 10ml dung dịch là

m(NaCl) = 1,7596.10-3*(23 +35,5) = 0,1029g


0,1029
Vậy nồng độ thực của muối NaCl đã chuẩn độ là: ∗ 100 = 1,029%
10

1,029
Độ lệch so với giá trị ghi trên nhãn là: ∗ 100 = 114,3% > 105%
0,9

Do đó chế phẩm không đạt yêu cầu về định lượng.


Môn: KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM

Bài kiểm tra số 2

Thời gian làm bài: 60 phút

Câu 1 (2 điểm): Hãy trình bày nội dung chính của một tiêu chuẩn chất lượng về
thuốc?

Trả lời:

Nội dung chính của một tiêu chuẩn chất lượng của thuốc (nguyên liệu hay thành
phẩm) thường gồm các mục sau:

- Tiêu đề: trong đó nêu rõ tên nguyên liệu hoặc thành phẩm, tên đơn vị ban
hành tiêu chuẩn, loại tiêu chuẩn, hiệu lực thi hành
- Yêu cầu kỹ thuật: Là loại tiêu chuẩn rất quan trọng vì nó đề ra mức chất
lượng hợp lý của sản phẩm (mỗi yêu cầu kỹ thuật gọi là một chỉ tiêu hay tiêu
chí, đó là yếu tố cấu thành của yêu cầu kỹ thuật) và là cơ sở cho việc lập kế
hoạch sản xuất (về số lượng, chất lượng), việc thực hiện kế hoạch, việc quản
lý (kinh tế, kỹ thuật, giá cả, ký kết hợp đồng, khiếu nại…)
- Phương pháp thử: tiêu chuẩn này bao giờ cũng phải quy định kèm theo các
chỉ tiêu yêu cầu kỹ thuật. Đây là phần không thể thiếu vì nó chính là quy
trình thử nghiệm hay quy trình phân tích mô tả chi tiết toàn bộ quá trình thực
hành để thực hiện xem 1 chỉ tiêu nào đó của yêu cầu kỹ thuật có đạt hay
không đạt yêu cầu đã đặt ra,
- Đóng gói, ghi nhãn, bảo quản: Điều này phải được quy định rõ rang vì tất cả
các thuốc lưu hành trên thị trường phải có nhãn thuốc đến đơn vị đóng gói
nhỏ nhất. Nhãn thuốc phải: có nội dung cần thiết để giúp nhận biết được
thuốc, cách sử dụng, tránh nhầm lẫn, tên cơ sở sản xuất, có số đăng ký, số lô
sản xuất, số kiểm soát, hạn dùng, điều kiện bảo quản.

Câu 2 (2 điểm): Hãy nêu nguyên tắc chung của định lượng bằng phương pháp hóa
học? Kể tên các phương pháp hóa học áp dụng trong định lượng thuốc?

Nguyên tắc chung định lượng bằng phương pháp hóa học:
- Phương pháp được lựa chọn phải cho kết quả chính xác, khách quan
- Giới hạn đo của phương pháp phải phù hợp để đo được hàm lượng của chất
cần phân tích
- Xác định điểm tương đương dễ dàng, tiện lợi

Một số phương pháp hóa học được áp dụng trong định lượng thuốc

- Phương pháp chuẩn độ acid – base


- Phương pháp chuẩn độ tạo phức
- Phương pháp chuẩn độ tạo kết tủa
- Phương pháp chuẩn độ oxy hóa – khử
- Phương pháp xác định hàm lượng nước Karl - Fischer

Câu 3 (2 điểm): Hãy trình bày yêu cầu kỹ thuật của thuốc viên nang? Phương
pháp thử tiêu chí Độ đồng đều khối lượng?

Yêu cầu kỹ thuật của thuốc viên nang:

- Tính chất: nang cứng hoặc nang mền, chứa bột hoặc thuốc cốm hoặc chất
lỏng
- Độ đồng đều khối lượng:
- Độ đồng đều hàm lượng: nghiền mịn bột thuốc từng viên và tiến hành như
đối với thuốc bột theo chuyên luận riêng
- Độ rã
- Độ hòa tan
- Định tính
- Định lượng
- Tạp chất

Phương pháp thử tiêu chí: Độ đồng đều khối lượng

- Cân viên nang


- Tháo 2 vỏ nang ra, dùng bông lau sạch nếu bên trong là dạng thuốc bột, hoặc
dùng ether hay dung môi hữu cơ thích hợp nếu là viên nang mềm.
- Để vỏ khô tự nhiên, sau đó cân vỏ viên nang
- Tính khối lượng thuốc trong viên nang
- Tính độ lệch của khối lượng cân được với khối lượng ghi trên nhãn
Câu 4 (4 điểm): Định lượng thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4% bằng phương
pháp quang phổ UV-VIS:

Lấy chính xác 5,0ml chế phẩm cho vào bình định mức 100ml, thêm nước tới
vạch, lắc đều. Lấy 5,0ml dung dịch này cho vào bình định mức 50,0ml khác, thêm
nước tới vạch, lắc đều rồi đem đo độ hấp thụ ở bước sóng 279nm trong cuvet dày
1cm với mẫu trắng là nước cất, được AT là 0,644. Hỏi chế phẩm này có đạt yêu cầu
về định lượng không? Biết rằng: E (1% 1cm) của Cloramphenicol ở bước sóng
279nm là 297.

Giới hạn cho phép từ 90,0-110,0% so với hàm lượng trên nhãn.

Giải:

Theo định luật Lambert – Beer ta có:


1%
A = 𝐸1𝑐𝑚 . 𝐿. 𝐶
𝐴 0,644
➔C= 1% = = 2,1683. 10−3 %
𝐸1𝑐𝑚 .𝐿 297.1

vậy trong 50 ml dung dịch sau khi pha loãng lần 2, hay trong 5 ml dung dịch
sau khi pha loãng lần 1 có:
50
2,1683. 10−3 . = 1,0841. 10−3 𝑔
100
➔ Trong 100 ml dung dịch sau khi pha loãng lần 1, hay trong 5 ml dung
dịch ban đầu có khối lượng Cloramphenicol là
1,0841. 10−3 *100/5 = 21,683.10-3 g
➔ Nồng độ của dung dịch ban đầu xác định bằng thực nghiệm là:

21,683.10-3 .100/5 = 0,4336 %


So với hàm lượng ghi trên nhãn:
0,4336
. 100 = 108,4%
0,4
Như vậy hàm lượng thuốc thuộc khoảng giới hạn cho phép → thuốc đạt chỉ tiêu về
khối lượng.
Môn: KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM

Bài kiểm tra số 3

Thời gian làm bài: 60 phút

Câu 1 (2 điểm): Hãy nêu khái niệm về tiêu chuẩn hóa? Các cấp tiêu chuẩn về
thuốc?

• Khái niệm về tiêu chuẩn hóa:

Tiêu chuẩn hóa là lĩnh vực hoạt động bao gồm 2 nội dung: Xây dựng các tiêu
chuẩn và áp dụng các tiêu chuẩn đó trong thực tế nhằm đưa các hoạt động xã hội
(đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh) đi vào nề nếp để đạt được hiệu quả
chung có lợi nhất cho mọi người và cho xã hội.

• Các cấp tiêu chuẩn về thuốc:


- Tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam:
- Tiêu chuẩn cơ sở:
+ Tiêu chuẩn cơ sở của những sản phẩm lưu hành ở thị trường: đăng ký với
cơ quan có thẩm quyền. Các mức tiêu chuẩn chất lượng không được thấp
hơn mức quy định trong dược điển Việt Nam
+ Tiêu chuẩn cơ sở của các thuốc pha chế trong đơn vị (không lưu hành trên
thị trường): do thủ trưởng đơn vị xét duyệt và ban hành.

Câu 2 (2 điểm): Hãy trình bày các cách thông thường xác định nồng độ dung dịch
bằng phương pháp quang phổ UV-VIS

Các cách xác định nồng độ dung dịch bằng phương pháp quang phổ UV – VIS

- Phương pháp đo phổ trực tiếp: đô độ hấp thụ ánh sáng A của dung dịch, từ
đó theo định luật Lambert – Beer xác định nồng độ C của dung dịch
- Phương pháp so sánh: Đo độ hấp thụ của dung dịch chuẩn có nồng độ xác
định Cs thu được giá trị As và dung dịch phân tích Cx thu được giá trị Ax
Hệ số hấp thụ và bề dày cuvet là như nhau nên
𝐶𝑥 𝐴𝑥
=
𝐶𝑠 𝐴𝑠
𝐴𝑥
➔ 𝐶𝑥 = . 𝐶𝑠
𝐴𝑠
- Phương pháp thêm chuẩn so sánh: lấy 2 lượng chất giống nhau của mẫu cần
phân tích. Thêm dung dịch chuẩn vào 1 trong 2 mẫu trên và tiến hành xử lý
cả 2 mẫu trong cùng 1 điều kiện. Đo độ hấp thụ của 2 mẫu thử này.
𝐶𝑥 𝐴𝑥
=
𝐶𝑠 + 𝐶𝑥 𝐴′𝑥
- Phương pháp thêm chuẩn: Pha 1 dãy gồm khoảng 5 dung dịch chất chuẩn.
Xác định độ hấp thụ của dãy chất này. Lập đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của
A=f(C) từ kết quả thu được. Sau đó tiến hành xác định độ hấp thụ của dung
dịch phân tích. Từ độ thị, ta xác định được nồng độ của dung dịch mẫu thử.

- Phương pháp thêm đường chuẩn: tiến hành như đối với phương pháp đường
chuẩn, tuy nhiên ta tiến hành đo dãy khoảng 5 dung dịch chứa cùng 1 lượng
mẫu thử, được pha thêm với dung dịch chuẩn ở các nồng độ khác nhau

Câu 3 (2 điểm): Hãy trình bày yêu cầu kỹ thuật của thuốc viên nén? Phương pháp
thử tiêu chí Độ đồng đều hàm lượng?
Yêu cầu kỹ thuật của thuốc viên nén:

- Tính chất: thường có dạng trụ dẹt, 2 đáy phẳng hoặc cong, có thể khắc chữ,
ký hiệu hoặc rãnh, cạnh viên lành lặn, màu sắc đồng nhất
- Độ rã
- Độ đồng đều khối lượng
- Độ đồng đều hàm lượng
- Độ hòa tan
- Định tính
- Định lượng
- Tạp chất

Phương pháp thử tiêu chí “Độ đồng đều hàm lượng”:

- Lấy 10 đơn vị chế phẩm đem nghiền thành bột mịn và tiến hành xác định
hàm lượng bằng phương pháp ghi riêng trong từng chuyên luận riêng đối với
từng thuốc
- Chế phẩm đem kiểm tra đánh giá đạt yêu cầu nếu không quá 1 đơn vị có giá
trị hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85 – 115% của hàm lượng trung bình và
không có đơn vị nào nằm ngoài giới hạn 75 – 125% của hàm lượng trung
bình
- Chế phẩm không đạt yêu cầu nếu có quá 3 đơn vị có giá trị hàm lượng nằm
ngoài giới hạn 85 – 115% giá trị trung bình hoặc có 1 đơn vị trở lên nằm
ngoài giới hạn 75 – 125% hàm lượng
- Nếu 2 hoặc 3 đơn vị có giá trị nằm trong giới hạn 85 – 115% và không có
đơn vị nào nằm ngoài khoảng 75 – 125% thì tiến hành thử lại trên 20 mẫu
đơn vị khác lấy ngẫu nhiên.Chế phẩm đạt yêu cầu nếu trong tổng số 30 mẫu
đã thử, không có quá 3 mẫu nằm ngoài khoảng 85 – 115% và không đơn vị
nào nằm ngoài khoảng 75 – 125% giá trị hàm lượng trung bình.

Câu 4 (4 điểm): Định lượng viên nén Parcetamol 500mg bằng phương pháp
quang phổ UV-VIS:

Cân 20 viên được 12,1234 g, nghiền thành bột min. Cân chính xác 0,2123 g
bột viên, cho vào bình định mức 200 ml, thêm 50 ml NaOH 0,1N và khoảng 100
ml nước, lắc 15 phút, thêm nước đến định mức, lắc đều, lọc. Lấy 10,0 ml dịch lọc
pha loãng với nước thành 100,0 ml. Tiếp tục pha loãng 5,0 ml dung dich này với 5
ml NaOH 0,1N và nước vừa đủ 50,0 ml, được dung dịch thử.

Đo độ hấp thụ của dung dịch thử tại bước sóng cực đại 257nm trong cốc dày 1cm
với mẫu trắng là nước cất, được AT là 0,621.

Hỏi chế phẩm này có đạt yêu cầu về định lượng không?

Biết rằng : E(1%;1cm) ở bước sóng 257nm là 715;

Giới hạn cho phép 95,0 →105,0 % so với hàm lượng ghi trên nhãn.

Giải:

Theo định luật Lambert – Beer ta có


1%
A = 𝐸1𝑐𝑚 . 𝐿. 𝐶
𝐴 0,621
➔C= 1% = = 8,6853. 10−4 %
𝐸1𝑐𝑚 .𝐿 715.1

Trong 50ml dung dịch thử, hay 5 ml dung dịch sau khi pha loãng lần 1 có khối
lượng paracetamol là:

8,6853. 10−4
. 50 = 4,3426. 10−4 𝑔
100.
Trong 100 ml dung dịch sau khi pha loãng lần 1, hay trong 10 ml dung dịch ban
đầu có:

4,3426. 10−4
. 100 = 8,6853. 10−3 𝑔
5
Vậy trong 200 ml dung dịch ban đầu có:

8,6853. 10−3 . 200


= 0,1737𝑔
10
Trong 0,2123g chế phẩm có chứa 0,1737g dược chất

Vậy trong 12,1234g chế phẩm có chứa:


12,1234.0,1737
= 9,9195𝑔
0,2123
Vậy khối lượng dược chất có trong 1 viên thuốc là
9,9195
= 495,9752. 10−3 𝑔 = 495,9752 𝑚𝑔
20
Độ lệch so với giá trị hàm lượng trên nhãn:
495,9752.100
= 99,19%
500
Nằm trong giới hạn cho phép

Như vậy thuốc đạt yêu cầu về hàm lượng.

You might also like