Tổng Quan Thị Trường Chứng Khoán Phái Sinh Quốc Tế

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH QUỐC TẾ


PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH

CFD – Contract For Difference (Hợp đồng Chênh lệch) là một thỏa thuận
giữa song phương tham gia về vấn đề chênh lệnh giá trị của một tài sản cụ thể nào
đó.

Khái niệm cơ bản của CFD như sau: nó là một hợp đồng giữa hai người
quy định rằng người này phải trả cho người kia khoản chênh lệch giữa giá trị hiện
tại của một tài sản và giá trị của nó tại một ngày trong tương lai. Khi bạn giao
dịch CFD, bạn không sở hữu tài sản, điều này sẽ cung cấp cho bạn một cách hiệu
quả để thu lợi nhuận từ sự dao động của giá.

Khi hợp đồng đáo hạn, hoặc là khi bên ký kết quyết định đóng vị trí, người
bán sẽ trả cho người mua mức chênh lệch giữa giá hiện tại và giá khi mở vị trí, nếu
giá của tài sản cụ thể tăng lên. Hoặc ngược lại, nếu giá của tài sản cụ thể giảm đi,
và mức chênh lệch giữa giá hiện tại và giá ban đầu bị âm, thì người mua phải trả
mức chênh lệch cho người bán.

CFD là một dạng phái sinh cho phép các nhà giao dịch tìm kiếm lợi nhuận
từ sự biến động của các tài sản hác nhau. Đồng thời, do linh hoạt hơn và dễ tiếp
cận hơn, hợp động chênh lệch cung cấp một số lợi thế hơn so với lúc trực tiếp giao
dịch tải sản cụ thể.

CFD về ngoại tệ thường được gọi là Forex. Hợp đồng CFD có thể được
phái sinh dựa trên rất nhiều tài sản hác nhau, trong đó có ngoại tệ và CFD dựa trên
tài sản ngoại tệ thường được mọi người gọi với cái tên là Forex.
CFD cho những tài sản khác ngoài Forex như: trái phiếu, cổ phiếu, chỉ số chứng khoán
index, ETF (xem thêm ETF là gì? ), bất động sản, cà phê, ca cao, ngũ cốc, vàng, bạc, kim loại…

CFD ra đời với mục đích chính là hưởng phần lợi nhuận chênh lệch, do đó sẽ không thể
có được lợi nhuận khi thị trường đi ngang.

CFD trên chỉ số chứng khoán được giao dịch tương tự như các hợp đồng tiền tệ. Các hợp
đồng CFD có thể được xem như những công cụ dùng để giao dịch hầu hết các sản phẩm tài
chính trên nền tảng chênh lệch. Điều này có ngh a là bạn hông cần phải đầu tư toàn bộ giá trị
danh nghĩa của tài sản.

CFD hông đòi hỏi quyền thực hiện trên tài sản cơ sở. Như đã nói mục đích của CFD chỉ
là hưởng sự chênh lệch do đó ở phần lớn trường hợp CFD sẽ không có chuyện thực hiện quyền
trên tài sản cơ sở. Mọi thứ sẽ được quy đổi thành tiền khi hợp đồng được đóng lại.

CFD hông có ngày đáo hạn, do đó CFD sẽ không bị phân rã giá trị theo thời gian.
Ngày nay, với tính cạnh tranh cao giữa các sàn môi giới chứng khoán, CFD sẽ được
hưởng cổ tức nếu là CFD cổ phiếu. Đối với trường hợp CFD ngoại tệ tức forex mặc dù không bị
phân rã giá trị theo thời gian nhưng forex sẽ phải chịu chi phí Swap.

CFD hoạt động như thế nào?


Giao dịch CFD cho phép sử dụng đòn bẩy, với cổ phiếu là khoảng 10%. Bạn có thể phải
trả một khoản phí hoa hồng khoảng 0.1% giá trị hợp đồng cho việc mở và đóng giao dịch, nhưng
nó tùy thuộc vào nhà môi giới.

CFD cung cấp một công cụ nhanh chóng và tiện lợi để tiếp cận một phạm vi thị trường
rộng lớn nhưng cũng đồng thời rất nguy hiểm đối với những người không thận trọng.

Lợi ích thực sự của CFD là mức đòn bẩy có thể sử dụng để giao dịch bất kì công cụ tài
chính nào. Bạn có thể thấy cổ phiếu trên toàn thế giới, hàng hóa, tài sản, tiền tệ và các chỉ số đều
được cung cấp bởi nhà môi giới CFD, giúp đơn giản hóa và tiết kiệm thời gian.

CFD được giao dịch như thế nào?


Một hợp đồng chênh lệch cho phép bạn mở một giao dịch với một cổ phiếu mà không
cần phải mua hay bán cổ phiếu đó. Giá trị của hợp đồng được xác định bởi số lượng cổ phiếu
được nhân với giá. Kết quả của hợp đồng CFD được xác định bởi sự dao động của giá cổ phiếu.
Khi bạn đóng giao dịch, lãi/lỗ sẽ được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa giá trị mở cửa và giá
trị đóng cửa của hợp đồng. Do đó, nó được gọi là "Hợp đồng chênh lệch".

Giao dịch CFD


CFD là gì và giao dịch như thế nào?

Trên thực tế, bạn sẽ phải có một tài khoản tại nhà cung cấp CFD. Để giao dịch bạn chỉ
đơn giản mở một giao dịch với nhà cung cấp. Do không có ngày hết hạn cố định nên giao dịch
này sẽ được mở cho tới khi bạn chọn để đóng nó.

Chi phí cho giao dịch CFD bao gồm khoảng chênh lệch giữa giá bid và giá ask, tiền hoa
hồng đôi khi được tính và lãi suất được tính mỗi ngày với giao dịch mua. Do đó, CFD hông được
thiết kế cho sự đầu tư dài hạn. Với CFD, khi mở một giao dịch bán bạn sẽ được trả lãi suất danh
nghĩa trong tài khoản.

Thực tế, CFD được theo dõi hàng ngày trên thị trường. Điều này ngăn chặn việc bạn có
thể bị "margin call" nếu như diễn biến thị trường đi ngược lại kì vọng của bạn. Thị trường CFD
tương tự với thị trường hợp đồng tương lai ngoại trừ việc nó không có thời gian hết hạn hợp
đồng.

Tại sao nên giao dịch CFD hơn là giao dịch cổ phiếu thường?

- Đòn bẩy linh hoạt: CFD được giao dịch với đòn bẩy, có nghĩa là bạn có thể giao dịch
trong thị trường với khối lượng lớn hơn khối lượng bạn có thể giao dịch trước đó.

- Mua hoặc bán: CFD cung cấp cho bạn một cơ hội để mua cổ phiếu nếu bạn nghĩ rằng
thị trường đang trong xu hướng tăng và bán cổ phiếu nếu bạn nghĩ rằng thị trường đang trong xu
hướng giảm.

- Quản lí rủi ro: Khả năng bán có nghĩa là bạn có thể bao vây giao dịch cổ phiếu của bạn
do đó cắt giảm rủi ro trên thị trường chứng khoán.

- Không có ngày hết hạn: Hợp đồng hông định ngày hết hạn và có hiệu lực ngay từ ngày
lệnh được đặt.

CFD hoạt động như thế nào trên thực tế?


Bạn đặt tiền vào trong tài khoản và với nhà môi giới và được sử dụng như tài sản ký quỹ
cho phép bạn giao dịch. Tỷ lệ mắc nợ bạn có thể áp dụng cho đòn bẩy sẽ xác định giá trị của giao
dịch và thường được xác định bởi từng cổ phiếu. Giao dịch được thực hiện tương tự như cổ
phiếu.

Khi giao dịch được đóng lại, lợi nhuận hoặc thua lỗ được trả cùng với tỷ lệ đòn bẩy ban
đầu.
Cổ tức
Mặc dù bạn không trực tiếp sở hữu cổ phiếu nhưng bạn vẫn có thể nhận được cổ tức. Với
giao dịch mua, bạn thường nhận được 100% số cổ tức và với giao dịch bán bạn phải trả 100% số
cổ tức. Cổ tức trong giao dịch CFD được trả trong ngày trả cổ tức cũ thay vì phải trả trong ngày
thanh toán như đối cổ phiếu.

MetaTrader 4 (MT4) là một phần mềm giao dịch phổ biến cho phép bạn giao dịch trong các thị
trường tài chính. Ở đây chúng tôi sẽ mô tả về cách hoạt động của phần mềm này và những điều
bạn cần biết trước khi sử dụng.

Phần mềm này có gì?


Cácbảngchính củaphần mềmMT4là„Bảng giá‟, „Navigator‟, „Biểuđồ‟and „Terminal‟.Chúngta ẽsxem
chi tiết của chúng.
Bảng giá

Bảng giá hiển thị tất cả các sản phẩm bạn có thể giao dịch - bao gồm các cặp tiền forex, chỉ số
chứng khoán, kim loại quý và năng lượng - và hiển thị các ký hiệu sản phẩm đi cùng với giá ask
và bid.
Nhấn chuột phải vào bất cứ ký hiệu nào bạn sẽ có một loạt lựa chọn, ví dụ như:
Đặt lệnh mới – mở lệnh mới cho sản phẩm đã lựa chọn
Cửa sổ biểu đồ – mở một biểu đồ mới của sản phẩm đã chọn
Biểu đồ Tick – đây là hoạt động mua bán của cặp tiền
Depth of Market - hiển thị giá bid và ask cho một sản phẩm tại các mức giá tốt nhất hiện có (sát
giá thị trường nhất)
Thông số kỹ thuật – các thông số của hợp đồng sản phẩm như spread, kích cỡ hợp đồng và mức
phí swap

Biểu đồ

Phần biểu đồ cho biết các biến động của giá của một sản phẩm, là phần nổi bật nhất của bất kỳ
phần mềm giao dịch nào.

Biểu đồ có thể hiện thị nhiều dạng – nến, thanh giá, thậm chí bạn
có thể xem nhiều biểu đồ trên một màn hình chỉ với 1 nút bấm nếu bạn đang theo dõi nhiều thị
trường.
Biểu đồ có thể được hiển thị ở nhiều khung thời gian,
từ biểu đồ 1 phút cho đến biểu đồ 1 tháng. Biểu đồ 1 phút nghĩa là mỗi nến, thanh hoặc đường
đại diện cho 1 phút biến động. Tương tự, với biểu đồ 1 tháng, mỗi nến, thanh hoặc đường sẽ biểu
thị 1 tháng biến động.

Vẽ thêm vào biểu đồ các đường thẳng đứng, nằm ngang, xu hướng, ký tự và mũi tên đều rất đơn
giản, và đây là các công cụ quan trọng mà bạn sẽ thường xuyên sử dụng khi phân tích biểu đồ.
Bảng Navigator

Bảng Navigator cho phép bạn đăng nhập vào tài khoản
giao dịch. Từ bảng này bạn có thể tạo một tài khoản demo và kiểm nghiệm các chiến lược trước
khi giao dịch thật.
Một tính năng khác của bảng Navigator là khả năng thêm các chỉ báo vào biểu đồ. Có rất nhiều
chỉ báo để lựa chọn, và bạn có thể tự tạo các chỉ báo cho riêng mình bằng MQL5, (ngôn ngữ lập
trình của MT4), và nhập chúng vào MT4 để sử dụng.

Bảng Terminal

Bảng Terminal cho phép truy cập nhanh vào tài khoản và lịch sử giao dịch của bạn. Mỗi dòng
trong thẻ Terminal đều có tính tương tác, cho phép thêm các lựa chọn bằng cách nhấn chuột phải
vào đó.

Bảng Terminal là sử kết hợp của một số thẻ nằm ở phần dưới của bảng:
Lệnh – hiển thị các lệnh đang mở và lệnh chờ.
Lịch sử tài khoản – danh sách các giao dịch đã thực hiện. Bạn có thể xem lời và lỗ, tín dụng,
tiền nạp, tiền rút. Bạn có thể nhấn chuột phải để tìm kiếm giữa các khoảng thời gian.
Tin tức – tại đây bạn sẽ thấy các tin tức quan trọng và liên quan đến giao dịch.
Cảnh báo – danh sách các cảnh báo và bạn có thể sử dụng để đặt các cảnh báo để nhắc bạn khi
một sản phẩm chạm đến một mức giá nào đó, hoặc cắt qua một đường xu hướng chỉ báo.
Hộp thƣ – hiển thị các tin nhắn gửi cho bạn qua phần mềm.
EA – hiển thị thông tin về các Tín hiệu giao dịch (EA) đang hoạt động trong tài khoản của bạn.
Bạn cũng có thể xem các lệnh do EA mở hoặc đóng.
Journal – hiển thị các tin nhắn của hệ thống về tài khoản của bạn như thời gian đăng nhập, lập
hay sửa lệnh và các lệnh đã đóng.

Đòn bẩy là khả năng chỉ phải trả một số lượng nhỏ của một đồng tiền như là một khoản thanh
toán ban đầu để mở một giao dịch. Nó cho phép bạn giao dịch với quy mô lớn hơn với một số
tiền ban đầu nhỏ hơn.

Trong khi đòn bẩy tăng tiềm năng lợi nhuận đầu tư, nó cũng tăng khả năng thua lỗ, do vậy bạn
nhất thiết phải cân nhắc kỹ về mức đòn bẩy áp dụng cho tài khoản của mình.

Nếu đòn bẩy tài khoản của bạn là 500:1, nghĩa là bạn có thể giao dịch số tiền gấp 500 lần số tiền
cơ sở mà bạn có trong tài khoản.
Hãy xem qua một ví dụ về 2 trader - Trader X và Trader Y – cả hai đều có số dư tài khoản
là $10,000.

Trader X có đòn bẩy là 50:1 và Trader Y có đòn bẩy là 5:1.

Chúng ta cùng so sánh tài khoản của họ bị ảnh hưởng thế nào nếu họ đều bị thua lỗ 100 pip.
Bằng việc kiểm soát đòn bẩy, Trader Y chỉ lỗ $500, còn Trader X lỗ $5,000. Với chiến lược đòn
bẩy an toàn, bạn có cơ hội thành công lớn hơn về sau.

Đặt cọc là gì?

Liên quan đến giao dịch, đôi khi khái niệm đặt cọc bị nhầm lẫn với khoản phí mà trader nợ nhà
môi giới - điều này không đúng. Đặt cọc là khoản tiền thể hiện "sự thiện chí" - là khoản đối ứng
do nhà môi giới giữ để duy trì lệnh. Đây không phải là phí giao dịch, cũng không bị tính vào tài
khoản của bạn, mà có tác dụng đảm bảo bạn có đủ số dư trong tài khoản cân xứng với giá trị của
lệnh giao dịch.

Số tiền đặt cọc được yêu cầu phụ thuộc vào khối lượng lệnh và sản phẩm bạn giao dịch.

Ví dụ:
nếu bạn dùng đòn bẩy 500:1 cho tài khoản giao dịch của mình và mở 1 lot AUD/JPY (1 lot bằng
100,000 AUD), thì yêu cầu đặt cọc sẽ là 200 AUD. Nghĩa là bạn phải có ít nhất 200 AUD (hoặc
số tiền khác tương đương) để mở một lệnh 100,000 AUD. Nếu giá trị thả nổi của tài khoản của
bạn giảm xuống dưới mức yêu cầu đặt cọc, chúng tôi sẽ thông báo cho bạn rằng chúng tôi sẽ
đóng lệnh đó.

Lời khuyên và mẹo cho MT4


MetaTrader 4 (MT4) cung cấp nhiều công cụ tuỳ biến và các phím tắt giúp cho nhu cầu giao dịch
của bạn. Ở đây chúng tôi cung cấp một số lời khuyên và mẹo được sử dụng phổ biến nhất trong
phần mềm MT4.
Các biểu đồ tuỳ chỉnh
Bạn có thể tuỳ chỉnh các biểu đồ với các chỉ báo, lưới và phân đoạn thời gian, thêm hoặc bỏ các
công cụ này nếu bạn muốn. Dưới đây là một số phím tắt hữu dụng cho việc gỡ bỏ:

Ẩn đường giá bid


Nếu bạn sử dụng nhiều phân tích kỹ thuật, đường giá bid có thể trông rối mắt. Để gỡ bỏ đường
này bạn có thể đặt màu cho đường là 'Không' để hoàn toàn gỡ bỏ nó khỏi biểu đồ.
Cài đặt biểu đồ mặc định
Khi bạn đã có một biểu đồ theo ý muốn, bạn có thể lưu lại thành một mẫu. Cách nhanh và dễ
nhất là nhấn chuột phải trên biểu đồ và chọn "Template", sau đó là “Save Template”. Bạn có thể
có vô số mẫu để phục vụ cho các chiến lược giao dịch của mình.
Nếu bạn có một mẫu mà bạn muốn lưu lại thành mặc định, bạn nhấn chuột phải trên biểu đồ rồi
chọn “Template”, “Save As” và tiếp theo là “Default”.

Các thanh công cụ tuỳ chỉnh


Rất nhiều chức năng của thanh công cụ sẽ làm bạn phân tâm và có thể bạn không sử dụng đến
chúng. Với MT4 bạn có thể thêm hoặc ẩn bao nhiêu tính năng tuỳ ý.
Có 4 thanh công cụ:
• Tiêu chuẩn
• Biểu đồ
• Đường
• Khung thời gian
Bạn có thể di chuyển các thanh công cụ đi các
hướng bằng cách kéo chúng đến nơi bạn muốn.

Để tuỳ chỉnh giao diện, bạn chỉ cần nhấn chuột phải vào thanh công cụ và nhấn vào menu phụ
tuỳ chỉnh. Tại đây bạn có thể gỡ bỏ các chức năng không cần thiết bằng cách bỏ đánh dấu chúng.

Bằng cách sử dụng tính năng tuỳ chỉnh trên mỗi


thanh công cụ, bạn có thể lấy ra các công cụ bị ẩn, đồng thời gỡ bỏ những công cụ không cần
thiết. Bằng cách này, bạn sẽ có một giao diện gọn gàng và đơn giản hơn.

Sử dụng phím tắt


Phím tắt là cách nhanh chóng và dễ dàng thực hiện các chức năng. Bằng cách sử dụng các phím
tắt, bạn có thể gọi ra các công cụ nhanh hơn, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian về lâu dài. Bạn có
thể gỡ bỏ các thông tin và các chức năng thừa, và quan trọng nhất là tăng không gian cho biểu
đồ.
Các phím tắt dưới đây có thể giúp bạn sắp xếp giao diện một cách dễ dàng hơn:
Đây là cửa sổ chính bạn sử dụng khi giao dịch - kiểm soát các lệnh đang
Terminal Control+T
xem lịch sử tài khoản và đặt báo động
Navigator Control+N Thêm chỉ báo, EA và đăng nhập
Bảng giá Control+M Xem các sản phẩm hiện có
Cửa sổ dữ liệu Control+D Xem tất cả các dữ liệu của sản phẩm hiện đang ở trên màn hình biểu đồ

Bạn có thể sử dụng các phím tắt sau khi phân tích giao dịch, giúp cải thiện đáng kể tốc độ giao
dịch của bạn:
+ Phóng to
- Thu nhỏ
Control+F Kéo chéo
Control+Drag Copy đối tượng
Alt+Drag Kéo dài đối tượng
Alt+T Giao dịch 1 nhấn chuột
Hotkeys Phím tắt người dùng tự đặt

Đây là các phím tắt bổ trợ cho phần đồ hoạ của biểu đồ:
F8 Sửa đồ hoạ biểu đồ
F9 Bảng lệnh
F11 Biểu đồ toàn màn hình
Alt+1 Biểu đồ thanh
Alt+2 Biểu đồ nến
Alt+3 Biểu đồ đường

Sử dụng phím nóng

Trong MT4, khi bạn chuyển đổi các mẫu biểu đồ,
bạn sẽ mất phân tích hiện tại trên các biểu đồ. Để khắc phục điều này, bạn cứ để biểu đồ giá mở
và chỉ thay đổi các chỉ báo sử dụng - đây là lúc các phím nóng hữu dụng. Bạn có thể gán cho một
phím nóng tính năng gọi ra một chỉ báo nhất định trên biểu đồ, thay vì phải thay đổi mẫu.
Để gán một phím nóng cho một chỉ báo, chỉ cần nhất chuột phải trên chỉ báo trên cửa sổ
Navigator và chọn "Hotkey".
Danh sách các chỉ báo ƣa thích

Để sắp xếp các chỉ báo bạn hay sử dụng, bạn có


thể tạo một danh sách ưa thích. Đây là cách bạn thêm các chỉ báo vào trong danh sách ưa thích
của mình:
1. Mở Navigator (Control+N)
2. Mở tab liên quan (Chỉ báo, Scripts, ...)
3. Đưa chuột vào đối tượng ưa thích
4. Nhấn chuột phải
5. Chọn „Thêm vào mục ưa thích‟
Cảnh báo

Cảnh báo cho phép bạn theo dõi được các mức giá
quan trọng bị phá vỡ, và do đó tăng hiệu quả phân tích và tổ chức biểu đồ của bạn. Nếu bạn theo
dõi nhiều thị trường, rất khó để giám sát được đầy đủ, đặc biệt sau một sự kiện quan trọng và tất
cả các thị trường đều có các chuyển động riêng.
Để thiết lập cảnh báo, di chuột tới khu vực biểu đồ mà bạn muốn đặt cảnh báo, nhấn chuột phải
vào lệnh, chọn 'Trading' và sau đó là 'Alert'.
I. Muốn tham gia thì cần những thủ tục gì?
- Khi anh/chị tham gia ở thị trường thì hồ sơ của anh/chị cần những giấy tờ như sau:

1. Chụp hình hai mặt chứng minh nhân dân (CMND)

2. Giấy tờ của bên thứ 3 chứng minh mình là công dân của Việt Nam đang sống và làm
việc tạ Việt Nam (giấy tờ điện, nước, internet , giấy nạp rút tiền của ngân hàng…)

II. Mua thì mình thanh toán như thế nào? Anh/chị cần tạo thẻ thanh toán của
ngân hàng không? Điều kiện anh rút tiền?

- Mọi giao dịch của anh/chị đều thông qua thẻ ngân hàng đã được kích
hoạt intenet banking (của bất kì ngân hàng nào của Việt Nam).

- Điều kiện rút tiền nạp tiền: Chỉ cần anh/chị cập nhật đầy đủ hồ sơ của
anh/chị

- Mọi giao dịch chuyển tiền, rút tiền đều do anh/chị chủ động quản lý (
rút nạp tiền bất kì lúc nào, không phụ thuộc vào bên em), đều thông qua thẻ ATM hệ
thống ngân hàng của anh/chị.

II. Số tiền tối thiểu anh/chị cần nạp?

- Bên em không có số tiền tối đa hay tối thiểu cho việc đầu tư của
anh/chị.

IV. Giao dịch mua bán trên thị trường như thế nào?
- Mọi giao dịch mua bán trên thị trường CFD sẽ thông qua phần mềm
Metatrader 4 (MT4). (bên nhà môi giới sẽ hổ trợ trực tiếp mình cách thức sử dụng phần
mềm thông qua PC hay điện thoại)

- Cho nên hãy chọn và tin tưởng những nhà môi giới có văn phòng đại diện tại
VIỆT NAM để tiện trong quá trình trao đổi cũng như hỗ trợ giải quyết trong qua trình
giao dịch.

Anh/chị có thể tìm kiếm trên youtube một số đường link hướng dẫn sử dụng
phần mềm mt4 :

https://www.youtube.com/watch?v=hUH91qT2YD8

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy phản hồ qua mail hoặc liên lạc qua số cá nhân của em :
Số điện thoại: 0929.196.078 Mrs. Thùy
Email: Ngothuy.gkfxprime@gmail.com

You might also like