Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Chính sách kinh tế Việt Nam từ năm 2014 đến 2016

Chính sách được thực hiện trong công cuộc đất nước đang công nghiệp hóa hiện
đại hóa,nền kinh tế đang dần ổn định và đang phát triển diễn ra trong bối cảnh kinh
tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm
mạnh, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sôi động, giá cả hàng hóa thế giới ở
mức thấp đã ảnh hưởng đến kinh tế nước ta, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu và
thu ngân sách Nhà nước
Mục tiêu đặt ra
Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016 vừa được
Chính phủ ban hành
Nghị quyết nêu rõ: Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2016 là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm
2015, chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững.
Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới
mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Phát triển văn
hóa, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi
xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó
với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng
cường kỷ cương, kỷ luật hành chính và xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước; tạo sự chuyển biến rõ nét về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí. Tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên trì đấu tranh bảo vệ
vững chắc chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong năm 2016 như tổng sản phẩm trong nước (GDP)
tăng khoảng 6,7%; tổ ng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so
với kim ngạch xuất khẩu dưới 5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng dưới 5%; tổng vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo
đa chiều giảm 1,3-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ dân số tham gia bảo
hiểm y tế là 76%..
Để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, cơ quan điều hành yêu cầu các Bộ, ngành,
địa phương thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trên tất cả các lĩnh vực; tiếp
tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả các đột phá chiến lược, các chương trình, đề
án, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách, pháp luật phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội đã đề ra.
Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ
động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế
vĩ mô nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
Tình hình thực hiện chính sách
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm
2015, trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%; quý IV
tăng 6,68%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm
2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra, nhưng trong bối cảnh kinh tế
thế giới không thuận, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều
khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng
trưởng trên là một thành công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các
biêṇ pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các
ngành, các địa phương cùng thực hiện.
Trong mức tăng 6,21% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
tăng 1,36%, thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây, đóng góp 0,22 điểm phần trăm
vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,57%, thấp hơn mức
tăng 9,64% của năm trước, đóng góp 2,59 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng
6,98%, đóng góp 2,67 điểm phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng cao
nhất với 6,11%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần
trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp với quy mô trong khu vực lớn nhất
(khoảng 75%) chỉ tăng thấp ở mức 0,72%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm; ngành
thủy sản tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm. Khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản năm nay gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất lợi của thời tiết, rét đậm, rét
hại đầu năm tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ; hạn hán, xâm nhập mặn tại
khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu
Long; liên tục những đợt lũ trong các tháng cuối năm tại các tỉnh miền Trung và sự
cố môi trường biển xảy ra cuối tháng Tư tại vùng biển các tỉnh Bắc Trung Bộ đã
gây ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất của khu vực này.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,06% so với
năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao 11,90%, đóng
góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung với 1,83 điểm phần trăm. Ngành khai
khoáng năm nay giảm tới 4,00%, đã làm giảm 0,33 điểm phần trăm mức tăng
trưởng chung, đây là mức giảm sâu nhất từ năm 2011 trở lại đây. Nguyên nhân chủ
yếu do giá dầu thế giới giảm khiến lượng dầu thô khai thác giảm hơn 1,67 triệu tấn
so với năm trước; sản lượng khai thác than cũng chỉ đạt 39,6 triệu tấn, giảm 1,26
triệu tấn. Xu hướng ngành công nghiệp chuyển dịch sang lĩnh vực chế biến, chế
tạo, giảm sự phụ thuộc vào ngành khai khoáng là điều cần thiết vì Việt Nam đang
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững hơn. Ngành xây dựng tăng trưởng khá với
tốc độ 10,00%, đóng góp 0,60 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng
trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng
8,28% so với năm 2015, đóng góp 0,77 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng
chung; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,79%, đóng góp 0,43
điểm phần trăm; hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức
tăng 4,00%, cao hơn mức tăng 2,96% của năm trước, đóng góp 0,21 điểm phần
trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống năm nay có mức tăng trưởng khá cao 6,70% so
với mức tăng 2,29% của năm 2015, đóng góp 0,25 điểm phần trăm vào mức tăng
trưởng chung.

Về cơ cấu nền kinh tế năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ
trọng 16,32%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,72%; khu vực dịch vụ
chiếm 40,92%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,04% (Cơ cấu tương
ứng của năm 2015 là: 17,00%; 33,25%; 39,73%; 10,02%).
Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2016, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,32% so với năm
2015, đóng góp 5,29 điểm phần trăm vào mức tăng chung (trong đó tiêu dùng cuối
cùng của hộ dân cư đóng góp 4,81 điểm phần trăm); tích lũy tài sản tăng 9,71%,
đóng góp 3,08 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ ở
tình trạng nhập siêu làm giảm 2,16 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung.
Năm 2016 kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động. Tốc độ tăng trưởng GDP
không đạt chỉ tiêu đề ra; ngành nông – lâm – thuỷ sản gặp khó vì thiên tai, hại hán;
ngành khai khoáng giảm sâu tác động mạnh đến mức tăng trưởng chung... Tuy
nhiên, về chủ đạo, kinh tế Việt Nam đã có nhiều cải thiện đáng kể.
Kết quả đạt được
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ
những dấu hiệu cho thấy tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc. Tăng trưởng kinh
tế của 2 quý đầu năm 2016 lần lượt là 5,48% và 5,78% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù, được phục hồi trong nửa cuối năm nhưng tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ
đạt 6,21%, thấp hơn mức 6,68% năm 2015 và mục tiêu 6,3% mà Chính phủ đặt ra
trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2016.
Theo Tổng cục Thống kê, nông nghiệp suy giảm kết hợp với khó khăn trong trong
ngành Công nghiệp khai khoáng được cho là nguyên nhân chính dẫn tới tăng
trưởng thấp. Khu vực nông nghiệp, vốn chiếm 11-13% GDP, nhưng ước tính mức
tăng trưởng chỉ đạt 0,72% và đóng góp được 0,09 điểm phần trăm vào tăng
trưởng GDP. Trong khi đó, tăng trưởng lâm nghiệp và thủy sản giảm nhẹ so với
cùng kỳ năm trước khiến cả khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chỉ tăng 1,36%, tỷ lệ
thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.
Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là động lực chính thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Tăng trưởng nhóm ngành này đạt 11,09%, cao hơn so với 2 năm
trước (năm 2014: 8,45%; năm 2015: 10,60%).
Tuy nhiên, với mức đóng góp lên tới 28,4% trong cơ cấu GDP khu vực công
nghiệp, sự suy giảm của ngành khai khoáng đã tác động không nhỏ tới tăng trưởng
khu vực này cũng như tăng trưởng kinh tế chung. Ước tính năm 2016, ngành khai
khoáng suy giảm tới 4% so với cùng kỳ năm ngoái, làm giảm 0,33 điểm phần trăm
tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) giảm dần so với mức tăng cùng kỳ
năm 2015. Tính chung cả năm, chỉ số này chỉ tăng 7,5%, thấp hơn con số 9,8%
cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, đà suy giảm từ đầu năm đã bắt đầu chững lại. Chỉ
số tiêu thụ tăng nhẹ, trong khi tồn kho ngành chế biến, chế tạo giảm nhẹ. Chỉ số
tiêu thụ và tồn kho cộng dồn tới tháng 11/2016 tăng tương ứng là 8,4% và 8,1%.
Bên cạnh những điểm sáng đáng ghi nhận, nền kinh tế còn đối diện nhiều thách
thức. Thu chi ngân sách đứng trước những khó khăn và có sự thay đổi rõ rệt trong
cơ cấu thu. Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) đến 31/12/2016 vượt 7,8% so
với dự toán giao, nhưng khó khăn vẫn hiện hữu.

Ảnh hưởng từ giá dầu thô và hàng hóa cơ bản khác khiến tỷ trọng hai khoản mục
thu từ dầu thô và thu cân đối NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh trong
khi nhu cầu chi cho đầu tư phát triển ngày càng tăng mạnh. Chính phủ buộc phải
đẩy mạnh các nguồn thu khác như thu thuế bảo vệ môi trường và thu tiền sử dụng
đất và vay nợ.
Khi nguồn thu không có nhiều cải thiện, chi NSNN đã tăng nhanh trong ba tháng
vừa qua. Tổng chi NSNN tính tới 15/12/2015 đạt 1.135,5 nghìn tỷ đồng, dẫn tới
bội chi ngân sách 192,2 nghìn tỷ đồng. Trong khi chi thường xuyên vẫn ở mức cao
(chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính
đạt 786 nghìn tỷ đồng, bằng 95,4%), thì chi đầu tư phát triển chỉ đạt 190,5 nghìn tỷ
và bằng 74,7% so với dự toán.
Bài học kinh nghiệm
Xét theo khía cạnh đó, thì những sự cố bất khả kháng xảy ra với nền kinh tế trong
năm 2016 cũng không hẳn là không có ý nghĩa tích cực nhất định. Có thể xem đó
là một sự cảnh báo về những hệ quả có thể xảy ra đối với một nền kinh tế có định
hướng tăng trưởng dựa trên xuất khẩu một cách thái quá như Việt Nam, và nó tạo
ra những động lực và sức ép cần thiết để chúng ta thay đổi. Một nền kinh tế bền
vững là một nền kinh tế hài hòa và cân bằng giữa các khu vực kinh tế trong nước
lẫn đầu tư nước ngoài, giữa xuất khẩu và tiêu thụ nội địa trong việc tạo nên tăng
trưởng GDP. Bài học lớn nhất mà chúng ta có thể rút ra từ nền kinh tế trong năm
2016 gói gọn trong nhu cầu và mục tiêu về một nền kinh tế hài hòa và cân bằng đó.
Kết luận
Tính chung cả năm 2016, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, doanh
nghiệp khởi nghiệp đạt mức kỷ lục với 110,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 16,2% so
với năm 2015; tổng vốn đăng ký là 891,1 nghìn tỷ đồng, tăng 48,1%. Trong năm
nay còn có 26.689 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 24,1% so với năm
trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay
trở lại hoạt động năm 2016 lên gần 136,8 nghìn doanh nghiệp. Điều này cho thấy
khung khổ pháp lý mới cùng với các giải pháp của Chính phủ trong việc hỗ trợ,
khuyến khích doanh nghiệp phát triển đã phát huy hiệu quả, môi trường kinh
doanh được cải thiện rõ rệt, doanh nghiệp đã tìm thấy cơ hội kinh doanh và niềm
tin vào thị trường.
Nhìn chung, năm 2016 được đánh giá là một năm có nhiều thách thức với nền kinh
tế Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế thế giới chậm hồi phục, rủi ro nhiều, kinh tế
Việt Nam đã có những dấu hiệu cải thiện ở cả góc độ sản xuất kinh doanh cũng
như ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn chứa đựng nhiều khó khăn
thách thức khi kinh tế phát triển chưa bền vững, phục hồi còn chậm, xuất khẩu tăng
trưởng chững lại, áp lực lạm phát tăng và ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí
hậu, ô nhiễm môi trường đến các nhiệm vụ phát triển kinh tế và tài chính - ngân
sách nhà nước trong năm 2016.

You might also like