Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 51

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

KHOA KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN


BỘ MÔN TỰ ĐỘNG VÀ KỸ THUẬT TÍNH

THUYẾT MINH KỸ THUẬT

BÀN THÍ NGHIỆM


ĐO LƢỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN BẰNG MÁY TÍNH
(Phục vụ công tác đào tạo bậc đại học)
Nhóm môn học: Cấu trúc máy tính

Chủ nhiệm Bộ môn

Đại tá,TS. Nguyễn Trần Hiệp

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 1
MỤC LỤC

I. NHIỆM VỤ CHỨC NĂNG ........................................................................................................ 3


II. CẤU TRÚC BÀN THÍ NGHIỆM .............................................................................................. 4
2.1.Tính năng chính của bàn thí nghiệm .....................................................................................4
2.2.Thiết kế kỹ thuật các thành phần trong hệ thống ..................................................................9
2.3. Kiểm tra và hiệu chuẩn ......................................................................................................12
2.3.1. Kiểm tra mạch nguồn ổn áp một chiều .......................................................................12
2.3.2. Kiểm tra mạch tạo tín hiệu một chiều biến đổi chậm AI (Gen Analog) và mạch
khuếch đại lặp lại. ................................................................................................................13
2.3.3. Kiểm tra mạch tạo tín hiệu logic số dùng nút bấm (Gen Digital), mạch hiển thị
Led (Led Display) và mạch đệm tín hiệu số. ........................................................................13
2.3.4 Kiểm tra mạch tạo xung điều khiển động cơ. ..............................................................13
2.3.5 Kiểm tra thiết bị NI USB 6008 ....................................................................................13
2.3.6 Kiểm tra Encoder. .......................................................................................................13
III. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT USB NI 6008 ....................................................................... 15
IV. HƢỚNG DẪN CHƢƠNG TRÌNH PHẦN MỀM .................................................................. 18
Bài thí nghiệm số 1: Đo lƣờng và điều khiển tín hiệu vào/ra số ...............................................21
Bài thí nghiệm số 2: Đo lƣờng và điều khiển vào/ra tƣơng tự ..................................................27
Bài thí nghiệm số 3: Dùng encoder đo tốc độ động cơ .............................................................33
Bài thí nghiệm số 4: điều khiển ON/OFF và đảo chiều động cơ ..............................................40
Bài thí nghiệm số 5: điều khiển tốc độ động cơ bằng PID........................................................45

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 2
THUYẾT MINH KỸ THUẬT BÀN THÍ NGHIỆM
“ĐO LƢỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN BẰNG MÁY TÍNH”

I. NHIỆM VỤ CHỨC NĂNG


Mô đun ―Đo lƣờng và điều khiển‖ đƣợc trang bị tại ―Phòng thí nghiệm tự
động‖ của Bộ môn Tự động và Kỹ thuật tính, Khoa Kỹ thuật điều khiển, Học
viện Kỹ thuật Quân sự, có các chức năng cơ bản sau:
- Thực hiện các bài thí nghiệm, thực hành, có trong Chƣơng trình đào tạo Kỹ
sƣ quân sự theo chƣơng trình Tiên tiến Việt Nga chuyên ngành: Tin học
trong các hệ thống điều khiển, Điều khiển thiết bị bay, Thiết kế Tên lửa
phòng không;
- Thực hiện các bài thí nghiệm, thực hành, có trong Chƣơng trình đào tạo Kỹ
sƣ quân sự các chuyên ngành: Tên lửa phòng không, Tên lửa Hải quân, Ngƣ
lôi, Pháo tàu, Điện tàu;
- Thực hiện các bài thí nghiệm, thực hành, có trong Chƣơng trình đào tạo Kỹ
sƣ dân sự các chuyên ngành Điều khiển công nghiệp, Tự động hóa, Cơ điện
tử;
- Phục vụ cho công tác Nghiên cứu khoa học của Giáo viên, Học viên Cao
học ngành Tự động hóa, Học viên Đại học hệ Quân sự và Dân sự.
Các học phần đào tạo thực hiện bài thí nghiệm thực hành trên mô đun
TT Bài Thí nghiệm Học phần Chƣơng trình đào tạo
Tiên tiến Việt Nga, Đại học hệ
Đo lƣờng và điều
Đo lƣờng và điều khiển Quân sự.
1 khiển tín hiệu vào/ra
bằng máy tính Dân sự: Tự động hóa, Điều
số
khiển Công nghiệp, Cơ điện tử.
Tiên tiến Việt Nga, Đại học hệ
Đo lƣờng và điều
Đo lƣờng và điều khiển Quân sự.
2 khiển tín hiệu vào/ra
bằng máy tính Dân sự: Tự động hóa, Điều
tƣơng tự
khiển Công nghiệp, Cơ điện tử.
Tiên tiến Việt Nga, Đại học hệ
Dùng encoder đo tốc Đo lƣờng và điều khiển Quân sự.
3
độ động cơ DC bằng máy tính Dân sự: Tự động hóa, Điều
khiển Công nghiệp, Cơ điện tử.
Tiên tiến Việt Nga, Đại học hệ
Điều khiển ON/OFF
Đo lƣờng và điều khiển Quân sự.
4 và đảo chiều động cơ
bằng máy tính Dân sự: Tự động hóa, Điều
DC
khiển Công nghiệp, Cơ điện tử.
Tiên tiến Việt Nga, Đại học hệ
Điều khiển tốc độ
Đo lƣờng và điều khiển Quân sự.
5 động cơ DC bằng
bằng máy tính Dân sự: Tự động hóa, Điều
thuật toán PID
khiển Công nghiệp, Cơ điện tử.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 3
II. CẤU TRÚC BÀN THÍ NGHIỆM
2.1.Tính năng chính của bàn thí nghiệm
Bàn thí nghiệm đƣợc thiết kế để thực hành các bài thí nghiệm trong các nội
dung về đo lƣờng và điều khiển bằng máy tính sử dụng phần mềm NI
LabVIEW với thiết bị thu đo đa năng NI USB 6008.
Bàn thí nghiệm đƣợc thiết kế với các thiết bị, linh kiện dùng để tạo tín hiệu kích
thích đầu vào chuẩn, bao gồm: tín hiệu vào/ra tƣơng tự, tín hiệu vào/ra dạng số,
mạch chuyển đổi từ tín hiệu tƣơng tự sang tín hiệu PWM và mạch công suất
kiểu cầu H (H-Bridge) để điều khiển điện áp phần ứng động cơ điện một chiều.
Giao diện bàn thí nghiệm nhƣ hình 2.1. Bàn thí nghiệm bao gồm các khối sau:
 Khối Gen Analog gồm có 6 chiết áp (input) tạo giả tín hiệu một chiều
biến đổi chậm và 6 pin (output) tƣơng ứng.
 Khối Gen Digital bao gồm 6 nút bấm (input) tạo giả tín hiệu vào số
và 6 pin (output) tƣơng ứng.
 Khối Led Display bao gồm 6 pin (input) nhận tín hiệu số đầu vào và
6 led để hiển thị mức tín hiệu số đầu ra tƣơng ứng.
 Khối DC Power có 1 Nguồn điện một chiều công suất, điện áp định
mức 5VDC và 12VDC.
 hối Chấp hành gồm có Động cơ điện 1 chiều DC 24V có tích hợp
Encoder 5V.
 Mạch điều khiển động cơ điện một chiều và động cơ DC.
 Thiết bị thu đo NI USB DAQ 6008 (USB powered).
Tất cả các tín hiệu số và tín hiệu tƣơng tự đều có mạch đệm để bảo vệ các
chân tài nguyên đo lƣờng trƣớc khi đƣa vào/ra từ thiết bị NI USB 6008 đảm bảo
an toàn cho thiết bị đo NI DAQ.
Mạch điều khiển động cơ một chiều có thể tạo tín hiệu xung kiểu PWM với
tần số 2000Hz, trong đó, mức duty của tín hiệu PWM điều chỉnh đƣợc bằng
điện áp một chiều biến đổi chậm, mạch điều khiển đƣợc thiết kế bảo đảm tránh
trùng dẫn để bảo vệ mạch cầu H.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 4
Hình 2.1. Sơ đồ kết nối giao diện và các phân vùng chức năng
Gồm 6 khu vực chính bao gồm:
 Gen Digital: bao gồm các nút bấm và mạch đệm vào ra, tạo giả tín
hiệu kích thích đầu vào dạng số. Các nút bấm Button1- Button6
thông qua các mạch đệm tín hiệu số và xuất ở dãy đầu ra tƣơng ứng
BT1-BT6 (Hình 2.2)

Hình 2.2. Khối Gen Digital

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 5
 DC Motor: Ghép nối điều khiển động cơ một chiều, có tín hiệu phản
hồi encoder. Động cơ 1 chiều 24V có gắn Encoder và đƣợc cấp nguồn
5V nhƣ trên Hình 2.3. Xung Encoder sẽ đi vào cổng B (PLAN) và qua
mạch đệm tín hiệu số đƣa tín hiệu ra ở cổng B (DC Motor). Tín hiệu
điều khiển động cơ đƣợc đƣa vào chân Vin và thông qua mạch đệm
tín hiệu tƣơng tự đi vào cổng Motor + nối với động cơ.

Hình 2.3. Động cơ 1 chiều 24V


 DC Power: Cấp nguồn ổn áp một chiều DC5V cho Encoder và DC12V
cho động cơ một chiều (Hình 2.4).

Hình 2.4. Nguồn cấp DC 5V, DC 12V

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 6
 Gen Analog: Tạo giả các tín hiệu một chiều biến đổi chậm sử dụng
chiết áp. Điện áp 1 chiều đƣợc hiệu chỉnh từ các chiết áp VR1-VR6
sau đó đi qua mạch đệm tín hiệu tƣơng tự và thu đƣợc ở đầu ra tƣơng
ứng VR1-VR6 trên khối Gen Analog. Điện áp sau khi đƣợc khuếch
đại công suất sẽ đƣợc đƣa đi xử lý (Hình 2.5).

Hình 2.5. Khối GEN Analog.


Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 7
 NI USB 6008: Là các kênh ghép nối tài nguyên đo lƣờng của thiết bị
NI USB 6008. Để tiện trong quá trình khai thác thiết bị NI USB-6008,
toàn bộ các cổng vào ra số, tƣơng tự đã đƣợc kết nối ra bàn máy
tƣơng ứng (Hình 2.6).

Hình 2.6. Các kênh vào ra của NI-USB 6008.


 Led Display: là LED báo hiệu trạng thái đầu ra logic số (Hình 2.7).

Hình 2.7. Khối Led Display

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 8
2.2.Thiết kế kỹ thuật các thành phần trong hệ thống
Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển trung tâm đƣợc trình bày trong Hình 2.8.

Hình 2.8. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển trung tâm


(Chi tiết có trong file đính kèm)
2.2.1. Mạch đệm tín hiệu tương tự.
Mạch đệm tín hiệu tƣơng tự (tín hiệu đầu vào tƣơng tự AI, tín hiệu đầu ra
tƣơng tự AO) trƣớc khi ghép nối từ thiết bị NI DAQ 6008 đến thiết bị thực đều
đƣợc ghép qua mạch khuếch đại lặp lại sử dụng IC LM358 (Hình 2.9) – là loại
IC khuếch đại thuật toán (với hệ số khuếch đại K=1), có 2 chân đầu vào và 2
chân đảo đầu vào, 2 chân đầu ra.
Mạch đệm khuếch đại lặp lại đƣợc sử dụng tại khối Gen Analog trƣớc khi
đƣa đến đầu vào khối AI trên NI DAQ 6008 hoặc trên đầu vào Vin điều khiển
mức duty trên khối Motor trƣớc khi nối đến mạch tạo xung PWM ở khối Motor.
Tổng mạch đệm sử dụng là 10 mạch đệm.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 9
Hình 2.9. IC LM 358
Sơ đồ khối mạch đệm tín hiệu tƣơng tự đƣợc minh họa trên Hình 2.10:

Hình 2.10. Mạch đệm tín hiệu tƣơng tự


2.2.2. Mạch đệm tín hiệu số
Mạch đệm tín hiệu số (tín hiệu vào/ra dạng số) trƣớc khi ghép nối từ thiết
bị NI-USB DAQ 6008 đến thiết bị thực đều đƣợc ghép qua mạch đệm tín hiệu
số sử dụng IC CD4050 (Hình 2.11).
Mạch đệm tín hiệu số đƣợc sử dụng tại khối Gen Digital và trên khối đầu
ra Led Display trƣớc khi đƣa đến các đầu vào/ra kiểu số DI/O trên NI DAQ
6008, và tín hiệu điều khiển đảo chiều quay động cơ DC – chân tín hiệu DIR
trên khối DC Motor.
Bàn thí nghiệm đƣợc thiết kế với 12 mạch đệm sử dụng 02 IC CD4050,
trong đó 6 mạch đệm cho 6 nút bấm (Gen Digital); 5 mạch đệm cho đèn Led
hiển thị (Led1→ Led5 – Led Display) và 1 mạch đệm cho đầu vào DIR trên
khối Motor

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 10
Hình 2.11. Mạch đệm tín hiệu số
2.2.3. Mạch điều khiển động cơ
Mạch điều khiển động cơ thực hiện chức năng tạo tín hiệu công suất nối
đến động cơ điện một chiều. Mạch thực hiện chức năng tạo tín hiệu điều chế độ
rộng xung PWM với mức % duty thay đổi đƣợc từ tín hiệu điện áp một chiều
biến đổi chậm và tín hiệu PWM đƣa đến mạch cầu H để tạo tín hiệu công suất
và đảo cực tính tín hiệu điều khiển để thực hiện đảo chiều quay của động cơ
điện một chiều DC.
Mạch điều khiển động cơ gồm 3 khối thành phần:
 Khối 1 (Hình 2.12) sử dụng IC NE555 để thực hiện chức năng tạo tín
hiệu điều chế độ rộng xung PWM từ tín hiệu điện áp một chiều biến đổi
chậm;

Hình 2.12. Mạch điều chế độ rộng xung PWM


 Khối 2 (Hình 2.13) thực hiện chức năng đảo cực tính tín hiệu PWM để
đổi chiều quay động cơ sử dụng IC 74HC02 là mạch 4-NOR; Tín hiệu
đảo chiều động cơ đƣợc đƣa vào qua kênh DIR.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 11
Hình 2.13. Mạch đổi chiều quay động cơ
 Khối 3 (Hình 2.14) thực hiện tạo tín hiệu điều khiển mạch cầu H và
đảm bảo tránh trùng dẫn sử dụng 02 IC IR2110 và mạch cầu H gồm 4
Transistor MOSFET.

Hình 2.14. Mạch cầu H

2.3. Kiểm tra và hiệu chuẩn


Bàn thí nghiệm có thể kiểm tra tính năng các khối đơn bằng cách sử dụng
phần mềm NI MAX và máy đo vạn năng DMM, và kiểm tra tổng thể bàn thí
nghiệm.
2.3.1. Kiểm tra mạch nguồn ổn áp một chiều
Sử dụng đồng hồ VoltMeter đo lƣờng điện áp trên các chân cấp nguồn
5V và 12V.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 12
2.3.2. Kiểm tra mạch tạo tín hiệu một chiều biến đổi chậm AI (Gen
Analog) và mạch khuếch đại lặp lại.
Sử dụng đồng hồ VoltMeter đo lƣờng điện áp trên các chân đầu ra khối
Gen Analog và điều chỉnh chiết áp, quan sát giá trị điện áp trên đồng hồ
VoltMeter.
2.3.3. Kiểm tra mạch tạo tín hiệu logic số dùng nút bấm (Gen Digital),
mạch hiển thị Led (Led Display) và mạch đệm tín hiệu số.
Sử dụng dây nối tín hiệu ở từ khối Gen Digital nối đến khối Led
Display. Thực hiện nhấn nút Button tƣơng ứng trên khối Gen Digital và
quan sát sự sáng/tắt của Led. Nếu bấm là tắt, và không bấm Led sáng nghĩa
là mạch bình thƣờng.
2.3.4 Kiểm tra mạch tạo xung điều khiển động cơ.
Sử dụng dây nối hai khối Gen Analog nối đến đầu vào Vin trên khối
DC Motor, thực hiện quay chiết áp tƣơng ứng, quan sát sự thay đổi tốc độ
của động cơ DC.
2.3.5 Kiểm tra thiết bị NI USB 6008
Kết nối thiết bị NI USB 6008 đến máy tính với dây USB đã trang bị.
Sử dụng phần mềm NI Measurement and Automation Explorer (NI MAX)
và sử dụng tính năng Test Panel trong phần mềm NI MAX để kiểm tra sự
hoạt động của thiết bị.
2.3.6 Kiểm tra Encoder.
Kết nối chân B trên khối DC Motor đến kênh PFI trên khối NI USB
6008, tháo hai chân Motor+ và Motor- để động cơ đứng yên không đƣợc
cấp điện.
Kết nối thiết bị NI USB 6008 với phần mềm NI MAX, mở tính năng
Test Panel phần Counter để quan sát giá trị bộ đếm.
Dùng tay thực hiện quay trục động cơ và quan sát giá trị của bộ đếm trên
phần mềm NI MAX.
Các thí dụ ban đầu cho việc thực hiện lập trình thí nghiệm thực hành sử
dụng NI LabVIEW trên bàn thí nghiệm đo lƣờng và điều khiển bằng máy
tính, có sẵn trên phần mềm NI LabVIEW bằng cách vào NI Find Example
với từ khóa DAQmx.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 13
Phụ lục 1. Bảng sơ đồ đấu dây tín hiệu trong bàn thí nghiệm

Linh kiện, thành Mạch đệm, khuếch đại phối hợp tín Chân tín hiệu mặt
STT
phần mặt máy hiệu máy

1 Biến áp VR1 AI14 AO4 VR1


2 Biến áp VR2 AI13 AO3 VR2
3 Biến áp VR3 AI12 AO2 VR3
4 Biến áp VR4 AI11 AO1 VR4
5 Biến áp VR5 AI10 AO10 VR5
6 Biến áp VR6 AI9 AO9 VR6
7 Công tắc SW1 DI7 DO7 SW1
8 Công tắc SW2 DI8 DO8 SW2
9 Công tắc SW3 DI9 DO9 SW3
10 Công tắc SW4 DI10 DO10 SW4
11 Công tắc SW5 DI11 DO11 SW5
12 Công tắc SW6 DI12 DO12 SW6
13 Led1 AI8 DO8 Led D1
14 Led2 AI7 DO7 Led D2
15 Led3 AI6 DO6 Led D3
16 Led4 DI5 DO5 Led D4
17 Led5 DI4 DO4 Led D5
18 Led6 DI3 DO3 Led D6
19 Vin AI6 AO7 → Vin
20 DIR DI2 DO12 → DIR
21 Load + Motor+
22 Load - Motor-

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 14
III. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT USB NI 6008

Hình 3.1: Hình ảnh thực tế của USB NI 6008

Thông số chung Mô tả
Chuẩn kết nối USB
Hỗ trợ hệ điều hành Windows, Linux, Mac, Pocket PC
Kiểu đo Điện áp, xung
Họ DAQ Dòng B
Tín hiệu vào tƣơng tự
Kiểu chuyển đổi Xấp xỷ hoá liên tiếp.
8 đầu vào tham chiếu, 4 đầu vào vi phân, lựa
Các đầu vào tƣơng tự
chọn bằng phần mềm.
12 bit (với đầu vào vi sai), 11 bit (với đầu vào
Độ phân giải đầu vào
tham chiếu).
Tốc độ mẫu cực đại 10 kS/s.
AI FIFO 512 bytes.
Độ phân giải theo thời gian 41.67ns (24 MHz thời gian cơ sở).
Độ chính xác theo thời gian 100 phần triệu tốc độ lấy mẫu thực tế.
Với tín hiệu tham chiếu là ±10V, tín hiệu vi sai
Giới hạn tín hiệu vào
là ±20V,±10V,±5V,±4V,±2.5V, ±2V, ±1.25V
Điện áp làm việc ±10V
Trở kháng vào 144k
Bảo vệ quá áp ±35V
Nguồn Trigger Bằng phần mềm hoặc nguồn Trigger bên ngoài
Nhiễu với RSE ±10V 5mV rms
Nhiễu với tín hiệu vi sai ±20V 5mV rms
Nhiễu với tín hiệu vi sai ±1V 0.5mV rms

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 15
Tín hiệu ra tƣơng tự
Kiểu chuyển đổi Xấp xỷ hoá liên tiếp.
Các đầu ra 2
Độ phân giải đầu ra 12 bit
Tốc độ cập nhật lớn nhất 150 Hz, bằng phần mềm.
Khoảng điện áp ra 0…5V
Trở kháng ra 50k
Dòng điện ra 50mA
Dòng ngắn mạch 50mA
Độ chính xác (không tải) 7mV
Tín hiệu vào/ra số
12 kênh
Số kênh DIO P0.<0..7> 8 kênh
P1.<0..3> 4 kênh
Mỗi kênh đƣợc lập trình nhƣ là đầu vào, đầu ra
Hƣớng điều khiển
độc lập bằng phần mềm.
Đầu ra điều khiển Kiểu collector hở.
Mức tƣơng thích TLL
Khoảng điện áp cực đại tuyệt đối –0.5 đến 5.8V so với đất.
Điện trở treo - 4.7 kΩ ứng với 5V.
Trạng thái mở nguồn Đầu vào
Dòng điện (Kênh/Tổng) 8.5 mA/102 mA
Bộ đếm (Counter)
Số kênh đếm 1
Độ phân giải 32 bits
Kiểu đo bộ đếm Đếm sƣờn xung (sƣờn xuống)
Hƣớng đếm Đếm tăng
Điện trở treo 4.7kΩ ứng với 5V
Tần số vào cực đại 5 MHz
Độ rộng cực tiểu mức cao của xung 100ns
Độ rộng cực tiểu mức thấp của xung 100ns
Điện áp vào cao 2.0V
Điện áp vào thấp 0.8V
Kích thƣớc card NI 6008
Dài 8.51 cm
Rộng 8.18 cm
Cao 2.31 cm
Đầu nối vào ra Sử dụng tuốc nơ vít để mở dễ dàng

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 16
Mức logic số cho ở bảng sau:
Mức Min Max Đơn vị
Điện áp vào thấp –0.3 0.8 V
Điện áp vào cao 2.0 5.8 V
Dòng vào thoát — 50 μA
Điện áp ra thấp (I = 8.5 mA) — 0.8 V
Điện áp ra cao
- Tích cực (đẩy kéo), I = –8.5 mA 2.0 3.5 V
- Collector hở (open-drain), I =–0.6mA 2.0 5.0 V
- Collector hở (open-drain), I =–8.5mA với điện trở 2.0 — V
treo ngoài.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 17
IV. HƢỚNG DẪN CHƢƠNG TRÌNH PHẦN MỀM
Khởi tạo Virtual Instrument (VI) trong Labview
- Bƣớc 1: Ấn vào biểu tƣợng trên màn hình để mở phần mềm LabVIEW

Hình 4.1. Biểu tƣợng chƣơng trình LABVIEW trên màn hình
- Bƣớc 2: Ấn Ctrl+N hoặc vào tab File chọn New VI để tạo ra một VI mới

Hình 4.2. Cách tạo File mới từ cửa sổ giao diện LABVIEW khi mới khởi động
- Bƣớc 3: Để mở File ta ấn Ctrl+O hoặc vào File, Open và chọn File cần mở

Hình 4.3. Cách mở File từ cửa sổ giao diện LABVIEW khi mới khởi động

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 18
- Bƣớc 4: Để chạy chƣơng trình ta ấn Ctrl+R hoặc vào Operate, Run

Hình 4.4. Cách chạy chƣơng trình từ Menu.


hoặc ấn nút Run có hình nhƣ khoanh vùng ở dƣới.

Hình 4.5. Cách chạy chƣơng trình từ Status toolbar.


- Bƣớc 5: Trong trƣờng hợp kết nối với USB6008 cần xác định số thứ tự thiết bị
đƣợc định danh trong máy tính, ta vào chƣơng trình NI MAX.

Hình 4.6. Biểu tƣợng chƣơng trình NI MAX trên màn hình
Định danh của tất cả các thiết bị NI đã từng kết nối với máy tính đƣợc
hiển thị trong Devices and Interfaces. Thiết bị nào hiện tại đang kết nối sẽ hiển
thị màu xanh nhƣ trong ô.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 19
Hình 4.7. Các thiết bị kết nối Devices and Interfaces trong NI MAX
Trong trƣờng hợp này thiết bị ta đang kết nối đƣợc định danh là Dev3.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 20
BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 1: ĐO LƢỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN TÍN HIỆU
VÀO/RA SỐ

1.1 Mục đích yêu cầu


1.1.1 Mục đích
1. Bài thí nghiệm sử dụng trong môn học Đo lƣờng và điều khiển bằng máy
tính.
2. Sử dụng LABVIEW để thiết kế bảng điều khiển gồm: công tắc, LED, ô
hiển thị trạng thái hiện tại của tín hiệu Logic.
3. Biết cách sử dụng các hàm NI-DAQmx trong LABVIEW để đo lƣờng, tạo
ra tín hiệu số thông qua các kênh vào/ra số của USB6008 với các thiết bị có
sẵn trên mặt máy bàn thí nghiệm.
1.1.2 Yêu cầu
1. Sau khi thực hiện bài thí nghiệm 1, yêu cầu học viên biết sử dụng cơ bản
phần mềm LABVIEW trong việc thực hiện các vòng lặp, các phép logic.
2. Nắm rõ các kênh vào/ra số của USB6008.
3. Hiểu rõ cách khởi tạo, ý nghĩa các thông số trong hàm đọc, ghi số trong
NI-DAQmx.
1.2. Bài toán đặt ra.
1.2.1. Bài toán 1.1.
Viết chƣơng trình trên LABVIEW giải quyết vấn đề sau:
- Thiết kế bảng điều khiển gồm: nút bấm, đèn LED, nút STOP.
- Khi ta bấm nút lần đầu thì LED sáng, bấm lần hai thì LED tắt. Chƣơng trình
lặp lại liên tục đến khi ta ấn nút STOP thì dừng.
1.2.2. Bài toán 1.2.
Viết chƣơng trình trên LABVIEW giải quyết vấn đề sau:
- Sử dụng kênh vào số của USB6008 (kênh P1.0 đến P1.3), để kiểm tra xem
nút bấm bên ngoài có đƣợc bấm hay không. Tín hiệu vào đƣợc hiển thị qua
trạng thái LED, kết quả xuất ra dƣới dạng tín hiệu số 0 hoặc 1 trên màn hình.
- Sử dụng kênh ra số của USB6008 (kênh P0.0 đến P0.7), tạo tín hiệu ra nối
với LED trên mặt máy. Tín hiệu ra đƣợc điều khiển thông qua công tắc và
hiển thị dƣới dạng số (0 hoặc 1) trên màn hình. Nếu công tắc bật (1), kênh ra
tạo điện áp 5V làm LED sáng, và ngƣợc lại nếu công tắc tắt (0), kênh ra tạo
điện áp 0V làm LED tắt.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 21
1.3. Trình tự thí nghiệm.
1.3.1. Bài toán 1.1.
Mở và chạy chƣơng trình: 1.Vao_ra_so.vi
Bảng điều khiển:
Nếu giá trị của Nut an là True thì LED sáng, và ngƣợc lại khi giá trị Nut
an là False thì LED tắt.

Hình 4.8. Giao diện bảng điều khiển vào ra số trên Front Panel.
Chƣơng trình kết thúc khi ấn vào nút Stop (tƣơng đƣơng việc tắt nguồn).
Cấu trúc chƣơng trình:

Hình 4.9. Chƣơng trình vào ra số trên Block Diagram.


1.3.2. Bài toán 1.2.
Mở và chạy chƣơng trình: 1.Vao_ra_so_ USB6008.vi
Kết nối phần cứng
Sử dụng 2 dây nối:
- Dây nối chân phát tín hiệu ra từ nút bấm (cổng BT1 – BT6) vào kênh ghi
tín hiệu số từ USB6008 (kênh P1.0).
- Dây nối kênh phát tín hiệu số của USB6008 (kênh P0.0) vào cổng nhận
tín hiệu của LED (LED1 – LED6).

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 22
Hình 4.10. Cách nối dây cho bài thí nghiệm số 1.
Bảng điều khiển:

Hình 4.11. Giao diện bảng điều khiển vào ra số sử dụng USB6008.

Ta nhấn hoặc nhả nút (BT1 – BT6) trên khối GEN DIGITAL, tín hiệu
điện áp đo đƣợc qua kênh vào số của USB6008 (P1.0 – P1.3), đƣợc biểu diễn
dƣới dạng số (0 hoặc 1) trong ô VAO SO và LED trên màn hình sẽ sáng hoặc
tối. Khi nhấn hoặc nhả nút, ô VAO SO sẽ hiển thị kết quả số đƣợc đo. Nếu ô
VAO SO hiển thị số 1, LED sáng, ô VAO SO hiển thị số 0, LED tắt.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 23
Tƣơng tự khi Cong tac trên màn hình đƣợc bật, ô RA SO hiển thị số 1, ở
kênh ra số của USB6008 (P0.0 – P0.7) tạo ra điện áp 5V làm đèn LED (LED1 –
LED6) trên khối LED DISPLAY sáng. Khi Cong tac trên màn hình tắt, ô RA
SO hiển thị số 0, kênh ra số của USB6008 tạo ra điện áp 0V, làm đèn LED
(LED1 – LED6) trên khối LED DISPLAY tắt.
Chƣơng trình kết thúc khi ấn vào nút Stop (tƣơng đƣơng việc tắt nguồn).
Cấu trúc chƣơng trình:

Hình 4.12. Chƣơng trình vào ra số sử dụng USB6008.


Trong đó:
1. Hàm DAQmx Create Chanel (DO-Digital Input).

- Chức năng: Tạo kênh đo tín hiệu vào số.


 Lines : Thiết lập kênh đo tín hiệu vào số. (Ở đây ta chọn thiết
bị là ). Số thứ tự của thiết bị xác định nhờ NI
MAX.
2. Hàm DAQmx Create Chanel (DO-Digital Output).

- Chức năng: Tạo kênh xuất tín hiệu ra số.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 24
 Lines : Thiết lập kênh xuất dữ liệu ra. (Ở đây ta chọn thiết bị
là ). Số thứ tự của thiết bị xác định nhờ NI
MAX.
3. Hàm DAQmx Start Task.

- Chức năng: định nhiệm vụ để bắt đầu thu nhập hay phát sinh những
mẫu ngay lập tức trên việc bắt đầu nhiệm vụ.
 Task/channels in: tên của nhiệm vụ hay một danh sách
những kênh ảo tới thao tác đã lựa chọn.
 Task out: là 1 tham chiếu nhiệm vụ sau VI này.
4. Hàm DAQmx Read (Digital Bool 1Line 1Point).

- Chức năng: thực hiện quá trình thu nhập, đọc tín hiệu .
 Data: dữ liệu đọc xong từ kênh đƣa ra dƣới
dạng số hiển thị trong ô VAO SO, và làm sáng LED trên
màn hình.

5. Hàm DAQmx Write (Digital Bool 1Line 1Point).

- Chức năng: thực hiện quá trình xuất tín hiệu .


 Data: dữ liệu xuất ra số, dữ liệu xuất ra phụ thuộc vào trạng
thái của Cong tac trên màn hình, hiển thị trạng thái trong ô
RA SO, tín hiệu ra số đƣợc đƣa ra kênh .

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 25
6. Hàm DAQmx Stop Task.

- Chức năng: Kết thúc quá trình .


7. Hàm DAQmx Clear Task.

- Chức năng: Kết thúc quá trình và xóa dữ liệu khỏi bộ nhớ thiết bị.
1.4. Bài tập về nhà.
Sử dụng các hàm NI-DAQmx đã học, viết chƣơng trình đo lƣờng và tạo ra
các tín hiệu số trên nhiều kênh vào/ra số của USB6008 đồng thời.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 26
BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 2: ĐO LƢỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN VÀO/RA
TƢƠNG TỰ

2.1 Mục đích yêu cầu


2.1.1 Mục đích
1. Bài thí nghiệm sử dụng trong môn học Đo lƣờng và điều khiển bằng máy
tính.
2. Sử dụng LABVIEW thiết kế bảng điều khiển gồm: chiết áp, đồ thị điện áp
tạo ra khi điều chỉnh chiết áp, đèn LED.
3. Biết cách sử dụng các hàm NI-DAQmx trong LABVIEW để đo lƣờng, tạo
ra tín hiệu tƣơng tự thông qua USB6008 với các thiết bị có trên mặt máy bàn
thí nghiệm.
2.1.2 Yêu cầu
1. Sau khi thực hiện bài thí nghiệm 2, yêu cầu học viên biết sử dụng phần
mềm LABVIEW vẽ đồ thị.
2. Nắm rõ các kênh đo lƣờng, tạo ra các tín hiệu tƣơng tự của USB6008.
3. Hiểu rõ cách khởi tạo, ý nghĩa các thông số trong hàm đọc, ghi tƣơng tự
trong NI-DAQmx.
2.2. Bài toán.
2.2.1. Bài toán 2.1.
Viết chƣơng trình trên LABVIEW giải quyết vấn đề sau:
- Thiết kế bảng điều khiển gồm: chiết áp, ô hiển thị số, đèn LED, nút STOP.
- Khi ta điều chỉnh chiết áp, số liệu đầu ra hiển thị dƣới dạng số, nếu giá trị
lớn hơn hoặc bằng 3 thì đèn LED sáng, còn ngƣợc lại thì đèn LED tối.
2.2.2. Bài toán 2.2.
Viết chƣơng trình trên LABVIEW giải quyết vấn đề sau:
- Sử dụng kênh vào tƣơng tự của USB6008 (kênh AI0 đến AI7), đo tín hiệu
điện áp ra từ chiết áp (VR1 – VR6), hiển thị kết quả trên màn hình.
- Sử dụng kênh ra tƣơng tự của USB6008 (kênh AO0 và AO1), tạo tín hiệu
ra giống nhƣ bài toán 2.1, nếu điện áp đo đƣợc từ chiết áp lớn hơn hoặc bằng
3V thì tạo ra tín hiệu 5V, thắp sáng LED và nếu điện áp đo đƣợc từ chiết áp
nhỏ hơn 3V thì tạo ra tín hiệu 0V, tắt LED.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 27
2.3. Trình tự thí nghiệm.
2.3.1. Bài toán 2.1.
Mở và chạy chƣơng trình: 2.Vao_ra_tuong_tu_chietap_Led.vi
Bảng điều khiển:

Hình 4.13. Giao diện bảng điều khiển vào ra tƣơng tự trên Front Panel.
Ta điều chỉnh Chiet ap, nếu điện áp đầu ra của Chiet ap nhỏ hơn 3V thì
đèn LED không sáng (phía dƣới nút Chiet ap hiển thị điện áp đầu ra).
Nếu điện áp đầu ra của Chiet ap lớn hơn 3V thì đèn LED sáng. Điện áp
điều chỉnh qua Chiet ap tạo ra tối đa là 5V.
Chƣơng trình kết thúc khi ấn vào nút Stop (tƣơng đƣơng việc tắt nguồn).
Cấu trúc chƣơng trình:

Hình 4.14. Chƣơng trình vào ra tƣơng tự trên Block Diagram.


2.3.2. Bài toán 2.2.
Mở và chạy chƣơng trình: 2.Vao_ra_tuong_tu_USB6008.vi
Kết nối phần cứng
Sử dụng 2 dây nối:
- Dây nối chân phát tín hiệu ra từ nút chiết áp (cổng VR1 – VR6) vào
kênh ghi tín hiệu tƣơng tự từ USB6008 (kênh AI.0).
- Dây nối kênh phát tín hiệu tƣơng tự của USB6008 (kênh AO.0) vào
cổng nhận tín hiệu của LED (LED1 – LED6).

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 28
Hình 4.15. Cách nối dây cho bài thí nghiệm số 2.
Bảng điều khiển:
Ta điều chỉnh chiết áp (VR1 – VR6) ở khối GEN ANALOG, điện áp đo
đƣợc từ chiết áp thông qua kênh vào tƣơng tự của USB6008 (AI0 – AI7), đƣợc
ghi lại và biểu diễn liên tục trên đồ thị. Giá trị tức thời hiển thị trong ô Dien ap
vao, giá trị so sánh đƣợc hiển thị trong ô Nguong so sanh.

Hình 4.16. Giao diện bảng điều khiển vào ra tƣơng tự sử dụng USB6008.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 29
Nếu điện áp bên ngoài đo qua kênh vào tƣơng tự USB6008 lớn hơn hoặc
bằng 3V thì LED trên giao diện chƣơng trình sáng, tại kênh ra tƣơng tự của
USB6008 (AO0 – AO1) tạo ra tín hiệu điện áp 5V làm cho LED (LED1 –
LED6) trên khối LED DISPLAY sáng.
Ngƣợc lại nếu điện áp bên ngoài đo đƣợc nhỏ hơn 3V thì LED trong giao
diện chƣơng trình tắt, tại kênh ra tƣơng tự của USB6008, tạo ra tín hiệu điện áp
0V làm cho đèn LED (LED1 – LED6) trên khối LED DISPLAY tắt.
Chƣơng trình kết thúc khi ấn Stop (tƣơng đƣơng việc tắt nguồn).
Cấu trúc chƣơng trình:

Hình 4.17. Chƣơng trình vào ra tƣơng tự sử dụng USB6008.


Trong đó:
1. Hàm DAQmx Create Chanel (AI-Voltage-Basic).

- Chức năng: Tạo kênh đo tín hiệu vào điện áp tƣơng tự.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 30
 Input terminal configuration: chọn kiểu dữ liệu đo. Ở đây ta
so sánh tín hiệu vào với đất nên chọn .
 Minimum value: Giá trị tối thiểu. Ta chọn .
 Maximum value: Giá trị tối đa. Ta chọn .
 Physical channels : Thiết lập kênh đầu vào đo. (Ở đây ta
chọn thiết bị là ). Số thứ tự của thiết bị xác định
nhờ NI MAX.
2. Hàm DAQmx Create Chanel (AO-Voltage-Basic).

- Chức năng: Tạo kênh xuất tín hiệu ra điện áp tƣơng tự.
 Output terminal configuration: chọn kiểu dữ liệu xuất. Ở đây
điện áp tạo ra so sánh với đất nên chọn .
 Minimum value: Giá trị tối thiểu. Ta chọn .
 Maximum value: Giá trị tối đa. Ta chọn .
 Physical channels : Thiết lập kênh đầu xuất dữ liệu ra. (Ở đây
ta chọn thiết bị là ). Số thứ tự của thiết bị xác định
nhờ NI MAX.
3. Hàm DAQmx Read (Analog DBL 1Chan 1Samp).

- Chức năng: thực hiện quá trình thu nhập, đọc tín hiệu .
 Data: dữ liệu đọc xong từ kênh đƣợc đƣa ra để
hiển thị hoặc biến đổi.
Người thực hiện:
Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 31
4. Hàm DAQmx Write (Analog DBL 1Chan 1Samp).

- Chức năng: thực hiện quá trình xuất tín hiệu .


 Data: dữ liệu xuất ra tƣơng tự tại .
5. Khối chƣơng trình so sánh tính hiệu điện áp đo đƣợc từ chiết áp với 3V.
Từ đó tạo ra tín hiệu 0 hoặc 5V ở kênh ra tƣơng tự của USB6008.

2.4. Bài tập về nhà.


Sử dụng các hàm NI-DAQmx đã học, viết chƣơng trình đo lƣờng và tạo ra
các tín hiệu tƣơng tự trên nhiều kênh vào/ra tƣơng tự của USB6008 đồng thời.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 32
BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 3: DÙNG ENCODER ĐO TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ

3.1 Mục đích yêu cầu


3.1.1 Mục đích
1. Bài thí nghiệm sử dụng trong môn học Đo lƣờng và điều khiển bằng máy
tính.
2. Sử dụng LABVIEW và các hàm NI-DAQmx thông qua USB6008 tạo ra
điện áp làm quay động cơ, đếm số xung do Encoder phát ra từ đó tính toán
tốc độ thực tế của động cơ.
3.1.2 Yêu cầu
1. Sau khi thực hiện bài thí nghiệm 3, yêu cầu học viên nắm rõ chức năng
kênh đếm xung PFI0 của USB6008.
2. Hiểu rõ cách khởi tạo, ý nghĩa các thông số hàm đếm xung trong NI-
DAQmx.
3. Biết cách sử dụng chƣơng trình LABVIEW cùng các thiết bị thực tế để
tiến hành đo tốc độ động cơ.
3.2. Bài toán.
3.2.1. Bài toán 3.1.
Viết chƣơng trình trên LABVIEW có thể đếm số xung vào thông qua
kênh PFI0 của USB6008.
3.2.2. Bài toán 3.2.
Viết chƣơng trình trên LABVIEW đo và hiển thị tốc độ động cơ trên màn
hình, dựa trên việc đếm số xung do Encoder tạo ra.
3.3. Trình tự thí nghiệm.
3.3.1. Bài toán 3.1.
Mở và chạy chƣơng trình: 3.Demxung_USB6008.vi.
Kết nối phần cứng
Sử dụng 1 dây nối:
- Dây nối chân phát tín hiệu ra từ nút bấm (cổng BT1 – BT6) vào kênh
đếm xung từ USB6008 (kênh PFI).

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 33
Hình 4.18. Cách nối dây cho bài thí nghiệm số 3.1.
Bảng điều khiển:
Số xung tín hiệu phát ra bằng cách ấn và nhả nút bấm (BT1 – BT6) liên tục
trên khối GEN DIGITAL, hoặc tín hiệu từ đĩa quang của Encorder đƣợc hiển
thị trên ô XUNG của cửa sổ Front Panel trong LabVIEW

Hình 4.19. Giao diện bảng điều khiển đếm xung sử dụng USB6008.
Số xung hiển thị trong ô XUNG phụ thuộc vào kiểu dữ liệu định nghĩa:

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 34
Chƣơng trình kết thúc khi ấn vào nút Stop (tƣơng đƣơng việc tắt nguồn).
Cấu trúc chƣơng trình:

Hình 4.20. Chƣơng trình đếm xung sử dụng USB6008.


Trong đó:
1. Hàm DAQmx Create Chanel (CI Cnt Edges).

- Chức năng: Tạo kênh đếm xung.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 35
 Edge: chọn đếm theo sƣờn lên (Rising) hay sƣờn xuống
(Falling). Ở thiết bị USB 6008 chỉ có thể đếm theo sƣờn
xuống nên chọn .
 Count direction: chọn kiểu đếm lên (Count Up), đếm xuống
(Count Down) hay kiểm soát bên ngoài (Externally
Controlled). Trong ví dụ ta chọn .
 Initial count: bắt đầu đếm tại giá trị khởi tạo này. Giá trị
xung khởi tạo đếm ban đầu chọn .
 Name to assign: Tên để gán đến kênh ảo.
 Counter: Thiết lập địa chỉ đầu vào đếm. (Ở đây ta chọn thiết
bị là ). Số thứ tự của thiết bị xác định nhờ NI
MAX.
Địa chỉ ctr0 là kênh đếm xung PFIO trong kênh số của USB6008
2. Hàm DAQmx Read (Counter U32 1Chan 1Samp).

- Chức năng: thực hiện quá trình thu nhập, đọc tín hiệu.
 Timeout: thiết lập cho chế độ đo mẫu trên 1 kênh.
 Data: dữ liệu đọc xong đƣa ra để hiển thị hoặc biến đổi.
3.3.2 Bài toán 3.2.
Mở và chạy chƣơng trình: 3.Do_toc_do_dong_co_USB6008.vi.
Sau khi đếm đƣợc số xung tạo ra bởi Encoder ở bài toán 3.1 ta cần quy đổi
ra tốc độ là số vòng/phút.
Kết nối phần cứng
Kết nối nguồn điện cho động cơ và Encoder (Sử dụng nguồn DC12V và
DC5V)

Hình 4.21. Kết nối nguồn điện cho động cơ và Encoder.


Người thực hiện:
Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 36
Sử dụng 3 dây nối:
- Dây nối chân phát tín hiệu ra từ nút chiết áp (cổng VR1 – VR6) vào
kênh ghi tín hiệu tƣơng tự từ USB6008 (kênh AI.0).
- Dây nối chân phát tín hiệu xung từ Enconder (cổng B) vào kênh đếm
xung từ USB6008 (kênh PFI).
- Dây nối kênh phát tín hiệu tƣơng tự của USB6008 (kênh AO.0) vào
mạch điều chế độ rộng xung sử dụng NE555 (cổng Vin).

Hình 4.22. Cách nối dây cho bài thí nghiệm 3.2.
Bảng điều khiển

Hình 4.23. Giao diện bảng điều khiển đo và hiển thị tốc độ động cơ.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 37
Trong đó:
Xung/vong Encoder: Số xung Encoder tạo ra khi động cơ quay đƣợc
1 vòng. Số xung này có thể quan sát qua thông số dán trên Encoder (200
P/R).

Hình 4.24. Thông số của Encoder.

T_lay_mau (ms): Thời gian một chu kỳ lấy mẫu, đơn vị đo theo ms.
N: Số xung tạo ra đƣợc bởi Encoder.
V/p: Tốc độ của động cơ theo vòng/phút.
Ở đây trƣớc khi chạy chƣơng trình ta cần nhập số xung/vòng của Encoder,
và thời gian lấy mẫu.
Chƣơng trình kết thúc khi ấn vào nút Stop (tƣơng đƣơng việc tắt nguồn).
Cấu trúc chƣơng trình:

Hình 4.25. Chƣơng trình đo và hiển thị tốc độ động cơ.


Người thực hiện:
Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 38
Trong đó:

1.
Khối chƣơng trình giúp đo và hiển thị tốc độ động cơ.
Tm: Thời gian lấy mẫu (ms).
Xe: Xung/vòng của Encoder.
NT: Số xung của Encoder trong khoảng chu kỳ mẫu trƣớc.
NS: Số xung của Enconder trong chu kỳ mẫu sau.
DelN = NS – NT: Số xung Encoder đo đƣợc trong 1 chu kỳ lấy
mẫu.
Xs=(DelN/Tm)*1000: Số xung Encoder đo đƣợc trong 1 giây.
Xp=Xs*60: Số xung Encoder đo đƣợc trong 1 phút.
Vp=Xp/Xe: Số vòng quay trong 1 phút.

2.
Khối chƣơng trình đo điện áp vào từ chiết áp và tạo ra ở đầu ra tƣơng tự
tín hiệu điện áp đúng bằng tín hiệu đầu vào. (Chi tiết tƣơng tự trong bài thí
nghiệm số 2)
3.4. Bài tập bổ sung.
1. Khi ta bấm nút, do tiếp xúc hay chất lƣợng nút bấm nên có thể số xung
đƣợc tính toán và hiển thị nhảy sai. Em hãy đề ra biện pháp khắc phục bằng cách
sử dụng chƣơng trình.
2. Khi số xung đƣợc đếm bởi Encoder đạt tới giá trị cực đại của kiểu dữ
liệu, điều gì sẽ xảy ra và nêu biện pháp khắc phục.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 39
BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 4: ĐIỀU KHIỂN ON/OFF
VÀ ĐẢO CHIỀU ĐỘNG CƠ

4.1 Mục đích yêu cầu


4.1.1 Mục đích
1. Bài thí nghiệm sử dụng trong môn học Đo lƣờng và điều khiển bằng máy
tính.
2. Sử dụng LABVIEW và các hàm NI-DAQmx thông qua USB6008 tạo ra
điện áp làm quay và đảo chiều động cơ.
3. Dùng phƣơng pháp điều khiển ON/OFF, điều chỉnh tốc độ động cơ xung
quanh giá trị đặt.
4.1.2 Yêu cầu
Sinh viên biết cách đo đọc tín hiệu từ Encoder để tính toán tốc độ động cơ.
Hiểu phƣơng pháp điều khiển ON/OFF để từ đó tạo ra tín hiệu điện áp điều
khiển sao cho tốc độ động cơ bám xung quanh giá trị đặt.
4.2. Bài toán.
Viết chƣơng trình trên LABVIEW: điều khiển tốc độ động cơ một chiều
dùng phƣơng pháp điều khiển ON/OFF. Trong giao diện ngƣời dùng cho
phép đảo chiều quay của động cơ, thay đổi tốc độ đặt, hiển thị tốc độ động cơ
dƣới dạng số, biểu diễn 2 tốc độ đó trên đồ thị trong miền thời gian.
4.3. Trình tự thí nghiệm.
Mở và chạy chƣơng trình: 4.Dieukhien_ON OFF.vi
Kết nối phần cứng
Kết nối nguồn điện cho động cơ và Encoder nhƣ hình 4.21.
Sử dụng 3 dây nối:
- Dây nối chân phát tín hiệu xung từ Enconder (cổng B) vào kênh đếm
xung từ USB6008 (kênh PFI).
- Dây nối kênh phát tín hiệu điều khiển tƣơng tự của USB6008 (kênh
AO.0) vào mạch điều chế độ rộng xung sử dụng NE555 (cổng Vin).
- Dây nối chân phát tín hiệu logic để đảo chiều từ USB6008 (kênh P0.0)
vào kênh đảo chiều trong IC74HC02 (cổng DIR).

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 40
Hình 4.26. Cách nối dây cho bài thí nghiệm 4.
Bảng điều khiển

Hình 4.27. Giao diện bảng điều khiển ON/OFF tốc độ động cơ.
Người thực hiện:
Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 41
Trong đó:
Chieu quay: Chieu quay của động cơ là thuận hay nghịch theo vị trí của
công tắc.
Xung/vong Encoder: Số xung Encoder tạo ra khi động cơ quay đƣợc 1
vòng (Thông số nhƣ trong bài thí nghiệm số 3).
T_lay_mau: Thời gian cho một chu kỳ lấy mẫu (trong hình biểu diễn
50ms).
V_dat: Tốc độ đặt (vòng/phút).
N: Số xung đo đƣợc.
V_do: Tốc độ thực tế (vòng/phút).
V_sai lech: Sự chênh lệch tốc độ giữa thực tế và đặt (= V_dat – V_do)
STOP: Dừng chƣơng trình khi ấn nút stop.
Đồ thi biểu diễn trục 0, tốc độ đặt (V_dat) và tốc độ đo (V_do).
Ở đây trƣớc khi chạy chƣơng trình ta cần nhập số xung/vòng của Encoder
(Xung/vong Encoder), thời gian lấy mẫu (T_lay_mau) và tốc độ đặt (V_dat).
Chƣơng trình kết thúc khi ấn vào nút Stop (tƣơng đƣơng việc tắt nguồn).
Cấu trúc chƣơng trình:

Hình 4.28. Chƣơng trình điều khiển ON/OFF tốc độ động cơ

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 42
Trong đó:

1.
Khối chƣơng trình giúp đo và hiển thị tốc độ động cơ (tƣơng tự nhƣ
bài thí nghiệm số 3). Tốc độ đo đƣợc của động cơ đƣợc lƣu vào biến
V_do.

2.
Khối chƣơng trình giúp hiển thị trên Front Panel trục 0, tốc độ đặt
(V_dat) và tốc độ đo (V_do).
Tốc độ sai lệch (V_Sai lech) đƣợc đo là hiệu của tốc độ đặt (V_dat)
và tốc độ thực tế (V_do).

3.
Khối chƣơng trình tạo tín hiệu điều khiển động cơ theo nguyên tắc
ON/OFF truyền qua kênh ra tƣơng tự.
So sánh V_Sailech với 0:
Nếu V_Sailech > 0 là True tức là tốc độ đặt lớn hơn tốc độ đo thì
tiếp tục cung cấp điện áp cho đông cơ qua kênh ra tƣơng tự
(tƣơng đƣơng với kênh AO.0 trong USB6008).
Nếu V_Sailech > 0 là False tức là tốc độ đặt nhỏ hơn tốc độ đo thì
ngừng cung cấp điện áp cho động cơ qua kênh ra tƣơng tự .

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 43
4.
Khối chƣơng trình tạo tín hiệu điều khiển động cơ quay thuận hay
nghịch.
Chiều quay của động cơ đƣợc thay đổi dựa trên trạng thái công tắc
Chieu quay. Tín hiệu logic xuất ở kênh ra số của
USB6008 đƣợc đƣa vào chân DIR trong mạch điều khiển động cơ.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 44
BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 5: ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ BẰNG PID

5.1 Mục đích yêu cầu


5.1.1 Mục đích
1. Bài thí nghiệm sử dụng trong môn học Đo lƣờng và điều khiển bằng máy
tính.
2. Sử dụng LABVIEW và các hàm NI-DAQmx thông qua USB6008 tạo ra
điện áp làm quay động cơ xung quanh giá trị đặt, dùng phƣơng pháp điều
khiển PID.
5.1.2 Yêu cầu
Sinh viên biết cách đo đọc tín hiệu từ Encoder để tính toán tốc độ động cơ.
Hiểu phƣơng pháp điều khiển, biết cách lựa chọn tham số PID để điều khiển
tốc độ động cơ một chiều và đặc tính đầu ra có các chỉ tiêu chất lƣợng tốt.
5.2. Bài toán.
Chƣơng trình điều khiển tốc độ động cơ đƣợc viết trên cơ sở phần mềm
LabVIEW và DAQmx. Chƣơng trình thực hiện đầy đủ các tính năng và chế
độ hoạt động theo yêu cầu.
Sơ đồ chức năng của bài thí nghiệm nhƣ sau:

Tốc độ đặt PC, USB- Khuếch đại Phần tử Động cơ Tốc độ thực
6008 thuật toán công suất 1 chiều

Encoder
tốc độ

Hình 4.29. Sơ đồ chức năng bài thí nghiệm.


Bài thí nghiệm điều khiển tốc độ động cơ gồm các đại lƣợng và phần tử
sau:
- Tốc độ đặt: Ngƣời sử dụng đặt giá trị tốc độ hoặc khoảng tốc độ cần
giám sát, điều khiển.
- PC, USB-6008 đóng vai trò là bộ giám sát và điều khiển tốc độ động
cơ bằng thuật toán PID.
- Khuếch đại thuật toán: Mạch điều khiển, khuếch đại dùng IC555 biến
đổi tín hiệu điều khiển dạng 1 chiều thành tín hiệu xung vuông có độ
rộng tỷ lệ thuận thuận với giá trị điện áp 1 chiều.
- Phần tử công suất: Sử dụng các phần tử công suất Thisristor để điều
khiển công suất cấp cho động cơ 1 chiều thay đổi tốc độ động cơ.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 45
- Encoder: Cảm biến đo tốc độ động cơ, biến đổi tốc độ động cơ thành
dãy xung vuông có tần số tỷ lệ thuận với tốc độ động cơ.
5.3. Trình tự thí nghiệm.
Mở và chạy chƣơng trình: 5.Dieukhien_PID.vi
Kết nối phần cứng
Kết nối nguồn điện cho động cơ và Encoder nhƣ hình 4.21.
Sử dụng 2 dây nối:
- Dây nối kênh phát tín hiệu điều khiển từ USB6008 (kênh AO.0) vào
mạch điều chế độ rộng xung sử dụng NE555 (cổng Vin).
- Dây nối kênh phát tín hiệu xung của Encoder (cổng B) vào kênh đọc
tín hiệu xung của USB6008 (kênh PFI).

Hình 4.30. Cách nối dây cho bài thí nghiệm số 5.


Bảng điều khiển
Trong đó:
Xung/vong Encoder: Số xung Encoder tạo ra khi động cơ quay đƣợc 1
vòng (Thông số nhƣ trong bài thí nghiệm số 3).
V_dat: Tốc độ đặt (vòng/phút).
V_Sai lech: Sự chênh lệch tốc độ giữa thực tế và đặt (= V_dat – V_do)
T_lay_mau: Thời gian cho một chu kỳ lấy mẫu (trong hình biểu diễn
50ms).

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 46
V_do: Tốc độ thực tế (vòng/phút).
N: Số xung đo đƣợc.
Kp,Ti,Td: Các tham số của bộ điều khiển PID

Hình 4.31. Giao diện bảng điều khiển PID tốc độ động cơ

Đồ thị biểu diễn tốc độ đặt (V_dat) màu xanh, và tốc độ đo (V_do) màu
vàng, trục tọa độ 0 màu đỏ.
Ở đây trƣớc khi chạy chƣơng trình ta cần nhập số Xung/vong Encoder của
Encoder, thời gian lấy mẫu trong một chu kỳ T_lay_mau.
Chƣơng trình kết thúc khi ấn vào nút STOP (tƣơng đƣơng việc tắt nguồn).
Cấu trúc chƣơng trình:

Hình 4.32. Chƣơng trình điều khiển PID tốc độ động cơ.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 47
Trong đó:

1.
Khối chƣơng trình tính toán tốc độ động cơ (tƣơng tự nhƣ bài 4), tìm tốc
độ sai lệch, hiển thị tốc độ đo V_do và tốc độ đặt V_dat trên đồ thị.

2.
Khối chƣơng trình điều khiển, dựa vào tín hiệu V_dat, V_do và các tham
số bộ Kp, Ti, Td từ đó tạo ra tín hiệu điện áp điều khiển và xuất ra ở kênh ra
tƣơng tự A0.0 .
3. Hàm PID (có khi cài đặt PID and Fuzzy Logic Toolkit trong LabVIEW)

- Chức năng: Hàm tạo tín hiệu điều khiển dựa trên thuật toán PID.
 Output range: Là khoảng giá trị điều khiển đầu ra, mặc định là -
100 ÷ 100.
 Output high: Giá trị lớn nhất mặc định là 100.
 Output low: Giá trị nhỏ nhất mặc định là -100.
 Process variable: Giá trị đo đƣợc của biến điều khiển. Giá trị
này bằng với giá trị hồi tiếp của vòng điều khiển phản hồi.
 PID gains: Hệ số bộ điều khiển PID, xác định hệ số khuếch đại,
hằng số thời gian tích phân, và hằng số thời gian vi phân của bộ
điều khiển.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 48
 Proportional gain (Kc): Xác định hệ số khuếch đại của bộ điều
khiển.
 Ontegral time (Ti, min): Hằng số thời gian tích phân (Ti, min),
giá trị mặc định là 0,01
 Derivative time (Td, min): Hằng số thời gian vi phân (Td, min),
giá trị mặc định là 0.
5.4. Bài tập về nhà.
1. Thay đổi các giá trị bộ điều khiển PID để quan sát tính đáp ứng của hệ
thống.
2. Sử dụng phƣơng pháp điều khiển số để viết chƣơng trình điều khiển
thay cho sử dụng khối PID có sẵn trong LABVIEW.

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 49
HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ ĐUN
“ĐO LƢỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN BẰNG MÁY TÍNH”
I. ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG
Mô đun ―Đo lƣờng và điều khiển bằng máy tính‖ là phƣơng tiện phục vụ
cho thí nghiệm, thực hành và nghiên cứu khoa học của Bộ môn Tự động và Kỹ
thuật tính, đƣợc bố trí tại Phòng thí nhiệm của Bộ môn. Chỉ có Giáo viên hƣớng
dẫn thí nghiệm, Học viên, Sinh viên đã đƣợc hƣớng dẫn sử dụng mới đƣợc thực
hành trên mô đun.
Điều kiện sử dụng:
- Nhiệt độ trong phòng: (20 – 35) 0C
- Độ ẩm 50% – 90%
- Điện áp nguồn cung cấp: 220V±10% (V)
Bất cứ khi nào sử dụng mô đun đều phải có sự hƣớng dẫn trƣớc và phải
có sự quản lý của Giáo viên hƣớng dẫn thực hành của Bộ môn.
II. HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG KHI THỰC HIỆN BÀI THÍ NGHIỆM
THỰC HÀNH
Mô đun phục vụ cho 05 bài thí nghiệm/thực hành cho nhiều học phần
khác nhau. Các thiết bị, khối, thiết bị ngoại vi sử dụng trong các bài thí
nghiệm/thực hành cũng khác nhau.
Trƣớc khi thực hiện thí nghiệm thực hành, yêu cầu:
- Đƣa tất cả các thiết bị trên mô đun về vị trí ―Tắt‖
- Giáo viên hƣớng dẫn phổ biến về an toàn điện trong khi thí nghiệm/thực
hành.
- Chuẩn bị kết nối cáp giữa các thiết bị theo nội dung bài thí nghiệm/thực
hành.
- Tiến hành thí nghiệm/thực hành theo nội dung ―Tài liệu hƣớng dẫn thực
hành thí nghiệm‖ nội dung tƣơng ứng.
Sau khi thực hiện thí nghiệm/ thực hành, yêu cầu:
- Tắt điện toàn bộ mô đun
- Tháo cáp nối và thiết bị ngoại vi, đƣa về vị trí quy định
- Báo cáo Giáo viên hƣớng dẫn
- Ghi nhật ký thí nghiệm/thực hành

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 50
III. CÁC HƢ HỎNG CÓ THỂ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

TT Hiện tƣợng hƣ hỏng Biện pháp khắc phục


1 Khi bật nguồn, aptomat bị nhảy Cô lập từng khối, sửa chữa khối bị chập
2 Có hiện tƣợng dò điện khi cấp điện Kiểm tra lại dây tiếp đất
cho mô đun
3 Khi cấp điện cho từng khối, cầu chì Kiểm tra theo sơ đồ nguyên lý của khối,
của khối bị cháy, đèn hiệu không tìm và khắc phục hỏng hóc
sáng
4 Mất một nguồn nào đó trong khối Kiểm tra cầu chì nguồn tƣơng ứng, thay
nguồn, đồng hồ chỉ thị không báo cầu chì có dòng tƣơng đƣơng, nếu cháy
nguồn tiếp thì báo cho Giáo viên hƣớng dẫn
5 Thiết bị ngoại vi hoạt động chập Tắt điện khối, kiểm tra, vặn chặt lại các
chờn đầu III
6 Các thiết bị kết nối với khối giao Kiểm tra nguồn khối.
tiếp máy tính không hoạt động Kiểm tra liên kết giữa khối với máy tính

Người thực hiện:


Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Chí Thanh, Trịnh Mạnh Tuyên 51

You might also like