2a.1 Chuan Kien Thuc Ki Nang Ngu Van 6

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 118

CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH


NGỮ VĂN - LỚP 6
Thực hiện từ năm học 2016-2017
Cả năm: 37 tuần (140 tiết)
Học kì I: 19 tuần (72 tiết) trong đó: 15 tuần x 4 tiết + 4 tuần x 3 tiết
Học kì II: 18 tuần (68 tiết) trong đó: 14 tuần x 4 tiết + 4 tuần x 3 tiết

HỌC KÌ I
Tuần Tiết Nội dung
1 Đọc thêm: - Con Rồng cháu Tiên
- Bánh chưng, bánh giầy
1 2 Từ và cấu tạo từ tiếng Việt
3 Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
4 Thánh Gióng
5 Thánh Gióng
6 Từ mượn
2
7 Tìm hiểu chung về văn tự sự
8 Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
9 Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
3 10 Nghĩa của từ
11, 12 Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
13 Hướng dẫn đọc thêm: Sự tích hồ Gươm
4 14, 15 Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
16 Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
17 Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
5 18, 19 Viết bài Tập làm văn số 1
20 Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
21 Lời văn, đoạn văn tự sự
6
22, 23 Thạch Sanh
24 Chữa lỗi dùng từ
25 Chữa lỗi dùng từ
7 26 Trả bài Tập làm văn số 1
27, 28 Em bé thông minh
29 Chữa lỗi dùng từ (tiếp)
30 Kiểm tra Văn
8
31 Luyện nói kể chuyện
32 Danh từ
33 Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
34 Hướng dẫn đọc thêm: - Cây bút thần
- Ông lão đánh cá và con cá vàng
9
35 Thứ tự kể trong văn tự sự
36 - Ếch ngồi đáy giếng
- Hướng dẫn đọc thêm: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
37, 38 Luyện nói kể chuyện
10 39 Thầy bói xem voi
40 Danh từ (tiếp)
41 Trả bài kiểm tra Văn
11 42, 43 Viết bài Tập làm văn số 2
44 Cụm danh từ
45 Kiểm tra Tiếng Việt
46 Luyện tập xây dựng bài tự sự: Kể chuyện đời thường
12 47 - Treo biển
- Hướng dẫn đọc thêm: Lợn cưới, áo mới
48 Số từ và lượng từ
49, 50 Viết bài Tập làm văn số 3
13 51 Trả bài TLV số 2
52 Kể chuyện tưởng tượng
14 53, 54 Ôn tập truyện dân gian
55 Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
56 Chỉ từ
57 Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
58 Hướng dẫn đọc thêm: Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con
15
59 Động từ
60 Cụm động từ
61, 62 Tính từ và cụm tính từ
16
63 Trả bài Tập làm văn số 3
64 Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
17
65, 66, 67 Ôn tập tổng hợp
68,69 Kiểm tra học kì I
18
70 Hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện
71 Chương trình Ngữ văn địa phương: Sự tích đền Thượng, núi
19 Đuổm
72 Trả bài kiểm tra học kì I

HỌC KÌ II
Tuần Tiết Nội dung
73, 74 Bài học đường đời đầu tiên
20
75 Phó từ
76 Tìm hiểu chung về văn miêu tả
21
77, 78 Sông nước Cà Mau
79 So sánh
22
80, 81 Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
82, 83 Bức tranh của em gái tôi
23 84 Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong
văn miêu tả.
85, 86 Vượt thác
24
87 So sánh (tiếp)
88 Chương trình địa phương: Sự tích sông Công, núi Cốc
89 - Phương pháp tả cảnh
- Ra đề bài Tập làm văn tả cảnh (HS làm ở nhà)
25
90, 91 Buổi học cuối cùng
92 Nhân hoá
93 Phương pháp tả người
26 94, 95 Đêm nay Bác không ngủ
96 Ẩn dụ
97 Luyện nói về văn miêu tả
98 Trả bài Tập làm văn tả cảnh
27 99 Lượm
100 - Lượm (tiếp)
- Hướng dẫn đọc thêm: Mưa
101 Hoán dụ
102 Tập làm thơ bốn chữ
28
103 Cô Tô
104 Cô Tô
105 Kiểm tra văn
29 106,107 Cây tre Việt Nam
108 Các thành phần chính của câu
109 Thi làm thơ 5 chữ
30 110,111 Viết bài TLV tả người
112 Câu trần thuật đơn
113 Hướng dẫn đọc thêm: Lòng yêu nước, Lao xao
114 Câu trần thuật đơn có từ là
31
115 Kiểm tra Tiếng Việt
116 Trả bài kiểm tra Văn
117 Trả bài Tập làm văn tả người
32
118 Ôn tập truyện và kí
119 Câu trần thuật đơn không có từ là
120 Ôn tập văn miêu tả
121 Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
122,123 Viết bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo
33
124 Hướng dẫn đọc thêm:
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha
125 Viết đơn
34 126,127 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
128 Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (tiếp)
129 Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi
130 Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
35 131 Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
132 - Trả bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo
- Trả bài kiểm tra Tiếng Việt

133 Tổng kết phần Văn, Tập làm văn


36
134 Tổng kết phần Tiếng Việt
135,136 Ôn tập tổng hợp
137,138 Kiểm tra học kì II
139 Chương trình Ngữ văn địa phương: Biện pháp so sánh trong
37
truyền thuyết, cổ tích; Thi kể chuyện cổ tích
140 Trả bài thi học kì II
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
1. TIẾNG VIỆT
1.1. Từ vựng - Hiểu vai trò của tiếng trong cấu Nhận biết các từ đơn, từ
- Cấu tạo từ tạo từ. phức; các loại từ phức:từ
- Hiểu thế nào là từ đơn, từ phức ghép, từ láy trong văn bản
- Hiểu thế nào là từ mượn. Nhận biết các từ mượn trong
- Biết cách sử dụng từ mượn trong văn bản.
- Các lớp từ nói và viết.
- Hiểu thế nào là từ Hán Việt. - Nhận biết từ Hán Việt thông
- Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng dụng trong văn bản.
một số từ Hán Việt thông dụng - Biết nghĩa 50 yếu tố Hán
Việt thông dụng xuất hiện
nhiều trong các văn bản học
ở lớp 6.
- Cụm từ - Hiểu thế nào là cụm danh từ, cụm - Nắm được cấu tạo và chức
động từ, cụm tính từ. năng ngữ pháp của cụm danh
từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Biết cách sử dụng các cụm từ - Nhận biết cụm danh từ, cụm
trong nói và viết. động từ, cụm tính từ trong
văn bản.
- Câu - Hiểu thế nào là thành phần chính - Phân biệt được thành phần
và thành phần phụ của câu. chính và thành thành phần
phụ của câu.
- Hiểu thế nào là chủ ngữ và vị - Nhận biết chủ ngữ và vị ngữ
ngữ. trong câu đơn.
- Biết cách chữa lỗi về chủ ngữ, vị
ngữ trong câu.
- Hiểu như thế nào là câu trần thuật - Nhớ đặc điểm ngữ pháp và
đơn. chức năng của câu trần thuật
đơn.
- Biết các kiểu câu trần thuật đơn - Nhận biết câu trần thuật đơn
thường gặp. trong văn bản.
- Biết cách sử dụng câu trần thuật - Xác định được chức năng
đơn trong nói và viết, đặc biệt là của một số kiểu câu trần thuật
trong viết văn tự sự và miêu tả. đơn thường gặp trong các
truyện dân gian.
- Dấu câu - Hiểu công dụng của một số dấu - Giải thích được cách sử
câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm dụng dấu câu trong văn bản.
hỏi, dấu chấm than.
- Biết cách sử dụng dấu câu trong
viết văn tự sự và miêu tả.
- Biết các lỗi thường gặp và cách
chữa các lỗi về dấu câu.
1.3. Phong cách - Hiểu thế nào là so sánh, nhân hóa,
ngôn ngữ và biện ẩn dụ, hoán dụ.
pháp tu từ - Nhận biết và bước đầu phân tích
được giá trị của các biện pháp tu từ
so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ
trong văn bản.
- Biết cách sử dụng các biện pháp
tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,
hoán dụ trong nói và viết.
1.4. Hoạt động - Hiểu thế nào là hoạt động giao Biết vai trò của nhân vật giao
giao tiếp tiếp. tiếp, đối tượng giao tiếp,
- Nhận biết và hiểu vai trò của các phương tiện giao tiếp, hoàn
nhân tố chi phối một cuộc giao cảnh giao tiếp trong hoạt
tiếp. động giao tiếp.
- Biết vận dụng những kiến thức
trên vào thực tiễn giao tiếp của bản
thân.
2. TẬP LÀM VĂN
2.1. Những vấn
đề chung về văn Hiểu thế nào là văn bản Trình bày được định nghĩa về
bản và tạo lập văn bản: nhận biết văn bản
văn bản. nói và văn bản viết.
- Khái quát về văn
bản
- Kiểu văn bản và - Hiểu mối quan hệ giữa mục đích - Biết lựa chọn kiểu văn bản
phương thức biểu giao tiếp với kiểu văn bản và phù hợp với mục đích giao
đạt phương thức biểu đạt. tiếp.
- Hiểu thế nào là văn bản tự sự, - Nhận biết từng kiểu văn bản
miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết qua các ví dụ.
minh và hành chính - công vụ.
2.2. Các kiểu văn - Hiểu thế nào là văn bản tự sự. - Trình bày được đặc điểm
bản - Hiểu thế nào là chủ đề, sự việc và của văn bản tự sự, lấy được
- Tự sự nhân vật, ngôi kể trong văn bản tự ví dụ minh họa.
sự.
- Nắm được bố cục, thứ tự kể, cách
xây dựng đoạn và lời văn trong bài
văn tự sự.
- Biết vận dụng những kiến thức về
văn bản tự sự vào đọc - hiểu tác
phẩm văn học.
- Biết viết đoạn văn, bài văn kể - Biết việt đoạn văn có độ dài
chuyện có thật được nghe hoặc khoảng 70-80 chữ tóm tắt
chứng kiến và kể chuyện tưởng một truyện cổ dân gian hoặc
tượng sáng tạo. kể chuyện theo chủ đề cho
- Biết trình bày miệng tóm lược sẳn; bài văn có độ dài khoảng
hay chi tiết một truyện cổ dân gian, 300 chữ kể chuyện có thật đã
một câu chuyện có thật được nghe được nghe hoặc chứng kiến
hoặc chứng kiến. và kể chuyện sáng tạo (thay
đổi ngôi kể, cốt truyện, kết
thúc)
- Miêu tả - Hiểu thế nào là văn bản miêu tả, - Trình bày được đặc điểm
phân biệt được sự khác nhau giữa của văn bản miêu tả, lấy được
văn bản tự sự và văn bản miêu tả. ví dụ minh họa.
- Hiểu thế nào là các thao tác quan
sát, nhận xét, tưởng tượng, so sánh
và vai trò của chúng trong viết văn
miêu tả.
- Nắm được bố cục, thứ tự miêu tả,
cách xây dựng đoạn và lời văn
trong bài văn miêu tả.
- Biết vận dụng những kiến thức về
văn bản miêu tả vào đọc - hiểu tác
phẩm văn học.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tả - Biết viết đoạn văn miêu tả
cảnh, tả người. có độ dài khoảng 70-80 chữ
- Biết trình bày miệng một bài văn theo các chủ đề cho trước;
tả người, tả cảnh trước tập thể. bài văn có độ dài khoảng 300
chữ tả cảnh (tĩnh và động), tả
đồ vật, loài vật, tả người
(chân dung và sinh hoạt)
- Hành chính - - Hiểu mục đích, đặc điểm của đơn.
công vụ - Biết cách viết các loại đơn thường
dùng trong đời sống.
3. VĂN HỌC
3.1. Văn bản - Hiểu, cảm nhận được những nét - Nhớ được cốt truyện, nhân
- Văn bản đã học chính về nội dung và nghệ thuật vật, sự kiện, một số chi tiết
+ Truyện dân của một số truyền thuyết Việt Nam nghệ thuật tiêu biểu và ý
gian Việt Nam và tiêu biểu (Sơn Tinh, Thủy Tính; nghĩa của từng truyện: giải
nước ngoài. Thánh Gióng; Con Rồng cháu thích nguồn gốc giống nòi
Tiên; Bánh chứng, bánh giầy; Sự (Con Rồng cháu Tiên); giải
tích Hồ Gươm): phản ánh hiện thực thích các hiện tượng tự nhiên
đời sống, lịch sử đấu tranh dựng và xã hội (Sơn Tinh, Thủy
nước và giữ nước, khát vọng chinh Tính; Bánh chưng, bánh
phục thiên nhiên, cách sử dụng các giầy); khát vọng độc lập và
yếu tố hoang đường, kì ảo. hòa bình (Thánh Gióng; Sự
tích Hồ Gươm)
- Hiểu, cảm nhận được những nét - Nhận biết nghệ thuật sử
chính về nội dung và nghệ thuật dụng các yếu tố hoang
của một số truyện cổ tích Việt Nam đường, mối quan hệ giữa các
và nước ngoài (Thạch Sanh; Cây yếu tố hoang đường với sự
bút thần; Ông lão đánh cá và con thực lịch sử.
cá vàng; Em bé thông minh): mâu - Nhớ được cốt truyện, nhân
thuẫn trong đời sống; khát vọng về vật, sự kiện, ý nghĩa và
sự chiến thắng của cái thiện, về những đặc sắc nghệ thuật của
công bằng, hạnh phúc của nhân dân từng truyện cổ tích về kiểu
lao động, về phẩm chất và năng lực nhân vật dũng sĩ tiêu diệt cái
kì diệu của một số kiểu nhân vật; ác (Thạch Sanh), nhân vật có
nghệ thuật kì ảo, kết thúc có hậu. tài năng kì lạ (Cây bút thần),
- Hiểu, cảm nhận được những nét nhân vật thông minh mang trí
chính về nội dung và nghệ thuật tuệ nhân dân (Em bé thông
của một số truyện ngụ ngôn Việt minh).
Nam (Ếch ngồi đáy giếng; Chân, - Nhớ được cốt truyện, nhân
Tay, Tai, Mắt, Miệng): các bài học, vật, sự kiện, ý nghĩa và
lời giáo huấn về đạo lí và lối sống, những đặc sắc nghệ thuật khi
nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, mượn đúc kết các bài học về sự
chuyện loài vật, đồ vật để nói đoàn kết, hợp tác (Chân, Tay,
chuyện con người. Tai, Mắt, Miệng), về cách
- Hiểu, cảm nhận được những nét nhìn sự vật một cách khách
chính về nội dung gây cười, ý quan, toàn diện (Ếch ngồi đáy
nghĩa phê phán và nghệ thuật châm giếng).
biếm sắc sảo của truyện cười Việt
Nam (Treo biển; Lợn cưới, áo
mới).
- Kể lại tóm tắt hoặc chi tiết các
truyện dân gian được học.
- Bước đầu biết nhận diện thể loại,
kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về
nội dung và nghệ thuật những
truyền thuyết, cổ tích, truyện cười,
truyện ngụ ngôn không được học
trong chương trình.
+ Truyện trung - Hiểu, cảm nhận được những nét Nhớ được cốt truyện, nhân
đại Việt Nam và chính về nội dung và nghệ thuật vật, sự kiện, ý nghĩa và
nước ngoài. của một số truyện trung đại có nội những đặc sắc nghệ thuật của
dung đơn giản, dể hiểu (Mẹ hiền từng truyện: cách ghi chép sự
dạy con; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở việc, tái hiện sự kiện (Mẹ
tấm lòng; Con hổ có nghĩa): quan hiền dạy con; Thầy thuốc giỏi
điểm đạo đức nhân nghĩa, cốt cốt nhất ở tấm lòng); nghệ
truyện ngắn gọn, cách xây dựng thuật hư cấu (Con hổ có
nhân vật đơn giản, cách sắp xếp nghĩa).
tình tiết, sự kiện hợp lí, ngôn ngữ
súc tích.
- Biết kể lại tóm tắt hoặc chi tiết
các truyện trung đại được học.
- Bước đầu biết đọc - hiểu các
truyện trung đại theo đặc trưng thể
loại.
+ Truyện hiện đại - Hiểu, cảm nhận được những nét - Nhớ được cốt truyện, nhân
Việt Nam và nước chính về nội dung và nghệ thuật vật, sự kiện, ý nghĩa giáo dục
ngoài. của các tác phẩm (hoặc trích đoạn) của từng truyện: lối sống vì
truyện hiện đại Việt Nam và nước mọi người, ý thức tự phê
ngoài (Bài học đường đời đầu tiên phán (Bài học đường đời đầu
- Tô Hoài; Sông nước Cà Mau - tiên; Bức tranh của em gái
Đoàn Giỏi; Vượt thác - Võ Quảng; tôi); tình yêu thiên nhiên, đất
Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy nước (Sông nước Cà Mau;
Anh; Buổi học cuối cùng - A.Đô- Vượt thác); tình yêu đất nước
đê): những tình cảm, phẩm chất tốt và ngôn ngữ dân tộc (Buổi
đẹp; nghệ thuật miêu tả, kể chuyện, học cuối cùng).
xây dựng nhân vật, cách chọn lọc - Nhận biết và hiểu vai trò
và sắp xếp chi tiết, ngôn ngữ sinh của các yếu tố miêu tả trong
động. các truyện được học.
- Biết kể lại tóm tắt hoặc chi tiết - Nhớ được một số chi tiết
các truyện hiện đại được học. đặc sắc trong các truyện được
- Bước đầu biết đọc - hiểu các học.
truyện hiện đại theo đặc trưng thể
loại.
+ Kí hiện đại Việt - Hiểu, cảm nhận được những nét - Nhớ được những nét đặc
Nam và nước chính về nội dung và nghệ thuật sắc của từng bài kí: vẻ đẹp
ngoài. của các bài kí hiện đại Việt Nam và của cảnh vật và cuộc sống
nước ngoài (Cô Tô - Nguyễn Tuân; con người ở vùng đảo (Cô
Cây tre - Thép Mới; Lao xao - Duy Tô); vẻ đẹp và giá trị của cây
Khán; Lòng yêu nước - I.Ê-ren- tre trong đời sống Việt Nam
bua): tình yêu thiên nhiên, đất (Cây tre); sự phong phú và vẻ
nước, nghệ thuật miêu tả và biểu đẹp của các loài chim ở làng
cảm tinh tế, ngôn ngữ gợi cảm. quê Việt Nam (Lao xao);
nguồn gốc thân thuộc, bình dị
của lòng yêu nước (Lòng yêu
nước).
- Bước đầu biết đọc - hiểu các bài - Nhận biết và hiểu vai trò
kí hiện đại theo đặc trưng thể loại. của các yếu tố miêu tả, cách
thể hiện cảm xúc trong bài kí
hiện đại.
- Nhớ được một số câu văn
hay trong các bài kí được
học.
+ Thơ hiện đại - Hiểu, cảm nhận được những nét - Nhớ được sự giản dị của
Việt Nam chính về nội dung và nghệ thuật ngôn ngữ và hình ảnh thơ,
của các bài thơ hiện đại Việt Nam nghệ thuật tả người, cách thể
có nhiều yếu tố miêu tả và tự sự hiện tình cảm (Đêm nay Bác
(Lượm - Tố Hữu; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm); sự trong
không ngủ - Minh Huệ; Mưa - Trần sáng của ngôn ngữ và cách tả
Đăng Khoa). cảnh thiên nhiên (Mưa).
- Bước đầu biết đọc - hiểu các bài - Nhận biết và hiểu vai trò
thơ theo đặc trưng thể loại. của các yếu tố tự sự, miêu tả
trong các bài thơ được học.
- Thuộc lòng những đoạn thơ
hay trong các bài thơ được
học.
- Văn bản nhật - Hiểu, cảm nhận được những nét
dụng chính về nội dung và nghệ thuật
của một số văn bản nhật dụng Việt
Nam và nước ngoài đề cập đến môi
trường thiên nhiên, danh lam thắng
cảnh và di sản văn hóa.
- Xác định được thái độ, ứng xử
đúng đắn với các vấn đề trên.
- Bước đầu hiểu thế nào là văn bản
nhật dụng.
3.2. Lí luận văn - Bước đầu hiểu thế nào là văn bản
học và văn bản văn học.
- Biết một số khái niệm lí luận văn
học dùng trong phân tích và tiếp
nhận văn học: đề tài, cốt truyện,
tình tiết, nhân vật, ngôi kể.
- Biết một vài đặc điểm thể loại cơ
bản của truyện dân gian (truyền
thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ
ngôn), truyện trung đại, truyện và
kí hiện đại.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
MÔN NGỮ VĂN 6

CON RỒNG, CHÁU TIÊN


(Truyền thuyết)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.
- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về truyền thống dân tộc.
- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Khái niệm thể loại truyền thuyết.
- Nhân vật, sự kiện cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn
đầu.
- Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học
dân gian thời kì dựng nước.
2. Kĩ năng :
- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
- Nhận ra những sự việc chính của truyện.
- Cảm nhận được những nét đẹp về các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, biết tôn vinh nòi giống Rồng Tiên.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến
lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái
độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
- Con Rồng cháu Tiên thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương
giai đoạn đầu.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Giải thích, ca ngợi nguồn gốc cao quý của dân tộc qua các chi tiết kể về :
+ Sự xuất thân và hình dáng đặc biệt của Lạc Long Quân và Ân Cơ.
+ Sự sinh nở đặc biệt và quan niệm của người Việt có chung nguồn gốc tổ tiên.
- Ngợi ca công lao của Lạc Long Quân và Âu Cơ :
+ Mở mang bở cõi (xuống biển, lên rừng).
+ Giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, phong tục, lễ nghi.
b) Nghệ thuật
- Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long
Quân và Âu Cơ, về việc sinh nở của Âu Cơ.
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh.
c) Ý nghĩa văn bản
Truyện kể về nguồn gốc dân tộc con Rồng cháu Tiên, ngợi ca nguồn gốc cao quý của
dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc để nhớ kĩ một số chi tiết, sự việc chính trong truyện.
- Kể lại truyện.
- Liên hệ một câu chuyện có nội dung giải thích nguồn gốc người Việt.

BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY


(Truyền thuyết)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản
Bánh chưng, bánh giầy.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm văn học thuộc thể loại truyền thuyết.
- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm
truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm lao động, đề cao
nghề nông - một nét đẹp văn hoá người Việt.
- Giúp học sinh hiểu được nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.
- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
3. Thái độ:
Thể hiện lòng tự hào về trí tuệ dân tộc về phong tục tập quán tốt đẹp của người
Việt Nam.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Bánh chưng, bánh giầy thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết về thời đại Hùng
Vương dựng nước.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước :
+ Vua Hùng: chú trọng tài năng, không coi trọng thứ bậc con trưởng và con thứ, thể
hiện sự sáng suốt và tinh thần bình đẳng.
+ Lang Liêu: có lòng hiếu thảo, chân thành, được thần linh mách bảo, dâng lên vua
Hùng sản vật của nghề nông.
- Những thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước : cùng với sản phẩm
lúa gạo là những phong tục và quan niệm đề cao lao động làm hình thành nét đẹp
trong đời sống văn hóa người Việt.
b) Nghệ thuật
- Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về việc Lang Liêu được thần mách bảo.
- Lối kể chuyện dân gian : theo trình tự thời gian.
c) Ý nghĩa văn bản
Truyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc để nhớ kĩ một số chi tiết, sự việc chính trong truyện.
- Kể lại truyện.
- Tìm các chi tiết có bóng dáng lịch sử cha ông ta xưa trong truyền thuyết Bánh
chưng, bánh giầy.

TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm chắc định nghĩa về từ, cấu tạo của từ.
- Biết phân biệt các kiểu cấu tạo từ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Nhận diện, phân biệt được:
+ Từ và tiếng.
+ Từ đơn và từ phức.
+ Từ ghép và từ láy.
- Phân tích cấu tạo từ.
2. Kĩ năng : Biết cách sử dụng từ trong việc đặt câu.
3. Thái độ: Chăm chỉ, luôn có tinh thần học hỏi tìm hiểu từ và cấu tạo từ của tiếng
Việt.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.
- Từ phức là từ có hai tiếng trở lên. Từ phức gồm có :
+ Từ láy : từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
+ Từ ghép : từ có các tiếng quan hệ với nhau về nghĩa.
2. Luyện tập
- Nhận biết kiểu cấu tạo của từ láy, từ ghép trong một câu văn cụ thể.
- Nhận biết tác dụng miêu tả của một số từ ghép, từ láy trong một đoạn văn cụ thể.
- Lựa chọn từ ghép, từ láy phù hợp ở một chỗ trống trong văn bản cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm các từ láy miêu tả tiếng nói, dáng điệu của con người.
- Tìm từ ghép miêu tả mức độ, kích thước của một đồ vật.

GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu hiểu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
- Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương diện
ngôn từ: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo
lập văn bản.
- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính
công vụ.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích
giao tiếp.
- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.
- Nhận ra tác dụng cuả việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể.
3. Thái độ: Biết ứng dụng phù hợp trong quá trình học.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Các khái niệm:
+ Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện
ngôn ngữ.
+ Văn bản: có thể ngắn (một câu), có thể dài (nhiều câu), có thể là một đoạn hay
nhiều đoạn văn ; có thể được viết ra hoặc được nói ra (khi có sự thống nhất trọn vẹn
về nội dung và sự hoàn chỉnh về mặt hình thức) ; phải thể hiện ít nhất một ý (chủ đề)
nào đó ; không phải chuỗi lời nói, từ ngữ, câu viết rời rạc mà có sự gắn kết (liên kết)
chặt chẽ với nhau.
+ Phương thức biểu đạt là cách thức kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị
luận, cách thức làm văn bản hành chính – công vụ phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Có sáu kiểu văn bản : tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính –
công vụ.
2. Luyện tập
- Nêu tên các kiểu văn bản.
- Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt cần lựa chọn phù hợp từ một tình
huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng kiến thức đã học, xác định phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm ví dụ cho mỗi phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Xác định phương thức biểu đạt của các văn bản tự sự đã học

THÁNH GIÓNG
(Truyền thuyết)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của truyền thuyết
Thánh Gióng.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài
giữ nước.
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được
kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.
- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
3. Thái độ: Biết tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ đất nước ngoan cường của
dân tộc. Biết nhớ đến công ơn của những người anh hùng có công với Tổ quốc.

C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN


1. Tìm hiểu chung
- Tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương.
- Hình tượng nhân vật trung tâm của truyện là người anh hùng giữ nước.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Hình tượng người anh hùng trong công cuộc giữ nước:
+ Xuất thân bình dị nhưng cũng thần kì.
+ Lớn nhanh một cách kì diệu trong hoàn cảnh đất nước có giặc xâm lược, cùng nhân
dân đánh giặc giữ nước.
+ Lập chiến công phi thường.
- Sức sống của Thánh Gióng trong lòng dân tộc:
+ Thánh Gióng bay về trời, trở về cõi vô biên bất tử.
+ Dấu tích của những chiến công còn mãi.
+ Giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, phong tục, lễ nghi.
b) Nghệ thuật
- Xây dựng người anh hùng cứu nước trong truyện mang màu sắc thần kì với những
chi tiết nghệ thuật kì ảo, phi thường – hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của
cộng đồng người Việt trước hiểm họa xâm lăng.
- Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên
nhiên, đất nước.
c) Ý nghĩa văn bản
Truyện ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của
truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm hiểu thêm về lễ hội làng Gióng
- Sưu tầm một số tác phẩm nghệ thuật hoặc vẽ tranh về hình tượng Thánh Gióng.

TỪ MƯỢN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được thế nào là từ mượn.
- Biết cách sử dụng từ mượn trong khi nói và viết phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khái niệm từ mượn.
- Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng Việt.
- Nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt.
- Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được những từ mượn đang được sử dụng trong Tiếng Việt.
- Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn.
- Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn.
- Sử dụng từ mượn trong khi nói và viết.
3. Thái độ: Hiểu tầm quan trọng của từ mượn.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Từ mượn ( hay còn gọi là từ vay mượn, từ ngoại lai) là những từ của ngôn ngữ nước
ngoài được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc
điểm… mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
- Nguồn gốc từ mượn.
- Cách viết từ mượn.
2. Luyện tập
- Nhận biết các từ mượn, nguồn gốc từ mượn trong một văn bản cụ thể.
- Tìm một số từ mượn thường gặp.
- Xác định nghĩa của các từ Hán Việt thường gặp.
- Tìm hiểu tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt trong văn bản cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
Tra từ điển để xác định ý nghĩa của một số từ Hán Việt thông dụng.

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về văn tự sự.
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Đặc điểm của văn tự sự.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được văn bản tự sự.
- Sử dụng được một số thuật ngữ: Tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể.
3. Thái độ: Ham học hỏi, sôi nổi.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Đặc điểm chung của phương thức tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một
chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một ý nghĩa.
- Ý nghĩa : Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và
bày tỏ thái độ.
2. Luyện tập
- Đọc một văn bản truyện, chỉ ra sự thể hiện của phương thức tự sự trong văn bản và
ý nghĩa của câu chuyện.
- Chỉ ra nội dung tự sự trong một văn bản cho trước.
- Tái hiện lại trình tự các sự việc của một truyền thuyết đã học.
- Phân tích tác dụng của một chi tiết tự sự trong văn bản đã học.
- Ý nghĩa các truyện dân gian đã học.
3. Hướng dẫn tự học
- Liệt kê chuỗi sự việc được kể trong một truyện dân gian đã học.
- Xác định phương thức biểu đạt sẽ sử dụng để giúp người khác hình dung được diễn
biến một sự việc.

SƠN TINH, THUỶ TINH


(Truyền thuyết)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Cách giải thích lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ
trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền
thuyết.
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: Sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang
đường.
2. Kĩ năng :
- Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.
- Xác định ý nghĩa của truyện.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ :
Có ước mơ chinh phục thiên nhiên,lòng yêu thiên nhiên và biết bảo vệ thiên nhiên
mãi tươi đẹp.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Truyện bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hóa.
- Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Hoàn cảnh và mục đích của việc vua Hùng kén rể.
- Cuộc thi tài giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Đằng sau câu chuyện mối tình Sơn Tinh, Thủy Tinh và nàng Mị Nương là cốt lõi
lịch sử nằm sâu trong các sự việc được kể phản ánh hiện thực.
b) Nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh Sơn Tinh và Thủy Tinh với
nhiều chi tiết tưởng tượng kì áo.
- Tạo sự việc hấp dẫn : hai vị thần Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng cầu hôn Mị Nương.
- Dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn, sinh động.
c) Ý nghĩa văn bản
Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ
thuở các vua Hùng dựng nước ; đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên
tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính và kể lại được truyện.
- Liệt kê những chi tiết tưởng tượng kì ảo về Sơn Tinh, Thủy Tinh và cưộc giao tranh
của hai thần.
- Hiểu ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh.

NGHĨA CỦA TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là nghĩa của từ.
- Biết cách tìm hiểu nghĩa của từ và giải thích nghĩa của từ trong văn bản.
- Biết dùng từ đúng nghĩa trong nói, viết và sửa các lỗi dùng từ.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khái niệm nghĩa của từ.
- Cách giải thích nghĩa của từ.
2. Kĩ năng:
- Giải thích nghĩa của từ.
- Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết.
- Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ.
3. Thái độ:
Ý thức giải nghĩa từ một cách khoa học.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
- Hai cách giải thích nghĩa của từ.
2. Luyện tập
- Xác định cách giải thích nghĩa của từ trong một số chú thích ở những truyện đã học.
- Giải thích nghĩa của một số từ thông dụng bằng cách trình bày khái niệm, từ đồng
nghĩa hoặc từ trái nghĩa.
- Chọn điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu.
- Sửa lỗi dùng từ trong một câu văn cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
Lựa chọn từ để đặt câu trong hoạt động giao tiếp.

SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được thế nào là sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
- Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Vai trò của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
- Ý nghĩa mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Chỉ ra được sự việc và nhân vật trong văn tự sự .
- Xác định được sự việc và nhân vật trong một đề tài cụ thể.
3. Thái độ:
Ý thức tìm hiểu sự việc và nhân vật trong một văn bản tự sự.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sự việc trong văn tự sự.
- Nhân vật trong văn tự sự.
- Sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự là hai yếu tố then chốt, có quan hệ với nhau.
- Trong quá trình đọc - hiểu văn bản tự sự, cần chú ý tới những yếu tố này của thể
loại.
2. Luyện tập
- Xác định các sự việc trong một số truyện dân gian đã học (sự việc khởi đầu, sự việc
phát triển), sự việc đó do ai làm, làm bao giờ, làm ở đâu, kết quả, ý nghĩa…
- Xác định các nhân vật trong một số truyện dân gian đã học (truyện kể về ai, kể như
thế nào, những biểu hiện tính tình, tài năng, việc làm, hành động, ý nghĩa, lời nói,
chân dung…).
- Tìm sự việc, nhân vật cho phù hợp với chủ đề cho sẵn.
3. Hướng dẫn tự học
Tập phân tích sự việc và nhân vật trong một văn bản tự sự tự chọn.

SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
(Truyền thuyết)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
- Hiểu được vẽ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa của truyện.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết sự tích Hồ Gươm.
- Truyền thuyết về địa danh.
- Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuổi truyền thuyết về người anh hùng Lê
Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết.
- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong
truyện.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ:
Ý thức tìm hiểu sự việc và nhân vật trong một văn bản tự sự.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Lê Lợi là linh hồn của cuộc kháng chiến vẻ vang của nhân dân ta chống giặc Minh
xâm lược ở thế kỉ XV.
- Truyền thuyết địa danh : loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa
danh.
- Sự tích Hồ Gươm là một trong những truyền thuyết tiêu biểu nhất về Hồ Hoàn Kiếm
và về Lê Lợi.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để đánh giặc.
- Nguồn gốc lịch sử của địa danh Hồ Hoàn Kiếm.
b) Nghệ thuật
- Xây dựng các tình tiết thể hiện ý nguyện, tình thần của nhân dân ta đoàn kết một
lòng đánh giặc xâm lược.
- Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa.
c) Ý nghĩa văn bản
Truyện giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa
chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết,
khát vọng hòa bình của dân tộc ta.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính và kể lại được truyện.
- Phân tích ý nghĩa của một vài chi tiết tưởng tượng trong truyện.
- Sưu tầm các bài viết về Hồ Gươm.
- Ôn tập về các tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.

CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
- Hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong một văn bản tự sự.
- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong văn bản tự sự
- Bố cục cuả bài văn tự sự.
2. Kĩ năng:
- Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự.
3. Thái độ:
Ý thức tìm hiểu chủ đề và lập dàn bài trong văn bản tự sự.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà văn bản muốn nói đến.
- Chủ đề và sự việc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau : sự việc thể hiện chủ đề, chủ
đề thấm nhuần trong sự việc.
- Chủ đề bài văn tự sự thể hiện qua sự thống nhất giữa nhan đề, lời kể, nhân vật, sự
việc…
- Dàn bài của bài văn tự sự thường gồm có ba phần.
2. Luyện tập
- Xác định chủ đề, tìm từ ngữ thể hiện chủ đề của một tác phẩm tự sự đã học.
- Xác định ba phần của truyện.
- Đọc, tìm hiểu cách mở bài và cách kết thúc của một truyện đã học.
- Tập viết phần mở bài cho bài văn tự sự theo hai cách : giới thiệu chủ đề câu chuyện
và kể tình huống nảy sinh câu chuyện.
3. Hướng dẫn tự học
- Nắm được bài văn tự sự cần có chủ đề thống nhất và bố cục rõ ràng.
- Xác định chủ đề và dàn ý của một truyện dân gian đã học.

TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề).
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.
- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
2. Kĩ năng:
- Tìm hiểu đề : đọc kỹ đề, nhận ra yêu cầu của đề và cách làm bài văn tự sự.
- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết một bài văn tự sự.
3. Thái độ:
Ý thức tìm hiểu chủ đề và lập dàn bài trong văn bản tự sự.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Cấu trúc đề : đề văn tự sự có thể diễn đạt nhiều dạng.
- Yêu cầu của đề văn tự sự được thể hiện qua những lời văn được diễn đạt trong đề.
- Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định : nhân vật,
sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
- Lập dàn ý là sắp xếp chuỗi sự việc theo trình tự để người đọc theo dõi được câu
chuyện và hiểu ý định của người Việt.
2. Luyện tập
- Tìm hiểu đề một bài văn tự sự theo yêu cầu của giáo viên.
- Lập dàn ý cho bài văn tự sự đó.
3. Hướng dẫn tự học
Tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết thành một đề văn tự sự.
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được thế nào là từ nhiều nghĩa.
- Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
- Biết đặt câu có từ được dùng với nghĩa gốc, từ được dùng với nghĩa chuyển.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Từ nhiều nghĩa.
- Hiện tượng nhiều nghĩa của từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được từ nhiều nghĩa.
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
3. Thái độ:
Nghiêm túc trong giờ học, lắng nghe và phát biểu.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Từ có thể có một hay nhiều nghĩa.
- Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
- Giá trị biểu đạt của từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp : trong một số trường
hợp, từ có thể được hiểu theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển, tạo ra nhiều tầng lớp ý
nghĩa, khiến cho người đọc, người nghe có những liên tưởng phong phú.
2. Luyện tập
- Nhận biết các từ nhiều nghĩa và nghĩa của chúng.
- Chỉ rõ hiện tượng chuyển nghĩa của một số từ tiếng Việt.
3. Hướng dẫn tự học
- Nắm được kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Đặt câu có sử dụng từ nhiều nghĩa.

LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là lời văn, đoạn văn trong văn bản tự sự.
- Biết cách phân tích, sử dụng lời văn, đoạn văn để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Lời văn tự sự : dùng để kể người và kể việc.
- Đoạn văn tự sự : gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc – hiểu văn bản tự
sự.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự.
3. Thái độ:
Nghiêm túc trong giờ học.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Lời văn tự sự chủ yếu dùng trong kể người và kể việc.
- Đoạn văn tự sự được đánh dấu bằng chữ cái mở đầu viết hoa lùi đầu dòng và hết
đoạn có dấu chấm xuống dòng. Mỗi đoạn thường có một ý chính.
2. Luyện tập
- Tìm ý chính của mỗi đoạn văn trong một văn bản tự sự đã học.
- Nhận xét về lời kể trong một đoạn văn tự sự cụ thể.
- Tập viết đoạn văn giới thiệu nhân vật, kể sự việc.
3. Hướng dẫn tự học
Nhận diện từng đoạn trong một truyện dân gian đã học, nêu ý chính của mỗi
đoạn và phân tích tính mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn.

THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của
truyện.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ.
- Niềm tin thiện thắng ác,chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ
thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết cách đọc hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và
các chi tiết đặc sắc trong truyện.
- Biết kể lại một câu chuyện cổ tích.
3. Thái độ:
Nghiêm túc trong giờ học.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân
bội nghĩa, chiến thắng quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin vào đạo đức,
công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Thạch Sanh.
- Bản chất của nhân vật Lí Thông bộc lộ qua lời nói, sự mưu tính và hành động : dối
trá, tham hiểm, xảo quyệt, vong ân bội nghĩa.
b) Nghệ thuật
- Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo : công chúa lâm nạn gặp Thạch Sanh trong
hang sâu, công chúa bị câm khi nghe tiếng đàn Thạch Sanh bỗng nhiên khỏi bệnh và
giải oan cho chàng rồi nên vợ nên chồng.
- Sử dụng nhiều chi tiết thần kì.
- Kết thúc có hậu : thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của
những con người chính nghĩa, lương thiện.
c) Ý nghĩa văn bản
Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của
những con người chính nghĩa, lương thiện.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính và kể lại được truyện.
- Tập trình bày những cảm nhận, suy nghĩ về các chiến công của Thạch Sanh.

CHỮA LỖI DÙNG TỪ


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận ra các lỗi do lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.
- Biết cách chữa các lỗi do lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Các lỗi dùng từ : Lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.
- Cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm
2. Kĩ năng:
- Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ.
- Dùng từ chính xác khi nói và viết.
3. Thái độ:
Nghiêm túc trong giờ học.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Một số lỗi dùng từ : lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.
- Tác hại của việc lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm : làm cho lời văn đơn điệu, nghèo
nàn, không đúng với ý định diễn đạt của người nói, viết.
2. Luyện tập
- Phát hiện và chữa các lỗi lặp từ bằng cách lược bỏ các từ ngữ lặp.
- Phân biệt lỗi lặp từ với phép lặp – một phép liên kết câu.
- Phát hiện các lỗi lẫn lộn từ gần âm và tìm từ thích hợp thay thế.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ hai loại lỗi (lặp từ và lẫn lộn các từ gần âm) để có ý thức tránh mắc lỗi.
- Tìm và lập bảng phân biệt nghĩa của các từ gần âm để dùng từ chính xác.

EM BÉ THÔNG MINH
(Truyện cổ tích)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận đựơc những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ
tích Em bé thông minh.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé
thông minh.
- Cấu tạo xâu chuổi nhiều mẫu chuyện về sự thử thách mà nhân vật đã vượt qua
trong truyện cổ tích sinh hoạt.
- Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ
tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về nhân vật thông minh.
- Kể lại một câu chuyện cổ tích.
3. Thái độ:
Nghiêm túc trong giờ học.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Em bé thông minh là truyện cổ tích về nhân vật thông minh, đề cao trí khôn dân gian,
trí khôn kinh nghiệm, tạo được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phác mà không kém
phần thâm thúy của nhân dân trong đời sống hàng ngày.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Những thử thách đối với em bé.
- Trí thông minh của em bé qua cách giải câu đố. Trong đó, em bé khéo léo tạo nên
những tình huống để chỉ ra sự phi lí trong những câu đố của viên quan, của nhà vua
và bằng kinh nghiệm làm cho sứ giặc phải khâm phục.
b) Nghệ thuật
- Dùng câu đố thử tài – tạo ra tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm
chất.
- Cách dẫn dắt sự việc cùng với mức độ tăng dần của những câu đố và cách giải đố
tạo nên tiếng cười hài hước.
c) Ý nghĩa văn bản
- Truyện đề cao trí không dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian.
- Tạo ra tiếng cười.
3. Hướng dẫn tự học
- Kể lại bốn thử thách mà em bé đã vượt qua.
- Liên hệ với một vài câu chuyện kể về các nhân vật thông minh (chuyện về Trạng
Quỳnh, Trạng Hiền, Lương Thế Vinh…)
CHỮA LỖI DÙNG TỪ (Tiếp theo)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận biết lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
- Biết cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
- Cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
2. Kĩ năng:
-Nhận biết từ dùng không đúng nghĩa.
- Dùng từ chính xác, tránh lỗi về nghĩa của từ.
3. Thái độ:
- Có ý thức sữa chữa khi mắc lỗi dùng từ.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Tác hại của việc dùng từ không đúng nghĩa : làm cho lời văn diễn đạt không
chuẩn xác, không đúng với ý định diễn đạt của người nói, người viết, gây khó hiểu.
2. Luyện tập
- Phát hiện và chữa các lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
- Xác định nghĩa của từ để điền vào chỗ trống cho thích hợp.
- Giải nghĩa từ được dùng trong một câu cho trước.
- Luyện viết đúng chính tả các từ có phụ âm đầu là tr và ch trong một đoạn văn cụ
thể.
3. Hướng dẫn tự học
Lập bảng phân biệt các từ dùng đúng, dùng sai.

LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Lập dàn bài tập nói dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn.
- Biết kể miệng trước tập thể một câu chuyện.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
2. Kĩ năng:
- Lập dàn bài kể chuyện
- Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời
kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.
- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.
3. Thái độ:
Sôi nổi, tự tin và tự giác trong tiết học.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
- Nhắc lại kiến thức đã học về văn tự sự.
- Xác định yêu cầu của bài luyện nói kể chuyện : sắp xếp các sự việc trong truyện
theo một trình tự hợp lí để để ; bám sát nội dung đề ; ngữ điệu phù hợp với nhân vật
và diễn biến của truyện.
2. Luyện tập
- Xác định những sự việc chính trong một truyện đã học, sắp xếp các sự việc đó theo
một trình tự hợp lí để kể chuyện.
- Tập nói trong nhóm, tổ, trước lớp theo dàn ý đã chuẩn bị.
- Nhận xét ưu, nhược điểm và những hạn chế, những điểm cần khắc phục trong phần
kể của bạn.
- Điều chỉnh bài nói của mình.
3. Hướng dẫn tự học
- Lập dàn bài tập nói một câu chuyện kể.
- Tập nói một mình theo dàn bài đã lập.

DANH TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các đặc điểm của danh từ.
- Nắm được các tiểu loại danh từ : danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khái niệm danh từ
- Các loại danh từ.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết danh từ trong văn bản.
- Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
- Sử dụng danh từ để đặt câu.
3. Thái độ:
Sử dụng danh từ phù hợp trong văn bản và trong giao tiếp.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm danh từ.
- Các loại danh từ.
2. Luyện tập
- Tìm các danh từ chỉ sự vật.
- Tìm các danh từ chỉ đơn vị.
- Đặt câu với các danh từ tìm được.
3. Hướng dẫn tự học
- Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu.
- Luyện viết chính tả một đoạn truyện đã học. Thống kê các loại danh từ trong đoạn
truyện đó.

NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn bản tự sự ( ngôi thứ
nhất và ngôi thứ ba).
- Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba.
- Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể.
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.
- Vận dụng ngôi kể vào đọc – hiểu văn bản tự sự.
3. Thái độ:
Hăng say, tự nhiên trong khi sử dụng ngôi kể.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
- Dấu hiệu nhận biết hai ngôi kể.
- Đặc điểm của ngôi kể.
2. Luyện tập
- Nhận diện ngôi kể được dùng trong một số truyện dân gian đã học.
- Thay đổi ngôi kể thứ nhất thành ngôi kể thứ ba và ngược lại, nhận xét tác dụng của
ngôi kể đem lại.
- Sử dụng ngôi kể thích hợp trong khi viết thư.
3. Hướng dẫn tự học
Tập kể chuyện bằng ngôi thứ nhất.

CÂY BÚT THẦN


(Truyện cổ tích Trung quốc)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện
Cây bút thần.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Quan niệm nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước
mơ về những khả năng kì diệu của con người.
- Cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.
- Sự lặp lại tăng tiến của các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện. Sự đối lập của
các nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh tài giỏi.
- Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong chuyện.
- Kể lại câu chuyện.
3. Thái độ:
- Có tấm lòng yêu thương mọi người đặc biệt là những người nghèo khổ, căm ghét
những kẻ tham lam, ác độc.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Cây bút thần là truyện cổ tích Trung Quốc về nhân vật tài năng.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Những lí giải về tài năng : Mã Lương nghèo, ham học, vẽ, thành tài, được thưởng
bút thần.
- Quan niệm của nhân dân về mục đích của nghệ thuật chân chính.
- Ước mơ của nhân dân về cuộ sống công bằng, hạnh phúc.
b) Nghệ thuật
- Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật kì ảo góp phần khắc họa hình tượng nhân vật tài
năng trong truyện cổ tích.
- Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến phản ảnh hiện thực cuộc sống với những
mâu thuẫn xã hội không thể dung hòa.
- Kết thúc có hậu thể hiện niềm tin của nhân dân vào khả năng của những con người
chính nghĩa, có tài năng.
c) Ý nghĩa văn bản
- Truyện khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ
nhân dân, chống lại kẻ ác.
- Truyện thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và những khả
năng kì diệu của con người.
3. Hướng dẫn tự học
Đọc kĩ truyện, kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.

ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG


(Truyện cổ tích của A. Pu-skin)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Thấy được những nét chính về nghệ thuật và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu
trong truyện.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì.
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của
các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì.
- Phân tích các sự kiện trong truyện.
- Kể lại câu chuyện.
3. Thái độ:
- Có tấm lòng yêu thương mọi người đặc biệt là những người nghèo khổ, căm ghét
những kẻ tham lam, ác độc.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ dân gian Nga, Đức được Pu-skin viết
lại bằng 205 câu thơ (tiếng Nga).
- Kết cấu sự kiện trả ơn trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Ca ngợi người có tấm lòng nhân hậu và người có nghĩa tình sau trước, biết ơn đối
với người nhân hậu.
- Bài học đối với mụ vợ tham lam của ông lão đánh cá : điều kì diệu đã không xảy ra
khi mụ đời hỏi cá vàng phải biến mụ thành Long Vương và cá vàng phải làm theo ý
muốn của mụ.
b) Nghệ thuật
- Tạo nên sự hấp dẫn cho truyện bằng các yếu tố tưởng tượng, hoang đường qua hình
tượng cá vàng.
- Có kết cấu các sự kiện vừa lặp lại vừa tăng tiến.
- Xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, mang nhiều ý nghĩa.
- Kết thúc tác phẩm, các truyện cổ tích thông thường đều có hậu, riêng truyện này
quay trở về hoàn cảnh thực tế.
c) Ý nghĩa văn bản
Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích
đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện bằng ngôi thứ nhất theo đúng trình tự
các sự việc.
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một chi tiết đặc sắc trong truyện.

THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự.
- Kể xuôi, kể ngược tuỳ theo nhu cầu thể hiện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Hai cách kể - hai thứ tự kể : kể xuôi, kể ngược.
- Điều kiện cần có khi kể ngược.
2. Kĩ năng:
- Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.
- Vận dụng hai cách kể vào bải viết của mình.
3. Thái độ: Biết lựa chọn thứ tự kể phù hợp.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Thứ tự kể trong văn tự sự là trình tự kể các sự việc, bao gồm kể xuôi và kể ngược.
- Sự khác nhau của cách kể xuôi, kể ngược.
2. Luyện tập
- Lập dàn ý cho một đề văn kể chuyện theo ngôi kể (ngôi một hoặc ngôi ba).
- Xác định thứ tự kể, ngôi kể, vai trò của yếu tố hồi tưởng trong câu chuyện.
- Nhận xét về việc lựa chọn ngôi kể, thứ tự kể trong một tác phẩm văn học.
3. Hướng dẫn tự học
- Tập kể xuôi, kể ngược một truyện dân gian.
- Chuẩn bị cho bài viết viết số 2 bằng cách lập hai dàn ý cho một đề văn theo hai ngôi
kể.

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG


(Truyện ngụ ngôn)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng.
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện : mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người,
ẩn bài học triết lí, tình huống bất ngờ, hài hước độc đáo.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ: Phải biết khiêm tốn, không được chủ quan, kiêu ngạo.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Ngụ ngôn là những truyên kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật,
đồ vật hoặc chuyện về chính con người để nói bóng gió, kín đáo khuyên nhủ, răn dạy
con người một bài học nào đó trong cuộc sống.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Sự việc chính của truyện.
- Bài học nhận thức được rút ra
b) Nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc…
- Cách kể bất ngờ, hài hước kín đáo.
c) Ý nghĩa văn bản
Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng lại huênh hoang,
đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan,
kiêu ngạo.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện bằng ngôi thứ nhất theo đúng trình tự
các sự việc.
- Đọc thêm các truyện ngụ ngôn khác.

CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG


(Truyện ngụ ngôn)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Đặc điểm thể loại của truyện ngụ ngôn trong văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Nét đặc sắc của truyện : cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự
đoàn kết.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ: Phải biết khiêm tốn, đoàn kết, không được ganh tị nhau.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Thể loại của truyện : truyện ngụ ngôn.
- Đề tài của truyện : mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Sự việc chính của truyện.
- Bài học nhận thức được rút ra.
b) Nghệ thuật
Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ (mượn các bộ phận của cơ thể để nói chuyện con người).
c) Ý nghĩa văn bản
Truyện nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng. Vì vậy, mỗi
người không thể sống đơn độc, tách biệt mỗi cá nhân mà cần đoàn kết, nương tựa,
gắn bó với nhau để cùng tồn tại và phát triển.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện bằng ngôi thứ nhất theo đúng trình tự
các sự việc.
- Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và kể tên những truyện ngụ ngôn đã học.
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự : Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi
kể trong văn tự sự.
- Biết trình bày, diễn đạt để kể một câu chuyện của bản thân.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự
- Yêu cầu của một câu chuyện của bản thân.
2. Kĩ năng:
Lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
3. Thái độ:
Mạnh dạn luyện nói, làm quen với phát biểu miệng.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
Nhắc lại kiến thức đã học về thể loại tự sự : chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi
kể trong văn tự sự.
2. Luyện tập
- Tìm hiểu yêu cầu của một đề bài cụ thể.
- Tập kể một câu chuyện của bản thân và tập nhận xét phần trình bày của bạn.
3. Hướng dẫn tự học
Dựa vào các bài tham khảo để điều chỉnh bài nói của mình.

THẦY BÓI XEM VOI


(Truyện ngụ ngôn)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi.
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ: Phải biết nhìn nhận mọi sự vật, sự việc một cách toàn diện.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Đọc kĩ truyện, tìm hiểu bố cục và nội dung từng phần, tìm hiểu chú thích, xác định
nhân vật, tình huống xem voi.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Cách xem voi của các thầy bói : Mỗi thầy sờ một bộ phận của voi
- Thái độ của các thầy bói khi tranh luận : Mỗi người một ý, không ai nghe ai.
b) Nghệ thuật
- Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo.
- Lặp lại các sự việc.
- Nghệ thuật phóng đại
c) Ý nghĩa văn bản
Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu một sự vật, sự việc nào đó phải
xem xét chúng một cách toàn diện.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện bằng ngôi thứ nhất theo đúng trình tự
các sự việc.
- Tìm thêm các truyện khác có ý nghĩa tương tự.

DANH TỪ (Tiếp theo)


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được định nghĩa của danh từ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật : Danh từ chung và danh từ riêng.
- Quy tắc viết hoa danh từ riêng.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.
- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.
3. Thái độ: Biết vận dụng kiến thức đã học vào viết văn bản.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Định nghĩa danh từ chung và danh từ riêng.
- Cách viết hoa danh từ riêng.
2. Luyện tập
- Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong câu.
- Phát hiện và sửa lỗi viết hoa danh từ riêng.
- Luyện chính tả.
3. Hướng dẫn tự học
- Đặt câu có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng.
- Luyện cách viết danh từ riêng.

CỤM DANH TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được đặc điểm của cụm danh từ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Nghĩa của cụm danh từ
- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
2. Kĩ năng:
Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
3. Thái độ:
Mạnh dạn luyện nói, làm quen với phát biểu miệng .
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Cụm danh từ là tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Đặc điểm ngữ nghĩa của cụm danh từ : đầy đủ hơn nghĩa của danh từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ : giống như danh từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ gồm ba phần : Phần trước, phần trung tâm và phần
sau.
2. Luyện tập
- Tìm các cụm danh từ trong câu.
- Thêm từ ngữ vào trước hoặc sau một danh từ để tạo thành cụm danh từ.
- Điền cụm danh từ vào mô hình cụm danh từ.
- Tìm từ ngữ phụ thích hợp điền vào chỗ trống trong cụm danh từ.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ các đơn vị kiến thức về danh từ, cụm danh từ.
- Tìm cụm danh từ trong một truyện ngụ ngôn đã học.
- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ, xác định cấu tạo cụm danh từ.
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ:
KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu các yêu cầu của bài văn tự sự và kể chuyện đời thường.
- Nhận diện được đề văn kể chuyện đời thường.
- Biết tìm ý và lập dàn ý cho bài văn kể chuyện đời thường.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Nhân vật và sự việc được kể trong kể chuyện đời thường.
- Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường.
2. Kĩ năng:
- Làm bài văn kể một câu chuyện đời thường.
3. Thái độ: Tích cực, chủ động, tự giác trong tiết học
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức :
- Nhắc lại những kiến thức đã học về bài văn kể chuyện.
- Xác định yêu cầu đối với bài văn kể chuyện đời thường : nhân vật cần phải hết sức
chân thực, không bịa đặt ; các sự việc, chi tiết được lựa chọn cần tập trung cho một
chủ đề nào đó.
- Cách làm một bài văn kể chuyện đời thường.
2. Luyện tập
- Tìm hiểu yêu cầu của một đề bài tập làm văn kể chuyện đời thường theo yêu cầu
của giáo viên.
- Lập dàn ý cho một bài văn kể chuyện đời thường.
- Viết một đoạn văn kể chuyện đời thường.
3. Hướng dẫn tự học
Viết hoàn chỉnh bài văn kể chuyện đời thường đã lập dàn bài ở lớp.
TREO BIỂN
(Truyện cười)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu biết bước đầu về truyện cười.
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện Treo biển.
- Hiểu một số nghệ thuật chính về nghệ thuật gây cười của truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khái niệm truyện cười.
- Đặc điểm thể loại của truyện cười về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm
Treo biển.
- Cách kể hài hước về những người hành động không suy xét, không có chủ kiến
trước ý kiến của những người khác.
2.Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện cười Treo biển.
- Phân tích, hiểu ý nghĩa của truyện.
- Kể lại câu chuyện.
3.Thái độ: Tích cực, chủ động, tự giác trong tiết học.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm
tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Những nội dung cần thiết cho việc quảng cáo bằng ngôn ngữ trên tấm biển của nhà
hàng.
- Chuỗi sự việc đáng cười diễn ra trong truyện gồm có bốn lời góp ý và phản ứng của
nhà hàng.
b) Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống cực đoan, vô lí (cái biển bị bắt bẻ) và cách giải quyết một
chiều không suy nghĩ, đắn đo của chủ nhà hàng.
- Sử dụng những yếu tố gây cười.
- Kết thúc truyện bất ngờ : chủ nhà hàng cất luôn tấm biển.
c) Ý nghĩa văn bản
Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, vui vẻ, phê phán những người hành động
thiếu chủ kiến và nêu lên bài học về sự cần thiết phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến
của người khác.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ định nghĩa về truyện cười.
- Kể diễn cảm câu chuyện.
- Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình sau khi học xong truyện Treo biển.

LỢN CƯỚI, ÁO MỚI


(Truyện cười)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu biết bước đầu về truyện cười.
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Hiểu một số nghệ thuật chính về nghệ thuật gây cười của truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Đặc điểm thể loại của truyện cười về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm
Lợn cưới, áo mới.
- Ý nghĩa chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe khoang, hợm hĩnh chỉ
làm trò cười cho thiên hạ.
- Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch, trái tự
nhiên.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện cười.
- Phân tích, hiểu ý nghĩa của truyện.
- Kể lại cu chuyện
3.Thái độ: Tích cực, chủ động, tự giác trong tiết học
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Thói khoe khoang, học đòi trong thực tế đời sống.
- Tình huống gây cười của truyện.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Nhân vật : người khoe lợn, kẻ khoe áo – những nhân vật khoe của, thích học đòi.
- Những nhân vật lố bịch thể hiện thái độ của tác giả dân gian phê phán, mỉa mai thói
khoe của của một số người qua hành vi, lời nói…
b) Nghệ thuật
- Tạo tình huống truyện gây cười.
- Miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ khoe rất lố bịch của nhân vật.
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại.
c) Ý nghĩa văn bản
Truyện chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của – một tính xấu
khá phổ biển trong xã hội.
3. Hướng dẫn tự học
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình sau khi học xong truyện.

SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận biết và nắm được ý nghĩa, công dụng của số từ và lượng từ.
- Biết cách dùng số từ và lượng từ trong khi nói và viết.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khi niệm số từ và lượng từ.
- Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ :
+ Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ
+ Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được số từ và lượng từ.
- Phân biệt số từ và danh từ chỉ đơn vị.
- Vận dụng được số từ và lưọng từ khi nói, viết.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học, lắng nghe và phát biểu.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Đặc điểm của số từ.
- Đặc điểm của lượng từ.
- Phân biệt số từ với lượng từ.
- Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ (trong mô hình cấu tạo cụm danh từ).
2. Luyện tập
- Tìm các số từ và lượng từ trong một văn bản đã học.
- Phân tích cách sử dụng số từ trong câu.
- Phân tích cách sử dụng lượng từ trong câu.
- Phân biệt lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể và lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân
phối.
- Đặt câu với số từ và lượng từ cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ các đơn vị cụ thể về số từ và lượng từ.
- Xác định số từ, lượng từ trong một tác phẩm truyện đã học

KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được thế nào là kể chuyện tưởng tượng.
- Cảm nhận được vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.
- Vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự.
2. Kĩ năng:
Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
3. Thái độ:
Có ý thức học tập về văn tưởng tượng.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Kể chuyện tưởng tượng là kể câu chuyện nghĩ ra bằng trí tưởng tượng, không có sẵn
trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự : tưởng tượng càng logic, tự nhiên, phong phú
thì sự sáng tạo càng hay.
2. Luyện tập
- Tóm tắt một truyện dân gian đã học.
- Tìm các chi tiết tưởng tượng trong truyện.
- Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các chi tiết tưởng tượng trong truyện.
3. Hướng dẫn tự học
Lập dàn ý cho một đề văn kể chuyện và tập viết bài văn kể chuyện tưởng tượng.

ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu đặc điểm thể loại của các truyện dân gian đã học.
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật đặc sắc về nghệ thuật của
các truyện dân gian đã học.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học : truyền thuyết, cổ tích, truyện
ngụ ngôn, truyện cười.
- Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.
2. Kĩ năng:
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các truyện dân gian.
- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.
- Kể lại một vài truyện dân gian đã học.
3. Thái độ:
Có ý thức học tập tích cực, tự giác.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hệ thống hóa kiến thức
- Các thể loại truyện dân gian và đặc điểm của mỗi thể loại.
- Lập bảng thống kê các truyện dân gian đã học (tên truyện, nội dung, ý nghĩa truyện,
đặc sắc nghệ thuật…)
2. Luyện tập
- Kể tóm tắt các truyện dân gian đã học.
- Trình bày cảm nhận về một truyện, một nhân vật hoặc một chi tiết trong các truyện
dân gian mà em thích nhất.
- Chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích.
- Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười.
3. Hướng dẫn tự học
Đọc lại các truyện dân gian, nhớ nội dung và nghệ thuật của mỗi truyện.

CHỈ TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận biết, nắm được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói, viết.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khái niệm chỉ từ.
- Nghĩa khái quát của chỉ từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ.
+ Khả năng kết hợp của chỉ từ
+ Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được chỉ từ.
- Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết.
3. Thái độ:
Có ý thức dùng chỉ từ phù hợp với hoàn cảnh.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Chỉ từ là những từ dùng để trỏ sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không
gian và thời gian.
- Hoạt động của chỉ từ trong câu.
2. Luyện tập
- Tìm các chỉ từ và xác định ý nghĩa, chức vụ của chỉ từ trong một số câu văn.
- Dùng chỉ từ (ấy, đó, đấy thay thế cho một cụm từ.
- Nhận xét về tác dụng của chỉ từ.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm các chỉ từ trong một truyện dân gian đã học.
- Đặt câu có sử dụng chỉ từ.

LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu rõ vị trí của tưởng tượng trong kể chuyện
- Tập giải quyết một số đề bài tự sự tưởng tượng sáng tạo.
- Tự làm được dàn bài cho đề bài tưởng tượng.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Kĩ năng :
- Tự xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng.
- Kể chuyện tưởng tượng.
3. Thái độ: Có ý thức dùng rèn luyện tự giác, tích cực.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
Nhắc lại các đặc điểm của kể chuyện tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng
trong tự sự.
2. Luyện tập
- Lập dàn ý cho một bài văn kể chuyện tưởng tượng.
- Viết thành văn từng phần theo dàn bài chi tiết.
- Tập nói theo dàn bài chi tiết đã chuẩn bị sẵn.
- Lắng nghe, nhận xét ưu, nhược điểm và những hạn chế, những điểm cần khắc phục
trong phần kể của bạn.
- Lắng nghe ý kiến đóng góp để điều chỉnh bài nói của mình.
3. Hướng dẫn tự học
Lập dàn ý cho một bài kể chuyện tưởng tượng và tập kể theo dàn ý đó.

CON HỔ CÓ NGHĨA
(Truyện trung đại Việt Nam)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyện trung đại.
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện Con hổ có nghĩa.
- Hiểu, cảm nhận được một số nét nghệ thuật chính trong truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Đặc điểm thể loại của truyện trung đại.
- Ý nghĩa đề cao đạo lí, nghĩa tình trong truyện.
- Nét đặc sắc của truyện : kết cấu truyện đơn giản và sử dụng biện pháp nhân hóa.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại
- Phân tích, hiểu ý nghĩa của hình tượng con hổ có nghĩa.
- Kể lại được chuyện.
3.Thái độ: Giáo dục lòng biết ơn.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán thời kì trung đại có nội dung phong phú và
thường mang tính chất giáo huấn, cách viết không giống truyện hiện đại. Nhân vật
thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể, qua hành động và
qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Cái nghĩa và mức độ thể hiện cái nghĩa của con hổ với bà đỡ Trần.
- Cáí nghĩa và mức độ thể hiện cái nghĩa của con hổ với bác tiều.
b) Nghệ thuật
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, xây dựng hình tượng mang ý nghĩa giáo huấn.
- Kết cấu truyện có sự nâng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư
tưởng, chủ đề của tác phẩm.
c) Ý nghĩa văn bản
Truyện đề cao giá trị đạo làm người : con vật còn có nghĩa huống chi là con
người.
3. Hướng dẫn tự học
Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
MẸ HIỀN DẠY CON
(Truyện Trung Quốc)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện Mẹ hiền dạy con.
- Hiểu cách viết truyện gần với viết kí, viết sử ở thời trung đại.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử,
- Những sự việc chính trong truyện.
- Ý nghĩa của truyện.
- Cách viết truyện gần với viết kí (ghi chép sự việc), viết sử (ghi chép chuyện thật) ơ
thời trung đại.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại.
- Phân tích, nắm bắt được các sự kiện trong truyện.
- Kể lại được chuyện.
3.Thái độ: Giáo dục lòng biết ơn.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Truyện được tuyển dịch từ sách Liệt nữ truyện của Trung Quốc, được Ôn Như
Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân dịch.
- Mạnh Tử là bậc hiền triết nổi tiếng của Trung Hoa thời Chiến quốc.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Suy nghĩ và hành động của bà mẹ về môi trường giáo dục con thành người.
- Suy nghĩ và hành động của bà mẹ về phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân.
b) Nghệ thuật
- Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy
Mạnh Tử.
- Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.
c) Ý nghĩa văn bản
- Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách của trẻ.
- Vai trò của người mẹ trong việc dạy dỗ con cái.
3. Hướng dẫn tự học
- Kể lại truyện.
- Nhớ nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Suy nghĩ về đạo làm con sau khi học xong văn bản.

ĐỘNG TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các đặc điểm của động từ.
- Nắm được các loại động từ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khái niệm động từ.
- Các loại động từ
2. Kĩ năng:
- Nhận biết động từ trong câu.
- Phân biệt động từ tình thái với động từ chỉ hành động, trạng thái.
- Sử dụng động từ để đặt câu.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng động từ trong nói, viết.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
- Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng…để tạo
thành cụm động từ.
- Chức vụ ngữ pháp của động từ.
- Dựa vào vị trí trong cụm động từ và ý nghĩa khái quát của từ, động từ được chia
thành hai loại :
+ Động từ tình thái.
+ Động từ chỉ hành động, trạng thái.
2. Luyện tập
- Tìm các động từ trong một đoạn văn đã học và cho biết các động từ ấy thuộc loại
nào.
- Tìm các động từ chỉ hành động, trạng thái và đặt câu với các động từ ấy.
- Nêu nhận xét và tìm ví dụ về khả năng kết hợp của động từ với các từ khác.
3. Hướng dẫn tự học
- Đặt câu và xác định chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu.
- Luyện viết chính tả một đoạn truyện đã học.
- Thống kê các động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái trong bài chính
tả.

CỤM ĐỘNG TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được đặc điểm của cụm động từ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Nghĩa của cụm động từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm động từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ.
2. Kĩ năng:
Sử dụng cụm động từ.
3.Thái độ: Có ý thức sử dụng cụm động từ đúng hoàn cảnh.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Cụm động từ là loại tổ hợp do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ.
- Chức vụ ngữ pháp của cụm động từ trong câu giống như động từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ gồm ba phần : Phần phụ ngữ ở trước, phần trung
tâm, phần phụ ngữ ở sau.
2. Luyện tập
- Tìm các cụm động từ trong câu.
- Thêm phụ ngữ ở trước hoặc sau động từ để tạo thành cụm động từ.
- Điền cụm động từ vào mộ hình.
- Nhận xét về ý nghĩa của phụ ngữ trong cụm động từ
- Đặt câu có cụm động từ.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ các đơn vị kiến thức về động từ.
- Tìm cụm động từ trong một đoạn truyện đã học.
- Đặt câu có sử dụng cụm động từ, xác định cấu tạo cụm động từ.

TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các đặc điểm của tính từ và cụm tính từ.
- Nắm được các loại tính từ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khái niệm tính từ.
- Các loại tính từ.
- Đặc điểm cụm tính từ :
+ Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ.
+ Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết tính từ trong câu.
- Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
- Sử dụng tính từ, cụm tính từ trong nói hoặc viết.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng tính từ và cụm tính từ đúng hoàn cảnh trong nói, viết.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự việc, hành động, trạng thái.
- Các loại tính từ.
- Tính từ và cụm tính từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ
của tính từ hạn chế hơn động từ.
- Cụm tính từ ở dạng đầy đủ nhất gồm ba phần : phần phụ ngữ trước, phần trung tâm,
phần phụ ngữ sau.
2. Luyện tập
- Tìm các tính từ, cụm tính từ trong một đoạn văn đã học.
- Chỉ rõ tác dụng của việc sử dụng tính từ, cụm tính từ trong các câu văn cụ thể.
- Nêu nhận xét về việc sử dụng tính từ chỉ mức độ trong việc miêu tả diễn biến sự
việc ở một văn bản cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhận xét về nghĩa của phụ ngữ trong cụm tính từ.
- Tìm cụm tính từ trong một đoạn truyện đã học.
- Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của tính từ, cụm tính từ trong câu.

THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG


(Nam Ông mộng lục – HỒ NGUYÊN TRỪNG)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Hiểu nét đặc sắc của tình huống gay cấn của truyện.
- Hiểu cách viết truyện trung đại.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Phẩm chất vô cùng cao đẹp của Thái y lệnh.
- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm trung đại : gần với kí ghi chép sự việc.
- Truyện nêu cao gương sáng của bậc lương y chân chính.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại.
- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện.
- Kể lại được chuyện.
3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thương con người.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Hồ Nguyên Trừng (1374 – 1446), con trai trưởng của Hồ Quý Ly, là người đức độ
và tài năng.
- Nam Ông mộng lục là tác phẩm thể hiện tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng luôn nặng
lòng với quê hương xứ sở trong những năm tháng phải sống trên đất khách quê
người.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Lai lịch, chức vị, công đức lớn lao của vị Thái y lệnh.
- Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh.
- Niềm hạnh phúc của vị Thái y lệnh.
b) Nghệ thuật
- Tạo nên tình huống truyện gay cấn
- Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu.
- Xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện.
c) Ý nghĩa văn bản
- Truyện ca ngợi vị Thái y lệnh không những giỏi chuyên môn mà còn có tấm lòng
nhân đức, thương xót người bệnh.
- Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Tập kể lại chuyện.
- Đọc và tìm hiểu thêm về y đức.
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG:
SỰ TÍCH ĐỀN THƯỢNG, NÚI ĐUỔM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của
truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của
truyện.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng kể chuyện.
3.Thái độ: HS thêm tự hào về quê hương, thêm kính yêu cảm phục các nhân vật anh
hùng của Thái Nguyên: anh hùng dân tộc Dương Tự Minh luôn là biểu tượng của
lòng yêu nước, của sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết chống xâm lăng và chiến
thắng oanh liệt, vẻ vang của dân tộc Việt thời cổ nói chung và của nhân dân các dân
tộc tỉnh Thái nguyên nói riêng.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Lai lịch, phẩm chất, công lao của người anh hùng Dương Tự Minh.
- Sự tích đền Thượng núi Đuổm.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Lai lịch, phẩm chất, công lao của người anh hùng Dương Tự Minh.
- Sự tích đền Thượng núi Đuổm gắn liền với tên người anh hùng dân tộc.
- Giới thiệu một số trò chơi dân gian trong hội đền Đuổm.
b) Nghệ thuật
- Tạo nên tình huống truyện gay cấn.
- Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu.
c) Ý nghĩa văn bản
Truyện ca ngợi người anh hùng dân tộc Dương Tự Minh có công lớn trong việc
đánh giặc, bảo vệ đất nước.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Tập kể lại chuyện.

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN


(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí –TÔ HOÀI)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoan trích.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu
ngạo.
- Một số nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc truyện hiện đại, đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách các nhân
vật.
- Phân tích được các nhân vật trong truyện.
- Vận dụng được biện pháp so sánh, nhân hóa trong văn miêu tả.
3.Thái độ:
- Biết nhận xét, đánh giá về các nhân vật và sự kiện trong tác phẩm dành cho thiếu
nhi.
- Yêu thích loài vật.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Tô Hoài sinh năm 1920 là nhà văn thành công trên con đường nghệ thuật từ trước
Cách mạng tháng Tam 1945, có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi.
- Bài học đường đời đầu tiên trích từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí – tác phẩm được
xuất bản lần đầu năm 1941.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
- Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết cho Dế Choắt.
- Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình.
b) Nghệ thuật
- Kể chuyện kết hợp với miêu tả.
- Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ.
- Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
c) Ý nghĩa văn bản
Đoạn trích nêu lên bài học : tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác,
khiến ta phải ân hận suốt đời.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
- Hiểu, nhớ được ý nghĩa và nghệ thuật độc đáo của văn bản Bài học đường đời đầu
tiên.

PHÓ TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các đặc điểm của phó từ
- Nắm được các loại tính từ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khái niệm phó từ. Ý nghĩa khái quát của phó từ. Đặc điểm ngữ pháp của phó
từ (khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ)
- Các loại phó từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết phó từ trong văn bản.
- Phân biệt các loại phó từ.
- Sử dụng phó từ để đặt câu.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng phó từ đúng hoàn cảnh.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ,
tính từ đó.
- Các loại phó từ :
+ Phó từ đứng trước động từ, tính từ.
+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ.
2. Luyện tập
- Tìm các phó từ trong câu và xác định ý nghĩa của chúng.
- Thuật lại một sự việc, chỉ ra phó từ trong đoạn văn đó và cho biết mục đích của việc
dùng phó từ.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ khái niệm phó từ, các loại phó từ.
- Nhận diện được phó từ trong các câu văn cụ thể.

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết được hoàn cảnh cần sử dụng văn miêu tả.
- Những yêu cầu cần đạt đối với văn bản miêu tả.
- Nhận diện và vận dụng văn miêu tả trong khi nói, viết.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khái niệm văn miêu tả.
- Mục đích của miêu tả và cách thức miêu tả.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả
- Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xác
định đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu
tả.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng văn miêu tả đúng hoàn cảnh.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Văn miêu tả giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi
bật của một sự vật, hiện tượng, con người, phong cảnh… làm cho những cái đó như
hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
- Một trong những năng lực cần thiết nhất trong văn miêu tả là quan sát.
2. Luyện tập
- Tìm đoạn văn miêu tả trong những văn bản đã học, xác định nội dung đoạn văn, đặc
điểm của đối tượng miêu tả.
- Tìm những chi tiết tiêu biểu khi miêu tả một đối tượng cụ thể.
- Tác dụng của các chi tiết miêu tả.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ khái niệm văn miêu tả.
- Tìm và phân tích một đoạn văn miêu tả tự chọn.

SÔNG NƯỚC CÀ MAU


(Trích Đất rừng phương Nam – ĐOÀN GIỎI)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bổ sung kiến thức về tác giả và tác phẩm văn học hiện đại.
- Hiểu và cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sống nước Cà
Mau, qua đó thấy tình cảm gắn bó của tác giả đối với vùng đất này.
- Thấy được hình thức nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong đoạn trích.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả, tác phẩm Đất rừng phương Nam.
- Vẻ đẹp của tự nhiên và cuộc sống của con người một vùng đất phương Nam.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản
- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng
khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.
3.Thái độ: Yêu thích, khám phá thiên nhiên
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Đoàn Giỏi (1925 – 1989) quê ở Tiền Giang, là nhà văn thường viết về thiên nhiên
và con người Nam Bộ.
- Sông nước Cà Mau trích từ tác phẩm Đất rừng phương Nam – một tác phẩm thành
công của nhà văn viết về vùng đất phương Nma của Tổ quốc.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau còn nguyên sơ, rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức
sống hoang dã.
- Cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc đáo.
b) Nghệ thuật
- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể.
- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, chính xác, kết hợp với việc sử dụng các phép tu từ.
- Sử dụng ngôn ngữ địa phương.
- Kết hợp miêu tả và thuyết minh.
c) Ý nghĩa văn bản
Đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn
Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
3. Hướng dẫn tự học
Đọc kĩ văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả đặc sắc, các chi tiết sử dụng phép so
sánh.
SO SÁNH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được khái niệm so sánh và dùng nó để nhận diện một số câu văn có sử dụng
phép so sánh.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khái niệm của phép tu từ so sánh.
- Cấu tạo của phép tu từ so sánh.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được phép so sánh.
- Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng,
tiến đến tạo ra những so sánh hay.
- Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra tác
dụng của các kiểu so sánh
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng văn miêu tả đúng hoàn cảnh.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- So sánh là đối chiếu hai sự vật có nét tương đồng tăng sức gợi hình, gợi cảm cho
câu văn, câu thơ.
- Cấu tạo của phép so sánh đầy đủ gồm bốn yếu tố : sự vật được so sánh, phương
diện so sánh, từ so sánh, sự vật dùng để so sánh.
2. Luyện tập
- Tìm ví dụ về so sánh đồng loại và so sánh khác loại.
- Hoàn chỉnh phép so sánh trong một số thành ngữ quen thuộc.
3. Hướng dẫn tự học
Nhận diện được phép so sánh, các kiểu so sánh trong các văn bản đã học.

QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ


NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được một số thao tác cơ bản cần thiết cho việc viết văn miêu tả : quan sát,
tưởng tượng, nhận xét, so sánh.
- Thấy được vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong
văn miêu tả.
- Biết cách vận dụng những thao tác trên khi viết bài văn miêu tả.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn
miêu tả.
- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
2. Kĩ năng:
- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản: quan sát, tưởng tượng, so sánh,
nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét văn miêu
tả đúng hoàn cảnh.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Muốn miêu tả được, trước hết phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng,
tưởng tượng, so sánh để làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
2. Luyện tập
- Tìm những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc trong một đoạn văn miêu tả.
- Quan sát và ghi chép những đặc điểm nổi bật của một đối tượng miêu tả cụ thể.
- Liên tưởng, so sánh các hình ảnh, sự vật sao cho thích hợp, hấp dẫn.
- Viết đoạn văn miêu tả nêu bật được những đặc điểm của đối tượng miêu tả.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ được mục đích của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu
tả.
- Nhận biết được điểm nhìn miêu tả, các chi tiết tưởng tượng, so sánh trong một đoạn
văn miêu tả.

BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI


(TẠ DUY ANH)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật
trong tác phẩm.
- Thấy được sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với lòng ghen
ghét, đối kị.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Những nét chính về tác giả, tác phẩm.
- Tình cảm của người em gái tài năng đối với người anh trai.
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể
chuyện.
- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách qua câu chuyện.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản và tâm lí nhân vật.
- Đọc – hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả
tâm lí nhân vật.
- Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn.
3.Thái độ: Ứng xử đúng đắn, thẳng thắn không ghen tị trước tài năng của người
khác.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đạt giải Nhì trong cuộc thi "Tương lai vẫy
gọi" của báo Thiếu niên tiền phong
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Nhân vật Kiều Phương:
+ Hồn nhiên, hiếu động.
+ Tài năng hội hoạ.
- Nhân vật người anh:
+ Quan sát những biểu hiện của lòng say mê hội họa của em gái.
+ Mặc cảm vì nghĩ mình không có năng khiếu gì.
+ Xúc động khi nhận ra tâm hồn, lòng nhân hậu của người em.
b) Nghệ thuật
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho câu chuyện.
- Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí của nhân vật.
c) Ý nghĩa văn bản
Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố
kị.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính, kể tóm tắt được truyện.
- Hiểu ý nghĩa của truyện.

LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ


NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm chắc các kiến thức về văn miêu tả được sử dụng trong bài luyện nói.
- Thực hành kĩ năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu
tả.
- Rèn kĩ năng lập dàn ý và luyện nói trước lớp.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Những yêu cầu cần đạt với luyện nói.
- Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn
miêu tả.
- Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối
tượng cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.
- Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói.
- Nói trước tập thể rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói dúng nội dung, tác phong tự
nhiên.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong khi nói.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
- Vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói.
- Yêu cầu của việc luyện nói.
2. Luyện tập
- Ghi lại kết quả của việc quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong việc miêu
tả các đối tượng :
+ Một người thân.
+ Một nhân vật văn học.
+ Một cảnh vật.
- Lập dàn ý một trong các đối tượng trên.
- Trình bày trước tập thể lớp.
- Nghe và nhận xét phần trình bày của bạn để rút kinh nghiệm.
3. Hướng dẫn tự học
- Xác định đối tương miêu tả cụ thể, nhận xét về đối tượng và làm rõ nhận xét đó qua
các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
- Lập dàn ý cho bài văn miêu tả.

VƯỢT THÁC
(Trích Quê nội – VÕ QUẢNG)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Thấy được giá trị nghệ thuật độc đáo trong Vượt thác.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên và vẻ đẹp của người
lao động được miêu tả trong bài.
- Tình cảm của tác giả với cảnh vật quê hương, với người lao động.
- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con
người.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản.
- Nhận diện được nghệ thuật phối hợp miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt
động của con người.
3.Thái độ: Yêu quý thiên nhiên và con người lao động.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Võ Quảng (1920 - 2007), quê ở Đại Hoà, Đại Lộc, Quảng Nam, là nhà văn chuyên
viết cho thiếu nhi.
- Vượt thác trích từ chương XI của tập truyện ngắn Quê nội – tác phẩm viết về cuộc
sống ở một làng quê ven sống Thu Bồn trong những ngày sau Cách mạng.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Bức tranh thiên nhiên trên sông Thu Bồn được miêu tả theo trình tự vượt thác..
- Hình ảnh quả cảm của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác, qua đó làm nổi bật
vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên vĩ đại.
b) Nghệ thuật
- Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hành động của con người.
- Sử dụng phép nhân hóa, so sánh phong phú, độc đáo.
- Lựa chọn các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc.
c) Ý nghĩa văn bản
Vượt thác là một bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động ; từ đó kín
đáo nói lên lòng yêu nước của nhà văn.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ truyện, nhớ những chi tiết miêu tả tiêu biểu.
- Hiểu được ý nghĩa của các phép tu từ được sử dụng trong bài khi miêu tả cảnh thiên
nhiên.

SO SÁNH (Tiếp theo)


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Biết vận dụng hiệu quả phép tu từ so sánh khi nói và viết.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Các kiểu so sánh cơ bản.
- Tác dụng của phép tu từ so sánh.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, so sánh
hay.
- Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng phép so sánh đúng hoàn cảnh
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Có hai kiểu so sánh cơ bàn : so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
- Tác dụng của phép tu từ so sánh.
2. Luyện tập
- Xác định phép so sánh trong văn bản, chỉ ra kiểu so sánh được sử dụng và phân tích
tác dụng của phép so sánh.
- Tìm các câu văn so sánh trong một đoạn văn bản đã học.
- Đặt câu văn miêu tả có sử dụng các kiểu so sánh đã học.
3. Hướng dẫn tự học
Viết đoạn văn miêu tả có sử dụng phép so sánh.

CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG:


SỰ TÍCH SÔNG CÔNG, NÚI CỐC
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của
truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố thêm kiến thức cơ bản về thể loại truyền thuyết.
- Qua câu chuyện tình cảm động và cái chết bi thảm của chàng Cốc nàng Công, ca
ngợi tình yêu tự do và khát vọng hạnh phúc. Phê phán sự phân biệt giàu nghèo, địa vị
và những hủ tục của xã hội phong kiến đã ngăn cản tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản.
- Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn.
3. Thái độ: Lòng tự hào về vẻ đẹp của quê hương.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Câu chuyện tình đau thương của chàng Công, nàng Cốc.
- Sự tích Hồ Núi Cốc.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Kể lại câu chuyện tình đau thương của chàng Công, nàng Cốc.
- Giới thiệu về khu du lịch Hồ Núi Cốc.
b) Nghệ thuật
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng.
- Cách lựa chọn từ ngữ tinh tế, miêu tả sinh động.

c) Ý nghĩa văn bản


Truyện ca ngợi chuyện tình bi thương, thủy chung của nàng Công, chàng Cốc.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Tập kể lại chuyện.

PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được phương pháp làm bài văn tả cảnh.
- Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý cho bài văn hoàn chỉnh.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Yêu cầu của bài văn tả cảnh.
- Nắm được cách tả cảnh và bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả cảnh.
2. Kĩ năng:
- Quan sát tả cảnh.
- Luyện kĩ năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn
theo một thứ tự hợp lí.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét văn miêu
tả đúng hoàn cảnh.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Những bước cơ bản để làm một bài văn tả cảnh : xác định đối tượng miêu tả ; quan
sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu ; trình bày những điều đã quan sát theo một
trình tự nhất định.
- Bố cục bài văn tả cảnh gồm ba phần.

2. Luyện tập
- Quan sát, lựa chọn chi tiết và xác định được trình tự miêu tả thích hợp khi viết một
bài văn tả cảnh.
- Lập dàn ý cho một bài văn tả cảnh.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ các bước cơ bản khi làm bài văn tả cảnh.
- Nhớ dàn ý khái quát của bài văn tả cảnh.

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG


(Chuyện của một em bé người An-dát – An-phông-xơ Đô-đê)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện : phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ,
đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước.
- Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học
tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu
hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.
- Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể
hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động.
2. Kĩ năng:
- Kể tóm tắt truyện.
- Tìm hiểu, phân tích nhân vật cậu bé Phrăng và thầy giáo Ha-men qua ngoại hình,
ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
- Trình bày suy nghĩ của mình về tiếng nói dân tộc.
3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu quý tiếng nói của dân tộc mình.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- An-phông-xơ Đô-đê (1840 – 1897) là nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện
ngắn nổi tiếng.
- Buổi học cuối cùng được viết vào thời điểm hai vùng An-dát và Lo-ren bị cắt cho
quân Phổ.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Nhân vật người thầy giáo yêu nước Ha-men: nghiêm khắc, mẫu mực, yêu Tổ quốc.
- Phrăng là cậu học sinh ham chơi nhưng trong buổi học cuối cùng, cậu đã hiểu được
giá trị, ý nghĩa của tiếng nói dân tộc.
b) Nghệ thuật
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình.
c) Ý nghĩa văn bản
Văn bản cho ta thấy tác giả là một người yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu
sắc về tiếng mẹ đẻ.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính, kể tóm tắt được truyện.
- Sưu tầm những bài văn, bài thơ về vai trò của tiếng nói dân tộc.

NHÂN HÓA
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm nhân hóa, các loại nhân hóa.
- Hiểu được tác dụng của nhân hóa.
- Biết vận dụng kiến thức về nhân hóa vào việc đọc – hiểu văn bản và viết bài văn
miêu tả.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm nhân hóa, các loại nhân hóa.
- Hiểu được tác dụng của nhân hóa.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và bước đầu phân tích giá trị biểu cảm của nhân hóa.
- Sử dụng nhân hóa đúng lúc, đúng chỗ trong nói và viết.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng phép nhân hóa đúng hoàn cảnh.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, đồ vật,...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi
hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật, đồ vật, con vật…trở nên gần gũi với con
người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Các kiểu nhân hóa.
- Tác dụng của phép nhân hóa.
2. Luyện tập
- Nhận biết các kiểu văn hóa.
- Tìm hiểu tác dụng của phép nhận hóa qua một số câu văn hoặc đoạn văn đã học.
- Đặt câu, viết đoạn văn miêu tả có sử dụng phép nhân hóa.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ khái niệm nhân hóa.
- Viết đoạn văn miêu tả có sử dụng phép nhân hóa.

PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được phương pháp làm bài văn tả người.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tả người.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Yêu cầu của bài văn tả người.
- Nắm được cách tả người và bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả người.
2. Kĩ năng:
- Luyện kĩ năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn
theo một thứ tự hợp lí.
- Viết đoạn văn, bài văn tả người.
- Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể
lớp.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét văn miêu
tả đúng hoàn cảnh.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Những bước cơ bản để làm một bài văn tả người.
- Bố cục bài văn tả người gồm ba phần.
2. Luyện tập
- Quan sát, lựa chọn chi tiết và xác định được trình tự miêu tả thích hợp khi viết một
bài văn tả người.
- Lập dàn ý cho một bài văn tả người.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ các bước cơ bản khi làm bài văn tả người.
- Nhớ dàn ý khái quát của bài văn tả người.
- Viết đoạn văn, bài văn tả người có sử dụng phép so sánh.

ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ


(MINH HUỆ)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được tình yêu thương lớn lao của Bác Hồ dành cho bộ đội, dân công và
tình cảm của người chiến sĩ đối với Người trong bài thơ.
- Hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ.
- Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thế hệ cha anh.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Hình ảnh Bác Hồ trong cảm nhận người chiến sĩ.
- Sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu cảm và các biện pháp nghệ
thuật khác được sử dụng trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.
- Bước đầu biết đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ năm chữ có kết hợp yếu tố miêu
tả và biểu cảm.
- Trình bày được suy nghĩ của bản thân sau khi học xong bài thơ.
3. Thái độ: Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thế hệ cha anh.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Minh Huệ (1927 – 2003) là nhà văn quê ở Nghệ An.
- Tấm lòng với dân, với nước của Bác Hồ đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của
nhiều nghệ sĩ.
- Văn bản viết vào năm 1951 dựa trên sự kiện có thật trong chiến dịch Biên giới
1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của quân
dân ta.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Câu chuyện cảm động về tấm lòng thương yêu sâu sắc của Bác Hồ đối với bộ đội
với nhân dân qua cảm nhận của người chiến sĩ.
- Tình cảm yêu mến, kính phục của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.
b) Nghệ thuật
- Lựa chọn, sử dụng thể thơ 5 chữ, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Sử dụng lời thơ giản dị, nhiều hình ảnh tự nhiên, chân thành.
- Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình và biểu cảm.
c) Ý nghĩa văn bản
Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội,
nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta đối với Bác.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Sưu tầm những bài thơ nói lên tình cảm của nhân dân đối với Bác Hồ kính yêu.

ẨN DỤ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
- Nắm được tác dụng chính của ẩn dụ.
- Biết dùng các kiểu ẩn dụ trong bài viết của mình.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm ẩn dụ, các loại ẩn dụ.
- Hiểu được tác dụng của ẩn dụ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và bước đầu phân tích giá trị biểu cảm của ẩn dụ.
- Bước đầu tạo ra được được một số kiểu ẩn dụ đơn giản trong viết và nói.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng phép ẩn dụ đúng hoàn cảnh.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm ẩn dụ : gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
có nét tương đồng với nó.
- Tác dụng của ẩn dụ.
- Các kiểu ẩn dụ :
+ Ẩn dụ hình thức.
+ Ẩn dụ cách thức
+ Ẩn dụ phẩm chất.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
2. Luyện tập
- Nhận biết các kiểu ẩn dụ trong một số đoạn thơ, đoạn văn cụ thể.
- Tìm hiểu tác dụng của phép ẩn dụ qua một số câu văn hoặc đoạn văn đã học.
- Đặt câu, viết đoạn văn miêu tả có sử dụng phép ẩn dụ.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ khái niệm ẩn dụ.
- Viết đoạn văn miêu tả có sử dụng phép ẩn dụ.

LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố phương pháp làm bài văn tả cảnh : lập dàn ý, dựa vào dàn ý để phát triển
thành bài nói.
- Rèn kĩ năng nói theo dàn bài.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Phương pháp làm một bài văn tả người.
- Cách trình bày miệng một đoạn (bài) văn miêu tả: nói dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
2. Kĩ năng:
- Sắp xếp những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.
- Làm quen với việc trình bày miệng trước tập thể một cách tự tin.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong khi nói.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
- Những yêu cầu của luyện nói.
- Ý nghĩa của bài luyện nói.
2. Luyện tập
- Tìm các chi tiết miêu tả cảnh vật, nhân vật trong một đoạn trích, dựa vào đó để phát
triển thành bài nói trình bày trước tập thể lớp.
- Nhận xét phần trình bày bằng miệng của bạn và rút kinh nghiệm.
3. Hướng dẫn tự học
Tìm các văn bản miêu tả khác đã được học, gạch chân các ý chính và miêu tả bằng lời
nói.

LƯỢM
(TỐ HỮU)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Lượm.
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Cảm phục trước sự hi sinh của nhân vật Lượm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp hồn nhiên tươi vui, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của Lượm.
- Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm.
- Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó.
- Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợpvới tự sự bộc lộ cảm xúc.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Hiểu bài thơ kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.
- Phát hiện, phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ.
3. Thái độ: Yêu quý, trân trọng, biết ơn thế hệ cha ông.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Tố Hữu (1920 - 2002), tên khai sinh Nguyễn Kim Thành, là nhà cách mạng và nhà
thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam.
- Bài thơ được viết năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Hình tượng chú bé Lượm trong kỉ niệm của tác giả: hồn nhiên, vô tư, yêu đời, say
mê công việc kháng chiến.
- Câu chuyện cảm động về sự hi sinh anh dũng của Lượm.
- Tâm trạng xúc động, nỗi đau xót, nghẹn ngào của tác giả khi hay tin Lượm hi sinh.
b) Nghệ thuật
- Lựa chọn, sử dụng thể thơ bốn chữ giàu chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện.
- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt : miêu tả, tự sự, biểu cảm.
- Kết cấu đầu cuối tương ứng trong bài thơ khắc sâu hình ảnh của nhân vật, làm nổi
bật chủ đề của tác phẩm.
c) Ý nghĩa văn bản
Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ
kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm hiểu phần viết về tác giả, tác phẩm.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Sưu tầm những bài thơ nói về những tấm gương nhỏ tuổi mà anh dũng.

MƯA
(TRẦN ĐĂNG KHOA)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh thiên và tư thế của con người được miêu tả
trong bài thơ.
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của bài thơ.
- Yêu con người, yêu quê hương, đất nước.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Nét đặc sắc của bài thơ “Mưa”: Sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú,
sinh động trước và trong cơn mưa cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong bài thơ “Mưa”.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm bài thơ theo thể thơ tự do.
- Nhận biết, phân tích được tác dụng của phép nhân hóa, phép ẩn dụ có trong bài thơ.
- Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi
học xong văn bản.
3. Thái độ: Yêu quý thiên nhiên, loài vật, người lao động.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, năng khiếu thơ được bộc lộ rất sớm ; tập thơ đầu
tiên được in năm 1968, khi Trần Đăng Khoa mới 10 tuổi.
- Mưa in trong tập Góc sân và khoảng trời.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Bức tranh thiên nhiên hiện lên sống động qua hình ảnh cây cối, các loài vật trước và
trong cơn mưa.
- Hình ảnh người cha đi cày về trong tư thế đội sấm, đội chớp hiện lên đẹp đẽ.
b) Nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp nhanh.
- Sử dụng các phép nhân hóa, tác giả tạo dựng được hình ảnh sống động về cơn mưa.
- Quan sát, miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo.
c) Ý nghĩa văn bản
Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chắc của con người. Từ
đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê
yêu quý của mình.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người trong bài thơ.
- Sưu tầm những bài thơ khác của Trần Đăng Khoa.
HOÁN DỤ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
- Nắm được tác dụng chính của hoán dụ.
- Biết dùng các kiểu hoán dụ trong bài viết của mình.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm hoán dụ, các loại hoán dụ.
- Hiểu được tác dụng của hoán dụ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và bước đầu phân tích giá trị biểu cảm của hoán dụ.
- Bước đầu tạo ra được được một số kiểu hoán dụ đơn giản trong viết và nói.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng phép hoán dụ đúng hoàn cảnh.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm hoán dụ : gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng
khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
- Các kiểu hoán dụ.
- So sánh sự giống và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ.
2. Luyện tập
- Nhận biết các kiểu hoán dụ trong một số đoạn thơ, đoạn văn cụ thể.
- Tìm hiểu tác dụng của phép hoán dụ qua một số câu văn hoặc đoạn văn đã học.
- Đặt câu, viết đoạn văn miêu tả có sử dụng phép hoán dụ.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ khái niệm hoán dụ.
- Viết đoạn văn miêu tả có sử dụng phép hoán dụ.

TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được đặc điểm của thơ bốn chữ.
- Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Một số đặc điểm của thơ bốn chữ.
- Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi đọc và học thơ ca.
- Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ.
- Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ.
3. Thái độ: Có ý thức tập làm thơ bốn chữ.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Thơ bốn chữ là thể thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có bốn chữ, thường ngắt nhịp 2/2,
thích hợp với lối kể và tả, thường có cả vần lưng, vần chân, vần liền, vần cách.
- Cách gieo vần :
+ Vần lưng
+ Vần chân
+ Vần liền
+ Vần cách
2. Luyện tập
- Tạo lập một đoạn thơ hay một bài thơ có nội dung miêu tả hoặc kể chuyện theo thể
thơ bốn chữ.
- Trình bày trước lớp một đoạn, bài thơ đã làm.
- Nhận xét và rút kinh nghiệm.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
- Nhớ một số vần cơ bản.
- Nhận diện được thể thơ bốn chữ.
CÔ TÔ
(Trích Cô Tô – NGUYỄN TUÂN)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời
sống con người ở vùng Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của bài thơ.
- Yêu con người, yêu quê hương, đất nước.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của đất nước ở vùng biển đảo.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc tươi vui, hồ hởi.
- Đọc – hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.
- Trình bày suy nghĩ, tình cảm của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn
bản.
3. Thái độ: Yêu quý thiên nhiên, đất nước.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987) quê ở Hà Nội, sở trường của ông và thể tùy bút và bút
kí.
- Văn bản thuộc phần cuối bài kí Cô Tô, viết vào tháng 4/1976 (trong một chuyến ra
thăm đảo của tác giả.)
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Bức tranh thiên nhiên trên đảo Cô Tô sau cơn bão hiện lên sống động.
- Bức tranh bình minh rực rỡ trên biển.
- Cuộc sống sinh hoạt của con người ở vùng biển Cô Tô hiện lên tươi vui, thanh bình,
yên ả.
b) Nghệ thuật
- Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo.
- Sử dụng các phép so sánh mới lạ, từ ngữ giàu tính sáng tạo.
c) Ý nghĩa văn bản
Bài thơ cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên Cô Tô, vẻ đẹp của con ngươi lao
động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh
đất quê hương.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
- Hiểu ý nghĩa của các hình ảnh so sánh.

CÂY TRE VIỆT NAM


(THÉP MỚI)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của cây tre – một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt
Nam.
- Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Hình ảnh cây tre trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.
- Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ.
- Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Nhận ra phương thức biểu đạt chính: miêu tả kết hợp với biểu cảm, thuyết minh,
bình luận.
3. Thái độ: Yêu quý, trân trọng hình ảnh cây tre đất nước.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Thép Mới (1925 – 1991), tên khai sinh: Hà Văn Lộc. Ngoài báo chí ông còn viết
nhiều bút ký, thuyết minh phim.
- Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan ca ngợi
cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Cây tre gắn bó với con người Việt Nam trong sinh hoạt, trong cuộc kháng chiến,
trong đời sống tinh thần, trên con đường tương lai...
- Ý nghĩa của hình ảnh cây tre: tượng trưng cho đất nước và con người Việt Nam.
b) Nghệ thuật
- Kết hợp chính luận và trữ tình.
- Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.
- Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu, có tính biểu cảm cao.
c) Ý nghĩa văn bản
Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó,
thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng và tự hào về cây tre
Việt Nam.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết, hình ảnh tiêu so sánh, nhân hóa tiêu biểu.
- Hiểu vai trò của cây tre đối với đời sống nhân dân ta.

CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm thành phần chính của câu.
- Biết vận dụng kiến thức trên để nói, viết câu đúng cấu tạo.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Các thành phần chính của câu.
- Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
2. Kĩ năng:
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu.
- Đặt câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp các yêu cầu cho trước.
3. Thái độ: Có ý thức tập làm thơ bốn chữ.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có
cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn ; thành phần phụ là thành phần không
bắt buộc phải có trong câu.
- Đặc điểm của chủ ngữ.
- Đặc điểm của vị ngữ.
2. Luyện tập
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu và chỉ ra cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ.
- Đặt câu có chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu cho trước.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ đặc điểm cơ bản của chủ ngữ và vị ngữ.
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

THI LÀM THƠ NĂM CHỮ


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được đặc điểm của thơ năm chữ.
- Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca.
- Kích thích tinh thần tập làm thơ năm chữ, mạnh dạn trình bày miệng những câu thơ
làm được.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Một số đặc điểm của thơ năm chữ.
- Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ năm chữ nói riêng.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được thể thơ năm chữ khi đọc và học thơ ca.
- Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ năm chữ.
- Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ.
3. Thái độ: Có ý thức tập làm thơ năm chữ.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Thơ năm chữ là thể thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có năm chữ, thường ngắt nhịp 3/2
hoặc 2/3, thích hợp với lối kể và tả, thường có cả vần lưng, vần chân, vần liền, vần
cách.
2. Luyện tập
- Tạo lập một đoạn thơ hay một bài thơ có nội dung miêu tả hoặc kể chuyện theo thể
thơ năm chữ.
- Trình bày trước lớp một đoạn, bài thơ đã làm.
- Nhận xét và rút kinh nghiệm.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ đặc điểm của thể thơ năm chữ.
- Nhớ một số vần cơ bản.
- Nhận diện được thể thơ năm chữ.

CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm về câu trần thuật đơn.
- Biết vận dụng kiến thức trên để nói, viết câu đúng cấu tạo.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Đặc điểm cấu tạo của câu trần thuật đơn.
- Tác dụng của câu trần thuật đơn.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được câu trần thuật đơn trong văn bản và xác định được chức năng của
câu trần thuật đơn.
- Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng câu trần thuật đơn.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Về ý nghĩa, câu trần thuật đơn thường dùng để giới thiệu, miêu tả hoặc kể về một
sự vật, sự việc hay nêu một ý kiến.
- Về cấu tạo, câu trần thuật đơn do một cụm chủ - vị tạo thành.
2. Luyện tập
- Xác định câu trần thuật đơn và tác dụng của câu trần thuật đơn.
- Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng câu trần thuật đơn.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ khái niệm câu trần thuật đơn.
- Nhận diện được câu trần thuật đơn và tác dụng của nó.

LÒNG YÊU NƯỚC


(I. Ê. REN - BUA)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được tư tưởng và lòng yêu nước qua một tùy bút – chính luận.
- Nhận biết được các nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tùy bút – chính luận này.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì gần gũi, thân thuộc nhất của quê
hương và được thể hiện rõ trong gian nan, thử thách.
- Nét chính về nghệ thuật của văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm một bài văn chính luận giàu chất trữ tình.
- Nhận biết vai trò các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Trình bày được suy nghĩ, tình cảm về đất nước mình.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- I - li – a Ê – ren – bua (1891 – 1962), là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Liên Xô.
- Lòng yêu nước được trích từ bài báo Thử lửa, viết vào tháng 6 năm 1942.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Nguồn gốc của lòng yêu nước.
- Hoàn cảnh thử thách để tình yêu nước bộc lộ rõ nhất.
b) Nghệ thuật
- Kết hợp chính luận và trữ tình.
- Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.
- Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu, có tính biểu cảm cao.
c) Ý nghĩa văn bản
Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc nhất nơi nhà,
xóm, phố, quê hương, trở nên mãnh liệt trong cuộc chiến tranh vệ quốc.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
- Hiểu được những biểu hiện của lòng yêu nước.

LAO XAO
(Trích Tuổi thơ im lặng – DUY KHÁN)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các
loài chim trong văn bản.
- Nghệ thuật quan sát và miêu tả.
- Tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Thế giới các loài chim tạo nên đặc trưng một vùng làng quê miền Bắc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim trong bài.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu bài hồi kí – tự truyện có yếu tố miêu tả.
- Nhận biết được chất dân gian sử dụng trong bài văn.
3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, yêu làng quê.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Duy Khán (1934 - 1993), quê ở Bắc Ninh, là nhà văn trưởng thành trong thời kì
kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Lao xao được trích từ tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Cảnh chớm hè ở miền quê với những hình ảnh đặc sắc, phong phú về các loài cây,
loài hoa, loài chim.
- Thế giới các loài chim ở làng quê phong phú, đẹp đẽ.
b) Nghệ thuật
- Miêu tả tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.
- Sử dụng nhiều yếu tố dân gian như đồng dao, thành ngữ.
c) Ý nghĩa văn bản
Bài văn cung cấp một số thông tin bổ ích, lí thú về các loài chim ở làng quê nước ta,
đồng thời cho thấy mối quan hệ của con người với loài vật trong thiên nhiên, bồi đắp
thêm tình yêu làng quê, đất nước.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
- Tìm hiểu thêm các văn bản khác về làng quê Việt Nam.

CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm về câu trần thuật đơn có từ là.
- Biết vận dụng kiến thức trên để nói, viết câu đúng cấu tạo.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Đặc điểm cấu tạo của câu trần thuật đơn có từ là.
- Tác dụng của câu trần thuật đơn có từ là.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản và xác định được chức
năng của câu trần thuật đơn.
- Sử dụng câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng câu trần thuật đơn có từ là.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm về câu trần thuật đơn có từ là.
- Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
2. Luyện tập
- Xác định câu trần thuật đơn có từ là và tác dụng.
- Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ khái niệm câu trần thuật đơn có từ là.
- Nhận diện được câu trần thuật đơn có từ là và tác dụng của nó.

ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÍ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm
truyện, kí hiện đại đã học.
- Hình thành những hiểu biết sơ lược về các thể truyện, kí trong loại hình tự sự.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Nội dung cơ bản và những đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại.
- Điểm giống và khác nhau giữa truyện và kí.
2. Kĩ năng:
- Hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp, đối chiếu kiến thức về truyện và kí đã học.
- Trình bày được những hiểu biết và cảm nhận mới.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng câu trần thuật đơn có từ là.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hệ thống hóa kiến thức
- Các thể loại truyện : truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài…
- Các thể loại kí : kí sự, bút kí, nhật kí, phóng sự…
2. Luyện tập
- Hệ thống hóa nội dung, nghệ thuật của những truyện, kí hiện đại đã học theo các
mục.
- Hệ thống hóa đặc điểm hình thức thể loại truyện và kí hiện đại đã học theo mục.
- Nêu cảm nhận sâu sắc và hiểu biết mới của bản thân về đất nước, con người qua các
truyện, kí đã học.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.
- Điểm giống và khác nhau giữa truyện và kí.

CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm về câu trần thuật đơn không có từ là.
- Biết vận dụng kiến thức trên để nói, viết câu đúng cấu tạo.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Đặc điểm cấu tạo của câu trần thuật đơn không có từ là.
- Tác dụng của câu trần thuật đơn không có từ là.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được câu trần thuật đơn không có từ là trong văn bản và xác định được
chức năng của câu trần thuật đơn đó.
- Sử dụng câu trần thuật đơn không có từ là trong nói và viết.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng câu trần thuật đơn không có từ là.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm về câu trần thuật đơn không có từ là.
- Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
2. Luyện tập
- Xác định câu trần thuật đơn không có từ là và tác dụng.
- Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng câu trần thuật đơn không có từ là.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ khái niệm câu trần thuật đơn không có từ là.
- Nhận diện được câu trần thuật đơn không có từ là và tác dụng của nó.

CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
- Biết tránh các lỗi trên.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
- Cách chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
- Sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
3. Thái độ: Có ý thức sửa lỗi.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
- Củng cố hiểu biết về hai thành phần chính của câu : chủ ngữ và vị ngữ.
- Lỗi về chủ ngữ và vị ngữ : thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
- Cách chữa lỗi do thiếu chủ ngữ và thiếu vị ngữ.
2. Luyện tập
- Phát hiện lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
- Biết xác định nguyên nhân mắc lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ và có cách
sửa hợp lí.
3. Hướng dẫn tự học
Nhớ được cách chữa lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ trong câu.

CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ


(Theo Thúy Lan)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học tập loại
văn bản này.
- Hiểu được ý nghĩa làm chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên qua một bài bút kí có
nhiều yếu tố hồi kí.
- Tăng thêm hiểu biết và tình yêu đối với cầu Long Biên và các cây cầu có ý nghĩa là
nhân chứng khác trên đất nước và ở mỗi vùng miền; từ đó nâng cao, làm phong phú
thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, các di tích lịch sử.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khái niệm văn bản nhật dụng.
- Cầu Long Biên là “chứng nhân lịch sử” của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau
thương mà anh dũng của dân tộc.
- Tác dụng của những biệ pháp nghệ thuật trong bài.
2. Kĩ năng:
- Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với miêu tả
và biểu cảm theo dòng hồi tưởng.
- Bước đầu làm quen với kĩ năng đọc – hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một
bài bút kí.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu, lòng tự hào dân tộc, đặc biệt với những chứng tích
của lịch sử.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống
con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại; văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả
các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
- Cầu Long Biên là một công trình giao thông ở thủ đô Hà Nội bắc qua sông Hồng.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Lịch sử cầu Long Biên.
- Cầu Long Biên đã chứng kiến nhiều biến đổi, thăng trầm của lịch sử dân tộc.
- Trong cuộc sống hiện nay, cầu Long Biên vẫn là nhịp cầu của hòa bình, hữu nghị và
thân thiện.
b) Nghệ thuật
- Kết hợp thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự.
- Nêu số liệu cụ thể.
- Sử dụng phép so sánh, nhân hóa.
c) Ý nghĩa văn bản
Bài văn cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại của cầu Long Biên: chứng nhân đau
thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất
nước trong sự nghiệp đổi mới.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
- Sưu tầm một số tranh ảnh, bài viết về cầu Long Biên.

ĐỘNG PHONG NHA


(TRẦN HOÀNG)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Mở rộng thêm kiến thức về văn bản nhật dụng.
- Thấy được vẻ đẹp đáng tự hào và tiềm năng du lịch của động Phong Nha.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
Vẻ dẹp và tiềm năng phát triển du lịch của động Phong Nha.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng
cảnh.
- Tích hợp với phần Tập làm văn để viết một bài văn miêu tả.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc với các phong cảnh
đẹp của đất nước.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng thuộc tỉnh
Quảng Ninh, được xem là “Đệ nhất kì quan”. Phong Nha có tiềm năng du lịch rất
lớn.
- Động Phong Nha là một văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường,
danh lam thắng cảnh.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Vị trí của động Phong Nha và hai con đường vào động Phong Nha.
- Vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động khô và Động nước Phong Nha.
- Giá trị cảnh quan Phong Nha qua cái nhìn của nhà thám hiểm, qua báo cáo khoa học
của đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh.
b) Nghệ thuật
- Sử dụng ngôn từ miêu tả gợi hình, biểu cảm.
- Sử dụng các số liệu cụ thể, khoa học.
- Miêu tả sinh động từ xa đến gần theo trình tự thời gian, không gian hành trình du
lịch Phong Nha.
c) Ý nghĩa văn bản
Cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiên nhiên môi trường để phát
triển kinh tế du lịch và bảo vệ cuộc sống của con người.
3. Hướng dẫn tự học
Chuẩn bị nội dung để giới thiệu về đệ nhất kì quan Phong Nha với khách du lịch.

VIẾT ĐƠN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận biết được khi nào cần viết đơn.
- Biết cách viết đơn đúng quy cách (đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu).
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Các tình huống cần viết đơn.
- Các loại đơn thường gặp và nội dung không thể thiếu trong đơn.
2. Kĩ năng:
- Viết đơn đúng quy cách.
- Nhận ra và sửa chữa được những sai sót thường gặp khi viết đơn.
3. Thái độ: Tích cực áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Những trường hợp cần viết đơn : khi có nguyện vọng, yêu cầu nào đó cần giải
quyết.
- Căn cứ vào nội dung, hình thức trình bày, các loại đơn thường được chia làm hai
loại :
+ Đơn theo mẫu.
+ Đơn không theo mẫu.
- Những nội dung không thể thiếu trong đơn
- Cách thức viết đơn.
2. Luyện tập
- Kể tên các loại đơn thường gặp.
- Xác định các nội dung không thể thiếu trong đơn.
- Cách thức trình bày một lá đơn.
- Viết một lá đơn có đầy đủ các nội dung yêu cầu.
3. Hướng dẫn tự học
Sưu tầm một số đơn để tham khảo.

BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên được đặt ra trong văn
bản nhật dụng và nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của văn bản.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
- Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của thủ
lĩnh Xi-át-tơn.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường.
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của thủ lĩnh Xi-át-tơn.
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Văn bản là bức thư của thủ lĩnh Xi-át-tơn gửi Tổng thống Mĩ Phreng-klin Pi-ơ-xơ.
- Thuộc kiểu văn bản nhật dụng về chủ đề thiên nhiên và môi trường.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Tình cảm gắn bó thiêng liêng, tình yêu thiên nhiên đất nước, sự trân trọng “đất mẹ”
của người da đỏ.
- Bức thông điệp: con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo, bảo vệ môi
trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
b) Nghệ thuật
- Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ và thủ pháp đối lập.
- Ngôn ngữ biểu lộ tình cảm chân thành, tha thiết với mảnh đất quê hương, nguồn
sống của con người.
- Khắc họa hình ảnh thiên nhiên đồng hành với cuộc sống của người da đỏ.
c) Ý nghĩa văn bản
Nhận thức về vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực và lâu dài : Để chăm lo và bảo
vệ mạng sống của mình, con người phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống
xung quanh.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhớ những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc của văn bản.
- Sưu tầm một số bài viết về bảo vệ thiên nhiên và môi trường.

CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ


(Tiếp theo)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các lỗi do đặt câu do thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ
nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Biết tránh các lỗi trên.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Các loại lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa
chủ ngữ với vị ngữ.
- Cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa
giữa chủ ngữ với vị ngữ.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện các lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa
giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Chữa được các lỗi trên, bảo đảm phù hợp với ý định diễn đạt của người nói.
3. Thái độ: Có ý thức phát hiện lỗi và sửa lỗi.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
- Các thành phần chính của câu.
- Mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ trong câu phải phù hợp.
- Cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ : bổ sung thành phần chủ ngữ,
vị ngữ.
- Cách chữa lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ : điều chỉnh, sắp xếp
lại các thành phần câu để diễn đạt các quan hệ ngữ nghĩa đúng với mục đích giao
tiếp.
2. Luyện tập
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu cho trước.
- Viết thêm chủ ngữ, vị ngữ phù hợp vào chỗ trống để tạo thành những câu hoàn
chỉnh.
- Chỉ ra lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và nêu cách chữa trong các câu cho
trước.
- Chỉ ra lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ và nêu cách chữa trong các
câu cho trước.
3. Hướng dẫn tự học
Tìm các ví dụ có câu sai về chủ ngữ, vị ngữ và sửa lại cho đúng.

LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Phát hiện và khắc phục các lỗi thường gặp khi viết đơn.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Các lỗi thường mắc phải khi viết đơn (về nội dung, về hình thức).
- Cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết đơn.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện và sửa được các lỗi sai thường gặp khi viết đơn.
- Rèn kĩ năng viết đơn theo đúng nội dung quy định.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
- Các lỗi thường mắc phải khi viết đơn : thiếu các mục cần thiết của một lá đơn như
quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian, địa điểm viết đơn,… ; thừa nội dung…
- Cách sửa : bổ sung những phần còn thiếu ; lược bỏ những phần không cần thiết.
2. Luyện tập
- Tạo lập tình huống cần viết đơn.
- Dựa vào một trong các tình huống đó, viết một lá đơn đúng quy cách.
- Phát hiện và sửa các lỗi sai thường gặp khi viết đơn.
3. Hướng dẫn tự học
Thu thập một số đơn mẫu làm tài liệu học tập.

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU


(DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than.
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong khi viết.
- Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu
chấm than.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hệ thống hóa kiến thức
- Thông thường, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than được dùng như sau :
+ Dấu chấm được đặt cuối câu trần thuật.
+ Dấu chấm hỏi được đặt cuối câu nghi vấn.
+ Dấu chấm than được đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán.
- Ngoài ra, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than còn được dùng trong một số
trường hợp :
+ Dấu chấm được đặt cuối câu cầu khiến.
+ Dấu chấm hỏi và dấu chấm than được đặt trong dấu ngoặc đơn biểu thị thái độ nghi
ngờ hoặc châm biếm.
2. Luyện tập
- Vận dụng kiến thức đã học để xác định đúng các kiểu dấu câu.
- So sánh cách dùng dấu câu để thấy được mục đích diễn đạt.
- Phát hiện lỗi trong cách sử dụng dấu câu và nêu cách chữa lỗi.
3. Hướng dẫn tự học
Tìm các ví dụ về việc sử dụng nhiều dấu câu trong một văn bản tự chọn.

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU


(DẤU PHẨY)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu phẩy đã được học.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
Công dụng của dấu phẩy.
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn và sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết.
- Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hệ thống hóa kiến thức
Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Cụ thể là :
- Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.
- Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.
- Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
- Giữa các vế của một câu ghép
2. Luyện tập
- Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu văn cụ thể.
- Điền thêm các từ ngữ có cùng chức vụ vào chỗ trống trong câu văn cụ thể.
- Thêm bộ phận chú thích cho một số từ ngữ trong các câu văn cụ thể.
- Nhận xét về cách dùng dấu phẩy trong một số câu văn cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm các ví dụ về việc sử dụng nhiều dấu phẩy hiệu quả, đạt đến mục đích giao tiếp.
- Tìm một số ví dụ sử dụng dấu phẩy sai chức năng và sửa lại cho đúng.

TỔNG KẾT PHẦN VĂN, TẬP LÀM VĂN


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của các văn bản, các phương thức biểu đạt đã
học.
- Ôn lại về văn miêu tả, văn tự sự.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Nội dung, nghệ thuật của các văn bản đã học.
- Thể loại, phương thức biểu đạt của các văn bản.
- Đặc điểm, cách thức tạo lập các kiểu văn bản.
- Bố cục các loại văn bản đã học.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết ý nghĩa, yêu cầu của các phương thức biểu đạt trong văn bản cụ thể.
- Khái quát, hệ thống văn bản trên các phương diện cụ thể.
- Cảm thụ và phát biểu cảm nghĩ cá nhân.
- Phân biệt được ba loại văn bản: tự sự, miêu tả, hành chính – công vụ (đơn từ).
3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hệ thống hóa kiến thức
- Hệ thống văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 phản ánh hai chủ đề
chính : truyền thống yêu nước và lòng nhân ái.
- Lập bảng tổng kết các văn bản đã học theo các phương diện cụ thể.
- Các kiểu văn bản và đặc điểm của chúng.
- Bố cục một bài văn miêu tả và tự sự.
2. Luyện tập
- Sự khác nhau về đặc điểm thể loại giữa các văn bản : truyện dân gian, truyện trung
đại, văn bản nhật dụng.
- Sự giống nhau về phương thức biểu đạt của các thể loại trên.
- Phát biểu cảm nghĩ của bản thân về nhân vật em thích nhất, giải thích lí do.
- Xác định kiểu văn bản của các văn bản cụ thể.
- Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong một vài đoạn văn cụ thể.
- Xác định bố cục văn bản.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc bảng tra cứu các yếu tố Hán Việt và ghi nhớ những từ khó.
- Lập bảng hệ thống các phương thức biểu đạt thể hiện qua các bài văn đã học.

TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần Tiếng Việt.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Danh từ, động từ, tính từ ; cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Các thành phần chính của câu.
- Các kiểu câu.
- Các phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
- Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
2. Kĩ năng:
- Nhận ra các từ loại và phép tu từ.
- Chữa được các lỗi về câu và dấu câu.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hệ thống hóa kiến thức
- Các từ loại đã học (vẽ sơ đồ).
- Các phép tu từ (vẽ sơ đồ).
- Cac kiểu cấu tạo câu đã học (vẽ sơ đồ).
- Các dấu câu đã học (vẽ sơ đồ).
2. Luyện tập
- Xác định các từ loại, các phép tu từ, các kiểu câu trong các đoạn văn bản cụ thể.
- Phân tích vai trò của từ loại trong các câu văn cụ thể.
- Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ, các kiểu câu trong đoạn văn cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
Tóm tắt các kiến thức đã học về tiếng Việt.

CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG:


BIỆN PHÁP SO SÁNH TRONG TRUYỀN THUYẾT, CỔ TÍCH;
THI KỂ TRUYỆN CỔ TÍCH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các biện pháp so sánh xuất hiện trong một số truyền thuyết, cổ tích cụ thể
và chỉ ra tác dụng của phép so sánh trong văn bản đó.
- Kể diễn cảm, lưu loát những truyện cổ tích đã học.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khái niệm biện pháp so sánh.
- Kể tên một số truyện truyền thuyết, cổ tích đã học.
- Liệt kê các hình ảnh so sánh tiêu biểu, có ý nghĩa trong những truyện truyền thuyết,
cổ tích đó.
2. Kĩ năng:
- Kể diễn cảm truyện theo đặc trưng thể loại.
- Tự tin trình bày trước lớp.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong khi nói.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Truyện cổ tích Tày - Nùng, truyền thuyết Sông Công, núi Cốc.
- Biện pháp nghệ thuật so sánh.
2. Luyện tập
- Kể diễn cảm các truyện đã tìm hiểu trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung cho bài kể của bản
- Rút ra bài học cho bản thân và mọi người.
3. Hướng dẫn tự học
Sưu tầm các truyền thuyết, truyện cổ tích tại địa phương và chỉ ra các biện pháp nghệ
thuật trong đó.

You might also like